1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa ở khu vực miền bắc

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Vận Tải Thủy Nội Địa Khu Vực Miền Bắc
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai
Người hướng dẫn GS-TS Vương Toàn Thuyên, PGS-TSKH Nguyễn Văn Chương
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Tổ Chức Và Quản Lý Vận Tải
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 164,04 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC MIỀN BẮCLUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA

KHU VỰC MIỀN BẮC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA

KHU VỰC MIỀN BẮC

Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý vận tải

Mã số: 62.84.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học 1: GS-TS VƯƠNG TOÀN THUYÊN

Người hướng dẫn khoa học 2: PGS-TSKH NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA 14

1.1 Khái quát về phát triển bền vững 14

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của phát triển bền vững 14

1.1.2 Các yêu cầu và nguyên tắc của phát triển bền vững 16

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững 19

1.2 Phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 21

1.2.1 Các đặc trưng cơ bản của vận tải thủy nội địa 21

1.2.2 Khái niệm và các yêu cầu của phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 34 1.2.3 Các nhân tố tác động đến phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 36

1.2.4 Các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 39 1.3 Kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa của một số quốc gia trên thế giới 49

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa ở một số nước châu Á 49

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa tại các nước châu Âu 50

1.3.3 Kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa tại Mỹ 52

Trang 5

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VẬN TẢI THỦY

NỘI ĐỊA KHU VỰC MIỀN BẮC TRÊN QUAN ĐIỂM BỀN VỮNG 54

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội chủ yếu tác động đến phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc 54

2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực miền Bắc 54

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội khu vực miền Bắc 56

2.1.3 Đặc điểm về thể chế quản lý đối với ngành đường thủy nội địa 59

2.2 Hiện trạng phát triển vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc giai đoạn 2005 - 2015 60

2.2.1 Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đường thủy nội địa khu vực miền Bắc 60

2.2.2 Hiện trạng phương tiện vận tải thủy nội địa 74

2.2.3 Công nghiệp đóng và sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ nội địa 79

2.2.4 Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải thủy nội địa 80

2.2.5 Vấn đề an toàn giao thông vận tải đường thủy nội địa 91

2.2.6 Tác động đối với môi trường 93

2.3 Đánh giá quá trình phát triển vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc giai đoạn 2005 - 2015 trên quan điểm bền vững 97

2.3.1 Về kinh tế 97

2.3.2 Về xã hội 100

2.3.3 Về môi trường 101

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC MIỀN BẮC 103

3.1 Định hướng phát triển giao thông vận tải thủy nội địa khu vực miềnBắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 103

3.1.1Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 103

Trang 6

3.1.2 Quy hoạch phát triển vận tải thủy nội địa KVMB đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030 104

3.2 Dự báo nhu cầu vận tải thủy nội địa KVMB đến năm 2020, định hướng tới năm 2030 và dự báo biến động điều kiện tự nhiên trong thời gian tới 109

3.2.1 Dự báo nhu cầu vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc đến năm 2020, định hướng tới năm 2030 109

3.2.2 Dự báo biến động về điều kiện tự nhiên tại khu vực miền Bắc và tác động đối với vận tải thủy nội địa 110

3.3 Một số giải pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc 112

3.3.1 Giải pháp phát triển bền vững cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa 112

3.3.2 Giải pháp phát triển bền vững phương tiện thủy nội địa 127

3.3.3 Giải pháp về vốn để phát triển bền vững vận tải thủy nội địa 134

3.3.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của vận tải thủy nội địa138 3.3.5 Giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa 141

3.3.6 Giải pháp phát triển bền vững về môi trường 143

3.3.7 Các giải pháp khác 145

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A Tiếng Việt

B Tiếng Anh

BOT Build-Operate-Transfer (Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao)

BTO Build-Transfer-Operate (Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh)

BT Build-Transfer (Xây dựng-Chuyển giao)

FDI Foreign Direct investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

ODA Official Development Assistance (Viện trợ phát triển chính thức)

PPP Public Private Partnership (Hợp tác công tư)

WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

PNTR Permanent Normal Trade Relations (Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn)

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Trang

Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững 16

Hình 2.1: Hệ thống sông ngòi khu vực miền Bắc Việt Nam 55

Hình 2.2: Các tuyến ĐTNĐ và cảng TNĐ khu vực miền Bắc 61

Hình 2.3: Sơ đồ các tuyến đường TNĐ chính khu vực miền Bắc 65

bằng ĐTNĐ khu vực miền Bắc giai đoạn 2005-2015 88

khu vực miền Bắc giai đoạn 2005 - 2015 89

Hình 3.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 111

Hình 3.2: Mô hình bến xếp dỡ bằng sà lan ponton 124

Hình 3.3: Sà lan ponton 124

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu phương tiện thủy nội địa theo khu vực 75

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa vận tải 88

Biểu đồ 2.3: Thị phần vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa 89

Biểu đồ 2.4: Tình hình tai nạn giao thông ĐTNĐ khu vực miền Bắc 92

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá PTBV vận tải thủy nội địa 41

Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng các tuyến vận tảithủy nội địa chính khu vực miền Bắc 62

Bảng 2.2: Kinh phí ngân sách cấp cho công tác duy tutuyến đường thủy nội địa khu vực phía Bắc giai đoạn 2010 - 2015 66

Bảng 2.3: Các cảng thủy nội địa chính khu vực miền Bắc 72

Bảng 2.4: Quy mô phương tiện thủy nội địa chở hàngkhu vực miền Bắc giai đoạn 2005 – 2015 74

Bảng 2.5: Cơ cấu đội phương tiện theo trọng tải và số lượng năm 2015 75

Bảng 2.6 Cơ cấu phương tiện thủy nội địa theo tuổi năm 2015 76

Bảng 2.7: Phân loại phương tiện TNĐ theo vật liệu làm vỏ năm 2015 77

Bảng 2.8: Cơ cấu phương tiện thủy nội địa chở hàngcó động cơ khu vực miền Bắc năm 2015 77

Bảng 2.9: Chủng loại hàng hóa vận chuyển trên các tuyến miền Bắc 81

Bảng 2.10: Kết quả SXKD của Tổng công ty vận tải thủygiai đoạn 2005- 2015 85

Bảng 2.11: Hiện trạng các doanh nghiệp vận tải hàng hóabằng ĐTNĐ khu vực miền Bắc năm 2015 86

Bảng 2.12: Sản lượng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địakhu vực miền Bắc giai đoạn 2005 - 2015 87

Bảng 2.13: Cự ly vận chuyển hàng hóa bình quân bằng đườngthủy nội địa khu vực miền Bắc giai đoạn 2005 - 2015 90

Bảng 2.14: So sánh cước vận chuyển hàng hóa bình quânbằng đường thủy nội địa và đường bộ 904

Bảng 2.15: Cước phí xếp dỡ một số loại hàng hóa 914

Bảng 2.16: Hệ số phát thải CO2 của phương tiện thủy nội địa 94

Bảng 2.16: Hiện trạng chất lượng nước trên một số tuyếnđường thủy nội địa khu vực miền Bắc 95

Bảng 3.1: Dự báo tổng khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển bằng đường thủy nội địa đến năm 2020, 2030 106

Trang 10

Bảng 3.2: Quy hoạch các tuyến TNĐ chính khu vực phía Bắcđến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 107 Bảng 3.3: Quy hoạch các cảng đường thủy nội địa chính khu vựcphía Bắc đến

năm 2020, định hướng đến năm 2030 108 Bảng 3.4 Dự báo khối lượng vận tải một số mặt hàng chínhbằng đường thủy

nội địa khu vực miền Bắc 109 Bảng 3.5 Dự báo khối lượng một số hàng hóa có khối lượng lớn trên một số

đoạn tuyến đường thủy nội địa khu vực miền Bắc 110 Bảng 3.6: Tiêu chuẩn kỹ thuật của một số tuyến thuộc hành lang chínhtheo

quy hoạch tới năm 2020 128 Bảng 3.7: Chi phí đầu tư khai thác phương tiệntrên tuyến Quảng Ninh - Ninh

Bình 131 Bảng 3.8: Chi phí đầu tư khai thác phương tiệntrên tuyến Hải Phòng - Việt Trì

131 Bảng 3.9: Chi phí đầu tư khai thác phương tiệntrên tuyến Quảng Ninh - Việt

Trì 132 Bảng 3.10: Chi phí đầu tư khai thác phương tiệntrên tuyến ven biển Quảng

Ninh - Ninh Bình 132 Bảng 3.11: So sánh một số hình thức hợp tác công tư phổ biến 135

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Để đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: Giao thông vận tải giữ vị trí đặc biệt quan trọng, đi trước một bước, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải và tạo đồng bộ cho toàn hệ thống giao thông vận tải

Hiện nay, kinh tế đất nước đang phát triển một cách nhanh chóng, nhu cầu vận tải không ngừng tăng lên Vận tải đường bộ - một trong những phương thức vận tải phổ biến nhất đang quá tải, giao thông đường bộ bị tắc nghẽn trầm trọng

Vì thế cần phải có sự hỗ trợ của các phương thức vận tải khác để giảm tải cho giao thông đường bộ, trong đó có vận tải thủy nội địa Vận tải thuỷ nội địa là một ngành vận tải truyền thống với nhiều ưu việt như tận dụng được điều kiện sông kênh, giá thành thấp, đáp ứng được việc chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn cho các khu công nghiệp, chuyên chở hàng siêu trường siêu trọng và ít gây ô nhiễm môi trường

Khu vực miền Bắc có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi cho việc phát triển vận tải thủy nội địa với gần 4500km chiều dài sông kênh có thể khai thác vận tải và hàng ngàn km đường bờ biển Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, vận tải thủy nội địa ở khu vực miền Bắc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa phát huy vai trò của mình trong hệ thống giao thông vận tải tại khu vực Vận tải thủy nội địa ở khu vực miền Bắc mới vận tải được khoảng 22% lượng hàng hóa vận chuyển trong khu vực Tốc độ tăng về sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa chưa cao và không ổn định, tai nạn giao thông đường thủy nội địa vẫn gây ra những thiệt hại đáng kể về người và tài sản; việc đầu tư, khai thác phương tiện vận tải thủy trên các sông kênh cũng như xây dựng các cảng - bến xếp dỡ dọc các bờ sông gây tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt làm ô nhiễm chất lượng nguồn nước Đây chính là những yếu tố cơ bản phản ánh sự phát triển không bền vững của vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc

Trang 12

Trong chương trình Nghị sự 21 của Chính phủ về phát triển bền vững đã khẳng định quan điểm về phát triển bền vững:"Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học" Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Chính vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa

và các doanh nghiệp tham gia vận tải thủy nội địa cần tích cực nghiên cứu đưa

ra các giải pháp cơ bản để phát triển bền vững vận tải thủy nội địa ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc là vô cùng cần thiết, giúp cải thiện vị thế của giao thông vận tải đường thủy nội địa trong hệ thống vận tải thống nhất, hỗ trợ giảm tải cho vận tải đường bộ, tạo ảnh hưởng tốt với môi trường và xã hội Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển giao thông vận tải nói chung và phát triển vận tải thủy nội địa, tuy nhiên chưa

có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về các giải pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc Xuất phát từ những vấn đề lý luận và

thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài luận án: " Nghiên cứu các giải

pháp phát triển bền vững vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc"

2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là tổng hợp, xây dựng hệ thống lý luận

về phát triển bền vững vận tải thủy nội địa; đánh giá thực trạng hoạt động của vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc theo hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí nhất định để thấy được hoạt động vận tải này đã phát triển bền vững hay chưa? Do những nguyên nhân cụ thể nào? Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển

bền vững vận tải thủy nội địa tại khu vực miền Bắc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 13

những tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững gắn với các đặc điểm, đặc trưng của ngành vận tải thủy nội địa như cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa, phương tiện vận tải thủy nội địa, hoạt động khai thác vận tải thủy nội địa, thể chế quản

lý đối với giao thông đường thủy nội địa

- Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa của một số quốc gia trên thế giới

b Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động giao thông vận tải

thủy nội địa tại khu vực miền Bắc Việt Nam, tập trung nghiên cứu vận tải hàng hóa trên các tuyến sông và ven biển trên cả góc độ quản lý nhà nước và doanh nghiệp vận tải thủy nội địa Bên cạnh đó, đề tài còn đề cập đến kinh nghiệm phát triển bền vững vận tải thủy nội địa của một số nước trên thế giới Khu vực miền Bắc Việt Nam ở đây được xác định theo quan điểm phân chia khu vực vận tải của Bộ giao thông vận tải và Niên giám thống kê Việt Nam, bao gồm các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, trung du và miền núi phía Bắc

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động vận tải thủy nội địa khu

vực miền Bắc trong giai đoạn 2005 - 2015

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:

a Về mặt khoa học:

Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao cơ sở lý luận phát triển bền vững và vận dụng cụ thể vào lĩnh vực vận tải thủy nội địa Đưa ra các luận cứ khoa học làm cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững vận tải thủy nội địa

b Về mặt thực tiễn:

- Luận án phản ánh thực trạng hoạt động vận tải thuỷ nội địa KVMB trong giai đoạn 2005 - 2015 đã bền vững hay chưa, chỉ ra những hạn chế cần khắc phục

- Kết quả đạt được của luận án có giá trị tham khảo cho các cơ quan, các doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải nói chung, vận tải thủy nội địa nói

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w