NHUNG VAN DE CHUNG VE DIEU CHỈNH PHÁP LY DOI VỚI
Khái niệm và các phương thức điều chỉnh đối với hoạt động mại đâm
Mại dâm và các phương thức điều chỉnh hoạt động này là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm rộng rãi Vì mại dâm là một hiện tượng xã hội tiêu cực nhưng còn gây tranh cãi về việc có nên chấp nhận sự tồn tại của nó trong đời song xã hội, vì vay quan điểm về cách tiếp cận điều chỉnh các hoạt động mại dâm thật sự cần trao đổi và làm sang tỏ.
Phương thức điều chỉnh hoạt động mại dâm được hiểu là các cách thức tác động tới hoạt động mại dâm để ngăn ngừa, xử lý những hành vi mại dâm gây tác hại tới đạo đức xã hội, tới thuần phong mĩ tục và cuộc sống: đồng thời kiểm soát những loại hình mại dâm mà do những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định khó có thé cắm đoán Sự tác động có thé theo các hướng khác nhau như cam đoán, cho phép hoặc cam đoán kết hợp với cho phép nhưng có kiểm soát chặt chẽ Có nhiều phương thức điều chỉnh hoạt động mại dâm khác nhau như: bằng chuẩn mực đạo đức hay tôn giáo, bằng các chính sách, bằng các biện pháp kinh tế, bằng pháp luật. Đầu tiên, ở góc độ chuẩn mực đạo đức, mai dâm là một hoạt động đáng lên án và không bao giờ được chấp nhận Không khuyến khích mại dâm, không chấp nhận mại dâm, không coi mại dâm là một nghề là đúng với chuẩn mực của một xã hội tiến bộ và phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp Truyền thống đạo đức luôn coi người phụ nữ là đối tượng được trân trọng Vì thế, những ai hành nghề mại dâm đều bị xem là ô ué va làm vay ban đi hình anh đẹp của người phụ nữ Ngoài ra, hoạt động mai dâm muôn thủa là con dao giết chết những giá trị gia đình truyền thống Nó là mam méng
*! Dự Trần (2012), “Kinh tế học về mại dâm”, Báo Tuổi trẻ online, nguồn: https://tuoitre.vn/kinh-te-hoc-ve-mai- dam-499259.htm, truy cập ngày 11/01/2022. phá hoại những gia đình hạnh phúc, “gam nhấm” tính tôn nghiêm của gia đình — vốn là
“tế bào của xã hội”, làm cho một xã hội lụi bại Bởi vậy những người tham gia vào hoạt động mại dâm đều bị căm ghét, khinh bỉ và thậm chí là ruồng bỏ Những truyền thống về đạo đức tốt đẹp không cho phép hoạt động này xảy ra, những thành viên trong gia đình lên án hành vi này bằng cách sỉ nhục và cô lập người mại dâm Cả xã hội sẽ chỉ trích, ban tan va coi những người mại dâm như mam bệnh Có thé nói, dưới góc độ chuân mực đạo đức, mại dam không nên ton tại và bị lên án tuyệt đối.
Khác với cách thức điều chỉnh băng đạo đức, điều chỉnh ở góc độ chuân mực tôn giáo đều có những điều ran thé hiện mại dâm là một hoạt động đáng xấu hồ và bị cắm.
Ví dụ như Thiên chúa giáo, yêu cầu của Đức Chúa Trời là "Không ai trong số các con gái của Y-so-ra-én sẽ là gái điểm tà giáo, cũng không có bat kỳ người con trai nào của Y-sơ-ra-ên trở thành gái điểm tà giáo" *2 Kinh thánh có một quan điểm khi cho răng đừng xúc phạm con gái của bạn bằng cách biến nó thành một con điềm dé đất không rơi vào cảnh chứa chấp và đất trở nên đầy dâm dục Thực tế mức độ nghiêm trọng chính là việc đề ra hình phạt, nếu một cô gái trở thành gái điểm, cô ta sẽ bị ném đá đến chết Thậm chí rằng cô gái không còn là một trinh nữ, thì họ sẽ mang cô gái đến trước cửa nhà của cha cô ấy, và những người đàn ông trong thành phố của cô ấy sẽ đá cô ay đến chết vì cô ay đã thực hiện một hành động điên rồ trong Y-sơ-ra-ên Ngoài ra, “Nếu con gái của một linh mục tự lam ô ué mình bang cách trở thành gái diém, cô ấy cũng lam 6 ué sự thánh thiện của cha mình, và cô ấy phải bị thiêu rụi đến chétTM. Đây càng là bằng chứng cho thấy Thiên Chúa Giáo rất coi thường mại dâm Nhìn chung, từ phương thức điều chỉnh này, có thể thấy góc độ tôn giáo hoàn toàn phản đối và thậm chí là căm ghét mại dâm, điều đó thê hiện rõ ràng ở những hình phạt dã man và tàn khốc đối với những cô gái mại dâm.
Bên cạnh sự điều chỉnh chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, mai dâm còn chiu sự điều chỉnh của một số chính sách của Nhà nước Cốt lõi của việc điều chỉnh này là việc Nhà nước xác định rằng tất cả phụ nữ tham gia mại dâm đều là nạn nhân Điều này dẫn đến các chính sách, biện pháp kinh tế - xã hội của nhà nước đưa ra nhằm mục đích giải quyét các nguyên nhân goc rê của tệ nạn mại dâm, cụ thê là các chính sách phúc lợi xã
*# Okeke, Chibuzor Philip (2016) “Socio - cultural factors and attitudes towards the legalization ofprostitution among Residents of Shomolu local goverment area, Lagos state, Nigeria”, Aproject work , University of Lagos
43 Okeke, Chibuzor Philip (2016) “Socio - cultural factors and attitudes towards the legalization of prostitution among Residents of Shomolu local goverment area, Lagos state, Nigeria”, Aproject work, University of Lagos
(pg.42) hội để hỗ trợ người bán dâm tiếp cận các dịch vụ, đảm bảo quyền và hòa nhập cộng đồng Các chính sách hỗ trợ xã hội cho người bán dâm chủ yếu tập trung vào các chính sách hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh lây nhiễm, bệnh xã hội; hỗ trợ học nghề tạo việc làm; hướng dẫn về trợ giúp pháp lý, phòng chống bạo lực; Ngoài ra các biện pháp kinh tế tập trung tạo điều kiện trợ giúp những phụ nữ nghèo được vay vốn, tô chức tư vấn và hướng dẫn họ tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn làm kinh tế để tăng thu nhập theo các chương trình, dự án nhằm ngăn chặn tệ nạn mại dâm phát sinh, phát triển Các chính sách hỗ trợ xã hội và biện pháp kinh tế này có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự yếu thế và bất bình đăng, có thé giúp người ban dâm hòa nhập xã hội, từ đó dừng hoặc giảm việc tham gia bán dâm đồng thời giúp họ được dam bảo sức khỏe, được khang định quyền con người và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội cũng như thị trường lao động.
Cuối cùng chúng ta cần nhân mạnh vai trò và tính hiệu quả của phương thức điều chỉnh mại dâm băng pháp luật Điều chỉnh bằng các phương thức trên chỉ có thể kiểm soát được mại dâm chứ chưa thể có hiệu quả hoàn toàn Điều chỉnh bằng pháp luật mới là phương thức có tính cưỡng chế và hiệu quả nhất vì “Pháp luật nổi lên như một công cụ “thép”, có hiệu lực mang tính uy quyên của nhà nước Pháp luật là hạt nhân, giữ vị trí trung tâm trong hệ thong các quy tắc xã hội” “+ Nhìn chung, việc Nhà nước luật hóa các hoạt động mại dâm chính là cách thức tốt nhất dé điều chỉnh Có những cách thức điều chỉnh pháp lý như sau: e Cấm đoán: Cách thức điều chỉnh này coi mại dâm là bat hợp pháp Mục đích của nó là tìm cách giảm bớt hoặc xóa bỏ ngành công nghiệp tình dục và được những người phản đối mại dâm ủng hộ vì lý do đạo đức, tôn giáo hoặc nữ quyén* Hình thức này bao gồm tội phạm hóa và quy định vi phạm hành chính.
Tội phạm hoá: Tội phạm hóa là phương thức khiến mại dâm trở thành bất hợp pháp với các tội danh liên quan xuất hiện trong bộ luật hình sự Việc tội phạm hóa có thể áp dụng đối với việc cung cấp dịch vụ tình dục, việc mua bán dâm hoặc cả hai, cũng như tất cả các hoạt động ở giữa, ví dụ, môi giới Do đó, có thể có một số biến thé của tình huống: chỉ có người bán dâm là người phạm tội, chỉ có khách hàng là người phạm tội hoặc cả người bán dâm và khách hàng déu là người phạm tội Bất kế dưới
44 Hoàng Thị Kim Qué (2007), “Pháp luật và đạo đức”, Nxb chính trị quốc gia (tr.50)
*' Gangoli, G., & Westmarland, N (2006), “International approaches to prostitution: Law and policy in Europe and Asia London: The Policy Press”. phạm vi nao thì bên thứ ba làm trung gian trong thương mai dịch vụ hoặc tổ chức mại dâm cũng phải chịu trách nhiệm hình sự Là người phạm tội, các cá nhân cung cấp dịch vụ tình dục không được hưởng bat ky lợi ích nao va công việc của họ không được nhà nước bảo vệ.
Quy định vi phạm hành chính: Luật hành chính cũng xác lập trách nhiệm pháp lý đối với các hoạt động được liên quan đến mại dâm Nhìn chung các hoạt động mại dâm được quy định trong luật hành chính chỉ mang tính chất răn đe và cảnh cáo. ¢ Cho phép/ Hợp pháp hoá: Hợp pháp hóa là phương thức mai dâm được kiêm soát bởi chính phủ và chỉ hợp pháp trong một số điều kiện do nhà nước quy định Tiền dé cơ bản trong các phương thức hợp pháp hóa là mại dâm cần thiết cho sự 6n định của xã hội Tuy nhiên, mại dâm lại cần được kiểm soát dé bảo vệ trật tự công cộng và sức khỏe con người Một số quốc gia chọn hợp pháp hóa như một biện pháp pháp lý dé giảm tội phạm liên quan đến mại dâm (ví dụ như tội phạm có tô chức, tham nhũng, mại dam trẻ em và buôn bán tình dục) Hệ thống phương thức hợp pháp hóa là sự tồn tại của các biện pháp kiểm soát và điều kiện dành riêng cho mại dâm do nhà nước quy định Một trong những cách thức đó là bằng luật lao động, nhà nước tập trung vào việc đảm bảo sự an toàn của những người cung cấp dịch vụ tình dục, hoặc cung cấp các hình thức hỗ trợ khác nhau va tạo điều kiện thuận lợi dé chuyên đổi ngành nghề Cụ thê bao gồm giấy phép, đăng ký và kiểm tra sức khỏe bắt buộc Giấy phép có thể được quan lý bởi cảnh sát và cơ quan tư pháp, chính quyền thành phố được bau chọn hoặc các ban chuyên gia độc lập Doanh nghiệp hoặc người lao động không có giấy phép cần thiết sẽ bị xử lý hình sự Mại dâm đã được hợp pháp hóa ở các quốc gia như Hà Lan, Duc, Iceland, Thuy Si, Ao, Đan Mach, Hy Lap, Thổ Nhĩ Kỳ, Senegal, bang Nevada của Hoa Kỳ, và nhiều bang của Úc e Phi danh hoá (giải mã hoá): Phi danh hóa là phương thức bãi bỏ tất cả các luật chống mại dâm hoặc xóa bỏ các điều khoản đã hình sự hóa tắt cả các khía cạnh của mại dâm Tuy nhiên, điều quan trọng can lưu ý là trong phương thức này là có sự phân biệt giữa (i) mại dâm tự nguyện và (ii) liên quan đến vũ lực và cưỡng bức hoặc mai dâm trẻ em “Sự khác biệt cơ bản giữa phương thức điều chỉnh này với hợp pháp hóa là không có quy định cụ thé về mại dâm nao do nhà nước áp đặt Thay vào đó, bat kỳ quy định nào của ngành chủ yếu thông qua các quy chế và quy định hiện hành Do đó, mại dâm được công nhận là một ngành kinh doanh hợp pháp tuy nhiên sẽ phải tuân
46 Dr Elaine Mossman (2007) “International Approaches to Decriminalising or Legalising Prostitution”,Victoria University of Wellington (pg.6) theo các quy định về việc làm, sức khỏe thông thường, sự an toàn và chiu sự kiểm soát của luật lao động chung, hội đồng địa phương về quy hoạch và kinh doanh Cưỡng bức,buôn người và các hành vi lạm dụng lao động khác sẽ vấn là bất hợp pháp Những người tham gia vào hoạt động mại dâm có quyền và trách nhiệm như những người lao động khác (ví dụ như đóng thuế).
Pháp luật Quốc tế về mại đâm . + +c St +t+E+E+EEEEEEEE2E2E55E111112121215 E113 xe 26 CHƯƠNG 2: THUC TIEN DIEU CHINH PHAP LY DOI VỚI HOẠT ĐỘNG
Văn bản pháp lý đầu tiên của quốc tế cần nhắc đến khi nói đến mại dâm chính là Công ước của Liên hợp quốc (LHQ) năm 1949 về Cẩm buôn người và bóc lột mại dâm người khác”” Điều 1 của Công ước quy định về van đề mua bán dâm rằng các bên ký kết phải hình sự hóa bất kỳ ai đưa người khác vào hoạt động mại dâm, ngay cả khi việc này được thực hiện với sự đồng ý của người đó Điều 16 quy định rằng tat cả các bên phải đồng ý thực hiện các biện pháp phòng chống mại dâm, cũng như phục hồi và điều chỉnh xã hội cho các nạn nhân của mại dâm hay Điều 6 cũng đã nêu rõ nghiêm cấm mọi quy định của nhà nước về mại dâm Có thể nhận thấy, Công ước năm 1949 đã đưa ra sự thừa nhận rộng rãi về vấn đề mại dâm như một mối quan tâm sâu sắc về quyền con người trên phạm vi quốc tế và thé hiện ủng hộ mạnh mẽ cho việc bảo vệ phụ nữ khỏi bị bóc lột tình dục, do hậu quả của buôn bán người hoặc mại dâm gây ra.
Công ước năm 1979 của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt doi xử chống lại phụ nữ (CEDAW)* là công ước quốc tế tiếp theo đề cập đến van đề mại dâm Trong khi công ước này tập trung rộng rãi vào quyền bình đăng của phụ nữ, điều 6 chỉ rõ rằng các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp thích hop dé tran áp nạn buôn bán phụ nữ và bóc lột mại dâm phụ nữ Ở công ước này việc khai thác mai dâm đã bị lên án (buôn bán người dé phục vụ mục đích mai dâm kiếm lời ) chứ không chỉ hành vi mai dâm.
Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyển trẻ em được đưa ra nhằm bảo vệ nhân phẩm và địa vị của trẻ em, nhân mạnh các quyền cơ bản và lợi ích tốt nhất của trẻ em dưới 18 tuổi họ khỏi bị ép buộc vào hoạt động tình dục trái pháp luật và khỏi bị lợi dụng thông qua mại dâm.
Công ước nay được bé sung bởi Nghị định thư không bắt buộc bổ sung công ước về quyên trẻ em về việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phâm khiêu dâm trẻ
47 UN (1949), Convention for the Suppression of the Traffic in Persons and the Exploitation of the Prostitution of Others, Resolution 317(IV), 2 December 1949.
48UN (2000), Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons Especially Women and Children,supplementing the United Nations Convention against Transnational Organized Crime, 15 November 2000 em năm 2000° Điều 1 của nghị định thư kêu gọi tat cả các bên ký kết nghiêm cắm mại dâm trẻ em, định nghĩa thuật ngữ này là “việc sử dụng trẻ em trong các hoạt động tình dục để trả thù lao hoặc bất kỳ hành vi liên quan nào khác” Theo nghị định thư này thì các quốc gia buộc phải trừng phạt việc môi giới, chứa chấp hoặc cung cấp trẻ em cho hành vi mại dâm trẻ em Nghị định thư này cắm mọi hình thức mai dâm trẻ em và nhẫn mạnh vào việc truy tổ những người bóc lột trẻ em hon.
Nhắn mạnh vào quyên của phụ nữ, Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ đã đưa ta Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh hành động” Cương lĩnh nêu rõ thực tế là cưỡng bức mại dâm là một hình thức bạo lực đối với phụ nữ Tuyên bố nêu rõ mục tiêu chiến lược là xóa bỏ nạn buôn bán phụ nữ và hỗ trợ các nạn nhân của bạo lực do mại dâm và buôn người gây ra Các bên ký kết ủng hộ Liên hợp quốc nhằm ngăn chặn và xóa bỏ mại dâm trẻ em, đồng thời ban hành và thực thi pháp luật để bảo vệ trẻ em gái khỏi mọi hình thức bạo lực, bao gồm cả mại dâm trẻ em.
Cuối cùng vào năm 2000, cộng đồng quốc tế đã đưa ra Nghị định thư về Ngăn chặn, tran áp và trừng phạt buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em"! bồ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tô chức xuyên quốc gia Điều 5 kêu gọi các quốc gia thành viên hình sự hóa hành vi buôn bán người, như vậy, với việc khai thác mại dâm của người khác được đưa vào định nghĩa “buôn bán người” Do đó có thê thay buôn ban người, thường gan liền với việc bóc lột mại dâm và bi lên án mạnh mẽ trong luật pháp quốc tế.
Sau khi nhìn lại các văn bản pháp lý quốc tế với mại dâm có thể thấy răng các công ước quốc tế tránh lên án tất cả các hình thức mại dâm với người trưởng thành thay vào đó tập trung chú ý vào việc hình sự hóa việc bóc lột phụ nữ thông qua buôn ban va cưỡng bức mại dâm Tuy nhiên, tất cả các hình thức mại dâm trẻ em vẫn tiếp tục bị lên án.”
#2 UN, Optional Protocol to the Convention on the Rights of the Child on the sale of children, child prostitution and child pornography, A/RES/54/263, 25 May 2000.
30 UN, Report of the Fourth World Conference on Women, September 1995.
>! UN, Protocol to Prevent, Suppress and Punish Trafficking in Persons, Especially Women and Children, supplementing the United Nations Convention Against Transnational Organized Crime, in United Nations Convention Against Transnational Organized Crime and the Protocols Thereto.
>? Laura Banet (2011), Prostitution in Canada: International Obligations, Federal Law, and Provincial and
Municipal Jurisdiction, Parliament of Canada.
Qua phân tích một số vấn dé ly luận cũng như những van dé trong thực tiễn của , tác giả rút ra một vài nhận xét chung như sau: Ở góc độ lý luận, các tác giả và các nhà khoa học ở những mức độ khác nhau đã đề cập nghiên cứu về vấn đề mại dâm Tính chất hai mặt và phức tạp của hoạt động mại dâm đã khiến các nhà nghiên cứu gặp khó khăn trong việc xây dựng một định nghĩa đầy đủ về van dé này Bởi vậy đã dẫn đến những cuộc tranh luận khác nhau rang mại dâm nên phản đối, ủng hộ hay là dung hòa nó Dù có những lập luận khác nhau, mại dâm vẫn là một hoạt động nguy hiểm Tính nguy hiểm của mại dâm được phản chiếu từ chính đặc điểm, ảnh hưởng cũng như các loại hành vi liên quan đến nó Bởi vậy, mỗi quốc gia đều đang có những phương thức điều chỉnh và kiểm soát riêng đối với hoạt động mại dâm Trên thưc tế, phương thức điều chỉnh có thé bao gồm: chuẩn mực đạo đức hay tôn giáo, bằng các chính sách, bằng các biện pháp kinh tế, bằng pháp luật Mỗi một phương thức đều có những tác động riêng biệt đến hoạt động mại dâm, tuy nhiên “phdp luật” mới chính là phương thức điều chỉnh tối ưu nhất, nó mang tính bắt buộc chung và tác động đến toàn xã hội Việc điều chỉnh bằng pháp luật có thé kê đến các phương thức như cam, cho phép /hợp pháp hóa hay phi danh nghĩa hóa Việc áp dụng mô hình nào dé điều chỉnh mại dâm phụ thudcvao lịch sử, truyền thống văn hóa, chính sách, quan điểm của mỗi quốc gia.
Từ góc độ thực tiễn lập pháp, việc điều chỉnh mại dâm được ghi nhận trong các công ước quốc tế có liên quan Các khuôn khổ nhân quyền trong các công ước quốc tế về mại dâm luôn đặt ra tiêu chuẩn bình đăng và không phân biệt đối xử với bất kỳ cá nhân nào Điều này giải thích lý do tại sao các công ước quốc tế tránh lên án tất cả các hình thức mại dâm và thay vào đó tập trung vào việc hình sự hóa việc bóc lột phụ nữ thông qua buôn bán và cưỡng bức mại dâm.
CHUONG 2: THUC TIEN DIEU CHINH PHÁP LY DOI VỚI HOAT DONG
MAI DAM O MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI
2.1.1 Bối cảnh mại dâm ở Nhật Bản
Tình dục ở Nhật Bản phát triển tách biệt với châu Á lục địa, vì Nhật Bản không áp dụng quan điểm Nho giáo về hôn nhân, trong hôn nhân sự trong trắng không thật sự cần thiết Quan hệ tình dục trước hôn nhân được cho phép và thường được chấp nhận đối với giới trẻ Trong bối cảnh này, “các cuộc hôn nhân thường không được kéo đài hoặc vĩnh viễn, cho đến khi cô dâu chứng mình được khả năng sinh con của minh”>> Tuy nhiên, sự linh hoạt về giới tính ở người Nhật không có nghĩa là cả nam giới và phụ nữ đều được coi là chuẩn mực đạo đức như nhau Nam giới có đời sống xã hội và tình dục rộng hơn phụ nữ nói chung mặc dù nhiều phụ nữ trẻ có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân và tự do tình dục Ở Nhật Bản, các bé gái được nuôi dạy nghiêm khắc hơn nhiều so với các bé trai và phụ nữ đã kết hôn được cho là sẽ chung thủy hơn nhiều so với nam giới Thực tẾ, phụ nữ đã kết hôn về cơ bản không có một cuộc sống xã hội bên ngoài gia đình nếu họ không làm việc bên ngoài Mặt khác, người chồng lại được hưởng một cuộc sống xã hội đầy đủ với công việc và các mối quan hệ của mình Điều này dẫn đến việc những người đàn ông đã kết hôn thường xuyên tìm kiếm niềm vui từ những người bạn gái bên ngoài.
Thái độ của người Nhật đối với việc quan hệ tình dục và đặc biệt là tiêu chuẩn tình dục ít khắc nghiệt hơn đối với nam giới phần nào tác động và hỗ trợ đối với ngành công nghiệp tình dục Nhiều người tin răng lý do chính khiến phụ nữ chuyên sang bán dâm là vì "nghèo đói" Tuy nhiên, các cuộc điều tra của chính phủ chỉ ra rằng hơn 80% gái mại dâm Nhật Bản thuộc tầng lớp trung lưu ( tìm footnote) Trong số những gái mại dâm này bắt đầu công việc không phải vì cuộc sống vất vả mà thay vì tìm kiếm một con đường nhanh chóng để có một cuộc sống xa hoa hơn Nhiều gái mại dâm trẻ tuôi, đặc biệt là thanh thiếu niên, đã chọn mại dâm dé trả tiền mua quan áo, giải trí và du lịch Hơn nữa, có sự khác biệt đáng kế về khả năng kinh tế giữa nam giới và phụ nữ ở Nhật Bản Năm 2002, mức lương trung bình của phụ nữ băng 66,5% mức lương trung bình của nam giới”? Do đó, những phụ nữ muốn kiếm tiền nhanh chóng, có xu hướng gia nhập ngành công nghiệp tình dục Nói cách khác, xã hội đã thúc day phụ nữ hướng tới ngành công nghiệp tình dục vì nó giúp họ đạt được sự bình đăng kinh tế đối
Có thể nói, Nhật Bản là một ngoại lệ “thú vị” ở châu Á khi thừa nhận hợp pháp hóa các hoạt động khiêu dâm và cho phép các “ngành công nghiệp” giải trí liên quan
"3 Shinzoku sozoku ho [law of family and succession] (ken kawai & tadahiko kuki eds., 1988)
>4 Ministry of health, labor and welfare, 2002 white paper on women's labor 15-16 (2003), link: http://www.mhlw.go.jp/houdou/2003/03/ h0328-3a-zu.html#zul-5 — truy cập 20/2/2022 đến các hoạt động tình dục được phép hoạt động Ngày nay, tạp chí khiêu dâm được rai rác trên đường phố Ngoài ra, trẻ em ngày nay thông qua Internet, có thể nhìn thay những điều này rất dễ dàng và nhận được tất cả các loại thông tin về tình dục Có thể có những thông tin bị bóp méo mâu thuẫn với trật tự công cộng và đạo đức ở đó Hơn nữa, tỷ lệ mại dâm ở Nhật Bản cũng không bình thường Những người đàn ông Nhật
Ban đã hành động mại dâm trong năm qua theo nghiên cứu là cao nhất so với Anh, Hà
2.1.2 Điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động mại dâm ở Nhật Bản
Hà Liann 22-52-56 S1 E1 19E1EE1121121121121121111111111111121111111111 111111111111 c0 33 1 Bồi cảnh mại đâm ở Hà LH - +55: St+S22E22E2E£EEEEEEE22E22E2E21E2222xee 33 2 Diéu chỉnh pháp lý đối với các hoạt động mại dâm ở Hà Lan
2.2.1 Bối cảnh mại dâm ở Hà Lan
Hà Lan là một nước Châu Âu và được coi là một nước “sống thoáng” bậc nhất thế giới Các cá nhân tại Hà Lan cả nam và nữ đều rất coi trọng van đề tình duc và nhìn nhận van dé này một cách vô cùng thoải mái: 92% đàn ông và 75% phụ nữ nói rang họ rất thích quan hệ tình dục.” Đồng thời, tại đây quan điểm quan hệ tinh dục trước hôn nhân hay “tình một đêm” đối với họ là vô cùng bình thường và Hà Lan được coi là “thiên đường tình dục”®.
6L https://congdongnhatngu blogspot.com/2014/09/chan-dung-yakuza-xa-hoi-en-nhat-ban-qua.html - truy cập ngày 22/1/2022
5 Nguồn tham khảo: fle:⁄/C:/Users/DELL/Downloads/Summary_SexualHealthNL_2017.pdf, truy cập ngày
53 Nghiên cứu — chuyên đề “Phòng, chống mai dâm nhìn từ những nơi được coi là “thiên đường tình dục”, Trang tin điện tử của Uy ban Phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, nguồn: https://tiengchuong.chinhphu.vn/phong-chong-mai-dam-nhin-tu-nhung-noi-duoc-coi-la-thien-duong-tinh-duc-11330696.htm - truy cập ngày 22/1/2022
Về bối cảnh điều chỉnh pháp lý, trong đầu thé ki XX, tại Hà Lan chỉ tội phạm hóa một phần mại dâm do quan điểm “bãi bỏ” của một số nhà lập pháp đã không còn được đề cao, ngày càng có nhiều niềm tin rằng sự tồn tại của mại đâm là một khía cạnh của xã hội Mặc dù gan mác hình sự hóa hay tội phạm hóa một phần mại dâm (nhà thổ) nhưng trên thực tế chúng được “hợp pháp hóa” vô điều kiện Các nhà làm luật hay các cán bộ nhà nguồn của nhà nước ủng hộ quốc gia phát triển mại dâm trên hướng di này nhưng chưa hoàn toàn bởi họ không cảm thấy hài lòng trên phương diện đạo đức Đến cuối thế kỉ XX, quan điểm của các nhà lập pháp về mại dâm có chút thay đổi, không còn coi mại dâm là điều đáng trách về nặt đạo đức nữa mà thay vào đó công nhận nó là một nghề hợp pháp Quan điểm hợp pháp hóa của nhà lập pháp đã dẫn đến việc hợp pháp hóa mại dâm và bãi bỏ can thiệp tội phạm đạo đức vào mại dâm, điều này đã khiến việc điều hành nhà thổ chính thức là hợp pháp Mở ra con đường hợp pháp hóa cho mại dâm tại Hà Lan kể từ năm 2000.
2.2.2 Điều chỉnh pháp lý đối với các hoạt động mại dâm ở Hà Lan
Năm 2000 Hà Lan là một trong những nước đầu tiên hợp pháp hoá kinh doanh mại dâm, ho bãi bỏ các lệnh cắm nhà thé, công nhận mại dâm là một hoạt động/ngành nghề hợp pháp va uy quyền các quy định của ngành công nghiệp tinh dục cho các chính quyền địa phương (Outshorn 2004a) Tuy vậy, mại dâm cưỡng bức tại Hà Lan vẫn là một tội hình sự, Hà Lan chỉ cho phép kinh doanh mại dâm khi dựa trên tinh thần tự nguyện thực hiện quan hệ tình dục giữa hai người trưởng thành và có các quy định, yêu cầu riêng đối với những người thực hiện ngành nghề đặc biệt này.
Luật và sửa đối Luật của Hà Lan ngày 01 tháng 10 năm 2000 đưa ra sáu mục tiêu chính khi điều chỉnh mại dâm như sau:
1 Kiểm soát và điều tiết các hoạt động mại dâm tự nguyện thông qua việc áp dụng chính sách cấp phép của thành phó;
Cải thiện công tác đấu tranh phòng chống bóc lột cưỡng bức mại dâm;
Bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi lạm dụng tình dục;
Bảo vệ/củng cé vị trí của gái bán dâm;
Tháo gỡ môi quan hệ giữa mại dâm và tội phạm ngoại vi; aw Se Ye Hạn chế quy mô mại dâm bat hợp pháp của công dân nước ngoài (những người không có giấy phép cư trú hợp pháp dé làm việc) Kinh doanh mại dâm (bao gồm: mua bán dâm, chứa mại dâm và môi giới mại dâm) được coi là hợp pháp tại Hà Lan với một số quy tắc nhất định.
Doanh nghiệp kinh doanh mại dâm hợp pháp đại khái có thê được chia thành hai loại.Loại đầu tiên bao gồm các doanh nghiệp được cấp phép; loại thứ hai bao gồm các doanh nghiệp không có giấy phép được thành lập ở các thành phố tự trị không yêu cầu giấy phép.
Về một số yêu cầu với người thực hiện bán dâm Người mại dâm tại nước này được quy định phải trên 18 tuổi, phải đăng ký với các nhà chức trách và có quyền cũng như nghĩa vụ như lao động khác.
Quy định về những người làm việc trong ngành công nghiệp tình dục được hưởng các quyên xã hội thường dành cho người lao động Chỉ có công dan EU mới có thé làm gái mại dâm một cách hợp pháp các đối tượng khác sẽ không nhận được giấy phép lao động và do đó trở thành lao động không có giấy tờ, không có quyên và sự bảo vệ khi thị thực tam thời của hết han.TM
Về hành vi môi giới mại dâm, hay còn gọi là các “má mì” (theo ngôn ngữ lóng của Việt Nam) thì cũng được hợp pháp hoá tại Hà Lan Họ được phép làm việc cùng gái mại đâm và kiếm lời từ thu nhập của họ, miễn sao hành vi này không ép buộc. Một số hành vi liên quan đến mại dâm tại Hà Lan bất hợp pháp cũng được quy định rõ ràng trong BLHS hiện hành cũng như các văn bản Luật khác.
Cưỡng bức mại dâm và vấn đề mại dâm với người chưa thành niên
Việc xử lý hành vi cưỡng bức mại dâm đã được quy định xử lý hình sự hoặc hành chính trong Bộ luật Hình sự Hà Lan hiện hành (sửa đổi, b6 sung năm 2012) tại điều 242, 24357, 2463 tuỳ theo mức độ vi phạm Đối với hành vi cưỡng bức mại dâm không tự nguyện và sử dụng trẻ vị thành niên trong ngành công nghiệp tình dục, hình phạt được nâng lên mức sáu năm tù hoặc tối đa là tám hoặc mười năm tù nếu có các tình tiết tăng nặng (Điều 273f BLHS) Quy định này làm cho tất cả các hình thức bóc lột cưỡng bức dịch vụ tình dục, cũng như lạm dụng trẻ vị thành niên dé phuc vu tinh dục nhằm thu lợi từ những trường hop này sé bị xử ly. Điều 248b Bộ luật Hình sự quy định về bảo vệ người chưa thành niên quy định rằng: “Bat kỳ người nào lạm dung tình dục một người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi dé sẵn sang thực hiện các hành vi tình dục với bên thứ ba được trả thù lao sẽ phải chịu hình phạt tù thời hạn không vượt quá bốn năm hoặc phạt tiền của loại thứ tư.” Ngoài ra, Hà Lan còn quy định hoạt động mại dâm tự nguyện cũng bị trừng phạt nếu hành vi này liên quan đến việc vượt biên giới quốc gia, vì không cho phép 'tuyén dụng' và 'vận chuyén' một người trong bối cảnh đó (liên quan đến tội phạm buôn người).
4 Outshoorn, J V (2012), “Policy Change in Prostitution in the Netherlands: from Legalization to Strict Control”, Sex Res Soc Policy.
6 Truong Vân (2018), “Nghề mai dâm dù được hợp pháp hoá nhưng vẫn xảy ra nhiều bat trắc”,
Về mại dâm trẻ em, tại Hà Lan tất cả các hành vi quan hệ tình dục với trẻ em dưới 12 tuổi đều là phạm tội Quan hệ tình dục với trẻ em từ dưới 12 đến dưới 16 tuôi bi coi là tội phạm và xử lý theo Bộ luật hình sự chỉ khi có các dấu hiệu lạm dụng tình dục Lạm dụng tình dục đề cập đến tất cả các hành vi tình dục trái với các chuân mực xã hội và đạo đức Theo quy định của luật hình sự, lạm dụng tình dục trẻ em bao gồm các hành vi có tính chất tình dục xúc phạm đến sự nhạy cảm tình dục của trẻ mà không cần tiếp xúc thân thé giữa người phạm tội và nạn nhân Bộ luât Hình sự Hà Lan quy định các tội danh liên quan đến mai dâm trẻ em tại các điều 244%, 245”, 248d”1,
Ngoài các quy định cốt lõi này thì Bộ Tư pháp Hà Lan cũng có các hướng dẫn khuyến nghị hệ thống cấp phép cụ thể, quy tắc ứng xử cho cảnh sát và chính quyền địa phương: các thủ tục xác định và hỗ trợ; cơ chế thực hiện kiểm tra lý lịch đối với chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp gọi chung là câm nang về mại dâm nhăm giúp các thành phố tự quản xây dựng các chính sách của riêng họ Một số quy định phổ biến bao gồm:
Hạn chế số lượng và vị trí của các nhà thé Kiểm tra ly lịch về dau hiệu phạm tội của chủ chứa và quản lý
Dua ra các yêu câu nghiêm ngặt về sức khỏe, vệ sinh va an toàn
~ NP Giới han đối tượng tuyên dụng đối với chủ chứa
Chủ sở hữu và quản lý của nhà thổ phải chịu trách nhiệm đối với trẻ vị thành niên hoặc người nhập cư bất hợp pháp làm việc trong cơ sở của họ Các hình phạt bao gồm từ cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi giấy phép tạm thời hoặc vĩnh viễn Trong các trường hợp liên quan đến mại dâm không tự nguyện, chủ sở hữu và / hoặc quản lý có thé bị truy tố theo Bộ luật Hình sự như đã nêu ở trên '”
2.3.1 Bối cảnh mại dâm ở Thái Lan Ở Thái Lan, nhiều học giả chỉ ra rằng phụ nữ hành nghề mại dâm nhằm mục đích làm tròn bổn phận với gia đình Theo các chuẩn mực xã hội ở Thái, những đứa trẻ trưởng thành hau hết phải chịu trách nhiệm về việc nuôi dưỡng cha me Đặc biệt trách nhiệm này thuộc về người con gái út chưa chồng của gia đình Dựa trên những nguyên tắc đó của xã hội, nhiều cô gái nông thôn chưa kết hôn thất học cảm thấy thú vị rằng làm việc với ngành công nghiệp mại dâm là một trong những cách dễ nhất và tốt nhất để kiếm tiền và sống Mặc dù mại dâm là bất hợp pháp ở Thái Lan nhưng vẫn có sự tôn tại của các nhà thô, tiệm massage, v.v các hình thức mại dâm khác nhau Có một
7 Laura Barnett, Lyne Casavant (2011), Prostitution: A Review of Legislation in Selected Countries, Parliament of Canada, link: https://lop.parl.ca/sites/PublicWebsite/default/en_CA/ResearchPublications/2011115E#ftn53,truy cap ngay 25/01/2022. điều thú vị là Chính phủ Thái Lan đã gián tiếp thúc đây nó ở một mức độ nào đó Lý do dang sau đó là do sự di cư đến các thành phố va do số lượng ngày càng tăng của khách du lịch ở các thành phố mở đường cho ngành du lịch mại dâm Chính phủ Thái Lan cũng như các chủ nhà thé và những người hành nghề mai dam đã nhận thấy răng đây là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận Theo Tiến sĩ Nitet Tinnakul của Đại học Chulalongkorn, có tổng cộng 2,8 triệu người hành nghề mại dâm, bao gồm 2 triệu phụ nữ, 20.000 nam giới trưởng thành và 800.000 trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi (năm 2020)
So sánh thực tiễn điều chỉnh pháp lý ở các quốc gia trên thé giới
3.2.1 Chính sách về xử lý mại dâm. e_ Điểm giống nhau :
Từ những phân tích về thực tiễn điều chỉnh pháp lý của các số quốc gia nêu trên, có thể thấy Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam đều có chính sách chung giống nhau là nghiêm cắm mại dâm bởi vì mại dâm khiến lây lan dịch bệnh, làm suy giảm phâm giá con người, vi phạm đạo đức tình dục và tạo ra phong tục và cách cư xử không tốt trong xã hội.
Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam đều cắm hoạt động mại dâm bởi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân Ngoài việc xem mại dâm là trái đạo đức, làm xấu đi thuần phong mỹ tục thì một mối nguy hại khiến các quốc gia này lo sợ đó là nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tình duc Cụ thé, ở Nhật Bản, một nghiên cứu riêng biệt được thực hiện bởi Liên đoàn PTA cho thấy, 10% học sinh trung học bị nhiễm một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) Tổng số người nhiễm AIDS và bệnh nhân vượt quá 10.000 người Tỷ lệ lây nhiễm của các nữ sinh trung học ở châu Âu và Hoa Ky là I đến 4%, và Nhật Ban cao đáng ké Ÿ? Ở Thái Lan, UNAIDS ước tính vào năm 2013 có từ 380.000 đến 520.000 người sống chung với HIV Năm 2017, số người nhiễm HIV là 440.000 người Tỷ lệ nhiễm HIV/ AIDS ở người trưởng thành Thái Lan trong độ tudi 15 — 49 được ước tính là 1,1% (2016) Trong số những phụ nữ bán dâm tự do, ty lệ nhiễm HIV là 2,8% vào năm 2017 Trong sỐ phụ nữ bán dâm trong các nhà thô, con số này là 0,6% (2017) Còn ở Việt Nam, hiện tại tỉ lệ nhiễm các bệnh về tình dục đang tăng đáng kể Mỗi năm Việt Nam lại phát hiện thêm hơn 12.000 người nhiễm HIV và khoảng 2.000 người nhiễm HIV tử vong Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ cao tuy có giảm nhưng riêng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới lại tăng
82 Nishikawa, Imaizumi, Sumita, Ota, Fujiwara "Japanese Prostitution: Current Situation and Countermeasures (What is the Effect of Legalization of Prostitution)", Tsutomu Hashimoto Seminar, link: https://www.econ.hokudai.ac.jp/~hasimoto/Seminar%20Essay%20Group%20Project%20200507-3.htm - truy cập ngày 10/2/2022
83 https://en.wikipedia.org/wiki/Prostitution_in_Thailand#History - truy cập 11/2/2022 mạnh trong những năm gan đây ** Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, số người nhiễm HIV hiện đang còn sống được báo cáo đến thời điểm 30/9/2021 là 212.769 trường hợp Số người nhiễm HIV tử vong lũy tích tính từ đầu vụ dịch đến nay là 108.849 trường hợp ?Š Có thé nói, chính tình hình lây lan của bệnh tình dục đã trở thành một tai họa thực sự của xã hội và buộc Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam phải đưa ra chính sách cam đối với hoạt động mại dâm *°. e Điểm khác nhau :
Thứ nhất, khác với Việt Nam, chính sách của Hà Lan là hợp pháp hoạt động mại dâm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước Nhà nước hợp pháp hóa mại dâm, các cơ sở kinh doanh mại dâm với yêu cầu có giấy phép Các chính sách của Hà Lan đều công nhận mại dâm là một nghé, cho phụ nữ mai dâm dang ky nghé va duoc hưởng các quyền xã hội như trong bat kỳ ngành nghề lao động nào khác ở Hà Lan. Chính sách của Nhà nước về mai dâm thé hiện sự công nhận quyền tự do quyết định về tình dục của người bán dâm, và được coi là một dịch vụ về thân thể Tuy nhiên, chính sách của Hà Lan hợp pháp hóa mại dâm nhưng mại dâm với trẻ vị thành niên và mại dâm cưỡng bức thì không, mục đích của nó là để kiểm soát, bảo vệ phụ nữ khỏi cưỡng bức mại dâm, điều chỉnh và bảo vệ trẻ vị thành niên Như vậy, chính sách của
Hà Lan coi nó là một nghề, một khía cạnh của xã hội sẽ tồn tại song hành với xã hội chứ không phải bất hợp pháp như Việt Nam, triệt tiêu và tìm mọi cách “xóa số” khỏi đời sống xã hội.
Có thé thấy, sự khác biệt trong chính sách xử lý mại dâm của Hà Lan và Việt Nam trước hết là do các tiêu chuẩn xã hội ở các quốc gia phương Tây điển hình là Hà Lan không thể áp dụng thành tiêu chuẩn xã hội chung của loài người, văn minh phương Tây khác hoàn toàn văn minh phương Đông Có những điều bình thường ở phương Tây, nhưng lại là bất thường ở phương Đông và mại dâm cũng không ngoại lệ. Ở các nước Châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng các vấn đề về sắc dục, tình dục hay các quan điểm về hoạt động mại dâm cũng thoải mái, cởi mở hơn so với Việt Nam Họ quan niệm quan hệ tình dục là bản năng, và kinh doanh tình dục là tất yếu, có cung sẽ có câu và đây là một vân đê song hành với xã hội Nhưng tại Việt Nam mại
84 TTXVN/Vietnam+ (2021) “Việt Nam phát hiện hơn 12.000 người nhiễm mới HIV mỗi năm”, Báo VietNam Plus, nguon: https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-phat-hien-hon-12000-nguoi-nhiem-moi-hiv-moi- nam/756970.vnp - truy cap 11/1/2022
85 Bich Phương (2021) “Dich HIV/AIDS có gi thay đổi trong năm 2021”, Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y
Tế, nguồn: https://vaac.gov.vn/dich-hiv-aids-co-gi-thay-doi-trong-nam-2021.html - truy cập 11/2/2022
86 Elena nikulina (2018) “Liệu Việt Nam có cần phải hợp pháp hóa mại dâm hay không?”, trang Sputnik Vie, link: https://vn.sputniknews.com/20180413/viet-nam-can-hop-phap-hoa-mai-dam-5206218.html, truy cập ngà10/02/2022 dâm từ lâu đã được coi là một tệ nạn vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức, phá hoại hạnh phúc rất nhiều gia đình và làm suy đồi đạo đức của nhiều tầng lớp mà cách suy nghĩ và ứng xử của người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì “thường
”Š7 và các văn hóa truyền mang tính trực quan, cảm tính, dé cao nhận thức kinh nghiệm thống Ngoài ra, xu hướng hợp pháp hóa mại dâm tại khu vực cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vẫn đề chính sách điều chỉnh của các quốc gia trong khu vực Khác với khu vực châu Á, tại châu Âu, một số quốc gia tại lục địa này đã chính thức thừa nhận mại dâm là một nghề hợp pháp Trong 27 thành viên khối Liên minh châu Âu EU thì có tới hơn
10 nước công nhận mại dâm là một nghề (chiếm 37%) và các nhà chức trách tại những quốc gia có những biện pháp trực tiép** trong khi đó tỉ lê này ở Châu A chỉ chiếm từ 4- 5% Ngoài ra, theo kết quả khảo sát xã hội học chúng tôi đã thực hiện trên 115 người dân tại Việt Nam, đa số người dân làm khảo sát cho rằng nên ngăn chặn tất cả các hoạt động mại dâm bao gồm cả kinh doanh mại dâm.
Thứ hai, tuy đều có chung đường lối là cấm nhưng cả hai nước Nhật Bản và Việt Nam lại cắm hoạt động này ở hai phạm vi khác nhau Xuất phát từ quan điểm Việt Nam coi mại dâm là bệnh hoạn xã hội, là biéu hiện của những sai lệch về chuẩn mực đạo đức và huỷ hoại kỉ cương xã hội nên hoạt động mại dâm được Nhà nước phòng ngừa và ngăn chặn Cụ thé là Nhà nước nghiêm cắm mại dâm dưới bat kỳ hình thức nào, việc cắm này bao gồm việc trừng phạt mua dâm, bán dâm và tất cả các hành vi liên quan đến việc mua bán dâm Ngược lại, quan điểm của Nhật Bản cho rằng mại dâm là một hiện tượng xã hội ton tại ngoài ý muốn của Nhà nước và xã hội nên không thể triệt tiêu được, đồng thời nhà nước Nhật Bản cũng cho rằng mại dâm là một dạng bạo lực đối với cơ thé con người, đặc biệt là những nhóm dễ bị tốn thương như phụ nữ nên cần được cải tao và phục hồi Bởi vậy, Nhật Bản không xử phạt bản thân hành vi mua bán dâm, mà truy cứu trách nhiệm với mọi hoạt động khác như ,môi giới và tô chức mại dâm
Sở di cùng là cấm nhưng phạm vi cấm của hai nước này lại có sự khác nhau thi chúng tôi cho rằng cần quay ngược lại lịch sử cả Nhật Bản và Việt Nam Ở Nhật Bản, truy ngược lại lý do tại sao Luật Phòng chống mại dâm được ban hành vào năm 1956 và khiến mại dâm trở thành bất hợp pháp sẽ phần nào lý giải được nguyên nhân tại sao
87 Phạm Công Nhat (2014), “Sự khác biệt trong văn hóa Đông — Tây và những suy nghĩ đối với việc phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay”, Trang Đảng Bộ trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nguồn: https://dangbo.hcmute.edu.vn/thong-tin-ly-luan/su-khac-biet-trong-van-hoa-dong-tay-va-nhung-suy-nghi-doi- voi-viec-phat-trien-van-hoa-viet-nam-hien-nay/ - truy cap ngay 12/02/2022.
88 Lê Dũng (2012), “Mại dam, nghề hợp pháp và bat hợp pháp ở châu Au và châu A”,Tap chí điện tử Giáo duc
Việt Nam, nguồn: htfps:⁄/giaoduc.net.vn/tieu-diem/mai-dam-nghe-hop-phap-va- -bạt- hop-phap-o-chau-au-va- chau-a-post658§4.gd - truy cập ngày 12/02/2022
Nhà nước không đưa ra hình phạt đối với mại dâm, và lý do tại sao mại dâm và những người bán dâm không bị trừng phạt Nhật Bản từ lâu đã có một hệ thống phi danh nghĩa được chính phủ phê duyệt, mại dâm được dung nạp vào giữa thời kỳ hậu chiến. Mặt khác, với Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, phong trào gia nhập LHQ trở nên nhanh chóng ở Nhật Ban, và vì mục dich đó, nó phù hợp với hiệp ước của LHQ cắm buôn người, bóc lột từ mại dâm và quản lý các nhà thô Do đó, việc cải thiện luật pháp trong nước trở nên cần thiết nên Luật Phòng chống mại dâm đã được đệ trình lên vào năm 1956, dẫn đến việc bất hợp pháp hóa mại dâm ở Nhật Bản Trong các cuộc thảo luận của quốc hội về dự luật, nhiều phụ nữ phải kiếm sống bằng nghề mại dâm là những người dễ bị tổn thương trong điều kiện tôi tệ, và nhà nước cần bảo vệ, phục hồi và làm nghề hơn là săn lùng bằng hình phạt mục tiêu của sự thay đổi nghề nghiệp dưới sự hướng dẫn Do đó, Nhà nước ban hành Luật Phòng chống mại dâm khăng định mại dâm là bat hợp pháp, nhưng không áp dụng hình phạt đối với mại dâm, và cố gang gián tiếp điều chỉnh mại dâm bằng cách trừng phạt các hành vi của những người tham gia vào khu vực xung quanh.
Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu so sánh về điều chỉnh pháp lý đối với các
Có thể nói, về phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam có những điểm tương đồng về mặt luật pháp, chính sách điều chỉnh về mại dâm so với các nước như Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là học hỏi những kinh nghiệm như thế nào để mang lại hiệu quả Bởi hiệu quả của việc điều chỉnh của pháp luật không phải chỉ dừng lại ở bản thân sự ton tại của các đạo luật, các quy định của pháp luật mà còn cả sự thích nghi với môi trường thé chế cũng như đối với các yêu tố kinh tế, xã hội khác Thậm chí khi có được sự tương đồng về mặt lý thuyết của môi trường tiếp nhận, vẫn hoàn toàn có thé nay sinh những hệ quả không giống nhau, trái ngược nhau bởi những tác động ngẫu nhiên hoặc rất cá biệt trong trong thực tiễn hành pháp hoặc tư pháp Đây là một thực tế mà rõ ràng ở góc độ lập pháp thuần túy, ngay cả ở quốc gia phát triển cũng khó có thể dự liệu được Bởi vậy, trong quá trình nghiên cứu so sánh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều tra xã hội học dé qua đó phản ánh được thực tiễn ở Việt Nam Trên cơ sở đó, có thé đề xuất hướng đi và giải pháp cụ thể cho việc điều chỉnh hoạt động mại dâm trong pháp luật Việt Nam thời gian tới.
4.1.1 Chính sách chung về xử lý, kiếm soát mại dâm bằng pháp luật e Nhật Ban:
Bat chap sự can thiệp cua pháp luật, hoạt động mai dam ở Nhat Ban vẫn phát triển mạnh mẽ, và đặc biệt là ngành công nghiệp sex, doanh số của ngành này đạt khoảng 2.300 tỷ yen (24 tỷ USD) mỗi năm Ngoài ra hoạt động mại dâm ở Nhật Bản hoạt động dưới nhiều vỏ bọc khác nhau, vùng đất xà phòng là các nhà tăm nơi khách hàng được nhân viên tắm rửa và phục vụ Các cửa hàng sức khỏe thời trang và salon hồng cung cấp dich vụ massage hoặc thâm mỹ, và câu lạc bộ hình ảnh gần giống như vậy Kabukicho - khu đèn đỏ ở quận Shinjuku của thủ đô Tokyo - chi rộng 0,34 km2, nhưng có tới 3.500 dịch vụ sex, câu lạc bộ thoát y, câu lạc bộ nhìn trộm, các mảnh đất xà phòng, ngân hàng người yêu, cửa hàng người lớn, câu lạc bộ điện thoại tình dục, quán karaoke Gan đây, số lượng nữ sinh phố thông ở Nhật Ban bán dâm cho người lớn hoặc “tình một đêm” với bạn bè để lấy tiền tiêu ngày càng tăng Điều đó khiến nhiều người lo lắng về giá trị đạo đức đang ngày càng đi xuống Đề tránh phạm pháp, nữ sinh thường bán đâm qua deai-kei (nghĩa là “điểm gặp gỡ”).!93
1 Gia Tùng, “ Muôn kiểu tình duc tại Nhật Bản”- https://tienphong.vn/muon-kieu-cong-nghiep-tinh-duc-o- nhat-ban-post608316.tpo- truy cập ngày 5/3/2022
Có thé nói một trong những nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ chính sách điều chỉnh mại dâm của Nhật Bản Ở đây, những người mua bán dâm đều là hợp pháp va Nhà nước chi trừng phạt những hành vi liên quan đến mại dâm như môi giới mại dâm, tô chức mại dâm Đây là cách tiếp cận đề bảo vệ quyền COn người bởi đa số người ban dâm là nữ Ho dễ bị tổn thương bởi các bệnh truyền nhiễm, đe dọa, nguy hại từ người mua dâm và cả cơ quan quản lý Tuy nhiên, mô hình điều chỉnh này chỉ khiến cho hoạt động này trở nên phát triển hơn ở Nhật Bản Thực tế, mại dâm đang là vấn đề nhức nhối và đã tạo ra những hệ lụy rất phức tạp Những vấn nạn hiếp dâm, bóc lột tình dục, mua bán người, tỉ lệ người nhiễm HIV, các tội phạm khác liên quan gia tăng và khó quản Chính Nhật Bản cũng không thê quản lý được hoạt động mại dâm và khiến nó xuất hiện nhiều các loại hình mại dâm biến tướng Vì vậy chúng tôi cho rằng Việt Nam nên tiếp tục cắm triệt dé hoạt động này và xem Nhật Bản như một kinh nghiệm song dé hoc hỏi vì chính Việt Nam cũng đang xuất hiện rất nhiều loại mại dâm trá hình này Hơn nữa, chúng tôi cho rằng, suy cho cùng hình sự hóa mại dâm hay không thì vẫn cần có những quy định, chính sách làm thé nào dé không bỏ rơi một ai ra ngoài lề xã hội, cho dù người đó đang hoạt động mại dâm thì vẫn cần giúp đỡ, bảo vệ họ, tạo điều kiện cho họ tiếp cận tất cả các dịch vụ xã hội Ngoài ra, quan điểm của Nhật Bản khi hợp pháp hóa hành vi mua bán dâm là nhằm bảo vệ phụ nữ, không đây họ ra xa cơ quan nhà nước, nhất là về an sinh xã hội Khi người hoạt động mại dâm gặp khó khăn, bị đe dọa thân thể, sức khỏe thì người đầu tiên họ tìm đến là cảnh sát để được trợ giúp Thông qua đó, chính quyền nắm rõ họ đang ở đâu, làm gì, tâm sinh lý ra sao Tuy nhiên ở cả Việt Nam và Nhật Bản lại có sự khác biệt, bởi cơ quan công an, y tế chưa phải là chỗ dựa tin cậy khi người hoạt động mại dâm cần giúp đỡ vì sợ bị lộ, bị kỳ thị Họ lần tránh cả chính quyền Vậy nên chính quyền quản lý mà không có thông tin, bang chứng cụ thé về người bán dâm, đó là một bat cập cho chính
Khác với chính sách xử lý mại dâm ở Nhật Bản, Hà Lan hợp pháp hóa mại dâm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.Tuy nhiên, trái ngược với những tuyên bố cho răng việc hợp pháp hoá sẽ giúp kiểm soát sự mở rộng của mại dâm, ngành công nghiệp này vẫn chiếm khoảng 5% nền kinh tế Hà Lan Trong thập kỷ qua, khi hoạt động môi giới và các nhà thô được hợp pháp hoá, ngành công nghiệp tình dục đã phát triển thêm 25% so với quá khứ Xét dưới van dé gia tăng hay làm giảm thiểu tội phạm, Renate van der Zee là một nhà báo và nhà văn về nữ quyền người Hà Lan đã thực hiện nhiêu nghiên cứu sâu rộng và đã viêt một sô cuôn sách vê ngành công nghiệp tình dục
Hà Lan cho thấy việc hợp pháp hóa mai dâm ở Hà Lan không những không cải thiện được mà còn góp phần tạo ra một thị trường nơi các mạng lưới buôn người quốc tế, bóc lột những phụ nữ dễ bị tổn thương từ các nước nghèo Ngoài ra, cũng có rất nhiều báo cáo nghiên cứu đã nêu tình hình tiêu cực khi hợp pháp hoá mại dâm tại Hà
Lan Sau khi Hà Lan hợp pháp hoá mại dâm tình hình tội phạm buôn người, mại dâm trẻ em, của nước nay tăng lên đáng ké Một báo cáo cho biết có từ 65-80% phụ nữ trong các nhà chứa ở Hà Lan bị buôn bán từ các quốc gia khác do sau khi hợp pháp hoá nguồn cầu thì tăng lên nhanh chóng còn nguồn cung trong nước thì không đủ. Không chi vậy tình hình mại dâm trẻ em ở Hà Lan cũng đã gia tăng đáng kẻ, t6 chức ChildRight 6 Amsterdam ước tính hiện có hơn 15.000 trẻ em (chủ yếu là trẻ em gái) bi bán dam, tăng 11.000 trẻ ké từ năm 1996 trong đó ước tính khoảng 5.000 trẻ em đến từ các quốc gia khác Chính phủ Hà Lan cũng thừa nhận rang rất khó để ước tính số lượng nạn nhân bị buôn bán đến và buôn bán khỏi Hà Lan mỗi năm Mặc dù Hà Lan có quy định hình sự hoá mại dâm cưỡng bức nhưng vì hợp pháp hóa kinh doanh mại dâm nên hành vi này cũng không được kiểm soát chặt chẽ, trong một nghiên cứu của
Hà Lan 79% phụ nữ ban dâm cho rằng họ tham gia vào hoạt động mại dâm do bị ép buộc ở một mức độ nào đó Chỉ sau 5 năm hợp pháp hoá mại dâm, sé phụ nữ bi dua từ các nước Đông Âu, Comlumbia, sang Hà Lan rồi bị ép bán đâm lên tới 70% trong số đó.
Về số lượng nhà thổ hợp pháp, tại Hà Lan đang có xu hướng giảm mạnh và thay thế bằng cơ sở trá hình để che đậy những dịch vụ bóc lột thân xác những người phụ nữ Đến năm 2019, chính quyền Thành phố Amsterdam của Hà Lan cho biết đang cân nhắc phương án đóng cửa “phố đèn đỏ” này dé đảm bảo lợi ích của gái bán dâm. Xét về góc độ kinh tế và lao động, có thê thấy doanh thu từ thuế, coi mại dâm như các ngành nghề lao động hợp pháp khác đã được sử dụng như một động lực dé hợp pháp hóa mại dâm tại Hà Lan nhưng việc trén thuế vẫn diễn ra phổ biến ở Hà Lan, theo Trung tâm Thông tin Mại dim ở Amsterdam chỉ có 5-10% gái mại đâm nộp thuế hay theo báo cáo của Quốc gia Hà Lan mại dâm được phần lớn dân số Hà Lan chấp nhận nhưng không được coi là nghề nghiệp đáng mơ ước.Năm 2019 rất nhiều người dân Hà Lan xuống đường để biểu tinh đòi chính phủ hình sự hoá các hoạt động mại dâm với chiến dịch “Tôi vô giá” (Ik ben onbetaalbaar) với câu slogan “Nếu đó là chị/em gái của bạn thì sao?” Sara Lous - thành viên của chiến dịch trên cũng cho biết lúc bấy giờ đã thu thập được 46.000 chữ ký của công chúng trong 7 năm để nhằm mục đích thay đôi Luật hiện hành, hình sự hoá hành vi mua dâm như “mô hình Bac Aư” v : bộ H
Nhìn qua tình hình như trên chúng ta buộc phải thừa nhận rằng hợp pháp hóa mại dâm ở Hà Lan không loại bỏ tình hình mại dâm bất hợp pháp như cưỡng bức mại dâm, mại dâm trẻ em, cũng không làm giảm sự tham gia của tội phạm có tô chức, tội phạm buôn bán người, giảm tình hình trốn thuế như mục đích Hà Lan đưa ra khi quyết định hợp pháp hoá mại dâm mà còn khiến tình hình này trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết Do vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng xét trên nhiều góc độ thì Việt Nam không nên học hỏi mô hình hợp pháp hoá mại dâm như ở Hà Lan. e Thái Lan:
Dù là quốc gia rất phát triển về ngành du lịch tình dục và nổi tiếng với những khu phố đèn đỏ nhưng luật pháp Thái Lan vẫn không công nhận mại dâm là một nghề. Thực tế, hiện nay, Thái Lan có một số lượng lớn các luật liên quan đến mại dâm và quy định rằng mại dâm là bất hợp pháp nhưng cũng không thể làm giảm những vấn nạn bóc lột tinh dục, mua bán người, tỉ lệ người nhiễm HIV, các tội phạm khác liên quan đến hoạt động mại dâm và kinh doanh mại dâm băng bất kỳ cách nào mặc dù hình phạt đều áp dụng đối với tất cả những người hoạt động mại dâm Cụ thé, ké từ lần đầu tiên Chính phủ Thái Lan ban hành Đạo luật ngăn chặn và tran ap mai dam 1996 cho đến nay, số lượng gái mại dâm trên khắp nước nay đã tăng gấp đôi Một báo cáo của UNAIDS vào tháng 6 năm 2020 ước tính số lượng người bán dâm ở Thái Lan là 145,000 người, nhưng con số thực tế của người bán dâm đang được tranh luận là 800,000 đến 2,8 triệu người, bao gồm cả buôn bán dâm trực tiếp đến buôn bán dâm t!'*, Hay như một nghiên cứu năm 2018 cho thay 20% số gái mại dâm ở qua interne
Thái Lan có kết quả dương tính với HIV, thậm chí dé kiếm được nhiều tiền hơn thì rất nhiều người đã bị ép dùng ma túy để tăng ca.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng như trên là do pháp luật hiện hành còn tồn tại nhiều lỗ hồng trong quy định và việc thực thi kém, thiếu nghiêm túc Trong việc thực thi pháp luật, hiện nay tệ nan mại dâm được coi là phố biến ở khắp đất nước này dưới hình thức mai dâm “núp bóng” tiệm massage, spa, quán karaoke, hoặc là hoạt động mại dâm trực tiếp mà không qua nhà chứa như đứng để chờ phục vụ ở bên đường. Biện pháp của chính phủ nhằm xóa bỏ các hình thức mai dâm này là cử cán bộ giám sát, theo dõi hoạt động mại dâm Nhưng thực tế là khi bị phát hiện là phạm tội đề không bị bắt chịu trách nhiệm trước pháp luật thì người bán dâm và cơ sở mại dâm sẽ trao đôi lợi ích đôi bên với các quan chức chính phủ Do đó, làm gia tăng tình trạng
104 https://waymagazine.org/history-and-law-of-sex-worker/ - truy cập 28/02/2022 tham nhũng, lạm dụng chức vụ quyền hạn khi một số quan chức dựa vào lỗ hong pháp lý ở đây dé yêu cầu các lợi ích bat hợp pháp từ gái mại đâm và các cơ sở mại dam.
Có thể thấy, chính Thái Lan cũng không thể quản lý được mại dâm do chính các cơ quan quản lý của nước này cũng đang phải chịu rất nhiều sức ép từ sự phát triển, sức ép của du lịch và sức ép từ các thế lực xã hội chứ không phải do mong muốn của chính quyền nước này Bởi vậy, thông qua thực tiễn tình hình mại dâm ở Thái Lan, Việt Nam càng nên đúc kết những kinh nghiệm trong việc điều chỉnh và quản lý hoạt động mại dâm Cam triệt dé van là phương thức hữu hiệu và phù hợp nhất với thực tiễn, văn hóa, kinh tế ở Việt Nam Bởi một khi hoạt động này được cấp phép ở Việt Nam, thì ngành du lịch tình dục ở Việt Nam sẽ phát triển và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng như thế nào không ai có thể dự đoán và kiểm soát được.
4.1.2 Việc quy định những mảng pháp luật khác nhau có liên quan đến mại dâm. Ở Nhật Bản, một trong những khó khăn trong quá trình xử lý hoạt động mại dâm của Nhật Bản là việc cho rằng ngành công nghiệp tình dục không đồng nghĩa với mại dâm Vì luật pháp nước này định nghĩa mai dâm là “giao hợp với người không quen dé được trả tiền” nên hầu hết câu lạc bộ sex cung cấp dịch vụ không giao hợp dé được pháp luật công nhận Sau khi đến thăm Nhật Bản và chứng kiến sự phát triển của ngành công nghiệp tình dục nước này, Joan Sinclair tác giả của cuốn sách Pink Box, mia mai rang ngành công nghiệp sex của Nhật Bản “cung cấp mọi thứ có thể tưởng tượng ra trừ sex”! Vì định nghĩa mại dâm chỉ giới hạn ở hành động giao hợp, nên nhiều hành vi khác như sex qua đường miệng, đường hậu môn, đều không phạm pháp Chính vì vậy đã tạo cơ hội cho mại dâm đồng giới ở Nhật Bản phát nhanh chóng và đem lại những hậu quả nghiêm trọng Đây là điều mà Việt Nam cần rút ra kinh nghiệm để hoàn thiện một khái niệm bao quát hơn về mại dâm để khắc phục những hậu quả như Nhật Bản.
Một số biện pháp phòng ngừa các tội phạm về mại dâm tại Việt Nam
Bên cạnh những ý kiến, phương hướng hoàn thiện pháp luật về mại dâm các giải pháp khác để nâng cao điều chỉnh, xử lý cũng như phòng ngừa mại dâm là vô cùng cần thiết Do vậy, nhóm nghiên cứu có những kiến nghị như sau:
Thứ nhất, cần tô chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân trên phạm vi cả nước Giáo dục và tuyên truyền pháp luật là một trong những lĩnh vực vô cùng quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm mại dâm vì nó tác động trực tiếp đến đạo đức, lối sống, ý thức tuân thủ của mỗi cá nhân Tại phạm vi gia đình, trường học thì các bậc phụ huynh, giáo viên cần dé ý, quan tâm chăm sóc và kịp thời uốn nắn, định hướng những suy nghĩ lệch lạc từ con trẻ, giáo dục cho con em mình về tác hại của mại dâm, sự nguy hiểm khôn lường của các tội phạm về mại dâm Ngoài ra các cơ quan truyền thông, báo chí, Đoàn Thanh niên, khu dân phố cần thường xuyên tô chức các budi tuyên truyền, lên những bài báo về tác hại của mai dâm, các quy định tối thiểu cần biết về mại dâm, Đi đôi với giáo dục, tuyên truyền là xử lý nghiêm minh các đối tượng cố ý tổ chức lôi kéo người khác vào các hoạt động mại dâm bằng các biện pháp hình sự, hành chính kết hợp với giáo dục nhân đạo.
Thứ hai, cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngành cho đội ngũ cán bộ, các chủ thê thuộc trách nhiệm phòng ngừa, dau tranh các tội phạm mại dâm Trong khâu tuyển dụng cán bộ cần tô chức thi tuyển nghiêm túc, hạn chế tiêu cực để đảm bảo lựa chọn đúng người, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao Trong quá trình làm việc các cơ quan tư pháp, tiễn hành tổ tụng cần có kế hoạch tổ chức các khoá tập huấn, cử cán bộ đi học tập ở trong và ngoài nước dé nâng cao trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ Ngoài ra mỗi cán bộ cần tự rèn luyện nâng cao ý thức chính trị bởi nếu xa rời ý thức chính trị dé làm cho các cán bộ dễ bị những lợi ích vật chất cũng như tinh thần cám dỗ và dẫn đến vi phạm pháp luật Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mại dâm đặc biệt là trong lĩnh vực mại dâm phải thường xuyên tiếp xúc với mặt trai của xã hội, nếu không liên tục trau dồi thì rat dé bị mặt trái của kinh tế thị trường cám dỗ.
Cuối cùng, cần tăng cường quan ly các cơ sở kinh doanh dịch vu dé phát sinh tệ nạn mại dam Cơ quan có thẩm quyền các cấp cần kiểm tra các cơ sở kinh doanh dich vụ dé phát sinh mại dâm theo tuần, quý theo tháng hoặc kiểm tra đột xuất, nhằm kip thời phát hiện kịp thời hoạt động mại dâm, tránh dé hoạt động mại dâm diễn ra trong một thời gian dài mà không bị phát hiện Từ đó, giúp xử lý và triệt tiêu mại dâm một cách hiệu quả cũng như nhanh chóng hơn.
TIỂU KÉT CHƯƠNG 4 Tại chương này chúng tôi đã đưa ra những kiến nghị về việc điều chỉnh hoạt động mại dâm một cách có hệ thống Những kiến nghị nêu trên vừa phù hợp với những luận điểm khoa học đã được thừa nhận chung đồng thời vừa phản ánh thực tiễn về tình hình mai dâm ở Việt Nam hiện nay Có thé nói những kiến nghị sửa đôi, b6 sung là kết quả của chúng tôi trong một quá trình thực hiện nghiên cứu Đây là kết quả tất yếu của những phân tích, luận giải và so sánh tại các chương trước đó của đề tài Với những kiến nghị này, chúng tôi mong muốn việc phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động mại dâm ở Việt Nam sẽ ngày càng hiệu quả.
KET LUAN Nghiên cứu, học hỏi, sửa đổi và bổ sung các quy định của pháp luật về mại dim là một công việc nhận được sự quan tâm lớn của nhà nước và xã hội, trước hết là của những người làm công tác pháp luật Cũng chính vì lẽ đó hiện có nhiều quan điểm cũng như cách tiếp cận điều chỉnh khác nhau để hướng tới mục đích chung đó Từ cách tiếp cận của luật so sánh, nghiên cứu đã thê hiện sự đánh giá, nhận diện thực tiễn điều chỉnh pháp lý về mai dam của Việt Nam hiện tại dé từ đó rút ra những kết luận có tính nhận thức chung cũng như những bài học thực tiễn có thể vận dụng để góp phần sửa đôi và bố sung và các văn ban có liên quan ở Việt Nam hiện nay Từ cách đặt van đề cũng như thực tế nghiên cứu chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:
- Nghiên cứu khái niệm mại dâm và lý luận về các phương thức điều chỉnh đối với mại dâm trên cơ sở phân tích bình luận các quan điểm của các nhà khoa học nghiên cứu trước đó Qua đó, xây dựng nền tang lý luận cho việc tìm hiểu và đánh giá những vấn đề thực tiễn về điều chỉnh pháp lý ở mỗi quốc gia như Nhật Bản, Hà Lan,
- Thực hiện sự nghiên cứu, phân tích một SỐ phương thức điều chỉnh pháp lý về hoạt động mại dâm của Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan trong mối quan hệ so sánh với Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra những kết luận về sự tương đồng hay khác biệt giữa phương thức điều chỉnh của Việt Nam và với các nước cũng như những bình luận về cơ sở lý luận hay thực tiễn của những sự tương đồng hay khác biệt này.
- Học hỏi những kinh nghiệm điều chỉnh của Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan và qua đó đề xuất hoàn những quy định dé hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động mại dâm.
MOT SỐ CUOC PHONG VAN VA KET QUA KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC
1 Cuộc phỏng vấn ông Dé Đức Hồng Hà — Dai biểu Quốc hội khoá XIV, XV — Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội khoá XV.
Nhóm nghiên cứu: Thưa ông, dù áp dụng biện pháp nào thì chúng ta cũng phải thừa nhận mại dâm là một thực tế tôn tại trong xã hội Những hoạt động mại dâm van diễn ra ở mức độ phổ biến nhất định bắt chấp việc bị cắm theo pháp luật hiện hành Vì vậy, có quan điểm cho rằng pháp luật Việt Nam không nên tiếp tục cắm các hoạt động mại dâm nữa Ý kiến của ông về quan điểm này như thé nào a?
Theo tôi nên tiếp tục cắm các hoạt động mại dâm vì:
Không cắm hoạt động mại dâm sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các nhà chứa, kẻ buôn người và ngành công nghiệp tình dục
Người bình thường nghĩ rang hợp pháp hoá mại dâm sẽ giúp gái mại dam được
“chuyên nghiệp hóa”, đứng đắn và đường hoàng hơn Nhưng theo Raymond, việc này chỉ làm cho ngành công nghiệp tình dục đường hoàng hơn mà thôi Hợp pháp hóa có nghĩa là cho phép má mì khai thác gái mại dâm, cho phép khách hàng mua dâm hợp pháp, chứ không có nghĩa là làm tăng giá trị của gái mại dâm.
Làm tăng nạn buôn người
Mại dâm hợp pháp là một trong những nguyên nhân gốc rễ của nạn buôn người. Một báo cáo cho biết 80% phụ nữ trong các nhà chứa ở Hà Lan bị buôn bán từ các nước khác.
Tại Đức, vào năm 1993, sau khi mại dâm được hợp pháp hóa, 75% phụ nữ trong ngành mại dâm được xác nhận là người nước ngoài, đến từ Uruguay, Argentina, Paraguay và các nước khác Hiện nay, con số này được ước lượng lên tới 85%.
Không những không kiểm soát ngành công nghiệp tình dục mà còn mở rộng, thúc day nó phát triển
Trái ngược với những tuyên bố cho răng việc hợp pháp hoá sẽ giúp kiểm soát sự mở rộng của mại dâm, ngành công nghiệp này vẫn chiếm khoảng 5% nền kinh tế
Hà Lan Trong thập ky qua, khi hoạt động môi giới và các nhà thổ được hợp pháp hoá,ngành công nghiệp tình dục đã phát triển thêm 25% so với quá khứ Hợp pháp hoá mại dâm ở Bang Victoria, Úc cũng dẫn tới sự mở rộng quy mô của ngành công nghiệp tình dục Trong năm 1989 có 40 nhà thé ở Victoria, đến năm 1999 ở đây có 94 nhà thé Số lượng nhà thổ ở Thụy Sĩ cũng tăng gấp đôi trong những năm qua sau khi mại dâm được hợp pháp hóa một phan Hau hết các nhà chứa ở đây không bị đánh thuế, và nhiều trong số đó là nhà chứa bat hợp pháp.
Lam tăng hoạt động mai dâm phi pháp, bí mật