TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY TNHH XNK GIA P
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI CỦA CÔNG TY TNHH XNK GIA PHẠM
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Lớp: K56E1
Mã sinh viên: 20D130029
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em Trần Thị Phương Lê xin cam đoan rằng đề tài khoá luận tốt nghiệp “Cơ hội
và thách thức trong xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi của Công
ty TNHH XNK Gia Phạm” là một sản phẩm em đã nỗ lực nghiên cứu và xây dựng
trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH XNK Gia Phạm
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài khóa luận có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giáo viên hướng dẫn
TS Nguyễn Duy Đạt Tất cả số liệu, kết quả trong bài đều do em tự thu thập, thống
kê theo giấy tờ, sổ sách từ Công ty TNHH XNK Gia Phạm Tuyệt đối không có sự sao chép từ bất cứ tài liệu nào
Một lần nữa, em xin cam đoan về tính chính xác và duy nhất của các số liệu, nội dung được đề cập trong đề tài nghiên cứu do em thực hiện
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2024 Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phương Lê
Trang 3Do trình độ và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung thêm
từ phía Thầy/Cô để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn và giúp em tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy/Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2024 Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phương Lê
Trang 4DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Mô hình phân tích cơ hội và thách thức (TOWS) 14 Bảng 3.1 Doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021 – 2023 25 Bảng 3.2 Sản lượng xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021-2023 26 Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính sang thị trường Châu Phi của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021 – 2023 27 Bảng 3.4 Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021 – 2023 29 Bảng 3.5 Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu sảm phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang thị trường Châu Phi 30
Biểu đồ 3.1 Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm tóc giả (HS code 670300) của Châu Phi giai đoạn 2019-2022 24 Biểu đồ 3.2 Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm tóc giả (HS code 670420) của Châu Phi giai đoạn 2019-2022 24 Biểu đồ 3.3 Tốc độ tăng trưởng sản lượng xuất khẩu tóc giả sang thị trường Châu Phi của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021-2023 27 Biểu đồ 3.4 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021 – 2023 28 Hình 4.1 Dự đoán quy mô thị trường và sự phát triển của ngành tóc ở Châu Phi giai doạn 2022-2026 45
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước 2
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu 5
1.5 Phạm vi nghiên cứu 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu 5
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 5
1.7 Kết cấu khoá luận 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 7
2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu 7
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá 7
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá 7
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá 9
2.2 Mô hình phân tích cơ hội và thách thức (TOWS) trong xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp 12
2.2.1 Các yếu tố cấu thành mô hình TOWS 12
2.2.2 Các chiến lược trong mô hình TOWS 14
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp 15
2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 15
2.3.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 17
Trang 7CHƯƠNG 3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY TNHH XNK GIA PHẠM TRONG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG
CHÂU PHI 20
3.1 Tổng quan về công ty TNHH XNK Gia Phạm 20
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 20
3.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty 20
3.1.3 Đặc điểm sản phẩm xuất khẩu của công ty 21
3.2 Thực trạng xuất khẩu sản phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm 22
3.2.1 Tổng quan về thị trường Châu Phi đối với hoạt động nhập khẩu tóc giả 22
3.2.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH XNK Gia Phạm giai đoạn 2021-2023 25
3.2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang thị trường Châu Phi giai đoạn 2021-2023 26
3.3 Thực trạng cơ hội và thách thức khi xuất khẩu sảm phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang thị trường Châu Phi 30
3.3.1 Cơ hội khi xuất khẩu sảm phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang thị trường Châu Phi 30
3.3.2 Thách thức khi xuất khẩu sảm phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang thị trường Châu Phi 32
3.3.3 Điểm mạnh khi xuất khẩu sản phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang thị trường Châu Phi 39
3.3.4 Hạn chế khi xuất khẩu sản phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang thị trường Châu Phi 43
CHƯƠNG 4: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ ĐỐI PHÓ VỚI THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY THNN XNK GIA PHẠM TRONG VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÓC GIẢ SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 45
4.1 Triển vọng uất hẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi 45
Trang 84.1.1 ự áo nhu c u nhập khẩu sản phẩm tóc giả của thị trường Châu
Phi trong thời gian s p tới 45
4.1.2 Định hướng phát triển hoạt động xuất hẩu của C ng t X Gia Phạm 46
4.2 Giải pháp chiến lược nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm sang thị trường Châu Phi 46
4.3 Giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội của công ty THNN XNK Gia Phạm trong việc xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi 47
4.4 Giải pháp đối phó với thách thức của công ty THNN XNK Gia Phạm trong việc xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi 49
4.5 Một số kiến nghị với các bên liên quan 51
4.4.1 Về phía công ty 51
4.4.2 Về phía nhà nước 52
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới thì
xu thế toàn cầu hóa và quốc tế hóa ngày càng phát triển và là một xu thế tất yếu trong sự phát triển của các nước trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ Tiến trình hội nhập đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao mức sống cũng như thu nhập cho người dân; nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước, doanh nghiệp và sản phẩm…
Và trong quá trình hội nhập, xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập cũng như phát triển nền kinh tế nước nhà Xuất khẩu góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, cải kiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế
vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động và tạo động lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành làm đẹp toàn cầu, xuất khẩu tóc đang là một ngành rất được quan tâm trên thế giới nói riêng và tại Việt Nam nói chung Theo thống kê của World’s Top Export, năm
2022, giá trị xuất khẩu tóc giả trên toàn thế giới đạt mức 157 triệu USD Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, kim ngạch xuất khẩu tóc Việt Nam năm 2023 ước tính đạt 1,2 triệu USD, tăng 10% so với năm 2022; kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,5 triệu USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng 15%/năm Điều này cho thấy triển vọng của ngành xuất khẩu tóc tại Việt Nam ngày càng lớn, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành Song song với những cơ hội đó là những thách thức cần phải vượt qua để hoạt động xuất khẩu tóc đạt được nhiều hiệu quả tích cực hơn
Châu Phi từ xưa đến nay được biết đến là một châu lục có đường xích đạo đi qua gần giữa châu lục với lãnh thổ nằm ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam của trái đất Chính vì đặc điểm địa lý này mà Châu Phi luôn phải gánh chịu khí hậu rất nóng
và khắc nghiệt Bởi vậy, người dân nơi đây thường phải cạo trọc đầu hoặc cắt mái tóc của mình thật ngắn để phù hợp với thời tiết Tuy nhiên, như cầu làm đẹp của con
Trang 10người là vô tận, ai ai cũng muốn bản thân mình trông thật xinh đẹp dưới những mái tóc dài, đa dạng kiểu dáng và màu sắc Theo số liệu thống kê từ Trademap, năm
2022, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm tóc giả của Châu Phi là 32.3 triệu USD với mặt hàng có mã HS 670300 và 106 triệu USD với mặt hàng có mã HS 670420 Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trong trong số những nhà xuất khẩu sang thị trường này Qua đó cho thấy Châu Phi luôn là một thị trường rất tiềm năng trong việc xuất khẩu tóc giả, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá từ thị trường này
Quá trình thực tập tại Công ty TNHH XNK Gia Phạm đã giúp em hiểu rõ hơn những đặc điểm của sản phẩm và hoạt động xuất khẩu tóc giả của công ty với thị trường chủ lực là Châu Phi Châu Phi là một thị trường rất tiềm năng đối với ngành công nghiệp tóc giả nói chung và công ty TNHH XNK Gia Phạm nói riêng, tuy nhiên, nhìn vào kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Phi có thể nhận thấy công ty đã chưa thực sự khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường này do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Và trong việc tận dụng những tiềm năng ấy, bên cạnh những cơ hội giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty thì cỏn rất nhiều những thách thức mà công ty phải đối mặt Chính vì vậy,
em đã lựa chọn đề tài “Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang
thị trường Châu Phi của Công ty TNHH XNK Gia Phạm” cho khoá luận của mình
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Bài báo “Thúc đẩy Khu vực Tự do thương mại lục địa châu Phi (AfCFTA):
Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam” của tác giả Xuân Dương (2023) đã chỉ ra
những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi các quốc gia Châu Phi chính thức phê chuẩn Hiệp định AfCFTA Theo đó, những hàng hoá có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam có thể thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Châu Phi, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại đây cũng sẽ được tạo điều kiện hơn như giảm thủ tục hành chính, ưu đãi về thuế… Bên cạnh đó, bài báo cũng đã chỉ ra một số thách thức
mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải, chẳng hạn như sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với sản phẩm của các doanh nghiệp đến từ các quốc gia trên thé giới
Bài nghiên cứu “Phân tích tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU)” của Phạm Hoàng Linh và cộng sự (2019)
Trang 11đã xây dựng mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam qua thị trường EU Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang EU như thị trường tài chính, tự do lao động và công nghệ; qua đó đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuát khẩu mặt hàng này qua EU như đầu tư hơn vào sản xuất và xuất khẩu theo hướng công nghệ cao, phát triển thị trường tài chính, đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ
Bài nghiên cứu “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê sang thị
trường EU trong bối cảnh EVFTA” của tác giả Trần Thị Mai Trang (2023) đã chỉ ra
những cơ hội của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường khó tính và nghiêm ngặt như EU, đó là cơ hội về tiếp cận các thị trường tiềm năng, tăng cường thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam xuất khẩu Bên cạnh đó, bài nghien cứu cũng đã chỉ ra những thách thức nhất định trong bối cảnh thực thi hiệp định đó là việc tuân thủ và thực thi các quy định của thị trường nhập khẩu, mức độ cạnh tran gay gắt của thị trường,… Qua đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của sản phẩm bằng các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Bài nghiên cứu “Keratin Kapital: hair and the economy of otherness:
understanding the state of black hair in South Africa through the import of Indian hair” của tác giả Jacobs và Evans (2016) đã chỉ ra thực trạng xu hướng sụt giảm
trong doanh số bán ra các sản phẩm chăm sóc tóc gây hư tổn Xu hướng này trùng hợp với làn sóng nhập khẩu tóc Ấn Độ với mục đích tích hợp tóc dệt và tóc nối Việc gia tăng tần suất mua tóc này không chỉ giúp người phụ nữ Châu Phi hòa nhập vào một nền kinh tế khác mà còn là thứ vốn liếng để họ tham gia vào nền kinh tế
đó Nói cách khác, việc mua bán tóc không chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân của những người phụ nữ mà nó đã trở thành một hoạt động kinh tế thường xuyên của người Châu Phi với nhu cầu về tóc giả ngày một tăng cao
Bài nghiên cứu “Transnational Hair Trade” của tác giả Firouzeh
Nahavandi (2016) đã đề cập đến nhu cầu làm đẹp của những người phụ nữ bằng cách sử dụng tóc giả và tóc nối Họ thậm chí cân nhắc đem bán những tài sản quý
Trang 12giá khác của mình để có thể đổi lấy một bộ tóc giả Tác giả cũng đã chỉ ra rằng, chính lượng nhu cầu về tóc giả lớn đấy đã dần hình thành một ngành kinh doanh mang lại những khoản lợi nhuận lớn
Bài nghiên cứu “Commodities' preferences and determinants of demand
among university students in Nigeria” của tác giả Olusola Joseph Dahunsi (2019)
đã chỉ ra kết quả của một bài khảo sát về sự ưu tiên của những hàng hoá thiết yếu ở một trường đại học ở Nigeria Theo đó, hơn 66% sinh viên đã thể hiện sự yêu thích của mình với những bộ tóc với nhiều phong cách khác nhau Qua đó có thể thấy, nhu cầu về tóc của các sinh viên ở Nigeria rất lớn, chỉ đứng sau những thứ thiết yếu như thức ăn, giáo trình, thẻ tín dụng và internet
Nhìn chung, tính cả phạm ở trong nước và ngoài nước, chưa có nhiều các công trình nghiên cứu về cơ hội và thách thức trong việc xuất khẩu sản phẩm tóc sang thị trường Châu Phi Lý giải cho điều này, có thể nhận thấy, xuất khẩu tóc chưa phải là một ngành nghiên thu hút sự nghiên cứu từ các chuyên gia và những người nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan Tuy nhiên, qua thời gian thực tập là làm
việc tại công ty TNHH XNK Gia Phạm, em nhận thấy đề tài “Cơ hội và thách thức
trong xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi của Công ty TNHH XNK Gia Phạm” là một đề tài hấp dẫn và có tính mới, phù hợp để làm nội dung
Trang 13- Phân tích triển vọng và đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức của công ty TNHH XNK Gia Phạm trong việc xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cơ hội và thách thức trong xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi của công ty TNHH XNK Gia Phạm
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thị trường Châu Phi
- Phạm vi thời gian: 2021 - 2023
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ các phòng ban của công ty, dữ liệu từ các trang web chính thống như Bộ Công Thương, Trademap, dữ liệu từ những bài báo và nghiên cứ về vấn đề liên quan đến đề tài
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại Dữ liệu được thu thập trực tiếp từ các khách hàng, đối tác của công ty qua các cuộc gọi điện trao đổi và tin nhắn văn bản Các câu hỏi không the cấu trúc nhất định, tuỳ vào đối tượng được phỏng vấn mà các câu hỏi sẽ được điều chỉnh khác nhau
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Dùng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu – so sánh dữ liệu
từ các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp Bên cạnh đó, nhận xét, đánh giá số liệu, biểu đồ, tính toán một số chỉ tiêu cụ thể trong bài nghiên cứu, từ đó đưa ra các đánh giá và kết luận nghiên cứu về đề tài
1.7 Kết cấu khoá luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ hội và thách thức trong xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp
Chương 3: Cơ hội và thách thức của công ty TNHH XNK Gia Phạm trong xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi
Trang 14Chương 4: Triển vọng và giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức của Công ty ty TNHH XNK Gia Phạm trong việc xuất khẩu sản phẩm tóc giả sang thị trường Châu Phi
Trang 15CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Cơ sở lý luận về xuất khẩu
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu hàng hóa:
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng
hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành
vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại
tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà bên mua và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng Trong loại hình này, bên mua hàng và bên bán hàng sẽ trực tiếp thỏa thuận, ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau Hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên này phải phù hợp với luật lệ của cả 2 nước là luật mua bán quốc tế Doanh nghiệp nghiên cứu kỹ thị trường trong và ngoài nước để từ đó xuất khẩu mặt hàng, dự tính các chi phí phát sinh để kinh doanh có lãi, đúng phương hướng, phù hợp với chính sách luật pháp của Nhà nước cũng như quốc tế
Trang 162.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp
Đây là hình thức xuất khẩu được hình thành giữa một doanh nghiệp hoạt động trong nước kinh doanh một số mặt hàng xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện
về khả năng tài chính, đối tác kinh doanh nên đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình Theo yêu cầu của bên uỷ thác, bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục xuất khẩu khi đó họ sẽ được hưởng một khoản hoa hồng gọi là phí uỷ thác
2.1.2.3 Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài Doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
- Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư
dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam
2.1.2.4 Tạm nhập tái xuất
Căn cứ theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá được quy định cụ thể: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam,
có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó
ra khỏi Việt Nam
Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận Giao dịch
Trang 17này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn
số vốn ban đầu đã bỏ ra
2.1.2.5 Gia công hàng xuất khẩu
Đây là loại hình xuất khẩu mà trong đó, các công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (nguyên vật liệu, máy móc) từ nước ngoài Sử dụng tư liệu sản xuất đó để gia công, sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt hàng Cuối cùng hàng hóa thành phẩm sẽ được xuất khẩu sang các nước theo chỉ định của công ty đặt hàng
Loại hình này thường được các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có nguồn lao động dồi dào áp dụng Đây không những là điều kiện để các quốc gia đó tiếp cận với những công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho nguồn lao động trong nước
2.1.2 6 Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về Mục đích của giao dịch không phải nhằm để thu ngoại tệ mà nhằm để thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương
2.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá
2.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế có cấp độ mở cửa ngày càng cao như hiện nay, hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, cải kiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, tạo hiệu ứng lan toả thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động và tạo động lực đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
o Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu
Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa đất nước là xuất khẩu Nguồn thu này dùng để nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa và trang trải những chi phí cần thiết khác cho quá trình này
o Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển Khi một quốc gia xuất khẩu một mặt hàng nào đó kéo theo đó là sự phát triển các ngành khác phục vụ cho việc xuất khẩu mặt hàng này Ví dụ như khi một nước
Trang 18xuất khẩu ô tô thì sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất phụ kiện, sản xuất cao su,… Hay sự phát triển của xuất khẩu nông sản sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan đến từng loại nông sản cụ thể Chính điều này làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi một cách đồng bộ, góp phần tạo ra một cơ cấu kinh
tế phù hợp với xu thế phát triển của thế giới
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước
Xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ các quốc gia khác trên thế giới, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, thúc đẩy năng lực sản xuất phát triển hơn
- Thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm
Khi nền kinh tế thế giới ngày càng có xu hướng mở cửa và hội nhập hơn, việc lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi thì sự phát triển của xuất nhập khẩu là một điều tất yếu Cũng chính vì vậy mà để có thể cạnh tranh với hàng hoá từ các nước khác và có chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp không chỉ cần biết cách để tận dụng tối đa nhất năng lực sản xuất của mình mà còn phải cố gắng để đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm tạo ra được những sản phẩm có thể đáp ứng và cạnh tranh về giá cả và chất lượng
o Tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân
- Về tạo công ăn việc làm
Việc tăng cường đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã thúc đẩy quy mô và tốc độ phát triển của hoạt động sản xuất trong nước, các ngành nghề cũ được phục hồi, ngành nghề mới ra đời, lao động được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt
là các ngành sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu
- Về nâng cao đời sống của nhân dân
Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa Đáp ứng cho nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân khi mức sống tăng cao, nguồn thu từ xuất khẩu chính là yếu tố quan trọng tạo động lực cho các quốc gia nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng đó của nhân dân
Trang 19o Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia
Trong kinh tế, xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế ngoại thương khác có tác động mật thiết với nhau, tức là làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn chặt với phân công lao động quốc tế Một mặt, hoạt động xuất khẩu phát triển thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển như tín dụng, đầu tư,… Mặt khác, khi mà các quan hệ kinh tế đội ngoại phát triển lại tạo động lực để hoạt động xuất khẩu có thể diễn ra nhanh chóng, dễ dàng hơn
2.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với doanh nghiệp
o Xuất khẩu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếpcận vào thị trường thế giới Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình
o Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh
Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệp vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và phát triển được thì đòihỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm Đây sẽ
là một nhân tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
o Xuất khẩu giúp đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh, khai thác và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ăn việc làm cho người lao
Trang 20động,nó làm tăng thêm thu nhập của họ đồng thời cũng phát huy được sự sáng tạo của người lao động Xuất khẩu dẫn tới sự hợp tác giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp một cách thiết thực từ phía nhà sản xuất, nó khơi thông nguồn chất xám trong và ngoài nước
2.2 Mô hình phân tích cơ hội và thách thức (TOWS) trong uất hẩu sản phẩm của doanh nghiệp
TOWS lần đầu được xuất hiện trong một bài báo có tên Ma trận TOWS - Một công cụ phân tích tình huống của Heinz Weirich vào năm 1982 Mục tiêu chính của ma trận này là nhằm đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó xây dựng các chiến lược thế vị phù hợp
2.2.1 Các ếu tố cấu thành m hình OWS
Ma trận TOWS là sự kết hợp của 4 yếu tố S (Strengths – Điểm mạnh), W (Weaknesses – Điểm yếu), O (Opportunities – Cơ hội) và T (Threats – Thách thức) trong SWOT thành các chiến lược khác nhau Cụ thể:
Điểm mạnh (Strengths): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh
o Thương hiệu mạnh mẽ: Sự tồn tại của một thương hiệu mạnh mẽ có thể
là một điểm mạnh đáng kể, giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin từ phía khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh
o Công nghệ tiên tiến: Sở hữu và sử dụng công nghệ tiên tiến giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, hiệu quả hơn và có thể cung cấp sự đột phá trong ngành công nghiệp
o Năng lực nhân sự: Có đội ngũ nhân sự có kỹ năng và kiến thức chuyên môn sâu cũng như năng lực lãnh đạo mạnh mẽ là một điểm mạnh quan trọng, giúp doanh nghiệp tạo ra và duy trì sự cạnh tranh
o Quy trình sản xuất hiệu quả: Sở hữu các quy trình sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí sản xuất, tăng cường chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng
o Tính sáng tạo và đổi mới: Khả năng sáng tạo và đổi mới trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới giúp doanh nghiệp duy trì sự cạnh tranh và tạo ra giá trị mới cho khách hàng
Trang 21 Điểm yếu (Weaknesses): là những yếu tố cản trở doanh nghiệp hoạt động một cách tối ưu nhất Đây là những điểm mà doanh nghiệp cần khắc phục, cải tiến nhanh chóng để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường
o Quản lý kém hiệu quả: Sự thiếu sót trong quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, hoặc quản lý dự án có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
o Sản phẩm thiếu tính cạnh tranh: Sản phẩm của doanh nghiệp không cạnh tranh về chất lượng, giá cả, hoặc tính đa dạng so với các đối thủ cạnh tranh có thể làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường
o Kỹ năng nhân viên thiếu: Thiếu hụt kỹ năng và kiến thức của nhân viên
có thể làm giảm hiệu suất lao động và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
o Hạ tầng kém: Hạ tầng kém có thể gây ra các rủi ro về vận chuyển, giao hàng chậm trễ, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
o Khả năng tiếp cận thị trường hạn chế: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường mới do thiếu kinh nghiệm hoặc nguồn lực hạn chế
Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động thuận lợi, tích cực, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường Cơ hội có thể được thể hiện qua các yếu tố như:
o Thị trường mới: Một trong những cơ hội quan trọng nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải là thị trường mới Điều này có thể bao gồm việc mở rộng sang các thị trường quốc tế có tiềm năng tăng trưởng
o Xu hướng tiêu dùng: Các xu hướng tiêu dùng mới như sự quan tâm đến các xu thế mới về sả phẩm, sự thay đổi trong thị hiếu,… có thể tạo ra cơ hội cho việc phát triển sản phẩm mới hoặc điều chỉnh chiến lược để phù hợp với nhu cầu của khách hàng
o Cải tiến công nghệ: Sự phát triển và tiến bộ trong công nghệ có thể tạo
ra cơ hội cho việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, cải thiện quy trình sản xuất, hoặc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới
o Thay đổi pháp lý và chính sách: Các thay đổi trong pháp lý và chính sách có thể tạo ra cơ hội cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ
Trang 22 Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có khả năng tác động tiêu cực đến doanh nghiệp
o Cạnh tranh gay gắt: Cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài nước có thể là một thách thức lớn Điều này có thể làm giảm lợi nhuận, áp đặt áp lực giá cả,
và yêu cầu doanh nghiệp cải thiện sự cạnh tranh và hiệu quả hoạt động
o Biến động kinh tế: Sự biến động trong kinh tế như lạm phát, suy thoái kinh tế, hoặc biến động tỷ giá có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách làm giảm nhu cầu, tăng chi phí hoặc làm giảm lợi nhuận
o Thay đổi công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ có thể tạo ra thách thức cho doanh nghiệp khi họ cần thích nghi với các công nghệ mới, cải tiến sản phẩm và quy trình sản xuất, và đảm bảo rằng họ không bị tồn tại
o Biến động chính sách và pháp lý: Thay đổi trong chính sách và pháp lý, bao gồm cả các quy định mới về thuế, quản lý môi trường, và an toàn sản phẩm, có thể tạo ra rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp
o Sự không ổn định chính trị và xã hội: Sự không ổn định chính trị, xã hội, và an ninh có thể tạo ra rủi ro và thách thức cho việc hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong các thị trường có sự ổn định chính trị kém
2.2.2 Các chiến lược trong m hình OWS
STRENGTHS Điểm mạnh
WEEKNESSES Điểm yếu OPPORTUNITIES
Cơ hội
SO Strategies Chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội
WO Strategies Chiến lược hạn chế điểm yếu
để tận dụng cơ hội THREADS
Thách thức
ST Strategies Chiến lược phát huy điểm mạnh để hạn chế thách thức
WT Strategies Chiến lược hạn chế điểm yếu
và né tránh thách thức Bảng 2.1: Mô hình phân tích cơ hội và thách thức (TOWS)
4 yếu tố trên kết hợp thành các chiến lược khác nhau bao gồm:
- Chiến lược SO: Là sự kết hợp giữa hai yếu tố Điểm mạnh (S) và cơ hội (O) Mục tiêu của chiến lược này là phát huy các điểm mạnh bên trong để tận dụng tối
ưu các cơ hội sẵn có bên ngoài có sẵn cho doanh nghiệp Nói cách khác, doanh
Trang 23nghiệp phải tận dụng các thế mạnh bằng cách sử dụng các nguồn lực của mình để phát triển từ các cơ hội thành tiềm năng
- Chiến lược ST: Là sự kết hợp giữa hai yếu tố Điểm mạnh (S) và Thách thức (T) Mục tiêu của chiến lược này là phát huy tối đa các điểm mạnh của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế các thách thức dưới sự hỗ trợ của các điểm mạnh Vì vậy, doanh nghiệp nên tận dụng các điểm mạnh bên trong để tránh các mối đe doạ hay thách thức lớn từ bên ngoài Chiến lược này chr ra rằng ban lãnh đạo của tổ chức có thể sử dung tất cả các sức mạnh bên trong để chống lại bất kỳ thách thức nò có thể xảy ra gây cản trợ hoạt động kinh danh của họ
- Chiến lược WO: Là sự kết hợp giữa hai yếu tố Điểm yếu (W) và cơ hội (O) Chiến lược này cố gắng giảm thiểu điểm yếu và tối đa hoá cơ hội Mục đích là sữ chữa những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài Ban quản lý của công ty sẽ phát hiện ra nhiều giải pháp thay thế khác nhau để xem xét những điểm yếu và kiểm soát những cơ hội đến trong quá trình này Đây luôn là một quyết định khôn ngoan để loại bỏ hoặc sửa chữa những điểm yếu và tận dụng các cơ hội
- Chiến lược WT: Là sự kết hợp giữa hai yếu tố Điểm yếu (W) và Thách thức (T) Mục đích của chiến lược này là giảm thiểu các điểm yếu và hạn chế các thách thức Nó được sử dụng khi một công ty rơi vào tình trạng khó khăn Nếu một doanh nghiệp kém năng động cà hoạt động trong môi trường có rất ít hoặc không có cơ hội phát triển, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược WT
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động uất hẩu sản phẩm của doanh nghiệp
2.3.2 Các ếu tố ên trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
Con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Con người có trình độ và kỹ năng cao sẽ biết cách khai thác hiệu quả tối đa các nguồn tài nguyên như vốn, máy móc kỹ thuật, tài sản hữu hình,…
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp là bộ phận chủ chốt, luôn đề ra phương hướng hoạtđộng phù hợp với mục tiêu phát triển đã đề ra, đồng thời còn có trách nhiệm giám sát,quản lý việc thực hiện kế hoạch Trình độ quản lý của ban lãnh đạo
Trang 24có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu Doanh nghiệp xuất khẩu thành công một phần do sự hoạch định đúng đắn của ban lãnh đạo Họ đã đề ra các phương án kinh doanh sản xuất phù hớp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị trường
Đội ngũ nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu có vai trò quyết định đối với việc thựchiện các chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp Họ là những người có kiến thức về thị trường quốc tế, có khả năng phân tích và dự báo thị trường Ngoài ra, họ còn có năng lực đàm phán tốt và thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu Người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ lao động sẽ tác động đếntất cả các khẩu trong quá trình sản xuất, trực tiếp tác động đến năng suất, chất lượng sản phẩm
Chiến lược marketing
Các chiến lược Marketing là cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm tìm kiếm đầu vào, đầu ra và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường
Trang 25Một doanh nghiệp xuất khẩu muốn tạo được chỗ đúng ở thị trường nước ngoài thì việc sản phẩm có chất lượng thôi chưa đủ, mà còn cần phải có chiến lược marketing đúng đắn Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàngtiếp cận được sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Chiến lược marketing, bên cạnh các chiến lược kinh doanh, chiến lược nhân lực là những nhân tố hết sức quan trọng đối vớisự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và đặc biệt trong xuất khẩu
Hoạt động nghiên cứu và phát triển
Nhu cầu của người tiêu dùng luôn thay đổi từ thị hiếu, xu hướng đến chất lượng sản phẩm Nhu cầu trong nước đã đa dạng, nhu cầu ở thị trường nước ngoài càng phức tạp hơn cả về chủng lại, chất lượng, cũng như mức độ thường xuyên đổi mới của sản phẩm Do vậy, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Dĩ nhiên, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là đầu tư cả về con người; tài chính và công nghệ cho việc tạo ra các dòng sản phẩm mới, hoặc cải tiến các sản phẩm đã có theo hướng tối ưu hóa chất lượng của chúng
2.3.2 Các ếu tố ên ngoài doanh nghiệp
Nhu cầu tiêu dùng: thị hiếu, sức mua
Sức mua được định nghĩa là khả năng mua được một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định của một đơn vị tiền tệ Sức mua của một quốc gia biểu hiện qua khả năng của người dân trong việc mua hàng hóa Và sức mua có lớn mới thể hiện được tiềm năng của thị trường đó
Thị hiếu của người tiêu dùng có thể hiểu là sở thích, mong muốn có được một loại hàng hóa nào đó trên thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân hay
là tổ chức nào đó Chính vì vậy, nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp của quốc gia xuất khẩu sẽ có cơ hội nắm giữ nhiều thị phần hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích hơn
Rào cản thương mại: Thuế, Các thủ tục, giấy tờ, vấn đề về vệ sinh an toàn, kiểm soát nhập khẩu…
Rào cản thương mại có thể hiểu là biện pháp hay hành động gây cản trở đối với thương mại quốc tế Rào cản thương mại quốc tế rất phức tạp và đa dạng vì mỗi
Trang 26quốc gia đều muốn đạt được mục tiêu lợi ích của mình Hơn nữa, rào cản thương mại được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia và được các quốc gia sử dụng tùy vào hoàn cảnh của họ
Có hai loại rào cản thương mại bao gồm rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan:
Thuế quan là loại rào cản phổ biến nhất trong thương mại quốc tế Các quốc
gia sử dụng để đánh thẳng vào hàng hóa khiến giá hàng hóa tăng lên, giá trị thuế cao hay thấp là tùy thuộc vào chính sách của từng quốc gia Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chức hướng tới cắt giảm thuế quan nhằm tăng cường giao thương giữa các quốc gia
Rào cản phi thuế quan là rào cản sử dụng các biện pháp hành chính, hoặc kỹ
thuật để nhằm hạn chế sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài Yếu tố thủ tục hành chính phức tạp có thể làm nản lòng doanh nghiệp, quốc gia đi xuất khẩu hàng hóa
và yếu tố tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe khiến lượng hàng hóa xuất khẩu vào nước họ
sẽ ít đi vì khó khăn trong việc đáp ứng được những yêu cầu ấy Đó là các quy định
về kỹ thuật, vệ sinh, môi trường, sản phẩm
Hiện nay các quốc gia thường mong muốn các rào cản thương mại của quốc gia mình xuất khẩu được cắt giảm nhằm đạt được thặng dư tốt nhất khi xuất khẩu hàng hóa đi Chính vì thế xuất hiện càng nhiều các tổ chức, hiệp định hợp tác kinh
tế để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu và nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu của mỗi quốc gia
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
Chính sách tài chính tiền tệ của mỗi quốc gia có ảnh hưởng lớn hoạt động xuất nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái duy trì ở mức cao tức là đồng tiền trong nước hạ giá điều này sẽ tạo ra một lực kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, ngược lại nếu nhà nước áp dụng tỷ giá hối đoái thấp thì sẽ kích thích nhập khẩu hàng hóa vào thị trường trong nước
Quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia
Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó đồng nghĩa với việc hàng hóa đã thâm nhập vào một thị trường khác và nhà xuất khẩu sẽ
Trang 27gặp phải những thách thức từ các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu hay vấn
đề về hạn ngạch nhập khẩu Tùy thuộc vào mối quan hệ hợp tác song phương giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu mà các rào cản này sẽ chặt chẽ hay được nới lỏng
Trang 28CHƯƠNG 3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY TNHH XNK GIA PHẠM TRONG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TÓC GIẢ SANG THỊ
TRƯỜNG CHÂU PHI 3.1 Tổng quan về công ty TNHH XNK Gia Phạm
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của c ng t
Được thành lập từ năm 2008, công ty TNHH XNK Gia Phạm (Tên viết tắt
là GPC) tiền thân là một cơ sở gia đình chuyên sản xuất và phân phối các mặt hàng tóc giả tóc nối, tóc thô, GPC là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu tóc giả tại Việt Nam
Ngày 21/06/2018, GPC chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một công
ty TNHH ngoài nhà nước dưới tên công ty TNHH XNK Gia Phạm Từ đấy đến nay, công ty luôn không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm tóc của mình,
bê cạnh đó là việc cập nhật những xu hướng mới để bắt kịp với sự thay đổi của thị trường
Thương hiệu tóc “Milan Hair’ của công ty là một thương hiệu tóc lớn ở cả thị trường tóc Việt Nam và nước ngoài Với 1 trụ sở chính và 4 xưởng sản xuất, GPC
đã phát triển thương hiệu tóc của mình ngày một lớn mạnh với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chú tâm vào việc chăm sóc khách hàng
Cũng chính vì thế, cho đến hết tháng 12 năm 2023, các sản phẩm của công ty
đã có mặt tại hơn 30 nước trên thế giới Các thị trường chính của Milan hair bao gồm Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu Đặc biệt tại Châu Phi, các quốc gia Nigeria, Zambia, Cameroon,… là các thị trường trọng yếu với nhiều đối tác lớn và lâu năm
3.1.2 Các lĩnh vực inh doanh chính của c ng t
Công ty TNHH XNK Gia Phạm là một nhà cung cấp, cũng là nhà sản xuất lớn tại Việt Nam vì vậy mà lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là kinh doanh tóc giả Đây là sản phẩm được tạo ra từ tóc được cắt trực tiếp từ con người; và tóc rụng, tóc rối hoặc tóc được thu thập từ các salon tóc với 100% khách hàng là người nước ngoài như: Nigeria, Zambia, US,…
Trang 29Công ty có nguồn nguyên liệu đầu vào Bên cạnh những nguồn cung trong nước, công ty còn nhập khẩu tóc từ Campuchia, India, China về và gia công tại xưởng sản xuất sau đó xuất khẩu sang các thị trường tương tự
3.1.3 Đặc điểm sản phẩm xuất hẩu của c ng t
Công ty TNHH XNK Gia Phạm là một công ty chuyên cung cấp các mặt hàng tóc giả Việt Nam với “100% Vietnam human hair” , có nghĩa là 100% tóc con người có nguồn gốc từ Việt Nam Các sản phẩm của công ty được làm từ 100% tóc được thu thập từ đầu của con người qua nhiều cách như cắt trực tiếp từ đầu, thu lượm từ các salon, sàn nhà,
3.1.3.1 Phân loại theo chất lượng tóc
- Virgin hair: Tóc được cắt trực tiếp từ người, tóc chưa qua xử lí hóa chất,
100% tự nhiên và có chất lượng cao nhất, các sợi biểu bì tóc cùng hướng nên ít rối, rất mềm mượt Loại tóc này có thể tẩy lên màu cao nhất như #613, và có giá thành rất cao
- Remy hair: Tóc con người được thu thập từ những bó tóc rối, tóc rụng từ
các hair salon, sàn nhà, được qua máy xử lý để tạo thành bó tóc có sợi cùng hướng
Tóc remy có thể đã qua hoá chất từ trước nên chỉ nhuộm và tẩy lên các màu tông tối, khó tẩy lên các màu sáng như virgin
3.1.3.2 Phân loại tóc theo cách sử dụng
- Tóc dệt (Weft Hair): Là bó tóc được may 2 kim (machine double weft),
được kết hợp với phần mái có lưới (closure/fontal) để làm thành 1 bộ tóc giả hoàn chỉnh (wig) Đây chính là sản phẩm kinh doanh chủ đạo của công ty, chiếm khoảng trên 80% doanh số tóc được bán ra hàng năm
- Tóc mái có lưới (Closure/Frontal): Đây là phần tóc được dùng làm tóc mái
Có thể kết hợp với weft hair để tạo thành một bộ tóc giả hoặc được dùng riêng biệt
Có nhiều loại lưới cho frontal, tuy nhiên, công ty hiện chỉ sản xuất các sản sản phẩm tóc mái lưới nâu (Brown lace) và lưới HD (HD lace)
- Tóc giả theo bộ (Wig): được kết hợp giữa weft hair và closure/frontal để tạo
thành một bộ tóc giả hoàn chỉnh Tuỳ theo độ dài mà mỗi bộ wig sẽ có từ 2 đến 4 weft hair cộng với 1 closure/frontal
Trang 30- Tóc không dệt (bulk hair): Tóc không có đường may bên trên, khách dùng
để làm tóc nối, micro ring… Sản phẩm này hiếm khoảng 8%-10% doanh số, thường được dùng để nối trực tiếp vào tóc thật, phổ biến ở các nước Châu Âu như Italia, Mỹ,…
- Tóc gắn keo dính (keratin tip hair): Tip hair có lớp keratin trên đầu, dùng
máy bấm có nhiệt để dính trực tiếp lên tóc trên đầu và được tháo ra bằng nước chuyên dụng, giúp làm dày tóc hơn Cũng giống như bulk hair, loại tóc này chiếm khoảng 8%-10% doanh số của công ty
- Tóc gắn keo dính (keratin tape hair): chiếm khoảng 2%-3% doanh số, loại
tóc này có thể dán trực tiếp vào tóc, rất dễ dàng và tiện lợi phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở Châu Âu
3.2 Thực trạng uất hẩu sản phẩm tóc giả của công ty TNHH XNK Gia Phạm
3.2.1 ổng quan về thị trường Châu Phi đối với hoạt động nhập hẩu tóc giả
Về đặc điểm dân số, theo thống kê của Tổ chức Dân số thế giới, tính đến
hết tháng 12 năm 2023, dân số Châu Phi là 1,460,481,772 người, chiếm 18.2% dân
số thế giới Đây là cũng là châu lục có số dân đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Châu Á Tính đến năm 2023, độ tuổi trung bình của dân số Châu Phi dao động từ khoảng 18 đến 20 tuổi Trong đó, có khoảng 60% dân số châu lục này ở độ tuổi dưới 25 và 70% dân số ở độ tuổi dưới 30 Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số theo giới tính của Châu Phi
là khoảng 103:100, tức là cứ khoảng 100 nam thì sẽ có khoảng 100 nữ
Về đặc điểm khí hậu, Châu Phi là nơi có đường xích đạo đi ngang qua giữ
châu lục, vì vậy có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, lượng mưa hàng năm tương đối thấp Cũng chính vì vậy mà người dân ở đây, đặc biệt là những người phụ nữ thường phải cạo trọc đầu hoặc để tóc rất ngắn nhằm thích nghi với đặc điểm khí khậu khắc nghiệt
Về đặc điểm văn hoá, ở Châu Phi có rất nhiều lễ hội đặc sắc và độc đáo diễn
ra vào nhiều thời gian khác nhau trong năm Những lễ hội đặc sắc này gắn với nét đẹp, phong tục, tập quán và nền văn hóa độc đáo của châu lục này Ngoài những lễ
Trang 31hội phổ biến với người Châu Phi nói chung thì các quốc gia Châu Phi nói riêng cũng có rất nhiều các lễ hội đặc sắc của riêng mình
Qua ba đặc điểm trên có thể thấy, một tỷ lệ rất lớn người dân Châu Phi là nữ
và nằm trong nhóm những người có nhu cầu rất lớn đối với việc sử dụng tóc giả Nhu cầu làm đẹp của con người luôn tồn tại và những người phụ nữ Châu Phi cũng không ngoại lệ Ngoài việc làm đẹp hàng ngày, những dịp lễ và lễ hội là thời điểm
để họ chưng diện những bộ trang phục lộng lẫy nhất, những lớp trang điểm đẹp nhất
và tất nhiên không thể thiếu những mái tóc đẹp, nổi bật nhất Tuy nhiên, do đặc điểm về khí hậu, chất tóc của người Châu Phi không quá tốt, bên cạnh đó là lượng cầu vượt quá cung nên hằng năm, châu lục này phải nhập khẩu một lượng rất lớn tóc giả từ các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Châu Á
Nhìn chung, thị trường Châu Phi đối với hoạt động nhập khẩu tóc giả có thể được đánh giá dựa trên một số yếu tố khác nhau như nhu cầu tiêu dùng, xu hướng thị trường, quy định pháp lý và các yếu tố kinh tế Thực thế, thị trường tóc ở Châu Phi đã trải ra rất nhiều giai đoạn khủng hoảng trong 5 năm qua Đặc biệt trong năm
2019 với sự xuất hiện của đại dịch Covid, hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới bị ảnh hưởng nặng nề, ngành tóc giả cũng không nằm trong ngoại lệ Đến năm 2021, hoạt động kinh doanh mới có một số dấu hiệu chuyển biến tích cực Trong khoảng nửa đầu năm 2023, ngành tóc ở Châu phi đã có những sự tăng trưởng rất tích cực, tuy nhiên thị trường đã có dấu hiệu chững lại do nhiều nguyên nhân về kinh tế và chính trị ở các quốc gia trong châu lục này
Xét về quy mô thị trường, theo số liệu thống kê cho thấy ngành công nghiệp này ở Châu Phi đem lại hàng tỷ USD mỗi năm, góp phần nâng con số 4 tỷ USD vào tổng giá trị của ngành công nghiệp tóc toàn toàn cầu vào năm 2022
Trang 32Biểu đồ 3.1 Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm tóc giả (HS code 670300) của Châu Phi
giai đoạn 2019-2022 (Đơn vị: Nghìn USD)
Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của Trademap
Biểu đồ 3.2 Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm tóc giả (HS code 670420) của Châu Phi
giai đoạn 2019-2022 (Đơn vị: Nghìn USD)
Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của Trademap
Từ hai biểu đồ trên có thể thấy, lượng nhập khẩu tóc giả theo mã HS 670300 (Tóc người đã được chải, tỉa, tẩy hoặc gia công theo cách khác) và mã HS 670420 (Tóc giả, râu giả, lông mày và lông mi, công tắc và các loại tương tự, bằng tóc người và các vật phẩm…) của Châu Phi có sự biến động khác nhau đáng kể Đối với những sản phẩm thuộc mã HS 670300: Kim ngạch nhập khẩu năm 2019 là