1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến

149 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO

GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

ĐỒNG CHỦ BIÊN THS PHẠM THỊ MỸ CHÂU THS HUỲNH QUỐC KHIÊM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO

GIỚI THIỆU NGÀNH TÀI CHÍNH

ĐỒNG CHỦ BIÊN THS PHẠM THỊ MỸ CHÂU THS HUỲNH QUỐC KHIÊM

THÀNH VIÊN

THS NGUYỄN ĐẶNG HẢI YẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình các chủ thể tạo lập, bổ sung, sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục tiêu khác nhau Vì vậy, có thể nói tài chính tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở các quốc gia Ở bậc đại học, đối với sinh viên chuyên ngành tài chính, nghiên cứu về tài chính nói chung và về ngành tài chính nói riêng đã trở thành một nội dung quan trọng và thiết thực, vừa trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng nhất về tài chính, vừa giúp sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng và không thể thay thế của ngành tài chính trong tổng thể nền kinh tế, hiểu rõ hơn về sự cần thiết của ngành học, và cuối cùng là sinh viên có được định hướng học tập rõ ràng và phù hợp hơn

Tài liệu tham khảo “Giới thiệu ngành tài chính” của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh do ThS Phạm Thị Mỹ Châu và ThS Huỳnh Quốc Khiêm đồng chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của ThS Nguyễn Đặng Hải Yến trang bị

những kiến thức tổng quát về ngành tài chính, đầu tư và quản lý tài chính; những bài học thành công và thất bại trong tài chính, đầu tư và quản lý tài chính; các cuộc khủng hoảng tài chính và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính; chương trình đào tạo ngành tài chính, các vị trí việc làm trong ngành tài chính đồng thời giới thiệu cho sinh viên các kỹ năng cần thiết để có thể tự học và tự nghiên cứu các vấn đề tài chính

Nội dung của tài liệu tham khảo bao gồm 4 chương: Chương 1 - Tổng quan về tài chính, Chương 2 - Đầu tư, Chương 3 - Quản trị tài chính, Chương 4 - Đạo đức nghề nghiệp trong ngành tài chính Quyển sách có cấu trúc 4 chương với phần giới thiệu, nội dung chính, phần tóm tắt chương, câu hỏi ôn tập ở cuối mỗi chương Hy vọng rằng, từ những trang sách được tác giả chăm chút này, người đọc có thể tìm được những gì hữu ích mà mình cần và qua đó, hỗ trợ thiết thực cho công tác học tập, nghiên cứu và thực tiễn công việc của mình Nếu được như vậy thì đó chính là niềm vui có ý nghĩa và giá trị nhất mà nhóm tác giả có được từ việc biên soạn quyển sách này

Và cuối cùng, mặc dù đã rất cố gắng, song nhóm tác giả biết rằng quyển sách khó tránh khỏi những sai sót, vì tài chính là một lĩnh vực rất rộng và luôn biến động không ngừng trong thực tiễn Trong nỗ lực để quyển sách ngày một hoàn thiện hơn, nhóm tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý độc giả qua địa chỉ email

Trang 4

chauptm@buh.edu.vn hoặc khiemhq@buh.edu.vn Xin được tri ân sâu sắc sự quan tâm của quý độc giả đã dành cho quyển sách!

TP Hồ Chí Minh, ngày _ tháng _ năm 2022

Đồng chủ biên

ThS Phạm Thị Mỹ Châu – ThS Huỳnh Quốc Khiêm

Trang 5

DANH SÁCH BIÊN SOẠN CÁC CHƯƠNG

Đồng chủ biên: ThS Phạm Thị Mỹ Châu – ThS Huỳnh Quốc Khiêm

Trang 6

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

DANH SÁCH BIÊN SOẠN CÁC CHƯƠNG MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH 1

1.1 KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH 1

1.1.1 Khái niệm tài chính 1

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của tài chính 2

1.1.2.1 Sự hình thành của tài chính 2

1.1.2.2 Quá trình phát triển của tài chính 6

1.1.3 Khái niệm nguồn tài chính và quỹ tiền tệ 7

1.1.4 Bản chất của tài chính 8

1.1.5 Chức năng của tài chính 9

1.1.5.1 Chức năng phân phối tài chính 9

1.1.5.2 Chức năng giám đốc tài chính 11

1.2 LÝ DO HỌC TÀI CHÍNH 12

1.2.1 Học tài chính để đưa ra các quyết định kinh tế sáng suốt 12

1.2.2 Học tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư sáng suốt 13

1.2.3 Học tài chính để đưa ra các quyết định nghề nghiệp sáng suốt dựa trên các hiểu biết cơ bản về tài chính kinh doanh 14

1.3 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH 14

1.3.1 Nguyên tắc 1: Tiền tệ có giá trị theo thời gian 14

1.3.2 Nguyên tắc 2: Lợi nhuận tương quan với rủi ro 16

1.3.3 Nguyên tắc 3: Đa dạng hóa danh mục đầu tư 18

Trang 7

1.3.4 Nguyên tắc 4: Thị trường tài chính là hiệu quả 19

1.3.5 Nguyên tắc 5: Vấn đề người đại diện 20

1.3.6 Nguyên tắc 6: Vấn đề danh tiếng 22

1.4 CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 22

1.4.1 Khủng hoảng tín dụng năm 1772 22

1.4.2 Đại suy thoái năm 1929 - 1933 23

1.4.3 Cú sốc giá dầu OPEC năm 1973 26

1.4.4 Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 27

1.4.5 Khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008 29

1.5 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG TÀI CHÍNH 30

1.5.1 Thành công của nữ tỷ phú Abigail Pierrepont Johnson 30

1.5.2 Thành công của nữ tỷ phú Pollyanna Chu 32

1.5.3 Thất bại của Ngân hàng Lehman Brothers 33

1.6 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 35

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 38

Chương 2: ĐẦU TƯ 39

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ 39

2.1.1 Khái niệm đầu tư 39

2.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầu tư 40

Trang 8

2.1.2.1 Vốn đầu tư 40

2.1.2.2 Thời gian đầu tư 40

2.1.2.3 Lợi nhuận 40

2.1.2.4 Rủi ro 41

2.1.3 Vai trò của đầu tư 41

2.1.4 Phân biệt đầu tư và đầu cơ 42

2.1.5 Đầu tư tài chính 44

2.1.5.1 Khái niệm đầu tư tài chính 44

2.1.5.2 Các hình thức đầu tư tài chính phổ biến 45

2.1.5.3 Một số kinh nghiệm dành cho những nhà đầu tư tài chính cá nhân khi mới tham gia thị trường 50

2.2 GIẢI THƯỞNG NOBEL KINH TẾ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LÝ THUYẾT ĐẦU TƯ 52

2.2.1 Giải thưởng Nobel Kinh tế 53

2.2.2 Quá trình phát triển các lý thuyết đầu tư 54

2.2.2.1 Lý thuyết lâu đài trên không (Castle – in – the – Air Theory) 54

2.2.2.2 Lý thuyết đầu tư giá trị (Value Investing) 55

2.2.2.3 Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (Modern Portfolio Theory – MPT) 56

2.2.2.4 Mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model – CAPM) 57

2.2.2.5 Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) 58

2.2.2.6 Lý thuyết định giá dựa trên kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage Pricing Theory – APT) 59

2.2.2.7 Lý thuyết kẻ ngu ngốc hơn (Greater Fool Theory) 60

2.2.2.8 Lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral Finance Theory) 61

2.3 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 62

Trang 9

2.3.1 Một số câu chuyện thành công trong hoạt động đầu tư 62

2.3.1.1 Benjamin Graham 63

2.3.1.2 Warren Buffett 66

2.3.1.3 Jesse Lauriston Livermore 68

2.3.2 Một số câu chuyện thất bại trong hoạt động đầu tư 69

2.3.2.1 Câu chuyện của Julian Hart Robertson 69

2.3.2.2 Những thương vụ đầu tư không thành công của Warren Buffett 71

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 76

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 78

Chương 3: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 79

3.1 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH 79

3.1.1 Khái niệm quản trị tài chính 79

3.1.2 Mục tiêu quản trị tài chính 81

3.1.3 Chức năng quản trị tài chính 84

3.1.4 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp 84

3.1.5 Các kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị tài chính doanh nghiệp 88

3.2 NGUYÊN TẮC TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 90

3.2.1 Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền tệ 90

3.2.2 Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận 91

Trang 10

3.3.1 Khái niệm về giám đốc tài chính 98

3.3.2 Mối quan hệ giữa giám đốc tài chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp 99

3.3.2.1 Giám đốc tài chính và giám đốc điều hành 100

3.3.2.2 Giám đốc tài chính và kế toán 100

3.4 MỘT SỐ BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 101

3.4.1 Một số bài học thành công 101

3.4.2 Một số bài học thất bại 102

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 104

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 104

Chương 4: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH 106

4.1 CÁC VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH 106

4.1.1 Chuyên viên phân tích tài chính 106

4.1.2 Chuyên viên môi giới chứng khoán 107

4.1.3 Chuyên viên tư vấn tài chính 108

4.1.4 Chuyên viên tư vấn đầu tư 109

4.1.5 Chuyên viên quản lý rủi ro 110

4.1.6 Chuyên viên quản lý danh mục đầu tư 110

4.2 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH 113

4.2.1 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 113

4.2.2 Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp 117

4.2.3 Trách nhiệm đối với bản thân và xã hội 119

4.3 MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH 122

4.3.1 Các kỹ năng trong quá trình học và tự học về tài chính 122

Trang 11

4.3.2 Các kỹ năng để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính 124 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 125 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 126

Trang 12

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

 BẢNG

Bảng 1.1 Mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của các loại quỹ đầu tư trong sản

phẩm “Điểm tựa đầu tư” của Công ty Manulife Việt Nam 17

Bảng 1.2 Thay đổi các chỉ số kinh tế giai đoạn 1929 – 1933 24

Bảng 1.3 Một số đồng tiền trượt giá thời kỳ khủng hoảng tài chính Đông Á 27

Bảng 1.4 Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính 35

Bảng 2.1 Phân biệt đầu tư và đầu cơ 43

Bảng 3.1 Minh họa về một danh mục đầu tư 92

Bảng 3.2 Xem xét tác động của thuế đến 2 phương án lựa chọn 97

 HÌNH Hình 1.1 Minh họa quan hệ tài chính 1

Hình 1.2 Minh họa điều kiện hình thành và phát triển của tài chính 2

Hình 1.3 Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển của tiền tệ 3

Hình 1.4 Minh họa phương thức trao đổi trực tiếp 4

Hình 1.5 Minh họa phương thức trao đổi gián tiếp 5

Hình 1.6 Minh họa mối quan hệ giữa nguồn tài chính và các quỹ tiền tệ 7

Hình 1.7 Minh họa quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính 9

Hình 1.8 Minh họa về một danh mục đầu tư 19

Hình 1.9 Minh họa mối quan hệ giữa mục tiêu của chủ sở hữu và người quản lý 21

Hình 1.10 Alexander Fordyce 23

Hình 1.11 Dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ Đại Suy thoái 24

Hình 1.12 Giá dầu tại Hoa Kỳ giai đoạn 1945 – 2005 26

Hình 1.13 Tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 1995 – 2020 29

Hình 1.14 Abigail Pierrepont Johnson 31

Trang 13

Hình 1.15 Pollyanna Chu 32 Hình 3.1 Vị trí giám đốc tài chính (CFO) trong doanh nghiệp 99

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH

Chương 1 cung cấp khái niệm tổng quát về tài chính, những lý do chủ yếu của việc học ngành tài chính, các nguyên tắc cơ bản của tài chính, thông tin và số liệu về các cuộc khủng hoảng tài chính nổi bật trong lịch sử, một số câu chuyện thành công và thất bại của các cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực tài chính, và chương trình đào tạo chuyên ngành Tài chính tại nhà trường

1.1 KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH 1.1.1 Khái niệm tài chính

Tài chính là một ý niệm nền tảng trong kinh tế học, và đây là một phạm trù khách quan Sự xuất hiện, tồn tại và tiến hóa của tài chính luôn đi đôi với sự phát sinh của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ và sự xuất hiện của các thể chế nhà nước, do vậy nó hoàn toàn độc lập với ý muốn chủ quan của con người Nói cách khác, sự ra đời của các mối quan hệ thuộc phạm trù tài chính là một tiến trình không thể đảo ngược trong tiến trình lịch sử nhân loại

Hình 1.1 Minh họa quan hệ tài chính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về bản chất, tài chính được định nghĩa là hệ thống các mối liên hệ kinh tế, được thực

hiện trong quá trình phân chia của cải xã hội và các nguồn tài chính bằng việc kiến tạo, bổ sung và tiêu dùng các quỹ tiền tệ để hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế - xã hội cụ

thể (Lê Thị Tuyết Hoa và Đặng Văn Dân, 2017) Như vậy, tài chính là một khái niệm

trừu tượng và là một phạm trù rộng Tài chính chứa đựng các mối liên hệ kinh tế phát sinh giữa các đối tượng trong xã hội khi họ tạo lập, bổ sung và sử dụng các quỹ tiền tệ của mình Tiếp cận khái niệm tài chính đồng nghĩa với tiếp cận các sự liên kết kinh tế

Trang 15

được các đối tượng này thực hiện vì một mục đích cụ thể của họ, gắn liền với sự vận động của các dòng vốn và tiền tệ

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của tài chính 1.1.2.1 Sự hình thành của tài chính

Quá trình xuất hiện và phát triển của các quan hệ tài chính đòi hỏi hai điều kiện Điều kiện thứ nhất mang tính tiên quyết là sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ, đây cũng là điều kiện tiên quyết định cho sự hình thành các quan hệ tài chính Điều kiện thứ hai mang tính hoàn thiện là sự xuất hiện của các thể chế chính quyền, đây là điều kiện

thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của các quan hệ tài chính (Lê Thị Tuyết Hoa và

Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, họ từng có hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là: kinh tế tự nhiên tự cung tự chấp (sản phẩm do lao động của con người làm ra là để trực tiếp thỏa mãn nhu cầu của chính họ) và kinh tế hàng hóa (sản phẩm do lao động của con người làm ra là để trao đổi, mua bán trên thị trường) Như vậy, điểm khác biệt cơ

Trang 16

bản của hai kiểu tổ chức kinh tế này là có hay không có sự trao đổi qua lại hàng hóa Chỉ khi nào có tiến trình trao đổi, mua bán hàng hóa thì khi đó tiền tệ mới phát sinh và tồn tại Nói cách khác, tiền tệ chính là sản phẩm trực tiếp của nền kinh tế hàng hóa, và quan hệ trao đổi hàng hóa càng sung túc, nhộn nhịp và phát triển thì tiền tệ sẽ xuất hiện càng sớm, càng đa dạng để hỗ trợ cho quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa đó

Hình 1.3 Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển của tiền tệ

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tiến trình lịch sử của nhân loại đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội, bao gồm: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản Vào giai đoạn đầu của hình thái cộng sản nguyên thủy, con người tự sử dụng lượng sản vật nghèo nàn, khan hiếm thu về sau khi săn bắt, hái lượm Vì vậy, nhu cầu trao đổi vẫn chưa xuất hiện Quá trình lao động lúc bấy giờ có hai đặc điểm nổi bật, đó là: (1) áp dụng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất; và (2) trình độ lao động rất thấp kém Cụ thể hơn, vào giai đoạn này, tất cả các thành viên trong thị tộc, bộ lạc đều sử dụng chung tư liệu sản xuất trong quá trình lao động, ví dụ: họ dùng chung cái cày, con trâu, thửa ruộng, hạt giống, cái khung cửi, ; hoàn toàn không có chiếm hữu tư nhân trong thời kỳ này Hơn nữa, năng suất lao động xã hội lúc bấy giờ còn khá thấp và bấp bênh, quá trình lao động diễn ra rất đơn giản, chủ yếu dựa vào hoạt động săn bắt của nam giới và hái lượm của phụ nữ Do vậy, lượng sản vật mà con người khai thác được từ tự nhiên là rất ít ỏi, không đủ đáp ứng nhu cầu của chính bản thân người lao động và gia đình họ, nên họ chưa nghĩ đến nhu cầu trao đổi hàng hóa với người khác Vì vậy, nền kinh tế hàng hóa chưa phát sinh trong thời kỳ công sản nguyên thủy, do vậy tiền tệ cũng chưa xuất hiện trong thời kỳ này

Trang 17

Xã hội loài người đã trải qua hàng triệu năm dưới cuộc sống bấp bênh thời kỳ cộng sản nguyên thủy Vào cuối giai đoạn này, quá trình lao động của con người bắt đầu có sự chuyển biến về tính chất Bước sang giai đoạn chiếm hữu nô lệ, quá trình lao động thể hiện hai đặc điểm rõ rệt, đó là: (1) áp dụng chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, và (2) trình độ lao động tiến bộ vượt bậc Sự chuyển biến sang chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và những tiến bộ trong kỹ thuật lao động dần tạo ra loại và số lượng hàng hóa đa dạng và phong phú hơn trước rất nhiều Sản lượng mà con người khai thác được từ tự nhiên và do chính họ sản xuất ra thêm không những đủ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bản thân họ và gia đình, mà còn tạo ra một lượng sản vật dư thừa rất lớn Một người lao động không thể tạo ra tất cả những loại mặt hàng mà họ cần, có nghĩa là bản thân họ vẫn có nhu cầu tiêu dùng những món hàng mà họ không sản xuất được; trong khi bản thân họ lại đang dư thừa những món hàng mà họ không tiêu thụ hết Do đó, một cách rất tự nhiên, nhu cầu trao đổi hàng hóa trở nên quan trọng với bản thân mỗi cá nhân trong xã hội vào thời kỳ này Con người có hai phương thức trao đổi hàng hóa, đó là: phương thức trao đổi trực tiếp và phương thức trao đổi gián tiếp Phương thức trao đổi gián tiếp xuất hiện muộn hơn, là kết quả của sự điều chỉnh phương thức trao đổi trực tiếp và là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của tiền tệ

Hình 1.4 Minh họa phương thức trao đổi trực tiếp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 1.4 minh họa cho một phương thức hàng hóa theo kiểu trực tiếp Thoạt nhìn thì phương thức này có vẻ khá đơn giản, nhưng trên thực tế thì phương thức này đòi hỏi một số điều kiện, khiến cho nó khó có thể được thực hiện phổ biến và thường xuyên Cụ thể là, phương thức trao đổi trực tiếp này yêu cầu ba điều kiện, gồm: (1) phải có sự trùng khớp về không gian trao đổi; (2) phải có sự trùng khớp về thời gian trao đổi; và quan trọng hơn hết là (3) phải có sự trùng khớp về khả năng và nhu cầu trao đổi giữa các bên Hình thức trao đổi trực tiếp yêu cầu những điều kiện như vậy, nên nó không thể được tiến hành một cách thường xuyên và dễ dàng được, khiến cho hoạt động trao đổi hàng

Trang 18

hóa của con người tồn tại những khó khăn nhất định Trong một quá trình rất lâu dài, trao đổi hàng hóa theo phương thức trực tiếp này, con người sẽ dần nhận ra những nhược điểm của nó và tìm cách điều chỉnh, cải tiến Và kết quả là cho ra đời một phương thức trao đổi mới, linh hoạt hơn rất nhiều, và phương thức trao đổi mới này cũng đã thúc đẩy ra sự ra đời của tiền tệ Đó chính là phương thức trao đổi gián tiếp

Hình 1.5 Minh họa phương thức trao đổi gián tiếp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 1.5 minh họa cho một phương thức trao đổi hàng hóa theo kiểu gián tiếp Một đặc điểm dễ thấy của phương thức trao đổi này là, đối với người trao đổi, giai đoạn bán và giai đoạn mua là hoàn toàn tách biệt với nhau Và phương thức này cũng không đòi hỏi cần phải có sự thống nhất về không gian, thời gian, khả năng và nguyện vọng của các bên trao đổi như cách thức trao đổi trực tiếp, mà đơn giản hơn, nó chỉ yêu cầu mọi người trao đổi tại ngôi chợ này, chấp nhận một vật làm vật trung gian Chính vì vậy, phương thức trao đổi gián tiếp tỏ ra là ưu việt và linh hoạt hơn rất nhiều so với phương thức trao đổi trực tiếp, vốn được con người áp dụng để trao đổi hàng hóa ở giai đoạn trước đó Câu hỏi được đặt ra là, vật nào sẽ được chọn làm vật trung gian? Lịch sử sẽ có câu trả lời chính xác nhất Tuy nhiên, dù cho vật trung gian đó tồn tại dưới bất kỳ hình thái nào, thì vật trung gian đó đều được gọi là “tiền tệ” Sự xuất hiện của vật trung gian trao đổi đánh dấu mốc thời kỳ phôi thai cho sự hình thành của tiền tệ, và cũng là bước ngoặt từ nền kinh tế hiện vật lạc hậu sang nền kinh tế tiền tệ tiến bộ hơn Quá trình lao động của con người đã thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa, quá trình trao đổi hàng hóa đã thúc đẩy sự ra đời của tiền tệ Như vậy, chính quá trình tạo ra và lưu hành hàng hóa đã trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của tiền tệ Khi con người thực hiện các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa, tức là làm nảy sinh các quan hệ kinh tế dưới hình thái tiền tệ Như vậy, sự phát sinh, tồn tại và chuyển biến của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ đã trở thành điều kiện không thể thiếu cho sự hình thành của tài chính

Trang 19

1.1.2.2 Quá trình phát triển của tài chính

Điều kiện thứ hai mang tính định hướng dẫn đến sự xuất hiện và chuyển biến toàn diện của tài chính, đó là sự tồn tại của nhà nước Có nhiều học thuyết đã cố gắng lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước, như: thuyết thần quyền, thuyết gia trưởng, thuyết bạo lực, thuyết khế ước xã hội, Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin, nhà nước là một sản phẩm khách quan của lịch sử phát triển của loài người, và nó chỉ tồn tại với

những điều kiện cụ thể, tức là nó không bất biến (Friedrich Engels, 1884) Vào thời kỳ

công xã nguyên thủy, quá trình lao động và sản xuất của con người diễn ra với trình độ rất thấp kém Khi thời gian trôi qua, những tiến bộ trong sản xuất và những cải biến trong kỹ thuật đã khiến cho lượng sản vật mà con người tạo ra nhiều hơn trước rất nhiều Bên cạnh đó, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quá trình chuyên môn hóa và các lần phân công lao động lớn đã tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời của giai cấp như một tiến trình tất yếu của lịch sử Bằng nhiều cách khác nhau, mà phần lớn với vũ lực, những thành viên nào trong xã hội chiếm được tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị, các thành viên còn lại không có tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp bị trị Mâu thuẫn luôn tồn tại với hai thế lực đối kháng này như một kết quả không thể dung hòa được Khi đó, để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, duy trì trật tự xã hội và làm ổn định sự vận hành của nền kinh tế, nhà nước đã ra đời Nên có thể khẳng định, lý do trực tiếp nhất thúc đẩy sự ra đời của nhà nước chính là nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội Điều này cũng có nghĩa là, nhà nước chỉ tồn tại với những xã hội có giai cấp và mâu thuẫn giai cấp

Khi phân tích quá trình phát triển của tài chính trong tiến trình hình thành của nhà nước qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, chúng ta thấy rằng vào đầu giai đoạn công xã nguyên thủy, dù quá trình phân chia của cải đã diễn ra trong các thị tộc nhưng vẫn chưa có các hình thái tài chính và quá trình phân phối này chủ yếu diễn ra dưới hình thức hiện vật, không có phân phối tiền tệ và nhu cầu phân phối cũng chỉ là để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ là chính Cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy, đã dần có sự phân công lao động xã hội, cộng với đó là tình trạng hàng hóa phong phú, tiền tệ xuất hiện Đây được xem là nhân tố bản lề không thể thiếu cho các liên hệ phân phối mang tính tài chính Quá trình phân công lao động xã hội dẫn đến kết quả không thể tránh khỏi là sự phân chia giai cấp và nhà nước đã ra đời như một hệ quả tất yếu Để duy trì ổn định quyền lực và khả năng tồn tại của nhà nước, thuế dưới hình thức hiện vật đã ra đời, tạo

Trang 20

điều kiện để hoàn thiện cho khái niệm tài chính Bước sang hình thái phong kiến và chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng hóa - tiền tệ phát triển như vũ bão và các hình thái nhà nước đã kiện toàn ở mức độ cao, nên phạm trù tài chính được hình thành một cách hoàn chỉnh

1.1.3 Khái niệm nguồn tài chính và quỹ tiền tệ

Nguồn tài chính là toàn bộ năng lực tài chính mà mọi đối tượng trong nền kinh tế có thể huy động, sử dụng để tiến hành các hoạt động nhất định của mình Nói cách khác, nguồn tài chính là toàn bộ năng lực tài chính của một quốc gia, bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, như: bộ phận sản lượng mới được tạo ra trong kỳ, phần vốn tích lũy quá khứ của xã hội và dân cư, bộ phận của cải chuyển vào và ra quốc gia, và tài nguyên sản vật quốc

gia cho thuê, nhượng bán (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008) Nền kinh tế sẽ

tồn tại rất nhiều chủ thể (chính phủ, hệ thống doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian, các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân - hộ gia đình, ), các chủ thể này sẽ tiến hành hoạt động sản xuất, thương mại, đầu tư, và tạo ra một lượng của cải xã hội nhất định Giá trị của lượng của cải này góp phần tạo ra nguồn tài chính của quốc gia, thông thường được đo lường bằng Tổng sản phẩm quốc nội

Hình 1.6 Minh họa mối quan hệ giữa nguồn tài chính và các quỹ tiền tệ

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bên cạnh đó, quỹ tiền tệ là một bộ phận nhất định được trích ra từ nguồn tài chính được dùng cho một mục đích cụ thể Như vậy, một quốc gia sẽ có một nguồn tài chính, được phân chia thành nhiều quỹ tiền tệ riêng biệt (hình 1.6), ví dụ: quỹ tiền tệ của nhà nước, quỹ tiền tệ của hệ thống doanh nghiệp, quỹ tiền tệ của các định chế tài chính trung gian, quỹ tiền tệ của các cá nhân - hộ gia đình, Mỗi quỹ tiền tệ đều thể hiện ba đặc điểm: (1) luôn thể hiện một quan hệ sở hữu, (2) được sử dụng cho một mục đích nhất định, và

Trang 21

(3) được sử dụng, bổ sung liên tục Trong số các quỹ tiền tệ nêu trên, quỹ tiền tệ của nhà nước được xem là quỹ tiền tệ tập trung đáng kể nhất trong nền kinh tế, được nhà nước sử dụng để tiến hành các chức năng kinh tế - chính trị - xã hội

1.1.4 Bản chất của tài chính

Như đã định nghĩa, tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế hình thành trong quá trình các chủ thể trong nền kinh tế tạo lập, bổ sung và sử dụng các nguồn vốn cho các mục tiêu khác nhau của mình Do vậy, tài chính mang bản chất là những quan hệ kinh tế

trong quá trình phân chia của cải dưới hình thức tiền tệ (Lê Thị Tuyết Hoa và Đặng Văn

Dân, 2017) Trong một quan hệ kinh tế bất kỳ, tiền tệ, vốn mang bản chất là một loại

hàng hóa đặc biệt được sử dụng làm vật ngang giá chung để trao đổi lấy các hàng hóa khác, chỉ là phương tiện để các chủ thể thực hiện quan hệ đó Còn chính bản thân quan hệ đó đã bao hàm khái niệm tài chính

Ngoài ra, tài chính còn mang bản chất là sự dịch chuyển tương đối của tiền tệ trong nền kinh tế Thật vậy, khi một giao dịch kinh tế được thực hiện, tiền tệ sẽ vận động từ người mua sang người bán, hàng hóa sẽ vận động từ người bán sang người mua, và kết quả là một quá trình phân phối của cải xã hội đã được thực hiện Nếu không có sự vận động của tiền tệ thì quan hệ mua bán hàng hóa sẽ không thể thực hiện được, hay nói cách khác là hàng hóa sẽ không thể lưu thông được Có nghĩa là, quá trình phân phối của cả xã hội chỉ có thể được thực hiện giữa các đối tượng trong nền kinh tế với nhau khi và chỉ khi có sự vận động của tiền tệ Chúng ta cũng đã phân tích ở phần 1.1.2.1 khi nói về điều kiện tiên quyết dẫn đến sự hình thành của tài chính là sự xuất hiện của tiền tệ Vì vậy, nếu ta thừa nhận bản chất của tài chính là những quan hệ kinh tế trong quá trình phân phối của cải xã hội, thì ta cũng phải thừa nhận rằng bản chất của tài chính chính là sự vận động tương đối của tiền tệ

Bên cạnh đó, tài chính còn mang bản chất là một công cụ đắc lực giúp nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế Sự tồn tại của nhà nước và sự tồn tại của tài chính có mối quan hệ tương hỗ với nhau Nhà nước chính là điều kiện định hướng dẫn đến sự hoàn thiện của khái niệm tài chính Ngược lại, để hỗ trợ cho sự tồn tại và khả năng hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nước, nhà nước có thể sử dụng tài chính như một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội trên ba khía cạnh: điều tiết về mặt kinh tế, điều tiết về mặt thị trường, và điều tiết về mặt xã hội Chủ yếu bằng việc sử dụng công cụ chính sách thuế,

Trang 22

nhà nước có thể tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của hệ thống doanh nghiệp; tác động gián tiếp vào sản lượng quốc gia, mặt bằng giá cả, khuynh hướng tiêu dùng của người dân; hoặc hạn chế một số hành vi bất lợi từ phía người dân Từ các khía cạnh ảnh hưởng này, nền kinh tế - xã hội sẽ vận động lành mạnh hơn theo đúng định hướng của nhà nước

1.1.5 Chức năng của tài chính

1.1.5.1 Chức năng phân phối tài chính

Phân phối tài chính là quá trình phân chia tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và khuynh hướng phù hợp cho tiết kiệm và tiêu dùng, nhằm tích lũy, tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế

(Lê Thị Tuyết Hoa và Đặng Văn Dân, 2017) Chức năng phân phối là chức năng tự có,

tồn tại sẵn trong phạm trù tài chính, và thể hiện rõ nét nhất bản chất của tài chính Quá trình phân phối tài chính được thực hiện qua hai giai đoạn: (1) phân phối lần đầu: được thực hiện trong khu vực sản xuất; và (2) phân phối lại: được thực hiện trong khu vực phi sản xuất, đảm bảo cho khu vực này vẫn có phần thu nhập thỏa đáng để tồn tại và phát triển, ví dụ như thuế để tái phân phối thu nhập giữa các đối tượng trong nền kinh tế và cân bằng phúc lợi xã hội

Hình 1.7 Minh họa quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 1.7 giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình phân phối tài chính thông qua hai giai đoạn nêu trên Để dễ hình dung, giả sử hình tròn minh họa cho nền kinh tế Trong nền kinh tế này có rất nhiều chủ thể tồn tại, ví dụ như: nhà nước, hệ thống doanh nghiệp, các

Trang 23

định chế tài chính, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cá nhân - hộ gia đình, Căn cứ vào khả năng tạo ra và đóng góp sản lượng, có thể chia nền kinh tế ra thành hai khu vực, đó là: (1) Khu vực sản xuất: bộ phận chủ thể có khả năng lao động, làm việc và tạo ra của cải cho xã hội (như: công nhân, bác sĩ, kiến trúc sư, giáo viên, thợ may, ); (2) Khu vực phi sản xuất: bộ phận chủ thể không có khả năng lao động, làm việc và không tạo ra của cải cho xã hội (như: người già, trẻ nhỏ, người mất khả năng lao động, )

Quá trình phân phối lần đầu của tài chính được thực hiện trong khu vực sản xuất Các chủ thể trong khu vực này sau khi tiến hành các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đã tạo ra một lượng của cải xã hội nhất định, sau đó họ sẽ tiến hành phân chia lượng của cải này dưới hình thức tiền tệ, ví dụ như: doanh nghiệp A trả tiền hàng cho doanh nghiệp B, doanh nghiệp B gửi tiền vào ngân hàng, doanh nghiệp A trả lương cho người lao động, người lao động trích một phần tiền lương ra để đóng thuế, phần còn lại thì gửi tiết kiệm vào ngân hàng, Quá trình này khiến cho tổng sản phẩm quốc dân đã được phân chia theo một tỷ lệ và xu hướng nhất định Chúng ta gọi đây là quá trình phân phối lần đầu của tài chính

Quá trình phân phối tài chính lần đầu như vừa phân tích đã phục vụ được nhu cầu của các đối tượng trong xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Tuy nhiên, nếu quá trình phân phối tài chính chỉ được tiến hành qua một lần duy nhất như vậy, thì các chủ thể trong khu vực phi sản xuất sẽ không thể tồn tại và phát triển được, vì vốn dĩ họ không tham gia quá trình lao động nên sẽ không được phân phối lần đầu Do vậy, nhà nước sẽ can thiệp vào quá trình phân phối tài chính nhằm đảm bảo cân bằng hơn về phúc lợi xã hội giữa khu vực sản xuất và khu vực phi sản xuất, bằng cách tiến hành phân phối lại của cải xã hội, hay còn gọi là “tái phân phối thu nhập” Như vậy, nếu nhìn ở góc độ vĩ mô, việc nhà nước dùng tiền thuế để cung cấp các hàng hóa công cộng cho người dân thực chất là hành động nhà nước “chuyển” một phần thu nhập của người có thu nhập tốt hơn để chia sẻ lại cho người có thu nhập kém hơn hoặc không có thu nhập, nhằm tái cân bằng phúc lợi xã hội Chúng ta gọi quá trình này là “tái phân phối thu nhập”, một lý do rất quan trọng để nhà nước tiến hành thu thuế, bên cạnh hai lý do còn lại là huy động nguồn tài chính cho nhà nước và hạn chế một số hành vi bất lợi của người dân

Đối tượng phân phối là sản lượng quốc gia dưới hình thức giá trị (chủ yếu là tổng sản phẩm quốc nội), là các nguồn tài chính, tiền tệ đang vận động với tư cách là phương tiện

Trang 24

thanh toán và phương tiện tích lũy tài sản trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ Chủ thể phân phối bao gồm các bộ phận khác nhau như: chính phủ, hệ thống doanh nghiệp, các cá nhân hộ gia đình, các đoàn thể chính trị - xã hội Kết quả quá trình phân phối là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ với các mục đích cụ thể đã được ấn định trước

1.1.5.2 Chức năng giám đốc tài chính

Cũng giống như chức năng phân phối, chức năng giám đốc là chức năng vốn có thuộc phạm trù bản chất của tài chính, và hai chức năng này có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau Không thể khẳng định chức năng nào là quan trọng hơn, vì chúng cùng hỗ trợ nhau để các quan hệ tài chính trong nền kinh tế có thể phát triển đúng hướng và lành mạnh nhất Về định nghĩa, giám đốc tài chính là quá trình thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động phân phối tài chính nhằm phát hiện những ưu điểm để phát huy và khắc phục những tồn tại hay khuyết điểm của quá trình phân phối đó Cần hiểu rằng, nếu không có quá trình giám đốc tài chính này, thì các quan hệ phân phối tài chính có thể diễn ra một cách mất cân đối, không đi đúng định hướng điều tiết vĩ mô của nhà nước, thậm chí là vi phạm pháp luật, từ đó là tổn hại lợi ích tổng thể của nền kinh tế và làm xói mòn lòng tin của xã hội đối với chức năng quản lý vĩ mô của bộ máy nhà nước Ví dụ: việc người dân đóng thuế vào ngân sách nhà nước không thể tiến hành một cách tùy ý, theo dõi và ghi chép lỏng lẻo được, mà toàn bộ các hoạt động thu chi giữa hai đối tượng này cần phải được tiến hành theo luật định, và dĩ nhiên nhà nước sẽ có cơ chế thích hợp và hiệu quả để thanh tra, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ pháp luật của hai đối tượng này liên quan đến các khoản thu chi của họ; hoặc quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau sẽ được theo dõi bằng các hợp đồng kinh tế; việc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty sẽ được hạch toán và theo dõi trên chế độ sổ sách, chứng từ kế toán, Do vậy, nội dung của giám đốc tài chính là rất đa dạng, bao gồm: giám đốc tài chính trong quá trình thu - chi của ngân sách nhà nước (được xem là hết sức quan trọng, vì ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế); giám đốc tài chính trong các hoạt động sản xuất, thương mại, đầu tư của các tổ chức kinh tế dựa trên các hợp đồng kinh tế, chứng từ hàng hóa, sổ sách kế toán; giám đốc tài chính trong quá trình cấp rót ngân sách, cấp tín dụng và thanh toán vốn đối với các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế

Có thể thấy, đối tượng của quá trình giám đốc tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh

Trang 25

giữa các chủ thể với nhau khi họ thực hiện các hoạt động tạo lập, bổ sung và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích kinh tế - xã hội của họ Ngoài ra, chủ thể giám đốc tài chính cũng chính là chủ thể tiến hành chức năng phân phối tài chính Chức năng phân phối và giám đốc có mối quan hệ tương hỗ Chức năng giám đốc tài chính gắn chặt và được thực hiện ngay trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, đảm bảo cho việc sử dụng chúng một cách hợp lý nhất Chức năng giám đốc tài chính có hai đặc điểm: (1) Giám đốc tài chính được thực hiện bằng các chỉ tiêu tài chính (bao gồm: chỉ tiêu tuyệt đối và chỉ tiêu tương đối); (2) Giám đốc tài chính được thực hiện thường xuyên

và liên tục (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008)

Mục đích của chức năng giám đốc tài chính là duy nhất và rất rõ ràng, đó là đảm bảo, điều hòa và duy trì tính hợp lý và hợp pháp của các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân chia tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thái giá trị Thông qua chức năng giám đốc tài chính, các cơ quan chính phủ có thể nhanh chóng phát hiện ra các tình trạng tham ô, tiêu cực để xử lý theo đúng các quy định của pháp luật; có thể chỉ ra những lỗi sai, những điều chưa đúng đắn của các chủ thể khi họ tiến hành các quan hệ phân phối để tiến hành điều chỉnh, sửa chữa; ngoài ra, còn có thể khai thác, phát huy một cách tối ưu những nguồn tài nguyên tiềm năng, chưa được sử dụng, tránh tình trạng lãnh phí nguồn tài nguyên quốc gia để góp phần đảm bảo cho các quan hệ phân phối giá trị của cải xã hội luôn được thực hiện một cách đúng đắn, hợp lý nhất Từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển và tiến bộ tổng thể và toàn diện của cả nền kinh tế - chính trị - xã hội của quốc gia

1.2 LÝ DO HỌC TÀI CHÍNH

1.2.1 Học tài chính để đưa ra các quyết định kinh tế sáng suốt

Trong nền kinh tế, hệ thống tài chính là một chỉnh thể hợp nhất giữa ba bộ phận: thị trường tài chính, các khu vực tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính Hoạt động của từng bộ phận này nói riêng và của hệ thống tài chính nói chung bị ảnh hưởng rất đáng kể bởi các chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ và ngân hàng trung ương Các nhà hoạch định chính sách luôn cố gắng đưa ra những quyết định điều hành sao cho giúp nền kinh tế đạt được lợi ích tổng thể là cao nhất, nhưng điều này không có nghĩa là lợi ích của từng cá nhân hay nhóm cá thể nào đó cũng luôn được đảm bảo Ví dụ, việc nhà nước tăng thuế có thể khiến cho ngân sách chính phủ trở nên dồi dào hơn, phúc lợi xã hội của

Trang 26

người dân thụ hưởng sẽ được cải thiện khả quan hơn, nhưng rõ ràng là thu nhập của họ sẽ bị giảm vì họ phải đóng thuế nhiều hơn Do vậy, các chính sách điều tiết vĩ mô không những có tác động ở tầm vĩ mô, mà chúng còn tác động đến mọi cá nhân, tổ chức hay tập thể trong xã hội

Mặc dù không phải ai trong xã hội cũng đều làm việc trong lĩnh vực tài chính hay có điều kiện thuận lợi để nghiên cứu chuyên sâu và am tường về tài chính, nhưng các hoạt động bình thường trong đời sống hằng ngày của họ luôn bị chi phối bởi các quyết định tài chính của chính họ, như việc nhận lương, đóng thuế, trả tiền hàng hóa, thanh toán hóa đơn sinh hoạt phí, Vì vậy, nếu không có kiến thức về tài chính, ít nhất là ở mức độ căn bản, thì các cá nhân này sẽ rất khó khăn trong việc phân tích và đưa ra một quyết định kinh tế sáng suốt Ví dụ như, nếu không có kiến thức về mục đích đánh thuế và cách tính thuế của nhà nước, một người sẽ cảm thấy không dễ chịu khi họ phải trích một phần thu nhập của họ để đóng trong khi không nhận lại lợi ích gì trực tiếp trước mắt; hay nếu không hiểu về lãi suất và cách tính lãi tiết kiệm, một người sẽ không biết nên gửi tiền tiết kiệm ở đâu và với kỳ hạn bao lâu thì tối ưu với kế hoạch ngân sách riêng của họ, Như vậy, các kiến thức về tài chính sẽ là cơ sở để các cá nhân và tổ chức đưa ra các quyết định kinh tế hợp lý Đây được xem là lý do phổ quát và quan trọng nhất của việc học về tài chính

1.2.2 Học tài chính để đưa ra các quyết định kinh doanh và đầu tư sáng suốt

Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình các chủ thể tạo lập, bổ sung và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục tiêu khác nhau Điều này có nghĩa là, hoạt động của bất kỳ tổ chức, tập thể, cơ quan, doanh nghiệp nào cũng đều có sự liên quan nhất định đối với tài chính Biểu hiện rõ nét nhất của tài chính là hoạt động thu chi bằng tiền giữa các chủ thể với nhau, có thể thấy đây là hoạt động mà bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng đều tiến hành trong đời sống hằng ngày Như vậy, các kiến thức về tài chính sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ ràng hơn về mục đích và cách thức hoạt động của cơ quan hay doanh nghiệp mà chúng ta đang làm việc Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cơ chế trả lương, khen thưởng phúc lợi của họ cho chúng ta; chúng ta sẽ sáng tỏ hơn về chiến lược phát triển sản phẩm mới và tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới, Ngoài ra, nếu khởi nghiệp kinh doanh, các cá nhân cũng có thể hình dung tốt nhất về mục đích tồn tại và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp mình trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các quan hệ tài chính giữa họ với các chủ thể khác trong

Trang 27

nền kinh tế Do vậy, nếu không có các kiến thức nhất định về tài chính, các cá nhân này sẽ hoàn toàn bị lạc hướng

Hơn nữa, nhu cầu luân chuyển vốn giữa các chủ thể thừa vốn và các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế luôn mở ra một cơ hội đầu tư rất lớn cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tích lũy và gia tăng tài sản cho mình Các hiểu biết về tài chính sẽ giúp cho các chủ thể đầu tư có thể hiểu rõ hơn cách thị trường tài chính vận hành, mục tiêu của các chủ thể tham gia trên thị trường, đặc tính của các sản phẩm đầu tư, khả năng sinh lời của các kênh đầu tư, từ đó tạo nền tảng vững chắc hơn để họ đưa ra các quyết định đầu tư thông minh Trong bất kỳ lĩnh vực nào, một chủ thể đầu tư không thể có kết quả đầu tư khả quan khi mà họ không có kiến thức và không am hiểu về lĩnh vực đầu tư đó Và đầu tư trong lĩnh vực tài chính cũng không phải là ngoại lệ

1.2.3 Học tài chính để đưa ra các quyết định nghề nghiệp sáng suốt dựa trên hiểu biết cơ bản về tài chính kinh doanh

Như đã phân tích ở phần 1.2.2, dù cho một cá nhân làm việc hay kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào của nền kinh tế, thì lĩnh vực đó cũng đều có mối quan hệ mật thiết và bị chi phối rất nhiều bởi các hoạt động tài chính Do vậy, các cá nhân này vẫn cần phải có những kiến thức tài chính, ít nhất là ở mức độ cơ bản, để có thể tương tác và làm việc với các đối tác trong các khâu có liên quan đến tài chính Ví dụ, một nhân viên kinh doanh của một công ty sản xuất hàng may mặc vẫn phải hiểu những phương thức thanh toán quốc tế khi họ giao kết hợp đồng ngoại thương với các đối tác nước ngoài, hay một nhân viên kế toán của một công ty sản xuất thực phẩm vẫn phải hiểu những quy định về việc quyết toán và nộp thuế hằng năm khi họ làm việc với kho bạc nhà nước, hay một chuyên viên đầu tư của một tập đoàn kinh doanh bất động sản vẫn phải am tường về các kênh đầu tư và các sản phẩm đầu tư tài chính nổi bật trên thị trường để có thể giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh của tập đoàn, Nói tóm lại, dù làm việc ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào, một cá nhân vẫn cần phải học tài chính, nhất là tài chính kinh doanh, để đưa ra các quyết định nghề nghiệp và tác nghiệp hiệu quả hơn trong quá trình làm

việc của mình (Melicher và Norton, 2017)

1.3 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH 1.3.1 Nguyên tắc 1: Tiền tệ có giá trị theo thời gian

Thực tế cho thấy rằng, ngay cả trong điều kiện nền kinh tế ổn định và không gặp cú sốc

Trang 28

nào, thì giá trị của tiền tệ là không bất biến theo thời gian Điều này có nghĩa là, một đồng trong hiện tại luôn có giá trị thực tế cao hơn so với một đồng trong tương lai, một đồng trong tương lai gần luôn có giá trị thực tế cao hơn so với một đồng trong tương lai xa Nhận biết được hiện tượng này và hiểu được nguyên nhân của nó sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các dòng thu nhập hay dòng chi phí xuất hiện trong kế hoạch ngân sách của họ, từ đó giúp họ đưa ra các quyết định khôn ngoan và hợp lý hơn Có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giá trị của tiền tệ sẽ thay đổi theo thời gian, cụ thể như sau:

Thứ nhất, sức mua của tiền tệ bị giảm do tình trạng lạm phát Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục và kéo dài theo thời gian Gần như không tồn tại nền kinh tế nào mà tỷ lệ lạm phát của nó bằng 0%, chí ít cũng là ở mức độ thiểu phát Như vậy, xét về dài hạn, giá cả hàng hóa tăng liên tục và kéo dài, nên ngược lại, sức mua của tiền tệ cũng sẽ giảm liên tục và kéo dài Chỉ khác nhau ở chỗ, tốc độ tăng và giảm nêu trên có khác nhau, làm cho tỷ lệ lạm phát ở các nước là khác nhau mà thôi Ví dụ, thu nhập danh nghĩa của một người công nhân là 1.000.000 đồng/tháng, nếu giá gạo là 20.000 đồng/kg, với thu nhập danh nghĩa đó anh ta sẽ mua được 50 kg gạo, nhưng nếu giá gạo tăng lên 25.000 đồng/kg thì anh ta sẽ chỉ mua được 40 kg gạo, dù cho thu nhập của anh ta không thay đổi Do vậy, đối với người công nhân này, 1.000.000 đồng tại thời điểm giá gạo là 20.000 đồng/kg có giá trị hơn tại thời điểm giá gạo là 25.000 đồng/kg Lạm phát là một thực tế khách quan không thể tránh khỏi ở các nền kinh tế, nên giá trị thực tế (thể hiện qua sức mua thực tế) của tiền tệ theo thời gian là không thể cố định được

Thứ hai, rủi ro của đồng tiền trong tương lai là cao hơn so với đồng tiền trong hiện tại Nói cách khác, đồng tiền có được trong tương lai là không chắc chắn, bấp bênh và bất định hơn Một cách tổng quát, rủi ro được hiểu là sự không chắc chắn về kết quả có thể có của một tình huống hoặc hành vi nào đó Nói dễ hiểu hơn, rủi ro là sự bất định, bất trắc Thật vậy, tương lai luôn chứa đựng tiềm ẩn những bất ngờ, biến cố mà con người không thể dự phòng hay lường trước hết được Giả sử, một người được lựa chọn nhận một khoản tiền theo hai cách: nhận ngay bây giờ hoặc nhận sau 20 năm Chắc chắn, anh ta sẽ lựa chọn nhận khoản tiền đó ngay bây giờ Lựa chọn này là hoàn toàn dễ hiểu và phổ biến Nếu nhận ngay bây giờ, khoản tiền đó chắc chắn nằm trong tay anh ta, nhưng nếu để 20 năm sau mới nhận thì mọi thứ bất trắc có thể xảy ra trong khoảng thời gian

Trang 29

đó và có thể sau 20 năm, anh ta sẽ không thể nhận được khoản tiền này vì một lý do nào đó Hơn nữa, nếu nhận tiền ngay bây giờ, anh ta có thể đầu tư khoản tiền này để sinh lời, và kết quả là sau 20 năm nữa, giá trị tài sản của anh ta sẽ tăng lên rất nhiều Việc nhận tiền ngay bây giờ rõ ràng là khôn ngoan hơn so với việc nhận tiền sau 20 năm nữa

Thứ ba, nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại là cao hơn nhu cầu tiêu dùng trong tương lai, do vậy nhà đầu tư phải được bù đắp cho sự chờ đợi và trì hoãn chi tiêu của mình Nếu một người nhận được một đồng trong hiện tại để chi tiêu, anh ta có thể đáp ứng các nhu cầu của mình Nhưng nếu bảo anh ta hãy trì hoãn chi tiêu sang đến năm sau, thì sự trì hoãn nhu cầu chi tiêu đó của anh ta sẽ phải được đền bù Nên sang năm sau, không thể chỉ đưa cho anh ta một đồng, mà phải đưa cho anh ta nhiều hơn một đồng, để anh ta chi tiêu tại thời điểm đó

Ba nguyên nhân vừa phân tích trên cho chúng ta một ý niệm rằng, để đáp ứng kỳ vọng và khả năng chịu đựng rủi ro của các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư, thì một khoản tiền họ bỏ ra trong hiện tại phải có khả năng tạo ra một khoản tiền lớn hơn trong tương lai, giá trị tăng thêm này chứa đựng cả ba yếu tố: lạm phát, rủi ro, và sự chờ đợi của họ Hay nói cách khác, tiền phải luôn sinh ra tiền Giả sử giá trị tăng thêm của ba yếu tố lạm phát, rủi ro và sự chờ đợi được tổng hợp lại thành 10%/năm, thì với 1 đồng chúng ta đang có trong hiện tại, sau một năm nó phải tích lũy để trở thành 1,1 đồng Có nghĩa là, 1 đồng trong hiện tại có giá trị bằng 1,1 đồng trong tương lai, nên 1 đồng trong hiện tại có giá trị cao hơn 1 đồng trong tương lai Nguyên tắc “Tiền tệ có giá trị theo thời gian” là nguyên tắc cơ bản nhất trong tài chính nói chung và trong tài chính doanh nghiệp nói

riêng (Lê Mạnh Hưng và cộng sự, 2015)

1.3.2 Nguyên tắc 2: Lợi nhuận tương quan với rủi ro

Với một dự án kinh doanh hay đầu tư tài chính, hai yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm nhất chính là mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của dự án đó Tuy nhiên, tồn tại một sự đánh đổi khách quan giữa hai yếu tố này Có nghĩa là, dự án kinh doanh hay đầu tư có mức độ an toàn cao, rủi ro thấp luôn đi đôi với khả năng sinh lời thấp Ngược lại, một dự án đầu tư hay kinh doanh được kỳ vọng có khả năng sinh lời cao luôn được đặt trong hoàn cảnh có rủi ro cao, độ an toàn thấp Như đã phân tích ở phần 1.3.1, rủi ro được hiểu tổng quát là sự bất định về kết quả có thể có của một tình huống hoặc hành vi nào đó Rủi ro không nên được hiểu đơn thuần là sự cố không may mắn, sự cố xui rủi, đặc biệt là trong

Trang 30

lĩnh vực tài chính Trong kinh doanh và tài chính, rủi ro nên được hiểu là sự dao động về khả năng sinh lời Một dự án có rủi ro cao được hiểu là dự án này có thể sẽ rất lỗ nhưng cũng có thể sẽ rất lời Dĩ nhiên, mục tiêu sinh lời cao luôn là điều mong ước của bất kỳ nhà đầu tư nào cho các dự án mà họ tham gia Tuy nhiên, họ cũng cần phải cân nhắc, lựa chọn và quyết định đối với các dự án đầu tư cho khả năng sinh lời cao trong mối quan hệ tương quan với mức độ rủi ro và khẩu vị rủi ro của chính họ

Bảng 1.1 Mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của các loại quỹ đầu tư trong sản phẩm “Điểm tựa đầu tư” của Công ty Manulife Việt Nam

Loại

quỹ Các loại tài sản đầu tư và tỷ trọng đầu tư

Mức độ rủi ro và lợi nhuận

dự kiến

Tỷ suất sinh lời 5

năm gần nhất

Bảo toàn

- Tiền gửi có kỳ hạn và các công cụ thị trường tiền tệ (80-100%)

- Công cụ lợi suất cố định (0-20%)

Tích lũy

- Tiền gửi có kỳ hạn và các công cụ thị trường tiền tệ (0-20%)

- Công cụ lợi suất cố định (80-100%)

Ổn định

- Cổ phiếu và các hình thức đầu tư liên quan cổ phiếu (10-30%)

- Công cụ lợi suất cố định, tiền gửi ngân hàng và các hình thức khác (70-90%)

Trung

Cân bằng

- Cổ phiếu và các hình thức đầu tư liên quan cổ phiếu (40-60%)

- Công cụ lợi suất cố định, tiền gửi ngân hàng và các hình thức khác (40-60%)

Phát - Cổ phiếu và các hình thức đầu tư liên quan cổ phiếu Khá cao 50,4%

Trang 31

triển (50-80%)

- Công cụ lợi suất cố định, tiền gửi ngân hàng và các hình thức khác (20-50%)

Tăng trưởng

- Cổ phiếu và các hình thức đầu tư liên quan cổ phiếu (70-100%)

- Công cụ lợi suất cố định, tiền gửi ngân hàng và các hình thức khác (0-30%)

Nguồn: Manulife (2021)

Bảng 1.1 là một ví dụ minh họa thực tế về mối tương quan giữa mức độ rủi ro và khả năng sinh lợi của một sản phẩm đầu tư cụ thể trên thị trường Xét riêng ở góc độ đầu tư tài chính, tiền gửi ngân hàng và các công cụ trên thị trường tiền tệ là hình thức đầu tư rất an toàn, rủi ro hầu như không đáng kể, nhưng tỷ suất sinh lời rất kém hấp dẫn, thường chỉ phù hợp cho các nhà đầu tư không có nhiều kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và thời gian đầu tư để lựa chọn Do vậy, các loại quỹ đầu tư có hình thức đầu tư này chiếm tỷ trọng cao (như Quỹ Bảo toàn, Quỹ Tích lũy, Quỹ Ổn định) được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp và lợi nhuận dự kiến không cao, dao động từ 4,3-8,8% Ngược lại, cổ phiếu và các hình thức đầu tư liên quan cổ phiếu được xem là hình thức đầu tư mạo hiểm hơn, thích hợp với các nhà đầu tư có kiến thức, kinh nghiệm và thời gian đầu tư đủ dài cùng với chiến lược đầu tư linh hoạt để hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận cao hơn Nên, các loại quỹ đầu tư có hình thức đầu tư này chiếm tỷ trọng cao (như Quỹ Cân bằng, Quỹ Phát triển, Quỹ Tăng trưởng) được đánh giá là có mức độ rủi ro cao và lợi nhuận dự kiến rất hấp dẫn, dao động từ 46,7-57,7% Nói tóm lại, trong đầu tư tài chính nói riêng và trong đầu tư, kinh doanh nói chung, sự an toàn và khả năng bảo toàn vốn luôn không song hành với khả năng sinh lời của dự án đầu tư, mà thay vào đó, một tỷ suất sinh lời hấp dẫn hơn luôn phải đánh đổi với một mức độ rủi ro cao hơn, và ngược lại

1.3.3 Nguyên tắc 3: Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Sự đánh đổi giữa mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của một dự án đầu tư là điều không thể tránh khỏi Một thực tế khác nữa là, rủi ro là tồn tại khách quan về tần suất xuất hiện và mức độ tổn thất, nên dù có sử dụng phương thức quản trị tốt như thế nào đi chăng nữa, thì con người vẫn không thể loại bỏ rủi ro ra khỏi cuộc sống của mình, thay vì chấp

Trang 32

nhận nó Quan điểm này vẫn đúng trong một phạm vi hẹp hơn là hoạt động đầu tư và kinh doanh Thay vì tìm cách loại bỏ triệt để rủi ro, nhà đầu tư nên khôn ngoan hơn khi họ tìm cách phân tán và giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro đối với dự án đầu tư của mình Nguyên tắc “Đa dạng hóa danh mục đầu tư” hướng tới việc giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro tổng thể cho toàn bộ dự án trong bối cảnh rủi ro đơn lẻ của từng khoản đầu tư trong dự án là không thể kiếm soát trực tiếp được

Hình 1.8 Minh họa về một danh mục đầu tư

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 1.8 là ví dụ minh họa về một danh mục đầu tư đang áp dụng nguyên tắc “Đa dạng hóa danh mục đầu tư” Nhà đầu tư đang đầu tư vào một danh mục gồm 6 khoản mục cụ thể, gồm: cổ phiếu, bất động sản, trái phiếu, vàng, tiền gửi kỳ hạn và ngoại tệ Mức độ rủi ro, khả năng sinh lời, tình hình biến động của từng khoản mục này trên thị trường thực tế là hoàn toàn khác nhau Do vậy, tại một thời điểm nào đó, khoản mục này có thể lỗ, nhưng các khoản mục khác vẫn có khả năng lời, làm cho lợi ích tổng thể của toàn danh mục vẫn được đảm bảo Vấn đề quan trọng là nên duy trì một cơ cấu như thế nào giữa các khoản mục này trong danh mục để tối ưu khả năng sinh lời của danh mục nhưng vẫn phù hợp với ngưỡng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của nhà đầu tư khi họ xây dựng phương án danh mục đầu tư Tuy nhiên, dù theo hướng nhà đầu tư thận trọng hay nhà đầu tư mạo hiểm, nguyên tắc “Đa dạng hóa danh mục đầu tư” vẫn nên được tuân thủ để mang lại lợi ích tốt nhất cho nhà đầu tư Đôi khi, nguyên tắc này còn được biết đến với câu nói mang tính hình tượng hơn, “Không nên bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”

1.3.4 Nguyên tắc 4: Thị trường tài chính là hiệu quả

Trang 33

Trong tài chính, lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis - EMH) là một giả định cho rằng giá của tất cả các loại tài sản tài chính, đặc biệt là các loại chứng khoán, luôn được phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời mọi thông tin có liên quan đến loại tài sản tài chính đó Nói ngắn gọn hơn, nhà đầu tư không thể “khôn” hơn thị trường, vì họ không thể kiếm lời dựa trên những thông tin đã biết hay những hình thái biến động

giá cả của tài sản tài chính trong quá khứ (Samuelson, 1948) EMH được nghiên cứu và

phát triển bởi Eugene Fama1 tại University of Chicago Booth School of Business vào đầu những năm 1960 Lý thuyết này được phổ biến rộng rãi, nhưng đến những năm 1990 thì bị các nhà kinh tế học đặt nghi vấn, khi mà kinh tế học tài chính hành vi bắt đầu nổi lên, cho rằng thị trường không hiệu quả đến mức như vậy EMH tạo tiền đề quan trọng cho các giao dịch tài sản tài chính trên thị trường của các nhà đầu tư, giúp gia tăng tính thanh khoản và tạo ra cơ chế xác định giá hợp lý cho các tài sản tài chính

Hiện nay, EMH có ba hình thức, cụ thể là:

 EMH dạng yếu (Weak form EMH): giá tài sản tài chính phản ánh đầy đủ các thông tin thị trường trong quá khứ

 EMH dạng bán mạnh (Semi-strong form EMH): giá tài sản tài chính chịu tác động của các thông tin thị trường trong quá khứ, cũng như những thông tin vừa mới công bố xong

 EMH dạng mạnh (Strong form EMH): khẳng định mạnh mẽ hơn về tính hiệu quả của thị trường tài chính, cho rằng giá tài sản tài chính phản ánh đầy đủ những thông tin có liên quan trong quá khứ, hiện tại, và ngay cả những thông tin nội bộ

1.3.5 Nguyên tắc 5: Vấn đề người đại diện

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, tồn tại sự tách bạch tương đối giữa quyền lợi của chủ sở hữu, cổ đông so với quyền điều hành của người quản lý, nhà quản trị Vấn đề này được gọi là “Vấn đề người đại diện” (Principal Agent Problem) Hình 1.9 sẽ minh họa

1 Eugene Fama (14/02/1939) là một giáo sư kinh tế người Mỹ Năm 2013, ông cùng các nhà kinh tế

học người Mỹ khác như Lars Peter Hansen và Robert J Shiller giành Giải Nobel Kinh tế “vì những phân tích đầy kinh nghiệm của họ về giá tài sản” Từ đầu những năm 1960, Eugene Fama và một số cộng sự đã chứng minh rằng giá chứng khoán rất khó dự báo trong tương lai gần, và rằng các thông tin mới mẻ có tác động vô cùng tức thời tới giá cả của chứng khoán

Trang 34

cụ thể hơn về mối quan hệ này

Hình 1.9 Minh họa mối quan hệ giữa mục tiêu của chủ sở hữu và người quản lý

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các chủ sở hữu hay cổ đông của công ty luôn có mong muốn tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp bằng cách gia tăng giá trị của cổ phiếu Tuy nhiên, thông thường họ không trực tiếp điều hành công ty, mà lại thuê những người quản lý (ví dụ: giám đốc điều hành) để ủy thác việc điều hành công ty Nhưng việc kiểm tra, giám sát quá trình nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ đôi khi trở nên khó khăn, tốn kém và không thuận tiện đối với các chủ sở hữu hay cổ đông Trong khi, mặc dù phải làm việc cho các chủ sở hữu, nhưng các nhà quản lý thường bị chi phối bởi các lợi ích cá nhân riêng tư của mình hơn là lợi ích chung của toàn công ty trong quá trình điều hành và ra quyết định quản lý của họ Do vậy, tình trạng “thông tin bất cân xứng” sẽ nảy sinh giữa hai chủ thể này

Nhà quản lý sẽ có nhiều thông tin hơn để phục vụ việc vận hành công ty hơn là các chủ sở hữu Việc nhà quản lý cố tình ra một quyết định điều hành công ty nhằm tạo ra lợi ích riêng cho anh ta nhiều hơn lợi ích chung của công ty được gọi là một “rủi ro đạo đức” Và nếu các chủ sở hữu cũng vô tình đồng thuận với quyết định điều hành đó của nhà quản lý do họ đang có ít thông tin hơn được gọi là “sự lựa chọn bất lợi” của các chủ sở hữu Mâu thuẫn nội tại trong mối quan tâm giữa chủ sở hữu và người quản lý là một thực tế tồn tại khách quan Và dĩ nhiên điều này là bất lợi cho công ty hay doanh nghiệp xét về dài hạn, nên vấn đề này đã trở thành mối quan tâm nổi trội và thường xuyên trong quá trình quản trị tài chính doanh nghiệp Để khắc phục vấn đề này, doanh nghiệp cần phải được xây dựng và vận hành theo hướng nhà quản lý sẽ cần mẫn, nhiệt huyết làm việc khi mà lợi ích lâu dài của họ luôn gắn liền với lợi ích lâu dài của cả công ty hay

Trang 35

doanh nghiệp

1.3.6 Nguyên tắc 6: Vấn đề danh tiếng

Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp, “Vấn đề danh tiếng” là nguyên tắc cần phải được quan tâm xây dựng bởi những nhà lãnh đạo đạo đức Trong doanh nghiệp, một nhà lãnh đạo đạo đức là người thể hiện những đặc điểm hay tính cách có thể được tôn trọng và chấp nhận rộng rãi trong xã hội Lãnh đạo đạo đức không chỉ giúp gia tăng lợi nhuận mà còn góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp Việc áp dụng đạo đức vào phong cách quản lý và lãnh đạo bao gồm việc cân nhắc các chuẩn mực đạo đức trong quá trình ra quyết định, thiết lập ranh giới giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, cũng như trong việc phát triển các ý tưởng kinh doanh Khả năng đưa ra quyết định dựa trên các giá trị cốt lõi của cá nhân hoặc quy tắc đạo đức do doanh nghiệp đặt ra thường thúc đẩy nhân viên cũng hành động tương tự, vì vậy tạo

ra một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả (Eldakak, 2014) Sự lựa chọn thể hiện

đạo đức của nhà lãnh đạo sẽ tạo nên những trải nghiệm có giá trị cho tất cả những người có liên quan trong doanh nghiệp cũng như thúc đẩy chức năng kinh doanh

Nhà lãnh đạo đạo đức hiểu rằng sự tương tác của họ và cách họ ứng xử với nhân viên của mình sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thu hút những tài năng mới và cuối cùng là lợi nhuận của doanh nghiệp Họ hiểu rõ rằng việc tạo ra các mối quan hệ tích cực và thân thiện giữa các thành viên là cách tốt nhất để đạt được bất kỳ mục tiêu nào

của công ty (Mendonca, 2006) Các mối quan hệ tích cực được tạo ra dựa trên sự tin

tưởng và tôn trọng là những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp Một nhà lãnh đạo đạo đức biết rằng các mối quan hệ này sẽ phát triển phong phú theo các nguyên tắc cơ bản là liêm chính, công bằng, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng

và trung thực (Taylor, 2021)

Tổng hợp những yếu tố nêu trên được gọi chung là “vấn đề danh tiếng” của doanh nghiệp Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, nguyên tắc “vấn đề danh tiếng” có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì uy tín của doanh nghiệp, gắn kết các thành viên của tổ chức, góp phần tăng cường hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và đạt được các mục tiêu quản trị nhất định

1.4 CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1.4.1 Khủng hoảng tín dụng năm 1772

Trang 36

Hình 1.10 Alexander Fordyce

Nguồn: British Museum (2021)

Khủng hoảng tín dụng năm 1772 là một cuộc khủng hoảng tài chính thời bình bắt nguồn từ Luân Đôn và sau đó lan sang các khu vực khác của Châu Âu, chẳng hạn như Scotland và Cộng

hòa Hà Lan (Sheridan, 1960) Vào năm 1770,

nạn đói lớn ở Bengal đã trở nên trầm trọng hơn bởi các hành động của Công ty Đông Ấn, dẫn đến sự thiếu hụt lớn về giá trị đất dự kiến cho công ty Khi thông tin này được công khai, 30 ngân hàng trên khắp châu Âu đã sụp đổ

phải chịu đựng những khó khăn trong cuộc khủng hoảng (Sutherland, 1984) Vào thời

điểm đó, không có sự kiện nào trong 50 năm qua được ghi nhớ là đã giáng một đòn chí

mạng vào cả thương mại và tín dụng công cộng như cuộc khủng hoảng này (Gentleman’s

Magazine, 1772)

1.4.2 Đại suy thoái năm 1929-1933

Đại suy thoái năm 1929-1933 là một thời kỳ suy thoái kinh tế nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, diễn ra hầu hết trong thập niên 30 của thế kỷ 20, xuất phát ở Hoa Kỳ Thời kỳ đại suy thoái là không đồng nhất giữa các nước trên toàn cầu; ở hầu hết các nền kinh

tế, nó xuất hiện vào năm 1929 và duy trì đến tận thập niên 30 của thế kỷ 20 (Garraty,

1986) Đây là giai đoạn suy thoái dai dẳng nhất, sâu sắc nhất và ảnh hưởng mạnh nhất

trong thế kỷ 20 (Duhigg, 2008) Thời kỳ đại suy thoái này thường được dùng làm minh

Trang 37

chứng về sự mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới có thể suy giảm (Eichengreen, 2014)

Bảng 1.2 Diễn biến các biến số kinh tế giai đoạn 1929-1933 Chỉ số Hoa Kỳ Anh Pháp Đức

Nguồn: Blum, Cameron và Barnes (1970)

Cuộc đại suy thoái bùng phát ở Hoa Kỳ ngay sau khi giá cổ phiếu suy giảm trầm trọng vào ngày 04/09/1929, và trở thành tình trạng trên toàn cầu với sự suy sụp của thị trường cổ phiếu vào ngày 29/10/1929 (được gọi là “Ngày thứ ba đen tối”) Kể từ năm 1929 đến năm 1932, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của hầu hết các nước trên thế giới đã giảm ước tính khoảng 15% Một so sánh có thể nêu ra, GDP trên toàn thế giới đã giảm dưới

1% từ năm 2008 đến năm 2009 trong cuộc khủng hoảng tài chính (Lowenstein, 2015)

Một số nền kinh tế bắt đầu hồi phục vào giữa những năm 1930 Mặc dù vậy, ở nhiều nền kinh tế khác, những tác động xấu của cuộc đại suy thoái tồn tại dai dẳng cho đến đầu Thế chiến thứ hai (bảng 1.2)

Hình 1.11 Dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ Đại suy thoái

GDP thực của Mỹ giai đoạn 1910-1960 với giai đoạn Đại suy thoái được tô màu

Thất nghiệp của Mỹ giai đoạn 1910-1960 với giai đoạn Đại suy thoái được tô màu

Trang 38

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giai đoạn 1929-1930

Nguồn: Johnston và Williamson (2008), Romers (1986), Coen (1973), US Bureau of Labor Statistics (2009)

Cuộc đại suy thoái đã có những hậu quả nghiêm trọng ở cả những nền kinh tế lớn lẫn nước nghèo Thu nhập người lao động, nguồn thu thuế, lãi kinh doanh và giá hàng hóa đồng loạt suy giảm, trong khi giá trị thương mại toàn cầu mất hơn 50% Tỷ lệ không có việc làm ở Hoa Kỳ đã vọt lên mức 23% và ở một số nước đã leo thang đến mức 33%

(Frank và Bernanke, 2007) Các đô thị trên toàn cầu bị ảnh hưởng thảm khốc, đặc biệt

là những đô thị có mối gắn kết mạnh mẽ vào các ngành công nghiệp nặng Hoạt động xây dựng gần như bị trì hoãn và đình đốn ở nhiều nước Các hội đoàn nông dân và các

khu vực nông thôn bị thiệt hại vì giá cây trồng suy giảm trên 60% (Cochrane, 1958)

Trước nhu cầu giảm mạnh với ít nguồn cung việc làm có thể thay thế, các khu vực lệ thuộc vào các ngành công nghiệp chủ chốt như khai thác khoáng sản và gỗ bị ảnh hưởng trầm trọng nhất

Các nhà nghiên cứu kinh tế thường coi tác nhân chính của cuộc đại suy thoái là sự suy sụp không thể đoán trước của giá cổ phiếu tại thị trường Hoa Kỳ, bắt đầu từ ngày 24/10/1929 Mặc dù vậy, một số người phản biện nhận định này và cho rằng sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là một biểu hiện, chứ không phải là một tác nhân thúc đẩy cuộc đại suy thoái

Ngay cả sau cuộc sụp đổ của Phố Wall năm 1929, nơi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm từ 381 xuống 198 trong vòng hai tháng (hình 1.11), sự tích cực vẫn tồn tại trong một thời gian Thị trường chứng khoán phục hồi trở lại vào đầu năm 1930, với chỉ số Dow Jones quay trở lại mức 294 (mức trước khi suy thoái) vào tháng 4 năm 1930,

Trang 39

trước khi giảm đều đặn trong nhiều năm, xuống mức thấp nhất là 41 vào năm 1932 Sự suy giảm trong nền kinh tế Hoa Kỳ là yếu tố đã khiến cho phần lớn các quốc gia khác đi xuống lúc đầu; sau đó, những điểm yếu hoặc điểm mạnh bên trong ở mỗi nền kinh tế đã khiến điều kiện trở nên tồi tệ hơn hoặc tốt đẹp hơn Những phấn đấu khẩn trương của các quốc gia đơn lẻ nhằm phục hồi nền kinh tế của họ bằng các chính sách bảo hộ - chẳng hạn như Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley của Hoa Kỳ năm 1930 và thuế quan trả đũa ở các quốc gia khác - làm trầm trọng thêm sự sụp đổ trong thương mại quốc tế,

góp phần vào sự suy thoái (Richard, 2002) Năm 1933, sự sụt giảm kinh tế đã khiến thương mại toàn cầu xuống mức 1/3 so với 4 năm trước đó (Tignor, 2013)

1.4.3 Cú sốc giá dầu OPEC năm 1973

Cú sốc giá dầu OPEC năm 1973 xuất hiện vào tháng 10 năm 1973 khi các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ Ả Rập do Ả Rập Xê-út dẫn đầu tuyên bố cấm vận dầu mỏ Lệnh cấm vận nhằm vào các nước được cho là ủng hộ Israel trong Chiến

tranh Yom Kippur (Smith, 2006) Các quốc gia ban đầu được nhắm mục tiêu là Canada,

Nhật Bản, Hà Lan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ với lệnh cấm vận sau đó cũng lan sang Bồ Đào Nha, Rhodesia và Nam Phi

Hình 1.12 Giá dầu tại Hoa Kỳ giai đoạn 1945-2005

Nguồn: Gregg và Walrond (2006)

Khi kết thúc lệnh cấm vận vào tháng 3 năm 1974, giá dầu đã tăng gần 300%, từ 3 USD/thùng lên gần 12 USD/thùng trên toàn cầu; giá của Mỹ cao hơn rất nhiều (hình 1.12) Lệnh cấm vận đã tạo ra một cuộc khủng hoảng dầu mỏ, hay còn gọi là “cú sốc”, với nhiều ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với chính trị toàn cầu và nền kinh tế thế

Trang 40

giới (CBC News, 2007) Sau đó nó được gọi là “cú sốc dầu đầu tiên”, tiếp theo là cuộc khủng hoảng dầu năm 1979, được gọi là “cú sốc dầu thứ hai”

Lệnh cấm vận kéo dài từ tháng 10 năm 1973 đến tháng 3 năm 1974 (Ahrari, 2015) Do

các lực lượng Israel không rút ra Đường đình chiến năm 1949, nên đa số học giả tin rằng lệnh cấm vận là một thất bại Roy Licklieder, trong cuốn sách Quyền lực chính trị và Vũ khí dầu mỏ của Ả Rập năm 1988, kết luận rằng lệnh cấm vận là một thất bại vì các quốc gia bị cấm vận đã không thay đổi chính sách của họ đối với cuộc xung đột Ả Rập-Israel Licklieder tin rằng bất kỳ thay đổi dài hạn nào là do OPEC tăng giá dầu niêm yết, chứ không phải do lệnh cấm vận của OAPEC Daniel Yergin, mặt khác, đã nói rằng lệnh

cấm vận “tái tạo nền kinh tế quốc tế” (Rudiger, 2012)

Về lâu dài, lệnh cấm vận dầu mỏ đã thay đổi bản chất của chính sách ở phương Tây theo hướng tăng cường thăm dò, nghiên cứu năng lượng thay thế, tiết kiệm năng lượng và chính sách tiền tệ hạn chế hơn để chống lạm phát tốt hơn

1.4.4 Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997

Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là giai đoạn khủng hoảng tài chính bao trùm hầu hết khu vực Đông Á xuất hiện từ tháng 7 năm 1997 và làm bùng phát sự lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới do sự lây lan tài chính Tuy nhiên, sự phục hồi trong năm 1998-1999 diễn ra nhanh chóng Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Thái Lan vào ngày 2 tháng 7, với sự suy sụp tài chính của đồng baht Thái Lan sau khi chính phủ nước này buộc phải thả nổi đồng baht do thiếu hụt ngoại tệ để hỗ trợ tỷ giá của nó với đô la Mỹ Các dòng vốn tháo chạy diễn ra gần như ngay lập tức, bắt đầu một phản ứng dây chuyền quốc tế Lúc đó, Thái Lan đã phải gánh một gánh nặng nợ nước ngoài

(EuroMoney, 2015) Khi cuộc khủng hoảng lan rộng, hầu hết các nước Đông Nam Á và Nhật Bản đều chứng kiến đồng tiền lao dốc (Yamazawa, 1998) (bảng 3), thị trường

chứng khoán và các tài sản khác mất giá, và nợ tư nhân gia tăng chóng mặt

Bảng 1.3 Một số đồng tiền trượt giá thời kỳ Khủng hoảng tài chính Đông Á

Loại tiền tệ

Tỷ giá hối đoái (đơn vị tiền tệ/USD)

Thay đổi 06/1997 07/1998

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Minh họa quan hệ tài chính - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.1. Minh họa quan hệ tài chính (Trang 14)
Hình 1.2. Minh họa điều kiện hình thành và phát triển của tài chính - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.2. Minh họa điều kiện hình thành và phát triển của tài chính (Trang 15)
Hình 1.3. Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển của tiền tệ - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.3. Tóm tắt quá trình ra đời và phát triển của tiền tệ (Trang 16)
Hình 1.5. Minh họa phương thức trao đổi gián tiếp - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.5. Minh họa phương thức trao đổi gián tiếp (Trang 18)
Hình 1.6. Minh họa mối quan hệ giữa nguồn tài chính và các quỹ tiền tệ - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.6. Minh họa mối quan hệ giữa nguồn tài chính và các quỹ tiền tệ (Trang 20)
Hình 1.7. Minh họa quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.7. Minh họa quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính (Trang 22)
Bảng 1.1. Mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của các loại quỹ đầu tư trong sản  phẩm “Điểm tựa đầu tư” của Công ty Manulife Việt Nam - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Bảng 1.1. Mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của các loại quỹ đầu tư trong sản phẩm “Điểm tựa đầu tư” của Công ty Manulife Việt Nam (Trang 30)
Bảng 1.1 là một ví dụ minh họa thực tế về mối tương quan giữa mức độ rủi ro và khả  năng sinh lợi của một sản phẩm đầu tư cụ thể trên thị trường - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Bảng 1.1 là một ví dụ minh họa thực tế về mối tương quan giữa mức độ rủi ro và khả năng sinh lợi của một sản phẩm đầu tư cụ thể trên thị trường (Trang 31)
Hình 1.8. Minh họa về một danh mục đầu tư - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.8. Minh họa về một danh mục đầu tư (Trang 32)
Hình 1.9. Minh họa mối quan hệ giữa mục tiêu của chủ sở hữu và người quản lý - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.9. Minh họa mối quan hệ giữa mục tiêu của chủ sở hữu và người quản lý (Trang 34)
Hình 1.10. Alexander Fordyce - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.10. Alexander Fordyce (Trang 36)
Hình 1.11. Dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ Đại suy thoái - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.11. Dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ Đại suy thoái (Trang 37)
Hình 1.12. Giá dầu tại Hoa Kỳ giai đoạn 1945-2005 - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.12. Giá dầu tại Hoa Kỳ giai đoạn 1945-2005 (Trang 39)
Bảng 1.3. Một số đồng tiền trượt giá thời kỳ Khủng hoảng tài chính Đông Á - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Bảng 1.3. Một số đồng tiền trượt giá thời kỳ Khủng hoảng tài chính Đông Á (Trang 40)
Hình 1.13. Tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 1995-2020 - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 1.13. Tăng trưởng GDP toàn cầu giai đoạn 1995-2020 (Trang 42)
Bảng 2.1. Phân biệt đầu tư và đầu cơ - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Bảng 2.1. Phân biệt đầu tư và đầu cơ (Trang 56)
Bảng 3.1. Minh họa về một danh mục đầu tư - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Bảng 3.1. Minh họa về một danh mục đầu tư (Trang 105)
Bảng 3.2. Xem xét tác động của thuế đến hai phương án lựa chọn - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Bảng 3.2. Xem xét tác động của thuế đến hai phương án lựa chọn (Trang 110)
Bảng 3.2. cho thấy việc sử dụng vốn vay có lợi ích: giúp doanh nghiệp tiết kiệm được  một phần đóng góp thuế và làm tăng thu nhập của các cổ đông - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Bảng 3.2. cho thấy việc sử dụng vốn vay có lợi ích: giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một phần đóng góp thuế và làm tăng thu nhập của các cổ đông (Trang 110)
Hình 3.1. Vị trí Giám đốc tài chính (CFO) trong doanh nghiệp - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Giới thiệu ngành Tài chính - Phạm Thị Mỹ Châu, Huỳnh Quốc Khiêm, Nguyễn Đặng Hải Yến
Hình 3.1. Vị trí Giám đốc tài chính (CFO) trong doanh nghiệp (Trang 112)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w