Định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư bền vững tại xã Ea Na: Đánh giá thực trạng và sử dụng đất

MỤC LỤC

Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư Việt Nam đến năm 2020 - Định hướng phát triển nhà ở

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở cho nhân dân, tạo động lực thúc đẩy đô thị và phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu cơ bản của Nghị Quyết hội nghị lần thứ V và lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra. Thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập thấp (bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đối tượng chính sách khác) mua hoặc thuê phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng, thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình chính sách sống tại các khu vực thường xuyên bị thiên tai. - Tập trung đẩy mạnh công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch chi tiết và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các đô thị theo tinh thần Chỉ thị số 19/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; sớm triển khai công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch đối với các điểm dân cư nông thôn để có cơ sở quản lý việc phát triển nhà ở theo quy hoạch;.

+ Đối với các vùng Trung du, miền núi phía Bắc; duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và huy động dòng họ ủng hộ, giúp đỡ về tiền vốn, vật liệu và nhân công để giúp các hộ gia đình nghèo cải thiện nhà ở; đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách tạo điều kiện hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ thuộc diện chính sách và các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, dân tự làm, cộng đồng tại chỗ giúp đỡ để các hộ cải thiện chỗ ở.

Định hướng phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 đến năm 2020

Hướng hoà nhập vào không gian đô thị: xu hướng này diễn ra cùng với quá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị ra các vùng ngoại ô, làm cho một số điểm dân cư nông thôn bị mất đi, một số khác sắp xếp lại, số còn lại được bảo tồn trong cơ cấu quy hoạch đô thị. Hướng phát triển kiến trúc với việc hình thành các thị trấn, thị tứ giữ vai trò là trung tâm xã, cụm xã, các thị trấn, thị tứ gắn với vùng nông nghiệp trước khi xây dựng đều phải lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Hướng cải tạo, chỉnh trang và phát triển kiến trúc tại các làng xã: Việc phát triển kiến trúc tại các làng, xã thuộc các vùng nông nghiệp cần lưu ý bảo tồn được các truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán riêng biệt của từng địa phương.

Các hộ cư trú rải rác bám theo đường giao thông, các xóm nhỏ xen canh, xen cư, các hộ ở rải rác dưới chân núi, sườn đồi, trên núi cao khó khăn về nguồn nước, về giao thông và dịch vụ xã hội… cũng cần nằm trong diện tích di chuyển để có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống nhân dân.

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Phương pháp nghiên cứu .1 Phương pháp điều tra khảo sát

    Với các làng truyền thống đất chật người đông, cần có kế hoạch dãn dân đi xây dựng vùng kinh tế mới trong hay ngoài tỉnh. Đây là chủ trương của nhà nước trong kế hoạch phát triển và phân bố lực lượng sản xuất. Các điểm dân cư ven sông, bãi bồi có hiện tượng không ổn định về địa chất, thủy văn ( sụt lở, sông đổi dòng…) cần có kế hoạch di chuyển vào đất ổn định.

    Tham khảo ý kiến của chuyên gia, cán bộ địa phương, người dân có kinh nghiệm trong việc đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển các điểm dân cư. Sử dụng phần mềm Map In Fo , Excell để biên tập bản đồ hiện trang sử dụng đất, xây dựng các biểu đồ về cơ cấu, giá trị kinh tế của các ngành cũng như các laoji đất theo mục đích sử dụng. Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện Krông Ana nói chung xã Ea Na nói riêng để đưa ra các dự báo về tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng dân số, luống di dân, số hộ có nhu cầu sử dụng đất….

    Ptb : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong giai đoạn quy hoạch (%) Vtb :Tỷ lệ biến động dân số cơ học trung bình trong giai đoạn quy hoạch (%). P2 : Khu đất xây dựng các công trình công cộng ( theo quy mô dân số ) P3 : Khu đất xây dựng các công trình sản xuất. P4 : Hệ thống đường sá và hạ tầng kỹ thuật khác P5 : Hệ thống cây xanh trong điểm dân cư.

    Sử dụng các chỉ tiêu định mức của nhà nước về: diện tích đất ở, diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, diện tích đất xây dựng các công trình công cộng như: trường học, y tế,…để tổng hợp xử lý, thống kê. Kết hợp với phương pháp dự báo để đưa ra số liệu về diện tích các loại đất trong tương lai.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

      Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh ĐắkLắk, Ea Na chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do địa hình cao nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Hệ thống sông Krông Ana bao quanh phía Tây và Nam, chiếm gần 1/3 tổng chiều dài địa giới hành chính của xã, dòng chảy từ Đông Nam xuống Tây Bắc, lượng bồi đắp phù sa hàng năm tạo nên các tiểu vùng đồng bằng đất đai màu mỡ và là con sông có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của xã, nhất là cây lúa nước, còn lại chủ yếu là các khe suối nhỏ chạy trên địa bàn có lưu lượng nhỏ, mực nước thay đổi theo mùa, mùa mưa nước dâng cao, mùa khô các con suối đều cạn kiệt. Nước mặt trên điạ bàn xã có sông Krông Ana với chiều rộng trung bình 100-150 m là nguồn cung cấp nước chính trong sản xuất nông nghiệp, các ao hồ, đầm cũng là nguồn cung cấp nước tưới, đồng thời phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên, lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước mưa được lưu giữ, lượng nước thay đổi lớn giữa hai màu đã dẫn đến tình trạng ngập úng vùng trũng ven sông vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô ở vùng có địa hình đồi núi ở phía Bắc.

      Nước ngầm hiện nay chưa có số liệu thăm dò mực nước ngầm về trữ lượng cũng như khả năng cung cấp của nguồn nước này, qua các giếng đào cho thấy ở các vùng trũng thấp sâu từ 8-10 m, vùng cao có độ sâu từ 25-35 m. Hầu hết các thôn, buôn đều chưa có bãi rác thải, rác sinh hoạt chưa được thu gom, do đó cần đưa vào quy hoạch trong thời gian tới. Diện tích rừng che phủ còn it, để tái tạo canh quan môi trường của địa phương cần có biện pháp trồng rừng phủ xanh đất trống và khoanh nuôi bảo vệ các diện tích rừng hiện có.

      - Có vị trí địa lý thuận lợi, các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, tài nguyên nhân văn phong phú và đa dạng thuận lợi cho phát triển một. - Có cảnh quan thiên nhiên, thác nước lớn, vừa có giá trị về du lịch vừa có thể xây dựng các thủy điện phục vụ nhu cầu về điện cho sản xuất trên địa bàn xã nói riêng và cả huyện nói chung. - Địa hình không bằng phằng, bị chia cắt gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu định cư mới được xây dựng không theo quy hoạch ảnh hưởng đến việc quản lý và xây dựng hệ thống điểm dân cư theo hướng tập trung.

      Tuy nhiên, việc phát triển này đã gây sức ép lên đất đai rất lớn: người dân phá rừng để sản xuất và làm nhà ở, điều này không chỉ làm cho diện tích rừng bị giảm, mà còn dẫn đến hình thành các khu định cư mới không theo quy hoạch ảnh hưởng đến việc quản lý và tổ chức các khu dân cư theo hướng tập trung. Nguồn nước khan hiếm cũng ảnh hướng đến việc hình thành các điểm dân cư vì nó không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.

      Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội .1 Thực trạng phát triển kinh tế

      - Với quy mô diện tích tương đối lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đa dạng. - Nguồn nước không ổn định cho sản xuất và sinh hoạt cũng là một vấn đề khó khăn của xã. Nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước giếng, một số nơi nguồn nước bị ô nhiễm.