MỤC LỤC
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác Quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường Quốc tế…, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tƣ, mở rộng vận tải Quốc tế…Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu. Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước, qua đó có thể tranh thủ đón bắt thời cơ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới.
Nói cách khác, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp là khả năng của họ trong việc tận dụng hiệu quả các nguồn lực và chiến lược phù hợp trong môi trường kinh doanh để thực hiện các hoạt động sản xuất, cung cấp và giao dịch hàng hóa và dịch vụ với các thị trường nước ngoài, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường. Chiến lƣợc này mang lại nhiều ƣu điểm cho doanh nghiệp nhƣ khả năng áp đặt mức giá cao hơn, thu đƣợc lợi nhuận cao hơn; dễ dàng tạo lòng trung thành từ khách hàng với ít công sức tiếp thị hơn; và tạo ra rào cản đối với các đối thủ muốn gia nhập thị trường. Tuy nhiên, cũng có nhược điểm như sản phẩm dễ bị làm giả, ảnh hưởng đến doanh thu và thương hiệu của công ty; lòng trung thành của khách hàng dễ mất khi thị hiếu thay đổi; và sự khác biệt về chi phí có thể tạo ra động lực cho khách hàng chuyển đổi thương hiệu.
Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp cần nhận biết và đối mặt với các đối thủ cạnh tranh một cách chủ động, phát triển chiến lược cạnh tranh phù hợp, tăng cường chất lượng sản phẩm và khai thác thị trường mới để giành được thị phần. Nếu doanh nghiệp sở hữu cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ, họ sẽ có ưu thế cạnh tranh trên thị trường bởi khả năng sử dụng công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc ít nhất đảm bảo đƣợc năng lực sản xuất cần thiết cho mỗi đơn hàng.
Nhằm phát triển đội ngũ có trình độ và kinh nghiệm cao, Nhựa Việt Úc luôn luôn tổ chức đào tạo đội ngũ thông qua các buổi training về các lĩnh vực liên quan đến nghiệp vụ đang công tác và các khóa học chuyên sâu hơn để dành cho nhân viên có nhu cầu. Tính chất công việc đòi hỏi nhân viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao nên khi tuyển dụng nhận sự chủ yếu thường ở cấp độ đại học trở lên vì các đối tượng này đã được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành. Trong khoảng năm 2021 – 2023, tỉ lệ nhân viên trình độ Đại học và trên Đại học chiếm trên 80% và đa số sẽ sở hữu thêm một chứng chỉ ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh nhƣ tiếng Hàn Quốc và tiếng Trung Quốc.
Tỉ lệ nam cũng cao hơn nữ do công ty kinh doanh các mặt hàng ngành nhựa và máy móc nên nhân lực về mảng kỹ thuật, sửa chữa bảo hành về sau chủ yếu là nam nhân viên nên tỷ lệ này cũng không hề bất hợp lý cũng như là công ty trẻ với nhân công dưới 40 tuổi luôn trên 70%. Đây là độ tuổi trẻ, có khả năng thích ứng và học hỏi nhanh, nhạy bén với công nghệ nên sẽ có nhiều ý tưởng trong làm việc.
Nguyên nhân của việc sụt giảm này cũng nhƣ các thông số trên khi EVFTA hay các hiệp định khác chƣa kịp đi vào hiệu lực thì thế giới phải gánh chịu đại dịch Covid-19 gây nên hậu quả nghiêm trọng Nhựa Việt Úc giữ được tăng trưởng với lợi nhuận dương đã là một thành công rất lớn của công ty trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải phá sản. Thị trường này càng nhiều sự cạnh tranh cao, điều này khiến Nhựa Việt Úc phải tập trung vào phát triển chiến lược lâu dài và lựa chọ thị trường kỹ càng để xây dựng thương hiệu, sản phẩm và học hỏi từ thị trường quốc tế như Hàn Quốc, Ấn Độ, Asean… Trong phương diện kinh tế quốc tế, việc thúc đẩy và phợp tác quốc tế là điều hết sức quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra quốc tế. Giai đoạn 2021-2023 là thời gia ký kết các hiệp định thương mại điều này mang lại tín hiệu tích cực cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Nhựa Việt Úc nói riêng để tìm kiếm thị trường tiềm năng phát triển hơn nữa vào thị trường như EU, Nhật Bản,…Điều này đƣợc thể hiện qua chứng minh khi Nhựa Việt Úc trong giai đoạn 2021-2023 chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU và sự phát triển này đang đi đúng hướng đã được ghi nhận qua những số liệu được thống kê.
Quy định về hoạt động xuất khẩu mặt hàng nhựa vào thị trường EU Ủy ban châu Âu (EC) đƣa ra một số mục tiêu cắt giảm rác thải mới cùng các đạo luật thúc đẩy sản xuất sản phẩm bền vững nhằm đảm bảo hàng hóa đƣợc bày bán tại thị trường EU có thể tái chế và được thiết kế mang tính lâu bền hơn Theo Kế hoạch mới về cắt giảm rác thải từ nay tới năm 2030, EC sẽ công bố Đạo luật mới cấm tiêu hủy các hàng lâu bền tồn kho, hạn chế sản xuất các sản phẩm dùng một lần hoặc ăn theo xu hướng và sớm trở nên lỗi thời, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó, EVFTA cũng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm khác sang thị trường EU nhờ cắt giảm thuế quan, như ngành dệt may, da giày, điện tử… Các ngành này cũng sử dụng nhiều nguyên liệu nhựa, và sẽ có xu hướng sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước thay vì nhập khẩu để đáp ứng được quy tắc xuất xứ EVFTA để được hưởng ưu đãi thuế quan. Một tỉ suất lợi nhuận và tăng trưởng lợi nhuận tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường và kinh doanh hiệu quả.Tuy nhiên, mặc dù doanh thu tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2023 và tăng trưởng lợi nhuận của công ty vẫn chƣa thể nổi bật so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Cú thể thấy chất lƣợng sản phẩm xuất khẩu vẫn cú những lô hàng bị trả lại, mặc dù Công ty đã rất chú trọng trong việc kiểm tra chất lƣợng đầu vào và chất lượng thành phẩm trước khi xuất khẩu sang EU để hạn chế những sai sót về mặt chất lƣợng sản phẩm nhƣng nguồn hàng vẫn chƣa ổn định hoàn toàn và đáp ứng đƣợc hết các yêu cầu về chất lƣợng của các nhà nhập khẩu EU, chƣa gây đƣợc uy tín cho khách hàng.
Điều bắt buộc là phải nắm rừ thụng tin thị trường, chẳng hạn như nhu cầu dao động đối với cỏc sản phẩm khác nhau giữa các khu vực và thời điểm khác nhau, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích của khách hàng như giá cả và chất lượng và bối cảnh cạnh tranh trong các phân khúc thị trường mục tiêu. Sự hiểu biết toàn diện này về môi trường kinh doanh và thị trường cho phép công ty xem xét kỹ lưỡng, so sánh, đánh giá và rút ra những hiểu biết phù hợp với quyết định mở rộng xuất khẩu, định vị của công ty khi gia nhập thị trường và xác định lợi thế cạnh tranh, từ đó đưa ra các chiến lược để tăng cường sản xuất, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tăng cường nỗ lực xuất khẩu. Vì vậy, với nhu cầu sử dụng nhựa nhập khẩu lớn của Đức và Thụy Điển thì việc mở rộng tại Đức và Thụy Điển giúp Nhựa Việt Úc có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, thúc đẩy thị phần tại thị trường này và tăng sự tin tưởng, uy tín ở cấp địa phương và thu thập những hiểu biết có giá trị về sở thích của khách hàng một cách dễ dàng.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp xúc với bạn hàng nước ngoài bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra nước ngoài tham quan, học hỏi kinh nghiệm; tổ chức các hội chợ quốc tế tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài tham gia; Nhà nước cần xóa bỏ các thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài và đơn giản hóa các thủ tục mở tài khoản nước ngoài để phục vụ cho giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với các quốc gia khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty vẫn gặp phải nhiều hạn chế như: khó khăn trong nghiên cứu, mở rộng thị trường; thiếu sự đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu; tỷ trọng xuất khẩu chƣa đạt khả năng của công ty; sử dụng nguồn lực vốn và nhân lực chƣa hiệu quả; chƣa có chiến dịch xúc tiến, quảng cáo sản phẩm hiệu quả.