1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện gio linh, tỉnh quảng trị

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 247,33 KB
File đính kèm Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận.rar (239 KB)

Cấu trúc

  • PHẦN 1.MỞ ĐẦU (6)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (7)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (7)
    • 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (7)
      • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học (7)
  • PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Cơ sở khoa học trong công tác cấp GCNQSD đất (9)
      • 2.1.1. Một số khái niệm (9)
      • 2.1.2. Vai trò của công tác cấp Giấy chứng nhận (9)
      • 2.1.3. Cơ sở pháp lý (11)
      • 2.1.4. Trình tự, thủ tục công tác cấp GCNQSD đất (18)
      • 2.1.55. Nhiệm vụ các cấp trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (21)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài (22)
      • 2.2.1. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số nước (22)
      • 2.2.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam (25)
    • 2.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài (25)
  • PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Đối tượng (27)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (27)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (27)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (27)
      • 3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu (27)
      • 3.4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được (28)
      • 3.4.3. Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được (28)
  • PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (0)
    • 4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (29)
      • 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường (29)
      • 4.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội (34)
      • 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (40)
    • 4.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất (42)
      • 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai (42)
      • 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gio Linh năm 2020 (43)
    • 4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2022 (51)
      • 4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo năm (51)
    • 4.4 Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (60)
      • 4.4.1. Đánh giá của cán bộ về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (60)
      • 4.4.2 Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (61)
    • 4.5. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới (62)
      • 4.5.1. Thuận lợi (62)
      • 4.5.2. Khó khăn (63)
      • 4.5.3 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị (63)
  • PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 5.1. Kết luận (65)
    • 5.2. Kiến Nghị (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (67)

Nội dung

Nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ mà đất đai thì có hạn chế về diện tích. Chính những điều này làm cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở nên khó khăn, các mối quan hệ đất đai càng ngày càng phức tạp. Công tác cấp GCNQSD đất ở nước ta vẫn còn chậm và thiếu sự đồng đều ở các vùng khác nhau và những tiến trình thực hiện cũng khác nhau do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng địa phương.

ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn lực quan trọng của đất nước Việc sử dụng đất liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của từng ngành và từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự phát triển của mỗi quốc gia Đất đai là tài nguyên có sự cố định về vị trí và giới hạn về diện tích Với các đặc điểm này đất đai ngày càng phải chịu áp lực rất lớn từ quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội và sự gia tăng của dân số Điều này đòi hỏi việc phân bổ, khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và có kế hoạch sử dụng đất một cách hợp lý. Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính Đây thực chất là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật Thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học.

Nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ mà đất đai thì có hạn chế về diện tích Chính những điều này làm cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở nên khó khăn, các mối quan hệ đất đai càng ngày càng phức tạp.

Công tác cấp GCNQSD đất ở nước ta vẫn còn chậm và thiếu sự đồng đều ở các vùng khác nhau và những tiến trình thực hiện cũng khác nhau do những nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng địa phương.

Xuất phát từ thực tiễn cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời với thời gian thực tiễn tại địa bàn huyện Gio Linh, tôi đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nhận thấy, thời gian qua Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Gio Linh đã luôn tích cực tiếp nhận, thẩm định hồ sơ về đất đai theo đúng trình tự thủ tục của Pháp luật Mặc dù vậy, công tác quản lý đất đai còn phức tạp, hồ sơ địa chính các xã trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, bất cập, gây khó khăn trong quản lý và giải quyết công việc Xuất phát từ những thực tiễn trên tôi chọn đề tài “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ”, để có cái nhìn đúng đắn về công tác cấp GCNQSD đất, phát huy điểm mạnh và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gio Linh trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Gio Linh giai đoạn 2020 - 2022

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân trên địa bàn thành phố về công tác cấp GCNQSD đất

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất cho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Có cơ hội học hỏi và rút ra được nhiều kiến thức thực tế nhất là trong công tác cấp GCNQSD đất, từ đó đưa ra được những đánh giá và nhận định riêng và công tác này trong giai đoạn hiện nay

- Nắm vững những quy định của Luật đất đai 2013 và những văn bản dưới luật về đất đai của trung ương và ở địa phương trong công tác cấp GCNQSD đất.

- Đưa ra các kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền để đề ra những giải pháp phù hợp để công tác cấp GCNQSD đất nói riêng và công tác quản lí nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn

QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Cơ sở khoa học trong công tác cấp GCNQSD đất

2.1.1 Một số khái niệm a Khái niệm về quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là quyền khai thác công dụng tính năng của đất và hưởng những lợi ích từ việc khai thác đó Đất đai là tài sản đặc biệt Nhà nước giao đất, cho thuê một phần đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng thực chất Nhà nước giao đất, cho thuê quyền sử dụng đất Người sử dụng đất có nghĩa vụ đối với Nhà nước và tuân thủ những quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng đất (Luật đất đai năm 2003) [2].

Theo Luật đất đai năm 2003 có quy định về quyền sử dụng đất như sau:

“Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” [2]. b Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo khoản 16 Điều 4, Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13: “ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” (Luật đất đai

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2.1.2 Vai trò của công tác cấp Giấy chứng nhận a Vai trò trong quản lý nhà nước về đất đai

GCN có vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai

GCN là chứng thư pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử dụng đất Cần phân biệt giữa quyết định giao đất và GCN Quyết định giao đất là cơ sở phát sinh quyền sử dụng đất, còn GCN là cơ sở của mọi quan hệ pháp lý giữa nhà nước và người sử dụng đất trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Đăng ký đất đai sẽ thiết lập nên hệ thống hồ sơ địa chính và cấp GCN với đầy đủ thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng thửa đất Hệ thống thông tin đó là sản phẩm từ việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai Do vậy, để đảm bảo thực hiện đăng ký đất đai với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, pháp lý của hồ sơ địa chính và cấp GCN đòi hỏi phải triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung: xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật về chính sách đất đai Mặt khác hoàn thành tốt nhiệm vụ đăng ký đất đai không chỉ tạo tiền đề mà còn là cơ sở nhất thiết cho triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

GCN còn là cơ sở để nhà nước quản lý đất đai Việc sử dụng đất do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cụ thể thực hiện Nhà nước giao đất cho dân để dân sử dụng và trong quá trình sử dụng luôn có sự biến đổi về chủ sử dụng, về diện tích cũng như loại đất Thông qua việc cấp GCN cơ quan nhà nước có thể nắm được tỷ lệ chiếm hữu và sử dụng đất của các thành phần kinh tế Phát hiện được những việc sử dụng trái phép, kịp thời sửa chữa, phân phối đất đai cho phù hợp. Việc cấp GCN là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ trách nhiệm của chủ sử dụng đất và của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.

Sau khi đăng ký đất đai là cơ sở để thiết lập hồ sơ địa chính và cấp GCN. Khi đó mọi giao dịch về quyền sử dụng đất đai nhà nước có thể nắm chắc được và thu thuế cho ngân sách nhà nước. b Đối với người sử dụng đất

- Là cơ sở để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và đầu tư vào đất đai nhằm sử dụng đất đai tiết kiệm hiệu quả

- Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi hợp pháp như: tặng, cho, thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không gặp bất cứ trở ngại nào về phía luật pháp

- Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước đặc biệt là nghĩa vụ tài chính: nộp thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các loại thuế có liên quan

- Là căn cứ để người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Là công cụ để người sử dụng đất tham gia vào thị trường bất động sản để có thể bán, cho thuê quyền sử dụng đất có hiệu quả cao nhất không gặp bất cứ trở ngại nào về phía luật pháp. c Đối với nhà nước

- Là công cụ giúp việc quản lý đất đai có khoa học và hiệu quả

- Là công cụ để Nhà nước thực hiện các kế hoạch sử dụng đất nhằm hướng việc sử dụng đất một cách tiết kiệm có hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhà nước đặt ra.

- Là cơ sở để Nhà nước nắm và kiểm soát sự phát triển của thị trường bất động sản. d Các đối tượng liên quan khác

- Đối với ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì GCN là căn cứ để các ngân hàng, tổ chức tín dụng đồng ý cho vay vốn kinh doanh, sản xuất.

- Đối với các doanh nghiệp, công ty cổ phần thì GCN là căn cứ để xác nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không nhằm đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả

- Đối với người đầu tư vào đất đai (nhưng không sử dụng trực tiếp) thì GCN là căn cứ pháp lý để người đầu tư an tâm về khoản đầu tư của mình

- Đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường bất động sản thì GCN là cơ sở để họ nắm các thông tin cần thiết khi quyết định mua, thuê quyền sử dụng đất của mảnh đất đó.

2.1.3.1 Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp

- Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013[11]:

Cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài

2.2.1 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số nước a Kinh nghiệm của Úc

Công tác quản lý nhà nước, bao gồm công tác đăng ký quyền sở hữu đất đai và các dịch vụ liên quan đến đất đai do cơ quan quản lý đất đai của các Bang giữ nhiệm vụ chủ trì Các cơ quan này đều phát triển theo hướng sử dụng một phần đầu tư của chính quyền bang và chuyển dần sang cơ chế tự trang trải chi phí Robert Richard Torrens là người lần đầu tiên đưa ra khái niệm về Hệ thống đăng ký bằng khoán vào năm 1857 tại Bang Nam Úc, sau này được biết đến là

Hệ thống Torrens Robert Richard Torrens, sau đó đã góp phần đưa hệ thống này vào áp dụng tại các Bang khác của Úc và New Zealand, và các nước khác trên thế giới như Ai Len, Anh Ban đầu Giấy chứng nhận được cấp thành 2 bản,

1 bản giữ lại Văn phòng đăng ký và 1 bản giao cho chủ sở hữu giữ Từ năm

1990, việc cấp GCN dần chuyển sang dạng số Bản gốc của GCN được lưu giữ trong hệ thống máy tính và bản giấy được cấp cho chủ sở hữu Ngày nay, tại Văn phòng đăng ký người mua có thể kiểm tra GCN của bất động sản mà mình đang có nhu cầu mua Những đặc điểm chủ yếu của hệ thống đăng ký, cấp GCN quyền sở hữu đất đai của Úc đó là: GCN được đảm bảo bởi Nhà nước; Hệ thống đăng ký đơn giản, an toàn và tiện lợi; Mỗi trang của sổ đăng ký là một tài liệu duy nhất đặc trưng cho hồ sơ hiện hữu về quyền và lợi ích được đăng ký và dự phòng cho đăng ký biến động lâu dài; GCN là một văn bản được trình bày dễ hiểu cho công chúng; Sơ đồ trích lục thửa đất trong bằng khoán có thể dễ dàng kiểm tra, tham khảo; Giá thành của hệ thống hợp lý, tiết kiệm được chi phí và thời gian xây dựng; Hệ thống được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, dễ dàng cập nhật, tra cứu cũng như phát triển đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng. b Kinh nghiệm của Thái Lan

Cũng như các nước Đông Nam Á khác, hệ thống địa chính Thái Lan được quản lý theo ngành dọc: ở Trung Ương có Cục Quản lý đất đai, ở địa phương có các Văn phòng đất đai và Chi nhánh văn phòng đất đai đều trực thuộc cục Quản lý đất đai Hệ thống tổ chức và quản lý đất đai của Thái Lan theo hệ thống Torrens Giấy chứng nhận về đất đai cấp theo thửa và có nhiều loại khác nhau tùy thuộc từng loại đất và điều kiện lịch sử, chính trị của Thái Lan Các quyền của từng loại giấy cũng được quy định khác nhau GCN được phát hành hai bản, một bản giao cho chủ đất, bản thứ hai lưu giữ ở Văn phòng đăng ký đất đai khu vực quản lý thửa đất đó Mọi giao dịch về đất đai cũng như giao dịch về bất động sản đều bắt buộc phải đăng ký tại Văn phòng đất đai và ghi nhận vào giấy chứng nhận Các ghi nhận về đăng kí giấy chứng nhận và đăng kí giao dịch đất đai trên hai tờ GCN đều hoàn toàn giống nhau (nếu có sự khác biệt thì phải xử lý trước khi tiến hành đăng kí lần tiếp theo); Văn phòng đất đai được tổ chức ở tất cả các nơi, rất thuận tiện cho người muốn đăng kí các giao dịch về đất Việc tổ chức các văn phòng đất đai chủ yếu phục vụ cho đăng ký, thu thuế và thu lệ phí, nơi nào có nhiều cuộc giao dịch về đất đai thì mở thêm các chi nhánh Tất cả các loại thuế về đất đều được Văn phòng đất đai trực tiếp thu và chuyển về Cục Quản lý đất đai; Hệ thống đăng kí đất đai ở Thái Lan dựa trên nguyên lý chi phí ít, thuận tiện và nhanh chóng Quá trình đăng kí thường tiến hành trong 1 ngày,trừ một số trường hợp quy định khi đăng kí phải thông báo Sau khi đăng kí xong, các văn phòng đăng kí đất đai chuyển hồ sơ đăng kí về Văn phòng chính ởCục Quản lý đất đai để kiểm tra Trong trường hợp đăng kí sai hoặc trái pháp luật thì phải sửa chữa lại hoặc hủy bỏ đăng kí Cán bộ phụ trách đăng kí phải thông báo cho các bên để họ gặp nhau và thông báo lý do sửa chữa hoặc hủy bỏ đăng kí Nếu việc hủy bỏ gây thiệt hại cho đương sự và việc đăng kí do cẩu thả thì cán bộ phụ trách đăng kí bị xử lý trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật. c Kinh nghiệm của Singapore Ở Singapore, theo hệ thống đăng kí Torrens thì người sở hữu bất động sản khi thực hiện việc đăng kí bất động sản tại cơ quan quản lý nhà đất sẽ được cấp bản sao giấy chứng nhận sở hữu Bản chính và các thông tin cần thiết về bất động sản đó được lưu tại Phòng lưu trữ chính Giấy chứng nhận này chứa đựng tất cả những thông tin liên quan đến bất động sản và có giá trị chứng cứ mà không phải sử dụng đến bất kì loại giấy tờ nào khác Giấy chứng nhận sở hữu được sử dụng trong tất cả các giao dịch liên quan đến bất động sản đó Để đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch bất động sản, pháp luật quy định mọi giao dịch đều phải được đăng kí Đối với các giao dịch không được đăng kí theo hệ thống này thì được bảo vệ thông qua hình thức tạm ngừng khởi kiện để bảo vệ yêu cầu về bất động sản trước khi thực hiện đăng kí sở hữu Phương thức này được coi như lệnh hay quyết định hợp pháp của Tòa án cấm tất cả các giao dịch liên quan đến bất động sản đó. d Kinh nghiệm của Anh

Hệ thống đăng ký đất đai của Anh là hệ thống đăng ký bất động sản tổ chức đăng ký theo một hệ thống thống nhất có Văn phòng chính tại Luân Đôn và 14 văn phòng khác phân theo khu vực (địa hạt) phân bổ đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ Anh Quốc và Xứ Wales Mọi hoạt động của hệ thống đăng ký hoàn toàn trên hệ thống máy tính nối mạng theo một hệ thống thống nhất (máy làm việc không kết nối với internet, chỉ nối mạng nội bộ để bảo mật dữ liệu) Cơ sở của đăng ký được quy định rất chặt chẽ trong Luật đăng ký đất đai (Land Registration Act) được sửa đổi và ban hành mới vào năm 2002, có hướng dẫn chi tiết vào năm 2003 (Registration Rules) và được cập nhật, chỉnh sửa bổ sung vào năm 2009 Trước năm 2002 Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động theo địa hạt Bất động sản thuộc địa hạt nào thì đăng ký tại Văn phòng thuộc địa hạt đó. Tuy nhiên, từ khi có Luật đăng ký mới (năm 2002) và khi hệ thống đăng ký hoạt động theo hệ thống đăng ký điện tử thì có thể lựa chọn bất kỳ Văn phòng đăng ký nào trên lãnh thổ Anh Một điểm nổi bật trong Luật đất đai và Luật đăng ký đất đai có quy định rất chặt chẽ về đăng ký, bất kỳ người nào sở hữu đất đai và bất động sản trên lãnh thổ Anh đều phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai; Nhà nước chỉ bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu có tên trong hệ thống đăng ký Cho đến năm 1994, Anh đã chuyển toàn bộ hệ thống đăng ký từ hệ thống đăng ký thủ công trên giấy sang hệ thống đăng ký tự động trên máy tính nối mạng, dùng dữ liệu số Dữ liệu số là dữ liệu có tính pháp lý nếu dữ liệu đó do Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp Điều này được quy định cụ thể trong Luật đăng ký và Luật đất đai.

2.2.2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2015 lĩnh vực quản lý đất đai đã đặt được những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là công tác đo đạc, cấp GCNQSD đất Hiện cả nước đã cấp được 41,8 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha.

Cụ thể, về công tác đo đạc, đăng kí, cấp GCN, đến nay cả nước đã đo đạc, lập bản đồ địa chính đạt trên 70% tổng diện tích tự nhiên và cơ bản đã hoàn thành mục tiêu cấp GCNQSD đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội; cả nước đã cấp 41.8 triệu GCNQSD đất với tổng diện tích hơn 22,9 triệu ha, đạt 94,9% diện tích các loại đất cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy.

Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt 90,3%, đất lâm nghiệp đạt 98,2%, đất ở đô thị đạt 96,8%, đất ở nông thôn đạt 94,5%, đất chuyên dùng đạt 85% diện tích đất cấp.

Cả nước đã có 121/709 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai, tập trung hoàn thành dứt điểm xây dựng cơ sở dữ liệu huyện mẫu để tích hợp vào cơ sở dũ liệu đất đai quốc gia, phục vụ vận hành và khai thác sử dụng [13]. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, Tổng cục sẽ giải quyết triệt để những vấn đề còn vướng mắc trong năm 2015 và thực hiện, triển khai, cụ thể hóa những mục tiêu trọng tâm trong năm 2016 Đồng thời, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hướng về cơ sở, tạo sức lan tỏa trong nhận thức về pháp luật đất đai đến toàn dân [13].

Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Theo Hoàng Văn Tuyên ( năm 2018 ), cho rằng Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây phát triển sôi động, từ đó làm cơ sở để hoàn chỉnh bộ hồ sơ địa chính, tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai ngày càng tốt hơn, góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội, bổ sung thêm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cho các cán bộ địa chính trong toàn thành phố về tình hình cấp GCNQSD đất theo loại đất giai đoạn 2016 – 2018 như sau:

- Từ năm 2016 - 2018 trên địa bàn thành phố đã có 9.203 hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích cần cấp là 12.085.170,62 m2. Trong đó, số giấy chứng nhận được cấp trong giai đoạn 2016 - 2018 là 7.897 giấy, chiếm tỷ lệ 85,81 %; Số giấy chứng nhận không được cấp là 1.306 giấy, chiếm tỷ lệ 14,19%

- Giai đoạn 2016 – 2018 có 5.902 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; với tổng diện tích cần cấp là 9.285.183,41 m2. Trong đó, có 5.437 hồ sơ đủ điều kiện và được cấp GCNQSD đất với tổng diện tích đất được cấp là 8.076.742,3 m2 Có 465 hồ sơ chưa đủ điều kiện được cấp

- Đối với đất ở từ năm 2016 – 2018 có 3.301 số giấy chứng nhận cần cấp, với tổng diện tích cần cấp là 2.799.687,21 m2 Trong đó, có 2.493 hồ sơ đủ điều kiện và được cấp giấy chứng nhận, chiếm tỷ lệ 75,52% với tổng diện tích đã cấp là 2.388.443,8m2 Số chứng nhận chưa đủ điều kiện cấp là 808 chứng nhận, với tổng diện tích là 411.243,41m 2

Theo Nguyễn Thị Hảo ( năm 2018 ), cho rằng Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa bàn phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đoạn 2016-2018, nhìn chung tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn phường đạt kết quả tương đối cao, xong vẫn tồn tại một số khó khăn khiến công tác cấp giấy bị ngưng trệ, nhất là nhận thức của người dân về công tác cấp giấy chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ nên còn nhiều hộ gia đình chưa xin đăng kí, cấp GCNNQSD đất Giai đoạn 2016 -

2018 phường Hải Yên đã cấp được 422 GCNQSDĐ với diện tích là 100.29ha, chiếm 56,1% tổng diện tích đất cần cấp, cụ thể:

- Năm 2016 phường Hải Yên đã cấp được 213 hồ sơ với 157GCNQSDĐ, diện tích là 36,65 ha chiếm 68,2% so với diện tích cần cấp.

- Năm 2017 phường Hải Yên đã cấp được 151 hồ sơ với 140 GCNQSDĐ, diện tích là 35,70 ha chiếm 51,1% so với diện tích cần cấp

- Năm 2018 phường Hải Yên đã cấp được 199 hồ sơ với 125 GCNQSDĐ,diện tích là 27,94 ha chiếm 49,0% so với diện tích cần cấp

TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyệnGio Linh giai đoạn 2020 – 2022

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi thời gian: Thực hiện từ tháng 1/2023 – 5/2023

Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

- Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2022

- Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2022 thông qua lấy ý kiến của cán bộ quản lý đất đai và người dân

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSD đất của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu

3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên; các số liệu,tài liệu về kinh tế, xã hội của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

- Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Bắc Kạn:

Hồ sơ địa chính, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ đăng ký biến động đất đai trên địa bàn

3.4.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác cấp GCNQSD đất.

- Tiến hành điều tra phỏng vấn (55 phiếu) để thu thập số liệu phục vụ cho việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Điều tra phỏng vấn qua bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 2 nhóm:

- Nhóm 1: Các đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước (15 phiếu)

- Nhóm 2: Các đối tượng là người dân (40 phiếu).

3.4.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được

- Được sử dụng phân tích các số liệu sơ cấp để từ đó tìm ra những yếu tố đặc trưng tác động đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2022.

- Tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập trong quá trình thực tập. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để khái quát kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2022.

- Tổng hợp, phân tích số liệu dưới sự trợ giúp của các phần mềm Word, Excel trên máy tính.

3.4.3 Phương pháp so sánh và đánh giá kết quả đạt được

- Sau khi phân tích và tổng hợp số liệu tiến hành so sánh và đánh giá kết quả đạt được để thấy tiến độ cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh,tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2022.

QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khái quát địa bàn nghiên cứu huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Huyện Gio Linh nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, gồm 19 xã và 02 thị trấn, với tổng diện tích 47.067,68 ha Mật độ dân số khoảng 190 người/km 2 ; tọa độ địa lý từ 16 o 9 đến 17 o vĩ Bắc, 106 o đến 107 o kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh.

- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và huyện Gio Linh.

- Phía Tây giáp huyện Hướng Hoá và Đak rông.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ Đi qua địa phận của Huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, tuyến đường sắt Bắc - Nam. Đặc biệt là Huyện nằm cuối tuyến đường Xuyên Á nối liền và thông ra biển Đông qua cảng Cửa Việt,… đã tạo cho Gio Linh có một vị trí quan trọng trong chiến lược quân sự, bảo vệ an ninh, quốc phòng khu vực miền Trung cũng như hội tụ các điều kiện giao lưu, tiếp thu các thành tựu khoa học tiên tiến, khả năng thu hút đầu tư trong, ngoài Huyện phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Hình 4.1 Sơ đồ vị trí của huyện Gio Linh

( Nguồn: Internet ) 4.1.1.2 Địa hình địa mạo

Nét đặc trưng của địa hình Gio Linh là dốc nghiêng từ Tây sang Đông với

03 vùng địa lý khá rõ rệt Cụ thể: Địa hình của huyện được phân chia thành 03 tiểu vùng lãnh thổ khá rõ rệt (vùng gò đồi miền núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển), với cùng nét đặc trưng là dốc nghiêng từ Tây sang Đông.

- Vùng núi có diện tích khoảng 20.593 ha, phân bố chủ yếu ở 02 xã phía Tây huyện (Linh Trường, Hải Thái, Vĩnh Trường); vùng gò đồi có diện tích 11.181 ha thuộc dạng đồi thấp đến đồi cao, là dạng địa hình đặc thù của vùng trung du chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng phía Đông và vùng núi phía Tây, có độ dốc cấp III-IV, đây cũng là khu vực thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm.

- Vùng đồng bằng có diện tích khoảng 13.106 ha, được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Bến Hải; sông Hiếu và sông Thạch Hãn, có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao tuyệt đối từ 25 - 30m; đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa của Huyện.

- Vùng ven biển có diện tích tự nhiên 3.170 ha, chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng với các dải cát thấp lượn sóng xen kẽ với một số cồn cát dạng đồi thoải và một số khu vực có địa hình phân bố thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng trong mùa mưa hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, song đây là điểm nhấn thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện trong những năm tới là vùng có tiềm năng lớn cho lĩnh vực đầu tư phát ngành du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển và ngành sản xuất năng lượng tái tạo (điện năng lượng mặt trời).

Huyện Gio Linh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối điển hình Mùa hè gió Tây Nam khô nóng; mùa đông gió Đông Bắc ẩm ướt Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24 - 25 o C; nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 5, 6, 7) khoảng 35 o C, có năm lên tới 40 o C; tháng thấp nhất (tháng 1,

2) khoảng 18 o C, có khi xuống 8 - 9 o C; biên độ nhiệt chênh lệch khá lớn.

Lượng mưa trung bình hàng năm 2.500 - 2.700mm, tổng lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 9, 10, 11 (chiếm tới 70 - 80% lượng mưa cả năm); số ngày mưa phân bổ không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có 19 - 20 ngày mưa.

Bão thường xuất hiện từ tháng 9 - 11 hàng năm; năm nhiều nhất có 4 cơn bão, tốc độ gió trong bão 20m/s, có khi lên tới 40m/s Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn kết hợp với nước biển dâng cao gây lũ lụt lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân Độ ẩm trung bình 85 - 90% kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau; tháng cao nhất có khi lên đến 91% Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm gió Tây Nam khô nóng nên độ ẩm thường xuyên dưới 50%, có khi xuống tới 30%

4.1.1.4 Thủy văn a Nguồn nước mặt

Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn chảy qua là sông Bến Hải và sông Thạch Hãn Sông Bến Hải nằm ở phía Bắc của huyện, có chiều dài khoảng 59 km Do nước sông chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên thủy chế thất thường, hơn nữa phần chảy qua khu vực phía Tây là vùng trung lưu của con sông có độ dốc lớn nên khả năng thủy lợi của sông kém.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số sông suối nhỏ như sông Cảnh Hòm, một số suối như Tân Bích, suối Kinh Môn cung cấp nước cho sản xuất và đời sống dân sinh Ngoài ra, nguồn nước mặt trên địa bàn còn được cung cấp bởi một số hồ, đập nhằm điều hòa lưu lượng và phục vụ tưới tiêu trong khu vực bao gồm hồ Kinh Môn, Hà Thượng, Trúc Kinh, hồ Đập Hoi và một số hồ thủy lợi nhỏ như: hồ Hoàng Hà, Nhĩ Thượng, Nhĩ Hạ.

Nhìn chung, hệ thống sông, hồ, ao khu vực đã cung cấp nguồn nước mặt tương đối đầy đủ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. b Nguồn nước ngầm

Các nghiên cứu cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá phong phú, chất lượng nước tốt, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, mặt khác có thể khai thác để bổ sung một phần nước tưới phục vụ nhu cầu sản xuất.

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên a Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng thì trên địa bàn huyện Gio Linh có 19 loại đất và được chia thành 08 nhóm đất chính sau:

- Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển (arenosols) có diện tích tích khoảng 9,242 ha, chiếm 19,54% diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven biển thuộc các xã Trung Giang, Gio Mỹ, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt Loại đất này có hàm lượng mùn và đạm tổng số nghèo ở tầng mặt thích hợp trồng lúa, màu và phát triển lâm nghiệp.

- Nhóm đất mặn (salic fluvisols) có diện tích khoảng 544 ha chiếm 1,15% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố ở vùng ven biển, cửa sông thuộc các xã Trung Giang, Gio Mai, Gio Mỹ, Gio Quang.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất

4.2.1 Tình hình quản lý đất đai a Những kết quả đạt được

Trong những năm qua công tác quản lý đất đai của huyện luôn được quan tâm và đạt được những kết quả đáng khích lệ Hệ thống quản lý và thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai đã đi vào quy củ, nền nếp.

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm trong sử dụng đất được thực hiện, xử lý kịp thời, nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện, phù hợp với quy định của pháp luật. b Những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục

Do đất đai là yếu tố nhạy cảm, việc sử dụng đất đai mang nặng tính lịch sử, trong tư duy của một bộ phận nhân dân chưa phù hợp với quy định của pháp luật, một số nội dung quản lý đất đai trước đây thiếu chặt chẽ, tạo kẽ hở pháp luật nên dẫn đến một số tồn tại cần được khắc phục, cụ thể:

- Quan niệm và nhận thức về sở hữu đất đai của người dân không rõ ràng, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, quản lý mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai;

- Việc sử dụng đất ở một số nơi còn lãng phí, để hoang hoá, không sử dụng đất liên tục 12 tháng sau khi được giao đất Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra như lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, vi phạm quy hoạch

- Hồ sơ tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố, công khai theo Luật Đất đai còn chưa thực hiện; kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa được bám sát quy hoạch và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Còn có sự chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch của các ngành

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được tiến hành nhưng còn chậm nhất là đối với đất ở, ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về đất đai.

- Trình độ của đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên và môi trường nhất là ở cấp xã vừa thiếu lại hạn chế về chuyên môn, việc thường xuyên luân chuyển cán bộ dẫn đến việc theo dõi, quản lý biến động đất đai không được liên tục và hồ sơ, số liệu, tài liệu đất đai chưa được quản lý tốt.

4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Gio Linh năm 2020

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2020, huyện Gio Linh có tổng diện tích tự nhiên là 47088,33 Hiện trạng sử dụng đất của huyện được thể hiện qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1.

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Gio Linh năm 2020 Đơn vị tính: ha

Cơ cấu diện tích năm 2020 (%)

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 4685,66 11,89 Đất trồng lúa nước còn lại 838,38 2,13

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 3334,29 8,46

1.3 Đất trồng cây lâu năm 8333,17 21,14

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 561,17 1,42

2 Nhóm Đất phi nông nghiệp 6.205,03 13,18

Cơ cấu diện tích năm 2020 (%)

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 57,18 0,92 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 42,42 0,68

2.9 Đất phát triển hạ tầng 2922,09 47,09

2.12 Đất công trình năng lượng 186,77 6,39

2.13 Đất công trình bưu chính viễn thông 0,96 0,03

2.14 Đất cơ sở văn hóa 14,36 0,49

2.16 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 85,7 2,93

2.17 Đất cơ sở thể dục - thể thao 50,93 1,74

2.18 Đất cơ sở nghiên cứu khoa học 0 0

2.19 Đất cơ sở dịch vụ về xã hội 3,6 0,12

2.21 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 25,08 0,4

2.22 Đất bãi thải, xử lý chất thải 9,46 0,15

2.25 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 15,05 0,24

2.26 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 0,03

2.27 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao 0 0

2.28 Đất cơ sở tôn giáo 8,59 0,14

2.29 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 907,59 14,63

2.30 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 1,21 0,02

2.31 Đất sinh hoạt cộng đồng 16,78 0,27

2.32 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng 3,72 0,06

Cơ cấu diện tích năm 2020 (%)

2.33 Đất cơ sở tín ngưỡng 56,07 0,9

2.34 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1009,84 16,27

2.35 Đất có mặt nước chuyên dùng 280,22 4,52

2.36 Đất phi nông nghiệp khác 8,5 0,14

3 Nhóm Đất chưa sử dụng 1.147,59 3,13

3,1 Đất bằng chưa sử dụng 1467,28 99,64

3.2 Đấ đồi núi chưa sử dụng 5,31 3,6

Nguồn: Số liệu báo cáo quy hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Biểu đồ 4.1 Cơ cấu đất đai 2020

Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy, trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Gio Linh, nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất, tiếp đến là nhóm đất phi nông nghiệp, riêng nhóm đất chưa sử dụng chiếm diện tích nhỏ nhất Hiện trạng sử dụng của từng nhóm đất được thể hiện cụ thể như sau:

* Hiện trạng sử dụng đất nông nhiệp

Theo thống kê đất đai đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 47.088,33 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp là

Nhóm đất phi nông nghiệp; 13.41% Nhóm đất chưa sử dụng; 1.42%

Nhóm đất nông nghiệp Nhóm đất phi nông nghiệp Nhóm đất chưa sử dụng

39.410,71 ha chiếm 83,70 % diện tích đất tự nhiên, bao gồm:

- Đất trồng lúa: Đất trồng lúa có diện tích 5.524,04 ha, chiếm 11,73% diện tích tự nhiên, được phân bố rải rác ở các cánh đồng của 17 xã, thị trấn tập trung nhiều ở xã Gio Mỹ 923,94 ha; Trung Hải 771,62 ha; Trung Sơn 652,68 ha; Gio Mai 623,47 ha; Gio Quang 511,17 ha Diện tích đất sản xuất được giữ ổn định, diện tích vùng lúa chất lượng cao từng bước mở rộng về quy mô, diện tích, đến nay có trên 4.685,66 ha/ 2 vụ.

- Đất trồng cây hàng năm khác: Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích

3.334,29 ha, chiếm 7,08% diện tích tự nhiên Đất trồng cây hàng năm khác tập trung nhiều ở xã Gio Mỹ 384.62 ha; xã Gio Hải 310,35 ha; xã Phong Bình 292,85 ha; xã Trung Sơn 289,41 ha; xã Trung Giang 267,67 ha Đây là nguồn cung cấp rau xanh, thực phẩm quan trọng cho nhân dân trong huyện như mướp đắng, dưa hấu ở Gio Phong; dưa Đông Xuân, lạc Hè Thu ở Gio Mỹ và măng bát độ,

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích 8.333,17 ha chiếm 17,70% diện tích tự nhiên Đây là loại cây trồng mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã và đang được tỉnh, huyện ưu tiên đầu tư phát triển, như cao su, hồ tiêu, tập trung nhiều ở các xã phía Tây của của huyện như Gio An (1.836,54 ha), Hải Thái (1.646,29 ha), Linh Hải (1.025,29 ha), Phong Bình (1.009,95 ha), Linh Trường (869,49 ha)

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích đất rừng phòng hộ có 9.930,95 ha, chiếm

21,09% diện tích tự nhiên, được tập trung chủ yếu ở các khu vực phòng hộ đầu nguồn xã Linh Trường (9.282,98 ha), xã Trung Giang (185,02 ha), xã Trung Hải (13,78 ha) Các xã còn lại diện tích không đáng kể hoặc không có đất đất rừng phòng hộ.

- Đất rừng sản xuất: Diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện có

11.690,44 ha, chiếm 24,83% diện tích tự nhiên, tập trung nhiều ở khu vực phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam huyện, được trồng nhiều ở xã Linh Trường (7.197,04 ha), Trung Sơn (742,34 ha), Linh Hải (371,82 ha), Hải Thái (365,12 ha), Trung Giang (198,02 ha), xã Phong Bình (113,86 ha) Diện tích này mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một hướng phát triển kinh tế hàng hoá khá mạnh trên địa bàn, ngoài ra còn góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ môi trường

Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2022

4.3.1 Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo năm

Bảng 4.2 Kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh năm 2020

STT Tên loại hồ sơ

Số GCN cần cấp giấy

Số GCN được cấp Số GCN chưa được cấp Tổng số giấy

4 Cấp đất tái định cư 0 0

6 Cấp đổi diện tích tăng thêm 58 2,40 40 1,66

7 Thừa kế diện tích tăng thêm 6 0,24

11 Thừa kế diện tích tăng thêm 56 2,32

Tách thửa, hợp thửa, xử lý nợ 55 2,28

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Gio Linh)

Bảng số liệu 4.2 cho thấy công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh năm 2020 như sau: Trong năm có 2409 hồ sơ đề nghị cấp giâý chứng nhận quyền sử dụng đất; nhưng trong đó có 2369 hồ sơ đủ điều kiện được cấp giấy, chiếm tỷ lệ 98.33 % Số hồ sơ chưa được cấp là 40 hồ sơ chiếm tỷ lệ 1,66% Cụ thể như sau:

* Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ trình Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm định, trình UBND huyện ký cấp GCN: 499 hồ sơ Trong đó, đã ký cấp GCN: 486 hồ sơ; 13 hồ sơ đang trong thời hạn xử lý; trả lại để điều chỉnh, bổ sung: không hồ sơ.

Trong số 486 hồ sơ đã ký bao gồm:

- Công nhận QSD đất: 180 hồ sơ.

- Cấp đất tái định cư: không hồ sơ.

- Chuyển mục đích: 80 hồ sơ.

- Cấp đổi có diện tích tăng thêm: 58 hồ sơ.

- Thừa kế có diện tích tăng thêm: 6 hồ sơ.`

- Thu hồi đất: không hồ sơ.

+ Hồ sơ đã xử lý đúng thời hạn: 475 hồ sơ.

+ Hồ sơ chậm trễ: 11 hồ sơ.

+ Nguyên nhân chậm trễ: Phòng TNMT thẩm tra quá thời gian quy định 10 hồ sơ, trả lại bổ sung 1 hồ sơ.

* Tiếp nhận, kiểm tra và trình Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh: 968 hồ sơ. Trong đó, đã giải quyết 941 hồ sơ; 27 hồ sơ đang trong thời hạn xử lý; trả lại để điều chỉnh, bổ sung không hồ sơ.

Trong số 941 hồ sơ đã xử lý bao gồm:

- Cấp đổi, cấp lại: 117 hồ sơ.

- Tách thửa, hợp thửa, xử lý nợ: 16 hồ sơ (55 GCN )

- Chỉnh lý trang 4 do sai sót: 9 hồ sơ.

- Cấp lại trang bổ sung : 41 hồ sơ.

- Cấp lại Giấy chứng nhận QSD đất: 2 hồ sơ.

- Công nhận QSD đất: 3 hồ sơ.

+ Số hồ sơ đã xử lý đúng thời hạn: 893 hồ sơ.

+ Số hồ sơ chậm trễ: 48 hồ sơ

+ Nguyên nhân chậm trễ: Chi nhánh thẩm tra quá thời gian quy định: 8 hồ sơ Văn phòng tỉnh trả lại bổ sung: 40 hồ sơ

* Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận thuộc các dự án:

- Trình Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện ký cấp giấy:

842 hồ sơ Trong đó, đã ký GCN cho hộ gia đình, cá nhân là 939 GCN ( hồ sơ tồn kỳ trước chuyển qua), bao gồm:

+ Cấp đổi: 520 hồ sơ (527 GCN).

+ Cấp mới: không hồ sơ.

+ Công nhận QSD đất: 216 hồ sơ ( 368 GCN).

- Trình Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh ký cấp giấy: 43 hồ sơ Trong đó, đã ký GCN cho hộ gia đình, cá nhân là 43 hồ sơ.

Bảng 4.3 Kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện

STT Tên loại hồ sơ

Số GCN cần cấp giấy

Số GCN chưa được cấp

STT Tên loại hồ sơ

Số GCN cần cấp giấy

Số GCN chưa được cấp Tổng số giấy

4 Cấp đất tái định cư 0 0

6 Cấp đổi diện tích tăng thêm 94 2,63

7 Thừa kế diện tích tăng thêm 2 0,05

13 Hợp thửa, xử lý nợ 22 0,61

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Gio Linh)

Bảng số liệu 4.3 cho thấy công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh năm 2021 như sau: Trong năm có 3571 hồ sơ đề nghị cấp giâý chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trong đó có 3458 hồ sơ đủ điều kiện được cấp giấy, chiếm tỷ lệ 96,83 % Số hồ sơ chưa được cấp là 113 hồ sơ chiếm tỷ lệ 3,16

* Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ trình Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm định, trình UBND huyện ký cấp GCN 599 hồ sơ Trong đó, đã ký cấp GCN:

548 hồ sơ; 36 hồ sơ đang trong thời hạn xử lý; trả lại để điều chỉnh, bổ sung: 15 hồ sơ.

Trong số 548 hồ sơ đã ký bao gồm:

- Công nhận QSD đất: 149 hồ sơ.

- Cấp đất tái định cư: không hồ sơ.

- Chuyển mục đích: 217 hồ sơ.

- Cấp đổi có diện tích tăng thêm: 94 hồ sơ.

- Thừa kế có diện tích tăng thêm: 2 hồ sơ.`

- Thu hồi đất: 6 hồ sơ.

+ Hồ sơ đã xử lý đúng thời hạn: 512 hồ sơ.

+ Hồ sơ chậm trễ: 36 hồ sơ (do Phòng TNMT thẩm định quá thời gian quy định).

* Tiếp nhận, kiểm tra và trình Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh: 2115 hồ sơ. Trong đó, đã giải quyết 2070 hồ sơ; 32 hồ sơ đang trong thời hạn xử lý; trả lại để điều chỉnh, bổ sung 13 hồ sơ.

Trong số 2070 hồ sơ đã xử lý bao gồm:

- Tách thửa: 61 hồ sơ (197 GCN).

- Hợp thửa , xử lý nợ: 22 hồ sơ

- Cấp lại Giấy chứng nhận QSD đất: 16 hồ sơ.

+ Số hồ sơ đã xử lý đúng thời hạn: 1989 hồ sơ.

+ Số hồ sơ chậm trễ: 81 hồ sơ

+ Nguyên nhân chậm trễ: Chi nhánh thẩm tra quá thời gian quy định: 13 hồ sơ, Văn phòng tỉnh trả lại bổ sung hồ sơ: 68 hồ sơ.

* Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận thuộc các dự án: 997 hồ sơ (trả lại hồ sơ tiếp nhận tháng trước để điều chỉnh bổ sung: 86 hồ sơ), nhận lại 64 hồ sơ.

- Trình Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện ký cấp giấy:

+ Hồ sơ cấp đổi tồn đọng dự án xã Linh Trường: 1 hồ sơ; xã Trung Hải: 14 hồ sơ.

+ Cấp mới: không hồ sơ

+ Công nhận QSD đất: 327 hồ sơ

+ Cấp lại: không hồ sơ.

- Trả lại để điều chỉnh, bổ sung: 17 hồ sơ

- Trình Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh ký cấp giấy: 408 hồ sơ Trong đó, đã ký GCN cho hộ gia đình, cá nhân là 373 hồ sơ.

+ Cấp mới: không hồ sơ

Bảng 4.4 Kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện

Số GCN cần cấp giấy

Số GCN chưa được cấp

4 Cấp đất tái định cư 19 0,34

6 Cấp đổi diện tích tăng thêm 274 4,90

7 Thừa kế diện tích tăng thêm 0 0

14 Hợp thửa, xử lý nợ 9 0,16

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Gio Linh)

Bảng số liệu 4.3 cho thấy công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh năm 2022 như sau: Trong năm có 5586 hồ sơ đề nghị cấp giâý chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trong đó có 5413 hồ sơ đủ điều kiện được cấp giấy, chiếm tỷ lệ 96,90 % Số hồ sơ chưa được cấp là 173 hồ sơ chiếm tỷ lệ 3,09

* Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ trình Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm định, trình UBND huyện ký cấp GCN: 1732 hồ sơ Trong đó, đã ký cấp GCN:

1370 hồ sơ; 110 hồ sơ đang trong thời hạn xử lý; trả lại để điều chỉnh, bổ sung: 5 hồ sơ.

Trong số 1370 hồ sơ đã ký bao gồm:

- Công nhận QSD đất: 182 hồ sơ.

- Cấp đất tái định cư: 19 hồ sơ.

- Chuyển mục đích: 835 hồ sơ.

- Cấp đổi có diện tích tăng thêm: 274 hồ sơ.

- Thừa kế có diện tích tăng thêm: không hồ sơ.

+ Hồ sơ đã xử lý đúng thời hạn: 1345 hồ sơ.

+ Hồ sơ chậm trễ: 25 hồ sơ (do Phòng TNMT thẩm định quá thời gian quy định).

* Tiếp nhận, kiểm tra và trình Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh: 3438 hồ sơ. Trong đó, đã giải quyết 3251 hồ sơ; 44 hồ sơ đang trong thời hạn xử lý; trả lại để điều chỉnh, bổ sung 3 hồ sơ.

Trong số 3251 hồ sơ đã xử lý bao gồm:

- Tách thửa: 155 hồ sơ (556 GCN).

- Hợp thửa , xử lý nợ: 9 hồ sơ

- Cấp lại Giấy chứng nhận QSD đất: 20 hồ sơ.

+ Số hồ sơ đã xử lý đúng thời hạn: 3192 hồ sơ.

+ Số hồ sơ chậm trễ: 59 hồ sơ.

+ Nguyên nhân chậm trễ: Văn phòng tỉnh thẩm tra quá thời gian quy định:

28 hồ sơ, Văn phòng tỉnh trả lại thẩm tra bổ sung hồ sơ: 31 hồ sơ.

* Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận thuộc các dự án: 303 hồ sơ (trả lại hồ sơ tiếp nhận tháng trước để điều chỉnh bổ sung: 49 hồ sơ), nhận lại 186 hồ sơ.

- Trình Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện ký cấp giấy:

+ Công nhận QSD đất: 95 hồ sơ

+ Cấp lại: không hồ sơ.

- Trả lại để điều chỉnh, bổ sung: 11 hồ sơ.

- Trình Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh ký cấp giấy: 299 hồ sơ Trong đó, đã ký GCN cho hộ gia đình, cá nhân là 159 hồ sơ.

+ Cấp mới: không hồ sơ.

4.3.1.4 Tổng hợp kết quả cấp GCNQSD đất của giai đoạn 2020 -2022

Bảng 4.5 Kết quả công tác cấp GCNQSD đất của giai đoạn 2020 – 2022

Số GCN cần cấp giấy

Số GCN chưa được cấp

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Gio Linh)

Qua bảng 4.5 cho ta thấy kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Gio Linh của giai đoạn 2020 - 2022 có 11.566 hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Trong đó, số giấy chứng nhận được cấp trong giai đoạn 2020 - 2022 là 11.240 giấy, chiếm tỷ lệ 97,18 %; Số giấy chứng nhận không được cấp là 326 giấy, chiếm tỷ lệ 2,82 % Sở dĩ số lượng giấy chứng nhận được cấp cao là do thực hiện dự án cấp đổi GCN và nhu cầu người dân thực hiện cấp GCN cao.

Nguyên nhân có sự thay đổi về số lượng cấp GCN Năm 2020 và năm

2021 tỷ lệ số lượng cấp GCN thấp, vì do dịch bệnh Covid -19 dẫn đến người dân không đăng kí cấp GCN được trong năm 2020 Năm 2022 tỷ lệ số lượng cấpGCN cao hơn so với năm 2020 và năm 2021 vì dịch bệnh Covid -19 đã giảm và nhu cầu người dân thực hiện đăng ký cấp mới và có các dự án cấp đổi GCN nên tỷ lệ số lượng GCN được cấp cao.

Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

4.4.1 Đánh giá của cán bộ về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Kết quả điều tra đối với cán bộ tham gia giải quyết hồ sơ; Qua điều tra 15 cán bộ tham gia công tác giải quyết: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 1 cán bộ hành chính, 7 cán bộ đăng ký và cấp GCN, 5 cán bộ địa chính kỹ thuật và đo đạc, thuộc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Gio Linh Cụ thể như sau

- Về sự quan tâm chỉ đạo, về sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện công tác cấp GCN của lãnh đạo địa phương là thường xuyên quan tâm.

- về pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân khi đề nghị được cấp GCN có 8 cán bộ nắm được những quy định cơ bản và 7 cán bộ nắm rõ.

- về việc bản thân các cán thực hiện tốt các trình tự, thủ tục của pháp luật đất đai về công tác cấp GCN.

- Đáp ứng được nhân lực giải quyết công tác cấp GCN trên địa bàn.

- Hiệu quả trong sự phối hợp giữa các ngành, cơ quan trong quá trình thực hiện công tác cấp GCN.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về đất đai ở địa phương được các cấp quan tâm chỉ đạo sát sao đạt hiệu quả tốt.

Kết quả cho thấy việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng trên địa bàn huyện hiện nay đã đi vào nề nếp nhưng vẫn còn một số tồn tại như:

- Phương tiện kỹ thuật máy đo đạc ở địa bàn huyện chỉ có duy nhất 1 máy RTK nên quá trình đo đạc chậm dẫn đến quá trình công tác thực hiện giải quyết hồ sơ cấp GCN.

- Ý thức người dân vẫn còn hạn chế

Quá nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác giải quyết đất đai, công tác cấp GCN cùng là đất của hộ gia đình, cá nhân nhưng tùy nội dung biến động mà thẩm quyền giải quyết khác nhau dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài; công tác giải quyết đơn thu cũng khó khăn trong quá trình phối hợp.

4.4.2 Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020 – 2022 thông qua lấy ý kiến của người dân

Bảng 4.6 Kết quả lấy ý kiến của người dân về công tác đăng ký và cấp

GCNQSD đất của huyện Gio Linh giai đoạn 2020-2022

STT Nội dung những câu hỏi

Hiểu biết Không hiểu biết

1 Những điều biết chung về GCNQSD đất 34 85,00 6 15,00

2 Về điều kiện cấp GCNQSD đất 32 80,00 8 20,00

3 Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất 31 77,50 9 22,50

4 Về nội dung ghi trên GCNQSD đất 34 85,00 6 15,00

5 Về kí hiệu các loại đất 26 65,00 14 35,00

6 Về cấp mới GCNQSD đất 30 75,00 10 25,00

7 Thẩm quyền cấp GCNQSD đất 32 80,00 8 20,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phiếu điều tra)

Kết quả điều tra đối với lấy ý kiến người dân, trong đó có : 8 người làm nghề tự do, 12 người làm nông, 8 người làm nghề kinh doanh, 2 người làm nghề kế toán, 10 người làm nghề buôn bán.

Theo bảng số liệu về điều tra sự hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thấy:

+ Tại nội dung “Những điều biết chung về GCNQSD đất” số hộ trả lời hiểu biết là 34 hộ, chiếm tỷ lệ 85,00 %; và 06 hộ không hiểu biết chiếm tỷ lệ 15,00%.

+ Tại nội dung “Về điều kiện cấp GCNQSD đất” số hộ trả lời hiểu biết là 32 hộ, chiếm tỷ lệ 80,00 %; và 08 hộ không hiểu biết chiếm tỷ lệ 20,00 %.

+ Tại nội dung “Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất” số hộ trả lời hiểu biết là

31 hộ, chiếm tỷ lệ 77,50 %; và 09 hộ không hiểu biết chiếm tỷ lệ 22,50 %.

+ Tại nội dung “Về nội dung ghi trên GCNQSD đất” số hộ trả lời hiểu biết là 34 hộ, chiếm tỷ lệ 85,00 %; và 06 hộ không hiểu biết chiếm tỷ lệ 15,00

+ Tại nội dung “Về ký hiệu các loại đất” số hộ trả lời hiểu biết là 26 hộ, chiếm tỷ lệ 65,00 %; và 06 hộ không hiểu biết chiếm tỷ lệ 35,00 %.

+ Tại nội dung “Về cấp mới GCNQSD đất” số hộ trả lời hiểu biết là 30 hộ, chiếm tỷ lệ 75,00 %; và 06 hộ không hiểu biết chiếm tỷ lệ 25,00 %.

+ Tại nội dung “Thẩm quyền cấp GCNQSD đất” số hộ trả lời hiểu biết là

32 hộ, chiếm tỷ lệ 80,00 %; và 06 hộ không hiểu biết chiếm tỷ lệ 20,00 %.

Qua bảng 4.6 cho ta thấy: kết quả điều tra 40 hộ thì trung bình có 31 hộ có sự hiểu biết về công tác cấp GCNQSD đất chiếm 77,50 % tổng số hộ được điều tra, số còn lại chủ yếu là các hộ không hiểu biết và mức độ hiểu biết thấp Qua bảng cho thấy ở mỗi chỉ tiêu khác nhau thì mức độ hiểu biết của người dân cũng khác nhau Để đẩy nhanh tiến độ của công tác cấp GCNQSDĐ cần phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác cấp giấy nói riêng và văn bản pháp luật nói chung.

Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới

- Trong giai đoạn 2020-2022 là giai đoạn có nhiều đổi mới về chính sách pháp luật đất đai, kể từ ngày 01/7/2014 Luật Đất đai năm 2013 bắt đầu có hiệu lực thi hành theo đó các nghị định, Thông tư, văn bản về đất đai được ban hành, các chính sách pháp luật được điều chỉnh theo hướng thông thoáng phù hợp với thực tế, tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của UBND huyện, Sở TNMT, Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh, sự phối hợp của cơ quan ban ngành cấp huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

- Ủy ban nhân dân huyện Gio Linh đã tổ chức các buổi tuyên truyền cho người dân hiểu về pháp luật đất đai nên nhận thức của người dân về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ đối với công tác cấp GCNQSD đất ngày càng được nâng cao.

- Hệ thống văn bản pháp luật và các quy định được ban hành cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tế công tác cấp giấy chứng nhận, đã từng bước tháo gỡ được những tồn tại trong quản lý sử dụng đất đai do lịch sử để lại.

- Công tác quản lý mốc địa chính tại một số xã, thị trấn chưa được chú trọng, nhiều mốc địa chính bị mất, hư hỏng gây khó khăn trong việc đo đạc chỉnh lý bản đồ phục vụ cho việc , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Từ năm 2006 trở về trước do không có phòng lưu trữ nên việc lưu trữ hồ sơ không được đảm bảo nên mất mát, hư hỏng khá nhiều gây khó khăn cho việc giải quyết hồ sơ cấp GCNQSD đất hiện nay công tác lưu trữ gặp nhiều khó khăn do khối lượng hồ sơ quá lớn, phòng lưu trữ hồ sơ chật hẹp.

- Công tác chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi GCNQSD đất của hộ gia đình, cá nhân dọc tuyến đường Quốc phòng, các hộ gia đình có đất bị thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiểu khu nhà ở và các tuyến giao thông chính bãi tắm 1, đường giao thông chính bãi tắm 2 khu Dịch vụ - Du lịch Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt gặp nhiều khó khăn do các Quyết định thu hồi đất trước đây không ghi rõ thu hồi loại đất gì nên không có căn cứ để chỉnh lý GCNQSD đất, cấp đổi GCNQSD đất gây khó khăn cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

- Phương tiện kỹ thuật máy đo đạc ở địa bàn huyện chỉ có duy nhất 1 máy RTK nên quá trình đo đạc chậm dẫn đến quá trình công tác thực hiện giải quyết hồ sơ cấp GCN.

- Một số xã khi thực hiện công tác đo đạc gặp khó khăn do người dẫn đạc là cán bộ địa chính hoặc trưởng thôn không bố trí được thời gian để đo đạc gây ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ.

- Một số xã trên địa bàn huyện thực hiện việc sáp nhập theo Nghị quyết số 832/NQ – UBTVQH 14 ngày 17/12/2019 của UBTVQH nhưng trên bản đồ dùng chung, bản đồ Vilis và cơ sở dữ liệu đất đai chưa được gộp đơn vị hành chính theo đúng quy định gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ

4.5.3 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp GCNQSD đất trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai đến mọi người dân bằng nhiều hình thức để cho người dân hiểu và nắm rõ các thủ tục cũng như nơi thực hiện các thủ tục, tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý đất, nhất là hiểu về tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Xây dựng kế hoạch công tác và triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể từng tuần, từng tháng Phân công nhiệm vụ, gắn trách nhiệm của từng cán bộ với công việc được giao, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua họp giao ban định kỳ hàng tuần, hội ý nhanh vào đầu giờ các ngày làm việc khi cần thiết.

- Các văn bản hướng dẫn từ trung ương đến địa phương cần được hoàn thiện và quy định cụ thể giữa đơn vị sự nghiệp và đơn vị quản lý tránh tình trạng chồng chéo, khó khăn trong việc phối hợp thực hiện.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai nói chung và công tác cấp GCN QSD đất nói riêng.

- Cần bổ sung kinh phí, vật tư kỹ thuật cho việc lưu trữ hồ sơ tài liệu

- Cần phải nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai từ huyện đến cơ sở.

- Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện hiện công tác.

- Lựa chọn đúng người vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu công việc, đảm bảo tính chính xác và linh hoạt, bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực, nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức tìm ra những tồn tại, mâu thuẫn để nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc phục.

Ngày đăng: 25/02/2024, 15:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w