Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, kéo theo đó đã nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý sử dụng đất, cấp phép xây dựng, mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất... và dẫn đến nhiều biến động về quyền sử dụng đất.
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Theo khoản 16 Điều 4 Luật Đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” [1].
+ Theo Điều 97 Luật Đất đai năm 2013 [1]:
“1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.
2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm
2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này”.
Nhà nước quy định và thực hiện bảo hộ quyền lợi hợp pháp của chủ sử dụng các loại đất và chủ sở hữu nhà ở Đối với mỗi loại đất khi nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất thì đều công nhận quyền sử dụng của người được giao đất, cho thuê đất Biểu hiện cụ thể của việc nhà nước công nhận quyền này là việc nhà nước cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý thiết lập quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất, bảo vệ cho quyền lợi và việc thực hiện nghĩa vụ của mỗi bên đối với bên kia
Nhà và đất có mối quan hệ khăng khít với nhau, đặc biệt đất ở và nhà ở luôn luôn đi cùng nhau Vì vậy, kể từ ngày 10/12/2009 nhà nước ta đã thực hiện đồng thời việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên cùng một văn bản (Nghị định số 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ) Với tầm quan trọng đặc biệt của mình, nhà ở và đất ở phải chịu sự quản lý chặt chẽ thống nhất của nhà nước
Giấy chứng nhận giúp cho người sử dụng đất, sở hữu nhà ở yên tâm sử dụng nhà đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở như chuyển nhượng nhà đất, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà để vay vốn đầu tư kinh doanh, sản xuất một cách dễ dàng thuận tiện đúng pháp luật, cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
2.1.1.2 Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất
Theo điều 99, Luật đất đai năm 2013 quy định nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây [1]:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
- Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
2.1.1.3 Mục đích của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Để người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở có căn cứ pháp lý trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ để nhà nước bảo hộ quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của người sở hữu nhà ở cũng như thực hiện các chức năng quản lý của mình đối với đất đai, nhà ở.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin địa chính và hệ thống địa chính (Tài nguyên và Môi trường) điện tử, trong mô hình Chính phủ điện tử.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Tổng quan về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số nước trên thế giới
Xét tổng quát về hệ thống quản lý nhà nước về đất đai (gọi chung là hệ thống địa chính), mỗi quốc gia có một cách tiếp cận khác nhau, có mục tiêu khác nhau Mục tiêu và cách tiếp cận được hình thành do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chế độ chính trị, đặc điểm tự nhiên, truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia.
Nói chung, các hệ thống địa chính thiết lập ở các nước khác nhau có khác nhau về chi tiết nhưng có thể khái quát hình thành bốn chức năng chính Thứ nhất là chức năng xác định giá trị kinh tế của đất đai để thu thuế và quản lý tài chính đất đai, thứ hai là chức năng xác định giá trị pháp lý của đất đai để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu, người sử dụng và những người có liên quan, thứ ba là là chức năng xác định những mục đích sử dụng được phép đối với đất đai theo từng thời kỳ sao cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai, thứ tư là chức năng cung cấp thông tin về đất đai phục vụ nhu cầu quản lý của nhà nước và nhu cầu sử dụng của cộng đồng.
Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý Đến nay, Mỹ đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoàn thành hồ sơ địa chính Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhập các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Mỹ đã sớm được hoàn thiện Đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định
Tại Australia việc đăng ký BĐS do các cơ quan chính phủ các Bang thực hiện Các cơ quan này là các cơ quan ĐKĐĐ, Văn phòng đăng ký quyền đất đai, cơ quan quản lý đất đai hoặc cơ quan thông tin đất đai
Hệ thống Torrens được hình thành từ năm 1857 ở Bang Nam Australia, là một hệ thống bằng khoán có tính điển hình Hệ thống này dựa trên cơ sở quá trình đăng ký đất đai tại các cơ quan đăng ký, sau đó các cơ quan đăng ký tiến hành các thủ tục kỹ thuật trong việc thành lập hệ thống hồ sơ địa chính để mô tả đầy đủ và chính xác các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của chủ sở hữu đất và thửa đất, cuối cùng cơ quan có thẩm quyền phát hành một giấy chứng nhận quyền sở hữu thửa đất để thay thế mọi loại chứng thư pháp lý khác (chủ sở hữu giữ 1 bản và cơ quan đăng ký giữ 1 bản)
Văn phòng đăng ký quyền đất đai tại các bang (ví dụ Northern Territory) là một bộ phận của Văn phòng đăng ký trung ương, nhiệm vụ của Văn phòng thực hiện đăng ký quyền đất đai bao gồm cả các phương tiện tra cứu, hệ thống thông tin đất đai và các nhiệm vụ đăng ký khác Hiện nay, tất cả BĐS đã đăng ký tại bang đều thuộc hình thức đăng ký quyền theo Torrens Trong hệ thốngTorrens, sổ đăng ký là tập hợp của các bản ghi đăng ký và các bản ghi này lại là bản lưu của giấy chứng nhận quyền Các loại giao dịch phải đăng ký vào hệ thống là thế chấp, mua bán, cho thuê cũng được ghi trên các giấy chứng nhận này Từ ngày 01/12/2000, bản lưu giấy chứng nhận không còn được in ra dưới dạng bản giấy mà lưu ở dạng điện tử trừ trường hợp chủ sở hữu yêu cầu in ra để phục vụ cho giao dịch thế chấp.
2.2.1 3 Ở Thụy Điển Đăng ký đất đai được thực hiện ở Thụy Điển từ thế kỷ thứ 16 và đã trở thành một thủ tục không thể thiếu trong các giao dịch mua bán hoặc thế chấp.
Hệ thống ĐKĐĐ ở Thụy Điển cơ bản được hoàn chỉnh từ đầu thế kỷ 20 nhưng vẫn tiếp tục phát triển và hiện đại hoá Về bản chất hệ thống này là hệ thống đăng ký quyền tương tự hệ thống Torrens
Về mô hình tổ chức, ĐKĐĐ và đăng ký BĐS do các cơ quan khác nhau thực hiện, cả hai hệ thống này hợp thành hệ thống địa chính Cơ quan đăng ký tài sản do Tổng cục quản lý đất đai thuộc Bộ Môi trường Thụy Điển Cơ quan đăng ký tài sản trung ương có 53 Văn phòng đăng ký BĐS đặt tại các địa phương khác nhau Ngoài ra còn có một số Văn phòng đăng ký tài sản trực thuộc chính quyền tỉnh.
Các cơ quan ĐKĐĐ, đăng ký BĐS, cơ quan xây dựng và quản trị hệ thống ngân hàng thông tin đất đai đều hoạt động theo chế độ tự chủ tài chính dựa trên việc thu phí dịch vụ Việc đăng ký quyền, đăng ký thế chấp, đăng ký chuyển quền… do cơ quan đăng ký đất đai thực hiện theo trình tự thủ tục chặt chẽ Để lưu giữ và công bố thông tin dữ liệu liên quan đến các đơn vị bất động sản đã được đăng ký, một hệ thống lưu trữ chính thức và thống nhất đã được thiết lập ở Thụy Điển, dưới sự hỗ trợ của một quy trình xử lý tự động thông qua một Sổ Đăng ký điện tử với tên gọi Sổ Đăng ký bất động sản do Luật Đăng ký Bất động sản điều chỉnh Việc quản lý và vận hành hệ thống Sổ Đăng ký bất động sản thuộc trách nhiệm của Cơ quan Đo đạc đất đai quốc gia.
+ Nội dung thông tin đăng ký được chia thành 5 phần cơ bản, bao gồm:
(1) Phần chung/Phần tổng quát; (2) Phần đăng ký quyền; (3) Phần địa chỉ; (4) Phần công trình trên đất; và (5) Phần dữ liệu định giá tính thuế Ngoài ra, dữ liệu đăng ký có thể chứa đựng những thông tin từ một hoặc một số lĩnh vực đăng ký khác, gọi là những thông tin bổ sung Chính phủ có thể ban hành quy định cụ thể liên quan đến những thông tin bổ sung và nội dung những phần khác của Sổ Đăng ký bất động sản
+ Hệ thống ngân hàng dữ liệu đất đai được vi tính hóa được công khai để nhân dân giám sát và cũng như có thể dễ dàng tiếp cận qua dịch vụ Internet Để truy cập thông tin dữ liệu về một đơn vị bất động sản, người có nhu cầu có thể sử dụng những dấu hiệu nhận biết khác nhau như tên của tài sản (bao gồm tên huyện, làng, khu và số của đơn vị tài sản), địa chỉ của bất động sản (tên huyện, tên đường và số địa chỉ), đặc điểm kỹ thuật, ghi chú lưu trữ về quyền đi qua bất động sản liền kề, ghi chú lưu trữ về kế hoạch sử dụng đất và những quy tắc xây dựng Tuy nhiên, dữ liệu được phép truy xuất không phải là toàn bộ thông tin lưu trữ đối với đơn vị bất động sản Để bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân, Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia sẽ không cung cấp bất kỳ thông tin nào về người sở hữu đơn vị bất động sản hoặc về việc thế chấp đơn vị bất động sản Hơn nữa, thông tin được truy xuất cũng không thể được sử dụng như là một chứng cứ pháp lý Nếu muốn, người có nhu cầu phải liên hệ và yêu cầu cơ quan đăng ký đất đai cung cấp.
Hệ thống đăng ký đất đai của Anh là hệ thống đăng ký bất động sản (đất đai và tài sản khác gắn liền với đất) tổ chức đăng ký theo một hệ thống thống nhất có Văn phòng chính tại Luân Đôn và 14 văn phòng khác phân theo khu vực (địa hạt) phân bổ đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ Anh Quốc và Xứ Wales Mọi hoạt động của hệ thống đăng ký hoàn toàn trên hệ thống máy tính nối mạng theo một hệ thống thống nhất (máy làm việc không kết nối với Internet, chỉ nối mạng nội bộ để bảo mật dữ liệu) Cơ sở của đăng ký được quy định rất chặt chẽ trong Luật đăng ký đất đai (Land Registration Act) được sửa đổi và ban hành mới vào năm 2002, có hướng dẫn chi tiết vào năm 2003 (Registration Rules) và được cập nhật, chỉnh sửa bổ sung vào năm 2009 Trước năm 2002, Văn phòng đăng ký đất đai hoạt động theo địa hạt Bất động sản thuộc địa hạt nào thì đăng ký tại Văn phòng thuộc địa hạt đó Tuy nhiên, từ khi có Luật đăng ký mới (năm 2002) và khi hệ thống đăng ký hoạt động theo hệ thống đăng ký điện tử thì khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ Văn phòng đăng ký nào trên lãnh thổ Anh.
Một điểm nổi bật trong Luật đất đai và Luật đăng ký có quy định rất chặt chẽ về đăng ký Bất kỳ người nào sở hữu đất đai và bất động sản trên lãnh thổ Anh đều phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai nhà nước chỉ bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu có tên trong hệ thống đăng ký Cho đến năm 1994, Anh đã chuyển toàn bộ hệ thống đăng ký từ hệ thống đăng ký thủ công trên giấy sang hệ thống đăng ký tự động trên máy tính nối mạng, dùng dữ liệu số Dữ liệu số là dữ liệu có tính pháp lý nếu dữ liệu đó do Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp Điều này được quy định cụ thể trong Luật đăng ký và Luật đất đai.
Về đối tượng đăng ký: Theo Luật đất đai của Anh lấy đơn vị thửa đất làm đơn vị đăng ký, các tài sản khác gắn liến với đất được đăng ký kèm theo thửa đất dưới dạng thông tin thuộc tính Về chủ sở hữu chỉ phân biệt sở hữu cá nhân và sở hữu tập thể (sở hữu chung, đồng sở hữu ).
2.2.2 Tình hình đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam a) Thời phong kiến
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Công tác cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn quận Thanh Khê;
- Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác cấp Giấy chứng nhận.
- Phạm vi không gian: Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng;
- Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập trong giai đoạn từ năm
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng;
- Thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai và sử dụng đất tại quận Thanh Khê;
- Thực trạng đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022;
- Kết quả điều tra ý kiến của người dân về công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn quận Thanh Khê;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn quận Thanh Khê.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
3.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu tại các phòng, ban, đơn vị chức năng của quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, để có được thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thu thập thông tin từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Thanh Khê về số liệu đăng ký biến động đất đai, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian nghiên cứu (2020 - 2022); Từ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Thanh Khê các số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của địa phương; Từ UBND quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và các phòng, ban chức năng của huyện như: Thống kê, Tài chính,
Y tế, Giáo dục về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thu thập những văn bản của cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tài liệu hội thảo,
Tất cả các tài liệu, số liệu thu thập được phân loại, lựa chọn và hệ thống theo từng nội dung nghiên cứu Sau đó tiến hành thu thập tiếp những số liệu còn thiếu và xác minh lại những số liệu chưa chính xác.
3.3.1.2 Điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn người dân sử dụng đất đã thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các cán bộ thực thi chức trách liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng theo các chỉ tiêu cần nghiên cứu.
* Phỏng vấn người dân đã thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đề tài đã khảo sát ý kiến 30 của người dân đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận tại quận Thanh Khê.
Thông tin được thu thập cũng thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn Nội dung thông tin cần thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (ưu điểm, hạn chế, mức độ hài lòng, thái độ phục vụ của công chức, viên chức),
- Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Pháp luật;
- Kết quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; thông tin về những trường hợp hộ gia đình, cá nhân chưa đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại địa phương;
- Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, bất cập, …; nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương;
- Giải pháp đề nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn;
3.3.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và xử lý số liệu
- Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá tình hình, hiệu quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ; Các kết quả thu được của quá trình điều tra khảo sát thực địa và phỏng vấn các đối tượng; Các phiếu điều tra người sử dụng đất theo các chỉ tiêu cần thiết Sau đó phân tích, xử lý số liệu và đánh giá, đảm bảo các số liệu thu thập có tính đồng bộ cao và tính chính xác của thông tin.
- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý các nội dung của phiếu điều tra và xây dựng bảng số liệu liên quan để phân tích, chứng minh cho nội dung nghiên cứu.
- Phân tích và so sánh để đưa ra đánh giá về thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng phương pháp lập biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, để thể hiện các số liệu một cách cô đọng và dễ hiểu nhất.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH KHÊ
Thanh Khê là một quận nội thành thuộc thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Đây là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải và kinh tế biển, với chiều dài bờ biển khoảng 4,287 km trải dài trên 4 phường giáp vịnh Đà Nẵng ở phía bắc là Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Xuân Hà, Tam Thuận, có điều kiện thuận lợi trong việc nuôi trồng, khai thác và chế biển hải sản.
- Phía Đông và phía Nam giáp quận Hải Châu
- Phía Tây giáp các quận Liên Chiểu và Cẩm Lệ
- Phía Bắc giáp Biển Đông
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Thanh Khê là 9,36 km², dân số năm
2020 khoảng 178.447 người Mật độ dân số đạt 19.064 người/km².
Quận Thanh Khê nằm trên đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế, nằm kề sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhà ga đường sắt, bến xe khách nội tỉnh - liên tỉnh, quốc lộ 1A Quận có chiều dài đường bờ biển 4,287km, thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển thương mại dịch vụ, du lịch và kinh tế biển của thành phố Ngoài ra, trên địa bàn Quận có các di tích lịch sử, lễ hội văn hóa truyền thống như: Di tích Mẹ Nhu, Lễ hội cầu ngư quận Thanh Khê, có nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư, doanh nhân và du khách; có lực lượng lao động khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề đang sinh sống khá đông đảo, quận có lợi thế thu hút chất xám cao hơn các địa phương khác.
Toàn quận có 10 đơn vị hành chính gồm các phường: An Khê, Xuân Hà,Hòa Khê, Chính Gián, Thạc Gián, Vĩnh Trung, Tam Thuận, Thanh Khê Đông,Thanh Khê Tây và Tân Chính.
Hình 4.1 Vị trí quận Thanh Khê trên bản đồ Việt Nam
(Nguồn: UBND quận Thanh Khê) 4.1.1.2 Lịch sử hình thành
Từ thời nhà Đường đến Nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, quận Thanh Khê thuộc đất của nước Chiêm Thời nhà Lý, nhà Trần, Nhà Hồ, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Nam Ô châu cũng có sự gằng co qua lại giữa Chiêm và Việt trong thời gian này Thời nhà Hậu Lê, địa phương có tên xứ Thanh Khê thuộc thừa tuyên Quảng Nam đạo Thời nhà Nguyễn, được gọi là xứ Thanh Khê thuộc Tourane.
Tháng 10 năm 1955, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng, trong đó quận II (tương ứng với địa bàn quận Thanh Khê ngày nay) gồm
10 khu phố: Thạc Gián, Hà Khê, An Khê, Phú Lộc, Phục Đán, Chính Trạch, Xuân Đán, Tam Tòa, Thanh Khê, Xuân Hòa
Ngày 6 tháng 1 năm 1973, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa giải thể 10 khu phố thuộc quận II và chia lại thành 5 phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam Xuân
Tháng 2 năm 1976, hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thị xã Đà Nẵng thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng Lúc này, 3 quận I,
II, III của thị xã Đà Nẵng cũ tạm thời trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 228-CP Theo đó, sáp nhập 3 quận I, II, III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành một đơn vị hành chính là thành phố Đà Nẵng.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh ] Theo đó, chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Thành phố Đà Nẵng có địa giới hành chính bao gồm thành phố Đà Nẵng cũ và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa.
Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ] Theo đó, thành lập quận Thanh Khê trên cơ sở khu vực II thuộc thành phố Đà Nẵng cũ với 8 phường trực thuộc, bao gồm: An Khê, Thanh Lộc Đán, Xuân Hà, Tam Thuận, Chính Gián, Thạc Gián, Tân Chính và Vĩnh Trung.
Sau khi thành lập, quận có 928 ha diện tích tự nhiên và 146.241 người.
Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2005/NĐ-
Điều chỉnh địa giới hành chính 2 phường: An Khê và Thanh Lộc Đán
Thành lập phường Hòa Khê trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của phường An Khê
Chia phường Thanh Lộc Đán thành 2 phường: Thanh Khê Đông và Thanh Khê Tây.
Quận Thanh Khê có 10 phường trực thuộc như hiện nay.
Quận Thanh Khê có 10 phường: An Khê, Chính Gián, Hòa Khê, Tam Thuận, Tân Chính, Thạc Gián, Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây, Vĩnh Trung và Xuân Hà.
Quận Thanh Khê nằm ở vị trí tiếp nối các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, nối liền 2 đầu Bắc và Nam, đi các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.
Nhà ga Đà Nẵng được thành lập năm 1905 khi đường sắt Đà Nẵng - Đông
Hà thông suốt, tiếp sau đó là Đà Nẵng - Sài Gòn làm xong ngày 02 tháng
9 năm 1936 Sân bay Đà Nẵng làm xong năm 1928 và trải qua nhiều lần nâng cấp, mở rộng để trở thành sân bay quốc tế, một trong 2 sân bay lớn nhất miền Nam và lớn thứ 3 trong cả nước.
Ngay từ những năm trước đây, khi Đà Nẵng từng bước phát triển, một số phường của quận Thanh Khê như Vĩnh Trung, Thạc Gián, Tân Chính, Chính Gián cùng các phường thuộc quận Hải Châu đã tạo thành khu trung tâm của thành phố Ngày nay, khi Đà Nẵng phát triển và mở rộng về hướng tây thì vị trí trung tâm càng thể hiện rõ hơn.
Quận Thanh Khê có quá trình hình thành lâu đời Từ năm 1945 đến nay do yêu cầu phát triển đô thị và phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên trải qua nhiều lần tách, nhập để phù hợp với từng giai đoạn cánh mạng Với sự lãnh đạo tài tình của đồng chí Nguyễn Văn Tĩnh, Thanh Khê trở thành quận hành chính tiểu biểu cả nước.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Cùng với các hoạt động phục hồi kinh tế sau đại dịch và các chương trình kích cầu du lịch, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận cơ bản đã trở lại bình thường Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục có mức tăng trưởng khá, sôi động do dịch COVID-19 được kiểm soát, nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất tăng, nhu cầu du lịch, đi lại của người dân tăng mạnh Vì vậy, các chỉ tiêu ngành dự kiến đạt hoặc vượt so kế hoạch được giao trong năm 2022.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 9 ước đạt 1.604 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng đạt 15.524 tỷ đồng, đạt 91,32% so với kế hoạch, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 9 đạt 882 tỷ đồng; lũy kế 9 tháng là 9.049 tỷ đồng đạt 87,85 % so với kế hoạch
- Hoạt động của các chợ, tuyến phố chuyên doanh dần ổn định và có nhiều hoạt động sôi nổi, đến nay có 80% chợ đạt tiêu chí chợ văn minh thương mại, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để sửa chữa 02 chợ trên địa bàn quận, tiếp tục triển khai phương án khai thác, quản lý hoạt động của các chợ, tăng cường công tác kiểm tra bình ổn giá, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến các hoạt động giao lưu thương mại, phát triển thương mại điện tử phù hợp với tình hình chung hiện nay.
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN THANH KHÊ NĂM 2020-2022
4.2.1 Tình hình quản lý đất đai quận Thanh Khê năm 2020-2022
4.2.1.1 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Khê năm 2020-2022
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Sau khi quy hoạch sử dụng đất đến năm 2022 và KHSD đất kỳ cuối (2020-
2022) của quận và 10 phường, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của quận được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt; UBND quận đã tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết và thực hiện.
Phòng Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn UBND các phường; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết về quy trình đăng ký nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất hàng năm theo quy định của Luật Đất đai năm 2013
Từ năm 2020 đến năm 2022, huyện đều tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm căn cứ pháp lý giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định Các công trình, dự án triển khai thực hiện đều có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện được UBND thành phố ĐàNẵng phê duyệt và được cập nhật vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2022.
- Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan đều theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để báo cáo UBND quận biết, chỉ đạo thực hiện.
- Kế hoạch sử dụng đất
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng
Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp phường. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp phường; Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Theo như trên chúng ta có thể thấy pháp luật đã quy định chi tiết đối với các nội dung lập kế hoạch sử dụng đất như trên, tuy nhiên việc lập kế hoạch sử dụng đất cần phải đáp ứng được việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững cũng như khả năng biến đổi khí hậu không làm mất đi những đi tích lịch sử hiện có và cần bảo tồn, những danh lam thắng cảnh đã được xác nhân cần bảo vệ, nhu cầu sử dụng đất của các địa phương, mỗi lĩnh vực cũng như các ngành cũng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
4.2.1.2 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Khê năm 2020-2022
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được triển khai thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai Công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.
4.2.1.3 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai được Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tiến hành thường xuyên để đưa công tác quản lý, sử dụng đất ở địa phương đúng mục đích và có hiệu quả Trong những năm qua, trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nhà ở, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, sang nhượng đất trái phép, Nguyên nhân xảy ra các trường hợp trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai và các văn bản thi hành Luật Đất đai đến từng hộ dân còn hạn chế Mặt khác, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận dân cư còn thấp và do đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên để đảm bảo cuộc sống, người dân đã vi phạm Luật Đất đai trong việc sử dụng đất.
4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất
4.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất nông nghiệp thực hiện đến năm 2022 là 10,50 ha giảm 0,17 ha so với năm 2021 đạt tỷ lệ 100 %, cụ thể:
- Đất trồng cây hàng năm khác: Kết quả thực hiện đến hết năm 2022 là 0,22 ha; so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được duyệt là 0,22 ha. Trong năm 2022 loại đất này không thay đổi, đạt tỷ lệ 100%.
- Đất trồng cây lâu năm: Thực hiện đến năm 2022 là 10,28 ha giảm 0,17 ha so với năm 2021, đạt tỷ lệ 100%.
4.2.2.1.2 Đất phi nông nghiệp Đất phi nông nghiệp thực hiện đến năm 2022 là 920,28 ha tăng 1,99 ha so với năm 2021 đạt 100% so với kế hoạch, cụ thể:
- Đất quốc phòng: Kết quả thực hiện đến hết năm 2022 là 101,12 ha; so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được duyệt là 101,12 ha Trong năm
2022 loại đất này không thay đổi, đạt tỷ lệ 100%.
- Đất an ninh: Kết quả thực hiện đến hết năm 2022 là 1,40 ha; so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được duyệt là 1,40 ha Trong năm 2022 loại đất này không thay đổi, đạt tỷ lệ 100%.
- Đất thương mại, dịch vụ: Kết quả thực hiện đến hết năm 2022 là 19,59 ha; so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được duyệt là 19,59 ha. Trong năm 2022 loại đất này không thay đổi, đạt tỷ lệ 100%.
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Kết quả thực hiện đến hết năm 2022 là 12,30 ha; so với chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2022 được duyệt là 12,30 ha Trong năm 2022 loại đất này giảm 0,05 ha đạt tỷ lệ 100%.
- Đất phát triển hạ tầng: Kết quả thực hiện đến hết năm 2022 là 289,03 ha tăng 0,02 ha so với năm 2021, đạt tỷ lệ 0,51% so với kế hoạch, cụ thể:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TẠI QUẬN
4.3.1 Quy trình thực hiện cấp giấy chứng nhận trên địa bàn quận Thanh Khê.
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian của thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu tối đa là 30 ngày làm việc Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất… Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian này được tăng thêm 10 ngày.
Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Thanh Khê. Bước 2 (10 ngày): Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Thanh Khê thu lý hồ sơ.
Bước 3 (05 ngày): Chi cục thuế quận Thanh Khê thực hiện xác định nghĩa vụ tài chính.
Bước 4 (09 ngày): Hoàn chỉnh Hồ sơ chuyển Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố Đà Nẵng thẩm định.
Bước 5 (05 ngày): Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố Đà Nẵng Kiểm tra hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp giấy chứng nhận.
Bước 6 (01 ngày): Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Thanh Khê trả kết quả hồ sơ, nhập số liệu hồ sơ địa chính.
Quy trình các bước thực hiện được thể hiện:
Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại
Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Thanh
Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Thanh
Khê thu lý hồ sơ
Thời gian thực hiện: 5 ngày
Chi cục thuế quận Thanh Khê thực hiện xác định nghĩa vụ tài chính
Hoàn chỉnh Hồ sơ chuyển Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố Đà Nẵng thẩm định
Thời gian thực hiện: 9 ngày
Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố Đà Nẵng Kiểm tra hồ sơ trình
Sở Tài nguyên và Môi trường ký cấp giấy chứng nhận
Thời gian thực hiện: 5 ngày
Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Thanh Khê trả kết quả hồ sơ, nhập số liệu hồ sơ địa chính
Thời gian thực hiện: 1 ngày
Hình 4.4 Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận tại quận Thanh Khê
4.3.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận trong giai đoạn 2020-2022.
4.3.2.1 Cấp mới giấy chứng nhận, dự án
Bảng 4.4 Cấp mới giấy chứng nhận, dự án giai đoạn 2020-2022
Loại Hồ sơ tiếp nhận Hồ sơ kỳ trước chuyển qua
Hồ sơ đã giải quyết
Cấp mới giấy chứn g nhận, dự án
Kết quả tổng hợp ở Bảng 4.6 về tình hình cấp mới giấy chứng nhận, dự án cho thấy, tổng hổ sơ tiếp nhận năm 2020 là cao nhất trong giai đoạn 2020-2022 với số lượng
519 hồ sơ Số hồ sơ tiếp nhận trong năm 2021 và 2022 chỉ bằng khoảng 43% so với năm 2020 Lý do là vì năm 2021 có 221 hồ sơ và năm 2022 có 224 hồ sơ.
Về hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận, dự án, kết quả ở Bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ hồ sơ kỳ trước chuyển qua của năm 2021 là cao nhất, 113 hồ sơ, chiếm 51,13% Năm 2022 thì số lượng hồ sơ cấp mới GCN, dự án có 64 hồ sơ (chiếm 28,57%) cao hơn rất nhiều so với năm 2020 Lý do là vì năm 2020 không có hồ sơ nào
Về tình hình giải quyết hồ sơ cấp mới, kết quả ở Bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết của năm 2021 là cao nhất, 203 hồ sơ, chiếm 91,85% Năm
2022, tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết chỉ ở mức 42,4%, thấp nhất trong 03 năm, mặc dù số lượng hồ sơ cấp mới trong năm 2022 chỉ có 95 hồ sơ, thấp hơn rất nhiều so với số hồ sơ của năm 2020 Lý do là vì năm 2020 có 400 hồ sơ chiếm 77,07%.
Cấp mới GCN, dự án
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện cấp mới giấy chứng nhận, dự án giai đoạn 2020-2022
Về hồ sơ tiếp nhận, cấp mới giấy chứng nhận, dự án năm 2020 chiếm 519 hồ sơ cao hơn so với năm 2021 và 2022 Về hồ sơ kỳ trước chuyển qua, cấp mới GCN, dự án năm 2020 không có bất kì hồ sơ nào, năm 2021 lên đến 113 hồ sơ và đến năm 2022 giảm còn 64 hồ sơ Về hồ sơ đã giải quyết, cấp mới GCN, dự án năm 2020 có 400 hồ sơ cao hơn so với năm 2021 và 2022.
4.3.2.2 Tình hình cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận
Loại Hồ sơ tiếp nhận Hồ sơ kỳ trước chuyển qua Hồ sơ đã giải quyết
Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận
Bảng 4.5 Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận giai đoạn 2020-2022
Kết quả tổng hợp ở Bảng 4.7 về tình hình cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận cho thấy, tổng hổ sơ tiếp nhận năm 2022 là cao nhất trong giai đoạn 2020-2022 với số lượng 1.845 hồ sơ Số hồ sơ tiếp nhận trong năm 2020 và 2021 chỉ bằng khoảng 82,16% và 76,47% so với năm 2022 Lý do là vì năm 2020 có 1.516 hồ sơ và năm 2021 có 1.411 hồ sơ.
Về hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, kết quả ở Bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ hồ sơ kỳ trước chuyển qua của năm 2021 là cao nhất, 90 hồ sơ, chiếm 6,37%. Năm 2022 thì số lượng hồ sơ cấp đổi, cấp lại có 75 hồ sơ chiếm 4,07% cao hơn rất nhiều so với năm 2020 Lý do là vì năm 2020 không có hồ sơ nào.
Về tình hình giải quyết hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, kết quả ở Bảng 4.7 cho thấy, tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết của năm 2020 là cao nhất, 1.478 hồ sơ, chiếm 97,5% Năm 2022, tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết chỉ ở mức 81,41%, thấp nhất trong 03 năm, mặc dù số lượng hồ sơ cấp đổi, cấp lại trong năm 2022 chỉ có 1.502 hồ sơ, cao hơn rất nhiều so với số hồ sơ của năm 2021 Lý do là vì năm
Cấp đổi, cấp lại GCN
Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận giai đoạn 2020-2022
Về hồ sơ tiếp nhận, cấp đổi, cấp lại GCN năm 2022 có 1.845 chiếm cao hơn so với năm 2020 và 2021 Về hồ sơ kỳ trước chuyển qua, cấp đổi, cấp lại GCN năm 2020 không có bất kỳ hồ sơ nào cho đến năm 2021 lên đến 90 hồ sơ và đến năm 2022 giảm còn 75 hồ sơ Về hồ sơ đã giải quyết, cấp đổi, cấp lại GCN năm 2022 có 1.502 hồ sơ chiếm cao hơn so với năm 2020 và 2021.
4.3.2.3 Tình hình cấp giấy chứng nhận do chuyển quyền sử dụng đất
Bảng 4.6 Tình hình cấp giấy chứng nhận do chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn
Loại Hồ sơ tiếp nhận Hồ sơ kỳ trước chuyển qua Hồ sơ đã giải quyết 202
) Kết quả tổng hợp ở Bảng 4.8 về tình hình Chuyển quyền cho thấy, tổng hổ sơ tiếp nhận năm 2022 là cao nhất trong giai đoạn 2020-2022 với số lượng 3.565 hồ sơ Số hồ sơ tiếp nhận trong năm 2020 và năm 2021 thì năm 2021 bằng khoảng 73,04% so với năm 2022 Lý do là vì năm 2021 có 2.604 hồ sơ còn năm
2020 thì không có hồ sơ nào.
Về hồ sơ chuyển nhượng, kết quả ở Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ hồ sơ kỳ trước chuyển qua của năm 2022 là cao nhất, 51 hồ sơ, chiếm 1,43% Năm 2021 thì số lượng hồ sơ chuyển quyền có 41 hồ sơ (chiếm 1,57%) cao hơn rất nhiều so với năm 2020 Lý do là vì năm 2020 không có hồ sơ nào.
Về tình hình giải quyết hồ sơ chuyển quyền, kết quả ở Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết của năm 2021 là cao nhất, 2.574 hồ sơ, chiếm 98,8%. Năm 2020, tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết chỉ ở mức 63,27%, thấp nhất trong 03 năm, mặc dù số lượng hồ sơ cấp đổi, cấp lại trong năm 2020 chỉ có 2.210 hồ sơ , thấp hơn rất nhiều so với số hồ sơ của năm 2022 Lý do là vì năm 2022 có 3.493 hồ sơ chiếm 98%.
Hình 4.7 Tình hình cấp giấy chứng nhận do chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn
Về hồ sơ tiếp nhận, chuyển quyền năm 2020 không có bất kỳ hồ sơ nào, năm 2022 có 3.565 hồ sơ cao hơn so với năm 2021 chỉ có 2.604 hồ sơ.Về hồ sơ kỳ trước chuyển qua, chuyển quyền năm 2020 không có bất kỳ hồ sơ nào, năm
2022 có 51 hồ sơ cao hơn so với năm 2021 chỉ có 41 hồ sơ Về hồ sơ đã giải quyết, chuyển quyền năm 2022 có 3.493 hồ sơ chiếm cao hơn so với năm 2020 và 2021.
4.3.2.4 Tình hình cấp giấy chứng nhận liên quan đến thế chấp, xóa thế chấp
Bảng 4.7 Tình hình thế chấp, xóa thế chấp giai đoạn 2020-2022
Loại Hồ sơ tiếp nhận Hồ sơ kỳ trước chuyển qua
Hồ sơ đã giải quyết
2020 2021 2022 2020 2021 2022 2020 2021 2022 Thế chấp, xóa thế chấp
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN Ở QUẬN
Dựa trên việc phân tích, xử lý các số liệu khảo sát và tổng hợp các ý kiến đóng góp của người dân, Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Thanh Khê như sau:
4.4.1 Giải pháp về thủ tục hành chính
Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của công dân qua các kênh thông tin chính thức như bảng niêm yết thủ tục, hồ sơ, máy tra cứu thông tin và đặc biệt là trên website Đối với bảng niêm yết thủ tục, hồ sơ phải chú ý đến nội dung và cách thức truyền tải thông tin nhằm đảm bảo tính đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho công dân trong quá trình giao dịch, giải quyết công việc.
Trong trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đầy đủ theo quy định thì công chức, viên chức tiếp nhận phải hướng dẫn bằng phiếu hướng dẫn để công dân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ Việc hướng dẫn này phải đảm bảo nguyên tắc một lần, cụ thể, dễ hiểu, đầy đủ và theo đúng quy định đã được niêm yết công khai.
Quy trình thủ tục cần minh bạch, rõ ràng và thuận lợi cho quá trình giao dịch của người dân, đảm bảo cho hồ sơ của người dân đúng quy trình và quy phạm pháp luật, tránh phiền hà cho người dân phải đi lại nhiều lần làm hồ sơ.
Rút ngắn hơn nữa thời gian giải quyết hồ sơ cho công dân như các thủ tục xác nhận quy hoạch, thủ tục nộp thuế đất,…
4.4.2 Giải pháp về tổ chức cán bộ
Nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc, phục vụ người dân của đội ngũ cán bộ công chức thông qua việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoặc đột xuất Từ đó nhằm phát hiện uốn nắn những hành vi thiếu trách nhiệm hoặc có thái độ không đúng đối với người dân sử dụng dịch vụ.
Công chức, viên chức đo đạc đất đai, bản đồ cần phải làm việc nhiệt tình hơn nữa, nếu công dân có yêu cầu nên cho công dân biết diện tích đã đo đạc theo thực tế và trao đổi, giải đáp những thắc mắc của công dân.
Công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ và phòng (hoặc công chức, viên chức) chuyên môn phải tuân thủ quy định của UBND thành phố Đà Nẵng về việc xin lỗi công dân trong trường hợp trả lại hồ sơ đã được tiếp nhận hoặc trong trường hợp hồ sơ của công dân bị trả trễ hẹn.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt hơn cho cán bộ công chức Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao khả năng giao tiếp cho cán bộ công chức như: khả năng thuyết phục, kĩ năng nghe, kĩ năng phán đoán tình huống nhanh để đưa ra hướng giải quyết thủ tục cho người dân một cách nhanh gọn và chính xác.
4.4.3 Giải pháp công nghệ hỗ trợ công tác cấp giấy chứng nhận
Cần đầu tư, trang bị thêm cơ sở vật chất như bàn, ghế, bút và máy photo ngay tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến giao dịch
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, tiềm hiểu, tiếp cận với các kênh tuyên truyền pháp luật của Nhà nước, các cấp chính quyền ở địa phương và thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về đất đai Bảo quản tốt các giấy tờ về nhà đất, kê khai trung thực nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất; không vi phạm các quy định của Luật đất đai trong sử dụng đất, không tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất, … Khi có biến động đất đai phải khai báo với các cơ quan chức năng, không tự ý mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đất chưa được cấp giấy chứng nhận;
- Thực hiện việc kê khai, đăng ký đất đai tất cả các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận kể cả các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, chưa có nhu cầu cấp giấy chứng nhận;
- Nhiệt tình hợp tác, tương tác với cán bộ chuyên môn trong việc đăng ký, kê khai, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận; thực hiện việc nộp hồ sơ đúng nơi quy định; áp dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến và dịch vụ bưu chính công ích trong việc nộp hồ sơ và nhận kết quả;
- Sớm hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai để được cấp giấy chứng nhận
4.4.4 Một số giải pháp khác.
- Tổ chức, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân thực hiện kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã hoặc tại các trụ sở, nhà văn hóa thôn, buôn; Tăng cường công tác tuyên truyên, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai đến người dân bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật đất đai của nhân dân, tự giác thực hiện nghĩa vụ kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất đầy đủ, kịp thời; Ủy ban Mặt trận và các tổ chức đoàn thể cũng phải thực hiện công tác hướng dẫn và tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai, kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận;
- Yêu cầu cán bộ địa chính hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, một lần cho người dân để nhân dân yên tâm, đặt niềm tin vào các cấp chính quyền khi thực hiện kê khai đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chỉ đạo công chức địa chính xã nhanh chóng kiểm tra, rà soát, xác minh cụ thể nguồn gốc đất đai để làm cơ sở xem xét, cấp giấy chứng nhận theo quy định;
- Sử dụng thống nhất một nguồn tài liệu bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, cập nhập biến động thường xuyên và các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện nhiệm vụ;
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu về đánh giá tình hình thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình và cá nhân tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Quận Thanh Khê có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là tài nguyên đất, nguồn nhân lực dồi dào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Giá trị đất đai tăng, biến động trong quá trình sử dụng đất khá phức tạp, gây áp lực không nhỏ đến công tác cấp giấy chứng nhận;
Hiện trạng sử dụng đất tại quận Thanh Khê trong năm 2022, về đất nông nghiệp có tổng diện tích là 10,50 ha giảm 0,17 ha đạt tỷ lệ 100%, đất phi nông nghiệp là 920,28 ha tăng 1,99 ha đạt tỷ lệ 100% và đất chưa sử dụng là 16,01 ha giảm 1,82 ha đạt 100%.
Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận tại quận Thanh Khê ngày càng chuyển biến tích cực; vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến cấp giấy chứng nhận của UBND quận thì bị giảm xuống.
Tình hình cấp giấy chứng nhận trong giai đoạn 2020-2022 thì cấp mới giấy chứng nhận, dự án tổng hồ sơ là 762 hồ sơ; cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận có 4.772 hồ sơ; chuyển quyền có 6.169 hồ sơ; thế chấp, xóa thế chấp có 11.616 hồ sơ; tách thửa, hợp thửa đất có 1.212 hồ sơ; chuyển mục đích sử dụng đất có 106 hồ sơ.
Kết quả điều tra người dân về cấp giấy chứng nhận tại quận Thanh Khê đã đánh giá tốt về việc đúng hẹn, về chất lượng phục vụ, về quy định làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về công tác tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, về thời gian thực hiện cấp giấy, về hướng dẫn và thái độ của cán bộ và các khoản phí phải đóng.
Kiến nghị
Đề tài đã nêu rõ được tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn quậnThanh Khê, thành phố Đà Nẵng; đánh giá tình hình cấp Giấy chứng nhận trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022; xác định những nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận; đề xuất các giải pháp nhằm giúp công tác cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân được hiệu quả hơn Tuy vậy, đề tài chỉ mới tập trung nghiên cứu thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân, mà chưa đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của những vấn đề khác đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính; Công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai; Công tác kiểm tra,giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cách giải quyết các trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc phức tạp như nhận thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, không có giấy tờ hoặc giấy tờ không hợp lệ;.v.v Vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo, để có sự đánh giá toàn diện hơn về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố ĐàNẵng trong thời gian qua.