Ngày nay, hội nhập Kinh tế Thế giới nói chung và ASEAN nói riêng là những vấn đề đang được thu hút nhiều sự chú ý của các nước trên thế giới. Tại Việt Nam vấn đề hội nhập cũng được quan tâm hàng đầu, thể hiện ở việc chúng ta đã tích cực gia nhập các Tổ chức Kinh tế trên Thế giới, ký kết các hiệp định, hiệp ước song phương, đa phương và đặc biệt là những hoạt động tích cực cho sự ra đời của AEC – Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. AEC ra đời đã một bước ngoạt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các kinh tế Đông Nam Á, hướng tới mô hình một cộng động kinh tếan ninhxã hội theo mô hình EU. Đồng thời, AEC ra đời cũng sẽ hòa trộn nền kinh của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàng năm khoảng 2.000 tỉ đô la Mỹ. Để cung cấp khái quát nhất, chung nhất về cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC), trong khuôn khổ môn học, tôi chọn đề tài “Cơ hội, thách thức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập của nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế Quốc tế
ĐỀ TÀI:
“CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)”
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thúy Hồng
THÁNG 6/2016
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 2Ngày nay, hội nhập Kinh tế Thế giới nói chung và ASEAN nói riêng lànhững vấn đề đang được thu hút nhiều sự chú ý của các nước trên thế giới TạiViệt Nam vấn đề hội nhập cũng được quan tâm hàng đầu, thể hiện ở việc chúng
ta đã tích cực gia nhập các Tổ chức Kinh tế trên Thế giới, ký kết các hiệp định,hiệp ước song phương, đa phương và đặc biệt là những hoạt động tích cực cho
sự ra đời của AEC – Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015
AEC ra đời đã một bước ngoạt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cáchtoàn diện của các kinh tế Đông Nam Á, hướng tới mô hình một cộng động kinhtế-an ninh-xã hội theo mô hình EU Đồng thời, AEC ra đời cũng sẽ hòa trộn nềnkinh của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư,tạo ra thị trường chung của một khu vực có dân số 600 triệu người và GDP hàngnăm khoảng 2.000 tỉ đô la Mỹ
Để cung cấp khái quát nhất, chung nhất về cộng đồng kinh tế ASEAN (gọi
tắt là AEC), trong khuôn khổ môn học, tôi chọn đề tài “Cơ hội, thách thức và
một số giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập của nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”.
Do giới hạn về thời gian và tài liệu nghiên cứu, đề tài vẫn còn những điểmthiếu sót và hạn chế Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của quýthầy cô và các bạn để hoàn thiện đề tài
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 3I CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN:
1 Lịch sử hình thành.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967,hiện tại bao gồm 10 nước: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
Hiệp hội ASEAN dựa trên 03 trụ cột chính là cộng đồng an ninh chính trị(ASC); cộng đồng kinh tế (AEC) và cộng động văn hóa xã hội (ASCC) trên cơ
sở giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN “độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, đồng thuận và giải quyết hòa bình mọi bất đồng, tranh chấp, đồng thời khẳng định ASEAN tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan
hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài vì mục đích chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi”.
Các mốc thời gian quan trọng đánh dấu việc hình thành Cộng đồng kinh tếASEAN (Asean Economic Community, gọi tắt là AEC):
- Năm 1992: khái niệm hội nhập kinh tế ASEAN lần đầu tiên được đưa ratrong Hiệp định khung về Thúc đẩy Hợp tác Kinh tế ASEAN ký tạiSingapore Hiệp định này nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác trongcác lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng và khoáng sản, tàichính và ngân hàng, thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp, giao thông
và truyền thông
- 1992: Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung(CEPT) được ký kết, sau đó được thay thế bởi Hiệp định về Thương mạiHàng hoá ASEAN 2010
- 1995: Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN được ký kết
- 1998: Hiệp định khung về Đầu tư ASEAN được ký kết, sau đó được thaythế bởi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN 2012
- 2003: Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 9, các nhà lãnh đạo ASEAN lầnđầu tiên tuyên bố mục tiêu hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN(ASEAN Economic Community - AEC) Mục tiêu này cũng phù hợp vớiTầm nhìn ASEAN 2020 thông qua vào năm 1997 với mục tiêu phát triểnASEAN thành một Cộng đồng ASEAN
- 2006: Tại cuộc họp các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 38, Kế hoạchtổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint) đã được đưa ra với các mục tiêu
và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC
- 2007: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạoASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì
2020 như kế hoạch ban đầu
- 22/11/2015: Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, các nhà lãnhđạo ASEAN đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập AEC
Trang 4- 31/12/2015: Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực.
Trang 51967 1977
1993 1995 1997
2003 2007 2008 2010 2012 2015
2016-2025
Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC 2015
AEC chính thức được
thành lập
Hiệp định đầu tư toàn diện Asean (ACIA) có hiệu lựcHiệp định thương mại
hàng hóa Asean
(ATIGA) có hiệu lực
Hiến chương ASEAN
Vòng đàm phán Cebu (tăng tốc kế hoạch thành lập cộng đồng vào năm 2015)
Trang 6CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
Thị trường và cơ sở sản xuất
chung
Khu vực kinh tế cạnh tranh
Phát triển kinh tế cân bằng Hội nhập nền kinh tế toàn cầu
Bảo hộ người tiêu dùng;
Quyền sở hữu trí tuệ;
Sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách trong ASEAN.
Tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác kinh tế;
Nâng cao năng lực tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu.
2 Mục tiêu:
Biểu đồ 2: 4 mục tiêu trụ cột của Cộng đồng Kinh tế ASEAN [ 2 ]
Trong “Tầm nhìn ASEAN 2020”, mục tiêu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả
năng cạnh tranh cao, trong đó năm yếu tố cơ bản là hàng hóa, dịch vụ, đầu tư,
vốn và lao động có tay nghề sẽ được di chuyển tự do trong phạm vi các nước
ASEAN, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế - xã hội
được giảm bớt vào năm 2020 để từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy
thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp dẫn đối với đầu tư - kinh doanh
từ bên ngoài Như vậy, có thể thấy nhiệm vụ của AEC là đưa ASEAN trở thành:
Thứ nhất, một thị trường hàng hóa và cơ sở sản xuất duy nhất, thúc
đẩy phát triển mạng lưới sản xuất trong khu vực, nâng cao năng lực của
Asean với vai trò là một trung tâm sản xuất đáp ứng yêu cầu đối với chuỗi
cung ứng toàn cầu; mang lại lợi ích cho các ngành được ưu tiên tham gia
hội nhập, như nông nghiệp, hàng không, ô-tô, điện tử (e-ASEAN), ngư
nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may và thời trang, du lịch, ngành
công nghiệp gỗ và các ngành dịch vụ khác
Trang 7Thứ hai, một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh
vượng và ổn định, trên cơ sở ưu tiên sáu yếu tố chủ chốt, bao gồm: chínhsách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triểnkết cấu hạ tầng, hệ thống thuế và thương mại điện tử Asean cam kết thúcđẩy văn hóa cạnh tranh công bằng thông qua việc ban hành các chính sách
và luật cạnh tranh, bảo đảm sân chơi bình đẳng trong Asean và hiệu quảkinh tế khu vực ngày càng cao
Thứ ba, một khu vực phát triển kinh tế đồng đều với hai điểm nhấn:
(1) Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) phát triển bằng cáchthuận lợi hóa phương pháp tiếp cận thông tin, tài chính, kỹ năng, pháttriển nguồn nhân lực và công nghệ; (2) Thực hiện các sáng kiến liên kết Asean (IAI) để chỉ ra những lĩnh vực hoạt động cụ thể IAI là các sáng
kiến, chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các quốc giathành viên Asean, nhất là giữa ASEAN 6 (Bruney, Indonesia, Malaysia,Philipin, Singapour, Thái Lan) và ASEAN 4 Indonesia, Malaysia,Philipin, Thái Lan) qua đó thúc đẩy hội nhập kinh tế của nhóm nướcCampuchia, Lào, Myama, Việt Nam (CLMV), cùng hướng tới một mụctiêu chung và bảo đảm tất cả các quốc gia này đều có được lợi ích côngbằng trong quá trình hội nhập kinh tế
Thứ tư, một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới,
nhằm giúp Asean có thể cạnh tranh thành công trên thị trường toàn cầu,đạt được mục đích sản xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thịtrường quốc tế, đồng thời bảo đảm thị trường Asean có sức hấp dẫn vớicác nhà đầu tư nước ngoài Các quốc gia thành viên Asean cũng nhất trítham gia nhiều hơn nữa vào mạng lưới cung ứng toàn cầu bằng việc nângcao năng suất và hiệu quả AEC sẽ trở thành tâm điểm của Asean với vaitrò chủ động tham gia cùng các đối tác thương mại tự do của Asean và đốitác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới cấu trúc khu vực
Các mục tiêu nói trên không tách rời mà liên quan chặt chẽ và có tácđộng qua lại lẫn nhau Vì thế có thể nói, AEC chính là sự đẩy mạnhnhững cơ chế liên kết hiện có của Asean, như Hiệp định khu vực mậudịch tự do Asean (AFTA), Hiệp định khung Asean về dịch vụ (AFAS),Khu vực đầu tư Asean (AIA), Hiệp định khung về hợp tác công nghiệpAsean (AICO), Lộ trình hội nhập tài chính và tiền tệ Asean, để xây
dựng Asean thành “một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất” Nói
cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên nâng caonhững cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN, đồng thời bổ sungthêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và tự do di chuyển vốnhơn để tạo nên một AEC thịnh vượng và phát triển bền vững.[3]
Thông qua những mục tiêu hướng đến của Cộng đồng kinh tếASEAN (AEC) cho thấy AEC mang những đặc điểm riêng, khác vớinhững khu vực thể chế tương tự khác, đó là:
Trang 8- AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một
Thỏa thuận hay một Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất Để đạtđược những mục tiêu này, các nước Asean đã tham gia hàng loạt các Hiệpđịnh, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố… và những văn bảnnày có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, có văn bảnmang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới (không bắt buộc) cho các quốc giathành viên của Asean
- AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc
hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên (trong đó chỉ mục tiêu 01 làđược thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định vàthỏa thuận ràng buộc đã ký kết, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ởviệc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực hiện một số chương trình và sángkiến khu vực)
- Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước
đây thông qua thực hiện các cam kết các Hiệp định thương mại cụ thể đã
được ký kết giữa các nước Asean và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời
gian tới (theo lộ trình thực hiện các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các
vấn đề mới, nếu có)
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) không được coi là một cộng đồng
kinh tế gắn kết giống như Cộng đồng châu Âu (EC), tức là không đặt mục
tiêu trở thành tổ chức siêu quốc gia, không có đồng tiền chung, chính sáchkinh tế, tiền tệ chung vì các nước ASEAN có các cấu trúc chính trị và vănhóa khác nhau; không tạo lập các tổ chức quản lý trung ương có cơ cấu tổchức chặt chẽ và những điều lệ, quy định có tính chất ràng buộc cao, rõràng như Ủy ban Liên minh châu Âu EU hay Ngân hàng Trung ương châu
Âu mà sẽ tập trung vào việc xóa bỏ các rào cản kinh doanh, thương mại Tuy nhiên, nhìn vào những bài học kinh nghiệm rút ra từ Cộng đồng châu
Âu, các nhà lãnh đạo AEC đồng tình rằng, ASEAN nên áp dụng các tiêuchuẩn chung cũng như các luật lệ và quy định chung, đồng thời củng cốsức mạnh của cơ quan lãnh đạo tập trung
Tóm lại, AEC sẽ biến ASEAN thành một khu vực với sự tự do dịch chuyểnhàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có kỹ năng và tự do dịch chuyển dòng vốn.Liên quan đến việc tạo lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, các quốcgia thành viên ASEAN đang tập trung thực hiện giảm và tiến tới xóa bỏ các ràocản để đảm bảo dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và vốn trở nên tự do giữa các nướcASEAN
Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, các quốc gia thành viên đã cam kết tự
do hóa mạnh mẽ, xóa bỏ các hạn chế trong các ngành ngân hàng, bảo hiểm vàcác thị trường vốn vào năm 2015 Điều này bao hàm tự do hóa 4 phương thứccung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới như được định nghĩa trong WTO - làcung cấp thương mại dịch vụ qua biên giới (phương thức 1), Tiêu dùng (sử dụng
Trang 9dịch vụ) ở nước ngoài (phương thức 2), Hiện diện thương mại (Phương thức 3)
và Tự do dịch chuyển cá nhân (Phương thức 4)
3 Các hiệp định chính trong AEC
3.1 Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA)
Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA) được ký từ tháng 2/2009
và có hiệu lực từ 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan chung(CEPT/AFTA) ký năm 1992 Việt Nam tham gia Asean từ năm 1995, bắt đầuthực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA Đây
là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt
giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệpđịnh, nghị định thư có liên quan
Trong ATIGA, các nước Asean dành cho nhau mức ưu đãi tương đươnghoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi mà Asean dành cho các nước đối tác trong cácThỏa thuận thương mại tự do (FTA) hay ASEAN+
Ngoài ra, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: cam kết xóa bỏcác hàng rào phi thuế quan (cắt giảm theo lộ trình khác nhau với đối với Asean-
6 và nhóm CLMV trong đó có Việt Nam), cam kết về quy tắc xuất xứ và thủ tụcchứng nhận xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sựphù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ…
Biểu cam kết cắt giảm thuế quan của mỗi nước trong ATIGA so với CEPTrất rõ ràng và dễ tra cứu (Phụ lục 02 của Hiệp định), nó bao gồm toàn bộ các sảnphẩm trong Danh mục hài hòa thuế quan của Asean (AHTN) và lộ trình cắtgiảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm
Theo ATIGA, đến năm 2010 các nước ASEAN-6 phải xóa bỏ thuếnhập khẩu đối với 100% dòng thuế thuộc Danh mục thông thường; chỉgiữ lại một số dòng thuế thuộc Danh mục loại trừ chung gồm những sảnphẩm được miễn trừ vĩnh viễn vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức và sứckhỏe) Các nước nhóm CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và ViệtNam) có lộ trình dài hơn xóa bỏ thuế cho hàng hóa từ các nước ASEANmuộn hơn, đến năm 2015 mới phải xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu trongDanh mục thông thường nhưng được linh hoạt giữ lại thuế suất đối với7% số dòng thuế đến năm 2018
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tính đến năm 2015, thực hiện camkết ATIGA, Việt Nam đã cắt giảm, xóa bỏ được thuế nhập khẩu xuốngcòn 0-5% đối với 8.603 dòng thuế, chiếm trên 90% Biểu thuế Số còn lạigồm 669 dòng thuế (chiếm 7% Biểu thuế), chủ yếu là những sản phẩmnhạy cảm trong thương mại giữa Việt Nam và ASEAN, sẽ xuống 0% vàonăm 2018, bao gồm: ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô xe máy, dầuthực vật, hoa quả nhiệt đới, đồ điện dân dụng như tủ lạnh, máy điều hòa,sữa và các sản phẩm sữa…
Trang 10[4] Từ năm 2018 Việt Nam chỉ còn được duy trì thuế nhập khẩu vớimức thuế suất tối đa là 5% đối với khoảng 3% số dòng thuế, bao gồmphần lớn là các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm (gia cầm sống, thịt già,trứng gia cầm, quả có múi, thóc, gạo lứt, thịt chế biến, đường) Hai nhómmặt hàng có lộ tình cam kết dài và chưa có lộ trình là xăng dầu (đến năm2024) và thuốc lá (sẽ phải đưa ra lộ trình cắt giảm trong tương lai gần).
3.2 Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS)
Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS) được ký lần đầu vàotháng 12/1995 với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch
vụ của WTO để làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thươngmại dịch vụ giữa các nước ASEAN
Trong giai đoạn từ 1996-2015, các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán vàđưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Góicam kết về dịch vụ vận tải hàng không
Nguyên tắc đàm phán dịch vụ trong khuôn khổ AFAS được thực hiện theo
hình thức Chọn - Cho giống WTO, tức là tất cả các ngành/lĩnh vực có cam kết
mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các Gói cam kết, còn trường hợp không đưavào là không có cam kết gì
Phạm vi cam kết trong các Gói cam kết về mở cửa dịch vụ của Hiệp định
AFAS chỉ bao gồm 3 Phương thức cung cấp dịch vụ: (1) Cung cấp dịch vụ quabiên giới; (2) Tiêu dùng ở nước ngoài và (3) Hiện diện thương mại; còn riêng cáccam kết về (4) Hiện diện thể nhân hay còn gọi là Di chuyển thể nhân thì đượcđàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN năm 2012 Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ Tài chính và Vận tải hàng không cũng được đàmphán riêng, không nằm trong các Gói cam kết chung
Với mỗi Gói cam kết, để thực hiện, các nước ASEAN sẽ cùng ký vào mộtNghị định thư thực thi Gói cam kết đó Hiệu lực của Gói cam kết sẽ phụ thuộcvào quy định trong Nghị định thư
Nhìn chung, các Gói cam kết trong AFAS có phạm vi cam kết rộng và mức
độ cam kết sâu hơn so với các cam kết trong WTO của mỗi nước thành viên.Các Gói cam kết sau có mức độ cam kết cao hơn các Gói cam kết trước nhằmtiến đến thực hiện các mục tiêu về tự do hóa dịch vụ đặt ra trong Kế hoạch tổngthể xây dựng AEC (AEC Blueprint)
Trong 9 Gói cam kết về dịch vụ trong AFAS, các Gói cam kết 17 của
Việt Nam có mức độ mở cửa dịch vụ thấp hơn hoặc bằng so với mức độ mở cửadịch vụ của Việt Nam trong WTO; nhưng bắt đầu từ Gói thứ 8 trở đi, một sốcam kết của Việt Nam trong một số phân ngành đã bắt đầu cao hơn mức độ mởcửa trong WTO và bổ sung thêm cam kết cho một số phân ngành mới
Với Gói cam kết thứ 9, nhiều lĩnh vực Việt Nam cam kết cao hơn và mởrộng thêm một số cam kết so với WTO như: dịch vụ quản lý bất động sản; dịch
Trang 11vụ nghiên cứu và phát triển; lĩnh vực y tế, viễn thông, du lịch, vận tải (đườngsắt, đường biển, đường bộ hàng hóa; các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì, sửa chữa thiết bịvận tải)
Hiện tại Việt Nam đã hoàn thành phê chuẩn Gói cam kết thứ 9 của AFAS
và thực hiện khi Gói này khi có hiệu lực (sau 180 ngày kể từ ngày ký Nghị địnhthư 27/11/2015)
Trong các Gói cam kết về dịch vụ Vận tải hàng không: Tính đến tháng
12/2015, các nước ASEAN đã đàm phán và đưa ra 8 Gói cam kết về dịch vụVận tải hàng không; Gói mới nhất (Gói 8) được ký vào ngày 20/12/2013 tạiPakse, Lào và các nước đang chuẩn bị thông qua Gói thứ 9
Trong Gói cam kết thứ 8 của Việt Nam về vận tải hàng không, các lĩnh vựcdịch vụ có cam kết cao hơn so với WTO như: dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vậntải hàng không; dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính; dịch vụ cho thuê máy baykèm/không kèm đội bay và dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đườnghàng không (chưa có cam kết trong WTO); dịch vụ cung cấp bữa ăn trên máybay
Trong các Gói cam kết về dịch vụ Tài chính: Tính đến tháng 12/2015
các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 6 Gói cam kết về dịch vụ tàichính Gói mới nhất (Gói 6) được ký ngày 20/3/2015 tại KualaLumpur, Malaysia.Tuy nhiên, do lĩnh vực tài chính là một trong những lĩnh vực nhạy cảm khôngchỉ đối với Việt Nam mà đối với nhiều nước ASEAN, nên các cam kết mở cửadịch vụ tài chính trong các Gói cam kết tài chính của AFAS vẫn còn tương đốihạn chế, thường thấp hơn hoặc ngang bằng cam kết trong WTO
Tuy nhiên, trong Nghị định thư thực hiện Gói cam kết thứ 6, các nước
ASEAN đã đưa vào một nội dung quan trọng đó là: Nhằm tăng cường hội nhập khu vực trong lĩnh vực ngân hàng, hai hoặc nhiều nước thành viên ASEAN có thể tiến hành đàm phán riêng và mở cửa thêm cho nhau trong lĩnh vực này, các cam kết mở cửa riêng đó sẽ được đưa vào thành một phần của Gói cam kết dịch
vụ tài chính thứ 6 nhưng chỉ dành riêng cho các nước đàm phán mở cửa thêm, còn có mở rộng cho các nước còn lại trong ASEAN hay không thì tùy thuộc vào
sự tự nguyện của các nước này.
Đối với Việt Nam, trong Gói cam kết 6 về tài chính của AFAS, các cam kết
mở cửa dịch vụ tài chính của Việt Nam tương đương các cam kết mở cửa trongWTO
3.3 Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP) [ 5 ]
Nguồn gốc: Trong ASEAN, Phương thức thứ 4 trong 4 phương thức
cung cấp dịch vụ là Di chuyển thể nhân (là sự di chuyển của cá nhân từnước này qua nước khác để cung cấp một dịch vụ trong một khoảng thờigian nhất định) ban đầu được đàm phán trong khuôn khổ Hiệp địnhThương mại Dịch vụ ASEAN (AFAS), nhưng sau đó được tách riêng ra
Trang 12để đàm phán trong một Hiệp định riêng là Hiệp định ASEAN về Dichuyển thể nhân (MNP) năm 2012.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi hơn cho sự di chuyển của lao động có taynghề giữa các nước ASEAN, các nước đã ký kết các Thỏa thuận thừanhận lẫn nhau trong một số lĩnh vực ngành nghề nhằm công nhận lẫnnhau về bằng cấp và trình độ của lao động có kỹ năng trong khu vực Đếnthời điểm tháng 12/2015, các nước ASEAN đã ký 8 Thỏa thuận thừa nhậnlẫn nhau (MRA) trong 8 lĩnh vực dịch vụ là: Kiến trúc, Tư vấn kỹ thuật,Điều dưỡng, Hành nghề y, Nha sỹ, Du lịch, Kế toán kiểm toán, và Khảosát
Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân (MNP) được ký ngày19/11/2012 tại Phnom Penh, Campuchia với mục tiêu dỡ bỏ đáng kể cácrào cản đối với việc di chuyển tạm thời qua biên giới của các thể nhântham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nướcASEAN
Hiệp định MNP áp dụng đối với các quy định ảnh hưởng tới việc dichuyển tạm thời qua biên giới của thể nhân của một nước ASEAN sanglãnh thổ của nước ASEAN khác trong các trường hợp: (1) khách kinhdoanh; (2) người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; (3) người cung cấpdịch vụ theo hợp đồng và (4) một số trường hợp khác quy định cụ thểtrong Biểu lộ trình cam kết về Di chuyển thể nhân của mỗi nước đính kèmtheo Hiệp định này
Tuy nhiên, Hiệp định Di chuyển thể nhân (MNP) không áp dụng đốivới các quy định của một nước ASEAN liên quan tới việc hạn chế tiếpcận thị trường lao động của người lao động các nước ASEAN khác Việc
mở cửa thị trường lao động của mỗi nước chỉ áp dụng cho các ngành nghềđược quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết của nước đó và thuộcmột trong 4 trường hợp trên
So sánh cam kết WTO và Pháp luật Việt Nam cho thấy: Các cam kếtcủa Việt Nam trong MNP phù hợp với các cam kết của Việt Nam trongWTO và các quy định pháp luật nội địa của Việt Nam Đến thời điểm này,Hiệp định Di chuyển thể nhân (MNP) hiện vẫn chưa có hiệu lực do một
số nước ASEAN chưa hoàn tất thủ tục phê chuẩn
3.4 Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kết tháng2/2009 và có hiệu lực từ 29/3/2012 thay thế cho Hiệp định Khuyến khích
và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tưASEAN (AIA) 1998
Hiệp định ACIA bao gồm 4 nội dung chính là: Tự do hóa đầu tư,Bảo hộ đầu tư, Thuận lợi hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư; gồm 49 điều, 02phụ lục và 01 Danh mục bảo lưu (các trường hợp ngoại lệ: ngoại lệ chung,ngoại lệ về an ninh quốc phòng, danh mục bảo lưu của từng nước Tuy
Trang 13nhiên, theo quy định của ACIA, các Thành viên sẽ phải cắt giảm hoặc xóa
bỏ các bảo lưu trong Danh mục bảo lưu của nước mình phù hợp với 3 giaiđoạn của Lộ trình chiến lược trong Kế hoạch tổng thể thực hiện AEC.:)
Nội dung trong ACIA đề cập về: (1) các nghĩa vụ liên quan đến đầutư: (2) tự do hóa trong đầu tư liên quan đến các lĩnh vực: chế tạo, nôngnghiệp, nghề cá, lâm nghiệp, khai mỏ, các dịch vụ phụ trợ cho các ngànhtrên và bất kỳ lĩnh vực nào khác nếu tất cả các Thành viên đồng ý và (3)
các nghĩa vụ chính về đầu tư [(3.1) nghĩa vụ về không phân biệt đối xử: (a)
đối xử quốc gia, (b) tối huệ quốc; (c) các yêu cầu về thực hiện và (d) cácyêu cầu về quản lý cấp cao và Ban Giám đốc (3.2) nghĩa vụ về bảo hộ đầutư]
Một số đặc điểm nổi bật của ACIA:
- Phạm vi điều chỉnh của ACIA bao gồm cả đầu tư trực tiếp và giántiếp
- ACIA mở rộng về phạm vi định nghĩa nhà đầu tư (ví dụ doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài khối tại một nước ASEAN khi đầu tư sangmột nước ASEAN khác được coi là nhà đầu tư ASEAN)
- ACIA quy định về các biện pháp/yêu cầu đối với đầu tư bị cấm màcác nước thành viên không được phép sử dụng (ví dụ yêu cầu tỷ lệ nội địahóa, cân bằng cán cân thanh toán)
- ACIA quy định cơ chế giải quyết tranh chấp trực tiếp giữa Nhànước và nhà đầu tư (Cơ chế ISDS: giải quyết tranh chấp thông qua hòagiải, đàm phán/tham vấn và giải quyết bằng trọng tài)
4 Đánh giá về các hiệp định trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)
- Về tự do hóa hàng hóa: Trong số các FTA mà Việt Nam đã ký kết,các cam kết về cắt giảm thuế quan trong AEC là cao nhất và nhanh nhất.Cho đến nay, Việt Nam đã gần hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế quantrong AEC
- Về tự do hóa dịch vụ: các cam kết về dịch vụ trong AEC đều tương
tự mức cam kết trong WTO, trong một số gói cam kết dịch vụ gần đâycủa AEC, mức độ cam kết đã bắt đầu cao hơn so với WTO nhưng khôngnhiều và cũng phù hợp với mức độ mở cửa thực tế về dịch vụ của ViệtNam
- Về tự do hóa đầu tư: các cam kết về đầu tư trong AEC toàn diệnhơn trong WTO và các FTA đã ký của Việt Nam nhưng cũng phù hợp vớicác quy định về đầu tư trong pháp luật Việt Nam (việc thực thi các camkết về đầu tư trong AEC không buộc Việt Nam phải sửa đổi pháp luậttrong nước)
- Về tự do hóa lao động: Cho đến nay việc tự do hóa lao động trongAEC mới chỉ dừng lại ở các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) vềtrình độ của lao động có kỹ năng (thông qua xây dựng hệ thống đăng ký
Trang 14hành nghề chung) trong 8 ngành nghề, nhưng cho tới thời điểm hiện tạichỉ có 2 MRA đã được thực thi đầy đủ.
II CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI GIA NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
1 Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập AEC
[ 6] Thứ nhất, AEC sẽ là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu,
nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực
và thế giới AEC ra đời cùng với việc Việt Nam mở rộng các hiệp định tự
do thương mại sẽ tạo động lực giúp các doanh nghiệp mở rộng giaothương, thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu,
hạ giá thành sản phẩm, tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn Khi AEChình thành, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bán hàng sang các nướcASEAN gần như bán hàng trong nước Đây là một trong những thuận lợiđối với việc lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp Hơn nữa, các thủtục xuất nhập khẩu sẽ đỡ rườm rà hơn và việc cải cách thủ tục xuất xứ,tiến tới cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cũng sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan hàng hóa sang các thị trườngASEAN
Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường
trao đổi thương mại, thu hút đầu tư, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất
và cung ứng khu vực, với hoạt động xuất khẩu thuận lợi hơn nhờ rào cảnthuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ Doanh nghiệp còn có thể tận dụngnhững hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ASEAN đã kí kết với NhậtBản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand như ưu đãi thuếquan 0%, cũng như Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) sắp xâydựng Trong thị trường chung AEC có 12 ngành công nghiệp được ưu tiênhội nhập gồm: sản phẩm từ nông nghiệp, hàng không (vận tải hàngkhông), ô tô, điện tử ASEAN, thủy sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệtmay và may mặc, du lịch, các sản phẩm gỗ và dịch vụ logistics cũng nhưthực phẩm, nông lâm sản
Thứ ba, Việt Nam có cơ hội lớn trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài Với việc hình thành AEC, những ưu đãi về tự do di chuyển vốn sẽgia tăng đầu tư lẫn nhau giữa các nước trong nội khối
[7]Việc hình thành AEC được kỳ vọng sẽ mang lại tự do hóa đầu tư
và dòng vốn Đây cũng được coi là cơ hội lớn, tạo đà cho sự phát triểnmạnh mẽ của thị trường tài chính cũng như nền kinh tế với những cam kết
về việc mở cửa, xóa bỏ các giới hạn trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm
và thị trường vốn
Theo đó, khu vực tài chính trong nước sẽ phải liên thông, liên kết vớithị trường này của các nước AEC; hình thành một môi trường đầu tưchung AEC sẽ mở ra cơ hội đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sảnphẩm dịch vụ tài chính, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu vốn; nhiều các nhà
Trang 15đầu tư tài chính nước ngoài tham gia mở rộng hoạt động kinh doanh vàothị trường tài chính trong nước
Điều này đồng nghĩa với việc, mang lại sự lựa chọn đa dạng hơn vềloại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính với chất lượng cạnh tranh hơn chongười tiêu dùng; đồng thời, các doanh nghiệp tài chính cần sớm chuẩn bịđón đầu các cơ hội một cách hiệu quả mà còn có những chính sách phùhợp để đối mặt với những thách thức từ thị trường tài chính chung củaAEC Thêm vào đó, tự do hóa đầu tư và dòng vốn trong AEC sẽ có tácđộng tích cực, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính nước ta vừa pháttriển về chiều rộng, quy mô vừa phát triển về chiều sâu, được nâng lêntầm cao hơn, theo hướng chuyên nghiệp hơn
Các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư chứng khoán, các tậpđoàn tài chính lớn sẽ góp phần làm chuyên nghiệp, minh bạch hóa thịtrường tài chính trong nước Từ đó, tăng cường kinh nghiệm và nâng caotiêu chuẩn về quản trị công ty, quản trị rủi ro, kỹ năng phân tích, đầu tưcho các doanh nghiệp trong nước
Sự luân chuyển tự do của các dòng vốn sẽ làm tăng đáng kể quy môcủa thị trường tài chính cũng như thị trường chứng khoán và đây thực sựtrở thành kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp, đáp ứng cácnhu cầu vốn để phát triển kinh tế
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần nhận thấy rõ đi cùng cơ hộiluôn có không ít thách thức Thị trường tài chính trong nước sẽ phải đốimặt với áp lực cạnh tranh lớn ngày càng tăng từ sự tham gia của các địnhchế tài chính, các tập đoàn tài chính lớn trong khu vực
Thêm vào đó, thị trường tài chính vốn dĩ được xem là thị trườngnhạy cảm và phức tạp, nhất là trong quản lý điều hành Bởi vậy, sự giatăng mạnh của dòng vốn, đặc biệt từ nước ngoài sẽ làm gia tăng mối lo
về bong bóng giá tài sản và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động điềuhành chính sách tiền tệ độc lập
Ngoài ra, nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường nên việc nhận diện và giám sát rủi ro của hệ thốngtài chính còn yếu và thiếu Khi tham gia vào thị trường chung AEC, việcnhận diện và giám sát rủi ro hệ thống tài chính ở nước ta càng trở nên cầnthiết hơn, với những yêu cầu chặt chẽ và cao hơn
[8] Thứ tư, việc hình thành AEC sẽ tác động tới việc mở rộng thị
phần và thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam theo chiềuhướng tích cực Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện tốt để dịchchuyển tích cực hơn; chuyển dịch và thay thế dần các mặt hàng có lượngchế tác thấp (như các mặt hàng nông sản) sang mặt hàng tiêu dùng, hàngcông nghiệp, nông sản chế biến, mỹ phẩm có giá trị cao và ổn định Bêncạnh đó, việc hình thành AEC sẽ giúp Việt Nam có thể mở rộng thị phầncác hàng hóa của mình trên các thị trường như ASEAN, Hàn Quốc vàNhật Bản
Trang 16Thứ năm, tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN
Việt Nam: tham gia vào một sân chơi chung và chịu áp lực cạnh tranh từcác đối tác khu vực cả về trình độ quản lý, công nghệ và nhân lực, sẽ buộccác DN Việt Nam phải tự cải tổ, thay đổi, nâng cao năng lực cạnh tranh
để có thể tồn tại và phát triển [9]
2 Thách thức của Việt Nam khi gia nhập AEC
2.1 Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển với các nước thành viên AEC [10]
Trước khi hình thành thị trường chung, các nước EU đã có trình độphát triển tương đối cao về kinh tế nên hội nhập khu vực đã ngay lập tứcmang lại lợi ích kinh tế lớn cho các nước thành viên Trong khi đó, cácnước thành viên ASEAN rất đa dạng về mô hình nhà nước, chính trị, vănhoá vàcó sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển
Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển hơn trong khuvực là khá lớn Tính theo GDP bình quân đầu người, Việt Nam chỉ caohơn Lào, Campuchia và Myanmar, và thấp hơn nhiều so với
Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng có sự khác biệt lớn giữa ViệtNam và các nước ASEAN.Theo bảng xếp hạng của Chương trình Pháttriển Liên Hợp Quốc năm 2013, Việt Nam xếp hạng 121, cao hơn Lào(139), Campuchia (136), Myanma (150) nhưng thấp hơn nhiều so vớiSingapore (9), Brunei (30) và Malaysia (62) [UNDP 2014]
Sự chênh lệch về trình độ phát triển được coi là yếu tố chính cản trở
sự hình thành thị trường chung ASEAN Việt Nam cũng như các nướcthành viên AEC sẽ phải xây dựng những chính sách khác nhau để cânbằng giữa cam kết xây dựng cộng đồng kinh tế chung và giải quyết cácvấn đề kinh tế - xã hội trong nước
2.2 Năng lực cạnh tranh thấp cả trên phương diện quốc gia và doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh của các nước ASEAN không đồng đều.TheoBáo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 do Diễn đàn Kinh tếThế giới công bố [WEF 2015], Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trênbảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu,trong khi nhóm 3 nước Lào,Campuchia, Myanma có thứ hạng năng lực cạnh tranh thấp, lần lượt đứngthứ 83, 90 và 131
Việt Nam đã có sự tiến bộ trong cải thiện môi trường kinh doanh, làquốc gia có mức tăng bậc mạnh nhất, xếp thứ 56 trên bảng xếp hạng nănglực cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 Tuy nhiên, những tiến bộ đó vẫn chưatheo kịp sự phát triển của nhiều quốc gia khác, môi trường kinh doanh vànăng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực cònthấp, chỉ đứng thứ 6, sau Singapore (2), Malaysia (18), Thái Lan (32),Indonesia (37) và Philippines (47) Năng lực cạnh tranh quốc gia chưađược cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mớicông nghệ
Trang 17[11]Về thể chế và chính sách quốc gia của Việt Nam mặc dù có nhiềuthay đổi tích cực tuy nhiên so với các nước trong ASEAN 6 còn rất lạchậu Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam do Diễnđàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố cho năm 2014-2015 ở mức rất thấp
và ít có cải thiện từ nhiều năm nay Các doanh nghiệp Việt Nam cần đến
872 giờ/năm để đóng thuế trong khi con số bình quân của dịch vụ đó ởcác nước ASEAN-6 chỉ là 172 giờ/năm
Bảng 1: Xếp hạng về thể chế của Việt Nam
(Nguồn Diễn đàn Kinh tế thế giới 2014-2015)
trên 144 nước
Điểm thấp nhất đến cao nhất (1-7)
2 Thể chế công 85 3.5
3 Luật về sở hữu 104 3.4
4 Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho xuất, nhập khẩu 109 3.2
5 Chi phí ngoài pháp luật và đút lót cho nộp thuế hàngnăm 121 2.6
6 Chi phí ngoài pháp luật và đút lót để nhận được kết quảtư pháp thuận lợi 104 3.5
7 Hiệu quả của Chính phủ 117 2.9
8 Gánh nặng của Chính phủ 91 3.2
9 Gánh nặng của quy định của Chính phủ 101 3.1
10 Tính minh bạch của quá trình soạn thảo chính sách củaChính phủ 116 3.5
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Lực lượng doanh nghiệp của Việt Nam đã tăng lên đáng kể trongthời gian qua Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanhtại thời điểm cuối năm 2013 là 373.213 doanh nghiệp, tăng 3,3 lần so vớinăm 2005 Tuy nhiên, 96,4% số doanh nghiệp này là doanh nghiệp ngoàinhà nước có quy mô chủ yếu là nhỏ và vừa Xét về lao động, 98,77%doanh nghiệp ngoài nhà nước có quy mô nhỏ, ít hơn 200 lao động; 68%
có quy mô siêu nhỏ, ít hơn 10 lao động Xét về quy mô vốn, có tới73,86% doanh nghiệp ngoài nhà nước là doanh nghiệp nhỏ, có quy môvốn dưới 10 tỷ đồng
DNNVV chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa, ít quan tâm đến thịtrường nước ngoài do thiếu năng lực tài chính, kỹ thuật, thông tin thịtrường, mạng lưới sản xuất,… (Mahani Z., Loh G Nor I 2012).Cácdoanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu thực hiện các công đoạn
sơ chế, gia công thuộc vị trí thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.Do quy mônhỏ nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đầu tư nhiều chođổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh