Cơ sở lý thuyết
Thị trường chứng khoán
1.1 Cơ sở hình thành TTCK:
Lịch sử đã chứng minh rằng: Sự ra đời, tồn tại và phát triển TTCK là sản phẩm tất yếu khách quan của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường Nhìn chung, sự ra đời của TTCK ở các quốc gia đều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu sau:
*Thứ nhất: Giải quyết quan hệ giữa cung và cầu vốn tiền tệ.
Với mỗi quốc gia nguồn cung vốn bao gồm: nguồn cung trong nước và nguồn cung từ bên ngoài.
- Nguồn cung trong nước: có thể chia thành nguồn cung từ tích lũy và nguồn cân đối tạm thời.
+ Nguồn cung tích lũy: Nguồn cung này bao gồm tiết kiệm của dân chúng, lợi nhuận của các doanh nghiệp, các quỹ chuyên dụng. Tùy theo tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước mà nguồn cung từ tích lũy cao thấp khác nhau Đây là nguồn cung có tính chất dài hạn và tương đối ổn định.
+ Nguồn cân đối tạm thời: Đây là nguồn cung vốn từ việc cân đối tạm thời các nguồn tiền hoặc quỹ chưa sử dụng đến của ngân sách hay của các doanh nghiệp,… Nguồn vốn này mang tính chất tạm thời vì vậy nó không ổn định Tuy nhiên quy mô của nó cũng không phải nhỏ.
- Nguồn vốn từ bên ngoài: Đây là nguồn vốn từ các tổ chức tài chính – tiền tệ quốc tế hay các quốc gia khác chuyển đến thường là từ các nước phát triển sang các nước chậm phát triển Nguồn vốn này bao gồm: Kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp (đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay, viện trợ,…) Nguồn cung vốn từ bên ngoài có quy mô lớn nhưng là nguồn cung không liên tục và cũng không ổn định vì nó phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khách quan bên ngoài hơn là các yếu tố chủ quan trong phạm vi quốc gia.
* Thứ hai: Sự xuất hiện các loại chứng khoán.
Document continues below kế toán
40 Câu hỏi Đúng Sai môn K ế toán tài… kế toán 100% (9) 6
Thu ậ n l ợ i và thách thức của GCCN VN kế toán 100% (5) 2
[123doc] - giai-bai- tap-ke-toan-hanh-… kế toán 100% (5) 16
Toán xác su ấ t th ố ng kê kế toán 100% (4) 13
57 Đây là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của TTCK
- Về phía nhà nước: Khi ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt, cũng có nghĩa là cầu về vốn tiền tệ xuất hiện, chính phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tạo ra nguồn bù đắp cho sự thâm hụt đó như: Phát hành tiền, vay các ngân hàng, tìm nguồn tài trợ từ các đối tác nước ngoài,… Tuy nhiên các biện pháp này đều có những hạn chế và có thể gây nên những hậu quả nhất định đối với nền kinh tế xã hội quốc gia Vì vậy, một biện pháp được coi là tối ưu hơn cả, đó là nhà nước trực tiếp vay nợ của mọi tầng lớp dân cư cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế dưới hình thức tín dụng nhà nước, bằng các phát hành trái phiếu chính phủ.
- Về phía doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể thứ hai (sau nhà nước), cũng có nhu cầu rất lớn và thường xuyên về vốn tiền tệ Được chủ động tạo vốn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án tài trợ hiệu quả nhất, nghĩa là với chi phí sử dụng vốn thấp, ít rủi ro nhất Nói chung, doanh nghiệp có hai giải pháp cơ bản đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư Trước hết là khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp Tuy nhiên khả năng này là hạn chế và thường chỉ đáp ứng một phần nào đó nhu cầu vốn đầu tư Biện pháp thứ hai là huy động vốn từ bên ngoài Chủ yếu có hai phương án Hoặc là vay vốn từ các tổ chức tín dụng, hoặc là phát hành trái phiếu hay cổ phiếu Biện pháp truyền thống là vay ngân hàng, bên cạnh những ưu điểm cũng bộc lộ những khó khăn và hạn chế nhất định về thủ tục, điều kiện, tài sản đảm bảo, số lượng tiền vay Việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu mở ra khả năng tài trợ to lớn với những ưu điểm nổi trội so với các phương pháp truyền thống Các loại cổ phiếu và trái phiếu do công ty phát hành, chính là những chứng khoán.
1.2 Khái quát chung về TTCK:
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán:
- Khái niệm thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch mua bán chứng khoán Việc mua bán này được tiến
BÀI T Ậ P K Ế NGÂN HÀNG - bài t ậ p k ế … kế toán 90% (10)9 hành ở thị trường sơ cấp, khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp Như vậy, TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các loại chứng khoán, đó là các khoản nợ và chứng khoán vốn (còn gọi là công cụ sở hữu)
Thứ nhất, hàng hóa của TTCK là các loại chứng khoán Đó là những công cụ chuyển tại giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh Chứng khoán có những đặc điểm khác biệt so với các loại hàng hoá thông thường Nếu như mỗi loại hàng hóa thông thường đều có tính năng tác dụng và mục đích sử dụng riêng (mua để sử dụng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất, mua để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân như ăn, mặc…) thì chứng khoán không có những tính năng tác dụng riêng đó Vì thế ở các thị trường hàng hóa, người sản xuất - người bán và người mua đều rất quan tâm tới hình dáng, mẫu mã, kích thước, chất liệu, tác dụng, giá thành và giá cả của sản phẩm; ở TTCK, do chứng khoán là những công cụ chuyển tải giá trị nên người ta chỉ quan tâm đến chứng khoán đó thật hay giả, khả năng sinh lợi và rủi ro tiềm ẩn thế nào, khả năng thanh khoản ra sao Nói các khác, việc phát hành, giao dịch các chứng khoán với tư các là hàng hóa trên TTCK của tổ chứng phát hành, của nhà đầu tư nhằm mục đích huy động các nguồn vốn nhàn rỗi cho đầu tư, đồng thời thực hiện việc chuyển dịch các dòng tiết kiệm và đầu tư nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận.
Thứ hai, TTCK được đặc trưng bởi hình thức chuyển giao tài chính trực tiếp, những người có khả năng cung ứng vốn có thể điều chuyển vốn trực tiếp cho người cần vốn mà không cần thông qua các trung gian tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, ) với tư các là một chủ thể riêng biệt, độc lập thực hiện huy động vốn để phân phối vốn nhằm đạt được những lợi ích riêng.
Thứ ba, hoạt động mua bán trên TTCK chủ yếu được thực hiện thông qua người môi giới.
TTCK được cấu thành bởi nhiều bộ phận thị trường, trong đó TTCK tập trung và thị trường OTC là những bộ phận quan trọng Do hàng hóa của thị trường này là các công cụ chuyển thì giá trị, nên bằng những giáo quan thông thường nhà đầu tư khó có khả năng phân biệt được chứng khoán đó có đảm bảo yêu cầu về mặt pháp lý cũng như chất lượng của chúng Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư, đảm bảo TTCK hoạt động đúng pháp luật, công bằng, công khai và hiệu quả, luật pháp các nước thường quy định hoạt động mua bán chứng khoán trên các thị trường có tổ chức phải thông qua các trung gian, đó là những nhà môi giới chứng khoán đã được cấp phép là thành viên giao dịch của thị trường đó Các nhà đầu tư muốn mua hoặc bán chứng khoán không thể đến thị trường đàm phán để mua bán trực tiếp, mà bắt buộc phải đặt lệnh mua bán qua các nhà môi giới chứng khoán.
Thứ tư, TTCK gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
TTCK bao gồm nhiều bộ phận thị trường khác nhau, trong đó TTCK tập trung là bộ phận trung tâm Ở thị trường này tất cả mọi người đều được tự do tham gia mua và bán theo nguyên tắc hoạt động của thị trường Không có sự áp đặt giá cả trên TTCK, giá cả ở đây được xác định dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán.
Thứ năm, TTCK về cơ bản là thị trường liên tục Sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp TTCK đảm bảo cho những người đầu tư có thể chuyển các chứng khoán của họ nắm giữ thành tiền bất cứ lúc nào họ muốn.
- Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán:
+ Tổ chức phát hành chứng khoán: Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương; doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng và phi tài chính); công ty quản lý quỹ đầu tư.
+ Nhà đầu tư chứng khoán: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức (nhà đầu tư chuyên nghiệp).
+ Người kinh doanh chứng khoán: Công ty chứng khoán; nhà đầu tư có tổ chức (nhà đầu tư chuyên nghiệp); công ty quản lý quỹ đầu tư.
+ Người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán (tổ chức phụ trợ): Tổ chức lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ; công ty đánh giá hệ số tín nhiệm; tổ chức tài trợ chứng khoán. + Người quản lý và giám sát thị trường: Cơ quan quản lý nhà nước đối với TTCK; Sở giao dịch chứng khoán; Hiệp hội các nhà KDCK. 1.2.2 Phân loại, chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán:
- Phân loại theo đối tượng giao dịch:
+ Thị trường cổ phiếu (thị trường vốn): Là thị trường mà đối tượng giao dịch là các loại cổ phiếu của các công ty cổ phần Thị trường cổ phiếu được coi là bộ phận cơ bản và giữ vị trí quan trọng nhất của hệ thống TTCK Nói đến TTCK người ta thường đồng nghĩa với thị trường cổ phiếu.
Tìm hiểu chung về sàn giao dịch chứng khoán
2.1 Khái niệm và vai trò của sàn giao dịch chứng khoán:
+ Sàn giao dịch chứng khoán là nơi diễn ra giao dịch, trao đổi,mua/bán các loại chứng khoán Đồng thời, sàn chứng khoán cũng là đơn vị trung gian thực hiện những hoạt động niêm yết, phát hành,thu hồi chứng khoán, thanh toán các khoản lợi nhuận và chi phí phát sinh.
- Vai trò của sàn giao dịch chứng khoán:
+ Đối với các doanh nghiệp, công ty, đơn vị: Sàn chứng khoán là trung tâm để họ kêu gọi vốn cho tổ chức của mình Nguồn vốn rất quan trọng để các đơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau có thêm kinh phí để phát triển, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường giá trị cho công ty nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. + Đối với nhà đầu tư: Sàn chứng khoán là phương tiện trung gian, giúp nhà đầu tư hiện thực hóa việc bỏ tiền mua chứng khoán với mục đích sinh lời Đồng thời, sản chứng khoán cũng cung cấp những thông tin hữu ích, yếu tố đảm bảo quyền đầu tư và tư vấn kỹ càng cho những người tham gia.
+ Đối với nền kinh tế: Sản chứng khoán là vị trí lưu chuyển dòng tiền, điều hướng về địa chỉ có nhu cầu, tận dụng những nguồn tài nguyên để giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, giúp nhà đầu tư có lợi nhuận Từ đó, góp phần quan trong sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế nói chung.
2.2 Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (HOSE):
Sàn HSX hay HOSE (Ho Chi Minh Stock Exchange) là sàn giao dịch chứng khoán dành cho các cổ phiếu của công ty đại chúng niêm yết do Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh tổ chức và quản lý Chỉ số chứng khoán VN-Index là đại diện thể hiện biến động giao dịch của sàn này Đây là sàn chứng khoán đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam hiện nay, sàn được thành lập từ năm 2000 Sàn HOSE trực thuộc quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, là nơi được quyền niêm yết, cấp phép cho các công ty phát hành chứng khoán Đơn vị Sở hoạt động có trách nhiệm như 1 công ty thành viên Nhà nước Hiện nay, sàn HOSE đang có nhiều sở giao dịch chứng khoán trong nước và trên thế giới, vốn điều lệ 1000 tỷ đồng.
Các lệnh giao dịch sàn chứng khoán HOSE:
ATO là lệnh giao dịch tại mức giá mở cửa chỉ có tại sàn Hose Lệnh ATO thường được ưu tiên hơn so với các lệnh khác trong cùng một thời điểm khớp lệnh Nếu lệnh không được niêm yết sẽ tự động bị huỷ sau khi xác nhận giá mở cửa.
Tương tự như lệnh ATO nhưng khác nhau về thời điểm xác định mức giá khớp lệnh Nếu lệnh ATO là khớp lệnh tại giá mở cửa thì lệnh ATC thực hiện khớp lệnh tại mức giá đóng cửa Ngoài ra lệnh ATC được sử dụng trên cả hai sàn HSX và HNX.
Lệnh LO trong sàn giao dịch Hose có thể sử dụng để mua hoặc bán chứng khoán khi thị trường có mức giá tốt Lệnh giới hạn LO sẽ kết thúc vào cuối ngày giao dịch hoặc khi nhà đầu tư chủ động huỷ bỏ. Lệnh thị trường MP: Đây là lệnh tự động bán chứng khoán khi mức giá lên cao nhất và mua chứng khoán khi mức giá xuống thấp nhất Lệnh thị trường MP chỉ thực hiện được trong khớp lệnh liên tục.
Những phương thức giao dịch trên sàn giao dịch HOSE:
Mỗi lệnh giao dịch sẽ có những đặc điểm và cách hoạt động riêng khác nhau Trong sàn giao dịch, phương thức giao dịch các lệnh thường thực hiện theo 3 khớp lệnh như sau:
Khớp lệnh định kỳ: Giao dịch được thực hiện dựa trên khớp lệnh mua và bán chứng khoán xác định tại cùng một thời điểm Điều này tức là xác định lệnh bán giá đóng cửa và lệnh mua giá mở cửa trong phiên giao dịch;
Khớp lệnh thỏa thuận: Nhà đầu tư thực hiện thỏa thuận về điều kiện giao dịch, sau đó tiến hành nhận thông tin vào hệ thống; Khớp lệnh liên tục: Thực hiện so sánh khớp lệnh bán và mua liên tục sau khi nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán.
Những quy định thời gian về sàn giao dịch chứng khoánHose:
Mỗi sàn chứng khoán sẽ có thời gian giao dịch khác nhau Ngoài phương thức giao dịch, nhà đầu tư nên nắm rõ thời gian giao dịch sàn Hose là gì để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
Sàn giao dịch Hose thường mở cửa lúc 9h, đóng cửa lúc 15h và nghỉ trưa giữa phiên từ 11h30 – 13h Sàn Hose làm việc giờ hành chính và nghỉ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ theo quy định nhà nước.
Hơn nữa, đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng và ETF thời gian thực hiện phương thức giao dịch quy định cụ thể như sau:
9h – 9h15: Khớp lệnh định kỳ mở cửa;
13h – 14h30: Khớp lệnh liên tục II;
14h30 – 14h45: Khớp lệnh đóng cửa; 14h45 – 15h: Giao dịch thỏa thuận.
Thực trạng tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2019 – 2021 và Ứng dụng đầu tư thực tế trên sàn HOSE
Thực trạng tập đoàn Hòa Phát và cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2019 – 2021
1.1 Tổng quan về tập đoàn Hòa Phát:
Lịch sử hình thành và phát triển: Thành lập năm 1992, Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát chuyên buôn bán các loại máy xây dựng Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát có 11 công ty thành viên hoạt động trên phạm vi toàn quốc, và 01 văn phòng tại Singapore.
Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm,Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất, Top 5 doanh nghiệp niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.
Tầm nhìn: Trở thành Tập Đoàn sản xuất công nghiệp với chất lượng dẫn đầu, trong đó Thép là lĩnh vực cốt lõi.
Sứ mệnh: cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đạt được sự tin yêu của khách hàng. Định vị: Tập Đoàn Hòa Phát - Thương hiệu Việt Nam - Đẳng cấp toàn cầu.
Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn và đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như người một nhà với các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập.
1.2 Giới thiệu chung về cổ phiếu HPG:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát niêm yết cổ phiếu lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào ngày 15/11/2007 với mã chứng khoán là HPG Đây là cổ phiếu được đánh giá tốt nhất hiện nay và được nhiều người lựa chọn để đầu tư dài hạn.
Thông tin cổ phiếu HPG:
Ngày giao dịch đầu tiên là 15/11/2007 Giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 127.0 nghìn đồng Khối lượng cổ phiếu niêm yết lần đầu là 132.000.000.
Tên cổ phiếu: Cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Loại cổ phiếu: Cổ phiếu phổ thông
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành tính đến ngày 07/06/2021: 4.472.922.706 cổ phiếu
Vốn thị giá tính đến ngày 07/06/2021: 205.083,5 tỷ đồng
Khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày: 17.475.400
Giá tham chiếu đầu tiên: 45.800 đồng/cổ phiếu
EPS tính đến quý 4 năm 2022: 8,630
Cổ phiếu HPG được niêm yết trên sàn chứng khoán từ cuối năm
2007, mặc dù có biến động nhưng xu hướng chung là tăng Giá cổ phiếu HPG ghi nhận mức thấp nhất là 990 đồng/cổ phiếu vào ngày 24/02/2009, cao nhất là 58.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 28/10/2021. Năm 2019 giá cổ phiếu có giảm mạnh nhưng tới năm 2020 tăng trở lại gấp 4 lần Giá cổ phiếu hiện nay của Tập Đoàn có xu hướng giảm.
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát có mức khuyến nghị mua cao và phù hợp với đầu tư dài hạn Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vinh dự nằm trong Top 3 Doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư và các định chế tài chính đánh giá cao nhất Tập đoàn Hòa Phát luôn dẫn đầu trong ngành và còn phát triển lớn mạnh hơn trong tương lai.
1.3 Thực trạng cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán:
1.3.1 Thực trạng cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 2.761.074.115 cổ phiểu với mệnh giá là 10.000 đồng/ cổ phiếu năm 2019
Trên thị trường, cổ phiếu HPG đang trong xu hướng giảm điểm mạnh, giảm khoảng 36% từ mức đỉnh 45.000 đồng về mức 28.900 đồng/cổ phiếu (chốt phiên 17/1/2019) Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu Hòa Phát từ ngày 22/1 - 20/2/2019 Phương thức giao dịch theo hình thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Trong quý II/2019, ngày 05/06/2019, HPG Trả cổ tức năm 2018 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:3.
Qúy III/2019 cổ phiếu HPG đang được giao dịch ở mức 22.550 đồng/cổ phiếu, giảm 7% so với đầu tháng 7 và giảm 17% so với mức cao nhất đạt được trong nửa đầu năm (đầu tháng 3).
Qúy IV/2019 sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 22/10, cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát bật tăng 1,9% lên 21.600 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh hơn 4 triệu đơn vị Kể từ cuối tháng 9 tới 23/10, cổ phiếu HPG liên tiếp giảm từ mức giá 22.250 đồng/cổ phiếu xuống 21.200 đồng/cổ phiếu (phiên 21/10), tương đương gần 5% Trong khoảng 20 phiên giao dịch gần nhất, phiên đóng cửa trong sắc đỏ của HPG chiếm áp đảo dù mức giảm không quá cao.
Giá trị sổ sách của HPG là 17.248/cổ phiếu Tại mức P/E trung bình
1 năm là 9.2x, giá trị cổ phiếu HPG được định giá ở mức 47,000 đồng vào cuối năm 2019.
1.3.2 Thực trạng cổ phiếu HPG trên thị trường chứng khoán
2020: Đầu năm 2020, số lượng cổ phiếu niêm yết đang lưu hành của Tập đoàn Hòa Phát là 2.761.074.115 cổ phiếu, có vốn hóa 67.784 tỷ VND. Sau khi ảnh hưởng của việc chi trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu thì tính đến 10/2/2020, số cổ phiếu hiện đang lưu hành của Hòa Phát đã tăng lên 3.313.282.659 cổ.
Chốt phiên giao dịch tháng 5, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục tăng 4.2% sau phiên tăng trần Theo phương pháp P/E, Hòa Phát được định giá ở mức P/E là 24,500 VND/cổ phiếu, theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, định giá Hòa Phát ở mức cổ phiếu 38,000 VND/cổ phiếu.
Quý IV/2020, nhóm quỹ Dragon Capital công bố thông tin về việc đã chi gần 50 tỷ đồng để thực hiện giao dịch mua 1 triệu cổ phiếuHòa Phát (HPG) trong ngày 18/11, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm lên 269,13 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 6,0183% với mức giá là 49.950 đồng/cổ phiếu.
Kết thúc phiên giao dịch tháng cuối tháng 11, do ảnh hưởng chung bởi thị trường chứng khoán thế giới và thông tin ngày càng nhiều các ca dương tính Covid-19 được ghi nhận ở Việt Nam, cộng với việc khối ngoại liên tục bán ròng đã khiến giá cổ phiếu HPG giảm xuống dừng ở mức 37.500 đồng/cổ phiếu Lũy kế từ đầu năm 2020 đến nay, giá cổ phiếu đã tăng hơn 95% Như vậy, có thể thấy cổ phiếu HPG đã đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư trong thời gian qua.
Giá trị sổ sách 1 cổ phiếu của công ty đến 31/12/2020 là 17.826 đồng/cổ phiếu Giá trị cổ phiếu HPG theo phương pháp định giá P/E là 72.927 đồng Quyết định sử dụng P/E nâng giá mục tiêu từ 46,700 VND/cổ phiếu lên 52,900 VND/cổ phiếu vì những tín hiệu tích cực từ việc tiêu thụ HRC.
1.3.3 Thực trạng cổ phiếu HPG thị trường chứng khoán 2021:
Ứng dụng đầu tư thực tế trên sàn HOSE từ 26/09/2022 đến 24/10/2022
Hoạt động mở tài khoản:
Các bước mở tài khoản và mua cổ phiếu HPG trên sàn giao dịch aladin:
Bước 1: Mở tài khoản chứng chứng khoán trên sàn giao dịch ảo aladin: https://www.aladin.finance/
Bước 2: Đặt lệnh giao dịch LO với mã cổ phiếu là HPG:
Với số tiền 1 tỷ đồng đặt lệnh mua cổ phiếu HPG:
Giá niêm yết là 22.300(VND/CP).
Số lượng mua: 44000 (cổ phiếu).
Nhật ký đầu tư chứng khoán:
Ngày 26/09/2022 lúc 10h50p nhóm 8 có 1.000.000.000 (VNĐ) đặt lệnh mua 44000 cổ phiếu thưởng của công ty hòa phát (HPG) với giá niêm yết 22.300 (VND/Cổ Phiếu) đến 10h56p cùng ngày khớp lệnh.
Tổng quan thị trường chứng khoán VN-Index từ ngày 26/9 đến 24/10:
Nhận xét : Sắc đỏ bao trùm sàn giao dịch từ đầu đến cuối phiên, càng về sau mức giảm càng sâu dần, từ đó kéo theo chỉ số VN-Index giảm mạnh hơn VN-Index lao dốc về đáy hơn 2 tháng sau thông tin Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành Ngày 26/9/2022 đến ngày 24/10/2022, VN-Index đã giảm mạnh về mức đáy chỉ còn 986.15 điểm Trong đó, ngày 03/10/2022, VN-Index giảm “kinh hoàng” và rơi khỏi mốc 1.100 điểm Đây cũng là phiên chỉ số giảm mạnh nhất Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm sâu, có nguy cơ chạm đáy từ ngày 6/10/2022 đến ngày 7/10/2022 Điều này là do VN-Index đã phải chịu một đợt bán tháo lớn do tâm lý tiêu cực đến từ quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) và ngân hàng Nhà nước, cũng như triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm Nhưng từ ngày 10/10/2022 đến 14/10/2022, thị trường bắt đầu có tín hiệu tốt, khởi sắc và chuyển biến tích cực hơn, VN-Index lấy lại sắc xanh sau những phiên giao dịch tương đối ảm đạm Sau những chuỗi ngày tăng, VN-Index tiếp tục có nhiều sự biến động Từ ngày 17/10- 21/10/2022, khối ngoại đã mua ròng nhẹ với giá trị hơn 200 tỷ đồng trên toàn thị trường Sau nhịp hồi phục từ mốc 1.000 điểm, lực cầu đã bắt đầu suy giảm khi VN-Index chạm vùng 1.060 - 1.070 Ngay cả khi thị trường chứng khoán thế giới có diễn biến tích cực trong các phiên ngày 18 và 19/10, VN-Index cũng có diễn biến đi ngang Khi bên bán tỏ ra mất kiên nhẫn cùng với tâm lý lo ngại trước các thông tin kém sắc trên thị trường, áp lực bán đã tăng mạnh đẩy VN-Index giảm mạnh và chốt tuần tại 1.019,82 điểm Mức giảm đó chưa có dấu hiệu dừng lại cho đến ngày kết thúc phiên 24/10/2022, VN-Index xuyên thủng đáy xuống còn 986.15 điểm, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 11/2020 Đây cũng là vùng giá của VN-Index trước khi dịch COVID-19 ập đến
Tổng quan thị trường chứng khoán HPG từ ngày 26/9 đến 24/10:
Thị trường từ ngày 26/09/2022 đến 27/09/2022 tăng trưởng nhẹ:
Ngày 26/09/2022: Kết thúc phiên nhóm lãi 0,2% với giá đóng cửa
Ngày 27/09/2022: Kết thúc phiên nhóm lãi 0,2% với giá đóng cửa
Thị trường từ ngày 28/09/2022 đến ngày 04/10/2022 tất cả các mã trên sàn HOSE đều có tính thanh khoản cực kì cao do đó thị trường nhuộm sắc đỏ:
Ngày 28/09/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 2,4% với giá đóng cửa là 21,800 đồng/cổ phiếu.
Giá cổ phiếu đã bám vào đường Lower Band của Bollinger Bands và dải này đang bung nén mạnh nên xu hướng giảm vẫn còn Khối lượng giao dịch trong phiên sáng sụt giảm mạnh cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư.
Ngày 29/09/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 3,1% với giá đóng cửa là 21,650 đồng/cổ phiếu Thị trường chứng khoán ngày 29/09/2022 mở cửa với sắc xanh Cổ phiếu HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Hòa Phát bán ròng mạnh nhất đã tăng 0,69% sau phiên sáng.
Ngày 30/09/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 5,0% với giá đóng cửa là 21,200 đồng/cổ phiếu.
Do thứ 7, chủ nhật sàn HOSE không hoạt động nên thị trường ngày
01/10/2022 đến ngày 02/10/2022 không có biến động gì trên sàn
Thị trường chứng khoán vừa khép lại phiên giao dịch đầu tuần đáng thất vọng
Ngày 03/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 11,4%
Cổ phiếu HPG của Hòa Phát không tránh khỏi bị bán mạnh và đóng cửa giảm sàn “trắng bên mua”, xuống mức 19.750 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng 22 tháng (tính theo giá điều chỉnh).
Ngày 04/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 15,4%
Kết thúc phiên giao dịch 4/10, giá cổ phiếu HPG đóng cửa ở 18.850 đồng/cp, mức thấp nhất trong gần 2 năm qua. Đà giảm của HPG thời gian qua phần nào đến từ việc dòng tiền không còn đủ dồi dào để hấp thụ lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (free float) “khổng lồ”.
Ngày 05/10/2022 thị trường hồi phục nhẹ nhưng tổng quan toàn sàn HOSE tính thanh khoản của cổ phiếu vẫn đang tăng mạnh:
Ngày 05/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 13,8%
Cổ phiếu HPG đang giao dịch ở vùng giá 19.200 đồng/cổ phiếu (giá chốt phiên giao dịch ngày 5/10), giảm gần 46% từ đầu năm, và giảm hơn 55% từ đỉnh giá hồi tháng 10/2021 Như vậy sau khoảng thời gian gần 30 tháng, giá cổ phiếu của HPG lại rơi vào tình trạng giá 1x
- con số này là con số mà nhiều nhà đầu tư đang mơ ước từ rất lâu.
Từ ngày 06/10/2022 đến ngày 07/10/2022 thị trường có nguy cơ chạm đáy, nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán ròng cổ phiếu HPG do đó tính thanh khoản của cổ phiếu tăng nhanh:
Ngày 06/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 19,1% với giá đóng cửa là 18,000 đồng/cổ phiếu Cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hoà Phát giảm 1.200 đồng/cp, tương ứng giảm 6,2% về mức 18.000 đồng/cp HPG đã thủng mức giá đáy khoảng 20.500 đồng/cp Thậm chí, HPG còn không giữ được vị trí trong top 10 vốn hóa trên sàn chứng khoán Cổ phiếu HPG sụt giảm trong bối cảnh nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh, điển hình là giá thép.
Ngày 07/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 20,9% với giá đóng cửa là 17,600 đồng/cổ phiếu Sau chuỗi ngày giảm giá liên tiếp, cổ phiếu Hòa Phát trong phiên giao dịch chiều ngày 7/10 đã có thời điểm xuống chỉ còn 17.050 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu HPG đang giao dịch dưới giá trị sổ sách với P/B dự phóng 2022 là 0,9 lần
Nguyên nhân, đầu tiên phải kể đến nhu cầu thép hiện đang ở mức thấp do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, dòng tiền vào thị trường bất động sản cũng bị siết chặt thời gian qua Bên cạnh đó, giá thép giảm còn chi phí nguyên liệu đầu vào lại tăng Đồng thời, chi phí vận chuyển và xuất khẩu của Hòa Phát cũng tăng do những căng thẳng trên thị trường thế giới Với nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu và dư nợ vay USD lớn, Hòa Phát còn phải chịu lỗ chênh lệch tỷ giá và chi phí lãi vay tăng cao. Đến ngày 10/10/2022 thị trường có tín hiệu hồi phục nhưng vẫn không đáng kể so với mức bán ròng của các nhà đầu tư cổ phiếu HPG:
Ngày 10/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 17,6% với giá đóng cửa là 18,350 đồng/cổ phiếu.
HPG đã tăng 2,56%, trở lại vượt ngưỡng 18.000 đồng/cổ phiếu. Đồng thời, khối ngoại cũng đã trở lại mua ròng dù giá trị còn khá khiêm tốn (hơn 17 tỷ đồng). Đến ngày 11/10/2022 nhà đầu tư lại tiếp tục đẩy mạnh việc bán ròng các cổ phiếu:
Ngày 11/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 21,3% do ngày
11/10/2022 HPG không sàn, chỉ giảm 850 đồng tương ứng 4,63% về 17.500 đồng/cổ phiếu – tiếp tục dò đáy vài năm trở lại đây
Từ ngày 12/10/2022 đến ngày 14/10/2022 thị trường bắt đầu có tín hiệu tốt, khởi sắc và chuyển biến tích cực hơn Các nhà đầu tư đẩy mạnh việc mua cổ phiếu HPG do đó tính thanh khoản của HPG giảm nhưng vẫn không đáng kể so với những gì nhà đầu tư đã mất:
Ngày 12/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 16,0% với giá đóng cửa là 18,700 đồng/cổ phiếu
HPG tím trần lên 18.700 đồng/cổ phiếu Khối lượng giao dịch đạt gần 29 triệu đơn vị, cao hơn trung bình 10 phiên vừa qua Đây là sắc tím hiếm hoi mà cổ đông Hoà Phát chờ đợi sau chuỗi ngày lao dốc không thương tiếc.
Góp phần không nhỏ cho đà tăng này là khối ngoại đã mua ròng hơn 132 tỉ đồng, cao nhất trong một tháng qua So với đáy gần nhất, HPG hồi phục được 6,2% nhưng vẫn cách xa 23,8% so với đỉnh gần đây.
Ngày 13/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 12,5% cổ phiếu HPG có phần khởi sắc hơn khi giá đóng cửa là 19,500 đồng/cổ phiếu Đây là giá đóng cửa cao nhất trong các ngày giao dịch Thép là nhóm ngành ghi nhận diễn biến tích cực hơn Các cổ phiếu thu hút dòng tiền tham gia khá tích cực, đặc biệt về khoảng thời gian cuối phiên chiều.
Ngày 14/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 12,7% giá đóng cửa là
19,450 Thị trường chứng khoán đã tăng điểm trở lại, kết thúc chuỗi
6 tuần giảm điểm liên tiếp Mặc dù ảnh hưởng tâm lý từ sự kiện liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tiếp tục nhưng HPG (+10,5%).
Ngày 17/10/2022: Kết thúc phiên nhóm lỗ 13,6% giá đóng cửa là
19,250 Phiên đầu tuần phá gãy chuỗi ngày tăng điểm
Đánh giá
Theo Công ty Cổ Phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Top 10 doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019 Hòa Phát tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng này cùng nhiều tên tuổi trong nhóm cổ phiếu blue-chip khác Đây là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan
Năm 2020 là lần thứ 8 liên tiếp Hòa Phát được Forbes Việt Nam vinh danh là 1 trong 50 Công ty niêm yết tốt nhất, đồng thời là lần thứ hai lọt top 5 Công ty niêm yết dẫn đầu về doanh thu, top 10 về lợi nhuận Bên cạnh đó, Hòa Phát còn nằm trong Top 5 Công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất tại Sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2020 giá trị sổ sách 1 cổ phiếu của công ty đến 31/12/2020 là 17.826 đồng/cổ phiếu Giá trị cổ phiếu HPG theo phương pháp định giá P/E, P/B là 72.927 đồng và 27.666 đồng Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPG là một trong 30 mã cổ phiếu trong nhóm VN30 (30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất Cụ thể là nhóm 30 cổ phiếu này chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa thị trường và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường).
Ngày 21/6/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã chấp thuận niêm yết bổ sung gần 1,16 tỷ cổ phiếu HPG để trả cổ tức năm 2020 cho cổ đông của Công ty Tập đoàn Hòa Phát Điều này đồng nghĩa vốn điều lệ của Hòa Phát cũng tăng tương ứng thêm11.596 tỷ đồng, từ 33.313 tỷ lên 44.729 tỷ đồng Ngày 22/6 HoSE chấp thuận niêm yết bổ sung gần 1,16 tỷ cổ phiếu, Hòa Phát đã trở thành doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán.Sau phát hành, số lượng cổ phiếu niêm yết và giao dịch của HPG đạt trên 4,47 tỷ đơn vị, tương đương vốn điều lệ doanh nghiệp trên 44.729 tỷ đồng Năm 2021 với 4,4 tỷ cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE, HPG hiện có vốn hóa gần 10 tỷ đô la Mỹ, nằm trong Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tập đoàn Hòa Phát (HPG) vinh dự nằm trong Top 3 Doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư và các định chế tài chính đánh giá cao nhất.
3.2 Những thách thức đối với sự phát triển của cổ phiếu HPG:
- Hòa Phát rời top 10 vốn hóa:
Trong phiên giao dịch 21/6/2022, cổ phiếu HPG của Hòa Phát tiếp tục lao dốc 3,7% về mốc 20.700 đồng, mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua Còn so với lúc đạt đỉnh tháng 10/2021, thị giá HPG đã mất hơn phân nửa giá trị Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư bỏ 1 tỷ đồng mua HPG ở mức giá đỉnh thì hiện tại tài khoản chỉ còn chưa đầy 500 triệu Số lỗ cho khoản đầu tư như vậy là quá khắc nghiệt.
Vốn hóa thị trường của Tập đoàn HPG theo đó "bốc hơi" hơn130.000 tỷ đồng (~5,6 tỷ USD) từ vùng đỉnh, xuống còn quanh121.000 tỷ đồng như hiện tại (~5,2 tỷ USD)
Bên cạnh sự lao dốc của cổ phiếu HPG là sự vươn lên mạnh của PV Gas, Masan hay Vinamilk Hiện giá trị vốn hóa của Hòa Phát chỉ tương đương với VPBank, tranh nhau ở vị thế top 10 Tuy nhiên, mã này đang có diễn biến giá xấu hơn nhiều so với cổ phiếu ngân hàng VPBank Chưa kể áp lực bán tại HPG không chỉ đến từ khối nội mà đã bị khối nội rút lui từ trước Đây là cổ phiếu bị bán ròng lớn nhất thị trường Việt Nam khi nhà đầu tư nước ngoài đã rút gần 5.500 tỷ đồng kể từ đầu năm đến nay và xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
- Tập đoàn Hòa Phát bị xử phạt do vi phạm quy định chứng khoán:
Ngày 11/05/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát - HPG Theo đó, HPG bị phạt tiền 125 triệu đồng do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát không có thành viên Hội đồng quản trị độc lập vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 276 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
- Hạn chế của Tập đoàn Hòa Phát khi phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức:
Hòa Phát phát hành 1,34 tỷ cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2021 với tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 13.418 tỷ đồng Tỷ lệ thực hiện quyền 30%, tức là cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được nhận 3 cổ phiếu mới Bên cạnh chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, HPG cũng sẽ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 5%, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 500 đồng Tổng giá trị tiền mặt chi trả theo mệnh giá khoảng2.236 tỷ đồng Mặt bằng thị giá cổ phiếu xuống mức thấp, ban lãnh đạo lại chi trả 1,34 tỷ cổ phiếu trong khi doanh nghiệp còn rất nhiều tiền mặt mà tỷ lệ trả tiền mặt lại chỉ 5% Giảm 5% so với năm trước.Động thái này của Hòa Phát khiến rất nhiều cổ đông bức xúc.Trong thị trường giá xuống như thời điểm hiện nay, việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tăng và chi trả cổ tức bằng tiền mặt giảm sẽ gây tâm lý tiêu cực cho nhà đầu tư vì pha loãng cổ phiếu khiến cảm giác giảm giá cổ phiếu trở nên trầm trọng hơn, nhà đầu tư cảm thấy chắc ăn hơn khi nắm giữ tiền mặt Không chỉ vậy, một điểm nhà đầu tư cảm thấy không vui vẻ lắm khi được trả cổ tức bằng cổ phiếu là họ còn phải nộp thêm thuế.
3.3 Nguyên nhân gây ra những thách thức đối với sự phát triển của cố phiếu HPG:
- Hòa Phát rời top 10 vốn hóa: Đà giảm của cổ phiếu HPG trong thời gian qua, một phần do dòng tiền không còn đủ dồi dào để hấp thụ lượng cổ phiếu trôi nổi lên tới gần 3,2 tỷ đơn vị, chỉ xếp sau VPB (4,7 tỷ đơn vị) Điều này hoàn toàn trái ngược với thời điểm quý 2, quý 3 năm ngoái khi cổ phiếu doanh nghiệp đầu ngành thép có những phiên có giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Bối cảnh kinh doanh không còn thuận lợi cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giá cổ phiếu HPG, đặc biệt là đà giảm mạnh của giá thép. Theo đó, sau khi lợi nhuận đạt đỉnh vào quý 3/2021 nhờ giá thép tăng cao kỷ lục, lợi nhuận của Hòa Phát bắt đầu chững lại và đi xuống khi giá thép lao dốc Áp lực bán ra mạnh từ nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm 2022 đến nay cũng khiến thị giá cổ phiếu HPG càng giảm sâu Chỉ trong phiên 6/10, khối ngoại bán ròng hơn 198 tỷ đồng sau khi đã bán ròng gần 141 tỷ đồng trong phiên trước đó Tổng cộng, HPG đã bị khối ngoại bán ròng gần 5.800 tỷ đồng từ đầu năm tới nay.
Ngoài ra, mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng cũng là yếu tố gây bất lợi cho cổ phiếu này khi nợ vay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài chính của Hòa Phát Tính đến cuối quý 2/2022, doanh nghiệp này đang vay nợ hơn 70.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với các tài sản được hưởng lãi suất.
Quý 2/2022 có thể xem là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 2 năm trở lại đây đối với ngành thép nói chung vàHòa Phát nói riêng Giá thép giảm trong khi giá vốn cao khiến lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát giảm 59% so với cùng kỳ, xuống còn hơn 4.000 tỷ đồng.
- Tập đoàn Hòa Phát bị xử phạt do vi phạm quy định chứng khoán:
Quy định tại Khoản 4 Điều 276 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng:
Số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập của công ty niêm yết phải đảm bảo quy định có tối thiểu 02 thành viên độc lập trong trường hợp công ty có số thành viên Hội đồng quản trị từ 06 đến 08 thành viên Theo Báo cáo thường niên năm 2021 của HPG, Hội đồng quản trị của Tập đoàn có 7 người, gồm: 1 Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch và
3 thành viên Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát không có thành viên Hội đồng quản trị độc lập nên đã vi phạm quy định trên.
- Phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức:
Dù lượng tiền mặt của tập đoàn được duy trì ở mức cao (hơn 40.000 tỷ đồng) nhưng ban lãnh đạo Hòa Phát cho biết tập đoàn cần nhiều vốn để đầu tư cho các dự án nên tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt chỉ ở mức 5% Hòa Phát hiện đang đầu tư khoảng 63.000 tỷ đồng vào các công ty con và cần khoảng 75.000 tỷ đồng để đầu tư vào DungQuất Ban lãnh đạo tập đoàn cho biết có thể phải tăng vay nợ sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt.
Giải pháp và kiến nghị
Giải pháp đối với những thách thức của HPG
3.1 Huy động vốn vay của công ty cổ phần:
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với công ty cổ phần mà còn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Trong hoạt động của mình, công ty cổ phần luôn phải sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng phục vụ nhu cầu tài chính thường xuyên và cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Vốn vay ngân hàng có thể là dài hạn (thgờng từ 3 năm trở lên), trung hạn (từ 1 đến 3 năm), hoặc ngắn hạn (dưới 1 năm) Vốn vay có thể là vay nội tệ, vay ngoại tệ, và thông thường nguồn vốn vay này thường đi kèm với điều kiện tín dụng và qui trình cho vay chặt chẽ từ khía các NHTM đưa ra Điều kiện tín dụng: công ty cổ phần muốn vay được của NHTM phải đáp ứng được những yêu cầu an toàn tín dụng của ngân hàng Thông thường công ty cổ phần phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu
Sự kiểm soát của ngân hàng: công ty cổ phần chịu sự kiểm soát chặt chế của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng Thông qua sự kiếm soát đó, ngân hàng đảm bảo tiền của mình sử dụng đúng mục đích, sử dụng có hiệu quả Trong một số trường hợp, công ty cổ phần có thể mất đi quyền tự chủ trong kinh doanh của mình, ngân hàng có thể tham gia quá sâu vào việc ra các quyết định trong hoạt động của công ty.
Vốn từ tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại hình thành một cách tự nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần, nó tồn tại dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm, mua bán trả góp Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn tín dụng thơng mại là một phương thức huy động rẻ tiền, tiện dụng và rất linh hoạt trong kinh doanh Tín dụng thương mại góp phần củng cố thêm quan hệ giữa các bạn hàng, ít phải chịu sự kiểm soát Tuy nhiên, tín dụng thương mại lại tiềm ẩn rất nhiều yếu tố rủi ro, có thể gây vỡ nợ theo dây chuyền
3.2 Bổ sung bộ máy quản trị công ty:
Công ty CP Tập đoàn Hòa phát cần xây dựng lại bộ máy quản lí cũng như các bộ phận và thành viên cần thiết để có thể đảm bảo được quá trình hoạt động, phát triển của công ty Cụ thể cần bổ sung thêm các thành viên của hội đồng quản trị độc lập theo quy định tại Khoản 4 Điều 276 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Bởi thành viên Hội đồng quản trị độc lập, như tên gọi, là những người độc lập, không có quan hệ nhân thân, quan hệ về tài sản với công ty hay những người quản lý Sự tham gia của họ nhằm nâng cao năng lực giám sát, đảm bào cho tính minh bạch trong quá trình tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị, giúp ngăn ngừa việc che giấu, bưng bít thông tin.
3.3 Phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức:
Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, nguồn để thực hiện không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán
Trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp.
Kiến nghị
Thứ nhất, nâng cao vai trò của hoạt động phân tích tài chính trong quá trình quản lý và điều hành, coi hoạt động phân tích tài chính là một hoạt động bắt buộc.
Với sự phát triển của cơ chế thị trường hiện nay, hoạt động tài chính đóng một vai trò quan trọng, ngày càng phát triển và khẳng định mình Qua phân tích thực trạng tài chính của công ty sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của công ty điều này mang lại ý nghĩa lớn cho doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý Giúp cho công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn và nắm được những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải Giúp chúng ta đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp so với các công ty đối thủ Là một công ty trong ngành sản xuất thép, tuy nhiên CTCP Tập đoàn Hòa Phát vẫn chịu những ảnh hưởng chung của ngành.
Thứ hai, mở rộng hơn nữa thị trường quốc tế, đặc biệt là các quốc gia khối ASEAN, nhằm tận dụng các hiệp ước thuế quan đồng thời nâng trong cao vị thế của tập đoàn trên trường quốc tế.
Chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategy) là chiến lược định giá thấp cho các sản phẩm mới hoặc sản phẩm hiện có để gia tăng thị phần, thu hút lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thông qua các nỗ lực Marketing. Trường hợp thị trường được xem là bão hòa, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mới sẽ khó phát triển, tăng trưởng doanh thu bởi các doanh nghiệp hiện tại đã chiếm phần lớn thị phần Do đó, để thâm nhập thị trường thành công, đưa hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp, trong đó có tập đoàn Hòa Phát phải mở rộng và xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp, hiệu quả.
Chiến lược thâm nhập thị trường thường thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn như Hòa Phát, bởi khi sản xuất càng nhiều thì giá thành sản phẩm sẽ càng thấp Mức giá và lợi nhuận thấp là yếu tố cản trở sự phát triển và thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh.
Ngoài ra, chiến lược này rất phù hợp với những sản phẩm/ dịch vụ mang tính đại trà, ít sự khác biệt, thị trường phân phối rộng lớn,khách hàng mục tiêu đa dạng,… Điểm yếu trong chiến lược thâm nhập thị trường là việc tăng giá bán sẽ khó vì ảnh hưởng đến lượng lớn khách hàng mục tiêu.
Thứ ba, chú trọng hơn công tác lập kế hoạch tài chính để hoạt động này thực sự mang tính hướng đích và tạo sự chủ động cho hoạt động tài chính của tập đoàn.
Hiện tại thì tập đoàn vẫn đang thực hiện các hệ thống quản lý 1 cách chặt chẽ, bé cạnh đó còn 1 số bộ phận còn ở ngoài vùng phạm vi kiểm soát Vì vậy mà tập đoàn cần phải thực hiện:
- Xây dựng hệ thống quản lý theo từng ngành.
- Tăng cường đội ngũ giải quyết những tình huống cấp bách.
- Đưa ra những chiến lược hoạt động cho từng ngành nghề cũng như từng cấp bị của nhân viên (đưa ra giờ làm việc của nhân viên cụ thể, giờ nghỉ ngơi ).
- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo nên sự uy tín mở rộng thêm nhiều thị trường để tạo được sự hợp tác lâu dài cùng như các nhà đầu tư uy tín cho sản phẩm.
Trên thị trường chứng khoán thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, đầu tư và phân tích cổ phiếu giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn được những cổ phiếu tiềm năng.
Dựa trên những lý thuyết khái quát về cổ phiếu, kĩ năng đầu tư được đề cập trong bài tiểu luận, bài tiểu luận đã ứng dụng những kĩ thuật phân tích cổ phiếu có tính thực tiễn và phù hợp với cổ phiếu của công ty Hòa Phát.
Qua các vấn đề được nghiên cứu trong bài tiểu luận của nhóm 8, có thể thấy rất nhiều phương pháp đầu tư và phân tích cổ phiếu, tuy nhiên để phân tích được cổ phiếu của 1 công ty lớn như Hòa Phát cần rất nhiều phương pháp phân tích cổ phiếu Do đó khi thị trường chứng khoán phát triển hơn, các kĩ thuật được hoàn thiện hơn, thông tin của cổ phiếu được đầy đủ và chính xác hơn nữa, nhà đầu tư được hiểu biết nhiều hơn thì việc đầu tư và phân tích cổ phiếu sẽ thực sự phát huy chính vai trò của nó.
Danh mục tài liệu tham khảo: https://cafebiz.vn/co-phieu-hoa-phat-lien-tuc-pha-dinh-quy-penm- iii-cua-duc-muon-chot-loi-toan-bo-765-trieu-co-phieu-
20201125090546348.chn https://cachchoichungkhoan.com/danh-gia-co-phieu-hpg-cong-ty- co-phan-tap-doan-hoa-phat-2/ https://file.hoaphat.com.vn/hoaphat-com-vn/2022/04/bao-cao- thuong-nien-2021.pdf https://vn.tradingview.com/chart/bqF4NReC/?symbol=HOSE
%3AHPG https://www.aladin.finance/
40 Câu h ỏ i Đúng Sai môn Kế toán tà… kế toán 100% (9) 6
Thu ậ n l ợ i và thách th ứ c c ủ a GCCN VN kế toán 100% (5) 2
[123doc] - giai-bai- tap-ke-toan-hanh… kế toán 100% (5) 16
Toán xác suất thống kê kế toán 100% (4)13