DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTACB: ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu AFTA: khu vực mậu dịch tự do ASEAN ALM : quản lý rủi ro tài sản nợ - có ANZ: tập đoàn ngân hàng TNHH Australia và New Zealand
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-LÊ HUYỀN NGỌC
QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
VIETCOMBANK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NĂM 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-
LÊ HUYỀN NGỌC
QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
VIETCOMBANK
Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Phạm Văn Năng
NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và nội dung trong luận án là trung thực Kết quả của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Tác giả
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC HÌNH VẼ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa của đề tài 7
7 Những điểm mới của luận án 7
8 Hạn chế của nghiên cứu 8
9 Kết cấu của luận án 9
CHƯƠNG 1 10
1.1 Khái niệm về thương hiệu 10
1.2 Vai trò của thương hiệu 11
1.2.1 Vai trò của thương hiệu đối với công ty 12
1.2.2 Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng 13
1.3 Thương hiệu ngân hàng 14
1.3.1 Khái niệm 14
1.3.2 Vai trò của thương hiệu trong hoạt động ngân hàng 15
1.4 Quản lý thương hiệ 18
1.4.1 Khái niệm 18
1.4.2 Những nội dung của hoạt động quản lý thương hiệu 21
1.4.2.1 Xây dựng bản sắc thương hiệu 21
1.4.2.2 Tạo dựng danh tiếng thương hiệu 32
Trang 5ii
1.4.2.3 Bảo vệ thương hiệu 36
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa bản sắc và danh tiếng thương hiệu 39
1.5.1 Các nghiên cứu liên quan đến khoảng cách giữa bản sắc và danh tiếng thương hiệu 39
1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa bản sắc và danh tiếng của thương hiệu 42
1.5.2.1 Đội ngũ thương hiệu 42
1.5.2.2 Đội ngũ nhân viên 44
1.5.2.3 Khách hàng 46
1.5.2.4 Truyền thông thương hiệu 47
1.6 Các mô hình quản lý thương hiệu 49
1.6.1 Mô hình chuỗi giá trị thương hiệu với ý tưởng cho rằng khách hàng là cốt lõi của thương hiệu của Keller và Lehmann (2003) 49
1.6.2 Aaker (2010)- mô hình cho việc xây dựng bản sắc thương hiệu 50
1.6.3 Mô hình quản lý ―tảng băng trôi‖ 51
1.6.4 Mô hình của Balmer và Stotvig 1997 52
1.6.5 Quản lý thương hiệu theo mô hình ―Thu hẹp khoảng cách giữa bản sắc và danh tiếng của thương hiệu‖ của Chernatony 54
1.7 Đề xuất mô hình nghiên cứu 58
Kết luận chương 1 60
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ VIETCOMBANK 62
2.1 Quản lý thương hiệu trong hệ thống NHTM Việt Nam 62
2.1.1 Sự phát triển của NHTM Việt Nam từ 1975 đến nay 62
2.1.2 Hoạt động quản lý thương hiệu 63
2.1.2.1 Bản sắc thương hiệu 63
2.1.2.2 Danh tiếng của ngân hàng 68
2.1.2.3 Bảo vệ thương hiệu 70
Trang 62.2 Quản lý thương hiệu tại NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 71
2.2.1 Bản sắc thương hiệu Vietcombank 72
2.2.2 Về truyền thông nội bộ và đào tạo 74
2.2.3 Truyền thông ra bên ngoài 76
2.2.4 Bảo vệ thương hiệu 78
2.3 Đánh giá hoạt động quản lý thương hiệu tại Vietcombank 78
2.3.1 Điểm mạnh 78
2.3.2 Điểm yếu 80
2.4 Một số bài học kinh nghiệm về quản lý thương hiệu 82
2.4.3 Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản trong xây dựng bản sắc doanh nghiệp: hình thành văn hóa kinh doanh Nhật Bản 82
2.4.4 Kinh nghiệm từ ngân hàng Hang Seng trong quản lý thương hiệu trên cơ sở truyền thông: tạo lập hình ảnh trực tuyến trong quản lý quan hệ khách hàng 85 Kết luận chương 2 87
CHƯƠNG 3 89
3.1 Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng giả thuyết và mô hình 89
3.2 Xác định và đo lường biến phụ thuộc 93
3.3 Xác định và đo lường biến tác động 94
3.4 Thu thập dữ liệu 102
3.5 Thiết kế câu hỏi 103
3.6 Phương pháp phân tích kinh tế lượng 104
3.6.1 Xử lý dữ liệu 104
3.6.2 Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình 104
3.7 Kết quả thống kê mô tả 105
3.7.1 Dữ liệu nghiên cứu 105
3.7.2 Mức độ truyền thông trong nội bộ đội ngũ thương hiệu 107
3.7.3 Mức độ truyền thông nội bộ giữa đội ngũ thương hiệu – nhân viên 108
Trang 7iv
3.7.4 Mức độ truyền thông giữa nhân viên và khách hàng 109
3.7.5 Mức độ tương đồng giữa các đối tượng về bản sắc thương hiệu 110
3.8 Phân tích định lượng 112
3.8.1 Các yếu tố định vị thương hiệu của khách hàng 112
3.8.2 Các yếu tố định vị thương hiệu của đội ngũ thương hiệu 114
3.8.3 Các yếu tố định vị thương hiệu của đội ngũ nhân viên 115
3.8.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa bản sắc và danh tiếng của thương hiệu 115
3.8.4.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 115
3.8.4.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 116
3.8.4.3 Hồi qui đa biến 117
Kết luận chương 3 119
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THƯƠNG HIỆU VIETCOMBANK 122
4.1 2030 122
4.2 Nhóm giải pháp tăng cường bản sắc thương hiệu Vietcombank 123
4.2.1 ội ngũ thương hiệu 123
4.2.1.1 Đào tạo các kiến thức và kỹ năng cơ bản về marketing ngân hàng cho đội ngũ thương hiệu 124
4.2.1.2 Xây dựng bản sắc thương hiệu riêng của Vietcombank 125
4.2.1.3 126
4.2.1.4 Duy trì và gia tăng mức độ nhận biế 127
4.2.1.5 127
4.2.1.6 Thường xuyên kiểm tra và bổ sung giá trị bản sắ 128
4.2.1.7 128
4.2.2 129
4.2.2.1 129
4.2.2.2 131
Trang 84.2.2.3 132
4.2.2.4 132
4.2.2.5 Tăng cường giao lưu học hỏi và bổ sung giá trị vô hình cho bản sắc thương hiệu 133
4.2.2.6 Tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước 134
4.2.3 Tăng cường truyền thông nội bộ 135
4.2.3.1 135
4.2.3.2 136
4.2.3.3 136
4.2.3.4 136
4.2.3.5 137
4.2.3.6 Đo lường giá trị niềm tin trong cán bộ công nhân viên 137
4.3 Nhóm giải pháp củng cố và phát triển danh tiếng thương hiệu 140
4.3.1 Tăng cường mức độ nhận biết thương hiệu Vietcombank cho khách hàng 140
4.3.1.1 141
4.3.1.2 142
4.3.1.3 142
4.3.1.4 Kiên 142
4.3.1.5 143
4.3.1.6 143
4.3.2 Tăng cường truyền thông ra bên ngoài 144
4.3.2.1 145
4.3.2.2 146
4.3.2.3 146
4.3.2.4 146
4.3.2.5 146
4.3.2.6 Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội 147
4.3.2.7 148
Trang 9vi
4.3.2.8 148
4.3.2.9 Đo lường và nâng cao niềm tin trong lòng khách hàng 150
4.4 Bảo vệ thương hiệu 151
4.4.1 Đăng ký bảo hộ thương hiệu 151
4.4.2 ả ể bảo vệ thương hiệu 152
4.4.3 Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp 152
4.4.4 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin 152
4.4.5 Xây dựng công cụ kiểm soát tiên tiến 152
4.4.6 Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 153
4.4.7 Sử dụng công nghệ hiện đại để chống làm giả các ấn chỉ quan trọng 153
4.4.8 Xây dựng và hoàn thiện các quy định nội bộ 153
4.4.9 Kiểm tra và đánh giá 154
Kết luận chương 4 155
KẾT LUẬN 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO x
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO ĐỘI NGŨ THƯƠNG HIỆU xviii
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NHÂN VIÊN xxiv
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO KHÁCH HÀNG xxix
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUI xxxiv PHỤ LỤC 5 : DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM xlv PHỤ LỤC 6 : DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI CÁC CHUYÊN GIA xlv PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM xlvi PHỤ LỤC 8: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN TAY ĐÔI xlvii
Trang 10DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1: Mô hình quản lý bản sắc doanh nghiệp của Balmer và Stotvig, 1997 53
Hình 1-2 Mô hình quản lý thương hiệu của de Chernatony 1999 55
Hình 1-3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 60
Hình 3-1: Mức độ truyền thông trong nội bộ đội ngũ thương hiệu 107
Hình 3-2: Mức độ truyền thông nội bộ giữa đội ngũ thương hiệu và nhân viên 108
Hình 3-3: Truyền thông nội bộ giữa nhân viên và khách hàng 109
Hình 3-4: Tương đồng giữa các đối tượng về bản sắc thương hiệu 110
Hình 3-5: Kết quả mô hình nghiên cứu 119
Trang 11viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Biến đo lường trong nghiên cứu đội ngũ thương hiệu 98 Bảng 3-2: Biến đo lường trong nghiên cứu về nhân viên 100 Bảng 3-3: Biến đo lường trong nghiên cứu về khách hàng 101
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACB: ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
AFTA: khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ALM : quản lý rủi ro tài sản nợ - có
ANZ: tập đoàn ngân hàng TNHH Australia và New Zealand
ATM:automated teller machine - máy giao dịch tự động
BIDV: ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam
CRM: quản lý mối quan hệ khách hàng
HSBC: ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải
M&A: mua bán và sáp nhập
NCKH : nghiên cứu khoa học
NHNN: ngân hàng Nhà nước
NHNo: ngân hàng Nông nghiệp
NHTM: ngân hàng thương mại
PR: hoạt động quan hệ công chúng
TMCP: thương mại cổ phần
Vietinbank: ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
WTO: tổ chức thương mại Thế giới
Trang 131
MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu
Thương hiệu ngày nay đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Trong quá khứ, chúng chưa từng phải gánh trọng trách quan trọng như hiện nay Trước tốc độ thay đổi nhanh chóng của thời đại, tính năng động của các nền kinh tế và thị trường, sự phát triển như vũ bão của công nghệ cùng với sự phân khúc thị trường ngày càng rõ rệt đã gây nên sự thất bại của rất nhiều doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu của mình thành thương hiệu mạnh
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi thứ có khuynh hướng công bằng, và thị trường thế giới là thị trường của hàng hóa Sự tiện lợi của công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp dễ dàng bắt chước những sản phẩm, hệ thống, dịch
vụ, quy trình của các đối thủ cạnh tranh khác Hệ thống ngân hàng là một ví dụ điển hình trong trường hợp này
Những thương hiệu mạnh, một khi được xây dựng và quản lý tốt, sẽ mang lại cho công ty sự trường tồn và có khả năng trở thành bất tử bất chấp sự cạnh tranh của các đối thủ khác Những thương hiệu như vậy không thể tồn tại lâu nếu như không có sự quản lý cẩn trọng Quản lý thương hiệu tốt sẽ giúp tạo ra thương hiệu mạnh và duy trì lòng trung thành của khách hàng cũng như nó không phụ thuộc vào vòng đời của sản phẩm nữa Thật hết sức ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp quá chú ý vào quản lý những bộ phận khác mà quên chú ý vào quản lý thương hiệu của mình
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập các chi nhánh tại Việt Nam thì những tên tuổi lớn trong hệ thống tài chính quốc tế đều đã lần lượt có mặt tại Việt Nam: HSBC, ANZ, BNP, Tokyo Mishubishi… Đứng trước các ngân hàng nước ngoài đã có bề dày hoạt động hàng trăm năm với thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,….các ngân hàng
Trang 14thương mại Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn và bộc lộ đầy đủ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như biết rõ thách thức và tận dụng được cơ hội phát triển
Trước sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng trong nước, đồng thời với việc tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường quốc tế, làm gì để tạo được lòng trung thành của khách hàng, khẳng định điểm khác biệt để mở rộng thị phần? Đó là quản lý cho được chất lượng, giá cả sản phẩm dịch vụ, truyền thông, quảng bá sản phẩm… tất cả đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương hiệu Chính vì vậy, vấn đề phát triển thương hiệu thật sự trở nên quan trọng và cần thiết đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng Quản lý thương hiệu tốt sẽ giúp cho chúng ta tạo ra thương hiệu mạnh và có độ tin cậy cao không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế Tuy nhiên, quản lý thương hiệu là một nhiệm vụ không dễ dàng vì bản chất năng động của những yếu tố tác động vào thị trường Cho đến nay, hệ thống ngân hàng của nước ta chưa có một ngân hàng nào có đủ sức cạnh tranh trong khu vực, chưa nói đến thế giới Một trong những nguyên nhân là do chúng ta là một nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, tiềm lực
về vốn, công nghệ quản trị đều kém rất nhiều so với thế giới Công tác quản lý và phát triển thương hiệu của các ngân hàng còn thiếu bài bản, thiếu chiến lược đúng đắn, thực ra là vô cùng yếu kém và điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài Chính vì vậy, quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và quản lý thương hiệu của một ngân hàng nói riêng là một vấn
đề vô cùng quan trọng có tính cấp bách và lâu dài, nhất là trong thời kỳ đất nước chúng ta đang phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới
Hiện nay, xu hướng M&A các ngân hàng đang ngày càng phổ biến Giá của các cuộc mua bán sát nhập trên thế giới đều có một phần giá trị tài sản do thương hiệu mang lại Tuy nhiên tại Việt Nam, việc xác định giá trị doanh nghiệp lại không tính giá trị các lợi thế do thương hiệu mang lại Theo Chuẩn mực kế toán số 04 và
Trang 153
công văn số 12414 của Bộ Tài chính ban hành ngày 03/10/2010, thương hiệu mặc
dù là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nhưng không được phép ghi nhận là tài sản vì (1) Thương hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định được, (02) Không đánh giá được một cách đáng tin cậy và (03) Doanh nghiệp không thể kiểm soát được Thế nhưng, thực tế, thương hiệu là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, muốn có được thương hiệu phải tốn chi phí (thời gian, tiền bạc)
và thương hiệu cũng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, do đó, thương hiệu cũng cần được quản lý như những tài sản khác Do đó muốn đánh giá thương hiệu và kiểm soát nguồn lực từ thương hiệu cần phải có phương pháp quản lý thương hiệu khoa học, đặc biệt là thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng
Có nhiều nghiên cứu về xây dựng và quản lý thương hiệu ở trong nước cũng như nước ngoài, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý thương hiệu Ngân hàng thương mại bằng các yếu tố nội bộ Có nhiều nghiên cứu về quản lý thương hiệu trong ngành ngân hàng trên thế giới như nghiên cứu của Simpson W và Kohors (2002) về tương quan giữa thành quả xã hội và thành quả tài chính của các ngân hàng, Bontis et al (2007) về tác động của truyền thông đến lòng trung thành của khách hàng và chất lượng dịch vụ trong ngành ngân hàng, Jandaghi et al (2011) nghiên cứu về tác động của thương hiệu đến rủi ro ngân hàng … Trong nước cũng
đã có nhiều nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại, tuy nhiên cũng rất hạn chế
-Nghiên cứu trường hợp Vietcombank‖ rất cần thiết để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là: