MỤC LỤC
Tuy nhiên, Meredith (1986) khẳng định rằng quản trị tài chính liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ là huy động nguồn và sử dụng nguồn tài chính trong doanh nghiệp mà còn cả những tác động tài chính của đầu tư, sản xuất, tiếp thị hoặc các quyết định cá nhân và tổng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp thường hướng đến mục tiêu này, bởi lẽ nó quan tâm tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, chẳng hạn như bảo vệ quyền lợi cơ bản cho nhà đầu tư và cổ đông, hoặc hạn chế các hành vi ngắn hạn trong quá trình theo đuổi lợi nhuận hay chú trọng đến nguồn vốn trong doanh nghiệp nhiều hay ít quan trọng hơn là lợi nhuận của doanh nghiệp ít hay nhiều.
Nguyên tắc chi trả được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với các bên liên quan như trang trải các khoản chi tiêu thường xuyên của doanh nghiệp hay thanh toán tiền hàng cho đối tác, hoàn trả các khoản nợ đúng hạn cho ngân hàng…Việc đảm bảo khả năng thanh toán sẽ là nền móng đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Chính sách đãi ngộ hợp lý ví dụ như trả công trọn gói nhằm thu hút và giữ lại những nhà quản lý có năng lực nhưng không đi quá xa ngoài phạm vi những gì là cần thiết, Việc trả công cũng sẽ được cấu trúc sao cho các nhà quản lý được thưởng công trên cơ sở thành quả của chứng khoán trong điều hành dài hạn, không phải trên giá cổ phiếu vào ngày áp dụng quyền chọn.
Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về hệ thống kế toán, về tăng nguồn vốn bất kỳ nào khi doanh nghiệp cần, về đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong ngành, và về đánh giá toàn bộ các quyết định đầu tư chủ yếu, bao gồm cả dự án các nhà máy, cửa hàng mới và những dự án tương tự. Từ những báo cáo này, giám đốc tài chính sẽ là người đánh giá tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại cho đến dự báo xu hướng trong tương lai, để có những quyết định huy động, phân bổ nguồn tài chính một cách kịp thời và chính xác, đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
Có rất nhiều nguyên nhân xung quanh việc thua lỗ của công ty: một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng chủ yếu là phía công ty, công tác quản trị tài chính yếu kém thể hiện qua hàng loạt các dự án đầu tư không hiệu quả, tốn kém rất nhiều chi phí. Hồng (tổng thiệt hại dự án này trên 316.352 tỷ đồng trong đó thiệt hại do lãi vay phát sinh trên 72.189 tỷ đồng); dự án mua Tàu Hoa Sen (thiệt hại gần 500 tỷ đồng); Bên cạnh đó, việc phân bổ vốn không trọng điểm, đầu tư tràn lan, đặc biệt những mảng mà tập đoàn không có kinh nghiệm như thép, điện, tài chính…Xuyên suốt hoạt động của công ty không có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ, nhiều hoạt động làm sai vi phạm pháp luật. Một nguyên nhân nữa đến từ sự tha hóa của các cán bộ trong ngành, nhiều cán bộ tham ô, trục lợi cho cá nhân. Quản trị tài chính được hiểu đó là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và doanh nghiệp thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị tài chính phải tối đa hóa giá trị cổ phiếu trong dài hạn, điều đó có nghĩa là giá trị nội tại đo bằng giá trung bình của cổ phiếu qua thời gian. Các nhà quản trị tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc: nguyên tắc giá trị thời gian của tiền tệ, nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, nguyên tắc chi trả, nguyên tắc sinh lợi, nguyên tắc thị trường hiệu quả, nguyên tắc gắn kết lợi ích của người quản lý và cổ đông, và tác động của thuế. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về hệ thống kế toán, tăng vốn, và định giá các quyết định đầu tư chủ yếu và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động quản trị tài chính, nhiều doanh nghiệp đã đạt được những thành công với những quyết định đúng đắng hay gặp phải những thất bại đáng tiếc như:. thành công của các nhà quản trị từ tập đoàn dầu khí Petronas – Malaysia, doanh nghiệp NESTLE, công ty Herman Miller ở Mỹ, và thất bại đến từ doanh nghiệp VINASHIN hay doanh nghiệp ENRON. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3. 1) Quản trị tài chính là gì? Phân tích các mục tiêu nhà quản trị tài chính hướng tới. 2) Phân tích vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp?. 3) Các kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị tài chính cần có là gì? Theo bạn, kỹ năng nào là quan trọng nhất? Tại sao?. 4) Trách nhiệm chủ yếu của giám tốc tài chính (CFO) là gì?. 5) “Giám đốc tài chính của một doanh nghiệp lớn thường bắt đầu bằng cách tập sự các công việc kế toán”.
Đối với vị trí quản lý, công việc của giám đốc/trưởng phòng đầu tư sẽ bao gồm “việc quản lý danh mục đầu tư hiện có, xây dựng kế hoạch; trực tiếp hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động giao dịch nhằm tối đa hiệu quả đầu tư; xây dựng danh mục đầu tư trên cơ sở phân bổ hạn mức đầu tư, lợi nhuận kỳ vọng, rủi ro có thể chấp nhận, kỳ hạn đầu tư, phân bổ ngành và chứng khoán; tìm kiếm, phân tích và đề xuất các cơ hội đầu tư hoặc phương án rút vốn cổ phần, chứng chỉ quỹ; đánh giá, thẩm định và đề xuất các cơ hội đầu tư cổ phiếu dài hạn; chào bán dịch vụ ủy thác đầu tư, thiết kế sản phẩm ủy thác đầu tư, quản lý danh mục ủy thỏc đầu tư, tương tỏc với khỏch hàng; quản lý, theo dừi và bỏo cáo danh mục đầu tư, đề xuất các phương án gia tăng hoặc cơ cấu danh mục đầu tư khi xuất hiện những yếu tố bất thường có thể tác động tới danh mục đầu tư; tìm kiếm, chăm sóc, củng cố, quản lý và phát triển các mối quan hệ với các doanh nghiệp, khách hàng, các tổ chức tài chính”. Ngoài các vị trí công việc đặc thù của ngành tài chính tại các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và công ty đầu tư chứng khoán, sinh viên ngành tài chính còn có thể làm việc tại các ngân hàng với đầy đủ các công việc của một nhân viên ngân hàng như chuyên viên tín dụng, chuyên viên quản lý rủi ro, chuyên viên kinh doanh, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên tư vấn đầu tư, chuyên viên thanh toán quốc tế, giao dịch viên ngân hàng, chuyên viên kinh doanh ngoại hối, trái phiếu, thị trường vốn,… Bên cạnh đó, người học ngành tài chính cũng có thể làm việc tại các định chế tài chính hoặc làm việc ở bộ phận tài chính của các công ty, tập đoàn với các công việc liên quan đến tài chính.
Bộ quy tắc đạo đức của CFA quy định các thành viên có trách nhiệm: “Hành động theo chuẩn mực liêm chính, năng lực, thận trọng, tôn trọng và có đạo đức với công chúng, khách hàng, khách hàng tiềm năng, công ty chủ quản, người lao động, đồng nghiệp trong nghề nghiệp đầu tư và các thành viên khác trên thị trường vốn toàn cầu; Đặt chuẩn mực liêm chính của nghề nghiệp đầu tư và lợi ích của khách hàng trên lợi ích cá nhân; Sử dụng mức quan tâm hợp lý và xét đoán chuyên môn độc lập khi tiến hành phân tích đầu tư, đề xuất kiến nghị đầu tư, tham gia vào các hoạt động đầu tư và tham gia vào các hoạt động chuyên môn khác; Hành nghề và khuyến khích những người khác hành nghề một cách chuyên nghiệp và có đạo đức, từ đó phản ánh uy tín của bản thân và nghề nghiệp;. Mạnh dạn bày tỏ chính kiến, tham mưu, thuyết phục cấp trên khi cần thiết để tránh sai sót, rủi ro trong quá trình xử lý công việc; Cán bộ cấp trên cần tôn trọng, lắng nghe, khuyến khích cấp dưới bày tỏ quan điểm, ý kiến; luôn gương mẫu trong cư xử, tạo không khí hòa đồng, cởi mở, động viên, khích lệ, đối xử công bằng, bình đẳng đối với cấp dưới; chủ động hỗ trợ cấp dưới giải quyết khó khăn, vướng mắc; bảo vệ quyền lợi chính đáng của cấp dưới; không trù dập, phân biệt đối xử, làm tổn hại đến danh dự của cấp dưới; không lợi dụng chức vụ, địa vị sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh và tài sản của ngân hàng để thu lợi cá nhân hoặc làm tổn hại đến lợi ích ngân hàng; Đối với cán bộ đồng cấp, cần giữ gìn đoàn kết nội bộ, có tinh thần tập thể, tôn trọng, tin cậy, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
Lý thuyết của Belbin có thể sử dụng để cân bằng nhân lực và các nguồn lực của đội trước khi dự án bắt đầu và giúp tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của các cá nhân trong nhóm. Ngoài bằng cấp chuyên môn, người làm tài chính cũng cần tích lũy cho mình các chứng chỉ hỗ trợ công việc, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn như chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst), chứng chỉ CIIA (Certified International Investment Analyst), chứng chỉ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants) và chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Ngoài ra, người làm trong lĩnh vực tài chính cần phải có các kỹ năng tốt về ngoại ngữ, tin học văn phòng, kỹ năng sử dụng toán thống kê, lập trình trong excel như Pivot table và VBA. Bên cạnh đó, cần có kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề, có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp, khéo léo cả về phần viết và phần nói, khả năng thích nghi nhanh và biết ứng biến, làm việc nhóm tốt; có kỹ năng thu thập thông tin cần thiết từ khách hàng; có kỹ năng phân tích, quản lý tiền bạc và lập kế hoạch; chịu được áp lực công việc cao đồng thời tuân thủ pháp luật và các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp. Chương 4 đã trình bày ba nội dung bao gồm: các vị trí nghề nghiệp trong ngành tài chính; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các quy tắc đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người làm việc trong lĩnh vực tài chính đối với bản thân, khách hàng và xã hội; một số kỹ năng học và tự học, kỹ năng để có thể phát triển nghề nghiệp trong ngành tài chính. Sinh viên chuyên ngành tài chính có năng lực đảm nhiệm các vị trí nghề nghiệp tại các doanh nghiệp, ngân hàng và các định chế tài chính trong và ngoài nước, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo với các vị trí công việc điển hình như chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên môi giới chứng khoán, chuyên viên tư vấn tài chính, chuyên viên tư vấn đầu tư, chuyên viên quản trị rủi ro, chuyên viên quản lý danh mục đầu tư và các vị trí công việc liên quan tài chính. Đạo đức nghề nghiệp được hiểu “là các chuẩn mực về hành vi ứng xử thể hiện phẩm chất trung thực, cẩn trọng, tính chuyên nghiệp và trách nhiệm trong công việc, được thực hiện nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, uy tín của nghề nghiệp và người hành nghề đối với khách hàng và xã hội”. Nội dung của các quy tắc đạo đức thường bao gồm: “tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của công ty; đảm bảo tính trung thực, khách quan, công bằng và minh bạch trong hành nghề; đảm bảo năng lực chuyên môn và tính cẩn trọng;. đảm bảo tư cách nghề nghiệp; tuân thủ nguyên tắc bảo mật và sử dụng thông tin đúng quy định”. Bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam bao gồm 6 chuẩn mực đạo đức và 2 nhóm quy tắc ứng xử. Trong đó, 6 chuẩn mực đạo đức bao gồm “tính tuân thủ; sự cẩn trọng; sự liêm chính; sự tận tâm và chuyên cần; tính chủ động, sáng tạo, thích ứng; ý thức bảo mật thông tin”. Hai quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng bao gồm quy tắc ứng xử trong nội bộ; ứng xử với khách hàng và đối tác. Bộ quy tắc đạo đức và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp của CFA Institute bao gồm Bộ quy tắc đạo đức và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp, gồm 7 chuẩn mực ứng xử như sau: “chuyên nghiệp; sự liêm chính của thị trường vốn; trách nhiệm đối với khách hàng; trách nhiệm đối với công ty chủ quản; phân tích, khuyến nghị và các hoạt động đầu tư; xung đột lợi ích; trách nhiệm với tư cách là thành viên của CFA Institute hoặc ứng viên CFA”. Ngoài kiến thức chuyên môn, người học và làm về tài chính cần rèn các kỹ năng để có thể phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này, bao gồm các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, khả năng thích nghi nhanh và biết ứng biến, làm việc nhóm tốt, kỹ năng hoạch định và quản lý tài chính, khả năng chịu được áp lực công việc cao đồng thời tuân thủ pháp luật và các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của người làm việc trong lĩnh vực tài chính. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4. 1) Hãy phân biệt các vị trí việc làm của ngành tài chính. 2) Sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính có thể làm việc ở các tổ chức/định chế tài chính nào?. 3) Để có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán, người làm việc cần có các chứng chỉ chuyên môn và vượt qua kỳ thi nào?. 4) Để có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, người làm việc cần phải hoàn thành các chứng chỉ chuyên môn và vượt qua kỳ thi nào?. 5) Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được sử dụng để làm việc trong định chế tài. 6) Đạo đức nghề nghiệp trong tài chính được hiểu như thế nào?. 9) Bộ quy tắc đạo đức theo quy định của CFA Institute gồm nội dung gì?. 10) Chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp theo quy định của CFA Institute bao gồm những chuẩn mực nào?. 11) Để có thể học tập tốt, sinh viên chuyên ngành tài chính cần có các kỹ năng gì?. 12) Để có thể phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, người làm việc trong ngành này cần có những kỹ năng gì?.