1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ifrs tại các doanh nghiệp việt nam

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Lê Việt
Người hướng dẫn PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 594,8 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH --- LÊ VIỆT NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG IFRS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020... BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

LÊ VIỆT

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG IFRS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

LÊ VIỆT

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG IFRS TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 934031

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS MAI THỊ HOÀNG MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận án này do cá nhân tôi tự thực hiện sau quá trình nghiên cứu, khảo sát và phân tích số liệu Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án này chưa từng được công bố bởi bất kì người nào khác

Nghiên cứu sinh

Lê Việt

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iv

TÓM TẮT LUẬN ÁN v

ABSTRACT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp mới của luận án 6

6 Kết cấu của luận án 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8

1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài: 8

1.1.1 Nhóm nghiên cứu nhân tố về môi trường kinh doanh 9

1.1.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi quốc tế 9

1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi quốc gia 12

1.1.2 Nhóm nghiên cứu nhân tố hành vi 15

1.1.2.1 Những nghiên cứu vận dụng lý thuyết Đẳng cấu thể chế 15

1.1.2.2 Những nghiên cứu vận dụng lý thuyết hành vi dự định TPB hoặc nghiên cứu chung về nhận thức 18

1.1.3 Nhận xét các nghiên cứu ở nước ngoài 26

1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam 28

1.2.1 Nghiên cứu về sự hòa hợp giữa VAS với IFRS 28

1.2.2 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 29

Trang 5

1.2.3 Nhận xét về những nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng

IFRS tại Việt Nam 34

1.3 Khe hổng nghiên cứu 35

Kết luận chương 1 38

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 39

2.1 Tổng quan về IFRS 39

2.1.1 Quá trình phát triển của IFRS 39

2.1.2 Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới 42

2.1.3 Tình hình thực tế áp dụng IFRS tại Việt Nam 46

2.1.3.1 Thực trạng áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp trong nước 46

2.1.3.2 Thực trạng về hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam 51

2.1.3.3 Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào Việt Nam 52

2.2 Những lý thuyết nền được vận dụng trong luận án 53

2.2.1 Lý thuyết Hành vi dự định 54

2.2.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý TRA 54

2.2.1.2 Lý thuyết hành vi dự định TPB 55

2.2.1.3 Các mô hình phát triển từ mô hình TRA và mô hình TPB 56

2.2.1.4 Ứng dụng của mô hình TPB 58

2.2.1.5 Vận dụng lý thuyết TPB vào nghiên cứu việc áp dụng IFRS 60

2.2.2 Lý thuyết Đẳng cấu thể chế 62

2.2.2.1 Đặc điểm cơ bản của lý thuyết Đẳng cấu thể chế 62

2.2.2.2 Vận dụng lý thuyết đẳng cấu thể chế vào nghiên cứu việc áp dụng IFRS 63

2.2.3 Mô hình kết hợp lý thuyết hành vi dự định TPB và lý thuyết đẳng cấu thể chế 65

2.3 Giả thuyết nghiên cứu 66

2.3.1 Tổng hợp các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận án 66

2.3.2 Để xuất giả thuyết nghiên cứu 67

2.4 Mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến 71

Trang 6

Kết luận chương 2 72

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 73

3.1 Quy trình nghiên cứu 73

3.2 Xây dựng thang đo 76

3.3 Thiết kế nghiên cứu 79

3.3.1 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ 79

3.3.1.1 Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ 79

3.3.1.2 Mẫu nghiên cứu sơ bộ 80

3.3.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi 81

3.3.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng chính thức 82

3.3.2.1 Mục tiêu 82

3.3.2.2 Mẫu nghiên cứu 83

3.3.2.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu 88

Kết luận chương 3 90

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 91

4.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 91

4.1.1 Nghiên cứu định tính 91

4.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 99

4.1.2.1 Mẫu nghiên cứu 99

4.1.2.2 Kỹ thuật phân tích trong nghiên cứu định lượng sơ bộ 101

4.1.2.3 Đánh giá giá trị hội tụ và độ tin cậy nhất quán nội tại của thang đo 102

4.1.2.4 Đánh giá giá trị phân biệt của thang đo 107

4.1.2.5 Tổng kết nghiên cứu sơ bộ 110

4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức 112

4.2.1 Mẫu nghiên cứu 112

4.2.2 Các thủ tục nghiên cứu chính thức 115

4.2.3 Đánh giá thang đo 116

4.2.3.1 Đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại 116

4.2.3.2 Đánh giá giá trị hội tụ 117

Trang 7

4.2.3.3 Đánh giá giá trị phân biệt 118

4.2.4 Đánh giá mô hình cấu trúc 121

4.2.4.1 Đánh giá đa cộng tuyến 121

4.2.4.2 Đánh giá hệ số xác định R2 122

4.3.4.3 Đánh giá hệ số tác động f2 122

4.2.4.4 Đánh giá sự phù hợp của các mối quan hệ 124

4.2.3.5 Đánh giá khả năng dự báo với hệ số Q2 129

4.2.4.6 Đánh giá hệ số q2 131

4.3 Tổng hợp kết quả và bàn luận 131

4.3.1 Tổng hợp kết quả 131

4.3.2 Bàn luận 135

4.3.2.1 Tác động của các biến Thái độ, Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và Nhận thức về sự kiểm soát đối với Việc áp dụng IFRS 135

4.3.2.2 Tác động của các biến trong phần mở rộng của mô hình TPB gốc đối với các biến Thái độ, Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và Nhận thức về sự kiểm soát 135

4.3.3.3 Tác động của các thành phần mở rộng trong mô hình nghiên cứu đối với Việc áp dụng IFRS 137

Kết luận chương 4 138

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 139

5.1 Kết luận 139

5.2 Hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị 142

5.2.1 Hàm ý lý thuyết 142

5.2.2 Hàm ý quản trị 144

5.3 Hạn chế của luận án và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

PHỤ LỤC 166

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CB-SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên hiệp phương sai

(Covariance-based Strutural Equation Modeling)

Standards Board) IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial

Reporting Standard) PLS-SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần

(Partial Least Square Strutural Equation Modeling)

kế toán Mỹ (United States Generally Accepted Accounting Principles)

Standards)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố về môi trường kinh doanh tác động đến việc áp

dụng IFRS 14

Bảng 1.2: Tổng hợp các nhân tố về hành vi tác động đến việc áp dụng IFRS 24

Bảng 2 1: Phân loại các quốc gia áp dụng IFRS theo khu vực 44

Bảng 2 2: Phân loại các quốc gia áp dụng IRFS tại khu vực Đông Nam Á 45

Bảng 2 3: Phân loại các quốc gia áp dụng IRFS cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo khu vực 46

Bảng 2 4: Cập nhật của IFRS Foundation tình hình áp dụng IFRS tại Việt Nam 47

Bảng 2.5: Tổng hợp các khái niệm nghiên cứu được Việt hóa trong luận án 66

Bảng 2.6: Tổng hợp các giả thuyết đề xuất 70

Bảng 3 1: Tổng hợp đặc điểm các khái niệm nghiên cứu trong luận án 76

Bảng 3 2: Tổng hợp phương pháp của các nghiên cứu liên quan 83

Bảng 3 3: Các phương pháp phân tích đa biến (Multivariate methods) 89

Bảng 4 1: Tổng hợp thang đo sử dụng trong luận án 93

Bảng 4.2: Thống kê mô tả đối tượng tham gia khảo sát – định lượng sơ bộ 100

Bảng 4 3: Bảng tính Cronbach's Alpha và Độ tin cậy tổng hợp lần 1 103

Bảng 4 4: Bảng tính Hệ số tải ngoài, Độ tin cậy của biến quan sát và Tổng phương sai trích lần 1 104

Bảng 4 5: Bảng tính Cronbach's Alpha, Độ tin cậy tổng hợp lần 2 105

Bảng 4 6: Bảng tính Hệ số tải ngoài, Độ tin cậy của biến quan sát và Tổng phương sai trích lần 2 106

Bảng 4 7: Bảng tính chỉ số HTMT 108

Bảng 4 8: Bảng tính chí số Fornell-Larcker 109

Bảng 4 9: Bảng tính hệ số tải chéo 109

Trang 10

Bảng 4.10: Thống kê mô tả đối tượng tham gia khảo sát chính thức 113

Bảng 4.11: Giá trị (trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất) và độ lệch chuẩn của các biến quan sát – Nghiên cứu chính thức 113

Bảng 4 12: Bảng tính Cronbach's Alpha, Độ tin cậy tổng hợp– Nghiên cứu chính thức 116

Bảng 4 13: Bảng tính Hệ số tải ngoài, Độ tin cậy của biến quan sát và Tổng phương sai trích– Nghiên cứu chính thức 117

Bảng 4 14: Bảng tính chí số HTMT– Nghiên cứu chính thức 118

Bảng 4 15: Bảng tính chí số Fornell-Larcker – Nghiên cứu chính thức 119

Bảng 4 16: Bảng tính hệ số tải chéo – Nghiên cứu chính thức 119

Bảng 4 17: Bảng tính hệ số phóng đại phương sai VIF 121

Bảng 4 18: Bảng tính hệ số xác định R2 122

Bảng 4 19: Bảng tính hệ số tác động f2 lần 1 122

Bảng 4 20: Bảng tính hệ số tác động f2 lần 2 123

Bảng 4 21: Kết quả đánh giá các mối quan hệ với tác động trực tiếp lần 1 (mô hình đo lường 1: bao gồm cả mối quan hệ HI-AD) 124

Bảng 4 22: Kết quả đánh giá các mối quan hệ với tổng tác động (trực tiếp và gián tiếp) lần 1 (mô hình đo lường 1: bao gồm cả mối quan hệ HI-AD) 125

Bảng 4 23: Kết quả đánh giá các mối quan hệ với tác động trực tiếp lần 2 (mô hình đo lường 2: không bao gồm mối quan hệ trực tiếp HI-AD) 125

Bảng 4 24: Kết quả đánh giá các mối quan hệ với tổng tác động (trực tiếp và gián tiếp) lần 2 (mô hình đo lường 2: không bao gồm mối quan hệ trực tiếp HI-AD) 126

Bảng 4 25: Bảng tính hệ số Q2 lần 1 (bao gồm mối quan hệ HI và AD) 129

Bảng 4 26: Bảng tính hệ số Q2 lần 2 (không bao gồm mối quan hệ HI và AD) 130

Bảng 4 27: Bảng tính hệ số q2 131

Bảng 4 28: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 132

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình TRA 55

Hình 2.2: Mô hình TPB 55

Hình 2.3: Mô hình TAM 57

Hình 2.4: Mô hình kết hợp TAM và TPB 57

Hình 2.5: Mô hình kết hợp các lý thuyết nền của Liu và cộng sự (2008) 65

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án 72

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 75

Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu chính thức 111

Hình 4.2: Các thủ tục phân tích định lượng của luận án 115

Hình 4.3: Mô hình đo lường 1 (bao gồm mối quan hệ HI-AD) 128

Hình 4.4: Mô hình đo lường 2 (không bao gồm mối quan hệ HI-AD) 129

Hình 4.5: Kết quả nghiên cứu chính thức của luận án 134

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN ÁN

Việc Bộ Tài chính ban hànhQuyết định 345/QĐ-BTC ngày 16/3/2020 về việc phê duyệt Đề án Áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam đã cho thấy sự quyết tâm của Việt Nam trong lộ trình áp dụng IFRS.Chính vì vậy luận án lựa chọn hướng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam với mong muốn có thể làm rõ vấn đề đang rất được chú trọng trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Mục tiêu của luận án là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam Luận án kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xây dựng và kiểm định giả thuyết, trong đó phần mềm SmartPLS được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu chính thức Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố hành vi tác động đến việc áp dụng IFRS gồm có: Thái độ, Nhận thức về áp lực xã hội, Nhận thức về sự kiểm soát, và Nhận thức về tính hữu ích Trong đó, nhân tố Thái độ chịu tác động bởi Nhận thức về tính hữu ích; trong khi nhân tố Nhận thức về áp lực xã hội chịu tác động của Áp lực chuyên môn, Áp lực mô phỏng, và Áp lực cưỡng chế; còn nhân tố Nhận thức về sự kiểm soát cũng chịu tác động bởi Nguồn lực và Điều kiện cần có Về mặt

lý luận, luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của các nhân tố đến việc áp dụng IFRS vào các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc kết hợp được hai

lý thuyết nền cơ bản nhất về việc áp dụng IFRS là lý thuyết hành vi dự định của tác giả Ajzen (1991) và lý thuyết đẳng cấu thể chế của DiMaggio và Powell (1983) Về mặt thực tiễn, luận án đưa ra các hàm ý nhằm thúc đẩy quá trình áp dụng IFRS đối với các nhà hoạch định chính sách để có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận IFRS một cách hiệu quả nhất Kết quả nghiên cứu cũng có thể góp phần giúp cho các doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan hơn về việc áp dụng IFRS, qua đó có sự chuẩn

bị đầy đủ nhất cho việc áp dụng sắp tới

Từ khóa: áp dụng IFRS, nhân tố ảnh hưởng, thái độ, nhận thức về áp lực xã hội, nhận thức về sự kiểm soát

Trang 13

ABSTRACT

The Ministry of Finance's issuance of Decision 345/QD-BTC 2020 Scheme on application of international financial statements standards in Vietnam has showed Vietnam's determination in the IFRS application roadmap Therefore, the purpose of this dissertation is to study influencing factors of IFRS adoption in Vietnam The objective of this dissertation is to identify the influencing factors and measure the influence of these factors on the application of IFRS in Vietnamese enterprises The dissertation will use both qualitative and quantitative research methods to formulate and test hypotheses, in which SmartPLS software is used to test the research model Research results show that the behavioral factors affecting IFRS application include: Attitude, Perceived social pressure, Perceived behavioral control, and Perceived usefulness In addition, Attitude is also affected by Perceived usefulness; Perceived social pressure is affected by Professional pressure, Mimetic pressure, and Coercive pressure; while Perceived behavioral control is affected by Perceived resources and Facilitating conditions Theoretically, the dissertation combines the two most basic background theories of studying IFRS adoption: the theory of planned behavior of Ajzen (1991) and the theory of institutional isomorphism of DiMaggio and Powell (1983) In practice, the dissertation offers solutions to promote IFRS application process to policy makers in order to support Vietnamese enterprises in the IFRS application roadmap The results can also help managers have the general view of IFRS adoption in their businesses, thereby providing the most thorough preparation for IFRS adoption

Keywords: IFRS adoption, influencing factors, attitude, perceived social pressure, perceived behavioral control

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của nghiên cứu

Thống kê của IFRS Foundation trên website IFRS.org cho thấy tính đến tháng 4/2020

đã có 166 nước đã hoặc đang trên lộ trình áp dụng IFRS với tổng GDP chiếm đến 98.8% tổng GDP toàn cầu, trong đó châu lục có nhiều nước áp dụng IFRS nhất chính

là Châu Âu với 44 nước (trong tổng số 44 quốc gia độc lập), tiếp theo lần lượt là Châu Phi (38 nước) và Châu Mỹ (37 nước), Châu Á và Châu Đại dương (34 nước) và Trung Đông (13 nước) Có thể thấy rằng trước xu thế chung là toàn cầu hóa, việc tìm ra một ngôn ngữ thống nhất trong kế toán, cụ thể là thông qua việc lập BCTC và trình bày thông tin là hết sức cấp thiết Mặc dù còn có ý kiến trái chiều cũng như sự trì hoãn áp dụng IFRS tại một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ, những tác động tích cực của IFRS là không thể phủ nhận và đã được minh chứng qua những nghiên cứu trong hai thập kỷ vừa qua về áp dụng IFRS tại từng quốc gia riêng biệt hoặc nghiên cứu theo nhóm quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như:

• Áp dụng IFRS làm giảm quản trị lợi nhuận: Barth và cộng sự (2008) Christensen

và cộng sự (2015);

• Áp dụng IFRS làm tăng giá trị thích hợp của thông tin: Bartov và cộng sự (2005), Horton và Serafeim (2010), Barth và cộng sự (2012);

• Áp dụng IFRS giúp cho việc ghi nhận lỗ đúng kỳ hơn: Barth và cộng sự (2008), Chen và cộng sự (2010), Sun và cộng sự (2011), Christensen và cộng sự (2015);

• Áp dụng IFRS làm tăng tính so sánh của thông tin: Joshi và cộng sự (2008); Li (2010)

• Áp dụng IFRS làm tăng giá và tính thanh khoản của cổ phiếu: Daske và cộng sự (2008), Barth và cộng sự (2014); Barth và cộng sự (2018)

Không chỉ đem đến những lợi ích cho các nước lớn, IFRS còn mang lại những cơ hội nhằm có thể nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC cho các quốc gia đang phát triển Chẳng hạn như nghiên cứu của Dante và cộng sự (2018) đã thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2016 của 2.458 công ty từ 13 quốc gia mới

Ngày đăng: 20/04/2024, 13:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w