TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT NHỰA CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NHỰA VIỆT ÚC SANG THỊ
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT NHỰA SANG THỊ TRƯỜNG
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới là mong muốn cũng là mục tiêu của nhiều quốc gia Trên 200 quốc gia trên thế giới đang cố gắng nỗ lực để khôi phục nền kinh tế và phát triển ngay sau khi đại dịch Covid 19 đƣợc kiểm soát tốt và đẩy mạnh công cuộc hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa Các lợi ích của hoạt động thương mại quốc tế đem lại hiệu quả cao góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và các lợi ích xã hội khác Vì vậy, Việt Nam cũng không ngoại lệ về việc hội nhập kinh tế thế giới này
Hiện nay, hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đang diễn ra rất sôi động, mạnh mẽ nhất từ trước đến nay Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải Quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong năm 2023 đại đƣợc hơn 681 tỷ USD Bên cạnh những đóng góp mạnh mẽ của các ngành công nghiệp lâu đời thì ngành công nghiệp Nhựa còn khá non trẻ nhƣng có sự phát triển tốt trong tương lai Ngành Nhựa được kỳ vọng là một trong những ngành có tiềm năng phát triển lớn và đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ
Trên thế giới và tại Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa mặc dù còn non trẻ nhƣng ngành công nghiệp nhựa đã và đang phát triển tốt trong thời gian gần đây Ngành Nhựa giai đoạn 2010 - 2020, là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng hàng năm từ 16% - 18% (chỉ sau ngành viễn thông và dệt may), có những mặt hàng tốc độ tăng trưởng đạt gần 100%/năm Với tốc độ phát triển nhanh, ngành Nhựa đang đƣợc coi là một ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam
Sự tăng trưởng đó xuất phát từ thị trường rộng, tiềm năng lớn và đặc biệt là vì ngành nhựa Việt Nam mới chỉ ở bước đầu của sự phát triển so với thế giới và sản phẩm nhựa đƣợc sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống bao gồm sản phẩm bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm nhựa kỹ thuật cao
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5,182 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm
2022 Tính riêng trong tháng 12/2023, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt 502,9 triệu USD, tang 2,5% so với tháng 11/2023 và tăng 10,8% so với tháng 12/2022 Tiếp tục kế tiếp đà tăng trưởng của tháng 12/2023, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tháng 01/2024 tiếp tục tăng đạt 509 triệu USD, tăng 1% so với tháng 12/2023 và tang 62,7% so với tháng 01/2023 Năm 2023, mặc dù xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới phục hồi yếu nhƣng vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu khá lớn, chỉ giảm nhẹ so với năm 2022
Có thể nhận thấy rằng nhựa là một trong những nguyên liệu phổ biến đƣợc sử dụng để sản xuất các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày cũng nhƣ là đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm nhựa ngày càng đa dạng, và đƣợc sử dụng thay thế nhiều loại vật liệu truyền thống nhƣ sắt thép, thủy tinh… Vì vậy, ngành công nghiệp nhựa ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế
Theo các chuyên gia từ Trung tâm WTO và hội nhập - VCCI đã chỉ ra rằng: ngành nhựa của Việt Nam có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang EU Các sản phẩm nhựa của Việt Nam thường có năng lực cạnh tranh cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhƣ bao bì, đồ gia dụng Ngoài ra, Việt Nam cũng có ƣu thế về giá cả cạnh tranh và thuế quan ƣu đãi từ EU, cùng khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ, là những yếu tố giúp tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu hạt nhựa của EU từ sản phẩm của Việt Nam Điều này có thể thấy rằng, các doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam có lợi thế và đủ khả năng để đáp ứng nhu khẩu nhập khẩu mặt hàng nhựa vào EU
Nắm bắt đƣợc tình hình kinh tế, tiềm năng cũng nhƣ cơ hội phát triển trên thị trường quốc tế của ngành Nhựa, Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc không nằm ngoài cuộc đua về xuất khẩu nhựa của Việt Nam để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu mới và đồng thời cũng nâng cao năng lực xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng như thị trường EU Là một trong những đơn vị đầu ngành chuyên cung cấp hạt nhựa nguyên sinh, hạt nhựa màu, bột màu, phụ gia… Hiện nay, các sản
3 phẩm hạt nhựa của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc đã có mặt tại nhiều quốc gia nhƣ Ấn Độ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc… Trong đó, EU sẽ là thị trường chính và trọng yếu mà Nhựa Việt Úc muốn chiếm thị phần trong thời gian tới Mặc dù EU là một thị trường khó tính nhưng lại đầy tiềm năng tiêu thụ sản phẩm tốt Những sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc đang này càng đáp ứng được tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường EU Đây được coi là tín hiệu tích cực để có động lực xuất khẩu sang thị trường này Minh chứng cho thấy trong giai đoạn 2020-2023 kim ngạch xuất khẩu sang EU có sự tăng nhanh qua các năm Đặc biệt vào năm 2022 kim ngạch xuất khẩu đạt mức hơn 3,8 tỷ VND, tăng 47,3% so với năm 2020 Tuy nhiên, mức kim ngạch xuất khẩu của Nhựa Việt Úc chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng của thị trường EU cũng như năng lực đáp ứng của công ty khi thị phần xuất khẩu sang EU còn rất nhỏ so với toàn ngành và vẫn chƣa quá nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh Đồng thời, công ty vẫn còn tồn tại các vấn đề trong việc nâng cao năng lực trong xuất khẩu và nếu không đƣợc cải thiện sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh nhƣ thị phần không chị tại thị trường EU mà còn các thị trường khác trên thế giới
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc, nhận thấy tình hình thực tế và nhận thức đƣợc tầm quan trọng trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp cùng với các kiến thức em đƣợc trang bị trong thời gian qua, em xin lựa chọn đề tài: “NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT NHỰA CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NHỰA VIỆT ÚC SANG THỊ TRƯỜNG EU”.
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu là nâng cao năng lực xuất khẩu là vấn đề rất quan trọng trong việc xâm nhập thị trường quốc tế Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề nâng cao năng lực xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp Tuy nhiên mỗi nghiên cứu đều có các góc nhìn nhận khác nhau thông qua cách tiếp cận về phương pháp, nội dung và tiêu chí đánh giá… Qua nghiên cứu và tìm hiểu, em nhận thấy có một số công trình nghiên cứu tương tự như sau:
Luận văn: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huệ, trường Đại học Thương mại thực hiện (2021) Đây là một đề tài phản ánh đầy đủ về năng lực cạnh tranh khi tham gia xuất khẩu trên thị trường quốc tế và cũng phân tích rõ ràng thực trạng của Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội” Luận văn đƣa ra các giải pháp thiết thực cho hoạt động kinhdoanh của công ty Tuy nhiên, bài viết gặp những hạn chế khi chỉ phân tích thực trạng và giải pháp trong hoạt động kinh doanh của công ty chứ không đi sâu vào phân tích năng lực cạnh tranh của công ty để từ đó làm cơ sở đƣa ra giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả nhất cho việc nâng cao năng lực khi xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
Luận văn: “Nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm thời trang sang thị trường Malaysia của công ty TNHH Fortunato” của tác giả Lê Đăng Đô, khóa luận tốt nghiệp năm 2022, trường Đại học Thương mại Luận văn đã nêu rõ, đầy đủ các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu Tuy nhiên khóa luận vẫn chưa phân tích đầy đủ, chi tiết những chỉ tiêu đó ảnh hưởng ra sao đến hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Khóa luận cũng đã đƣa ra một số thông tin nhƣ doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, giá cả và các tỷ suất có liên quan Tuy nhiên bài viết còn chƣa có những đề xuất, kiến nghị đưa lên công ty và nhà nước
Luận văn thạc sĩ: “Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc” (2016) của tác giả Đặng Hương Ly trường Đại học Ngoại thương đã tập trung vào việc phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc trong giai đoạn từ 2011 đến 2014 Tác giả đã đánh giá các chỉ tiêu về năng lực xuất khẩu, phân tích cơ hội và thách thức mà công ty đang phải đối mặt Mặc dù đã đề xuất các giải pháp khá chi tiết, nhưng tác giả chủ yếu tập trung vào những giải pháp từ phía Nhà nước, trong khi ít có kiến nghị dành cho doanh nghiệp Điều này đề cập đến một hạn chế trong phương pháp và phạm vi nghiên cứu, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn về vai trò của cả hai bên trong việc nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu da giày sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH MTV SenYing” của Nguyễn Thị Khánh Linh năm 2022 Bài khóa luận đã chỉ ra một số nguyên nhân như ảnh hưởng của đại dịch,
5 cạnh tranh khốc liệt, quản lý chƣa sát sao, đầu vào,… từ đó bài khóa luận có những dự báo phù hợp trong giai đoạn 2022-2031, bên cạnh đó bài còn thiếu phần giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và chƣa có những kiến nghị đối với nhà nước
Nghiên cứu: “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vị Việt Hưng” của tác giả Nguyễn Thị Nhƣ An (2016) bài nghiên cứu đƣa ra thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty để phân tích những lợi thế và những khó khan mà công ty đang gặp phải Từ đó đƣa ra các giải pháp liên quan trong việc nâng cao hiệu qua hoạt động xuất khẩu
Nhìn chung, hiện chƣa có đề tài nào nghiên cứu về “nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa sang thị trường EU và đặc biệt hơn là mặt hàng hạt nhựa của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc sang thị trường EU” Đây là một đề tài hoàn toàn mới Tác giả đã kế thừa các thông tin khái quát ngành, các giải pháp mang tính vĩ mô của các nghiên cứu trước vào đề tài của mình, đồng thời đƣa ra những nội dung mới và tổng hợp, phân tích các số liệu hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty trong 3 năm 2021 – 2023, từ đó đề xuất một số những kiến nghị, giải pháp cụ thể của cá nhân cho công ty.
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên việc hệ thống lý thuyết và nghiên cứu đánh giá thực trạng nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc Quá đó luận văn sẽ đƣa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa sang thị trường EU của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc trong thời gian tới
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng của doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hạt nhựa của
6 công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về điểm mạnh, điểm yếu tồn tại của doanh nghiệp trong giai đoạn
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc sang thị trường EU.
Đối tƣợng
Đối tƣợng nghiên cứu là nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc sang thị trường EU.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nhiên cứu: Nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc sang thị trường EU
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc sang thị trường EU
- Phạm vi nghiên cứu về sản phẩm: Hạt nhựa
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu giai đoạn từ năm 2021 đến năm
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kếp hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Nguồn báo cáo từ Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty cung cấp trong giai đoạn 2021 – 2023 để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng chung và thực trạng nâng cao năng lực xuất khẩu hạt nhựa của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc Từ đó, các dữ liệu cần thiết đƣợc tổng hợp để phục vụ cho mục đích của khoá luận là kiến nghị một số giải pháp để Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc nâng cao năng lực xuất khẩu ra thị trường quốc tế nói chung và sang thị trường EU nói riêng
Ngoài ra, một số dữ liệu tham khảo từ Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tƣ, các bài nghiên cứu, luận văn, luận án…
Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê: thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các báo đảng tin cậy liên quan khác Phân tích, giải thích, trình bày và tổ chức dữ liệu
- Phương pháp tổng hợp: dựa trên thông tin đã tìm hiểu, thu thập được, đánh giá mức độ liên quan và tính chính xác, tổng hợp lại
- Phương pháp so sánh bằng cách sử dụng hệ thống bảng biểu để so sánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc
Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài các phần Mục lục; Lời cam đoan; Lời cảm ơn; Danh mục bảng biểu; Danh mục sơ đồ, hình vẽ; Danh mục từ viết tắt; Kết luận, Tài liệu tham khảo; nội dung kết cấu của khóa luận bao gồm 4 chương sau:
Chương I: Tông quan của vấn đề nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và nâng cao năng lực xuất khẩu
Chương III: Thực trạng nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt Nhựa của công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc sang thị trường EU
Chương IV: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa Việt Úc sang thị trường EU
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU
Một số lý thuyết về xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu Đã có nhiều quan điểm, khái niệm về hoạt động xuất khẩu đƣợc đƣa ra tuy nhiên, theo quy định tại Luật thương mại 2005, tại điều 28, Khoản 1 thì xuất khẩu đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc đƣa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Xuất khẩu là một phạm trù kinh tế phản ánh hoạt động trao đổi, bán hàng hóa của một quốc gia với phần còn lại của thế giới hoặc có thể hiểu một cách đơn giản hơn: xuất khẩu là những hoạt động cụ thể trong trao đổi, bán hàng hóa của các chủ thể kinh tế trong nước với các đối tác nước ngoài Khi sản xuất hàng hóa phát triển thì hoạt động trao đổi hàng hóa sẽ mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới một quốc gia và quá trình đó mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia Xuất khẩu là hình thức xâm nhập nước ngoài ít rủi ro nhất và chi phí thấp nhất Với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
Trong tính toàn tổng cầu, xuất khẩu đƣợc coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu) Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu đƣợc đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu
2.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển Để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì trước mắt chúng ta phải nhập khẩu một số lƣợng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài, nhằm trang bị cho
9 nền sản xuất Nguồn vốn để nhập khẩu thường được hình thành từ các nguồn chủ yếu là: xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ, thu hút từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuất khẩu lao động Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài Do đó, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước chính là xuất khẩu Thực tế là nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu theo đó sẽ tăng theo Ngƣợc lại, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân
Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng nhưng mọi cơ hội đầu tư, vay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ có được khi các chủ đầu tư và các nguồn cho vay thấy đƣợc khả năng xuất khẩu – nguồn vốn vay duy nhất để trả nợ thành hiện thực
Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới giúp cho cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới thay đổi vô cùng mạnh mẽ
Thứ ba, xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất
Hàng hoá xuất khẩu có thể tồn tại và phát triển đƣợc hay không đều phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng và giá cả, do đó yếu tố về công nghệ sản xuất là vô cùng quan trọng Các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải luôn luôn đổi mới, cải tiến thiết bị, máy móc nhằm nâng cao chất lƣợng sản xuất Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, nên sự cạnh tranh là vô cùng lớn, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động
Thứ tƣ, xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Đầu tiên, trong hoạt động xuất khẩu có nhiều công đoạn khác nhau nên đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với mức thu nhập không thấp Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời
10 sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động
Thứ năm, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác Quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường Quốc tế…, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tƣ, mở rộng vận tải Quốc tế…Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu Từ những điều trên cho thấy một nước đẩy mạnh xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó sẽ có tốc độ phát triển cao Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước, qua đó có thể tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực xuất khẩu
2.2.1 Khái niệm về năng lực xuất khẩu
Năng lực của một doanh nghiệp thường phản ánh khả năng của nó trong việc sử dụng và tận dụng các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực nội tại và tiềm ẩn từ bên ngoài Sự khác biệt về năng lực giữa các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng của họ trong việc sử dụng các nguồn lực này để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh
Xuất khẩu hàng hóa đƣợc định nghĩa là việc đƣa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật (Luật Thương mại Việt Nam, 2005) Xuất khẩu phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực và thế giới
Trong bài nghiên cứu này chỉ xác định nghiên cứu xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa đến quốc gia khác chứ không xem xét việc xuất khẩu đến các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam Vì thế khái niệm đƣợc sử dụng trong bài viết sẽ là
“Xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa là việc các mặt hàng hạt nhựa đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam”
Nhƣ vậy, năng lực xuất khẩu là thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sản phẩm với nguồn lực có thể là sẵn có, trong nội tại doanh nghiệp
11 nhƣng cũng có thể là những nguồn lực tiềm tàng, ở bên ngoài doanh nghiệp Năng lực này phản ánh qua các kết quả nhƣ doanh thu, hiệu quả, lợi nhuận và quy mô thị trường
Nói cách khác, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp là khả năng của họ trong việc tận dụng hiệu quả các nguồn lực và chiến lược phù hợp trong môi trường kinh doanh để thực hiện các hoạt động sản xuất, cung cấp và giao dịch hàng hóa và dịch vụ với các thị trường nước ngoài, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường
2.2.2 Vai trò và sự cần thiết của nâng cao năng lực xuất khẩu
Vai trò của nâng cao năng lực xuất khẩu
Thứ nhất, mở rộng thị trường : Nâng cao năng lực xuất khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh ra các thị trường quốc tế Điều này mang lại cơ hội tăng trưởng và doanh thu mới, giúp đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp trong dài hạn
Thứ hai, tăng cường cạnh tranh: Bằng cách phát triển năng lực xuất khẩu, doanh nghiệp có thể tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế Khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng và cạnh tranh về giá cả giúp thu hút và duy trì khách hàng
Thứ ba, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp góp phần vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia thông qua việc tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thu nhập cho doanh nghiệp
Thứ tư, thúc đẩy phát triển kỹ thuật và công nghệ: Việc tiếp cận các thị trường quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải duy trì và cải tiến không ngừng các công nghệ sản xuất và quản lý Điều này thúc đẩy sự phát triển và chuyển giao công nghệ trong nước
Thứ năm, tăng cơ hội hợp tác quốc tế: Nâng cao năng lực xuất khẩu cũng mở ra cơ hội cho doanh nghiệp hợp tác với các đối tác quốc tế, từ đó tạo ra các mối quan hệ đối tác chiến lƣợc và cung cấp cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Tóm lại, nâng cao năng lực xuất khẩu không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu và sự hợp tác quốc tế
Sự cần thiết của nâng cao năng lực xuất khẩu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc nâng cao năng lực xuất khẩu là cực kỳ cần thiết để doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc các cơ hội và đối mặt với thách thức trên thị trường quốc tế
Xuất khẩu quốc tế buộc doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên toàn cầu đòi hỏi doanh nghiệp luôn luôn phải nâng cao năng lực xuất khẩu mạnh mẽ để tồn tại và phát triển
Việc thị trường quốc tế đặt ra các yêu cầu khắt khe về chất lượng, giá cả, và dịch vụ, do đó việc nâng cao năng lực xuất khẩu là cần thiết để đáp ứng những yêu cầu này và duy trì sự cạnh tranh
Tổng quan về Công ty TNHH SX TM Nhựa Việt Úc
3.1.1 Thông tin tổng quan về Công Ty
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VIET UC POLYMER TRADING PRODUCTION COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: VIET UC POLYMER CO.LTD
Địa chỉ: Số nhà 78 ngõ 106 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện pháp luật: Quách Hứa Lâm
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
VIET UC POLYMER đƣợc thành lập 23/12/2015 – là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tạo hạt màu và hóa chất phụ gia Là một trong những nhà cung cấp hạt Compound- hạt Masterbatch- hạt nhựa và bột màu phụ gia trong ngành nhựa có uy tín cao cả trong nước lẫn quốc tế Qua 8 năm hoạt động trong linh vực ngành nhựa, công ty đã liên tục đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị vật chất; môi trường làm việc chuyên nghiệp an toàn cho ra san phẩm chất lượng cao VIET UC POLYMER tự hào là nhà phân phối sản phẩm của RTP Comany … Hiện nay, sản phẩm của công ty sản xuất đƣợc sử dụng rộng rãi với nhiều đối tác lớn nhƣ Nike, Sunhouse, RMG Technologies, Hoa Sen Group, Thiên Long…
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
- Sản xuất sản phẩm từ plastic: Hạt nhựa màu, nhựa nguyên sinh, phụ gia, bột màu, hạt compound
- Bán buôn hóa chất công nghiệp
- Bán buôn chất dẻo dạng nguyên sinh;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
- Nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh nhƣ hệ phụ gia cho PVC
- Hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác
Công ty TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC có một đội ngũ hơn 90 người, với hơn 50 nhân viên văn phòng Do đó Nhựa Việt Úc có thể thực hiện nhanh và hiệu quả những đơn hàng theo yêu cầu khách hàng Đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản giúp cho chiến lƣợc kinh doanh, quảng bá sản phẩm ngày một hiệu quả phù hợp với nhu cầu thị trường; bên cạnh đó, họ luôn không ngừng tìm kiếm, ứng dụng những máy móc, công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng sản phẩm, mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho các đối tác – khách hàng
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SX TM Nhựa Việt Úc
Nguồn Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC 3.1.5 Nhân lực của đơn vị/tổ chức
Công ty TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC là một công ty sản xuất thương mại cần những người có trình độ cao để có thể vận hành được nên tỉ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 75% lực lƣợng lao động của doanh nghiệp
Phòng Hành chính - nhân sự Phòng Sản xuất Phòng Kế toán Phòng xuất nhập khẩu
23 trong năm 2023 Nhằm phát triển đội ngũ có trình độ và kinh nghiệm cao, Nhựa Việt Úc luôn luôn tổ chức đào tạo đội ngũ thông qua các buổi training về các lĩnh vực liên quan đến nghiệp vụ đang công tác và các khóa học chuyên sâu hơn để dành cho nhân viên có nhu cầu
Bảng 3.2: Cơ cấu nhân sự của Công ty TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC giai đoạn 2021-2023
( Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC)
Tính chất công việc đòi hỏi nhân viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao nên khi tuyển dụng nhận sự chủ yếu thường ở cấp độ đại học trở lên vì các đối tượng này đã được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành
Trong khoảng năm 2021 – 2023, tỉ lệ nhân viên trình độ Đại học và trên Đại học chiếm trên 80% và đa số sẽ sở hữu thêm một chứng chỉ ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh nhƣ tiếng Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc Tỉ lệ nam cũng cao hơn nữ do công ty kinh doanh các mặt hàng ngành nhựa và máy móc nên nhân lực về mảng kỹ thuật, sửa chữa bảo hành về sau chủ yếu là nam nhân viên nên tỷ lệ này cũng không hề bất hợp lý cũng như là công ty trẻ với nhân công dưới 40 tuổi luôn trên 70% Đây là độ tuổi trẻ, có khả năng thích ứng và học hỏi nhanh, nhạy bén với công nghệ nên sẽ có nhiều ý tưởng trong làm việc
Số lƣợng 2021 Số lƣợng 2022 Số lƣợng 2023
I Theo trình độ lao động
1 Đại học và trên đại học
3.1.6 Tài chính của đơn vị
Bảng 3.2: Tình hình tài chính của Công ty TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC giai đoạn 2021-2023
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 TỔNG TÀI SẢN 12.405.381.724 12.971.957.316 17.976.332.453 A.Tài sản ngắn hạn 11.919.586.216 12.639.570.888 16.102.786.521
B Tài sản dài hạn 485.795.508 332.386.428 532.983.275 TỔNG NGUỒN
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Nhựa Việt Úc giai đoạn 2021-2023)
Từ bảng số liệu chúng ta thấy rằng, giai đoạn 2021-2023, tổng tài sản của Nhựa Việt Úc có sự sụt giảm vì ảnh hưởng của suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid
19 làm gián đoạn kinh doanh và sản xuất hàng hóa,
Về nguồn vốn, giai đoạn 2021-2023, nhìn chung nợ phải trả qua từng năm không biến động quá nhiều, có sự gia tang qua từng năm Nợ phải trả năm 2021 có sự giảm mạnh so với 2020 với chỉ khoảng 2,6 tỷ đồng, tuy nhiên tổng nguồn vốn giảm đáng kể (khoảng 25,4%) do sự quay trở lại của đại dịch Covid 19 khiến cho nguồn vốn sụt giảm
Năm 2023, các khoản nợ phải trả và tổng nguồn vốn của Nhựa Việt Úc vẫn duy trì mức nợ phải trả ngang bằng so với năm 2022 Điều đáng khích lệ khi, Nhựa Việt Úc đã kiềm chế đƣợc tỷ lệ nợ phải trả sau đại dịch Năm 2023, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cũng tăng lên so với 2021 khoảng 1,5 tỷ đồng Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ hơn về mức độ gia tăng tài sản mới có thể kết luận đƣợc sức khỏe doanh nghiệp là tốt hay xấu Tóm lại, trong giai đoạn 2021-2023, tổng tài sản và tổng nguồn vốn đều có tín hiệu tích cực Điều này cũng là một điều tốt khi doanh nghiêp vẫn đang phát triển tốt
Bảng 3.3: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty TNHH SX TM NHỰA
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Hệ số thanh toán ngắn hạn
= Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tổng quát
= Tổng tài sản/Nợ phải trả
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Nhựa Việt Úc giai đoạn 2021-2023)
Hệ số khả năng năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp khi đến hạn Thông qua số liệu trên, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tuy có biến động giữa các năm nhƣng đều đạt lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tính thanh khoản ở mức cao, công ty đang không gặp vấn đề gì về tài chính, công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tổng quát là chỉ tiêu cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trả nợ đƣợc các khoản nợ phải trả khi tới hạn không Xét thấy năm 2021-2023 hệ số thanh toán tổng quát của công ty đều nằm trong mức trung bình cao, 1 đồng nợ phải trả của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo bằng 2,5 – 5,3 đồng tài sản Điều này cho thấy tình trạng tài chính của công ty tốt, công ty đang hoạt động rất hiệu quả, các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều đƣợc đảm bảo trong khả năng thanh toán
3.1.7 Khái quát thực trạng kinh doanh của Công ty TNHH SX TM Nhựa Việt Úc giai đoạn 2021-2023
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023
Trong suốt những năm hoạt động và phát triển, Nhựa Việt Úc đã mở rộng thị trường cả trong lẫn nước ngoài Những chủ yếu doanh thu vẫn là từ hoạt động kinh doanh trong nước chiếm tới 70-73% tỷ lệ doanh thu trong giai đoạn 2021-2023
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH SX TM
NHỰA VIỆT ÚC giai đoạn 2020-2023
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC năm 2020-2023
Qua tính toán, nhìn chung lợi nhuận thu đƣợc của năm 2021 và 2022 có sự sụt giảm lần lƣợt là 16%; 41% so với năm 2020 Nguyên nhân của việc sụt giảm này cũng nhƣ các thông số trên khi EVFTA hay các hiệp định khác chƣa kịp đi vào hiệu lực thì thế giới phải gánh chịu đại dịch Covid-19 gây nên hậu quả nghiêm trọng Nhựa Việt Úc giữ được tăng trưởng với lợi nhuận dương đã là một thành công rất lớn của công ty trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải phá sản Tính hiệu tích cực đáng kể khi có tự tang trưởng trở lại trong năm 2023 Lý giải cho điều này, Nhựa Việt Úc là một doanh nghiệp về lĩnh vực sản xuất nhựa, với nhu cầu hiện nay của toàn cầu về sử dụng rất nhiều nguyên liệu về nhựa khó có thể thay thế bằng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.739.351.000 18.072.880.454 15.137.564.758 21.687.456.500 Các khoản giảm trừ doanh thu 9.111.500 4.296.000 233.540.000 5.155.200
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.648.236.000 18.029.920.454 14.904.024.758 21.635.904.540 Giá vốn dịch vụ cung cấp 18.929.732.364 12.353.808.324 10.988.345.460 14.824.567.990 Lợi nhuận gộp 6.718.503.636 5.676.112.130 3.915.679.298 6.811.334.556
Doanh thu hoạt động tài chính 32.047.112 2.387.104 375.260 2.864.524
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.710.228.476 5.350.469.986 3.476.656.514 6.420.563.983 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.015.657.514 312.153.956 350.317.446 374.584.747
Lợi nhuận khác (442.705.398) (52.400.000) (28.294.772) (62.880.000) Lợi nhuận trước thuế 572.952.116 306.913.956 336.170.060 368.296.747
Chi phí thuế TNDN hiện hành 243.301.972 42.967.954 72.892.966 51.561.544
27 nguyên liệu khác sản xuất Chính vì vậy, đây là một cơ hội để Nhựa Việt Úc có thể vươn lên
Nhìn chung, tình hình doanh thu của Nhựa Việt Úc từ năm 2020 đến 2023 tăng trưởng đồng đều không quá thấp, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức dương qua các năm Tuy nhiên, trong năm 2022 bị chững lại do đứt đoạn chuỗi cung ứng, nhập khẩu của Nhựa Việt Úc bị ứ đọng, thêm vào đó là giá cước vận chuyển tăng cao, dẫn tới chỉ tiêu về doanh thu giảm khoảng 15 tỷ đồng so với năm 2021 và giảm khoảng 5,3 tỷ so với năm 2020
Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021-2023
Hàng hóa của công ty bảo gồm các nguyên liệu nhựa nguyên sinh, hạt nhựa màu, bột nhựa và các chất phụ gia đi kèm của ngành nhựa để cung cấp cho các công ty đối tác sản xuất thành phẩm Mỗi mặt hàng có một mã hàng hóa và tên gọi, kịch thước khác nhau
Thực trạng nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của Nhựa Việt Úc
Việt Úc sang thị trường EU
3.2.1 Tổng quan thị trường EU
Thị trường của Liên minh châu Âu (EU) là một trong những thị trường lớn và phát triển nhất trên thế giới, với một cộng đồng tiêu thụ đa dạng và có sức mua mạnh mẽ với hơn 500 triệu dân, EU tạo ra một thị trường đồng nhất và thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
Hiện nay, EU thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và thị trường nhập khẩu lớn thứ
5 của Việt Nam Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng có xu hướng mở rộng
100 Ấn Độ EU Nhật Bản Khác
30 và đa dạng hóa Một số mặt hàng tăng trưởng cao như cà phê tăng 54%, thủy sản tăng gần 42%, dệt may tăng 41%, giày dép tăng 36%, máy móc và thiết bị tăng 35%, hồ tiêu tăng 25%, gạo tăng 22%, rau quả tăng 18%…Sau hơn 3 năm, Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường trong khối EU đều ghi nhận sự tăng trưởng tốt nhất là những khu vực như Bắc Âu, Đông Âu hay Nam Âu
Thị trường EU được đánh giá là một thị trường rất tiềm năng không chỉ là thị trường với sự khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn mà còn với các tiêu chuẩn chất lượng cao và quy định nghiêm ngặt về an toàn và môi trường Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nhƣng cũng tạo ra cơ hội cho những sản phẩm chất lƣợng cao và bền vững
Bên cạnh đó, thị trường EU cũng đặc biệt chú trọng vào việc bảo vệ sự công bằng trong thương mại, có các biện pháp phòng vệ thương mại và các thỏa thuận thương mại tự do với nhiều quốc gia khác trên thế giới Điều này có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU
3.2.1.1 Thị trường các mặt hàng về mặt hàng nhựa của EU
Nhu cầu về mặt hàng nhựa của EU
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu hạt nhựa của EU đã tăng mạnh do nhiều yếu tố Đầu tiên, là do nhu cầu ngày càng tăng của các ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là ngành công nghiệp nhựa, đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp và sản xuất trong khu vực Thứ hai, là do sự phổ biến ngày càng tăng của các sản phẩm từ nhựa trong cuộc sống hàng ngày và trong các ứng dụng công nghiệp, từ đồ điện tử đến đóng gói và y tế Sự gia tăng này tạo ra nhu cầu nhập khẩu lớn hơn cho hạt nhựa từ các quốc gia sản xuất
Dữ liệu theo dõi thương mại toàn cầu sơ bộ mới nhất (GTT) chỉ ra rằng EU-
15 là nước nhập khẩu ròng PVC trung bình 18.800 tấn/tháng trong bốn tháng đầu năm 2023, so với xuất khẩu ròng trung bình là 35.500 tấn/tháng trong năm 2022 và 118.600 t/tháng vào năm 2021 trong cùng khoảng thời gian Tổng lƣợng PVC nhập khẩu 260.000 tấn trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2023 đã cao hơn tổng lƣợng nhập khẩu trong cùng khoảng thời gian của năm 2021 là 118.950
31 tấn và năm 2022 là 181.100 tấn Nhu cầu nhập khẩu hạt nhựa cao vì thị trường EU phải đối mặt với chi phí sản xuất nhựa cao, và cộng thêm việc đóng cửa nhà máy ở Trung Âu và Đông Âu khiến cho việc nhập khẩu nhựa là phương án tối ưu Nắm bắt được vấn đề này, Công ty TNHH SX TM Nhựa Việt Úc đã đề ra phương án tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang thì trường EU đầy tiềm năng này
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nhựa của EU
Nhập khẩu mặt hàng nhựa của Liên minh Châu Âu là 60,2 tỷ USD trong năm
2023 có sự sụt giảm 1,41% so với năm 2022, theo cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên hợp quốc về thương mại quốc tế Trong giai đoạn 2012-2023 nhu cầu nhập khẩu mặt hàng nhựa có sự biến động nhẹ, nhìn bao quát nhận thấy rằng nhu cầu nhập khẩu của EU đang trên đà tang mạnh, đặc biệt năm 2022 với 70,09 tỷ USD với lƣợng nhu cầu nhập khẩu nhiều nhất 2012-2023
Biểu đồ 3.2.1: Nhập khẩu mặt hàng nhựa của EU trong giai đoạn 2002-2022 Đơn vị tính: Triệu USD
Có thể nhận thấy rằng trong suốt giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 đã khiến hàng hóa bị ứ đọng và không để luân chuyển đƣợc Điều này đã tác động một phần nào tới mức cung cầu thị trường của mặt hàng nhựa từ thị trường EU tang mạnh trong năm 2021 và năm 2022
3.2.1.2 Quy định về hoạt động xuất khẩu mặt hàng nhựa vào thị trường EU Ủy ban châu Âu (EC) đƣa ra một số mục tiêu cắt giảm rác thải mới cùng các đạo luật thúc đẩy sản xuất sản phẩm bền vững nhằm đảm bảo hàng hóa đƣợc bày bán tại thị trường EU có thể tái chế và được thiết kế mang tính lâu bền hơn Theo Kế hoạch mới về cắt giảm rác thải từ nay tới năm 2030, EC sẽ công bố Đạo luật mới cấm tiêu hủy các hàng lâu bền tồn kho, hạn chế sản xuất các sản phẩm dùng một lần hoặc ăn theo xu hướng và sớm trở nên lỗi thời, đặc biệt là các thiết bị điện tử Từ nay tới năm 2025, các thành viên EU cam kết: tất cả bao bì nhựa và sản phẩm từ nhựa sử dụng một lần được đưa ra thị trường theo hướng được tái sử dụng hoặc đƣợc tái chế; giảm ít nhất 20% về trọng lƣợng sản phẩm và bao bì bằng nhựa; tăng sử dụng nhựa tái chế trong các sản phẩm và bao bì mới
Tính an toàn của sản phẩm: Chỉ thị an toàn sản phẩm chung của EU (The
European Union General Product Safety Directive) áp dụng cho tất cả các sản phẩm tiêu dùng
CE Marking: Các sản phẩm về mặt hàng nhựa sử dụng tại thị trường EU đều phải dán nhãn CE trước khi đưa ra thị trường nhằm đảm bảo rằng nó đáp ứng yêu của EU về an toàn, sức khỏe và mô trường Dấu CE bắt buộc đối với nhiều sản phẩm từ nhựa và cho biết: các nhà sản xuất sản phẩm đã đáp ứng đủ yêu cầu EU về môi trường, an toàn và sức khỏe; chứng tỏ sản phẩm tuân thủ luật pháp EU và được phép lưu hành tự do trên thị trường châu Âu
Hệ thống Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (REACH): Quy định EC số 1907/2006, ngày 18/12/2006 áp dụng cho tất cả các loại hóa chất, cả trong quy trình công nghiệp và sản phẩm cho người tiêu dùng
Ghi nhãn và đóng gói: Quy định EC số 1272/2008, ngày 16/12/2008 yêu cầu cụ thể về phân loại, ghi nhãn và đóng gói (CLP) của các chất và hỗn hợp bao gồm từ 2 thành phần trở lên Chỉ thị số 94/62/ EC, ngày 20/12/1994 quy định các yêu cầu cần thiết về thành phần và giới hạn kim loại nặng đối với tất cả các bao bì được lưu hành trên thị trường EU, bao gồm cả bao bì được thiết kế cho mục đích công nghiệp, thương mại và trong nước nhằm giảm thiểu tác động môi trường của chất thải bao bì Quy định EC số 1935/2004, ngày 27/10/2004 về các vật liệu và vật phẩm mục đích tiếp xúc với thực phẩm, thiết lập một danh sách các vật liệu và vật
33 phẩm phải chịu các biện pháp cụ thể liên quan đến điều kiện sử dụng đặc biệt, tiêu chuẩn tinh khiết…
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Châu Âu ngày càng chú ý đến trách nhiệm của doanh nghiệp về tác động xã hội và môi trường của hoạt động kinh doanh Các vấn đề quan trọng bao gồm việc tôn trọng quyền bản địa, quyền sở hữu đất đai, quyền hoạt động môi trường nói chung (ô nhiễm, chất thải, v.v.), tôn trọng luật lao động và điều kiện làm việc lành mạnh và an toàn của người lao động Nhiều công ty châu Âu có thể yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ quy tắc ứng xử hoặc ký các tuyên bố của nhà cung cấp để đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành, tiêu chuẩn tối thiểu của ngành, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Công ƣớc Liên Hợp Quốc
Một số hệ thống quản lý chất lượng quốc tế:
Trong ngành nhựa, hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001và ISO 14001 là các hệ thống quản lý phổ biến nhất tại các doanh nghiệp Ngoài ra, các hệ thống quản lý sau cũng đƣợc áp dụng:
- Hệ thống quản lý ISO 17025: Hệ thống quản lý phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
- Hệ thống quản lý ISO 13485: Hệ thống quản lý chất lƣợng trong ngành y tế
- Hệ thống quản lý ISO 15378: 2001 – Hệ thống quản lý bao bì thứ cấp cho các sản phẩm dƣợc (dựa theo tiêu chuẩn GMP)
- Hệ thống quản lý OHSAS 18001: Hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp
3.2.1.3 Hiệp định EVFTA đối với hàng xuất khẩu nhựa của Việt Nam
Đánh giá năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của Nhựa Việt Úc sang thị trường EU
3.3.1 Những thành công của Công ty TNHH SX TM Nhựa Việt Úc
Trong thời gian hoạt động kinh doanh sản xuất và xuất khẩu hạt nhựa, Nhựa Việt Úc luôn không ngừng cố gắng trong việc nâng cao năng lực, nghiêm túc, trách nhiệm để đảm bảo phát triển lâu dài Công ty đã đạt đƣợc một số thành tựu nhƣ sau: Doanh thu hiện nay không ngừng tăng cao thêm vào đó lợi nhuận ngày càng phát triển Sản phẩm của công ty không ngừng hoàn thiện, chất lƣợng cũng không ngừng nâng cao, lấy được sự tin tưởng của thị trường quốc tế Lấy được uy tín của các nhà nhập khẩu trên thế giới Các khách hàng cũng tích cực tăng cường hợp tác lâu dài khiến doanh thu và danh tiếng không ngừng tăng
Các thị trường cũng dần tạo dựng được uy tín với việc các hoạt động xúc tiến mở rộng ở Ấn Độ, EU, góp phần tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp Điều duy nhất công ty cần lo là làm sao đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ các điều kiện bên cạnh như an toàn lao động, môi trường
Công ty đã chú trọng giám sát quá trình kiểm tra chất lƣợng để đảm bảo chất lƣợng
42 sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU của mình Bên cạnh đó, Công ty cũng luôn đặc biệt chú trọng khâu nhập khẩu sản phẩm đầu vào, tìm kiếm và hợp tác với những đối tác là những doanh nghiệp lớn có danh tiếng và uy tín trên thị trường toàn cầu Đồng thời dựa vào những yêu cầu của chính những khách hàng EU về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng hạt nhựa nhƣ những vấn đề về kiểu mẫu, hình dáng, màu sắc; về kỹ thuật sản xuất; cách ghi nhãn, đóng gói; và đặc biệt với các tiêu chuẩn quốc tế trong ngành nhựa nhƣ ISO 9001 Công ty cũng đã xây dựng Hệ thống chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 Xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này
Trình độ nguồn nhân lực luôn đƣợc cải thiện Các nhân viên trong công ty chủ yếu là lao động có trình độ Đại học trở lên, đƣợc tiếp nhận đào tạo chuẩn chỉ, bài bản và không ngừng nâng cao qua từng năm Không những thế, trình độ tiếng Anh và tiếng Trung của nhân lực đều từ mức trung bình khátrở lên, tạo nên môi trường làm việc năng động, mang tính quốc tế
Hình 3.1.1: Tập huấn cán bộ nhận viên của Nhựa Việt Úc
(Nguồn Phòng nhân sự Nhựa Việt Úc)
Nhựa Việt Úc thường xuyên tạo lớp tập huấn đào tạo và phát triển nhân lực giúp cải thiên thiêu chuẩn chất lƣợng, hiệu suất cao và tang tính cạnh tranh của doanh nghiệp Đồng thời, từng công việc sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc phân bổ rõ ràng, cụ thể cho từng phòng ban, điều này đảm bảo cho hiệu quả công việc luôn ở mức đạt trở lên
EU, lượng xuất khẩu không quá lớn bởi đây thị trường mà Nhựa Việt Úc mới
43 tiếp cận, hơn nữa đây là thị trường khó tính, đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao hơn Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu sang EU của Nhựa Việt Úc cũng tăng tương đối qua các năm Hiệp định EVFTA mới có hiệu lực nên sự chuyển biến tăng trưởng chưa nhiều nhƣng qua số liệu vẫn cho ta thấy nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sang EU Kỳ vọng xuất khẩu nhựa nguyên sinh, hạt nhựa màu… sang EU trong thời gian tới sẽ lạc quan hơn vì đây là cơ hội rất lớn để sản phẩm của Công ty Nhựa Việt Úc có thể cạnh tranh trên thị trường này về giá và chất lượng Để chuẩn bị cho những bước tiến dài và chắc trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tự xây dựng vị thế riêng để có thể nắm bắt và thực tiễn hóa cơ hội này
3.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
3.3.2.1 Những hạn chế tồn tại
Mặc dù đã rất cố gắng trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm hạt nhựa sang thị trường EU, Công ty vẫn không tránh khỏi còn nhiều vướng mắc, vấn đề còn tồn tại:
Thứ nhất, chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty vẫn chƣa đƣợc nâng lên rõ rệt Có thể thấy chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu vẫn có những lô hàng bị trả lại, mặc dù Công ty đã rất chú trọng trong việc kiểm tra chất lƣợng đầu vào và chất lượng thành phẩm trước khi xuất khẩu sang EU để hạn chế những sai sót về mặt chất lƣợng sản phẩm nhƣng nguồn hàng vẫn chƣa ổn định hoàn toàn và đáp ứng đƣợc hết các yêu cầu về chất lƣợng của các nhà nhập khẩu EU, chƣa gây đƣợc uy tín cho khách hàng Tỷ lệ các sản phẩm hạt nhựa bị khách hàng trả lại của Công ty đã có sự sụt giảm qua các năm tuy nhiên tỷ lệ này so với các doanh nghiệp cùng ngành hàng chƣa thực sự khả quan
Thứ hai, Công ty đã cố gắng khai thác và phát triển tạo sự khác biệt hóa và đa dạng hóa của sản phẩm tuy nhiên thương hiệu của Công ty vẫn chưa phổ biến trên thị trường EU Ngoài ra, với cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty vẫn chưa đáp ứng đƣợc hoàn toàn các nhu cầu để sáng tạo sản xuất ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao
Thứ ba, công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường tại EU, tìm kiếm những khách hàng mới vẫn chưa đạt hiệu quả cao Các thông tin về thị trường EU và Công ty thu
44 được chủ yếu vẫn là các thông tin thứ cấp nên các đánh giá về thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa sang thị trường này của Công ty chƣa có độ chính xác cao Công ty vẫn còn khá bị động trong việc tìm kiếm khách hàng, thường là khách hàng tìm đến Công ty trước, hoặc phụ thuộc vào các khách hàng quen
Thứ tƣ, tuy rất chú trọng tuyển dụng và đào tạo nhân lực am hiểu về kinh doanh với các đối tác EU nhƣng lƣợng nhân viên cán bộ xuất nhập khẩu tuyển dụng và đạo tạo đƣợc vẫn rất hạn chế, còn thiếu những nhân viên cán bộ có khả năng đàm phán và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp EU Hầu hết nhƣng nhân viên chủ chốt đều là những người có kinh nghiệm phụ trách chủ yếu ở những thị trường Trung Quốc, Indonesia và thị trường nội địa
Thứ năm, các sản phẩm của Nhựa Việt Úc thường chỉ được phân phối qua các kênh truyền thống, các kênh nhƣ hội chợ, triển lãm và các kênh trên không gian số gần nhƣ không đƣợc tính đến, không đƣợc đầu tƣ bài bản, một năm chỉ có từ một đến hai đơn hàng do không có chiến lƣợc marketing cụ thể
3.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế
Quá trình hội nhập kinh tế ngày càng trở nên sâu rộng đặt ra những thách thức và cơ hội đồng thời cho các doanh nghiệp, trong bối cảnh cạnh tranh ngày một khốc liệt từ các đối thủ quốc tế Các công ty hiện nay không chỉ đối diện với áp lực cần nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tích hợp công nghệ mới mà còn phải chú trọng đến các hoạt động quan trọng nhƣ tiếp thị, chăm sóc khách hàng, hậu mãi…
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động không ngừng, từ dịch bệnh đến xung đột và bất ổn chính trị, các công ty đối mặt với khả năng giảm sức mạnh của họ trong việc tập trung vào hoạt động xuất khẩu Việc áp dụng các hiệp định thương mại tự do đang mới chỉ ở giai đoạn đầu, vì vậy, chưa thể hoàn toàn khai thác hết tiềm năng có sẵn Thị trường càng trở nên khắt khe hơn đối với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và hậu sản xuất
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG HẠT NHỰA CỦA CÔNG TY TNHH SX TM NHỰA VIỆT ÚC SANG THỊ TRƯỜNG EU
Định hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu
4.1.1 Quan điểm nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của Việt Nam
Ngành nhựa là một trong những ngành năng động, có mức tăng trưởng cao, nhưng đang phải chịu áp lực khá lớn trước các sản phẩm của các nước đối thủ cạnh tranh nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc đƣợc đánh giá là mạnh hơn cả về công nghệ, mẫu mã, giá cả Ðồng thời ngành nhựa phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nâng cao năng lực xuất khẩu, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đảm bảo cho ngành nhựa phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lƣợng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế Dưới đây là một số quan điểm cụ thể về nâng cao năng lực xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam:
Thứ nhất, phát triển sản xuất mặt hàng nhựa theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, hoàn thiện chuỗi giá trị mặt hàng ngành nhựa
Thứ hai, đẩy mạnh sự khác biệt hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, xây dựng chiến lƣợc bán hàng ổn định, bền vững trên cơ sở thiết lập hệ thống khách hàng thân thiết, hợp tác lâu dài
Thứ ba, đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới; phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước cũng như của các doanh nghiệp mặt hàng nhựa
Thứ tƣ, tập trung đầu tƣ chiều sâu và khai thác hiệu quả, ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại 4.0 theo hướng phát triển bền vững, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lƣợng trong quá trình sản xuất trong ngành nhựa bao gồm hạt nhựa Thứ năm, xây dựng thương hiệu và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gắn liền với nâng cao hiệu quả thực thi, phát triển và khai thác hiệu quả giá trị sản phẩm trong ngành nhựa Việt Nam cho sự phát triển và hội nhập kinh tế
4.1.2 Mục tiêu và định hướng nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của Nhựa Việt Úc sang thị trường EU
Nhằm nâng cao năng lực, thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa ra thị trường
47 quốc tế, đặc biệt là thị trường EU, Công ty NHỰA VIỆT ÚC đã đề ra những định hướng phát triển cụ thể trong giai đoạn 2025 – 2030 như sau:
Về quy mô xuất khẩu: Công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ, tăng tổng giá trị thương mại của sản phẩm đặc biệt là tại các thị trường trọng điểm Mục tiêu của công ty là thâm nhập sâu vào những thị trường truyền thống và mở rộng thị phần ở các thị trường EU, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v Trong 5 năm tới, công ty đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu bình quân khoảng 40% tại thị trường EU, nhờ vào những lợi thế quan hệ và cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại
Về chất lƣợng hoạt động xuất khẩu: Công ty sẽ chuyển đổi cơ cấu mặt hàng để phù hợp với xu hướng thị trường, tạo sự đa dạng và khác biệt hóa sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường Đồng thời, công ty sẽ đẩy mạnh cơ cấu các loại mặt hàng hạt nhựa cao cấp, đặc biệt là tại các thị trường khó tính như EU, nhằm đảm bảo chất lƣợng đủ tiêu chuẩn theo quy định của EVFTA
Về đội ngũ nhân sự: Công ty sẽ nâng cao chuyên môn và kỹ năng cho nhân viên, đặc biệt là cho các chuyên viên kinh doanh, đội ngũ bán hàng và phát triển thị trường Công ty sẽ tiến hành tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và đào tạo và tập huấn định kỳ hàng tháng để đảm bảo an toàn, sức khỏe và vệ sinh lao động, là một trong những chính sách không thể thiếu trong chiến lƣợc phát triển bền vững và lâu dài của công ty
Công ty cũng chủ trương đẩy mạnh phương thức xuất khẩu trực tiếp nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận, tăng khả năng kiểm soát thị trường cũng như xây dựng thương hiệu của mình ở thị trường EU Việc tăng cường xuất khẩu trực tiếp sẽ làm giảm bớt khâu trung gian, giúp mặt hàng hạt nhựa của Công ty nhanh chóng đến đƣợc tay khách hàng với giá sát với giá gốc
Cuối cùng, Công ty NHỰA VIỆT ÚC cam kết sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa liên quan chặt chẽ đến hiệu quả kinh tế và trách nhiệm xã hội Công ty hướng tới việc đóng góp vào sự phát triển của ngành nhựa Việt Nam, góp phần xây dựng ngành kinh tế quan trọng, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, đồng thời góp phần ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước
Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu mặt hàng hạt nhựa của Nhựa Việt Úc sang thị trường EU
Đề xuất khẩu mặt hàng hạt Nhựa sang thị trường EU, Công ty cần có những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn tồn tại trong hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường EU
4.2.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu là yếu tố quyết định quan trọng ảnh hưởng đến khả năng duy trì hoạt động xuất khẩu của công ty Thị trường EU, được biết đến với những khách hàng khách hàng khó tính trong nhập khẩu mặt hàng hạt nhựa nói riêng và sản phẩm nhựa nói chung Đối với EU, sau khi cân nhắc về giá tiêu chí ƣu tiên lựa chọn tiếp theo là chất lƣợng sản phẩm Do đó, công ty nên tập trung vào việc nâng cao dòng sản phẩm của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn đƣợc nêu trong Hiệp định EVFTA, từ đó củng cố khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường này Vì vậy phương án đầu tiên, Công ty nên tập trung đi sâu vào việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô thông qua nghiên cứu và đánh giá kỹ lƣỡng để xác định các nhà cung cấp ƣu việt
Hơn nữa là việc tổ chức hệ thống đảm bảo nguyên phụ liệu cho sản xuất, Nhựa Việt Úc cần tổ chức tốt công tác tạo nguồn bởi nó quyết định tiến độ quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU Một khi chủ động đƣợc nguồn cung, Nhựa Việt Úc sẽ tiết kiệm đƣợc rất nhiều chi phí phải tìm kiếm nguồn cung mới nhƣ bị ép giá cao hơn, thiếu nguồn cung dẫn tới trì trệ hoạt động sản xuất, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thêm vào đó, việc đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu thô là điều cần thiết để tránh sự phụ thuộc, đóng vai trò nhƣ một chiến lƣợc để tạo sự khác biệt cho công ty và mở rộng phạm vi sản phẩm của mình Có nhƣ vậy, Công ty mới phát triển được chuỗi giá trị, xây dựng được chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU và đảm bảo chất lƣợng, năng lực cạnh tranh của mặt hàng hạt nhựa
Cuối cùng, để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, Công ty cũng cần phải đầu tƣ nhiều hơn nữa vào phát triển công nghệ Công ty cần nhanh chóng cải tiến công nghệ kỹ thuật, đổi mới quy trình, đẩy mạnh áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới mục tiêu biến nhà máy sản xuất thông thường
49 thành nhà máy sản xuấtthông minh, đạt chứng chỉ về quản lý chất lƣợng ISO 9000. Các thiết bị chính phải đƣợc nâng cấp với các công nghệ mới, trong khi các máy móc khác phải đƣợc bảo trì đúng cách để tiếp tục sử dụng hoặc loại bỏ dần mà không lãng phí Việc tích hợp các thiết bị hiện đại không chỉ nâng cao chất lƣợng sản phẩm và thiết kế mà còn góp phần giảm chi phí sản xuất Do đó, chi phí nguyên liệu thô, sản xuất và cuối cùng là giá bán của sản phẩm có thể đƣợc giảm thiểu Ngoài ra, việc kiểm tra tỉ mỉ quá trình vận chuyển từ giai đoạn sản xuất đến phân phối là rất quan trọng đối với công ty Cung cấp các dịch vụ ra nước ngoài hiệu quả về chi phí nhƣ vận chuyển, hỗ trợ kỹ thuật, giao hàng kịp thời và theo dõi tiến độ có thể nâng cao hơn nữa sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả hoạt động
Hiện tại, Công ty chủ yếu là nhận chuyển giao công nghệ và nhập khẩu máy móc, trang thiết bị Tuy nhiên, Công ty cũng cần chú ý đến các thuộc tính của công nghệ nhƣ tính hệ thống, tính sinh thể, tính đặc thù về mục tiêu và địa điểm, tính thông tin để phát triển công nghệ một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty
4.2.2 Sự khác biệt hóa và đa dạng hóa sản phẩm
Các sản phẩm hạt nhựa của Công ty chƣa có sự đặc biệt lớn để khách hàng ấn tƣợng và lựa chọn sản phẩm Vì vậy, Công ty có thể tập trung vào việc phát triển một loạt các sản phẩm hạt nhựa có đặc tính và tính chất đa dạng, từ nhựa tái chế đến nhựa sinh học, từ nhựa cứng đến nhựa mềm, từ nhựa trong suốt đến nhựa màu sắc đa dạng Điều này không chỉ giúp tạo ra sự lựa chọn phong phú cho khách hàng mà giúp tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm và tăng cơ hội tiếp cận các thị trường khác nhau
Kết hợp với công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng sản phẩm của khách hàng để tạo ra các dòng sản phẩm có đặc tính tốt, đa dạng màu sắc, tính ứng dụng cao, mới mẻ để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng EU Chẳng hạn như tại quốc gia Đức, Hà Lan…, nhựa rất ưa chuộng thường được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm gia dụng, nội thất, bao bì và đóng gói bởi tính đa dạng về màu sắc, linh họat và thiết kế Doanh nghiệp có thể đánh vào thị hiếu của khách hàng để thiết kế ra các sản phẩm có màu sắc đa dạng hơn Công ty hãy tận dụng tính linh hoạt của nhựa để thiết kế đa dạng hơn để phù
50 hợp với nhu cầu sử dụng nhựa của người tiêu dùng và đặc biệt là sản xuất các loại hạt nhựa có thành phần thân thiện với môi trường, có thể tái chế được Chính vì vậy, công tác này cần đẩy nhanh khả năng đổi mới sản phẩm để thu hút khách hàng
4.2.3 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường được coi là quá trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thị trường có hệ thống, đóng vai trò là nền tảng cho các quyết định và chiến lược của công ty để mở rộng sang các thị trường mới Công ty cần tìm hiểu và nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh như: môi trường kinh tế (quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, ), môi trường chính trị - pháp luật; môi trường văn hóa – xã hội (nhu cầu thị trường, văn hóa tập quán tiêu dùng, ) Điều bắt buộc là phải nắm rõ thông tin thị trường, chẳng hạn như nhu cầu dao động đối với các sản phẩm khác nhau giữa các khu vực và thời điểm khác nhau, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích của khách hàng như giá cả và chất lượng và bối cảnh cạnh tranh trong các phân khúc thị trường mục tiêu Sự hiểu biết toàn diện này về môi trường kinh doanh và thị trường cho phép công ty xem xét kỹ lưỡng, so sánh, đánh giá và rút ra những hiểu biết phù hợp với quyết định mở rộng xuất khẩu, định vị của công ty khi gia nhập thị trường và xác định lợi thế cạnh tranh, từ đó đưa ra các chiến lược để tăng cường sản xuất, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tăng cường nỗ lực xuất khẩu Để nghiên cứu thị trường thực sự hiệu quả, công ty phải phân bổ nguồn lực dồi dào, bao gồm vốn, nguồn nhân lực và thời gian, để thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường mạnh mẽ Điều cần thiết là công ty phải tuyển dụng những tài năng mới, những người có sự nhạy bén để vượt trội và hiểu các sắc thái của thị trường EU; hơn nữa, việc tổ chức các cuộc khảo sát thực địa thường xuyên là điều cần thiết để có được những hiểu biết sâu sắc hơn về động lực thị trường
Luôn cập nhật các khuôn khổ pháp lý mới nhất do chính phủ và các cơ quan quản lý ban hành, cũng như cập nhật các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), GSP, Hiệp định đối tác kinh tế khu vực (EPAs) và các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU, là rất quan trọng Đặc biệt là Hiệp định EVFTA, theo đó, tất cả các mặt hàng nhựa và các sản phẩm từ nhựa thuộc mã HS 39 đã đƣợc xóa bỏ thuế nhập khẩu về 0% kể từ ngày 1/8/2020
Theo chỉ thị về chất thải bao bì và đóng gói của EU, EU đã cam kết 50% vật liệu nhựa đóng gói phải đƣợc tái chế và tái sử dụng đến năm 2025; 50% tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa đến năm 2040; theo Chính phủ Thụy Điển 100% tất cả các cửa hàng bán lẻ thực phẩm phải tái chế bao bì đóng gói đến năm 2022 và tất cả nhựa và bao bì đóng gói nhựa từ các cửa hàng tạp hóa/siêu thị phải sử dụng vật liệu không có chứa hóa thạch hoặc có thể tái chế
Do vậy, để có thể phát triển thị trường EU trong tương lai, Nhựa Việt Úc cần đáp ứng nhu cầu khách hàng và mục tiêu bền vững của chính phủ các nước đề ra, doanh nghiệp nên phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, có thể tái chế, tái sử dụng nhiều lần
Công ty phải thu thập thông tin từ các nguồn có uy tín nhƣ các công ty luật, phòng thương mại, các tổ chức tài chính Việt Nam và EU, để cập nhật thông tin Chẳng hạn, nghiên cứu các yêu cầu bắt buộc của thị trường trên các cổng thông tin chính thức của EU nhƣ Trade Help Desk, CBI để hiểu các thủ tục liên quan đến xuất khẩu nhựa và các sản phẩm nhựa Đối với nhựa và các sản phẩm từ nhựa, mỗi quốc gia lại có quy định riêng cho từng loại sản phẩm Do vậy, Nhựa Việt Úc cần tìm hiểu trước khi xuất khẩu vào thị trường cụ thể trong EU Ví dụ như EPA Đan Mạch đã ban danh sách gồm 40 chất mà EPA Đan Mạch kiến nghị các công ty nên tìm cách loại bỏ hoặc giảm thiểu nhất các chất này trong sản phẩm Các quy định về các loại hóa chất và rác thải liên quan đến nhựa được Cơ quan môi trường Na Uy chịu trách nhiệm Tất cả các chỉ thị của EU về rác thải cũng đƣợc bao gồm trong Hiệp định EEA và cũng đƣợc cụ thể hóa thành luật của Na Uy Để đạt mục tiêu giảm lƣợng khí thải đến năm 2030 của EU, EU có thể sẽ ban hành thêm các quy định chặt chẽ hơn liên quan đến các sản phẩm nhựa dùng một lần, các sản phẩm có thành phần từ nhựa khi xuất khẩu vào EU Vì Vậy, Nhựa Việt Úc cần cập nhật liên tục các quy định mới của EU liên quan đến sản phẩm về ngành nhựa để có điều chỉnh và hướng đi phù hợp
4.2.4 Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và trình độ nguồn lao động
Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong thành công và phát triển của công ty, đặc biệt là trong việc đảm bảo năng lực cạnh tranh lâu dài Để đạt đƣợc
52 điều này, doanh nghiệp cần có các kế hoạch quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả
Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước
Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU một cách thuận lợi và hiệu quả, công ty cần sự hỗ trợ từ Nhà nước trong việc tạo ra môi trường ngành, chính trị - pháp luật và kinh tế có các chính sách thuận lợi Dưới đây là một số kiến nghị với Nhà nước:
Thứ nhất, chính phủ cần hỗ trợ cho các chi phí nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của sản xuất và áp dụng thuế suất ƣu đãi cho hàng xuất khẩu hoặc miễn giảm thuế xuất khẩu Việc áp dụng nhiều loại thuế đối với hàng hóa xuất khẩu làm tăng giá thành sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Để thúc đẩy xuất khẩu sang EU, Chính phủ Việt Nam cần tạo mức thuế quan hấp dẫn và có thể miễn thuế cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị sản xuất Việc này sẽ giúp giảm giá thành sản xuất và tăng khả năng xuất khẩu sang thị trường EU
Thứ hai, cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp: Để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, công ty cần có thông tin rõ ràng về thị trường, quy định, hiệp định quốc tế Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về đối tác, thị trường mục tiêu và luật pháp của thị trường nước ngoài để giúp công ty nắm rõ các luật lệ, rào cản thương mại và tránh các vấn đề pháp lý khi xuất khẩu sang EU
Thứ ba, hoàn thiện chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu: Nhà nước cần cải tổ hệ thống ngân hàng để tạo ra các chính sách vay vốn hợp lý, mức lãi suất thấp, hình thức thanh toán linh hoạt và đơn giản hóa thủ tục vay vốn Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu có dễ dàng tiếp cận vốn và hỗ trợ vốn cho các dự án mới
Thứ tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác nước ngoài: Nhà nước cần mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại có lợi với Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp Đồng thời, cần xóa bỏ các thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài và đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản nước ngoài để hỗ trợ giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp
+ Mở rộng quan hệ hợp tác với Quốc tế, ký kết nhiều Hiệp định thương mại có lợi với nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất khẩu và giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp xúc với bạn hàng nước ngoài bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra nước ngoài tham quan, học hỏi kinh nghiệm; tổ chức các hội chợ quốc tế tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài tham gia; Nhà nước cần xóa bỏ các thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài và đơn giản hóa các thủ tục mở tài khoản nước ngoài để phục vụ cho giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với các quốc gia khác
Thứ năm, hoàn thiện hành lang pháp lý: Cần rà soát lại các luật để điều chỉnh các quy định không phù hợp và làm rõ các chính sách về thuế Nhà nước cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và giảm bớt các rào cản để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và những yếu tố khác để tạo thuận lợi cho việc cấp chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải quan và những quy trình, thủ tục có liên quan để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU của doanh nghiệp