1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng

78 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Quận Ngũ Hành Sơn, Thành Phố Đà Nẵng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 569,56 KB
File đính kèm Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận.rar (529 KB)

Cấu trúc

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài (8)
    • 1.2.1. Mục đích (8)
    • 1.2.2. Yêu cầu (8)
  • PHẦN 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài (9)
      • 2.1.1. Cơ sở lý luận (9)
    • 2.2. Cơ sở pháp lý về công tác cấp Giấy chứng nhận GCNQSDĐ (12)
      • 2.2.1. Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ (12)
      • 2.2.2. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ (13)
      • 2.2.3. Thời gian thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ (14)
      • 2.2.4. trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ (15)
      • 2.2.5. Thành phần hồ sơ đăng ký sử dụng đất (17)
      • 2.2.6. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ (18)
      • 2.2.7. Điều kiện cấp GCNQSDĐ (18)
        • 2.2.7.1. Những trường hợp được cấp GCNQSDĐ (18)
        • 2.2.7.2. Những trường hợp không được cấp GCNQSDĐ (19)
      • 2.2.8. Nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong công tác cấp GCNQSDĐ (20)
    • 2.3. Thực trạng cấp GCNQSDĐ của thành phố Đà Nẵng (21)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI (0)
    • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (23)
      • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu (23)
      • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu (23)
      • 3.1.3. Phạm vi thời gian (23)
    • 3.2. Nội dung nghiên cứu (23)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu (23)
      • 3.3.2. Phương pháp kế thừa bổ sung (24)
      • 3.3.3. Phương pháp so sánh (24)
      • 3.3.4. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu số liệu (24)
  • PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (0)
    • 4.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu quận Ngũ Hành Sơn (25)
      • 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (30)
    • 4.2. Thực trạng về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng (37)
      • 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn (38)
      • 4.2.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác cấp quyền sử dụng đất tại cơ quan chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn (42)
      • 4.2.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo từng năm của quận Ngũ Hành Sơn (46)
    • 4.3. Đánh giá ý kiến của các cá nhân, tổ chức đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố đà nẵng (59)
      • 4.3.1. Đánh giá của cá nhân, tổ chức về tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (59)
      • 4.3.2. Đánh giá của cơ quan có thẩm quyền cấp GCN về tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (63)
    • 4.4. Đánh giá công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (65)
      • 4.4.1. Thuận lợi (65)
      • 4.4.2. Khó khăn (66)
    • 4.5. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác cấp GCNQSDĐ của quận Ngũ Hành Sơn (66)
  • PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (0)
    • 5.1. Kết luận (67)
    • 5.2. Kiến nghị (69)
  • PHẦN 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHẦN 7. PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Nhưng sự bùng nổ dân số cùng với người di cư vào khu đô thị hiện nay ngày càng gia tăng làm nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng cao, nhu cầu đất đai cho các hoạt động dịch vụ nhà ở, sinh hoạt, sản xuất cũng tăng cao. Vì vậy để sử dụng hợp lý nguôn tài nguyên đất, khắc phục những tiêu cực trong quan hệ sử dụng đất thì nhà nước cần tăng cường quản lý sử dụng đất đai.

Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống trên trái đất và đất đai là một nguồn lực đầu vào cho nền kinh tế - xã hội mỗi đất nước Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của kinh tế nông nghiệp, là địa bàn đầu tư cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ Đồng thời đất đai cũng là nhu cầu sinh hoạt của từng người và cộng đồng

[4] Thế nên con người luôn gắn liền với đất đai để có thể sống và tạo ra những giá trị để phục vụ cho xã hội vì thế nhu cầu con người về đất đai là cực kì lớn

Nhưng sự bùng nổ dân số cùng với người di cư vào khu đô thị hiện nay ngày càng gia tăng làm nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng cao, nhu cầu đất đai cho các hoạt động dịch vụ nhà ở, sinh hoạt, sản xuất cũng tăng cao Vì vậy để sử dụng hợp lý nguôn tài nguyên đất, khắc phục những tiêu cực trong quan hệ sử dụng đất thì nhà nước cần tăng cường quản lý sử dụng đất đai Và công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý đất đai là công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng với mục tiêu chiến lược là trung tâm kinh tế trọng điểm của Khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng, đồng thời cũng là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và quy hoạch đô thị Với điều kiện thuận lợi đó lượng người di cư vào Đã Nẵng sinh sống và làm việc ngày càng tăng cùng với chỉ số năng lực cạnh tranh dẫn đầu cả nước nhiều năm liền đang mở ra những cơ hội cho thị trường bất động sản tại Đà Nẵng.

Quận Ngũ Hành Sơn là một quận nội thành thuộc thành phố Đà Nẵng và là quận đang có hướng phát triển, bứt phá mới, mạnh mẽ của thị trường bất động sản của thành phố Yêu cầu phát triển mới buộc Đà Nẵng phải mở rộng không gian đô thị Ngũ Hành Sơn nằm ở hướng mũi nhọn phía Đông Nam thành phố. Với lợi thế chạy dọc theo bờ biển, đã quy hoạch các dự án bài bản, hạ tầng đồng bộ như khu đô thị ven sông Nam Hòa Xuân, khu dân cư đối diện bãi tắm Sơn Thủy… phía Đông Nam đang được kỳ vọng sớm trở thành trung tâm phát triển du lịch, dịch vụ sôi động mới của Đà Nẵng

Vì vậy quận Ngũ Hành Sơn có nhu cầu về vấn đề sử dụng đất là rất lớn vì thế công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng cao và gây khó khăn cho công tác quản lý cấp sổ đỏ Thời gian gần đây, việc giải quyết cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người dân ở thành phố Đà Nẵng và đặc biệt quận Ngũ Hành Sơn đang bị tình trạng kéo dài thời gian, tồn động nhiều vấn đề gây khó cho cả người dân và cơ quan quản lý [1]

Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của khoa Tài nguyên đất và môi trường nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – Ths Hồ Nhật Linh là cần đánh giá lại công tác giải quyết cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn để có thể đưa ra các giải pháp tiến bộ hơn để xử lý các hồ sơ còn tồn động và chưa thể giải quyết được.

Và từ đó em tiến hành đề tài: “Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng”.

Mục đích và yêu cầu của đề tài

Mục đích

Đánh giá được công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quậnNgũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng Từ đó đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quậnNgũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

Yêu cầu

- Nắm được thông tin danh sách hồ sơ chưa giải quyết được để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất người dân

- Phát hiện những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng Từ đó phát huy và đưa ra giải pháp cho các vấn đề cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất.

QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1.1 Khái niệm về đất đai

Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái (Fao, 1976) Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: Khí hậu; dáng đất, địa hình; thổ nhưỡng; thủy văn; thảm thực vật tự nhiên, cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên; những biến đổi của đất do hoạt động của con người Đất đai (land) là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó bao gồm: khí hậu, thổ dưỡng, dáng địa hình, mặt nước (hồ, sông, sưới, đầm, lầy,…) Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tưới tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,…) [2]

Như vậy, “đất đai” là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, đạo hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện lao động Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại của loài người Đất đai là mototj trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt dộng của đời sống KT-XH Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình thủy lợi khác Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ,…

2.1.1.2 Khái niệm về quyền sử dụng đất

Theo Luật đất đai (2013), định nghĩa thì đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân và do Nhà nước làm chủ sở hữu Nhà nước theo đó trao quyền sử dụng đất cho người dân thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất Luật cũng công nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất ổn định và quy định về quyền cũng như nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, [4]

Song song đó, Luật cũng đưa ra khái niệm về giá quyền sử dụng đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất Còn giá trị quyền sử dụng đất là giá trị tính bằng tiền của quyền sử dụng đất trên một đơn vị diện tích xác định trong một thời gian sử dụng nhất định.

Người sử dụng đất được sở hữu phần giá trị quyền sử dụng đất, được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các phần diện tích được giao tương ứng với nghĩa vụ thực hiện với Nhà nước.

Có thể phân loại quyền sử dụng đất dựa vào các căn cứ sau:

1 Quyền sử dụng đất căn cứ theo chủ thể (là tổ chức, hộ gia đình hay cá nhân)

Quyền sử dụng đất lúc này được căn cứ theo ý muốn chủ quan của chủ thể và việc sử dụng đất vào mục đích nào là tùy theo chủ thể quyết định Những quyết định này cần phải nằm trong giới hạn được cấp có thẩm quyền cho phép.

2 Quyền sử dụng đất căn cứ vào khách thể (là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp hay chưa sử dụng)

Nghĩa là loại đất này được quy định sử dụng vào mục đích nào thì người sử dụng đất phải làm đúng theo mục đích đó Nếu có sự thay đổi về mục đích sử dụng thì phải báo cho cơ quan có thẩm quyền và phải được cho phép thì mới thực hiện.

3 Quyền sử dụng đất căn cứ vào thời gian

Thời gian sử dụng đất có thể là tạm thời hoặc lâu dài, tùy theo quyết định của cấp có thẩm quyền Từ đó quyền sử dụng đất của chủ thể cũng được quyết định là tạm thời lâu dài.

4 Quyền sử dụng đất căn cứ theo pháp lý

Có nghĩa là cần căn cứ theo quyết định của cấp có thẩm quyền khi giao đất, cho thuê mà xác định mục đích sử dụng và để biết là quyền sử dụng ban đầu của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trực tiếp trong quyết định hay quyền sử dụng đất thứ hai của người được cho thuê lại, thừa kế.

2.1.1.3 Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất” [4] Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [5], sau đây gọi tắt là GCN là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất dể họ yên tâm đầu tư, cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN chính là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sở hữu GCN có vai trò rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo dõi biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai, các thẩm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác dịnh nghĩa vụ về tài chính của người sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai.

Giấy chứng nhận là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đồi với đất đai Bảo vệ chế dộ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đất đai trong việc chấp hành luật đất đai Đồng thời, việc đăng ký và cấp GCN sẽ cung cấp thông tin đầy đủ nhất và làm cơ sở pháp lý để Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm,… đất đai.

Giấy chứng nhận là điều kiện bảo đảm Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vị lãnh thổ đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ,hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất.

Giấy chứng nhận đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản.

Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai.

Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý Nhà nước về đất đai Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai.

2.1.1.4 Khái niệm liên quan đến đăng ký cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính nhằm hoàn thiện thông tin về đất đai trên hồ sơ địa chính và cấp GCN về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất hợp pháp, nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất.

GCNQSDĐ cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành GCN được cấp theo từng thửa đất gồm 2 bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất, một bản lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Cơ sở pháp lý về công tác cấp Giấy chứng nhận GCNQSDĐ

2.2.1 Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ

- Công tác cấp GCNQSDĐ giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm về tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất.

- Cấp GCNQSDĐ là căn cứ pháp lý đầy đủ giải quyết mối quan hệ về đất đai, cũng là cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất.

- GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý giúp Nhà nước xử lý vi phạm về đất đai

- Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước thực hiện phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất Nhà nước thực hiện quyền chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau Cụ thể hơn nữa là Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất Vì vậy cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

* Đối với người sử dụng đất

- GCNQSDĐ là Giấy tờ thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất Giúp cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình.

- GCNQSDĐ là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất.

- GCNQSDĐ là điều kiện để đất đai được tham gia vào thị trường bất động sản [3]

2.2.2 Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định như sau:

1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó

2 Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện

3 Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp

4 Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người

Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu

5 Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên Giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai 2013 hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có Giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên Giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 [4]

2.2.3 Thời gian thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ

Theo quyết định số 4790/QĐ-UBND ngày 08/12/2020 Quyết định về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở TN&MT về lĩnh vực đăng ký đất đai như sau:

* Thời gian thực hiện thủ tục

- Không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định).

Thực trạng cấp GCNQSDĐ của thành phố Đà Nẵng

Trong những năm qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND Thànhphố Đà Nẵng ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và giải quyết những vướng mắc trong công tác cấp GCNQSDĐ Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác cấp GCNQSDĐ và các vấn đề có liên quan.

Văn phòng Đăng ký thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai theo đúng thẩm quyền quy định Tình hình tiếp nhận và giải quyết TTHC năm 2021 đến bây giờ như sau:

Tổng số hồ sơ phải giải quyết: 125.558, trong đó tiếp nhận 123.088, kỳ trước chuyển sang: 2.470

Số hồ sơ đã giải quyết: 109.330; trong đó hồ sơ đã giải quyết kỳ trước: 112.347; hồ sơ đã giải quyết kỳ này: 5.935, hồ sơ rút, trả: 7.276.

Trong đó: cấp Giấy chứng nhận lần đầu đã tiếp nhận: 5.163 hồ sơ và đã giải quyết được: 4.027 hồ sơ (chiếm khoảng 80%).

QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Khái quát địa bàn nghiên cứu quận Ngũ Hành Sơn

Quận Ngũ Hành Sơn nằm về phía Đông Nam của thành phố Đà Nẵng.

- Phía đông giáp với biển Đông có dải cát dài 12 km, rộng 1 km dọc bờ biển.

- Phía Tây giáp với huyện Hòa Vang là đồng ruộng xen kẽ với bãi bồi, có sông Cẩm Lệ bao quanh nối với sông Hàn đổ ra biển với chiều dài khoảng 15 km

- Phía Bắc giáp với quận Hải Châu và Sơn Trà

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam

Quận Ngũ Hành Sơn có diện tích: 4018,85 ha, chiếm 3% diện tích toàn thành phố Quận Ngũ Hành Sơn gồm 4 đơn vị hành chính cấp phường: Mỹ An, Khuê

Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý

Hình 4.1 Sơ đồ vị trí quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

(Nguồn: Trang địa ốc thông thái)

Là một quận của thành phố trực thuộc Trung ương, của đô thị loại một cấp quốc gia, có cả mạng lưới giao thông bằng đường bộ và đường thuỷ rất thuận lợi, nối liền với trung tâm thành phố, rất gần với Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Nhà ga đường sắt Đà Nẵng và Cảng biển Tiên Sa Hơn nữa, quận nằm trên trục đường bộ nối thành phố Đà Nẵng hiện đại với đô thị cổ Hội An - một di sản văn hoá thế giới và nằm ở chặng cuối cùng của trục hành lang kinh tế Đông – Tây với những điều kiện thuận lợi đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng

Với hai mặt giáp biển, lại nằm trong vùng có nhiều tiềm năng và nhiều bãi tắm đẹp, đã tạo cho quận Ngũ Hành Sơn một lợi thế so sánh phát triển kinh tế, nhất là loại hình du lịch biển trong chiến lược phát triển kinh tế biển và tổng thể phát triển du lịch của miền Trung và cả nước.

4.1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình của Ngũ Hành Sơn tương đối bằng phẳng, đất đai khá đồng nhất về tính chất vật lý, hoá học Cấu tạo địa chất chủ yếu là cát, thành phần hạt thô hơn so với cùng loại ở khu sát biển Ngoài ra lớp cát mịn được phân bố rộng khắp trong vùng, với chiều dày biến động từ 4 đến 11m, có kết cấu chặt vừa Đặc biệt núi Ngũ Hành Sơn nằm ở rìa phía Bắc Trường Sơn Nam, được hình thành từ những khối núi đá vôi và mang đầy đủ các tính chất của núi đá vội Việt Nam Đá vôi Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới lắm nắng, mưa nhiều và mưa rất to nên đá vôi bị hòa tan tạo ra những kỳ quan hết sức độc đáo

Quận Ngũ Hành Sơn nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng khí hậu ven biển của miền Trung

Lượng mưa và độ ẩm trung bình tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm

Mùa mưa trùng với mùa đông và mùa khô trùng với mùa hạ a Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình năm: 25,60 o C

- Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trung bình: 29,8 o C Nhiệt độ cao tuyệt đối có thể đạt được: 40,90 o C

- Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất trung bình: 22,7 o C Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể đạt được: 15,50 o C

Do đặc điểm địa hình có đồng bằng phía Tây và đèo Hải Vân chắn ngang nên khí hậu khu vực Đà Nẵng nói chung và quận Ngũ Hành Sơn nói riêng không bị khắc nghiệt như khí hậu phía Bắc đèo Hải Vân Ảnh hưởng của gió Tây Bắc không lớn Ngũ Hành Sơn có nắng ấm gần như quanh năm; chỉ mưa vào các tháng 9, 10 và 11, nhưng vì nằm trong khu vực gió mùa nên lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn thường cao hơn một số nơi khác b Lượng mưa

Theo thống kê nhiều năm, lượng mưa hàng năm của Ngũ Hành Sơn cụ thể như sau:

- Lượng mưa trung bình năm : 2066mm

- Lượng mưa lớn nhất : 3307mm

- Lượng mưa thấp nhất : 1400 mm

- Lượng mưa ngày thấp nhất : 322mm

Lượng mưa trong năm thường phân bố không đều giữa các mùa và các tháng Thường thì mưa lớn tập trung vào các tháng 9,10,11,12 và chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa của cả năm c Độ ẩm không khí

- Độ ẩm không khí trung bình trong năm dao động từ 75% đến 90%

- Độ ẩm trung bình năm : 82%

- Độ ẩm cao nhất trung bình : 90%

- Độ ẩm thấp nhất trung bình : 75 %

- Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối : 18% d Nắng

- Số giờ nắng trung bình năm : 2.158 Giờ

- Số giờ chiếu nắng trung bình tháng nhiều nhất : 248 giờ (tháng 5,6,7)

- Số giờ chiếu nắng trung bình tháng thấp nhất : 120 giờ (tháng 10,11)

4.1.1.4 Thuỷ văn, Thủy triều a Thủy văn

Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn có 3 con sông chảy qua, đó là sông Hàn, sông Cổ Cò (nhân dân địa phương thường gọi là sông Bãi Dài, sông Dài hay Trường Giang, còn trong các sách của triều Nguyễn thường ghi là Lộ Cảnh Giang) và sông Vĩnh Điện

- Sông Hàn là hợp lưu của sông Vĩnh Điện, sông Cổ Cò và sông Cẩm Lệ tại tại khu vực ngã sông, nơi tiếp giáp giữa phường Hoà Cường của quận Hải Châu, xã Hoà Xuân của huyện Hoà Vang và phường Khuê Mỹ của quận Ngũ Hành Sơn và đổ nước ra Vũng Thùng, hình thành nên cảng sông Hàn và cảng biển Tiên Sa.

- Sông Vĩnh Điện dài 17 km, là một nhánh của con sông Thu Bồn chảy theo hướng tây nam - đông bắc, đổ ra sông Hàn Sông Vĩnh Điện chủ yếu phục vụ cho giao thông hàng hoá giữa các huyện Bắc Quảng Nam với thành phố Đà Nẵng

- Sông Cổ Cò là con sông nổi tiếng trong lịch sử ngoại thương của xứ Đàng Trong trước đây, nối liền tiền cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An sầm uất vào các thế kỷ 16, 17 Sau này, sông Cổ Cò bị bồi lấp, gãy đứt thành nhiều đoạn Trên địa bàn Ngũ Hành Sơn, sông Cổ Cò tách thành hai nhánh là sông Cổ

Cò và sông Cầu Biện Sông Cổ Cò hiện dài 3,5 km, rộng 10 m, bị bồi lấp nhiều, chưa có điều kiện để nạo vét nên đáy sông bị bồi lấp rất khó khăn cho ghe thuyền đi lại, nhất là vào mùa khô

- Sông Cầu Biện dài 2 km, rộng 20 m, hiện tại bị lấp nhiều, một số đoạn đã bị chặn lại để nuôi trồng thuỷ sản [9] b.Thủy triều:

Chế độ thuỷ triều của Biển Đông ở khu vực này là chế độ bán nhật triều; mỗi ngày lên xuống 2 lần với biên độ dao động khoảng 0,5 m Độ nhiễm mặn do nước biển xâm thực tùy thuộc vào mùa mưa và lượng mưa hàng năm Lượng mưa càng lớn độ nhiễm mặn càng nhỏ, ngược lại, lượng mưa càng ít, độ nhiễm mặn càng lớn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh [9]

Quận Ngũ Hành Sơn có 2 nhóm đất chính là đất cát và đất phù sa.

Nhóm đất phù phân bố chủ yếu ở ven các con sông chảy qua địa bàn quận.

Quận Ngũ Hành Sơn có tổng diện tích tự nhiên 4018,85 ha, trong đó:

Phần lớn diện tích đất nông nghiệp được giao chuyển mục đích thành đất ở đô thị Nguyên nhân vì với tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu về đất đai của các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn quận tăng, việc tập trung phát triển các ngành dịch vụ cũng là một trong các lý do chuyển đổi mục đích sử dụng của đất nông nghiệp sang loại đất ở đô thị [9]

4.1.1.6 Tài nguyên rừng, thảm thực vật:

Trên cơ sở nguồn tài nguyên khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và nguồn tài nguyên đất đai nêu trên, Ngũ Hành Sơn có nguồn tài nguyên rừng và thảm thực vật tương đối đa dạng, gồm rừng trồng ở dọc biển và rừng tự nhiên ở khu vực núi Non Nước - Ngũ Hành Sơn Thảm thực vật tự nhiên trên núi Ngũ Hành Sơn đa dạng về chủng loại: thường xanh quanh năm và có độ che phủ tương đối lớn.

Rừng trồng tập trung nhất là ở vùng đông, chạy dọc bờ biển từ Hoà Hải ra đến Mỹ An với cây trồng chủ yếu là dương liễu và bạch đàn Mục đích của rừng trồng là phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn rửa trôi đất, làm rừng phòng hộ ven biển kết hợp với sản xuất lâm nghiệp

4.1.1.7 Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa

Thực trạng về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của quận Ngũ Hành Sơn

Tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính của toàn quận Ngũ Hành Sơn theo hiện trạng là 4.018,85 ha, trong đó nông nghiệp là 299,09 ha; đất phi nông nghiệp là 3.521,95 ha và đất chưa sử dụng 197,81 ha, chi tiết cụ thể tại bảng 4.1.

Bảng 4.1 Biến động hiện trạng sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Tổng diện tích tự nhiên 4.018,85 4.018,85

1.2 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 121,72 89,58 -32,14

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 72,89 54,20 -18,69

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 4,03 4,03 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.364,21 3.521,95 157,74

2.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 503,33 517,71 14,38

2.4 Đất cơ sở sản xuất PNN SKC 51,33 51,32 -0,01

2.5 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện

2.6 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,05 0,05 0

2.7 Đất danh lam thắng cảnh DDL 22,25 43,13 20,88

2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 2,56 2,55 -0,01

2.9 Đất ở tại đô thị ODT 1.189,14 1.222,28 33,14

2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 4,68 4,66 -0,02

2.11 Đất xây dựng trụ sở của tổ DTS 2,00 2,00 0

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Tăng (+), Giảm (-) chức sự nghiệp

2.12 Đất cơ sở tôn giáo TON 23,35 23,62 0,27

2.13 Đất làm nghĩa trang nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

2.14 Đất khu vui chơi giải trí cộng đồng DKV 127,06 155,02 27,96

2.15 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 12,33 2,97 -9,36

2.16 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 306,12 312,01 5,89

2.18 Đất có mặt nước chuyên dung MNC 36,47 36,43 -0,04

2.19 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 20,06 20,06

3 Đất chưa sử dụng CSD 273,47 197,81 -75,66

Nguồn: UBND quận Ngũ Hành Sơn [9],[10]

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất quận Ngũ Hành Sơn năm 2021

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

Tổng diện tích tự nhiên 4.018,85 100

1.2 Đất trồng cây hằng năm khác HNK 89,58 2,23

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 54,20 1,35

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 4,03 0,10

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.521,95 87,64

2.3 Đất thương mại, dịch vụ TMD 517,71 12,88

2.4 Đất cơ sở sản xuất PNN SKC 51,32 1,28

2.5 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện DHT 951,40 23,67

2.6 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 0,05 0,00

2.7 Đất danh lam thắng cảnh DDL 43,13 1,07

2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 2,55 0,06

2.9 Đất ở tại đô thị ODT 1.222,28 30,41

2.10 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 4,66 0,12

2.11 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2,00 0,05

2.12 Đất cơ sở tôn giáo TON 23,62 0,59

2.13 Đất làm nghĩa trang nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 34,65 0,86

2.14 Đất khu vui chơi giải trí cộng đồng DKV 155,02 3,86

2.15 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 2,97 0,07

2.16 Đất song ngòi, kênh, rạch, suối SON 312,01 7,76

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã

2.18 Đất có mặt nước chuyên dung MNC 36,43 0,91

2.19 Đất phi nông nghiệp khác PNK 20,06 0,50

3 Đất chưa sử dụng CSD 197,81 4,92

Nguồn : UBND quận Ngũ Hành Sơn [9]

4.92% Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 4.3 Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 quận Ngũ Hành Sơn

Qua số liệu trên cho thấy sự biến động của diện tích tự nhiên có chênh lệch giảm không đáng kể Nhìn chi tiết trong nội bộ đất nông nghiệp có sự tự chuyển đổi mục đích sử dụng và giảm do chuyển qua các loại đất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp chủ yếu là tăng, chỉ giảm ở một số loại đất sử dụng lãng phí không hiệu quả (đất nghĩa trang nghĩa địa, mặt nước chuyên dung), đất chưa sử dụng giảm thể hiện tác động tích cực trong giải phóng nhiều dự án không cần thiết.

Do sức ép cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ du lịch, dịch vụ, công nghiệp dẫn đến tình hình biến động đất đai thành phố Đà Nẵng là nhóm đất phi nông nghiệp tăng, và trong nội bộ đất này cũng có sự thay đổi đáng kể, nhóm đất nông nghiệp giảm nhưng được bù đắp một phàn nhờ việc khai thác tối đa đất bằng chưa sử dụng.

- Biến động đất nông nghiệp: từ năm 2019 đến nay nhóm đất nông nghiệp giảm 82,08 ha, trong đó đất trồng lúa giảm 31,26 ha, đất trồng cây hằng năm khác giảm 32,14 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 18,69 ha Đất nông nghiệp giảm do lấy đất làm đất ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội.

- Biến động đất phi nông nghiệp: so với năm 2019 đất phi nông nghiệp tăng 157,74 ha, trong đó:

+ Đất phát triển hạ tầng tăng 68,94 ha

+ Đất thương mại, Đất dịch vụ tăng 14,38 ha

+ Đất danh lam thắng cảnh tăng 20,88 ha

+ Đất khu vui chơi giải trí cộng đồng tăng 27,96 ha

+ Đất phi nông nghiệp khác tăng 20,06 ha

+ Các loại đất khác tăng giảm không đáng kể

- Biến động đất chưa sử dụng: so với năm 2019 đất chưa sử dụng giảm 75,66 ha

Qua số liệu trển cho thấy tốc độ phát triển đô thị, phát triển kinh tế xá hội tăng lên, làm cho nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp gia tăng, đặc biệt là đất ở, đất thương mại, dịch vụ, du lịch đất giao thông và đất sử dụng phi nông nghiệp khác, điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội về mọi mặt Phần lớn đất phi nông nghiệp tăng do lấy vào đất sản xuất nông nghiệp, một ít đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng Điều kiện cơ sở vật chất tăng; đất ở; đất thương mại,dịch vụ;… đều tăng điều đó thúc đẩy đầu tư rất nhiều công trình, dự án dẫn đến giá đất các khu vực có dự án tăng nên thúc đẩy người dân thực hiện kê khai đăng ký và cấp Giấy chứng nhận để thực hiện các quyền, đồng thời nơi đây cũng có các tuyến đường ngày càng mở rộng làm đất ở đây có giá trị hơn hẳn khiến cho nhu cầu về sử dụng đất càng tăng.

4.2.2 Cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác cấp quyền sử dụng đất tại cơ quan chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn

Hiện nay trang thiết bị Chi nhánh Ngũ Hành Sơn đang sử dụng gồm có:+ Máy photo copy : 02 máy

+ Máy in A3 : 03 máy (có 02 máy HP M706n đời cũ). + Máy in A4 : 06 máy (chủ yếu là máy đời cũ in một mặt) + Máy Scan A3 : 01 máy

Hiện nay chi nhánh ĐKĐĐ quận Ngũ Hành Sơn đã đề nghị lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai thành phố sớm quan tâm tạo điều kiện thay thế các máy đời cũ và thiết lập hệ thống mạng riêng cho Chi nhánh Ngũ Hành Sơn không kết nối chung với UBND quận để đảm bảo đường truyền đạt tốc độ tối đa phục vụ cho việc giải quyết hồ sơ được kịp thời, đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ và đạt hiệu quả cao [13]

4.2.2.2 Cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính a Cơ sở dữ liệu bản đồ a.1 Bản đồ Giấy

- Bản đồ đo vẽ theo chỉ thị 299/TTG , (đo vẽ trực tiếp bằng PP Bàn đạc, tỷ lệ 1/2000 - độ chính xác rất thấp)

- Bản đồ đo vẽ theo Nghị định 64CP (đo vẽ trực tiếp bằng PP Bàn đạc, tỷ lệ 1/2000 - độ chính xác rất thấp) b.1 Bản đồ số

- Bản đồ qui hoạch các khu dân cư trên địa bàn quận (hệ tọa độ HN- 72)

- Bản đồ số hóa 02 Hòa Hải, Hòa Quý từ bản đồ NĐ64CP (hệ tọa độ HN- 72)

- Bản đồ đo vẽ 02 phường Mỹ An và Khuê Mỹ năm 1997(hệ tọa độ HN-

72) (đã biến động rất lớn)

- Bản đồ đo vẽ theo dự án tổng thể năm 2014 hai phường Hòa Quý, Hòa Hải và bản đồ đo đạc bổ sung Hòa Quý năm 2018 (hệ tọa độ VN-2000) (các loại bản đồ này chưa được biên tập trên bản đồ dung chung SVN Trong quá trình cấp GCN và cấp nhật biến đông, Chi nhánh VP đã biên tập lên Bản đồ dung chung SVN)

* Theo thống kê 2018, diện tích tự nhiên Quận Ngũ Hành Sơn: 4.018,85 ha có 774 tờ bản đồ

- Phường Mỹ An: Diện tích 328,3 ha có 74 tờ bản đồ, diện tích biến động 1.3ha cần phải đo chỉnh lý

- Phường Khuê Mỹ: Diện tích 547,82 ha có 110 tờ bản đồ, diện tích biến động 33ha cần phải đo chỉnh lý

- Phường Hoà Hải: Diện tích 1.660,18 ha có 314 tờ bản đồ, diện tích biến động 12ha cần phải đo chỉnh lý

(Khu vực biến động này đang nằm trong khu QH chưa có QĐ thu hồi đất, Chi nhanh VP chưa đề nghị đo trong năm 2019)

- Phường Hoà Quý: Diện tích 1.482,54 ha có 276 tờ bản đồ Diện tích biến động 65 ha trung tâm KTTNMT đã đo tháng 4/2019 (Khu Bính kỳ) Chi nhánh VP đang biên tập để hoàn thiện trên bản đồ dùng chung SVN [13] b Tình hình thực hiện nhiệm vụ lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính

- Chi nhánh bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực, nắm vững về nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo các chương trình phần mềm AutoCAD, Microstation,… đảm nhận công tác đo đạc, xác lập hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản lý bản đồ.

- Cán bộ phụ trách xử lý hồ sơ đăng ký biến động đất đai nắm bắt tốt quy định, sử dụng tốt chương trình Vilis, đảm bảo giải quyết hồ sơ đúng quy định.

- Chi nhánh ứng dụng hoàn toàn chương trình Vilis trong việc in đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm và các nghiệp vụ khác.

- Hồ sơ trước khi đưa vào lưu trữ đều được scan quét để tạo nguồn dữ liệu ban đầu trước khi thực hiện đồng bộ hoá cơ sở dữ liệu chung toàn thành phố.

- Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, in Giấy biên nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, hồ sơ chuyển quyền và giao dịch bảo đảm bằng phần mềm Vilis [13] c Tình hình thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính c.1 Thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được Chi nhánh Ngũ Hành Sơn thực hiện định kỳ theo đơn vị hành chính từng phường

Đánh giá ý kiến của các cá nhân, tổ chức đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố đà nẵng

Để đánh giá thực trạng tình hình cấp GCN và xác định rõ hơn những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đề tài đã thực hiện xây dựng 30 phiếu điều tra nhanh đối với các cá nhân, tổ chức trên địa bàn 4 phường, 20 phiếu điều tra đối với cơ quan có thẩm quyền cấp GCN tại cơ quan chi nhánh đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn.

4.3.1 Đánh giá của cá nhân, tổ chức về tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thực hiện điều tra đối với 30 cá nhân, tổ chức xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ tại 4 phường trên địa bàn quận, kết quả được thể hiện qua bảng như sau:

4.3.1.1 Đánh giá về cách tiếp cận

Bảng 4.9 Thống kê số phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với cách tiếp cận đăng ký, cấp GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơn

STT Câu hỏi đánh giá

Anh/chị có đồng ý về các biển báo, chỉ dẫn của nhân viên tới xử lí cấp quyền sử dụng đất có rõ ràng, dễ tìm, hiệu quả với anh chị

2 Anh chị có đồng ý về tính thuận tiện, hiệu quả khi tìm hiểu các thông tin và đăng ký làm thủ tục qua website trang

STT Câu hỏi đánh giá

Không đồng ý tin điện tử dịch vụ công của cơ quan

(câu này nếu anh chị chưa biết tới hoặc không đăng ký trực tuyến thì có thể đánh vào ô bình thường)

Anh/chị có đồng ý về hiệu quả hệ thống điểm danh số thứ tự để lần lượt xử lý hồ sơ 14 1 11 4 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Qua kết quả cho thấy, tỷ lệ đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của 30 cá nhân, tổ chức hầu hết là rất đồng ý về cách tiếp cận làm thủ tục đặc biệt việc nộp hồ sơ qua trang điện tử dịch vụ công của cơ quan đã giảm tải áp lực, tiết kiệm thời gian tới cơ quan của người dân đồng thời hướng dẫn cách nộp hồ sơ một cách đầy đủ tạo tâm lý yên tâm cho người dân nhưng còn 2 phiếu đánh giá chưa đồng ý vì lý do chưa quen và còn khá phức tạp đối với những người lớn tuổi chưa quen với công nghệ Hệ thống điểm danh số thử tự để lần lượt xử lý hồ sơ thì đa số rất đồng ý và bình thường vì nó vẫn phổ biến ở mọi cơ quan nhưng vẫn có 4 phiếu chiếm chưa đồng ý vì lý do hệ thống đôi lúc bị trục trật không báo hoặc báo số quá nhanh làm họ bị mất lượt vào xử lý

4.3.1.2 Đánh giá về cách tiếp cận

Bảng 4.10 Thống kê số phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơn

STT Câu hỏi đánh giá

II THÁI ĐỘ ỨNG XỬ

Anh/chị có đồng ý về các cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực và dể hiểu 25 3 2 1 0

2 Anh/chị có đồng ý về cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp đỡ anh/chị khi làm thủ tục.

STT Câu hỏi đánh giá

Anh/chị có đồng ý về năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, xử lý đã đáp ứng mong đợi với anh/ chị

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Đối với thái độ ứng xử của các nhân viên, cán bộ được người dân đánh giá cao trong chuyên môn và ứng xử rất văn minh, công bằng nhưng vẫn có 1 phiếu đánh giá rằng cách hướng dẫn làm thủ tục của nhân viên, cán bộ còn phức tạp, khó hiểu và 4 phiếu cho rằng công tác tiếp nhận hồ sơ còn đòi hỏi nhiều, chưa đủ điều kiện cấp GCN làm cho người dân tốn thêm thời gian để tìm kiếm, bổ sung thêm.

4.3.1.3 Đánh giá về sự minh bạch thông tin và thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất

Bảng 4.11 Thống kê số phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với sự minh bạch thông tin và thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất trong công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơn

STT Câu hỏi đánh giá

Số phiếu Rất đồng ý Đồng ý

Không đồng ý III SỰ MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG ĐẤT

Anh/chị có đồng ý về nội dung quy trình làm thủ tục được niêm yết rõ ràng, công khai, dễ hiểu với anh/chị 28 1 1 0 0

Anh/chị có đồng ý về các quy trình thực hiện thủ tục cấp quyền sử dụng đất đơn giản, thuận tiện 26 2 2 0 0

Anh/chị có đồng ý về giá cả làm thủ tục rõ ràng, công khai, đúng giá với mong muốn anh/chị 24 4 2 0 0

Anh/chị có đồng ý về thời gian chờ đợi làm thủ tục có đáp ứng mong đợi với anh/ chị 26 3 0 1 0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Đối với sự minh bạch thông tin và thủ tục cấp GCNQSDĐ hầu hết số phiếu đánh giá đồng ý về tính công khai rõ ràng, dễ hiểu về quy trình xử lý thủ tục và giá cả làm thủ tục nhưng thời gian chờ đợi xử lý thủ tục có 1 phiếu đánh giá chưa, không đông ý vì không đáp ứng nhu cầu cấp bách để sở hữu kịp quyền sử dụng đất để phục vụ cho mục đích kinh tế.

4.3.1.4 Đánh giá về trao kết quả

Bảng 4.12 Thống kê số phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với sự minh bạch thông tin và thủ tục cấp GCNQSDĐ trong công tác đăng ký, cấp

GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơ

STT Câu hỏi đánh giá

Anh/chị có đồng ý về kết quả xử lí cấp quyền sử dụng đất đã đáp ứng được nguyện vọng của anh/chị 23 5 2 4 0

Anh/chị có đồng ý về chất lượng công tác cấp quyền sử dụng đất đã đáp ứng mong muốn của anh/chị 21 5 1 3 0

Anh/chị có đồng ý về giá cả công tác cấp quyền sử dụng đất đã đáp ứng mong muốn của anh/chị 23 7 0 0 0

Anh/chị có đồng ý về tốc độ xử lý hồ sơ công tác cấp quyền sử dụng đất của cơ quan là kịp thời, sớm hơn thời hạn đáp ứng nguyện của anh/chị.

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Với việc trao kết quả đa số đều đồng ý về tốc độ, giá cả xử lý hồ sơ đáp ứng được mong muốn của người dân Tuy nhiên, còn 4 phiếu đánh giá chưa đồng ý vì việc xác nhận ranh giới thửa, công tác phối hợp giữa các bên cơ quan còn chậm trễ làm nhiều hồ sơ phải trả lại, chủ hồ sơ xin rút vì chưa đủ điều kiện cấp GCN.

4.3.2 Đánh giá của cơ quan có thẩm quyền cấp GCN về tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thực hiện điều tra đánh giá tình hình đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 20 nhân viên, cán bộ tại cơ quan chi nhánh đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn kết quả được thể hiện qua bảng như sau

Bảng 4.13 Thống kê só phiếu đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với tình hình đăng ký, cấp GCNQSDĐ tại quận Ngũ Hành Sơn.

STT Câu hỏi đánh giá

Rất đồng ý Đồng ý Bình thường

Chất lượng, hiệu quả cao của các văn bản chỉ đạo, điều hành cấp GCN của cơ quan đang công tác.

Các văn bản chỉ đạo, điều hành cấp

GCN của cơ quan là thường xuyên kịp thời

Việc bố trí nguồn lực (nhân lực, tài chính ) cho công tác cấp GCN của cơ quan là đã hợp lý.

Công tác chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ cấp GCN của cơ quan đang công tác là hợp lý.

Các chức năng, nhiệm vụ của các phòng chuyên môn tại cơ quan mình đang công tác đang có kết quả thực hiện rất tốt.

Tinh thần trách nhiệm đối với công việc của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan mình đang công tác là rất cao.

7 Hồ sơ được xử lý để cấp GCN cho người dân là thường xuyên kịp thời, đúng thời hạn trao trả

STT Câu hỏi đánh giá

Rất đồng ý Đồng ý Bình thường

Môi trường làm việc tại cơ quan đăng ký sử dụng đất là rất tốt 8 2 10 0 0

Cơ sở hạ tầng tại cơ quan đăng ký sử dụng đất là đầy đủ, chất lượng tốt làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn.

10 Đặc điểm, tính chất công việc hiện tại phù hợp tạo sự hài lòng cho anh/chị 2 6 12 0 0

Tự tin giao tiếp với khách hàng, đối tác bên ngoài để giải quyết thủ tục cấp

Tự tin khi thảo luận với các đồng nghiệp để giải quyết thủ tục cấp GCN 15 3 2 0 0

Sự thuận tiện trong xử lý các hồ sơ còn tồn động cho việc cấp GCN 1 6 10 2 1

Các cuộc họp cho việc xử lý các hồ sơ chưa giải quyết để tạo nút thắt trong việc cấp GCN của cơ quan hiện giờ đang thực sự hiệu quả

Cách giải quyết các vấn đề cấp GCN của cơ quan đang hiệu quả mang lại sự hài lòng với anh/chị.

Chất lượng công tác cấp quyền sử dụng đất là hiệu quả trong tương lai tạo sự tin tưởng cho anh/chị.

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Qua bảng thống kê trên công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ, bố trí nhân lực và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đang có kết quả rất tốt và đạt hiệu quả cao với số phiếu đạt 20/20 phiếu đồng ý cho thấy công tác lãnh đạo của cơ quan, các bộ phận khác đang có những cải cách bố trí phù hợp, hiệu quả trong công tác cáp GCN Công tác đưa ra các giải pháp cho các vấn đề cấp GCN có số phiếu từ 12-19 phiếu hoàn toàn đồng ý cho thấy sự hài lòng, tin tưởng của các nhân viên, cán bộ về giải quyết các nút thắt trong công tác cấp GCN đang thực sự có hiệu quả.

Nhìn chung về môi trường làm việc cơ quan là bình thường với 10/20 phiếu đánh giá bình thường và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, nhân viên với 11/20 phiếu đánh giá bình thường và tính chất công việc hiện tại với 12/20 phiếu đánh giá bình thường cho thấy môi trường làm việc vẫn đang thuận lợi và tạo điều kiện tốt cho công tác chuyên môn xử lý hồ sơ cấp GCN.

Đánh giá công tác cấp GCN QSDĐ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn

1 Hiện nay việc đưa vào vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu bản đồ dùng chung tại Văn phòng Đăng ký thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã góp phần to lớn vào việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến công tác xác lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và là tiền đề để thực hiện các công tác quản lý nhà nước khác về đất đai trên địa bàn quận.

2 Công tác cấp GCNQSDĐ được cán bộ có chuyên môn của quận hướng dẫn làm thủ tục và kiểm tra rà soát, thẩm định trước khi gửi hồ sơ lên thành phố nên đã hạn chế việc sửa chữa và làm lại nhiều lần Tạo điều kiện yên tâm cho người dân khi đi làm thủ tục đăng ký cấp GCNQSDĐ

3 Đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, công chức nhiệt tình, có trách nhiệm cao, nhiều cán bộ công chức được trưởng thành trong thực tiễn, có kinh nghiệm trong công tác và rất chăm chỉ hoạt động để giảm gánh nặng quản lý cấp QSDĐ.

4 Cơ sở hạ tầng đã được Sở tài nguyên và môi trường Thành phố đáp ứng phục vụ tối đa cho việc giải quyết hồ sơ được kịp thời, đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ và đạt hiệu quả cao

5 Việc mở trang web dịch vụ công làm tiết kiệm thời, hướng dẫn chi tiết làm thủ tục đăng ký đất đai cho người dân Điều đó làm giảm bớt gánh nặng về quá tải khi tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan

1 Chính về việc cấp GCNQSDĐ thường thay đổi, thủ tục cấp Giấy còn nhiều phức tạp Điều này dẫn đến tình trạng chậm trễ trong công tác này, gây ra những khó khăn trong công tác cấp Giấy:

2 Công tác quản lý Nhà nước về Đất đai thường gặp những khó khăn do giai đoạn trước để lại

3 Việc lấy ý kiến xác nhận của cơ quan chuyên môn có liên quan như Phòng Quản lý Đô thị quận đối với việc xây dựng nhà sai phép, không phép; Phòng Tài nguyên và Môi trường về tham mưu ban hành Quyết định giao đất tái định cư thường có kết quả chậm so với thời gian quy định, nên dẫn đến hồ sơ trễ hẹn

4 Số lượng hồ sơ tồn đọng không đủ điều kiện và vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý hồ sơ phải chờ hướng chỉ đạo, cho phép giải quyết của UBND nên mất nhiều thời gian.

5 Công tác phối hợp với UBND phường và UBND quận, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Ban Giải phóng mặt bằng về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn nhiều khó khăn

6 Một số hồ sơ tách thửa đất, cấp đổi GCN có hiện trạng không đúng so với GCN đã cấp cần phải kiểm tra, đo đạc thực tế lại nhưng việc đo đạc thực tế thì gặp trở ngại như: không có mốc giới thực tế, thửa đất không có đường đi… Cán bộ Chi nhánh phải liên hệ, phối hợp với cán bộ địa phương xử lý nên mất nhiều thời gian.

7 Tình dịch Covic-19 năm qua làm cho công tác kiểm tra bên cơ quan UBND quận bị chậm trễ

8 Người dân, các nhà đầu tư đỗ tới quận Ngũ Hành Sơn ngày càng đông làm gia tăng nhu cầu về đất đai tại quận Ngũ Hành Sơn, cùng thị trường bất động sản quận có nhiều biến động Điều đó gây áp lực rất lớn tới công tác quản lý và thời gian giải quyết hồ sơ đáp ứng được đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu về đất đai của người dân và các nhà đầu tư.

Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác cấp GCNQSDĐ của quận Ngũ Hành Sơn

Sau quá trình thực tập tìm hiểu về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, nắm được tình hình thực tế cũng như những tồn tại, khó khăn trong công tác quản lý về đất đai tại đây, em xin đề xuất một số

LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Sau quá trình nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng” giúp rút ra được một số nhận xét như sau:

- Quận Ngũ Hành Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng Ngũ Hành Sơn nằm ở hướng mũi nhọn phía Đông Nam thành phố Với lợi thế chạy dọc theo bờ biển, đã quy hoạch các dự án bài bản, hạ tầng đồng bộ như khu đô thị ven sông

Nam Hòa Xuân, khu dân cư đối diện bãi tắm Sơn Thủy… phía Đông Nam gần với phố cổ Hội An, Quảng Nam và đang được kỳ vọng sớm trở thành trung tâm phát triển du lịch, dịch vụ sôi động mới của Đà Nẵng

- Quận Ngũ Hành Sơn là một quận nội thành thuộc Thành phố Đà Nẵng và là quận đang có hướng phát triển, bứt phá mới, mạnh mẽ của thị trường bất động sản của thành phố Yêu cầu phát triển mới buộc Đà Nẵng phải mở rộng không gian đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ cho đinh hướng phát triển kinh tế chung của thành phố Đà Nẵng là “Dịch vụ du lịch, thương mại - công nghiệp - nông nghiệp” Cùng với dân số ngày càng tăng làm gia tăng nhu cầu về đất đai nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội

- Trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021 tình hình biến động hiện trạng sử dụng đất của quận chủ yếu là chuyển từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp là 157,74 ha và hiện nay đạt được là 3.521,95 ha chiếm 87,64% tổng diện tích; còn lại đất nông nghiệp chỉ có 299,09 chiếm 7,44% và đất chưa sử dụng chỉ còn 197,81 ha chiếm 4,92% Điều đó cho thấy sự chuyển đổi mục đích từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp là rất lớn nhằm phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

- Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thời gian qua tuân thủ các quy định chung của Nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác quản lý Nhà nước về đất đai Trong giai đoạn 2019 – 2021, toàn quận đã tiếp nhận tổng cộng 57.376 hồ sơ trong đó cấp GCN mới và cấp GCN dự án là và đã cấp được 3.222 hồ sơ và đã giải quyết được 2.651 hồ sơ; đây là kết quả tương đối cao so với các quận trong thành phố. Tuy nhiên, so với các thủ tục hành chính khác thì việc cấp GCN vẫn còn các trường hợp trễ hẹn và chưa giải quyết được do còn nhiều vướng mắt Do đó để hoàn thành công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn tiếp theo quận phải có những chính sách, chủ trương chỉ đạo đến từng phường tranh thủ sự giúp đỡ của Sở Tài nguyên và Môi trường để đẩy nhanh công tác này Khắc phục những khó khăn vướng mắc phấn đấu đến năm 2025 toàn quận sẽ cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận trên toàn địa bàn

- Đánh giá của người dân đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn qua 30 phiếu hỏi cho các cá nhân, tổ chức và có những kết quả như sau: Có 26/30 đánh giá tốt về công tác cấp GCN ở cơ quan là trung thực, tôn trọng, công khai, minh bạch về giá cả làm thủ tục và tần tình hướng dẫn cách làm thủ tục còn lại khoảng 4/30 số người đánh giá chưa tốt về công tác cấp GCN lý do bỏi thủ tục xử lý hồ sơ với họ còn phức tạp, chưa thỏa mãn về kết quả và thời gian xử lý cấp chưa đáp ứng kịp với nhu cầu của họ.

- Đánh giá của người dân đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn qua 20 phiếu hỏi cho các cán bộ và nhân viên có thẩm quyền cấp GCN và có những kết quả như sau: Có khoảng 27/30 phiếu đánh giá tốt về công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chức năng, nhiệm vụ; đồng thời công tác đưa ra các giải pháp cho các vấn đề cấp GCN vẫn đang tiếp tục và thực sự có hiệu quả Tuy nhiên có 3/20 phiếu chưa đồng ý về sự thuận tiện trong xử lý các hồ sơ còn tồn động vì bên cạnh có nhiều giải pháp đưa ra nhưng vẫn cồn nhiều trường hợp khác xung quanh xác nhận thửa đất.

- Từ đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ và đề tài đã đề xuất các giải pháp: hoàn thiện cơ sở vật chất, công nghệ; giải pháp về hoàn thiện đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đăng ký, cấp GCN; giải pháp hoàn thiện quy trình xử lý thủ tục trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.

Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đánh giá công tác đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Hải Châu, đề tài đã đề xuất một số kiến nghị sau:

- Tiếp tục nghiên cứu về công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong giai đoạn tiếp theo, xem đây là cơ sở quan trọng cho việc điều chỉnh các quy định, quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản, giảm bớt thời gian cho người dân, nhất là trong giai đoạn Nhà nước đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính như hiện nay.

- Cần nghiên cứu cụ thể hơn đối với từng vấn đề liên quan đến công tác đăng ký đất đai, công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Trong đó có thể nghiên cứu đối với từng nội dung sâu hơn đối với từng loại đất trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.

PHẦN 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trọng Huy (2020), Tháo gỡ vướng mắc trong giải quyết thủ tục đất đai, Báo Đà Nẵng, https://baodanang.vn/channel/5404/202009/thao-go-vuong- mac-trong-giai-quyet-thu-tuc-dat-dai-3710975/, truy cập ngày 18/01/2022

2 Đào Thị Thanh Lam (2016), Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất, đề tài Nghiên cứu, Viện

Nghiên cứu Quản lý đất đai.

3 Nguyễn Thu Huyền (2017), Đánh giá công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 – 2016, Khóa luận tốt nghiệp quản lý tài nguyên, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

4 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Hà nội.

5 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

6 Chính phủ (2014), Nghị định 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai, Hà Nội

7 Ban chấp hành trung ương (2019), Nghị quyêt số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triên thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

8 UBND Thành phố Đà Nẵng (2020), Quyết định số 4790/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài Nguyên và Môi trường về lĩnh vực đăng ký đất đai, thành phố Đà Nẵng

9 UBND quận Ngũ Hành Sơn (2021), Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2022 quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

10 UBND quận Ngũ Hành Sơn (2019), Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2020 quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

11 UBND thành phố Đà Nẵng (2020), Bản thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đà nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; niên giám thống kê: 2018 – 2019.

12 UBND quận Ngũ Hành Sơn (2021), Báo cáo uớc tình hình thực hiện kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022, thành phố Đà Nẵng

13 Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn (2019),

Báo cáo về tình hình thành lập và hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng

14 Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn (2019),

Báo cáo tình hình giải quyết thủ tục hành chính năm 2019, Thành phố Đà Nẵng

15 Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn (2020),

Báo cáo tình hình giải quyết thủ tục hành chính năm 2020, Thành phố Đà Nẵng

16 Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn (2021),

Báo cáo tình hình giải quyết thủ tục hành chính năm 2021, Thành phố Đà Nẵng

PHẦN 7 PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

CÔNG TÁC CẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN NGŨ HÀNH SƠN,

Kính chào quý anh/chị !

Tôi tên Nguyễn Hoàng Lâm, là sinh viên ngành Quản lý đất đai khóa 52, trường Đại học Nông Lâm Huế Hiện nay, tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng”. Để đáp ứng nhu cầu cấp Giấy chứng sử dụng đất trên địa bàn thành phố ngày càng tăng cùng với nâng cao công tác cấp quyền sử dụng đất ở cơ quan. Bên cạnh những mặt tích cực, việc quản lý cấp quyền sử dụng đất cũng đã bộc lộ ít nhiều hạn, phát sinh tranh chấp, khiếu nại, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của dân, tổ chức cũng như sự tăng trưởng của thị trường bất động sản

Vì vậy, những ý kiến đóng góp quý báu của anh/chị về vấn đề này là dữ liệu quan trọng cho sự thành công của nghiên cứu và việc ứng dụng kết quả vào trong thực tế Nếu anh/chị quan tâm đến kết quả của cuộc khảo sát, xin để lại email hoặc địa chỉ liên lạc ở cuối bảng câu hỏi, kết quả nghiên cứu sẽ được gửi đến anh/chị sau khi hoàn thành.

Rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của anh/chị Xin chân thành cảm ơn !

Nếu anh/chị có yêu cầu chỉ dẫn hay đóng góp ý kiến nào, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây : Điện thoại : 0911661953

PHẦN A THÔNG TIN CÁ NHÂN

Nhóm tuổi: 18-25 26-35 36-45 46-55 >55 tuổi Địa chỉ :

PHẦN B THÔNG TIN CHÍNH CẦN THẢO SÁT

Anh/chị đã từng đi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn chưa? (Nếu chưa thì anh chị không cần điền tiếp).

Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị bằng cách tích dấu (x) đối với các hỏi dưới đây vào ô tương ứng

Anh/chị có đồng ý về các biển báo, chỉ dẫn của nhân viên tới xử lí cấp quyền sử dụng đất có rõ ràng, dễ tìm, hiệu quả với anh chị

Anh chị có đồng ý về tính thuận tiện, hiệu quả khi tìm hiểu các thông tin và đăng ký làm thủ tục qua website trang tin điện tử dịch vụ công của cơ quan

(câu này nếu anh chị chưa biết tới hoặc không đăng ký trực tuyến thì có thể đánh vào ô bình thường)

3 Anh/chị có đồng ý về hiệu quả hệ thống điểm danh số thứ tự để lần lượt xử lý hồ sơ.

II THÁI ĐỘ ỨNG XỬ

Anh/chị có đồng ý về các cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực và dể hiểu.

Anh/chị có đồng ý về cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận tôn trọng, đối xử công bằng, quan tâm, giúp đỡ anh/chị khi làm thủ tục.

Anh/chị có đồng ý về năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, xử lý đã đáp ứng mong đợi với anh/chị

III SỰ MINH BẠCH THÔNG TIN VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN SỬ DỤNG ĐẤT

7 Anh/chị có đồng ý về nội dung quy trình làm thủ tục được niêm yết rõ ràng, công khai, dễ hiểu với anh/chị.

Anh/chị có đồng ý về các quy trình thực hiện thủ tục cấp quyền sử dụng đất đơn giản, thuận tiện.

Anh/chị có đồng ý về giá cả làm thủ tục rõ ràng, công khai, đúng giá với mong muốn anh/chị.

10 Anh/chị có đồng ý về thời gian chờ đợi làm thủ tục có đáp ứng mong đợi với anh/chị.

Anh/chị có đồng ý về kết quả xử lí cấp quyền sử dụng đất đã đáp ứng được nguyện vọng của anh/chị.

Anh/chị có đồng ý về chất lượng công tác cấp quyền sử dụng đất đã đáp ứng mong muốn của anh/chị.

Anh/chị có đồng ý về giá cả công tác cấp quyền sử dụng đất đã đáp ứng mong muốn của anh/chị.

Anh/chị có đồng ý về tốc độ xử lý hồ sơ công tác cấp quyền sử dụng đất của cơ quan là kịp thời, sớm hơn thời hạn đáp ứng nguyện của anh/chị.

Những thông tin cá nhân/hộ gia đình sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố thông tin tổng hợp của cuộc khảo sát để phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của gia đình anh/chị Đà Nẵng, Ngày……tháng……năm 2022 NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN NGƯỜI PHỎNG VẤN

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN NGŨ

HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Kính chào quý anh/chị !

Ngày đăng: 11/03/2024, 18:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w