1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo

89 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,21 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÓC (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (10)
    • 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (12)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu (15)
      • 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu (15)
      • 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu (16)
    • 1.4. Đối tượng nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (17)
      • 1.6.1. Phương pháp thu thập số liệu (17)
      • 1.6.2. Phương pháp xử lý số liệu (17)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG CHÂU PHI (0)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu (19)
      • 2.1.1. Một số khái niệm xuất khẩu (19)
      • 2.1.2. Vai trò của xuất khẩu (20)
      • 2.1.3. Các hình thức xuất khẩu (21)
    • 2.2. Lý luận chung về thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang châu Phi (23)
      • 2.2.1. Khái niệm thị trường và thị trường xuất khẩu (23)
      • 2.2.2. Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa (24)
      • 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa (26)
    • 2.3. Khái quát thị trường tóc tại châu Phi (30)
      • 2.3.1. Quy mô và đặc điểm của thị trường tóc châu Phi (30)
      • 2.3.2. Tình hình xuất nhập khẩu tóc tại châu Phi (33)
    • 2.4. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi (36)
      • 2.4.1. Cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc (36)
      • 2.4.2. Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi (39)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÓC SANG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU APO (42)
    • 3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO (42)
      • 3.1.1. Giới thiệu về công ty (42)
      • 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (42)
      • 3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh (44)
      • 3.1.4. Cơ cấu tổ chức (44)
    • 3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO (46)
      • 3.2.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO giai đoạn 2021-2023 (46)
      • 3.2.2. Kim ngạch xuất khẩu tóc (48)
      • 3.2.3. Quy trình xuất khẩu (52)
    • 3.3. Phân tích cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO (53)
      • 3.3.1. Phân tích cơ hội khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang thị trường châu (53)
    • 3.4. Đánh giá thực trạng tận dụng cơ hội và thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu (69)
      • 3.4.1. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO (69)
      • 3.4.2. Đánh giá thành công của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO khi mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi (74)
      • 3.4.3. Những hạn chế còn tồn tại (77)
      • 3.4.4. Nguyên nhân của tồn tại (78)
  • CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI THÁCH THỨC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÓC SANG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU APO (80)
    • 4.1. Định hướng đối với mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của công ty (80)
      • 4.1.1. Định hướng đối với xuất khẩu của công ty (80)
      • 4.1.2. Định hướng đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi của công ty trong bối cảnh sắp tới (80)
    • 4.2. Các đề xuất, giải pháp giúp Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức trong mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu (81)
      • 4.2.1 Giải pháp tận dụng cơ hội (82)
      • 4.2.2. Giải pháp đối phó với thách thức (84)
    • 4.3. Một số kiến nghị với các bên liên quan (85)
      • 4.3.1. Đối với Công ty (81)
      • 4.3.2. Đối với Nhà nước (85)
  • KẾT LUẬN (18)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (18)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÓC SANG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP

TỔNG QUAN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÓC

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đối với các doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển Quy mô doanh nghiệp càng lớn đòi hỏi thị trường tiêu thụ ngày càng phải mở rộng để đáp ứng được lượng hàng hoá sản xuất và thương mại của doanh nghiệp Do đó, mở rộng thị trường là hoạt động thiết yếu đối với doanh nghiệp để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu khó khăn hơn so với doanh nghiệp kinh doanh tại thị trường nội địa do có sự khác biệt về văn hoá, địa lý, chính trị, pháp luật Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế thị trường và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là động lực hàng đầu Hội nhập quốc tế đã, đang là xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng ) hoặc diễn ra trên cùng nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau Đối với Việt Nam, vấn đề tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Trong đó, sự kiện lớn nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư… một cách đồng bộ, cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới

Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới Chỉ tính trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên tăng đáng kể Như vậy sẽ có tác động tốt, tạo ra nhiều việc làm cũng như tăng thu nhập của người lao động Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện trợ phát triển chính

2 thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế Theo thống kê của Trung tâm WTO (thuộc VCCI), tính đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 16 FTA (gồm 8 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN và 8 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập), và hiện đang đàm phán 3 FTA

Việc Việt Nam ký kết các FTA song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và thị trường toàn cầu, cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn Tuy nhiên, toàn cầu hoá luôn có hai mặt của nó, chúng ta không nên chấp nhận một cách quá dễ dàng các vấn đề toàn cầu hoá mang lại, mà phải nghiên cứu để khai thác và tận dụng những mặt tích cực của nó và luôn chủ động tích cực hội nhập quốc tế

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO với hơn 13 năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng tóc Trong những năm qua, APO không ngừng nâng cao tầm nhìn và sứ mệnh trở thành một trong những nhà cung cấp tóc hàng đầu trên thị trường toàn cầu Công ty luôn hoạt động với khẩu hiệu “Uy tín quý hơn vàng” và nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững niềm tin của khách hàng

Hiện tại Công ty đã và đang xuất khẩu sản phẩm tóc cho hơn 50 quốc gia và khu vực trên thế giới như: Châu Mỹ, Châu Âu, Mỹ Lating, Châu Phi và Châu Á Trong số đó, châu Phi đang là thị trường mà công ty định hướng phát triển và đặt tầm nhìn chiến lược xuất khẩu quan trọng trong các dự án mới của mình những năm gần đây Bởi đây được coi là một thị trường rất tiềm năng đối với các mặt hàng tóc giả nhưng nhiều năm nay APO vẫn chưa khai thác hết lợi thế của thị trường này Song cũng phải nhìn nhận rằng, việc xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường châu Phi cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho công ty bởi ngoài các yếu tố liên quan đến môi trường, chính trị, đây còn là một thị trường khó tính, hệ thống pháp luật chặt chẽ, cùng hệ thống rào cản tinh vi,

Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là làm thế nào có thể thúc đẩy xuất khẩu tóc của công ty sang thị trường này nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty hơn nữa là một vấn đề hết sức cần thiết khi mà công ty muốn thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Châu Phi Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích những cơ hội và

3 thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của công ty, em đã chọn đề tài: “Cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO” để làm luận văn tốt nghiệp Em hy vọng với đề tài này sẽ mang lại cho công ty một số đóng góp trong quá trình phát triển nâng cao hoạt động xuất khẩu, để từ đó giúp cho công ty tận dụng hơn nữa được cơ hội cũng như đối phó được với thách thức khi thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Với sự phát triển của ngành làm đẹp toàn cầu, ngành xuất khẩu tóc của Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trong danh sách các ngành công nghiệp sinh lời Thực tế, nguồn cung tóc chất lượng cao, giá cả hợp lý và sự linh hoạt trong sản xuất đã giúp ngành này phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Xuất khẩu tóc không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia mà còn góp phần nâng cao uy tín và chất lượng của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế

Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập Do trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu tóc nói riêng còn phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn khi mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế Một trong những yếu kém hiện nay của toàn nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đó là sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài Luận văn thạc sĩ “SMEs

Internationalization from Developing Countries - Challenges and Barriers” (2016) của các tác giả Kalyani Pillalamarri và Mohamed Mekki đã nghiên cứu về những thách thức và rào cản mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển

(trong đó có Việt Nam) sẽ gặp phải khi tham gia hội nhập quốc tế Trong nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra được ba thách thức và rào cản chính giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển bao gồm: thuế và các chính sách của chính phủ; bộ máy quan liêu và quan hệ đối tác Phân tích cũng kết luận rằng sự khuyến khích của chính phủ và các lợi ích về thuế tác động đáng kể đến quá trình quốc tế hóa và đóng vai trò là động lực cho các công ty; các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế Để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao các công ty muốn vươn ra toàn cầu và những kỳ vọng của các công ty sau cuộc khủng hoảng toàn cầu là gì?”, trong luận văn thạc sĩ

“Benefits and Challenges of Firm’s Expansion to the European Market” (2023), tác giả Balaji Bharath Kumar Subbiah đã nghiên cứu và kết luận rằng mỗi công ty vươn ra toàn cầu với một tập hợp những lý do như: sự hiện diện của thương hiệu, lợi ích tài chính và có được lợi thế cạnh tranh ưu thế hơn so với các đối thủ nội địa khác Vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam đang không ngừng nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường ra nhiều nước khác trên thế giới nhằm tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao uy tín trên cả trong nước lẫn quốc tế Nghiên cứu về cơ hội và thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá sang một thị trường cụ thể không còn là đề tài mới Luận án Tiến sĩ kinh tế “Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp giầy dép trên địa bàn Hà Nội” (2010) của NCS Dương Văn Hùng đã nghiên cứu thực trạng xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội tại thị trường EU, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường

EU của các doanh nghiệp này

So với EU, Châu Phi được đánh giá là thị trường mới tiềm năng, đa dạng cho các sản phẩm lợi thế của Việt Nam, tuy nhiên những rào cản từ các thị trường Hồi giáo đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thích ứng được Bài báo “Challenges of Doing Business in Africa” (2018) của nhóm tác giả Asongu Simplice và Odhiambo

Nicholas đã xem xét và đưa một đánh giá có hệ thống về những thách thức đối với việc kinh doanh ở Châu Phi Tác giả đã chỉ ra những thách thức khi hoạt động kinh doanh ở châu Phi như sau: (i) các vấn đề liên quan đến chi phí thành lập doanh nghiệp và kinh doanh; (ii) thiếu năng lượng và điện; (iii) thiếu khả năng tiếp cận tài chính và (iv) thuế cao và thương mại xuyên biên giới thấp Từ đó giúp nhà hoạch định chính

5 sách tại các doanh nghiệp có thể sử dụng phần vào việc đánh giá nền kinh tế chia sẻ có thể đóng góp như thế nào trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ở Châu Phi

Với tư cách một thị trường được thế giới xem như “con sư tử đang ngủ”, Châu Phi ngày càng tỏ ra có nhiều hứa hẹn khi Mỹ, EU và đặc biệt là Trung Quốc – những thế lực kinh tế lớn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của mình tới lục địa này Để có thể tiệp cận, xâm nhập và khai thác hiệu quả thị trường này, doanh nghiệp nước ta cần đón nhận một cách tích cực những khó khăn, thách thức, tìm cách hóa giải chúng thông qua sự thông hiểu sâu sắc và toàn diện mảnh đất và những con người mà mình tiếp xúc, ứng xử một cách phù hợp nhất với yêu cầu, nguyện vọng và bản sắc văn hóa của các dân tộc này Ngoài ra, việc nghiên cứu kinh nghiệm xâm nhập thị trường Châu Phi của các nước khác trên thế giới cần được đầu tư nghiêm túc, bởi hiện nay ở Việt Nam, thông tin về thị trường Châu Phi rất tản mạn và hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu tiếp cận, xâm nhập và khai thác thị trường đầy tiềm năng này Trong số những quốc gia xâm nhập vào thị trường Châu Phi, Trung Quốc hiện là thế lực kinh tế nổi bật nhất, khẳng định được sức ảnh hưởng của mình, đồng thời không ngừng đạt được những thành tựu to lớn trong mối quan hệ kinh tế, chính trị Trung - Phi Luận văn tốt nghiệp “Trung Quốc xâm nhập thị trường châu Phi và bài học cho

Việt Nam” (2007) của sinh viên Nguyễn Thị Huyền đã tập trung nghiên cứu đặc điểm nền kinh tế châu Phi và cách thức Trung Quốc xâm nhập vào thị trường này Sự thành công của Trung Quốc là kinh nghiệm quý báu để các doanh nghiệp xem xét chiến lược kinh doanh của mình, khai thác thế mạnh và xâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng này một cách hiệu quả nhất

Sự "thăng hoa" trong ngành công nghiệp tóc của châu Phi đã tạo ra sự ảnh hưởng rất lớn đến những quốc gia "xa xôi vạn dặm" là Trung Quốc và Ấn Độ ở châu Á Hầu hết các sản phẩm tóc giả tại châu Phi đều có xuất xứ từ châu Á với mức giá khá cao bởi nó có tuổi thọ lâu hơn, duy trì được độ ẩm và có thể tẩy nhuộm được Đây cũng là hai đối thủ nặng kí nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu tóc Việt Nam ở thị trường châu Phi Ở phạm vi hẹp hơn, luận văn “Mở rộng thị trường xuất khẩu tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm” thực hiện bởi sinh viên Mai Thị Hồng Liễu vào năm

2023 và luận văn “Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu mặt hàng tóc sang thị trường

Nigeria của Công ty TNHH Luxy Hair” của sinh viên Bùi Thị Oanh (2022) đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi của các công ty, đặc biệt, cả hai bài, các tác giả đều chỉ ra một trong những thách thức mà các doanh nghiệp xuất khẩu tóc của nước ta đang phải đối mặt đó là sự cạnh trạnh gay gắt với hai nhà xuất khẩu tóc lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ Cả hai bài đều chỉ ra được những cơ hội và thách thức khi Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi, đồng thời đề ra những giải pháp trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty sang nội địa đen để đạt được kết quả tốt trong tương lai

Tóm lại, từ những nghiên cứu đi trước của các tác giả trong và ngoài nước, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, em nhận thấy rằng, khi một doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu một mặt hàng nào đó tới một thị trường cụ thể đều sẽ phải nhìn nhận từ hai mặt Có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khi mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài nhưng cũng tồn tại không ít những khó khăn, thách thức phải đối diện Những cơ hội và thách thức tưởng chừng giống nhau, nhưng mức độ tác động mà nó mang lại là khác nhau ở mỗi doanh nghiệp tuỳ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp đó Tuy châu Phi là một thị trường vô cùng tiềm năng, đặc biệt đối với các sản phẩm tóc nhưng lại có rất ít các bài nghiên cứu về cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang lục địa này Vì thế, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO” nhằm đưa ra những đánh giá khách quan nhất về cơ hội và thách thức mà Công ty cổ phần XNK APO có thể gặp phải khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó thách thức để đạt được mục tiêu chiến lược mà công ty đã đề ra.

Mục đích nghiên cứu

Tập trung trả lời các câu hỏi:

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải những cơ hội và thách thức gì khi mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi?

Những cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi mà Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu APO sẽ gặp phải?

Giải pháp tận dụng cơ hội và đối phó thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty?

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đề xuất các giải pháp tận dụng cơ hội và đối phó thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi

Hệ thống hóa cơ sở luận về cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang châu Phi của các doanh nghiệp Việt Nam

Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu tóc của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO sang thị trường châu Phi cùng các cơ hội và thách thức mà công ty sẽ gặp phải Đề xuất một số giải pháp để Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng tóc sang châu Phi trong thời gian tới.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này gồm thị trường xuất khẩu tóc, cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO và giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tóc của Công ty sang châu Phi.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu tại thị trường Châu

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty cổ phần XNK APO giai đoạn 2021-2023 và đề suất giải pháp hướng tới những năm tiếp theo

Mặt hàng: Mặt hàng tóc giả của công ty Đối tượng: Đề tài nghiên cứu về cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty cổ phần XNK APO

Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài này có sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu từ sách báo, đề tài nghiên cứu, luận văn tiến sĩ nhằm hệ thống, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu và đưa ra các cơ sở lý luận về cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa Việc thu thập dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho người nghiên cứu cũng như giúp cho bài nghiên cứu có tính khoa học cao, tính hệ thống và xác thực cao

Ngoài ra, em còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp như:

Các tài liệu liên quan tới ngoại thương: Dùng để tham khảo các lý luận liên quan tới xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu

Website của công ty, các báo cáo tài chính của công ty cổ phần XNK APO: Từ đây có thể tham khảo được thực trạng xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây

Luận văn của các khóa trước cùng nhóm đề tài: Có thể tham khảo kết cấu, nội dung và cách trình bày một bài kháo luận trong các nhóm đề tài đó

Website của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng như một số ấn phẩm về các tổ chức thương mại trên thế giới và một vài ấn phẩm về các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang trong quá trình ký kết Trong này có thể tham khảo được tác động của toàn cầu hóa cũng như là các hiệp định thương mại tự do đã tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức như thế nào

1.6.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp phân tích số liệu là một trong những phương pháp chủ đạo xuyên suốt quá trình nghiên cứu Từ các số liệu thu thập được, em sử dụng phương pháp này để phân tích các số liệu tài chính, kim ngạch xuất khẩu và lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO, xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, hợp lý để nêu ra được cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của công ty Ngoài ra phương pháp phân tích được sử dụng để làm sáng tỏ hơn về phân loại, vai trò của mở rộng thị trường xuất khẩu, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi Thông qua việc phân tích cụ thể như vậy sẽ giúp cho bài nghiên cứu có tính áp dụng thực tiễn cao hơn và góc nhìn đa chiều, cụ

9 thể hơn Từ đó đưa ra những giải pháp tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

Phương pháp so sánh được sử dụng với mục đích tạo chiều sâu cho bài nghiên cứu Em sử dụng phương pháp này để so sánh kết quả kinh doanh của công ty qua các năm, sự thay đổi về số lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Sau đó tổng hợp từ những phân tích trước đấy để đưa ra một kết luận chung.

Kết cấu của khóa luận

Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

Danh mục từ viết tắt

Chương 1: Tổng quan về cơ hội và thách thứ khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc

Chương 2: Cơ sở luận về cơ hội và thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang châu phi

Chương 3: Thực trạng về cơ hội và thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

Chương 4: Định hướng giải pháp đối phó với thách thức mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

CƠ SỞ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG CHÂU PHI

Cơ sở lý luận về xuất khẩu

2.1.1 Một số khái niệm xuất khẩu

“Phi thương bất phú” - ngay từ xưa hoạt động thương mại buôn bán, trao đổi hàng hóa đã được xem trọng và đến tận bây giờ quan niệm ấy vẫn không có gì thay đổi mà ngày càng phát triển lên Song song với sự phát triển của thương mại nội địa thì thương mại quốc tế cũng không ngừng phát triển với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ Hay nói cách khác, đó chính là động lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia, chính vì lẽ đó mà hoạt động xuất khẩu – nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản của thương mại quốc tế đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia Vậy xuất khẩu là gì?

Xuất khẩu có nhiều khái niệm khác nhau, tùy theo từng trường hợp và từng quan điểm của tác giả mà khái niệm có thể sai lệch so với nhau Sau đây là một số khái niệm thường dùng:

Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.” Cũng theo Luật thương mại Việt Nam (2005): “Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dụng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ hàng hóa hữu hình mà còn có hàng hóa vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.”

Theo Feenstra và Taylor (Giáo trình Thương mại quốc tế, 2010): “Các quốc gia mua và bán hàng hóa, dịch vụ từ nhau Xuất khẩu là sản phẩm được bán từ nước này sang nước khác.”

Từ những khái niệm trên, có thể kết luận rằng bản chất của xuất khẩu hàng hóa là hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài hoặc khu vực đặc biệt trên lãnh thổ quốc gia theo quy định của pháp luật Xuất khẩu hàng hóa dựa trên cơ sở phân công lao động, cho phép các quốc gia thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, tận dụng và phát huy tối đa lợi thế của mình

2.1.2 Vai trò của xuất khẩu

Trước hết, xuất khẩu làm tăng thu nhập quốc dân Xuất khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của quốc gia Khi xuất khẩu tăng, thu nhập quốc dân sẽ tăng theo Điều này giúp cải thiện đời sống của người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu đã đóng góp khoảng 19% vào GDP của Việt Nam trong năm 2022 Đây là một con số rất lớn

Thứ hai, xuất khẩu tạo công ăn, việc làm Xuất khẩu tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong nước Khi xuất khẩu tăng, nhu cầu về lao động sẽ tăng theo Điều này giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp và góp phần giảm nghèo Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 9/2023, có khoảng 12,5 triệu người lao động Việt Nam đang làm việc liên quan đến xuất khẩu, chiếm khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế Việt Nam

Thứ ba, xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại Theo Tổng cục Thống kê, tỷ trọng giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 53,6% năm 2010 lên 85,2% năm 2022 Điều này cho thấy xuất khẩu đã giúp Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thứ tư, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế Xuất khẩu giúp các quốc gia gắn kết với nhau chặt chẽ hơn Điều này góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng trưởng kinh tế toàn cầu Theo thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 16 FTA có hiệu lực và đang thực thi cam kết Các FTA này đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn trên thế giới, góp phần tăng cường hội nhập kinh tế của Việt Nam

Tóm lại, xuất khẩu đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ Năm

2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 370 tỷ USD, tăng 16,5% so

12 với năm trước Nếu đạt được mục tiêu này, xuất khẩu sẽ đóng góp khoảng 19% vào GDP của Việt Nam trong năm 2023

Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếp cận vào thị trường thế giới Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình

Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nó làm tăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy được sự sáng tạo của người lao động Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp một cách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thông nguồn chất xám trong và ngoài nước

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu

Trong loại hình xuất khẩu trực tiếp, bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên này phải phù hợp với luật lệ của cả 2 nước là luật mua bán quốc tế

Loại hình xuất khẩu trực tiếp này sẽ phù hợp với hầu hết các loại hình doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại Doanh nghiệp có thể tự chủ động hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình Bên cạnh đó, đây cũng là sự lựa chọn tốt của các doanh nghiệp muốn khẳng định mình trên trường quốc tế

• Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác xuất khẩu)

Loại hình xuất khẩu gián tiếp này còn có một tên gọi khác là xuất khẩu ủy thác, hay ủy thác xuất khẩu Với loại hình xuất khẩu này, doanh nghiệp sở hữu hàng hóa sẽ ủy thác cho một đơn vị khác đứng ra tiền hành xuất khẩu hàng Đơn vị này sẽ đứng ra làm việc trên danh nghĩa là bên nhận ủy thác Để thực hiện loại hình xuất khẩu này, bên chủ hàng sẽ phải ký hợp đồng nhằm ràng buộc trách nhiệm với bên nhận ủy thác Sau đó đơn vị nhận ủy thác này sẽ giao hàng và thanh toán đối với thương nhân nước ngoài Cuối cùng họ sẽ nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng

Lý luận chung về thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa sang châu Phi

2.2.1 Khái niệm thị trường và thị trường xuất khẩu

Theo nghĩa cổ điển, thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa Theo nghĩa này thị trường được thu hẹp lại ở “cái chợ”

Theo khái niệm hiện đại (P.A Samuelson): "Thị trường là một quá trình mà trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá"

Theo quan điểm của kinh tế học: “Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một hàng hóa nhất định trong một không gian và thời gian cụ thể.” Đứng trên giác độ quản lý một doanh nghiệp, khái niệm thị trường phải được gắn với các tác nhân kinh tế tham gia vào thị trường như người mua, người bán, người phân phối, với những hành vi cụ thể của họ Khi xem xét khái niệm thị trường của doanh nghiệp phải nhấn mạnh vai trò quyết định của nhu cầu Song nhu cầu là cái bên trong được biểu hiện bằng hành vi, ý kiến, thái độ bên ngoài của khách hàng là cái mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được Vì vậy, nếu nhìn từ góc độ đó, thị trường được định nghĩa: “thị trường là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó, tức là những khách hàng đang mua và có thể sẽ mua.”

Theo marketing quốc tế: “Thị trường là sự tập hợp những người mua hiện có và tiềm năng về một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định.”

Theo nhận định của T.Cannon: “Thị trường là tập hợp người bán và người mua thỏa thuận các điều kiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ được tiến hành một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một mạng lưới trung gian phức hợp có thể kết nối người mua và người bán ở những vị trí khác nhau

Dù có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, nhưng tóm lại, thị trường là nơi người mua và người bán trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ Người mua và người bán có thể trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trung gian thương mại Giá cả hàng hóa trên thị trường chịu tác động của bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh

• Khái niệm thị trường xuất khẩu

Theo quan điểm về kinh doanh quốc tế: “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị trường với sản phẩm hoặc lĩnh vực hoạt động thương mại mà doanh nghiệp có dự án kinh doanh, trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường kinh doanh và điều kiện cạnh tranh khác nhau ở nước ngoài.”

Theo quan điểm về Marketing quốc tế: “Thị trường xuất khẩu là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.”

Tóm lại, thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới

2.2.2 Khái niệm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa

Theo quan điểm marketing hiện đại: “Mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp không chỉ là việc phát triển thêm các thị trường mới bên ngoài lãnh thổ quốc gia mà còn là cả tăng thị phần của các sản phẩm ở các thị trường quốc tế đã có sẵn." Dưới góc độ quản trị doanh nghiệp: “Mở rộng thị trường xuất khẩu là tổng thể các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để có thể đưa ngày càng nhiều sản phẩm ra thị trường nước ngoài để bán và thu về ngoại tệ mạnh.”

Hiểu đơn giản thì mở rộng thị trường xuất khẩu là việc mà doanh nghiệp tiến hành phân phối sản phẩm, dịch vụ ở thị trường hiện tại đến một thị trường mới có

16 phạm vi rộng hơn hoặc khu vực địa lý khác ở nước ngoài Mục đích là nhằm gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng và doanh số bán hàng của tổ chức

2.2.3 Vai trò của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, mở rộng thị trường là yếu tố tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường Ngày nay trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế khi mà hàng rào thuế quan được hạ bỏ, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với các công ty bên ngoài Do vậy để tồn tại và phát triển công ty phải không ngừng duy trì và mở rộng thị trường của mình

Thứ hai, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiếp cận, thu hút nhiều khách hàng và người tiêu dùng hơn Từ đó, quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm tăng, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay tình hình cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh do vậy lợi nhuận bị chia sẻ Để đạt được lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được sự cạnh tranh các doanh nghiệp phải vươn đến những thị trường mới

Thứ ba, là cơ sở thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ được coi như là một chiến lược dài hạn nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh Đồng thời, giúp doanh nghiệp Việt Nam cọ xát hơn nữa với thế giới bên ngoài, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh và khẳng định vị thế mới trên trường quốc tế Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi những lợi thế cạnh tranh như giá nhân công rẻ, lợi thế tài nguyên hiện đã dần bị thu hẹp, không có tính bền vững trong khi những yếu tố như thương hiệu, chất lượng sản phẩm cần một chiến lược phát triển và thời gian

Thứ tư, quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế Mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp có mặt tại nhiều quốc gia hơn, nhiều khách hàng biết đến nhiều hơn, tỉ lệ nhận diện thương hiệu cao hơn Do đó, giúp doanh

Khái quát thị trường tóc tại châu Phi

2.3.1 Quy mô và đặc điểm của thị trường tóc châu Phi

Theo một báo cáo mới của Grand View Research, Inc., quy mô thị trường tóc giả và tóc nối toàn cầu dự kiến sẽ đạt 12,27 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 8,4% từ năm 2023 đến năm 2030, việc áp dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng nền tảng thương mại điện tử tạo điều kiện tiếp cận toàn cầu là những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng thị trường

Kênh thương mại điện tử và trực tuyến có nhiều khả năng hoạt động tốt hơn các kênh phân phối ngoại tuyến trong giai đoạn dự báo, với số lượng người tham gia thị trường đánh dấu sự hiện diện trực tuyến của họ ngày càng tăng Sự xuất hiện của nhiều trang web thương mại điện tử khác nhau, chẳng hạn như Amazon, eBay, Sally Beauty, UNice, Luxy Hair và Bellami Hair, được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng cho thị trường tóc giả & tóc nối trong tương lai gần Việc đặt hàng sản phẩm dễ dàng thông qua các trang web thương mại điện tử và cổng thông tin công ty đã khiến các nhà sản xuất bán sản phẩm của họ độc quyền thông qua các kênh trực tuyến

Châu Phi là một thị trường đa dạng và năng động về tóc nối và tóc giả với nhiều loại sản phẩm và dịch vụ sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Thị trường tóc nối và tóc giả ở Châu Phi đang phát triển với rất nhiều tiềm năng Thị trường chủ yếu được thúc đẩy bởi mong muốn phụ nữ có được mái tóc dài hơn, dày dặn hơn cũng như các truyền thống văn hóa và tôn giáo coi trọng tóc và sắc đẹp Ở Châu Phi thị trường tóc đang phát triển nhanh chóng do sự phổ biến của kiểu tóc tết và các kiểu tóc phức tạp khác Các quốc gia như Nigeria và Nam Phi có thị trường rộng lớn và đang phát triển về tóc nối và tóc giả Các yếu tố văn hóa và tôn giáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong thị trường nối tóc và tóc giả ở khu vực này, với nhiều phụ nữ chọn những kiểu tóc khiêm tốn để che tóc hoặc tăng độ phồng và độ dài cho mái tóc tự nhiên của họ

Ngành tóc là một cơ hội kinh doanh sinh lợi cao ở Châu Phi và đang dẫn đầu xu hướng Phụ nữ châu Phi tin rằng cần phải chi tiền để mua tóc và làm đẹp cho mình Các nghiên cứu tiết lộ rằng phụ nữ da đen sẵn sàng chi ít nhất gấp đôi số tiền cho các sản phẩm làm đẹp và tóc so với phụ nữ da trắng Ở Nigeria, nhiều người phụ nữ sẵn sàng bỏ ra vài giờ để sửa tóc với giá 40 USD, một số tiền khá cao ở một đất nước mà nhiều người chỉ kiếm được chưa đến 2 USD một ngày Điều thú vị là ngay cả những phụ nữ che đầu khi ra đường cũng muốn làm đẹp mái tóc của mình

Tại khu vực Trung Đông và Châu Phi, Nam Phi đang dẫn đầu thị trường về tóc nối và tóc giả Với nhận thức ngày càng tăng về tác động của sản phẩm đối với môi trường, nhu cầu về các sản phẩm nối tóc và tóc giả bền vững và thân thiện với môi trường ngày càng tăng ở Nam Phi Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển và

23 mở rộng thị trường các sản phẩm được làm từ thiên nhiên, có khả năng phân hủy sinh học và được sản xuất bằng phương pháp có trách nhiệm và bảo vệ môi trường Người tiêu dùng Nam Phi thường thích các sản phẩm tóc nối và tóc giả trông tự nhiên và được làm từ vật liệu chất lượng cao hoặc chất liệu tổng hợp Các doanh nghiệp có thể tận dụng xu hướng này bằng cách đầu tư vào dòng nguyên liệu thô chất lượng cao và phát triển các sản phẩm được thiết kế trông giống như tóc người tự nhiên

Kiểu dáng bảo vệ ngày càng trở nên phổ biến đối với phụ nữ Nam Phi, những người sử dụng tóc nối tóc giả như một cách để bảo vệ mái tóc tự nhiên của họ khỏi bị hư tổn và gãy rụng Theo báo cáo nghiên cứu “The South Africa Hair Extension and Wigs Market Research Report, 2028 " do Actual Market Research công bố, thị trường tóc nối và tóc giả ở Nam Phi dự kiến sẽ tăng thêm 149,2 triệu USD vào năm

2028 Cả tóc nối và tóc giả đều là các phụ kiện được sử dụng để tăng thêm độ dài, độ phồng và màu sắc cho tóc tự nhiên Chúng có thể được làm từ tóc người hoặc vật liệu tổng hợp và có nhiều kiểu dáng, chủng loại khác nhau bao gồm: phần mở rộng dạng kẹp, phần mở rộng bằng băng dính, phần mở rộng đường may và phần mở rộng hạt siêu nhỏ

Mặt khác, tóc giả là loại khăn trùm đầu được làm từ tóc người hoặc vật liệu tổng hợp được sử dụng để che phủ hoàn toàn mái tóc tự nhiên của một người Người dân Nam Phi sử dụng tóc giả được làm từ sợi tổng hợp vì tóc giả tổng hợp thường có giá cả phải chăng hơn tóc giả làm từ tóc người Điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn dễ tiếp cận hơn cho những người không thể mua được một bộ tóc giả bằng tóc người cao cấp Ngoài ra, tóc giả tổng hợp ít cần bảo trì hơn tóc giả làm từ tóc con người Chúng không cần phải giặt thường xuyên và không cần tạo kiểu bằng dụng cụ nóng như máy uốn tóc hoặc máy duỗi tóc

Ngành công nghiệp giải trí và thời trang ở Nam Phi thường xuyên đi đầu trong các xu hướng và phong cách mới, do đó có nhu cầu lớn hơn về tóc giả và tóc nối Các nhà thiết kế thời trang và nhà tạo mẫu có thể sử dụng tóc giả và tóc nối để tạo ra những vẻ ngoài khác biệt không giống ai, mà không nhất thiết phải thực tế hoặc khả thi để mặc hàng ngày Ngành công nghiệp giải trí và thời trang ở Nam Phi, cũng như nhiều quốc gia khác, phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng tóc giả và tóc nối để tạo ra nhiều kiểu tóc và diện mạo khác nhau cho người biểu diễn và người mẫu Tóc giả và

24 phần nối tóc cho phép mức độ sáng tạo và tính linh hoạt cao hơn trong việc tạo kiểu tóc, điều này đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp giải trí và thời trang, nơi ngoại hình là tất cả

Khi nói đến châu Phi, tóc được xem là mặt hàng xa xỉ và là sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu quan trọng, tương tự như quần áo hoặc trang điểm Đó là lí do tại sao phụ nữ châu Phi họ cực kì quan tâm đến mái tóc của họ và có nhu cầu thay đổi kiểu tóc thường xuyên Ngành công nghiệp tóc giả cũng vì thế mà phát triển nhanh chóng, giống như ngành hàng nông nghiệp Tóc giả là ngành kinh doanh lớn và sinh lợi nhiều, người ta ước tính rằng lĩnh vực làm tóc đóng góp hơn 24,8 tỷ cho Nam Phi và có khoảng 3.000 tiệm làm tóc dành cho người da trắng và khoảng 34.000 tiệm làm tóc kiểu Afro tại đây

Theo thống kê cũng chỉ ra ở Nigeria có khoảng 1500 thương nhân lớn kinh doanh và 3000 doanh nghiệp nhỏ cung cấp dòng sản phẩm này Lượng khách hàng dao động trung bình một ngày ghi nhận ở mức hơn 1300 người với hơn 800.000 sản phẩm được yêu cầu Dựa theo phân tích ngành hàng, có khoảng 2500 nhà bán hàng đang chờ lên sàn và 800.000 sản phẩm đang chờ được bổ sung Có nghiên cứu chứng minh rằng thị trường tóc ở Nigeria đã đạt tổng lợi nhuận 10 tỷ đô la Điều đó chứng tỏ ngành này đang nỏng bóng và trở thành vùng đất màu mỡ cho các nhà cung cấp tóc ở Nigeria để thay đổi cuộc sống của họ

2.3.2 Tình hình xuất nhập khẩu tóc tại châu Phi

• Tình hình xuất khẩu tóc tại châu Phi

Ngành công nghiệp tóc tại châu Phi đã từ lâu thu hút sự chú ý của thế giới với sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm Trong số các quốc gia nổi bật, Nam Phi và Nigeria đứng đầu với vai trò quan trọng trong cả xuất khẩu và nhập khẩu tóc

Nam Phi là đất nước phong phú về tài nguyên tự nhiên, đã phát triển ngành công nghiệp tóc đa dạng và phong phú Từ tóc tự nhiên đến tóc nhân tạo, Nam Phi đã tạo ra một loạt sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường toàn cầu Với sự khéo léo trong chế biến và tiêu thụ, Nam Phi đã trở thành một trung tâm xuất khẩu tóc hàng đầu tại châu Phi

Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu tóc giả của Nam Phi và Nigeria giai đoạn 2021-

(Nguồn: Đài quan sát độ phức tạp kinh tế (OEC))

Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi

2.4.1 Cơ hội đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi

Thứ nhất, mở rộng thị trường: Châu Phi hiện là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong ngành xuất khẩu tóc Năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát gây gián đoạn hệ thống thương mại toàn cầu, giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang châu Phi vẫn đạt hơn 5 tỷ USD Các nhà cung cấp tóc Việt Nam là đối tác tốt nhất với các nhà cung cấp tóc bán buôn ở châu Phi nếu các nhà cung cấp tóc bán buôn ở châu Phi đang đấu tranh để tìm một nhà máy phân phối tóc phù hợp có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của họ, bao gồm chất lượng, giá cả và hỗ trợ khách hàng của khách hàng Các nhà sản xuất tóc Việt Nam đã được biết đến trên toàn cầu với chất lượng tóc đặc biệt của họ với giá cả phải chăng, mang lại cho các nhà cung cấp tóc bán buôn ở châu Phi niềm yêu thích nhất

Tóc từ các nhà phân phối Việt Nam được thu thập từ phụ nữ địa phương miền núi ở Việt Nam Do các khu vực phong tục và bản sắc văn hóa, họ đã tìm cách sống một cuộc sống lành mạnh và cân bằng, chỉ tiêu thụ thực phẩm và các thành phần từ tự nhiên Họ chăm sóc tóc bằng các loại thảo mộc và lá, giữ cho tóc dài và tránh các sản phẩm liên quan đến hóa chất Do vậy tóc rất dễ tạo kiểu mà vẫn giữ được chất lượng vốn có Hơn nữa, phần lớn những người tặng tóc ở độ tuổi 18-30, nên tóc của họ vẫn sáng và duy trì độ dày của nó

Thứ hai, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng sản xuất: châu Phi chuyển hướng chiến lược sang châu Á và Châu Á hiện chiếm hơn 90% tổng khối lượng tóc nối và tóc giả trên thị trường Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi việc cung cấp các nhà phân phối tóc ở châu Phi bị chi phối bởi chủ yếu là các nhà máy tóc châu Á, nơi cung cấp cả tóc nhân tạo và tóc con người cho tất cả các loại tóc từ tóc giả đến phần mở rộng

Mối quan hệ thương mại giữa các nước châu Á và châu Phi cũng rất tốt do khoảng cách địa lý gần gũi của họ và là đối tác theo nhiều cách, vì vậy các nhà phân phối tóc ở châu Phi luôn chọn các nhà cung cấp bán buôn tóc châu Á để mua tóc Các doanh nghiệp Việt Nam còn có khá nhiều kiểu tóc đa dạng để phù hợp với mọi yêu cầu của doanh nghiệp tại châu Phi, có rất nhiều lựa chọn về tóc nối cho khách hàng thỏa sức lựa chọn, đặc biệt là khách hàng châu Phi Nơi mà yêu cầu về đa dạng các kiểu tóc nhiều nhất Họ đảm bảo rằng tóc được lấy từ những cô gái trẻ có mái tóc thẳng và chắc khỏe mà không có bất kỳ loại hóa chất nào Vì vậy, lợi thế này sẽ mang lại những bộ tóc giả đẹp nhất, đặc biệt là những người muốn thay đổi ngoại hình của mình Nhà cung cấp tóc Việt Nam là đối tác tốt nhất với các nhà cung cấp, bán buôn ở châu Phi do nguồn gốc đáng tin cậy của từng bộ tóc Chúng cực kỳ mượt mà, dài, đa năng, và đặc biệt bền Họ có thể sử dụng tóc Việt Nam trung bình ít nhất lên tới 2 năm Hơn nữa, các nhà tạo mẫu tóc có thể sử dụng các phần mở rộng tóc này để tạo ra nhiều kiểu có nhiều tông màu So với các thị trường khác như châu Âu hoặc châu Á, thị trường tóc ở châu Phi vẫn còn ít đối thủ cạnh tranh Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tóc Việt Nam để nhanh chóng xây dựng và củng cố vị thế của mình trên thị trường

Thứ ba, nhu cầu sử dụng tóc ngày càng tăng Châu Phi có một dân số lớn và đang phát triển, với nhu cầu tiêu thụ tóc và sản phẩm chăm sóc tóc đang gia tăng Đặc biệt, trong một số quốc gia như Nigeria, Ghana và Nam Phi, việc chăm sóc tóc và làm đẹp được coi là quan trọng và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày Bản chất do khí hậu cũng như điều kiện tự nhiên của Châu Phi, vì thế đặc điểm tóc của họ đa phần đều ngắn, có độ xoăn Bên cạnh đó nhu cầu làm đẹp của phụ nữ Châu Phi ngày càng gia tăng do điều kiện kinh tế phát triển Họ mong muốn được sở hữu mái tóc dài, suôn mượt và có chất lượng cao để gia tăng vẻ đẹp của mình Trong khi đó, tại nhiều nước Châu Phi, ngành sản xuất tóc giả còn chưa phát triển do thiếu công nghệ, máy móc và nguồn nguyên liệu tóc thô Họ sẽ nhập nguồn hàng từ các nước đa dạng sản phẩm và nguồn nguyên liệu và trong đó có Việt Nam Chính vì vậy tiềm năng xuất khẩu tóc giả từ Việt Nam sang Châu Phi là rất lớn

Thứ tư, sự phát triển của các kênh phân phối và cửa hàng bán lẻ: Mặc dù hạ tầng vận chuyển và hậu cần có thể không đồng đều, nhưng một số quốc gia châu Phi đang

29 chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các kênh phân phối và cửa hàng bán lẻ Ví dụ, Nigeria có một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất châu Phi với các trung tâm mua sắm hiện đại như Ikeja City Mall ở Lagos và Abuja Mall ở Abuja Các cửa hàng bán lẻ tập trung vào các khu vực đô thị lớn, thu hút một lượng lớn khách hàng mỗi ngày Sự phát triển của các kênh phân phối này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tóc Việt Nam để tiếp cận thị trường và đưa sản phẩm của mình vào tay người tiêu dùng

Ngoài ra, xu hướng mua sắm trực tuyến cũng đang phát triển mạnh mẽ ở châu Phi, với sự gia tăng của các nền tảng thương mại điện tử như Jumia và Konga tại Nigeria Điều này mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp tóc Việt Nam để tiếp cận người tiêu dùng châu Phi thông qua các kênh trực tuyến và mở rộng phạm vi tiếp thị của họ

Thứ năm, công nhân của nhà máy tóc Việt Nam siêng năng và khéo léo hơn so với các quốc gia khác Các nhà cung cấp tóc Việt Nam không tạo ra ở quy mô công nghiệp như các nhà máy tóc ở Trung Quốc, mà là ở quy mô trong nước Kết quả là, mỗi bó tóc được chế tạo một cách tỉ mỉ bởi bàn tay lành nghề của các nhân viên được chứng nhận và kiểm tra nhiều lần để đảm bảo chất lượng cao nhất có thể Tóc từ các nhà cung cấp Việt Nam có thể làm hài lòng mọi khách hàng với chất lượng tuyệt vời của nó Các nhà cung cấp tóc Việt Nam không phải trả tiền cho việc nhập khẩu nguyên liệu và chi phí vận chuyển, vì vậy giá cả so với các quốc gia khác cũng tốt hơn nhiều Đặc biệt với các nước châu Phi, nhiều người đã trở thành triệu phú chỉ bằng cách mua tóc từ các nhà cung cấp tóc Việt Nam và bán lại chúng cho những khách hàng của mình

Thứ sáu, Việt Nam có tình hình chính trị ổn định Trong tình hình chính trị thế giới không ổn định hiện tại, Việt Nam được coi là một quốc gia có chính trị rất ổn định Khi chọn các nhà cung cấp Việt Nam làm nhà cung cấp của bạn, bạn có thể đảm bảo rằng nguồn cung sẽ ổn định và không bị ảnh hưởng bởi các sự kiện dễ bay hơi Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách để hỗ trợ xuất nhập khẩu và đặc biệt là xuất khẩu tóc Vì vậy, khi mua tóc từ nhà máy tóc Việt Nam, bạn sẽ không phải chịu chi phí thuế quan, do đó giảm chi phí hàng hóa và kiếm được nhiều lợi

30 nhuận hơn Bên cạnh đó, các nhà cung cấp tóc Việt Nam có các nhà máy lâu đời với nhiều kinh nghiệm, họ có thể cung cấp hầu hết các kiểu tóc trên thị trường

Thứ bảy, thị trường châu Phi được đánh giá là khá dễ tính đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam Hiện có 45/55 nước châu Phi đã tham gia vào WTO, do đó, các nước này đã dỡ bỏ dần hàng rào phi thuế quan, giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào thị trường

Thứ tám, có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư Thay vì chỉ tập trung vào việc xuất khẩu sản phẩm, các doanh nghiệp có thể xem xét việc hợp tác với các đối tác địa phương để tận dụng sự hiểu biết về thị trường địa phương và mở rộng mạng lưới phân phối của mình

Ví dụ, một doanh nghiệp tóc Việt Nam có thể hợp tác với một nhà sản xuất tóc địa phương để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu cụ thể của thị trường, như màu sắc, kiểu dáng và kích thước phổ biến ở địa phương đó Bằng cách này, họ có thể tận dụng sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng và tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường

Tóm lại, các nhà cung cấp Việt Nam có khả năng tạo ra một gia tài cao như vậy vì thị trường tóc rất rộng và có khả năng tài chính mạnh mẽ Các nhà cung cấp tóc Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các nhà cung cấp tóc bán buôn ở châu Phi Họ rất có kinh nghiệm trong sản xuất tóc để họ có thể tạo ra một loạt các kiểu tóc hợp thời trang đáp ứng với thị trường tóc thường thay đổi Dựa trên các yếu tố trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy những lợi ích tuyệt vời của việc kinh doanh với các nhà cung cấp tóc Việt Nam Kinh doanh với các nhà cung cấp tóc Việt Nam là một cơ hội kinh doanh bền vững với lợi nhuận cao

2.4.2 Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi

THỰC TRẠNG VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÓC SANG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU APO

Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

3.1.1 Giới thiệu về công ty

Hình 3.1 Logo và Slogan công ty (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự APOgroup)

Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

Tên quốc tế: APO Import Export Joint Stock Company

Trụ sở chính: Tầng 3A, số 3, ngõ 82 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Công ty cổ phần xuất nhập nhẩu APO là một trong những nhà xuất khẩu tóc hàng đầu tại Việt Nam với hơn 2 thập kỷ hoạt động trong ngành Trong những năm qua, APO không ngừng nâng cao tầm nhìn và sứ mệnh trở thành một trong những nhà cung cấp tóc hàng đầu trên thị trường toàn cầu Với phương châm “ Uy tín quý hơn vàng”, APO luôn luôn cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ trọn niềm tin với khách hàng

Với kinh nghiệm dày dặn, APO đã tạo cho mình một nền tảng vững chắc với một đội ngũ cán bộ nhân viên ưu tú gần 1000 người (bao gồm cả khối văn phòng và xưởng sản xuất) có trình độ chuyên môn, sáng tạo và sẵn sàng gắn bó với công ty

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

2009: Tiền thân là Công ty xây dựng VP tại số nhà 21, ngõ 199 Hồ Tùng Mậu

2023: Thành lập Oscar Hair Tham dự hội chợ tại Mỹ Chuyển VP 3A Duy Tân

DN Việt Nam – UK Chuyển vp Trần Thái Tông

2014: Đầu tư nhà xưởng, máy móc, phát triển sản phẩm

VHDN – Chuyển vp Duy Tân

1/2021: Thành lập BigG Hair Đổi tên Bequeenhair thành Luxshinehair

11/2021: Thành lập công ty tại Mỹ

2018: Chuyển VP Nguyễn Cơ Thạch

7/2022: Thành lập công ty, mở văn phòng, kho hàng tại Nigeria

2019-2020: Đại dịch Covid – công ty duy trì hoạt động, giữ nguyên bộ máy, đảm bảo đời sống CBNV

2017: Tham gia hội chợ tại Mỹ, Brazil, Colombia

Chuyên nghiệp hóa nhà máy

Sơ đồ 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của APO Group

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự APO group)

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu tóc ra thị trường thế giới APO cung cấp nhiều loại sản phẩm tóc người chất lượng cao, bao gồm tóc dệt, tóc giả và tóc nối với đủ loại màu sắc, độ dài và kết cấu đa dạng, nhằm đáp ứng các nhu cầu và sở thích khác nhau của khách hàng

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xuất khẩu APO Group

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự APO Group) Hội đồng quản trị: là bộ phận trực tiếp quản lý, điều hành công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty và có nhiệm vụ chủ tọa đại hội cổ đông, tổ chức các cuộc họp HĐQT và lập các chương trình để điều hành công ty Từ đó phân bổ các nhiệm vụ và theo dõi quá trình thực hiện các nhiệm vụ đó của các thành viên trong HĐQT

Nhà Máy Phó GD Văn phòng Đại Diện

Tổng Giám Đốc Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc: Tổng Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty quản lý điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty

Phó giám đốc văn phòng đại diện: có nhiệm vụ thay mặt giám đốc để xử lý và quyết định các công việc mà giám đốc ủy quyền khi vắng mặt Phó giám đốc sẽ giúp giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo sự phân công của giám đốc

Nhiệm vụ của họ là tiến hành triển khai và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động Bên cạnh đó, phó giám đốc cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị cũng như pháp luật về những quyết định mà mình đưa ra

Phòng kinh doanh: Thiết lập và quản lý mạng lưới bán hàng trong và ngoài nước;

Tìm kiếm khách hàng mới; Chăm sóc khách hàng cũ và mới tìm được và theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty; thiết lập hệ thống thông tin khách hàng, thông tin thị trường,

Phòng kế toán: tham mưu cho ban lãnh đạo các lĩnh vực: công tác tài chính, công tác kế toán, kiểm toán nội bộ, quản lý tài sản, kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do phó giám đốc giao cho …

Ngoài các nhiệm này thì phòng kế toán của công ty còn có nhiệm vụ là theo dõi các đơn hàng của đơn vị vận chuyển; Tiếp nhận thông tin từ nhân viên kinh doanh và phản hồi lại với bên vận chuyển nếu có vấn đề xảy ra đối với đơn hàng

Bộ phận hành chính: Giúp việc cho phó giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty; Truyền đạt các ý kiến phản hồi của nhân viên về chất lượng sản phẩm đến cho phó giám đốc; Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ của công ty; Lập kế hoạch để tuyển dụng nhân viên mới theo sự chỉ đạo của cấp trên

Phòng PR-Marketing: Quảng bá thương hiệu của công ty ra thị trường trong nước và nước ngoài; Thiết lập các kế hoạch liên quan tới sản phẩm, giá và truyền thông cho thương hiệu; Sáng tạo các video và hình ảnh về sản phẩm về công ty và một số công việc mà phó giám đốc giao cho

Nhà máy: sản xuất các đơn hàng theo đơn đặt hàng của văn phòng đại diện

Bộ phận sản xuất: Quản lý và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong công ty; điều độ sản xuất; thống kê kế hoạch sản xuất kinh doanh; quản lý mua sắm và dự trữ các loại vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh; quản trị chi phí sản xuất; tham gia hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty

Bộ phận kho: Quản lý xuất nhập kho: kiểm tra, xác nhận nguyên vật liệu nhập về, phân bổ nguyên vật liệu theo kế hoạch sản xuất; tính toán lượng hàng tồn kho, quản lý hàng thành phẩm; quản lý bảo quản hàng tồn kho: lập bảng theo dõi danh sách nguyên vật liệu và số lượng hàng tồn

Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

3.2.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO giai đoạn 2021-2023

Hoạt động kinh doanh của các công ty phụ thuộc vào sự biến động của thị trường, bất kỳ sự thay đổi nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu Với giai đoạn hoạt động xuyên suốt từ 2009 đến nay, công ty đã chứng kiến không ít những biến động của thị trường kinh doanh nói chung, và ngành xuất khẩu tóc nói riêng Dưới đây là bảng thể hiện kết quả doanh thu và lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO, giai đoạn 2021-2023:

Bảng 3.1 Tóm tắt kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

Doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài chính

Lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

8 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2021-2023)

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có sự thay đổi không đồng đều giữa các năm Dễ nhìn thấy nhất là doanh thu của năm

2022 là cao nhất trong giai đoạn 2021-2023 và phần lợi nhuận sau thuế thu được cũng

39 là cao nhất trong ba năm Lý giải điều này, chúng ta cần nhìn lại tình hình thị trường vào năm 2021 Sau khi vừa trải qua đại dịch Covid 19, tuy các ngành kinh tế, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, giao thương buôn bán giữa các quốc gia trở nên khó khăn hơn Tuy nhiên, APO Group lại đat mức tăng trưởng dương vào năm 2021 và duy trì mức tăng trưởng đó cho tới năm 2022 Từ tháng 1 năm 2021, công ty đã đẩy mạnh mở rộng sản xuất, trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại, giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao của khách hàng

Tuy nhiên, năm 2023 mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế có sự sụt giảm so với

2022, cụ thể doanh thu năm 2023 đã giảm gần 4 tỷ và lợi nhuận giảm hơn 3 tỷ so với năm 2022 Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, khiến cho nhu cầu làm đẹp của khách hàng trên toàn cầu cũng giảm xuống đáng kể Cùng với đó, là sự thay đổi liên tục trong cơ cấu nhân sự vào năm 2023 cũng khiến cho kết quả của hoạt động kinh doanh không đạt tăng trưởng cao Tuy nhiên mức lợi nhuận trong năm này tại APO là con số lớn hơn gấp nhiều lần so với 3 năm trước đó, phản ánh hoạt động sản xuất có hiệu quả trong bối cảnh khó khăn toàn cầu

3.2.2 Kim ngạch xuất khẩu tóc

3.2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO theo mặt hàng

✓ Sản phẩm của công ty được chia làm 2 loại chính:

• Hair extension: được hiểu là tóc nối, bao gồm các sản phẩm như sau:

Tape in, Clip in, Keratin, Bulk, Weft

• Wigs hair: được hiểu là tóc giả được làm bằng tóc người, bao gồm các sản phẩm như sau: closure, frontal và wig.

Bảng 3.2 Các sản phẩm chính của công ty

● là một trong những loại tóc cơ bản nhất

● thường không được sử dụng ngay lên tóc mà được dùng như nguyên liệu để sản xuất các loại tóc nối khác theo yêu cầu của khách hàng

● là tập hợp các sợi tóc được may thành dải bằng chỉ ở một đầu

● là tập hợp các sợi tóc nhỏ được kết nối với nhau thành bó nhỏ bằng keo

● là tập hợp các sợi tóc nhỏ được kết nối với nhau thành dải hoặc từng miếng bằng băng keo hai mặt

● các sợi Tóc được đan hoặc kết tóc trên lưới (wig cap) để tạo ra kiểu dáng và độ dày mong muốn

(Nguồn: Phòng kinh doanh APO Group)

Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu APO theo mặt hàng Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023)

Nhìn vào bảng ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty theo 2 mặt hàng chính tăng trưởng không đồng đều qua các năm, cụ thể:

Năm 2022 là năm có tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhiều nhất, tuy nhiên lại có dấu hiệu giảm đối với các mặt hàng wigs Điều này có thể lý giải là do năm

2022, kế hoạch của công ty là tập trung chủ yếu vào thị trường châu Âu và châu Mỹ Latinh, nơi các sản phẩm hair extensions được ưu chuộng nhiều hơn Vì thế doanh thu về mặt hàng này tăng nhiều hơn, cụ thể là tăng hơn 27 tỷ VNĐ so với 2021, khối lượng bán ra cũng tăng hơn 3 tấn so với 2021 Sự tăng nhanh này chủ yếu là do công ty đã tăng cường đẩy mạnh quảng bá sản phẩm khiến cho sản lượng tăng lên đáng kể Tuy nhiên, sang đến năm 2023 thì tổng kim ngạch xuất khẩu lại có dấu hiệu sụt giảm, cụ thể là giảm gần 2 tỷ so với năm 2022 Sự sụt giảm này một phần do sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty cùng ngành, khi mà số lượng các công ty xuất khẩu tóc tăng lên ngày càng nhiều Một phần nữa như đã nhắc đến trước đó, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến cho xu hướng tiêu dùng của khách hàng giảm đi Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng wigs trong năm 2023 lại tăng lên gần 7 tỷ đồng Lý do là vì năm 2023 là năm công ty đi sâu hơn vào dự án Wigs tóc thật giá rẻ đánh vào thị trường châu Phi, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lên cao hơn so với năm 2022.

3.2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu của công ty theo thị trường

Bảng 3.4 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu APO theo thị trường Đơn vị: tỷ đồng

Doanh thu Tỉ lệ Doanh thu Tỉ lệ Doanh thu Tỉ lệ Châu Âu

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023)

Qua bảng số liệu ta có thể Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu APO từ năm 2021 đến năm 2023 cho thấy sự biến động trong doanh thu trên các thị trường quốc tế khác nhau Châu Âu tiếp tục giữ vị trí quan trọng với tỷ trọng lớn trong kim ngạch tổng thể, mặc dù có sự giảm nhẹ vào năm 2023 Châu

Mỹ và Châu Phi cũng duy trì sự ổn định nhưng có sự biến động nhẹ trong doanh thu, trong khi Châu Á lại có sự giảm đáng kể từ năm 2022 đến năm 2023

Một số nguyên nhân có thể giải thích sự khác biệt trong kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường này Đầu tiên, Châu Âu và Châu Mỹ là hai thị trường phát triển với nền kinh tế ổn định và đa dạng, cung cấp nhiều cơ hội tiêu thụ cho các sản phẩm và dịch vụ của APO Sự ổn định kinh tế và nhu cầu tiêu thụ ổn định đã giúp duy trì doanh thu xuất khẩu từ hai khu vực này

Châu Phi, mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch tổng thể, nhưng đang trở thành một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và nhu

43 cầu tiêu thụ ngày càng tăng Việc tăng doanh thu xuất khẩu từ Châu Phi có thể phản ánh sự mở rộng của APO vào các thị trường mới và nỗ lực trong việc xây dựng mối quan hệ và thị phần ổn định trong khu vực này

Trong khi đó, Châu Á là một thị trường phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu Sự giảm doanh thu xuất khẩu từ Châu Á có thể phản ánh sự cạnh tranh gay gắt và khả năng thích ứng của APO với các thị trường địa phương khác nhau trong khu vực này Các thách thức về chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, và quy định thương mại có thể làm giảm hiệu suất kinh doanh của công ty tại khu vực này

3.2.3 Quy trình xuất khẩu Để có thể xuất khẩu được các sản phẩm của công ty thì không thể thiếu đươc phòng kinh doanh Phòng kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt động cần thiết để có thể tìm kiếm khách hàng từ đó có thể xuất khẩu được sản phẩm của công ty sang các nước khác

Sơ đồ 3.3 Quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần XNK APO Bước 1: Phòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng, kí hợp đồng:

Các nhân viên kinh doanh sẽ tìm kiếm khách hàng qua các sàn thương mại điện tử và các mạng xã hội hiện hành như: Facebook, Instagram, Alibaba, Twitter, … Đối với các trang B2B như Alibaba, công ty sẽ cấp cho mỗi nhân viên một tài khoản gmail để đăng nhập và có nhiệm vụ mỗi ngày, mỗi nhân viên phải đăng một bài quảng cáo của mình lên trang của công ty trên Alibaba Đối với mạng xã hội các cũng vậy, phòng kinh doanh có nhiệm vụ đăng bài, xây dựng hình ảnh và thương hiệu cá nhân, để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm của công ty dễ dàng hơn

Sau khi tìm kiếm được khách hàng, nhiệm vụ của sales là thuyết phục khách mua hàng

Bước 2: Làm hợp đồng thương mại (Invoice) kiếm Tìm khách hàng

Chuẩn bị hàng Giao hàng

Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin, nhân viên cùng khách hàng đi đến thỏa thuận các điều khoản mua bán Vì tính chất hàng hóa và do quy định của công ty nên khách hàng sẽ phải trả 100% tiền trước khi gửi hàng để tránh mất tiền, lừa đảo

Bước 3: Chuẩn bị hàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm

Sau khi khách hàng chuyển khoản, thanh toán tiền hàng cho công ty Sales sẽ gửi đơn hàng về nhà máy đúng mẫu mã mà khách yêu cầu

Sau khoảng 8-10 ngày hàng hóa hoàn thành, xưởng gửi hàng lên Sales sẽ kiểm tra, gửi ảnh xác nhận lại với khách

Bước 4: Giao hàng cho đơn vị vận chuyển

Phân tích cơ hội, thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

3.3.1 Phân tích cơ hội khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

Thứ nhất, mở rộng thị trường xuất khẩu

Sau gần 2 năm thực hiện chiến dịch mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi, APO đã mở rộng hoạt động xuất khẩu tóc sang nhiều quốc gia khác trong thị trường này và thu được nhiều thành công Trước đây, có thể APO chỉ tập trung vào một số quốc gia lớn như Ai Cập và Nam Phi, tuy nhiên, tính tới cuối năm 2023, APO đã mở rộng phạm vi hoạt động sang hơn 17 quốc gia khác nhau tại châu Phi, trong đó một

45 số quốc gia như Nigeria, Nam Phi, Kenya, Ai Cập và Ghana thường được biết đến là các thị trường tiêu biểu và có nhu cầu tiêu thụ tóc lớn

Biểu đồ 3.1 Sơ đồ biểu diễn các thị trường nhập khẩu tóc của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO tại châu Phi

Việc APO mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang hơn 17 quốc gia tại châu Phi đã là một bước tiến quan trọng trong việc định vị và tăng cường hiện diện của công ty trong ngành công nghiệp tóc toàn cầu

Nigeria, Nam Phi, và Ai Cập là ba thị trường lớn nhất với tỷ lệ nhập khẩu tóc từ APO lần lượt là 23%, 26%, và 21% Điều này cho thấy APO đã đạt được một vị thế mạnh mẽ trong các thị trường này, đồng thời phản ánh sự ưa chuộng và tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm tóc của công ty

Nigeria, với tỷ lệ nhập khẩu tóc từ APO chiếm 23%, thể hiện sức mua lớn và tiềm năng phát triển đáng kể cho APO trong tương lai Nam Phi, với tỷ lệ nhập khẩu tóc từ APO là 26%, là một thị trường mạnh mẽ và ổn định, cung cấp cơ hội lớn cho APO mở rộng và phát triển thị trường Ai Cập, với tỷ lệ nhập khẩu tóc từ APO là 21%, là một thị trường lớn với dân số đông đúc và tiềm năng tiêu thụ cao

Bên cạnh đó, Kenya (6%) và Ghana (11%) cũng là những thị trường quan trọng mà APO đã chiếm được một phần thị phần đáng kể Dù tỷ lệ nhập khẩu tóc từ APO ở các quốc gia này không cao bằng những quốc gia lớn, nhưng sự đa dạng hóa thị trường giúp APO giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự ổn định trong kinh doanh Tuy nhiên, có một phần nhỏ (13%) của tỷ lệ nhập khẩu tóc từ APO được ghi nhận là từ các quốc gia khác, có thể là các thị trường mới mở hoặc nhỏ hơn Điều này cho

46 thấy APO vẫn đang thúc đẩy việc khám phá và mở rộng thị trường mới trong nỗ lực đạt được sự đa dạng hóa và tăng cường hiệu suất toàn cầu

Việc mở rộng thêm nhiều thị trường tại châu Phi có thể đã giúp APO tăng cường doanh số bán hàng và mở rộng thị phần trong khu vực này Họ có thể đã thu hút được một lượng lớn khách hàng mới và tạo ra mối quan hệ lâu dài với các đối tác địa phương

Thứ hai, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng sản xuất

Việc châu Phi chuyển hướng chiến lược nhập khẩu tóc từ các quốc gia châu Á đã tạo ra một cơ hội lớn cho các công ty xuất khẩu tóc hàng đầu tại Việt Nam như APO Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong phát triển của ngành công nghiệp tóc Việt Nam và mở ra cánh cửa cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Trước hết, sự chuyển đổi trong chiến lược nhập khẩu của châu Phi là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong định hình thị trường toàn cầu Thay vì tập trung vào việc sản xuất tóc nội địa hoặc nhập khẩu từ các thị trường phát triển, châu Phi đã nhìn về phía châu Á để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng Đối với APO và các công ty xuất khẩu tóc hàng đầu tại Việt Nam, cơ hội này là một động lực mạnh mẽ để cải thiện và phát triển Hiện APO có trụ sở chính đặt tại

Hà Nội và nhà máy sản xuất rộng 5000 mét vuông tại Nam Định So với trước đây, quy mô sản xuất và số lượng lao động đã tăng gấp nhiều lần, sự đầu tư và mở rộng của công ty không chỉ là một bước đi quan trọng để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trên thị trường, mà còn là sự cam kết của APO trong việc phục vụ khách hàng và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của thị trường

Bảng 3.5 Bảng biểu thị quá trình phát triển của khối nhà máy Công ty cổ phần

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023)

Trong thời gian từ năm 2021 đến năm 2023, APO đã trải qua một quá trình gia tăng sản xuất đáng chú ý, đặc biệt là sau khi thực hiện chiến dịch mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi Sự thay đổi này không chỉ là kết quả của một quyết định đơn lẻ, mà là sự kết hợp của nhiều yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh và tận dụng cơ hội từ thị trường mới

Việc tăng diện tích sản xuất từ 3000 m 2 lên 5000 m 2 trong vòng ba năm thể hiện một cam kết rõ ràng của APO trong việc mở rộng quy mô sản xuất Điều này phản ánh sự cần thiết của việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ thị trường xuất khẩu châu Phi Việc mở rộng diện tích sản xuất không chỉ tạo ra sự linh hoạt trong việc sản xuất các sản phẩm hiện có mà còn mở ra cơ hội để phát triển các sản phẩm mới, phù hợp với yêu cầu đặc biệt của thị trường đang mở rộng

Lực lượng lao động cũng tăng từ 812 người lên 907 người trong vòng 3 năm, đây không chỉ là kết quả của việc mở rộng quy mô sản xuất mà còn là kết quả của việc cải thiện hiệu suất lao động APO đã đầu tư rất nhiều vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, cũng như sử dụng công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình sản xuất Đồng thời, việc mở rộng nhân sự chuyên môn, đặc biệt là các chuyên gia về thị trường châu Phi, cũng đã giúp công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu và yêu cầu của thị trường này

Số lượng mã sản phẩm từ 30 mã lên 52 mã trong khoảng thời gian tương tự là một bước đi chiến lược APO không chỉ tập trung vào việc tăng sản lượng mà còn chú trọng vào việc đa dạng hóa sản phẩm Điều này giúp công ty đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường xuất khẩu châu Phi và tối ưu hóa lợi ích từ chiến dịch mở rộng thị trường

Thứ ba, nhu cầu sử dụng tóc ngày càng tăng

Đánh giá thực trạng tận dụng cơ hội và thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang thị trường châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu

3.4.1 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO

Bảng 3.10 Phân tích SWOT về Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của Công ty cổ phần APO Điểm mạnh (S):

- - Cung cấp những sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu

- - Kinh nghiệm và kiến thức về mở rộng thị trường xuất khẩu

- - Hệ thống phân phối và kênh tiếp thị Điểm yếu (W):

- - Kim ngạch xuất khẩu thấp so với tiềm năng thị trường

- - Thay đổi yêu cầu và xu hướng

- - Quản lý chuỗi cung ứng chưa tốt

- - Mở rộng thị trường xuất khẩu

- - Nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng sản xuất

- - Nhu cầu sử dụng tóc ngày càng tăng

- - Sự phát triển của các kênh phân phối và cửa hàng bán lẻ

- - Đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, công nhân khéo léo và được đào tạo bài bản

- - Việt Nam có tình hình chính trị ổn định

- - Thị trường châu Phi được đánh giá là khá dễ tính đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam

- - Có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư

- - Khó kiểm soát chất lượng

- - Cạnh tranh gay gắt hơn

- - Mức độ quan tâm về địa bàn chưa cao

- - Vấn đề vận chuyển và hậu cần

- - Hạn chế về rào cản nhập khẩu

3.4.1.1 Đánh giá điểm mạnh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi

Cung cấp những sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu

Một trong những điểm mạnh của APO khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi là khả năng cung cấp những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường Điều này đặc biệt quan trọng trong việc xâm nhập vào một thị trường mới, nơi mà sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của khách hàng là chìa khóa để thành công

APO đã thành công trong việc nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của thị trường châu Phi về các sản phẩm tóc Thị trường này có những đặc thù riêng về yêu cầu về chất lượng, kiểu dáng và giá cả APO đã đầu tư nghiên cứu và phát triển để sản xuất ra những sản phẩm đa dạng và phù hợp nhất với người tiêu dùng châu Phi

Các sản phẩm được ưa chuộng nhất tại thị trường châu Phi, bao gồm Weft, Closure, Frontal và Wig, đã được APO đặc biệt chú trọng trong quá trình phát triển Bằng cách cung cấp những sản phẩm chất lượng và đa dạng này, APO đã xây dựng một danh tiếng vững chắc và thu hút sự quan tâm của khách hàng châu Phi Điều này đã giúp APO tạo ra một lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của họ trên thị trường xuất khẩu tóc châu Phi Sự tập trung vào hiểu biết sâu sắc về nhu cầu của thị trường và việc cung cấp các sản phẩm phổ biến nhất đã làm tăng cường vị thế của APO và tạo ra cơ hội lớn cho họ trong việc mở rộng kinh doanh tại khu vực này

Sự năng động và năng lực sản xuất là yếu tố then chốt quyết định sự thành công trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường và cạnh tranh trong ngành công nghiệp tóc của APO APO đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng để nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm Họ sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại, được trang bị các thiết bị và máy móc tiên tiến nhất để tự tin đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường Khả năng sản xuất lớn mạnh của APO cho phép họ sản xuất số lượng lớn các sản phẩm tóc một cách linh hoạt và đáp ứng kịp thời với nhu cầu thị trường Ngoài ra, APO cũng chú trọng vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo rằng nhân viên của họ luôn có kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành và quản lý các dây chuyền sản xuất một cách hiệu quả nhất Sự chuyên nghiệp và kỹ

62 thuật cao của đội ngũ sản xuất đã giúp APO tạo ra những sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường châu Phi

Với kinh nghiệm hơn hai mươi năm hoạt động trong ngành tóc, từ những ngày đầu tiên cho tới bây giờ, APO đã trải qua rất nhiều khó khăn để có thể xây dựng được hình ảnh của riêng mình Uy tín của thương hiệu là một tài sản vô cùng quý giá, mang lại sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng, giúp APO đạt được sự ưu việt so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường

APO đã đầu tư không ngừng vào việc xây dựng và quản lý thương hiệu một cách chuyên nghiệp Họ chú trọng vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc và thái độ phục vụ tận tình Những cam kết này không chỉ làm tăng niềm tin của khách hàng mà còn giúp APO tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và uy tín trên thị trường

Sự uy tín của thương hiệu APO được củng cố thông qua việc thực hiện các cam kết và tiêu chuẩn chất lượng cao nhất trong quá trình sản xuất và kinh doanh Đội ngũ kiểm định chất lượng chuyên nghiệp của APO đảm bảo rằng mọi sản phẩm đều đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và luôn đạt chất lượng tốt nhất trước khi đến tay khách hàng Uy tín này không chỉ là kết quả của những nỗ lực đầu tư vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn là sự thể hiện của cam kết và đạo đức kinh doanh của công ty

Kinh nghiệm và kiến thức về mở rộng thị trường xuất khẩu

Suốt nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, APO đã xây dựng được một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm đáng kể, từ quy trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng đến phát triển thị trường và tiếp thị

Công ty đã tích luỹ được những bài học quý báu từ việc tham gia vào các dự án mở rộng thị trường xuất khẩu tóc vào các quốc gia khác nhau trên thế giới Sự hiểu biết sâu rộng về đặc thù của từng thị trường, bao gồm văn hóa, thị trường tiêu dùng, quy định pháp lý và đối thủ cạnh tranh, đã giúp APO xây dựng các chiến lược hiệu quả và linh hoạt cho việc mở rộng thị trường sang châu Phi

Hơn nữa, APO không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng của đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các chuyên gia về xuất khẩu và tiếp thị quốc tế Việc tổ chức các

63 khóa đào tạo và hội thảo chuyên ngành, cùng việc học hỏi từ các dự án thực tiễn, đã giúp APO không chỉ có được kiến thức mà còn phát triển được các phương pháp và kỹ năng cần thiết để vận hành một chiến lược mở rộng thị trường thành công Điều này giúp APO có khả năng phản ứng linh hoạt và định hình lại chiến lược kinh doanh của mình dựa trên thông tin và xu hướng mới nhất trên thị trường Sự tự tin và sẵn lòng thử nghiệm của công ty trong việc áp dụng những phương pháp mới và sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng giúp họ tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi

Hệ thống phân phối và kênh tiếp thị

APO đã đầu tư mạnh mẽ vào việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối rộng khắp, từ các đại lý, nhà phân phối đến các cửa hàng bán lẻ và kênh trực tuyến Hệ thống phân phối của APO không chỉ đa dạng mà còn được tổ chức và quản lý một cách chuyên nghiệp Công ty đã thiết lập các mối quan hệ đối tác đáng tin cậy với các đại lý và nhà phân phối tại các quốc gia trong khu vực châu Phi Điều này giúp APO có thể tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vận chuyển và phân phối

Bên cạnh đó, APO cũng đã tận dụng tốt các kênh tiếp thị hiện đại như truyền thông xã hội, quảng cáo trực tuyến và marketing kỹ thuật số để tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách chủ động và hiệu quả Việc sử dụng các kênh tiếp thị kỹ thuật số không chỉ giúp APO tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra các cơ hội tiếp cận mới và mở rộng thị trường một cách toàn diện

ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI THÁCH THỨC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TÓC SANG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU APO

Định hướng đối với mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu Phi của công ty

4.1.1 Định hướng đối với xuất khẩu của công ty

Với những mục tiêu cụ thể trong mở rộng thị trường xuất khẩu, APO Group cần xây dựng những kế hoạch, biện pháp cụ thể, có tính khả thi và đảm bảo phù hợp với năng lực của công ty Trong báo cáo tổng kết cuối năm 2023, công ty đã đề xuất các kế hoạch và định hướng trong kinh doanh xuất khẩu cho năm 2024 như sau:

Về phương thức xuất khẩu: Công ty vẫn chủ yếu duy trì nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hóa trực tiếp để giảm các chi phí trung gian

Về kim ngạch xuất khẩu, công ty định hướng sẽ có mức tăng trưởng từ 3-5% vào năm 2024 cả số lượng lẫn khối lượng, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm phổ biến như: wig, weft, closure… Ngoài ra công ty có thể mở rộng sang dòng chăm sóc tóc, những sản phẩm chăm sóc dành riêng cho tóc giả

Về cơ cấu mặt hàng, công ty vừa cho ra mắt các dòng sản phẩm mới như: micro loop; feather H6; genius weft;… để có thể thu hút thêm sự chú ý của khách hàng và tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới

Về phía quy trình và thời gian sản xuất, công ty đang cố gắng rút ngắn thời làm hàng cho khách hàng, sử dụng công nghệ mới giúp tiết kiệm thời gian hơn

Về nhân sự, công ty có quy trình đào tạo bài bản hơn cho mỗi level sales, từ nhân viên mới cho tới nhân viên lâu năm vẫn có quy trình đào tạo riêng nhằm phát triển hơn nữa năng lực bản thân Công ty thường xuyên mở ra các cuộc thi nhằm khuyến khích tinh thần làm việc cũng như tăng cường sự gắn kết của đội ngũ nhân viên với nhau

4.1.2 Định hướng đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Phi của công ty trong bối cảnh sắp tới

Xây dựng đội ngũ R&D chuyên nghiệp Đội ngũ R&D sẽ tập trung vào nghiên cứu và phân tích thị trường châu Phi, giúp công ty hiểu rõ hơn về xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng và đặc điểm địa phương

Phát triển sản phẩm phù hợp Dựa trên nghiên cứu thị trường, công ty có thể điều chỉnh và phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đặc biệt của khách hàng châu Phi Việc này bao gồm cả việc tùy chỉnh mẫu mã, chất lượng và giá cả để đáp ứng mong muốn và khả năng chi trả của thị trường đích

Tăng cường quan hệ đối tác địa phương: Xây dựng mối quan hệ đối tác đáng tin cậy với các đối tác địa phương như nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ và salon tóc Thay đổi các chính sách đổi trả linh hoạt và hiệu quả để tăng cường niềm tin và sự hài lòng của khách hàng

Tăng cường các dịch vụ hậu mãi: Triển khai các chương trình khuyến mãi và giảm giá để kích thích nhu cầu tiêu thụ và tạo động lực cho khách hàng mới thử nghiệm sản phẩm Các chương trình giảm giá, quà tặng hoặc khuyến mãi đặc biệt được áp dụng nhiều hơn, quan tâm tới các ngày lễ lớn tại châu Phi nhằm xây dựng chương trình giảm giá phù hợp.

Các đề xuất, giải pháp giúp Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức trong mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu

4.3.1 Đối với Công ty Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Công ty nên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới hoặc cải thiện sản phẩm hiện có phù hợp với nhu cầu đặc biệt của thị trường châu Phi Việc này có thể bao gồm việc phát triển các sản phẩm có màu sắc, kiểu dáng và chất lượng phù hợp với sở thích và điều kiện địa phương Bởi riêng đối với khách hàng châu Phi, họ có yêu cầu rất nhiều về kiểu dáng Công ty cần hoàn thiện hơn đội ngũ R&D kết hợp giữ hai khối văn phòng và nhà máy, để có thể nghiên cứu tốt hơn và đưa ra các chiến lược hoạt động phù hợp

Tạo ra chiến lược giá cạnh tranh: APO cần xem xét và tạo ra một chiến lược giá cạnh tranh hợp lý hơn để cạnh tranh với các đối thủ trong thị trường châu Phi Điều này có thể bao gồm việc giảm giá sản phẩm, tăng cường giá trị gia tăng hoặc cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho khách hàng Dù sao thì thị trường này vẫn đang là nền kinh tế chưa phát triển đồng đều, người dân vẫn có mức thu nhập thấp, họ thường có nhiều yêu cầu đối với hàng hóa nhưng giá phải rẻ

Xây dựng hệ thống phân phối địa phương: Tại các thị trường khác, APO đã có các văn phòng đại diện giúp cho khách hàng có thể tiếp cận tốt hơn với sản phẩm, nhưng tại thị trường châu Phi thì chưa APO có thể xem xét việc xây dựng một hệ thống phân phối địa phương hiệu quả tại các quốc gia nằm ở trung tâm châu Phi hoặc xây dựng các văn phòng đại diện tại khu vực này Việc này sẽ giúp công ty tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường địa phương

Hợp tác với các đối tác địa phương: APO có thể xem xét việc hợp tác với các đối tác địa phương trong châu Phi để tận dụng mạng lưới, nguồn lực và kiến thức địa phương của họ Bởi lẽ, đây vẫn được xem là thị trường chưa được quan tâm nhiều, nên hiểu biết của công ty về khu vực, văn hóa, bản sắc nơi đây vẫn còn hạn hẹp

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nhân viên tại công ty thường gặp khó khăn trong quá trình tư vấn khách hàng tại một số nước mà họ không sử dụng tiếng anh hay một số thứ tiếng mà trong công ty không có ai biết giao tiếp cả Nên công ty nên tiến hành nghiên cứu thị trường cũng như điều tra xem những khách hàng nào tại nước nào hay mua hàng của công ty nhưng mà họ lại không biết nói tiếng Anh Từ đó có thể cử một vài người đi học thứ tiếng đó để có thể phục vụ được giao tiếp và bán hàng được cho nhóm khách hàng đó Ngoài ra công ty cũng cần có những chế độ đãi ngộ tốt để có thể giữ chân được những nhân viên mới Không nên áp doanh số đối với nhân viên mới vì họ sử dụng tài khoản mới hoàn toàn, chưa thể có khách ngay được, thay vào đó công ty nên chủ động giúp đỡ và mở các lớp đào tạo thường xuyên hơn cho những người nhân viên mới

4.2.1 Giải pháp tận dụng cơ hội

Việc tiến hành nghiên cứu thị trường sẽ giúp Công ty hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức trong việc tiếp cận thị trường châu Phi Bằng cách phân tích cẩn thận các yếu tố như nhu cầu thị trường, đặc điểm văn hóa, kinh tế, pháp lý và cạnh tranh, công ty có thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu hiệu quả và phù hợp

Nghiên cứu thị trường cũng giúp Công ty xác định các phân khúc thị trường tiềm năng và đối tượng khách hàng mục tiêu Từ đó, họ có thể tập trung vào phát triển sản

74 phẩm và dịch vụ phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng địa phương, từ đó tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và bán hàng Đồng thời, nghiên cứu thị trường cũng giúp Công ty đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn về tài nguyên và nguồn lực vào thị trường châu Phi Bằng cách hiểu rõ về môi trường kinh doanh và tiềm năng phát triển của từng quốc gia trong khu vực, Công ty có thể phát triển một kế hoạch chi tiết và hiệu quả để mở rộng và duy trì hiện diện của mình

Xây dựng mối quan hệ đối tác thân thiết

Việc xây dựng mối quan hệ đối tác thân thiết giúp Công ty thiết lập một hệ thống liên kết mạnh mẽ với các đối tác địa phương trong châu Phi Những đối tác này không chỉ cung cấp thông tin quý báu về thị trường địa phương mà còn hỗ trợ trong việc đàm phán, tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm của Công ty vào thị trường một cách hiệu quả Đồng thời, mối quan hệ đối tác thân thiết cũng tạo ra cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tiếp thị và quảng bá, cũng như chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm kinh doanh Điều này giúp Công ty tận dụng được sức mạnh tập thể và tối đa hóa hiệu quả của các hoạt động mở rộng thị trường Mối quan hệ đối tác thân thiết cũng tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và tin cậy, từ đó làm tăng uy tín và danh tiếng của Công ty trong mắt các đối tác và khách hàng Sự tin cậy này là yếu tố quan trọng giúp Công ty tạo ra một vị thế bền vững và phát triển lâu dài tại thị trường châu Phi

Xây dựng thương hiệu và tiếp thị Đầu tư vào xây dựng và tăng cường thương hiệu của APO trên thị trường châu Phi thông qua chiến lược tiếp thị đa kênh Đó là cơ sở để công ty xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và lâu dài với khách hàng Sự nhận biết thương hiệu giúp công ty nổi bật trong đám đông và tạo ra sự tin tưởng và lòng trung thành từ phía khách hàng Tiếp theo, chiến lược tiếp thị hiệu quả sẽ giúp công ty tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng trong thị trường châu Phi Bằng cách sử dụng các kênh tiếp thị đa dạng và phù hợp với đặc thù của từng quốc gia, công ty có thể tạo ra sự chú ý và quan tâm từ phía khách hàng và tăng cơ hội tiếp cận thị trường

Ngoài ra, việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực và chiến lược tiếp thị hiệu quả cũng giúp công ty vượt qua những thách thức và cạnh tranh trên thị trường Thị trường châu Phi đang ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi sự chuyên nghiệp và sáng tạo trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng

4.2.2 Giải pháp đối phó với thách thức

Tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng

Việc này không chỉ giúp Công ty phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng thị trường địa phương mà còn tăng cường sức hấp dẫn và cạnh tranh trên thị trường

Tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ giúp Công ty tạo ra sự phân biệt và giá trị độc đáo trong mắt khách hàng Bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, đáp ứng nhu cầu cụ thể và mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng, Công ty có thể tăng cường sức hấp dẫn và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Cuối cùng, tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ cũng giúp Công ty thích nghi linh hoạt với sự biến đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng Thị trường châu Phi đang phát triển nhanh chóng và đòi hỏi sự linh hoạt và nhanh nhạy từ phía các doanh nghiệp Bằng cách tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ để phản ánh những thay đổi này, Công ty có thể duy trì sự cạnh tranh và đạt được thành công trên thị trường

Về việc chất lượng một số sản phẩm còn kém thì Ban lãnh đạo công ty đã thu thập các phản hồi về chất lượng sản phẩm, phân tích và để có thể gửi về xưởng sản xuất để tăng chất lượng lên Giám đốc của văn phòng đại diện cũng đã đề nghị là xưởng sản xuất trước khi gửi lên cho văn phòng đại diện để có thể chuyển đi cho khách hàng thì nên kiểm tra kỹ chất lượng tóc như là xem có trứng chấy hay không hay có bị xơ rối hay không, và đã có hẳn một đội ngũ QC được đào tạo chuyên về kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi hàng hóa được gửi lên văn phòng

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của APO Group - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Sơ đồ 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của APO Group (Trang 43)
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xuất khẩu APO Group  (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự APO Group)  Hội đồng quản trị: là bộ phận trực tiếp quản lý, điều hành công ty, có toàn quyền - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần xuất khẩu APO Group (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự APO Group) Hội đồng quản trị: là bộ phận trực tiếp quản lý, điều hành công ty, có toàn quyền (Trang 44)
Bảng 3.1. Tóm tắt kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023 - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Bảng 3.1. Tóm tắt kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2021-2023 (Trang 47)
Bảng 3.2. Các sản  phẩm chính của công ty - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Bảng 3.2. Các sản phẩm chính của công ty (Trang 49)
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu APO theo thị  trường - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu APO theo thị trường (Trang 51)
Sơ đồ 3.3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần XNK APO  Bước 1: Phòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng, kí hợp đồng: - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Sơ đồ 3.3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần XNK APO Bước 1: Phòng kinh doanh tìm kiếm khách hàng, kí hợp đồng: (Trang 52)
Biểu đồ 3.1. Sơ đồ biểu diễn các thị trường nhập khẩu tóc của Công ty cổ phần xuất  nhập khẩu APO tại châu Phi - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
i ểu đồ 3.1. Sơ đồ biểu diễn các thị trường nhập khẩu tóc của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO tại châu Phi (Trang 54)
Bảng 3.5. Bảng biểu thị quá trình phát triển của khối nhà máy Công ty cổ phần  XNK APO giai đoạn 2021-2023 - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Bảng 3.5. Bảng biểu thị quá trình phát triển của khối nhà máy Công ty cổ phần XNK APO giai đoạn 2021-2023 (Trang 55)
Bảng 3.7. Cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO theo phòng  ban - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Bảng 3.7. Cơ cấu nhân sự của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu APO theo phòng ban (Trang 60)
Bảng 3.8. Tỷ suất lợi nhuận của Công Ty Cổ Phần XNK APO về mặt hàng tóc giả  sang thị trường Châu Phi giai đoạn 2021-2023 - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Bảng 3.8. Tỷ suất lợi nhuận của Công Ty Cổ Phần XNK APO về mặt hàng tóc giả sang thị trường Châu Phi giai đoạn 2021-2023 (Trang 62)
Bảng 3.9. Kim ngạch nhập khẩu tóc của Nigeria từ các thị trường trọng điểm giai  đoạn 2021-2022 - cơ hội thách thức khi mở rộng thị trường xuất khẩu tóc sang châu phi của công ty cổ phần xuất nhập khẩu apo
Bảng 3.9. Kim ngạch nhập khẩu tóc của Nigeria từ các thị trường trọng điểm giai đoạn 2021-2022 (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w