1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm môn tài chính trong kinh doanh phân tích tình hình tài chính của tập đoàn hòa phát

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Tập Đoàn Hòa Phát
Tác giả Đinh Nguyễn Khánh Đoan, Hồ Huỳnh Thiên Thương, Nguyễn Thị Huyền Vy, Phan Hữu Thắng, Bùi Anh Duy
Người hướng dẫn Nguyễn Gia Đường
Trường học Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 5,39 MB

Nội dung

Trong bốicảnh này, bài báo cáo sẽ tập trung vào việc phân tích tình hình tàichính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - một trong nhữngdoanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.. Bằng cách ph

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN TÀI CHÍNH TRONG KINH DOANH

Danh sách sinh viên thực hiện:

1 Đinh Nguyễn Khánh Đoan MSSV 722H0252

2 Hồ Huỳnh Thiên Thương MSSV 722H0258

3 Nguyễn Thị Huyền Vy MSSV 722H0276

4 Phan Hữu Thắng MSSV 722H0282

5 Bùi Anh Duy MSSV 722H0243

TPHCM, THÁNG 4, NĂM 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

2 Phản biện:

- Kĩ năng trả lời câu hỏi

- Tinh thần nhóm

1,51,5

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thập phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20… Giảng viên chấm điểm

2

Trang 3

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Lời mở đầu: trình bày tóm tắt nội dung và

cấu trúc tiểu luận

1,0

Chương 1: Phân tích tổng quan doanh nghiệp 3,0

Chương 2: Tình hình tài chính doanh nghiệp 3,0

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị 2,0

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thập phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20… Giảng viên chấm điểm

3

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong môi trường kinh doanh đang chuyển động liên tục, báo cáo tài

chính trở thành một công cụ không thể thiếu để đánh giá hiệu suất

tài chính và sức khỏe kinh doanh của một doanh nghiệp Việc phân

tích báo cáo tài chính không chỉ là một phần quan trọng của quá

trình ra quyết định đầu tư, mà còn là cách để hiểu rõ hơn về chiến

lược quản lý và triển vọng phát triển của doanh nghiệp Trong bối

cảnh này, bài báo cáo sẽ tập trung vào việc phân tích tình hình tài

chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - một trong những

doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam Sự đặc biệt của Hòa Phát

không chỉ xuất phát từ vị thế độc đáo trong ngành công nghiệp sản

xuất và kinh doanh thép mà còn từ sự quan tâm lớn của cộng đồng

đầu tư đối với hoạt động kinh doanh của công ty Bằng cách phân

tích tình hình tài chính của Hòa Phát trong giai đoạn 2021 - 2023, bài

tiểu luận này nhằm mục đích sẽ giúp hiểu rõ hơn về hiệu suất tài

chính, chiến lược kinh doanh, và những yếu tố quyết định tình hình

kinh doanh của công ty trong thời gian đó

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính

của một doanh nghiệp cụ thể bằng những kiến thức đã được học

Mục tiêu cụ thể: Phân tích tình hình tài chính của công ty CP Tập

đoàn Hòa Phát Từ đó đưa ra được những nguyên nhân tác động đến

tình hình tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2023 Bên

cạnh đó, kết hợp đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm của doanh

nghiệp để đưa ra một số giải pháp cho tình hình tài chính của doanh

nghiệp

Phương pháp nghiên cứuV

4

Trang 5

Phương pháp so sánh, phân tích số liệu kết hợp cùng những kiến

thức đã học và một số tài liệu tham khảo khác.V

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

1.1 Giới thiệu chung về Tập đoàn Hòa Phát

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Giấy chứng nhận dăng ký doanh nghiệp số: 0900189284

Vốn điều lệ: 58.147.857.000.000 đồng

Website: www.hoaphat.com.vn

Mã chứng khoán: HPG

Sàn niêm yết: HOSE

Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Trần Đình Long

Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam,

hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thép và các sản phẩm liên

quan Hòa Phát được thành lập vào năm 1992, và từ đó đã trải qua một

quá trình phát triển ấn tượng để trở thành một trong những tên tuổi lớn

trong ngành công nghiệp thép của Việt Nam

5

Trang 6

Tập đoàn này không chỉ là một trong những nhà sản xuất thép hàng đầu

tại Việt Nam mà còn mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như

sản xuất và kinh doanh bất động sản, dịch vụ logistic, khai thác và chế

biến khoáng sản, và cả lĩnh vực năng lượng

Một trong những yếu tố quan trọng giúp Hòa Phát thành công là chiến

lược quản lý chặt chẽ và hiệu quả, cùng với việc đầu tư vào công nghệ

hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Với sứ mệnh lớn và tầm nhìn xa, tập đoàn Hòa Phát không ngừng phấn

đấu để trở thành một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu không

chỉ tại Việt Nam mà còn ở khu vực và trên thế giới

1.2 Định hướng phát triểnV

Hòa Phát sẽ lọt vào top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm

2025 với:

Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng

dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi

Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng

cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng

Định vị: Hòa Phát – Thương hiệu Việt Nam, đẳng cấp toàn cầu Tập

đoàn Hòa Phát – Hòa hợp cùng phát triển

1.3 Giá trị cốt lõi

Tập đoàn Hòa Phát hoạt động dựa trên triết lý "Hòa hợp cùng Phát

triển", một giá trị cốt lõi đã được gắn kết chặt chẽ vào mọi mặt của hoạt

động doanh nghiệp:V

6

Trang 7

“Hòa cùng sự phát triển của xã hội, sản phẩm luôn hướng tới lợi ích

khách hàng

Hợp tác bền vững, đối tác tin cậy, mang lại giá trị lâu dài cho các cổ

đông

Phát huy tài năng, trí tuệ và đem lại cuộc sống tốt đẹp cho các thành

viên công ty

Triển vọng mở rộng đầu tư để góp phần to lớn vào sự hưng thịnh của

Việt Nam.”V

2 Lịch sử hình thành tập đoàn Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát có một lịch sử hình thành và phát triển ấn tượng từ

khi thành lập cho đến hiện tại:

Năm 1992: Tập đoàn Hòa Phát được thành lập tại Việt Nam, bắt đầu

hoạt động với mục tiêu sản xuất thép và các sản phẩm liên quan

Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát

7

Trang 8

Hình 1.1: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát – Công ty

đầu tiên mang thương hiệu Hòa PhátO

Những năm đầu: Hòa Phát tập trung vào việc xây dựng cơ sở hạ

tầng, mở rộng quy mô và nâng cao công nghệ sản xuất

Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát

Hình 1.2: Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát thành lập 1996

Những năm 2000: Tập đoàn bắt đầu thực hiện các chiến lược mở rộng

và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực

khác như bất động sản, logistic và khai thác khoáng sản

8

Trang 9

Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát

Hình 1.3: Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát thành lập 2004

Ngày 9/3/2015: Ra mắt Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất

thức ăn chăn nuôi Hòa Phát nay là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi

Hòa Phát Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập

đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Những năm gần đây: Hòa Phát tiếp tục phát triển mạnh mẽ, trở

thành một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam và khu vực

trong lĩnh vực sản xuất thép Có thể nói, sản xuất thép và các sản

phẩm liên quan đến thép chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu là lĩnh

vực chủ lực của Tập đoàn Họ cũng mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh

vực khác, như nông nghiệp, bất động sản, năng lượng.V

9

Trang 10

Nguồn: Tập đoàn Hòa Phát

Hình 1.3: Mô hình hoạt động tập đoàn Hòa Phát

Hiện nay: Hòa Phát tiếp tục duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, đầu

tư vào công nghệ hiện đại và quản lý chặt chẽ để tạo ra các sản

phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường

trong nước và quốc tế Tập đoàn cũng nỗ lực vào việc phát triển bền

Trang 11

Bảng 2.1: Số liệu bảng cân đối kế toán 2021 - 2023

2.1.1 Phân tích tình hình tài sảnV

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản giai đoạn 2021 - 2023

Trong giai đoạn 2021 - 2023, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty có sự

biến động qua các năm:

11

Trang 12

Năm 2022, tổng tài sản của Tập đoàn giảm 4% so với 2021.

Trong đó, tài sản dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm

5.739 tỷ đồng, đạt mức 89.821 tỷ đồng Tuy nhiên, lại có sự sụt

giảm đáng kể của tài sản ngắn hạn khi giảm gần 14% so với

cùng kỳ 2021.V

Năm 2023 tổng tài sản của Tập đoàn tăng 10% so với 2022

Trong đó, tài sản dài hạn vẫn chiếm phần lớn khi tăng thêm

15.245 tỷ đồng, đạt mức 105.066 tỷ đồng Bên cạnh đó, tài sản

ngắn hạn đang có dấu hiệu tăng nhẹV 2.202 tỷ đồng, tương ứng

tăng 3% so với cùng kỳ 2022

Tài sản ngắn hạn

Biểu đồ 2.2: Biến động tài sản ngắn hạn 2021 - 2023

Nhìn chung, ta thấy các thành phần trong tài sản ngắn hạn đều có sự

giảm vào năm 2022 nhưng lại tăng nhẹ vào năm 2023 dẫn đến tài

sản ngắn hạn năm 2022 giảm 14,49% so với năm 2021 Năm 2023

tăng 2,73% so với năm 2022

Tiền và các khoản tương đương tiền

12

Trang 13

Biểu đồ 2.3: Tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn

2021 - 2023

Năm 2022 tiền và các khoản tương đương tiền giảm 62,95% so với

năm 2021 Do Doanh nghiệp sử dụng nhiều tiền mặt để đầu tư cho

dự án Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2 Đây là dự án có quy mô

lớn, vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng Năm 2022, Hòa Phát giải ngân

mạnh cho dự án này, sử dụng nhiều tiền mặt thanh toán cho nhà

thầu, mua nguyên vật liệu, Năm 2022, Hòa Phát tập trung trả nợ

vay đến hạn Góp phần làm giảm lượng tiền mặt và các khoản tương

đương tiền

Năm 2023 tăng 47,18% so với năm 2022 Doanh nghiệp đẩy mạnh

thu hồi công nợ khách hàng Nhờ hoạt động kinh doanh hiệu quả và

tình hình thanh khoản thị trường tốt hơn, góp phần đáng kể vào việc

gia tăng lượng tiền mặt

Doanh nghiệp thu hồi được một số khoản phải thu, dẫn đến lượng

tiền mặt tăng So với năm 2022, tốc độ giải ngân đầu tư cho dự án

Dung Quất 2 có thể chậm lại giúp tiết kiệm tiền mặt

13

Trang 20

Biểu đồ 2.10: Các khoản vay và vốn chủ sở hữu giai đoạn

2021 - 2023

Nhìn chung, năm 2022V tổng vay của Tập đoàn Hòa Phát tăng trưởng

không quá nhiều tương đương 1.2% so với năm 2021 Nhưng đến

2023, Tổng vay lại có sự tăng vọt đáng kể gần 12.92% so với năm

2023 Ở thời điểm này, tập đoàn tập trung vay vốn để đầu tư vào

các dự án dài hạn như Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2, nhà máy

sản xuất container và điện máy gia dụng.V

Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.11: Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2021 - 2023

20

Trang 21

Từ năm 2021 đến 2023, Vốn chủ sở hữu có xu hướng gia tăng qua

từng năm Cụ thể, vốn chủ sở hữu năm 2022 tăng lên lần lượt 5.87%

so với năm 2021 và năm 2023 tăng lên 7%V so với năm 2022

Nguyên nhân là do tập đoàn Hòa PhátV không chia cổ tức vào năm

2022 để tập trung đầu tư vào dự án Dung Quất 2 “Giai đoạn này,

trên lãnh thổ Việt Nam không có nhiều dự án quy mô 3 tỷ đô như

Hòa Phát, nên phải nói là chúng tôi đang tập trung toàn lực cho một

dự án lớn như vậy, tập trung vào quả đấm thép trên 3 tỷ đô 1 dự án

này bằng 1.000 dự án vừa và nhỏ, bằng 100 dự án lớn khác mà Hòa

Phát là tự lực chứ không có sự hỗ trợ từ tập đoàn nước ngoài nào cả

Do đó, tôi khẳng định Hòa Phát đang cần rất nhiều vốn, nên việc trả

cổ tức bằng tiền mặt là không hợp lý và không có nguồn để làm điều

đó”, ông Trần Đình Long chia sẻ.V

Kết luận: Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của tập đoàn Hòa

Phát giai đoạn 2021 - 2023 tương đối ổn định - tập đoàn có

khả năng tự chủ tài chính cao

2.2 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanhV

Bảng 2.2 Số liệu kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021

-2023

21

Trang 22

2.2.1 Doanh thu thuần và lợi nhuận

Biểu đồ 2.12 Biến động kết quả hoạt động kinh doanh 2021

-2023

22

Trang 23

Năm 2021 là giai đoạn cuối của đại dịch COVID 19, lúc này nhu cầu

phát triển về mọi mặt của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

trong tất các lĩnh vực và ngành nghề tăng một cách nhanh chóng để

vực dậy nền kinh tế đã bị kìm hãm trong suốt quá trình diễn ra đại

dịch Vì vậy năm 2021 là năm có doanh thu thuần cũng như lợi

nhuận trước và sau thuế cao hơn so với năm 2022 và 2023.V

Theo đó, năm 2022 nền kinh tế thế giới lại phải đối phó với nhiều

sóng gió hậu Covid như: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát tăng

vọt, tín dụng thắt chặt Kinh tế toàn cầu đối mặt với rủi ro suy thoái,

từ mức tăng trưởng 5,5% năm 2021 xuống còn 3,2% năm 2022 theo

dự báo của Liên Hợp Quốc Có thể nói, đây là một năm đầy khó khăn

với ngành thép nói chung và Tập đoàn Hòa Phát nói riêng Hòa Phát

ghi nhận 141,409 tỷ đồng doanh thu thuần và đạt lợi nhuận sau thuế

8.444 tỷ đồng, sụt giảm lần lượt 5% và 76% so với năm 2021.V

Năm 2023, ngành thép suy giảm cả về doanh thu và lợi nhuận do

gặp phải nhiều khó khăn khi giá thép thế giới lao dốc tạo sức ép lên

giá thép trong nước Sản lượng tiêu thụ thép vẫn yếu, chưa được cải

thiện nhiều do thị trường bất động sản Việt Nam ảm đạm từ nửa cuối

năm 2022 đến nay, xung đột vũ trang Nga – Ukraine tiếp tục lâm vào

bế tắc cùng với suy thoái hậu Covid dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thép

của thế giới phục hồi chậm

2.2.2 Giá vốn hàng bán

Biểu đồ 2.13: Giá vốn hàng bán giai đoạn 2021 - 2023

23

Trang 24

Năm 2022 tăng mạnh so với năm 2021 (tăng 16,074 tỷ đồng, tương

ứng tăng 14.81%) Nguyên nhân cốt lõi là do giá chi phí nguyên liệu

đầu vào tăng (quặng sắt, than cốc, .) Cụ thể, từ 2021 - đầu

2022Vgiá quặng sắt, than cốc tăng mạnh do nhu cầu thép tăng cao

(các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, chế tạo ô tô, ) từ các nước phục hồi

sau dịch Covid-19 và nguồn cung quặng sắt, than cốc bị ảnh hưởng

do dịch bệnh, thời tiết và một số yếu tố khác

Biểu đồ 2.14: Giá quặng sắt, than cốc giai đoạn 2017 - 2023

24

Trang 25

Nhưng đến cuối năm 2023 lại có sự giảm mạnh đột ngột (giảm 18,63

tỷ đồng, tương ứng giảm 14.95%) do Giá chi phí nguyên liệu đầu

vào giảm Cụ thể, cuối 2022 - 2023 giá quặng sắt giảm do nhu cầu

thép suy yếu (Nhu cầu thép giảm do lo ngại suy thoái kinh tế toàn

cầu) và nguồn cung dồi dào (Trung Quốc - nhà nhập khẩu quặng sắt,

than cốc lớn nhất thế giới - giảm nhập khẩu do dự trữ cao)

2.3 Phân tích các chỉ số tài chínhO

Phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan đến việc xác định và sử

dụng các chỉ tiêu tài chính để đo lường và đánh giá tình hình hoạt

động tài chính của doanh nghiệp Dưới đây là một số các nhóm chỉ

số tài chính

2.2.1 Nhóm sô thanh khoản

25

Trang 26

Một doanh nghiệp muốn thu hút được các nguồn vốn đầu tư và tạo

uy tín đối với các nhà cho vay, nhà cung cấp trước hết phải chứng

minh được khả năng chi trả và thanh toán các khoản nợ Ta có bảng

hệ số thanh toán như sau:V

Khả năng thanh toán lãi vay 15,767 4,22 2,17

Tỷ số thanh toán nhanh 0,71 0,74 0,67

Tỷ số thanh toán hiện hành 1,28 1,29 1,16

26

Trang 27

Biểu đô 2.15: Chỉ số thanh khoản giai đoạn 2021 - 2023

Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay thể hiện khả năng đảm bảo chi trả lãi

vay của các doanh nghiệp và khả năng tài chính mà doanh nghiệp

đó có thể tạo ra được dùng để thanh toán nợ trong quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh Khả năng thanh toán lãi vay có xu hướng

giảm mạnh từ 15.67 lần (2021) xuống còn 3.17 lần (2023) Mặc dù

vậy nhưng chỉ số lớn hơn 1 vẫn cho thấy rằng tập đoàn có đủ khả

năng thanh toán lãi vay cho các khoản vay

Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán các khoản vay

ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và

các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán nhanh tương đối ổn

định khi tăng nhẹ từ 0.71 lần (2021) lên 0.74 lần (2022) và giảm nhẹ

xuống 0.67 lần (2023) Ngoài ra, tỷ số thanh toán nhanh cũng khá

cao cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản

vay ngắn hạn đến hạn

27

Trang 28

Tỷ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn của công ty Tỷ số

thanh toán hiện hành có xu hướng giảm từ 1.28 lần (2021) xuống

1.16 lần (2023) Tỷ số thanh toán hiện hành cao hơn 1 cho thấy

doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn

Trang 29

Tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài

Trang 30

Biểu đồ 2.16 Chỉ số đòn bẩy tài chính giai đoạn 2021 – 2023

Tỷ số nợ vay trên tổng tài sản là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng

số nợ liên quan đến tài sản Tỷ số nợ vay trên tổng tài sản tăng nhẹ

từ 32.1% (2021) lên 34.82% (2023) Điều này cho thấy doanh nghiệp

đang sử dụng nhiều hơn vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh

doanh Lý do là vì doanh nghiệp cần vốn đầu tư để tài trợ cho dự án

Dung Quất 2

Tỷ số nợ trên tổng tài sản được sử dụng để đo lường năng lực và

quản lý nợ dựa trên tổng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu Tỷ số nợ

trên tổng tài sản giảm nhẹ từ 49.07% (2021) xuống 45.24% (2023)

Điều này cho thấy tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp

giảm nhẹ Lý do có thể là vì doanh nghiệp đang trả nợ dần và tăng

vốn chủ sở hữu

30

Ngày đăng: 09/05/2024, 14:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w