1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Các mô hình dân chủ nguồn gốc, phát triển và suy tàn

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Mô Hình Dân Chủ Nguồn Gốc, Phát Triển Và Suy Tàn
Tác giả Nguyễn Quốc Toàn, Cung Thị Tuyết Mai, Trần Thị Thủy, Hà Thanh Quyền, Dương Thị Thanh Hậu, Hồ Việt Hà, Nguyễn Thị Thanh Nhiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Toàn
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học Chính trị
Thể loại Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,75 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MÔ HÌNH DÂN CHỦ VÀ CÁC MÔ HÌNH DÂN CHỦ GỐC (10)
    • 1.1. Khái niệm dân chủ và mô hình dân chủ (10)
      • 1.1.2. Quan niệm về dân chủ (10)
      • 1.1.2. Khái niệm mô hình dân chủ (12)
    • 1.2. Các mô hình dân chủ gốc (13)
      • 1.2.1. Mô hình I - Dân chủ cổ điển Athens (13)
      • 1.2.2. Mô hình II - Dân chủ cộng hòa (20)
      • 1.2.3. Mô hình III - Dân chủ tự do (24)
      • 1.2.4. Mô hình IV – Dân chủ trực tiếp và sự cáo chung của chính trị (30)
  • CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SUY TÀN CÁC MÔ HÌNH DÂN CHỦ (38)
    • 2.1. Những biến thể của sự phát triển các mô hình dân chủ gốc ở thế kỷ XX (38)
      • 2.1.1. Mô hình V - Dân chủ tinh hoa cạnh tranh (38)
      • 2.1.2. Mô hình VI - Dân chủ đa nguyên (43)
      • 2.1.3. Mô hình VII - Dân chủ hợp pháp (47)
      • 2.1.4. Mô hình VIII - Dân chủ tham gia (49)
      • 2.1.5. Mô hình IX - Dân chủ thảo luận (53)
    • 2.2. Một số luận điểm về sự suy tàn của các mô hình dân chủ (58)
      • 2.2.1. Những nhận định về sự suy tàn của mô hình dân chủ trực tiếp (58)
      • 2.2.2. Quan điểm về sự cáo chung của lịch sử và sự suy tàn chính trị (61)
      • 2.2.3. Di sản của các mô hình dân chủ (69)
  • CHƯƠNG 3. NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG CHO MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM (76)
    • 3.1. Những vấn đề rút ra từ tiến trình lịch sử các mô hình dân chủ (76)
    • 3.2. Những yếu tố thời đại tác động đến mô hình dân chủ (86)
    • 3.3. Định hướng vận dụng hoàn thiện mô hình dân chủ XHCN ở Việt Nam (98)
      • 3.3.1. Gợi mở trong đối thoại xã hội (98)
      • 3.3.2. Gợi mở trong tạo dựng lòng tin xã hội (101)
      • 3.3.3. Gợi mở trong xây dựng nhà nước (104)
      • 3.3.4. Gợi mở trong giáo dục (107)
  • KẾT LUẬN (41)
    • Hộp 1. Tóm tắt Mô hình I – Dân chủ cổ điển Athens (19)
    • Hộp 2. Tóm tắt Mô hình IIa – Dân chủ cộng hòa bảo vệ (21)
    • Hộp 3. Tóm tắt Mô hình IIb – Dân chủ cộng hòa phát triển (24)
    • Hộp 4. Tóm tắt Mô hình IIIa – Dân chủ bảo vệ (28)
    • Hộp 5. Tóm tắt Mô hình IIIb – Dân chủ phát triển (30)
    • Hộp 6. Tóm tắt Mô hình IV – Dân chủ trực tiếp (36)
    • Hộp 7. Tóm tắt Mô hình V – Dân chủ tinh hoa cạnh tranh (43)
    • Hộp 8. Tóm tắt Mô hình VI – Dân chủ đa nguyên (46)
    • Hộp 9. Tóm tắt Mô hình VII – Dân chủ hợp pháp (48)
    • Hộp 10. Tóm tắt Mô hình VIII – Dân chủ tham gia (53)
    • Hộp 11. Tóm tắt Mô hình IX – Dân chủ thảo luận (58)

Nội dung

MÔ HÌNH DÂN CHỦ VÀ CÁC MÔ HÌNH DÂN CHỦ GỐC

Khái niệm dân chủ và mô hình dân chủ

1.1.2 Quan niệm về dân chủ

Thuật ngữ dân chủ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII – VI trước công nguyên Các nhà tư tưởng Lạp cổ đại đã dùng cụm từ “demokratos” để nói đến dân chủ, trong đó Demos là nhân dân (danh từ) và kratos là cai trị (động từ) Theo đó, dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị và sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực thuộc về nhân dân Nội dung trên của khái niệm dân chủ về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay Điểm khác biệt cơ bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện nay là ở tính chất trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu về nội hàm của khái niệm nhân dân

Từ việc nghiên cứu các chế độ dân chủ trong lịch sử và thực tiễn lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, dân chủ là sản phẩm và là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, là một hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, là một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội

Tựu trung lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin dân chủ có một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước Dân chủ là quyền lợi của nhân dân - quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ Và do vậy, chỉ khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì khi đó, mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư cách một quyền lợi

Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ

Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội

Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh, dân chủ với những tư cách nếu trên phải được coi là mục tiêu, là tiền đề và cũng là phương tiện để vươn tới tự do, giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội Dân chủ với tư cách một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nước, nó là một phạm trù lịch sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong Song, dân chủ với tư cách một giá trị xã hội, nó là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển

Khi xã hội loài người phát triển không ngừng, dân chủ mãi được coi trọng như một giá trị nhân loại phổ quát Bởi lẽ, sự trường tồn của loài người gắn liền với khát vọng tự do và công bằng, điều mà dân chủ luôn bảo vệ và thúc đẩy Cho đến khi nền văn minh nhân loại vẫn còn tồn tại, dân chủ sẽ mãi là ngọn hải đăng soi đường cho mọi quốc gia, dân tộc, dẫn dắt họ đến với một xã hội tiến bộ và thịnh vượng.

Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin và điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng (1) Dân chủ trước hết là một giá trị nhân loại chung Và, khi coi dân chủ là một giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, H.1996, tập 6, tr.515) (2) Khi coi dân chủ là một thể chế chính trị, một chế độ xã hội, Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, H.1996, tập 7, tr.499) Rằng, “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do người dân làm chủ”; và một khi nước ta đã trở thành một nước dân chủ, “chúng ta là dân chủ” thì dân chủ là “dân làm chủ” và “dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm đầy tớ Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là quan cách mạng” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, H 1996, tập 6, tr.365; tập 8, tr.375)

Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân Dân phải thực sự là chủ thể của xã hội và hơn nữa, dân phải được làm chủ một cách toàn diện: Làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội và làm chủ chính bản thân mình, làm chủ và sở hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với tư cách chủ thể đích thực của xã hội Mặt khác, dân chủ phải bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, từ dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị đến dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hóa - tinh thần, tư tưởng, trong đó hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu và nổi bật nhất là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị Dân chủ trong hai lĩnh vực này quy định và quyết định dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đời sống văn hóa – tinh thần, tư tưởng Không chỉ thế, dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị còn thể hiện trực tiếp quyền con người (nhân quyền) và quyền công dân (dân quyền) của người dân, khi dân thực sự là chủ thể xã hội và làm chủ xã hội một cách đích thực

Đảng Cộng sản Việt Nam lấy dân làm gốc, xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo tư tưởng của Hồ Chí Minh Trong công cuộc đổi mới, Đảng khẳng định phải lấy dân làm gốc, xây dựng và bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân lao động Nhờ đó, nhận thức về dân chủ của Đảng có những bước phát triển mới, thể hiện qua việc bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện dân chủ gắn liền với công bằng xã hội trên tất cả các lĩnh vực thông qua nhà nước do nhân dân bầu lên và các hình thức dân chủ khác.

6 trực tiếp Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và pháp luật bảo đảm” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2005, tr.327)

Dân chủ được hiểu như giá trị xã hội phản ánh quyền cơ bản của con người, như phạm trù chính trị liên quan đến hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền, và như phạm trù lịch sử gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người.

1.1.2 Khái niệm mô hình dân chủ

Thuật ngữ “dân chủ” đã xuất hiện từ hàng ngàn năm nay, nhưng thái độ và quan niệm về dân chủ vẫn còn rất khác biệt Thực tiễn sinh động của đời sống chính trị xã hội cũng như sự vận động của thế giới từ cổ đại đến đương đại đã không làm loài người cạn kiệt đi các ý tưởng về dân chủ Dân chủ, vì vậy là khái niệm được tiếp cận đa nghĩa, đa chiều “Trong khi lịch sử tư tưởng dân chủ chứa đựng nhiều câu chuyện hấp dẫn thì lịch sử các mô hình dân chủ lại nhiều chuyện khiến ta ngỡ ngàng” (Held, 2013) Vì tính đa dạng của các mô hình và lý thuyết dân chủ nên không có con đường phát triển hay mô thức chung cho dân chủ, sự phát triển của dân chủ diễn ra là rất khác nhau ở từng quốc gia với những điều kiện lịch sử, văn hóa, truyền thống, mức độ phát triển kinh tế và xã hội riêng biệt Hiện nay, lý thuyết dân chủ vẫn tiếp tục phát triển, nó góp phần làm sáng tỏ các thực tiễn chính trị đương đại và góp phần tìm ra các giải pháp cho những thách thức chính trị đương đại, mặc dù thực tiễn của dân chủ chưa bao giờ hoàn hảo, nhưng nó phát triển trên sự không hoàn hảo đó

Vì dân chủ có những vấn đề nan giải, có những triết lý, lý thuyết khác nhau nên đã có nhiều mô hình dân chủ khác nhau

Các mô hình dân chủ đều tập trung vào việc tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, đánh giá sự phù hợp với nguyện vọng của người dân Nhân dân nắm giữ quyền lực quyết định tối hậu, mức độ quyết định này tùy thuộc vào từng mô hình Theo chủ nghĩa Mác, sự đa dạng trong các nền văn minh là điều đặc trưng của xã hội loài người, do đó, không có mô hình dân chủ hoàn hảo Các quốc gia khác nhau với điều kiện và lộ trình phát triển riêng biệt, dẫn đến sự khác nhau trong quá trình phát triển và mô hình thể chế dân chủ.

Cho đến nay, đã có nhiều cách phân loại về mô hình dân chủ và các tác giả đã đưa ra các mô hình dân chủ khác nhau trên thế giới Sự phân loại này thường không dựa trên những tiêu chí chung do không có sự thống nhất về các tiêu chí này nên cách tiếp cận còn nhiều khác biệt Ngoài những cách phân loại truyền thống, trong nền chính trị đương đại với những thách thức mới còn tạo ra những cơ sở mới cho những cách tiếp cận khác nhau về mô hình dân chủ Ví như mô hình “dân chủ độc lập” của Keane và mô hình

Các mô hình dân chủ gốc

1.2.1 Mô hình I - Dân chủ cổ điển Athens

Từ năm 800 đến năm 500 trCN, lối sống của nền văn minh đô thị đã dần định hình trên đất nước Hi Lạp; rất nhiều cộng đồng nhỏ, gắn bó chặt chẽ với nhau sống dọc bờ biển, trong khi một số ít định cư sâu trong đất liền (Finley, 1963, 1973a; Anderson, 1974a, tr.29-44) Ban đầu, các thành bang này được cai trị bởi các lãnh chúa, nhưng sau này, thường là sau những vụ xung đột dữ dội, chúng đã rơi vào tay các “phe cánh” hay giới quyền lực của các “bộ tộc” Quá trình mở rộng lãnh thổ và ngoại thương góp phần kích thích sự phát triển các thành bang có vị trí thuận lợi trên bờ biển, một vài thành bang đã được hưởng những giai đoạn phát triển bền vững

Ngày càng nhiều công dân tự do có cơ hội gia tăng các hoạt động của họ, cùng với việc chế độ nô lệ cũng mở rộng thêm Đấy chính là sự hình thành nền kinh tế chiếm nô

- trong ngành khai khoáng, nông nghiệp và một số ngành thủ công - nền kinh tế này, như có người nhận xét, “tạo cơ hội cho một sự hưng thịnh đột ngột của nền văn minh đô thị Hi Lạp các công dân tự do hoàn toàn không còn phải làm bất cứ việc gì, họ sống dựa vào những người lao động nô lệ (Anderson, 1974, tr.36-37) Các cộng đồng trong các thành bang Hi Lạp dần có ý thức về bản sắc và tinh thần đoàn kết Ranh giới giữa

“người mình” (các công dân) và “ngoại nhân” (nô lệ, và các thành phần khác, kể cả những người đáng kính, nhưng là dân ngụ cư, mới từ nơi khác đến) được chia tách một cách rõ ràng Bản sắc này càng được củng cố cùng với sự gia tăng số người biết đọc biết viết, điều này giúp cho việc quản lí và kiểm soát dân chúng, cũng như kiểm soát các nguồn tài nguyên được dễ dàng hơn (mặc dù văn hóa truyền khẩu vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thế giới cổ đại)

Sau đó đã diễn ra quá trình cách tân “hiến pháp” của các thành bang, làm biến đổi các bộ luật thành văn và bất thành văn đã tồn tại qua nhiều thế hệ (Finley, 1975) Sự kiện là giữa thế kỉ VI, chính thể “dân chủ” đầu tiên đã xuất hiện ở Chios, tuy nhiên ở các thành bang khác, do những đặc thù và khí chất của người dân, chính thể như thế cũng hình thành sau một thời gian ngắn Mặc dù Athens là điểm phát triển nổi bật, nền văn hóa chính trị mới đã lan rộng trên khắp Hi Lạp và giải phóng toàn bộ các công dân tự do (Hornblower, 1992, tr.1-2) Cần phải nhấn mạnh rằng, sự xuất hiện của các mô hình dân chủ đầu tiên này không phải là kết quả của tập hợp các sự kiện đơn lẻ mà do quá trình thay đổi liên tục, diễn ra qua nhiều thế hệ Nhưng vấn đề là: tại sao quá trình phát triển được nói ở trên lại dẫn tới sự hình thành mô hình dân chủ? Đây là một câu hỏi khó, câu trả lời sẽ không thể nào đầy đủ được Có thể sự xuất hiện các công dân độc lập về kinh tế và quân sự trong các cộng đồng tương đối nhỏ và liên kết chặt chẽ với nhau, những cộng đồng vốn khuyến khích một đời sống dân chủ, đã là một trong những tác nhân chính (Finley, 1983; Mann, 1986; Dunn, 1992) Những thay đổi chính trị diễn ra trong các cộng đồng đã được phân định ranh giới về mặt xã hội và địa lí, những cộng đồng như thế chỉ gồm vài ngàn người sống cùng nhau trong trung tâm thành bang hay vùng nông thôn ngoại ô Thông tin liên lạc trong các cộng đồng đó được thực hiện tương đối dễ dàng, tin tức lan truyền nhanh chóng và ảnh hưởng của những dàn xếp về kinh tế, xã hội diễn ra hầu như ngay lập tức Tội lỗi nhất định bị trừng phạt, trách nhiệm nhất định phải được thực thi, những khó khăn cản trở người dân tham gia các hoạt động chính trị chưa trở nên nghiêm trọng như trong các xã hội lớn và phức tạp sau này Nhưng cũng cần phải nhớ rằng ngay cả ở Athens, nhân dân (demos) cũng chỉ bao gồm những người đàn ông tự do, đã trưởng thành và là dân Athens chính thức mà thôi

Mô hình dân chủ Athens được thể hiện bằng sự cam kết của tất cả mọi người đối với nguyên tắc đạo đức công dân: cống hiến cho thành bang cộng hòa và hi sinh đời sống cá nhân cho công việc công cộng cũng như lợi ích chung “Cái chung” và “cái riêng” gắn bó với nhau, nhưng như Pericles đã chỉ rõ, để nhân dân có thể sống theo

“cách của mình” thì tinh thần bao dung có ý nghĩa cực kì quan trọng Tuy nhiên, những nhà dân chủ Athens lại ngả về quan điểm cho rằng “đạo đức cá nhân và đạo đức công dân chỉ là một” (Lee, 1974, tr.32) Cá nhân chỉ có thể phát huy hết năng lực bản thân và được tôn trọng như những công dân khi sống trong và thông qua thành bang, vì đạo đức và chính trị đã hòa quyện vào đời sống của cộng đồng chính trị Trong cộng đồng đó, công dân có các quyền và trách nhiệm; nhưng các quyền này không phải thuộc tính của các cá nhân và trách nhiệm cũng không do nhà nước ép buộc nhằm giữ gìn cơ cấu, bảo vệ các mục tiêu của các cá nhân (Sabine, 1963, tr.16-17) Đúng hơn, quyền và trách nhiệm công dân liên quan đến địa vị của anh ta; chúng là hậu quả tất yếu của sự tồn tại của anh ta với tư cách công dân: đó là các quyền và trách nhiệm “công cộng” Khác với các quan điểm của chủ nghĩa tự do sau này, đời sống chính trị theo quan điểm đó đòi hỏi phải có nhiều người tham gia, nhưng đó không phải sự ép buộc mà được coi là khả năng tự quản của họ Trật tự chính trị được coi là phương tiện thể hiện và thực thi bản chất tự nhiên của họ (Farrar, 1992, tr.32) Chỉ trong thành bang người ta mới có thể sống một cuộc đời tốt đẹp và mãn nguyện

Mô hình dân chủ cổ điển Athens có những đặc trưng cấp tiến mang tính thiết chế Không ngạc nhiên khi Marx và Engel lấy đó làm nguồn cảm hứng; mô hình của họ về một mô hình dân chủ thực sự, tức là Công xã Paris năm 1871, được họ phác thảo có nhiều điểm chung với mô hình dân chủ ở Athens Hình 1 mô tả cơ cấu thiết chế nền tảng của mô hình dân chủ Athens

Hình 1 Thiết chế mô hình dân chủ cổ điển Athens

Nguồn: David Held (2013), Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại, tr31, Nxb Tri thức, Hà Nội

Toàn thể quốc dân tạo nên hội đồng tối cao của Athens, tức là hội nghị Hội nghị họp 40 lần một năm và có số đại biểu cần thiết là 6.000 người (số người có mặt tối thiểu để quyết định trở thành hợp thức hoặc có giá trị) Tất cả những vấn đề quan trọng như khung pháp lí cho việc giữ gìn trật tự công cộng, tài chính hay thuế trực thu, việc lưu đày hay chính sách đối ngoại (bao gồm việc đánh giá thành tích của quân đội và hải quân, thành lập các liên minh, tuyên chiến, kí kết hiệp định hòa bình) đều được đưa ra trước hội nghị công dân để mọi người thảo luận và quyết định Hội nghị quyết định những cam kết chính trị của thành bang Athens Người ta luôn tìm cách đạt được sự nhất trí hoàn toàn (homonoia), vì tin rằng phải tính đến quyền lợi chung thì vấn đề mới có thể được giải quyết một cách đúng đắn; nhưng khả năng xuất hiện những khác biệt nghiêm trọng về quan điểm và đụng độ giữa quyền lợi của các cá nhân cũng đã được nhận thức một cách rõ ràng Hội nghị thông qua những vấn đề khó giải quyết bằng một cuộc biểu quyết mang tính hình thức với nguyên tắc đa số (Larsen, 1948) Biểu quyết được dùng khi có sự khác biệt rõ ràng về quan điểm và là cơ chế mang tính thủ tục để hợp thức hóa quyết định đối với các vấn đề cấp bách Có thể chính người Hi Lạp đã sáng kiến ra thủ tục biểu quyết mang tính hình thức nhằm hợp thức hóa các quyết định khi có

Quan điểm trái ngược nhau là không thể tránh khỏi Tuy nhiên, mục tiêu tối ưu là đạt được sự đồng thuận Ngay cả khi bỏ phiếu biểu quyết về phần lớn các vấn đề, sự đồng thuận vẫn sẽ không hoàn toàn rõ ràng (Mansbridge, 1983, tr.13-15).

Hội nghị là một cơ quan quá to lớn, nó không thể tự chuẩn bị được chương trình nghị sự, không viết được dự thảo luật lệ và không thể trở thành điểm tiếp nhận sáng kiến cũng như đề xuất mới về chính trị Hội đồng 500 chịu trách nhiệm tổ chức và đề xuất các quyết định mang tính công cộng; đến lượt mình, Hội đồng lại được ủy ban 50 với một vị chủ tịch (nhiệm kì một ngày), được tổ chức hợp lí hơn (với nhiệm kì một tháng), giúp đỡ Trong khi tòa án được tổ chức giống như hội nghị thì việc quản lí thành bang lại do các “quan công sứ” thực hiện, mặc dù quyền lực của họ bị phân tán vì phải bảo đảm rằng các chức vụ này cũng do một ủy ban gồm 10 người nắm giữ Hầu như tất cả các “quan chức” này đều được bầu với nhiệm kì một năm (mỗi người thường chỉ được bầu nhiều nhất hai lần) Để tránh nguy cơ độc đoán và bảo trợ dính dáng đến bầu cử trực tiếp, những phương pháp bầu cử khác nhau đã được áp dụng, bao gồm: luân phiên trách nhiệm, rút thăm, và bầu cử trực tiếp, để bảo đảm trách nhiệm giải trình của các nhà quản lí và hệ thống quốc gia nói chung

Các cải cách của mô hình dân chủ Athens chủ yếu nhờ vào tính độc đáo của nó: thống nhất, đoàn kết, tham gia, thảo luận công khai và chỉ một nhóm người được hưởng quyền công dân Nhà nước can thiệp mạnh vào cuộc sống thường dân, nhưng chỉ giới hạn trong một bộ phận nhỏ Không chỉ tham gia quản lý, quân đội, luật pháp, xét xử, lễ hội tôn giáo, trò chơi và lễ hội, các công dân còn giám sát và kiểm soát một số lượng lớn những người không đóng bất kỳ vai trò nào trong nhà nước Ban đầu, văn hóa Athens là văn hóa dành riêng cho nam giới trưởng thành Chỉ những người đàn ông trên 20 tuổi mới được hưởng quyền công dân, tạo ra một mô hình dân chủ gia trưởng nơi phụ nữ không có quyền hành chính trị hay dân sự đáng kể Những thành công của mô hình dân chủ cổ điển này gắn liền với công việc nội trợ và không được công nhận về mặt chính trị của phụ nữ.

Rất nhiều người sống ở Athens nhưng cũng không được tham gia vào các hoạt động chính thức Đó là những người “ngụ cư”, những người đã định cư ở Athens từ mấy đời trước Nhưng có lẽ đông hơn cả là dân nô lệ Theo tính toán thì vào thời Pericles, ở Athens cứ 2 công dân tự do thì có 3 nô lệ; tổng số nô lệ là khoảng từ 80.000 đến 100.000 người (Andrewes, 1967; Anderson, 1974) Nô lệ được sử dụng hầu như trong tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng và nội trợ Dường như ở Athens, mô hình dân chủ và chiếm hữu nô lệ là không thể tách rời Thật là sự cách biệt một trời một vực giữa hình thức và thực tế của đời sống chính trị ở Athens Quan niệm cổ điển về bình đẳng chính trị thật khác xa với tư tưởng về “quyền lực ngang nhau” cho tất cả mọi người trưởng thành; bình đẳng chính trị chỉ là hình thức bình đẳng cho những người có địa vị ngang nhau (đàn ông và sinh ra ở Athens), và ngay cả trong trường hợp này ta

Bản chất của bình đẳng cũng không có nghĩa là mỗi cá nhân ngang nhau về khả năng tạo ra tác động chính trị Mô hình dân chủ lý tưởng gắn liền với chế độ chuyên chế của các công dân.

Nếu tạm thời đặt sang một bên những vấn đề liên quan đến việc hạn chế tư cách công dân của thành bang-cộng hòa và những căng thẳng, xung đột nhất định đã xảy ra để tập trung vào một vài đặc điểm của mô hình dân chủ mới, ta có thể nhìn thấy những khó khăn đáng kể của hình thức chính trị mới này: những khó khăn, mà có người cho rằng, đã khiến nó không thể tồn tại qua thế kỉ V và IV trCN Lịch sử thành văn cho chúng ta rất ít cơ hội tiếp xúc với kinh nghiệm và thực tiễn của mô hình dân chủ cổ điển Trong các trước tác của Xenophon (dẫn trong Rodewald, 1974) có thể tìm thấy một trong những bản báo cáo hấp dẫn nhất cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực của nó Bằng cách mô tả (hay tái hiện) một loạt những vụ việc rắc rối và các cuộc tranh luận vào khoảng năm 406 trCN, ông đã minh họa cho ta thấy những đặc điểm mang tính thiết chế đã được soạn thảo một cách kĩ lưỡng trước đó Nó nêu bật cả trách nhiệm giải trình đặc biệt ấn tượng đã được thiết lập ở Athens - sự tham gia trực tiếp của công dân trong quá trình ra quyết định - lẫn nguồn gốc của những khó khăn Câu chuyện của Xenophon nêu bật trách nhiệm giải trình của các quan chức và công dân trước hội nghị, sự kiểm soát của dân chúng đối với sĩ quan chỉ huy, các cuộc tranh luận công khai có rất đông người tham gia, các quyết định được đưa ra tại các cuộc mít tinh đông người cũng như những đặc trưng khác của thành bang Athens Nó cũng cho thấy tính chất đa dạng trong sự tham gia của người dân, trong đó khả năng diễn thuyết đóng vai trò quyết định; các xung đột giữa những người cầm đầu của các nhóm cạnh tranh với nhau; mạng lưới truyền thông không chính thức và những cuộc vận động ngầm; sự xuất hiện của các phe nhóm chống đối nhau, sự sẵn sàng đưa ra những biện pháp giải quyết nhanh chóng và quyết liệt; và khả năng bất ổn chính trị vì không có hệ thống ngăn chặn những hành vi mang tính bốc đồng (Rodevvald, 1974, tr.1-2, 19) Sau này, nhiều biện pháp ngăn chặn phù hợp với hiến pháp đã được đưa vào trong cơ cấu của mô hình dân chủ Athens, nhằm ngăn chặn những quyết định vội vàng và không thể đảo ngược được Đó là những thay đổi nhằm tạo ra sự cân bằng giữa quyền lực tối cao của nhân dân và khuôn khổ của hiến pháp, đủ sức bảo vệ các luật lệ và thủ tục đã được ban hành, mặc dù không rõ là những thay đổi như thế đã thực hiện được các mục tiêu này hay chưa

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ SUY TÀN CÁC MÔ HÌNH DÂN CHỦ

Những biến thể của sự phát triển các mô hình dân chủ gốc ở thế kỷ XX

Nguồn: David Held (2013) Các mô hình quản lí nhà nước hiện đại Phạm Nguyên Trường dịch, Đinh Tuấn Minh hiệu đính Tr29 Nxb Tri Thức.

2.1.1 Mô hình V - Dân chủ tinh hoa cạnh tranh

Mô hình Dân chủ tinh hoa cạnh tranh được định hình bởi hai nhà tư tưởng vĩ đại: Weber và Schumpeter

Trước hết, Weber đưa ra một số lí do giải thích vì sao bản chất của “tinh hoa cạnh tranh” là phải có một chính phủ đại nghị, trong đó quốc hội có vai trò quan trọng sống còn đối với xã hội Thứ nhất, quốc hội giữ cho chính phủ có mức độ cởi mở nhất định

Là diễn đàn thảo luận chính sách công, quốc hội bảo đảm cơ hội cho việc thể hiện những quan điểm và quyền lợi cạnh tranh với nhau Thứ hai, nội dung của các cuộc thảo luận, bản chất của các cuộc tranh luận, và muốn “thuyết phục” thì khả năng diễn thuyết phải cao, làm cho quốc hội trở thành mảnh đất sát hạch quan trọng đối với những nhà lãnh đạo có nhiều tham vọng; các nhà lãnh đạo có tham vọng phải có khả năng trình bày quan điểm và đưa ra được cương lĩnh chính trị hợp lí Thứ ba, quốc hội cung cấp địa điểm cho những cuộc đàm phán về các chức vụ quan trọng Các đại biểu đưa ra quyết định theo các tiêu chí khác với tiêu chí rút ra từ logic của thị trường và bộ máy quan liêu Họ có thể trình bày các phương án khác nhau cho từng cá nhân hay các nhóm người với những quyền lợi đối địch nhau, bằng cách đó, tạo ra cơ hội cho sự thỏa hiệp Họ có thể tự giác tạo ra các mục tiêu đáp ứng được những áp lực luôn thay đổi, những mục tiêu

33 phù hợp với chiến lược đối với cả cử tri đoàn lẫn quyền lợi quốc gia Và như thế, quốc hội chính là cơ chế thiết yếu cho việc bảo vệ cho sự cạnh tranh của các giá trị khác nhau

Nhưng cũng không nên lãng mạn hóa vai trò của quốc hội Theo Weber, tư tưởng cho rằng quốc hội là trung tâm của luận cứ, thảo luận và tranh luận - là nơi hình thành các cương lĩnh chính trị có uy tín - chính là sự xuyên tạc nghiêm trọng bản chất công việc của quốc hội hiện đại (Weber, 1972, tr.102) Nếu như các quốc hội đã từng là

“những trung tâm của lí trí” thì nay không thể quả quyết như thế được nữa Khác với quan điểm của những người như J.S Mill, Weber cho rằng việc mở rộng quyền bầu cử và sự phát triển của nền chính trị đảng phái đã xói mòn quan điểm tự do cổ điển về quốc hội, tức là quan điểm coi quốc hội là nơi chính sách quốc gia được quyết định trên cơ sở tư duy duy lí, mà kim chỉ nam là quyền lợi công hay quyền lợi của tất cả mọi người Trong khi về mặt hình thức, quốc hội là thực thể hợp pháp duy nhất có quyền ban hành pháp luật và chính sách, thì trên thực tế hoạt động chính trị đảng phái lại có vai trò quan trọng nhất (Mommsen, 1974, tr.89-90) Quyền phổ thông đầu phiếu của quần chúng đã thay đổi một cách căn bản động lực của đời sống chính trị, đưa đảng vào trung tâm của hoạt động chính trị

Việc mở rộng quyền bầu cử chắc chắn cũng có nghĩa là mở rộng các đoàn thể chính trị nhằm đưa cử tri đoàn - những người mà trong đa số trường hợp (trừ lúc quốc gia lâm nguy hay ở trong tình trạng chiến tranh) bị chia rẽ và phân tán về quyền lợi - vào tổ chức Có rất nhiều lực lượng chính trị giành giật ảnh hưởng đối với các công việc công cộng Để giành ảnh hưởng, các lực lượng này cần phải huy động các nguồn lực, quyên góp đủ tiền, tuyển mộ thành viên mới và cố gắng lôi kéo để dân chúng ủng hộ sự nghiệp của họ Nhưng trong quá trình tổ chức họ sẽ phải phụ thuộc vào những người làm việc thường xuyên trong các cơ quan của đảng Và các cơ quan này, trong khi tìm cách trở thành các cơ quan có hiệu quả, cũng trở thành các tổ chức quan liêu Các đảng có thể đặt ra mục tiêu là thực hiện những cương lĩnh chính trị “lí tưởng”, nhưng nếu hoạt động của họ không dựa trên các chiến lược có hệ thống nhằm giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, thì chắc chắn họ sẽ chẳng có vai trò gì đáng kể Vì thế, trên hết, các đảng phải chuyển hóa thành phương tiện chiến đấu và giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử Sự phát triển của các đảng cạnh tranh với nhau đã dẫn đến sự thay đổi không thể đảo ngược được của hoạt động chính trị nghị trường Bộ máy của đảng sẽ quét sạch các đồng minh truyền thống và tự biến mình thành trung tâm của lòng trung thành, thay thế cho các trung tâm khác, để trở thành cơ sở chính của hoạt động chính trị quốc hội Ngay cả các đại biểu được bầu cũng phải chịu áp lực trong việc ủng hộ đường lối của đảng; các đại biểu trở thành “chẳng có gì khác hơn là những người buộc phải nói “có” (Weber, 1972, tr.106)

Schumpeter, một người sinh ra ở Áo nhưng sau này đã nhập quốc tịch Mĩ, tìm cách phát triển mô hình dân chủ “hiện thực” mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa Schumpeter chịu khá nhiều ảnh hưởng của Weber Không nghi ngờ rằng Schumpeter phổ biến một số tư tưởng của Weber, nhưng ông còn phát triển những tư tưởng đó theo nhiều cách thú vị khác nhau

Schumpeter quan niệm dân chủ là biện pháp chính trị, có bản chất là một sự dàn xếp thiết chế nhằm đạt được các quyết định chính trị, bao gồm cả lập pháp và quản lý Sự dàn xếp này trao cho một số cá nhân được cử tri bầu quyền đưa ra quyết định thay mặt cho mọi người (Schumpeter, 1942)

1942, tr.269) Đời sống chính trị là cuộc chiến đấu giữa các lãnh tụ, nằm trong các đảng khác nhau, cạnh tranh với nhau để được trao quyền cai trị Dân chủ không phải là đời sống với những lời hứa về sự công bằng và những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con người, những người được tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mà số phận của người công dân của mô hình dân chủ là khá dễ dàng, chỉ là quyền được định kì lựa chọn và giao quyền cho chính phủ hành động nhân danh họ mà thôi Mô hình dân chủ có thể phục vụ cho nhiều mục tiêu khác nhau, ví dụ như theo đuổi sự công bằng xã hội Nhưng điều quan trọng là, Schumpeter nói, không được lẫn lộn những mục tiêu này với chính mô hình dân chủ Quyết định chính trị nào được đưa ra là vấn đề độc lập với hình thức phù hợp để đưa ra quyết định đó: sự hợp hiến trên thực tế của quyết định và những người đưa ra quyết định, vì đó là kết quả của những cuộc bầu cử định kì giữa các nhóm tinh hoa chính trị cạnh tranh với nhau

Schumpeter bắt đầu việc phê phán của mình bằng cách tấn công tư tưởng về “quyền lợi chung” mà “mọi người có thể đồng ý hoặc làm cho đồng ý trên cơ sở luận cứ duy lí” (Schumpeter, 1942, tr.25) Ông khẳng định rằng khái niệm này vừa sai lại vừa nguy hiểm Sai vì người ta không chỉ có những nhu cầu khác nhau mà còn có những tiêu chuẩn đánh giá khác nhau Các cá nhân hay các nhóm người hiếm khi chia sẻ những mục tiêu chung, ngay cả khi có mục tiêu chung thì họ cũng vẫn có thể bất đồng sâu sắc về phương tiện phù hợp nhất để thực hiện các mục tiêu đó Trong các xã hội có nhiều chênh lệch về kinh tế và khác biệt về văn hóa như xã hội hiện nay, nhất định sẽ có những cách giải thích khác nhau về lợi ích chung Nhưng những rạn nứt trên các vấn đề nguyên tắc và chính sách không thể được giải quyết bằng lời kêu gọi hướng tới “một ý chí chung bao trùm lên tất cả” Hơn nữa, không thể dùng luận cứ để xóa bỏ những rạn nứt này Vì

“giá trị tối thượng”, Schumpeter lập luận theo cùng hướng với Weber, “nằm bên ngoài tư duy logic thông thường” Khác biệt giữa các quan điểm đối chọi nhau về cuộc sống và xã hội là bất khả tương nhượng (Schumpeter, 1942, tr.251-251) Hơn nữa, hạ thấp những khác biệt như thế là việc làm nguy hiểm về mặt chính trị Nếu người ta thừa nhận sự tồn tại của một quyền lợi chung nào đó và khẳng định rằng đó là sản phẩm của tư duy duy lí, thì lúc đó sẽ chỉ còn một bước ngắn nữa là sẽ đến việc loại bỏ tất cả mọi bất đồng, dù đó là bất đồng mang tính phe phái hay phi lí thì cũng thế Những người bất đồng, dù là “mang tính phe phái hay phi lí” đều sẽ bị đẩy ra bên lề hoặc lờ đi một cách hợp pháp; còn nếu cứ kiên trì phản đối thì thậm chí họ còn có thể bị giam giữ “vì lợi ích của chính họ” nữa Lí thuyết dân chủ không chấp nhận khái niệm về quyền lợi chung

Quan điểm dân chủ của Rousseau và Marx không nhất thiết phải dựa trên "ý chí của toàn thể nhân dân", nhưng ngay cả khi lấy "ý chí của đa số" để thay thế thì cũng không đảm bảo mô hình dân chủ cổ điển sẽ đạt được "ý nguyện của nhân dân" (Schumpeter, 1942, tr.254) Luận cứ thứ hai của Schumpeter chống lại mô hình dân chủ cổ điển là quyết định của các cơ quan phi dân chủ đôi khi lại chứng tỏ là dễ dự đoán hơn quyết định của toàn dân.

35 được nhân dân chấp nhận hơn “quyết định dân chủ”, vì các cơ quan đó đã sử dụng vị trí độc nhất vô nhị của mình mà các đảng phái bị ảnh hưởng ban đầu có thể không đồng ý hoặc bác bỏ, vì nó có thể kéo theo những sự hi sinh không thể chấp nhận được Sau khi đưa ra phán quyết về tôn giáo mà Napoleon Bonaparte áp đặt ở Pháp vào đầu thế kỉ XIX như là ví dụ điển hình của một chính sách thỏa đáng được thiết lập theo lối độc tài; Schumpeter tuyên bố rằng chính sách này rõ ràng có lợi cho tất cả mọi đảng phái trong một thời gian dài Theo ông, đây không phải là ví dụ đơn lẻ và vì vậy: “Nếu cuối cùng kết quả là phù hợp với nhân dân nói chung thì đó chính là một cuộc sát hạch đối với sự cai trị vì nhân dân, trong khi sự cai trị bởi nhân dân, như học thuyết cổ điển về dân chủ vẫn hiểu, thường không đáp ứng được yêu cầu đó” (Schumpeter, 1942, tr.256)

Luận cứ cuối cùng của Schumpeter nhằm chống lại “di sản cổ điển” là luận cứ hấp dẫn nhất và cũng được nhiều người biết đến nhất: nó tấn công trực diện vào bản chất của “ý chí của nhân dân” Rút ra từ những lí thuyết về tâm lí đám đông, đã nhắc đến ở trên, và từ những quan sát về thành tích của ngành quảng cáo trong việc tạo ra sở thích, ông khẳng định rằng “ý chí của nhân dân” (hay “nguyện vọng của dân chúng” hoặc

“nguyện vọng của cử tri”) là một sự sắp đặt của xã hội, nó có rất ít, nếu quả là có, cơ sở độc lập hoặc hữu lí (Schumpeter, 1942, tr.256-268) Quảng cáo là một bài học có giá trị Khả năng hiển nhiên của người làm quảng cáo trong việc tạo ra “nhu cầu” với sản phẩm mới và kích thích sự quan tâm đối với sản phẩm cũ chứng tỏ rằng mong muốn và lựa chọn của “cá nhân'' dễ dao động và dễ bị thao túng đến mức nào Sự lựa chọn rõ ràng mang tính xã hội, nhưng từ quan điểm cá nhân thì lại có vẻ “siêu hữu lí” (Schumpeter,

Một số luận điểm về sự suy tàn của các mô hình dân chủ

2.2.1 Những nhận định về sự suy tàn của mô hình dân chủ trực tiếp

Làn sóng thay đổi chế độ tràn qua Đông và Trung Âu trong những năm 1989-1990

- Ba Lan, Hungary, Đông Đức, Bulgaria, Tiệp Khắc, Romania - là những sự kiện làm rung chuyển thế giới, dù xét theo bất kì tiêu chuẩn nào Một niềm phấn khởi chưa từng có ở cả bên trong lẫn bên ngoài châu Âu Callinicos viết rất đúng như sau:

Sự phân chia một cách dứt khoát giữa thế giới tư bản dân chủ và thế giới các nước XHCN, hình thành sau Thế chiến II, đã không còn Sự cạnh tranh căng thẳng giữa các siêu cường, đây có thể là sự kiện quan trọng nhất của nền chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX, tức khắc biến mất (Lewis, 1990a) Nếu những sự kiện như thế không

Năm 1953 được đánh giá là một cuộc cách mạng trong khối XHCN cũng như trật tự quốc tế Do vậy, thật khó để xác định được đâu là những yếu tố mới có thể được coi là cách mạng.

Để hiểu rõ bản chất của những biến cố năm 1989-1990, thực tế không đơn giản như vẻ bề ngoài của chúng Trong khi thuật ngữ "cách mạng" dường như bắt trọn bản chất bất ngờ và bi tráng của sự chuyển dịch trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và các phong trào quần chúng chưa từng thấy, báo hiệu những thay đổi sâu sắc ở nhiều thành phố trọng yếu, thì nó lại bỏ qua những động lực đã nhen nhóm và những quá trình đang diễn ra trước năm 1989 Do đó, mặc dù thuật ngữ "cách mạng" vẫn được sử dụng để mô tả các sự kiện, chúng ta cần lưu ý đến tiền đề lịch sử của chúng Đáng chú ý là những cải cách chính trị mang tính bước ngoặt ở Ba Lan vào đầu những năm 1980 và sau đó ở Hungary Tại Ba Lan, các ứng cử viên cộng sản đã thất bại trong các cuộc bầu cử, và tại Hungary, nguyên tắc lãnh đạo độc đảng đã bị từ bỏ trước "mùa xuân của các quốc gia" vào năm 1989-1990 Thêm vào đó, sự kiện Thiên An Môn vào ngày 3 và 4 tháng 6 năm 1989 là lời nhắc nhở hùng hồn rằng sự thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có thể diễn ra chậm rãi và có kiểm soát, nếu như có thể.

Cơ sở cho những thay đổi chậm chạp nhưng đầy ý nghĩa ở Trung và Đông Âu cuối những năm 1980 là công cuộc cải cách “perestroika” được Mikhail Gorbachev phát động ở Liên Xô Đó là sự thay đổi trong tư duy chiến lược của điện Kremlin, sự thay đổi này, cùng với sự xói mòn quyền lực của Đảng cộng sản trong các xã hội dân sự và sự suy sụp của nền kinh tế của các nước thuộc khối Xô Viết, có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng (Lewis, 1990a, 1990b) Đặc biệt là quyết định của Liên Xô trong việc thay chiến lược của Brezhnev (chính sách bảo vệ “thành quả của CNXH” ở Đông Âu bằng vũ lực, nếu cần) bằng “học thuyết Sinatra” (chính sách chấp nhận con đường dẫn tới tiến bộ và thịnh vượng do các quốc gia tự lựa chọn: “hãy làm theo cách của bạn”) đã có những hậu quả mang tính quyết định - cả được mong đợi lẫn không mong đợi - cho khả năng sống sót của chế độ XHCN Bằng cách loại bỏ nguy cơ can thiệp của Hồng quân và Hiệp ước Warsaw và không cho phép sử dụng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình của quần chúng, “học thuyết Sinatra” đã kéo tung tấm thảm ngay dưới chân các nước XHCN Đông Âu Khi Hungary mở cửa biên giới với Áo và kích động làn sóng di cư từ Đông Đức sang Tây Đức thì áp lực bên trong Đông Đức đã gia tăng một cách nhanh chóng, những cuộc biểu tình ở Leipzig và các thành phố lân cận lập tức leo thang Không có thói quen sử dụng vũ lực, chính quyền Đông Đức tìm cách xoa dịu những người nổi loạn bằng cách cho phép họ đi sang phương Tây qua những cửa mở trên bức tường Berlin Kết quả, như mọi người đều biết: chính quyền mất khả năng kiểm soát, tình hình lúc này đã trở nên nghiêm trọng, và trong một thời gian ngắn chính quyền cũng mất luôn tính hợp pháp cũng như hiệu lực

Nhưng cuộc “khủng hoáng tính hợp pháp” hồi năm 1989-1990 của các nước XHCN có nguồn gốc sâu xa hơn Đặc biệt cần phải nói tới ba loại áp lực, vì chúng giúp hiểu rõ không chỉ vì sao lại xảy ra sự thay đổi trong tư duy chiến lược trong điện Kremlin mà còn cho thấy vì sao những thay đổi lại diễn ra theo chiều hướng như thế Thứ nhất, sự thiếu liên kết của nền kinh tế Liên Xô với nền kinh tế thế giới đã bảo vệ nó trong ngắn hạn khỏi những áp lực và sự thiếu ổn định kèm theo trong quá trình đuổi theo nhằm đạt được năng suất lao động đủ sức cạnh tranh để có thể giữ vững được vai trò của mình trong quá trình phân công lao động quốc tế, nhưng về lâu dài nền kinh tế ở trong tình trạng yếu kém và không có khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới Ngày càng lệ thuộc vào công nghệ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nền kinh tế quản lí tập trung, vừa cứng nhắc vừa thiếu năng động ngay cả trong thời hoàng kim, đã chẳng tìm thấy mấy cơ hội cải thiện Thứ hai, tình hình càng tồi tệ thêm bởi những áp lực địa chính trị xuất phát từ sự căng thẳng của Chiến tranh lạnh, do Ronald Reagan và Margaret Thatcher phát động hồi cuối những năm 1970 và 1980 Cuộc chạy đua vũ trang mới, trong đó những loại vũ khí phức tạp chưa từng thấy ngày càng có vai trò quan trọng hơn, đã tạo ra gánh nặng ngày càng lớn đối với nguồn lực cả về tài chính, kĩ thuật lẫn quản lí của Liên Xô Cả hai phe đều cảm thấy khó mà chịu đựng nổi cái giá của Chiến tranh lạnh, nhưng đặc biệt là nó đã làm kiệt quệ, dẫn đến đổ vỡ các tổ chức và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Liên Xô

Thứ ba, những cuộc xung đột và li khai đầy ý nghĩa đã xuất hiện trong khối Xô Viết trong vài thập kỉ trước, dẫn tới những vụ trấn áp hàng loạt nhằm ngăn chặn bất đồng chính kiến ở Hungary (1956), Tiệp Khắc (1968) và Ba Lan (1981) Những vụ đàn áp như thế có thể có tác dụng ngăn chặn các vụ phản đối trong ngắn hạn, nhưng chúng không phải là trở lực vĩnh viễn đối với việc sinh sôi nảy nở của lực lượng đối lập, của các phong trào xã hội và các tổ chức mang tính độc lập trong xã hội dân sự Những sự kiện ở Ba Lan trong những năm 1980, đặc biệt là sự xuất hiện phong trào Đoàn Kết (tổ chức quần chúng đòi quyền tự do và tự quyết), tuy không phải là hiện tượng đặc trưng cho toàn thể Đông Âu, do tính thống nhất về dân tộc và sắc tộc của nó, đã tạo ra quyền lực cho nhà thờ Thiên Chúa giáo, cùng nhận thức mạnh mẽ rằng, sự có mặt của quân đội nước ngoài trên đất Ba Lan đang ngăn chặn sự phát triển và làm biến dạng bản sắc của họ Các phong trào này chính là biểu hiện của áp lực dân chủ đang gia tăng nhằm

“thu nhỏ nhà nước lại” và tạo dựng một xã hội dân sự, trong đó các công dân có thể theo đuổi những hoạt động do mình lựa chọn mà không bị chính trị chỉ đạo một cách trực tiếp Phong trào Đoàn Kết đã tìm cách thúc đẩy một xã hội như thế trong suốt thập kỉ

Năm 1980, nhóm nhạc sĩ này thành lập mạng lưới thông tin, trao đổi văn hóa và quan hệ xã hội để tái hiện và khuếch trương phong trào xã hội dân chủ Điều này giúp họ làm suy yếu đáng kể sự hấp dẫn của những thay đổi chính trị do nhà nước thực hiện.

Sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến Việt Nam và thách thức về mặt kinh tế của Nhật Bản - và trước khi có ý tưởng về những thay đổi lớn có thể xảy ra ở Liên Xô - người ta có thể nhận ra vẻ chán nản bao trùm lên những người làm chính sách ở Washington hồi cuối những năm 1970 Tâm trạng đó càng gia tăng bởi việc xuất bản

55 một loạt trước tác hàn lâm mang tính chuyên đề, trong đó có tác phẩm của Robert Keohane: After Hegemony (1984a) và của Paul Kenedy: The Rise and Fall of the Great Power (1988), những tác phẩm dự đoán quá trình suy giảm (tương đối) quyền lực của nước Mĩ và xem xét ảnh hưởng của nó đối với nền chính trị và kinh tế chính trị học thế giới Bằng cách làm sáng tỏ sự mất cân đối giữa sức mạnh quân sự và năng suất lao động cũng như khả năng gia tăng lợi nhuận đã bị cuộc cạnh tranh kinh tế làm cho hao mòn, họ đã gióng lên hồi chuông báo động về tương lai của nước Mĩ và những hậu quả của sự suy sụp đó đối với nền quốc phòng và ổn định ở phương Tây Ít người tiên đoán được làm thế nào mà những tính toán như thế có thể được bù đắp bởi sự suy tàn đầy kịch tính của chế độ XHCN Xô Viết cuối năm 1989

2.2.2 Quan điểm về sự cáo chung của lịch sử và sự suy tàn chính trị

Việc xuất bản các tác phẩm của Francis Fukuyama The End of History? (1989) và

Francis Fukuyama's "A Reply to My Critics" (1989/1990) and "The End of History and the Last Man" (1992) sparked significant debate, with both works becoming central to discussions surrounding the end of the Cold War and the ideological landscape of the post-Soviet world.

- không chỉ là quan điểm trái ngược với mối ưu tư về việc đánh mất vai trò bá chủ của

Mĩ mà giọng tin tưởng và quyết đoán của nó còn góp phần khôi phục niềm tin vào uy thế tuyệt đối của những giá trị phương Tây nữa Fukuyama, một cựu Phó Giám đốc Ban kế hoạch chính sách thuộc Bộ Ngoại giao Mĩ, đã ca ngợi không chỉ “chiến thắng của phương Tây”, mà như ông viết, còn ca ngợi “sự cáo chung của lịch sử, nghĩa là điểm tận cùng của sự phát triển của ý thức hệ của loài người và sự phổ cập của mô hình dân chủ tự do, cũng tức là hình thức cai trị chung cuộc của loài người” (Fukuyama, 1989, tr.3) Thông điệp của Fukuyama được tường thuật một cách rộng rãi trên báo chí và nhất là các phương tiện truyền thông điện tử Tuy quan điểm như thế đã bị nhiều người phê phán, nhưng dường như phần lớn những người phê phán Fukuyama đều thừa nhận rằng

“luận điểm chính của ông - trên thị trường ý thức hệ thế giới, chủ nghĩa tự do kinh tế và tự do chính trị hiện không có bất cứ đối thủ nào - chắc chắn là khó bác bỏ được” (Morimer, 1989, tr.29)

Thông điệp của Fukuyama làm người ta nhớ lại cuộc tranh luận trước đây về sự

“cáo chung của ý thức hệ” hồi những năm 1950 và 1960 Nhưng, trong khi cuộc tranh luận vừa nói tập trung vào ý nghĩa của sự suy giảm ủng hộ đối với chủ nghĩa Marx ở phương Tây và sự giảm thiểu khác biệt giữa các đảng phái về việc nhà nước phải chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn, can thiệp nhiều hơn hay ít hơn thì luận điểm của Fukuyama lại đi xa hơn, cả về mặt triết học lẫn chính trị Quan điểm của ông bao gồm bốn thành tố Thứ nhất, ông nhấn mạnh rằng xung đột giữa các hệ tư tưởng là động cơ của lịch sử Lấy cảm hứng từ Hegel, Fukuyama biện luận rằng lịch sử có thể được coi là những giai đoạn kế tiếp nhau của ý thức hay là hệ tư tưởng, nghĩa là những hệ thống các tín điều chính trị nối tiếp nhau, tiêu biểu cho những quan niệm khác nhau về những nguyên lí căn bản của trật tự xã hội (Fukuyama, 1989/1990, tr.22-23) Sự nối tiếp thể hiện xu hướng tiến bộ hay nhằm một mục đích nào đó trong quá trình phát triển của nhân loại theo những hệ tư tưởng đặc thù hoặc đầy thiên kiến, ví dụ những hệ tư tưởng bảo vệ cho chế độ quân chủ hay quý tộc cho đến những hệ tư tưởng được lòng người hơn Hiện nay

56 chúng ta đã đạt đến, đó là theo đánh giá của Fukuyama, giai đoạn cuối cùng của sự phát triển như thế

NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG CHO MÔ HÌNH DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Những vấn đề rút ra từ tiến trình lịch sử các mô hình dân chủ

Nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển của các mô hình dân chủ đã làm nổi bật một số vấn đề cần phải quán triệt trong nhận thức và tuân thủ khi thực thi khi thiết lập bất kỳ một mô hình dân chủ nào, đó là:

Thứ nhất, tôn trọng các điều kiện căn bản và giá trị nền tảng của dân chủ

Từ quá trình phát sinh, phát triển của các mô hình dân chủ, có thể thấy rằng các mô hình dân chủ được hình thành nhờ vào các điều kiện: (1) phải có một số tiền đề kinh tế và xã hội nhẩt định thì dân chủ mới có thể hình thành và hoàn thiện được; (2) trong xã hội phải có một số giá trị đạo đức nhất định, thiếu chúng thì dân chủ không thể tồn tại được; và cuối cùng, cai trị bằng các biện pháp dân chủ thì khó khăn hơn cai trị bằng các biện pháp độc tài

Trong những giai đoạn phát triển sau này, các mô hình dân chủ bao giờ cũng đi kèm theo sự tự do tương đối về kinh tế Nghĩa là thể chế kinh tế có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xã hội tự do Một mặt, tự do kinh tế có thể được coi là một phần của tự do theo nghĩa rộng nhất của từ này, cho nên tự do kinh tế phải là mục đích tự thân Mặt khác tự do kinh tế là phương tiện của tự do chính trị vì thể chế kinh tế có ảnh hưởng đến việc tập trung và phân tán quyền lực

Xã hội dân sự cũng là một giá trị nền tảng của các mô hình dân chủ Xã hội dân sự là các quan hệ phi chính trị trong xã hội, được thể hiện thông qua các hiệp hội và tổ chức quần chúng, được pháp luật ngăn chặn khỏi sự can thiệp trực tiếp của chính phủ Nhưng có một số tác giả lại coi định nghĩa sau là chính xác hơn: xã hội dân sự là xã hội trong đó các hiệp hội khác nhau của quần chúng (đảng, công đoàn, hợp tác xã ) đóng vai trò cầu nối giữa cá nhân với nhà nước và không để cho nhà nước thoán đoạt, áp bức cá nhân Nghĩa là khi có xã hội dân sự thì chính phủ chi là một trong các thành tố cùng tồn tại với các thể chế, các đảng phái, hiệp hội khác nhau v.v mà thôi

Mô hình đa nguyên đề cao sự đa dạng, cho phép các tổ chức và thể chế trong một xã hội dân chủ hoạt động độc lập với chính phủ dựa trên cơ sở pháp lý và uy tín Trong xã hội dân chủ, tồn tại vô số tổ chức tư nhân ở nhiều cấp độ khác nhau, từ ảnh hưởng toàn quốc đến khu vực Các tổ chức này thường đóng vai trò cầu nối giữa cá nhân và các tổ chức xã hội phức tạp, hoặc với chính phủ.

Như vậy là, trong điều kiện xã hội dân sự, nhà nước sẽ đóng vai trò là người thế hiện sự thỏa hiệp của các lực lượng khác nhau trong xã hội Nền tảng kinh tế của xã hội dân sự là sở hữu tư nhân Trong trường hợp ngược lại, sẽ xảy ra tình trạng là công dân phải phục vụ nhà nước theo những điều kiện đo chính quyền áp đặt Có nghĩa là, trong

Các tổ chức như chính đảng, hiệp hội xã hội, công đoàn và phong trào xã hội đóng vai trò thể hiện quyền lợi của các nhóm thiểu số trong xã hội dân sự Những tổ chức này có thể là một phần của nhà nước hoặc hoạt động độc lập, giúp công dân thực hiện quyền và trách nhiệm của họ Việc tham gia vào các tổ chức như vậy cho phép cá nhân tác động đến các quyết định liên quan đến chính sách.

Mô hình dân chủ dựa trên nền tảng đạo đức vững chắc, bao gồm sự đồng thuận của công dân về sự tồn tại của nhà nước thông qua Hiến pháp, được các quốc gia khác công nhận Phần lớn công dân mong muốn một chính phủ dân chủ ổn định Đặc biệt, những người lãnh đạo có trách nhiệm chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, duy trì sự bền vững và tính chính thống của hệ thống.

Không có các điều kiện nêu trên thì không thể có mô hình dân chủ và cũng như không có bất kì chế độ cai trị hợp hiến nào có thể tồn tại được Nói một cách khác, các điều kiện quan trọng nhất của mô hình dân chủ là: khả năng thỏa hiệp; lòng khoan dung; tôn trọng cá nhân con người, giải quyết xung đột bằng phương pháp hòa bình

Trong các mô hình dân chủ, các vấn đề phát sinh được giải quyết theo nguyên tắc thiểu số nhân nhượng đa số và phục tùng ý chí của đa số Đấy là nguyên tắc căn bản của mô hình dân chủ, thiếu nó thì dân chủ không thể nào tồn tại được Nhưng số đông không phái lúc nào cũng đúng

Nói đến dân chủ cũng không được quên một khái niệm nữa, đấy là quyền lực của đám đông (ochlocracy), nó khác xa với hình thức quản lí dân chủ Theo quan điểm dân chủ thì một người sai, thậm chí một tên tội phạm cũng chỉ bị coi là phạm tội sau khi có phản quyết của tòa án, nghĩa là trước đó người này vẫn được tôn trọng như một công dân bình thường

Sự đồng thuận lý tưởng là khi thuyết phục được mọi người thông qua kỷ luật dân chủ, tôn trọng quyền được bảo vệ quan điểm và tự do bày tỏ quan điểm của nhóm thiểu số trong khuôn khổ luật pháp Thiểu số không phải lúc nào cũng sai và đôi khi chân lý lại thuộc về họ Do đó, quyền và lợi ích của nhóm thiểu số cần được bảo vệ.

Thứ hai, nhận thức và giải quyết đúng đắn quyền con người

Cần phải ghi nhận ngay rằng nguyên tắc căn bản nhất của mô hình dân chủ là chính phủ không cho, cũng không ban phát các quyền cơ bản của con người, mà có trách nhiệm bảo vệ tự do và các quyền mà con người được phú cho ngay từ khi chào đời Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo ra được các điều kiện và cơ chế mà nhờ đó quyền của từng người riêng biệt không thể bị xâm phạm

Có thể thấy những nguyên tắc khác nhau trong việc thực thi quyền con người, đấy là đòi hỏi, quyền, đặc ân, giới hạn, trách nhiệm, vi phạm Đòi hỏi, là lời khẳng định về việc bị lăng mạ, bị đối xử bất công, được trình cho các cơ quan bảo vệ pháp luật với hi vọng được đền bù Đòi hỏi phải được kiểm tra rồi sau đó đưa ra phán quyết: đáp ứng hay không đáp ứng

Quyền, là một đòi hỏi được pháp luật công nhận Sẽ là bất công nếu quyền không được đáp ứng Bản thân từ “quyền” đã có nghĩa rằng mọi đòi hỏi phù hợp với luật pháp đều phải được đáp ứng Đặc ân là công nhận rằng, một đòi hỏi nào đó là không có cơ sở và những đòi hỏi khác tương tự cũng không bắt buộc phải được đáp ứng Giới hạn là sự biện hộ cho việc không đáp ứng một đòi hỏi nào đó Thay đổi nội dung của đòi hỏi: không phải là quyền mà là một ưu tiên nếu hoàn cảnh không cho phép thỏa mãn điều kiện đó Trách nhiệm là công nhận quyền Thí dụ quyền trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào trách nhiệm của các bậc cha mẹ Vi phạm là hành vi dẫn đến mất quyền

Quyền con người được chia ra thành: quyền chính trị, quyền công dân, quyền văn hóa, quyền kinh tế, quyền xã hội

Những yếu tố thời đại tác động đến mô hình dân chủ

Từ bối cảnh thời đại ngày nay, có một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững của các mô hình dân chủ như sau:

Thứ nhất, sự khủng hoảng của DCXH ở Châu Âu và tiến trình dân chủ hóa ở một số quốc gia

Trên toàn Châu Âu, các Đảng DCXH nhìn chung hiện đang đứng trước nhiều thách thức:

Một là, Châu Âu và toàn cầu hoá Nhấn mạnh rằng các chính sách của Đảng DCXH hiện đại trước nhất phải là ở cấp độ Châu Âu, và nó cố gắng giảm bất bình đẳng do thị trường Phải tìm ra phương tiện để xây dựng lại công lý trong một thị trường Châu Âu duy nhất

Hai là, bất bình đẳng Trong những thập kỷ gần đây, bất bình đẳng đã mở rộng, ngay cả dưới sự lãnh đạo của Đảng DCXH đặt ra vấn đề thiết kế lại nền chính trị bình đẳng của Đảng DCXH Thứ nhất là khôi phục tính hợp pháp của ý tưởng bình đẳng Bình đẳng là quan điểm về các quyền, cần phải hiểu rằng tất cả mọi người trong hệ thống dân chủ đều có quyền tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ công Trong “hiện đại hóa” và

“cạnh tranh”, chính phủ thiết kế và thực thi một chính sách phi tự do để kiểm soát tự do của người dân bằng cách kiểm soát người nghèo và những người bất lợi khác

Ba là, tính bền vững Điều này liên quan đến nền kinh tế xanh, thay đổi khí hậu Các nhà DCXH cần xây dựng các xã hội bền vững về sinh thái Sự phát triển của các chính sách về biến đổi khí hậu nên được xem như một cơ hội để đạt được sự thắng lợi ba bên: bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm;

Bốn là, cải thiện CNTB, cân bằng lại mối quan hệ giữa CNTB tài chính và nền kinh tế vật chất;

Năm là, vai trò của nhà nước tập trung vào cách sử dụng các biện pháp can thiệp của nhà nước một cách tích cực hơn để phục vụ cho mục tiêu tiến bộ, đối mặt với các vấn đề nợ quốc gia nghiêm trọng Chủ nghĩa quốc tế và nhu cầu quản trị toàn cầu đa cấp đòi hỏi Đảng DCXH phải chú ý đến mối quan hệ giữa quốc gia và Liên minh Châu Âu và để tránh sự suy yếu của xã hội từ bên trong Liên minh Châu Âu Sự cần thiết phải có các biện pháp dân chủ mới để tăng cường hội nhập Châu Âu để đảm bảo ưu tiên chính trị cho nền kinh tế, đảm bảo sự đa dạng văn hoá và làm cho công dân nhận thức đầy đủ về tiềm năng của họ;

Sáu là, tổ chức dân chủ và các đảng chính trị Tăng cường mối liên hệ giữa dân chủ và các lực lượng tiến bộ khác như công đoàn và các tổ chức phi chính phủ, mở ra các phương tiện truyền thông mới và các hình thức tổ chức mới của đảng Điều này thường được gọi là mâu thuẫn giữa các phong trào công nhân truyền thống và liên minh công đoàn Mối quan hệ này cũng là một khía cạnh quan trọng cho sự thành công của Đảng DCXH trong “thời kỳ hoàng kim”, thực tế rằng mối quan hệ này đã bị suy yếu trong thời gian qua

Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, nhân loại còn chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ của quá trình dân chủ hóa, nhất là dân chủ hóa về mặt chính trị như là một đặc điểm, một xu hướng nổi bật của thế giới đương đại Trong ba thập kỷ gần đây, quá trình dân chủ hóa ở các nước trên thế giới diễn ra với những đặc điểm sau:

Một là, dân chủ hóa thể hiện rõ tính toàn cầu hóa của nó; dân chủ hóa diễn ra ở nhiều quốc gia, dân tộc, ở nhiều khu vực trên tất cả các châu lục và trở thành một xu thế khách quan nổi bật của thế giới đương đại Ở các nước Liên minh châu Âu, dân chủ hóa diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp Ở châu Á, dân chủ hóa được đẩy mạnh ở nhiều nước từ đầu những năm 90 của thế kỷ

XX đến nay như: Hàn Quốc, Srilanca, Ấn Độ, Pakixtan, Nêpan, Thái Lan… kể cả các nước theo đạo Hồi như Inđônêxia, Malaysia Ở châu Phi, tuy còn chậm chạp nhưng giá trị dân chủ đã bén rễ ở nhiều quốc gia Ở Trung Đông, dù còn những tranh chấp, bất ổn nhưng dân chủ hóa cũng diễn ra mạnh mẽ…

Hai là, do sự khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, xã hội của mỗi quốc gia, khu vực mà dân chủ hóa ở các nước trong những thập niên gần đây có sự đa dạng về mục tiêu, tính chất, lộ trình, tốc độ và kết quả Nguyên nhân của dân chủ hóa có thể là do sự thúc đẩy của khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa; có thể do những khó khăn, bất cập trên các mặt đời sống xã hội, nhất là về thể chế kinh tế, thể chế chính trị của đất nước; có nguyên nhân bên trong và có cả nguyên nhân từ áp lực bên ngoài Có nước, dân chủ hóa bắt đầu từ chính trị, có nước từ kinh tế; có nước chú trọng dân chủ trực tiếp, có nước chú trọng dân chủ đại diện; có nước ưu tiên dân chủ hóa từ trung ương, có nước chú trọng hướng về cơ sở; có nước dân chủ hóa trong khuôn khổ tư bản chủ nghĩa, có nước dân chủ hóa theo hướng XHCN; có nước dân chủ hóa với tốc độ nhanh, quy mô lớn, có nước dân chủ hóa một cách ỳ ạch, chậm chạp; có nước thành công, cất cánh nhưng có nước lại rơi vào khủng hoảng, thất bại

Ba là, trong ba thập kỷ qua, dân chủ hóa XHCN trải qua nhiều thăng trầm và cả những tổn thất nghiêm trọng; đến nay, tuy còn nhiều thách thức nhưng dân chủ XHCN đã bước đầu lấy lại được sức sống của mình Ở Liên Xô, Đông Âu, việc cải tổ, dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống từ những năm 80 của thế kỷ XX với nhiều biến động phức tạp về tư tưởng, chính trị đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN và đưa tiến trình dân chủ hóa ở đây sang quỹ đạo DCTS Công cuộc cải cách, đổi mới, dân chủ hóa XHCN ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào… diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong sự ổn định, phát triển Ở Mỹ Latinh, cũng trong thời điểm này, dân chủ hóa được khởi động và thúc đẩy trước hết là hình thành các chính phủ dân chủ thông qua bầu cử tự do; từ dân chủ hóa tư bản chủ nghĩa đã bước đầu chuyển động theo hướng dân chủ hóa XHCN với những sắc thái mới

Thứ hai, vấn đề nhập cư và chủ nghĩa dân túy

Do thiếu hụt lao động, nhiều nước đã tiếp nhận người nhập cư Tuy nhiên, với số lượng người nhập cư nước ngoài ngày càng tăng, đã có nhiều vấn đề xã hội “chưa từng có” xảy ra Thứ nhất, vấn đề tội phạm nhập cư Thứ hai, tỷ lệ người nhập cư dựa vào trợ giúp xã hội ngày càng tăng, theo nghĩa người nhập cư ngày càng trở thành gánh nặng kinh tế của xã hội Thứ ba, rào cản văn hóa do nhập cư ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn

Có thể thấy chủ nghĩa dân túy đang trở thành một kênh chủ yếu để những cử tri thuộc tầng lớp dưới thể hiện nỗi thất vọng và kêu gọi thay đổi đường lối, nhấn mạnh đến các nguy cơ mâu thuẫn giữa “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”

Hiện nay, các mô hình dân chủ đang có nhiều biến đổi Sự biến đổi có thể diễn ra ở cấp độ từng lĩnh vực trong từng quốc gia và cả trong khu vực Những biến đổi chủ yếu đó là: Trong lĩnh vực lao động: Đó là biến đổi của thương lượng tập thể, biến đổi của công đoàn (vai trò công đoàn, mật độ công đoàn, quan hệ công đoàn - Đảng DCXH); Biến đổi trong lĩnh vực chính trị: sự suy giảm của DCXH; Biến đổi trong kinh tế: Kinh tế tư nhân, gia tăng tính cạnh tranh, điều chỉnh về thuế Nhìn chung, các xu hướng biến đổi ngày càng thể hiện rõ những tính chất đặc điểm vốn có của chủ nghĩa tự do

Thứ ba, cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức và bối cảnh toàn cầu hóa

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w