1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 320,22 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (10)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu (11)
      • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (11)
    • 3. Câu hỏi nghiên cứu (11)
    • 4. Đối tượng nghiên cứu (12)
    • 5. Phạm vi nghiên cứu (12)
      • 5.1. Về mặt không gian (12)
      • 5.2. Về mặt thời gian (12)
      • 5.3. Đối tượng khảo sát (12)
    • 6. Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 7. Tính mới, tính đóng góp của đề tài và ý nghĩa của đề tài (13)
      • 7.1. Tính mới, tính đóng góp của đề tài (13)
      • 7.2. Ý nghĩa đề tài (14)
    • 8. Kết cấu đề tài dự tính (15)
  • PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (17)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (17)
    • 1. Tổng quan về phương pháp Assimil (17)
      • 1.1. Khái niệm (17)
      • 1.2. Lịch sử hình thành (17)
      • 1.3. Ưu điểm và nhược điểm (17)
        • 1.3.1. Ưu điểm (17)
        • 1.3.2. Nhược điểm (18)
      • 2.2. Đặc điểm của sinh viên (19)
      • 2.3. Tình hình học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương (20)
    • 3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài (20)
      • 3.1. Các mô hình lý thuyết (20)
        • 3.1.1. Lý thuyết kỳ vọng – xác nhận (Oliver, 1980) (20)
        • 3.1.2. Mô hình SERVQUAL bởi A. Parasuraman và cộng sự, 1985 (22)
        • 3.1.3. Mô hình SERVPERF của Cornin & Taylor (24)
    • 4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu (25)
      • 4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (25)
      • 4.2. Các giả thuyết nghiên cứu (26)
        • 4.2.1. Sự tự tin và động lực (26)
        • 4.2.2. Khả năng học hỏi, tự tìm hiểu của sinh viên (26)
        • 4.2.3. Nên tảng tiếp xúc ngôn ngữ (26)
  • CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 1. Quy trình nghiên cứu (28)
    • 2. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ (29)
    • 3. Phương pháp nghiên cứu chính thức (29)
      • 3.1. Thiết kế bảng hỏi (29)
      • 3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu (30)
      • 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu (30)
      • 3.4. Phương pháp làm sạch dữ liệu (31)
      • 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu (32)
        • 3.5.1. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha (32)
        • 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA (33)
        • 3.5.3. Phân tích tương quan Pearson (34)
        • 3.5.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội (35)
        • 3.5.5. Phân tích Independent sample T-Test và One-way ANOVA (36)
    • 1. Thống kê mô tả (38)
      • 1.1. Thống kê mô tả các biến định tính (38)
      • 1.2. Thống kê mô tả các biến độc lập (40)
    • 2. Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha (41)
    • 3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (42)
      • 3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập (42)
      • 3.2. Phân tích ảnh hưởng của biến định tính đến chất lượng học ngôn ngữ với phương pháp Assimil (42)
        • 3.2.1. Kiểm định sự khác nhau về chất lượng học tập trực tuyến theo giới tính 38 Bảng 3.4. Kết quả kiểm định T-test giới tính (43)
        • 3.2.2. Kiểm định sự khác nhau về chất lượng học tập trực tuyến theo đối tượng sinh viên (44)
      • 3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (44)
        • 3.3.1. Sự tự tin và động lực (45)
        • 3.3.2. Khả năng tự học, tự tìm hiểu của sinh viên (45)
        • 3.3.3. Nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ (45)
  • CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (48)
    • 1. Kết luận vấn đề nghiên cứu (48)
    • 2. Một số đề xuất đối với hệ thống giáo dục bậc đại học nhằm nâng cao chất lượng học tập ngôn ngữ của sinh viên trường ĐHNT cơ sở Hà Nội (48)
      • 2.1. Khả năng tự học hỏi, tự tìm hiểu của sinh viên (48)
      • 2.2. Phương tiện kỹ thuật (50)
      • 2.3. Tương tác trong học tập (50)
      • 2.4. Nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ (52)
    • 3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (53)
      • 3.1. Hạn chế của đề tài (53)
      • 3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (54)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (57)

Nội dung

Điều này không chỉ đáp ứng nhucầu của các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng ngôn ngữ mạnh mà còn có tiềm năng tạo ralợi ích kinh tế thông qua việc nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc.Vì v

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về phương pháp Assimil

Phương pháp Assimil là phương pháp học ngôn ngữ xuất phát từ Pháp và rất nổi tiếng ở châu Âu Phương pháp nhập tâm (assimil) là phương pháp đã được hãng Assimil ở Pháp áp dụng trong các sách và đĩa dạy ngoại ngữ của họ Bản chất của việc áp dụng phương pháp này đó chính là người học có thể tiếp thu kiến thức về ngôn ngữ thông qua quá trình lặp đi lặp lại sự tiếp xúc với ngôn ngữ đó mà không cần đến sự chủ động trong quá trình học

1.2 Lịch sử hình thành Được thành lập bởi Alphonse Chérel vào năm 1929 Sau Thế chiến thứ nhất, Chérel quyết định muốn làm điều gì đó trong việc dạy ngôn ngữ Giống như rất nhiều người đa ngôn ngữ tại HTLAL, anh ấy cảm thấy thất vọng với các tài liệu có sẵn và có quan điểm mạnh mẽ về cách thực hiện đúng Phiên bản đầu tiên của Assimil thực chất là một cuốn lịch với một bài học tiếng Anh hàng ngày dành cho người nói tiếng Pháp Sau này cuốn sách này đã trở thành một cuốn sách mà ngay cả trong ấn bản đầu tiên của nó cũng đã được công nhận là một khóa học Assimil.

1.3 Ưu điểm và nhược điểm

- Tính linh hoạt của nó, cho phép người học học theo cách phù hợp nhất với nhu cầu và lịch trình, có thể tự học theo tốc độ và lộ trình của riêng mình, không cần phải theo kịp lớp học hoặc tuân theo một chương trình giảng dạy đã định sẵn

- Sử dụng phương pháp Assimil có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngữ pháp và cấu trúc của ngoại ngữ, cũng như cải thiện kỹ năng phát âm và nghe của bạn

- Nếu ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn không phải là tiếng Anh, bạn có thể chọn trong số 13 ngôn ngữ khác có sẵn làm ngôn ngữ nguồn của mình.

- Các bài học đều hấp dẫn và mang tính tương tác nên sẽ thúc đẩy mong muốn được học của người học, người học sẽ thấy mình học ngôn ngữ nhanh hơn nhiều so với khi sử dụng phương pháp học tập truyền thống hơn.

- Không dành cho tất cả mọi người: Bản chất tự định hướng của phương pháp Assimil có thể không phù hợp với những học viên thích môi trường học tập có cấu trúc chặt chẽ hơn với sự hướng dẫn của giáo viên.

- Tiềm năng đạt được trạng thái ổn định: Sự phụ thuộc vào sự lặp lại có thể dẫn đến trạng thái ổn định trong học tập đối với một số cá nhân khao khát sự đa dạng và thử thách hơn.

2 Tổng quan về việc học ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Ngoại thương

2.1 Giới thiệu tổng quan về sinh viên và các học phần ngoại ngữ trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu tại Việt Nam, nơi trọng điểm đào tạo và phát triển nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế và kinh doanh Ngoài các kiến thức chuyên ngành kinh tế thì trường cũng đặc biệt chú trọng trong việc giảng dạy và đạo tạo về ngoại ngữ.

Sinh viên của trường Đại học Ngoại Thương tiếp nhận các học phần ngoại ngữ không đơn giản chỉ là một nhiệm vụ mang tính học thuật mà thông qua đó sinh viên như được trải nghiệm một hành trình khám phá văn hóa của các quốc gia khác nhau trên thế giới Sinh viên được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa, sự kiện văn hóa, giao lưu với sinh viên ngoại quốc và tham gia các chương trình đào tạo liên kết quốc tế Từ đó có thể rèn luyện và thực hành các kĩ năng thực tế, đặc biệt là áp dụng trong các tình huống kinh doanh trong doanh nghiệp.

Các học phần ngoại ngữ tại trường tập trung vào việc xây dựng nền tảng cơ sở ngôn ngữ vững chắc, khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và đặc biệt trong việc giao tiếp Đồng thời, việc đào tạo ngoại ngữ cũng được gắn liền với bối cảnh thực tế và gắn liền với hoạt động kinh doanh và quản trị, nhằm định hướng và giúp sinh viên chuẩn bị một cách toàn diện trước khi bước chân vào thị trường việc làm.

2.2 Đặc điểm của sinh viên Ở sinh viên bước đầu đã hình thành thế giới quan để nhìn nhận, phân tích cũng như đánh giá những vấn đề tồn tại trong cuộc sống hàng ngày Học tập là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm khám phá bản thân, học hỏi, trau dồi kiến thức, chuẩn bị hành trang cho riêng mình để bước vào thế giới mới với nhiều cơ hội cũng như thử thách đang mở ra trước mắt

Tuổi sinh viên là độ tuổi của đầy những sự nhiệt huyết, giàu nghị lực, ước mơ và hoài bão Thế nhưng, do điều kiện chủ quan và khách quan không giống nhau, không phải sinh viên nào cũng có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển bản thân một cách tối đa Bên cạnh đó, sự quan tâm chăm sóc, động viên của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần giúp sinh viên có thể phát huy cũng như cải thiện ưu nhược điểm của bản thân để có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Bước vào giai đoạn đầu tiên của sự trưởng thành, có lẽ sinh viên nào cũng đã ít nhất một lần trải qua sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, bảo thủ trước những cái mới, cái lạ trong đời sống hàng ngày Sinh viên, ở độ tuổi còn nhạy cảm và bồng bột, dễ dàng chịu ảnh hưởng của những nét văn hoá đồi trụy, kém văn minh, đi ngược lại với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và chính bản thân họ

Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình như tính tự giác cao, yêu thích nghề nghiệp, khao khát khám phá bản thân và tìm tòi cái mới, có nhu cầu, khát vọng thành đạt, dám đối mặt với thử thách Song, do còn thiếu kinh nghiệm cũng như sự tự tin vào bản thân, sinh viên ít nhiều cũng phải đối diện với không ít rào cản trên con đường khám phá và hiện thực hóa ước mơ của mình

2.3 Tình hình học ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Ngoại thương

Ngoại ngữ là một trong những thế mạnh của sinh viên trường Đại học Ngoại thương Điểm bình quân sinh viên năm nhất dao động ở mức 750-890/990 điểm TOEIC, trình độ ngoại ngữ của sinh viên khá đồng đều về năng lực tiếng Anh Có tới 70% sinh viên Đại học Ngoại thương biết ngôn ngữ thứ 3 ngoài tiếng Anh.

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.1 Các mô hình lý thuyết

3.1.1 Lý thuyết kỳ vọng – xác nhận (Oliver, 1980)

Lý thuyết kỳ vọng - xác nhận (Expectation - Confirmation Theory) được Oliver phát triển vào năm 1980 Lý thuyết được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu về hành vi người tiêu dùng để nghiên cứu sự hài lòng của người tiêu dùng, hành vi sau khi mua hàng (ví dụ: mua lại, phàn nàn) và tiếp thị dịch vụ nói chung (Oliver1980,1993; Anderson và Sullivan 1993; Patterson và cộng sự 1997; Tse vàWilton1988; Dabholkar và cộng sự 2000) Cụ thể, lý thuyết này đã được chứng minh qua các bối cảnh khách hàng mua lại sản phẩm hay tiếp tục sử dụng dịch vụ,như mua lại ô tô (Oliver, 1993), mua lại máy quay phim (Spreng và cộng sự,1996), mua lại theo tổ chức sản phẩm nhiếp ảnh (Dabholkar và cộng sự, 2000),dịch vụ nhà hàng (Swanand Trawick, 1981), và các dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp (Patterson và cộng sự, 1997) Tóm lại, nó được sử dụng để kiểm tra cả các biến trước hành vi (kỳ vọng) và sau hành vi (hiệu suất cảm nhận). Để khách hàng đạt đến hành vi mua lại sản phẩm, theo lý thuyết của Oliver, đó là một quá trình như sau:

Hình 1.1 Lý thuyết Kỳ vọng – Xác nhận của Oliver (1980)

Mô hình “Kỳ vọng - Cảm nhận” của Oliver (1980) đưa ra nhằm nghiên cứu đánh giá về sự hài lòng của khách hàng thông qua 2 quá trình tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ Đó là kỳ vọng và cảm nhận về dịch vụ đó trước và sau khi mua Theo mô hình này, trước khi sử dụng dịch vụ, khách hàng đã có những sự kỳ vọng nhất định về chất lượng cũng như trải nghiệm họ sẽ nhận được thông qua quá trình sử dụng Sau khi sử dụng dịch vụ đó, khách hàng sẽ có những đánh giá và cảm nhận thực tế về chất lượng và sự đáp ứng của dịch vụ kể trên Thông qua sự so sánh kỳ vọng của khách hàng trước khi mua và cảm nhận khách quan về dịch vụ sau khi sử dụng, khách hàng sẽ có sự xác nhận so với kỳ vọng.

Có 3 khả năng sẽ xảy ra với mô hình này:

(1) Nếu cảm nhận thực tế trùng với kỳ vọng thì khách hàng sẽ cảm thấy hài long;(2) Nếu cảm nhận thực tế vượt ngoài sự kỳ vọng thì sự xác nhận có tính tích cực,khách hàng sẽ rất hài lòng;

(3) Nếu cảm nhận thực tế thấp hơn sự kỳ vọng thì sự xác nhận sẽ mang tính tiêu cực, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng.

3.1.2 Mô hình SERVQUAL bởi A Parasuraman và cộng sự, 1985

Mô hình SERVQUAL (Service Quality) lần đầu công bố vào năm 1985 bởi

A Parasuraman, Valarie A Zeithaml và Leonard L Berry được phát triển xa hơn vào tám năm sau cũng bởi những nhà nghiên cứu trên Mô hình được xây dựng dựa trên lý thuyết thỏa mãn khách hàng để giải thích ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng Chất lượng dịch vụ có thể được biểu thị bằng sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và trải nghiệm cảm nhận của họ về bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào mà họ có thể sử dụng (Parasuraman và cộng sự 1985, 1988) Cụ thể: Chất lượng dịch vụ = Mức độ trải nghiệm - Giá trị kỳ vọng

Mô hình SERVQUAL được xây dựng dựa trên cơ sở của lý thuyết kỳ vọng – xác nhận của Oliver (1980) Mô hình SERVQUAL đầu tiên để đánh giá bao gồm

10 khía cạnh: vô hình, độ tin cậy, khả năng đáp ứng, giao tiếp, uy tín, bảo mật, năng lực, lịch sự, hiểu biết và tiếp cận Các thang đo ban đầu này sau đó đã được sửa đổi bằng cách sử dụng phân tích nhân tố và giảm xuống còn năm khía cạnh như sau:

Phương tiện hữu hình (Tangibles): Khía cạnh này bao gồm các công cụ, các trang thiết bị để thực hiện dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, bao gồm cả qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ Độ tin cậy (Reliability): Khía cạnh này được thể hiện qua khả năng thực hiện, cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách phù hợp và đúng hạn ngay từ lần đầu tiên.

Khả năng đáp ứng (Responsiveness): thể hiện sự sẵn sàng đáp ứng nhu cầu,nguyện vọng của khách hàng đối với dịch vụ được đề cập đến

Hình 1.2 Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự, 1985

(Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985)

3.1.3 Mô hình SERVPERF của Cornin & Taylor

SERVPERF (Service Performance) giới thiệu vào năm 1992 bởi Cornin và Taylor nhằm xác định “Chất lượng dịch vụ chính là đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận” Các tác giả cho rằng, chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất qua chất lượng trải nghiệm thực tế hay cảm nhận mà không cần quan tâm đến lượng kỳ vọng cũng như đánh giá trọng số của năm thành phần Chính vì vậy, SERVPERF sẽ chỉ đo chất lượng cảm nhận Sử dụng mô hình SERVPERF sẽ cho kết quả tốt hơn cũng như ngắn gọn, rõ ràng hơn so với mô hình SERVQUAL, không gây nhàm chán và mất thời gian cho người trả lời Cụ thể: Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận dịch vụ.

Các thành phần và biến quan sát của thang đo SERVPERF giữ như SERVQUAL do có nguồn gốc xuất xứ từ mô hình SERVQUAL Mô hình đo lường này được gọi là mô hình cảm nhận (perception model) Sử dụng thang đo SERVPERF vào đo lường chất lượng dịch vụ ít nhiều khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót của thang đo SERVQUAL trong việc phân biệt giữa mức độ hài lòng và thái độ, quan điểm của khách hàng đối với trải nghiệm dịch vụ Cronin và Taylor có thể quan niệm về chất lượng dịch vụ tương tự như một thái độ, thay vì “kết quả thực hiện như mong đợi” thì “kết quả thực hiện thực tế” sẽ giúp xác định chất lượng dịch vụ một cách khách quan và chính xác hơn Chính vì vậy, để đánh giá chất lượng một cách nhanh gọn, SERVPERF đã được ưu tiên sử dụng phổ biến nhằm tối ưu hóa hiệu quả của quá trình đo lường chất lượng dịch vụ.

Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng mô hình SERVPERF bởi Cornin & Taylor,

1992 Mô hình nghiên cứu này cũng được ứng dụng trong nhiều bài nghiên cứu thực nghiệm trước đó Hơn thế nữa, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lọc các yếu tố ảnh hưởng của phương pháp Assimil đến khả năng học ngôn ngữ từ các bài nghiên cứu nổi bật Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất SERVPERF với

3 biến độc lập được cụ thể hóa dưới hình sau đây:

Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, 2024)

Sự tự tin và động lực

Khả năng tự học, tự tìm hiểu của sinh viên (H2+)

Nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ (H3+)

Chất lượng học ngôn ngữ với phương pháp Assimil

4.2 Các giả thuyết nghiên cứu

4.2.1 Sự tự tin và động lực

Sự tự tin và động lực trong phương pháp Assimil đóng vai trò quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ Giả thuyết rằng việc thành công trong việc sử dụng phương pháp Assimil và đạt được kỹ năng ngôn ngữ sẽ giúp người học tăng cường niềm tin vào khả năng của mình và duy trì động lực học tập lâu dài

Giả thuyết H1: sự tự tin và động lực tác động thuận chiều đến chất lượng học ngôn ngữ với phương pháp Assimil

4.2.2 Khả năng học hỏi, tự tìm hiểu của sinh viên

Khả năng tự học hỏi, tự tìm hiểu của sinh viên biểu thị sự chủ động, tự giác tiếp thu ngôn ngữ của sinh viên Chẳng hạn như chủ động đọc báo, nghe tin tức được truyền tải bằng ngôn ngữ đang học Và đó cũng chính là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng học tập nói chung và học ngôn ngữ mới nói riêng

Giả thuyết H2: Khả năng tự học hỏi, tự tìm hiểu của sinh viên tác động thuận chiều đến chất lượng học ngôn ngữ với phương pháp Assimil.

4.2.3 Nên tảng tiếp xúc ngôn ngữ

Bao gồm các website/ứng dụng mà người học hấp thụ ngôn ngữ mới Nếu trong suốt quá trình học ngôn ngữ bằng phương pháp Assimil, người học có thể tiếp xúc với ngôn ngữ đang học thì lượng thông tin, kiến thức sẽ được trau dồi, thẩm thấu một cách tự nhiên, liên tục, thuận lợi cho người học có thể tiếp thu dễ dàng Ngược lại, nếu nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ không đảm bảo, sinh viên ít được tiếp xúc với ngôn ngữ sẽ dẫn đến phương pháp Assimil hiệu quả không cao

Giả thuyết H3: Nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ tác động thuận chiều đến chất lượng học ngôn ngữ với phương pháp Assimil.

Chương 1 trình bày một số khái niệm quan trọng cần được làm rõ Cụ thể là khái niệm về học tập trực tuyến, tình hình học trực tuyến của sinh viên hiện nay, chất lượng học tập trực tuyến và ưu điểm, nhược điểm của học tập trực tuyến Sau đó trình bày khái niệm sinh viên, đặc điểm của sinh viên, một số tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Kế tiếp nhóm tác giả đưa ra một số học thuyết và mô hình nghiên cứu trước đây Từ nền tảng những giả thuyết và mô hình tham khảo nhóm tác giả xây dựng nên mô hình nghiên cứu đề xuất và đưa ra một số giả thiết nghiên cứu làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và kiểm định kết quả khảo sát về sau Mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc là Chất lượng học ngôn ngữ với phương pháp Assimil và 3 biến độc lập là: sự tự tin và động lực, khả năng tự học hỏi, tìm hiểu và nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nhóm tác giả thực hiện bài nghiên cứu theo quy trình dưới đây:

Trong đó, việc xác định vấn đề nghiên cứu đã được tác giả trình bày trong chương

1, bước xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất cùng các giả thuyết nghiên cứu được trình bày ở chương 2 Các bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức trong chương 3 Các phân tích, kiểm định và đưa ra kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4 Và sau cùng, tác giả sẽ đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp trong chương 5.

Phương pháp nghiên cứu sơ bộ

Bất kỳ một nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nào đều cần phải trải qua nghiên cứu sơ bộ trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức Đây được xem là giai đoạn đầu tiên sau khi xác định được vấn đề nghiên cứu và đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu (Monette và cộng sự, 2013) Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ của tác giả được tiến hành theo những bước sau đây: Đầu tiên, sau khi có được thang đo nháp, nhóm tác giả tham khảo ý kiến của người hướng dẫn là người có chuyên môn để tăng thêm độ chắc chắn cho thang đo rồi tiến hành khảo sát thử nghiệm Trong thang đo mà tác giả trình bày với người hướng dẫn khoa học có nêu rõ tác giả tham khảo từ những thang đo của các biến trong mô hình nào để người hướng dẫn khoa học có cơ sở sơ bộ nhận định độ phù hợp của thang đo sử dụng cho các biến theo mô hình đề xuất của tác giả Sau khi được người hướng dẫn khoa học kiểm duyệt, góp ý điều chỉnh thang đo thì tác giả tiến tới khảo sát thử nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu chính thức

Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm 23 câu hỏi định lượng, 6 câu hỏi định tính nhằm mục đích thống kê dữ liệu mẫu.

Các câu hỏi định tính chủ yếu tập trung thu thập các ý kiến, đánh giá của sinh viên về mức độ hiểu biết và tần suất áp dụng phương pháp Assimil trong việc học ngôn ngữ

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

Mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức (Cronbach’s alpha, efa, tương quan pearson và hồi quy)

Kết quả nghiên cứu Đề xuất giải pháp đánh giá các thang đo bằng cách chọn các ô số từ 1 đến 5 (theo thang đo Likert 5 điểm) về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa phương pháp học tập ngôn ngữ của sinh viên FTU Hà Nội theo quy ước: 1 Hoàn toàn không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3. Bình thường; 4 Đồng ý; 5 Hoàn toàn đồng ý.

3.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu

Xác định cỡ mẫu để khảo sát là việc cần thiết để bài nghiên cứu có tính hợp lý và chính xác hơn Tuy nhiên, việc thu thập xác định cỡ mẫu trong thời gian ngắn hạn lại hết sức khó khăn Vì vậy, các nhà nghiên cứu thường xác định cỡ mẫu thông qua phương pháp định lượng được sử dụng trong phân tích dữ liệu

Có nhiều ý kiến khác nhau về kích thước cỡ mẫu tối thiểu trong bài nghiên cứu, nhưng có hai công thức thường được sử dụng là công thức dựa trên hồi quy và công thức dựa trên phân tích nhân tố khám phá (EFA):

Theo Tabachnick & Fidell (2007), kích thước mẫu cho mô hình hồi quy đa biến được tính theo công thức: NP + 8p Trong đó: N là kích thước mẫu, p là số biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy Như vậy, với mô hình gồm 4 biến độc lập mà nhóm tác giả đề xuất thì cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 8x3 = 74 mẫu

Căn cứ theo công thức và kinh nghiệm của nhà nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát online và thu thập được 75 mẫu, và có 67 mẫu hợp lệ để phục vụ nghiên cứu.

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

Theo thống kê trang VNETWORK năm 2023, nhóm tuổi 18 - 24 là nhóm chiếm tỉ lệ cao thứ năm về tần suất sử dụng Internet (9,7%) Và vì nhóm tuổi này tương thích với đối tượng của đề tài nghiên cứu là sinh viên đại học nên nhóm tác giả sẽ thực hiện thu thập dữ liệu khảo sát qua kênh trực tuyến là chủ yếu Hơn nữa, nhóm chọn hình thức khảo sát online để phù hợp với điều kiện hiện có của nhóm cũng như tiết kiệm về mặt thời gian Nhóm tác giả thiết kế bảng hỏi bằng công cụ Google Forms và bắt đầu thực hiện khảo sát từ ngày 24/02/2024 và kết thúc khảo sát vào ngày 16/03/2024.Nhóm tác giả đã chia sẻ đường dẫn khảo sát này lên các diễn đàn sinh viên, các hội nhóm nội bộ của trường đại học Ngoại thương để thực hiện khảo sát Trong bảng khảo sát, nhóm tác giả xây dựng một câu hỏi gạn lọc ngay từ đầu bảng câu hỏi là đối tượng sinh viên tham gia khảo sát có từng tham gia học trực tuyến Nếu câu trả lời là có, bảng câu hỏi sẽ được chuyển đến phần câu hỏi chính dành cho sinh viên đã hoặc đang trải nghiệm học tập trực tuyến Nếu câu trả lời là không, bảng khảo sát sẽ dừng lại Bảng khảo sát được trình bày tại Phụ lục 1.

3.4 Phương pháp làm sạch dữ liệu

Làm sạch dữ liệu là một bước không thể bỏ qua trong quy trình phân tích và chạy dữ liệu để xử lý hoặc loại bỏ những dữ liệu không chính xác, không hợp lệ, làm ảnh hưởng đến chất lượng kết quả khảo sát và kết quả phân tích sau cùng Có 3 phương pháp làm sạch dữ liệu cơ bản: dùng bảng tần số hoặc dùng bảng phối hợp hai hay nhiều biến và tìm, sửa lỗi ngay trên cửa sổ Dataview của phần mềm SPSS (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành làm sạch dữ liệu như sau: Đầu tiên, nhóm tác giả đã sử dụng bản tần số trong phần mềm SPSS và soát các biến xem có giá trị lạ nào hay không Sau đó dùng lệnh Find để trong SPSS để tìm ra lỗi của từng trường hợp cụ thể, rồi chỉnh sửa Phương pháp này khá đơn giản, dễ tiến hành Còn về nhược điểm, đây là phương pháp thủ công, phát hiện ít lỗi

Tiếp theo, đối với các câu hỏi dùng thang đo Likert, nhóm tác giả tiến hành rà soát từng phiếu trả lời khảo sát thu được để loại bỏ những phiếu trả lời chưa từng tham gia học trực tuyến và các phiếu đã tham gia học trực tuyến nhưng câu trả lời không đạt yêu cầu (Chỉ chọn một mức đánh giá cho toàn bộ câu hỏi, các câu trả lời mâu thuẫn, ) Cách làm này tốn thời gian nhưng đảm bảo kết quả khảo sát sau khi chọn lọc đáp ứng được yêu cầu Ví dụ: Kết quả sau cùng từ 100 phiếu khảo sát thu về chọn lọc được 89 phiếu hợp lệ.

3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu

3.5.1 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để lường sự phù hợp của các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương pháp học tập ngôn ngữ (đặc biệt là phương Assimilation) của sinh viên Đại học Ngoại thương Hà Nội Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết các biến quan sát có cùng đo lường một khái niệm mà ta đang nghiên cứu hay không và loại các biến không phù hợp, không đồng nhất vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các biến quan sát được sử dụng để đo lường có liên kết chặt chẽ với nhau hay không nhưng lại không cho biết cần giữ lại biến quan sát nào Khi đó việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại trừ những biến quan sát không thực sự quan trọng đối với sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha chạy từ [0;1] và giá trị này càng cao thì thang đo càng đáng tin cậy (xét về mặt lý thuyết), nhưng điều này không hoàn toàn chính xác Khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (>0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Khi sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha cần quan tâm 2 chỉ tiêu sau: Thứ nhất, nếu giá trị của hệ số Cronbach's Alpha ≥ 0,6 thì thang đo lường được sử dụng tốt và có thể chấp nhận được về mức độ tin cậy (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Để có được một thang đo lường tốt (Cronbach’s Alpha 0,8) thì các câu hỏi đo lường cùng một khái niệm và đi liền nhau một cách mạch lạc và liên kết (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn MộngNgọc, 2008) Thứ hai, hệ số tương quan giữa biến - tổng hiệu chỉnh (CorrectedItem – Total Correlation) để xem xét tương quan của biến tổng đo lường với tổng các biến còn lại của thang đo (không tính biến đang xem xét) Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) 0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha if Item Deleted không lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha, thì biến đang quan sát đạt yêu cầu, cần được giữ lại, ngược lại biến đó sẽ được xem là không phù hợp và bị loại bỏ để tăng độ tin cậy (tính nhất quán nội tại) của thang đo (Nunnally và Bernstein, 1994)

3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Khi kiểm định một lý thuyết khoa học, bên cạnh đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha cần kiểm định giá trị của thang đo bằng EFA (Exploratory Factor Analysis) Hai giá trị quan trọng được xem xét trong thang đo là: giá trị hội tụ (Các biến quan sát cùng tính chất hội tụ về cùng một nhân tố) và giá trị phân biệt (Các biến quan sát hội tụ về nhân tố này và phải phân biệt với các biến quan sát hội tụ ở nhân tố khác) Để kiểm định hai giá trị này, nhóm tác giả dùng Phân tích nhân tố khám phá (EFA) EFA là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm k biến quan sát đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn gồm F (F3, dao động từ 3,12 – 4,08, cho thấy các đáp viên đều đồng ý với quan điểm mà biến đưa ra Trong đó, một cách tổng quát, thang đo “Sự tự tin và động lực” nhận các giá trị trung bình cao hơn các thang đo còn lại cho thấy người trả lời khảo sát có mức độ đồng ý cao nhất đối với các biến thuộc thang đo này Ngược lại, thang đo “Khả năng tự học, tự tìm hiểu của sinh viên” nhận giá trị trung bình thấp nhất (3,12 – 3,53).

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Nhóm tác giả tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đối với thang đo của từng biến độc lập và nhận thấy rằng các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0.3, không có trường hợp hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến đó lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha Do đó, tác giả giữ lại toàn bộ thang đo ban đầu và thực hiện tiếp phân tích nhân tố khám phá EFA. Dưới đây là bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của mô hình trên.

Bảng 3.3 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha

Biến Trung bình Hệ số tương sát loại biến đo nếu loại biến tổng nếu loại biến

Sự tự tin và động lực: Cronbach's Alpha= 843

Khả năng tự học, tự tìm hiểu của sinh viên: Cronbach's Alpha= 0,790

Nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ: Cronbach's Alpha= 0,867

Phân tích nhân tố khám phá EFA

3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập

Sau khi thực hiện phân tích Cronbach’s alpha, nhóm tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA với cá biến độc lập lần 1 với phương pháp rút trích nhân tố Principal Components và phép quay Varimax tại điểm dừng khi Eigenvalue 1 Các giá trị của hệ số KMO, phương sai trích, giá trị Sig của kiểm định Barlett, Eigenvalue đều hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn đã trình bày tại mục 3.3.

3.2 Phân tích ảnh hưởng của biến định tính đến chất lượng học ngôn ngữ với phương pháp Assimil

Mục tiêu của việc kiểm định này nhằm tìm kiếm sự khác biệt về chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên dựa trên các thang đo giới tính và đối tượng sinh viên.

3.2.1 Kiểm định sự khác nhau về chất lượng học tập trực tuyến theo giới tính

Kiểm định này dùng để kiểm tra liệu sự khác biệt về giới tính có ảnh hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến của sinh viên Vì biến giới tính chỉ có hai giá trị Nam và Nữ nên kiểm định t-test được thực hiện Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 4.14 (Xem thêm phụ lục 3.5) Giá trị Sig của Levene’s test = 0,471 > 0,05 tức phương sai giữa hai giới tính là không khác nhau, giá trị Sig của t-test trong trường hợp này là 0,291 > 0,05 nên có thể kết luận không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về chất lượng học tập trực tuyến giữa các sinh viên có giới tính khác nhau.

Bảng 3.4 Kết quả kiểm định T-test giới tính

Kiểm định Levene t-test for Equality of Means (kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình)

Mức tin cậy của sự khác biệt là

Giả định phương sai bằng nhau

Giả định phương sai không bằng nhau

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, xem

3.2.2 Kiểm định sự khác nhau về chất lượng học tập trực tuyến theo đối tượng sinh viên

Biến đối tượng sinh viên có nhiều hơn 2 giá trị nên nhóm tác giả sử dụng phân tích ANOVA một chiều Kết quả trình bày trong bảng 4.15 (Xem thêm Phụ lục 3.5.2).

Bảng 3.5 Kết quả kiểm định Homogeneity về phương sai giữa các nhóm đối tượng sinh viên

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, 2024)

Kết quả kiểm định trên bảng có giá trị sig = 0,259 > 0,05 có nghĩa là phương sai của sự hài lòng giữa các nhóm đối tượng sinh viên là đồng nhất Từ đó, xét giá trị ở bảng ANOVA có sig của kiểm định F = 0,101 (>0,05) (Phụ lục 3.5 2) Từ đó kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chất lượng học ngôn ngữ với pp Assimil của những sinh viên thuộc các nhóm đối tượng khác nhau.

3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bảng 3.6 Thống kê đo lường các nhân tố trong mô hình

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, 2024)

Xét riêng từng yếu tố, tác giả đã thực hiện thống kê mô tả trong bảng 3.6 và đưa ra nhận xét chi tiết như sau:

3.3.1 Sự tự tin và động lực:

Sự tự tin và động lực là nhân tố tác động mạnh nhất trong việc học ngôn ngữ với phương pháp Assimil của sinh viên Đại học Ngoại thương Kết quả đó hợp lý vì trong quá trình áp dụng phương pháp Assimil để học ngôn ngữ, sinh viên cần có sự tự tin và động lực để thực hành và rèn kỹ năng ngôn ngữ thông qua việc lắng nghe, lặp lại và áp dụng ngôn ngữ vào các tình huống thực tế Sự tự tin và động lực cũng có thể được hỗ trợ bởi một nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ tích cực và sự hỗ trợ từ giảng viên và cộng đồng học tập.

3.3.2 Khả năng tự học, tự tìm hiểu của sinh viên

Khả năng tự học, tự tìm hiểu của sinh viên là nhân tố tác động mạnh trong việc học ngôn ngữ với phương pháp Assimil của sinh viên Đại học Ngoại thương, yếu tố động lực và sự tự giác của sinh viên đóng vai trò rất lớn, khả năng hấp thu ngôn ngữ mục tiêu được phát triển phần lớn nhờ thái độ học tập, sự tập trung của sinh viên Đồng thời, khả năng tự học tự tìm hiểu còn phát triển kỹ năng sáng tạo, linh hoạt và động lực của sinh viên.

3.3.3 Nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ

Nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ là môi trường mà sinh viên tiếp xúc và tương tác với ngôn ngữ mục tiêu Một nền tảng tiếp xúc ngôn ngữ tốt cung cấp các nguồn tài liệu đa dạng, hỗ trợ từ giảng viên và cộng đồng học tập, và tạo ra một môi trường học tập tích cực Nền tảng này giúp sinh viên tiếp thu ngôn ngữ mục tiêu, rèn kỹ năng ngôn ngữ và tạo động lực trong quá trình học tập.

Chương 3 trình bày các kết quả phân tích được từ 67 mẫu hợp lệ Các phân tích thống kê mô tả đã được tác giả thực hiện để nắm bắt được cơ cấu mẫu theo các tiêu chí giới tính, đối tượng sinh viên, nền tảng học tập trực tuyến, hình thức học trực tuyến Kế tiếp, tác giả tiến hành các phân tích đối với biến định lượng, cụ thể là độ tin cậy của thang đo và thực hiện các kiểm định cần thiết Sau cùng, tác giả đưa ra một số nhận xét về kết quả thu được.

Ngày đăng: 07/05/2024, 13:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Lý thuyết Kỳ vọng – Xác nhận của Oliver (1980) - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Hình 1.1. Lý thuyết Kỳ vọng – Xác nhận của Oliver (1980) (Trang 21)
Hình 1.2. Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự, 1985 (Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985) - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Hình 1.2. Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự, 1985 (Nguồn: Parasuraman và cộng sự, 1985) (Trang 23)
Hình 1.3. Mô hình SERVPERF - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Hình 1.3. Mô hình SERVPERF (Trang 24)
Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Hình 1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 25)
Bảng 3.1. Kết quả thống kê tần số với các biến định tính - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Bảng 3.1. Kết quả thống kê tần số với các biến định tính (Trang 38)
Bảng 3.2. Thống kê mô tả các biến độc lập - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Bảng 3.2. Thống kê mô tả các biến độc lập (Trang 40)
Bảng 3.3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Bảng 3.3. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (Trang 41)
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định T-test giới tính - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Bảng 3.4. Kết quả kiểm định T-test giới tính (Trang 43)
Bảng 3.6. Thống kê đo lường các nhân tố trong mô hình - nghiên cứu tác động của phương pháp assimil đến việc học ngôn ngữ của sinh viên trường đại học ngoại thương
Bảng 3.6. Thống kê đo lường các nhân tố trong mô hình (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w