Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế trong nền sản xuất xã hội tương ứng với những trình độ phát tr
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thuật ngữ "Kinh tế chính trị tư sản" (KTCT) được giới thiệu lần đầu bởi Montcrétien, thuộc trường phái Trọng thương ở Pháp vào năm 1615 Trọng thương là trường phái KTCT đầu tiên, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản thương mại trong thời kỳ tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư bản Quan điểm cốt lõi của KTCT là coi tiền là thước đo của cải, sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào ngoại thương Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách kinh tế do nhà nước ban hành đối với sự phát triển kinh tế, nhưng lại chưa nhận ra vai trò của quy luật kinh tế khách quan và quá trình sản xuất.
Lịch sử của KTCT chỉ thực sự bắt đầu từ KTCT cổ điển – trường phái KTH khoa học đầu tiên của giai cấp tư sản xuất hiện chủ yếu ở Anh và Pháp là 2 nước TBCN phát triển nhất ở thế kỷ 19 KTCT tư sản quan niệm đối tượng của KTCT là nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của của cải, sự giàu có của các dân tộc và sự phân phối của cải giữa các tầng lớp xã hội với tư tưởng cơ bản là: nguồn gốc của sự giàu có không phải ở trong lĩnh vực lưu thông mà từ trong lĩnh vực sản xuất
KTCT tư sản cổ điển Anh mở đầu từ W Petty (1622-1687) đến A Smith (1723-1770) và kết thúc ở D Ricardo (1772-1823) C Mác đánh giá cao W.Petty coi ông là người sáng lập ra KTH với nguyên lý nổi tiếng “lao động là cha và đất là mẹ của mọi của cải” Nguyên lý đó đúng nếu coi lao động và đất đai là 2 yếu tố của quá trình lao động, nhưng lại là sai nếu coi là 2 yếu tố hình thành giá trị
A Smith là nhà KTH của thời kỳ công trường thủ công TBCN, theo đánh giá của Lênin, ông là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản Ông cho rằng xã hội bình thường là xã hội xây dựng trên cơ sở quy luật tự nhiên, tự do cạnh tranh; còn xã hội không bình thường là sản phẩm của độc đoán, ngẫu nhiên và dốt nát của con người; rằng quy luật kinh tế là vô địch, chính sách kinh tế hợp với qui luật là chính sách tự do kinh tế Còn D.Ricardo là nhà kinh tế của thời kỳ đại CN cơ khí của CNTB, là đỉnh cao lý luận của KTCT tư sản cổ điển, được mệnh danh là nhà lý luận về giá trị lao động
Tuy nhiên, do hạn chế của nhân sinh quan và thế giới quan tư sản, KTCT tư sản cổ điển đã mắc sai lầm là đồng nhất sản xuất TBCN với quá trình sản xuất nói chung, coi CNTB là vĩnh cửu, coi các qui luật kinh tế là qui luật tuyệt đối của mọi xã hội Những hạn chế này đã được C Mác khắc phục và xây dựng nên một hệ thống lý luận khoa học trong KTCT
Các nhà kinh tế chính trị như Thomas Robert Malthus và Jean-Baptiste Say đã đưa lý thuyết cổ điển đi theo hướng giản lược, hạn chế, khiến nó chỉ còn là sự quan sát phiến diện các hiện tượng bên ngoài, biện hộ cho chủ nghĩa tư bản Say là người tiên phong trong việc tách chính trị khỏi kinh tế, tạo ra một khoa học kinh tế thuần túy, chỉ nghiên cứu quá trình sản xuất chung tách rời khỏi quan hệ xã hội Tương tự, kinh tế học hiện đại ở các nước tư bản cũng tách biệt chính trị và kinh tế, che giấu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng mâu thuẫn giai cấp.
KTCT của Mác ra đời vào giữa thế kỷ trên cơ sở kế thừa có phê phán và phát triển những yếu tố khoa học của KTCT tư sản cổ điển, đấu tranh với những quan điểm của KTCT tư sản tầm thường, KTCT tiểu tư sản KTCT của Mác là một cuộc cách mạng trong khoa học KTCT dựa trên 2 đóng góp vĩ đại sau đây của C.Mác:
Đầu tiên, Mác phát minh ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Các nhà kinh tế học trước Mác chưa hiểu được bản chất nào của lao động tạo ra giá trị thặng dư.
- Thứ hai, phát minh về giá trị thặng dư Các nhà KTH trước Mác mới chỉ nói đến các hình thức gián tiếp của giá trị thặng dư (lợi nhuận, lợi tức, địa tô) thì
C Mác đã khám phá ra bản chất của giá trị thặng dư, vạch rõ cơ chế bóc lột TBCN
Chủ nghĩa Mác nói chung và KTCT nói riêng đã được V.I.Lênin bảo vệ và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Sau Cách mạng tháng 10 Nga, Lênin đã vận dụng và phát triển lý luận của C Mác về thời kỳ quá độ lên CNXH vào công cuộc xây dựng CNXH ở Nga
Sau khi V.I Lênin qua đời, các nhà nghiên cứu kinh tế của các Đảng cộng sản tiếp tục nghiên cứu và bổ sung, phát triển kinh tế chính trị Mác-Lênin cho đến ngày nay
Xây dựng nước Việt Nam XHCN, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh là mục tiêu, lý tưởng của Đảng CSViệt Nam và nhân dân ta Đảng CSViệt Nam khẳng định “chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp đổi mới, xây dựn thành công CNXH trên đất nước chúng ta
Như vậy, Kinh tế chính trị Mác- Lênin là một trong những dòng lý thuyết kinh tế chính trị nằm trong dòng chảy phát triển tư tưởng kinh tế của nhân loại, là một môn khoa học trong hệ thống các môn khoa học kinh tế của nhân loại không ngừng được phát triển, hoàn thiện và sử dụng nó như là một công cụ để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới
Đối tượng, mục đích và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Lịch sử hình thành và phát triển của KTCT cho thấy có những quan niệm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của môn học
Phái cổ điển định nghĩa KTCT là môn khoa học về sự làm giàu; là môn khoa học nghiên cứu vấn đề con người lựa chọn như thế nào để sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra nhiều loại hàng hoá
Quan điểm của C.Mác về đối tượng của KTCT là dựa trên quan điểm duy vật lịch sử coi sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người V.I Lênin cũng chỉ rõ KTCT là một môn khoa học nghiên cứu mặt xã hội của sản xuất tức quan hệ sản xuất xã hội Đó là điều khác nhau căn bản giữa KTCT Mác
- Lênin với KTH tư sản
Trong khi nghiên cứu QHSX xã hội, KTCT nghiên cứu cả sự tác động của chúng đến sự phát triển của LLSX Bởi vậy những vấn đề như nguyên nhân, tác động và hậu quẩ của CM KHCN cũng là đối tượng nghiên cứu của KTCT
QHSX tạo thành cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội Các quan điểm chính trị, pháp quyền, hệ tư tưởng thích ứng với cơ sở hạ tầng tạo thành kiến trúc thượng tầng, trong đó bộ phận quan trọng nhất là nhà nước Vì vậy, KTCT cũng nghiên cứu cả vai trò kinh tế của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng, tức mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và văn hoá
Như vậy, KTCT nghiên cứu QHSX không phải một cách cô lập mà trong sự tác động qua lại với LLSX và kinh tế thị trường
KTCT nghiên cứu quan hệ sản xuất xã hội không ngừng biến động Các qui luật kinh tế chi phối vận động này, do đó KTCT Mác - Lênin phải làm rõ qui luật chi phối sản xuất, phân phối vật chất trong từng giai đoạn phát triển xã hội, động lực phát triển và nguyên tắc vận hành nền kinh tế Chính sách kinh tế dựa trên qui luật kinh tế, vận dụng chúng vào hoạt động kinh tế Phớt lờ qui luật kinh tế, không tôn trọng và vận dụng chúng sẽ dẫn đến chủ quan, duy ý chí, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lại, KTCT Mác - Lênin là khoa học về sự phát triển của QHSX tức quan hệ kinh tế Nó trình bày rõ các qui luật chi phối việc sản xuất và phân phối của cải vật chất trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người
1.2.2 Mục đích nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Mục đích nghiên cứu ở cấp độ cao nhất của kinh tế chính trị Mác - Lênin
4 là nhằm phát hiện ra các quy luật chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi Từ đó, giúp cho các chủ thể trong xã hội vận dụng các quy luật ấy, tạo động lực để không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy văn minh và sự phát triển toàn diện của xã hội thông qua việc giải quyết các quan hệ lợi ích
Mục đích xuyên suốt của Kinh tế chính trị Mác - Lênin không chỉ hướng đến việc thúc đẩy sự giàu có mà hơn thế, kinh tế chính trị Mác - Lênin còn hướng tới cung cấp cơ sở khoa học góp phần thúc đẩy trình độ văn minh và phát triển toàn diện của xã hội Kinh tế chính trị Mác - Lênin không phải là khoa học về kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa
Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế trong nền sản xuất xã hội tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội ấy
Tương tự như các quy luật xã hội khác sự tác động và phát huy vai trò của quy luật kinh tế đối với sản xuất và trao đổi thông qua các hoạt động của con người trong xã hội với những động cơ lợi ích khác nhau
Quy luật kinh tế tác động vào các động cơ lợi ích và quan hệ lợi ích của con người, từ đó mà điều chỉnh hành vi của họ Khi vận dụng đúng các quy luật kinh tế, sẽ tạo ra các quan hệ lợi ích kinh khách quan, đúng đắn tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo của con người trong xã hội Thông qua đó thúc đẩy sự giàu có và văn minh của xã hội
Giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế có sự phân biệt Chính sách kinh tế cũng tác động vào các quan hệ lợi ích, nhưng sự tác động đó mang tính chủ quan
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Phương pháp cơ bản của KTCT Mác - Lênin là phương pháp biện chứng duy vật Mác là người đầu tiên đã áp dụng những nguyên lý của CN duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu chế độ kinh tế xã hội Khác với khoa học tự nhiên, KTCT khi nghiên cứu những hình thái kinh tế không thể dùng kính hiển vi, phản ứng hoá học, mà chỉ có thể bằng sự phân tích lý luận đi sâu vào bản chất bên trong của đối tượng nghiên cứu trên cơ sở của sự trừu tượng hoá khoa học Trừu tượng hoá khoa học là gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những cái ngẫu nhiên, tạm thời, cá biệt, không điển hình để từ hiện tượng bề ngoài đi sâu vào bản chất bên trong, tìm ra được những cái bền vững, ổn định, điển hình, hình thành nên các phạm trù kinh tế, phát hiện ra các qui luật chi phối sự vận động của sự vật
Ngoài ra, KTCT Mác - Lênin còn sử dụng nhiều phương pháp khác như logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, các phương pháp toán học, thống kê mô hình hoá các quá trình kinh tế được nghiên cứu
Tóm lại, qua trình bày đối tượng nghiên cứu và chức năng của KTCT cho thấy: việc nghiên cứu KTCT là cần thiết không chỉ đối với những người nghiên cứu khoa học kinh tế, đối với các cán bộ quản lý kinh doanh, với những người có nhiệm vụ hoạch định đường hướng phát triển kinh tế của đất nước, mà còn cần thiết đối với mỗi con người, mỗi gia đình trong xã hội.