MỤC LỤC
Thị trấn EaKar được thành lập vào tháng 6 năm 1987 với điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ nhưng có truyền thống văn hoá độc đáo, phong phú, giàu bản sắc dân tộc. Hiện nay, với tốc độ đô thị hoá nhanh, thu nhập đầu người khá so với cả nước, thị trấn EaKar đang phấn đấu xứng đáng là đô thị loại IV, xứng tầm với vị trí quan trọng hiện có.
Phương pháp so sánh: so sánh công tác cấp GCNQSDĐ qua các năm trên địa bàn Thị Trấn và đưa ra các nhận xét.
9 (Nguồn: Ban địa chính thị trấn EaKar) Dựa vào chỉ đạo của cấp trên, UBND thị trấn EaKar đã ban hành nhiều văn bản thuộc thẩm quyền của mình để tham gia vào công tác quản lý đất đai: các quyết định về xử phạt vi phạm sử dụng đất đai, thành lập tổ chức giám sát chương trình 134, cấp đất trong chương trình giãn dân, thành lập tổ kiểm kê đất đai, thành lập đoàn khảo sát tình hình sử dụng đất đai của nhân dân..; các tờ trình về yêu cầu cấp GCNQSDĐ, tờ trình về xin chủ trương quy hoạch đất làm nhà cộng đồng, tờ trình về xin điều tiết tiền chuyển mục đích sử dụng đất. Từ khi thành lập thị trấn cho đến nay, công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính diễn ra thống nhất với toàn huyện Eakar là khá ổn định, với tổng diện tích tự nhiên trước kỳ kiểm kê năm 2005 là 2.362 ha, tuy nhiên trong quá trình thực hiện kiểm kê năm 2005 đã sử dụng phương pháp đo đạc khác dẫn đến diện tích tự nhiên có sự thay đổi là 2.443,89 ha. Đối với công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, ban địa chính Thị trấn và UBND Thị trấn Eakar đã phối hợp với Phòng Tài Nguyên - Môi Trường Huyện Eakar, Trung tâm kỹ thuật xây dựng – Sở xây dựng Tỉnh ĐăkLăk, sở Tài Nguyên - Môi Trường Tỉnh ĐăkLăk thành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thị trấn Eakar 2008 – 2020 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2008.
Do tình hình chuyển nhượng đất diễn ra khá nhiều, nhất là đất khu dân cư tại trung tâm thị trấn, các thửa đất lớn được chia ra nhiều thửa nhỏ kéo theo đó là nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tăng lên, từ năm 2004 đến tháng 3 năm 2009 đã có 254 hồ sơ, nhưng tính riêng từ đầu năm 2008 đến nay đã có 156 hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, trong tất cả các trường hợp này UBND thị trấn EaKar đã xem xét là phù hợp với định hướng và quy hoạch sử dụng đất của thị trấn và của huyện cho nên đã trình lên UBND huyện để giải quyết. Nhờ có công tác phổ biến pháp luật về đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên cho nên kiến thức của người dân về lĩnh vực đất đai khá đầy dủ, ngoài ra UBND thị trấn EaKar cũng thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức về đất đai cho các khối trưởng, buôn trưởng của họ có thể gián tiếp tham gia vào công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Từ năm 2004 đến năm 2006, tình hình chuyển nhượng đất diễn ra nhiều đối với đất nông nghiệp (đất làm rẫy) của các hộ đồng bào dân tộc tại chỗ, từ năm 2006 trở lại đây, tình hình chuyển nhượng đất đai thực sự sôi động và tăng cao, số hộ chuyển nhượng tăng lên nhưng diện tích lại giảm, nguyên nhân là vì đất chuyển nhượng chủ yếu là đất ở, ngoài ra do các công văn của UBND Huyện Eakar số 79/CV - UB, ngày 8 tháng 4 năm 2003 về việc xác định trường hợp buôn bán, sang nhượng đất trái phép, trong đó xác định đất trước đây của đồng bào dân tộc tại chỗ được UBND Huyện hoặc Tỉnh cấp thì không được phép chuyển nhượng là nguyên nhân làm cho diện tích chuyển nhượng giảm.
- Các hộ gia đình cá nhân trong quá trình sử dụng đất thực hiện các quyền nghĩa vụ sử dụng đất không đúng theo yêu cầu quy định của pháp luật (quyền chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, quyền thừa kế, ..). - Đội ngũ cán bộ địa chính ở Thị trấn còn hạn chế về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, chưa thực sự quan tâm đến công tác biến động. - Địa bàn rộng, thị trường mua bán đất đai bằng giấy tay, không thông qua quản lý nhà nước diễn ra phức tạp, nên việc nắm bắt hiện trạng biến động đất đai trên địa bàn Thị trấn rất khó khăn. - Nguyên nhân chính làm chậm tiến độ đăng ký cấp GCNQSDĐ là do người dân không tự giác đi kê khai việc sử dụng đất của mình, cho rằng đây là trách nhiệm của nhà nước. Trình tự thủ, tục cấp GCNQSDĐ. Đưa ra cơ sở pháp lý. Bước 1: Người sử dụng đất kê khai đăng ký quyền sử dụng đất tại Phường, Xã, Thị trấn nơi có đất. Bước 2: UBND xã, thị trấn tiến hành phân loại xét duyệt, thẩm tra xác nhận vào đơn đăng ký. Bước 3: UBND xã công bố công khai kết quả xét duyệt đơn đăng ký. Bước 4: UBND xã lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ trình UBND cấp có thẩm quyền xem xét hồ sơ. Bước 5: Thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ. Bước 6: UBND huyện duyệt cấp GCNQSDĐ. Bước 7: Phũng tài nguyờn mụi trường vào sổ theo dừi cấp GCNQSDĐ và giao về UBND xã thị trấn nơi có đất. Bước 8: UBND xã, thị trấn có trách nhiệm đăng ký vào sổ địa chính, sổ cấp giấy và giao GCNQSDĐ cho người sử dụng đất. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất theo Điều 123 Luật đất đai năm 2003. Việc nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:. a) Người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;. b) Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này (nếu có), văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). - Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ đối với trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện thì trích lục bản đồ địa chính, sau đó chuyển hồ sơ sang phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện. Nguyên nhân chủ yếu là đến lúc này thì các văn bản liên quan đến Luật đất đai đã được ban hành phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ, người sử dụng đất phần nào cũng nắm được các quy định, trình tự thủ tục trong việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Có 09 giấy tồn do chủ sử dụng đất chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, 10 giấy do người sử dụng đất không lên UBND Thị trấn nhận giấy mặc dù đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, 05 giấy tồn đọng do sai xót của cơ quan chuyên môn trong quá trình ghi thông tin lên GCN của chủ sử dụng đất (tên chủ sử dụng đất, số đo, số chứng minh nhân dân,..) và 09 giấy chưa được giao đến chủ sử dụng đất.
Công tác phổ biến kiến thức về Luật đất đai vẫn chưa được tiến hành rốt ráo, vẫn còn nhiều trường hợp nằm trong diện quy hoạch cơ sở hạ tầng nhưng chưa được thông báo rộng rãi dẫn đến việc chuyển nhượng trái phép, sử dụng sai mục đích. - Phổ biến rộng rãi các chính sách về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với nhà nước, trình tự thủ tục giải quyết cho từng loại hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua thực tiễn triển khai quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP giúp cho tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy nhanh, không gây phiền hà cho người dân, thủ tục đơn giản khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thúc đẩy quá trình giao dịch, mua bán bất động sản phát triển thuận lợi, hợp pháp.
Đồng thời, khi đã hiểu biết các điều luật liên quan đến đất đai, những trường hợp tranh chấp đất đai; chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy định của pháp luật sẽ được hạn chế.