70 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHÙNG THỊ LINH KHANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHÙNG THỊ LINH KHANH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9.34.04.03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS TRƯƠNG QUỐC CHÍNH
2 GS.TS NGUYỄN HỮU KHIỂN
HÀ NỘI, 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, dữ liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia trong quá trình tôi học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài của luận án Tôi bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Quốc Chính, GS.TS Nguyễn Hữu Khiển đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án Tôi chân thành cảm ơn Ban quản lý đào tạo sau đại học và một số cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án Tôi cảm ơn gia đình, các bạn, đồng nghiệp và những người
đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án này
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1 Các nghiên cứu về giáo dục mầm non 9
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 10
1.2 Các nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước về giáo dục 12
1.2.1 Sách tham khảo 12
1.2.2 Luận án, luận văn 14
1.2.3 Các bài báo, tạp chí, tham luận hội thảo 18
1.3 Các nghiên cứu về quản lý giáo dục mầm non, quản lý nhà nước về giáo dục mầm non 19
1.3.1 Sách tham khảo 19
1.3.2 Luận án, luận văn 19
1.4 Đánh giá các nghiên cứu đã tổng quan và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 23
1.4.1 Những kết quả đạt được của các nghiên cứu đã có 23
1.4.2 Những nội dung đề tài cần tiếp tục làm rõ hơn 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 26
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON 26
2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 26
2.1.1 Giáo dục mầm non là một bộ phận của giáo dục 26
Trang 62.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước đối với giáo dục 33 2.1.3 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 36
2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 41
2.2.1 Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 41 2.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 43 2.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 47 2.2.4 Huy động các nguồn lực nhằm phát triển giáo dục mầm non 48 2.2.5 Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 49
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non51
2.3.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội 51 2.3.2 Tính đồng bộ và khả thi của hệ thống chính sách, pháp luật 53 2.3.3 Nhận thức và sự tham gia của xã hội trong lĩnh vực giáo dục mầm non 55 2.3.4 Các điều kiện vật chất đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 56 2.3.5 Quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số 57
2.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ở một số địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới 58
2.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ở một số địa phương trong nước 58 2.4.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ở một số quốc gia trên thế giới 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 70 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71 3.1 Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 71
3.1.1 Những điều kiện thuận lợi 71
Trang 73.1.2 Những khó khăn, thách thức 72
3.2 Khái quát về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội 75
3.2.1 Quy mô hệ thống giáo dục mầm non giai đoạn từ năm 2008 đến nay 75
3.2.2 Chất lượng giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội 79
3.3 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay 82
3.3.1 Ban hành và triển khai các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch giáo dục mầm non 8283
3.3.2 Tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ CBCC quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 90
3.3.3 Huy động và sử dụng nguồn lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non Error! Bookmark not defined.94 3.3.4 Thanh tra, kiểm tra trong QLNN đối với giáo dục mầm non 10694
3.4 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội 10894
3.4.1 Những thành tựu và nguyên nhân 10894
3.4.2 Các hạn chế và nguyên nhân 10994
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 11594
Chương 4 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11694
4.1 Quan điểm và mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội 11694
4.1.1 Quan điểm 11694
4.1.2 Mục tiêu phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2030 12094
4.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội 12394
4.2.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 12394
4.2.2 Kiện toàn bộ máy quản lý, tối ưu hóa phân cấp quản lý nhà nước dối với giáo dục mầm non 12594
Trang 84.2.3 Nâng cao năng lực đội ngũ, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với
giáo dục mầm non 12994
4.2.4 Tăng cường xã hội hóa gắn với đảm bảo chất lượng dịch vụ giáo dục mầm non 13694
4.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 13794
4.2.6 Nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non 14094
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 14694
KẾT LUẬN 14794
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14994
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15094
PHỤ LỤC 15694
PHỤ LỤC 1 15694
PHỤ LỤC 2 16194
PHỤ LỤC 3 16594
PHỤ LỤC 5 18194
Trang 9BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tiêu chí Trường mầm non và mẫu giáo ở Nhật Bản 65 Bảng 3.1 Tổng số cơ sở GDMN và số trẻ tại các cơ sở GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm học 2008-2009 đến nay 75 Bảng 3.2 Thống kê trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của cán bộ quản lý và giáo viên mầm non thành phố Hà Nội 10094
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Số lượng trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm học 2008-2009 đến năm học 2018-2019 76 Biểu đồ 3.2 Số lượng trẻ mầm non trường công lập và ngoài công lập trên địa bàn
Hà Nội từ năm học 2008-2009 đến năm học 2018-2019 77 Biểu đồ 3.3 Trình độ giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2016-2017 80 Biểu đồ 3.4 Tổng hợp ý kiến đánh giá tiêu chí về mức độ an toàn đối với học sinh mầm non tại các cơ sở GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội 81 Biểu đồ 3.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy QLNN đối với GDMN trên địa bàn thành phố Hà Nội 9994
Trang 11
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta theo Luật Giáo dục 2019 30
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non thành phố
Hà Nội 91
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một hoạt động có tính xã hội rộng lớn trong đó nó đóng vai trò không chỉ nâng cao dân trí mà còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới và trực tiếp cung cấp nguồn nhân lực có trình độ trong việc phát triển kinh tế - xã hội
Từ thực tiễn phát triển, Đảng và Nhà nước ta luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục và xác định một cách đúng đắn mục đích và chính sách phát triển giáo dục, trong đó coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm năng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục ở tất cả các cấp học; từng bước phổ cập giáo dục
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi nhằm phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những nhân tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một Cấp học này có một vị trí đặc biệt không chỉ vì nó là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục mà đối tượng của hoạt động giáo dục cũng đặc biệt Đó là trẻ em với sự phát triển về trí tuệ và thể chất ở giai đoạn sơ khởi của quá trình phát triển Nó đòi hỏi Nhà nước phải đặc biệt quan tâm và có cơ chế quản lý đặc thù nhằm tạo ra những đột phá hiệu quả, xây dựng một nền tảng vững chắc cho cả tiến trình phát triển thông qua giáo dục nhà trường Như vậy, chính thực tiễn đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu lý thuyết để dẫn đường cho việc triển khai các khâu của hoạt động quản lý nhà nước trước thực tiễn đặt ra
Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều hoạt động cụ thể, được thực hiện bởi nhiều cơ quan với thẩm quyền khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tiễn của mỗi tỉnh, thành phố
Nhìn nhận hoạt động quản lý nhà nước ở phạm vi chính quyền địa phương, thành phố Hà Nội có một vị trí đặc biệt không chỉ vì đây là Thủ đô mà còn là trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của cả nước Với những ưu thế mà mình có được, chính quyền Thủ đô cần tạo ra mô hình quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non
Trang 13hoạt động một cách hiệu quả và có khả năng trở thành một hình mẫu có những nội dung tham khảo có giá trị thực tiễn cao cho các địa phương khác trong cả nước Với mục tiêu ấy, khi đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua cho thấy bên cạnh những mặt tích cực trong việc bước đầu xây dựng một hệ thống cơ sở giáo dục mầm non với quy mô rộng khắp và chất lượng giáo dục cũng được đặt ra đồng thời trong suốt quá trình quy hoạch giáo dục (mặc dù còn tương đối dè dặt), thì vẫn còn nhiều hạn chế cần có giải pháp khắc phục, tháo gỡ và tạo đà cho một tiến trình thực hiện quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả hơn, hướng đến việc tạo đà phát triển cho giáo dục mầm non, cởi trói về mặt cơ chế đối với các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ
sở ngoài công lập; tạo tiền đề vững chắc để thực hiện cơ chế tự chủ trong giáo dục; xây dựng triết lý giáo dục phù hợp định hướng xây dựng con người Việt Nam và công dân Thủ đô; quy chuẩn hóa các chức danh trong ngành giáo dục gắn với định lượng chất lượng giáo dục mầm non…
Những kỳ vọng đó so với thực tiễn quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non ở Thủ đô Hà Nội cho thấy vẫn còn một khoảng chênh lệch tương đối lớn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan nằm ngoài sự tác động một cách chủ động, trực tiếp của các cấp chính quyền Thủ đô và cả những nguyên nhân chủ quan do những hạn chế nội tại trong bộ máy quản lý Đồng thời, đánh giá một cách khách quan, hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành chủ yếu chỉ dựa vào những quy định có tính pháp lý mà thiếu hẳn những giá trị tham chiếu khác, những kênh tham vấn từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, thiếu các nghiên cứu khoa học dẫn đường trong đó bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết thuần túy lẫn nghiên cứu ứng dụng Việc đánh giá, tổng kết hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non hiện nay cũng chưa được thực hiện hiệu quả, thiếu tính khách quan cần thiết, đặc biệt là việc nhìn thẳng vào các hạn chế, các mặt tiêu cực để có những giải pháp phù hợp
Thực tiễn, vấn đề nghiên cứu quản lý nhà nước về giáo dục mầm non hiện nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh nhất định nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện ở cấp độ
Trang 14luận án tiễn sĩ quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội ở phương diện khoa học quản lý công
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quản lý nhà
nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận
án tiến sĩ Quản lý công
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm cả giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Trong khuôn khổ của Luận án, khách thể nghiên cứu không bao gồm các nhóm trẻ gia đình và các cơ sở giáo dục mầm non có yếu tố nước ngoài
- Về không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay
Ngày 01/8/2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được mở rộng theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội khóa XII về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan Sự kiện này không chỉ làm thay đổi quy mô quản lý về mặt không gian của chính quyền thành phố Hà Nội mà còn tác động đến nhiều lĩnh vực của quản lý nhà nước trong
đó có giáo dục mầm non Do đó, đây cũng là dấu mốc thời gian quan trọng đánh dấu những thay đổi nhất định trong quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu các nội dung sau đây:
+ Những căn cứ lý luận, khung lý thuyết để triển khai nghiên cứu QLNN đối với giáo dục mầm non
+ Những căn cứ thực tiễn, cơ sở thực tế để đánh giá QLNN đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 15+ Tính logic lý thuyết và tính khả thi của các giải pháp tăng cường QLNN đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội
+ Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với GDMN với 5 nội dung cơ bản: 1) Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 2) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 3) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 4) Huy động và sử dụng các nguồn lực quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; 5) Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn về quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước
về giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Tác giả tiến hành khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
có liên quan đến giáo dục mầm non, QLNN về GDMN, phân tích và chỉ ra những kết quả mà luận án kế thừa, những nội dung còn chưa đề cập hoặc đã đề cập đến nhưng chưa nghiên cứu cụ thể, sâu sắc và xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Hệ thống lại và phân tích những nội dung về cơ sở khoa học của QLNN đối với GDMN
- Đánh giá thực trạng của hoạt động QLNN đối với GDMN của thành phố
Hà Nội; chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quản
lý nhà nước về giáo dục mầm non
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội