1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố hà nội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Quản lý
Thể loại Luận án tiến sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 355,11 KB

Nội dung

Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo sự công bằng trong thực hiện ng

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo sự công bằng trong thực hiện nghĩa

vụ nộp thuế giữa các doanh nghiệp, đảm bảo số thu ngân sách nhà nước, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của các DN FDI

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa thị trường nội địa, các hình thức chuyển giá ngày càng diễn biến phức tạp, và đã gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu tư Để ngăn ngừa, giảm thiểu hoạt động chuyển giá bất hợp pháp, những năm qua, ngành thuế các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế luôn coi quản lý giá chuyển nhượng/chuyển giá là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác quản lý thuế Việc quản lý chuyển giá để chống chuyển thu nhập qua giá đang là chủ đề "thời sự" trong các diễn đàn về thuế trên thế giới của Tổ chức hợp tác Phát triển kinh tế - OECD và trong khu vực Hiệp hội các nhà quản lý thuế Châu Á - SGATAR

Tại Việt Nam, với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO (01/2007), nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng đột biến Đây là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng Tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực DN FDI đã dần tăng lên và ngày càng lớn mạnh

Theo thống kê của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hà Nội, tính đến thời điểm hiện nay, TP Hà Nội hiện đứng thứ 3 về thu hút FDI trên toàn quốc, sau TP Hồ Chí Minh

và Hải Phòng Tuy nhiên, xét trên phương diện quản lý thuế, một vấn đề lớn CQT đang phải đối mặt là tình hình kê khai thua lỗ của các DN FDI ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng Kết quả kê khai thua lỗ hàng năm của các DN FDI hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội trong một số năm gần đây chiếm tỷ lệ trên 57% Một số ít DN FDI kê khai có lãi, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các DN này cũng không đáng kể Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng thua lỗ tại các

DN FDI là do nhiều công ty thuộc khối này thực hiện chính sách chuyển giá Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng, tỷ lệ thua lỗ cao tại các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua chính là biểu hiện của hoạt động chuyển giá đang diễn ra ngày càng phổ biến, đa dạng, trở thành thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, cơ quan thuế nói riêng

Mặc dù đã có một số nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá đối với

DN FDI, nhưng thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu,

Trang 2

chuyển giá ngày càng có nhiều hình thức tinh vi, phức tạp Vì vậy, để thực hiện quản

lý hoạt động chuyển giá hiệu quả, cần có những nghiên cứu chuyên sâu, luận giải thật

rõ, bổ sung và hoàn thiện những lý luận về chuyển giá và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI, đánh giá được thực trạng hoạt động quản

lý thuế tại các địa bàn trọng điểm có nhiều DN FDI Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội, tác giả luận án nhận thấy, công tác QLNN đối với hoạt động chuyển giá hiện nay trên địa bàn này, bên cạnh những thành công, vẫn còn những hạn chế nhất định, điển hình như: Căn cứ pháp lý về chống chuyển giá chưa đầy đủ và rõ ràng; chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện; Thiếu một chế tài xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe đối với các vi phạm về giá thị trường; Cơ sở dữ liệu làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp không rõ ràng, làm giảm tính minh bạch, gây tranh cãi giữa người nộp thuế và cơ quan Thuế; Cơ quan thuế và doanh nghiệp có những quan điểm không thống nhất về việc lựa chọn các đối tượng độc lập được lựa chọn để so sánh làm cơ sở xác định chuyển giá; Nhân lực làm công tác thanh tra chống chuyển giá chưa đủ, trình độ chưa tương xứng phù hợp với yêu cầu đặt ra của công tác này; Chưa có cơ chế phối hợp hoặc quy định trách nhiệm của các cơ quan chức năng trên địa bàn TP Hà Nội có liên quan trong việc phối hợp với CQT, hỗ trợ xác minh về giá trị thị trường nhằm đảm bảo tính khách quan trong khâu

xử lý vi phạm

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả luận án đã chọn

nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội” nhằm góp thêm

những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết phần nào những vướng mắc

mà thực tế đã và đang đặt ra

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Mục đích chủ yếu, cốt lõi của luận án là nghiên cứu phát triển, bổ sung các vấn

đề lý luận về quản lý nhà nước đối hoạt động chuyển giá của các DN FDI, đồng thời

đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa học và phù hợp với thực tế nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:

Một là, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới chuyển

giá, quản lý, kiểm soát chuyển giá và rút ra khoảng trống nghiên cứu, tạo cơ sở cho việc xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của luận án

Trang 3

Hai là, phát triển, bổ sung các cơ sở lý luận về chuyển giá và QLNN đối với

hoạt động chuyển giá của các DN FDI Sưu tầm kinh nghiệm quản lý chuyển giá trong và ngoài nước để rút ra bài học cho các cơ quan quản lý nhà nước về chuyển giá của DN FDI nói chung, của Cục thuế TP Hà Nội nói riêng

Ba là, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI

trên địa bàn TP Hà Nội Đánh giá các kết quả đạt được, tập trung phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn Thành phố thời gian qua

Bốn là, đưa ra hệ thống các giải pháp nghiệp vụ và giải pháp chung, đề xuất các

kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động chuyển giá đối với các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian tới

* Câu hỏi nghiên cứu

- Chuyển giá là gì? Các giao dịch liên kết giữa các bên có liên quan với DN FDI? Những khó khăn trong QLNN đối với chuyển giá? Nội dung quản lý QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng?

- Thực trạng chuyển giá và QLNN đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2011-2018? Những hạn chế trong QLNN và nguyên nhân của hạn chế?

- Làm thế nào để hoàn thiện QLNN nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu hoạt động chuyển giá của DN có vốn FDI trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới? Các giải pháp nghiệp vụ cụ thể đối với mỗi cơ quan quản lý nhà nước?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động chuyển giá và QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP

Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu:

QLNN đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI được thực hiện bởi nhiều

cơ quan chức năng như: Bộ Tài chính, cơ quan thanh tra của Bộ Tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, các bộ ngành có liên quan… Trên cơ sở giới thiệu mô hình QLNN gồm nhiều chủ thể nêu trên với các chức năng, nhiệm vụ riêng của mỗi cơ quan, luận án tập trung nghiên cứu sâu về quản lý, kiểm soát của cơ quan thuế - chủ yếu là Cục Thuế Hà Nội, được xác định là cơ quan chủ yếu có chức năng QLNN đối với hoạt độn g chuyển giá của các DN FDI Do phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng, để đảm bảo tính chuyên sâu và thống nhất với giới hạn về chủ thể quản lý nêu trên, luận án chỉ nghiên cứu các cuộc thanh tra do ngành thuế trực tiếp tiến hành (chủ

Trang 4

yếu nghiên cứu các cuộc thanh tra do Cục thuế TP Hà Nội thực hiện), không nghiên cứu các cuộc thanh tra do cơ quan khác tiến hành

- Về không gian nghiên cứu:

Luận án chỉ nghiên cứu các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục thuế TP Hà Nội

- Về thời gian nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển giá và QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018 (chính sách và bộ máy quản lý nghiên cứu đến năm 2019) Các giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn trung hạn từ 2020 đến 2025, tầm nhìn dài hạn đến năm 2030

4 Những đóng góp mới của luận án

* Về lý luận

Bổ sung, phát triển khung lý thuyết về chuyển giá (động cơ, nguyên nhân và các

dung quản lý nhà nước (ban hành chính sách, tổ chức bộ máy và triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý), xác lập 2 nhóm tiêu chí đánh giá (gồm 6 chỉ tiêu định

lý nhà nước với một lĩnh vực cụ thể, đó là QLNN đối với hoạt động chuyển giá của

DN FDI

* Về thực tiễn

Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá tại các DN FDI trên địa bàn Hà Nội theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được xác lập ở chương

lý luận; rút ra kết luận về các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua

Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu là: Căn cứ pháp lý về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá chưa đầy đủ và rõ ràng; Chế tài xử lý chưa đủ tính răn

đe đối với các vi phạm về giá thị trường; Cơ sở dữ liệu làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp không rõ ràng, làm giảm tính minh bạch, gây tranh cãi giữa người nộp thuế và cơ quan thuế; Cơ quan thuế và doanh nghiệp có những quan điểm không thống nhất về việc lựa chọn các đối tượng độc lập được lựa chọn để so sánh làm cơ sở xác định chuyển giá; Nhân lực làm công tác thanh tra chuyển giá chưa

đủ, trình độ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra; Chưa có cơ chế phối hợp hoặc quy định trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc phối hợp với CQT, hỗ trợ xác minh về giá trị thị trường

Đề xuất năm nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030

Trang 5

Mỗi giải pháp đều xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan quản lý Một số giải pháp trọng tâm là, hoàn thiện chính sách và bộ máy quản lý nhà nước đối với chuyển giá, đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế Thỏa thuận giá trước APA, hoàn thiện và tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ

5 Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục Luận án bao gồm

04 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 6

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về chuyển giá, hoạt động chuyển giao trong nội bộ của DN FDI, giữa các DN FDI, giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên kết và quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp này đã được các nghiên cứu trước luận án đề cập Sau đây là một số công trình tiêu biểu:

1.1.1 Các nghiên cứu về chuyển giá và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

(1) Nghiên cứu “National Bureau of Economic Research Project Report: The

Effects of Taxation on Multinational Corporations” (Báo cáo dự án nghiên cứu kinh

tế của Cục thu Nội địa: Tác động của thuế đối với các tập đoàn đa quốc gia) của tác

giả Feldstein, Martin Hines, James R Hubbard, R Glenn năm 2007, Nxb University

of Chicago Press Đây là công trình gồm 338 trang viết, trong đó đề cập đến vấn đề tác động của chính sách thuế, cách đánh thuế của các quốc gia tới các công ty đa quốc gia và cách thức mà các công ty đa quốc gia phản ứng, né tránh gánh nặng thuế Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác biệt giữa các quốc gia chỉ là một nguyên nhân thúc đẩy hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia; bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác, cả chủ quan và khách quan, như nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, nâng cao tỷ suất đầu tư

(2) Năm 2011 vẫn là các tác giả Feldstein, Martin Hines, James R Hubbard, R Glennn với nghiên cứu “National Bureau of Economic Research Project Report:

Taxing Multinational Corporations” (Báo cáo dự án nghiên cứu kinh tế của Cục thu Nội địa: Thuế của các Công ty đa quốc gia), NXB University of Chicago Press

Nghiên cứu đề cập sâu hơn tới vấn đề đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia, trong đó đề cập với việc đánh thuế trùng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hoạt động né thuế của các công ty đa quốc gia Nghiên cứu cũng chỉ ra vấn đề nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ sẵn sàng biến mình thành các thiên đường thuế giúp các công ty thực hiện quyết toán chi phí, lợi nhuận và thực hiện chu chuyển hóa đơn

(3) Gary Stone với nghiên cứu “International Transfer Pricing 2012” (Chuyển giá quốc tế) Nội dung của nghiên cứu gồm 2 phần: Phần 1 là các vấn đề giới thiệu về

các hình thức chuyển giá trên thế giới; phần 2 đề cập về các hình thức kiểm soát chuyển giá nói chung và cụ thể ở một số quốc gia nghiên cứu Nghiên cứu đề cập nguyên tắc định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia mà hợp pháp sẽ không

bị cơ quan thuế kiện trốn thuế Tài liệu cũng cho thấy có những công ty về luật, về kiểm toán, chẳng hạn như PwC ở Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cũng như tư vấn

Trang 7

cho các công ty đa quốc gia về chuyển giá

(4) Nghiên cứu của TS Phan Đình Nguyên “Tác động của chuyển giá lên thuế thu nhập doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh” trên tạp chí Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới số 12/2012 Nghiên cứu chỉ ra thực tiễn về tác động của hoạt động chuyển giá tới thuế thu nhập doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, làm thất thu thuế của nhà nước Đồng thời, cũng có một số tác động ngoại lai, như làm suy yếu sức mạnh của thị trường, gây ra cạnh tranh bất bình đẳng trong nền kinh tế, làm méo mó dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố (5) Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cải cách thuế và vấn đề chuyển giá tại Việt Nam” của TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 88/2013 Nghiên cứu dựa trên mô hình định lượng, xác định lợi ích chuyển giá cũng như các chi phí chuyển giá Tác giả xác định TPI là lợi ích sau chi phí của hoạt động chuyển giá, và các công ty đa quốc gia sẽ thực hiện chuyển giá nếu TPI dương Kết luận của nghiên cứu là chuyển giá làm phóng đại mức giá báo cáo của đa số các công

ty đa quốc gia tại Việt Nam, làm trầm trọng thêm bức tranh về tình hình nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; xác nhận thực trạng có hiện tượng chuyển vốn ra khỏi Việt Nam (6) Nghiên cứu của các tác giả Richardson, Taylor và Lanis (2013) trên tạp chí Journal of Contemporary Accounting & Economics: “Determinants of transfer

pricing aggressiveness: Empirical evidence from Australian firms” (Các yếu tố quyết định động cơ chuyển giá: Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty Úc) đã xem xét các

yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giá của các công ty đại chúng thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Australia Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty

có quy mô lớn, lợi nhuận cao và có tỷ trọng tài sản vô hình lớn thì có ảnh hưởng nhiều đến gian lận chuyển giá Kết quả nghiên cứu định lượng từ mô hình hồi quy cũng cho thấy xu hướng thực hiện chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình đang dần trở nên phổ biến

(7) Tác giả Trọng Hoàng trên Tạp chí Thương mại số 5/2013 với nghiên cứu

“Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhận FDI” Nghiên cứu đưa ra thực trạng về một số công ty đa quốc gia tại Việt Nam như Coca Cola hay Pepsi luôn thua

lỗ kể từ khi hoạt động tại Việt Nam song vẫn liên tục mở rộng hoạt động SXKD; hay như việc nhiều doanh nghiệp FDI bỗng nhiên mất tích, để lại sau lưng không chỉ là vườn không nhà trống, máy móc hoen gỉ mà còn là các khoản nợ thuế, nợ lương công nhân… đến hàng trăm tỷ đồng

(8) “So sánh lợi ích và chi phí – Một biện pháp hiệu quả để chống chuyển giá” của tác giả Lăng Trịnh Mai Hương, đại diện Việt Nam tại Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC đăng trên Tạp chí Kiểm toán (số 3/2013) Bài báo nhận định, về thực chất chuyển giá là hoạt động tối ưu thuế một cách hợp pháp thông qua việc lập kế hoạch

Trang 8

để phân bổ nguồn lực phù hợp giữa các nước/vùng lãnh thổ có các mức thuế suất khác nhau nhằm mang lại lợi ích thuế tốt nhất cho cả tập đoàn Tuy nhiên, các tập đoàn đa quốc gia đã lợi dụng quá mức hình thức này, cố tình tạo ra hệ thống giá không phù hợp để dịch chuyển lợi nhuận một cách không hợp pháp Tác giả đưa ra nhận định, các doanh nghiệp trốn thuế qua chuyển giá là do họ nhận thấy lợi ích thu được sẽ cao hơn rủi ro phải chịu nếu bị phát hiện chuyển giá, từ đó, tác giả cho rằng, cần tiếp cận theo hướng giảm lợi ích của doanh nghiệp hoặc tăng mức độ rủi ro; để khi không còn chênh lệch lợi ích, tự bản thân các doanh nghiệp mất đi hoạt động chuyển giá

(9) Luận án tiến sĩ của Dương Văn An (2016), đề tài “Chuyển giá trong DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Luận án đã góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm một số lý thuyết về chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI; tổng hợp, cung cấp nguồn tư liệu có độ tin cậy về thực trạng chuyển giá ở một

số nước trên thế giới và ở Việt Nam Luận án cũng đã hệ thống hóa được một số hình thức chuyển giá chủ yếu mà các doanh nghiệp FDI thường thực hiện ở Việt Nam; làm

rõ tác động tiêu cực mà chuyển giá gây ra Tuy nhiên, những năm gần đây, các hình thức chuyển giá của các doanh nghiệp FDI – Chi nhánh các công ty đa quốc gia đang chuyển dần sang các hình thức chuyển giá mới, tinh vi hơn, khó đấu tranh phát hiện hơn, nên kết luận về các hình thức chuyển giá trong luận án không còn hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

* Các nghiên cứu về phương pháp định giá chuyển giao và thỏa thuận tránh đánh thuế hai lần

(1) Luận án tiến sĩ của Phan Hiển Minh (2001) với đề tài “Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển giao trong chính sách thuế của Việt Nam” tại Học viện Tài chính Luận án đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về định giá chuyển giao trong quản lý thuế; đồng thời cập nhật các quy định về định giá chuyển giao ở một số nước trên thế giới và của một số tổ chức quốc tế Luận án cũng chỉ ra những thiếu sót trong quản lý thuế tại các DN FDI tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc xác định giá chuyển giao

(2) Nghiên cứu của tổ chức OECD “Transfer Pricing Guidelines for

Multinational Enterprises and Tax Administrations” (năm 2001) (Hướng dẫn chuyển giá cho các doanh nghiệp đa quốc gia và cơ quan thuế) và được sửa đổi bổ sung liên tục, bản mới nhất năm 2017) và tài liệu “Custom Valuation Rules” (Quy tắc định giá linh hoạt) của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO (2007) Đây chính là hai tài liệu

Trang 9

hướng dẫn chi tiết và đầy đủ 5 phương pháp về định giá chuyển giao, là cơ sở để nhiều quốc gia thiết lập các công cụ kiểm soát hoạt động chuyển giá qua chuyển giá Đặc biệt, tài liệu của OECD còn là sự hướng dẫn cho các công ty đa quốc gia, cơ quan quản lý thuế của các nước về cách thức thỏa thuận giá giao dịch quốc tế để hạn chế tối thiểu việc tránh thuế gây thiệt hại cho nước nhận đầu tư FDI; nhưng đồng thời cũng tránh đánh thuế 2 lần làm tổn tại đến hoạt động của các công ty đa quốc gia Tài liệu hướng dẫn năm 2017 được xem là bản đầy đủ, hoàn chỉnh, bản thân tài liệu này

đã thay đổi nhiều điều khoản mới so với ấn phẩm cùng tên năm 2009

* Các nghiên cứu về phân tích, xác định dấu hiệu chuyển giá và cách thức quản lý, kiểm soát của nhà nước

(1) Tài liệu từ Ban cải cách và hiện đại hóa của Tổng cục Thuế “Đánh giá thực trạng quản lý thuế và chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong thời gian tới” Nội dung của tài liệu gồm 4 phần: Phần 1 đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá; Phần 2 nêu kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động kiểm soát chuyển giá và bài học rút ra cho Việt Nam Phần 3 đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và Phần 4 nêu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại Việt Nam Đây là tài liệu về hoạt động chuyển giá tại Việt Nam, lý giải một phần nguyên nhân dẫn tới các hoạt động chuyển giá ngày càng nhiều Tuy nhiên, do bối cảnh nghiên cứu (từ 2006 – 2010), và thực tế những vấn đề mới phát sinh trong những năm gần đây đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu

(2)“Luận án Tiến sĩ của Phan Thị Thành Dương “Pháp luật về kiểm soát hoạt động chuyển giá trên địa bàn TP Hà Nội” (2010), Đại học Luật TP Hồ Chí Minh Luận án đã phân tích khá sâu sắc cơ sở pháp lý điều chỉnh kiểm soát chuyển giá của ngành thuế trong thời gian qua, lý giải căn nguyên những hạn chế trong hoạt động kiểm soát chuyển giá và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chuyển giá ở các cơ quan thuế Luận án cũng đồng thời nhận diện các tác động tiêu cực của gian lận chuyển giá là làm giảm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, làm thay đổi cấu trúc các giao dịch thương mại, làm sai lệch giá vốn dẫn tới sai lệch trong phân phối lợi ích, tạo ra khả năng chiếm lĩnh, giành thị phần cũng như thôn tính các đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng hơn

(3) Bộ Tài chính (2011) với ‘Tài liệu tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế” Tài liệu gồm 3 phần: Phần 1: nhóm các vấn đề về đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế, trong đó nghiên cứu kinh nghiệm của 5 nước là Hàn Quốc, Anh, New Zealand, Canada, Australia trong vấn đề quy định thời gian thu thuế Phần 2: nhóm các vấn đề về phục vụ mục tiêu cải cách, hiện đại hóa và hội nhập, phù hợp với thông

Trang 10

lệ quốc tế, trong đó nghiên cứu kinh nghiệm về thỏa thuận giá trước APA của 8 quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam Phần 3: nhóm vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật có liên quan Tài liệu đề cập kinh nghiệm của các nước ở một số vấn đề liên quan đến chuyển giá

và kiểm soát chuyển giá Tuy nhiên cơ sở pháp lý thực hiện quản lý hoạt động chuyển giá, cơ chế phối hợp giữa các quốc gia thì ở nghiên cứu này còn chưa được đề cập (4) PGS, TS Lê Xuân Trường (2011) với nghiên cứu “Kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện” trên Tạp chí Tài chính số 7 Nghiên cứu này đã khái quát những nỗ lực trong hoạt động kiểm soát chuyển giá của ngành thuế, lý giải căn nguyên những hạn chế trong hoạt động kiểm soát chuyển giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế của

cơ quan thuế

(5) Nghiên cứu “Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI của Cục Thuế Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Trọng Thoan trên Tạp chí Tài chính

2011, số 5 Năm 2011 là năm mà Cục thuế Lâm Đồng tiến hành xử lý hàng loạt các công ty sản xuất trà ô long xuất khẩu trên địa bàn, buộc 100% doanh nghiệp trà phải

kê khai lại giá chuyển giao, khiến các công ty này có kết quả lãi sau nhiều năm liên tiếp thua lỗ; đồng thời xử lý lỗ của các năm trước đó Lâm Đồng được ghi nhận là địa phương đầu tiên có những xử lý theo quy tắc về chuyển giá Bài viết của tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm quý báu của địa phương này trong việc phát hiện các dấu hiệu cũng như đấu tranh với các hành vi gian lận về giá

(6) Tác giả Nguyễn Quang Tiến với bài viết “Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá: Thực trạng và giải pháp” trên Tạp chí Tài chính số 3/2012 Nghiên cứu của tác giả đã nhận diện được các hình thức chuyển giá mang tính điển hình tại các doanh nghiệp liên doanh, liên kết tại Việt Nam; đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra chuyển giá nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế Bài viết cũng đưa ra nhiều số liệu từ các cuộc điều tra cho thấy thực trạng bức tranh chuyển giá, gian lận thuế của các công ty nước ngoài đang diễn ra ngày một gay gắt

(7) Đề tài Khoa học cấp Bộ do PGS.,TS Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì (2012) “Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá” Nghiên cứu

đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, ý nghĩa và nội dung của kiểm soát nhà nước với hoạt động chuyển giá trong doanh nghiệp Đề tài đã có những đề xuất về phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh

tế thế giới Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở vấn đề kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá, chưa làm rõ được bản chất chuyển giá giữa các doanh nghiệp

Ngày đăng: 28/04/2024, 20:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w