MỤC LỤC
Vào giai đoạn đầu khi sang thị trường mới thì mục tiêu chính của Hòa Phát chính là tìm kiếm cơ hội, tăng doanh thu và chưa biết rừ tiềm năng thị trường mới sẽ như thế nào nờn phương thức xuất khẩu sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Bỉ cũng có một số quy định phòng vệ thương mại để bảo vệ các sản phẩm thép trong nước khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ các quốc gia khác như: Thuế quan, Chính sách xuất nhập khẩu, Quy định về chất lượng và an toàn, Quy định bảo hộ ngành công nghiệp. Khi gia nhập vào thị trường Bỉ doanh nghiệp Hòa Phát phải đối mặt với các ông lớn trong ngành thép như Europe Hainaut, Liberty Liege, Industeel Belgium Hainaut,…là những doanh nghiệp đi trước đã có chỗ đứng trên thị trường cùng với những cuộc chiến khốc liệt về giá cả, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng.
Với sản phẩm thép Hòa Phát luôn đảm bảo từ nguyên vật liệu đến sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất và cùng với những kinh nghiệm đã có khi xuất khẩu vào những thị trường khó tính khác như Mỹ, Pháp, Trung Quốc thì Hòa Phát Group vẫn có khả năng thành công cao khi xuất khẩu qua thị trường béo bở này. Thị trường hiện tại chỉ có một vài nhà cung cấp lớn như Rio Tinto (sản lượng 329.5 triệu tấn/năm), BHP (227 triệu tấn/năm), FMG (170 triệu tấn/năm), Royhill (55 triệu tấn/năm), họ sẽ tạo áp lực cạnh tranh mạnh ảnh hưởng tới việc xuất khẩu cho Hòa Phát nói riêng và thị trường thép nói chung. Đặc biệt Hòa Phát lại là một tập đoàn nổi tiếng về thị trường thép thế nên khả năng cân bằng giá từ khâu nhập nguyên vật liệu được đội ngũ nhân viên tập đoàn Hòa Phát làm rất tốt từ đó các nhà cung cấp không có cơ hội để “hét giá” nguyên vật liệu lên cao, không làm cho chi phí đầu vào tăng, và hoàn toàn không ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Khách hàng có thể là người tiêu dùng nhỏ lẻ, thì rào cản chỉ đơn thuần là về giá cả và thông tin sản phẩm, họ sẽ rất quan trọng về thông tin và nguồn gốc sản phẩm cũng như cân nhắc về giá giữa nhiều nhà cung cấp khác nhau và mong muốn được giá niêm yết nhất khi ra quyết định mua hàng. Đối với mặt hàng thép, các sản phẩm thay thế có thể là Chất dẻo phức hợp nano, Sợi carbon fiber, Thanh polymer cốt sợi, Graphene, Gỗ siêu cứng,..Các sản phẩm thay thế vẫn có khả năng đáp ứng được một phần nhu cầu của người mua và thị trường. Để một doanh nghiệp bước đầu gia nhập ngành thép thì chi phí đầu tư ban đầu là rất cao vì đòi hỏi phải có công nghệ và thiết bị sản xuất chuyên nghiệp, hệ thống quản lý chất lượng và an toàn lao động phải đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành.
Một số quy định và chính sách pháp lý cần lưu ý có thể là Luật về bảo vệ môi trường vì ngành thép có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do đó cần phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như xử lý chất thải, quản lý khí thải, nước thải.
Ngoài ra, Bỉ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển và có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm thép, do đó, xuất khẩu sản phẩm của mình đến Bỉ sẽ giúp Hòa Phát khai thác thị trường tiềm năng và tăng cường tầm nhìn quốc tế của mình. Nhóm quyết định 3 năm đầu sẽ xuất khẩu với mục tiêu thăm dò thị trường và có những kế hoạch thâm nhập thị trường Bỉ bằng việc xây dựng các mối quan hệ với các đối tác tại thị trường này, từng bước khẳng định vị thế của thép Hoà Phát. Vốn đầu tư ban đầu là 1,000,000 USD đây là con số tương đối cao do việc chi trả cho các chi phí ban đầu về nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, các khâu sản xuất và nhiều thứ khác phải chuẩn bị để thực hiện việc xuất khẩu sang Bỉ trong năm đầu tiên.
Tập đoàn Hòa Phát được đánh giá là đứng đầu về nguồn cung và chất lượng sắt thép tại Việt Nam thậm chí là đứng đầu của Đông Nam Á, đã xuất khẩu sang các thị trường Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, châu Úc (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada…). Mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Bỉ ngày càng được thúc đẩy phát triển, theo đó công ty Besix cũng từng là một trong những nhà đầu tư vào dự án trung tâm logistics Cái Mép Hạ và cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Đây được xem là dự án thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giao thương giữa Hà Lan - Bỉ - Việt Nam, khi hai đại sứ quán từ Hà Lan và Bỉ gửi thư đề nghị đề xuất nhà đầu tư và tiến hành thực hiện dự án và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2020) đồng ý và khẳng định Chính Phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam, ngược lại Vương quốc Bỉ cũng hỗ trợ như vậy.
Các quốc gia EU luôn hướng đến việc sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường vì vậy thép Hòa Phát bên cạnh việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, Hòa Phát nên đề cao việc đầu tư, sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ở các khu vực sản xuất của Hòa Phát trên toàn quốc. Hòa Phát dành 30% vốn cố định của các dự án thép cho các hạng mục về môi trường nhằm tiến tới đáp ứng các tiêu chuẩn của châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, hướng tới sản xuất thép “xanh”, áp dụng giải pháp công nghệ tuần hoàn khép kín, thân thiện với môi trường. Mở rộng thị trường: Besix đã tham gia đầu tư tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực thầu xây dựng cảng logistics thế nên khi hợp tác sẽ giúp Besix mở rộng lĩnh vực xây dựng, đầu tư công trình tại Việt Nam và có thể nhờ vào hợp tác với Hoà Phát sẽ có được thêm nhiều mối quan hệ đối tác và sẽ có nhiều công trình được thành lập.
Hòa Phát là tập đoàn sắt thép lớn nhất tại Việt Nam cho nên việc áp dụng nhiều nền tảng công nghệ khác nhau là điều vô cùng thiết yếu để tiếp tục đưa ra những sản phẩm chất lượng hơn giúp việc sản xuất các thành phẩm ra nước ngoài trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn mà vẫn giữ được chất lượng cao.
POSCO VST do sức ép doanh số mà xuất hóa đơn với số lượng hàng rất lớn không phản ánh thực tế giao nhận hàng hóa giữa hai bên. Văn bản xác nhận công nợ chỉ để xác định trách nhiệm nhằm tiếp tục lấy hàng. Tòa án chấp nhận đơn khởi kiện của POSCO VST, buộc Thành Nam phải trả cho POSCO VST số tiền gốc 58 tỷ đồng và số tiền lãi trả chậm là 42 tỷ đồng, tổng cộng là 100 tỷ đồng.
Thứ hai, sở dĩ vụ kiện kéo dài là do POSCO VST không chứng minh được nguồn gốc số nợ 58 tỷ và Thành Nam khẳng định: có những hóa đơn được xuất vì tạo điều kiện cho POSCO VST giải quyết áp lực doanh số. Thậm chí, khi POSCO VST nộp 6 tài liệu đối chiếu công nợ cho cơ quan tố tụng thì có đến 3 tài liệu mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như: trong biên bản làm việc 27/11/2013 khụng rừ chủ thể đại diện của Thành Nam là ai, khụng cú giấy uỷ quyền, không có dấu doanh nghiệp, dấu treo. Vì vậy, Hoà Phát cần phải lưu ý điểm này, trong quá trình làm việc, thoả thuận với đối tác cần phải xỏc định rừ trong biờn bản đối tượng mỡnh đang làm việc cựng là ai, cú được uỷ quyền hay không, để các thông tin trong biên bản được ghi nhận một cách rừ ràng, minh bạch và chớnh xỏc.
Hơn nữa, Hòa Phát cũng nên lưu ý về các quy định phòng vệ thương mại của Bỉ (châu Âu) để giảm rủi ro vướng phải các vụ kiện từ Bỉ. Đồng thời, Hòa Phát nên làm việc với các đơn vị tư vấn để tham khảo ý kiến.