Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Khẳng định tính hệ thống và hoàn chỉnh của việc xây dựng và phát triển mạng lưới điểm dân cư
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 02/08/2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk quy định về phân cấp ủy quyền trong lĩnh vực quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quyết định này nhằm phân định phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch của các cấp có thẩm quyền trong tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 2607/QĐ-UBND ngày 27/07/2007 của UBND huyện Krông ANa về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn tại xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk;
- Thực hiện hướng dẫn số 151/SXD.QH ngày 16/03/2007 của Sở xây dựng về hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 32/2006/QĐ- UBND ngày 02/08/2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Ban hành quy định về phân cấp, ủy quyền trong việc lập, thẩm định quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;
- Thông tư số 08/2007/TT - BTNMT Ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Báo cáo thuyết minh, số liệu, bản đồ kiểm kê đất đai năm 2010 xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk;
- Căn cứ hợp đồng kinh tế số 32/2009/HĐ-XD, ngày 14/08/2009 giữa UBND xã EaNa và công ty cổ phần tư vấn Tài nguyên - Môi trường và Trắc địa về việc tư vấn lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã
Ea Na, huyện Krông Ana.
Cơ sở lý luận
2.2.1 Những khái niệm về hệ thống điểm dân cư
Cơ cấu cư dân là toàn bộ các điểm dân cư của một nước, một tỉnh trong một vùng kinh tế, phân bố trong không gian có phân công liên kết chức năng và hài hoà cân đối trong mỗi điểm và giữa điểm dân cư trong một đơn vị lãnh thổ.
Như vậy, cơ cấu cư dân là một cấu trúc tổng hợp và tương đối bền vững, là một hình thái tổ chức của cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu vùng Các điểm dân cư phân biệt với nhau về quy mô và cấp hạng dựa trên sự tổng hợp các mối quan hệ phân công chức năng trong toàn bộ cơ cấu cư dân của quốc gia trong một vùng Vì vậy trong quy hoạch cơ cấu dân cư phải lưu ý các mối quan hệ tương hỗ trong nội tạng cơ cấu của từng điểm dân cư, cũng như cơ cấu của toàn bộ trong một nhóm các điểm dân cư cụ thể.
- Điểm dân cư Điểm dân cư là một kiểu liên kết chặt chẽ, vững chắc, ít bị biến đổi Đây là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động xã hội, nó có những đặc trưng và bản sắc riêng của từng vùng và từng dân tộc.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điểm dân cư là một đơn vị tụ cư, là một đơn vị kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt, nó là một đơn vị kinh tế hoàn chỉnh, nó có thể tồn tại mà không cần đến mối quan hệ bên ngoài.
Về văn hóa : có lệ làng, hương ước và sắc thái riêng của làng đó trung tâm làng xưa bao gồm : các công trình văn hóa tín ngưỡng như: Đình, chùa, miếu, nhà rông (đối với một số đồng bào thiểu số miền núi), trường học … các công trình phục vụ như: chợ, quán.
Nhà ở phổ biến nằm trong khuôn viên được bao bọc xung quanh la vườn, cây, ao cá và các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà nọ nối nhà kia qua hàng rào cây hoặc ước lệ theo ranh giới vườn và lôi đi.
Dần dần với sự gia tăng về dân số, người dân sống tập trung hơn đòi hỏi phải xây dựng nhiều các công trình công cộng để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Điểm dân cư đô thị là nơi sinh sống và làm việc chủ yếu của những người không làm nông nghiệp.
Mỗi nước có quy định riêng về điểm dân cư đô thị Việc xác định quy mô tối thiểu của điểm dân cư đô thị phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội của nước đó và tỷ lệ phần trăm dân phi nông nghiệp của đô thị đó
+ Điểm dân cư nông thôn
Hiện nay có thể hiểu: điểm dân cư nông thôn là trung tâm quản lý và điều hành của xã hoặc của thôn, buôn, ở đó tập trung phần lớn các loại công trình sau:
- Nhà ở, công trình phụ, vườn tược, ao của các hộ gia đình
- Trụ sở UBND xã, ban quan lý hợp tác xã.
- Các công trình phục vụ sản xuất: chuồng trại chăn nuôi, nhà kho, nhà xưởng, sân phơi, cơ khí, lò rèn…
- Các công trình văn hóa phúc lợi: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, hội trường, thư viện, các câu lạc bộ…
- Các công trình dịch vụ: chợ, cửa hàng, ki ốt…
Theo quan điểm xã hội học, cộng đồng dân cư nông thôn có đặc trưng là sự tiếp nối truyền thống từ thế hệ trước sang thế hệ sau, hình thành nên các đơn vị cư trú như xóm, làng, bản Nơi đây chủ yếu tập hợp dân cư sinh sống dựa trên mối quan hệ láng giềng mật thiết và được xem như một tế bào cấu thành nên cấu trúc xã hội Việt Nam từ xưa đến nay.
Theo Điều 14 Luật Xây dựng, điểm dân cư nông thôn là nơi tập trung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định (gọi chung là thôn) Điểm dân cư nông thôn được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.
Khu dân cư nông thôn phải bao gồm từ ít nhất một điểm dân cư trở lên Dân cư nông thôn khác với thành thị là ở đó có một cộng đồng sinh sống chủ yếu là nông dân sống bằng nghề làm nông nghiệp, mật độ dân số thấp, kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường thấp hơn thành thị
2.2.2 Thành phần đất đai trong khu dân cư nông thôn
Đất ở và đất vườn trong khuôn viên thổ cư hộ gia đình có vai trò thiết yếu trong đời sống nông thôn, gắn liền mật thiết với hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của các hộ gia đình, từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ đến xây dựng nhà ở, cung cấp không gian sống, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
Khái niệm về thổ cư cho mỗi hộ gia đình ở nông thôn bao gồm cả phần không gian phục vụ sinh hoạt gia đình và không gian để triển khai các hoạt động theo phương thức kinh tế Vườn-Ao-Chuồng hoặc Vườn-Rừng-Ao-Chuồng.
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống điểm dân cư trên địa bàn xã.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư tại xã Ea Na trong giai đoạn 2010 – 2020
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã.
- Hiện trạng phân bố các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã.
- Hiện trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư.
- Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư tại xã.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra khảo sát
- Thu thập số liệu sơ cấp: điều tra thu thập số liệu ngoài thực địa, thu thập
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
Xã Ea Na nằm ở phía Bắc huyện Krông Ana, cách trung tâm thị trấn Buôn Trấp 14 km theo hướng Tỉnh lộ 2 Xã có vị trí tiếp giáp với các xã lân cận, cụ thể:
- Phía Bắc giáp xã Dray Sáp - huyện Krông Ana
- Phía Nam giáp Thị trấn Buôn Trấp - huyện Krông Ana
- Phía Đông giáp xã Ea Bông - huyện Krông Ana
- Phía Tây giáp xã Nam Đà, Buôn Choah - huyện Krông Nô - Tỉnh Đắk Nông
- Dạng địa hình đồi núi cao tập trung chủ yếu ở phía Bắc, gồm các dãy núi như Chư Pang, Chư Trok Trum… độ cao trung bình 500m so với mực nước biển, độ dốc trung bình từ 14 – 45%, có diện tích khoảng 350,97 ha, là dạng địa hình thích hợp cho việc trồng rừng.
- Dạng địa hình đồi núi thoải lượn phân bố từ Đông sang Tây, độ cao trung bình 480m so với mặt nước biển, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ dốc từ 5 đến 14%, có diện tích khoảng 3.366,73 ha
- Dạng địa hình thấp trũng tập trung chủ yếu ở phía Nam dọc sông Krông Ana, diện tích khoảng 418,3 ha.
Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh ĐắkLắk, Ea Na chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do địa hình cao nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 23,5 0 C, nhiệt độ cao nhất trong năm 31,8 0 C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 17,9 0 C, các tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 3 và tháng 4, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, tổng tích nhiệt năm 8.000 - 8.500 0 C.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối hàng năm: 81% - 83%, độ bốc hơi của mùa khô 14,9 -16,2mm/ngày.
- Chế độ mưa: Lượng mưa lớn nhất trong năm 2.334mm, lượng mưa thấp nhất năm 610 mm, lượng mưa trung bình tháng về mùa khô 30,76mm chiếm 8% lượng mưa trong năm, số ngày mưa trung bình năm 197 ngày.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2.4 -5.4m/s
Hệ thống sông Krông Ana bao quanh phía Tây và Nam, chiếm gần 1/3 tổng chiều dài địa giới hành chính của xã, dòng chảy từ Đông Nam xuống Tây Bắc, lượng bồi đắp phù sa hàng năm tạo nên các tiểu vùng đồng bằng đất đai màu mỡ và là con sông có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của xã, nhất là cây lúa nước, còn lại chủ yếu là các khe suối nhỏ chạy trên địa bàn có lưu lượng nhỏ, mực nước thay đổi theo mùa, mùa mưa nước dâng cao, mùa khô các con suối đều cạn kiệt
Ngoài ra Ea Na còn các hồ đập như; hồ Quỳnh Ngọc 1, hồ Quỳnh Ngọc 2, hồ Cơ Khí, hồ Thủy Lợi, hồ Lê Hồng Phong, hồ Đội 1,2, hồ EaLen, hồ EaRa, hồ
Lò Gạch, hồ Quảng Nam, hồ Suối Tiên…
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1978 của Viện quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/100.000, trên địa bàn xã gồm có các loại đất sau :
- Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk ) diện tích 3.089,33 ha, chiếm 75 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố trên địa hình lượn sóng, đặc điểm nổi bật của loại đất này là có tầng dày trên 70 cm, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình
Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) có diện tích 609,37ha, chiếm 14,7% diện tích tự nhiên vùng, tập trung ở khu vực đồi núi chia cắt mạnh Loại đất này có đặc tính xốp, khi mất nước trở nên chai rắn, tầng mỏng, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp.
- Đất gley phù sa (Pg) diện tích 428,3, chiếm 10,3 % diện tích tự nhiên,thường phân bố sở địa hình trũng thấp ở cánh đồng thôn Quỳnh Ngọc, cánh đồng Buôn Tơ lơ … đất phù sa được hình thành do sông suối mang phù sa bồi đắp hàng năm nên rất giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến thịt nặng, tầng đất dày.
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các loại đất chính ở xã Ea Na
Nước mặt trên điạ bàn xã có sông Krông Ana với chiều rộng trung bình 100-150 m là nguồn cung cấp nước chính trong sản xuất nông nghiệp, các ao hồ, đầm cũng là nguồn cung cấp nước tưới, đồng thời phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên, lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước mưa được lưu giữ, lượng nước thay đổi lớn giữa hai màu đã dẫn đến tình trạng ngập úng vùng trũng ven sông vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô ở vùng có địa hình đồi núi ở phía Bắc.
Nước ngầm hiện nay chưa có số liệu thăm dò mực nước ngầm về trữ lượng cũng như khả năng cung cấp của nguồn nước này, qua các giếng đào cho thấy ở các vùng trũng thấp sâu từ 8-10 m, vùng cao có độ sâu từ 25-35 m.
4.1.2.3 Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn xã Ea Na là 233,9 ha, chiếm5,66% tổng diện tích tự nhiên, điều này cho thấy độ che phủ của rừng kém,trong khi đó tiềm năng đất đai có khả năng phát triển diện tích rừng là 609,37 ha tập trung ở vùng đồi núi phía Bắc.
Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội
4.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Trong giai đoạn 2007 - 2009, kinh tế xã Ea Na có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,75 % năm Trong đó, mức tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp 4,66 % năm, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 8,36%, ngành thương mại dịch vụ tăng 9,92%.
Trong giai đoạn 2007-2009, kinh tế xã đạt mức tăng trưởng bình quân rất cao với sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thương mại dịch vụ Ngành công nghiệp khai thác tăng trưởng ổn định từ năm 2007 (16,44%) đến năm 2009 (18%), nhờ nguồn lợi lớn từ thương mại dịch vụ và chủ trương khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế của chính quyền địa phương.
Nông nghiệp Công nghiệp- TTCN Thương mại-dịch vụ
Biểu 4.2 Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2007 và 2009
4.2.1 1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
- Trồng trọt: Cây hàng năm diện tích gieo trồng 781,55 ha, trong đó: đất trồng lúa 343,95ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 437,60 ha; tổng giá trị quy tiền ước đạt 101.147,39 triệu đồng Cây công nghiệp lâu năm 2.420,81 ha, cà phê diện tích 2.021 ha, năng suất bình quân 2,5 tấn/ha; Hồ tiêu diện tích 27,50 ha, năng suất bình quân 1,85 tấn/ha; Điều diện tích 145 ha, năng suất bình quân 2,10 tấn/ha. Đội ngũ cán bộ khuyến nông của xã đã phối hợp với ngành chức năng tổ chức đưa khoa học, kỹ thuật áp dụng được ba lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật chăm sóc, bón phân cho cây cà phê, hai mô hình trồng ngô lai và một mô hình lúa lai Từ đó, năng suất các loại cây trồng đều đạt sản lượng cao, riêng cây cà phê năng suất thấp hơn năm trước chỉ đạt bình quân 2,5 tấn/ha do tình hình ve sầu phá hoại và một số diện tích bị hư hỏng do bão lũ gây nên Nhìn chung, các loại cây hoa màu thu đạt kết quả tốt, đa phần đạt kế hoạch đề ra.
- Chăn nuôi: Trong những năm gần đây, xuất hiện tình hình bệnh dịch xảy ra trên địa bàn làm ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi của nhân dân Phối hợp với ban phòng chống dịch bệnh của huyện, UBND xã đã chỉ đạo lực lượng thú ý làm tốt công tác chống dịch, phun thuốc tiêu độc hại tại các chợ, lò mổ tập trung, khu vực công cộng, nhà trường và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm nên đã khống chế được tình hình dịch bệnh, nhân dân yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi Trên địa bàn xã đã có những mô hình chăn nuôi với quy mô lớn như các trang trại nuôi heo, nuôi dê, ba ba… mang lại hiệu quả kinh tế cao, đàn gia súc có khoảng 5.891 con, trong đó: Đàn bò có 620 con; Dê 767con; Heo 4.500 con; gia cầm và thủy cầm 35.000 con; trâu 04 con.
- Thủy sản: Ngành thủy sản trên địa bàn xã với tổng diện tích là 17,432 ha, sản lượng cá một năm đạt 50 tấn, do nguồn nước thiên nhiên của xã tương đối đầy đủ nên việc nuôi trồng thủy sản tương đối thuận lợi Mặc dù mang lại lợi ích kinh tế không cao so với các ngành khác nhưng đã góp phần cải thiện đời sống của người dân và làm cho nền sản xuất nông nghiệp của xã theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
Diện tích rừng tại xã hiện là 322,20 ha, gồm toàn bộ rừng trồng sản xuất và do UBND xã quản lý Rừng giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ các tài nguyên khác như đất, nước Chính vì thế, việc bảo vệ và khai thác rừng đúng mức là nhiệm vụ cấp thiết đối với các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị được giao quản lý rừng.
4.2.1 2 Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Năm 2009 có 3 cơ sở khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng ( gạch), diện tích đất khoảng 7,92 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên toàn xã Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh tập trung ở cơ sở cơ khí, mộc dân dụng, cở sở xay xát chế biến lương thực thực phẩm Các cơ sở này duy trì ổn định và hoạt động tốt đem lại hiệu quả cao, giá trị sản xuất năm 2009 ước tính khoảng 27.495,76 triệu đồng
4.2.1.3 Khu vực kinh tế dịch vụ
Xã có lợi thế nằm trên trục đường tỉnh lộ 2, giao thông đi lại thuận lợi thúc đẩy ngành thương mại phát triển mạnh, cuối năm 2009 toàn xã có 180 hộ kinh doanh, dịch vụ lớn nhỏ Chủ yếu là kinh doanh mua bán vật liêu xây dựng, xăng dầu, hàng tiêu dùng,…
4.2.2 Thực trạng phát triển xã hội
Xã Ea Na có tổng dân số 12.514 khẩu, gồm 643 hộ dân tộc thiểu số (24,84%) và các dân tộc khác như Mường, Tày, Nùng, Thái Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 55,43%, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 71,4%, phi nông nghiệp chiếm 28,6% Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học lần lượt là 1,49% và 2,26% Thu nhập bình quân đầu người là 13,86 triệu đồng/năm.
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số xã Ea Na đến ngày 22/11/2010
Stt Thôn, buôn Dân số Dân tộc thiểu số
Số hộ Số khẩu Số hộ Số khẩu
(Nguồn UBND xã Ea Na, huyện K rông Ana, tỉnh Đắk Lắk)
4.2.2.2 Giáo dục đào tạo, y tế
- Giáo dục Đất cơ sở giáo dục đào tạo 7,72 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên, tính đến cuối năm 2009 trên địa bàn xã có 08 trường học, trong đó: 01 trường THCS gia bước 1 diện tích bao chiếm 24415 m 2 ; 03 trường mẫu giáo có một trường mẫu giáo tư thục diện tích bao chiếm 3.356m 2
Bảng 4.2: Hiện trạng đất trường học xã Ea Na đến ngày 22/11/2010
Stt Tên trường Địa điểm
1 Mẫu giáo Ea Na Thôn Quỳnh Ngọc 1.130
2 Mẫu giáo Ea Tung Thôn Ea Tung 1.935
3 Mẫu giáo thôn Tân Lập Thôn Tân Lập 300
1 Phân hiệu Lê Hồng Phong 1 Thôn Ea Tung 6.958 a Phân hiệu Lê Hồng Phong 2 Buôn Ea Na 1.974
2 Trường Nguyễn Viết Xuân 10.533 a Phân hiệu Nguyễn Viết Xuân xóm 7 Thôn Quỳnh Ngọc 920 b Phân hiệu Nguyễn Viết Xuân xóm 5 Thôn Quỳnh Ngọc 9.613
3 Trường Lê Lợi Thôn Tân Tiến 4.950
III Trường trung học cơ sở 7.020
1 Trường Nguyễn Trãi Thôn Tân Lập 7.020
IV Trường phổ thông trung học 42.400
1 Trường Phạm Văn Đồng Thôn Tân Tiến 42.400
(Nguồn UBND xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk)
Hiện tại, xã có một trạm y tế đặt tại thôn Tân Tiến với diện tích 0,5 ha Trạm y tế là một công trình nhà cấp IV, gồm 4 phòng và được trang bị các thiết bị y tế cơ bản Đội ngũ y tế tại trạm gồm 6 cán bộ, đảm nhiệm chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trong xã Ngoài ra, trạm y tế còn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức y tế, giúp nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề sức khỏe Các trường hợp bệnh nặng hoặc cần điều trị chuyên sâu sẽ được chuyển lên các cơ sở y tế tuyến trên.
Trong những năm qua, trạm y tế đã thực hiện 1005 các chương trình tiêm chủng cho trẻ em, trong 6 tháng đầu năm 2010, đã tổ chức khám và chữa bệnh cho 7.059 lượt người, trong đó: khám và điều trị nội trú 4.309 lượt người; khám cho trẻ em dưới 6 tuổi trường hợp, cho trẻ uống Vitamin A đật 96%, quản lý và điều trị 2 bệnh nhân lao, 50 bệnh tâm thần, khám bảo hiểm 2.982 lượt người, đã làm tốt công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em và lên kế hoạch hóa gia đình, khám và chữa bệnh cho 826 bà mẹ, 958 đối tượng áp dụng các biện pháp tránh thai
4.2.2.3 Văn hóa thông tin – Thể dục thể thao
- Văn hóa : Xã đã có 3 nhà văn hóa cộng đồng ở Buôn Ea Na, Tơ Lơ và
Buôn Drai, diện tích 0,04ha, đã đề nghị công nhận Buôn Ea Na và thôn 3 là thôn, buôn, ban văn hóa thông tin xã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Trong 6 tháng đầu năm, đã kết hợp với các ban ngành tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc.
- Thể dục thể thao: Diện tích đất cơ sở thể dục thể thao 4,77 ha, có 2 sân bóng tại thôn Quỳnh Ngọc và Thôn Tân Thắng, để phong trào thể dục thể thao phát triển hơn nữa cần đáp ứng nhu cầu của mỗi đơn vị thôn, buôn có một sân bóng.
4.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.2.3.1 Giao thông Đất giao thông toàn xã là 175,38 ha, chiếm 4,24% diện tích tự nhiên, hệ thống giao thông xã Ea Na tương đối hoàn chỉnh phân bố đều, tuy nhiên còn có một số tuyến đường trong khu dân cư và các tuyến đường trong khu vực sản xuất còn chật hẹp mùa mưa lầy lội Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có mạng lưới giao thông liên thôn, liên xóm và hệ thống đường gia thông nội đồng phân bố tương đối hợp lý, tuy nhiên đường chủ yếu là đường đất, mặt cắt ngang còn hẹp, xong đã đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế văn hóa của người dân trong vùng.
Bảng 4.3: Hiện trạng các trục đường của xã Ea Na Đặc điểm công trình Quy
Tên đường ra diện tích (ha)
Trục đường Thủy điện Đường nhựa 8.400 20 16,80
Tuyến đường giao thông từ tỉnh lộ 2 đến bờ sông
Tuyến từ Ea Tung đến
Tuyến giao thông từ Ủy ban đến xã Dray Sáp Đường đất 1.200 6 0,72
(Nguồn báo cáo sử dụng đất của xã Ea Na – huyện Krông Ana đến ngày 22/11/2010)
4.2.3.2 Thủy lợi và mặt nước chuyên dùng
Hiện trạng mạng lưới điểm dân cư nông thôn .32 4.4 Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư 33Error! Bookmark not defined
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 4418 năm 1987 về hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện đã quy định các tiêu chí để phân loại điểm dân cư trên địa bàn xã như sau:
Tổng diện tích đất khu dân cư trên địa bàn xã Ea Na là 202,59 ha gồm 15 điểm ;
Bảng 4.4: Phân loại điểm dân cư xã Ea Na năm 2010
Stt Tên thôn, buôn Diện tích (ha) Xếp loại
(Nguồn UBND xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk)
4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư theo mục đích
* Cơ cấu sử dụng đất
Biểu đồ 4.3 Cơ cấu các loại đất khu dân cư
73.89% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất khu dân cư trên địa bàn xã là 202,59 ha, trong đó diện tích đất phi nông nghiệp là 149,69ha chiếm 73,88%, đất nông nghiệp diện tích là 52,90 ha chiếm 26,12% diện tích đất tại khu dân cư; đất chưa sử dụng tại khu dân cư không có
* Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư theo mục đích sử dụng của xã Ea Na tính đến ngày 01/01/2010
Stt Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1
1.2.3.3 Đất phi nông nghiệp Đất ở nông thôn Đất chuyên dùng Đất TSCQ, CTSN Đất sản xuất kinh doanh Đất có mục đích công cộng Đất giao thông Đất công trình bưu chính viễn thông
2.2 Đất cơ sở văn hóa Đất cơ sở y tế Đất cơ sở giáo dục đào tạo Đất cơ sở thể dục thể thao Đất chợ Đất tôn giáo Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây lâu năm khác Đất trồng cây ăn quả lâu năm
(Nguồn: UBND xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk)
4.3 2 Hiện trạng sử dụng đất theo chức năng Đất khu dân cư trên địa bàn xã Ea Na chủ yếu được phân bố theo dạng nhà liền vườn, tập trung chủ yếu dọc tỉnh lộ 2 ,các trục đường liên thôn và đường vào các khu khai thác, các khu định canh đinh cư của đồng bào dân tộc tại chỗ. Đất được sử dụng vào các mục đích có diện tích khác nhau, ta có thể đánh giá diện tích từng loại đất dựa vào các chỉ tiêu sử dụng đất đã được quy định cụ thể cho khu dân cư nông thôn.
Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng khu dân cư nông thôn tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương Ta có thể dựa vào các chỉ tiêu sau:
Bảng 4.6: Chỉ tiêu sử dụng đất khu dân cư Đơn vị: %
KDC nông thôn kiểu đô thị KDC nông thôn thuần túy Đồng bằng Trung du miền núi Đồng bằng Trung du miền núi
Tổng số 100 100 100 Đất ở 44 – 51 49 – 56 24 – 32 22 – 30 Đất xây dựng công trình công cộng
13 – 17 11 – 15 5 – 6 2 – 3 Đường giao thông 14 -18 12 – 16 5 – 6 2 – 3 Đất cây xanh 4 – 6 4 – 5 2 – 3 1 – 2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
15 -18 14 – 18 6 – 7 3 – 5 Đất vườn, ao kinh tế 48 - 56 60 – 67
(Nguồn Tiêu chuẩn Việt Nam 4454,Bộ xây dựng )
Bảng 4.7: Hiện trạng các loại đất theo chức năng
Stt Loại đất Diện tích
Cơ cấu (%) Định mức sử dụng (%)
3 Đất xây dựng công trình công cộng 44,03 21,73 2 – 3 +18,73
5 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 6,56 3,24 3 – 5 Phù hợp
6 Đất vườn, ao kinh tế 52,90 26,12 60 - 70 -33,88
(Nguồn: UBND xã EaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk)
Khu dân cư nông thôn xã Ea Na thuộc khu dân cư thuần túy, dựa vào các chỉ tiêu định mức sử dụng nêu trên, ta có thể nhận xét như sau:
- Đất ở: diện tích tại khu dân cư là 99,10 ha chiếm 48,91% tổng diện tích khu dân cư So với định mức đất ở thì diện tích đất này nhiều hơn 18,91%.
- Đất giao thông: : Đất giao thông toàn xã là 170,03 ha, trong đó tại khu dân cư là 28,38 ha chiếm 14,01% So với chỉ tiêu định mức, diện tích đất này nhiều hơn 11,01%
- Đất xây dựng công trình công cộng: diện tích 42,20 ha chiếm20,83% diện tích đất khu dân cư So với chỉ tiêu định mức diện tích đất này nhiều hơn 18,73% Ta thấy diện tích để xây dựng các công trình công cộng là khá nhiều.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: diện tích đất là 6,56 ha chiếm 3,24% so với chỉ tiêu định mức (3% – 5%) thì diện tích đất này là phù hợp với hiện trạng sử dụng tại khu dân cư.
- Đất vườn: với diện tích là 52,90 ha chiếm 26,12% tổng diện tích đất khu dân cư So với chỉ tiêu định mức (60% - 70%) ứng với 100 – 150 m 2 /người thì diện tích này là không phù hợp Để đạt được chỉ tiêu cần tăng thêm 33,88%.
4.4.3 Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan trong các điểm dân cư
4.4.3.1 Kiến trúc cảnh quan nhà ở
Các điểm dân cư trên địa xã Ea Na hầu như được xây dựng tự phát không theo định hướng chung của chính quyền địa phương Nguyên nhân là do chưa có quy hoạch hệ thống điểm dân cư trên địa bàn xã, quy hoạch chi tiết các điểm dân cư cũng chưa có Mặt khác, hoàn cảnh của mỗi gia đình khác nhau nên dẫn đến tình trạng mỗi người tự thiết kế một kiểu nhà phù hợp với khả năng tài chính và sở thích của riêng họ Vì vậy, nhà ở trong khu dân cư xã Ea Na còn rất lộn xộn về kiến trúc, cách bố trí, loại nhà, diện tích đất ở, mật độ phân bố
Bảng 4.8 Cơ cấu các loại nhà ở trên địa bàn xã Ea Na năm 2010
STT Loại nhà Tỷ lệ (%)
4 Nhà mái thái, mái bằng 10
Khoảng 80% nhà ở của xã này là nhà cấp 4 với nhiều kiểu dáng khác nhau, bao gồm nhà dạng ống, nhà 3 gian, mái ngói hoặc tôn, tường xây Nhà ở thường có diện tích đất rộng, có vườn Tuy nhiên, nhà ở lại được xây dựng tự phát, không theo thiết kế, dẫn đến tình trạng lộn xộn và thiếu kiên cố Đặc điểm chung của các ngôi nhà ở đây là thường kết hợp buôn bán nhỏ lẻ, được bố trí gần các hộ gia đình và các công trình phục vụ sản xuất.
Khoảng 5% số nhà ở là của các hộ đồng bào dân tộc tại chỗ Êđê Kiến trúc nhà ở của đồng bào Êđê chủ yếu là nhà sàn gỗ, mái ngói hoặc tôn, nhà có nhiều gian, rộng, nhà ở được xây dựng cách mặt đất khoảng 1m, phía dưới sàn nhà thường là nơi để chứa củi, dụng cụ sản xuất và kết hợp nuôi heo, gà Nhà ở bố trí gần nơi nuôi trâu, bò, dê Hầu hết kiến trúc nhà ở của các hộ Êđê tương đối giống nhau.
Khoảng 5% nhà ở là nhà tạm (tường bằng gỗ, tre, tôn) Hầu hết là những hộ nghèo và những nhà được xây dựng khá lâu Hiện nay các nhà tạm đó đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được chỉnh sửa
Tiềm năng đất đai phát triển mạng lưới điểm dân cư
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mở rộng điểm dân cư, đòi hỏi người dân cần nâng cao trình độ sản xuất , sử dụng hợp lý các loại hình sử dụng đất để mở rộng các điểm dân cư và tiềm năng đó có thể được phát triển từ các nguồn sau:
Chuyển một phần diện tích đất trồng cây lâu năm thành đất ở nông thôn để xây dựng các khu dân cư mới.Theo dự báo từ năm 2006 đến năm 2010 dân số xã Ea Na sẽ tăng khoảng 12.514 người/2.939 hộ, tăng so với năm 2006 là 1.290 người/327 hộ Với định mức đất ở bình quân ở nông thôn là 75 m 2 /người, cùng với việc bố trí đủ đất cho các hộ thiếu đất và cá hộ phát sinh trong kỳ quy hoạch, thì ước tính năm 2010 đất ở nông thôn sẽ tăng khoảng 25
- 30 ha, được lấy từ đất trồng cây hằng năm 0,84 ha, đất trồng cây lâu năm là 24,16 ha Hơn nữa đất ở của hầu hết các hộ đều gắn với vườn có diện tích khá lớn cùng với mật độ dân cư thưa thớt nên khả năng đảm bảo đất ở cho các hộ phát sinh, do vấn đề gia tăng dân số trong tương lai của các điểm dân cư trên địa bàn xã khá tốt.
Mặt khác, có thể chuyển một phần diện tích rừng bỏ hoang thành đất nông nghiệp đưa vào sản xuất để tăng diện tích và năng suất, xây dựng khu định cư mới.
Từ hiện trạng sử dụng đất và quỹ đất hiện có, từ thực trạng phát triển kinh tế của xã, khẳng định rằng xã Ea Na có đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển điểm dân cư.
Định hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư
Phát triển kinh tế xã hội phải dựa trên việc khai thác hợp lý, ổn định và vững chắc các nguồn lực hiện có: tài nguyên thiên nhiên, môi trường, tiềm năng đất đai, nguồn nhân lực và vị trí địa lý… Xây dựng cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lựa chọn định hướng phát triển hợp lý, phương án đầu tư hiệu quả, quy mô đầu tư phù hợp, ứng dụng trình độ công nghệ tiên tiến và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại là những yếu tố quan trọng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối đổi mới của đất nước Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố này, nền kinh tế sẽ có thể chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững, dựa trên năng suất cao và giá trị gia tăng.
Tập trung mọi nguồn nhân lực, nâng cao năng lực lãnh đạo, tận dụng tối đa các ưu thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, thay đổi các phương thức sử dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.
Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp lao động, thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt.
4.6.3 Quan điểm sử dụng đất
Xã EaNa là một xã có sự phát triển kinh tế đây tương đối nhanh trong thời gian gần đây, việc bố trí xây dựng các điểm dân cư đang là một trong những vấn đề quan trọng cùng với việc bố trí cơ cấu sử dụng đất của xã Đất đai trở thành tài nguyên quí giá do đó sử dụng đất sao cho hiệu quả là mục tiêu được đặt ra Do vậy, việc quy hoạch sử dụng đất phải kết hợp cải tạo với xây dựng và mở rộng mới, đồng thời bảo đảm tốt điều kiện môi sinh, môi trường dựa trên quan điểm thâm dụng, tiết kiệm, hợp lý và bồi bổ đất.
Sửa đổi phải được thể hiện qua việc cải tạo và xây dựng, triệt để khai thác tiềm năng sẵn có về mặt kiến trúc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà quá trình hình thành và phát triển của xã đã tạo nên Trong nông nghiệp, do diện tích sẽ bị giảm để chuyển sang mục đích khác, phải cố gắng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để thâm canh, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo đảm giữ nguyên hoặc tăng hơn giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp hiện tại Sử dụng phải kết hợp với tiết kiệm, việc sử dụng đất phải hết sức hợp lý, không được để thừa, để hoang hóa hoặc lãng phí đất đai Việc sử dụng đất đai phải bảo đảm chất lượng của đất, tránh tình trạng các hoạt động sử dụng đất làm giảm độ màu mỡ hay làm thoái hóa Do vậy sử dụng đất vào mục đích gì với hiệu quả ra sao là điều vô cùng quan trọng trong việc quy hoạch sử dụng đất Ngoài ra, việc quy hoạch sử dụng đất của xã phải phản ảnh được quan điểm khai thác cảnh quan thiên nhiên với cây xanh, mặt nước, hướng gió,… để tạo nên môi trường sống tốt nhất cho con người Trong việc bố trí các công trình phải chú ý đến việc cải thiện môi trường sống và tổ chức tốt môi trường sinh thái khu dân cư Các khu tập trung được bố trí tại các vùng ven ,việc bố trí sản xuất hạn chế tình trạng gây ô nhiễm Tất cả những quan điểm nói trên cần phải được thể hiện trong phương hướng sử dụng đất cho các mục đích sau đây:
- Đất nông nghiệp Đối với khu vực được quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp, phải đưa vào ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, áp dụng các giống mới, cải tạo đất, xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm tăng năng suất và sản lượng cây trồng, bù đắp cho phần diện tích nông nghiệp bị chuyển đổi sang mục đích khác Quyền sử dụng đất phải được bảo đảm, nhờ đó nông dân sẽ yên tâm và ổn định đầu tư vào sản xuất và cải tạo đất Cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vùng chuyên canh, các cơ sở chế biến Xem xét lại việc tổ chức sản xuất kinh doanh của các nông trường quốc doanh để có hướng chuyển đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đối với khu vực đất nông nghiệp được quy hoạch cho việc xây dựng các khu dân cư, việc sử dụng đất phải hết sức hợp lý Cần phân đợt xây dựng rõ ràng để tránh tình trạng để hoang hóa đất đai, đồng thời duy trì việc sản xuất nông nghiệp tạm thời tại các khu vực này trong khi chờ đợi việc xây dựng Quá trình thực hiện việc giao đất, thuê đất phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ để phát hiện ra những trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, để hoang hóa sau đó phải thu hồi và chuyển sang sử dụng vào mục đích khác
Các khu công nghiệp ít gây ô nhiễm hoặc công nghiệp sạch với quy mô nhỏ, không chiếm nhiều diện tích, vận chuyển nguyên vật liệu và sản lượng hàng hóa hạn chế, vẫn được phép hoạt động có điều kiện trong khu vực địa bàn xã Đồng thời, cần xây dựng các khu công nghiệp sạch hiện hữu không gây ô nhiễm, tận dụng nguồn lao động để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
+ Loại công nghiệp, kể cả TTCN gây ô nhiễm môi trường về hơi khói bụi, nước thải, tiếng ồn được quy hoạch từng bước chuyển vào các vùng ven cách xa đường tỉnh lộ, cách ly khu dân cư theo đúng quy phạm Các biện pháp xử lý ô nhiễm phải dựa vào chỉ tiêu bắt buộc khi cấp đất và cấp giấy phép xây dựng.
- Đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng
Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong tương lai tại xã Ea Na cần tuân thủ nguyên tắc cải tạo, nâng cấp, tận dụng cơ sở cũ, mở rộng và xây dựng mới Tầm nhìn dài hạn và đảm bảo an ninh quốc phòng là những tiêu chí quan trọng Việc phát triển cơ sở hạ tầng phải song hành với bảo vệ sự phát triển xã hội Trong giai đoạn sắp tới, khi xã mở rộng ra khu vực 3 thôn Quỳnh Ngọc, Tân Lập, Tâm Thắng, cần ưu tiên dành đất cho hệ thống giao thông đường bộ và khu dân cư để tạo điều kiện giao thương thuận tiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã Ea Na.
Trước mắt, việc quy hoạch mở rộng phạm vi sử dụng đất cho cải tạo, nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu, đường, mạng lưới cấp điện, nước, thoát nước Giai đoạn tiếp theo là chuẩn bị đất đai xây dựng mới các công trình sản xuất và dân dụng trên cơ sở bảo đảm phân bố vị trí đúng và hợp lý.
Cần coi trọng đưa vào quy hoạch thành hệ thống cây trồng phân tán ở các trục đường liên thôn, buôn, dọc sông ngòi, kênh mương Đặc biệt, trục đường liên xã và đường liên thôn Quỳnh Ngọc cần bố trí các loại cây xanh đủ lớn để phòng phòng hộ môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm bụi.
4.6.4 Định hướng sử dụng đất mạng lưới điểm dân cư đến năm 2020
4.6.4.1 Chọn đất và hướng phát triển các điểm dân cư
- Quan điểm chọn đất phát triển điểm dân cư trên địa bàn xã như sau: + Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và bố trí dân cư của tỉnh, huyện, xã đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
+ Đảm bảo mối liên hệ với hệ thống mạng lưới thôn, buôn trên địa bàn xã, khu sản xuất và giữa các điểm dân cư với nhau, đảm bảo về khoảng cách an toàn vệ sinh đối với các khu vực ô nhiễm, nghĩa địa, bãi rác,…
+ Tận dụng địa hình, canh quan thiên nhiên, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phong tục tập quán, tín ngưỡng của từng dân tộc trên địa bàn.
+ Đảm bảo các trục đường liên thôn, buôn phải liên hệ thuận tiện với hệ thống đường tỉnh, đường huyện tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh trên địa bàn xã.