Thứ hai, nhà trường cũng cần thường xuyên tổ chức những khoá đào tạo ngắn hạn, có thể bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp, để hướng dẫn, cập nhật cho GV một số công cụ công nghệ, ph
Trang 1“Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ” là một
chủ đề thu hút được sự quan tâm của xã hội Việt
Nam, cả ở phương diện nghiên cứu lý luận và thực
tiễn với nhiều phương diện tiếp cận khác nhau Việc
làm sáng tỏ chủ đề này ở nước ta không chỉ giải
quyết vấn đề lý luận mà quan trọng và thiết thực
hơn là bổ sung những luận cứ khoa học góp phần
bảo đảm hiện thực hóa được mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện
Mô hình thể chế được hầu hết các nước Đông Bắc
Á lựa chọn là Nhà nước kiến tạo phát triển Mô hình
thể chế này đã đưa lại sự phát triển kỳ diệu cho cả
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần đây là cả Trung
Quốc Sự thành công của các nước này cho thấy mô
hình NNKT rất phù hợp với nền tảng văn hóa của
các nước Đông Bắc Á, với nhiều nét tương đồng và
gần gũi sâu sắc với nền tảng văn hoá Việt Nam Bởi
vậy mô hình NNKT có thể là tối ưu cho Việt Nam
Những năm gần đây, Đảng, Chính phủ nhiều lần đề cập, công khai công luận tên gọi mô hình NNKT đã cho thấy việc xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo nhằm gỡ bỏ rào cản đối với phát triển KTTN ở Việt Nam trở thành vấn đề cần thiết, thời sự và phải làm triệt để
Mô hình NNKT là mô hình nằm giữa hai mô hình Nhà nước điều chỉnh kiểu Anh Mỹ (theo lý thuyết thị trường tự do) và mô hình nhà nước kế hoạch hoá tập trung (theo lý thuyết xã hội chủ nghĩa truyền thống) Do đó khi xây dựng mô hình NNKT phải bao gồm các bộ phận cấu thành mô hình mang đặc trưng kết hợp giữa hai kiểu nhà nước nói trên Đó phải là một nhà nước không đứng ngoài thị trường nhưng cũng không làm thay thị trường Hình 1 mô tả mô hình này, có 3 trụ cột chính tạo nên thành công của NNKT Một là thiết lập nền tảng chính sách pháp luật, thể chế phục vụ phát triển KTTN Hai là, xây dựng hệ thống bộ máy quản lý hành chính công phục vụ phát triển KTTN Ba là, một xây dựng một
hệ sinh thái xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước – thị trường và doanh nghiệp Trong đó việc xây dựng từng trụ cột cũng cần có các điều kiện tiền
đề để đảm bảo việc kiến thiết xây dựng thành công
mô hình NNKT
2 Xác định các rào cản hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Hiện nay các DNTN đang phải đối mặt với nhiều rào cản phát triển Các hạn chế, khó khăn và thách thức mà các KTTN đã và đang đối mặt bao gồm: (1)
Số lượng KTTN tăng nhanh nhưng tỷ lệ ngừng hoạt động, giải thể nhiều; (2) Thiếu “đầu tàu” dẫn dắt KTTN tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế; (3) Hiệu quả hoạt động của KTTN
Mô hình nhà nước kiến tạo nhằm gỡ bỏ
rào cản phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Trang 2chưa cao, năng suất lao động thấp nhất trong các
khu vực kinh tế; (4) Năng lực công nghệ, trình độ
đội ngũ chủ doanh nghiệp và lao động của KTTN
thấp; (5) Đóng góp của KTTN vào tăng trưởng kinh
tế có xu hướng giảm và chủ yếu do khu vực phi
chính thức; (6) Các KTTN gặp phải những thách
thức rất lớn Họ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh
quyết liệt và gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn trên
bình diện rộng và sâu hơn ngay cả ở thị trường
trong nước; (7) Môi trường pháp lý đối với khu vực
KTTN chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ,
chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng
chéo; (8) Những hạn chế, bất cập trong hoạt động
của hệ thống quản lý nhà nước; (9) Bất cập trong
việc xử lý mối quan hệ giữa tăng cường quản lý của
Nhà nước với phát huy dân chủ, thu hút rộng rãi các
lực lượng xã hội quản lý sự phát triển; (10) Tình
trạng tham nhũng, lãng phí có diễn biến phức tạp,
chưa được khắc phục hiệu quả
3 Phân tích và đề xuất các chính sách, giải
pháp trong mô hình Nhà nước kiến tạo
3.1 Xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách
phát triển, thể chế môi trường kinh doanh phục
vụ phát triển KTTN
‐ Về quan điểm, xem quy định pháp luật kinh tế,
hành chính là một tiêu chí căn bản quan trọng đầu
tiên của công cụ, phương tiện thực hiện quản lý kinh
tế; các tổ chức quản lý nhà nước, xã hội là yếu tố
quan trọng tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho
doanh nghiệp; doanh nghiệp là yếu tố quyết định
đóng góp phát triển nền kinh tế
‐ Về nhận thức, để doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả cao, yếu tố công cụ, phương tiện và môi
trường hoạt động phải phù hợp và song hành hỗ trợ,
bảo vệ doanh nghiệp và các yếu tố này thay đổi liên
tục qua thời gian, có tác động mạnh, trực tiếp đến
hiệu quả nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế
Từ yêu cầu xây dựng NNKT, thể chế môi trường
kinh doanh phải đảm bảo là cơ sở để phát huy được
các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
theo cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế đất nước, luật lệ quốc tế, qua đó nâng cao
năng lực quản lý nhà nước theo hướng ngày càng đổi
mới, hiệu quả; Xây dựng, đổi mới pháp luật kinh tế,
hành chính phải đảm bảo chất lượng, tính ổn định và
khả thi Việc tiên lượng định hướng phát triển nền
kinh tế hội nhập quốc tế là cơ sở có tính chiến lược để
xây dựng pháp luật kinh tế, hành chính phù hợp cho
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có đóng góp
thiết thực phát triển đất nước Do đó, yêu cầu về xây
dựng hệ thống pháp luật, chính sách phát triển và thể
chế môi trường kinh doanh phải đặt ra một số vấn đề
cơ bản:
Một là, xây dựng pháp luật kinh tế, hành chính
theo hướng giảm mức độ can thiệp của Chính phủ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phát triển nền kinh tế thị trường, các quy luật giá trị, cung cầu và cạnh tranh được tôn trọng, các quy định pháp luật kinh tế, hành chính phải đảm bảo tính khách quan, là hành lang kỷ cương, hạn chế sự can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, điều
đó làm tăng tính chủ động, phát huy sức mạnh, giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp và hạn chế việc lợi dụng, sách nhiễu và phát sinh tiêu cực trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước
Hai là, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế, hành chính cần chú trọng đến cơ sở thực tiễn nền kinh tế Việt Nam, chú trọng việc thúc đẩy phát triển thành phần kinh tế tư nhân Thành phần kinh tế tư nhân hiện nay chiếm một tỷ lệ đông đảo là các doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ, hoạt động hiệu quả và
có những đóng góp lớn cho nền kinh tế, việc hỗ trợ, tạo môi trường hoạt động đối với loại hình doanh nghiệp ở thành phần kinh tế này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đáp ứng các dịch vụ phụ trợ cung cấp cho các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn, tăng cao hiệu quả hoạt động chuỗi giá trị
Ba là, thể chế môi trường kinh doanh phản ánh thực trạng hoạt động quản lý hành chính nhà nước về kinh tế, việc điều chỉnh, sửa đổi bổ sung thể chế môi trường kinh doanh là công tác cần được chú trọng thường xuyên nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót được phát hiện thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó nâng cao uy tín của chủ thể quản lý, phát huy tính hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế, hành chính nhà nước
3.2 Xử lý mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và doanh nghiệp
Thứ nhất, thúc đẩy mở cửa thương mại mạnh mẽ thông qua các hiệp định thương mại tự do vì việc thực hiện các cam kết sẽ làm giảm các rào cản cản trở đổi mới, sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới của các doanh nghiệp và2 ngành công nghiệp Hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại song phương, đa phương và khu vực đòi hỏi phải thực hiện các cam kết mang tính thị trường nhiều hơn như giảm hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động sản xuất, giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đấu thầu công khai minh bạch, thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Các cam kết nếu được thực hiện nghiêm túc hoặc giám sát thực hiện nghiêm túc
có thể tạo nên các ràng buộc “tự động” làm giảm các rào cản cản trở cạnh tranh và do đó khuyến khích ứng dụng công nghệ trong quá trình sản xuất và kinh doanh
Thứ hai, xóa bỏ chính sách bảo hộ hay hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang hoạt động bao gồm các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho các hoạt động sản xuất và các doanh nghiệp trong ngành công
Trang 3Asia - P
RESEARCH
nghiệp nào đó Cùng với đó là quyết tâm chấm dứt
bảo hộ quyền độc quyền cho các doanh nghiệp mới
trong tương lai
Thứ ba, để thúc đẩy cạnh tranh, NNKT phát triển
cũng cần tiến hành chủ trương cổ phần hóa (thậm
chí là tư nhân hóa) mạnh mẽ hơn nữa các DNNN vốn
đã và đang nhận được nhiều đặc quyền đặc lợi trong
thời gian dài nhưng hoạt động rất kém hiệu quả và
làm ăn thua lỗ Việc thúc đẩy cổ phần hóa các DNNN
sẽ tạo ra động lực cạnh tranh công bằng giữa các
doanh nghiệp trong nền kinh tế
Thứ tư, thực hiện phối hợp hiệu quả giữa chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong điều hành
kinh tế vĩ mô để nền kinh tế vĩ mô vận hành ổn định
Chính sách tiền tệ cần hướng tới việc lấy lạm phát
làm mục tiêu để điều hành Chính sách tài khóa
hướng dần tới việc thu hẹp bội chi ngân sách nhằm
giảm sức ép lên chính sách tiền tệ, giảm lạm phát kỳ
vọng, giảm nợ công và nợ nước ngoài Điều này sẽ
góp phần làm ổn định kinh tế vĩ mô
Thứ năm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí;
chống các hành vi nhũng nhiễu người dân và doanh
nghiệp; tiến hành đổi mới mạnh mẽ hơn nữa quá
trình cải cách thủ tục hành chính, xây dựng thể chế
kinh tế với những cán bộ liêm khiết Để làm được
điều này, Chính phủ cần khuyến khích sự tham gia
của các cơ quan báo chí, sự giám sát của các tổ chức
dân sự xã hội và của người dân
3.3 Xây dựng bộ máy hành chính công phục
vụ phát triển kinh tế tư nhân
Hiện nay, nhiều quốc gia đều tổ chức bộ máy
quản lý hành chính công theo hướng mô hình Bộ
quản lý đa ngành, đa lĩnh vực gọn nhẹ, hoạt động có
hiệu lực, mọi quyết định của chính phủ phải mang
tính đồng thuận cao và có hiệu lực ngay khi vào cuộc
sống Do vậy, việc xây dựng một mô hình các cơ
quan hành chính công với số lượng bao nhiêu bộ,
cần sáp nhập hay tổ chức lại những bộ nào là yêu
cầu cần thiết trong bối cảnh đảm bảo tinh gọn về cơ
cấu nhưng vẫn phải duy trì hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước thường xuyên khối lượng công việc
ngày nhiều
Trách nhiệm giải trình là một nội dung, yêu cầu
gắn liền với quyền giám sát của người dân đối với
hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính công
Muốn thực hiện tốt trách nhiệm giải trình của chính
phủ cần:
‐ Thứ nhất, cần tạo ra một sự chuyển biến căn
bản trong nhận thức và thái độ của các cơ quan hành
chính nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức và
những người thực hiện nhiệm vụ công vụ trong thực
hiện trách nhiệm giải trình Điều này xuất phát từ
việc thay đổi nhận thức từ một bộ máy quản lý quản
lý mang tính chất “cai trị” trở thành một bộ máy
hành chính nhà nước mang tính chất “phục vụ” và
xem việc thực thi trách nhiệm giải trình là một trong những nguyên tắc cơ bản của một nền hành chính công khai, minh bạch và liêm chính
‐ Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước
‐ Thứ ba, thiết lập và tạo ra được một môi trường công khai, minh bạch về thông tin liên quan tới hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức và bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin của công dân Bên cạnh đó, rất cần phải có những tấm gương về trách nhiệm giải trình
từ người đứng đầu chính phủ để làm gương cho người đứng đầu các bộ phận tại các bộ, các địa phương Việc thực hiện thí điểm, làm gương là một trong những biện pháp khiến cho công tác giải trình,
tự kiểm điểm, tự chịu trách nhiệm đi vào thực tiễn nhanh nhất
4 Kết luận
Để xây dựng được thành công mô hình Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển cần phải bắt đầu từ việc thiết lập, nâng cao các giá trị cốt lõi, cơ bản của nền hành chính công, trong đó công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình là biện pháp xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển "Trách nhiệm giải trình" cùng với quá trình cải cách hành chính nhà nước, quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, là một thuật ngữ được đề cập và sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay Tuy vậy, các nội dung của trách nhiệm giải trình còn nhiều những cách hiểu khác nhau và cách thực hiện khác nhau giữa các cá nhân đứng đầu các cơ quan quản lý hành chính công từ trung ương đến địa phương./
Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017), Nghị quyết số 10‐NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phan Thế Công & Lý Thị Huệ (2020) Nhà nước kiến tạo thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân ‐ thực trạng và giải pháp Tạp chí Quản lý Nhà nước, số
Trang 41 Mở đầu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò
khá quan trọng đối với thành tựu tăng trưởng ấn
tượng đối với các nước đang phát triển Nhiều
nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư FDI
Nguyên nhân tăng trưởng kinh tế từ nguồn vốn đầu
tư ở các tập đoàn đa quốc gia là nhờ vào sự chuyển
giao công nghệ trên cơ sở đào tạo nguồn lao động,
nâng cao kỹ năng tổ chức, quản lý
Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam được
ban hành vào năm 1987 với những sự thay đổi về
chính sách thì việc thu hút đầu tư nước ngoài có
những khởi sắc đáng kể Tuy nhiên, thời gian gần
đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có
dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng trước đây, ảnh
hưởng ít nhiều đến việc thực thi các nhiệm vụ kinh
tế trong từng thời kỳ Với xu hướng tăng cường thực
thi các hiệp định thương mại (FTA), Việt Nam mặc
dù gặp khá nhiều thuận lợi khi có thể kết nối rộng
hơn với các đối tác nước ngoài với nhiều chế độ ưu
đãi, tuy nhiên cũng khá khó khăn với các nước trong
cùng khu vực trong việc cạnh tranh nguồn vốn FDI
Bên cạnh đó, đại dịch COVID‐19 đã gây ảnh hưởng
nặng nề đến nền kinh tế, cản trở các chính sách mở
cửa thương mại cũng như các hoạt động đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam
2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam
2.1 Tình hình vốn đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là một chỉ tiêu
cho thấy khả năng duy trì và phát triển nguồn lực
sản xuất của đất nước nhằm tạo ra lượng sản phẩm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân trong một thời kỳ nhất định
Trong giai đoạn 1995‐2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ở 3 khu vực này khá biến động Tỉ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khu vực Kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, trong khi tỷ trọng này ở Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có xu hướng tăng lên Đối với Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giảm đáng kể trong giai đoạn đầu từ 1995 đến 2004, sau đó phục hồi với tỷ trọng tăng mạnh đến 2008 và
có xu hướng ổn định đến 2019 Kết quả này cho thấy vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có sự thay đổi đáng kể trong các giai đoạn này
Nguyên nhân của sụt giảm vốn đầu từ nước ngoài từ 1995‐2004 một phần do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á Một phần khác
là sự cải tiến của Việt Nam liên quan đến các chính sách đầu tư khá chậm chạp so với các nước có các đặc điểm tương đồng như Trung Quốc, do đó giảm khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế
Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
thuận lợi, khó khăn và hàm ý chính sách
Võ Thị Hồng Lan
NCS, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Mặc
dù có những thành tựu đáng kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời, tuy nhiên nguồn vốn FDI thường xuyên biến động và có giai đoạn chững lại trong mấy năm gần đây Điều này gây khó khăn khi thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ trong điều kiện hạn chế nguồn lực hiện nay Nghiên cứu phân tích thực trang thu hút vốn đầu tư tại Việt Nam, làm rõ những thuận lợi và khó khăn và gợi ý các hàm ý chính sách nhằm cải thiện hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, nâng cao nguồn vốn, đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững trong thời kỳ hội nhập
Trang 5Asia - P
RESEARCH
Giai đoạn tiếp theo chứng kiến sự gia tăng của
dòng vốn FDI vào Việt Nam với tốc độ khá nhanh và
đạt cực đại vào năm 2008 với tổng số vốn đăng ký
lên đến 71727 triệu USD Đáng chú ý là sau khi Việt
Nam gia nhập WTO vào 2007, nhờ kết nối được với
các đối tác nước ngoài và sự hỗ trợ thuận lợi từ các
điều kiện được ký kết, môi trường đầu tư Việt Nam
trở lên hấp dẫn so với các nhà đầu tư nước ngoài
Điều này có được một phần là do cơ cấu hàng hóa
của Việt Nam khá tương đồng với một số nước
thành viên ở châu Á, trong khi đó Việt Nam có lợi
thế về nguồn nhân lực giá rẻ và tài nguyên thiên
nhiên dồi dào Bên cạnh đó với sự quyết liệt mở cửa
thương mại của Nhà nước nên các chính sách đầu tư
theo thông lệ quốc tế được cải thiện nhanh chóng
Do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế
giới nên dòng vốn FDI sụt giảm nhanh chóng ngay
sau đó, từ 2009 đến 2011 Vào thời điểm này có
1186 dự án đầu tư được cấp phép với tổng số vốn
đăng ký là 15598 triệu đô la Mỹ, giảm khoảng 22%
so với năm 2008 Giai đoạn 2012 đến nay với việc ký
kết và thực thi các Hiệp định thương mại như VJEPA,
VKFTA, EVFTA… đã tạo nên sức hút cho môi trường
đầu tư Việt Nam đối với các đối tác kinh tế Năm
2019, tổng số dự án đầu tư được cấp phép tại Việt
Nam là 4028 dự án, với tổng số vốn đăng ký là
38952 triệu đô la Mỹ, tăng gấp 1.5 lần so với năm
2011 Điều này đã làm tăng tỷ trọng đóng góp của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân
sách nhà nước từ 10% đến 14% giai đoạn 20012‐
2019 (GSO) Đáng chú ý là mặc dù số dự án tăng lên
đáng kể cùng số vốn đăng ký khá lớn, tuy nhiên số
vốn thực hiện vẫn còn khá khiêm tốn trong những
năm gần đây, chiếm khoảng 50‐70% số vốn đăng ký
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng
đóng vai trò khá quan trọng trong cán cân thương
mại của Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan, tỷ trọng kimngạch xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp FDI có xu hướng tăng từ 2009 đến
2019 Trong đó tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu bao
giờ cũng cao hơn tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu
Năm 2019 kim ngạch nhập khẩu của các doanh
nghiệp FDI chiếm 57,15% tổng kim ngạch nhập
khẩu của cả nước Trong khi đó, kim ngạch xuất
khẩu của các doanh nghiệp này chiếm 70% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước Mặc dù số liệu này cho
thấy kết quả khả quan của việc thu hút đầu tư nước
ngoài đối với cán cân thương mại Việt Nam nhưng
nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cho nền kinh tế khi quá phụ
thuộc vào các doanh nghiệp FDI
2.2 Đóng góp FDI đối với nền kinh tế Việt
Nam
Nhìn chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội
Thứ nhất, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư
trong nước, thông qua bổ sung tổng vốn đầu tư cho
xã hội và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Thứ hai, DN FDI giúp đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ Thứ ba, dòng vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp cải thiện năng suất lao động, dịch chuyển lao động từ khu vực truyền thống, năng suất thấp (khu vực nông nghiệp, lao động phi chính thức) dịch chuyển sang khu vực hiện đại hơn (công nghiệp, dịch vụ) Thứ tư, đóng góp của FDI vào xuất khẩu hàng hóa là rất tiềm năng Nhờ xuất khẩu khu vực FDI, cán cân thương mại không những được cải thiện mà còn tạo ra xuất siêu trong vài năm gần đây Đặc biệt là từ những doanh nghiệp FDI lớn với những dự án tỷ đô như dự
án Samsung ở Bắc Ninh, dự án nhà máy điện Duyên Hải Thứ năm, các doanh nghiệp FDI đóng góp cho ngân sách nhà nước với giá trị ngày càng gia tăng, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu, tiếp thu những công nghệ tiến tiến, tạo ra những sản phẩm mới, năng suất và có khả năng cạnh tranh
3 Thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
3.1 Thuận lợi
Việt Nam là một nền kinh tế năng động với mức
độ tăng trưởng tương đối ổn định với mức tăng trung bình khoảng 6%/ năm Với vị trí địa lý thuận lợi và cơ cấu dân số trẻ với hơn 60% dân số ở độ tuổi dưới 30 Việt Nam tạo nên sức hút mạnh đối với các đối tác lớn Sự ổn định của giá trị đồng tiền cũng giúp cho giá thuê và giá điện ở Việt Nam tương đối bình ổn, thậm chí thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á
Thành công đạt được từ quá trình hội nhập với việc ký kết 16 FTA đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại với hầu hết các đối tác lớn trên thế giới Việc thực hiện nghiêm túc các cam kết theo thông lệ quốc tế cùng như lợi ích có được như hàng rào phi thuế quan được gỡ bỏ đã làm cho các nhà đầu tư có điều kiện tìm hiểu, liên kết và trao đổi thương mại với Việt Nam dễ dàng hơn
Nhận thức được FDI là một trong các bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế nên Chính phủ
đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ liên quan đến việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cùng với sự đảm bảo ổn định về chính trị ‐ xã hội cao nhất và các chính sách ưu đãi đã tạo sức hút lớn với các tập đoàn đa quốc gia Hệ thống tài chính Việt nam được hoàn thiện đáng kể dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước cùng những chính sách kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trang 6Ngoài ra, với độ căng thẳng của chiến tranh
thương mại Mỹ ‐ Trung như hiện nay thì nhiều khả
năng Mỹ sẽ chuyển hướng hợp tác thương mai sang
Việt Nam thay cho Trung Quốc ở các lĩnh vực Công
nghệ thông tin, thiết bị và linh kiện điện tử, logistic,
tiêu dùng và bán lẻ Đây là một điều kiện khá thuận
lợi với Việt Nam vì Mỹ được xem là đối tác thương
mại lớn nhất của Việt Nam
3.2 Khó khăn
Mặc dù Việt nam có lực lượng lao động khá dồi
dào nhưng trình độ lao động ở Việt Nam tương đối
thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới Cơ sở hạ tậng tại Việt Nam mặc dù có những tín
hiệu tích cực trong thời gian qua với sự tham gia của
các dự án triệu đô như Tập đoàn T&T và Bouygues
S.A với hợp đồng 250 triệu Euro để tái xây dựng
Sân vận động Hàng Đẫy nhưng nhìn chung cơ sở hạ
tầng tại Việt Nam vẫn còn khá lạc hậu, chưa đạt
chuẩn quốc tế nên các nhà đầu tư thường phải chi
một số lượng vốn đáng kể để cải thiện vấn đề này
Cơ chế quản lý ở Việt Nam nhiều khi vẫn còn khe
hở cùng với các thủ tục hành chính cồng kềnh khiến
quá trình thực thi luật thương mại chưa được nhất
quán, minh bạch theo chính sách của Chính phủ
Điều này có thể gây nên khó khăn đối với quá tình
thẩm định các dự án đầu tư Bên cạnh đó, sự khác
biệt về văn hóa vùng miền tạo nên thách thức lớn
cho các doanh nghiệp nước ngoài trong việc tìm
thấy sự đồng điệu về tiếng nói với nhân viên cũng
như chính quyền địa phương
Việc thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam hiện
nay không đồng đều ở các ngành và các địa phương
Các doanh nghiệp FDI tập trung vào các lĩnh vực
công nghệ cao, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại
còn khá khiếm tốn, chỉ chiếm khoảng 5% tổng các
doanh nghiệp Các dự án đầu tư lớn thường tập
trung ở khu vực Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh là
những địa phương có điều kiện phát triển khá thuận
lợi Sự phân bố không đông đều của các doanh
nghiệp FDI có thể tăng sự chênh lệch về về phát
triển kinh tế giữa thành thị và nông thôn cũng như
ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của người dân ở
hai khu vực này
4 Hàm ý chính sách
Kết quả phân tích cho thấy mặc dù dòng vốn FDI
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam nhưng nguồn vốn không có xu hướng gia
tăng bền vững mà chịu ảnh hưởng đáng kể của bối
cảnh kinh tế trong và ngoài nước Sự phụ thuộc khá
nhiều vào dòng vốn FDI trong cán cân thương mại
của Việt Nam có thể tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng
kinh tế nếu như các dòng vốn này chuyển hướng
đầu tư một cách đột ngột sang các đối tác khác Cần
thiết phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, ổn
định kinh tế ‐ chính trị để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nghiên cứu bối cảnh kinh tế quốc tế và tìm ra những giải pháp nhanh chóng đế phản ứng kịp thời với những cú sốc kinh tế Bản thân các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo nhằm để tăng khả năng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu số, tránh
sự thụ động, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu Hoàn thiện và xây dựng các chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng với hàm lượng khoa học công nghệ cao, đủ khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị công nghệ, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước Đồng thời xây dựng các chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt hệ thống các khu công nghiệp, kinh tế công nghệ cao, các khu phức hợp hiện đại với mật độ liên kết cao
Chủ động nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, thiên tai hiệu quả Tăng cường liên kết với các
tổ chức quốc tế trước những biến động thiên tai, dịch bệnh có xu hướng diễn biến tiêu cực, ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Để đảm báo thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài ổn định cần kết nối được chuỗi cung ứng trong nước với chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua sự thay đổi mới tư duy, sáng tạo cùng với các phương thức sản xuất phù hợp ở từng thời kỳ
Ban hành các chính sách thu hút vốn đầu tư ở các lĩnh vực mà các sản phẩm của Việt nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới khi các sản phẩm
gỗ, điện tử, rau quả, sản phẩm chăn nuôi, cây công nghiệp, dệt may, giày da Các địa phương cần chủ động xây dựng các chiến lược phát triển năng lực sản xuất nhưng sản phẩm có lợi thế, cung ứng sản phẩm nội địa và xuất khẩu để nguồn vốn đầu tư được thu hút vào ở đa dạng các ngành nghề và đa dạng về khu vực
Tài liệu tham khảo
Aghion, P., Comin, D., and Howitt, P., 2006 When does domestic saving matter for economic growth? NBER working paper no 12275, Cambridge
Blomstro¨m, M and Kokko, A., 2001 Foreign direct investment and spillovers of technology International journal of technology management,
22 (5/6), 435–454
Chakrabarti, A., 2001 The determinants of for‐eign direct investment: sensitivity analyses of crosscountry regressions Kyklos, 54, 89–113
De Mello, L., 1997 Foreign direct investment in developing countries and growth: a selective sur‐vey Journal of development studies, 34 (2), 1–34
Trang 7Khái niệm năng lực có nguồn gốc Latinh “compe‐
tentia” có nghĩa là “gặp gỡ” Trong tiếng Anh, khái
niệm năng lực hay khả năng tương ứng với các thuật
ngữ “competence”, “ability” hay “capability”
Theo từ điển tiếng Việt, năng lực là phẩm chất
tâm lí và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn
thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao, hay
“khả năng làm việc tốt” Theo cách tiếp cận truyền
thống (tiếp cận hành vi) thì năng lực là khả năng
đơn lẻ của cá nhân, được hình thành dựa trên sự lắp
ghép các mảng kiến thức và kỹ năng cụ thể Trong
thập kỷ gần đây, năng lực đang được nhìn nhận
bằng tiếp cận tích hợp
Như vậy, năng lực có thể được định nghĩa theo
rất nhiều cách khác nhau, tùy vào khía cạnh tiếp cận
và nghiên cứu Từ những quan điểm trên, có thể
thấy, năng lực là khả năng giải quyết (thực hiện)
một cách hiệu quả các vấn đề đặt ra của cuộc sống
trên cơ sở hiểu biết về lí thuyết (nhận thức) của đối
tượng Năng lực là nói đến khả năng đạt được một
kết quả nhất định của một công việc cụ thể do một
con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng
lực lao động, năng lực quan sát…) Năng lực không
chỉ dừng ở hiểu biết của con người, mà quan trọng
là sự ứng dụng nó bằng những hoạt động cụ thể trên
cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng phù hợp
Tóm lại, có thể hiểu năng lực là sự tích hợp kiến
thức, kĩ năng và sức lực bởi một thái độ đúng để
thực hiện thành công một công việc nhất định, trong
điều kiện nhất định Năng lực ứng dụng CNTT là khả
năng tích hợp kiến thức, kỹ năng sử dụng các phần
mềm, công cụ công nghệ trong một công việc, điều
kiện nhất định
Trong giáo dục, năng lực ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học trực tuyến là khả năng tích hợp, kiến thức, kỹ năng sử dụng các phần mềm, công cụ công nghệ hỗ trợ giảng dạy, và kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học trực tuyến của giảng viên để đạt được mục tiêu bài học, qua đó hình thành những năng lực cần thiết cho người học
2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy trực tuyến ở các trường Sư phạm hiện nay
Hiện nay, ở các trường sư phạm, hoạt động dạy học trực tuyến đang diễn ra hết sức phổ biến Hình thức dạy học mới này yêu cầu cả người dạy và người học cần có những năng lực nhất định về ứng dụng công nghệ thông tin Tuy nhiên qua một số khảo sát được thực hiện, tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề trong năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến của giảng viên Thứ nhất, khi được hỏi về các phần mềm công nghệ thông tin trong giảng dạy trực tuyến từ cơ bản đến nâng cao, kết quả phản hồi như sau:
Như vậy, đối với các phần mềm công nghệ cơ bản, 100% số giảng viên được hỏi đều biết đến những phần mềm này Tuy nhiên, chỉ có hơn 70% trong số đó biết sử dụng một số phần mềm, công cụ công nghệ nâng cao hơn như Quizzi, Tablet…; tương
tự như vậy với các công cụ hỗ trợ kiểm tra đánh giá
và tìm kiếm thông tin trên Internet
Thứ hai, phần lớn giảng viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trực tuyến mới chỉ dừng
Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trực tuyến của giảng viên các trường sư phạm hiện nay
Nguyễn Thị Xuân
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid ‐19 hiện nay, hầu hết các quốc gia đều chủ trương hướng đến chung sống an toàn và thích nghi với tình hình mới Trong bối cảnh đó, “dạy học trực tuyến” đang trở thành xu hướng ở tất cả các cấp học từ tiều học đến cao đẳng, đại học, trong đó có các trường sư phạm Để dạy học trực tuyến đạt kết quả cao, người dạy cần tới những công cụ, phần mềm công nghệ hỗ trợ trong quá trình giảng dạy và kiểm tra, đánh giá quá trình học tập; do đó, họ phải không ngừng nâng cao năng lực sử dụng các ứng dụng phần mềm cơ bản và các công cụ hỗ trợ giảng dạy, kiểm tra đánh giá trực tuyến
Trang 8lại ở mức độ cơ bản, tức là biết cách sử dụng một số
phần mềm, công cụ trong dạy trực tuyến, chưa thực
sự đi sâu nghiên cứu sự dụng thành thạo các phần
mềm và công cụ hỗ trợ trong giảng dạy và kiểm tra
đánh giá trực tuyến
Qua khảo sát cho thấy, các công cụ soạn thảo văn
bản, trình chiếu cơ bản được 100% GV sử dụng Tuy
nhiên các công cụ, phần mềm khác GV rất ít khi hoặc
thỉnh thoảng mới ứng dụng trong quá trình giảng
dạy trực tuyến cho người học
Thứ ba, kiến thức, kỹ năng của giảng viên về các
công cụ công nghệ, phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực
tuyến
Ta thấy rằng, GV phần lớn đề sử dụng khá tốt các
công cụ cơ bản như soạn thảo, trình chiếu (100%)
Các công cụ còn lại chỉ đạt mức trung bình, tỷ lệ khá
chiến khá thấp trong khoảng 21.8 đến 25.1%
3 Một số nguyên nhân
Mặc dù có nhiều minh chứng cho thấy rằng giảng
viên chủ động, tích cực nâng cao năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhất là với
hình thức trực tuyến Tuy nhiên, vần tồn tại một số
hạn chế về kỹ năng sử dụng máy tính, tìm kiếm
thông tin qua Internet, tổ chức kiểm tra, đánh giá…
Những hạn chế này có thể xuất phát từ những
nguyên nhân sau đây
Một là, do khả năng sử dụng các phần mềm, công
cụ công nghệ của GV còn nhiều hạn chế Dạy học
trực tuyến mặc dù đã có từ rất lâu ở nhiều trường
đại học; tuy nhiên, hình thức dạy học này mới bắt
đầu phổ biến từ giữa năm 2020 đến nay dưới tác
động của dịch bệnh Covid – 19 Trong khi đó, để tìm
hiểu, nghiên cứu, sử dụng thành thạo các phần mềm,
công cụ công nghệ trong dạy trực tuyến đòi hòi
người GV thật sự nghiêm túc, đầu tư thời gian, công
sức và cả tài chính để học tập, thực hành nhiều lần
Do đó, nhiều GV mới chỉ đáp ứng được những yêu
cầu cơ bản của việc ứng dụng những công nghệ này
trong giảng dạy
Hai là, ở một số môn học ở các trường sư phạm có tính đặc thù riêng về nội dung lí thuyết và các phạm trù trừu tượng, điển hình như các môn lý luận chính trị Để thực hiện giảng dạy những đơn vị kiến thức này, phương pháp thuyết trình truyền thống vẫn có hiệu quả hơn cả so với các phương pháp khác.Chính vì điều này, cũng hạn chế rất nhiều những cơ hội được sử dụng những phần mềm, công
cụ hỗ trợ giảng dạy của GV
Ba là, số lượng các khóa đào tạo nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm, công nghệ thông tin trong giảng dạy trực tuyến cho GV ở các trường
SP chưa nhiều GV chủ yếu tìm hiểu, cách hướng dẫn
sử dụng các phần mềm công nghệ thông qua các nền tảng xã hội như Youtube, Facebook…
Bốn là, để ứng dụng thành thạo CNTT trong giảng dạy trực tuyến, người GV cũng cần có một lượng kiến thức ngoại ngữ đáng kể để có thể hiểu được các lệnh, các thông tin từ những ứng dụng này Tuy nhiên, hiện nay trình độ ngoại ngữ của một bộ phận
GV ở các trường SP còn hạn chế, thậm chí mới đạt ở mức độ cơ bản Hoặc có một số GV có trình độ ngoại ngữ khá cao, nhưng không phải Tiếng Anh, mà là một ngôn ngữ khác: như tiếng Trung hay tiếng Hàn, tiếng Nhật Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trực tuyến
4 Đề xuất, kiến nghị
Để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến ở các trưởng SP trong thời gian tới, cần xem xét một số giải pháp như sau:
Trước hết, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy, nhất là với hình thức trực tuyến hiện nay Trước đây, ứng dụng thông tin chỉ mang tính chất cá nhân riêng lẻ của mỗi giảng viên, thì bây giờ trước sự thay đổi của hình thức dạy học, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
về khoa học công nghệ, CNTT dần trở thành công cụ đặc lực,hiệu quả giúp bài học thêm sinh động, phong phú, và cuốn hút người học, tăng sự tương tác giữa GV‐ SV trong các lớp học trực tuyến
Về phía nhà trường, nên đề cập vấn đề ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy trực tuyến như một nội dung trong kế hoạch năm học, trong tổng kết, thi đua, khen thưởng để tạo động lực cho giảng viên thay đổi, làm mới giáo án điện tử của mình Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến việc mua các phần mềm dạy học, công cụ hỗ trợ giảng dạy, kiểm tra đánh giá; nâng cấp kho học liệu điện tử của nhà trường…
Về phía giảng viên, nên xây dựng kế hoạch năm
Trang 9Asia - P
RESEARCH
học cá nhân chi tiết, trong đó nâng cao ứng dụng
CNTT trong giảng dạy cần được coi là một trong
những mục tiêu mà GV phải đạt được, từ đó đưa ra
những kế hoạch hành động phù hợp
Thứ hai, nhà trường cũng cần thường xuyên tổ
chức những khoá đào tạo ngắn hạn, có thể bằng
hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp, để hướng dẫn,
cập nhật cho GV một số công cụ công nghệ, phần
mềm hỗ trợ trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá
trực tuyến, các phần mềm hỗ trợ soạn giáo án, kỹ
năng tra cứu tài liệu học liệu trên mạng Internet…
Thế kỉ XXI với sự bùng nổ của các cuộc cách mạng
công nghệ mới, các phần mềm, công cụ công nghệ sử
dụng trong giáo dục đào tạo thay đổi, cập nhật, nâng
cấp thường xuyên Điều này tạo ra cơ hội lớn trong
việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV nhưng
cũng có không ít thách thức về nguy cơ tụt hậu về
công nghệ Bên cạnh đó, các đơn vị trong trường
cũng có thể tổ chức các buổi seminar, hội thảo
chuyên đề để tạo không gian cho các GV trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm với nhau về việc sử dụng CNTT
trong dạy học trực tuyến, từ đó giúp họ nâng cao
năng lực này Ngoài ra, các chương trình tập huấn,
đào tạo cũng nên hướng đến nâng cao khả năng sử
dụng tiếng Anh trong ứng dụng CNTT
Ba là, cần có những chính sách hỗ trợ nhằm tạo
động lực cho GV nâng cao năng lực sử dụng CNTT
Một số chính sách có thể xem xét như: hỗ trợ mua
các phẩn mềm giảng dạy trực tuyến của GV, trợ cấp
chi phí sử dụng các công cụ công nghệ trong giảng
dạy và kiểm tra, đánh giá trực tuyến hàng tháng,
khen thưởng cá nhân, tập thể đổi mới sáng tạo, nâng
cao năng lực sử dụng CNTT trong dạy học…
5 Kết luận
Trong bối cảnh dịch bênh Covid – 19 như hiện
nay, dạy học trực tuyến là hình thức đào tạo có tính
ưu việt, và đã trở thành xu hướng chung ở tất cả các
trường đại học, trong đó có các trường Sư phạm
Tuy nhiên, việc giảng dạy trực truyến khiến cho
người dạy và người học hạn chế sự tương tác, nhất
là ở những học phần thực hành sư phạm Cùng với
đó là những cuộc cách mạng công nghệ mới những
năm gần đây đã tạo sự thây đổi rất nhiều trong lĩnh
vực CNTT, rất nhiều những phần mềm, công cụ công
nghệ hỗ trợ giảng dạy và kiểm tra đánh giá trong
giáo dục được nghiên cứu và đưa vào sử dụng nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy Do đó, nâng cao năng
lực ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến là yêu
cầu khách quan đối với mỗi GV Qua khảo sát nhận
thấy rằng vẫn còn tồn tại một số vấn đề về năng lực
ứng dụng CNTT trong giảng dạy trực tuyến của GV ở
một số trường SP về kiến thức, kỹ năng, mực độ sử
dụng thành thành các phần mềm, công cụ công nghệ… Thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân ở cả hai phía nhà trường và giảng viên: như khả năng sử dụng CNTT của GV còn thấp,nhà trường chưa có những nhiều khóa học, đạo tạo kỹ năng sử dụng CNTT trong dạy học trực tuyến… Do đó, trong thời gian tới, cần không ngừng nâng cao nhận thức
về nâng cao năng lực ứng dụng CNTT, tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, tổ chức những buổi thảo luận chuyên đề, seminar…; đồng thời có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo động lực để GV nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy
và kiểm tra, đánh giá./
Tài liệu tham khảo
Đỗ Mạnh Cường (2006), Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy (ICT) của giáo viên các trường chuyên nghiệp, đào tạo nghề ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình bồi dưỡng theo hướng tiếp nhân công nghệ dạy học, Sở KHCN TP.HCM
<http://www.cesti.gov.vn/left/TT/csdl/tham_dinh_de_tai/de_tai_theo_nhom_nganh/giao_duc_dao_tao/N am2006/141‐ICT
Nguyễn Văn Hòa (2010), Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, luận văn thạc sĩ, ĐHQGHN
OECD (2002), Definition and selection of Competencies: Theoretical and Conceptual Foundation
Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học‐ phương pháp dạy và học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội William Wiersma, Stephen G Jurs (1990), Educational Measurement and Testing, 2nd edition, Allyn and Bacon
UN ESCO (2004), Integrating ICT into Education, http://www.unescobkk.org/fileadmin/user_upload/ict/e ‐books/ICTLessonsLearned/ICT_integrat‐ing_education.pdf
Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội
Trang 101. Mở đầu
Trong nghiên cứu về hoạt động đổi mới sáng tạo
của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt
Nam, có nhiều chỉ số khác nhau cùng đặc trưng cho
đổi mới sáng tạo ví dụ như doanh nghiệp có hoạt
động nghiên cứu và phát triển, số bằng phát minh
sáng chế quốc tế, quốc gia, số dự án đổi mới sáng tạo
đang thực hiện, đã thực hiện, v.v… Việc sử dụng toàn
bộ các thước đo nói trên trong mô hình hồi quy
nhằm đại diện cho khái niệm đổi mới sáng tạo sẽ
phân tán tác động thực tế của hoạt động đổi mới nói
chung lên tới biến mục tiêu, đồng thời mô hình cũng
tiềm ẩn hiện tượng đa cộng tuyến do các biến số
được đưa vào thường có tương quan cao với nhau
Kế thừa theo nghiên cứu của Santoleri (2020),
nghiên cứu này thực hiện kỹ thuật phân tích thành
phần chính (PCA) để mang lại một chỉ số tổng hợp
được các khía cạnh đầy đủ của đổi mới sáng tạo
Nghiên cứu này có đóng góp quan trọng là cung cấp
một phương pháp luận giúp xử lý số liệu Cụ thể là
phân tích thành phần dữ liệu để tạo ra một chỉ số
tổng hợp đảm bảo những đặc trưng của các biến số
thành phần Mặt khác, kết quả phân tích ứng dụng
trong xử lý chỉ số đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
ngành chế biến chế tạo góp phần cung cấp đầu vào
quan trọng cho các nghiên cứu thực nghiệm liên
quan
2 Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA)
Phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) được coi là một kỹ thuật phân tích đa biến thông dụng phục vụ mục tiêu giảm chiều dữ liệu (variable reduction) nhưng vẫn giữ được những thông tin quan trọng nhất về sự khác biệt và mức độ dao động của tập dữ liệu ban đầu (Nguyễn Văn Tuấn, 2018, tr.283) Phương pháp PCA được coi là hiệu quả trong việc xử lý hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, bằng cách chích rút một số các thành phần chính không có tương quan với nhau từ một tập dữ liệu gồm nhiều biến số có mức độ tương quan cao
do có cùng khả năng giải thích cho một khái niệm nào đó
Câu hỏi được đặt ra trong phân tích PCA đó là cần chính rút số lượng bao nhiêu thành phần chính để đảm bảo phân tích có ý nghĩa Số lượng các thành phần chính có thể được xác định từ trước dựa vào kinh nghiệm của người phân tích dữ liệu hoặc dựa vào giá trị riêng (eigenvalue) là giá trị đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi thành phần chính Hầu hết các nghiên cứu đều dựa theo tiêu chuẩn Kaiser (1960), tại đó những thành phần chính
có giá trị riêng nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt và ngược lại các thành phần chính
có giá trị riêng lớn hơn hoặc bằng 1 sẽ được giữ lại
Phương pháp phân tích thành phần chính và ứng dụng trong xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo: tiếp cận từ các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam
Chu Thị Mai Phương
Trường Đại học Ngoại thương
Lê Đức Đàm
Trường Đại học RMIT Việt Nam
Bài báo là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ “Ảnh hưởng của công nghệ và đổi mới sáng tạo đến việc làm trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến tại Việt Nam” mã số B2020_NTH‑01
Một vấn đề quan trọng đặt ra trong công tác nghiên cứu thực nghiệm là phân tích và xử lý dữ liệu Nếu dữ liệu cần phân tích ban đầu phụ thuộc nhiều biến và vấn đề là các biến này thường có tương quan với nhau sẽ gây bất lợi cho việc áp dụng các biến này trong xây dựng các mô hình hồi quy Bài báo trình bày một phương pháp hiệu quả trong xử lý số liệu nhiều chiều là phương pháp phân tích thành phần chính Sau đó, bài viết áp dụng phương pháp này để xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt Nam Bài viết đóng góp một phương pháp luận quan trọng trong việc xây dựng chỉ số tổng hợp như một đầu vào thiết yếu cho các nghiên cứu thực nghiệm về đổi mới sáng tạo
Trang 11Asia - P
RESEARCH
Ngoài ra, một số nghiên cứu gần đây cũng sử
dụng phương pháp phân tích song song (parallel
analysis) do Horn (1965) đề xuất nhằm xác định số
nhân tố hoặc số thành phần chính được giữ lại trong
các phương pháp phân tích đa biến Phương pháp
phân tích song song so sánh giá trị riêng của dữ liệu
thực tế (original data) với giá trị riêng được tính
toán từ dữ liệu giả lập ngẫu nhiên (simulated data)
Dữ liệu giả lập được tạo ra với cùng số lượng biến,
số quan sát với dữ liệu gốc thông qua việc sắp xếp
ngẫu nhiên một cách độc lập các biến số từ dữ liệu
gốc nhằm đảm bảo các tính toán thống kê là trùng
khớp từng biến với dữ liệu thực tế Số nhân tố được
lựa chọn từ phương pháp này đảm bảo giá trị riêng
của các nhân tố trong dữ liệu ban đầu sẽ lớn hơn so
với nhân tố tương ứng trong dữ liệu giả lập
3 Ứng dụng PCA trong xây dựng chỉ số đổi
mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành công
nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam
3.1 Dữ liệu
Dữ liệu trong xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo tại
các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo tại Việt
Nam được chiết từ cơ sở dữ liệu Điều tra doanh
nghiệp do Tổng cục Thống kê thu thập hằng năm,
với mục tiêu phản ánh được tình hình kinh doanh
của hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động trong
năm đó Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu Điều tra
doanh nghiệp từ năm 2012 đến năm 2018
3.2 Dữ liệu quan sát đầu vào
Các chỉ số liên quan đến R&D thường được sử
dụng để làm đầu vào cho hoạt động đổi mới vì đầu
tư vào R&D từ lâu đã được coi là một các chiến lược
quan trọng để đảm bảo tiềm năng công nghệ của
doanh nghiệp, từ đó làm nền tảng vững chắc cho
quá trình đổi mới sáng tạo (Trajtenberg, 1990)
Về mặt đo lường kết quả đầu ra, kết quả của quá
trình đổi mới là các tài sản sở hữu trí tuệ (IP), chẳng
hạn như bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu
(Santoleri, 2020) Các hình thức sở hữu trí tuệ này
có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương mại
hóa các ý tưởng đổi mới nảy sinh từ quá trình R&D,
từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các sản phẩm, quy
trình, dịch vụ mới (hoặc được cải tiến đáng kể) trên
thị trường
Trong phần này, chúng tôi kế thừa theo nghiên
cứu của Santoleri (2020) để thực hiện kỹ thuật phân
tích thành phần chính (PCA) nhằm mang lại một chỉ
số tổng hợp phản ánh các khía cạnh đầy đủ hơn về đổi
mới sáng tạo Tại đó các biến số về đầu vào như hoạt
động R&D (R&D), và số lượng các dự án R&D đã thực
hiện (Projects), và biến số đầu ra là số bằng sáng chế
(cả sáng chế trong nước và quốc tế) mà doanh nghiệp
sỡ hữu (Patents) sẽ là các biến quan sát được trích
rút để xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo
3.3 Kết quả phân tích thành phần chính
Dữ liệu điều tra của từng năm sau khi được kết nối và làm sạch sẽ được sử dụng để phân tích PCA Đầu tiên, nhóm tác giả tính toán các giá trị riêng (eigenvalue) và phương sai trích của các thành phần chính, và kết quả được trình bày tại Bảng 1 Dựa vào bảng 1 và tiêu chuẩn Kaiser, chỉ có thành phần thứ nhất (PC1) có giá trị riêng lớn hơn 1, do đó chỉ có 1 thành phần duy nhất được giữ lại thông qua phân tích nhân tố
Kết quả chính rút số lượng nhân tố cũng đồng nhất với kết quả trong Bảng 2 của phép phân tích song song Tại đây, ta thấy giá trị riêng của dữ liệu ban đầu lớn hơn giá trị riêng của của thành phần chính thứ nhất (PC1) tại dữ liệu giả lập, từ thành phần chính thứ 2 trở đi, giá trị riêng của dữ liệu gốc nhỏ hơn giá trị riêng của dữ liệu giả lập
Từ kết quả trên, ta thấy chỉ có thành phần chính thứ nhất (PC1) sẽ mô tả tốt nhất mức độ biến động
và đặc tính của dữ liệu Chính vì vậy, thành phần chính PC1 sẽ được sử dụng để thực hiện xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo Theo đó, ma trận hệ số tải chuẩn hóa được sử dụng để tính điểm thành phần chính thứ nhất (PC1) được trình bày ở Bảng 3
Cuối cùng, điểm thành phần chính được tính toán tương ứng với ma trận hệ số tải cho từng biến quan sát được cho sẵn Điểm số được tính toán chính là Chỉ số đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo qua các năm Nhằm mục tiêu dễ đối sánh, Chỉ số đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được chuẩn hóa lại trên thang 0 – 1
3.4 Phân tích sơ bộ chỉ số đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam
Chỉ số đổi mới sáng tạo là chỉ số tổng hợp của ba thước đo đầu ra đầu vào và đầu ra của hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp chế biến chế tạo
từ năm 2012 – 2018
Về tổng quan chỉ số, kết quả thống kê mô tả về chỉ
số cho thấy Chỉ số đổi mới sáng tạo hầu hết tập trung ở khoảng từ 0 đến 0.25, với chỉ hai điểm quan
Trang 12sát trên mức trung bình của thang đo Điều này cho
thấy năng lực đổi mới sáng tạo của hầu hết các
doanh nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam còn ở
mức thấp, chưa tự chủ được về mặt công nghệ, cũng
như hoạt động nghiên cứu tự phát triển còn tương
đối yếu kém
Theo cấp độ ngành, ta thấy chỉ số đổi mới sáng
tạo bình quân cao nhất ở nhóm các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá và trong
ngành thuốc, hóa dược và dược liệu, trong khi các
doanh nghiệp thuộc ngành in ấn và sao chép bản
ghi; ngành sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc
cũng như ngành dệt là các doanh nghiệp cho thấy
năng lực đổi mới thấp nhất
Các nhóm ngành có chỉ số đổi mới sáng tạo thấp
nhất hầu hết là các ngành đem lại ít giá trị thặng dư
về công nghệ trong công tác sản xuất, phần lớn là
mang đặc tính gia công hoặc làm theo đơn đặt hàng
và là các ngành thâm dụng lao động Chính vì thế,
động lực nâng cao năng lực đổi mới là tương đối ít
Đây cũng là các ngành lực lượng lao động phổ thông,
ít kĩ năng chuyên môn tập trung nhiều nhất nên điều
kiện nghiên cứu và học hỏi chưa thực sự cao
Về loại hình doanh nghiệp, chỉ số đổi mới sáng tạo
trung bình qua từng năm trong giai đoạn 2012 – 2018
của các doanh nghiệp sẽ được thể hiện ở Hình 1
Từ Hình 1, ta có thể thấy, các doanh nghiệp nhà
nước có chỉ số đổi mới sáng tạo trung bình cao nhất,
trong khi các doanh nghiệp FDI lại có chỉ số đổi mới
sáng tạo thấp nhất Chỉ số đổi mới sáng tạo bình
quân của các doanh nghiệp ngoài nhà nước xấp xỉ
với chỉ số đổi mới sáng tạo bình quân của toàn bộ
doanh nghiệp trong mẫu qua các năm Thật vậy, các
doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có nguồn
lực tài chính mạnh (Từ Thúy Anh & Chu Thị Mai
Phương, 2019) Trong những năm gần đây, đổi mới
sáng tạo và nâng cao năng suất là vấn đề chính sách
cốt lõi được đặt lên hàng đầu của nền kinh tế
Đối với các doanh nghiệp FDI, mặc dù với tiềm
lực tài chính và công nghệ vững mạnh, các bí quyết
công nghệ hay ý tưởng sản xuất mới thường chịu sự
ảnh hưởng hoặc được chuyển giao lại từ phía công
ty mẹ tại nước ngoài, hàm lượng tính “mới” thường
ít được ghi nhận tại các doanh nghiệp hoạt động
chính yếu tại Việt Nam, nên chỉ số đổi mới sáng tạo được ghi nhận tương đối khiêm tốn Năng lực của khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, là khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa (khoảng trên 90% số lượng doanh nghiệp), nguồn lực tài chính hạn chế hơn, các doanh nghiệp sản xuất lại phần lớn là doanh nghiệp gia công nên năng lực đổi mới ít hơn,
và cũng là nhóm đại diện cho năng lực đổi mới bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp khác
Về quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp quy
mô càng lớn thì năng lực đổi mới sáng tạo càng được cải thiện Quy mô doanh nghiệp đại diện cho tiềm năng về nguồn lực của doanh nghiệp Doanh nghiệp có nguồn lực càng lớn thì động lực gia tăng sản xuất và đầu tư cho nghiên cứu đổi mới sáng tạo càng cao
4 Kết luận
Nghiên cứu này đã trình bày khái quát về phương pháp phân tích thành phần chính và ứng dụng phương pháp này với dữ liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2012‐2018 để tính toán chỉ số đổi mới sáng tạo tổng hợp cho các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Kết quả nghiên cứu cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo vẫn còn ở mức tương đối thấp, với nhóm doanh nghiệp nhà nước là nhóm dẫn đầu trong hoạt động đổi mới Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề sản xuất liên quan đến sức khỏe con người như sản xuất sản phẩm hóa dược, dược phẩm
và ngành sản xuất thuốc lá là ngành có tiềm năng đổi mới cao nhất, trong khi các ngành nghề như dệt, in
ấn và sửa chữa, lắp đặt máy móc lại có năng lực đổi mới thấp nhất Cuối cùng, các doanh nghiệp có quy
mô càng lớn thì càng chú trọng phát triển năng lực đổi mới sáng tạo./
Tài liệu tham khảo
Horn, J L., 1965 A rationale and test for the number of factors in factor analysis Psychometrika, 30(2), 179‐185
Kaiser, H F., 1960 The application of electron‐
ic computers to factoranalysis Educational and Psychological Measurement, 20,141–151
Nguyễn Văn Tuấn, 2018 Phân tích dữ liệu với R Nhà xuât bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh Santoleri, P., 2020 Innovation and job creation in (high‐growth) new firms Industrial and Corporate Change, 29(3), p 731–756
Từ Thúy Anh & Chu Thị Mai Phương, 2019 Nghiên cứu chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam Tạp chí Kinh tế đổi ngoại, số 117 (6/ 2019), trang 107 – 119
Trang 13Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực
cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam
đến năm 2025 được ban hành tại Quyết định số
200/QĐ‐TTg ngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính
phủ, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng
đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%‐6%,
tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%‐20%,
tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%‐60%, chi
phí logistics giảm xuống tương đương 16%‐20%
GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ
50 trở lên Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu sẽ hình
thành các DN dịch vụ logistics đầu tàu, có đủ sức
cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế,
đồng thời hỗ trợ phát triển các DN dịch vụ logistics
theo phương châm hiện đại, chuyên nghiệp DN sản
xuất, thương mại quản lý tốt chuỗi cung ứng, tiết
kiệm nguyên vật liệu và chi phí sản xuất, rút ngắn
thời gian lưu chuyển hàng hóa
Để đạt được các mục tiêu này, các DN logistics và
chuỗi cung ứng cần nâng cao năng lực đổi mới
Trong bối cảnh đó, việc nhận diện, xác định các nhân
tố tác động/ảnh hưởng đến năng lực đổi mới của DN
logistics tại Việt Nam là rất cần thiết
2 Tổng quan lý thuyết
2.1 Năng lực đổi mới
Đổi mới thường được hiểu là sự mở đầu cho một
giải pháp nào đó khác với các giải pháp đã triển
khai Đổi mới cũng được định nghĩa là “việc áp dụng
những ý tưởng mới vào tổ chức” Hiện nay, lý thuyết
về đổi mới rất nhiều và đa dạng
Đổi mới có thể là việc thực hiện của một sản
phẩm mới hoặc được cải tiến đáng kể (ví dụ: thay
đổi về đặc tính sản phẩm), quy trình (ví dụ: thay đổi
phân phối phương pháp), phương pháp tiếp thị
hoặc phương pháp tổ chức trong thực tiễn kinh
doanh, tổ chức nơi làm việc, hoặc quan hệ bên ngoài
Năng lực đổi mới là một quá trình biến các ý tưởng thành các sản phẩm mới, dịch vụ mới, sản xuất đại trà và thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ đó
Vì vậy đổi mới bắt nguồn từ những ý tưởng mới, những ý tưởng này được phát triển thành các sản phẩm/dịch vụ mới của tổ chức Đổi mới không chỉ dừng lại ở việc phát minh ra các ý tưởng, mà các ý tưởng này cần được đưa vào khai thác và tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng cho DN
2.2 Logistics
Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng Định nghĩa của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP):
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logis‐tics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
Theo Điều 233, Luật Thương mại, dịch vụ logis‐tics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân
tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao
Các nhân tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Cao Cẩm Linh
Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post)
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế ‐ xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thông việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực đổi mới của doanh nghiệp (DN) logistics và chuỗi cung ưng, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm năng lực đổi mới của DN logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam trong thời gian tới
Trang 142.3 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng (Supply chain) là một hệ thống các
tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn
lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ
từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu
dùng Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến
chuyển các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các
thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao
cho khách hàng cuối cùng (người tiêu dùng) Trong
các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm
được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại
bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được
Chuỗi cung ứng thường hay bị nhầm lẫn là
Logistics Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao
gồm cả Logistics và quá trình sản xuất Ngoài ra, chuỗi
cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng
(procurement) trong khi Logistics giải quyết về chiến
lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất Nói tóm
lại, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản
lý một mạng lưới kết nối của các DN tham gia vào việc
cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu
dùng Nó đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm
lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình xử lý
hàng tồn kho, sản xuất…
3 Các yếu tố tác động đến năng lực đổi mới
của DN Logistics và chuỗi cung ứng
Từ khảo sát các yếu tố tác động đến năng lực đổi
mới của DN và thực tế hoạt động của lĩnh vực
Logistics và chuỗi cung ứng, tác giả nghiên cứu một
số yếu tố tác động đến năng lực đổi mới của DN
Logistics và chuỗi cung ứng như sau:
3.1 Yếu tố thể chế
Các yếu tố thể chế rất quan trọng đối với khả
năng đổi mới của DN vì các yếu tố liên quan với môi
trường thể chế cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu suất
đổi mới Tại Việt Nam, tuy khá mới mẻ, song Việt
Nam cũng đã có hệ thống chính sách để điều chỉnh,
đảm bảo môi trường hoạt động công bằng, thuận lợi
cho lĩnh vực logistics Trong năm 2020, Chính phủ
và các Bộ ngành, địa phương đã kịp thời ban hành
nhiều chính sách liên quan đến logistics, để một mặt
vẫn đảm bảo vai trò của logistics trong việc duy trì
các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ; mặt khác định
hình các hướng đi mới, thậm chí mang tính bứt phá
cho ngành logistics Việt Nam, góp phần cho sự phát
triển bền vững của đất nước Nổi bật trong số đó là
Quyết định số 283/QĐ‐TTg ngày 19/02/2020 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Kế hoạch
cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng
đến năm 2025”; Chỉ thị số 37/CT‐TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 29/9/2020 về thúc đẩy phát triển
vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương
tiện thủy nội địa
3.2 Sự hỗ trợ của Chính phủ
Sự hỗ trợ của Chính phủ gồm rất nhiều nội dung như: Hỗ trợ về miễn giảm thuế, đặc biệt vào những thời điểm dịch bệnh hoặc kinh tế khó khăn; Hỗ trợ
về tín dụng để nâng cao năng lực tài chính; Hỗ trợ về các chính sách phát triển nguồn nhân lực, xây dựng
cơ sở hạ tầng Hiện nay, tại Việt Nam, Chính phủ cũng đang tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, nâng cao năng lực DN và chất lượng dịch
vụ, hình thành một số trung tâm nghiên cứu mạnh
về logistics
3.3 Yếu tố tài chính
Năng lực tài chính có nghĩa là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của DN nhằm đạt được mục tiêu DN đề ra Hay hiểu chính xác, năng lực tài chính chính là khả năng huy động vốn để đáp ứng các hoạt động của DN và khả năng đảm bảo an toàn tài chính DN Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, hiện nay, năng lực tài chính/sức khỏe tài chính của
DN Việt Nam nói chung và DN logistics và chuỗi cung ứng nói riêng đều hạn chế
3.4 Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn tốt cùng với sự dày dặn trong kinh nghiệm làm việc sẽ thúc đẩy năng suất lao động của đội ngũ nhân viên trong các tổ chức, DN Việc tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ tiết kiệm chi phí đào tạo cho DN đồng thời họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao sẽ hỗ trợ tăng cao hiệu quả lao động tốt nhất khi áp dụng sự sáng tạo và khả năng ham học hỏi của mình trong công việc Tại Việt Nam, nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng và yêu cầu thực tế cả về chất lượng lẫn số lượng Tuy nhiên, có thể thấy, trước sự phát triển của lĩnh vực logistics, số các cơ sở đào tạo, đại học cao đăng tham gia Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam ngày càng nhiều Đến thời điểm hiện tại là 60, trong đó có khoảng 50 trường đại học trong cả nước
3.4 Năng lực quản trị toàn diện
Năng lực quản trị của DN là một trong những yếu
tố quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của
DN trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong giai đoạn tác động của đại dịch COVID‐19 như vừa qua Năng lực quản trị của DN, đặc biệt là vai trò của những nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược, kiến tạo tầm nhìn và văn hóa DN sẽ tạo nên những giá trị hữu hình vô hình, trong đó có việc tạo động lực
và cảm hứng làm việc, tạo ra năng lực đổi mới sáng tạo của tất cả thành viên trong DN
3.5 Năng lực công nghệ
Khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như khả năng cập nhật và ứng dụng công nghệ mới làm cho DN có thể nâng cao được lợi thế cạnh
Trang 15Asia - P
RESEARCH
tranh của DN theo từng thời kì phù hợp với sự biến
động của trình độ tiêu dùng của thị trường Thực tế
cho thấy, tại Việt Nam, tiếp tục có sự chuyển đổi từ
trung tâm logistics truyền thống sang trung tâm
logistics thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0 Với sự
gia tăng mạnh của số lượng các DN thương mại điện
tử, cùng với nhu cầu thuê mặt bằng phục vụ lưu giữ,
phân loại hàng hóa, hoàn tất đơn hàng…, nhiều DN
đã nắm bắt xu thế, xây dựng và đầu tư hệ thống kho,
trung tâm logistics với chức năng cung ứng dịch vụ
vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối… theo hướng
chuyên nghiệp, hiện đại với chất lượng cao
3.6 Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của DN là sự thể hiện thực
lực và lợi thế của DN so với đối thủ cạnh tranh trong
việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để
thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử
dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm
tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu
dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận
ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ
cạnh tranh trên thị trường Theo nhà quản trị chiến
lược Micheal Poter, năng lực cạnh tranh của DN có
thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ
các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của
công ty đó Đối với lĩnh vực logistics và chuỗi cung
ứng, so với nhiều các đối thủ đang hoạt động tại Việt
Nam, các DN trong nước có năng lực kém hơn hẳn
xét trên các khía cạnh: năng lực tài chính, năng lực
quản trị, năng lực công nghệ
4 Một số khuyến nghị
Dịch COVID‐19 khiến chuỗi cung ứng đã bị đứt
gẫy và đảo lộn, trong đó có các hoạt động logistics ‐
xương sống của chuỗi cung ứng Trong bối cảnh đó,
nhằm tiếp tục nâng cao năng lực đổi mới của DN
Logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam, trong thời
gian tới cần chú trọng một số nội dung sau:
Đối với các cơ quan quản lý
‐ Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ tài chính, tín
dụng đối với các DN logistics và chuỗi cung ứng,
trong đó có các chính sách giãn, giảm, miễn thuế thu
nhập DN, thuế giá trị gia tăng trong bối cảnh dịch
bệnh COVID‐19 đang có nhiều tác động tiêu cực đến
lĩnh vực logistics và gây đứt chuỗi cung ứng Ngoài
ra, có các chính sách hỗ trợ tín dụng, cho vay, giảm
lãi suất để DN có dòng tiền vững để duy trì hoạt
động
‐ Hỗ trợ các DN trong ngành đổi mới bắt kịp xu
hướng chung, thị trường phát triển và ứng dụng các
phần mềm logistics Ngành kho bãi dự kiến sẽ
chuyển đổi đáng kể với quá trình tự động hóa để
đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thương mại
điện tử xuyên biên giới và nhu cầu ngày càng tăng
về các giải pháp chuỗi cung ứng tích hợp
‐ Đổi mới và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng số đồng bộ, hiện đại Phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái số Việt với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; từng bước tiến đến làm chủ công nghệ nền tảng tạo đột phá cho chuyển đổi sang nền kinh tế số Tiếp tục xu hướng phát triển các trung tâm logistics
ở Việt Nam, trong năm 2020 trên cả nước nhiều trung tâm logistics được khởi công xây dựng và vận hành Trong đó có những trung tâm được xây dựng
và phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt ở cấp quốc gia, vùng lãnh thổ hay địa phương
Đối với các DN logistics và chuỗi cung ứng
‐ Cần tập trung nhiều hơn vào các phân khúc tăng trưởng nhanh như vận tải đa phương thức, logistics trong thương mại điện tử, logistics chuỗi lạnh , đồng thời hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo các mục tiêu về “xanh hóa” theo các quy định, cam kết quốc
tế cũng như vì sự phát triển bền vững của chính mình
‐ Cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logis‐tics, trong điều kiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 các
DN cung cấp dịch vụ logistics đã nhận thức cần thiết phải chuyển đổi số nhằm thay đổi sự trì trệ, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số
‐ Cần đặt vấn đề cải thiện tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng và logistics như chi phí, chất lượng
và giao hàng đang được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh thương mại điện tử của nước ta phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới
‐ Cần nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị qua việc đẩy mạnh hợp tác với các đối tác trong
và ngoài nước./
Tài liệu tham khảo
Bộ Công Thương (2020) Báo cáo Logistics Việt Nam 2020: Cắt giảm chi phí Logistics
Ebru Beyza Bayarçelika, Fulya Taşelb và Sinan Apakc (2014) “A Research on Determining Innovation Factors for SMEs” Procedia ‐ Social and Behavioral Sciences 150 ( 2014 ) 202‐211
Nagurney, Anna (2006) Supply Chain Network Economics: Dynamics of Prices, Flows, and Profits Cheltenham, UK: Edward Elgar I
Thủ tướng Chính phủ (2017) Quyết định số 200/QĐ‐TTg ngày 14/2/2017 phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025
Trang 161 Đặt vấn đề
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước
đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm kiến
tạo môi trường, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số
trong cả 3 lĩnh vực: chính phủ số, kinh tế số và xã hội
số Theo đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của Cách
mạng công nghiệp (CMCN) và chuyển đổi số, ngày
27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số
52‐NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ
động tham gia cuộc CMCN 4.0 Nhằm cụ thể hóa các
chủ trương tại Nghị quyết này, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 50/NQ‐CP về Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
52‐NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương,
chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục
ban hành Quyết định số 749/QĐ‐TTg phê duyệt
chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030 Trong đó, chương trình
chuyển đổi số quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu
kép: vừa phát triển Chính phủ số, KTS, xã hội số; vừa
hình thành các DN công nghệ số Việt Nam lớn, tầm
cỡ toàn cầu Trong chuyển đổi số quốc gia, lĩnh vực
tài chính là một trong các lĩnh vực được Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ xác định là lĩnh vực ưu tiên
chuyển đổi số
Triển khai thực hiện các chủ trương này, ngày
9/3/2018, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban
hành Nghị quyết số 02‐NQ/BCSĐ về triển khai ứng
dụng công nghệ CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ‐
ngân sách Triển khai thực hiện Nghị quyết số
17/NQ‐CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một
số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính
phủ điện tử giai đoạn 2019‐2020, định hướng đến
năm 2025, ngày 21/5/2020 Bộ Tài chính đã ban
hành Quyết định số 844/QĐ‐BTC về kế hoạch hành
động của Bộ Tài chính triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019‐2020, định hướng đến năm 2025 Ngày 27/11/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1874/QĐ‐BTC về Kế hoạch hành động của
Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ‐TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Ngày 31/12/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Quyết định số 2366/QĐ‐BTC ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; đồng thời, tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại tại Việt Nam
2 Thực trạng chuyển đổi số trong ngành tài chính
Bộ Tài chính xác định, xây dựng tài chính điện tử hướng đến tài chính số là một trong những nhiệm
vụ then chốt nhằm xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số Trên tinh thần đó, Bộ Tài chính đã ban hành các chương trình, kế hoạch hành động triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số Bộ Tài chính đặt mục tiêu tới năm 2030, phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh Theo Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Hồng Đoàn, Nguyễn Cương (2021), công tác xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số ngành Tài chính
Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
Đảng, Nhà nước xác định chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược của đất nước trong giai đoạn 2021‐2030, trong đó, lĩnh vực tài chính là một trong các lĩnh vực được xác định là lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số Đến nay, Bộ Tài chính là một trong những bộ, ngành đi đầu, chủ động triển khai các nhiệm
vụ về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số hướng tới nền tài chính số, Chính phủ số Bài viết trao đổi
về thực trạng, thách thức, khó khăn trong chuyển đổi số của ngành Tài chính, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính trong thời gian tới
Trang 17tích hợp lên Cổng DVC Quốc gia là: 285/581 (đạt tỷ
lệ 51%) Một số DVCTT cấp 3, 4 tiêu biểu như: dịch
vụ khai thuế điện tử (99,9% DN sử dụng); Nộp thuế
điện tử (99,17% DN đăng ký sử dụng); thủ tục hải
quan điện tử (99,65% DN đăng ký tham gia)…
‐ Về ứng dụng chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều
hành, phục vụ công tác quản lý nội ngành: Ngành Tài
chính hoàn thành cung cấp dữ liệu 15 chỉ tiêu KT‐XH
theo Quyết định số 293/QĐ‐TTg ngày 24/2/2020
của Thủ tướng Chính phủ và 9/9 chỉ tiêu điều hành
hàng ngày theo Công văn số 4699/VPCP‐KSTT ngày
12/6/2020 của Văn phòng Chính phủ Hệ thống
thông tin báo cáo của Bộ Tài chính đã được kết nối
với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ Thống kê
đến tháng 5/2021, tổng số văn bản được lưu trữ,
quản lý trên chương trình quản lý văn bản và điều
hành trong ngành Tài chính, kết nối liên thông giữa
Bộ Tài chính với Văn phòng Chính phủ và các bộ,
ngành, địa phương khoảng 2.191.869 văn bản,
trung bình hàng năm số lượng văn bản được lưu
trữ, quản lý khoảng hơn 400.000 văn bản…
‐ Về dụng chuyển đổi số phục vụ công tác chuyên
môn, nghiệp vụ: Ngành Tài chính đã triển khai hơn
100 phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chuyên
môn, sẵn sàng cho việc truy cập và khai thác thông
tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo
các cấp, trong đó nổi bật là các hệ thống thông tin
lớn, cốt lõi như: Hệ thống thông tin quản lý ngân
sách và Kho bạc, Hệ thống quản lý thuế tập trung, Hệ
thống thông quan hàng hóa tự động, Hệ thống quản
lý hải quan thông minh, Hệ thống trao đổi dữ liệu số
ngành Tài chính Ngoài ra, Bộ Tài chính đã từng
bước hình thành hệ thống thông tin tài chính tích
hợp gồm: (i) Hệ thống tổng kế toán nhà nước; (ii)
Cổng thông tin một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế
một cửa ASEAN; Hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật
kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai
hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á – Âu;
(iii) Triển khai thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có
mã cơ quan thuế tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng
‐ Về xây dựng các nền tảng đóng vai trò thúc đẩy
tiến trình chuyển đổi số: CSDL quốc gia về tài chính
gồm CSDL danh mục điện tử dùng chung ngành Tài
chính và 11 CSDL chuyên ngành (gồm: Thuế, hải
quan, kho bạc, chứng khoán, dự trữ, giá, bảo hiểm,
nợ công, tài sản công; quản lý giám sát vốn nhà nước
tại DN; quản lý thu ‐ chi NSNN) Các CSDL đã đưa
vào sử dụng đáp ứng yêu cầu về quản lý, khai thác,
sử dụng phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp Bên cạnh đó,
từ năm 2009, ngành Tài chính đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ trong hệ thống CNTT (khoảng 90% số máy chủ chạy trên nền tảng
ảo hóa) Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu, xây dựng giải pháp kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt cho phép triển khai dịch
vụ điện toán đám mây riêng của ngành Tài chính giai đoạn 2021‐2025; Nghiên cứu, đề xuất mô hình tổng thể về quy hoạch hệ sinh thái CNTT hướng tới nền tài chính số…
3 Thách thức, rào cản
‐ Nhận thức, kiến thức của một bộ phận cán bộ tài chính về xu thế phát triển và ứng dụng của CMCN 4.0, công nghệ số nói chung và chuyển đổi số ngành Tài chính nói riêgn vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
‐ Nguồn lực tài chính đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ số vẫn còn hạn hẹp Trong thời gian qua, dù ngành Tài chính đã dành nguồn tài chính cho việc phát triển ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý, điều hành và vận hành, song
so với yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển như vũ bão của công nghệ số thì nguồn lực đó vẫn rất còn khiêm tốn Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nguồn lực quốc gia được ưu tiên tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID‐19 và các nhiệm vụ an sinh
xã hội khác nên nguồn kinh phí để ngành Tài chính thực hiện chuyển đổi số cũng gặp nhiều khó khăn
‐ Với xu hướng công nghệ hiện nay (điện toán đám mây, ứng dụng tập trung, mobile apps…) thì
mô hình tổ chức‐bộ máy CNTT hiện tại dường như còn “cồng kềnh”, chưa vận dụng được tối đa các nguồn lực đầu tư CNTT của ngành Tài chính
‐ Xu hướng chuyển dịch của các thực thể ngành Tài chính đang cung cấp dịch vụ từ môi trường thực lên môi trường số diễn ra mạnh mẽ và ngày càng tăng Từ đó, hình thành các loại hình giao tiếp mới thay cho hình thức giao tiếp truyền thống
‐ Thiếu về cả chất lượng lẫn chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực: Xu hướng một bộ phận cán bộ CNTT có trình độ cao chuyển dịch sang làm việc tại khối DN liên doanh và tư nhân, dẫn đến thiếu hụt đội ngũ cán bộ CNTT ngành Tài chính trong trung và dài hạn
4 Một số kiến nghị
Nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, thời gian tới, ngành Tài chính cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Một là, tạo sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, hành vi của đội ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành Tài chính về
Trang 18chuyển đổi số Cần nhận thức được rằng, chuyển đổi
số sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, ngành
Tài chính và cho mỗi vị trí công việc từ quản lý, điều
hành đến thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Việc
nhận thức đúng đắn, toàn diện về CMCN 4.0 và
chuyển đổi số là yếu tố then chốt của quá trình
chuyển đổi số ngành Tài chính
Hai là, thay đổi phương thức quản trị truyền
thống sang quản trị số, tiến tới quản trị thông minh
nền tài chính quốc gia Việc thay đổi phương thức
quản trị không chỉ đơn thuần là trang bị, ứng dụng
các công cụ CNTT tiên tiến để hỗ trợ quản trị mà
phải xét đến các yếu tố về văn hóa, ứng xử trên môi
trường số… cũng như các chính sách để quản trị tốt
nền tài chính quốc gia
Ba là, tái cấu trúc CNTT trong ngành Tài chính
Tái cấu trúc CNTT cần được thực hiện theo 2 khía
cạnh sau: (i) Tái cấu trúc về tổ chức – bộ máy các
đơn vị chuyên trách CNTT; (ii) Tái cấu trúc về hạ
tầng kết nối, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu
trong ngành Tài chính Mô hình triển khai ứng dụng
CNTT ở các giai đoạn trước (các ứng dụng chủ yếu
được triển khai theo mô hình phân tán), tổ chức –
bộ máy bộ phận chuyên trách CNTT ngành Tài chính
được bố trí từ cấp trung ương đến cấp địa phương
(cấp tỉnh) theo cơ cấu tổ chức‐bộ máy của ngành Tài
chính Tới đây, ngành Tài chính cần tiếp tục nghiên
cứu, tái cấu trúc lại tổ chức – bộ máy chuyên trách
CNTT ngành Tài chính phù hợp với xu hướng công
nghệ mới Bên cạnh đó, các vấn đề về kết nối, liên
thông, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin
trong Ngành cũng như phát triển CSDL dùng chung
toàn Ngành cũng cần được tính toán, tái cấu trúc lại
nhằm đảm bảo tính liên thông, thống nhất từ quy
trình nghiệp vụ, đến dữ liệu, ứng dụng và tiêu chuẩn
kỹ thuật – công nghệ
Bốn là, cần tiếp tục triển khai kiến trúc tổng thể
hướng tới Bộ Tài chính số, trong đó tập trung xây
dựng và triển khai chiến lược xây dựng Bộ Tài chính
số vào năm 2025 và hướng tới thiết lập hệ thống tài
chính số hóa hoàn toàn Tiếp tục nghiên cứu đưa các
công nghệ mới như ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào
quản lý người nộp thuế, thí điểm ứng dụng công
nghệ phân tích dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật
vào một số lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của
ngành Tài chính…
Năm là, yêu cầu về nguồn kinh phí để thực hiện
chuyển đổi số Hiện nay nguồn lực tài chính dành
cho chuyển đổi số vẫn còn hạn hẹp trong bối cảnh
ngân sách nhà nước phải thực hiện cho nhiều nhiệm
vụ chi khác Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cần phải
cân đối, nghiên cứu đề xuất các cấp có thẩm quyền
để dành nguồn lực hợp lý cho chuyển đổi số, tài
chính số bởi vì trong xu hướng chung hiện nay, sự
phát triển tất yếu của lĩnh vực tài chính – ngân sách
không thể tách rời khỏi công nghệ số
Sáu là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực mạnh của về chất và lượng Suy cho cùng, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất để có thể vận hành, quản lý để công nghệ số, chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành Tới đây, cần đẩy mạnhg nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng về CNTT của đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính nói chung và đội ngũ công chức, viên chức làm công tác CNTT nói riêng CMCN 4.0 đòi hỏi cần xây dựng được đội ngũ cán bộ ngành Tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn cao để làm chủ được công nghệ Bên cạnh đó, ngành Tài chính cần xây dựng cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ phù hợp Đặc biệt, cần tạo mọi điều kiện về nguồn lực cho các cơ sở đào tạo đại học thuộc ngành Tài chính như: Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh phát huy được thế mạnh trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành
5 Kết luận
Trong những năm qua, ngành Tài chính đã đi tiên phong trong cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và đi đầu trong cuộc cách mạng số trong các
cơ quan của Chính phủ Việt Nam Đặc biệt, lĩnh vực Thuế, Hải quan, Kho bạc, Bảo hiểm đang đi đầu trong xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động trong bối cảnh ngành Tài chính tích cực chuyển sang hoạt động trên nền tảng công nghệ số Những nỗ lực này của ngành Tài chính đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao Với mục tiêu đến năm 2030, Bộ Tài chính xây dựng xong hệ sinh thái tài chính số hiện đại với cơ chế kết nối, cơ chế chia sẻ thông minh, từ đó tạo ra những giá trị gia tăng để hướng tới một nền kinh tế số toàn diện, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
Tài liệu tham khảo
Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 52‐NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Chính phủ (2019), Nghị quyết số 50/NQ‐CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52‐NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 749/QĐ‐TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Bộ Tài chính (2020), Quyết định 1874/QĐ‐BTC ngày 27/11/2020 ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ‐TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030
Trang 19Asia - P
RESEARCH
1 Tổng quản về sự phát triển trí tuệ nhân
tạo (AI) trong tiếp thị thời đại số hóa
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tiếp thị hiện đang trở
nên quan trọng, do sở hữu sức mạnh tính toán ngày
càng tăng, chi phí tính toán được tối ưu hóa, dữ liệu
được lưu trữ sẵn trên hệ thống và sự nâng cấp tiên
tiến của các thuật toán và mô hình học máy tính
Hiện nay trí tuệ AI đã được phân hóa thành đa dạng
AI như sau:
(i) Trí tuệ AI cơ học; các hành vi của loại AI này
được dùng để tự động hóa các hoạt động tiếp thi
được lặp đi lặp lại cũng như tiêu chuẩn hóa hệ thống
nhằm giảm đi các thao tác dư dẫn đến hao phí ngân
sách trong triển khai chiến lược tiếp thị Lợi ích của
việc tiêu chuẩn hóa sẽ mang lại sự nhất quán trong
công việc Cụ thể hơn, trong tiếp thị, ứng dụng của
cơ chế AI cơ học đã được sử dụng rất nhiều kể đến
các rô bốt cộng tác phục vụ trong khâu đóng gói sản
xuất tại các cơ sở nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng;
máy bay không người lái phân phối hàng hóa tự
động được công ty Amazon sử dụng để giao hàng; rô
bốt dịch vụ tự động hóa trong các hệ thống tính tiền
tự động tại siêu thị; phân loại thuật toán cho cơ chế
hoạt động của máy dịch thuật tự động
(ii) Trí tuệ AI tư duy, loại AI này được dùng để xử
lí dữ liệu và giúp người triển khai chiến lược đưa ra
các quyết định mang tính cá nhân hóa theo mục đích
người sử dụng Bên cạnh đó, AI này rất giỏi trong
việc nhận dạng các mẫu và quy luật trong dữ liệu,
chẳng hạn như khai thác văn bản, nhận dạng giọng
nói và nhận dạng khuôn mặt Ngoài ra với khả năng
nâng cao tự bổ sung tiến hành chọn lọc và học hỏi, triển khai tư duy học sâu nghiên cứu (deep learn‐ing), AI tư duy còn tích hợp xử lý dữ liệu dựa theo
đa dạng thông tin yêu cầu Một ví dụ điển hình của trí tuệ AI tư duy đó là khả năng cá nhân hóa dựa theo sự lựa chọn của khách hàng trên nền tảng xem phim trực tuyến của công ty Netflix
(iii) Trí tuệ AI cảm nhận, với khả năng phân tích các tương tác và cảm xúc liên quan đến con người,
rõ ràng đây là công cụ tiềm năng để gợi mở suy nghĩ các điều hướng cho người sử dụng Một số công nghệ hiện tại bao gồm phân tích cảm xúc, đo lường mức độ hài long hay tâm trạng người sử dụng, công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói, các thiết lập chatbot để bắt giọng nói của con người Các minh chứng trong việc sử dụng AI cảm nhận đang hiện diện trực tiếp dưới hình thức trợ lý ảo trên thiết bị
di động như Siri từ hệ điều hành IOS của công ty Apple và Google assistant từ công ty Google
Với sự tổng quan nêu trên về đa trí thông minh nhân tạo nhưng trong thực tế, đôi khi một ứng dụng
có thể có nhiều chức năng của nhiều đa trí tuệ AI khác nhau Ví dụ như sau, ứng dụng Google API trong phân tích hành vi xem quảng cáo trong chiến lược tiếp thị được tích hợp khả năng nhận diện khuôn mặt người xem để xác định suy nghĩ người
đó khi thấy quảng cáo; ứng dụng đồng thời được tích hợp khả năng điều tra cảm xúc từ nét mặt được nhận diện Từ sự kết hợp này, các nhà tiếp thị dễ dàng xác định được phản ứng của đối tượng khách hàng đối với quảng cáo
Định hướng ứng dụng đa trí tuệ AI
vào chiến lược tiếp thị
Lại Vĩnh Phúc
Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
Thời gian qua, công nghệ trí thông minh nhân tạo AI đã, đang và vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển nhằm ứng dụng vào thực tiễn mang lại nhiều lợi ích trong việc tối ưu hóa cách triển khai và thực hiện chiến lược tiếp thị trong thời đại 4.0 Bài viết này sử dụng khung chiến lược 3 giai đoạn trong tiếp thị vào việc định hướng sử dụng đa trí tuệ AI ở: (i) giai đoạn nghiên cứu thị trường; (ii) giai đoạn lên kế hoạch chiến lược tiếp thị; và (iii) giai đoạn triển khai chiến lược tiếp thị Đồng thời, bài viết nghiên cứu sẽ đưa ra những minh họa cụ thể đang được áp dụng trong cho lộ trình triển khai đa trí tuệ AI trong tiếp thị một cách
có hệ thống và trình tự
Trang 202 Mô hình nghiên cứu khung chiến lược 3
giai đoạn trong ứng dụng đa trí tuệ minh
nhân tạo AI vào chiến lược tiếp thị thực tiễn
2.1 Giai đoạn nghiên cứu thị trường (thu
thập dữ liệu – phân tích thị trường – tìm hiểu
khách hàng):
‐ AI cơ học: tự động thu thập thông tin về thị
trường sản phẩm, nhu cầu thị trường, công ty đối
thủ cạnh tranh và khách hàng Trên nền tảng kỹ
thuật số, dữ liệu thị trường có thể dễ dàng theo dõi,
giám sát và quản lý Các tác vụ liên quan cảm biến,
theo dõi và thu thập dữ liệu là những tác vụ lặp đi
lặp lại thường xuyên có thể dễ dàng được tự động
hóa bằng AI cơ học Ví dụ: thông tin khách hàng, bao
gồm dữ liệu về người tiêu dùng, lịch sử mua hàng và
hoạt động thanh toán có thể được thu thập nếu
khách hàng có kết nối ứng dụng đến với thiết bị sử
dụng của họ
‐ AI tư duy: sử dụng để phân tích thị trường
thông qua xác định các đối thủ cạnh tranh trong một
thị trường được xác định rõ ràng và dùng dữ liệu đó
để phân tích về lợi thế cạnh tranh của công ty so với
đối thủ Từ những lợi thế cạnh tranh được phân tích,
công ty có thể dễ dàng trong việc dự đoán hướng
phát triển của thị trường và điều chỉnh chiến lược
tiếp thị phù hợp hơn trong thời gian sắp đến
‐ AI cảm nhận: sử dụng để tìm hiểu nhu cầu và
mong muốn của khách hàng hiện tại và các khách
hàng tiềm năng, trả lời câu hỏi về xác định đối tượng
khách hàng cho công ty chẳng hạn như họ là ai, họ
mong muốn điều gì và giải pháp hiện tại của họ là gì
Sự khác biệt chính giữa phân tích thị trường và thấu
hiểu khách hàng là phân tích sự cảm nhận thường
liên quan đến dữ liệu cảm xúc về tình cảm, cảm xúc,
sở thích và thái độ của khách hàng
Vì vậy, AI cảm nhận có thể thực hiện công việc
thấu hiểu khách hàng tốt hơn so với AI máy móc và
AI tư duy, do khả năng phân tích dữ liệu cảm xúc của
nó Đối với khách hàng tiềm năng và hiện tại, nhà
tiếp thị có thể sử dụng AI để hiểu hơn về sự hài lòng đối với một sản phẩm từ họ, xem công ty đã làm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh chưa Từ đó xây dựng
cơ sở dữ liệu với các giao dịch trong quá khứ và hiện tại để hiểu sâu hơn về nhu cầu khách hàng
2.2 Giai đoạn lên kế hoạch chiến lược tiếp thị (phân khúc thị trường – xác định đối tượng khách hàng – định vị thương hiệu):
‐ AI cơ học: đào sâu vào việc phân khúc thị trường, phát hiện những dấu hiệu của thị trường tiềm năng, từ đó tạo ra lợi thế linh động cho công ty sản xuất trong việc linh động tham gia nhiều cuộc đua thị trường khác nhau
‐ AI tư duy: đề xuất những đối tượng khách hàng tiềm năng dựa theo dữ liệu phân tích được lấy từ Big Data Với cơ chế tìm hiểu và phân tích chuyên sâu sau mỗi lần cập nhật dữ liệu, AI này sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn Từ đó đề xuất cho công ty những tập khách hàng có khả năng mua sản phẩm công ty nhiều hơn hay thậm chí thực hiện cụ thể hóa
đề xuất những đối tượng khách hàng tiềm năng đã
bị lược bỏ do những yếu tố khách quan trước đó
‐ AI cảm nhận: phân tích tương tác của khách hàng đối với từng quảng cáo hoặc chiến lược tiếp thị của công ty nhằm mục đích định vị thương hiệu hoặc chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường tuy nhiên cho đến hiện nay việc vận dụng trí tuệ AI cảm nhận vào việc định vị thương hiệu vẫn chỉ là lý tưởng tiềm năng, chưa có nghiên cứu hay thực tiễn ứng dụng được nhắc đến
So với AI cơ học và AI tư duy thì AI cảm nhận sẽ cần điều kiện là sự kết nối với suy nghĩ và cảm xúc của khách hàng hơn là sử dụng thông tin Một số chiến dịch tiếp thị thành công như “Just Do It” từ Nike hay “Be different” từ công ty Apple rõ ràng ít nhiều khẳng định được vị trí của những doanh nghiệp này trên thị trường mà họ tham nhưng đây đều là những chiến dịch có tính kết nối khách hàng
và chia sẻ cảm xúc cá nhân người dùng sản phẩm
Vì vậy, trong tương lai gần, việc ứng dụng AI cảm nhận sử dụng những dữ liệu từ các chiến dịch trên
để phân tích cho nền tảng chiến dịch mới giúp định
vị thương hiệu công ty là điều hoàn toàn khả thi
2.3 Giai đoạn triển khai chiến lược tiếp thị:
Ở giai đoạn này, phụ thuộc vào lợi ích mong muốn được truyền đến khách hàng, các nhà tiếp thị căn bản sẽ sử dụng AI cơ học cho việc tiêu chuẩn hóa, AI tư duy cho việc cá nhân hóa và AI cảm nhận cho việc quan hệ hóa đối với khách hàng Những trí tuệ AI lúc này có thể sẽ được áp dụng vận hành một cách đơn lẻ hoặc kết hợp nhằm mục đích cuối cùng
là hỗ trợ cho triển khai chiến lược tiếp thị kết hợp 4Ps bao gồm các chiến lược sau:
Trang 21Asia - P
RESEARCH
‐ Chiến lược phát triển sản phẩm: AI cơ học được
ứng dụng trong xây dựng thương hiệu theo chuẩn
tiêu chuẩn hóa sản phẩm Ví dụ như công ty sẽ quản
lý tiến trình thâm nhập và phát triển thị trường của
một sản phẩm mới ra mắt một cách tự động tránh
những phát sinh trong cạnh tranh
AI tư duy sẽ đóng góp cho chiến lược theo cách
cá nhân hóa sản phẩm dựa theo nhu cầu khách hàng
trong thị trường, từ đó thu thập những ý kiến giúp
xây dựng sản phẩm sau tốt hơn
Sau cùng là sự góp mặt của AI cảm nhận, quan hệ
hóa sản phẩm và khách hàng, đo lường mức độ hài
lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm thông
qua hệ thống chăm sóc khách hàng tự động
‐ Chiến lược định giá sản phẩm: liên quan đến thủ
tục thanh toán, định giá cũng như thương lượng giá
cả, do đó AI cảm nhận sẽ đóng vai trò chủ lực ở chiến
lược này Như đã giới thiệu ở trên AI cảm nhận sẽ
được dùng để phân tích những tương tác xảy ra trong
quá trình thương lượng định giá sản phẩm
Điều này vô hình chung phát triển mối quan hệ
của công ty không chỉ với khách hàng mà còn đối với
các khách hàng doanh nghiệp Định giá sản phẩm
thông qua AI cảm nhận giúp công ty điều phối mức
giá phù hợp hơn cho đối tượng khách hàng mà công
ty đã xác định và mức giá này hiển nhiên sẽ dễ dàng
tiếp cận hơn đối với khách hàng tiềm năng mới
‐ Chiến lược phân phối sản phẩm: liên quan đến
việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa; những công
việc mang tính lặp đi lặp lại thường xuyên Do đó, sự
kết hợp giữ AI cơ học trong việc tự động hóa quá
trình giao hàng và AI tư duy để thiết lập hệ thống
thu phí giao hàng phù hợp nhất sẽ là điều tối ưu cho
công ty
‐ Chiến lược quảng cáo sản phẩm: là cầu nối liên
kết thông tin và giá trị sử dụng sản phẩm của khách
hàng và côngsử dụng AI cơ học là lý tưởng để tự
động hóa các chức năng quảng cáo lặp đi lặp lại,
quản lý quy trình và dữ liệu chuyên sâu khác nhau
Cụ thể hơn sẽ bao gồm việc tự động lập kế hoạch, lên
lịch và điều hướng phương tiện quảng cáo; tự động
hóa việc thực hiện các chiến dịch trong tìm kiếm,
nghiên cứu từ khóa và đặt giá thầu; tự động hóa việc
xác định mục tiêu và tìm kiếm trên mạng xã hội
Ở chiến lược này AI tư duy đóng vai trò thiết yếu
trong việc gợi lên ý tưởng quảng cáo phù hợp với
đối tượng khách hàng, AI này sẽ tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho quảng cáo được tiếp cận đến khách
hàng thông qua việc gợi ý xây dựng nội dung quảng
cáo phù hợp và dễ dàng bắt đúng xu hướng của xã
hội Nội dung quảng cáo tất yếu sẽ được thiết lập ở
mức cá nhân hóa và tối ưu nhất cho đúng đối tượng
khách hàng
Sau cùng là AI cảm nhận hỗ trợ trong việc theo dõi phản ứng của khách hàng tại thời gian thực đối với các thông điệp quảng cáo (thích, không thích, không thích, hài hước, v.v.) và sau đó điều chỉnh nội dung cần phân phối và nội dung cần nhấn mạnh nhằm tang cảm nhận cảm xúc chính xác từ các thông điệp sản phẩm có thể thu hút khách hàng tốt hơn và mang lại trải nghiệm tương tác tốt hơn
3 Kết luận
Bài viết đã trình bày những khía cạnh đột phá Mtrong chiến lược tiếp thị với khả năng thay thế và cải thiện tư duy tiếp cận quảng cáo của khách hàng Một đặc điểm mang tính cách mạng nhất của đã trí tuệ AI là khả năng cá nhân hóa bằng cách phân tích
dữ liệu tự động nhằm tạo ra một bước nhảy vọt về khả năng tiếp thị nhằm vào các khách hàng cá nhân Trong tương lai gần, khi công nghệ AI nói chung
và nền tảng đa trí tuệ AI nói riêng đang phát triển nhanh chóng, nó đang dần thay thế và đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược tiếp thị Tuy nhiên, hiện trạng đôi khi vẫn còn nhiều bất cập trong việc thu thập dữ liệu để triển khai công nghệ (ví dụ: thu thập dữ liệu khách hàng một cách bừa bãi hoặc chấp nhận đề xuất AI một cách mù quáng) Điều này dẫn đến sự tiêu cực trong việc vận hành đa trí tuệ AI trong chiến lược tiếp thị
Do đó, thông qua bài viết, khung chiến lược này
sẽ giúp các nền tảng đa trí tuệ AI được các nhà tiếp thị tận dụng một cách có quy chuẩn và khuôn phép tối ưu nhất Đồng thời tìm cách khắc phục những thiếu sót hay lỗ hổng công nghệ phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược tiếp thị./
Tài liệu tham khảo
Huang, M H., & Rust, R T (2021) A strategic framework for artificial intelligence in marketing Journal of the Academy of Marketing Science, 49(1), 30‐50
Mirjalili, S., & Dong, J S (2020) Multi‐objective optimization using artificial intelligence techniques Springer
Trang 221 Đặt vấn đề
Trong các nguồn lực phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia, nguồn lực khoa học
và công nghệ là một trong những nguồn lực đóng vai
trò vô cùng quan trọng Một trong những đột phá
chiến lược của Đảng ta là về khoa học và công nghệ,
Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng
đã xá định rõ: “Phát triển mạnh mẽ khoa học công
nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt
phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh
tranh” “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương
khoa học và công nghệ là quốc sách hang đầu, là
động lực then chốt phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại, đổi mới mô hình tang trưởng, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế” Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn lực
khoa học và công nghệ chưa thực sự đóng góp được
nhiều vào quá trình phát triển và tăng trưởng kinh
tế ở nước ta hiện nay Vì thế, bài viết đề xuất những
giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển khoa học và
công nghệ đáp ứng yêu cầu mới là việc làm cần thiết
và có ý nghĩa thiết thực
2 Cơ sở lý thuyết
Khoa học có nguồn gốc từ sự đấu tranh của con
người với thế giới thiên nhiên, trước hết là trong
thực tiễn sản xuất ra của cải vật chất, tạo cho con
người làm chủ được cuộc sống của mình Khoa học
gắn với lịch sử phát triển của xã hội loài người Khoa
học là tập hợp những nhận thức, hiểu biết, tư duy và
khám phá hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự
vật, quy luật của tự nhiên và xã hội
Khoa học được phân chia thành hai nhóm:
‐ Khoa học tự nhiên, nghiên cứu các sự vật, hiện
tượng và quá trình tự nhiên, phát hiện các quy luật
tự nhiên, xác định các phương thức chinh phục và
cải tạo tự nhiên
‐ Khoa học xã hội nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận động, phát triển của xã hội, làm
cơ sở thúc đẩy tiến bộ xã hội và phát triển con người
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch
vụ mong muốn phục vụ cho đời sống xã hội
Có bốn yếu tố cấu thành nên công nghệ: kỹ thuật, con người, tổ chức và thông tin Trong đó, yếu tố kỹ thuật là phần “lõi” hay phần cứng của công nghệ Các yếu tố của công nghệ đều có vị trí, vai trò riêng, không thể thiếu của công nghệ
và phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ Sau gần 35 năm đổi mới, khoa học và công nghệ nước ta đã có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế ‐ xã hội, bảo vệ môi trường Khoa học và công nghệ gắn bó với sản xuất
và đời sống, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của tất cả các ngành, lĩnh vực Khoa học và công nghệ đã thể hiện rõ vai trò là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước Giai đoạn 2015 ‐ 2020, năng suất lao động được nâng lên thể hiện qua chỉ số năng suất các yếu
tố tổng hợp TFP (tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 ‐
Giải pháp nguồn lực khoa học và công nghệ
trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Lê Lan Anh
Trường Đại học Y dược Thái Bình
Nhận thức được vai trò to lớn của nguồn lực khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế, những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến việc khai thác và sử dụng nguồn lực này Vì thế, nghiên cứu thực trạng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu mới là việc làm cần thiết và
có ý nghĩa thiết thực
Trang 23Asia - P
RESEARCH
2015 lên 44,46% giai đoạn 2016 ‐ 2019), tỉ trọng giá
trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá
trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50% năm 2020
Thị trường công nghệ được thúc đẩy phát triển,
cả nước có 15 sàn giao dịch công nghệ, 50 vườn
ươm công nghệ, 186 tổ chức đại diện sở hữu công
nghiệp và mạng lưới các trung tâm ứng dụng và
chuyển giao tiến bộ KH&CN trên toàn quốc Những
đóng góp của khoa học và công nghệ còn thể hiện
qua chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục
tăng Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam (GII) năm
2020 xếp thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ ‐ dẫn
đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng
thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia
Bên cạnh đó, cơ chế quản lý khoa học và công
nghệ từng bước đổi mới phù hợp với thực tiễn
Trình độ nhận thức và ứng dụng khoa học và công
nghệ của toàn xã hội ngày càng được nâng cao Đầu
tư cho khoa học và công nghệ vài năm trở lại đây đã
chiếm 2% tổng chi ngân sách Bên cạnh đó, Nhà
nước cũng thực hiện xúc tiến quan hệ hợp tác về
khoa học với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ
chức quốc tế, trở thành thành viên của Hiệp ước
hợp tác về sáng chế, mở ra quan hệ về hợp tác,
chuyển giao khoa học và công nghệ với 138 quốc gia
thành viên của tổ chức này
Kết cấu hạ tầng cho phát triển khoa học và công
nghệ ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn Đã hình
thành được các trung tâm công nghệ cao, nhiều
phòng thí nghiệm máy móc, thiết bị hiện đại ngang
tầm một số nước trong khu vực và quốc tế Cơ chế
quản lý khoa học công nghệ đổi mới phù hợp với
thực tiễn phát triển kinh tế thị trường Nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ không ngừng được nâng
lên cả về số lượng lẫn chất lượng Hiện cả nước có
167.746 người tham gia hoạt động nghiên cứu và
phát triển Trong đó, lượng người tham gia hoạt
động nghiên cứu và phát triển trong khu vực nhà
nước là 141.084 người (chiếm 84,1%), khu vực
ngoài nhà nước: 23.183 người (13,8%), khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài: 3.479 người (2,1%) Đặc
biệt, số lượng có trình độ tiến sỹ: 14.376 người, thạc
sỹ: 51.128 người, đại học: 60.719 người
Những thành tựu khoa học, công nghệ còn tạo cơ
sở vững chắc để chúng ta khai thác và sử dụng có
hiệu quả hơn nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên,
góp phần giúp sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế đi theo
hướng ngày càng hiện đại hóa
3.2 Hạn chế
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng việc
đầu tư phát triển và sử dụng nguồn lực khoa học và
công nghệ cho phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay
cũng tồn tại nhiều hạn chế, bất cập Cụ thể:
Thứ nhất, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
tuy có tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng nhìn
chung chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế Thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi, đầu đàn đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế cận có trình độ cao Công tác đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nghiên cứu khoa học nhất là đội ngũ chuyên gia còn nhiều điểm hạn chế… Thứ hai, phát triển khoa học và công nghệ chưa gắn kết với yêu cầu của thực tiễn Chưa tạo động lực
và cơ chế phù hợp để gắn kết khoa học và công nghệ với sản xuất và đời sống Thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp Nhiều đề tài nghiên cứu hiện nay chưa xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn do đó chưa
có tính ứng dụng cao
Thứ ba, việc định hướng, tập trung tiềm lực nghiên cứu, giải quyết những vấn đề lớn về khoa học
và công nghệ ứng dụng vào các ngành và các lĩnh vực kinh tế còn dàn trải chưa đạt được kết quả như mong đợi Chưa có biện pháp hiệu quả trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào khắc phục những hậu quả của quá trình sản xuất dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời sống của nhân dân và tính bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế
Thứ tư, quá trình chuyển giao công nghệ trong nước còn hẹp, chưa đa dạng Việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước còn ít, quy
mô nhỏ, nội dung chuyển giao công nghệ thường không đầy đủ và hình thức chuyển giao còn đơn giản Quá trình chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam còn thấp nhất là đối với những công nghệ hiện đại Tỉ lệ “hạn chế” các kết quả nghiên cứu đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ còn ít, chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Thứ năm, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ tuy có đổi mới nhưng còn chậm và chưa căn bản, do
đó chưa thực sự phù hợp với cơ chế thị trường Chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ chưa phát huy tác dụng để trở thành động lực phát triển kinh tế
Hiện tại, nền sản xuất trong nước chủ yếu vẫn theo chiều rộng phụ thuộc nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hơn là ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế
4 Giải pháp thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Muốn khắc phục những hạn chế trong việc đầu
tư, phát triển và sử dụng nguồn lực khoa học và
Trang 24công nghệ như đã nói trên đồng thời tiếp tục tăng
cường nguồn lực này phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế nhanh và bền vững ở nước ta hiện nay,
chúng ta cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ
bản sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện và thúc đẩy thị trường
khoa học và công nghệ phát triển Cụ thể: phát triển
các yếu tố thể chế thị trường khoa học và công nghệ;
hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật liên quan
đến hoạt động của thị trường khoa học – công nghệ;
phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ…
Hai là, đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho phát
triển khoa học và công nghệ Vốn là nguồn lực quan
trọng để phát triển khoa học và công nghệ Để có
vốn cho phát triển khoa học và công nghệ cần huy
động từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước, từ các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và
nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài Triển khai thành
lập các quỹ phát triển khoa học và công nghệ của
quốc gia, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các
tổ chức và cá nhân; tăng tỷ lệ chi từ ngân sách nhà
nước cho phát triển khoa học và công nghệ
Ba là, phát triển nguồn nhân lực khoa học và
công nghệ Phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ
khoa học và công nghệ có trình độ cao, ngang tầm
các nước có trình độ phát triển khá trong khu vực,
tâm huyết, trung thực, tận tụy; có bản lĩnh chính trị
vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù
hợp với Chiến lược phát triển kinh tế ‐ xã hội, bảo
đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế
hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới Xây
dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ khoa học
và công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, nhất là
các cán bộ đầu đàn thuộc các lĩnh vực, ngành kinh tế
trọng điểm và các ngành công nghệ cao; Có chính
sách tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ thích đáng đối
với cán bộ khoa học, công nghệ, khuyến khích tự do
sáng tạo khoa học…
Bốn là, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý khoa học
và công nghệ theo hướng: Phân định rõ chức năng
nhiệm vụ, phân cấp quản lý trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ; Sắp xếp và đổi mới tổ chức các viện
nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển các
loạt hình tư vấn khoa học và công nghệ; Xây dựng cơ
chế liên kết các doanh nghiệp với các Trường đại
học và viện nghiên cứu; Đổi mới cơ chế kế hoạch, tài
chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công
nghệ phù hợp với cơ chế thị trường
Năm là, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về khoa
học và công nghệ Để mở rộng hợp tác quốc tế về
khoa học ‐ công nghệ cần đa phương hóa phương
thức hợp tác, coi trọng hợp tác nghiên cứu cơ bản và
phát triển công nghệ cao; khuyến khích và tạo điều
kiện cho các tổ chức khoa học và công nghệ nước
ngoài lập cơ sở nghiên cứu, mở các trường dạy
nghề, trường đại học chất lượng cao ở Việt Nam; tạo
điều kiện cho cán bộ khoa học Việt Nam tham gia các hội nghị khoa học quốc tế, trao đổi nghiên cứu, giảng dạy ở nước ngoài; thu hút chuyên gia việt kiều
và nước ngoài vào nghiên cứu, giảng dạy ở nước ta
5 Kết luận
Có thể nói, ngày nay khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia Quốc gia nào có chiến lược thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển cũng như ứng dụng, chuyển giao tốt những thành tựu phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất sẽ nhanh chóng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục cũng như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong dài hạn
Do đó, thúc đẩy phát triển khoa học ‐ công nghệ là yêu cầu cấp thiết đối với mọi quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam nếu muốn thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Bên cạnh những thành tựu đạt được, những hạn chế trong việc đầu tư, phát triển và sử dụng nguồn lực khoa học và công nghệ ở nước ta trong thời gian vừa qua đã tạo ra lực cản lớn trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cho người dân Thực tế đó đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đề xuất và thực hiện những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia, khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực khoa học và công nghệ vào quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay./
Tài liệu tham khảo
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII
Mai Hà, Ánh Tuyết, Khoa học và công nghệ đã góp phần phát triển trong kinh tế ‐ xã hội, theo http://truyenthongkhoahoc.vn/vn/Khoa‐hoc‐va‐cong‐nghe‐da‐gop‐phan‐trong‐phat‐trien‐kinh‐te‐xa‐hoi‐c1026/Khoa‐hoc‐va‐cong‐nghe‐da‐gop‐phan‐trong‐phat‐trien‐kinh‐te‐xa‐hoi‐n9065, Thu Hà, Thực trạng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, theo https://baomoi.com/thuc‐trang‐chuyen‐giao‐cong‐nghe‐tai‐viet‐nam/c/23084069.epi, Phạm Trung Hải, Thực trạng và giải pháp chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, theo http://tapchitaich‐inh.vn/nghien‐cuu‐trao‐doi/thuc‐trang‐va‐giai‐
p h a p ‐ c h u y e n ‐ g i a o ‐ c o n g ‐ n g h e ‐ o ‐ v i e t ‐ n a m ‐114233.html,
Vũ Tuấn Hùng, Vai trò của đầu tư phát triển khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế, theo http://tapchitaichinh.vn,
Trang 25Theo Luật Di sản văn hoá (2013), di sản văn hoá
phi vật thể là những “sản phẩm tinh thần gắn với
cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn
hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được
tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và
các hình thức khác” Và, với đồng bào Tây Nguyên,
đó là những trang sử thi vừa hào hùng vừa bi tráng
gắn liền với không gian diễn xướng của cả cộng
đồng (như: Hơ mon của người Ba Na, khan của
người Ê Đê …) hay hệ thống lễ hội dân gian đặc sắc
gắn với chu trình canh tác nương rẫy và với vòng
đời người Đó cũng có thể là luật tục, lời nói vần, nơi
tập hợp tất cả vốn tri thức dân gian trong ứng xử với
tự nhiên và với con người; là kiến trúc, ẩm thực
cũng như trang phục với những đường nét hoa văn
độc đáo… Những tinh hoa ấy được tích luỹ từ ngàn
đời làm nên nét riêng, độc đáo cho mảng màu văn
hoá Tây Nguyên
Việc tăng cường bảo tồn, phát huy di sản văn hoá
phi vật thể của các dân tộc thiểu số nơi đây đang đặt
ra cấp bách hơn bao giờ hết Bởi nó là phần quan
trọng của sắc thái tộc người và gắn với vấn đề phát
triển bền vững cho thế hệ mai sau Đúng như Công
ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (2003) của
UNESCO cũng đã nhấn mạnh: “tầm quan trọng của
di sản văn hóa phi vật thể như là động lực chính của
đa dạng văn hóa và là một đảm bảo cho sự phát triển
bền vững” Nhận thức được điều đó, những năm gần
đây công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hoá phi vật thể của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên
đã được các cấp, ngành chức năng hết sức chú trọng Nhiều địa phương đã ưu tiên đầu tư kinh phí phục dựng các lễ hội truyền thống (Lễ cúng bến nước của người Ê Đê ở Đăk Lăk, lễ nước giọt của người Gia Rai
ở Gia Lai…); sưu tầm, biên soạn và phổ biến nhiều luật tục của các tộc người; hình thành và phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, nghe đan lát…)… Những bước đi đúng đắn
đó đã và đang mang lại dấu hiệu tích cực cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên Tuy nhiên, công tác này sẽ đạt hiệu quả hơn nữa nếu có
sự tăng cường phối kết hợp giữa nhà quản lý (chính quyền địa phương) với nhà khoa học và cả cộng đồng Trong đó, vai trò của cộng đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng
2 Vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể
Cộng đồng được biết đến là tập hợp những người cùng sinh sống và gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội Những yếu tố ràng buộc và liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng được các nhà khoa học nhấn mạnh không chỉ là môi trường sinh thái – nhân văn nơi cộng đồng cư trú lâu dài, mà còn là vấn
đề về lợi ích và những mối quan tâm chung Tầm quan trọng của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể trước hết là bởi cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, là chủ sở hữu những
di sản văn hoá đó Trãi qua quá trình tộc người lâu dài trong lịch sử, nét đẹp văn hoá truyền thống được cộng đồng hình thành, hun đắp và lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Do vậy, hơn
ai hết cộng đồng là người tâm huyết nhất và vai trò
Phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản
văn hóa phi vật thể ở Tây Nguyên hiện nay
Bùi Thị Vân Anh
Khoa Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị khu vực III
Những năm gần đây, vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở vùng đất đa văn hoá, đa tộc người như Tây Nguyên đang thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học và cả cộng đồng Trong
đó, cộng đồng với tư cách là người sáng tạo, chủ sở hữu và cũng là người trực tiếp thực hành, trình diễn, truyền dạy cho thế hệ sau, có vai trò vô cùng quan trọng trong Bài viết tập trung làm rõ vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở Tây nguyên và đề xuất số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công tác này ở Tây Nguyên thời gian tới
Trang 26quyết định nhất đối với việc bảo tồn, phát huy di sản
văn hoá của chính mình Nhất là đối với di sản văn
hóa phi vật thể nói, sự tồn tại, lưu giữ phụ thuộc rất
nhiều vào nhận thức và hành vi của các chủ thể sáng
tạo là cộng đồng Nếu không có sự đồng hành của
cộng đồng thì chắc chắn công tác bảo tồn không thể
đạt hiệu quả Hay nói cách khác, một di sản văn hoá
phi vật thể chỉ được sản sinh và nuôi dưỡng trong
chính đời sống sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng
nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn
hoá của bà con, nên nó dễ bị mai một, thậm chí biến
mất nếu không còn được sự quan tâm của cộng
đồng Và, đây cũng là nổi niềm mà nhiều nghệ nhân
luống tuổi ở Tây Nguyên hiện nay còn đang trăn trở
Cũng chính vì là chủ thể sáng tạo nên sẽ không ai
hiểu về vốn văn hoá của mình bằng chính cộng đồng
Do vậy, công tác khảo sát, nhận diện, phân loại, đánh
giá thực trạng các di di sản văn hoá, dẫu có sự tham
gia của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu nhưng khó
có thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự góp sức của
cộng đồng Đồng bào, với tri thức sâu sắc về di sản
văn hoá phi vật thể của chính mình sẽ cung cấp cho
các nhà nghiên cứu, nhà quản lý những tư liệu cực
kỳ quý báu để trên cơ sở đó có thể lựa chọn hướng
đi, cách thức cho phù hợp cho công tác bảo tồn
Không những thế, cộng đồng là người trực tiếp thực
hành, trình diễn, truyền dạy… và khi đó họ là lực
lượng chính yếu trong quá trình bảo tồn di sản
Đúng như Công ước 2003 của UNESCO đã khẳng
định: “Không có văn hoá nếu không có người dân và
cộng đồng” Hơn nữa, cộng đồng cũng là người
hưởng thụ các di sản văn hoá đó nên sẽ là người tâm
huyết nhất với quá trình bảo tồn, phát huy di sản
Có thể nói việc bảo tồn và phát huy di sản văn
hoá phi vật thể ở Tây Nguyên thời gian qua có
những đóng góp rất lớn từ phía cộng đồng Đồng
bào luôn trân trọng những cơ hội được thực hành,
quản bá di sản của mình thông qua các lễ hội, các sự
kiện văn hóa nghệ thuật tại địa phương và khu vực
Cả cộng đồng, nhất là các già làng, trưởng buôn,
người có uy tín, nghệ nhân… luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm trong việc giữ gìn và truyền đạt cho thế
hệ sau về bản sắc văn hóa của tộc người mình Tuy
nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp cộng đồng chưa
thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc bảo
tồn, phát huy các di sản của cha ông để lại Chẳng
hạn, công tác sưu tầm, biên soạn chưa thực sự lắng
nghe ý kiến của người trong cuộc là cộng đồng dẫn
đến tình trạng sai lệch, biến dạng Nhiều địa phương
đầu tư rất nhiều kinh phí cho công tác này nhưng lại
đặt cộng đồng vào vị trí khách mời trong khi chính
họ là những chuyên gia về nền văn hoá của dân tộc
mình… Chính vì thế, vai trò của cộng đồng trong việc
bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở Tây
Nguyên cần được phát huy hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới
3 Một số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của cộng đồng trong bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể ở Tây Nguyên
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cả người dân
và cán bộ trong hệ thống chính trị ở Tây Nguyên về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể
Trước hết, quán triệt chặt chẽ quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể đối với cán bộ trong hệ thống chính trị tại chỗ, nhất
là cán bộ làm công tác văn hoá cấp cơ sở, tăng cường các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp cho đội ngũ này Cạnh đó, nhận thức đúng và phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng, có như vậy mới triển khai hiệu quả các chính sách bảo tồn, phát huy các di sản vào trên thực tế Cần ý thức được rằng, chỉ có dựa vào sức mạnh của cộng đồng thì mới có thể bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa một cách có hiệu quả nhất
Đồng thời, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hoặc có thể lồng ghép vào nội dung giảng dạy ở nhà trường, làm rõ hơn nữa giá trị của những di sản văn hoá đồng bào đang sở hữu để giúp
bà con, nhất là lớp trẻ có thể hiểu và cảm thấy tự hào, từ đó hình thành thái độ trân trọng và ý thức tự bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa phi vật thể của tộc người mình
Đi đôi với đó là nâng cao mặt bằng dân trí, đồng thời chú trọng đến năng lực thực hành, quản lý di sản cho cộng đồng thông qua các hình thức tập huấn, bồi dưỡng cho lớp trẻ với sự tham gia của các nghệ nhân trong buôn làng Trong đó, chú trọng phổ biến Luật Di sản, tránh một số trường hợp họp lý nhưng chưa hớp pháp, vì việc thực hành và quản lý
di sản hiện nay phải tuân theo các quy định pháp luật về di sản cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia chứ không đơn thuần như cách mà cha ông đã làm trong truyền thống
Ngoài ra, ưu tiên tập trung đào tạo những nhà nghiên cứu là con em của đồng bào, vì chỉ có họ mới được đồng bào tin cậy và như thế họ sẽ theo dõi, tìm hiểu, cũng như cùng cộng đồng mình đưa ra các giải pháp để bảo vệ các di sản Bởi chỉ có bản thân cộng đồng mới biết được mình phải làm gì, mình thay đổi như thế nào, đâu là cách thức tối ưu cho vấn đề này Thứ hai, thực hiện các chính sách ưu tiên, đãi ngộ các nghệ nhân và đội ngũ trực tiếp tham gia thực hành di sản, động viên bà con tiếp tục gắn bó với di
Trang 27Asia - P
RESEARCH
sản, vì đặc thù của di sản văn hóa phi vật thể là chỉ
có thể tồn tại khi được cộng đồng thực hành Tạo
môi trường thuận lợi cho các nghệ nhân sáng tạo,
truyền dạy cho thế hệ trẻ các di sản văn hoá được
tích lũy trong cuộc sống Chú ý biểu dương, khen
thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tổ chức tham
gia tích cực, có hiệu quả trong việc bảo tồn, phát huy
các di sản
Đồng thời, thường xuyên tạo điều kiện cho nghệ
nhân tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao khả năng tổ chức, truyền dạy, quảng bá di sản
văn hóa phi vật thể để người dân thực sự tham gia
vào công tác bảo tồn, phát huy di sản, tránh tình
trạng chính quyền lại đang làm thay và biến cộng
đồng thành khách mời
Thứ ba, tăng cường kinh phí cho đầu tư cơ sở hạ
tầng nơi có các di sản để tạo điều kiện thuận lợi cho
sự tiếp cận của khách du lịch, khách tham quan
Hướng dẫn viên có thể sử dụng chính con em là
người đồng bào Như thế, các địa phương có thể kết
hợp cả kinh tế, văn hoá và du lịch, vừa bảo tồn các di
sản văn hoá vừa tạo thêm thu nhập cho người dân
Lúc này, việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá
xuất phát từ cộng đồng và quay về phục vụ lợi ích
của chính cộng đồng Đồng thời, có cách thức hợp lý
để bảo vệ không gian văn hóa buôn làng, vì nhiều di
sản văn hóa phi vật thể cần có không gian thực hành,
nhất là loại hình nghệ thuật trình diễn
Thứ tư, một điều chắc rằng, việc giữ gìn và phát
huy những di sản văn hoá phi vật thể phải thuộc về
chính cộng đồng Đây mới là vấn đề có ý nghĩa quyết
định, bởi họ mới chính là những chuyên viên thực
sự của nền văn hoá của chính mình Do vậy, cộng
đồng phải tham gia vào tất cả các khâu trong công
tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá phi vật thể
Khi hoạch định, ban hành chính sách, đề án hoặc
xây dựng các kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cần
lắng nghe ý kiến từ phía cộng đồng, có thể thông qua
các nghệ nhân và những cá nhân có uy tín Được
tham gia ngay từ ban đầu như vậy, bà con cảm thấy
mình được tôn trọng và ý thức về trách nhiệm của
mình trong suốt quá trình triển khai thực hiện
Cạnh đó, phát huy hiệu quả quy chế dân chủ cơ
sở bằng cách tiếp thu ý kiến phản hồi, đánh giá kết
quả thực hiện các chương trình, chính sách từ phía
người dân để rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn
chế, bổ sung, hoàn thiện các chương trình, đề án…
nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả hơn nữa các di
sản
Đồng thời, gắn việc bảo tồn, phát huy di sản với
lợi ích của cộng đồng Hay nói cách khác, việc bảo
tồn, phát huy di sản phải quay về phục vụ lợi ích tinh
thần và vật chất của chính đồng bào Vì chỉ khi nào dựa vào sức mạnh cộng đồng trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận và cùng có lợi, thì khi đó công tác bảo vệ
và phát huy di sản văn hóa phi vật thể mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn
Thứ năm, trong cộng đồng các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên hôm nay cần tiếp tục phát huy vai trò của thiết chế gia đình, dòng họ vì đó là nơi vốn lưu giữ những nét văn hoá truyền tộc người độc đáo và
từ cũng đây, hình thức trao truyền kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác liên tục được diễn ra Người lớn tuổi trong nhà phải tích cực chỉ dạy cho con cháu về những truyền thống quý báu của tộc người mình nhằm hình thành lề thói, ý thức từ nhỏ cho thế hệ trẻ về giữ gìn, phát huy di sản văn hoá ấy,
để chúng luôn được hoà vào chính cuộc sống của chủ nhân mình
4 Kết luận
Có thể nói, với tư cách là chủ thể sáng tạo, chủ sở hữu và là người trực tiếp thực hành, trình diễn, trao truyền đảm bảo sự kế tục về sau, cộng đồng có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá nói chung, đặc biệt là đối với di sản văn hoá phi vật thể Do vậy, cần phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của cộng đồng trong công tác này, không chỉ ở Tây Nguyên
mà còn ở các địa phương khác trên cả nước Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể phải luôn dựa vào cộng đồng và vì cộng đồng./
Tài liệu tham khảo
Công ước về bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (2003) của UNESCO, Trang điện tử Cục Di sản văn hoá (dsvh.gov.vn)
Luật Di sản văn hoá (2013), Nxb Dân trí
Đỗ Hồng Kỳ (2012), Một số di sản văn hóa tiêu biểu của cư dân bản địa Tây Nguyên, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 340, Hà Nội
Lê Hồng Lý (2019), Văn hoá các tộc người thiểu
số tại chỗ ở Tây Nguyên: Truyền thống, biến đổi và các vấn đề đặt ra, Nxb Khoa học xã hội
Nguyễn Hồng Sơn (1994), Gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa Tây nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Trang 281 Giới thiệu
Trong một thời gian tương đối ngắn, kế toán khu
vực công đã có sự phát triển một cách nhanh chóng
Sự phát triển của kế toán khu vực công ngày nay
tăng cường yêu cầu về trách nhiệm giải trình và
minh bạch cho các tổ chức công, cả trung ương và
địa phương Trách nhiệm giải trình có thể được hiểu
là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc những người được
giao quản lý các nguồn lực công có thể trả lời các
vấn đề liên quan đến trách nhiệm giải trình
Theo Mahmudi (2010), trách nhiệm giải trình
được chia thành nhiều nội dung, bao gồm cả trách
nhiệm pháp lý và tính trung thực, trách nhiệm giải
trình của người quản lý, chương trình trách nhiệm
giải trình, chính sách trách nhiệm giải trình, và tài
chính trách nhiệm giải trình Đối với trách nhiệm
giải trình tài chính, chính quyền địa phương chịu
trách nhiệm về xuất bản báo cáo tài chính cho các
bên liên quan Hiệp hội Chuẩn mực kế toán (1999)
trong Tuyên bố khái niệm số 1 về Mục tiêu Báo cáo
tài chính cho rằng trách nhiệm giải trình là cơ sở của
báo cáo tài chính trong chính phủ dựa trên quyền
của cộng đồng được biết và nhận được lời giải thích
cho thu thập tài nguyên và sử dụng chúng
Các báo cáo tài chính đã được lập sẽ được công
bố để hỗ trợ việc đưa ra quyết định cho người sử
dụng nó Do đó, thông tin trong Báo cáo tài chính
của chính quyền địa phương phải hữu ích và phù
hợp với nhu cầu của người sử dụng Thông tin sẽ
hữu ích nếu thông tin có thể hỗ trợ việc ra quyết
định và người dùng có thể hiểu được
2 Lược sử nghiên cứu
Qua các nghiên cứu nước ngoài, chúng ta biết
rằng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của báo
cáo tài chính mà các tác giả trước đây đưa ra, đó là:
Nugraheni và Subaweh (2008) trong nghiên cứu của mình đã kết luận ảnh hưởng của việc áp dụng các Chuẩn mực kế toán chính phủ (SAP), các nhà quản lý hỗ trợ đơn vị kế toán ngân sách đầy đủ dựa trên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng sẵn có để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của Tổng thanh tra
Bộ Quốc phòng
Mustafa và cộng sự (2010) trong nghiên cứu của mình đã kết luận rằng năng lực của nguồn nhân lực (HR) không ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, nhưng việc kiểm soát nội bộ và việc sử dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính Độ tin cậy của báo cáo tài chính không ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, còn năng lực và việc sử dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính Năng lực nhân sự ảnh hưởng đến độ tin cậy, đó là do đặc điểm của nguồn nhân lực ở Kendarit có trình độ văn hóa còn tương đối thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán Độ tin cậy của báo cáo tài chính không ảnh hưởng đến tính kịp thời có thể do nỗ lực đáp ứng các tiêu chí về trình bày báo cáo tài chính đáng tin cậy, nhiều nỗ lực cả trọng yếu
và phi trọng yếu, dẫn đến thời gian cần thiết để chuẩn bị một hệ thống báo cáo tài chính đáng tin cậy
sẽ lâu hơn
Arfianti (2011) trong nghiên cứu của mình đã kết luận rằng hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động tích cực đáng kể đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của chính quyền địa phương, trong khi chất lượng nguồn nhân lực, việc sử dụng công nghệ thông tin và giám sát tài chính của khu vực không có tác dụng Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng công nghệ thông tin có tác động tích cực đáng
kể đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của chính quyền địa phương, trong khi lĩnh vực kiểm soát tài chính không có tác dụng
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của báo cáo tài chính khu vực công tại Đà Lạt
Lê Vũ Phương Thảo Nguyễn Hoàng Nhật Hoa
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tài chính khu vực công taị Đà Lạt Báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc khu vực công cần đáp ứng các đặc điểm định tính Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của Báo cáo tài chính ở các đơn
vị thuộc khu vực công tại Đà Lạt là Áp dụng chuẩn mực kế toán công, Chất lượng nguồn nhân lực, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Sử dụng công nghệ thông tin và Sự quan tâm của nhà quản lý
Trang 29Asia - P
RESEARCH
Harun (2012) đã có nghiên cứu về sự thay đổi hệ
thống báo cáo kế toán và năng lực thể chế: Trường
hợp của Chính phủ ở Indonesia Nghiên cứu đã xem
xét sự thay đổi hệ thống báo cáo của chính quyền
cấp tỉnh (PGUS) ở Indonesia và kiểm tra năng lực
thể chế của chính quyền trong việc áp dụng một hệ
thống kế toán mới Nghiên cứu tập trung vào bốn
vấn đề: (1) Bản chất của sự thay đổi hệ thống báo
cáo; (2) Sự đáp ứng của nguồn nhân lực có tay nghề
trong việc áp dụng hệ thống kế toán mới; (3) Sự
hiểu biết của các quan chức cấp cao về các khía cạnh
kỹ thuật và quản lý để áp dụng hệ thống kế toán
mới; (4) Các vấn đề tiềm ẩn phát sinh khi triển khai
hệ thống kế toán mới Kết quả nghiên cứu cho thấy,
việc áp dụng hệ thống báo cáo mới nhằm mong
muốn cải thiện hiệu quả hoạt động của các tổ chức
chính phủ trong nước Vai trò của kế toán như một
công cụ chính trị để kiểm soát con người, tăng hiệu
quả và cải thiện năng suất làm việc Nghiên cứu cũng
cho thấy việc sử dụng phương pháp hỗn hợp hữu
ích để nắm bắt đầy đủ và hiệu quả quá trình thay đổi
kế toán trong một môi trường cụ thể
Sukmaningrum (2012) trong nghiên cứu của
mình đã kết luận rằng hệ thống kiểm soát nội bộ có
tác động tích cực đáng kể đến chất lượng thông tin
báo cáo tài chính của chính quyền địa phương, trong
khi năng lực nguồn nhân lực không có tác dụng
Năng lực của nguồn nhân lực không đáng kể do bản
thân nguồn nhân lực còn thiếu cả về chất lượng và
số lượng Các yếu tố bên ngoài không thể được sử
dụng như mối quan hệ giữa năng lực nguồn lực và
hệ thống kiểm soát nội bộ về chất lượng của thông
tin báo cáo tài chính Các yếu tố bên ngoài đóng vai
trò là biến độc lập và không ảnh hưởng đến chất
lượng của thông tin báo cáo tài chính, điều này là do
động lực thay đổi trong khu vực chính phủ không có
khả năng sẵn sàng về nguồn nhân lực và không chủ
động trước áp lực của công chúng
3 Mục tiêu của Báo cáo tài chính khu vực
công
3.1 Báo cáo tài chính của Chính phủ
Các báo cáo tài chính là báo cáo có cấu trúc mô tả
tình hình tài chính của một đơn vị được sử dụng để
ra quyết định và đánh giá kết quả hoạt động Mục
đích của báo cáo tài chính chung của chính phủ theo
Mardiasmo (2009) là cung cấp thông tin được sử
dụng trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị, cũng
như bằng chứng về trách nhiệm giải trình, quản lý
và cung cấp thông tin được sử dụng để đánh giá hiệu
quả hoạt động của tổ chức
Báo cáo tài chính của chính phủ là được cấu trúc
để đáp ứng nhu cầu thông tin của tất cả các nhóm
người dùng Một số nhóm chính của người sử dụng
các báo cáo tài chính của chính phủ bao gồm: a) Xã
hội; b) Đại diện của người dân, cơ quan quản lý và
cơ quan kiểm tra; c) Các bên cho hoặc tham gia đóng góp, đầu tư và các khoản cho vay; d) Chính phủ Các tiêu chí và yếu tố đáp ứng một số đặc điểm định tính để tạo ra thông tin tài chính có thể đáp ứng chất lượng mong muốn hoặc có giá trị bao gồm: (a) Có liên quan: thông tin được cho là có liên quan nếu thông tin có lợi theo các hành động được thực hiện bởi người dùng báo cáo tài chính Nói cách khác, thông tin được cho là có liên quan nếu nó có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà quản
lý Thông tin liên quan có thể được sử dụng để đánh giá sự kiện quá khứ, hiện tại và tương lai
(b) Đáng tin cậy: nghĩa là thông tin trong báo cáo tài chính không có các khái niệm gây hiểu lầm và sai sót trọng yếu, trình bày trung thực và có thể xác minh được mọi thông tin
(c) Có thể so sánh được: nghĩa là thông tin có trong báo cáo tài chính sẽ hữu ích hơn nếu so với báo cáo tài chính kỳ trước hoặc báo cáo tài chính của các đơn vị báo cáo khác nói chung;
(d) Có thể hiểu được: nghĩa là thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính có thể được hiểu bởi người sử dụng và được thể hiện bằng các thuật ngữ và thuật ngữ phù hợp với giới hạn hiểu biết của người sử dụng
3.2 Trách nhiệm giải trình
Trách nhiệm giải trình là chịu trách nhiệm về việc quản lý các nguồn lực và việc thực hiện các chính sách được giao phó cho đơn vị báo cáo nhằm đạt được các mục tiêu đã được đặt ra theo định kỳ Mardiasmo (2009) giải thích rằng khái niệm trách nhiệm giải trình công khai là nghĩa vụ của chính phủ
để cung cấp trách nhiệm giải trình, trình bày, báo cáo và tiết lộ tất cả các hoạt động do mình chịu trách nhiệm trước người dân Trách nhiệm giải trình công cộng bao gồm hai loại: 1) trách nhiệm giải trình việc quản lý quỹ trước cơ quan có thẩm quyền cao hơn (trách nhiệm giải trình theo chiều dọc), và 2) trách nhiệm giải trình đối với công chúng (trách nhiệm giải trình theo chiều ngang)
3.3 Minh bạch
Minh bạch là cung cấp thông tin tài chính công khai và trung thực cho công chúng dựa trên việc công chúng có quyền được biết một cách công khai
và thấu đáo về trách nhiệm giải trình của chính phủ trong việc quản lý các nguồn lực được giao phó và việc tuân thủ pháp luật của chính phủ Bằng cách tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình tài chính, người ta kỳ vọng rằng chất lượng của các dịch vụ công sẽ tốt hơn và sẽ thực hiện được nền quản trị tốt và chính phủ trong sạch Tài chính khu vực công phải được quản lý một cách có trật tự, tuân thủ luật pháp, hiệu quả, tiết kiệm, hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm liên quan đến các nguyên tắc công bằng, tuân thủ và lợi ích cho cộng đồng
Trang 304 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, phương pháp được sử
dụng là định tính thông qua phỏng vấn, ghi chép
thực địa, tài liệu cá nhân, ghi chú, bản ghi nhớ và các
tài liệu chính thức khác
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã sử
dụng phương pháp thu thập dữ liệu dưới dạng
phỏng vấn và thu thập tài liệu
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành kỹ thuật
phỏng vấn bằng cách đặt câu hỏi một cách tự do, chủ
đề của câu hỏi được xây dựng không cần phải hỏi
theo trình tự, và việc lựa chọn từ ngữ cũng không
được tiêu chuẩn hóa mà được sửa đổi trong quá
trình cuộc phỏng vấn dựa trên tình huống, do đó,
tiếp theo có thể hỏi các câu hỏi tập trung hơn vào
những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin của báo cáo tài chính ở các đơn vị công tại
Đà Lạt
Nghiên cứu tài liệu là một cách thu thập dữ liệu
thông qua các kho lưu trữ và bao gồm sách, lý
thuyết, luật và các tài liệu khác giải quyết các vấn đề
nghiên cứu Trong nghiên cứu định tính, kỹ thuật
thu thập dữ liệu chính để chứng minh giả thuyết
được đề xuất một cách hợp lý thông qua quan điểm,
lý thuyết hoặc quy luật, ủng hộ hoặc bác bỏ giả
thuyết
5 Kết quả nghiên cứu
Áp dụng chuẩn mực kế toán công
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, việc áp dụng
chuẩn mực kế toán công cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin của báo
cáo tài chính, bởi vì chuẩn mực này đã mô tả cách
thức lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp và
dựa trên cơ sở dồn tích Điều này sẽ giúp báo cáo tài
chính của các đơn vị công trở nên minh bạch hơn,
chi tiết hơn và tất cả chỉ tiêu chính phủ phải được
báo cáo càng chi tiết càng tốt
Chất lượng nguồn nhân lực
Dựa trên kết quả nghiên cứu, hầu hết tất cả
những người được phỏng vấn đều đồng ý rằng
nguồn nhân lực ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
của báo cáo tài chính công Nhiều người cung cấp
thông tin cho rằng, yếu tố nguồn nhân lực này ảnh
hưởng rất lớn đến chất lượng thông tin của báo cáo
tài chính Do đó, cần phải đào tạo để tạo ra nguồn
nhân lực có năng lực tham gia vào việc lập và trình
bày báo cáo tài chính tốt hơn Một số người cung cấp
thông tin đã đề cập rằng nhiều hạn chế nằm ở nguồn
nhân lục
Hệ thống kiểm soát nội bộ
Dựa trên những phát hiện trong nghiên cứu cho
biết, một số người cung cấp thông tin cho biết hệ
thống kiểm soát nội bộ ở các đơn vị sự nghiệp công
lập trên địa bàn thành phố Đà Lạt nói chung đã được thực hiện Ở các đơn vị, cấp trên đã đưa ra các chỉ đạo tốt và đã có cách tiếp cận thân thuộc với cấp dưới Như vậy, không có sự ngăn cản giữa cấp trên với cấp dưới tạo không khí thoải mái cho nhân viên Việc tuân thủ môi trường kiểm soát cho thấy bầu không khí trong tổ chức sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về kiểm soát
Sử dụng công nghệ thông tin Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhiều người cung cấp thông tin đã đề cập rằng với sử dụng công nghệ thông tin là rất ảnh hưởng đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính Tất cả đơn vị công tại Đà Lạt đều
sử dụng phần mềm kế toán đáp ứng việc quản lý và lập báo cáo tài chính
Sự quan tâm của nhà quản lý Nhận thức và hiểu biết của nhà quản lý về về hệ thống thông tin kế toán, nhà quản lý sẽ quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị Theo quan điểm công khai, minh bạch báo cáo tài chính thì chủ nghĩa cá nhân và sự tham nhũng của những người quản lý, điều hành, sử dụng tài chính sẽ làm giảm chất lượng báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn thành phố Đà Lạt
6 Kết luận Nghiên cứu đã được thực hiện để đạt mục tiêu nghiên cứu: xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trên địa bàn Thành phố Đà Lạt gồm nhân tố Áp dụng chuẩn mực kế toán công, nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực, nhân tố Hệ thống kiểm soát nội bộ, nhân tố Sử dụng công nghệ thông tin và nhân tố Sự quan tâm của nhà quản lý./
Tài liệu tham khảo
Arfianti, Dita and Kawedar, Warsito 2011 Analysisof Factors Affecting Value of Local Government Financial Reporting Information (Studies on regional work units in Batang), Journal of the University of Diponegoro, Semarang
Harun, H., & Kamase, H P., 2012 Accounting change and institutional capacity: The case of a provincial government in Indonesia Australasian Accounting Business & Finance Journal, 6(2), 35‐50 Mustafa, Santiadji 2010 Analysis of Influential Factors Against Countability And timeliness Financial Reporting on Local Government SKPDs Kendari Journal of Accounting Faculty of Economics
Nugraheni, Purwaniati and Imam Subaweh
2008 The effect of the implementation of SAP to the quality of the financial statements Journal of Business Economics Vol 1 13 April 2008
Trang 31Phương trình sai phân (difference equation)
thường xuất hiện khi người ta mô tả những hiện
tượng tiến hóa quan sát được trong tự nhiên Trong
ứng dụng thực tiễn, lý thuyết phương trình sai phân
tìm được nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực toán
học cũng như các ngành khoa học khác, chẳng hạn
trong giải tích số, lý thuyết điều khiển, lý thuyết trò
chơi, giải tích tổ hợp, tâm lý học, và đặc biệt là ngành
kinh tế học
Những vấn đề kinh tế trong các hoạt động kinh tế
thường rất đa dạng và phức tạp Toán học là một
công cụ hết sức hiệu quả giúp cho việc phát biểu,
phân tích và giải quyết các vấn đề kinh tế một cách
chặt chẽ và hợp lý, mang lại các lợi ích thiết thực
Trong những thập kỷ gần đây, nhiều giải Nobel kinh
tế được trao cho các công trình có vận dụng mạnh
mẽ các lý thuyết và phương pháp toán học như tối
ưu hóa, lý thuyết trò chơi, lý thuyết xác suất và
thống kê, lý thuyết về phương trình hệ phương trình
vi phân và sai phân
Lý thuyết sai phân được áp dụng nhiều trong việc
phân tích cân bằng động của một số mô hình kinh tế
như: Mô hình Cobweb cân bằng cung cầu; Mô hình
thị trường có hàng tồn kho; Mô hình thu nhập quốc
dân với nhân tử tăng tốc Samuelson Việc biết cách
mô tả các vấn đề kinh tế dưới dạng mô hình toán
học thích hợp, vận dụng phương pháp sai phân để
giải quyết, phân tích và giải thích cũng như kiểm
nghiệm các kết quả đạt được một cách logic luôn là
một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà nghiên cứu
toán, kinh tế Như vậy, việc nghiên cứu phương
trình sai phân và một số ứng dụng của nó trong kinh
tế là một vấn đề thời sự của toán học được nhiều
nhà khoa học quan tâm
2 Phương trình sai phân và ứng dụng trong một số mô hình kinh tế động
Phương trình sai phân là phương trình mà giá trị hiện tại của biến số phụ thuộc được biểu thị dưới dạng hàm của giá trị trước đó của chính nó Phương trình sai phân bậc n là phương trình trong đó độ trễ dài nhất của biến sô phụ thuộc bằng n thời kỳ
Phương pháp mô hình là một trong những phương pháp được xem là hiệu quả nhất trong nghiên cứu kinh tế ‐ xã hội hiện nay Phương pháp này kết hợp được nhiều ưu điểm của các cách tiếp cận hiện đại, đặc biệt là cách tiếp cận của lý thuyết
hệ thống, nhờ vậy mà nó có thể kế thừa thành quả của các cách tiếp cận khác (các quan điểm kinh tế‐xã hội, các tính quy luật của quá trình kinh tế‐xã hội ) Đây cũng là phương pháp khai thác được những công cụ mạnh của toán học, kỹ thuật tính toán trong
đó có ứng dụng của phương trình sai phân Nhờ đó
mà phương pháp mô hình cho phép giải quyết các bài toán với kích cỡ hầu như không hạn chế với độ phức tạp mong muốn
Sau đây là một vài mô hình kinh tế có sử dụng phương pháp sai phân để nghiên cứu Cụ thể, lý thuyết sai phân được áp dụng nhiều trong việc phân tích cân bằng động của một số mô hình kinh tế như:
Mô hình Cobweb cân bằng cung cầu; Mô hình thị trường có hàng tồn kho; Mô hình thu nhập quốc dân với nhân tử tăng tốc Samuelson
2.1 Mô hình Cobweb cân bằng cung cầu
Khi muốn nghiên cứu, phân tích quá trình hình thành giá cả của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường với giả định là các yếu tố khác như điều kiện sản xuất hàng hóa đó, thu nhập, sở thích của người tiêu dùng đã cho trước và không thay đổi, thì đối
Lý thuyết về phương trình sai phân và ứng dụng
trong một số mô hình kinh tế động
Lưu Trọng Đại
Học viện Tài chính
Trong thực tiễn, lý thuyết phương trình sai phân tìm được nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực toán học cũng như các ngành khoa học khác, chẳng hạn trong giải tích số, lý thuyết điều khiển, lý thuyết trò chơi, giải tích tổ hợp, tâm lý học, và đặc biệt là ngành kinh tế học Việc nghiên cứu phương trình sai phân và một số ứng dụng của nó trong kinh tế là một vấn đề thời sự của toán học được nhiều nhà khoa học quan tâm Bài viết hệ thống lại một số vấn đề liên quan đến phương trình sai phân và ứng dụng trong một số mô hình kinh tế động như: Mô hình Cobweb cân bằng cung cầu; Mô hình thị trường có hàng tồn kho; Mô hình thu nhập quốc dân với nhân tử tăng tốc Samuelson
Trang 32tượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu là thị trường
hàng hóa đó và sự vận hành của nó Khi đó, chúng ta
cần mô hình hóa đối tượng này
Chẳng hạn, khi xét thị trường hàng hóa A, nơi đó
người bán, người mua gặp nhau và xuất hiện mức
giá ban đầu Với mức giá đó, lượng hàng hóa người
bán muốn bán gọi là mức cung, lượng hàng hóa
người mua muốn mua gọi là mức cầu
Nếu cung lớn hơn cầu, do người bán muốn bán
được nhiều hàng hơn nên phải giảm giá vì vậy hình
thành mức giá mới thấp hơn Ở trường hợp ngược
lại, nếu cầu lớn hơn cung thì người mua sẵn sàng trả
giá cao hơn để mua được hàng do vậy một mức giá
cao hơn được hình thành Với mức giá mới xuất hiện
mức cung, mức cầu mới Quá trình tiếp diễn đến khi
cung bằng cầu ở một mức giá gọi là giá cân bằng
Gọi Qst là lượng cầu tại mỗi thời điểm t Qd là
lượng cầu Qdt là lượng cầu tại mỗi thời điểm t
Trong khi đó, P là giá cả, Pt là giá cả tại mỗi thời
điểm t; P ̅ là mức giá cân bằng Ta có mô hình thị
trường được biểu diễn bởi hệ phương trình sai
phân sau:
Trong mô hình trên, chúng ta giả sử lượng cầu
Qdt của thị trường phụ thuộc vào giá cả của thời
điểm hiện tại, còn lượng cung Qst phụ thuộc vào giá
cá tại thời điểm trước đó một chu kỳ thời gian
Ngoài ra, chúng ta cũng giả sử điều kiện Qst= Qdt,
tức là lượng cung bằng lượng cầu được coi là cân
bằng tại thời điểm t Từ hệ trên ta suy ra phương
trình sai phân tuyến tính cấp 1
Giải phương trình trên và dựa vào biểu thức giá
cả của Pt vừa tìm được, ta phân tích tính động của
nó như sau:
Nếu δ>β thì giá cả Pt biến động theo kiểu giao
động khuếch đại do đó P ̅ là mức giá cân bằng liên
thời nhưng không có tính ổn định Trong trường
hợp này, giá cả hàng hóa A sẽ không ổn định gây tác
động không tốt đến sự phát triển của kinh tế ‐ xã
hội
Nếu δ<β thì giá cả Pt biến động theo kiểu giao
động tắt dần do đó P ̅là mức giá cân bằng liên thời có
tính ổn định Trong trường hợp này, thị trường giá
cả hàng hóa A trong tương lai sẽ ổn định có tác động
tốt đến sự ổn định của nền kinh tế ‐ xã hội
Nếu δ=β thì giá cả Pt biến động theo kiểu dao động đều Kiểu dao động này tuy không ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế ‐ xã hội nhưng cũng không thể tiến tới trạng thái cân bằng cung cầu trong tương lai Qua việc thiết lập và nghiên cứu cho thấy, khi nào
có thể tiến tới trạng thái cân bằng cung cầu hay tồn tại giá cân bằng của mặt hàng A để có sự điều chỉnh hợp lý
2.2 Mô hình thị trường có hàng tồn kho
Trong mô hình này, chúng ta xét giả thuyết sau: Lượng cầu Qst và lượng cung Qdt đều là các hàm tuyến tính không trễ của của Pt Việc điều chỉnh giá
cả xảy ra không thông qua sự đáp ứng cân bằng cung cầu của thị trường tại từng thời điểm, mà là thông qua việc người bán đặt giá phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho Nếu lượng hàng tồn kho dương (hàng dư ra từ chu kỳ trước) thì giá cả được điều chỉnh thấp xuống, còn nếu lượng hàng tồn kho âm (có hàng nợ từ chu kỳ trước) thì giá cả được điều chỉnh cao hơn Sự điều chỉnh giá cả do người bán ấn định trong mỗi chu kỳ tỉ lệ nghịch với lượng hàng tồn kho còn lại từ chu kỳ trước Với các giả thuyết trên ta có phương trình sai phân sau:
Trong đó, Qdt là lượng cầu tại thời điểm t Qst là lượng cung tại thời điểm t Pt là giá cả thời điểm t Qst‐Qdt là lượng hàng tồn kho Còn α, β, δ, σ là các
hệ số Phương trình (c) trong hệ có nghĩa là: Giá hàng hóa giai đoạn sau phụ thuộc vào giá hàng hóa giai đoạn trước có điều chỉnh dựa vào hệ số σ và lượng hàng tồn kho
Qua việc phân tích cân bằng động của mô hình cũng như phân tích cân bằng động của giá cả mặt hàng A phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho ta thấy: Việc đặt giá cả giai đoạn sau là rất quan trọng, nó phụ thuộc vào giá cả giai đoạn trước và đặc biệt là
hệ số σ Với kết quả trên thì hệ số σ nằm trong khoảng (0, 2/(β+δ)) thì giá cả sẽ dần tới ổn định Đây là căn cứ điều chỉnh sao cho dần tới ổn định trong tương lai
2.3 Mô hình thu nhập quốc dân với nhân tử tăng tốc Samuelson
Giả sử thu nhập quốc dân bao gồm các phần chi phí dành cho tiêu dùng quốc dân, cho đầu tư và cho
bộ máy nhà nước Chu kỳ quốc dân tại thời điểm (chu kỳ) t phụ thuộc vào mức thu nhập quốc dân tại thời điểm (chu kỳ) trước đó t – 1
Trang 33Asia - P
RESEARCH
Lượng đầu tư tại mỗi thời điểm t được giả sử là
bằng một tỉ lệ nhất định của lượng tăng tiêu dùng tại
thời điểm này so với thời điểm trước Nếu lượng
tiêu dùng tăng thì lượng đầu tư cũng được giả sử
tăng lên Ngoài ra, chúng ta cũng giả sử rằng chi phí
cho bộ máy nhà nước được coi là biến ngoại sinh
Từ các giả thiết trên chúng ta có hệ phương trình
sai phân sau đây:
Trong đó: Y là thu nhập quốc dân; C là Tiêu dùng
quốc dân; I là Đầu tư (tái đầu tư); G0 là Chi phí cho
bộ máy nhà nước; α là Nhân tử tăng tốc cho tái đầu
tư; γ là Khuynh hướng tiết kiệm biên
Sau khi thay các phương trình trong hệ ta có
phương trình tổng quát sau:
Khảo sát tính ổn định động của mô hình cho thấy
sẽ xảy ra 3 trường hợp và trong mỗi trường hợp đều
có 2 khả năng xảy ra Thông qua việc phân tích các
trường hợp và khả năng xảy ra, có thể đi đến kết
luận về tính chất của đường quỹ đạo thời gian thu
nhập quốc dân Yt trên biểu đồ để trực quan hơn Cụ
thể, ta có hai đồ thị đường cong trên cùng một trục
hệ tọa độ như sau:
Tài liệu tham khảo
Alpha C Chiang, Fundamental methods of math‐ematical economics, McGraw‐Hill Book Company, New York, (1984)
Alpha C Chiang and Kenvin Wainwright, Fundamental methods of mathematical economics, McGraw‐Hill Book Company, New York, (2005)
Lê Đình Thịnh ‐ Đặng Đình Châu ‐ Lê Đình Định ‐ Phạm Văn Hạp (1996), Phương trình sai phân và một số ứng dụng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội
Michael W Klein, Mathematical methods for eco‐nomics, Addison Wesley Higher Education Group, (2002)
Nguyễn Tiến Tuấn (2015) Phương trình sai phân và ứng dụng Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học khoa học tự nhiên Đại học Quốc gia
Hà Nội
Quỳnh Anh (2019) Phương trình sai phân là gì? Hướng nghiên cứu của phương trình sai phân VietnamFinance
Trang 34
1 Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ
trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.1 Những kết quả đạt được
Một là, sản xuất nông nghiệp trong đó có NNHC
tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành
phố Thành ủy Hà Nội đã ban hành các cơ chế chính
sách phù hợp, khuyến khích phát triển nông nghiệp
hữu cơ, khuyến khích phát triển sản xuất trồng trọt
như chính sách phát triển tái cơ cấu, chính sách hỗ trợ
về vốn, cây trồng…tiếp tục được triển khai thực hiện
Trên cơ sở những điều kiện đất đai, thổ nhưỡng,
lợi thế so sánh giữa các vùng miền, Thành phố thành
trong cả nước, thành phố Hà Nội từng bước hoạch
định chiến lược tổng thể quy mô vùng về sản xuất
các sản phẩm NNHC
Hai là, các doanh nghiệp thu mua, chế biến hàng
nông sản ngày càng trở thành cầu nối giữa người
nông dân và thị trường, nhiều doanh nghiệp đã bắt
tay với người nông dân và các hợp tác xã (HTX) sản
xuất NNHC, dần hình thành chuỗi sản xuất, cung
ứng các sản phẩm NNHC ra thị trường, nhiều doanh
nghiệp đã đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá sản phẩm, kích cầu người tiêu
dùng và dẫn dắt, định hướng người nông dân sản
xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thói quen tiêu
dùng của thị trường
Mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư
nông nghiệp theo chuỗi như mô hình doanh nghiệp
‐ HTX ‐ hộ nông dân ở vùng sản xuất hàng hóa tập
trung và mô hình doanh nghiệp ‐ hộ kinh doanh ‐ hộ
nông dân ở vùng sản xuất phân tán cũng mang lại
hiệu quả rõ rệt Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông
nghiệp, thức ăn chăn nuôi, quy trình kỹ thuật và nêu
rõ yêu cầu chất lượng nông sản đối với các HTX, sau
đó các HTX này chuyển giao lại cho xã viên thực hiện Khi sản phẩm 61 hoàn thành, các xã viên có trách nhiệm chuyển lại cho HTX để hợp tác chuyển giao cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm
Ba là, thành phố Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất các sản phẩm NNHC có chất lượng cao, như: vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng rau an toàn, vùng lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả, vùng trồng hoa, cây cảnh…
Giai đoạn năm 2011 ‐ 2015, Thành phố đã xây dựng được 157 mô hình cánh đồng lớn, sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 86 HTX, diện tích gần 25.000 ha, với hơn 155.000 lượt hộ dân tham gia Năng suất lúa bình quân đạt từ 5,2 ‐ 5,4 tấn/ha Giá trị kinh tế đạt hơn 19,3 triệu đồng, tăng so với sản xuất lúa thường hơn 3,2 triệu đồng/ha Nếu như năm 2011, Hà Nội có 22,4% diện tích trồng lúa chất lượng cao, thì đến năm 2015 đạt gần 70.000 ha, chiếm gần 40% diện tích gieo trồng
Tính đến hết năm 2015, thành phố Hà Nội thực hiện quản lý và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau cho 5.100 ha, chiếm 43% diện tích trồng rau Thực hiện Đề án sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao chuyên canh tập trung, thành phố Hà Nội đã trồng mới, ghép cải tạo được 1.292 ha 4 giống cây ăn quả chủ lực Để thúc đẩy và duy trì tốc độ tăng trưởng, thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt phải hướng đến nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, lựa chọn những cây trồng chủ lực có lợi thế kinh tế cao
Các trang trại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có
sự phát triển cả về số lượng và chất lượng Cụ thể,
Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố
Hà Nội: một số kết quả đạt được và vấn đề đặt ra
Bùi Thị Tiến
Khoa Kinh tế Chính trị - Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Bùi Bá Hiếu
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tài nguyên Môi trường
Những năm gần đây, chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được Đảng bộ Thành phố Hà Nội chú trọng, định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ đã được khởi động, khuyến khích phát triển nhằm xây dựng một nền nông nghiệp mới, tạo bộ mặt nông thôn mới Tuy đã đạt được những thành tựu bước đầu nhưng nông nghiệp hữu cơ ở Hà Nội đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức Làm thế nào để giải quyết lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế, ổn định xã hội và bảo
vệ môi trường là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đối với Thành phố Hà Nội
Trang 35Asia - P
RESEARCH
năm 2010 có 3.561 trang trại, tính đến hết năm
2016, thành phố có 3.189 trang trại, trong đó có
1.346 trang trại chăn nuôi, 147 trang trại kinh
doanh tổng hợp, 132 trang trại nuôi trồng thủy sản
với tổng diện tích sử dụng 3.325 ha và thu hút trung
bình từ 7 ‐ 9 lao động/trang trại
Từ thành công của công tác dồn điền, đổi thửa
cũng đã hình thành thêm nhiều trang trại tập trung,
quy mô lớn, góp phần CDCC cây trồng, vật nuôi, phủ
xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo diện tích đầm lầy
hoang hóa tạo ra nhiều nông sản hàng hóa có giá
trị kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt nhu cầu việc
làm cho lao động nông thôn
Thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất
nông nghiệp chuyên canh tập trung, chuyên môn
hoá, đem lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của một
nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị và sinh
thái, như: vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng
sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, vùng trồng
cam canh, bưởi diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò
thịt, bò sữa tập trung tại các huyện: Đông Anh, Hoài
Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì
Bốn là, quá trình chuyển giao công nghệ trong
sản xuất NNHC được đẩy mạnh Trong những năm
qua, nhiều công nghệ tiên tiến được nghiên cứu, tiếp
nhận chuyển giao và phổ biến, áp dụng vào trong
sản xuất nông nghiệp như công nghệ SRI, nhằm kích
thích lúa mọc rễ, từ đó cây lúa hút được nhiều chất
dinh dưỡng hơn và tăng khả năng chống đổ, công
nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi; công nghệ
tưới tiêu nhỏ giọt cho rau,quả an toàn; công nghệ
chăn nuôi trên nền đệm lót nhằm thu hẹp kinh phí,
đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, các
quy trình canh tác hiện đại, đã thu được những kết
quả nhất định, tạo ra những giống mới và phương
thức canh tác mới với năng suất chất lượng ngày
càng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần
làm thay đổi tập quán sản xuất
Giai đoạn 2008 ‐ 2016, cùng với việc nghiên cứu,
ứng dụng sâu những tiến bộ KHCN vào sản xuất,
kinh doanh, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, nhất là đưa giống mới đã làm
tăng năng suất, đưa hiệu quả của sản xuất nông
nghiệp ngoại thành tăng đều qua các năm Giá trị
sản xuất (GTSX) nông lâm nghiệp/1 ha đất nông
nghiệp liên tục tăng nhờ việc đẩy mạnh việc ứng
dụng KHCN; GTSX nông, lâm, thủy sản đạt 233 triệu
đồng/ha, cao hơn năm 2014 và tăng 1,24 lần so với
năm 2010 Về GTSX/lha đất sản xuất của ngành chăn
nuôi trong giai đoạn vừa qua có xu hướng tăng khá
(7,3%/năm)
Năm là, công tác quản lý nguồn gốc và chất lượng
sản phẩm NNHC được quan tâm, dần tạo được uy tín
cho người tiêu dùng.Việc truy xuất nguồn gốc là bước
đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí
minh bạch mọi thông tin về sản phẩm.Về phía người tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn Khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm, còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin ngược dòng, từ sản phẩm cuối cùng
về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối
Sáu là, nhận thức và nhu cầu sản xuất NNHC của người dân và xã hội ngày càng nâng lên.Với việc áp dụng mô hình sản xuất NNHC giúp người nông dân kiểm soát được lượng phân bón, nước tưới cũng như tình hình sâu bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo chất lượng, màu sắc của sản phẩm, trọng lượng đồng đều Việc canh tác theo cách mới đã giảm thiểu hẳn việc dùng phân bón, thuốc trừ sâu Hiệu quả từ việc thực hiện sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn trên địa bàn Thành phố
đã tạo ra sự khác biệt với cách làm cũ, không chỉ các
hộ tham gia dự án mà nhiều nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có sự thay đổi rõ nét về nhận thức và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
Nguồn lực tài chính là tổng thể các vấn đề về tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển, nói tới nguồn lực tài chính là nói tới các nguồn tài chính khác nhau
và sự phân bổ các mối quan hệ kinh tế nảy sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong xã hội Các CGT nông nghiệp phân tán, hợp tác tập thể còn rất hạn chế ở cấp nông hộ và sự gắn kết theo chiều dọc còn yếu đã gây cản trở cho các nhà đầu tư tư nhân vào ngành nông nghiệp vì chi phí cao Đa phần các nhà đầu tư chỉ đơn thuần mua nguyên liệu thô
từ nông dân, sau đó sơ chế và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nơi sản phẩm được hoàn thiện
và bán với giá cao hơn nhiều lần
1.2 Một số tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế như sau:
Một là, công tác quy hoạch và chính sách phát triển NNHC bộc lộ những bất cập: Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp dựa trên mục tiêu chiến lược chung chưa thật cụ thể, còn thụ động trước kế hoạch
do cấp trên đặt ra Việc bố trí cơ cấu mùa vụ để tránh thiên tai, chuyển sang các vụ khác có năng suất cao hoặc sang cây khác có hiệu quả cao hơn, việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chưa được làm triệt để Những quy định hiện hành về mức hạn điền gây trở ngại cho quá trình tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn
Trang 36Hai là, trình độ canh tác NNHC của nông dân nhìn
chung còn thấp: Tư duy bảo thủ, lạc hậu, tập quán
sản xuất tự cung, tự cấp, sản xuất thủ công, theo
kinh nghiệm vẫn còn ở nhiều hộ gia đình nông dân
Nhận thức của nông dân về phát triển kinh tế NNHC
còn hạn chế Lực lượng lao động sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn tuy đông nhưng vẫn thiếu
những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao,
thiếu các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia có tri
thức và kinh nghiệm quản lí kinh doanh trong lĩnh
vực nông nghiệp
Ba là, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học ‐ kỹ
thuật vào sản xuất, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho
nông dân bộc lộ nhiều hạn chế: Các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật, công nghệ chậm được đưa vào sản xuất,
mới nặng về thí điểm và xây dựng mô hình ứng
dụng ở diện hẹp, việc nhân rộng mô hình chưa được
coi trọng nên chưa tạo được sự tăng nhanh, mạnh
về năng suất, chất lượng cây trồng Công nghệ chế
biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm
đúng mức nên tỷ lệ thất thoát về số lượng và chất
lượng nông sản sau thu hoạch lớn, khả năng mở
rộng thị trường, khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hoá bị hạn chế
Bốn là, hạ tầng trong nông nghiệp và những bất
lợi từ thị trường: Hệ thống kết cấu hạ tầng nông
nghiệp, nông thôn như đường giao thông, hệ thống
thuỷ lợi, điện… trên địa bàn Thành phố còn chưa
đồng bộ Do vậy, người nông dân gặp rất nhiều khó
khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Thị
trường hàng hoá NNHC trên địa bàn chưa phát triển
và không ổn định Thị trường tại chỗ kém phát triển
đã hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa các địa phương
trong Thành phố với nhau và với các địa phương
khác ngoài Thành phố
Năm là, tình trạng thiếu vốn để phát triển NNHC
còn diễn ra ở nhiều nơi: Nguồn vốn đầu tư cho sản
xuất nông nghiệp vừa thiếu vừa dàn trải, vốn tích luỹ
trong nông dân hạn chế Trong khi đó, nguồn vốn
nhàn rỗi trong dân chưa được huy động tối đa do
phương thức huy động chưa phù hợp và thiếu linh
hoạt Người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, khó
tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do thủ tục phức tạp,
thiếu tài sản thế chấp, hơn nữa thời gian và lượng vốn
được vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ
sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi
2 Giải pháp thúc đẩy phát triển nông
nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà
Nội thời gian tới
Thời gian tới, nhằm thúc đẩy đẩy phát triển nông
nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần
chú trọng một số giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong
sản xuất NNHC Tiếp tục nghiên cứu, tiếp nhận
chuyển giao và phổ biến công nghệ tiên tiến, áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp như công nghệ SRI, nhằm kích thích lúa mọc rễ, từ đó cây lúa hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn và tăng khả năng chống đổ, công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chănnuôi; công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt cho rau,quả
an toàn; công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót nhằm thu hẹp kinh phí, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
Hai là, thành phố Hà Nội tiếp tục hình thành nhiều vùng sản xuất các sản phẩm NNHC có chất lượng cao, như: Vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng rau an toàn, vùng lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả, vùng trồng hoa, cây cảnh…
Ba là, chú trọng công tác quản lý nguồn gốc và chất lượng sản phẩm NNHC được quan tâm, dần tạo được uy tín cho người tiêu dùng.Việc truy xuất nguồn gốc là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin về sản phẩm Về phía người tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn Khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm, còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy
đủ thông tin ngược dòng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối
Bốn là, nâng cao nhận thức và nhu cầu sản xuất NNHC của người dân và xã hội Với việc áp dụng mô hình sản xuất NNHC giúp người nông dân kiểm soát được lượng phân bón, nước tưới cũng như tình hình sâu bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo chất lượng, màu sắc của sản phẩm, trọng lượng đồng đều, góp phần giảm thiểu hẳn việc dùng phân bón, thuốc trừ sâu./
Tài liệu tham khảo
Đặng Kim Sơn (2016) ,Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyễn Danh Sơn (2015),Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại hoá NXB Chính trị quốc gia
Nguyễn Minh Tuấn (2013), Thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội Luận văn thạc sĩ kinh tế ‐ Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
Tạ Việt Hoàng (2013), Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAP trên địa bàn tỉnh Hải Dương Tạp chí Tài chính, số tháng 10
Trang 37Asia - P
RESEARCH
1 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 được
định nghĩa là “Một cụm thuật ngữ cho các công nghệ
và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng
với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet
kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS)
Thuật ngữ “Industry 4.0” bắt nguồn từ một dự án
trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức,
trong đó khuyến khích việc tin học hóa sản xuất
Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu vào năm 2011
tại hội chợ Hannover – Hội chợ hàng đầu thế giới về
công nghệ và công nghiệp (CHLB Đức) Khái niệm
này lần đầu tiên được đề cập trong bản “Kế hoạch
hành động chiến lược công nghệ cao” được chính
phủ Đức thông qua vào năm 2012 Khái niệm “công
nghiệp 4.0” là tên gọi làn sóng thay đổi sản xuất diễn
ra tại Đức Làn sóng này ở các nước khác được đặt
tên gọi khác nhau như là “Công nghiệp IP”, “Sản xuất
thông minh”, “Sản xuất số”… Dù có nhiều tên gọi
khác nhau, song nội dung đồng nhất: Sản xuất tương
lai mang thế giới thực và thế giới ảo (Thế giới mạng)
xích lại gần nhau
Công nghiệp 4.0 tạo ra các nhà máy thông minh,
nhà máy số Trong các nhà máy thông minh này, các
hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá
trình vật lý Với IoT, các hệ thống vật lý không gian
ảo tự tương tác với nhau và với con người theo thời
gian thực, thông qua IoS, người dùng sẽ tham gia
vào chuỗi giá trị thông qua sử dụng các dịch vụ này
– Nhà máy số (Nhà máy thông minh): Việc áp
dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin
và truyền thông ICT, như IoT, điện toán đám mây,
công nghệ thực tế – ảo vào hoạt động sản xuất công
nghiệp đã dần xóa nhòa ranh giới giữa thế giới thực
và thế giới ảo, được gọi là hệ thống sản xuất thực –
ảo Đây chính là nền tảng xây dựng nhà máy số
CPPS là mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa máy
móc với nhau, được tổ chức như mạng xã hội Trong nhà máy số, các thiết bị máy móc thông minh tự giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng và liên tục chia sẻ thông tin về mọi thông tin của quá trình sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu tối ưu hóa quá trình sản xuất kinh doanh
Đối với nhà máy số, ngoài hạ tầng máy móc thông minh còn có sự kết nối với các mạng thông minh khác như mạng di động thông minh, mạng lưới điện thông minh, mạng logistic thông minh tạo ra sự tối
ưu giữa sản xuất và tiêu dùng
– Nhà máy số: Tháng 9/2013, hãng Siemens cho
ra mắt hình mẫu nhà máy điện tử Amberg Siemens được số hóa hoàn toàn tại Đức Năm 2014, hãng này
đã khánh thành thêm nhà máy điện tử Siemens Thành Đô (tại Trung Quốc), như vậy có thể nói nhà máy số đã trở thành hiện thực Tại các nhà máy số của Siemens, máy móc và máy tính xử lý 75% chuỗi giá trị sản phẩm, con người chủ yếu phát triển sản phẩm và khởi động quá trình sản xuất Nhà máy số cho kết quả kinh doanh gấp 8 lần so với trước khi áp dụng công nghệ số
Hiện nay, với quyết tâm thực hiện Industry 4.0, nước Đức có thể sẽ ghi tên mình vào lịch sử công nghiệp thế giới lần thứ 4
2 Tác động của CMCN 4.0 đến con người và
xã hội 2.1 Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc CMCN lần thứ nhất (Bắt đầu từ năm 1784)
sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất CMCN lần thứ nhất đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ tạo ra sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho sự khẳng định phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Cuộc CMCN lần thứ 2 (từ năm 1870) sử dụng
Tư duy tích cực về Cách mạng công nghiệp 4.0
Nguyễn Sĩ Thiệu Nguyễn Văn Thanh
Học viện Tài chính
Thực chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất, nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động thay thế lao động Nếu tư duy tích cực rằng CMCN 4.0 xóa đi một việc làm này sẽ tạo ra 10 việc làm mới, khi đó ta sẽ đón nhận CMCN 4.0 bằng tất cả “sự mong đợi” Khi đó, CMCN 4.0 sẽ là cả một thế giới “Cơ hội” cho những tư duy tích cực, sáng tạo
Trang 38năng lượng điện tạo nên nền sản xuất quy mô lớn
CMCN lần 2 chuyển nền sản xuất cơ giới sang nền
sản xuất điện – cơ khí và tự động hóa cục bộ CMCN
của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cuộc CMCN lần 3 (từ năm 1969) được thúc đẩy
nhờ cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
nó sử dụng điện tử và công nghệ thông tin được tự
động hóa sản xuất CMCN lần 3 thay đổi căn bản quá
trình sản xuất: Kỹ thuật sản xuất, cơ cấu ngành sản
xuất, tạo tiền đề cho sự ra đời những ngành công
nghệ cao có tính thân thiện với môi trường CMCN
lần 3 làm thay đổi tận gốc lực lượng sản xuất, tác
động đến mọi mặt của đời sống xã hội
Ngày nay cuộc CMCN lần 4 đang hình thành trên
nền tảng cách mạng số CMCN lần 4 có đặc trưng là
xóa nhòa ranh giới vật lý, số hóa và sinh học
CMCN lần 4 là xu hướng kết nối giữa hệ thống
thực và ảo, Internet kết nối vạn vật và các hệ thống
kết nối Internet CMCN 4.0 chính là thời điểm con
người và xã hội thay đổi cơ bản CMCN 4.0 không chỉ
thay đổi căn bản lĩnh vực sản xuất, nó có phạm vi tác
động rộng hơn nhiều CMCN lần 4 khác biệt căn bản
về chất so với cuộc CMCN trước, nó tác động đến
mọi mặt của đời sống con người và xã hội
2.2 Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0
– Tác động đến quy mô và tốc độ phát triển: Các
cuộc CMCN trước tạo ra sự phát triển theo cấp số
cộng thì CMCN 4.0 tạo ra sự phát triển theo cấp số
nhân Mặt khác, trong CMCN 4.0, từ ý tưởng tới hiện
thực được rút ngắn hơn nhiều lần so với trong các
cuộc CMCN trước
– Tác động một cách toàn diện đến mọi mặt của
đời sống xã hội:
Về mặt kinh tế, CMCN 4.0 tác động đến cả sản
xuất, tiêu dùng và giá cả Từ góc độ tiêu dùng, người
tiêu dùng được tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ
mới có chất lượng và giá cả thấp Từ góc độ sản xuất,
trong dài hạn, CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng không có trần giới hạn Trong các cuộc
CMCN trước, sự phát triển phụ thuộc các yếu tố đầu
vào nên có trần giới hạn Trong CMCN 4.0 sự phát
triển dựa trên công nghệ và sáng tạo nên không có
trần giới hạn CMCN 4.0 đang vẽ lại bản đồ kinh tế
thế giới Các quốc gia dựa trên nền tảng công nghệ
và sáng tạo sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ; ngược
lại, các quốc gia dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẽ có
nguy cơ tụt hậu
CMCN 4.0 cũng đang vẽ lại bản đồ sức mạnh
doanh nghiệp Các tập đoàn thống lĩnh thị trường
một thời đang bị các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa
trên nền tảng công nghệ vượt mặt Ví dụ, các công ty
Google, Facebook đang tăng trưởng mạnh mẽ,
trong khi đó các công ty IBM, Intel… đang phải trải
qua quá trình tái cơ cấu đầy khó khăn Sự sụp đổ của các “ông lớn” như Kodak, Nokia cho thấy CMCN 4.0 đang tạo ra cơn “lũ quét”
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ngân hàng số đang hình thành dần thay thế ngân hàng truyền thống
– Về mặt môi trường: CMCN 4.0 tác động tích đến môi trường trong cả ngắn hạn và dài hạn Nhờ tối ưu hóa quá trình sản xuất kinh doanh, CMCN 4.0 tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng và thân thiện với môi trường
– Về mặt xã hội: CMCN 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ tới việc làm và phân cực lực lượng lao động Trong CMCN 4.0, khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế sẽ có nguy cơ phá vỡ thị trường lao động, thất nghiệp gia tăng, bất bình đẳng về thu nhập tăng nhanh
Như vậy, ở những nước tư bản phát triển nhất, mâu thuẫn nền tảng của thị trường dưới sự tác động của CMCN 4.0 cũng gia tăng mạnh mẽ Sự gia tăng mâu thuẫn về cả quy mô và mức độ xung đột đòi hỏi các chính phủ phải thay đổi về cả hình thức và phương thức hoạt động Sự ra đời của mô hình “Nhà nước sáng tạo” xuất phát từ nhu cầu đó
Những ý tưởng về sàn an sinh xã hội – manh nha của phương thức phân phối cộng sản chủ nghĩa đang được xem xét ở một số nước tư bản phát triển như Phần Lan, Hà Lan, Thụy Sĩ và gần đây nhất là Canada
– Về chủ thể con người: CMCN 4.0 sẽ thay đổi không chỉ những gì con người làm mà ngay cả chính bản thân con người
CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi sự riêng tư, tư duy về
sở hữu, phương thức tiêu dùng, các mối quan hệ…
Nó sẽ thay đổi mạnh mẽ các “bản ngã” của con người
CMCN 4.0 sẽ làm giảm bớt “Cái cá nhân”, mở rộng
“Cái xã hội” trong mỗi người, do đó sẽ thay đổi mạnh
mẽ phương thức sinh tồn của cá nhân và xã hội
3 Tư duy tích cực tiếp cận CMCN 4.0
CMCN 4.0 xét về mặt bản chất là cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp Song nó ảnh hưởng một cách mạnh mẽ và rộng khắp tới mọi mặt đời sống xã hội và con người
Nhiều bài viết gần đây đặt ra câu hỏi có tính chất hoài nghi về vai trò chủ thể của con người trong xã hội công nghiệp 4.0, về sự phụ thuộc thụ động của con người vào công nghệ, vấn đề thất nghiệp, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo Những nguy cơ này hoàn toàn là khả năng hiện hữu Tuy nhiên đó chỉ là khả năng mà chưa phải là hiện thực chắc chắn Vấn
Trang 39Asia - P
RESEARCH
đề đặt ra, con người phải làm gì để CMCN 4.0 là cơ
hội và giảm thiểu tối đa nguy cơ mà nó mang lại?
Với sự tác động sâu rộng của CMCN 4.0, con
người sẽ phải làm nhiều thứ, nhưng trước hết phải
có cách tiếp cận bằng tư duy tích cực
Trước hết, cần nhận thức con người là chủ thể
của xã hội, là chủ thể của mọi biến đổi Chân lý này,
nguyên lý cơ bản này phải là nguyên tắc chìa khóa
cho mọi nghiên cứu các quá trình xã hội
Con người là kết quả tiến hóa hoàn hảo của giới
tự nhiên Con người tạo ra lịch sử và vận hành lịch
sử theo những mục đích của mình Không một “thực
tại tự nhiên” nào vượt được sự thông minh sáng tạo
của con người Con người bằng sự thông minh luôn
sáng tạo ra những phương diện, phương thức để có
cuộc sống hạnh phúc hơn Các thành quả của khoa
học từ trước tới nay đều khẳng định con người là
một hệ thống hoàn hảo trên mọi hệ thống bất kỳ Tất
cả các khái niệm “Trí tuệ nhân tạo”, “Tự động hóa”
là sự bắt chước con người và phát triển hoàn thiện
để dẫn tới “Hệ thống con người”
Xét ở những tiêu chí riêng biệt, các hệ thống “Trí
tuệ nhân tạo” có thể vượt và vượt rất xa khả năng cụ
thể của con người Tuy nhiên xét ở tính chỉnh thể,
con người vượt trên mọi hệ thống “trí tuệ nhân tạo”
bất kỳ Chân lý này không chỉ đúng trong hiện tại mà
mãi mãi trong tương lai
Thứ hai, CMCN 4.0 là sản phẩm của khoa học và
công nghệ, là kết quả sáng tạo của tư duy Mục đích
của khoa học là nắm bắt bản chất, tính tất yếu của
thế giới, giúp con người hành động đúng với “lẽ tự
nhiên” của thế giới Bằng cách đó con người vừa có
hiệu quả trong hoạt động, vừa làm phong phú thêm
giới tự nhiên Chỉ khi con người hành xử ngược với
quy luật tự nhiên thì mới là thảm họa Như vậy, bản
thân khoa học và các thành quả của nó đều có giá trị
tích cực cho sự tồn tại của con người Vấn đề chỉ là ở
chỗ, người sử dụng sản phẩm của khoa học đã đạt
tới trình độ hiểu đúng và đủ các giá trị khoa học hay
chưa Sử dụng đúng giá trị vốn có của bản thân sản
phẩm khoa học hay sử dụng theo các mục tiêu chủ
quan của mình
Thứ ba, mỗi phát minh khoa học khi vận dụng
vào thực tiễn đều tạo ra một mô hình hoạt động
tương ứng (giả định cao hơn phát minh cũ) đòi hỏi
phải có mô hình hoạt động mới thay thế mô hình cũ
Các mô hình cũ sẽ dần tiêu vong để tạo điều kiện cho
mô hình mới ra đời Quá trình thay thế này sẽ để lại
một tâm lý bất an cho những người không theo kịp
tiến bộ khoa học hoặc bảo thủ muốn giữ mô hình cũ
Trong sản xuất kinh doanh, CMCN 4.0 dẫn tới sự
thay đổi mô hình sản xuất dựa trên nền tảng vốn
bằng mô hình sản xuất dựa trên trí tuệ Sự thành
công nhanh chóng của các doanh nghiệp dựa trên nền tảng trí tuệ đã làm hoang mang các doanh nghiệp dựa vào nền tảng vốn
CMCN 4.0 dựa trên nền tảng kết nối vạn vật đã làm lo lắng những người muốn bảo vệ tuyệt đối sự riêng tư cá nhân
Thứ tư, các sản phẩm mới của khoa học và công nghệ số tạo ra các giá trị mới, xóa bỏ một số giá trị
cũ không còn tương thích Để xác định và đánh giá đúng các giá trị mới thì đòi hỏi phương pháp và các thang đo cũng phải được đổi mới.Cách thức này chỉ chủ yếu nhìn thấy “các nguy cơ” của các sản phẩm mới của khoa học
CMCN 4.0 tạo ra thế giới mở Tất cả các ý tưởng
“độc quyền” và các phiên bản của nó đang là “vật cản” của CMCN 4.0 và có thể sử dụng các thành quả của CMCN 4.0 theo hướng tiêu cực
Thứ năm, ý nghĩa và giá trị của các sản phẩm khoa học là tạo ra một thế giới rộng hơn, cơ hội lớn hơn cho “tồn tại” con người Vấn đề là phải có trình
độ, thái độ tích cực, tư duy sáng tạo để nhận ra phần
mở rộng thêm và cơ hội mới mà các sản phẩm khoa học đem lại
Trong CMCN 4.0, những việc làm lặp đi lặp lại, chỉ cần kỹ năng không yêu cầu tư duy sáng tạo sẽ dần được thay thế bằng “trí tuệ nhân tạo” và sự tự động hóa Giả định rằng quy mô và tính chất doanh nghiệp không thay đổi thì tất yếu dẫn tới hiện tượng thất nghiệp phổ biến
Nhật Bản là nước rất thành công ở cuộc CMCN 3.0 Các doanh nghiệp gần như được tự động hóa hoàn toàn, tuy nhiên hiện tượng thất nghiệp phổ biến đã không xảy ra, thậm chí số việc làm mới được tạo ra làm cho cung lao động không đáp ứng cầu về lao động Bí mật nằm ở chỗ người Nhật Bản luôn có
tư duy tích cực về cái mới và do đó họ luôn sáng tạo trong cuộc sống
Do đó, CMCN 4.0 sẽ là cả một thế giới “Cơ hội” cho những tư duy tích cực, sáng tạo./
Tài liệu tham khảo
Jayendrakumar N Amin (2016) Redefining the Role of Teachers in the Digital Era The International Journal of Indian Psychology, Vol 3, Issues 3, No 6, pp 40‐45
Đặng Quốc Bảo ‐ Lê Thị Phương (2017) Xây dựng xã hội học tập trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 1‐3 Phan Chí Thành (2018) Cách mạng công nghiệp 4.0 ‐ xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến Tạp chí Giáo dục, số 421, tr 43‐46;
Trang 401 Mở đầu
Nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
như: môi trường làm việc, sự hỗ trợ của cấp trên, sự
hỗ trợ của đồng nghiệp, ghi nhận và tuyên dương,
cơ hội đào tạo và thăng tiến… Trong số những yếu tố
này thì công tác khen thưởng đóng vai trò quan
trọng làm tăng động lực làm việc của nhân viên
Khen thưởng thúc đẩy tinh thần lao động và tạo
thiện chí giữa nhân viên và người quản lý Mục đích
của khen thưởng là khích lệ, khơi dậy một cách đúng
đắn động cơ làm việc của con người, khiến cho họ
coi việc thực hiện mục tiêu của tổ chức cũng như
thực hiện nhu cầu của bản thân, từ đó làm cho tính
tích cực và sáng tạo của họ được duy trì và phát huy
Với mục đích nâng cao động lực làm việc cho
nhân viên, duy trì nguồn nhân lực tốt, tăng hiệu quả
và phát triển doanh nghiệp, thì một nghiên cứu đầy
đủ về tác động của công tác khen thưởng và các yếu
tố khác đến động lực làm việc của nhân viên là rất
cần thiết
2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý thuyết
Đã có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước
về động lực làm việc của nhân viên Hầu như các
nghiên cứu này đều đưa các biến: môi trường làm
việc, sự hỗ trợ của cấp trên, sự hỗ trợ của đồng
nghiệp, ghi nhận và tuyên dương, cơ hội đào tạo và
thăng tiến, chính sách khen thưởng… vào mô hình
nghiên cứu như của Hornsby và cộng sự (2002),
Borzaga và Tortia (2006)
Nghiên cứu của Kovach (1987) cho thấy rằng, khi
thu nhập của nhân viên tăng lên, tiền trở thành động lực ít hơn Ngoài ra, khi nhân viên càng lớn tuổi, công việc thú vị trở thành động lực nhiều hơn Lawler (2003) cho rằng sự thịnh vượng và tồn tại của các tổ chức được xác định thông qua cách họ đối
xử với nguồn nhân lực của mình Nó cũng phụ thuộc vào cách họ truyền đạt phần thưởng và các chương trình công nhận cho nhân viên của họ và liệu các chính sách khen thưởng này có rõ ràng với nhân viên
Do đó, cần có một hệ thống khen thưởng hiệu quả để giữ chân những người có thành tích cao trong tổ chức và phần thưởng phải liên quan đến năng suất của họ Để tối đa hóa hiệu suất của nhân viên, tổ chức phải hình thành hệ thống khen thưởng nhằm tăng sự hài lòng và động lực của nhân viên
2.2 Mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm đảm bảo rằng mô hình nghiên cứu và thang đo của các biến phù hợp với đối tượng là các nhân viên đang làm việc tại Công ty Điện lực Tây Ninh Phương pháp được lựa chọn là thảo luận nhóm với các chuyên gia gồm 7 người đang làm việc
Tác động của công tác khen thưởng đến động lực làm việc của nhân viên Công ty Điện lực Tây Ninh
Lê Thị Tuyết Thanh Đoàn Thanh Tài
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh
Động lực làm việc của người lao động là một chủ đề được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì nó là biểu tượng của sự sống còn của một doanh nghiệp Động lực làm việc là sự khát khao và tự nguyện làm việc của mỗi cá nhân Mục đích của khen thưởng là khích lệ, khơi dậy một cách đúng đắn động cơ làm việc của con người, khiến cho họ coi việc thực hiện mục tiêu của tổ chức cũng như thực hiện nhu cầu của bản thân, từ
đó làm cho tính tích cực và sáng tạo của họ được duy trì và phát huy