Hiện nay hệ thống pháp luật về đăng ký, cấp giấy bất động sản ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên trong quá trình đăng ký, cấp giấy bất động sản thì còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế. Đặc biệt là quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
ĐẦU
Đặt vấn đề
Bất động sản là tài sản có giá trị lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân Nếu thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và ổn định thì sẽ tạo tiền đề thúc đẩy các thị trường khác phát triển Ngược lại sự bất ổn định trong thị trường bất động sản, mang tính bong bóng thì có thể dẫn đến sự sụp đổ của các thị trường có liên quan [1]. Đăng ký, cấp giấy cho bất động sản là cơ sở để minh bạch hóa các giao dịch, các quyền liên quan đến bất động sản, cung cấp các thông tin chính xác về bất động sản và giao dịch về bất động sản tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể thực hiện quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản có hiệu quả tạo niềm tin cho người dân Mặt khác việc đăng ký, cấp giấy cho bất động sản sẽ ngăn ngừa hạn chế tranh chấp và cung cấp chứng cứ để giải quyết các tranh chấp bất động sản [2] Vai trò của đăng ký sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chủ yếu là để Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu cho người có tài sản, đồng thời có đủ điều kiện để đăng ký bảo đảm khi có nhu cầu.
Vì những lý do trên việc đăng ký, cấp giấy bất động sản, đăng ký , cấp giấy sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho cá nhân, tổ chức thực hiện quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất một cách hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn pháp lý cho chủ thể tham gia các giao dịch về bất động sản
Hiện nay hệ thống pháp luật về đăng ký, cấp giấy bất động sản ngày càng được hoàn thiện Tuy nhiên trong quá trình đăng ký, cấp giấy bất động sản thì còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế Đặc biệt là quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ [3].
Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế mặc dù đã được các ngành, các cấp quan tâm nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập Việc tìm hiểu, đánh giá tình hình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất tại huyện Quảng Điền giúp UBND của Huyện có những biện pháp đẩy nhanh và tiến đến hoàn thiện công tác này theo chủ trương chung
1 của Đảng, Nhà nước ta [4]
Vì vậy, dựa vào những thực tiễn trên và được sự cho phép của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm - Đại Học Huế, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo TS Lê Ngọc Phương Quý, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020- 2022”.
Mục đích của đề tài
- Đánh giá được thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá được thực trạng công táccấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế.
Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững Luật Đất Đai, các chính sách, Nghị định, Thông tư, Quyết định cùng các văn bản khác có liên quan đến công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Các tài liệu, số liệu điều tra, thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực và đầy đủ.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu, tài liệu thu thập được một cách chính xác, khách quan
- Các đề nghị, kiến nghị phải mang tính thực tiễn và tính khả thi cao.
QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản:
2.1.1.1 Khái niệm đăng ký: Đăng ký, theo nghĩa hẹp của từ ngữ, là việc ghi chép một sự việc vào một quyển sổ nhằm chính thức hoá sự việc ấy trong mối quan hệ đối với toàn xã hội. Cũng theo nghĩa ấy mà việc đăng ký một quyền nói chung, đăng ký quyền đối với bất động sản nói riêng được ghi nhận, và chế định đăng ký được xây dựng trong luật của các nước [4] Điều kiện cần để một quyền chủ thể được tôn trọng và được bảo đảm thực thi bằng sức mạnh của công lực là nó phải được xã hội biết đến Các quyền có thể rất đa dạng về chủng loại, tính chất, giá trị, thứ tự ưu tiên…; bởi vậy, việc quyền được nhận dạng đầy đủ thông qua sự mô tả theo một bộ tiêu chí nào đó sẽ có tác dụng làm rõ thông tin về sự hiện hữu của quyền, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm thực hiện quyền trong quan hệ xã hội [4].
2.1.1.2 Khái niệm bất động sản:
Theo quy định tại Điều 107 của Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, bất động sản bao gồm:
- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
- Các tài sản khác do pháp luật quy định.
Như vậy, bất động sản trước hết là tài sản nhưng khác với các tài sản khác là nó không di dời được Theo cách hiểu này, bất động sản bao gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất [9].
2.1.1.3 Khái niệm khái niệm đăng ký bất động sản: Đăng ký bất động động sản là việc cơ quan có thẩm quyền ghi vào sổ đăng ký bất động sản hiện trạng của bất động sản và việc xác lập, thay đổi, hạn
3 chế hoặc chấm dứt quyền đối với bất động sản nhằm mục đích công nhận và bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đăng ký bất động sản [2].
2.1.1.4 Khái niệm nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất, như sau: “ Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” [7].
Như vậy, theo quy định của pháp luật, tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.1.1.5 Khái niệm đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Đăng ký quyền sở hữu nhà ở là việc cá nhân, tổ chức sau khi hoàn thành, tạo lập nhà ở hợp pháp thì đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Thuật ngữ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thực chất là việc ghi vào hồ sơ địa chính về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với một thửa đất xác định và cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với thửa đất đó nhằm chính thức xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Đất đai thường có các tài sản gắn liền như nhà, công trình xây dựng, cây lâu năm,… mà các tài sản này chỉ có giá trị nếu gắn liền với một thửa đất tại vị trí nhất định.
Theo Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “ Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” [7].
Nhà ở là tài sản gắn liền với đất đai, hơn thế nữa nhà ở đặc biệt quan trọng, quý giá đối với mỗi con người, mỗi gia đình cũng như toàn xã hội.
Nhà ở lại là tài sản có giá trị lớn do con người tạo lập nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, vì vậy nảy sinh và tồn tại quyền sở hữu về nhà ở Theo Điều 181
Luật Dân sự Việt Nam nhà ở là một bất động sản không thể di dời và quyền sở hữu nhà ở cũng như quyền sở hữu các tài sản khác bao gồm quyền chiếm đoạt (quản lý nhà ở), quyền sử dụng (lợi dụng các tính năng của nhà ở để phục mục đích kinh tế - đời sống), và quyền định đoạt (quyết định số phận pháp lý của nhà ở như bán, cho thuê, cho mượn, để thừa kế, phá đi,…) Chủ sở hữu nhà ở là người có đầy đủ các quyền đó Tuy nhiên quyền sở hữu nhà ở cũng có thể tách rời như đối với đất, nghĩa là chủ sở hữu có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng nhà ở và quyền chiếm hữu nhà ở của mình cho người khác trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đó là khi chủ sở hữu cho thuê nhà, cho mượn nhà Việc quy định phân chia quyền hạn giữa chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà không tuân theo một quy tắc cứng nhắc mà tuân theo sự thỏa thuận giữa hai bên.
Trên thế giới đã và đang tồn tại rất nhiều hình thức sở hữu nhà ở khác nhau như nhà ở sở hữu tư nhân, nhà ở sở hữu nhà nước, nhà ở sở hữu của các tổ chức Ở Việt Nam ta nếu như đối với đất đai được quy định có duy nhất hình thái sở hữu toàn dân, thì với nhà ở pháp luật Việt Nam công nhận đa dạng hóa các hình thái sở hữu nhà ở.
Tại Việt Nam có ba hình thức sở hữu nhà ở sau:
- Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm:
+ Nhà ở được tạo lập bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn ngân sách Nhà nước.
+ Nhà ở có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển thành sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có một phần tiền góp của cá nhân tập thể theo thỏa thuận hoặc theo hợp đồng mua nhà trả góp nhưng chưa trả hết tiền.
- Đối với loại nhà này Nhà nước là chủ sở hữu, Nhà nước có thể sử dụng trực tiếp nhà hoặc cho các đối tượng khác thuê nhà để sử dụng.
- Nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, gồm:
+ Nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn do các tổ chức này huy động.
+ Nhà ở được các tổ chức cá nhân biếu tặng hợp pháp.
Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất một số nước trên thế giới: Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của bất kỳ quốc gia nào Vì vậy các nước trên thế giới đều quản lý nguồn tài nguyên hết sức chặt chẽ, tùy theo điều kiện cụ thể mỗi quốc gia có một cách quản lý đất đai riêng.
- Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý Đến nay, họ đã hoàn thành việc GCN Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất Công tác cấp GCN tại Mỹ sớm hoàn thiện, đó cũng là
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định [10]
- Tại Thái Lan: Thái Lan đã tiến hành cấp GCN và GCN ở Thái Lan được chia thành 3 loại:
+ Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ.
+ Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng, cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh.
+ Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ gì thì được cấp GCN là bìa vàng
Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ xanh, nếu xác minh mảnh đất được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏ cho trường hợp đó Và trường hợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét đưa ra các quyết định xử lý cho phù hợp và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ [10].
Luật Đăng ký bất động sản Nhật Bản quy định về đăng ký BĐS bao gồm đăng ký hiện trạng của BĐS như loại bất động sản, diện tích, vị trí, mục đích sử dụng Ngoài ra, luật còn quy định đăng ký các vật quyền về bất động và việc thay đổi các quyền đó Điều 1 quy định: “Việc xác định hiện trạng của bất động sản hay xác lập, bảo lưu, chuyển giao, thay đổi, hạn chế quyền định đoạt hoặc chấm dứt một trong các quyền liên quan đến bất động sản sau đây đều được đăng ký: quyền sở hữu, quyền sử dụng bề mặt, quyền thuê đất dài hạn để chăn nuôi, canh tác, quyền địa dịch, quyền ưu tiên, quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền thuê bất động sản, quyền khai thác đá”.
Thông qua việc đăng ký thực trạng về bất động sản nhằm xác định bất động sản đó đã được hình thành hợp pháp, các thông tin về chất lượng, thời hạn sử dụng, cấu trúc công trình xây dựng sẽ được cung cấp cho người quan tâm Mặt khác, thông qua đăng ký BĐS, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý việc khai thác sử dụng BĐS có hiệu quả, quản lý việc phá dỡ, cải tạo BĐS phù hợp với quy hoạch và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia [2].
Khi bất động sản là đối tượng của thị trường BĐS, thì đăng ký các quyền của chủ sở hữu, của người chiếm hữu hợp pháp và của chủ thể thứ ba đối với BĐS có tầm quan trọng trong giao lưu dân sự, thương mại Đảm bảo cho các vật quyền và quyền liên quan đến bất động sản được thực hiện đúng pháp luật, hạn chế tối đa tranh chấp về bất động sản [2] Để kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin về BĐS được chính xác thuận lợi, Luật Đăng ký bất động sản của Nhật
Bản quy định về việc ghi nhận hiện trạng của bất động sản khi thực hiện đăng ký như sau:
- Mỗi tờ đăng ký trong sổ đăng ký được chia thành phần thuyết minh, hai phần được đánh dấu A và B, mỗi phần có một cột ghi dữ kiện và một cột ghi số thứ tự Luật quy định rằng, nếu các phần A và B không được ghi gì thì coi như phần đó là không cần thiết.
- Phần thuyết minh ghi các nội dung liên quan đến hiện trạng của đất đai hoặc của khu nhà có liên quan (Điều 16)
Thông qua phương thức ghi trong sổ như quy định tại Điều 16, sẽ xác định theo dõi được BĐS sản là loại tài sản nào, chất lượng của các loại tài sản đó
Như vậy, Luật Đăng ký bất động sản của Nhật Bản quy định là phải đăng ký hiện trạng bất động sản và đăng ký các vật quyền, quyền liên quan đến bất động sản đều được đăng ký Việc đăng ký BĐS có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba, vì vậy khi thực hiện các giao dịch về bất động sản, các chủ thể liên quan cần phải biết các thông tin chính xác về bất động sản đó, nhằm thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, tránh tranh chấp xảy ra sẽ bất lợi cho bản thân Mặt khác, thông qua việc đăng ký BĐS, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quản lý được việc xây dựng, cải tạo phá dỡ BĐS, sử dụng bất động sản đúng mục đích hay không, từ đó đề ra các chính sách phát triển và bảo tồn BĐS phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước [10].
2.2.2 Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Việt Nam:
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau: Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn đạt 51,7 %;. Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn
29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang,Ninh Thuận và Hải Dương [7].
Cơ sở pháp lý
2.3.1 Các văn bản quy định chung:
- Luật Đất đai ngày 29/11/2013 của Quốc hội.
- Luật xây dựng ngày 18/6/2014 Quốc hội.
- Luật Nhà ở ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
- Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25/11/2014 của Quốc hội.
Các Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Nghị định 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định về Lệ phí trước bạ.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13.
- Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành luật đất đai.
- Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí trước bạ; có hiệu lực ngày 5/10/201.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/1/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ.
2.3.2 Các văn bản cụ thể về cấp Giấy quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại tỉnh TT Huế và huyện Quảng Điền:
Quyết định 33/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014, Về việc Ban hành quy định hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất đang có nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quyết định 41/2017/QĐ-UBND ngày 25/5/2017, Về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quyết định 14/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019, Về việc Ban hành mức giá dịch vụ đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quyết định 49/2021/QĐ-UBND ngày 25/8/2021, Về việc Ban hành quy định về tách thửa đối với đất ở và đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quyết định 10/2022/QĐ-UBND ngày 23/2/2022, Về việc Ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các cán bộ chuyên môn và người dân thực hiện đăng ký sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về thời gian:
- Thời gian thực hiện từ tháng 1/2023 đến tháng 4/2023.
- Số liệu, tài liệu thu thập trong giai đoạn 2020-2022.
3.2.2 Phạm vi về không gian:
- Nghiên cứu trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:
3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền Thu thập những thông tin liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền.
- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên Internet,…
- Các tài liệu đã được công bố về tình hình kinh tế xã hội, các ngành sản xuất… Các số liệu được thu thập từ UBND huyện Quảng Điền, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường Trên cơ sở số liệu đó, tiến hành tổng hợp, đánh giá các thông tin cần thiết để thuyết phục cho công tác nghiên cứu.
- Từ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền về các số liệu liên quan đến kết quả hoạt động của chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền.
3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: a Phỏng vấn người dân:
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn Nội dung thông tin được thu thập bao gồm: Tên đối tượng đăng ký tài sản trên đất, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (trình tự thủ tục hồ sơ đăng ký, số lần đến cơ quan để đăng ký, thời gian hoàn thành thủ tục, việc công khai quy trình, biểu mẫu và thủ tục, nguồn thông tin về thủ tục, hạn chế, đóng góp ý kiến để cải thiện khi thực hiện thủ tục đăng ký…) Việc xác định kích thước mẫu nghiên cứu trong trường hợp không biết quy mô tổng thể được tính theo công thức sau: n= Z
- n: kích thước mẫu cần xác định.
- Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Thông thường, độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z = 1,96.
- p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công Với p = 0,5 để tích số p(1-p) là lớn nhất, điều này đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng.
- e: sai số cho phép Với sai số cho phép là ±0,1 (10%).
Theo đó sau khi thay số vào công thức (1) sẽ tính được số mẫu cần phỏng vấn như sau: n = 1.96
Như vậy, số phiếu cần phỏng vấn theo công thức là 96 phiếu Tuy nhiên, để tăng độ chính xác cũng như tránh các trường hợp người được phỏng vấn không trả lời hoặc hiểu sai nội dung câu hỏi, nghiên cứu sẽ tiến hành phát ra và thu về tổng cộng 100 phiếu Qua đó nắm được mức độ tiếp cận, khả năng tiếp cận và những khó khăn của người dân khi thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Từ đó ghi nhận những ý kiến đóng góp của người dân về quy trình thực hiện thủ tục đăng ký tài sản gắn liền với đất Số phiếu trên được tập trung phỏng vấn tại 4 xã trung tâm: Quảng Vinh, Quảng Lợi, Quảng Phú và Thị Trấn Sịa 4 xã phỏng vấn tập trung thì mỗi xã 20 phiếu, còn lại 20 chia đều cho các xã còn lại b Phỏng vấn sâu cán bộ:
Nghiên cứu tiến hành khảo sát 7 cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách và thụ lý hồ sơ gồm: 1 cán bộ địa chính xã Quảng Vinh, 1 cán bộ địa chính xã Quảng Phú, 1 cán bộ địa chính xã Quảng Lợi, 1 cán bộ địa chính Thị Trấn Sịa và 3 cán bộ tại Chi nhánh Văn Phòng Đăng Ký Đất Đai huyện Quảng Điền gồm có: Phó Giám Đốc Chi nhánh Văn phòng và 2 chuyên viên Chi nhánh Văn Phòng.
Phỏng vấn các nội dung bao gồm: những nội dung thông tin về thủ tục cấp giấy quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thực trạng cấp giấy, ưu điểm, hạn chế, vướng mắc trong quá trình cấp giấy; Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất hiện nay tại huyện Quảng Điền, đề xuất những biện pháp nâng cao tỷ lệ cấp giấy bổ sung tài sản tại huyện Quảng Điền.
Bảng 3.1 Đối tượng và số lượng phỏng vấn trong nghiên cứu.
STT Đối tượng phỏng vấn Số lượng phỏng vấn
3 Cán bộ chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Quảng Điền 3
3.4.1.3 Phương pháp phân tích tổng hợp:
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét tìm ra những tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác cấp giấy sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền.
3.4.1.4 Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, chọn lọc, phân tích ra các kết luận, đánh giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Huế
- Phía tây giáp huyện Phong Điền
- Phía nam giáp thị xã Hương Trà
- Phía bắc giáp huyện Phong Điền và Biển Đông.
Tổng diện tích: 163,0 km2 (theo số liệu thống kê cuối năm 2022) [11].
Hình 4.1 Bản đồ hành chính Quảng Điền.
(Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền)
Sông Bồ là ranh giới tự nhiên phía nam giữa huyện Quảng Điền với thị xã Hương Trà Ngoài ra, huyện còn có phần lớn diện tích của phá Tam Giang nằm trên địa bàn Hầu hết các xã, thị trấn của huyện đều nằm ven phá Tam Giang, trong
23 đó hai xã Quảng Công và Quảng Ngạn nằm ven biển ở phía bắc của phá [11].
Quảng Điền nằm ở hạ lưu sông Bồ, có đất đai màu mỡ, là vùng trọng điểm lúa của tỉnh Với bờ biển dài 9km và vùng đầm phá rộng lớn với diện tích mặt nước 2.357 ha, Quảng Điền có tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản [11].
Phần lớn diện tích huyện Quảng Điền thuộc địa bàn thấp trũng, địa hình được chia thành 3 vùng chính sau:
Vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ: Gồm thị trấn Sịa và các xã: Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ Có diện tích tự nhiên khoảng 8.850 ha, chiếm 54,2% tổng diện tích toàn huyện Đây là vùng trọng điểm lúa của huyện và tỉnh Tuy nhiên, đây cũng là vùng có địa hình thấp trũng, độ cao bình quân từ (-0,5) đến (+1,0) mét Đặc biệt các xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, thị trấn Sịa có nơi thấp đến (-1,5) mét Đây là một trong những cản trở không nhỏ đến việc tổ chức sản xuất và sinh sống của dân cư trong vùng [11].
Vùng cát nội đồng: Chủ yếu gồm hai xã Quảng Thái, Quảng Lợi; có diện tích tự nhiên là 5.092 ha, chiếm khoảng 31,2% diện tích toàn huyện Phần lớn diện tích của vùng là đồi cát với độ cao từ 4-10 mét so với mực nước biển Đây là vùng hiện còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống, nhưng cũng là vùng còn nhiều tiềm năng chưa khai thác [11]
Vùng ven biển - đầm phá: Gồm hai xã ven biển Quảng Công và QuảngNgạn, với tổng diện tích tự nhiên 2.362 ha, chiếm 14,6% diện tích toàn huyện.Đây là vùng nằm tương đối tách biệt với trung tâm huyện lỵ bởi phá Tam Giang,địa hình chủ yếu là đồi cát trắng với độ cao bình quân (+10 m) so với mực nước biển; là dải đồng bằng hẹp, bề ngang bình quân 450 m) Đây là vùng có tiềm năng lớn về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của huyện [11].
Hình 4.2 Bản đồ địa hình huyện Quảng Điền.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Điền)
Quảng Điền là huyện ven biển và đầm phá, nằm gần kề thành phố Huế, có nhiều cảnh quan đẹp, có các di tích lịch sử - văn hóa giá trị, có các làng nghề truyền thống là những tiềm năng đa dạng có thể khai thác phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng [11].
Với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu – thời tiết và thủy văn nêu trên của huyện Quảng Điền, rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cho nông nghiệp.
Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình vừa có duyên hải, vừa có cao nguyên, khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có
+ Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên không khí khô nóng, oi bức.
+ Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau Tháng 9, 10 thường kéo dài lũ lụt Tháng 11 mưa dai dẳng.
Lượng mưa bình quân nhiều năm: 3.000 mm.
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm: 980 mm.
Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 25oC.
Hướng gió thịnh hành mùa đông: Đông Bắc.
Hướng gió thịnh hành mùa hè: Tây Nam.
Tốc độ gió cực đại trong các cơn lũ: 38 – 40 m/s.
- Nhiệt độ: Về mùa nóng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng; về mùa lạnh do ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 25,60C.
- Nhiệt độ trung bình năm cao nhất: 26,40C.
- Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất: 24,80C.
- Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,80C.
- Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 110C.
- Độ ẩm, bốc hơi: Lượng bốc hơi trong năm trung bình là 980 mm, trong đó thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 8 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa khiến cây trồng dễ bị khô hạn vào đầu vụ hè thu Ngược lại cuối vụ hè thu trở nên bấp bênh, kém ổn định do hệ thống thuỷ lợi chưa được đảm bảo [11] Độ ẩm không khí bình quân cả năm 83%, thời kỳ độ ẩm cao từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (85-88%) Đây là thời kỳ có độ ẩm thuận lợi nhất cho canh tác, do vậy trong thời kỳ này (vụ Đông Xuân) khả năng thâm canh tương đối đảm bảo cho năng suất cao, ổn định và hầu như không bị ảnh hưởng của các yếu tố khô hạn và mưa bão [11].
- Nắng: Số giờ nắng trung bình hàng năm: 1.893,6 giờ Từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình từ 28-290C Chiếm khoảng 22% Lượng nắng cả năm, các tháng khô hạn nhất là tháng 5,6,7 Mùa này thường nắng nóng, hạn hán và có gió Tây Nam (gió Lào) hoạt động mạnh, về mùa này hay bị nước mặn xâm nhập [11]
Tháng có giờ nắng nhiều nhất trong năm là tháng 7 (258,3h giờ) và tháng 5 (248,8 giờ) Tháng có ít giờ nắng nhất trong năm là tháng 4 (77,5 giờ) và tháng
9 (75 giờ) Giai đoạn nắng cao nhất là tháng 4 đến tháng 9 [11]
- Mưa: mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Nhiệt độ trung bình 20-210C, mùa này thường có lượng mưa lớn tập trung nên dễ gây ngập lụt trên diện rộng và kèm theo gió bão, chiếm 78% lượng mưa cả năm Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và 11, với lượng mưa trung bình là 580 – 796 mm/ tháng[11].
- Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: Gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió bình quân từ 2 - 3m/s có khi lên tới 7 - 8m/s, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô kéo dài Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 4 - 6m/s, gió kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng Trong các trường hợp chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lốc, tố, dông và gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió lớn có thể đạt trên 15 - 20m/s trong gió mùa Đông Bắc, 30 - 40m/s trong bão, lốc [11].
- Bão: Xuất hiện với tần suất 4-5 cơn bão/năm và thường kèm theo các đợt mưa lớn từ tháng 9 đến tháng 10 gây ra lũ lụt, đặc biệt hàng năm xuất hiện lũ tiểu mãn trong khoảng tháng 5, tháng 6, cơn lụt này tuy không lớn nhưng gây thiệt hại đáng kể vì rơi trúng vào mùa vụ của người nông dân [11]. Điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt ở Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng có tần suất xuất hiện khá cao của hầu hết các loại thiên tai có ở Việt Nam, điều này gây bất lợi cho đời sống, sản xuất và cơ sở hạ tầng, đặc biệt hiện nay với sự gia tăng các diễn biến thiên nhiên do biến đổi khí hậu trên toàn cầu Những năm gần đây, bão bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, thay vì trước đây mùa bão thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào tháng 11 thì nay vào tháng 7, 8 đã bắt đầu có bão và kết thúc vào tháng 12. Tháng cao điểm của mùa bão thay vì vào tháng 10 thì bây giờ kéo sang cả tháng
11 và có những năm không tuân theo quy luật nào cả, trước đây số lượng cơn bão ít hơn và cường độ nhỏ hơn, nay có nhiều cơn bão hơn và cường độ lớn hơn, diện ảnh hưởng rộng hơn Thời gian bắt đầu của lụt trước đây là 9 và kết thúc vào tháng 11 nhưng nay thường bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 12, đôi khi thất thường do phụ thuộc vào việc xả nước của thủy điện, trong khi đó lụt tiểu mãn vẫn bắt đầu xuất hiện vào tháng 5 Tháng cao điểm của lụt vẫn là tháng 10 và tháng 11 Xu hướng chung của lụt là mùa lụt xảy ra muộn hơn, ngày càng giảm về cường độ, thời gian giữa các trận lụt ngắn lại Theo nhận định chung của người dân thì những thay đổi này có phần là do có sự can thiệp của thủy điện ở thượng nguồn đã làm cho mực nước lũ giảm, ngăn những cơn lũ nhỏ, lũ sớm và lũ tiểu mãn Hạn hán có những thay đổi đáng kể về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, đặc điểm và xu hướng Riêng tháng cao điểm thì không thay đổi Thông thường hạn hán thường đi kèm với nắng nóng và nhiễm mặn ở một số nơi Thời gian bắt đầu của mùa hạn xảy ra sớm hơn và kết thúc muộn, trước đây thường bắt đầu vào tháng 6, kết thúc vào tháng 8 thì nay hạn hán bắt đầu vào tháng 5, có nơi bắt đầu vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 9 Rét có
Hiện trạng và biến động sử dụng đất tại huyện Quảng Điền
4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Quảng Điền năm 2022:
Theo số liệu thống kê năm 2022, huyện Quảng Điền với tổng diện tích đất tự nhiên là 16.288,72 ha Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 8.143,11 ha, chiếm 49,99% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 7.807,54 ha, chiếm 47,93% tổng diện tích tự nhiên và đất chưa sử dụng 338,08 ha, chiếm 2,08% tổng diện tích tự nhiên [12]. a.Đất nông nghiệp
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền 2022
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5.509,89 33,83
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.414,71 33,24
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 927,70 5,70
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 95,18 0,58
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 971,15 5,96
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 217,56 1,34
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - -
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 926,73 5,69
( Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai huyện Quảng Điền 2022 )
Theo bảng 4.3 đất nông nghiệp có 8.143,11 ha, chiếm 49,99% diện tích tự nhiên trong đó:
- Đất trồng lúa: Có 4.487,01 ha, chiếm 27,55% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó, đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng: 3.742,74 ha; đất thuộc tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng: 160,14 ha; đất thuộc cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 549,83 ha
- Đất trồng cây hàng năm khác: Có 927,70 ha, chiếm 5,70% diện tích đất tự nhiên Trong đó, đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng: 624,77 ha; đất thuộc tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng: 59,91 ha; đất thuộc cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 242,58 ha.
- Đất trồng cây lâu năm: Có 95,18 ha, chiếm 0,58% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó, đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng: 51,25 ha; đất thuộc tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng: 0,19 ha; đất thuộc cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 43,74 ha.
- Đất rừng sản xuất: Có 971,15 ha, chiếm 5,96% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó, đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng: 330,89 ha; đất thuộc cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 640,27 ha.
- Đất rừng phòng hộ: Có 217,56 ha, chiếm 1,34% diện tích đất tự nhiên, đất thuộc cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Có 926,73 ha, chiếm 5,69% diện tích đất tự nhiên Trong đó đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng: 749,84 ha; đất thuộc tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng: 2,0 ha; đất thuộc cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 174,89 ha.
- Đất nông nghiệp khác: có 517,76 ha, chiếm 3,18% diện tích đất tự nhiên Trong đó đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng:437,75 ha; đất thuộc tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng: 71,25 ha; đất thuộc cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 8,76 ha. b Đất phi nông nghiệp
Bảng 4.4 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2022
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ
1 Đất phi nông nghiệp PNN 7.807,54 47,93
1.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.218,94 7,48
1.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 135,91 0,83
1.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 12,24 0,08
1.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 97,84 0,60
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 172,36 1,06
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.382,78 8,49
1.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 16,26 0,10
1.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 122,31 0,75
1.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 1.378,88 8,47 1.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 376,84 2,31 1.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2.879,70 17,68
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích
1.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,49 0,00
( Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai huyện Quảng Điền 2022)
Nhóm đất phi nông nghiệp: Có 7.807,54 ha, chiếm 47,93% diện tích tự nhiên Trong đó:
- Đất ở tại nông thôn: Có 1.218,94 ha, chiếm 7,48% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng: 1.218,94 ha.
- Đất ở tại đô thị: Có 135,91 ha, chiếm 0,83% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng: 135,91 ha.
- Đất chuyên dùng: có 1.678,21 ha, chiếm 10,30% diện tích tự nhiên Trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Có 12,24 ha, chiếm 0,08% diện tích đất tự nhiên, đất thuộc cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng.
- Đất quốc phòng: Có 8,15 ha, chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên, đất thuộc cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng.
- Đất an ninh: Có 4,84 ha, đất thuộc cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng.
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp: Có 97,84 ha, chiếm 0,6% diện tích đất tự nhiên Trong đó đất thuộc cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 27,30 ha; tổ chức sự nghiệp công lập (TSN) sử dụng: 58,21 ha; đất thuộc tổ chức khác (TKH): 0,09 ha; đất thuộc UBND cấp xã (UBQ) quản lý: 4,32 ha; đất thuộc cộng đồng dân cư và tổ chức khác (TKQ) quản lý: 7,92 ha.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: Có 172,36 ha, chiếm 1,06% diện tích đất tự nhiên Trong đó đất thuộc hộ gia đình, cá nhân trong nước (GDC) sử dụng: 0,64 ha; đất thuộc tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng: 171,29 ha; đất thuộc cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 0,44 ha.
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng: Có 1.382,78 ha, chiếm 8,49% diện tích đất tự nhiên Trong đó đất thuộc tổ chức kinh tế (TKT) sử dụng: 5,03 ha; đất thuộc cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 16,32 ha; đất thuộc cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo (CDS) sử dụng: 2,25 ha; đất thuộc UBND cấp xã (UBQ) quản lý: 1058,29 ha; đất thuộc cộng đồng dân cư và tổ chức khác (TKQ) quản lý: 300,89 ha
- Đất cơ sở tôn giáo: Có 16,26 ha, chiếm 0,10% diện tích đất tự nhiên, đất thuộc cộng đồng dân cư và Cơ sở tôn giáo (CDS) sử dụng.
- Đất cơ sở tín ngưỡng: Có 122,31 ha, chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên, đất thuộc cộng đồng dân cư và Cơ sở tôn giáo (CDS) sử dụng.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: có 1.378,88 ha, chiếm 8,47% diện tích đất tự nhiên Trong đó đất thuộc cơ quan đơn vị của Nhà nước (TCN) sử dụng: 1378,88 ha.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Có 376,84 ha, chiếm 2,31% diện tích đất tự nhiên; đất thuộc cộng đồng dân cư và tổ chức khác (TKQ) quản lý.
- Đất có mặt nước chuyên dùng: Có 2.879,70 ha, chiếm 17,68% diện tích đất tự nhiên; đất thuộc UBND cấp xã (UBQ) quản lý: 189,92 ha; đất thuộc cộng đồng dân cư và tổ chức khác (TKQ) quản lý: 2689,78 ha
- Đất phi nông nghiệp khác: Có 0,49 ha; đất thuộc tổ chức kinh tế sử dụng c Đất chưa sử dụng:
Có 338,08 ha, chiếm 2,08% diện tích đất tự nhiên; đất thuộc UBND cấp xã (UBQ) quản lý: 331,04 ha; đất thuộc tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ) quản lý: 7,04 ha.
Bảng 4.5 Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng năm 2022
STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Đất chưa sử dụng CSD 338,08 2,08
2 Đất bằng chưa sử dụng BCS 338,08 2,08
( Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai huyện Quảng Điền 2022) 4.2.2 Biến động sử dụng đất tại huyện Quảng Điền:
Theo số liệu thống kê năm 2022 tổng diện tích tự nhiên là 16.288,72 ha, giảm 0,01 ha so với năm 2020 (do sai số phần mềm tính toán) a Nhóm đất nông nghiệp
Bảng 4.6 Biến động sử dụng đất nông nghiệp năm 2022
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2022
1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 8139,83 8146,24 -6,41
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5506,65 5513,02 -6,37
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5411,51 5417,82 -6,31
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 95,14 95,2 -0,06
1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 971,15 971,16 -0,01
1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 217,56 217,56 -
1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - -
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 926,7 926,74 -0,04
1.5 Đất nông nghiệp khác NK
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai năm 2022)
Diện tích đất nông nghiệp năm 2022 giảm 6,41 ha so với năm 2022.
-Đất trồng lúa: Diện tích năm 2022 là 4.484,34 ha, giảm 4,5 ha so với năm
2020 Diện tích đất trồng đó được chuyển mục đích sử dụng đất sang cho đất có mục đích công cộng là 2,57 ha, chuyển sang đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối là
0,54 ha, chuyển sang đất ở tại nông thôn là 0,14 ha, chuyển cho đất xây dựng trụ sở cơ quan là 0,13 ha và diện tích còn lại chuyển sang đất chưa sử dụng 1,12 ha.
- Đất trồng cây hàng năm khác : Diện tích năm 2022 là 927,18 ha, giảm
1,81 ha so với năm 2020 Diện tích giảm đó được chuyển sang cho đất có mục đích công cộng 0,72 ha, chuyển sang đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 0,22 ha, chuyển sang đất chưa sử dụng 0,35 ha chuyển sang đất ở nông thôn 0,29 ha và giảm cho các mục đích khác 0,16 ha.
- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích năm 2022 là 95,14 ha, giảm 0,06 ha so với năm 2020 Diện tích giảm do chuyển sang đất ở tại nông thôn 0,04 ha còn lại 0,02 được chuyển sang đất mục đích công cộng.
- Đất rừng sản xuất: Diện tích năm 2022 là 971,15 ha, giảm 0,01 ha so với năm 2020 Diện tích giảm do chuyển sang đất có mục đích công cộng.
- Đất rừng phòng hộ: Diện tích năm 2022 là 217,56 ha, ổn định diện tích so với năm 2020.
- Đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích năm 2022 là 926,70 ha, giảm 0,04 ha so với ê năm 2020 diện tích giảm là do chuyển sang đất có mục đích công cộng.
- Đất nông nghiệp khác: Diện tích năm 2022 là 517,76 ha, ổn định diện tích so với năm 2020. b Nhóm đất phi nông nghiệp
Bảng 4.7 Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2022
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2022
1 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 7812,89 7797,04 15,85
1.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1220,19 1218,13 2,06
1.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 135,91 133,39 2,52
STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2022
1.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 12,24 12,08 0,16
1.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 97,84 97,92 -0,08
1.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 172,36 172,36 -
1.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 1388,62 1380,54 8,08
1.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 16,26 16,26 -
1.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 122,3 122,35 -0,05
1.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 1378,87 1378,96 -0,09
1.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 375,16 376,1 -0,94
1.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2879,64 2879,96 -0,32
1.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,49 0,49 -
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai năm 2022)
Diện tích năm 2022 là 7.812,89 ha, tăng 15,85 ha so với năm 2020.
Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2022
4.3.1 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020- 2022:
- Số lượng, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp trên địa bàn huyện Quảng Điền trong 3 năm 2020, 2021,2022:
Bảng 4.9 Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền giai đoạn 2020-2022 2
Năm Số lượng đã cấp (giấy) Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền)
Bảng 4.9 cho thấy, số lượng Giấy chứng nhận đã cấp vào năm 2020, 2021 gần bằng nhau lần lượt là 1.163 và 1.791 Trong đó, năm 2022 có số lượt cấp Giấy chứng nhận cao hơn hai năm còn lại là 3.138 Năm 2020, 2021 cho thấy sự sụt giảm của Giấy chứng nhận được cấp năm 2020 là 1.163 giảm 1.975 so với năm 2022, năm 2021 số Giấy chứng đã cấp 1.791 giảm 1.347 so với năm 2022. Trên thực tế, sự giảm sút cấp Giấy chứng nhận vào năm 2020, 2021 do sự siết chặt việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định ban hành, đặc biệt UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có Công văn chỉ đạo các sở ngành, địa phương về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh, nhất là việc chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng tài sản dự án, làn sóng doanh nghiệp bất động sản nước ngoài Vì vậy, Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh huyện Quảng Điền phải hạn chế, rà soát, siết chặt khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạo nên sự sụt giảm số lượng Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp so với năm 2022 Ngoài ra trong hai năm này cũng là hai năm mà cả huyện nói riêng và cả nước nói chung đang trong cao điểm của đại dịch Covid, cả nước phải giãn cách xã hội nên phải dừng và hạn chế các hoạt động, nên công tác cấp giấy chứng nhận phải dừng lại và bị trì hoãn, những người có nhu cầu cấp, giấy, đăng ký bổ sung tài sản trên đất không thể đăng ký Năm 2022 tình hình dịch bệnh đã ổn định nên lượng hồ sơ và nhu cầu cấu cấp đổi giấy chứng nhận của người dân đều dồn về trong năm này do đó lượng hồ sơ và giấy chứng nhận được cấp tăng lên.
Trong số giấy chứng nhận đã cấp, thì đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã có quy định từ khoản 1, điều 104, luật đất đai năm
2013 nhưng đối với người dân thì vẫn chưa nắm rõ hoặc không biết về đăng ký bổ sung tài sản trên đất này Các loại tài sản thường được yêu cầu bổ sung là nhà ở, các công trình xây dựng khác nhau như nhà kho, nhà xe, rừng trồng, cây lâu năm,…
Tổng số GCNQSDD đã cấp Số GCNQSDD cấp lần đầu
Số GCNQSDD bổ sung tài sản gắn liền với đất
Hình 4.3 Biểu đồ kết quả Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền đã cấp qua các năm.
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền)
Từ hình 4.3 có thể nhìn thấy số lượng đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền là tương đối cao chiếm 64,79% trong ba năm, sự chênh lệch tổng số lượng đã cấp Giấy chứng nhận cấp lần đầu và Giấy chứng nhận có bổ sung tài sản gắn liền với đất ở các năm có sự chênh lệch nhưng sự chênh lệch dễ thấy nhất là ở 2 năm 2021, 2022 Cụ thể được thể hiện tại bảng 4.7.
Bảng 4.10 Kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền giai đoạn 2020-2022.
Năm Số Giấy đã cấp
GCNQSDĐ cấp đổi bổ sung nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Số Giấy đã cấp Tỷ lệ (%) Số Giấy đã cấp Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền) Đến thời điểm 31/12/2021, trên địa bàn huyện Quảng Điền đã cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho 6.092 trường hợp trong ba năm 2020, 2021, 2022 Số lượng đăng ký bổ sung tài sản vào Giấy chứng nhận đã cấp trong hai năm 2020, 2021 không chênh lệch nhiều chiếm 12,37% và 19% tổng số lượng ba năm Số lượng đăng ký bổ sung tài sản vào Giấy chứng nhận đã cấp trong năm 2022 là cao nhất 31.138 chiếm 33,38% số lượng đăng kí trong ba năm, trung bình mỗi năm thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền cấp đổi 2.031 Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Mặt khác, khi so sánh với tổng số Giấy chứng nhận cấp lần đầu thì tỷ lệ cấp đổi bổ sung Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền đạt 64,79% trên tổng số Giấy chứng nhận đã cấp trong ba năm Mặc dù năm 2021 là năm mưa lũ kéo dài, đồng thời do ảnh hưởng của dịch Covid -19 diễn ra trên địa bàn toàn huyện trong năm 2021 nhưng tổng số Giấy chứng nhận cấp đổi bổ sung nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp tăng lên khá cao tăng 53.99% so với năm 2020.
Qua khảo sát tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền cho thấy, số lượng hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cấp trễ hẹn có sự chênh lệch với lượng hồ sơ được cấp Giấy đúng hẹn.
Bảng 4.11 Số lượng hồ sơ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Quảng Điền được cấp đúng hẹn và trễ hẹn trong giai đoạn 2020-2022.
Năm Số giấy đã cấp
Số lượng đúng hẹn Số lượng trễ hẹn
Số giấy Tỷ lệ (%) Số giấy Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền)
Bảng 4.11 cho thấy, số lượng hồ sơ trung bình mỗi năm nộp vào yêu cầu bổ sung tài sản vào Giấy chứng nhận đã cấp là 2.031 hồ sơ Trung bình số lượng hồ sơ cấp đúng hẹn mỗi năm là 1.956 hồ sơ, tương ứng với tỷ lệ hồ sơ được cấp đúng hẹn là khá cao 96,30% Lượng hồ sơ nộp vào để yêu cầu đăng ký tăng lên, lượng hồ sơ được cấp đúng hẹn đồng thời cũng tăng dần với tỷ lệ qua ba năm lần lượt là 95,18%, 96,15%, 96,88% Đặc biệt năm 2022, có số lượng hồ sơ cấp Giấy được cấp đúng hẹn cao nhất chiếm gần 50% tỷ lệ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong ba năm.
Bên cạnh đó, trong ba năm có 223 hồ sơ không được cấp đúng hẹn Để đánh giá được vì sao lại có số lượng hồ sơ trễ hẹn, số lượng hồ sơ được cấp trễ hẹn khi yêu cầu đăng ký tài sản vẫn còn, nghiên cứu đã tiến hành điều tra, phỏng vấn một số người dân và cán bộ chuyên môn tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền.
4.3.2 Ý kiến củangười dân và cán bộvề công tác công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế:
4.3.2.1 Ý kiến người dân về công tác công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế: Đầu tiên, về việc công khai quy trình, biểu mẫu và thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền.
Bảng 4.12 Kết quả điều tra về việc công khai quy trình, biểu mẫu và thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Nội dung đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Số liệu phỏng vấn người dân)
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quảng Điền cần đơn giản hoá các thủ tục đăng ký đất đai, thực hiện một cách nhanh chóng hơn, không để thời gian thụ lý hồ sơ quá dài Bên cạnh đó cần phải có các văn bản cụ thể chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có liên quan kết hợp cùng UBND các xã trên địa bàn huyện để tháo gỡ những vướng mắc trong công tác cấp GCN.
- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính cho phù hợp với quy định hiện hành, rút ngắn thời gian, giảm phiền hà cho người dân, chủ động công tác kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
- Bộ máy Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất ở xã có cán bộ địa chính Để công tác cấp GCN được tiến hành nhanh gọn và kịp thời thì yêu cầu đầu tiên là cán bộ phải đủ nhân lực, đủ số lượng, phải kiện toàn bộ máy. Nâng cao trình độ cho cán bộ địa chính xã là việc làm hết sức cần thiết và có vai trò quyết định đến việc đẩy nhanh công tác cấp GCN.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phổ biến giáo dục về đất đai.
Tuy đã có chương trình chỉ thị nhưng đến nay công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về đất đai đến người dân chưa thực sự hiệu quả Do hạn chế trong việc hiểu biết về luật đất đai nên một số người dân vẫn còn xem nhẹ và chưa có ý thức chấp hành việc kê khai cấp GCN Hiện nay, một số xã đã có những hình thức phổ biến luật đất đai đến người dân như: tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, tổ chức đào tạo cho cán bộ cơ sở, phát phiếu hướng dẫn đến từng hộ gia đình…Công tác này không phải chỉ thực hiện một vài lần mà phải được tiến hành thường xuyên liên tục với nội dung thiết thực và hình thức phù hợp với từng đối tượng.
- Các trang thông tin trực tuyến, cổng Thông tin tại Trung tâm hành chính công cần công khai rõ ràng hơn, minh bạch các nội dung giấy tờ, quy trình thủ tục thực hiện, thời gian nhận trả kết quả, từng mức thuế, phí, lệ phí cho từng loại thủ tục và cách tính thuế để người dân có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn các nội dung về đăng ký bổ sung tài sản trên đất, giảm thời gian thực hiện cho cán bộ và người dân.
LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua thực tiễn nghiên cứu về tình hình đăng ký sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền, đề tài rút ra kết luận sau:
Huyện Quảng Điền có vị trí giao thông tương đối thuận lợi, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội; có điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi; có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đất nước, huyện Quảng Điền chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hóa dẫn đến các quan hệ sử dụng đất diễn ra phức tạp, vì vậy quá trình sử dụng đất vào các mục đích khác nhau có nhiều biến động, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.
Công tác đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước Tính đến tháng 12/2022, trên toàn địa bàn huyện Quảng Điền đã tiến hành đăng ký bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho 6.092 trường hợp trong ba năm 2020, 2021, 2022 (chỉ chiếm 64,79% trong tổng số Giấy chứng nhận đã cấp) cho thấy công tác đăng ký chứng nhận tài sản với đất chưa được người dân chú trọng và chủ động thực hiện Mặt khác, qua số liệu nghiên cứu thấy rằng vẫn có không ít hồ sơ không được chấp thuận, trễ hẹn với nguyên nhân lớn nhất chiếm 75% là những sai phạm trong quá trình xây dựng các công trình, tài sản gắn liền với đất, hồ sơ còn thiếu sót, không đáp ứng được các yêu cầu quy định.
Thực tế cho thấy khi người dân thực hiện đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gặp không ít khó khăn, (chiếm 82% đối với thủ tục đăng ký và thời gian làm hồ sơ chiếm 17%).Kết quả điều tra, phỏng vấn hộ cho thấy, có 19% số người được điều tra cho rằng thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ chậm so với phiếu yêu cầu trả kết quả.
Trên cơ sở phân tích những khó khăn, hạn chế trong công tác đăng ký chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức kinh tế, nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này tại địa phương Trong đó, chú trọng vào các giải pháp về hoàn thiện hệ
67 thống pháp luật và tổ chức thực hiện.
Kiến nghị
Kiến nghị đối với đề tài:
Hiện tại phạm vi đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu việc thực hiện một phần cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nên chưa thấy rõ được các bất cập trong quá trình nghiên cứu đề tài Nên cần nghiên cứu đề tài với nhiều đối tượng hơn, với số lượng phiếu khảo sát nhiều hơn, trong giai đoạn dài hơn và đặc biệt là cần mở rộng nghiên cứu toàn diện việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Trên cơ sở đó, xác định được các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác cấp Giấy chứng nhận.
Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với các địa phương khác trong tỉnh để các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và các nhà nước quản lý nói riêng có được cái nhìn tổng thể về việc thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung để từ đó có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp.
Với đề tài, nội dung, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế nên có kiến nghị những đề tài nghiên sau để khắc phục những hạn chế đó: Đánh giá năng lực, thái độ cán bộ địa chính huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán bộ huyện trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế
[1] Nguyễn Đình Bồng, Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2014.
[2] Nguyễn Đình Bồng, Hệ thống pháp luật quản lý đất đai và thị trường bất động sản, 2010.
[3] Nguyễn Ngọc Điện, Đăng ký bất động sản tại Việt Nam – các vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh,
[4] Hoàng Phi Luân, Tổng quan về bất động sản và thị trường bất động, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2017.
[5] Nguyễn Thị Thúy Ngân, Thực trạng công tác đăng ký sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Huế, 2019.
[6] Quốc Hội, Luật Đất Đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[7] Quốc Hội, Luật Đất Đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8] Quốc Hội, Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9] Lê Ngọc Phương Quý, Bài giảng Đăng ký thống kê đất đai và bất động sản, 2020
[10] Phạm Tôn, Đánh giá thực trạng đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, 2016.
[11] Hoàng Minh Trung, Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Thụy An, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội, 2019.
[12] Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền (2022) Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Quảng Điền năm 2022 và kế hoạch thực hiện năm 2023, 2022.
[13] Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền (2020), Báo cáo về kết quả thống kê đất đai năm 2020 huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2020.
[14] Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền (2022), Báo cáo về kết quả thống kê
69 đất đai năm 2022 huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, 2022.
PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN
Thực trạng đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Tôi là sinh viên trường đại học Nông lâm Huế hiện đang đi thực tập tốt nghiệp, phiếu điều tra này được sử dụng để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, không dùng vào bất cứ mục đích nào khác Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý ông/bà.
I Những thông tin cần phỏng vấn:
1.Họ và tên người trả lời:
4 Nghề nghiệp: 5 Trình độ học vấn:
1 Việc công khai quy trình, biểu mẫu và thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
2 Trước khi thực hiện thủ tục, Ông/Bà tìm hiểu về nguồn thông tin về thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bằng hình thức nào?
A Hỏi cán bộ chuyên môn.
B Tìm hiểu trên đài, mạng, báo chí.
C Đọc thông tin tại Trung tâm hành chính công.
3 Quá trình thực hiện công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thuận lợi không?:
4 Ông/Bà có đánh giá như thế nào đối với trình tự thực hiện thủ tục hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Lý do chọn như vậy?:
5 Ông/Bà có gặp khó gì đối với trình tự thực hiện thủ tục hồ sơ đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
Khó khăn mà ông bà gặp phải là gì?: (Trả lời nếu chọn
6 Để hoàn thành thủ tục thì Ông/Bà đã đến cơ quan nhà nước để đăng ký bổ sung tài sản, cấp giấy giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao nhiêu lần?
C Nhiều hơn 2 lần (ghi rõ số lần……, lý do?: )
7 Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký, cấp giấy bổ sung tài sản gắn khác gắn liền với đất:
8 Theo Ông/ bà khó khăn nhất khi đăng ký là gì?
Thủ tục đăng ký Thời gian làm hồ sơ
Bất cập trong đóng phí/ lệ phí Khác
Nếu khác (ghi rõ): Khó khăn đó là gì?:
9 Ông/ Bà có vấn đề nào chưa hài lòng khi đến cơ quan để đăng ký bổ sung tài sản, cấp giấy giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không?:
10 Những mong muốn của Ông/bà khi thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất:
PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ VỀ THỰC TRẠNG ĐĂNG KÝ QUYỀN
SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
Họ và tên người trả lời phỏng vấn:
Trình độ chuyên môn:………Thời gian công tác tại đơn vị:
Phần 2 Nội dung phỏng vấn
1 Theo Anh/chị những khó khăn thường gặp trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
2 Anh/chị có gặp khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật liên quan về hồ sơ, trình tự thủ tục trong công tác cấp đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
3 Anh/chị gặp khó khăn về thời gian quy định trả kết quá đúng thời hạn không? Thời gian có cần điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với thực tế địa phương không?