1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Oanh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Tấn Vinh, TS Ngụ Hoài Anh
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 277,53 KB

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ OANH QUảN Lý NHà nước đối với hoạt động ĐầU TƯ TRựC TIếP nước ngoài ở khu công nghệ cao ThàNH phố hồ chí minh LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NG

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ OANH

QUảN Lý NHà nước đối với hoạt động

ĐầU TƯ TRựC TIếP nước ngoài ở khu công nghệ cao

ThàNH phố hồ chí minh

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH QUẢN Lí KINH TẾ

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ OANH

QUảN Lý NHà nước đối với hoạt động

ĐầU TƯ TRựC TIếP nước ngoài ở khu công nghệ cao

ThàNH phố hồ chí minh

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH QUẢN Lí KINH TẾ

Mó số: 62 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Nguyễn Tấn Vinh

2 TS Ngụ Hoài Anh

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định

Tác giả

Nguyễn Thị Oanh

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao 13 1.2 Đánh giá khái quát kết quả của công trình đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO 33 2.1 Tổng quan về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và Khu công nghệ cao 33 2.2 Khái quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

2.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phương trong nước trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao - bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh 63

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ

3.1 Tổng quan về Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 72 3.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 83 3.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 120

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 131 4.1 Xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 131 4.2 Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 136 4.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Operate - Transfer)

-Transfer - Operate)

Cooperation Agency)

Economic Co-operation and Development)

(United Nations Conference on Trade and Development)

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tình hình và kết quả thu hút FDI vào Khu công nghệ cao

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá về môi trường đầu tư vào Khu công nghệ cao

Bảng 3.5: Đánh giá của các doanh nghiệp FDI về cơ sở hạ tầng ở Khu công

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động trong các công ty liên doanh hoạt động ở

Bảng 3.8: Các hoạt động xúc tiến đầu tư qua các năm ở Khu công nghệ cao

Bảng 3.9: Đánh giá của các DN FDI về công tác thẩm định ở Khu công

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU

Trang

Biểu đồ 3.2: Đánh giá về công nghiệp phụ trợ trong Khu công nghệ cao nói

Biểu đồ 3.3: Dự định liên kết với các doanh nghiệp khác của các doanh

Hình 3.1: Những lĩnh vực công nghệ ưu tiên phát triển tại Khu công nghệ

Biểu đồ 3.4: Tình hình hoạt động xúc tiến đầu tư và cấp phép của Khu công

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ hoạt động R&D/Tổng doanh thu của một số doanh nghiệp

Biểu đồ 3.6: Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch trong thu hút FDI theo ngành

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hơn một thế kỷ qua, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế đang có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển khoa học công nghệ, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc và phát triển hơn ở nhiều lĩnh vực Hoạt động đầu tư quốc tế đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới với mức độ ngày càng gay gắt, quyết liệt

Trước tình hình đó, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Việt Nam cần phải có một lượng vốn đầu tư vượt ra ngoài khả năng tự cung cấp Trong khi các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là rất cần thiết

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định:

"Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài Thu hút FDI là chủ trương quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH phát triển đất nước, xây dựng một nền sản xuất hiện đại, vững mạnh phục vụ cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có khả năng hỗ trợ và kích thích phát triển năng lực cho các ngành khác, tiến tới đổi mới toàn diện xã hội" [41]

Trong đó, giải pháp chủ yếu để thực hiện CNH, HĐH là phát triển các ngành

có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, trong đó Khu công nghệ cao (KCNC) đóng vai trò quan trọng tập trung thu hút và sử dụng nguồn lực FDI

Khu công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI trong lĩnh vực công nghệ cao (CNC), đặc biệt là thu hút các tập đoàn đa quốc gia Khu công nghệ cao còn là nơi thu hút, tập hợp lực lượng trí thức khoa học

và công nghệ (KH-CN) trong cả nước, trí thức Việt kiều và các nhà KH - CN nước ngoài trong nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ trực tiếp cho sản xuất

và ươm tạo doanh nghiệp (DN) CNC Hướng nguồn vốn FDI vào các lĩnh vực CNC

Trang 9

là một trong những mục tiêu quan trọng từ nay đến năm 2030 Trong năm 2018, nhiều địa phương trên cả nước đã thu hút được lượng lớn FDI, trong đó các lĩnh vực CNC hiện đang tạo ra một sức hấp dẫn nhất định khi dòng vốn đổ vào nước ta ngày càng tăng Tuy nhiên, vai trò của FDI trong các KCNC chỉ thực sự quan trọng nếu thu hút và sử dụng có hiệu quả cao, tạo được sự phát triển bền vững Để thực hiện được nhiệm vụ đó, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC cần được ưu tiên hàng đầu

Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước, là mô hình về cách làm chủ động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường từ những năm 80 của thế kỷ XX và đặc biệt là từ những năm 90 đến nay, khả năng tăng trưởng kinh tế của Thành phố có vai trò chi phối khả năng tăng trưởng kinh

tế cả nước Thành phố là một trong những địa phương đi đầu trong thu hút FDI, đặc biệt là thu hút FDI vào phát triển KCNC, nhờ đó có lợi thế trong xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, từng bước thực hiện nội dung phát triển kinh tế theo chiều sâu, sự đóng góp tích cực của KCNC cho tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đáng kể, nó đã tạo ra luồng sinh khí mới cho nền kinh tế Trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước đối với FDI vào KCNC Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu đáng kể, cải thiện được môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý thuận lợi, tạo sân chơi bình đẳng thu hút ngày càng nhiều đối tác đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, công tác quản lý nhà nước còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập

và cần có những giải pháp để khắc phục, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thời giới

Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm ra giải pháp tối ưu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trở thành yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc, cụ thể:

Về mặt lý luận:

FDI không phải là một vấn đề mới hiện nay, vì vậy, đã có nhiều công trình

Trang 10

FDI chủ yếu đi vào các lĩnh vực, các ngành lớn, chưa có nhiều công trình đi sâu vào lĩnh vực thu hút và sử dụng FDI ở các ngành CNC và quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh tái cơ cấu và chuyển đổi

mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay

Về mặt thực tiễn:

Một là, xuất phát từ những vướng mắc trong quản lý nhà nước đối với hoạt

động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh Trên thực tế, trong những năm qua, lượng FDI thu hút vào KCNC chưa đạt được như kỳ vọng và hoạt động của các

DN FDI trong KCNC vẫn tồn tại nhiều hạn chế như công nghệ thấp, hoạt động R&D yếu Một trong những nguyên nhân đó là do quản lý nhà nước chưa thật

sự hiệu quả, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chồng chéo, thiếu minh bạch Vì vậy, cần thiết phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước

đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh

Hai là, xuất phát từ nhu cầu về vốn đầu tư trong phát triển các ngành CNC

Quá trình CNH, HĐH nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là những vấn đề cấp bách đối với các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấp như nước ta hiện nay, quy mô và trình độ các nguồn lực nhỏ bé, yếu kém Đây là một trong những hạn chế đã cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển và do vậy việc quản lý các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả sẽ trở thành đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) Trong đó, nguồn vốn FDI đóng vai trò hết sức quan trọng để nâng cao trình độ, quy mô các nguồn lực và xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, bền vững

Ba là, KCNC Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng đối với sự phát

triển của nước ta Trên thực tế, sự phát triển KCNC luôn gắn với sự phát triển về quy mô, trình độ và năng lực thu hút FDI của cả nước Vì vậy, nhà nước cần phải tập trung vào việc quản lý hoạt động FDI vào các KCNC, nâng cao hiệu quả của hoạt động FDI nhằm phát huy vai trò “lan tỏa” của KCNC đến các khu vực khác trong nền kinh tế

Bốn là, KCNC Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng thu hút một “khối

lượng” lớn nguồn lực FDI Với nhiều nỗ lực không ngừng, đến nay các KCNC đã trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư CNC tại Việt Nam Tuy nhiên, hoạt

Trang 11

động FDI vào KCNC ở nước ta được đánh giá là chưa xứng tầm Số dự án FDI các ngành CNC chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu FDI, năng lực chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ của các DN FDI còn thấp

Năm là, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và

cách mạng công nghiệp 4.0 Việc Việt Nam tham gia ngày càng nhiều sân chơi

quốc tế, buộc chúng ta phải tuân thủ những cam kết, “cách chơi”, “luật chơi” mới

đòi hỏi nhà nước cần phải tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư nói chung

và đầu tư vào các KCNC nói riêng

Với những hiểu biết nhất định về FDI, tình hình phát triển KCNC Thành phố Hồ Chí Minh và mong muốn nghiên cứu vị trí, vai trò và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố

Hồ Chí Minh nên học viên lựa chọn chủ đề: “Quản lý nhà nước đối với hoạt

động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn

về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở các KCNC; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh;

đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tổng quan gọn, rõ, phân tích tình hình nghiên cứu về FDI và quản

lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC ở Việt Nam và quốc tế, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu và xác định những vấn đề mới cần làm rõ

Thứ hai, nghiên cứu hệ thống hóa, kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát triển

những vấn đề lý luận về cơ sở pháp lý, mục tiêu, yêu cầu, điều kiện quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI vào các KCNC

Thứ ba, phân tích và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước của

Trang 12

Thứ tư, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối

với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2002 - 2017; chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ năm, xác định và luận chứng các quan điểm, mục tiêu và đề xuất các

giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung cấu thành về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung:

- Về chủ thể quản lý: Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh được phân cấp, phân công rõ ràng giữa các cấp Trung ương và cấp địa phương Trong khuôn khổ phạm vi của luận án, tác giả tập trung phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền địa phương, cụ thể ở đây là Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong việc quản lý hoạt động FDI ở KCNC

- Về nội dung quản lý: Luận án tập trung phân tích các nội dung: Xây dựng

và hoàn thiện môi trường đầu tư vào Khu công nghệ cao; Hoàn thiện và tổ chức thực hiện quy hoạch, danh mục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Khu công nghệ cao; Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các Khu công nghệ cao; Thẩm định, cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư; Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Khu công nghệ cao

Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi 15 năm (2002 -

2017) kể từ khi KCNC Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập đến năm 2017

Phạm vi về không gian: KCNC Thành phố Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:

- Về phương pháp luận, các luận điểm, giả thiết và luận giải phân tích trong

Trang 13

luận án được trình bày trên cơ sở luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và quan điểm của Đảng và chính sách của nhà nước về quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC

- Cơ sở thực tiễn để thực hiện đề tài luận án là xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua

Phương pháp cụ thể:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp các dữ liệu khoa học đã có để hình thành cơ sở lý thuyết của quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI ở KCNC, trong

đó coi trọng việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý của nhà nước đối với hoạt động này

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia và một số địa phương ở Việt Nam và rút ra bài học cho Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng trong Chương 2 của luận án

- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu thống kê: Đây là các phương pháp

cơ bản được sử dụng hiệu quả trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vai trò, ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển các KCNC Cụ thể, phương pháp thu thập, phân tích tài liệu thứ cấp sẵn có được sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn có liên quan, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê, kết quả điều tra… của chính quyền, ban ngành địa phương có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu

- Ngoài các phương pháp sử dụng trong phần nghiên cứu lý luận, phần thực trạng sẽ kết hợp với các phương pháp như:

+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học đối với các DN FDI

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện bằng công cụ bảng hỏi Bảng hỏi được chuẩn bị kỹ theo một cấu trúc xác định và được hỏi theo cách thức

Ngày đăng: 28/04/2024, 18:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w