ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---o0o--- HOÀNG THỊ BẢO THOA NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG V
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -o0o -
HOÀNG THỊ BẢO THOA
NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI
MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -o0o -
HOÀNG THỊ BẢO THOA
NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI
MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM
Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62.34.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Vũ Anh Dũng 2 TS Phạm Thị Liên
HÀ NỘI, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng qui định Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Những kết luận khoa học được đưa ra dựa theo kết quả nghiên cứu của chính tôi và chưa được các nhóm nghiên cứu khác công bố ở bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận án
Hoàng Thị Bảo Thoa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án “Nghiên cứu những nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam”, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, hỗ trợ của Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, viện Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành với những sự hỗ trợ đó
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Vũ Anh Dũng, TS Phạm Thị Liên đã truyền cảm hứng và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận án này
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này
Tác giả luận án
Hoàng Thị Bảo Thoa
Trang 51 Tính cấp thiết của luận án 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
2.1 Mục đích nghiên cứu 6
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
3 Câu hỏi nghiên cứu 7
4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu 8
5 Những đóng góp của luận án 8
5.1 Về mặt lý thuyết 9
5.2 Về mặt thực tiễn 10
6 Giới thiệu về kết cấu luận án 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH 13
1.1 Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh 13
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh 13
1.1.2 Cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh 19
1.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 23
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng xanh23 1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh 30
Trang 61.2.3 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành
3.1.5 Các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) 42
1.4 Các mô hình nghiên cứu liên quan 43
1.4.1 Mô hình khái niệm về hành vi người tiêu dùng 43
1.4.2 Mô hình hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng quan tâm tới môi trường44 1.4.3 Mô hình giả định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam 46
1.5 Khoảng trống và hướng nghiên cứu 47
1.6 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 49
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55
2.1 Qui trình nghiên cứu 55
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 56
2.2.1 Dữ liệu thứ cấp 56
2.2.2 Dữ liệu sơ cấp 56
2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 63
2.3.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh 63
2.3.2 Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá tác động 63
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG XANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH 71
3.1 Đặc điểm thị trường người tiêu dùng Việt Nam 71
3.2 Thực trạng tiêu dùng xanh ở Việt Nam từ kết quả phân tích tài liệu thứ cấp 79
3.3 Kết quả phân tích điều tra 86
3.3.1 Tỷ lệ phản hồi và thông tin cơ bản của người được điều tra 86
Trang 73.3.2 Tỷ lệ người tiêu dùng Việt Nam biết đến tiêu dùng xanh 87
3.3.3 Thực trạng tiêu dùng xanh tại Việt Nam theo kết quả điều tra 88
3.3.3 Đánh giá độ tin cậy và xác thực thang đo 91
3.3.4 Phân tích mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh 96
3.3.5 Kiểm định tác động của các nhân tố tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh 97
3.3.6 Ảnh hưởng của các nhân tố tiền đề của ý định tiêu dùng xanh và các biến kiểm soát 99
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 104
4.1 Bàn luận kết quả nghiên cứu 104
4.1.1 Tổng kết kinh nghiệm quốc tế về tiêu dùng xanh và hàm ý đối với Việt Nam 104
4.1.2 Bàn luận các kết quả điều tra 106
4.2 Các đề xuất và kiến nghị 108
4.2.1 Các đề xuất và kiến nghị đối với doanh nghiệp 108
4.2.2 Các đề xuất và kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước 110
4.2.3 Các đề xuất kiến nghị đối với người tiêu dùng 114
4.3 Một số hạn chế của nghiên cứu và đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp
Trang 83 Hình 1.3: Mô hình khái niệm về hành vi người tiêu dùng 43 4 Hình 1.4: Mô hình hành vi tiêu dùng tổng thể của người tiêu dùng
quan tâm tới môi trường
45
5 Hình 1.5: Mô hình giả định các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Việt Nam
46
Trang 9DANH MỤC BẢNG
4 Bảng 3.1: Thống kê tỷ lệ người tiêu dùng biết đến khái niệm tiêu
6 Bảng 3.3: Bảng thống kê câu hỏi trong tương quan tổng của thang đo Hành vi tiêu dùng xanh
92
7 Bảng 3.4 Kết quả kiểm định thước đo các nhân tố Nhận thức về tính hiệu quả, sự nhạy cảm về giá và Sự sẵn có của sản phẩm
93
8 Bảng 3.5: Bảng thống kê câu hỏi trong tương quan tổng của thang đo Quan tâm tới môi trường
94
9 Bảng 3.6 Kết quả kiểm định thước đo các nhân tố Quan tâm tới môi trường, thái độ với môi trường và chuẩn mực chủ quan về tiêu dùng xanh
95
10 Bảng 3.7: Bảng phân tích KMO và Bartlett's Test mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh
96
11 Bảng 3.8: phân tích tương quan tác động của ý định đến hành vi tiêu dùng xanh (Correlations)
96
12 Bảng 3.9: Bảng phân tích tương quan Spearman's rho mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh
96
13 Bảng 3.10: Bảng phân tích hồi qui tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh
98
14 Bảng 3.11 Kết quả hồi quy với ý định TDX là biến phụ thuộc 100 15 Bảng 3.12: Mô tả giá trị trung bình của ý định và hành vi tiêu dùng
xanh của phân biệt theo giới tính
100
16 Bảng 3.13: Hệ số tương quan giữa ý định và hành vi tiêu dùng ở 101
Trang 10iii
các nhóm giới tính khác nhau
17 Bảng 3.14: Hệ số tương quan giữa ý định và hành vi tiêu dùng ở hai nhóm giới tính nam và nữ (Spearman's rho)
Trang 11PHỤ LỤC
1 Phụ lục 1: Bảng thống kê các nghiên cứu liên quan 2 Phụ lục 2: Phiếu điều tra sơ bộ
3 Phụ lục 3: Phiếu điều tra chính thức
4 Phụ lục 4: Thông tin của người được điều tra
Trang 121
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của luận án
Tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ khi môi trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới Những cụm từ như sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, tình trạng xâm lấn của nước biển… thường xuyên được các chính phủ, các tổ chức và người dân nhắc đến như là một vấn đề đáng quan tâm trong mọi khía cạnh cuộc sống Trong thập kỷ qua, rất nhiều nỗ lực đã được đưa vào các chính sách và chương trình nhằm chuyển đổi thành công cơ cấu công nghiệp và làm quy trình sản xuất sạch và hiệu quả hơn Tuy nhiên các doanh nghiệp chỉ có thể làm giảm những tác động đến môi trường liên quan đến việc sản xuất chứ không giải quyết được các tác động đến môi trường liên quan đến việc lựa chọn, sử dụng và thải loại sản phẩm của người tiêu dùng (Fuchs và Lorek, 2005) Hơn thế nữa, những thay đổi được cho là cần thiết còn vì các vấn đề kỹ thuật từ phía sản xuất có xu hướng bị các tăng trưởng trong tiêu dùng vượt qu a (Mont và Plepys, 2008; Throne-Holst và cộng sự, 2007) Khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vi mua thân thiện với môi trường Chính nhận thức về vấn đề môi trường của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết định tiêu dùng
Hiện nay tiêu dùng xanh càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với môi trường và xã hội vì nó được xem là xu hướng tiêu dùng tiến bộ và tiết kiệm Việc sử dụng các sản phẩm xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho chính cộng đồng mà còn góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra không gian sống trong lành Ngoài ra, tiêu dùng xanh còn là tiêu dùng ưu tiên cho hàng hóa nội địa giúp giảm chi phí và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển Các chuyên gia môi trường cũng đã xem tiêu dùng xanh như một biện pháp ―giải cứu trái đất‖ trước những chuyển biến xấu của môi trường sống trên toàn cầu Do đó xu hướng chung trên thế giới là khuyến khích tiêu dùng xanh, sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện
với môi trường tăng trưởng mạnh trong thời gian tới
Tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là việc mua và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe
Trang 13dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và để nâng cao chất lượng sống của chúng ta Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới đang dần dần hướng tới các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường và coi điều đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao Họ sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa đã được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững Vì sự quan tâm đối với các sản phẩm xanh đã gia tăng trên toàn cầu, nhiều công ty đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi
trường và thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bảo vệ môi trường
Tiêu dùng xanh hiện đã khá phổ biến ở các nước phát triển và cũng đã có những bước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển khi thu nhập cá nhân và ý thức tiêu dùng ngày càng tăng Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở Châu Á đã xây dựng các bộ luật bảo vệ môi trường Số lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng (Laroche& cộng sự, 2001)
Tiêu dùng xanh tại Việt Nam cũng đang bắt đầu phát triển, đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và sức khỏe ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam, phù hợp với định hướng bảo vệ và phát triển môi trường an toàn của Chính phủ Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường Việc tăng cường tiêu dùng và mua sắm xanh và nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp ngăn chặn tình trạng này Tuy nhiên để tạo ra một xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam sẽ cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan khác của Nhà nước và quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp Người tiêu dùng cũng phải sẵn sàng để mua những sản phẩm xanh Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên đề cấp đến tiêu dùng xanh vào tháng 9/2012 trong Chiến lược về tăng trưởng xanh với 3 mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ 3 là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, một trong 3 nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm có xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững Ngoài ra Việt Nam
Trang 143
cũng đang xây dựng chương trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìn đến năm 2020
Trong bối cảnh môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn đã là một vấn đề đáng báo động tại Việt Nam, nhiều tổ chức và hộ kinh doanh cá thể bắt đầu có các hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xanh trong đó có thực phẩm Tuy nhiên quá trình chuyển từ nhận thức đến hành động tiêu dùng xanh của người tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan Thực tế cho thấy vẫn còn một khoảng cách khá xa giữa ý định mua sản phẩm xanh và hành vi mua xanh trên thực tế của người tiêu dùng Việt Nam Nhiều người tiêu dùng Việt Nam dù ý thức được công dụng của sản phẩm xanh trong đó có thực phẩm và tỏ ra quan tâm tới môi trường nhưng vì lý do nào đó vẫn chưa có hoặc có hạn chế những hành vi mua thực tế
Trong các cuộc tranh luận học thuật và chính sách liên quan đến tác động của tiêu dùng đến môi trường, tiêu dùng xanh cũng nổi lên như một nhân tố quan trọng (Catlin & Wang, 2013; Leonidou, Katsikeas, & Morgan, 2013; Peloza et al., 2013; Trudel & Argo, 2013; White & Simpson, 2013) Các nghiên cứu khảo sát hành vi tiêu dùng xanh đã được tiến hà nh tại các nước đã và đang phát triển, tuy nhiên những nghiên cứu như vậy vẫn còn thiếu ở Việt Nam
Tính cấp thiết của luận án này được tóm tắt ở các vấn đề nêu dưới đây:
- Tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng kéo theo những hệ lụy như thiên tai, lũ lụt, bão, nhiệt độ thất thường, tình trạng xâm lấn của nước biển cao đột biến cùng với tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới hiện đang đặt các doanh nghiệp và người dân Việt Nam trước yêu cầu phải thay đổi hành vi trong cả sản xuất và tiêu dùng Một số sự kiện lớn gần đây liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người như sự kiện cá chết vũng Áng, không khí ở Hà Nội ô nhiễm, vấn đề an toàn thực phẩm đang làm cho chủ đề tiêu dùng xanh trở nên nóng hơn bao giờ hết ở Việt Nam
- Hiện nay tiêu dùng xanh ở Việt Nam vẫn còn là một khái niệm tương đối mới, số lượng sản phẩm được cấp nhãn xanh rất hạn chế và số lượng tiêu thụ sản phẩm xanh không cao, mặc dù nhiều người tiêu dùng Việt Nam có thái độ tốt đối
Trang 15với môi trường hoặc cao hơn nữa là có ý định tiêu dùng xanh tuy nhiên vì một lý do nào đó hành vi tiêu dùng xanh thực tế vẫn còn hạn chế
- Mặc dù ở các quốc gia khác, nhiều mô hình nghiên cứu đã được sử dụng để nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh Tại Việt Nam, mặc dù tiêu dùng xanh đã bắt đầu được chú trọng tuy nhiên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến tiêu dùng xanh còn hạn chế Hiện nay ở Việt Nam chỉ có một số ít các nghiên cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng xanh là ―Mô hình giả định các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng xanh‖ của nhóm nghiên cứu TS Vũ Anh Dũng&Nguyễn Thu Huyền& Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012), Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp (Vũ Anh Dũng, 2015), Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh: Trường hợp sinh viên Đà Nẵng (Trần Triệu Khải, 2015), Ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ: vai trò của niềm tin (Nguyễn Kim Nam, 2015), Yếu tố tác động ý định tiêu dùng sản phẩm điện máy xanh của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh – tiếp cận theo lý thuyết hành vi dự định TPB (Nguyễn Bích Ngọc và các cộng sự, 2015)
Những nghiên cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng xanh thường phức tạp và chứa nhiều lớp lý thuyết liên quan bao gồm cả kiến thức marketing (hành vi tiêu dùng) và cả vấn đề tâm lý học, vấn đề nhân khẩu học… cho nên đòi hỏi một nền tảng lý thuyết sâu rộng để áp dụng cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng mục đích và phạm vi nghiên cứu Các câu hỏi và nghiên cứu liên quan đến hành vi người tiêu dùng đòi hỏi chi tiết hơn đặc biệt là với khách hàng tiêu dùng xanh được xem là những người có thu nhập cao và có trí thức (theo Viện quốc tế về phát triển bền vững, trong cuốn hướng dẫn toàn cầu - International Institute for Sustainable Development: A global guide (2013) về đối tượng có nhiều khả năng là khách hàng của sản phẩm xanh),
- Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã chỉ ra được mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh, tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại rất khác nhau: trong một số nghiên cứu ý định mua tạo ra sự sẵn lòng mua sắm - khi những người tiêu dùng sẵn lòng mua một số sản phẩm, ý định mua càng cao thì khả năng mua càng lớn (Dod, 2001) trong khi đó ở các nghiên cứu khác kết quả