1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo - Chuyên Đề - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009

54 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thị trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk giai đoạn 2004 – 03-2009
Tác giả Tác Giả
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2009
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 168,92 KB

Nội dung

Do cơchế thị trường, do nhu cầu sử dụng đất để phục vụ cho các mục đích khác nhau như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp, dịch vụ phát triển các khu dân cư trên đị

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là kết quả của quá trình đấu tranh và laođộng hàng ngàn năm của nhân dân ta, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thếđược sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, và tất cả các ngành nghề khác, là nền tảng đểphân bố và xây dựng các ngành kinh tế quốc dân, các khu dân cư, các công trình phục

vụ đời sống và sự nghiệp phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng Những năm gần đây,việc quản lý và sử dụng đất đã có nhiều tiến bộ, nhưng những hiện tượng như lấnchiếm ranh đất giữa những người sử dụng đất với nhau, sử dụng đất không đúng mụcđích, chưa khai thác hết tiềm năng đất đai vẫn tiếp tục xảy ra

Thị trấn Eakar là trung tâm Huyện lỵ của Huyện Eakar đang trong quá trình đôthị hóa nên cũng không tránh khỏi những hiện tượng trên, việc mua bán chuyểnnhượng đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất đang diễn ra hết sức phức tạp Do cơchế thị trường, do nhu cầu sử dụng đất để phục vụ cho các mục đích khác nhau như đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp, dịch vụ phát triển các khu dân

cư trên địa bàn Thị trấn tăng nhanh, đã tạo sự biến động về đất đai rất đáng kể, đặc biệt

là việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã gây không ít khó khăn cho việc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất và công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bànThị trấn

Dân số ngày càng tăng mà quỹ đất thì có hạn, cùng với sự phát triển kinh tế, xãhội như hiện nay cho nên chiều hướng sử dụng đất ngày càng tăng nhanh Biến độngđất đai xảy ra thường xuyên, các chủ sử dụng tự ý chia cắt, mua bán sang nhượng theohình thức thỏa thuận bằng giấy tay rất phố biến Vì vậy, công tác đăng ký đất đai, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp Nhànước quản lý về đất đai ngày càng đi vào nề nếp hơn Việc quản lý và sử dụng đất đivào quy chế chặt chẽ, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân giúp cho người sửdụng đất sử dụng hợp lý, tiết kiệm tạo hiệu quả cao; đồng thời phục vụ phát triển sảnxuất

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và yêu cầu thực tiễn đã đề ra, tôi tiến hành

thực hiện đề tài "Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thị trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh ĐăkLăk giai đoạn 2004 – 03/2009".

Trang 2

Mục đích:

- Tìm hiểu thực trạng việc cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn Thị trấn EaKar quacác năm Từ đó có những nhận xét tổng quát về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ củangười sử dụng đất, cũng như tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong triển khai cấpGCNQSDĐ tại địa phương

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

- Giúp Nhà nước trong quản lý đất đai đặc biệt là công tác đăng ký, cấpGCNQSDĐ

- Thiết lập mối quan hệ giữa người sử dụng đất và Nhà nước, bảo vệ lợi íchchính đáng của người sử dụng đất

- Nhằm góp phần giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai một cách có hiệu quảhơn dựa trên chứng thư pháp lý là "giấy chứng nhận quyền sử dụng đất"

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

- Công văn 339/1998/CV-TCĐC hướng dẫn thực hiện chỉ thị 10/1998/CT-TTg

- Nghị định 17/CP ngày 19/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế QSDĐ và Nghị định 79/CP ngày 01/11/2000của Chính phủ bổ sung một số điều của Nghị định 17/CP

- Nghị định 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 của Chính phủ về thi hành, sửađổi, bổ sung một số điều của luật đất đai và Nghị định 66/CP ngày 28/9/2001 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 04/CP

- Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của TCĐC hướng dẫn đăng ký đấtđai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Luật đất đai năm 2003

- Công văn 2162/BTNMT-ĐĐ ngày 02/7/2004 của Bộ Tài Nguyên và MôiTrường hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003 trong thời gian chưa có Nghị địnhhướng dẫn thi hành

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành luậtđất đai năm 2003

- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ TàiNguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Thông tư 01/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 hướng dẫn thực hiện một số điềucủa Nghị định 181/2004/NĐ-CP

Trang 4

- Nghị định của chính phủ số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy địng bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồiđất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

2.2 Cơ sở lý luận chung về công tác cấp GCNQSDĐ

2.2.1 Công tác quản lý nhà nước về đất dai ở nước ta qua các giai đoạn

2.2.1.1 Giai đoạn từ năm 1980-1988

Từ sau năm 1980, công tác đăng ký đất đai mới được Nhà nước bắt đầu quantâm và tổ chức thực hiện theo quyết định 201/CP ngày 01/7/1980 của Thủ tướng ChínhPhủ Tổng cục quản lý ruộng đất lần đầu tiên ban hành một văn bản quy định thủ tụcđăng ký, thống kê ruộng đất theo quyết định 56/ĐKTK ngày 05/11/1981 Việc xétduyệt đăng ký phải do một hội đồng đăng ký, thống kê của xã thực hiện Kết quả xétduyệt của xã phải được Ủy ban nhân dân Huyện duyệt mới được đăng ký cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất Hệ thống hồ sơ đăng ký đất thể hiện khá đầy đủ và chitiết (gồm 14 biểu mẫu) đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai trong thời kỳđó

Năm 1980, Thủ tướng Chính Phủ ra chỉ thị 299/TTg về triển khai đo đạc tổngthể trên toàn quốc, tổng hợp diện tích của bốn loại đất chính, phân hạng đất, định giáđất và đăng ký đất trên diện tích được giao và thành lập các bản đồ giải thửa Việc triểnkhai chỉ thị 299/TTg kéo dài từ năm 1981 đến năm 1988 mới thực hiện được khoảng

6500 xã Kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, các khu dân cư nông thôn hầu như còn

đo bao và để dân tự khai, không xác định được vị trí cụ thể trên bản đồ, hồ sơ Việc xétduyệt quyền sử dụng hợp pháp của người kê khai, đăng ký hầu như không được thựchiện hoặc thực hiện không nghiêm túc Các trường hợp vi phạm pháp luật đất đaikhông được xử lý vẫn được vào sổ Vì vậy, hệ thống sổ sách đăng ký đất thiết lập giaiđoạn này vẫn chỉ mang tính chất điều tra, phản ánh nguyên hiện trạng sử dụng đất, tìnhtrạng sai sót, nhầm lẫn trong việc thiết lập các sổ sách hồ sơ chiếm tỷ lệ khá cao(>10%, có nơi >30%) Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn này vẫnchưa được thực hiện

Trang 5

Hệ thống địa bạ (mang định hướng thuế): đã được sử dụng từ rất lâu đời vàđược áp dụng trong thời gian này, hệ thống hồ sơ bao gồm:

- Các sổ sách địa chính mô tả thửa đất theo kiểu sơ đồ do chính quyền quản lý

- Các giấy tờ pháp lý dựa trên cơ sở kế ước, văn tự được pháp luật thừa nhận

2.2.1.2 Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1993

Đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở thành nhiệm vụ bắtbuộc và hết sức cần thiết làm cơ sở để tổ chức thi hành luật đất đai Kế thừa và pháthuy kết quả điều tra, đo đạc và đăng ký theo chỉ thị 299/TTg Tổng cục địa chính đãban hành quyết định 201/ĐKKT ngày 14/7/1989 hướng dẫn thực hiện quyết định này,tạo sự chuyển biến lớn trong việc thực hiện đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất trên phạm vi cả nước

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai do chất lượng hồ sơ đã thiết lập theo chỉ thị299/TTg có nhiều tồn tại nên cần hệ thống lại chính sách đất đai trong quá trình đổimới, thực hiện chủ trương giao khoán ruộng đất theo chỉ thị 100/TW, tiếp đến là giaokhoán ổn định lâu dài theo NQ 10 của Bộ Chính Trị Bước đầu, đã đạt được một số kếtquả khả quan, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, đã được các địa phương trong

cả nước hưởng ứng mạnh mẽ, tạo sự thay đổi lớn về hiện trạng đất đai Tuy nhiên, chủtrương này đến giữa năm 1993 vẫn chưa được thể chế hoá bằng chính sách pháp luật

Khi các mối quan hệ đất đai trở nên phức tạp hơn, người ta sử dụng một hệthống hồ sơ hiện đại hơn gọi là hệ thống bằng khoán Từ khi ban hành luật đất đai năm

1988, chúng ta đã lựa chọn hệ thống bằng khoán thống nhất để quản lý toàn bộ quỹ đất

lý không trùng nhau, kích thước rõ ràng, vị trí cụ thể:

2.2.1.3 Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003

Trang 6

Thành công của việc thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tạo cơ sởvững chắc cho sự ra đời của Luật đất đai năm 1993 (được thông qua ngày 14/7/1993)với những thay đổi lớn: ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình cá nhân,đất đai có giá trị, người sử dụng đất được hưởng các quyền và lợi ích như: Chuyểnnhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất ) Với những thay đổi đó, yêu cầu hoànthành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phạm vi cả nước, nhất là trong cácnăm 1997, 1998 với mục tiêu hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vàonăm 2000 (khu vực nông thôn) và năm 2001 (khu vực đô thị) theo các chỉ thị 10/1998/CT-TTg và chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Sự khẳng định đất đai có giá trị, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của mình đã tạo ra sự chuyển biến lớn về giá cả đất đai và vấn đề quản lý đô thị,quản lý đất đai phải gắn biền với quản lý nhà nước Xuất phát từ tình hình đó, ngày05/4/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/CP về quyền sở hữu nhà ở Nghị địnhnày đã trở thành một mốc quan trọng trong việc lập lại trật tự pháp lý cho lĩnh vực nhàđất tại đô thị Nghị định đã xác định rõ các vấn đề quyền sở hữu đất phải được xem xét

từ nguồn gốc và tính hợp pháp của quá trình tạp lập Theo tinh thần Nghị định này thìngười sử dụng đất ở đô thị phải được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở -Quyền sử dụng đất ở Việc đăng ký nhà ở và đất ở tại đô thị bắt đầu được thực hiện.Khi thực hiện thì số lượng giấy chứng nhận được cấp rất hạn chế Nghị định này cònnhiều điểm bất hợp lý, nhiều tỉnh, thành phố đã kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sungnhưng Chính phủ chỉ mới ban hành Nghị định 45/CP ngày 03/8/1996 bổ sung điều 10xác định các khoảng thời gian miễn giảm tiền sử dụng đất khi được cấp Giấy chứngnhận

2.2.1.4 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Luật đất đai 2003 ra đời đã phần nào đáp ứng được yêu cầu cấp bách của xã hội

về quyền của người sử dụng đất và sở hữu nhà ở Nhà ở và đất ở đã trở thành hàng hoágiao dịch trên thị trường Thị trường bất động sản hình thành và phát triển đòi hỏi hànghoá phải lưu thông thông thoáng, chính sách pháp luật hợp lý, bảo vệ quyền lợi hợppháp của những người tham gia giao dịch hàng hoá bất động sản trên thị trường, thúcđấy thị trường bất động sản phát triển Do đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 7

ở, sở hữu nhà ở mà còn là cơ sở để các đối tượng này thực hiện các quyền, hưởng lợiích từ việc sử dụng đất, thực thi các nghĩa vụ tài chính và pháp lý.

Khi nền kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn công nghiệp, con người đã ý thứcđược rõ hơn ý nghĩa của quan hệ đất đai ở tầm vĩ mô, từ đó xuất hiện khái niệm "quản

lý đất đại hiện đại" Quản lý đất đai hiện đại bao gồm các nội dung sau:

- Điều tra, khảo sát để nắm vững được toàn bộ số lượng và chất lượng của tàinguyên đất cả nước

- Thành lập hệ thống hồ sơ địa chính để quản lý đến từng thửa đất về mặt tựnhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ dân sự và hànhchính về đất đai và xây dựng hiện trạng sử dụng đất chính xác

- Xây dựng hệ thống pháp luật, các chính sách về đất đai để điều hành các mốiquan hệ đất đai đến từng thửa đất (vi mô) tới toàn bộ tài nguyên đất (vĩ mô)

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ, theo ngành và cảnước để thiết lập mặt bằng sử dụng đất có lợi cho ổn định chính trị, công bằng xã hội

và phát triển kinh tế, trong đó có quyền lợi của người sử dụng đất

- Phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội có nguồn gốc từ quan hệ đất đai trên cơ

sở hiện trạng sử dụng đất để hoạch định và điều chỉnh các chính sách và pháp luật vềđất đai

2.2.2 Vấn đề cấp giấy CNQSD đất

2.2.2.1 Các khái niệm

Giao đất: Nhà nước là người đại diện và sẽ tiến hành giao đất cho người sử

dụng đất ổn định lâu dài, còn người sử dụng đất được sử dụng đất theo mục đích đã xácđịnh và có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật đất đai, được cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất thông qua nhà nước Như vậy, giao đất là việc nhà nước traoquyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất

Có hai hình thức giao đất: giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sửdụng đất

Đăng ký đất đai: Là thủ tục hành chính bắt buộc đối với mọi người sử dụng

đất, nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước với người sử dụng đất, là

Trang 8

nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất Tuy nhiên, đăng ký đất đaikhông chỉ ở việc hoàn thành lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận ban đầu Quátrình vận động, phát triển của đời sống, kinh tế - xã hội tất yếu sẽ dẫn đến biến độngđất đai ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức như giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất,chuyển đổi, chuyển nhượng Vì vậy, đăng ký đất đai phải được thực hiện thườngxuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi để đảm bảo hồ sơ địa chính phản ánh đúng và kịpthời hiện trạng sử dụng đất, đảm bảo cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền

và nghĩa vụ của mình

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Là chứng thư pháp lý xác lập mối quan

hệ hợp pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất, là cơ sở pháp lý thực hiện các quyền

và nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;giải quyết các mối quan hệ trong quản lý sử dụng đất và giải quyết thủ tục về các quyềncủa người sử dụng đất theo quy định

2.2.2.2 Sơ lược về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

a) Tại Úc

Cơ quan đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một bộphận của Tổng Cục Địa Chính Đăng ký cấp giấy chứng nhận theo hệ thống Torrens(1958) Mô hình này triển khai theo từng thửa đất bao gồm thông tin không gian (hìnhthể, toạ độ, vị trí địa lý ) và thông tin thuộc tính (tình trạng pháp lý, chủ sử dụng,nguồn gốc thửa đất )

Mỗi thửa đất có GCN, một bản lưu tại cơ quan lưu trữ và một bản cấp cho chủ

sở hữu Khi có biến động cập nhật ngay trên GCN và cơ sở dữ liệu

b)Tại Đức

Cơ quan địa chính tại Đức quản lý đất đai theo hệ thống địa bạ (tương đươngvới GCN) Cơ quan quản lý và cấp địa bạ thuộc các tiểu bang, các tiểu bang này chịuảnh hưởng của cơ quan địa chính liên bang và các tiểu bang tư vấn Tại Đức đã ápdụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đất đai khá sớm nên hệ thống cơ sở dữliệu phục vụ cho công tác cấp địa bạ có tính thống nhất cao giữa các cấp

Trang 9

Mỗi địa bạ có thể gồm nhiều thửa đất, nội dung địa bạ thiên về vị trí và quan hệ

sở hữu, loại hình sử dụng đất mô tả giới hạn (do thuế tính theo tính chất sử dụng đất).Các thửa đất được định vị chính xác trên thực địa và đánh số theo hệ thống (code)thống nhất Khi có sự biến động có thể cập nhật ngay trên địa bạ

2.2.3 Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2.2.3.1 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 52 của Luật đất đai 2003 thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất được quy định như sau:

- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất cho:

+ Tổ chức, cơ sở tôn giáo;

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều này)

- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền

2.2.3.2 Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 49 của Luật đất đai 2003 thì Nhà nước cấp GCNQSDĐ cho nhữngtrường hợp sau đây:

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nôngnghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn

Trang 10

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/2003 đến trướcngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất.

- Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này màchưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng choquyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lí hợp đồng thế chấp, bảolãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới đượchình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân,quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấpđất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

- Người sử dụng đất quy định tại các Điều 90, 91 và 92 của Luật này;

- Người mua nhà ở gắn liền với đất ở;

- Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở

2.2.3.3 Những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo điều 41 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thì Nhà nướckhông cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau:

- Đất do Nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 3 của Nghị định này;

- Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn quản lý sử dụng

- Người sử dụng đất do thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê,thuê lại trong khu công nghiệp

- Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 51 của Luật đất đai

- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường

2.2.4 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định

Trang 11

* Thành phần hồ sơ: hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, thị trấn nơi có đấtmột bộ hồ sơ gồm có:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và

5 Điều 50 của Luật đất đai (nếu có);

- Văn bản Ủy quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)

* Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ giađình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn do huyện cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất được thực hiện theo Điều 135 Nghị định 181/2004/NĐ-CP

Trang 12

Sau đây là quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cánhân trên địa bàn huyện theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP:

Sơ đồ 1: Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị

Đóng thuế

Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất

Người dân

Phòng Tài nguyên và Môi trường

Trang 13

- Thời gian trong vòng 15 ngày, UBND xã, thị trấn sẽ trả hồ sơ lại cho ngườidân sau khi xét duyệt vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đủ điềukiện hoặc không đủ điều kiện).

- Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì người dân nộp hồ sơ cho Văn phòng đăng kýQuyền sử dụng đất

- Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xácnhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ vàghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện thì trích lụcbản đồ địa chính, sau đó chuyển hồ sơ sang phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện

- Phòng Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBNDcùng cấp Quyết định cấp GCNQSDĐ

- Phòng Tài nguyên và Môi trường giao hồ sơ cho Văn phòng đăng ký Quyền sửdụng đất

- Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất giao một phần hồ sơ cho người dân đểlàm nghĩa vụ tài chính (đóng thuế) của mình tại Chi Cục Thuế

- Sau khi làm nghĩa vụ tài chính (đóng thuế) xong thì người dân nộp biên lai vàgiấy trước bạ đóng thuế, sau đó nộp lại cho Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất

- Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất, giao giấy chứng nhận quyền sử dụngđất cho người sử dụng đất và giao phần hồ sơ lưu cho Phòng Tài nguyên và Môi trườnglưu trữ

2.3 Cơ sở thực tiễn

Thị trấn EaKar được thành lập vào tháng 6 năm 1987 với điều kiện kinh tế, xãhội khó khăn, dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ nhưng có truyềnthống văn hoá độc đáo, phong phú, giàu bản sắc dân tộc Đó là kho tàng văn hoá truyềnmiệng giàu có về ca dao, dân gian, truyền thuyết, trường ca, nhạc cụ nhân gian độc đáo,các truyền thống lễ nghi và di tích văn hoá, lịch sử

Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế ký 20, Thị trấn được sự quan tâm đầu

tư của Nhà nước xây dựng các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng cùng với sự didân từ các vùng khác để phát triển kinh tế thì Thị trấn EaKar đã có bộ mặt mới Thị

Trang 14

trấn EaKar trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của toàn HuyệnEaKar.

Hiện nay, với tốc độ đô thị hoá nhanh, thu nhập đầu người khá so với cả nước,thị trấn EaKar đang phấn đấu xứng đáng là đô thị loại IV, xứng tầm với vị trí quantrọng hiện có

Nói thêm xơ qua về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 15

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Thị trấn EaKar, Huyện EaKar, Tỉnh Đăk Lăk.

Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn EaKar, Huyện EaKar, Tỉnh Đăk Lăk.

Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến ngày 30 tháng 1 năm

2009

3.2 Nội dung nghiên cứu

* Đánh giá điều kiện tự nhiện kinh tế xã hội

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp sau:

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: khảo sát thực địa kiểm tra đối chiếu

giữa các nguồn tài liệu để kịp thời chỉnh lý hoàn thiện phục vụ cho công tác cấpGCNQSDĐ nhanh chóng và đạt hiệu quả

Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu thu thập được theo trình tự nội

dung nghiên cứu, từ đó phân tích, đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất; đưa ra các

số liệu cấp GCNQSDĐ qua các năm

Phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu: trên cơ sở các số liệu, tài liệu

thu thập được tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu có liên quan đến công tác cấpGCNQSDĐ, để rút ra các kết luận, nhận xét về vấn đề nghiên cứu

Trang 16

Phương pháp so sánh: so sánh công tác cấp GCNQSDĐ qua các năm trên địa

bàn Thị Trấn và đưa ra các nhận xét

Trang 17

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị trấn EaKar

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Thị trấn EaKar có đường quốc lộ 26 đi qua, cách Thành Phố Buôn Ma Thuột 52

km về phía đông Có diện tích tự nhiên là 2.443,89 ha, với dân số 12.691 người gồm 7dân tộc anh em chung sống Thị trấn có điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế và cótầm quan trọng về quốc phòng

Ranh giới hành chính của thị trấn EaKar như sau:

- Phía Bắc giáp xã Xuân Phú và xã Cư Huê

- Phía Nam giáp xã Cư Ni

- Phía Đông giáp xã EaĐar

- Phía Tây giáp xã Cư Ni và xã EaKmút

4.1.1.2 Khí hậu

EaKar là Huyện nằm trên cao nguyên mang những nét đặc trưng của khí hậu caonguyên Không có mùa đông giá rét Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từtháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

* Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,7oC

- Nhiệt độ cao nhất trung bình hàng năm là 32,8oC

- Nhiệt độ thấp nhất trung bình hàng năm là 17,6oC

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,5oC (tháng 4 và tháng 5)

- Nhiệt độ thấp nhất là 9,3oC (tháng 1 và tháng 12)

* Lượng mưa

- Tổng lượng mưa bình quân hàng năm 1.712 mm

- Số ngày mưa trung bình năm 136 ngày

Trang 18

- Lượng mưa lớn nhất 2.336 mm.

- Tháng có lượng mưa lớn nhất (tháng 10) là 506 mm

* Độ ẩm

- Độ ẩm bình quân hàng năm là 80,2%

- Độ bốc hơi mùa mưa là 1,04 - 2,98 mm/ngày

- Độ bốc hơi mùa khô là 1,53 - 3,31mm/ngày

* Nắng:

- Tổng số giờ nắng trong năm 2.369 giờ.

- Số giờ nắng cao nhất (tháng 5) là 353 giờ

- Số giờ nắng thấp nhất (tháng 10) 135,2 giờ

* Gió:

- Mùa khô có gió mùa Đông Bắc thổi mạnh và mùa mưa chịu ảnh hưởng

của gió Tây Nam

Gió Đông Bắc có tốc độ trung bình 4,5m/s Thổi tập trung từ tháng 12 4

Gió Tây Nam có tốc độ trung bình 0,5 m/s Thổi tập trung từ tháng 5 10

-4.1.1.3 Mạng lưới thủy văn

EaKar là một trong những Huyện có hệ thống nước mặt khá phong phú, toànvùng có mạng lưới sông suối dày đặc với mật độ 0,35 - 0,55 km/km2.Sông EakrôngH'năng là dòng sông chính có nhánh chảy qua địa phận Huyện EaKar, sông có chiềudài 129 km, diện tích lưu vực là 1.790km2, trong đó trên địa bàn là 1.069km2.Tốc độlòng sông là 7,45% theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, tổng lượng dòng chảy là 0,58 tỷ

m3/năm, lưu lượng là 20m3/giây

Phía Tây Nam thị trấn EaKar có suối EaKar được ngăn đập thành hồ với diệntích là 132,20 ha, ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều hồ lớn nhỏ phục vụ nhu cầu nôngnghiệp

4.1.1.4 Địa hình

Trang 19

Huyện EaKar nằm trên Đăk Lăk nên có kiểu địa hình đặc trưng của cao nguyên,

độ cao trung bình 450 - 550 m, với các đồi lượn sóng có tốc độ nhỏ, phổ biến <6%

Trung tâm Thị trấn Huyện Lỵ EaKar nằm trên quốc lộ 26, có địa hình khá bằngphẳng, khu vực Đông Nam là khu đất trũng, có nhiều ao, hồ, suối, rạch Phía Tây Nam

Bảng 1: Phân loại đất của thị trấn EaKar theo FAO

Th

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 2362 100 2443,89 100

1 Đất nâu đỏ trên đá bazan 2007,7 85 2077,31 85

Trang 20

Biểu đồ 1: Sự phân bố các loại đất của thị trấn EaKar năm 2008

Đất nâu đo trên đá banzan Đất vàng nhạt trên đá cát Đất Nâu vàng trên đá bazan Đất dốc tụ Đất có mặt nước chuyên dùng

0 500

Đối với ngành sản xuất Nông Nghiệp, những năm gần đây, cùng với sự kết hợpcác chương trình khuyến nông, phần lớn các giống cây trồng, vật nuôi đều đã đượcchuyển đổi cơ cấu sang nuôi trồng những giống có phẩm chất tốt Riêng trong 3 thángđầu năm 2009, do tình hình hạn hán nên đã làm cho ngành Nông Nghiệp chịu ảnh hưởngnặng nề, năng suất và sản lượng đều giảm, chỉ đạt 41% so với cùng kỳ năm 2008

Diện tích: ha

Loại đất

Trang 21

Về xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông được nâng cấp và mởrộng tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá và đi lại.

Kinh doanh - Thương mại - Dịch vụ là lĩnh vực thu hút nhiều vốn và có doanhthu cao, chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế ở địa phương

Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp cũng có bước phát triển đáng kể,trong đó doanh thu chủ yếu tập trung ở ngành Tiểu thủ công nghiệp - là tiền đề cho sự

ra đời của ngành Công nghiệp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng

Bảng 2: Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế thị trấn EaKar

(Nguồn: Phòng kinh tế huyện EaKar)

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp trong năm 2008 đạt 17.700 triệu đồng tăng3,2% so với 2007 (16.042 triệu đồng) Trong đó ngành trồng trọt là ngành mang lại giátrị kinh tế cao nhất, đạt 16.638 triệu đồng, chiếm 94% giá trị sản xuất ngành nôngnghiệp Ngành chăn nuôi chỉ đạt 1.062 triệu đồng, chiếm 6%

Trong 6 tháng đầu năm 2009, ngành nông nghiệp được dự đoán là giảm mạnh tỷtrọng trong cơ cấu kinh tế bởi vì tình hình hạn hán kéo dài, phần lớn diện tích cây trồngvật nuôi đều bị ảnh hưởng nặng nề

Cơ cấu ngành chăn nuôi dịch chuyển không đáng kể, dựa vào tình hình hiện naycần có các biện pháp nhằm nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngànhtrồng trọt trong ngành nông nghiệp nhằm phát triển ngành theo định hướng chiến lược

Trang 22

* Khu vực kinh tế Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN)

So với năm 2007, năm 2008 giá trị tổng sản lượng ngành CN-TTCN tăng 20,6%(tăng 1.538 triệu đồng), đạt 9.000 triệu đồng, chiếm 15% tổng giá trị sản phẩm xã hội

Tuy nhiên doanh thu chủ yếu của ngành chỉ tập trung ở ngành TTCN là chínhvới các cơ sở sản xuất nhỏ, các xưởng cơ khí chuyên chế tạo những vật dụng phục vụngành nông nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản với mỏ đá có trữ lượng khá phân

bố trên địa bàn

Thị trấn EaKar được xem là trung tâm kinh tế của toàn huyện Eakar, là nơi cungcấp các sản phẩm CN - TTCN cho ngành nông nghiệp và xây dựng cho các khu vựcxung quanh

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ (TM-DV)

Trong năm 2008, tổng doanh thu ngành TM-DV đạt 33.300 triệu đồng, chiếm55,5% tổng giá trị sản phẩm xã hội Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn, trong tương lai

sẽ còn phát triển mạnh với sự đầu tư vốn ngày càng nhiều của nhà nước, các doanhnghiệp tư nhân, các đoàn thể, cá nhân

Thị trấn EaKar nằm ngay khu vực trung tâm của huyện cho nên có điều kiệnphát triển nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Với 16 thôn, buôn,khối, tổ dân phố Trong đó có 30% dân số là đồng bào dân tộc tại chỗ sinh sống tậptrung tại 6 buôn liền kế trung tâm đô thị kinh tế phát triển, còn lại là dân cư từ mọimiền của đất nước đến khai hoang và lập nghiệp

Đời sống đại bộ phận dân cư ngày càng được nâng lên, trình độ dân trí và văn hoáđược cải thiện, nhất và văn hoá dân gian của đồng bào dân tộc tại chỗ luôn được quan tâm

4.1.2.2 Dân số

Bảng 3: Thực trạng tăng dân số thị trấn EaKar từ năm 2001 - 2008

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Trang 23

Trong thời gian 7 năm, dân số tại thị trấn EaKar tăng 1.566 người với tỷ lệ tăngdân số là 3,32%, trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên là 2,02%, tỷ lệ tăng cơ học là 1,3%.

Biểu đồ 2: Sự biến động số khẩu tại thị trấn EaKar từ 2001 - 2008

Số khẩu

Năm

4.1.2.3 Nguồn lao động và việc làm

Bảng 4: Hiện trạng lao động thị trấn EaKar

Năm

Trang 24

1 Lao động nông nghiệp Người 4.217

so với tổng dân số hiện có, chiếm 56,29% Đây chính là vấn đề cản trở lớn cho việcđầy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tại Thị trấn EaKar, một lao động sẽ phảinuôi thêm hơn một người Trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp so với lao động có việc làmcòn cao, chiếm 12,01% Vì vậy các cấp chính quyền tại địa phương cần có những chínhsách phù hợp để tạo ra nhiều hơn nữa công ăn, việc làm cho người dân, nâng cao mứcsống của họ

4.1.2.4 Giáo dục - Đào tạo

Công tác giáo dục tại Thị trấn EaKar được chú trọng và đầu tư thoả đáng Hiệnnay trên địa bàn có 03 trường mẫu giáo, 03 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở,

01 trường trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên Tổng số họcsinh là 4.147, trong đó có 894 học sinh đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Giáo dục - Đào tạo là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với một nướcđang phát triển như nước ta Do đó việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo từ cáctrường học trên cả nước cần được chú trọng, phát triển đến các vùng sâu, vùng xa Hơnnữa, cần xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, bồi dưỡng cho đội ngũ giáoviên Xứng đáng với vị trí quan trọng của ngành

4.1.2.5 Y tế

Trang 25

Công tác quan tâm, chăm sóc sức khoẻ nhân dân của Thị trấn EaKar được thựchiện tốt Tại đây đã xây dựng một trung tâm y tế với trang thiết bị y tế tốt, đội ngũ ybác sỹ được đào tạo căn bản, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân.

Trên địa bàn còn có 05 đại lý bán thuốc, giúp cho người dân có thể tự chăm sócsức khoẻ kịp thời

Thường xuyên có các đợt tuyên truyền phòng và chữa bệnh: lao, sốt rét, sốt xuấthuyết Công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em rất được quan tâm với các chươngtrình tiêm phòng Văcxin

4.1.2.6 Văn hoá - Thể dục thể thao (VH - TDTT)

Công tác VH - TDTT tại đây rất được chú trọng Mọi hoạt động về VH - TDTTluôn diễn ra thường xuyên vào những ngày lễ, ngày kỷ niệm và được tổ chức sâu rộngtới người dân Những hoạt động này đã trở thành truyền thống, bao gồm các hoạt động:giải bóng chuyền, bóng đá, các hội thi dân vận khỏe, giao lưu văn nghệ giữa các thôn,buôn, khối; triển khai các hoạt động hè tình nguyện; phong trào thi đua học tập tốt, laođộng tốt

Công tác xây dựng các công trình công cộng phục vụ VH - TDTT được quantâm như: Một sân vận động dành cho bóng đá và nhiều khu tập luyện thể thao khác,một nhà văn hoá, một đài phát thanh truyền hình

4.1.2.7 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Mạng lưới giao thông

Trục đường chính của Thị trấn là Quốc lộ 26 dài 1,65km đường đổ nhựa doTrung Ương quản lý, chất lượng tương đối tốt Ngoài ra trung tâm thị trấn còn có cáctuyến đường giao thông liên huyện

Bảng 5: Mạng lưới đường thị trấn EaKar

2 Tỉnh lộ 689 (đường 720A)-Krông Bông 25,50 8

Trang 26

II Giao thông nội bộ 42

(Nguồn: Niên giám thống kê)

* Giao thông đối ngoại

Quốc lộ 26 chạy qua trung tâm Thị trấn đi Nha Trang và Buôn Ma Thuột rảinhựa rộng 32m, mật độ bình quân 300 xe chạy qua /ngày đêm

- Tỉnh lộ 689 (đường 720A) đi krông Bông, mặt đường rộng 8m

* Giao thông nội bộ

- Tuyến Eaknốp - EaPăl - Cư Yang: Đã hoàn thành 9km đường cấp phối từEakNốp - EaPăl, còn lại EaPăl - Cư Yang là đoạn cấp phối đất nhiều đoạn đã hư hỏng

- Tuyến EaKar - Cư Ni - EaÔ - Cư Yang: dài 33km, đường cấp phối từng phần,riêng đoạn tuyến EaKar - Cư Ni dài 2km đã hoàn thành đổ nhựa

- Tuyến EaKar - Xuân Phú (tuyến tỉnh lộ 3) dài 7,5 km đã được rải nhựa

* Nước sinh hoạt

Qua điều tra khảo sát thì việc sử dụng nước sinh hoạt của người dân chủ yếuđược lấy từ nước giếng, 80% người dân sử dụng nước giếng Chỉ có hệ thống cấp nướcnhỏ cho khu vực trung tâm thị trấn

Việc cấp nước sinh hoạt cho dân cư trên địa bàn chưa được quan tâm, do hạnhẹp về kinh phí nên trong thời gian dài chương trình cấp thoát nước sinh hoạt cho khudân cư chưa được chú trọng, chưa có hệ thống cấp nước tập trung

* Thông tin liên lạc

Trang 27

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu về thông tin liên lạc cũng tăngtheo Hiên nay trên địa bàn có một bưu điện, 5 trụ phục vụ điện thoại thẻ được bố trí tạikhu vực trung tâm Trong khu vực trung tâm thị trấn, theo điều tra thì có tới 80% số hộ

có máy điện thoại bàn Thị trấn cũng đã có các trạm phát sóng cho các mạng điện thoại

di động và đã có rất nhiều người sử dụng điện thoại di động để liên lạc

Đây là địa bàn có mạng lưới thông tin liên lạc phát triển mạnh, thoả mãn đượcnhu cầu của người dân

Ngày đăng: 07/05/2024, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Sơ đồ 1 Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP (Trang 12)
Bảng 1: Phân loại đất của thị trấn EaKar theo FAO - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 1 Phân loại đất của thị trấn EaKar theo FAO (Trang 19)
Bảng 2: Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế thị trấn EaKar. - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 2 Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế thị trấn EaKar (Trang 21)
Bảng 3: Thực trạng tăng dân số thị trấn EaKar từ năm 2001 - 2008 - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 3 Thực trạng tăng dân số thị trấn EaKar từ năm 2001 - 2008 (Trang 22)
Bảng 4: Hiện trạng lao động thị trấn EaKar. - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 4 Hiện trạng lao động thị trấn EaKar (Trang 23)
Bảng 5: Mạng lưới đường thị trấn EaKar - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 5 Mạng lưới đường thị trấn EaKar (Trang 25)
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn EaKar. - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 6 Hiện trạng sử dụng đất thị trấn EaKar (Trang 27)
Bảng 7: Biến động đất đai từ năm 2004 đến năm 2008        Đơn vị tính:ha - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 7 Biến động đất đai từ năm 2004 đến năm 2008 Đơn vị tính:ha (Trang 28)
Bảng 8: Các văn bản đã được ban hành từ năm 2004 - 2008 của thị trấn EaKar. - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 8 Các văn bản đã được ban hành từ năm 2004 - 2008 của thị trấn EaKar (Trang 30)
Bảng 13: Kết quả thành lập bản đồ địa chính của thị trấn EaKar tháng 6 năm 2002. - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 13 Kết quả thành lập bản đồ địa chính của thị trấn EaKar tháng 6 năm 2002 (Trang 32)
Bảng 14: Quy hoạch sử dụng đất thị trấn EaKar - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 14 Quy hoạch sử dụng đất thị trấn EaKar (Trang 34)
Bảng 16: Diện tích đất được thu hồi và cấp mới tại thị trấn EaKar năm 2008 - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 16 Diện tích đất được thu hồi và cấp mới tại thị trấn EaKar năm 2008 (Trang 38)
Bảng 10: Kết quả thực hiện công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tại thị trấn EaKar từ năm 2004 - 2008 - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 10 Kết quả thực hiện công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tại thị trấn EaKar từ năm 2004 - 2008 (Trang 41)
Bảng 11: Tình hình chuyển nhượng đất đai trên địa bàn thị trấn Eakar từ năm 2004 - -2008 - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 11 Tình hình chuyển nhượng đất đai trên địa bàn thị trấn Eakar từ năm 2004 - -2008 (Trang 42)
Bảng 19: Kết quả thực hiện công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo về đất đai của thị trấn EaKar từ năm 2004 đến năm 2008 - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thị Trấn Eakar – Huyện Eakar – Tỉnh Đăklăk Giai Đoạn 2004 – 03- 2009
Bảng 19 Kết quả thực hiện công tác giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo về đất đai của thị trấn EaKar từ năm 2004 đến năm 2008 (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w