1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô: Thực trạng và giải pháp phát triển - Nguyễn Kim Anh

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sản Phẩm Dịch Vụ Tài Chính Vi Mô: Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển
Tác giả Pgs.Ts. Nguyễn Kim Anh, Ths. Nguyễn Hồng Hạnh, Ts. Phí Trọng Hiển, Ths. Dương Thị Ngọc Linh, Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ths. Phan Cử Nhân, Pgs.Ts. Lê Thanh Tâm
Trường học Trung Tâm Tư Vấn Nguồn Lực Tài Chính Vi Mô Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa
Thể loại báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 446,28 KB

Nội dung

Với những thông tin, phân tích, đánh giá của Báo cáo nghiên cứu, chúng tôi hy vọng có thể tạo ra được bức tranh tổng thể về quá trình phát triển, những khó khăn, vướng mắc cũng như những

Trang 1

Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Kim Anh

SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Trang 2

Báo cáo này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh

nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam-VMFWG) Việc

sao chép một phần hoặc tái bản Báo cáo nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (VMFWG) trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi sự hợp tác của Nhóm tác giả nghiên cứu gồm PGS.TS Nguyễn Kim Anh, ThS Nguyễn Hồng Hạnh, TS Phí Trọng Hiển, ThS Dương Thị Ngọc Linh, ThS Nguyễn Thị Tuyết Mai, ThS Phan Cử Nhân và PGS.TS Lê Thanh Tâm, với nguồn hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổ chức ADA Các ý kiến trong Báo cáo mang tính chất độc lập, không phản ánh quan điểm của VMFWG và các nhà tài trợ.

Quỹ Citi

Quỹ Citi hỗ trợ trao quyền kinh tế và tài chính cho người nghèo, người có thu nhập thấp trong cộng đồng trên địa bàn hoạt động của Citi Chúng tôi cộng tác với một số đối tác để thiết kế và thử nghiệm các sáng kiến dành cho người nghèo, hỗ trợ hoạt động xây dựng kiến thức và năng lực lãnh đạo Thông qua phương pháp tiếp cận “Hơn cả nhân đạo”, chúng tôi đặt sức mạnh của các nguồn lực kinh doanh của Citi và chúng tôi cùng làm việc để tăng cường đầu tư nhân đạo và cải thiện cộng đồng Để biết thêm thông tin xin truy cập

trang web http://www.citigroup.com/citi/foundation/index.htm

Tổ chức quốc tế ADA

ADA là một tổ chức phi chính phủ đến từ Luxembourg hoạt động để thúc đẩy tài chính cho người nghèo trên toàn thế giới ADA tin rằng tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo có thể cải thiện lâu dài cho điều kiện sống của họ Vì vậy, ADA cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho người nghèo nhằm giúp đỡ khoảng 2,5 triệu người trưởng thành không nằm trong hệ thống tài chính thông thường tự cung cấp và đáp ứng tương xứng các nhu cầu cuộc sống của chính mình Tổ chức đã và đang phát triển các dịch vụ và sản phẩm tài chính hiệu quả với mục tiêu chống lại đói nghèo trong suốt 20 năm qua ADA ưu tiên hỗ trợ và đào tạo các đơn vị tham gia lĩnh vực tài chính cho người nghèo ở các nước đang phát triển hơn là giúp đỡ Điều này có ý nghĩa tôn trọng đối với quyền tự chủ của họ và mang đến những công cụ cần thiết mà họ cần để xây dựng tương lai của chính họ ADA nỗ lực tạo ra một ngành tài chính cho người nghèo hiệu quả, bền vững và mang tính xã hội cao Tất cả các sáng kiến của tổ chức đều nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sự chặt chẽ trong lĩnh vực này ADA hỗ trợ việc thực hiện các công cụ/phương thức đo lường hiệu quả xã hội và tính minh bạch cũng như ngăn chặn việc mắc

nợ ADA phấn đấu trở thành một đối tác đáng tin cậy để hỗ trợ sự phát triển mang tính tự chủ của những người bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính thông thường.

Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa

Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa là một tổ chức dành cho các nhà thực hành tài chính vi mô để có diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa tiếng nói của ngành tài chính vi mô đến với các nhà hoạch định chính sách Để biết

thêm thông tin xin truy cập trang web http://www.microfinance.vn

Trang 3

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM (VMFWG)

SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Chủ biên:

PGS.TS Nguyễn Kim Anh

Thành viên tham gia:

ThS Nguyễn Hồng Hạnh

TS Phí Trọng Hiển ThS Dương Thị Ngọc Linh ThS Nguyễn Thị Tuyết Mai ThS Phan Cử Nhân PGS.TS Lê Thanh Tâm

Trang 4

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những nỗ lực chia sẻ, hỗ trợ thông tin và thời gian quý báu của các tổ chức, cá nhân đã dành cho chúng tôi trong quá trình thực hiện Báo cáo nghiên cứu

Với những thông tin, phân tích, đánh giá của Báo cáo nghiên cứu, chúng tôi hy vọng có thể tạo ra được bức tranh tổng thể về quá trình phát triển, những khó khăn, vướng mắc cũng như những bài học được đúc kết và rút ra trong quá trình chuyển đổi thành công của 03

tổ chức tài chính vi mô chính thức với mục tiêu truyền tải những kinh nghiệm đến các tổ chức, các chương trình - dự án tài chính vi mô

có động lực chuyển đổi Chúng tôi cũng mong muốn với các kiến nghị, đề xuất tại Báo cáo sẽ truyền tải được sự chủ động, những kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi, lộ trình triển khai cụ thể, khả thi, tiết kiệm chi phí các nguồn lực trong quá trình chuyển đổi tới các tổ chức, các chương trình - dự án tài chính vi mô có mong muốn chuyển đổi để qua đó tạo đà cho việc phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam Những kinh nghiệm, kết quả và đề xuất, kiến nghị tại Báo cáo hy vọng sẽ đem lại những giá trị ứng dụng vào thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể là tư liệu hữu ích phục vụ cho công tác nghiên cứu, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà thực hành tài chính vi mô, các nhà hoạch định chính sách và các Cơ quan quản lý Nhà nước

Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Quý vị đại biểu tham dự và đóng góp ý kiến Dự thảo Báo cáo nghiên cứu trao đổi tại Hội thảo

“Tài chính toàn diện tại Việt Nam: cơ hội thách thức” ngày 12 tháng

12 năm 2016 tại Hà Nội Những gợi ý, nội dung phản biện hữu ích đã được Nhóm nghiên cứu sử dụng để nâng cao chất lượng báo cáo

và những kiến nghị trở nên thực tiễn hơn

LỜI CẢM ƠN

Trang 5

Lời cảm ơn chân thành của nhóm nghiên cứu cũng xin gửi tới các tổ chức tài chính vi mô đã cung cấp thông tin khảo sát điều tra về tổ chức và khách hàng, đặc biệt tới TCTCVM Tình Thương TYM và TCTCVM Thanh Hóa Chúng tôi cũng gửi lời tri ân sâu sắc tới phần đóng góp ý kiến của các phản biện để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn, cũng như sự đóng góp của ThS Nghiêm Văn Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, và ông Lê Văn Tuyên – Trưởng phòng Vụ Thanh toán, NHNN trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin hữu ích về tài chính toàn diện tại Việt Nam

Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn tới các đơn vị tài trợ: Quỹ Citi – Ngân hàng Citibank Việt Nam; tổ chức ADA đã khuyến khích, hỗ

trợ tài chính để Nhóm nghiên cứu khởi động ý tưởng và hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu

Thay mặt Nhóm nghiên cứu

Chủ biên

PGS.TS Nguyễn Kim Anh

Trang 6

LỜI GIỚI THIỆU

“Thành công (theo cả 2 nghĩa sâu rộng và bền vững) sẽ đến với những tổ chức xác định được nhận thức, nhu cầu và mong muốn của những người thu nhập thấp và đáp ứng cho họ thông qua việc thiết kế, truyền thông, đặt giá và cung cấp các dịch vụ mang tính cạnh tranh và phù hợp” (Kotler & Andreasen, 1996).

Các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) trên thế giới và tại Việt Nam có thế mạnh về việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng nghèo và thu nhập thấp, do tầm nhìn, chiến lược và phương thức hoạt động ngay từ khi bắt đầu hoạt động đã tập trung vào thị phần này Tuy vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các dịch vụ tài chính số, ngân hàng đại lý, cũng như xu hướng và chiến lược phát triển tài chính toàn diện trên thế giới và Việt Nam, các thế mạnh này đã và đang dần trở thành các điểm yếu Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này tập trung (i) hệ thống hóa các vấn

đề lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới về sản phẩm dịch

vụ tài chính vi mô của TCTCVM; (ii) phân tích – đánh giá thực trạng các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô của các TCTCVM tạ Việt Nam;

từ đó (iii) đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm này, phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng, tận dụng các ưu thế của khoa học công nghệ, hướng tới hòa nhập các TCTCVM vào chiến lược tài chính toàn diện chung của quốc gia

Nghiên cứu này được xuất bản dưới một số ấn phẩm khác nhau Vào tháng 3/2017, ấn phẩm báo cáo tóm tắt các nội dung chính của báo cáo, với mục tiêu cung cấp tổng quan các vấn đề cốt yếu về sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô trên hai giác độ: thực trạng và giải pháp phát triển đã được xuất bản và công bố tại Hội nghị Tài chính toàn diện APEC 2017 Còn đây là bản báo cáo chính đầy đủ và chi tiết, được xuất bản sau khi có các nhận xét, đánh giá của các nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân quản lý – hoạt động trong ngành TCVM, cũng như các nhà đầu tư, các nhà tài trợ quan tâm tới lĩnh vực này

Trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả ấn phẩm này.

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

BRI Ngân hàng Rakyat tại Indonesia

CEP Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo

việc làm

CGAP Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất

CIDA Cơ quan phát triển quốc tế Canada

COOP Bank Ngân hàng hợp tác xã

IFMR Tổ chức từ thiện

INR Đơn vị tiền tệ Rupees của Ấn Độ

M7-MFI Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn M7

MFI Tổ chức tài chính vi mô

NABARD Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ấn Độ

NBFC Công ty tài chính phi ngân hàng

NGOs Tổ chức phi chính phủ

NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội

Trang 8

NHNN Ngân hàng Nhà nuớc

NHPT Ngân hàng phát triển

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

TCTC Tổ chức tài chính

TCTCVM Tổ chức Tài chính vi mô

TCTD Tổ chức tín dụng

TCVM Tài chính vi mô

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TYM Tổ chức tài chính vi mô Tình Thương

QTDND Quỹ tín dụng nhân dân

RBI Ngân hàng dự trữ Ấn Độ

Trang 9

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ:

1.1 Các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô 15

1.1.2.2 Phân loại các sản phẩm dịch vụ tín dụng vi mô 17

1.1.3 Các điều kiện phát triển sản phẩm dịch vụ TCVM 27

1.2 Kinh nghiệm quốc tế về sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô 32 1.2.1 Kinh nghiệm về sản phẩm dịch vụ 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MÔ

Trang 10

2.1.2.2 Các hạn chế 155

2.2.1.1 Phân tích thực trạng chung của sản phẩm

2.2.1.2 Nghiên cứu tình huống: Phân tích thực trạng

2.2.1.3 Phân tích thực trạng sản phẩm dịch vụ

huy động vốn của các TCTCVM

2.3.2.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động

2.3.2.2 Các hạn chế và nguyên nhân

Trang 11

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TCVM

3.1 Định hướng và nhu cầu phát triển sản phẩm

dịch vụ TCVM cho tài chính toàn diện 219

3.1.1 Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ TCVM

3.1.2 Nhu cầu phát triển dịch vụ TCVM

3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ TCVM

3.2.1 Giải pháp đối với các các nhà hoạch định

3.2.1.2 Giải pháp cụ thể nhằm phát triển

3.2.2 Giải pháp đối với các tổ chức chính trị-xã hội

3.2.3 Giải pháp đối với các tổ chức TCVM 248

3.2.3.2 Giải pháp cụ thể nhằm phát triển

3.2.4 Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng

quan tâm tới thị trường tài chính vi mô 252

3.2.3.2 Giải pháp cụ thể nhằm phát triển

3.2.5 Giải pháp đối với các nhà tài trợ 254

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Các số liệu cơ bản về mô hình SHG

Các số liệu cơ bản về mô hình kết hợp SHG và

Huy động vốn thông qua thị trường vốn

Phân loại các điểm/kênh tiếp cận cho thanh toán

Các dịch vụ phi tài chính trên thế giới 142 Chính sách và chương trình giáo dục tài chính

Kết quả khảo sát chất lượng các sản phẩm vay vốn

Số liệu vận hành tại TYM giai đoạn sau chuyển đổi 171 Cấu phần huy động tiết kiệm của Thanh Hóa MFI,

Các lý do chính để khách hàng gửi tiết kiệm

Đánh giá mức độ ưu tiên của khách hàng TCVM

Kết quả thực hiện ba mô hình điểm

Hoạt động BHVM của một số tổ chức đoàn thể

Kết quả khách hàng trả lời phỏng vấn được

Bảng kết quả khảo sát về nhu cầu chủ đề

đào tạo kỹ năng quản lý tài chính 216

Bảng 1.1

Bảng 1.2

Bảng 1.3

Bảng 1.4

Bảng 1.5

Bảng 1.6

Bảng 1.7

Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7

Bảng 2.8

Bảng 2.9

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Sự tương quan giữa các yếu tố nền tảng,

các trụ cột xúc tác và việc sử dụng hiệu quả 76

Mô hình tác động giữa các cơ sở hạ tầng

Cấu trúc nguồn vốn hoạt động của TCTCVM -

Cấu trúc nguồn vốn của hệ thống TCTCVM Việt Nam

Thống kê số lượng khách hàng tiết kiệm vi mô

Cơ cấu khách hàng tiết kiệm vi mô, phân loại

theo khu vực và thu nhập (7/2016) 161

Cơ cấu dư nợ tiết kiệm tại hệ thống TCTCVM

Giá trị tiết kiệm/khách hàng tại các TCTCVM

Quy mô huy động tiết kiệm của 4 TCTCVM

Tỷ trọng huy động tiết kiệm trên dư nợ tín dụng

của 4 TCTCVM chính thức, giai đoạn 2010-2015 167 Thực trạng huy động vốn tại TYM, 2012-6/2016 168 Tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện tại TYM

Cơ cấu vốn hoạt động của M7-MFI sau chuyển đổi

Cấu phần dư nợ tiết kiệm của M7-MFI, 2010 - 2015 173

Cơ cấu vốn hoạt động của Thanh Hoá MFI

Tăng trưởng dư nợ tiết kiệm của Thanh Hóa MFI 176

Hình 1.1

Hình 1.2

Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.4

Hình 2.5

Hình 2.6

Hình 2.7

Hình 2.8

Hình 2.9

Hình 2.10

Hình 2.11

Hình 2.12

Hình 2.13

Hình 2.14

Trang 14

TÓM TẮT TỔNG QUAN

Nội dung tóm tắt tổng quan trình bày những phát hiện chính của

nghiên cứu “Sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô: Thực trạng và giải

pháp phát triển” Nhóm nghiên cứu được lựa chọn và kết hợp từ

những nhà thực hành tài chính vi mô (TCVM), những người làm trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc cơ quan tài trợ có liên quan đến tài chính vi mô, những người làm công tác nghiên cứu lâu năm về tài chính vi mô Chính vì vậy, cách tiếp cận từ nhiều góc độ và mang tính ứng dụng thực tiễn được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu này có mục tiêu (i) đáp ứng nhu cầu người nghèo,

người thu nhập thấp; (ii) tăng tính bền vững và khả năng cạnh tranh cho tổ chức TCVM; (iii) cải thiện môi trường chính sách, phổ cập tài chính cho người nghèo; (iv) theo kịp xu thế chung thế giới về phát

triển Phạm vi của nghiên cứu chỉ tập trung vào các sản phẩm dịch

vụ: tín dụng, huy động vốn, thanh toán, bảo hiểm vi mô và các dịch

vụ phi tài chính của các tổ chức tài chính vi mô (chính thức và bán chính thức)

Thông qua các vấn đề lý thuyết chung và kinh nghiệm quốc tế về phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô, các nguyên nhân thành công và môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần tạo nên những thành công ấy được tổng hợp Việc này được nhóm tác giả đánh giá là rất quan trọng để tránh ngộ nhận dẫn đến áp dụng máy móc kinh nghiệm nước khác vào một môi trường kinh tế, văn hóa xã hội không phù hợp Vì vậy, các bài học rút ra cho Việt nam được so sánh, phân tích bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam để rút ra những khuyến nghị thích hợp cho phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô, góp phần phổ cập tài chính tại Việt Nam

Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ TCVM Việt Nam được phân tích dựa trên dữ liệu thứ cấp và điều tra sơ cấp đối với khách hàng

Kết quả là: (1) Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng thu

nhập thấp khá phát triển, đóng góp chủ chốt vào thu nhập của tổ chức, và đã đạt được một số kết quả ấn tượng, đặc biệt với nhóm các TCTCVM chính thức Tuy vậy, quy mô cho vay còn giới hạn, sản

Trang 15

phẩm chưa đa dạng, việc chia sẻ thông tin tín dụng giữa các tổ

chức chưa đầy đủ (2) Đối với sản phẩm huy động vốn, chỉ các

TCTCVM chính thức mới có mức huy động vốn tăng trưởng vượt bậc sau khi chính thức hóa Khả năng thanh khoản chung của các TCTCVM VN thời gian qua được đảm bảo khá tốt Tuy vậy, đối với các

tổ chức bán chính thức, nguồn vốn hạn hẹp, phụ thuộc nhiều vào vốn chủ sở hữu và nguồn tài trợ Các sản phẩm huy động vốn kém

đa dạng, chất lượng thấp, quy mô vốn huy động còn nhỏ bé (3) Đối

với bảo hiểm vi mô, đã có hai TCTCVM bán chính thức được thử

nghiệm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô tương hỗ, và một số công ty bảo hiểm phát triển thêm sản phẩm này Tuy vậy, ngành công nghiệp bảo hiểm vi mô vẫn còn trong giai đoạn ban đầu, khung pháp lý cho sản phẩm tài chính vi mô hầu như chưa có (4)

Về thanh toán và chuyển tiền: chưa TCTCVM nào thử nghiệm cung

cấp sản phẩm này, mặc dù các TCTCVM chính thức chỉ bị giới hạn không cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng

Có ba mô hình thử nghiệm cung cấp dịch vụ tiền điện tử (e-money) liên kết giữa ngân hàng và công ty công nghệ/viễn thông được thực hiện Bên cạnh đó, khung pháp lý cho thanh toán không dùng tiền mặt cũng đang được phát triển và hoàn thiện dần Tuy vậy, phần đông người dân nông thôn chưa được tiếp cận với các dịch vụ TTKDTM do cơ sở hạ tầng thanh toán kém, sản phẩm dịch vụ thanh toán chưa phù hợp, và các tổ chức phi ngân hàng chưa tham gia

vào việc cung ứng các dịch vụ thanh toán (5) Về các sản phẩm phi

tài chính: Đa số các dự án tài chính vi mô của các NGO quốc tế đều

triển khai các dịch vụ phi tài chính, nhưng mức độ cung cấp tại các TCTCVM chính thức và Quỹ xã hội rất hạn chế

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng, kết hợp với học tập các kinh nghiệm quốc tế và định hướng về tài chính vi mô – hướng tới tài chính toàn diện ở Việt Nam, một số khuyến nghị được rút ra cho các bên có liên quan nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ TCVM đáp ứng nhu cầu người nghèo, người thu nhập thấp, tăng tính bền vững và

Ngày đăng: 06/05/2024, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w