1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu so sánh các thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên thế giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET TANG GIAI THUONG KHOA HOC VA CONG NGHE DANH CHO SINH VIEN

TRONG CO SO GIAO DUC DAI HOC NAM 2021

TEN DE TAL:

Nghiên cứu so sánh các thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên thế giới

và những kinh nghiệm cho Việt Nam

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

Chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Pháp luật

Trang 2

\J/983108))000100070777 77.7 ` 1

1 Tính cấp thiết của đề tài - 52 SE SE E9E1215212171215211121111111111 1111 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài - 2-5 5 2+E+EE+E£EE£E£EEzEerEeErkerxrrered Z 3 Mục tiêu để tai ess eeeseeecssscssseessneessneessneesuseesnseesusecsnecesneeessneessneesnnsessneessusessneeesneeesneess 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU -¿- ¿+ 2 +SE+E£EE+EEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrrred 4

5 Phuong phap nghién CUU 0n I." 4

6 Điểm mới và đóng góp của dé tai eee cscesesseeesessesesscscsscsessssscsesscsesecssstsnsaesseeeens 5 7 Kết câu để tài -ccc cnt tt 21H21 211111 5

) (9189190165 ›)530 v0 .ô,ÔỎ 6 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VE XỬ LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN VI PHAM

PHAP LUẬT BẰNG CÁC BIEN PHÁP THAY THE QUY TRÌNH TƯ PHAP VA THIET CHE DỰA TREN CONG ĐÔNG 2- <5 < se scsecseseesesseserseserscee 6 1.1 Khái quát về xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật - 6 1.1.1 Khái niệm người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo pháp luật quốc tế và

peop: luậi V Tột TNR sơn tú ng ngang a nữ HH 1E T6 s,s GÌ cs RA cs NR NE 6

1.1.2 Xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật bằng các biện pháp thay thé quy

081i011005):7222011577 41 6

1.1.2.1 Xử lý chuyển hướng ¿2-52 E+SE+E9EE£EEEEEEEEEEEE2EE71217111211111111 1111 cxe 7 1.1.2.2 Tư pháp phục hồi ¿2-2 5% E+SE2E£EE+EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEE12121217111 211 8 1.2 Thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử ly người chưa thành niên vi phạm pháp luật 9 1.2.1 Định nghĩa thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi

1.2.2 Đặc điểm của thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi

ii BH THÍ k ngang sạn soenemncans Hi ses cts ASSEN RRS RS, eR 300001030 10

1.2.3 Chuan mực quốc tế về thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành

nién vi pham phap lu at ee šän 11

I)I208.9709:10/9)) c0 13 CHƯƠNG 2 SO SANH MÔ HÌNH THIET CHE DỰA TREN CỘNG DONG

TRONG XU LY NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN VI PHAM PHAP LUAT Ở

CANADA, NEW ZEALAND, AUSTRALIA VÀ NAM PHI 14 2.1 Pháp luật và mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử ly người chưa thành

niên vi phạm pháp luật ở Canada, New Zealand, Australia và Nam Phi 14đa lL, "Teg, SSRIS, rea St ti 4,358 a a 142.1.1.1 Pháp luật Canada có liên quan c5 13k +3 + ESrkrsrrererreerrerree 14

2.1.1.2 Các mô hình cụ thé tại Canada -¿-5s:5ct2cxtttxxteExtrrrttrrrrrrrrrrrrrrrred 16

2.1.2 Tai New Zealand cccccccesesssssccsecccceccesseeesssseceeseeececeeseseessesteeeeeeeeeeeeeeeeesaaes 21

Trang 3

2 leks Pap 10t New Zealand GŨ Wet (Blue sua dan den nh th ta sam menos it TRÀ tt HP es re 21

2.1.2.2 Các mô hình cu thé tại New Zealand c.cccccccccsecesesssesesesesesesesescsesesesvsvsvevsveeees 23

2.1.3 Tại AuSfraÌÏ1a - - - <2 1 1 11111111111215305 11111 1n 0 1 k5 1 ket 27

2.1.3.1 Pháp luật Australia có liên qua1 - c5 5 32+ 33+ E++ESerererrererrerrrrerree 27

2.1.3.2 Các mô hình cụ thể tại Australia -¿-¿ 2s Se se St St SE SE EEEEEEEEEEEEEEEErsrersreree 29

2.1.4 Tại Nam PI - - <2 <2 1 E1 1E611161222553511 1111111111050 11 kg 1 1k re 32

2.1.4.1 Pháp luật Nam Phi có liên quan - - ¿2 33+ 33+ *++ESeExrrersrrrrrrerres 32

2.1.4.2 Các mô hình cụ thé tại Nam Phi -:¿-©c:25+2vt2Exttzxttsrrrrrrtrsrrrrrrred 33 2.2 Đánh giá so sánh pháp luật và việc thực hiện mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại các quốc gia 39 2.2.1 Về pháp luật - 2 SE SSE2 E19 E2E9E1211121521112111211111111111111.11 1111 xe 39 2.2.2 Về việc thực hiện mô hình :- 2¿25++2++2E+t2EEEt2EEttErvtrrttrtrtrrrtrrrrrrrrred 39 2.3 Những yếu tô tác động đến việc xây dựng và áp dụng thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại các quốc gia được so sánh 47 CHUONG 3 LIEN HE VỚI MÔ HINH THIET CHE DUA TREN CỘNG DONG

TRONG XU LY NGUOI CHUA THANH NIEN VI PHAM PHAP LUAT TAI

VIỆT NAM VA BÀI HỌC KINH NGHIEM ccccsssssssssssssessessssssssssessessesssessenseessees 52

3.1 Tinh hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tai Việt Nam 523.2 Pháp luật Việt Nam có liên quan - . + 231133323132 EEEEeeeEeeeeeseeeseerre 32

3.2.1 Quy định về các biện pháp xử lý vi phạm nhỏ chưa đến mức xử lý hành chính

hoặc hình Su - 221101111111111111 1955305111111 ng 1 k5 1 ket 53

3.2.2 Quy định về các biện pháp thay thé xử ly vi phạm hành chinh 54 3.2.3 Quy định về các biện pháp áp dụng với NCTN phạm tội được miễn trách nhiệm

1.01 4 55

3.3 Mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm

lfip' Lek lại TU TI reassess xcsvmncraes a.m a ANSE AOE EPCS A A 56

3.4 Đánh giá các quy định của pháp luật và việc thực hiện mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam 59

3.4.1 Đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan 593.4.2 Đánh giá việc thực hiện mô hình tại Việt Nam - 555 552 *+S<++<ssss2 61

3.5 Các nguyên nhân của hạn chế về mô hình tại Việt Nam - - + szx+x+s+ 64 TIEU KET CHUONG 3B 0 70

CHUONG 4 BAI HOC KINH NGHIEM CHO VIET NAM TRONG VIEC XAY DUNG VA PHÁT TRIEN THIET CHE DỰA TREN CONG DONG TRONG XỬ LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN VI PHAM PHÁP LUẬT 71

4.1 Về hoàn thiện pháp luật có liên quann - 2-2-2 2£ ££E+E££E+EEzE+£E+Eezxzzerxee 7] 4.2 Về phát huy truyền thống văn hoá, phong tục tập quán khi xây dựng và phát triển ma -::Œiạầ 74

Trang 4

tổ chức hướng tới cộng đồng - 2 S2 E+SE+ESEEEEE2EEEE2EE7121121211711171111 111 xe, 74 4.4 Về nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người đân - 2 2 -s+=s+s+¿ 76 4.5 Về xây dựng cơ sở dữ liệu đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật 78 TIEU KET CHUONG 4 1 79

TONG KET DE 0Š 80

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 5 5° s52 se 2 £sesseszssesesesee 81

PHU LLỤÙC o - G5 5 9 9 9 9 0 0 0 0.000 600906 86

PHU LUC 1: Phiếu khảo sát -::-55225Et 22222222122 t2 EEEttrrrtrirrrrrrrerred 86 PHU LUC 2: Phiếu tổng hợp kết qua - + 2 2+E+S£+E£EE+E£EE+EEEESEEEESEErEerkrrerkee 90 PHU LỤC 3: Diễn bién tình trạng tái phạm của người chưa thành niên được áp dụng các biện pháp giám sát dựa trên cộng đồng từ 2005-2006 đến 2014-2015 105 PHU LUC 4: Số vụ và số người chưa thành niên vi phạm pháp luật (2006 - 2018) 105 PHỤ LỤC 5: Số vụ vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện theo hình

thức xử lý (2006 - 2018) Ăn TH nh TH nh TH HT HT HH 106

PHU LUC 6: Người chưa thành niên vi phạm pháp luật bi quản ly tại gia đình (2014

Trang 5

-DANH MỤC BANG BIEU, HOP

Bang | So sánh các mô hình ở Canada, New Zealand, Australia và Nam Phi | Tr 47

Hộp 1 | “Tuyên bố Nguyên tắc” của YCJA Tr l6 Hộp 2 | Các hoạt động của Chương trình Điểm danh Tr 20

Hộp 3 | Các phương án xử lý NCTNVPPL được quy định trong CYPF Tr 22

Trang 6

CCSHS Cuc canh sat hinh su

LHQ Lién hop quéc

NCTN Nguoi chua thanh nién

NCTNVPPL Người chưa thành niên vi phạm pháp luậtTNCS Thanh niên Cộng sản

UNCRC The United Nations Convention on the Right of the Child

(Công ước Liên hợp quốc về Quyên trẻ em)

VPHC Vi pham hanh chinhVPPL Vi phạm pháp luật

Trang 7

MO DAU DE TAI 1 Tinh cấp thiết của đề tai

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, con người và vẫn đề bảo đảm quyền con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động xã hội Quan điểm xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật là luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phat triển đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Cái mam có xanh thì cây mới vững, cdi búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tot, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo duc han hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” Có thê thay, trẻ em nói riêng, NCTN nói chung chính là tương lai của dân tộc, là chủ nhân ké tục sự nghiệp phát triển đất nước.

Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như các đặc điểm tâm sinh lý của NCTN, việc xử lý NCTNVPPL luôn là một vấn đề được quan tâm, chú trọng tại nhiều quốc gia trong mọi thời đại Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như tập quán, hệ thống pháp luật của từng quốc gia mà vấn đề này được giải quyết theo nhiều hướng khác nhau Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc xử lý NCTNVPPL đó chính là phải đảm bảo được các lợi ích tốt nhất cho các em, từ đó giúp bản thân các em có cơ hội phát triển toàn diện trong tương lai cũng như góp phan giúp cho xã hội giảm thiêu được tối đa những ton thất mà NCTNVPPL gây nên Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi, tạo môi trường phát triển bình thường cho NCTNVPPL

là vô cùng quan trọng.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta đặt lên hàng đầu van dé phát triển con người trong đó có van dé quan tâm, giáo dục trẻ em Những năm gần đây, Việt Nam tham gia nhiều văn kiện quốc tế về quyền trẻ em Một trong những văn kiện quan trọng đó là Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em Một yêu cầu cơ bản được dé ra trong Công ước cũng như các chuân mực quốc tế khác là các quốc gia thành viên phải khuyến khích thúc day các biện pháp xử ly không chính thức đối với NCTNVPPL mà không cần viện đến các thủ tục tư pháp chính thống trong điều kiện đảm bảo quyền con người và sự nghiêm minh của pháp luật Đồng thời, luật pháp của từng quốc gia luôn

khuyến khích việc xử lý NCTNVPPL bằng các cơ chế dựa trên cộng đồng, nhắn mạnh vai

trò của cộng đồng trong việc xử lý Vì vậy, thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia phát triển và đem lại hiệu quả cao Đây cũng là một trong những lý do khiến Việt Nam cần đây mạnh việc xây dựng và áp

dụng một cách hiệu quả thiết chế dựa trên cộng đồng.

Tại Việt Nam hiện nay, tình hình NCTNVPPL đang có chiều hướng gia tăng với diễn biến phức tạp và trở thành mối lo ngại của toàn xã hội Theo thong kê của CCSHS, BCA, trung bình mỗi năm có ít nhất 13.000 người dưới 18 tuéi VPPL Phần lớn VPPL do NCTN thực hiện là VPHC (chiếm gần 63%) Trong giai đoạn 2013 — 2019, số vụ VPHC do người dưới 18 tuổi thực hiện giảm mạnh (66%), trong khi số vụ phạm tội hình sự giảm

Trang 8

với tốc độ chậm hơn nhiều (gần 35%) Điều đó khiến cho ty trọng các vụ phạm tội hình sự trên tổng số VPPL do NCTN thực hiện lại tăng lên! Chính vì vậy, việc áp dụng những thiết chế xử lý đối với NCTNVPPL sao cho phù hợp, vừa thể hiện được tính răn đe của pháp luật nhưng cũng nhẫn mạnh sự giáo dục, cải tạo là hết sức cần thiết.

Mặc dù đã có những quy định về các biện pháp xử lý dựa trên cộng đồng — tức các biện pháp xử lý nam ngoài hệ thống tư pháp chính thống có tính chất giáo dục, giúp đỡ các em băng các biện pháp hỗ trợ tại cộng đồng, nhưng các thiết chế này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở nước ta Dé xử lý NCTNVPPL, các chủ thé có thâm quyền hau hết vẫn đang áp dụng những thiết chế tư pháp truyền thống nhưng chưa phát huy hiệu quả cao và phan nào gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các em Điều này thể hiện ở một số mặt tiêu biéu như hầu hết NCTN sau khi bị áp dụng các biện pháp xử lý truyền thống đều bị ton thương về mặt tâm lý, bị cộng đồng xa lánh hoặc ban thân các em tự cô lập mình và sống tách biệt khỏi cộng đồng Việc có tiền án, tiền sự khiến các em khó hoà nhập vào cộng đồng và trở lại cuộc sông một cách bình thường Những thiết chế tư pháp truyền thống chỉ cung cấp sự bảo vệ cần thiết cho cộng đồng bằng cách xử lý hành vi phạm tội một cách triệt để mà

chưa có biện pháp dam bảo việc NCTN không tái thực hiện hành vi VPPL trong tương lai.

Một van dé được đặt ra tiếp theo là muốn áp dụng các biện pháp xử lý dựa trên cộng đồng cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố xung quanh NCTNVPPL dé lựa chọn biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cu thé, điều này đòi hỏi chủ thé có thâm quyén áp dụng cần có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong nhiều lĩnh vực Đây cũng là một trong những lý do việc triển khai và áp dụng thiết chế vẫn còn khiêm tốn.

Với những van dé cấp thiết trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh các thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên thé giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam” Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu các thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL trên thé giới và đánh giá sự hiệu qua của các thiết chế nay, từ đó hữu ích trong việc dé ra các giải pháp, kiến nghị nhằm xây dựng một cách hoàn chỉnh và áp dụng hiệu quả thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL tại Việt Nam.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thé giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển, van đề thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL được chú trọng cả trên phương diện học thuật cũng như thực tiễn, thể hiện thông qua một số nghiên cứu tiêu biểu sau:

- Shelley Zavlek, Planning Community-Based Facilities for Violent JuvenileOffenders as Part of a System of Graduated Sanctions, The Office of Juvenile Justice andDelinquency Prevention (OJJDP), August 2005.

' Nguyễn Thanh Binh và Hoàng Mạnh Thắng, Tinh hình người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp nâng

cao, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, 2020, http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/6685/Tinh-hinh-nguoi-duoi-18-tuoi-vi-pham-phap-luat-trong-giai-doan-hien-nay-va-mot-so-giai-phap-nang-cao, truy cập ngày 15/01/2021

Trang 9

- Lee A Underwood , Kara Sandor von Dresner, Annie L Phillips, CommunityTreatment Programs for Juveniles: A Best-Evidence Summary, International Journal of

Behavioral Consultation and Therapy, 2(2), 286-304, 2006.

- Nicholas Bala and Julian V Roberts, Canada’s Juvenile Justice System: Promoting

Community-Based Responses to Youth Crime, 2006

- Chris Trotter, Effective community-based supervision of young offenders, Trends

and Issues in crime and criminal justice No.448, December 2012.

Tai Viét Nam, van dé này đã bước đầu được quan tâm nghiên cứu, thể hiện ở một số công trình nghiên cứu và báo cáo về xử lý chuyên hướng và tư pháp phục hồi, trong đó có dé cập đến các biện pháp dựa trên cộng đồng Đó là những công trình và báo cáo sau:

- Trần Thị Minh Thư, Xử lý chuyên hướng đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật một số nước trên thé giới và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát 9/2014 - Mai Thị Thuỷ, Xử lý chuyển hướng đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5, 2017.

- Bộ Tư pháp, Báo cáo nghiên cứu Pháp luật về phòng ngừa, xử ly, phục hôi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình người chưa

thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam, 2019.

- Trường Đại học Luật Hà Nội, T pháp với người chưa thành niên — Kinh nghiệm

quốc tế và bài học cho Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, 2019.

- Cao Thị Oanh, Chuẩn mực quốc tế và kinh nghiệm một SỐ nước VỀ fư pháp phục hoi, Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 7/2019, tr 68-77.

- Cao Thị Oanh, Xử 1 chuyển hướng: Chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm các nước và những van dé đặt ra đối với Việt Nam, Kỷ yêu hội thảo quốc té: Tư pháp với NCTN — kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, 2019.

Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, còn rất nhiều các công trình nghiên

cứu khoa học khác Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay mới chỉ

tập trung tìm hiểu, nghiên cứu các van dé liên quan đến một vài khía cạnh của thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL Cụ thé là hầu hết các nghiên cứu mặc dù đã nêu ra được một số thiết chế tiêu biểu và nghiên cứu các thiết chế này thông qua các hình thức biểu hiện cụ thể như xử lý chuyên hướng hay tư pháp phục hồi nhưng vẫn chưa tập trung nghiên cứu các mô hình thiết chế này một cách độc lập Từ đó dẫn đến các mô hình liên quan đến thiết chế dựa trên cộng đồng chỉ xuất hiện lẻ tẻ, không thống nhất Cũng chưa có những nghiên cứu về những mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL trên thế giới và đặt trong sự tương quan so sánh với Việt Nam để rút ra những

kinh nghiệm học hỏi.

Với cách tiếp cận như vậy, thông qua đề tài “Nghiên cứu so sánh các thiết chế dựa trên cong dong trong xử lý NCTNVPPL trên thé giới và những kinh nghiệm cho Việt Nam”,

nhóm nghiên cứu mong muôn tìm hiêu và xây dựng một nghiên cứu hoàn chỉnh và độc

Trang 10

lập về thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL thông qua việc nghiên cứu so sánh thiết chế này ở một số quốc gia tiêu biểu, từ đó đề xuất kinh nghiệm để hoàn thiện thiết chế này tại Việt Nam.

3 Mục tiêu đề tài

Mục tiêu cơ bản của đề tài là giới thiệu, phân tích, đánh giá các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, từ đó đưa ra những kinh nghiệm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, giới thiệu khái quát về NCTNVPPL và các biện pháp thay thé quy trình tư pháp trong xử lý NCTNVPPL, đưa ra khái niệm bao gồm định nghĩa và đặc điểm về thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL.

Thứ hai, tìm hiểu và phân tích một số mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng điển hình của các nước trên thế giới bao gồm Canada, New Zealand, Australia và Nam Phi, từ đó đưa ra đánh giá, so sánh đối với các thiết chế đã tìm hiểu và rút ra các yếu tô ảnh hưởng đến việc áp dụng và thực hiện mô hình.

Thứ ba, liên hệ phân tích và so sánh, đánh giá với mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL tai Việt Nam, chỉ ra những hạn chế trong các quy định của pháp luật và trong việc triển khai mô hình trên thực tiễn và đưa ra nguyên nhân của hạn chế này dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đã rút ra từ nghiên cứu so sánh các quốc gia.

Thứ tư, tiên hành khảo sát nhận thức của một số đối tượng bao gồm NCTN, sinh

viên ngành luật và sinh viên các ngành khác, những người công tác trong ngành luật và

những người ngoài ngành về thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL tại Việt Nam dé phục vụ cho việc tìm hiểu một trong những nguyên nhân của hạn chế.

Thứ năm, dựa trên những van đề đã phân tích, kết quả khảo sát, số liệu thống kê dé rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và áp dụng thiết chế dựa trên cộng đồng một cách hiệu quả trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội và những yêu cầu trong phòng, chống NCTNVPPL hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật và thực tiễn mô hình các thiết chế dựa trên cộng

đồng trong xử lý NCTNVPPL.

Phạm vì nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi các quốc gia Canada, New

Zealand, Australia, Nam Phi và tại Việt Nam.5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật

lịch sử, nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin khác nhau, cụ thé là:

- Phuong pháp phân tích làm rõ các van đề đảm bảo thực hiện mục tiêu của dé tài; - Phuong pháp lich sử nhằm tra cứu các tài liệu từ trước đến nay liên quan đến thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL của các nước Canada, New Zealand,

Australia, Nam Phi và Việt Nam;

Trang 11

- Phuong pháp chứng minh nhằm đưa ra các dẫn chứng về quy định, tài liệu làm rõ nội dung lý luận, thực trạng các quy định về mô hình;

- Phuong pháp so sánh nham đối chiếu, đánh giá sự giỗng và khác nhau giữa các mô hình tại Canada, New Zealand, Australia, Nam Phi dé làm tư liệu rút ra những kinh nghiệm

tại Việt Nam;

- Phuong pháp tong hợp được sử dụng trong việc rut ra những nhận định, ý kiến đánh giá và kết luận sau quá trình phân tích;

- Phuong pháp điều tra nhằm khảo sát các thông tin trực tiếp về mức độ nhận thức của một số đối tượng cụ thể Đồng thời sử dụng những thông tin gián tiếp thu thập được qua các tài liệu báo chí và nghiên cứu trước đây nhằm chứng minh cho những luận điểm được đề cập đến trong đề tài.

6 Điểm mới và đóng góp của đề tài

Về điểm mới của đề tài: Đề tài đưa ra một khái niệm mới chưa từng được công bố trong các nghiên cứu trước đây là khái niệm về “thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL” Đề tài cũng đặt ra vấn dé nghiên cứu so sánh pháp luật và thực trạng các mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL giữa Việt Nam và một số quốc gia trên thé giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Day là hướng nghiên cứu mới và khai thác van đề ở góc độ khác so với các nghiên cứu trước đây — các nghiên cứu này chủ yếu chỉ tập trung vào khái quát chung một số mô hình xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi, không đi vào khai thác dưới góc độ lấy sự tham gia của cộng đồng làm tiêu chí và cũng chưa đưa ra được một số mô hình thành công ở các nước.

Về đóng góp của đề tài: Đề tài góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan đến thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL tại Việt Nam đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong việc xây dựng và áp dụng thiết chế trên thực tiễn.

7 Kết cau dé tài

Dé tai bao gom Mở đầu, Nội dung và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, trong đó nội dung theo kết cầu của 4 chương bao gồm:

Chương 1 Khái quát về xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật băng các biện pháp thay thé quy trình tư pháp và thiết chế dựa trên cộng đồng.

Chương 2 So sánh mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa

thành niên vi phạm pháp luật ở Canada, New Zealand, Australia và Nam Phi.

Chương 3 Liên hệ với mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa

thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam va bài học kinh nghiệm.

Chương 4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Trang 12

NỘI DUNG ĐÈ TÀI

CHƯƠNG 1 KHÁI QUAT VE XU LÝ NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN VI PHAM

PHAP LUAT BANG CAC BIEN PHAP THAY THE QUY TRINH TU PHAP VA THIET CHE DUA TREN CONG DONG

1.1 Khái quát về xử ly người chưa thành niên vi phạm pháp luật

1.1.1 Khái niệm người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo pháp luật quốc tế và pháp

luật Việt Nam

Các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến NCTN sử dụng khá nhiều thuật ngữ khác nhau Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, NCTN (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, NCTN và thanh niên Dù có sự khác biệt như vậy, nhưng các văn kiện và các tài liệu đều thống nhất mục tiêu chung là để bảo vệ những người dưới 18 tuôi hay những người chưa đạt đến tuôi trưởng thành.?

Người chưa thành niên được coi là người chưa trưởng thành đầy đủ về cả thể chất và tinh thần Khái niệm NCTN được tiếp cận từ cả hai góc độ: chuẩn mực pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia Điểm tương đồng của cả hai góc độ này là thuật ngữ NCTN thường được sử dụng khi nói về những người ở độ tuổi thanh thiếu niên có hành vi VPPL hoặc bị

buộc tội và thường được dùng trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Luật pháp Việt Nam sử dụng thuật ngữ NCTN trong lĩnh vực dân sự, theo đó,

NCTN là người chưa đủ 18 tuổi Tuy nhiên, trong lĩnh vự hình sự, các đạo luật quan trọng về hình sự Việt Nam hiện nay không sử dụng thuật ngữ “NCTN” mà sử dụng thuật ngữ “người dudi 18 tuổi”, cu thé, BLHS 2015 sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội” Cách sử dụng này không làm thay đôi bản chất vốn có của khái niệm NCTN.

Như vậy, theo như tinh thần của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam, có thé hiểu NCTN la người đưới 18 tuổi NCTN có thê tham gia vào tat cả các quan hệ pháp luật

hành chính, hình sự, dân sự

Trong phạm vi của nghiên cứu nay, NCTN được tập trung nghiên cứu dưới góc độ

là người dưới 18 tuổi VPPL, bao gồm: vi phạm nhỏ chưa đến mức xử lý hành chính hoặc

hình sự, VPHC và tội phạm.

1.1.2 Xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật bằng các biện pháp thay thé quy

trình tư pháp

Ở góc độ thực tiễn, tư pháp đối với NCTN là một phan của hệ thống tư pháp trong đó điều chỉnh, xử lý NCTNVPPL phạm tội hoặc NCTN bị buộc tội” Trong phạm vi của nghiên cứu này, các biện pháp theo quy trình tư pháp chính thống được đề cập đến với đối

? Đoàn Thị Ngọc Hải, Quyên của người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, Tạp chí Toà án, 2019,

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-cua-nguoi-chua-thanh-nien-pham-toi-theo-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-viet-nam-2, truy cập

lần cuỗi ngày 12/01/2021

3 Điều 21 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015

* Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Tư pháp đối với người chưa thành niên, Nxb Tư pháp, 2020, trang 15

Trang 13

tượng tác động là NCTNVPPL, trong đó, “vi phạm pháp luật? được hiểu bao gồm các dạng được nêu tại phần 1.1 Qua nhiều giai đoạn lịch sử, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tô khác nhau, trong đó quan trọng hơn cả là sự thay đổi của tình hình NCTNVPPL, các mô hình tư pháp xử lý NCTN không ngừng phát triển và hoàn thiện Tuy đã có nhiều sự thay đổi nhưng trong phạm vi của nghiên cứu này, có thé phân chia các mô hình tư pháp này thành hai loại chính là các mô hình tư pháp chính thống và các biện pháp thay thế quy

trình tư pháp.

Các mô hình tư pháp chính thống bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng của nền tư pháp quốc gia, nhưng các mô hình này đều có những đặc điểm chung nhất định Đặc điểm điền hình của các mô hình tư pháp chính thống là sự can

thiệp và vai trò hoàn toàn chủ động của các cơ quan nhà nước trong quá trình tư pháp —tức trong toàn bộ quá trình tư pháp, cơ quan nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc xử lýNCTNVPPL, vai trò của người phạm tội cũng như các bên liên quan khác và của cộng

đồng đều khá mờ nhạt; các mô hình tư pháp chính thống thường chỉ hướng đến việc cải tạo (tìm phương hướng giáo dục) hoặc trừng phat (thé hiện quan điểm cho rang sự an toàn

chung của xã hội quan trọng hơn so với phúc lợi NCTN).

Cùng với sự phát triển của xã hội, song song với các mô hình tư pháp chính thống, các biện pháp thay thế quy trình tư pháp cũng đã và đang ngày càng phát triển Các biện pháp này hướng đến việc hạn chế sự tham gia của các cơ quan nhà nước trong quá trình

xử lý NCTNVPPL, thay vào đó, tang cường vai trò của người có hành vi VPPL, các bên

liên quan và cộng đồng, trong đó người có hành vi VPPL được xem là trung tâm Xu hướng này cũng phù hop với một trong các yêu cầu của Công ước Quyên trẻ em và các chuan mực quốc tế khác là thúc đây các biện pháp thay thế quy trình tư pháp trong xử lý

1.1.2.1 Xử lý chuyên hướng

a Khái niệm

Xử lý chuyển hướng là thuật ngữ chỉ quá trình xử lý thay thế đối với vi phạm của NCTN nam ngoài tư pháp chính thống Xử lý chuyên hướng có thé dựa vào cộng đồng cũng có thể dựa vào chính hệ thống tư pháp Mặc dù nhiều chương trình xử lý chuyên hướng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tư pháp phục hỏi, cũng có những chương trình xử lý chuyển hướng không dựa trên nguyên tắc này Tuy nhiên, đa số các chương trình tư pháp phục hồi dành cho NCTNVPPL đều được xây dựng như một hình thức chuyên hướng xử lý vụ việc liên quan đến NCTN ra khỏi hệ thống tư pháp chính thức.

b Chuẩn mực quốc tế về xử lý chuyển hướng

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và nhiều chuẩn mực tư pháp hình sự

quôc tê khác là những chuân mực có quan hệ mật thiệt đôi với nghiên cứu này Các chuân

ï Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Báo cáo Đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp

phục hoi đôi với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, 2012, trang 19.

Trang 14

muc nay nhằm bảo dam sự bảo vệ đối với các van đề liên quan đến NCTNVPPL, bao gồm

cả bảo vệ quyền của các em, duy trì trật tự xã hội và bảo vệ cộng đồng, gồm có ba chuẩn

mực sau:

- Quy tắc chuẩn toi thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết ngày 29/10/1985 Quy tắc này trực tiếp khuyến khích thúc day sử dụng các biện pháp xử lý chuyên hướng tại một số điều khoản của quy tắc.

- Hướng dan của Liên hợp quốc về phòng ngừa vi phạm pháp luật của NCTN được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết ngày 14/12/1990 (hướng dẫn

- Quy tắc chuẩn tôi thiếu của Liên hợp quốc về các biện pháp không giam giữ (Quy tắc Tokyo) ngày 14/12/1990.

c Các loại hình chương trình xử lý chuyển hướng

Dé có thể “chuyển hướng xử lý” một người đến một chương trình thích hợp, trước hết cần phải có các chương trình cụ thể Một số loại hình chương trình xử lý chuyên hướng tiêu biểu được áp dụng là Cảnh cáo/Nhắc nhở, Ký thoả thuận với cảnh sát, trong đó có các loại hình dựa vào cộng đồng đối với NCTN như Tổ công tác cộng đồng, Họp nhóm gia đình hoặc cộng đồng, Uy ban tư pháp NCTN tai cộng đồng 5

1.1.2.2 Tư pháp phục hồi

a Khái niệm:

Tư pháp phục hồi là một cách nhìn nhận về tư pháp trong đó nhắn mạnh khía cạnh giải quyết hậu quả do hành vi phạm tội hoặc VPPL gây ra chứ không chỉ nhằm trừng phạt người có tội Dựa trên từng phương pháp tiếp cận được sử dụng, quá trình tư pháp phục hồi có thể có sự tham gia tích cực của người bi hại, NCTNVPPL và các thành viên dai diện của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm pháp của NCTN Những người này có thê tham gia xác định các nguyên nhân tiềm ân dẫn đến hành vi sai trái của NCTN và lập ra một kế hoạch đề vừa giúp NCTNVPPL sửa chữa lỗi lầm của mình vừa giải quyết những nguyên nhân tiềm ân dẫn đến hành vi đó nhằm mục đích giảm nguy cơ tái phạm của

b Chuẩn mực quốc tế về tư pháp phục hoi

Các văn bản pháp lý quốc tế (UNCRC, Các quy tắc Bắc Kinh và hướng dẫn Riyadh ) đều khuyến khích sử dụng các biện pháp xử lý chuyên hướng, bao gồm cả chuyên hướng sang các chương trình tư pháp phục hồi khi phù hợp.

Những chương trình này có thê buộc NCTN phải chịu trách nhiệm về hành vi VPPL

của mình nhưng họ được cho cơ hội dé không tai phạm va tai hoa nhập cộng đồng Điều

5 Xem thêm: Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Báo cáo Đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng,tu pháp phục hôi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, 2012, trang 33-35.

7 Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Báo cáo Đánh giá pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư phápphục héi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, 2012, trang 19.

Trang 15

này có thể nâng cao ý thức của NCTN về việc tôn trọng các quyền cơ bản và tự do của người khác thông qua việc buộc NCTN chịu trách nhiệm về hành vi của mình, đồng thời bảo vệ lợi ích của nạn nhân và cộng đồng Cuối cùng, những chương trình này khuyến

khích hòa giải và đo lường hậu qua của hành vi vi phạm thông qua quá trình có sự tham

gia của NCTN, bố mẹ của trẻ và những thành viên khác trong gia đình, nạn nhân và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội.

Các nguyên tắc cơ bản trong áp dụng các chương trình tư pháp phục hồi vào xử lý các van đê hình sự đã được Hội đồng kinh tế xã hội của Liên hợp quốc thông qua vào năm 2002 Mục tiêu của văn kiện này là thông tin, khuyến khích các quốc gia thành viên thông qua và tiêu chuẩn hóa các biện pháp tư pháp phục hồi trong bối cảnh riêng của hệ thống pháp luật của họ Tuy nhiên, văn kiện này không mang tính bắt buộc hoặc quy phạm Nội dung chính của Các nguyên tắc cơ bản này là đề ra những tham số định hướng cho việc áp dung tư pháp phục hồi cũng như các biện pháp mà các quốc gia thành viên sử dụng dé bảo đảm những người tham gia vào các quá trình mang tính phục hồi được bảo vệ bằng các cơ chế giám sát pháp lý phù hợp.Š

c Các mô hình tu pháp phục hoi

Các mô hình tư pháp phục hồi tiêu biéu được áp dụng rộng rãi trên thế giới là Mô hình Xử lý chuyển hướng dựa vào cộng đồng — Hoà giải; Các chương trình xử lý chuyên hướng do công an, viện kiểm sát, tòa án áp dụng.°

1.2 Thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp

1.2.1 Định nghĩa thiết chế dựa trên cộng dong trong xử lý người chưa thành niên vi phạm

pháp luật

Các nghiên cứu đã có hiện nay vẫn chưa đưa ra khái niệm chính thức về thiết chế cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa ra

khái niệm dựa trên việc phân tích các từ ngữ trong thuật ngữ.

Thiét chế là tổ chức, cơ quan, đơn vi, va cách thức tô chức việc thi hành các biện

pháp xử lý NCTNVPPL.

Cộng đồng là tập hợp những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội Cộng đồng thường có những mối quan tâm chung như kế hoạch, niềm tin, các mỗi ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thé có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng Một cộng đồng có thê được định nghĩa là một địa điểm địa lý như thị tran, làng xóm hoặc vùng lân cận Cộng đồng cũng có thé có nghĩa là một nhóm người có chung cảm giác thân

thuộc, bản sắc chung hoặc có thê là một tập hợp các giá trị và chuân mực được chia sẻ.

® Xem thêm tai Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Báo cáo Đánh giá pháp luật và thực tiên thi hành pháp luật về xử lý chuyểnhướng, tư pháp phục héi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, 2012, trang 72-74

? Xem thêm tai Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Báo cáo Đánh giá pháp luật và thực tiên thi hành pháp luật về xử lý chuyểnhướng, tư pháp phục héi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, 2012, trang 89-92.

Trang 16

Cộng đồng cũng có thé là các tổ chức hoặc hiệp hội tập thé chính thức/không chính thức Trong phạm vi nghiên cứu này, cộng đồng sẽ được hiểu theo nghĩa là một khu vực địa lý trong đó bao gồm các cá nhân, gia đình và tô chức nơi NCTNVPPL sinh sống.

Dựa trên cộng đông là phương pháp trong đó cộng đồng có vai trò chủ đạo và tham gia vào việc chỉ ra và giải quyết các vấn đề quan trọng đối với họ Điều này thách thức các thành viên cộng đồng xác định những van dé va cùng nhau giải quyết những van dé đó.

Theo định nghĩa về cộng đồng và dựa trên cộng đồng, có thể hiểu thiét chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL là những thiết chế hoạt động dựa trên một phan hoặc

toàn bộ vào cộng đồng, cụ thể hơn là dựa trên năng lực, sức mạnh và trách nhiệm của

cộng đồng, tức nên tảng của những thiết chế này chính là những người cùng sống và gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt xã hội ở một địa điểm địa lý nhất định bao gồm các cá nhân, gia đình và tổ chức nơi NCTNVPPL sinh sống, có vai trò tích cực và tham gia vào việc hỗ trợ xử lý NCTNVPPL.

1.2.2 Đặc điểm của thiết chế dựa trên cộng dong trong xử lý người chưa thành niên vi

phạm pháp luật

Thứ nhất, thiết chế dựa trên cộng dong không có tính quyên lực nhà nước Thiết chế này không dựa vào các cơ quan quyên lực nhà nước mà dựa vao vai trò, sức mạnh của cộng đồng Quyền lực nhà nước là khả năng nhà nước buộc các cá nhân tổ chức trong xã hội phải phục tùng ý chí của nhà nước Trong khi đó, các thiết chế dựa trên cộng đồng xử lý NCTNVPPL theo những quy tắc, biện pháp mà cộng đồng tham gia xây dựng những thiết chế này đặt ra nên hoàn toàn không có tính cưỡng chế như quyền lực nhà nước Đặc điểm này cũng là đặc điểm đặc trưng nhất của thiết chế dựa trên cộng đồng đề phân biệt với các thiết chế dựa trên nhà nước.

Thit hai, thiết chế dựa trên cộng dong có chỉ phí thấp bởi các thiết ché này vốn tận dụng nguồn lực có sẵn tại cộng đồng như con người, văn hóa, phong tục tập quán và các tài nguyên khác nên thường tiêu tốn ít chi phí hơn so với chi phí dé xây dựng, vận hành các cơ quan nhà nước phục vụ cho hoạt động của các thiết chế truyền thống khác.

Thứ ba, thiết chế dựa trên cộng đồng hoạt động dựa trên năng lực, sức mạnh va trách nhiệm của cộng đông Có thê nói răng, thiết chế dựa trên cộng đồng tận dụng và phát huy được tối đa sức mạnh của cộng đồng Sức mạnh này bao gồm cả sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh than cũng như nguồn lực về con người Cụ thể, thành viên của cộng đồng — nguồn nhân lực dồi dào có thé là những người đã ở một độ tuổi nhất định hoặc những người trẻ, tình nguyện tham gia thiết chế và có kinh nghiệm cũng như kĩ năng sống, có uy tín, tầm ảnh hưởng trong cộng đồng: cơ sở hạ tang có sẵn trong cộng đồng như nhà trường, khu vui chơi, ; những phong tục, tập quán văn hoá truyền thông và những quan niệm đạo đức; sự đoàn kết và trách nhiệm Như vậy, cộng đồng cung cấp những tài nguyên vô giá cả về vật chất và tinh thần tạo nên nguồn sức mạnh to lớn để có thể xử lý hiệu quả

NCTNVPPL.

Trang 17

Thứ tư, các thiết chế dựa trên cộng đông có tinh linh hoạt, cơ động và bao gồm nhiễu loại mô hình khác nhau Tính cơ động, linh hoạt của thiết chế dựa trên cộng đồng thể hiện ở việc thiết chế này có thể được sử dụng ở bất cứ giai đoạn nào của quá trình xử lý NCTNVPPL với những chức năng khác nhau Thiết chế dựa trên cộng đồng có thé được sử dụng như một biện pháp xử lý chuyên hướng NCTN ra khỏi hệ thống tư pháp, sử dụng trong quá trình đợi kết án hay sử dụng sau khi kết án để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp cho NCTN Sự linh hoạt và cơ động này xuất phát từ chính sự linh hoạt và sáng tạo của cộng đồng.

Ngoài ra, thiết chế dựa trên cộng đồng còn bao gồm nhiều loại mô hình khác nhau Thiết chế do cộng đồng xây dựng, là tổng hợp những phương pháp tốt nhất để xử lý NCTNVPPL mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp tư pháp truyền thống Những phương pháp này được chính cộng đồng nơi NCTNVPPL sống dựa vào đặc điểm của từng người, lựa chọn một hoặc một sỐ phương pháp được cho là hiệu quả nhất dé xử lý họ Quá trình xử lý cũng do cộng đồng đảm nhiệm, giám sát Cụ thé, tham gia trực tiếp vào quá trình xử lý có thé là những chuyên gia đã qua dao tạo, những người có uy tín trong cộng đồng hoặc những người tình nguyện Thực hiện việc giám sát quá trình xử lý có thể là một số người nêu trên hoặc toàn bộ cộng đồng Những phương pháp đề xử lý NCTN được cộng đồng xây dựng sẽ phù hợp với đặc điểm về địa lý, văn hoá, nơi cộng đồng đó sinh sống Đồng thời, việc lựa chọn một hay kết hợp một sỐ phương pháp dé xử lý NCTN cũng do cộng đồng quyết định, điều này sẽ nâng cao hiệu quả xử lý bởi cộng đồng sẽ có đánh giá biện pháp nao là thích hợp nhất với NCTNVPPL Chính vì điều này mà các thiết chế dựa trên cộng đồng thường đa dạng và gồm nhiều loại mô hình khác nhau, phù hợp cho việc lựa chọn những thiết chế phù hợp nhất dé áp dụng cho từng đối tượng cụ thé.

Thứ năm, thiết chế dựa trên cong dong dem lai sự hỗ trợ lớn cho tư pháp chính thống Mặc dù không có tính quyền lực nhà nước, không dựa trên sức mạnh cưỡng chế nhưng thiết chế cộng đồng vẫn hỗ trợ hiệu quả cho tư pháp chính thống, giảm gánh nặng cả về tài chính và nhân lực Quy trình tư pháp chính thông thường tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bac và nguồn lực, việc xem xét đánh giá chuyên hướng khỏi quy trình tư pháp chính thống và thay thế bằng các thiết chế dựa trên cộng đồng sẽ giúp ích cho quá trình

xử lý NCTN trở nên đơn giản hơn nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả bởi vẫn có sự đánh giá

giám sát từ nhiều phía bao gồm cả các cơ quan tư pháp chính thống Nếu việc xử lý băng các thiết chế cộng đồng không hiệu quả, NCTNVPPL vẫn vi phạm trong thời gian giám sát hoặc không có thái độ hợp tác, các co quan có thẩm quyên van có thé xem xét xử lý theo các biện pháp chính thống.

1.2.3 Chuẩn mực quốc tế về thiết chế dựa trên cộng dong trong xử lý người chưa thành

niên vi phạm pháp luật

Thiết chế dựa trên cộng đồng được đặt ra trong khuôn khô luật pháp quốc tế Tuy nhiên, các quy định quốc tế liên quan đến thiết chế dựa trên cộng đồng được trình bày một

Trang 18

cách chưa có hệ thống trong phần các chuẩn mực quốc tế về xử lý chuyên hướng Đề thuận tiện cho việc theo dõi, nhóm nghiên cứu chi rõ và hệ thống lại một số chuẩn mực quốc té, trong đó nhắn mạnh về vai trò của cộng đồng trong việc xử lý NCTNVPPL như sau:

- Hướng dan của Liên hợp quốc về Phòng chống tội phạm vị thành niên (còn được gọi là Hướng dan của Riyadh)

Điều 6 quy định: “Các dich vụ và chương trình dua vào cộng đồng nên được phat triển để ngăn chặn tình trạng phạm pháp của trẻ vị thành niên, đặc biệt ở những nơi chưa có cơ quan nào được thành lập Các cơ quan kiểm soát xã hội chính thức chỉ nên được sử dụng như một biện pháp cuối cùng.”

Vai trò của cộng đồng cũng được nêu rõ trong Điều 32 của Hướng dẫn, trong đó nêu rõ: “Các dịch vụ và chương trình dựa vào cộng đồng đáp ứng các nhu cau, van dé, sở thích và mối quan tâm đặc biệt của thanh niên và cung cấp dịch vụ tư vấn thích hợp.”

- Quy tắc chuẩn toi thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp NCTN (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua theo Nghị quyết ngày 29/10/1985 Trong đó quy tắc 11.4 nêu rõ “Đề hỗ trợ các quyết định được đưa ra dựa trên thâm quyền tự quyết trong các vụ việc có NCTN, cần có những nỗ lực cung cấp các chương trình tại cộng đồng như quản lý giám sát ngắn hạn, giáo huấn chỉ dẫn, buộc bồi thường thiệt hại, đền bù cho người bị hại.”

Quy tắc 11.4 khuyến khích đưa ra nhiều giải pháp xử lý chuyển hướng dựa vào cộng đồng mang tính khả thi để có thé lựa chọn trong tư pháp NCTN Các chương trình tư pháp phục hồi, bồi thường thiệt hại và ngăn ngừa tiếp tục vi phạm thông qua công tác quản lý giám sát, giáo huấn, chỉ dẫn có thể sẽ đặc biệt phù hợp và hữu ích trong từng

trường hợp.

Trang 19

TIỂU KET CHƯƠNG 1 Kết quả nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất, khái niệm về NCTN tại Việt Nam được sử dụng trong cả lĩnh vực dân sự và hình sự, trong đó quy định NCTN là người dưới 18 tuổi.

Thứ hai, khái quát về xử ly NCTNVPPL bằng xử lý chuyên hướng và tư pháp phục hoi dựa trên ba yếu tố: khái niệm, các chuẩn mực quốc tế và một số mô hình tiêu biểu.

Thứ ba, đưa ra khái niệm: “Thiết chế dựa trên cộng dong trong xử lý NCTNVPPL

là những thiết chế hoạt động dựa trên một phần hoặc toàn bộ vào cộng đồng, cụ thể hơn

là dựa trên năng lực, sức mạnh và trách nhiệm của cộng dong, tức nên tảng của những thiết chế này chính là những người cùng sống và gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt xã hội ở một địa điểm địa lý nhất định bao gồm các ca nhân, gia đình va tổ chức nơi NCTNVPPL sinh sống, có vai trò tích cực và tham gia vào việc hỗ trợ xử lý

Thứ tu, thiết ché dựa trên cộng đồng trong xử ly NCTNVPPL có năm đặc điểm: (1) không có tính quyền lực nhà nước; (2) chi phí thấp; (3) dựa trên năng lực, sức mạnh

và trách nhiệm của cộng dong; (4) có tính linh hoạt, cơ động va bao gồm nhiều loại mô

hình khác nhau; (5) đem lại sự hỗ trợ lớn cho tư pháp chính thống Những đặc điểm này được rút ra từ việc xem xét, đánh giá bản chất của thiết chế cũng như đối chiếu với thực tiễn các mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trên thế giới Đây là năm đặc điểm chính giúp phân biệt thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL với các thiết chế

khác, ngoài ra có thê còn các đặc điêm khác tuy thuộc vào từng thiệt chê cụ thê.

Trang 20

CHUONG 2 SO SÁNH MÔ HÌNH THIẾT CHE DỰA TREN CONG DONG TRONG XU LY NGUOI CHUA THANH NIEN VI PHAM PHAP LUAT O

CANADA, NEW ZEALAND, AUSTRALIA VA NAM PHI

2.1 Phap luật và mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử ly người chưa thành

niên vi phạm pháp luật ở Canada, New Zealand, Australia và Nam Phi

Trên thế giới hiện nay đã có nhiều quốc gia áp dụng thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL, đặc biệt là ở những nước phát triển và có nền tư pháp dành cho NCTN được đặt nền móng từ rất sớm Việc nền tư pháp dành cho NCTN phát triển tại những quốc gia này đã tạo tiền đề vững chắc dé thiết chế dựa trên cộng đồng được áp dụng một cách rộng rãi phố biến, cũng như da dạng hoá các thiết chế cộng đồng sao cho phù hợp với từng địa phương và từng vùng miền sở hữu các đặc trưng văn hoá khác nhau Không chỉ vậy, một số quốc gia còn có những thiết chế truyền thống dựa trên cộng đồng đã có sẵn từ lâu đời để xử lý NCTNVPPL, những thiết chế truyền thống này được xây

dựng trên cơ sở văn hoá bản địa độc đáo.

Do giới hạn của nghiên cứu và đặc trưng của thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL, trong phần này nhóm nghiên cứu giới thiệu khái quát các quy định của pháp luật liên quan đến thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL - nền tảng và tiền đề của các thiết chế và tập trung phân tích một số thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL điển hình ở từng quốc gia Đặc biệt, các quốc gia này có nền tư pháp cho NCTN phát triển trên thế giới và đều là những quốc gia đi đầu trong thực hiện xử lý chuyền hướng hoặc tư pháp phục hồi khi xử lý NCTNVPPL Những quốc gia đó bao gồm Canada, New Zealand, Australia và Nam Phi.

2.1.1 Tại Canada

2.1.1.1 Pháp luật Canada có liên quan

Canada là quốc gia được biết đến với hệ thông pháp luật về NCTN đã trải qua thời gian đài hơn một thế kỷ phát triển và hoàn thiện Đứng trước thực trạng NCTNVPPL phải

thi hành án cùng với những phạm nhân trưởng thành trong các nhà tù thường quá đông

đúc và xảy ra trường hợp công lý không đồng đều hay có những hình phạt cực đoan!?, Dao luật về người chưa thành niên vi phạm pháp luật - Juvenile Delinquents Act 1998 (JDA) được Canada xây dựng và ban hành cho thay quốc gia này đã nhận thức được NCTN can có một hệ thống tư pháp của riêng mình trong việc xử lý những hành vi VPPL Bên cạnh đó, dé việc áp dụng đạo luật đạt được hiệu quả cao, Canada đã xây dựng và đưa vào hoạt động Tòa án NCTN đầu tiên tại Thành phố Winnipeg vào ngày 30 tháng 1 năm 1909 và bồ nhiệm Thomas Mayne Daly - một luật sư, chính trị gia người Canada làm thâm phán.!! Sau hon 70 năm áp dụng với một lần sửa đổi vào năm 1929, vào ngày 7 tháng 7

'0 Department of Justice of Canada, 2004, The Evolution of Juvenile Justice in Canada, p6

'! Lorinda Stoneman, Community-Based Responses to Youth Offending: Politics, Policy and Practice Under the Youth Criminal Justice Act, 2016,

p.25

Trang 21

năm 1982, Quốc hội Canada đã ban hành Dao luật về tội phạm thanh thiếu niên - Young Offenders Act (YOA) nhằm thay thé cho JDA.!? Chính phủ nước này cũng tuyên bố sẽ mang lại một cuộc cải cách lâu dài đối với hệ thống tư pháp dành cho NCTN của Canada Trong đạo luật mới này đã bước đầu xuất hiện các quy định liên quan đến việc xử lý NCTNVPPL bằng các biện pháp dựa trên cộng đồng.!3 Cụ thé là cho phép lựa chọn gửi NCTN tới các trung tâm dân cư, nhà tap thé, cơ sở chăm sóc tại cộng đồng địa phương nơi ho sinh sống hoặc có thé được bao mật gửi đến một trung tâm cải huấn NCTN chỉ có thể bị kết án trong những trường hợp nhất định liên quan đến mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và tuổi tác cũng như tiền án của người đó, và trong những trường hợp mà tòa án cho răng việc giam giữ là cần thiết để bảo vệ xã hội và có liên quan đến nhu cầu và hoàn cảnh của NCTNVPPL Đạo luật cũng cho phép mỗi bang thiết lập "các biện pháp thay thế", theo đó, thay vì phải giải trình trước tòa án về một hành vi VPPL, những NCTN có thê nhận trách nhiệm về hành vi đó và đồng ý bồi thường cho nạn nhân hoặc tham gia vào một chương trình phục vụ cộng đồng, giáo dục hoặc phục hồi.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dung, đạo luật mới này cho thấy còn tồn tại nhiều sự

bất công, ví dụ như việc giới hạn độ tuôi khác nhau đối với NCTN ở những bang khác

nhau Bên cạnh đó, đạo luật này cũng được cho là thiếu tính răn đe bởi thực tế cho thay sau khi YOA được thông qua, sỐ lượng tội phạm bạo lực được thực hiện bởi NCTN đã tăng vọt ở Canada, với một sỐ lượng lớn người tái phạm Tỷ lệ tội phạm bạo lực tăng đều đặn trong suốt những năm 1980, duy trì ở mức cao trong suốt những năm 90 và đã tăng lên ké từ năm 1999, Đối mặt với thực trạng đó, Chính phủ Canada đã cô gang khắc phục hệ thống tư pháp NCTN bang nhiều lần sửa đổi!Š Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 1998 cho thay 70% người Canada tin rằng các bản án dành cho những NCTNVPPL vẫn còn quá khoan héng!®.

Trong bối cảnh áp lực gia tăng, Bộ trưởng Tư pháp, Anne McLellan!’, đã đưa ra Đạo luật Tư pháp NCTN - Youth Criminal Justice Act (YCJA) vào năm 2002 dé thay thé cho YOA và dao luật này chính thức có hiệu lực năm 2003 cho tới nay YCJA có nhiều điểm tương đồng với JDA và YOA Sự khác biệt chính là đạo luật hiện tại đưa ra các nguyên tắc rõ ràng dé điều chỉnh việc truy tố và kết án thanh thiếu niên Bên cạnh đó, đạo luật cũng khuyến khích rằng các biện pháp dựa vào cộng đồng hiệu quả hơn để xử lý đối với hầu hết NCTNVPPL Điều đó được thê hiện trong Tuyên bố Nguyên tắc:

12 Margaret Mary Donnelly, Jim Robb, Juvenile Justice Systems, The Canadian Encyclopedia,

https://www.thecanadianencyclopedia.ca/en/article/juvenile-justice-systems truy cập lần cuối ngày 15/01/2021!3 Justice Monitor, Youth Justice in Canada, www.justicemonitor.ca/youthoffenders truy cập lần cuối ngày 03/12/2020.!# Theo thống kê của Trung tâm Thống kê Tư pháp Canada - Canadian Centre for Justice Statistics.

'S Đạo luật về tội phạm chưa thành niên được sủa đổi 4 lần vào các năm 1986, 1992, 1995.

!® Theo Statistics Canada.

!7 Anne McLellan là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cannada từ năm 1997 đến năm 2002.

Trang 22

“Mục dich của hệ thong tu pháp chưa thành niên là ngăn chặn tội phạm bằng cách giải quyết các tình huống gây ra hành vi phạm tội của NCTN, phục hoi những NCTN phạm tội và tái hòa nhập xã hội, và đảm bảo rằng NCTN phải chịu những hậu quả có ÿ

nghĩa với hành vi phạm tội cua họ, nhăm thúc day sự bảo vệ lâu dai cua công ching.”

Hộp 1: “Tuyên bố Nguyên tắc” của YCJA:

(c) trong giới hạn của trách nhiệm giải trình công bằng và tương xứng, các biện pháp được thực hiện đối với những NCTN phạm tội phải:

(i) củng cố sự tôn trọng các giá trị xã hội,

(ii) khuyến khích việc sửa chữa những tốn hai đã gây ra cho nạn nhân va cộng đồng, (iii) có ý nghĩa đối với cá nhân thanh niên theo nhu cầu và mức độ phát triển của họ, khi thích hợp, có sự tham gia của cha mẹ, đại gia đình, cộng đồng và xã hội hoặc các

cơ quan khác trong việc phục hồi và tái hòa nhập của thanh niên, và

(iv) tôn trọng sự khác biệt về giới, dân tộc, văn hóa và ngôn ngữ và đáp ứng nhu cầu

của thanh niên thô dân và thanh niên có yêu câu đặc biệt.

Nguôn: Diéu 3(c) - Youth Criminal Justice Act 2002

Đây cũng được coi là chất xúc tac cho việc thiết chế cộng đồng được áp dung rộng rãi trong xử lý NCTNVPPL ở Canada Nghiên cứu đi vào giới thiệu và phân tích một số mô hình tiêu biéu của thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL ở Canada 2.1.1.2 Các mô hình cụ thể tại Canada

Chương trình Can thiệp và Chuyển hướng NCTN Wabano Way!8

Vào năm 2007, Trung tâm Y tế Thổ dân Wabano nhận được tai trợ cho chương trình Wabano Way và tiến hành cung cấp các dich vụ xã hội hỗ trợ khác cho thé dân ở khu vực Ottawa Thổ dân là đối tượng trong chương trình này là những NCTN trong độ tuôi từ 12 đến 17 tudi có liên quan hoặc có nguy cơ thực hiện thành vi VPPL ở phạm vi băng đảng Chương trình cung cấp một giải pháp thay thế dựa vào cộng đồng, bao gồm việc thu hút và hỗ trợ các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc thực hiện kế hoạch ngăn ngừa tái phạm, tránh các tác động của tòa án và phát triển kết quả có ý nghĩa đối với NCTN để phản ánh mối quan tâm của cộng đồng đối với việc phục hồi cho bản thân NCTN và sự phục hồi của họ đối với nạn nhân.

Cơ chế của Wabano bao gồm hai biện pháp là biện pháp can thiệp và biện pháp

phân luồng Biện pháp can thiệp hướng tới NCTN có nguy cơ thấp và trung bình, những người đã thể hiện hành vi chống đối xã hội, nhưng không hoạt động tội phạm và do đó không phải tuân theo các điều khoản của YCJA Biện pháp phân luồng được thiết kế cho

NCTN đã phạm tội hình sự va bi xử lý trên cơ sở buộc tội trước hoặc sau khi buộc tội.Việc giới thiệu phạm nhân tham gia chương trình được thực hiện bởi một thành

viên Sở Cảnh sát Ottawa với sự tham vấn của điều phối viên can thiệp/phân luồng của

! Xem thêm tại Wabano Way Youth Intervention and Diversion Program,

https://www.justice.gc.ca/eng/fund-fina/cj-jp/yj-jj/sum-som/r8 html?fbclid=IwAR2898mzfx75uzE76Y 7a-yvRunA§VAal6óGEOcOMaS1zIxGeLRSyCA4IrNWQOw

Trang 23

cảnh sát Ottawa Nếu NCTN và người giám hộ của họ đồng ý tham gia chương trình, việc đánh giá sâu hơn về NCTN sẽ được hoàn thành bang cách sử dụng các công cụ tiêu chuan dé giúp thiết kế một kế hoạch chăm sóc toàn điện.

Quá trình tiếp nhận được thực hiện thông qua quy trình bao gồm: Họp, đánh giá chuyên sâu; Chấp nhận chương trình; Lập kế hoạch tình huống Kế hoạch thường bao gồm can thiệp từ ba đến bốn tháng, liên quan đến các biện pháp trách nhiệm giải trình như tư van, hòa giải đồng đăng, các dự án công lý phục hồi, các buổi cung cấp thông tin, tham

gia vào các dự án dân sự, v.v.

Trong thời gian 2 năm của dự án, trong tong số 100 NCTN được tiếp nhận có 22 trường hợp giới thiệu sau buộc tội, phần lớn trong số đó liên quan đến thanh niên bị buộc tội hành hung, trộm cắp, tàng trữ hoặc de doa ma túy Trong số đó, có 12 NCTN được coi là đã hoàn thành chương trình chuyển hướng theo kế hoạch chăm sóc và thỏa thuận của

họ với Wabano Way.

Có thê thấy rằng, trong một thời gian ngắn áp dụng, số liệu cho thấy, Wababo Way chưa thực sự đạt được hiệu quả Tuy nhiên, đây được đánh giá là chương trình có tiềm năng và vẫn được khuyến khích việc đưa NCTN là thô dân vào các chương trình tương tự,

tập trung vào các hoạt động sau khi giới thiệu, đảm bảo sự liên tục của nhân viên và cải

thiện quản lý thông tin Điều quan trọng là các cơ quan cung cấp dịch vụ mới phải đánh giá xem có nhu cầu day đủ đối với dich vụ của họ hay không, dành thời gian đáng kể dé kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan va đảm bảo rằng nhân viên của họ có các

kỹ năng phù hợp.

Mô hình vòng tròn kết án - Circle Sentencing

Vòng tròn kết án là một quá trình hướng tới cộng đồng ở Canada, được tiến hành với sự hợp tác của hệ thống tư pháp hình sự, nhằm phát triển sự đồng thuận về một kế hoạch tuyên án phù hợp nhằm giải quyết mối quan tâm của tất cả các bên liên quan Đây được coi là một phần và thay thế việc kết án trong hệ thống tư pháp chính thức Trong mô hình này, cộng đồng và hệ thống tư pháp chính thức tham gia với tư cách là đối tác Mặc dù ban đầu được sử dụng dé giải quyết các hoàn cảnh đặc biệt của những người phạm tội là thổ dân trong tố tụng hình sự, tuy nhiên về sau vòng tròn kết án cũng đã được sử dụng cho những người không phải là người thé dân.

Thâm phán Barry Stuart của Tòa án Lãnh thô Yukon là người đầu tiên triệu tập một vòng kết án trong trường hop của Philip Moses Vòng tròn được tiến hành dựa trên ba nguyên tắc cũng là một phần văn hóa của thô dân Yukon Thứ nhất, hành vi phạm tội thê

hiện sự vi phạm mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân cũng như người phạm tội và cộng đồng Thứ hai, sự ồn định của cộng đồng phụ thuộc vào việc hàn gan những vi

phạm nay Và thứ ba là cộng đồng có kha năng tốt hon trong việc giải quyết các nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ cơ cau kinh tế hoặc xã hội của cộng đồng Những nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc của công lý phục hồi: VPPL không chỉ là một hành vi

Trang 24

chống lại nhà nước mà còn là một thương tích gây ra cho người khác và cộng đồng phải

được sửa chữa.

Các vòng kết án — đôi khi được gọi là vòng kết nối hòa bình — sử dụng nghi thức và cau trúc vòng tròn truyền thống dé có sự tham gia của nạn nhân và những người ủng hộ nạn nhân, phạm nhân và những người ủng hộ phạm nhân, thâm phán và nhân viên tòa án, công tố viên, luật sư bào chữa, cảnh sát và tất cả các thành viên cộng đồng quan tâm Trong quá trình tổ chức vòng tròn kết án, các ghế được sắp xếp theo vòng tròn và phiên họp được chủ trì bởi một thành viên được tôn trọng của cộng đồng, thường được gọi là “người quản lý vòng tròn” hoặc bởi thâm phán Thường có từ 15 đến 50 người tham dự, việc tham gia là tự nguyện và mọi người đều có tiếng nói bình đăng.

Trong tòa án chính thức, các chuyên gia của hệ thống tư pháp thống trị và kiểm soát quá trình tuyên án Quyết định do thẩm phán đưa ra phần lớn dựa trên các nguyên tắc va quy định pháp luật Do đó, đôi khi có thể chỉ liên quan một chút đến NCTNVPPL và cộng đồng của họ, hiếm khi giải quyết mối quan tâm thực sự của nạn nhân cũng như cộng đồng Còn trong một cuộc tuyên án vòng tròn, tòa án nghe ít hơn từ các luật sư và nhiều hơn từ những người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi hành vi vi phạm của NCTN.

Các vòng kết án thường theo quy trình gồm nhiều bước bao gồm: (1) Don của người vi phạm dé tham gia vào quá trình vòng tròn;

(2) Vòng tròn chữa lành cho nạn nhân;(3) Vòng tròn chữa lành cho người phạm tội;

(4) Vòng kết án dé phát triển sự đồng thuận về các yếu tố trong kế hoạch tuyên án; (5) Các vòng theo dõi dé theo dõi sự tiến bộ của phạm nhân.

Trong hau hết các trường hợp, các cuộc thảo luận sẽ kéo dài từ hai đến tám giờ, thường trải dài trong hai phiên tòa kết án vòng tròn riêng biệt Thông thường vào cuối vòng đầu tiên, NCTNVPPL được đưa ra một loạt các mục tiêu dé xác định xem họ có thể thực hiện được kế hoạch của mình trước khi áp dụng kế hoạch tuyên án cuối cùng hay không Vòng kết nối sẽ kết nối lại trong vài tuần, hoặc thậm chí vài tháng sau đó, để xem xét hoạt động của người vi phạm và thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào đối với kế hoạch được đề xuất Tại thời điểm này, người quản lý sẽ kết luận cuối cùng thông qua việc kết hợp các khuyến nghị của vòng tròn.

Khác với quy trình tư pháp chính thống là đưa ra một bản án chính thức dựa trên tòa án, các cuộc thảo luận trong vòng tròn kết án không chỉ tập trung vào hành vi VPPL của NCTN mà còn bao gồm các vấn đề như mức độ của các hành vi VPPL tương tự trong cộng đồng và nguyên nhân sâu xa của những hành vi VPPL đó Vòng tròn kết án cũng tập trung phân tích, nghiên cứu về cuộc sống trong cộng đồng trước khi hành vi VPPL trở nên phô biến Bên cạnh đó, tác động của các loại VPPL đối với nạn nhân nói chung, đối với gia đình và cuộc sống cộng đồng và tác động của hành vi này đối với nạn nhân cũng được làm rõ Từ những phân tích, đánh giá đó, vòng tròn kết án sẽ xác định xem: Có thể làm gì

Trang 25

trong cộng đồng để ngăn chặn đối với loại hành vi VPPL đó; Phải làm gì để giúp chữa

lành cho NCTNVPPL, nạn nhân và cộng đồng Một bản kết hoạch sẽ được lập ra, trong

đó, các cuộc thảo luận trong vòng tròn kết án sẽ đưa ra và định rõ: Các yếu tố nào sẽ thiết lập nên kế hoạch kết án; Ai sẽ chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch, và ai sẽ hỗ trợ NCTNVPPL và nạn nhân trong việc dam bảo kế hoạch được thực hiện thành công Cuối cùng, vòng tròn kết án sẽ dành ra một ngày để xem xét lại sự kết án và một tập hợp các mục tiêu cần đạt được)°.

Có thê thay rang, vong tron kết án đã tận dụng được các nguồn lực có sẵn trong

cộng dong, bên cạnh đó vẫn có sự kết hợp của những người có chuyên môn, có thâm quyền như thâm phán, luật sư Sự khác biệt đáng kế về thành phần nhân khẩu học, điều kiện văn hóa, xã hội, kinh tế và địa lý làm cho mỗi cộng đồng trở nên độc đáo Từ đó, mỗi vòng tròn kết án ở một cộng đồng khác nhau mang những đặc trưng riêng Do vậy, quy trình xử lý NCTNVPPL có thé phù hợp với những hoàn cảnh đặc biệt và khả năng xử lý xung đột

cụ thể của mỗi cộng đồng Phải thừa nhận tính độc nhất của mỗi cộng đồng và tính độc

nhất của mỗi tranh chấp, tuy nhiên, vòng tròn kết án đảm bảo được răng đây một quy trình phù hợp với mọi hình thức tranh chấp do xuất phát từ chính cộng đồng dé giải quyết các van đề liên quan đến xử lý NCTNVPPL của cộng đồng đó.

Mục đích cơ bản và quan trọng nhất của vòng tròn kết án là giữ những NCTNVPPL ở lại cộng đồng của họ và do đó sẽ can ít nha tù hơn Mô hình này không chú trọng việc trừng phạt NCTNVPPL mà quan tâm đến mối quan hệ giữa họ đối với các thành viên khác trong cộng đồng và theo xu hướng khuyến khích sự đàm phán Thông qua sự đàm phán đó, cộng đồng có tác động lớn tới NCTNVPPL trong cả quá trình xử lý cũng như quá trình họ trở lại với cộng đồng sau này.

Vòng tròn kết án là mô hình đòi hỏi sự hợp tác giữa cộng đồng và hệ thống tư pháp truyền thông Mỗi bên mang lai tính hợp pháp cần thiết cho bên kia Sự tham gia của cộng đồng tạo cơ hội trong việc xử lý NCTNVPPL để tìm hiểu về nguyên nhân và thực hiện các bước dé ngăn chặn hành vi vi phạm tương tự trong tương lai Đây cũng là ly do dé tin rằng cách tiếp cận này có thê thích ứng với các trung tâm đô thị và mọi nền văn hóa.

Chương trình Điểm danh - Attendance Program

Một trong các mô hình thiết chế cộng đồng có tiềm năng và vẫn đang hoạt động ngày càng rộng rãi là mô hình điểm danh Chương trình này lần đầu được thí điểm tại Toronto - thành phố đông dân nhất tại Canada và được tài trợ bởi Bộ Trẻ em và Dịch vụ NCTN hop tác với Legal Aid Ontario Mục tiêu của chương trình là nhằm chuyền hướng

NCTNVPPL ra khỏi hình thức giám hộ công khai hoặc khép kín sang chương trình tham

dự dựa vào cộng đồng dé giúp thúc day tái hòa nhập cộng đồng và trách nhiệm giải trình của phạm nhân Chương trình này cũng được sử dụng như một hình thức lựa chọn đề thay

!' Donald J Schmid, Restorative Justice in New Zealand: A Model For U.S Criminal Justice, lan Axford Fellow in Public Policy, August 2001,

p.23

Trang 26

thế cho việc kết án đối với NCTNVPPL, nhưng đòi hỏi phải có sự giám sát cao độ.

Tại Toronto, hoạt động của chương trình này hiện nay vẫn đang được điều hành dựa vào một trung tâm có nguồn lực cộng đồng mang tên Springboard Springboard là tô chức phi chính phủ và phi lợi nhuận cung cấp các dịch vụ, tiễn hành các hoạt động ngoại

khóa va tư van việc làm cho NCTN tai cộng đồng Trung tâm được dự định là một trung

tâm “một cửa” mà từ đó thanh thiếu niên VPPL có thể nhận được các dich vụ và chương trình chính, cũng như được giới thiệu đến các chương trình và dịch vụ khác liên quan trực tiếp đến nhu cầu của họ.

Springboard xây dựng các cộng đồng vững mạnh hơn bằng cách giúp đỡ những NCTN có nguy cơ và dé bị tôn thương thông qua những chuyền đổi quan trọng trong cuộc sông của họ với trọng tâm là các dịch vụ pháp lý cộng đồng và tiếp cận NCTN dưới góc độ lay NCTN làm trung tâm Đối với NCTNVPPL, Springboard cung cấp Chương trình Điểm danh trên cơ sở tuân theo các nguyên tac của YCJA, yêu cầu thanh thiếu niên phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ thông qua các biện pháp tương ứng với mức độ nghiêm

trọng của hành vi bi cáo buộc.

Chương trình điểm danh là giải pháp thay thế kết án dành cho NCTN từ 12 đến 17 tuổi dang ở các giai đoạn tham gia khác nhau trong hệ thống tư pháp Springboard cung cấp các hội thảo phát triển kỹ năng và tư van cho thanh niên bằng cách sử dụng phan mềm tương tác của họ dé cung cap chuong trinh trong cac linh vuc lam dung chat kich thich, quan ly con giận dữ dé ngăn chan bạo lực, việc làm bán thời gian va nhóm nữ sinh để trao quyên cho phụ nữ trẻ Theo thỏa thuận, NCTNVPPL có thể được yêu cầu có mặt ở Trung tâm trong một số giờ xác định vào những giai đoạn tiềm ân nguy cơ cao Trung tâm duy trì một môi trường được giám sát chặt chẽ mà ở đó NCTN được yêu cầu tham gia vào

những hoạt động chuyên biệt.

Hộp 2: Các hoạt động của Chương trình Điểm danh

e Việc làm và đào tạo;

e Tiêp cận với tư vân ca nhân và gia đình, nha ở và các dịch vụ khác.

Nguôn: Báo cáo Đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng, tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Trang 27

Một trung tâm khác tại Peel”?, Canada là Associated Youth Services Of Peel —

Trung tâm các dịch vụ kết hợp dành cho thanh thiếu niên (AYSP) hiện nay cũng đang cung cấp Chương trình Điểm danh AYSP được vận hành bởi đội ngũ năng động gồm các

chuyên gia và tình nguyện viên lạc quan, nhân ái, chuyên giúp NCTN và gia đình quản lý

các vấn đề sức khỏe tâm thần và thê chất, nhận ra tiềm năng của họ và đóng góp cho cộng đồng của họ Attendance Center - Trung tâm Điểm danh được cung cấp bởi ASYP là một giải pháp thay thế cho việc giam giữ theo YCJA Nó cho phép thanh thiếu niên ở lại cộng đồng, tham gia vào một chương trình có cấu trúc và được giám sát Chương trình bao gồm nhiều cơ hội dé NCTNVPPL học hỏi và phát triển các kỹ năng mới, đồng thời duy trì một môi trường được giám sát chặt chẽ dé đảm bảo sự an toàn của NCTN và cộng đồng.

Trung tâm Điểm danh của ASYP cung cấp dịch vụ cho NCTN là nam và thỏa mãn các tiêu chí: Từ 12 đến 17 tuổi, tại thời điểm vi phạm, cư trú tại Peel; Có thé đã được tòa án xem xét cho bản án giam giữ ngắn hạn; Không gây nguy hiểm cho cộng đồng; Không yêu cầu giám sát chuyên sâu, nhưng cần hỗ trợ thêm về các khía cạnh cụ thé của cuộc sống và có thé chịu trách nhiệm va hưởng lợi từ việc tham gia vào một chương trình dựa vào cộng đồng Đối với NCTN là nữ, phải được giới thiệu đến tham dự Trung tâm Điểm danh

xã hội Elizabeth Fry, đặt tai Brampton.

NCTN tham gia chương trình sẽ được giới thiệu boi Các Tham phán Tòa án NCTN (cùng với Lệnh Quản chế và vai trò của Viên chức Quản chế là Người quản lý Hồ so).

Điểm cơ bản giống nhau của ASYP và Springboard đều dựa trên cơ sở tận dụng các nguồn lực của cộng đồng, bên cạnh đó vẫn có sự hợp tác của những người có chuyên môn, thâm quyền trong việc xử lý NCTNVPPL Tuy nhiên, về phạm vi cũng như đối tượng áp dụng thì chương trình điểm danh của ASYP có phần hạn chế hơn Springboard bởi các điều kiện ASYP đặt ra cho thấy tổ chức này hướng dịch vụ của mình tới những NCTN là nam và có nơi cư trú tại Peel Qua đó, cũng cho thấy sự hạn chế về quy mô gây khó khăn cho NCTNVPPL trong quá trình tiếp cận chương trình.

2.1.2 Tại New Zealand

2.1.2.1 Pháp luật New Zealand có liên quan

New Zealand là một quốc gia nhỏ ở Tây Nam Thái Bình Dương với diện tích 268.000 km vuông New Zealand có dân số chỉ hơn năm triệu người?! với 1/4 trong số đó là những người dưới 17 tuổi Đây cũng là một thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh nên hệ thống pháp luật của nước này về cơ bản cũng tuân theo mô hình luật truyền thống của Anh Cơ cau tòa án hình sự New Zealand bao gồm Tòa án quận, Tòa án cấp cao, Tòa án phúc thâm và Tòa án tối cao Tòa án quận chủ trì tất cả các tội hình sự ngoại trừ những tội nghiêm trọng nhất Tòa án thanh thiếu niên và Tòa án gia đình là các bộ phận

2° Còn được gọi là “Khu tự quản vùng Peel” là một khu tự quan vùng tại miền Nam Ontario, Canada.

?! Kim Dunstan and James Weir, New Zealand’s population passes 5 million, 2020,

https://www.stats.govt.nz/news/new-zealands-population-passes-5-million,

Trang 28

của Tòa án quận và được coi là các Tòa án chuyên trách Khi NCTN tham gia vào hành vi

VPPL giống như người thành niên, nếu đối với người thành niên họ sẽ bị buộc tội, thì hệ thong tư pháp thanh thiếu niên New Zealand công nhận rằng hành vi VPPL của NCTN có sự liên quan mật thiết đến sự trưởng thành và trình độ nhận thức, có nghĩa là hành vi phạm

tội của NCTN phải được xử lý theo cách riêng khác hoàn toàn với các biện pháp hiện đang

áp dụng cho người phạm tội là người thành niên Hệ thống tư pháp thanh thiếu niên New Zealand công nhận và đề cao các quyền của NCTN như một nhóm riêng biệt, đồng thời đưa ra các biện pháp tương ứng đối với hành vi VPPL của họ.

Ở New Zealand, luật chính điều chỉnh tư pháp thanh thiếu niên tại Tòa án quận là Đạo luật về Trẻ em, Thanh thiếu niên và Gia đình năm 1989 — Children, Young Persons and Their Family Act (CYPF) Trong những năm 1980 và nhiều thập kỷ trước khi CYPF ra đời, các triết lý và thực hành công lý thanh thiếu niên truyền thống đã thịnh hành Các quy định này tập trung mạnh mẽ vào các quyết định dựa trên tòa án và thé hiện sự chấp nhận rang tòa án là diễn đàn thể chế thích hợp cuối cùng dé giải quyết các hành vi VPPL của NCTN, các cơ quan nhà nước được coi là đưa ra quyết định thay cho NCTN và gia đình của họ Do đó, các gia đình và cộng đồng cảm thấy bị tước đi quyền lợi của mình.

Việc ban hành CYPF vào năm 1989 đã đưa ra một “mô hình mới”, NCTNVPPL sẽ thuộc

thâm quyên tài phán của Toà án thanh thiếu niên CYPF quy định một hệ thống công lý dành cho NCTN sáng tạo, đôi mới; giới thiệu một hệ thong công ly — phúc lợi hỗn hop trong đó NCTN, gia đình của họ, nạn nhân, cộng đồng va Nhà nước có liên quan và chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm và hậu quả của nó Tinh thần này được thé hiện xuyên suốt các quy định của đạo luật Quy trình tư pháp cho NCTN theo CYPF có hiệu lực ké từ khi cảnh sát phát hiện hành vi của NCTN và cho rang đó là hành vi phạm tdi.

Hộp 3: Các phương án xử lý NCTNVPPL được quy định trong CYPF

e Cảnh báo: thường được đưa ra bởi sĩ quan cảnh sát tham dự và được theo dõi bởi

một lá thư của Cán bộ Viện trợ Thanh thiếu niên thừa nhận cảnh báo;

e Hành động Thay thế: một kế hoạch chuyên hướng do Cán bộ Hỗ trợ Thanh thiếu niên chuyên môn đưa ra có thể bao gồm lời xin lỗi, sự đền bù và / hoặc công việc

cộng đồng:

e Hội nghị nhóm Gia đình: sau khi giới thiệu đến một Điều phối viên Tư pháp Thanh thiếu niên, vì hành vi vi phạm không thê xử lý bằng cách cảnh cáo hoặc hành động thay thế;

e Bắt giữ: trong những trường hợp hạn chế.

Nguôn: Stephen J O’Driscoll, Youth justice in New Zealand: A restorative justice

approach to reduce youth offending, Resource material series No.75, August 2008.

2 Andrew Becroft, Playing to Win - Youth Offenders Out of Court (And Sometimes In): Restorative Practices in the New Zealand Youth Justice

System, Paper to be delivered at the Queensland Youth Justice Forum, 15 July 2015, p1-2.

Trang 29

Từ quy trình tư pháp nêu trên, có thê thấy được trong quá trình xử lý NCTNVPPL, chuyền hướng NCTN khỏi hệ thống tư pháp chính thức là cơ chế chính của hệ thống tư pháp thanh thiếu niên ở New Zealand Một kết quả thực tế và quan trọng cần được nhắn mạnh của việc chuyển hướng nói chung và chuyển hướng tại New Zealand nói riêng là tránh được các biện pháp trừng phạt giam giữ và được thay thế bằng các biện pháp xử lý dựa vào cộng đồng Nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích một số mô hình dựa trên cộng đồng điền hình trong xử lý NCTNVPPL tại New Zealand.

2.1.2.2 Các mô hình cụ thể tại New Zealand

Mô hình Hội nghị nhóm gia đình — Family Group Conference (FGC) tại New

Có thé nói, một trong những mô hình dựa trên cộng đồng điển hình và được áp dụng phổ biến tại New Zealand chính là Hội nghị nhóm gia đình Cac FGC củng cô hệ thong tư pháp NCTN New Zealand và được CYPF giới thiệu là một sự đôi mới ở New Zealand vào năm 1989 Đây chính là mô hình đáp ứng được tinh thần của CYPF Một đặc điểm quan trọng của FGC là việc sử dụng rộng rãi các giải pháp dựa vào cộng đồng dé chống lại hành vi vi phạm, với hệ quả số lượng tù nhân là NCTN giảm xuống Có thể thấy, đây là một mô hình chuyên hướng NCTN khỏi hệ thống tư pháp chính thức, đồng thời cũng là một mô hình công lý phục hồi FGC đại điện cho một mô hình hoàn toàn mới, nơi

việc đưa ra quyết định phụ thuộc vào các thầm phan bi từ chối Đây là bản chất của FGC

và sức mạnh cách mạng của nó: tước bỏ quyền ra quyết định trong giai đoạn sơ thâm từ

thâm phán và trao nó cho NCTN, gia đình họ, nạn nhân và cộng đồng Bản chất của trách

nhiệm giải trình và các hình thức can thiệp đối với phạm nhân là NCTN được quyết định, ít nhất trên cơ sở sơ bộ, bởi chính họ, gia đình phạm nhân, nạn nhân, cảnh sát, các chuyên gia tư pháp thanh thiếu niên và đại diện của cộng đồng rộng lớn hơn Mô hình FGC tại New Zealand có điểm đặc biệt hơn và có thê gọi là duy nhất so với các mô hình FGC khác trên thế giới bởi đây là quy trình bắt buộc Sở di nói FGC là quy trình bắt buộc bởi FGC là “trung tâm” của thủ tục Tòa án thanh thiếu niên chứ không nằm ngoài toà án”, đây không phải một biện pháp bồ trợ cho quy trình toà án ma nó là bắt buộc.

FGC thường được coi là “chân đỡ” của hệ thống tư pháp New Zealand và là “mét phan quan trọng và không thé thiếu của các thủ tục dé thực thi công lý cho thanh thiếu nién’*, Một động lực quan trọng đăng sau sự phát triển của mô hình FGC là sự cần thiết phải có sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong việc giải quyết tình trạng NCTNVPPL Những người được tham gia FGC bao gồm các đối tượng sau”:

°3 Alison Cleland and Khylee Quince, Youth Justice in Aotearoa New Zealand: Law, Policy and Critique, LexisNexis, Wellington 2014, p.140.4 Andrew Becroft, It’s All Relative: the Absolute Importance of the Family in Youth Justice (a New Zealand Perspective), Paper to be delivered

at the World Congress on Juvenile Justice, January 2015, p.15

°5 Stephen J O’Driscoll, Youth justice in New Zealand: A restorative justice approach to reduce youth offending, Resource material series No.75,

August 2008, p.64

Trang 30

e Nguoi chưa thành niên vi phạm pháp luật

CYPF yêu cầu rõ ràng rằng những NCTN phải tham gia vào việc đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến họ và phải được phép bày tỏ quan điểm của mình NCTN phải tham gia tích cực vào FGC, xin lỗi nạn nhân nếu có thể, đưa ra các hướng hành động khả thị, đồng ý và hứa thực hiện các hoạt động cụ thê được thiết kế dé giải quyết hành vi vi phạm của họ Tại FGC, NCTN được trao quyền tự chủ dé tham gia vào quá trình ra quyết định và tự do chấp nhận hoặc từ chối một quyết định cụ thé Cho phép NCTN tham gia kiêm soát một số thủ tục xử lí sẽ mang tính trao quyền hơn là một sự xấu hô Quan trọng là, điều này mang lại cảm giác làm chủ kết quả và tạo ra sự tôn trọng không chỉ đối với bản thân kết quả mà còn đối với các bên đã làm việc cùng nhau dé đạt được một giải pháp.

e Nạn nhân

Một đặc điểm chính của FGC là cơ hội mà họ có thê tạo khả năng cho nạn nhân đối mặt với NCTNVPPL Một cuộc gặp gỡ trực tiếp với nạn nhân có nghĩa là NCTN phải đối

mặt với những hệ quả của hành vi của họ Đây là một khía cạnh quan trọng của FGC trong

đó NCTN có thé vừa nhìn thay vừa nghe được từ nan nhân về hậu quả của hành vi VPPL của họ va tác động của hành vi đó đối với nạn nhân Nạn nhân và những người hỗ trợ của họ có quyền tham dự FGC nhưng không bắt buộc Trong một số trường hợp, nạn nhân có thể yêu cầu đại điện tham dự FGC thay mặt cho mình.

e Gia đình

Một trong những nguyên tắc chính của CYPF và sự thay đổi lớn trong hệ thong tư pháp thanh thiếu niên là gia đình phải tham gia vào việc ra quyết định đề giải quyết hành vi phạm tội của thanh thiếu niên Đạo luật đưa ra một định nghĩa mở rộng về "nhóm gia đình", đưa các thành viên trong đại gia đình của thanh thiếu niên vào hệ thống tư pháp thanh thiếu niên Bat kỳ cha mẹ, người giám hộ hoặc thành viên của NCTN , whanau (đại gia đình), hapu (gia tộc), iwi (bộ lạc) hoặc nhóm gia đình đều có quyền tham dự FGC.? Trong FGC, vai trò của gia đình là khuyến khích sự tham gia của NCTN và trong nhiều trường hợp phải cùng chịu trách nhiệm về hành động của NCTN đó đối với nạn nhân.

‹ _ Điều phối viên tư pháp thanh thiếu niên

Điều phối viên tư pháp thanh thiếu niên là nhân viên của Dịch vụ Trẻ em, Thanh thiếu niên và Gia đình - Children, Young Persons and Their Families Services (CYFS).

Diéu phối viên tư pháp thanh thiếu niên có trách nhiệm triệu tập và tạo điều kiện cho tất

cả các FGC Khi làm như vậy, điều phối viên tư pháp thanh thiếu niên có nghĩa vụ thực hiện tat cả các nỗ lực hợp lý, nếu có liên quan, dé tham khảo ý kiến của những người tham gia FGC Với tư cách là người điều phối tại FGC, điều phối viên tư pháp thanh thiếu niên không có quyên ra quyết định, nhưng đảm bảo rằng FGC tuân thủ chặt chẽ nhất có thé quy trình được nhóm thông qua Đồng thời, họ cần ghi lại bat kỳ quyết định, khuyến nghị hoặc

°6 Judge FWM McElrea, The Intent of the Children Young Persons and Their Families Act 1989 - Restorative Justice?, Youth Law Review,

July/August/September 1994, p.4.

Trang 31

kế hoạch nào được đưa ra tại FGC và phải thông báo cho người nào sẽ trực tiếp tham gia thực hiện bất kỳ quyết định, khuyến nghị hoặc kế hoạch nào về kết quả đó và được họ đồng ý với kết quả đó.

‹ _ Cán bộ hỗ trợ thanh thiếu niên

Tại FGC, cán bộ hỗ trợ thanh thiếu niên tham dự được yêu cầu đưa ra một tuyên bố về các sự kiện đại diện cho cơ sở của việc vi phạm Trong trường hợp nạn nhân không tham dự hoặc tham dự nhưng không muốn bày tỏ quan điểm của mình, cán bộ hỗ trợ thanh thiếu niên cũng có thể bày tỏ quan điểm của nạn nhân.

¢ Cộng đồng

Cũng như việc mở rộng một cách sáng tạo trong quy trình tư pháp cho thanh thiếu niên bằng việc quy định sự tham gia của các gia đình, CYPF ủng hộ sự tham gia của cộng đồng chung Sự tham gia của cộng đồng được coi là cần thiết dé hỗ trợ những NCTN nhận ra tác động rộng lớn hơn của hành vi vi phạm của họ và thực tế răng hành vi hợp pháp là cần thiết cho cộng đồng Mong muốn cộng đồng tham gia vào quá trình tư pháp thanh thiếu niên thé hiện sự tạo điều kiện cho NCTN hòa nhập (hoặc tái hòa nhập) một cách hiệu quả vào cộng đồng của họ, đặc biệt khi một NCTN có thé không liên tục tham gia vào các cơ cau cộng đồng chính thức (ví dụ các cơ cau giáo dục chính thức).

Đạo luật cũng cho phép các đại diện cộng đồng tham dự nếu gia đình, cá nhân hoặc nhóm gia đình của NCTN yêu cầu Ngoài ra, điều phối viên tư pháp thanh thiếu niên có thé mời bat kỳ người nào có thé cung cấp thông tin liên quan tham dự FGC.

¢ Những thành viên khác: nhân viên xã hội, cá nhân đứng đầu nền văn hoá trong cộng đồng của NCTN

FGC cho phép các thành viên trên tham gia và đưa ra các quyết định hợp tác và dựa trên sự đồng thuận, dé giải quyết các nguyên nhân cơ bản của việc vi phạm trong khi vẫn buộc NCTN phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của họ Bằng cách cho mỗi người tham gia một tiếng nói, FGC cũng nỗ lực tận dụng và xây dựng kế hoạch dựa trên các nguồn lực của gia đình và cộng đồng mở rộng của NCTN.

Một phan không thé thiếu trong quá trình ra quyết định tai FGC là đưa ra va đi đến thống nhất về nội dung của một kế hoạch phan ánh các nguyên tắc được quy định trong

CYPF Không có quy định pháp luật hoặc chính thức hoặc không chính thức nào khác cho

các kế hoạch FGC, hay nói các khác, đạo luật không quy định một quy trình FGC cụ thé Các quy trình được thiết lập chỉ cung cấp nền tảng mà trên đó các giải pháp sáng tạo và cá nhân hóa được hình thành Do đó, không có giới hạn nào đối với trí tưởng tượng và ý

tưởng của cả nhóm và về nhiều mặt, đây là sức mạnh của hệ thống Khi được thiết kế bởi NCTNVPPL, nạn nhân và cộng đồng, kế hoạch có nhiều khả năng đạt được hiệu quả trên

thực tế và phản ánh các nguồn lực và hỗ trợ sẵn có cho các bên Đối với 95% trường hợp, kết quả do FGC đề xuất liên quan đến các biện pháp trách nhiệm giải trình của một số

Trang 32

loại?7 Kế hoạch thường bao gồm một lời xin lỗi và/hoặc đền đáp cho nạn nhân (tài chính

hoặc thông qua công việc đã làm cho nạn nhân), các yêu cầu về dịch vụ cộng đồng, các

chương trình tư van và phục hồi và các yêu cầu về giáo dục Các kế hoạch cũng có thé bao gồm lệnh giới nghiêm và/hoặc cam kết không kết giao với đồng phạm” Tòa án chấp nhận hầu hết các khuyên nghị hoặc kế hoạch và nếu kế hoạch được thực hiện thì không có lệnh Tòa chính thức nào được áp dụng Vì FGC là một cơ chế chuyển hướng, trong đó kế hoạch được thực hiện như đã thỏa thuận, các thủ tục tố tụng thường được rút lại Tuy nhiên, nếu kế hoạch không được thực hiện như đã thỏa thuận, Tòa án Thanh thiếu niên có thể can thiệp dé áp đặt các biện pháp trừng phạt của riêng mình Do đó, Tòa án đóng vai trò vừa là cơ quan hỗ trợ (khi các kế hoạch của FGC bị phá vỡ) vừa là bộ lọc (đối với các khuyến

nghị không thỏa đáng một cách nghiêm túc)”.

Thông qua một số thông tin được cung cấp về FGC, có thé thấy được mô hình FGC tại New Zealand tận dụng tối đa sự sáng tạo và trách nhiệm của những người tham gia, từ đó cũng tận dụng tối đa được nguồn lực sẵn có tại cộng đồng dé xử lý NCTNVPPL Nỗ lực giải quyết cụ thê hành vi vi phạm của NCTN có thể dẫn đến một kế hoạch rất đặc biệt và cá nhân hoá Đây là một trong những điểm mạnh của FGC Do quy trình không cô nên thông qua FGC, một kế hoạch thích hợp nhất đối với NCTN sẽ được tất cả những người tham gia FGC — trong đó có NCTN thông qua Điều này tạo nên sự linh hoạt và cơ động, từ đó có thê xử lý hiệu quả NCTNVPPL.

Hành động thay thé - cơ chế xử lý chuyển hướng đưa ra các kế hoạch dựa trên cộng đồng

Bên cạnh mô hình FGC, NCTNVPPL có thê được xử lý bằng hành động thay thế CYPF không giới hạn rõ ràng những gì có thể được sử dụng như một hình thức hành động thay thế nhưng các sáng kiến nhắn mạnh vao việc khôi phục và phục hồi Bộ phận chuyển hướng thanh thiếu niên — Youth Aid Diversion có mục đích hợp tác với các cơ quan, tô chức, nhóm cộng đồng va gia đình khác để ngăn chặn hành vi VPPL của NCTN Các cán bộ của Bộ phận chuyên hướng thanh thiếu niên thường sẽ dành nhiều thời gian và nỗ lực để điều chỉnh một cách sáng tạo các giải pháp thỏa mãn nạn nhân, ngăn ngừa tái phạm và nâng cao khả năng tái hòa nhập cộng đồng của NCTNVPPL, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch hoặc chương trình rất sáng tạo nhằm trực tiếp ứng phó với hành vi VPPL của NCTN ở địa phương Vì lý do này, so các biện pháp xử lý khác, các biện pháp xử lý bằng hành động thay thế thường dựa trên địa phương, có sự tham gia của các thành viên trong cộng

đông và dựa trên các điêm mạnh của cộng đông”°.

27 Maxwell, Kingi and Robertson, Achieving the Diversion and Decarceration of Young Offenders in New Zealand, Crime and Justice Research

Centre, Victoria University of Wellington, 2003, p.11

°8 Stephen J O’Driscoll, Youth justice in New Zealand: A restorative justice approach to reduce youth offending, Resource material series No.75,

August 2008, p.69

? Judge F.W.M McElrea, The New Zealand Model of Family Group Conferences, a paper prepared for the International Symposium “Beyond

Prisons”: Best Practices Along the Criminal Justice Process, March 15-18, 1998, Queen’s University, Kingston, Ontario, Canada.

3° Stephen J O’Driscoll, Youth justice in New Zealand: A restorative justice approach to reduce youth offending, Resource material series No.75,

August 2008, p.60

Trang 33

Hành động thay thé có thé bao gồm một cuộc gặp gỡ với NCTN và gia đình của họ, trong đó một hợp đồng được lập ra dé NCTN thực hiện Các kết quả phổ biến của hành động thay thé bao gồm xin lỗi (những) nạn nhân của hành vi vi phạm bang văn bản hoặc

trực tiếp, đền bù cho bat kỳ thiệt hại nào gây ra và một số hình thức hoạt động cộng đồng.

Bộ phận chuyền hướng cảnh sát thanh thiếu niên — The Police Youth Aid Diversion giám sát việc hoàn thành các nhiệm vụ đã quyết định Nếu hành động thay thế đã thỏa thuận được hoàn thành thành công, cảnh sát sẽ không buộc tội và van dé sẽ kết thúc.

Sáng kiến kèm cặp của Đội vi phạm thanh thiếu niên

Một trong những cơ chế nổi bật dé phòng chống NCTNVPPL chính là Đội vi phạm thanh thiếu niên — Youth Offending Teams (YOT) Đội này thuộc Chiến lược vi phạm thanh thiếu niên được thành lập vào ngày 4 tháng 2 năm 2002 YOT được thành lập cấp quốc gia, hoạt động ở hầu hết các vùng của New Zealand dé điều phối các dịch vụ giải quyết các hành vi vi phạm của trẻ em và thanh thiếu niên.3! Một trong những sáng kiến

của YOT chính là hoạt động kèm cặp.

Đây là một mô hình dựa trên cộng đồng, là một chương trình cô vấn cho những

NCTNVPPL hoặc có nguy cơ VPPL và nhằm mục đích cung cấp cho những NCTN này một tình bạn 1-1 với một người cô van trưởng thành Người cô van là những người tình nguyện từ cộng đồng địa phương và được kỳ vọng là những tâm gương tích cực, những người dành thời gian để hướng dẫn, lắng nghe NCTN và làm gương cho những hành vi tích cực nhất quán Người cô vấn xác định sở thích và thé mạnh của NCTN, khuyến khích

sự tham gia và liên kết họ với các nhóm và hoạt động tích cực trong cộng đồng Người cô

vẫn cũng phải thông báo bất kỳ mối quan tâm nào cho người giám sát chương trình Các sự kiện và hoạt động nhóm được tổ chức hàng tháng hoặc hai tháng một lần để tăng cường mối quan hệ cố van, bao gồm các hoạt động phiêu lưu khám phá, thể thao và các hoạt động

văn hóa, nghệ thuật và âm nhạc.”?

2.1.3 Tại Australia

2.1.3.1 Pháp luật Australia có liên quan

Australia là một quốc gia bao gồm đại lục Châu Australia, đảo Tasmania và các đảo khác nhỏ hơn Tư pháp cho NCTN ở Australia được lập pháp bởi các tiểu bang và vùng lãnh thô chứ không phải bởi chính phủ liên bang Mặc dù luật pháp và việc cung cấp dịch vụ của mỗi bang và vùng lãnh thổ khác nhau, nhưng tất cả đều dựa trên các nguyên tắc và quy trình chung giống nhau về cách NCTN bị buộc tội và kết án cũng như các loại lệnh pháp lý có săn?3 Do đó, nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào Victoria vì bang này được cho là nơi cung cấp các chương trình tư pháp cho NCTN tốt nhất ở Australia bởi

3! Xem thêm về YOT: Anne Harland and Amanda Borich, Evaluation of Youth Offending Teams in New Zealand, Research, Evaluation and

Modelling Unit Ministry of Justice, November 2007

32 Stephen J O’Driscoll, Youth justice in New Zealand: A restorative justice approach to reduce youth offending, Resource material series No.75,

August 2008, p.77

33 Jessica Dean, The Use ofDiversion in Juvenile Justice Settings in Australia: with particular focus on the state of Australia, Institute for Criminal

Justice Reform (ICJR), April 2018, p.5

Trang 34

bang này sở hữu tỷ lệ thanh thiếu niên bị tạm giam hoặc thụ án tù thấp hơn đáng kê Ngoài ra, Victoria có tỷ lệ tái phạm thấp nhất trong số những thanh thiếu niên bị lệnh giám sát?! Luật tư pháp cho NCTN của bang Victoria có thê được tìm thấy trong Đạo luật Trẻ em, Thanh thiếu niên và Gia đình 2005 (Vic) — Children, Youth and Families Act 2005 (CYFA) Dé cung cấp một ví dụ về tinh thần của xử lý chuyển hướng và tư pháp phục hồi nói chung cũng như việc áp dụng thiết chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL nói riêng được nêu trong luật pháp Victoria, mục 36 nêu rõ rằng khi xác định mức án nao dé áp dụng đối với NCTN, tòa án phải xem xét các yếu t6 sau: sự cần thiết phải củng cố và duy trì mối quan hệ giữa NCTN và gia đình của họ; mong muốn cho phép NCTN sống ở nhà và tiếp tục học tập, dao tạo hoặc việc làm; sự cần thiết phải giảm thiểu sự kỳ thị đối với NCTN; và sự phù hợp của bản án đối với NCTN Các nguyên tắc trên phù hợp với nguyên tắc pháp lý đã được thiết lập rằng phục hồi chức năng là nguyên tắc bao trùm hoặc cốt lõi trong Tòa án trẻ em Cựu chủ tịch Tòa án trẻ em, thâm phán Grant, trên tờ Herald va Weekly Times Pty Ltd v AB đã tuyên bố: “Mộ trong những mục tiêu lớn của luật hình sự là phục hồi trẻ em phạm tội Đó thường là trọng tam của các lệnh tại Tòa án Trẻ em ` Tuy nhiên, gần đây, Chính phủ Victoria đã ban hành luật mới, sửa đổi một phan của Đạo luật Trẻ em, Thanh thiếu niên và Gia đình năm 2005, nhằm mục đích "giải quyết tội phạm thanh thiếu niên" Đạo luật mới, Đạo luật sửa đổi pháp luật về trẻ em và tư pháp (Cai cách tư pháp dành cho thanh thiếu niên) năm 2017 — Children and Justice Legislation

Amendment (Youth Justice Reform) Act 2017, có hiệu lực vào ngày | tháng 6 năm 2018.

Đạo luật nay đã thay đổi một số quy định theo chiều hướng đưa ra các phương án trừng phạt nặng hơn hơn đối với tội phạm thanh thiếu niên Đã có nhiều phản ứng trái chiều đối với những cải cách nhưng còn quá sớm dé phân tích tác động của những thay đổi này.

Độ tuổi chịu TNHS tối thiêu ở tất cả các bang và vùng lãnh thô của Australia là 10 tudi Sự giám sát và trách nhiệm giải trình của hệ thông Tư pháp Thanh thiếu niên Victoria được thực hiện phần lớn bởi một số tô chức độc lập bao gồm: Ủy ban Trẻ em và Thanh thiếu niên (Commission for Children and Young People); Thanh tra viên Victoria (The Victoria Ombudsman ); Uy ban Nhân quyên và Cơ hội Binh dang Victoria (The Victorian Equal Opportunity and Human Rights Commission); Tổng Kiểm toán Victoria; va State

Victoria đã thực hiện một số bước tiễn tích cực theo hướng đúng dan, và luật pháp của họ đã đưa ra ý định rõ ràng là tiếp tục hướng tới việc chuyên hướng như một ưu tiên Ngoài ra, Victoria da rất thành công trong việc thực hiện thủ tục tư pháp dựa trên cộng đồng như một sự thay thế cho việc giam giữ những NCTN Mặc dù điều này không tạo ra sự chuyên hướng hoàn toàn khỏi hệ thông tư pháp hình sự, nhưng chắc chắn nó đang làm

3 Helen Fatouros, Is Our Youth Justice System Really Broken (Paper presented at Castan Centre for Human Rights Law Conference, Melbourne,

22 July 2016) 15; Judge Paul Grant, Youth Justice: getting the early years right, http://vcoss.org.au/documents/2013/06/Insight.PaulGrant.pdf,

truy cập lần cuối ngày 21/01/2021

35 Penny Armytage & James Ogloff AM, ‘Meeting needs and reducing offending’, (Victorian State Government, July 2017), p6.

Trang 35

giảm tác động lâu dai đối với những NCTN đã phạm tội ở Victoria 2.1.3.2 Các mô hình cụ thể tại Australia

Nghiên cứu tập trung phân tích một số chương trình dựa trên cộng đồng nỗi bật được thực hiện ở Victoria Các chương trình này nhằm cung cấp các con đường dé những người trẻ tuổi cùng nhau chuyên hướng khỏi hệ thống tư pháp hình sự, hoặc bị khiến trách theo cách ít gây tôn hại nhất dé hy vọng hướng họ khỏi sự tham gia lâu dài vào hệ thống.

Lệnh tham dự (điểm danh) thanh thiếu niên - Vouth Attendance Order

Lệnh tham dự dành cho thanh thiếu niên là một biện pháp thay thế cho việc giam giữ trẻ em từ 15 tuổi trở lên tại thời điểm tuyên án Day là lệnh giám sát dựa vào cộng đồng chuyên sâu nhất theo Đạo luật Trẻ em, Thanh thiếu niên và Gia đình 2005.

NCTN sẽ được lệnh phải tham gia đơn vi tư pháp thanh thiếu niên trong tôi đa 12 tháng Don vị sẽ quy định số giờ mỗi tuần trẻ phải tham gia đơn vị (tối đa là 10 giờ mỗi tuần); ngày và giờ tham dự; và nội dung chương trình.36

Là một phần của mệnh lệnh, NCTN cũng phải cam kết: không tái phạm; nếu được

hướng dẫn, cần hoàn thành tối đa bốn giờ phục vụ cộng đồng mỗi tuần; báo cáo bất kỳ thay đổi nào về địa chỉ, giáo dục hoặc chi tiết việc làm; và tuân thủ mọi điều kiện đặc biệt

do Tòa án Trẻ em quy định.

Lệnh quản chế - Probation order

Lệnh quản chế là lệnh ít chuyên sâu nhất trong số các lệnh giám sát dựa vào cộng

đồng Lệnh quản chế thường là 12 tháng, nhưng có thê lên đến 18 tháng nếu phạm tội có thé bi phat tù trên 10 năm, hoặc thanh thiếu niên phạm nhiều hơn một tội.

Lệnh nay không yêu cau thanh thiếu niên phải liên lạc với đơn vị tư pháp thanh thiếu niên, tuy nhiên họ phải báo cáo với 'nhân viên có liên quan' - thường là nhân viên tư pháp thanh thiếu niên Nói chung là không có dịch vụ cộng đồng, tuy nhiên các yêu cầu khác vẫn như cũ: không tái phạm; tuân theo chỉ thị của tư pháp thanh thiếu niên; báo cáo

bắt kỳ thay đôi nào về địa chỉ, trường học hoặc chi tiết việc làm; và không rời khỏi Victoria

khi chưa được phép””.

Hội nghị nhóm tư pháp thanh thiếu niên - Youth Justice Group Conferencing

Hội nghị nhóm tư pháp thanh thiếu niên dựa trên các nguyên tắc công lý phục hồi và nhằm mục đích chung là cân bằng nhu cầu của phạm nhân trẻ tuổi, nạn nhân và cộng đồng băng cách khuyên khích đối thoại giữa phạm nhân, nạn nhân của họ và bất kỳ ai khác

bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội.” Mục đích chính của chương trình hội nghị nhóm

Victoria là cung cap một can thiệp phục hôi cộng đông hiệu quả cho Tòa án trẻ em ở giai

3° Sentencing Advisory Council, Youth Attendance Order (last updated 17 January 2017),

https://www.sentencingcouncil.vic.gov.au/about-sentencing/sentencing-young-people/youth- attendance-order, truy cập lần cuối ngày 23/02/2021

37 Sentencing Advisory Council, Probation Order (17 January 2017), https://www.sentencingcouncil.vic.gov.au/about-sentencing/sentencing-young- people/probation-order, truy cập lần cuối ngày 25/02/2021.

38 State Government of Victoria, Victorian Government Department of Human Services Melbourne Victoria, Youth Justice Group Conferencing

program guidelines, June 2010, p.1

Trang 36

đoạn trước khi tuyên án của quá trình tòa án nhăm giải quyết các vấn đề góp phần vào hành vi vi phạm của họ và chuyên hướng thanh thiếu niên khỏi các kết quả của tòa giám

sát chuyên sâu hơn Mục đích thứ hai là thu hút sự tham gia của các thành viên trong gia

đình, những người quan trọng khác, các thành viên cộng đồng, cảnh sát và nạn nhân trong quá trình ra quyết định và do đó nâng cao sự hài lòng của họ đối với quy trình công lý.

Hội nghị dành cho thanh thiếu niên có sẵn trong các trường hợp mà tòa án đang xem xét áp đặt lệnh quản chế hoặc lệnh giám sát thanh thiếu niên Đạo luật Trẻ em, Thanh thiếu niên và Gia đình quy định rằng tòa án có thể hoãn tuyên án trong thời gian không quá bốn tháng dé một NCTN tham gia vào hội nghị nhóm Tuy nhiên đối với một NCTN, bốn tháng có thể được coi là khoảng thời gian đặc biệt dài để chờ đợi kết quả Do đó, những người triệu tập nếu có thê nên bắt đầu một hội nghị nhóm trong vòng bốn đến sáu tuần ké từ khi được tòa án giới thiệu dé duy trì động lực và tuân thủ các biện pháp can thiệp kịp thời Điều này cũng tạo cơ hội cho NCTN bắt đầu giải quyết các vấn đề được xác định trong kế hoạch dau ra của họ, mà họ đã đồng ý giải quyết trước khi quay lại tòa án dé tuyên án Thời lượng của một hội nghị nên được xác định theo nhu cầu cá nhân của những người tham gia hội nghị Theo nguyên tắc chung, hội nghị nên được kết thúc sau hai giờ Quy trình hội nghị bao gồm 3 giai đoạn chính là Chuan bị trước hội nghị, Hội nghị

và Sau hội nghị”:

¢ - Giai đoạn 1: Chuan bị trước hội nghị

Giai đoạn chuẩn bị trước hội nghị bao gồm các hoạt động: tham van ban đầu giữa thanh thiếu niên, người đại diện hợp pháp của họ và người triệu tập hội nghị nhóm; đánh giá tính phù hợp do nhân viên tư vấn của tòa án công lý thanh thiếu niên thực hiện và giấy

giới thiệu của tòa án Hội nghị nhóm ở Victoria là một lựa chọn trước khi tuyên án trong

Đạo luật Trẻ em, Thanh thiếu niên và Gia đình và chỉ có thể được thực hiện thông qua giấy giới thiệu của tòa án sau khi nhân viên tư vấn của tòa án tư pháp về thanh thiếu niên đánh giá tinh phù hợp và nêu NCTN dong ý với quy trình.

Thời gian chuẩn bị một hội nghị sẽ khác nhau tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm sự hợp tác của các bên khác tham dự và nhu cầu cũng như yêu cầu hỗ trợ của NCTN trong quá trình chuân bị Những người triệu tập cần lưu ý rang thời gian trung bình dé chuẩn bị một hội nghị có thê lên đến 30 giờ.

e Giai đoạn 2: Hội nghị.

Quy trình hội nghị nhóm được chia thành 5 phan: giới thiệu, chia sẻ thông tin về

hành vi phạm tội và tác động của hành vi phạm tội, thời gian riêng tư cho NCTN và gia

đình của họ để xem xét kết quả đề xuất của hội nghị, xây dựng kế hoạch và bé mạc hội

32 State Government of Victoria, Victorian Government Department of Human Services Melbourne Victoria, Youth Justice Group Conferencing

program guidelines, June 2010, p.6-24

Trang 37

Phần một: Giới thiệu

Người triệu tập có trách nhiệm giới thiệu mình với những người tham gia và cung

cấp tông quan ngăn gọn về mục đích và quy trình của hội nghị, giải thích các yêu cầu về bảo mật và thiết lập các quy tắc của nhóm Có một số yêu cầu ở phan giới thiệu này như: mời những người tham gia giới thiệu bản thân và phác thảo mối quan hệ của họ với hành vi phạm t6i/NCTN phạm tdi/nan nhân, tạo cơ hội cho người tham gia đặt câu hỏi về quy trình, duy trì sự tập trung của hội nghị về việc sửa chữa những thiệt hại do hành vi phạm

tội gây ra.

Phan hai: Chia sẻ thông tin

Phần này của hội nghị liên quan đến việc cung cấp cho tất cả những người tham gia, đặc biệt là NCTN và nạn nhân cơ hội đề ké câu chuyện về hành vi phạm tội Quá trình này sẽ bắt đầu với NCTN, sau đó là nạn nhân, người hỗ trợ nạn nhân, gia đình, bạn bè và

những người quan trọng khác của NCTN, các chuyên gia tham dự hội nghị như nhân viên

cơ quan cộng đồng, người đại diện hợp pháp của NCTN Giai đoạn này của hội nghị cung cấp cho mọi người bản tường trình về những gì đã xảy ra và nó đã ảnh hưởng đến những người tham gia như thế nào Sau các bài thuyết trình riêng lẻ, vai trò của người triệu tập là đảm bảo mọi người đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về các sự kiện Khi kết thúc quá trình chia sẻ thông tin, người triệu tập có thê yêu cầu NCTN mô tả người mà họ nghĩ đã bị ảnh hưởng bởi hành vi phạm tội, cách thức (bao gồm cả bản thân họ) và một cơ hội được cung cấp cho NCTN dé đưa ra lời xin lỗi chính thức Điều này dẫn đến giai đoạn tiếp theo của quá trình chia sẻ thông tin liên quan đến những gi có thé được thực hiện dé giải quyết thiệt hại Đồng thời, trong giai đoạn này của quy trình hội nghị, người triệu tập yêu cầu nạn nhân đưa ra đề xuất về cách NCTN có thé sửa chữa những tốn hại đã gây ra cho nạn nhân Những người tham gia khác sau đó được tạo cơ hội dé đưa ra đề xuất và được hỏi họ muốn thay gì từ hội nghị nhóm, nơi đặt ra các kỳ vọng cho kế hoạch đầu ra.

Phan ba: Thời gian riêng tư

Mục đích của thời gian riêng tư là để NCTN và nhóm hỗ trợ của họ có cơ hội gặp gỡ riêng trong hội nghị nhóm dé phat triển kế hoạch dé xuất của họ Khi NCTN va nhóm hỗ trợ của họ có "thời gian riêng tư", các chuyên gia được yêu cầu dé gia đình một minh

trong giai đoạn này trừ khi được mời NCTN và nhóm hỗ trợ của họ phải được thông báo

rằng họ có quyền lựa chọn và quyền mời bắt cứ ai họ muốn vào thời gian riêng tư của họ từ những người tham gia hội nghị Trong thời gian riêng tư, một đề xuất cần được hoàn thiện sau 20 phút, thời gian riêng tư cũng không quá 30 phút Sau khi người triệu tập kiêm tra rằng nhóm đã chuẩn bị một đề xuat, hội nghị đầy đủ sẽ tiếp tục.

Phan bốn: Xây dựng “kế hoạch dau ra”

Kế hoạch đầu ra không nên mang tính chất quy định một cách không cần thiết Ví

Trang 38

dụ, một kế hoạch có thê yêu cầu NCTN khắc phục hậu quả với nạn nhân nhưng không nên nêu rõ thời gian và ngày tháng Điều này cho phép sự linh hoạt dé sửa đổi các sắp xếp thực tế Những người tham gia hội nghị phải biết rõ về những kế hoạch đã được thực hiện, cách thức và thời gian hoàn thành chúng, những nguồn lực và hỗ trợ nào sẽ được yêu cầu va những gì sẽ tạo nên “sự hoàn thành thỏa đáng” của từng phần của kế hoạch.

Kế hoạch đầu ra có thể bao gồm một số hoạt động như đưa ra lời xin lỗi; đền bù cho nạn nhân hoặc cộng đồng (các hoạt động cần hướng đến việc đáp ứng nhu cầu của nạn nhân và được thực hiện trực tiếp cho nạn nhân và nạn nhân có thé chọn dé cử một co quan cộng đồng thay thế néu nạn nhân không muốn các hoạt động được thực hiện trực tiếp cho mình); bồi thường tài chính (cần trong khả năng của NCTN), tham gia vào một chương trình và các hành động hướng tới hoà nhập cộng đồng

Trong một SỐ trường hợp có thể không có kế hoạch đầu ra, tức là hội nghị tự nó đủ dé làm kết quả, đặc biệt là trong các tội tương đối nhỏ mà nạn nhân không tìm kiếm bat cứ điều gì cụ thể từ phạm nhân trẻ tuổi Trong những trường hợp này, kế hoạch đầu ra phải nêu rõ kết quả này, để tòa án biết rằng đó là quan điểm nhất trí từ quá trình hội nghị nhóm.

Phan năm: Bé mạc hội nghị

Người triệu tập phải ghi lại kế hoạch đầu ra đã thương lượng và các khuyến nghị liên quan trước sự chứng kiến của những người tham gia hội nghị Kế hoạch đầu ra sẽ được đánh dấu là bí mật và vào cuối hội nghị, người triệu tập phải củng cé lại tinh bảo mật của hội nghị Cuối cùng, người triệu tập nên cảm ơn tất cả những người tham gia đã tham dự và kết thúc các thủ tục chính thức của hội nghị nhóm.

e Giai đoạn 3: Sau hội nghị

Ở giai đoạn này, người triệu tập cần nộp báo cáo của hội nghị lên toà án 4 ngày trước khi vụ việc được toà án xét xử Sau đó, toà án sẽ cân nhắc chấp thuận hoặc bác bỏ kế hoạch đầu ra Nếu toà án bác bỏ kế hoạch, người triệu tập sẽ không còn vai trò gì nữa Nhưng

nếu toà án chấp thuận kế hoạch đầu ra, người triệu tập sẽ phải tham gia phối hợp thực hiện

kế hoạch Sau đó là giai đoạn giám sát thực hiện kế hoạch.

2.1.4 Tại Nam Phi

2.1.4.1 Pháp luật Nam Phi có liên quan

Nam Phi (South Africa), tên chính thức là Cộng hòa Nam Phi là một quốc gia nam ở mũi phía nam lục địa Châu Phi Giống như nhiều quốc gia châu Phi cận Sahara khác, xã hội Nam Phi được đặc trưng bởi một loạt các van dé xã hội phức tạp như mat cân bằng chủng tộc và giới, bất bình dang, nghèo đói, thất nghiệp và tội phạm Một trong những thực tế khắc nghiệt đang xảy ra ở quốc gia này là NCTN sống trong cảnh nghèo đói và đây là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng NCTNVPPL Xuất phát từ thực trạng đó, Nam Phi đã hình thành và phát triển các biện pháp trong xử lý NCTNVPPL dựa trên các nguyên tắc nhân quyên, phát triển cộng đồng và hành động xã hội Các biện pháp này được coi là các dịch vụ phúc lợi xã hội được định hướng bởi quan điểm phát trién xã

Trang 39

hội và được hướng dẫn bởi Sách Trắng về Phúc lợi Xã hội (The White Paper for Social

Welfare, 1997) Trong văn bản chính sách này, NCTNVPPL được xác định là nhóm dân

t° Bên cạnh đó cũng nêu rõ rang tat cả những

số có nguy cơ cần các dịch vụ chuyên biệ

NCTNVPPL phải có thé tiếp cận được các dich vụ như một giải pháp thay thé cho hệ thống trừng phạt, nhăm ngăn ngừa tái phạm.

Một trong các dịch vụ chuyên biệt mà Nam Phi áp dụng đối với người NCTNVPPL là các thiết chế dựa trên cộng đồng Thiết chế cộng đồng xuất hiện ở Nam Phi từ rất sớm Cụ thể, thiết chế này được đề cập và ủng hộ bởi Sách trang về An toàn va An ninh (White Paper on Safety and Security, 1998), trong đó, khuyến khích xử lý NCTNVPPL thông qua các chương trình phát triển dựa vào cộng đồng như các dự án tái hòa nhập cộng đồng và trao quyền cho cộng đồng Bên cạnh đó cũng chỉ ra răng, thay vì tiếp cận dựa trên sự giam giữ thì nên sử dụng các chiến lược phát triển cộng đồng dé mang lại sự thay đổi và trao quyền cho NCTN Ngoài ra, Sách Trắng về Phúc lợi Xã hội cung cấp các hướng dẫn cụ thé về các biện pháp liên quan đến NCTNVPPL:

- NCTN được kết nối với gia đình, cộng đồng và văn hóa và bằng cách cung cấp các dịch vụ phục hồi trong cộng đồng, các mối quan hệ này có thê được tăng cường.

‹ Các chiến lược và dịch vu giải quyết các nhu cầu của NCTN trong cuộc xung đột

phải nhằm mục đích trao quyền và giáo dục đứa trẻ, cha mẹ và cộng đồng Do đó, sự tham

gia của gia đình và cộng đồng trong quá trình phục hồi chức năng được nhân mạnh * Các chương trình cải cách và các chương trình kết án thay thế (ngăn ngừa tái phạm) nên được phát triển từ trong cộng đồng.

- Cộng đồng cần tham gia mạnh mẽ hơn vao việc giám sát các bản án của NCTN thông qua việc phát triển các chương trình đặc biệt cho mục đích này.

Có thể thấy rằng, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý NCTNVPPL ở Nam Phi và quốc gia nay cũng có nhiều chính sách nhằm thúc day việc xử lý NCTNVPPL băng các biện pháp nằm ngoài hệ thống tư pháp chính thống Đạo luật Công

lý Trẻ em - Child Justice Act 2008 (CJA) của Nam Phi có hiệu lực vào ngày | tháng 4

năm 2010 là khuôn khổ pháp lý toàn diện đầu tiên của quốc gia này dé quan lý tư pháp trẻ em Trong các quy định pháp luật cụ thé, CJA cũng đề xuất răng, trẻ em“! nên được chuyên hướng từ tư pháp hình sự sang các chương trình phù hợp dựa vào cộng đồng một cách thường xuyên nhất có thé Điều 53 của CJA quy định nhiều lựa chọn chuyên hướng, bao gồm các lệnh liên quan đến trường học, gia đình và các hiệp hội đồng dang, giám sát hành vi, tham gia các chương trình cụ thê và tư vấn, cũng như phục hồi và phục vụ cộng đồng 2.1.4.2 Các mô hình cụ thể tại Nam Phi

Vai trò của cộng đồng cũng được phản ánh trong các hoạt động nuôi dạy trẻ em

4° Willem Jan Roestenburg, Emmerentie Oliphant, Community Based Juvenile Offender Programs in South Africa: Lessons Learned, Journal of

Community Practice, January 2012, p2 _ „

4! Trong phạm vi nghiên cứu, tập trung dé cập đến NCTN.

Trang 40

châu Phi truyền thống Mối quan hệ giữa các các nhân trong cộng đồng đặc biệt là cách trẻ em được đối xử trong cộng đồng được thể hiện thông qua một quan niệm có tên là Ubuntu Theo tinh thần của ubuntu, một người là một phần không thể thiếu của xã hội Kết quả là một cá nhân chỉ có thê tồn tại bằng cách hợp tác với những đồng loại khác.

Nhóm văn hóa Nguni“ có thành ngữ ‘umuntu ngumuntu ngabantu’ - người là người vì

người khác Do là một hiện thân cua tinh thần ubuntu.

Dựa trên các nguyên tắc và tinh thần này, nghiên cứu sẽ tìm hiểu và phân tích một số mô hình thiết chế dựa trên cộng đồng tiêu biéu trong xử lý NCTNVPPL tại Nam Phi và cách các mô hình này hoạt động trên thực tiễn Do đặc điểm về địa lý cũng như dân cư tại Nam Phi, nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu một số mô hình ở vùng nông thôn Nam Phi, đồng thời cũng giới thiệu một số mô hình khác được áp dung rộng rãi trên cả nông thôn

và thành thị.

Các thiết chế dựa trên cộng đồng truyền thống trong xử lý người chưa thành

niên vi phạm pháp luật tại vùng nông thôn ở Nam Phi

Cộng đông nông thôn là các khu vực dân cư, trong đó mọi người phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cho sự sống còn của họ Chúng bao gồm các làng, thị tran nhỏ và khu vực nông nghiệp Ở Nam Phi, cộng đồng nông thôn thường được đặc trưng bởi tỷ lệ thất nghiệp và suy thoái kinh tế cao, với nguồn lực hạn chế dé phát triển kinh tế và xã hội Người ta ước tính răng khoảng 50% NCTN sống ở khu vực nông thôn®3.

Các cơ chế xử lý NCTNVPPL ở châu Phi được đặc trưng bởi sự tập trung vào hòa

giải cộng đồng và khôi phục mối quan hệ giữa người phạm tội, nạn nhân, gia đình của họ

và cộng đồng nói chung Quá trình này hoạt động thông qua một hệ thong cộng đồng được

gọi là “Imb1zo”.

Imbizo là cơ ché sử dụng một cuộc họp đặc biệt của người Zulu, do vua hoặc tộc trưởng, già làng (sau đây gọi là người lãnh đạo truyền thong) kêu gọi Nhiều vùng nông thôn ở Nam Phi, hệ thống này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay Một imbizo có hình thức một cuộc họp cộng đồng lớn được tô chức tại kraal (những ngôi làng túp lều truyền thống ở châu Phi, thường được bao quanh bởi hàng rào) của tù trưởng; đây là một cuộc họp mở và có sự tham gia của nhiều người bị ảnh hưởng bởi vẫn đề đang xảy ra Đối với NCTNVPPL, hệ thống này có giá trị gia tăng trong việc tăng cường mối quan hệ cộng đồng, xây dựng lại các giá trị xã hội tích cực và góp phan củng cố sợi dây đạo đức của cộng đồng.

Trong cơ chế dựa trên cộng đồng trong xử lý NCTNVPPL ở Nam Phi, người lãnh đạo truyền thông đóng truyền thống giữ vai trò quan trọng Vai trò và sức mạnh của các nhà lãnh đạo truyền thống trong việc xử lý NCTNVPPL trước khi hệ thống tư pháp can thiệp đã được một Elder (người có chức vụ cao trong cộng đồng hoặc bộ tộc) từ Cơ quan

2 Nén văn hóa của nhóm các tộc người có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau cư trú ở Nam Phi ;

43 Thống kê Nam Phi hiện dang tach dữ liệu dân số nông thôn va thành thi và nghiên cứu các định nghĩa về khu vực nông thôn va thành thị.

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w