1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chiến lược xuất khẩu thép của tập đoàn hoà phát sang thị trường bỉ

48 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Lược Xuất Khẩu Thép Của Tập Đoàn Hòa Phát Sang Thị Trường Bỉ
Tác giả Nguyễn Huỳnh Tuyết Anh, Võ Thị Yến Vy, Châu Gia Hân, Nguyễn Như Bình, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Phạm Thị Quỳnh Như, Huỳnh Ngọc Phan Nam, Đinh Thanh Hằng
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP HCM
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 3,82 MB

Cấu trúc

  • 1. Danh mục hình ảnh (0)
  • 2. Danh mục bảng (0)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÒA PHÁT GROUP (8)
    • 1.1. Giới thiệu về tập đoàn (8)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành (8)
      • 1.1.2. Phạm vi kinh doanh (10)
      • 1.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh (10)
      • 1.1.4. Kế hoạch tăng trưởng (11)
    • 1.2. Mô hình Canvas của Hòa Phát Group (12)
    • 1.3. Đánh giá Tows về Hòa Phát Group (14)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN (17)
    • 2.1. Lĩnh vực phát triển (17)
      • 2.1.1. Xác định lĩnh vực (17)
      • 2.1.2. Xác định chiến lược thâm nhập thị trường và tăng trưởng (18)
    • 2.2. Phân tích thị trường nước Bỉ (19)
      • 2.2.1. Khái quát thị trường và các chính sách liên quan (19)
      • 2.2.2. Phân tích PESTLE (21)
    • 2.3. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh trong ngành (Five Forces) (23)
  • CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC BỈ (27)
    • 3.1. Kế hoạch thực hiện (27)
      • 3.1.1. Kế hoạch cho 3 năm đầu (27)
      • 3.1.2. Kế hoạch năm thứ 4 (36)
    • 3.2. Phân tích tính khả thi của dự án (SAF) (41)
    • 3.3. Xây dựng kịch bản dự phòng (43)
  • CHƯƠNG 4: BÀI HỌC (44)
  • KẾT LUẬN (3)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (47)
    • 2. Danh mục bảng: Bảng 1: Mô hình Canvas của Hoà Phát (0)

Nội dung

Nhận được sự quan tâm tạo điều kiện, các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước,tinh thần hữu nghị của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới, cácdoanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn hơn

TỔNG QUAN VỀ HÒA PHÁT GROUP

Giới thiệu về tập đoàn

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất, Top 5 doanh nghiệp niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng.

Thành lập năm 1995, Hòa Phát thuộc nhóm các công ty tư nhân đầu tiên thành lập sau khi Luật doanh nghiệp Việt Nam được ban hành Hiện nay, tập đoàn có hệ thống sản xuất với hàng chục nhà máy và mạng lưới đại lý phân phối sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam Tính đến năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát có hơn 30.000 cán bộ công nhân viên, quy mô hoạt động trải rộng trên khắp cả nước, có một văn phòng đại diện tại Singapore và Australia.

Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát – Công ty đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát.

Năm 1995: Thành lập Công ty CP Nội thất Hòa Phát

Năm 1996: Thành lập Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

Năm 2000: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát, nay là Công tyTNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên

T7 - 2001: Thành lập Công ty TNHH Điện lạnh Hòa Phát

T9 - 2001: Thành lập Công ty CP Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát

Năm 2004: Thành lập Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát T1 - 2007: Tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, với Công ty mẹ là Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát và các Công ty thành viên

T8 - 2007: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Hải Dương, triển khai Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Kinh Môn, Hải Dương 15/11/2007: Niêm yết cổ phiếu mã HPG trên thị trường chứng khoán Việt Nam

T6 - 2009: Công ty CP Đầu tư khoáng sản An Thông trở thành Công ty thành viên Hòa Phát

T12 - 2009: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 1

2011: Cấu trúc mô hình hoạt động Công ty mẹ với việc tách mảng sản xuất và kinh doanh thép

2012: Hòa Phát tròn 20 năm hình thành và phát triển, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba của Chủ tịch nước

2013: Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng công suất thép Hòa Phát lên 1,15 triệu tấn/năm 2015: Ra mắt Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát nay là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

T2 - 2016: Thành lập Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát T2 - 2016: Hoàn thành đầu tư Giai đoạn 3 – Khu liên hợp gang thép Hòa Phát , nâng công suất thép xây dựng Hòa Phát lên 2 triệu tấn/năm

T4 - 2016: Thành lập Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, bắt đầu triển khai dự án Tôn mạ màu, tôn mạ kẽm, mạ lạnh các loại công suất400.000 tấn/năm

T2 - 2017: Thành lập Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, triển khai Khu Liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất tại tỉnh Quảng Ngãi, quy mô 4 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của Tập đoàn Hòa Phát T9 - 2019: Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát chính thức đổi tên Công ty thành Công ty TNHH Chế tạo kim loại Hòa Phát T11 - 2020: Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu cung cấp sản phẩm thép cuộn cán nóng thương mại ra thị trường Sản phẩm giúp tối ưu hệ sinh thái thép Hòa Phát

T12 - 2020: Tập đoàn Hòa Phát tái cơ cấu mô hình hoạt động với việc ra đời các Tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Theo đó, 4 Tổng Công ty trực thuộc tập đoàn đã được thành lập, bao gồm: Tổng Công ty Gang thép, Tổng Công ty Sản phẩm Thép, Tổng Công ty Bất động sản, Tổng Công ty Nông nghiệp

2021: Tập đoàn quyết định thành lập thêm Tổng Công ty Điện máy gia dụng Hòa Phát với lĩnh vực hoạt động: Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện máy - gia dụng

Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực:

Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng)

Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) Nông nghiệp

Bất động sản Điện máy gia dụng

Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

1.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn: Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi.

Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng.

Năm 2022, Hòa phát đặt mục tiêu doanh thu là 160.000 tỷ đồng, 25.000 - 30.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế và và nhiều nội dung quan trọng khác Hòa Phát sẽ không ngừng lại, sẽ liên tục tiến lên, vươn tầm khu vực Tập đoàn đang triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và nghiên cứu một khu liên hợp thép khác Khi hoàn thành Dung Quất 2, sản lượng thép của Hòa Phát sẽ là 14 triệu tấn/năm, lọt top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm 2025.

Năm 2023, Hòa Phát đặt kế hoạch lãi ròng 8.000 tỷ đồng, doanh thu 150.000 tỷ đồng lần lượt tăng 6% và giảm 5% so với thực hiện trong năm 2022. Đặc biệt, trong năm 2023, Hòa Phát sẽ đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật dự án Khu công nghiệp Yên Mỹ II mở rộng với diện tích quy hoạch 216 ha, đáp ứng nhu cầu cao về thuê đất khu công nghiệp hiện nay Kế hoạch trong 10 năm tới, Tập đoàn sẽ phát triển 10 khu công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệp hiện nay đang có.

Mô hình Canvas của Hòa Phát Group

BIDV trong hoạt động tín dụng, tài chính.

- Công ty AIQ trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.

- Tập đoàn công nghệ CMC - đối tác trong quá trình chuyển đổi số (chuyển đổi từ gia công bằng tay sang máy móc trong tất cả các lĩnh vực.

- Công ty vận tải: hãng tàu biển

- Các nhà kiểm định sản phẩm để chứng minh các sản phẩm chất lượng tung ra thị trường.

- Sản xuất thép là hoạt động cốt lõi chính tỷ trọng trên

80% doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn.

- Tạo ra 1 dây chuyền sản xuất thép chất lượng.

- Về vật liệu xây dựng: đảm bảo chất lượng, tính an toàn, độ bền, chống rỉ, đa dạng mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, chủ thầu xây dựng, các dự án đầu tư trọng điểm…

- Về lĩnh vực nông nghiệp: cam kết cung cấp sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm,

- Về điện lạnh, gia dụng: đảm bảo độ tin cậy của sản phẩm về bảo hành, công suất hoạt

- Có nhiều chi nhánh, đại lý, cửa hàng.

- Liên hệ qua số điện thoại, hotline.

- Đội ngũ chuyên viên chăm sóc khách hàng.

- Các chương trình tri ân.

- Tài trợ nâng cấp các trường học, trạm y tế.

- Doanh nghiệp, các nhà thầu, những đơn vị, công trình… cần vật liệu xây dựng.

- Khách hàng là tổ chức hay cá nhân có nhu cầu sử dụng và mua các sản phẩm từ dịch vụ (du lịch hoặc dịch vụ chăm sóc gia đình, đồ gia dụng) và bất động sản.

- Nguồn vốn dồi dào do các quỹ tài trợ.

- Quảng cáo ngoài trời(OOH) đặt tại những nơi đường

- Nhân công lành nghề, được đào tạo có chuyên môn.

- Văn hóa doanh nghiệp: trách nhiệm xã hội

Group đảm bảo trách nhiệm xã hội bằng cách thường xuyên tham gia các hoạt động từ thiện và hỗ trợ cho cộng đồng). động, đa dạng mẫu mã, phố đông đúc.

- Phương tiện truyền thông như quảng cáo trên tivi và mạng xã hội

- Chi phí nhập nguyên liệu đầu vào.

- Chi phí lãi vay tăng => gây sức ép chi phí lên doanh nghiệp

- Chi phí bán hàng => cước vận chuyển và xuất khẩu (giá xăng, dầu tăng cao)

- Chi phí nhập sản phẩm, các nguyên vật liệu đầu vào.

- Chi phí thử nghiệm sản phẩm.

- Nguồn thu chính từ việc sản xuất và bán các sản phẩm như thép, tôn, nhôm…

+ Cung cấp thịt bò Úc + Trứng gà sạch + Chăn nuôi heo => cung cấp heo thịt, heo giống

- Bất động sản: đầu tư vào các công trình xây dựng, khu công nghiệp, nhà ở

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ về điện máy gia dụng, điện lạnh

Bảng 1: Mô hình Canvas của Hoà Phát

Đánh giá Tows về Hòa Phát Group

S1: Thị phần lớn, Hòa Phát hiện vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành thép (36.3%)

S2: Đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong 30 năm hình thành và phát triển góp phần cho thương hiệu Hòa Phát ngày càng phát triển trong nước lẫn nước ngoài.

S3: Các lĩnh vực hoạt động của tập đoàn đều hỗ trợ cho nhau giúp sản phẩm của tập đoàn có khả năng cạnh tranh mạnh, từ đó tạo ra lợi thế, sức mạnh của toàn tập đoàn.

S4: Dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, hiện đại và tối ưu Sử dụng dây chuyền sản xuất toàn diện của Primetals Technologies điều này giúp tăng quy mô sản xuất lên tới 5.6 triệu tấn/năm đối với ngành thép nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng

S5: Đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược, luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực có thể mang lại nhiều lợi ích cho công ty

S6: Nguồn nguyên vật liệu độc quyền và đa dạng cho ra những sản phẩm chất lượng, mang tính cạnh tranh cao. Điểm yếu:

W1: Rủi ro cung lớn hơn cầu Với việc tập trung mở rộng quy mô sản xuất ngày càng lớn có thể khiến Hòa Phát rơi vào tình cảnh cung nhiều hơn cầu.

W2: Trong bối cảnh lãi suất cho vay cao, chi phí tài chính của HPG sẽ tăng, dẫn đến lợi nhuận giảm Cụ thể, chi phí lãi vay cũng lập đỉnh mới

717 tỷ đồng trong quý II/2022 Trong công văn giải trình kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát cho biết lãi suất tăng là một trong những nhân tố tác động tiêu cực tới lợi nhuận.

W3: Khả năng quản lý chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng quy mô sản xuất

W4: Vẫn còn phụ thuộc vào giá nguyên vật liệu đầu vào và giá thép thành phẩm đầu ra.

O1: Năm 2021, Việt Nam trở thành nước xuất siêu thép sau nhiều năm nhập siêu.

O2: Ngành thép trong nước được Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện phát triển.

O3: Nguồn lao động Việt Nam dồi dào, giá rẻ (lao động chưa qua đào tạo).

T1: Thị trường bất động sản trầm lắng nên nhu cầu tiêu thụ thép suy yếu.

T2: Có nhiều đối thủ cạnh tranh có năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh cao với tập đoàn trên thị trường.

T3: Ảnh hưởng từ chiến tranh Nga - Ukraine nên khủng hoảng giá nguyên liệu toàn cầu tăng cao, dẫn đến giá thành sản xuất sản phẩm thép tăng mạnh.

T4: Vấn đề về bảo vệ môi trường còn gây nhiều tranh cãi.

S5-O3: Tận dụng đội ngũ lãnh đạo có chuyên môn để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề của lao động Việt Nam.

S1,S4-O2: Mở rộng thêm các nhà máy, dây chuyền công nghệ tiên tiến, tận dụng những vị trí thuận lợi cho sản xuất, vận tải hàng hóa.

W3-O2: Đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động Phát triển đội ngũ quản lý của tập đoàn.

W1-O3: Mở rộng thị trường, xuất khẩu sang các quốc gia khác. Chiến lược S-T:

S6,S4 - T2,T3: Giải quyết các vấn đề liên quan đến chiến lược về giá và sức cạnh tranh trên thị trường thép Vì mức độ cạnh tranh đối với các đối thủ còn cao nên ta sẽ sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cho sản xuất

S2,S3,S6 - T1,T2: Tạo ra giá trị và sự khác biệt hoá về sản phẩm.

S4,S5 - T4: Phát triển đi đôi với việc bảo vệ môi trường.

W1,W3 - T2: Khắc phục và điều tiết quy mô sản xuất nhằm nắm bắt cơ hội hội nhập đang rộng mở và cần nâng cao chất lượng, hình ảnh, vị thế trong lòng người tiêu dùng.

W2 - T1: Tập trung đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt là Khu liên hợp gang thép Hòa Phát, sẽ làm gia tăng chi phí tài chính của các khoản lãi vay trong điều kiện tình hình lãi suất tăng cao hiện nay.

PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN

Lĩnh vực phát triển

Thép xây dựng chính là dòng sản phẩm tiềm năng để Hòa Phát mở rộng và phát triển sang thị trường quốc tế Bởi thép chính là ngành sản xuất cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát, nó đóng góp 94,6% vào doanh thu hợp nhất và 96,2% lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Tập đoàn cả năm 2022 Thép xây dựng hiện đóng góp tỷ trọng tiêu thụ 59% trong tổng sản lượng thép các loại.

Hình 1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế theo nhóm ngành năm 2022 Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam với thị phần là 22% Sản phẩm thép xây dựng của Hòa Phát không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng mà còn đảm bảo được về mặt giá cả Bên cạnh đó, Hòa Phát đã chủ động khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào chiếm đến 30% nguồn nguyên liệu chính nên không phải lo lắng tìm kiếm và mua các nguyên liệu đầu vào mà còn giúp giảm bớt được những chi phí đầu vào cũng như đầu ra Ngoài ra,đối với dòng sản phẩm chủ lực như thép, Hòa Phát luôn tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt với 5 bước: chế biến quặng sắt; thiêu kết và vê viên; luyện gang; luyện thép; và cán thép Hòa Phát áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín, kiểm soát và gia công từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng ưu việt Năm 2022, Hòa Phát tăng thị phần thép xây dựng so với 2021, duy trì vị trí số 1 về thị phần nội địa, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu Cả năm 2022, Hòa Phát cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, trong đó 4,2 triệu tấn thép xây dựng So với năm

2021, thị phần thép xây dựng được nâng từ 33% lên 35% trong năm 2022 giúp Hòa Phát duy trì vị trí đứng đầu về thị phần nội địa.

Hình 2: Sản lượng và thị phần thép xây dựng

2.1.2.Xác định chiến lược thâm nhập thị trường và tăng trưởng Việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh doanh và yếu tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp Vào giai đoạn đầu khi sang thị trường mới thì mục tiêu chính của Hòa Phát chính là tìm kiếm cơ hội, tăng doanh thu và chưa biết rõ tiềm năng thị trường mới sẽ như thế nào nên phương thức xuất khẩu sẽ là lựa chọn phù hợp nhất Phương thức này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng được doanh số bán hàng, tiếp thu được kinh nghiệm kinh doanh quốc tế,tận dụng được công suất dư thừa và tăng thu ngoại tệ cho đất nước Đặc biệt,hình thức thâm nhập này ít rủi ro, không tốn nhiều chi phí nên dễ áp dụng trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường quốc tế của Hòa Phát.

Lựa chọn chiến lược tăng trưởng phù hợp cho sản phẩm khi đã thâm nhập thị trường mới là 1 bước vô cùng quan trọng Đối với việc xuất khẩu thép vào một phân khúc địa lý mới, Hòa Phát dừng lại ở mục tiêu giới thiệu sản phẩm và xác định mức độ tiềm năng của thị trường đó Chiến lược tăng trưởng phù hợp nhất với định hướng này của Hòa Phát là Chiến lược phát triển thị trường (Market Development Strategy) Khi thực hiện chiến lược này, Hòa Phát sẽ tập trung vào việc giới thiệu các sản phẩm thép của mình và tìm kiếm cơ hội để bán sản phẩm vào thị trường mới.

Phân tích thị trường nước Bỉ

2.2.1 Khái quát thị trường và các chính sách liên quan

Năm 2022 là một năm đầy biến động cùng với sự vực dậy kinh tế toàn cầu hậu đại dịch COVID 19 Kéo theo đó là những hệ lụy biến động giá cả tăng vọt về nguyên vật liệu như khí đốt hoặc năng lượng Thêm vào đó những xung đột chính trị điển hình như việc Nga cắt khí đốt tới châu Âu, khiến giá năng lượng tăng vọt mà năng lượng lại rất cần cho việc vận hành các nhà máy thép của EU Trong đó phải kể đến, nhà máy thép Aperam ở phía Đông nước

Bỉ mới vừa phải đưa ra quyết định ngừng sản xuất thép, do không thể trang trải chi phí năng lượng để vận hành nhà máy Điều này mở ra cơ hội vàng cho các doanh nghiệp cung cấp các vật liệu xây dựng như sắt thép ở châu Á nói chung và thép Hòa Phát nói riêng

Về chính sách liên quan đến sản phẩm sắt, thép, theo thông tin, quy định liên quan của EU (trong đó có Bỉ), các sản phẩm phải đảm bảo tuân thủ các quy định trong Chỉ thị chung về:

Quy định về an toàn sản phẩm (Product Safety Directive).

Quy định dành cho sản phẩm xây dựng (Construction Products Regulation - CPR).

Thông số kỹ thuật hài hòa và Tài liệu Thẩm định châu Âu (EAD). Tuyên bố hiệu suất (DoP).

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).

Thuế xuất khẩu: Việt Nam – EU ký kết Hiệp định Thương mại tự do EVFTA (năm 2019), có hiệu lực năm 2020, trong đó quy định một số hàng hóa xuất/nhập khẩu được ưu đãi về mặt thuế suất Trước khi EVFTA có hiệu lực, sắt thép Việt Nam xuất khẩu vào EU chịu mức thuế suất khá cao khoảng 17% Việt Nam có thuận lợi lớn từ Hiệp định EVFTA khi hầu hết sắt thép các loại và các sản phẩm từ sắt thép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đều giảm về 0%

Thuế giá trị gia tăng (VAT): Hàng hóa nhập khẩu vào Bỉ hoặc được sản xuất tại Bỉ thường bị chịu thêm thuế giá trị gia tăng (VAT) Mức thuế VAT phổ biến ở Bỉ là 21% cho phần lớn các sản phẩm được trao đổi buôn bán như mặt hàng sắt thép

Sau một năm thực hiện EVFTA, xuất khẩu chủng loại sắt thép các loại của Việt Nam sang thị trường EU đạt 989,2 nghìn tấn, tương đương giá trị hơn

946 triệu USD, tăng 3,9 lần về lượng và 4,7 lần về giá trị so với cùng giai đoạn trước đó Cụ thể, xuất khẩu sang Bỉ đạt 458,7 nghìn tấn, tương đương hơn 466 triệu USD.

Hình 3: Xuất khẩu sắt thép các loại sang EU trong 1 năm thực thi EVFTATuy hàng rào thuế quan được cắt giảm, nhưng EU vẫn đòi hỏi từ các sản phẩm nhập khẩu về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy tắc xuất xứ, đến các vấn đề môi trường, xã hội, phát triển bền vững … EU đang có xu hướng gia tăng áp dụng biện pháp phi thuế quan, các biện pháp phòng vệ thương mại và rào cản bảo hộ mới như giảm hạn ngạch: thuế trong hạn ngạch là 0%, trong khi thuế ngoài hạn ngạch là 25%.

Bỉ là một nước nhỏ, nhưng thể chế phức tạp do phân chia làm 3 vùng lãnh thổ và 3 cộng đồng ngôn ngữ Đây cũng là đặc điểm chính trị nổi bật ở

Bỉ, gây tác động không ít đến sự phát triển kinh tế và tình hình chính trị Vua là nguyên thủ quốc gia Có các đảng phái chính trị chính là: Đảng Dân chủ thiên chúa giáo, Đảng Tự do, Đảng Xã hội, Nhóm môi trường, Đảng Vlaams Belang Nền chính trị của Bỉ không ổn định thể hiện qua 2 lần không có chính phủ Lần thứ nhất, kéo dài 541 ngày từ 2010-2011 Lần thứ hai, kéo dài 652 ngày từ 2019-2020 Và với một nền chính trị đa đảng và không ổn định này của Bỉ, doanh nghiệp Hòa Phát cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng, luôn kịp thời cập nhật thông tin về chính trị cũng như là các phương án để sẵn sàng ứng phó cho doanh nghiệp khi tình hình chính trị ngày càng trở nên phức tạp. Economic (Kinh tế):

Nước Bỉ đã luôn có một nền kinh tế mở Vị trí ở trung tâm Liên minh châu Âu và độ mở kinh tế cao vừa cho phép Bỉ khai thác tối đa những lợi thế của mình vừa giữ vị trí dẫn đầu trong thương mại quốc tế Ngoài ra, Bỉ còn là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam ở Châu Âu, đặc biệt là mặt hàng sắt thép Trong năm 2021, lượng nhập khẩu thép từ Việt Nam của Bỉ tăng đột biến đạt 716.733 tấn, kim ngạch 848,9 triệu USD Điều này chứng minh được mối quan hệ giao thương mặt hàng sắt thép của Việt Nam và Bỉ đang phát triển rất tốt Và đây cũng là một tiền đề tốt để thép của doanh nghiệp Hòa Phát tấn công thị trường Bỉ.

Sociocultural (Văn hóa xã hội):

Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Bỉ là hơn 11 triệu người Dân số Bỉ hiện chỉ chiếm 0,15% dân số thế giới, và có khoảng 98% dân số sống ở thành thị Do nằm ở khu vực giao thoa với nhiều nền văn hóa nên văn hóa của Bỉ rất đa dạng ở các lĩnh vực như văn học, ẩm thực, âm nhạc, lễ hội và thể thao Đặc biệt là với văn hóa kinh doanh, người Bỉ rất trang trọng trong các cuộc đàm phán kinh doanh, đây chính là đặc trưng văn hóa và con người nước Bỉ Những nét văn hóa về cách xưng hô, thời gian và lịch gặp mặt, thói quen chào hỏi, trang phục, là những điểm mà các đối tác nước ngoài của

Bỉ cần phải đặc biệt chú ý Nhập gia tùy tục, Doanh nghiệp Hòa Phát cần phải tuân theo những văn hóa này để thể hiện được sự tôn trọng với đối tác Bỉ cũng như thúc đẩy sự hợp tác lâu dài.

Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thép tại

Bỉ Các công ty thép tại Bỉ đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế Các công nghệ tiên tiến như tự động hóa, điều khiển số và Internet of Things (IoT) được áp dụng trong sản xuất thép để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất Các công ty cũng sử dụng các công nghệ mới để tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu tác động của sản xuất thép đến môi trường Ngoài ra, các công ty thép tại Bỉ cũng đang tập trung vào phát triển các sản phẩm thép cao cấp như thép không gỉ, thép hợp kim và thép chịu mài mòn cao Các công ty cũng đang tìm cách áp dụng công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm thép có tính năng đặc biệt như khả năng chống ăn mòn, chịu nhiệt và cách âm Vì vậy, Hòa Phát phải biết cách áp dụng công nghệ vào sản xuất, đảm bảo mặt hàng thép xuất khẩu sang thị trường Bỉ có các tính năng và chất lượng không thua kém gì thép nội địa Bỉ để nhanh chóng có vị thế tại thị trường này.

Tài nguyên thiên nhiên: Về khoáng sản, các tài nguyên khoáng sản như sắt, chì, kẽm, măng gan của Bỉ trữ lượng không lớn Bỉ chỉ có nhiều than đá,các mỏ than lớn là Borinage, Centre Charleroi, Basse-Sambre, Liège, Pays deHorver, Vùng Campine Các mỏ này khai thác đã lâu, nay đã cạn nhiều Các khoáng sản khác, Bỉ nhập khẩu, chế biến rồi xuất khẩu Gần đây, Liên minhChâu Âu (EU) nói chung và Bỉ nói riêng đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi Nga giảm đáng kể nguồn cung khí đốt, đẩy giá mặt hàng này lên mức cao kỷ lục Điều này khiến cho các hãng sản xuất thép lớn của Bỉ như Aperam, ArcelorMittal, phải đóng cửa bớt cơ sở sản xuất Đây là một cơ hội lớn để thép Hòa Phát tấn công thị trường Bỉ. Legal (Pháp lý):

Tất cả các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa đều được đặt ra một cách nghiêm khắc Bỉ cũng có một số quy định phòng vệ thương mại để bảo vệ các sản phẩm thép trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ các quốc gia khác như: Thuế quan, Chính sách xuất nhập khẩu, Quy định về chất lượng và an toàn, Quy định bảo hộ ngành công nghiệp Hàng hoá nhập khẩu vào các quốc gia thuộc EU chịu biểu thuế nhập khẩu riêng (thông thường áp dụng với giá trị CIF nhập khẩu) cộng với thuế giá trị gia tăng giao động tùy theo nước nhập khẩu Ngoài ra Bỉ cũng áp dụng các mức thuế nhập khẩu như: 0%, 6% và 12% và mặt hàng thép được áp dụng mức thuế 0%.

Phân tích 5 áp lực cạnh tranh trong ngành (Five Forces)

Áp lực từ các doanh nghiệp trong ngành: (RẤT LỚN) Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong nghề rất lớn Các yếu tố tạo nên áp lực là về lượng cung cầu trong ngành, tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp cùng ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành Khi gia nhập vào thị trường Bỉ doanh nghiệp Hòa Phát phải đối mặt với các ông lớn trong ngành thép như Europe Hainaut, Liberty Liege, Industeel Belgium Hainaut,…là những doanh nghiệp đi trước đã có chỗ đứng trên thị trường cùng với những cuộc chiến khốc liệt về giá cả, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng Với sản phẩm thép Hòa Phát luôn đảm bảo từ nguyên vật liệu đến sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và cùng với những kinh nghiệm đã có khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính khác như Mỹ, Pháp, Trung Quốc thì Hòa Phát Group vẫn có khả năng thành công cao khi xuất khẩu qua thị trường béo bở này Bên cạnh đó, tập đoàn Hòa Phát phải có những bước đi đúng đắn và chiến lược cụ thể về phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng và có bài toán hợp lý về giá cả để có thể cạnh tranh và trụ vững trên thị trường này. Áp lực từ phía nhà cung cấp: (THẤP) Áp lực từ phía nhà cung cấp thấp vì doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được các nguyên liệu thay thế khi không sử dụng các nguyên liệu của các nhà cung cấp hiện tại Khi đó doanh nghiệp sẽ có sự lựa chọn chứ không bắt buộc phải sử dụng sản phẩm của một nhà cung cấp cụ thể.

Về giá: Khả năng ép giá từ nhà cung cấp

Thị trường hiện tại chỉ có một vài nhà cung cấp lớn như Rio Tinto (sản lượng 329.5 triệu tấn/năm), BHP (227 triệu tấn/năm), FMG (170 triệu tấn/năm), Royhill (55 triệu tấn/năm), họ sẽ tạo áp lực cạnh tranh mạnh ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cho Hòa Phát nói riêng và thị trường thép nói chung. Bên cạnh đó nếu sản xuất nhiều và đồng loạt thì nguồn nguyên vật liệu cần thiết là rất lớn Đặc biệt Hòa Phát lại là một tập đoàn nổi tiếng về thị trường thép thế nên khả năng cân bằng giá từ khâu nhập nguyên vật liệu được đội ngũ nhân viên tập đoàn Hòa Phát làm rất tốt từ đó các nhà cung cấp không có cơ hội để “hét giá” nguyên vật liệu lên cao, không làm cho chi phí đầu vào tăng, và hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Hầu hết các nhà cung cấp cũng là doanh nghiệp và mục tiêu là lợi nhuận tối đa trong một thời gian dài Các nhà cung cấp sẽ muốn bán chênh lệch về giá và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ loại 2 3 để có chi phí thấp cùng với đó hàng hóa sẽ giảm bớt một phần chất lượng Do vậy, Hòa Phát Group cũng cần cẩn trọng trong quy trình kiểm tra nguồn nguyên vật liệu mà họ nhận được từ nhà cung cấp. Áp lực từ phía khách hàng: (RẤT LỚN)

Khách hàng là một áp lực rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ kèm theo trong doanh nghiệp Khách hàng tạo áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp thể hiện ở quy mô khách hàng, tuỳ thuộc vào từng phân khúc khách hàng sẽ có những rào cản khác nhau Ví dụ, khách hàng là doanh nghiệp thì mối quan tâm của họ là tầm quan trọng của sản phẩm với người dùng, các doanh nghiệp phải hiểu rõ được sản phẩm thì mới thu hút được nhiều khách hàng khác nhau và chất lượng sản phẩm qua thời gian vì khi nhập thép họ sẽ nhập số lượng lớn và bán lẻ lại cho người tiêu dùng, thế nên tỷ lệ có thể tồn kho là rất lớn Vì vậy họ chú trọng về chất lượng sản phẩm trong thời gian dài Khách hàng có thể là người tiêu dùng nhỏ lẻ, thì rào cản chỉ đơn thuần là về giá cả và thông tin sản phẩm, họ sẽ rất quan trọng về thông tin và nguồn gốc sản phẩm cũng như cân nhắc về giá giữa nhiều nhà cung cấp khác nhau và mong muốn được giá niêm yết nhất khi ra quyết định mua hàng Các doanh nghiệp trong ngành lúc này sẽ không cạnh tranh về giá mà cạnh tranh về chất lượng sản phẩm nên khi giá nguyên vật liệu đầu vào cao thì hầu hết các doanh nghiệp kể cả Hoà Phát phải tăng giá đồng loạt Vì Bỉ có chính sách quản lý chất lượng sản phẩm nhưng không có chính sách quản lý giá.

Khi cường độ cạnh tranh trong ngành càng gay gắt thì khách hàng ngày càng được hưởng lợi hơn, được tôn trọng hơn Tóm lại, Hoà Phát ngày càng phải nỗ lực để giảm áp lực về giá cả, tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Nguy cơ đe dọa từ sản phẩm thay thế: (TƯƠNG ĐỐI THẤP)

Trên thực tế, tại thị trường Bỉ, có rất ít mặt hàng thay thế được tính đặc thù của sản phẩm thép Đối với mặt hàng thép, các sản phẩm thay thế có thể là Chất dẻo phức hợp nano, Sợi carbon fiber, Thanh polymer cốt sợi, Graphene,

Gỗ siêu cứng, Các sản phẩm thay thế vẫn có khả năng đáp ứng được một phần nhu cầu của người mua và thị trường Khách hàng hiện nay càng ngày càng coi trọng chất lượng, ưu tiên sử dụng các sản phẩm có tính bền vững cao, đặc biệt là những sản phẩm mang tính chất đặc thù riêng cho một lĩnh vực nhất định Đây là ưu điểm hàng đầu của Hòa Phát Group, vì vậy doanh nghiệp vẫn có thể đứng vững trước những sản phẩm thay thế hiện nay.

Nguy cơ thâm nhập từ các đối thủ tiềm năng: (TƯƠNG ĐỐI THẤP) Thép là lĩnh vực có sự khó khăn và rào cản gia nhập ngành cao Thế nên áp lực từ nguy cơ thâm nhập từ các đối thủ tiềm năng của Hoà phát phải đối mặt là tương đối thấp. Để một doanh nghiệp bước đầu gia nhập ngành thép thì chi phí đầu tư ban đầu là rất cao vì đòi hỏi phải có công nghệ và thiết bị sản xuất chuyên nghiệp, hệ thống quản lý chất lượng và an toàn lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành

Ngoài ra, các doanh nghiệp mới cần đầu tư vào việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực có kiến thức, kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn về kỹ thuật sản xuất và quản lý nội bộ doanh nghiệp Nếu là một nhà sản xuất, thì kiến thức về kỹ thuật sản xuất và công nghệ phải thật sự nắm rõ.

Hơn hết, khi gia nhập ngành thép, bạn cần phải tuân thủ các quy định và chính sách pháp lý liên quan đến quá trình sản xuất, vận hành và kinh doanh trong ngành này Một số quy định và chính sách pháp lý cần lưu ý có thể là Luật về bảo vệ môi trường vì ngành thép có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do đó cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, quản lý khí thải, nước thải Tiếp theo là các quy định về an toàn lao động vì ngành thép có nguy cơ về tai nạn lao động cao, do đó cần phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động để giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.

Tuy thị trường ngành thép có sức hấp dẫn lớn, lợi nhuận cao song các rào cản mà doanh nghiệp mong muốn gia nhập thị trường thép là không nhỏ.Mặc khác Hòa Phát hoàn toàn có khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn gia nhập và phát triển ngành, thế nên sẽ không có khó khăn cho Hòa Phát khi đối mặt với nguy cơ thâm nhập từ các đối thủ tiềm năng.

KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC BỈ

Kế hoạch thực hiện

3.1.1 Kế hoạch cho 3 năm đầu Để gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp có thể gia tăng nhu cầu khách hàng ở thị trường nước ngoài, thông qua xuất khẩu hàng hóa để đem về lợi nhuận tốt hơn Chính vì thế, Hòa Phát đã lựa chọn hình thức xuất khẩu thép sang thị trường Bỉ trong 3 năm đầu với những mục tiêu sau:

Mở rộng thị trường tiêu thụ: Nếu chỉ bán sản phẩm trong nước thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường mới với tiềm năng tiêu thụ lớn hơn.

Tăng doanh thu và lợi nhuận: Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội bán được sản phẩm với số lượng lớn, giá bán cao hơn và thu được doanh thu và lợi nhuận tốt hơn.

Giảm thiểu rủi ro: Bằng cách xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro kinh doanh do sự biến động của thị trường trong nước. Vậy tại sao mà Hòa Phát lại không chọn liên doanh thay vì xuất khẩu?

Chi phí đầu tư ban đầu của hình thức liên doanh là khá lớn Để thiết lập một liên doanh, Hòa Phát sẽ phải đầu tư nhiều tiền để mua lại quyền sử dụng công nghệ, nhân sự và thiết bị sản xuất Trong khi đó, xuất khẩu thép sẽ không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn Tiếp theo đó là thời gian cấp phép Việc thành lập liên doanh có thể mất nhiều thời gian để đạt được các giấy phép và chứng chỉ cần thiết Trong khi đó, xuất khẩu thép có thể được bắt đầu ngay lập tức.

Mục tiêu của Hòa Phát khi xuất khẩu thép sang thị trường Bỉ là tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường và nâng cao danh tiếng của công ty trên thị trường quốc tế Chiến tranh Nga - Ukraine đã tạo ra những cơ hội mới cho các nhà sản xuất thép khác nhau trên thế giới Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nhiên liệu và thép của Bỉ, do Bỉ là một quốc gia xuất khẩu thép lớn nhất trong Liên minh châu Âu, nên nó có thể phải đối mặt với sự ngắt quãng nguồn cung cấp từ Nga và Ukraine Nếu Nga và Ukraine không thể xuất khẩu nhiên liệu và thép đến châu Âu, Bỉ sẽ phải tìm nguồn cung cấp khác để đáp ứng, đây là một cơ hội lớn cho Hòa Phát thâm nhập vào thị trường Bỉ Ngoài ra, Bỉ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm thép, do đó, xuất khẩu sản phẩm của mình đến Bỉ sẽ giúp Hòa Phát khai thác thị trường tiềm năng và tăng cường tầm nhìn quốc tế của mình Hơn nữa muốn khẳng định vị thế của Thép Hòa Phát tại Bỉ, tạo tiền đề cho mục tiêu tiếp theo của Hòa Phát - đó là trở thành nhà cung cấp thép cho Besix.

Chi phí nguyên liệu đầu vào:

COKE 2,964 CNY / tấn = 431.01 USD / tấn Đá vôi 1,400,000 VND / tấn = 59.71 USD / tấn

Bảng 2: Bảng giá nguyên vật liệu đầu vào (10/04/2023)

HPG là nhà sản xuất thép theo phương pháp lò BOF đầu tiên của Việt Nam Đối với công nghệ Lò BOF sẽ cần các nguyên liệu chính là: quặng sắt, than coke, đá vôi và thép phế.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất thép chiếm khoảng 60-65% chi phí sản xuất Tuy nhiên,theo báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam vào năm 2022, giá thành sản xuất 1 tấn thép của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam đạt trung bình khoảng 14 triệu đồng/tấn, tương đương với khoảng 609 USD/tấn

Giá thành này có thể khác nhau tùy thuộc vào công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất và chi phí nguyên vật liệu Tuy nhiên, giá thành sản xuất thép tại Việt Nam cũng phụ thuộc vào giá cả của nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí vận chuyển và các chi phí khác Trong đó, chi phí nguyên vật liệu, bao gồm quặng sắt, than cốc và đá vôi, chiếm khoảng 60-65% tổng chi phí sản xuất, tức khoảng 8.4 - 9.1 triệu đồng/tấn (khoảng 365-395 USD/tấn).

Nhóm dự phòng với số tiền sẽ tăng 10% (r%) trong năm cho phần chi phí sản xuất năm 2023 là:

609*(1+10%) = 669.9 USD Vậy tổng chi phí sản xuất 1 tấn thép thô trong năm 2023 là: 669.9 USD/tấn.

CHI PHÍ SẢN XUẤT 1 TẤN THÉP 1 2 3

Bảng 3: Chi phí sản xuất 1 tấn thép Chi phí vận chuyển:

Nhóm xác định nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất có địa chỉ tại Khu kinh tế Dung Quất, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là nhà máy chính cho việc sản xuất thép để xuất khẩu qua Bỉ Với khoảng cách từ nhà máy tới Cảng đi Dung Quất, Quảng Ngãi chỉ có 7.3 km nên chi phí vận chuyển cũng tương đối giảm nhiều và tiết kiệm được thời gian. Đồng thời nhóm cũng xác định cảng đến tại nước Bỉ là cảng Antwerp, là cảng lớn thứ hai của Châu Âu Để tính toán chi phí vận chuyển thép từ cảng Dung Quất đến cảng Antwerp, cần xem xét các yếu tố sau:

Khoảng cách giữa cảng Dung Quất và cảng Antwerp khoảng 10,000 km theo đường biển.

Lô hàng thép có khối lượng là 5,000; 10,000 và 15,000 tấn.

Phương tiện vận chuyển: tàu biển vận chuyển.

Chi phí thuê Forwarder và các dịch vụ liên quan: 4,000 USD (cho 3 năm)

Với các thông tin trên, ta có thể tính toán chi phí vận chuyển thép từ cảng Dung Quất đến cảng Antwerp như sau:

Chi phí vận chuyển thép từ cảng Dung Quất đến cảng Antwerp có thể dao động từ 80 đến 120 USD/tấn tùy thuộc vào từng nhà vận chuyển và điều kiện thị trường Giả sử chi phí vận chuyển là 100 USD/tấn. Với lô hàng 5,000 tấn, chi phí vận chuyển sẽ là 5,000 x 100 = 50,000 USD.

Tổng chi phí vận chuyển từ cảng Dung Quất đến cảng Antwerp (bao gồm chi phí thuê Forwarder) cho 5,000 tấn thép sẽ là:

Chi phí vận chuyển: 500,000 USD

Chi phí thuê Forwarder: 4,000 USD

Về chi phí hải quan bên Việt Nam, các loại phí sẽ bao gồm phí phải trả cho hãng tàu, đại lý hãng tàu, cảng và các phụ phí liên quan Chi phí hải quan cho lô hàng khi xuất sẽ là 85 USD/ 1 lần xuất Chi phí này nhóm dự kiến sẽ tăng 10% mỗi năm, cụ thể năm 2, năm 3 lần lượt là 93.5 USD và 102.85 USD. Nhóm xác định rằng chi phí vận chuyển từ nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất tới cảng Dung Quất là 80,000 VND / 1 tấn vì có khoảng cách tương đối ngắn ( 7.3 km ). Đây là mặt hàng có trọng lượng lớn và dễ bảo quản trong quá trình vận chuyển nên không yêu cầu quá khắt khe đối với điều khoản bao bì Hòa Phát sẽ phải chi hàng năm cho việc đóng gói hàng hóa lần lượt là: 24,500 USD; 53,900 USD; 88,950 USD Để tiến hành cho việc xuất khẩu, cần có một bộ phận nhân viên đảm nhận, theo dõi và quản lý xuyên suốt quá trình thực hiện Hòa Phát chi cho hoạt động quản lý qua 3 năm số tiền lần lượt là: 20,000 USD; 22,000 USD và24,200 USD.

Cuối cùng, chi phí dự trù là chi phí của những vấn đề nhỏ lẻ đồng thời để phòng ngừa rủi ro đến từ những chi phí phát sinh Chi phí này được dự trù bằng xấp xỉ 2% của tổng các chi phí đã nêu trên và cũng có sự tăng trưởng là 10% mỗi năm.

Tổng chi phí bằng tổng những chi phí nêu trên với giá trị 3 năm lần lượt là 577,406.7 USD; 1,242,863.37 USD và 2,035,678.107 USD. Đơn vị tính: USD

STT Chi Phí Năm 1 Năm 2 Năm 3

1 Chi phí vận chuyển từ nhà máy sản xuất

Dung Quất đến cảng xuất:

2 Chi phí vận chuyển từ cảng Dung

Antwerp (Bao gồm chi phí thuê

15,000 x 100 x (1+10%)^2 1,815,000 USD. Chi phí thuê Forwarder: 4,000 USD Tổng: 1,819,000 USD.

3 Chi phí hải quan bên Việt

85 USD/ 1 lần 93.5 USD/ 1 lần 102.85 USD/ 1 lần

4 Chi phí đóng gói hàng xuất:

Bảng 4: Tổng chi phí sản xuất thép 3.1.1.2 Ước tính doanh thu

Nhóm quyết định 3 năm đầu sẽ xuất khẩu với mục tiêu thăm dò thị trường và có những kế hoạch thâm nhập thị trường Bỉ bằng việc xây dựng các mối quan hệ với các đối tác tại thị trường này, từng bước khẳng định vị thế của thép Hoà Phát.

Kỳ vọng năm đầu tiên sẽ là 5,000 tấn do năm đầu tiên là năm thử nghiệm và năm thứ 2 dự án sẽ đạt 10,000 tấn thép xuất khẩu trong năm và năm thứ 3 là 15,000 tấn với tỉ lệ tăng giá của đồng tiền là 10%

Bảng 5: Ước tính doanh thu 3.1.1.3 Lợi nhuận

Phân tích tính khả thi của dự án (SAF)

Khả năng tương thích của một dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng các yếu tố quan trọng nhất bao gồm:

Do sự xung đột giữa nước Nga và Ukraine gây gắt dẫn đến nhiều hệ thống và các nhà máy sản xuất bị trì trệ thậm chí phải đóng cửa trong đó có ngành thép ở khắp châu Âu Chính vì thế, Hòa Phát đã nhận ra được nhu cầu lớn về thép ở nước Bỉ nói riêng và Châu Âu nói chung nên bắt đầu tiến hành dự án này.

Hòa Phát là tập đoàn sắt thép lớn nhất tại Việt Nam cho nên việc áp dụng nhiều nền tảng công nghệ khác nhau là điều vô cùng thiết yếu để tiếp tục đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn giúp việc sản xuất các thành phẩm ra nước ngoài trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn mà vẫn giữ được chất lượng cao

Các nhà máy của Hòa phát đều vô cùng lớn giúp cho việc sản xuất thép trở nên thuận lợi Ngoài ra, đường vận chuyển từ nhà máy đến các cảng để chuẩn bị việc sản xuất qua Bỉ lại gần giúp giảm chi phí vận chuyển cho công ty Hòa Phát mà việc vận chuyển còn diễn ra nhanh chóng cụ thể hơn : Nhà máy thép ở Dung Quất, Quảng Ngãi tới cảng Dung Quất chỉ có 7,3 km

Nhà máy thép ở Hải Dương cách cảng Hải Phòng có 45 km.

Khả năng chấp nhận (Acceptability):

Khả năng chấp nhận của một dự án dựa vào nhiều yếu tố, tuy nhiên các yếu tố quan trọng nhất bao gồm:

1 Sự phù hợp với mục tiêu:

Như đã phân tích trên, dựa vào những yếu tố đó cho thấy công ty Hòa Phát đã xác định được đích đến là nước Bỉ dựa vào nhu cầu của thép và cho thấy năng lực của công ty phù hợp để thực hiện mục tiêu này.

Nhóm đã xác định thời gian xuất khẩu qua bên Bỉ là trong vòng 3 năm với năm đầu tiên là để thăm dò thị trường mới và 2 năm sau sẽ chuẩn bị xuất khẩu với số lượng lớn hơn Qua đó, cho thấy chỉ trong 3 năm thì dự án sẽ hoàn thành và từ đó có thể thiết lập những dự án lớn khác với nước Bỉ.

Tài chính để chuẩn bị xuất khẩu sang nước ngoài tương đối lớn, vì thế công ty Hòa Phát cũng chuẩn bị rất kỹ với lượng tài chính cao để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra và chuẩn bị cho lượng nguyên liệu lớn hơn để sản xuất.

Tính khả thi của dự án cũng dựa vào nhiều yếu tố khác trong đó có bao gồm sự tương thích và sự chấp nhận của dự án đều là những yếu tố đánh giá tính khả thi Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố khác như:

Dự án phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan và không vi phạm quy định Với việc Việt Nam ký Hiệp ước thương mại tự do với Châu Âu ( EVFTA), ngành thép khi xuất khẩu được hưởng mức xuất thuế 0% cũng góp phần giảm chi phí cho bên HPG Ngoài ra, nước Bỉ cũng có các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa đều được đặt ra một cách nghiêm khắc và HPG đã có kinh nghiệm đưa thép Việt Nam ra nhiều nước khác nên việc chuẩn bị các giấy tờ về chất lượng của thép cũng trở nên đơn giản hơn.

2 Tính khả dụng của nguồn lực: Để triển khai dự án cần phải sử dụng các nguồn lực như là ngân sách, thời gian, nhân lực và vật liệu Nhóm đã phân tích về khoản chi phí thời gian cũng như là vật liệu ở phần chi phí và những con số đó có thể thấy việc chuẩn bị cho một dự án xuất khẩu qua Bỉ tương đối kỹ càng và cần một nguồn lực tương đối lớn Với kinh nghiệm từng xuất khẩu qua các nước khác và bản thân cũng là tập đoàn thép lớn nhất tại Việt Nam thì tính khả dụng của nguồn lực sẽ được đảm bảo đầy đủ bởi HPG.

Qua phân tích tính khả thi dự án như trên, nhóm có thể đưa ra kết luận về sự liên kết giữa 3 yếu tố SAF rất chặt chẽ và bổ sung cho nhau khi cả 3 yếu tố trên đều là những yếu tố quyết định về tính khả thi của dự án.

Xây dựng kịch bản dự phòng

Trong trường hợp công ty Besix không chịu hợp tác với bên HPG thì nhóm đã xác định được 2 công ty dự phòng khác để hợp tác Đó chính là công ty CFE và công ty Aswebo.

Công ty CFE có trụ sở tại Brussels và hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm xây dựng, thiết kế và phát triển bất động sản CFE đã tham gia vào một số dự án lớn tại Bỉ, chẳng hạn như việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ Liège đến Aachen.

Công ty Aswebo là một công ty xây dựng hàng đầu tại Bỉ, chuyên về xây dựng các công trình đường bộ, cống và các hạ tầng khác Aswebo đã tham gia vào nhiều dự án quan trọng tại Bỉ, chẳng hạn như việc xây dựng tuyến đường cao tốc E40 từ Brussels đến Ostend.

Sau khi xác định được công ty dự phòng cũng như là lĩnh vực kinh doanh có những nét chung với công ty Besix thì nhóm tiến hành tiếp cận 2 công ty đó thông qua đánh giá khả năng hợp tác của hai bên Ngoài ra, còn đánh giá những yếu tố như sức mạnh kinh tế, kỹ thuật, lịch sử hoạt động của công ty để đưa ra phương án hợp tác hợp lý.

Sau khi đã xác định được những yếu tố nêu trên phù hợp với khả năng của HPG thì nhóm sẽ tiến hành đàm phán với nhau những thoả thuận, hợp đồng Với mong muốn là HPG sẽ trở thành nhà cung cấp thép cho một trong hai công ty nêu trên Hơn hết, HPG sẽ từng bước cải thiện và phát triển hơn để trở thành nhà cung cấp thép độc quyền cho công ty tại nước Bỉ.

Tuy nhiên, đây chỉ là kịch bản dự phòng trong trường hợp Besix không đồng ý hợp tác và vẫn sẽ còn nhiều sai sót và biến cố trong tương lai nên nhóm sẽ phải có sự hỗ trợ và tư vấn từ các chuyên gia để ra một kịch bản dự phòng hoàn chỉnh hơn.

Ngày đăng: 07/05/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w