1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa

169 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ﺱΩﺲ

BÁO CÁO TỔNG KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

CHỦ BIÊN

TS NGUYỄN QUỐC TOÀN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH ﺱΩﺲ

BÁO CÁO TỔNG KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

CHỦ BIÊN

TS NGUYỄN QUỐC TOÀN

THÀNH VIÊN

ThS Hà Thanh Quyền ThS Nguyễn Thị Thanh Nhiên

TS Trần Thị Thủy

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

F Engels trong Lời mở đầu của tác phẩm Chống Dühring, đã viết: “cũng

như bất cứ học thuyết mới nào, CNXH trước hết phải xuất phát từ tài liệu tư tưởng đã được tích lũy từ trước, mặc dù gốc rễ của nó nằm sâu ở những sự kiện kinh tế (vật chất)” (K.Marx & F Engels, 1995) CNCS khoa học là giá trị kết tinh của lịch sử tư tưởng XHCN của loài người, do vậy để nắm bắt đầy đủ những ý tưởng của học thuyết này cần phải tìm hiểu quá trình hình thành nó Hơn nữa, những tư tưởng XHCN có một quá trình phát sinh, phát triển lâu dài, thể hiện bằng những nội dung, khuynh hướng khác nhau, dưới nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau do những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ khác nhau quy định Cho nên, trong quá trình tìm hiểu, một mặt cần khẳng định đúng đắn những giá trị tư tưởng, mặt khác cần phê phán trên quan điểm lịch sử những thiếu sót và hạn chế

Lịch sử tư tưởng XHCN là một chủ đề chưa có nhiều công trình đặt trọng tâm luận giải mà thường được kết hợp trình bày trong các tác phẩm bàn về tư tưởng triết học hoặc học thuyết kinh tế Tuy vậy, khi xem xét tiến trình phát triển của khoa học nghiên cứu về CNXH, có thể nhận thấy những công trình tiếp cận

lịch sử tư tưởng XHCN khá nổi bật như: E Troitski (1978) Conception non Marxistes du socialisme et problèmes du progrès social en Asie et en Afrique; V.P Vônghin (1979) Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN: từ thời kỳ cổ đại đến cuối thế kỷ 18; Đỗ Tư & cộng sự (1987) Tìm hiểu tư tưởng XHCN trước Marx; Đỗ Tư & cộng sự (1996) Lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN và CSCN; Phan Thanh Khôi & cộng sự (2002) Giáo trình lịch sử tư tưởng XHCN: hệ cử nhân chính trị; Phạm Công Nhất (2005) Tìm hiểu lịch sử tư tưởng XHCN; Đỗ Công Tuấn, Đặng Thị Linh chủ biên (2013) Giáo trình lịch sử tư tưởng XHCN Ngoài

ra, trước đây, trong các giáo trình CNXH khoa học do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều dành ra hai chương riêng để bàn về chủ đề lược khảo lịch sử tư tưởng XHCN không tưởng và sự hình thành, các giai đoạn phát triển của CNXH khoa học Hoặc gần đây, trong giáo trình CNXH khoa học do Bộ Giáo dục & đào tạo và Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo biên soạn, vấn đề lịch sử các tư tưởng XHCN cũng được đề cập ngắn gọn trong chương nhập môn

Về mặt giá trị đóng góp, các công trình trên đã định hình hệ thống các tư tưởng XHCN trải dài từ cổ đại đến hiện đại, trong đó, đã trình bày những cách phân kì lịch sử tư tưởng khác nhau, giúp người đọc vừa có cái nhìn tổng quan toàn bộ lịch sử tư tưởng XHCN vừa thu lượm được những thông tin cụ thể của từng trường phái, bộ phận, trào lưu tư tưởng XHCN Hơn nữa, ở mức độ vừa phải, nhiều công trình cũng đã cố gắng luận giải, so sánh, đánh giá những điểm tích cực, điểm hạn chế của từng tư tưởng – mà điều này rất có lợi cho việc nghiên cứu chuyên sâu

Trang 4

Về những thiếu hụt do quá trình lịch sử hoặc do khu trú phạm vi nghiên cứu, những công trình kể trên chưa có điều kiện để trình bày những tư tưởng XHCN mới nảy sinh do sự vận động của thời đại hoặc do quá trình thay đổi nhận thức về đường lối xây dựng CNXH của một số quốc gia trên thế giới – theo đó, tư tưởng XHCN Mỹ La tinh hoặc mô hình CNXH đặc sắc Trung Quốc hay những ý tưởng XHCN của mô hình Nhà nước phúc lợi chung chưa được đề cập Do vậy, cần phải có những công trình mới vừa hệ thống hóa kiến thức nền tảng đã có vừa cập nhật, bổ sung những thông tin mới về tư tưởng XHCN để khỏa lấp thiếu hụt này, làm cho khoa học về CNXH ngày một được hoàn thiện hơn Chính vì vậy, nhóm tác giả lựa chọn chủ đề “KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XHCN” để nghiên cứu và biên soạn tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo này được cấu trúc gồm phần mở đầu và 4 chương xoay quanh các chủ đề: Tư tưởng XHCN không tưởng; Tư tưởng XHCN khoa học; Tư tưởng XHCN hiện thực và Tư tưởng XHCN với quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam Theo đó, nhóm tác giả hy vọng sẽ (1) hệ thống hóa, làm nổi bật và cập nhật các lí luận về XHCN và xây dựng CNXH và (2) rút ra ý nghĩa nghiên cứu các tư tưởng XHCN, từ đó đề xuất định hướng vận dụng cho những thời kỳ tiếp theo trên con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song chắc chắn tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước độc giả và rất mong tiếp tục nhận được các ý kiến góp ý để tài liệu ngày càng hoàn thiện hơn Mọi góp ý

xin gửi về: TS Nguyễn Quốc Toàn, Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học

Ngân hàng TP HCM, tầng 2, số 56 Hoàng Diệu 2, Linh Chiểu, Thủ Đức, TP.HCM, email: toannq@buh.edu.vn

Chủ biên

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Mua bán nô lệ bằng muối thời cổ đại ở Hy Lạp 8

Hình 1 2 Tranh minh họa Cái chết của Spartacus vẽ bởi họa sĩ Hermann Vogel (1882) 9

Hình 1 3 Nhà triết học cổ đại Platon 11

Hình 1 4 Bia đá cổ ghi mười điều răn của Moses 13

Hình 1 5 Thành thị trung đại Tây Âu 16

Hình 1 6 Giáo hội và nhà nước ở châu Âu thời trung cổ 20

Hình 1 7 Phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến Pháp 22

Hình 1 8 Trường Athena, kiệt tác của họa sĩ Raphael, hiện thân hoàn hảo của tinh thần cổ điển của thời Phục hưng 23

Hình 1 9 Chân dung Thomas More, tranh của Hans Holbein, 1527 24

Hình 1 10 Tác phẩm Utopia – Địa đàng trần gian – bản dịch Việt ngữ của Trịnh Lữ, Nxb Hội Nhà văn, 2020 25

Hình 1 11 Chân dung Tommaso Campanella 30

Hình 1 12 Công nhân Anh đưa Hiến chương đến Quốc hội 46

Hình 1 13 Chân dung Saint-Simon 46

Hình 1 14 Chân dung Charles Fourier những năm tháng cuối đời, họa phẩm của Jean Gigoux, 1835 49

Hình 1 15 Chân dung Robert Owen 52

Hình 2 1 Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất 59

Hình 2 2 Ấn phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Nxb Trẻ 61

Hình 2 3 Lãnh tụ Lênin trực tiếp lãnh đạo nhân dân Nga thực hiện thành công Cách mạng Tháng Mười năm 1917 63

Hình 2 4 Những người lao động tại các bến cảng ở London đang chờ việc làm – tranh minh họa trên báo The Graphic, 1886 65

Hình 2 5 Sơ đồ phân kỳ hình thái CSCN theo K.Marx và F.Engels 70

Hình 2 6 Nhà máy thủy điện Dnepr 1927, đập thủy điện lớn nhất châu Âu khi đó, một trong những thành tựu lớn nhất của chương trình công nghiệp hóa Liên Xô 71

Hình 2 7 Hai kiểu quá độ lên CNXH 73

Hình 2 8 Lenin diễn thuyết trước sự ủng hộ của binh sĩ Hồng quân và nhân dân 77

Hình 2 9 “Chủ nghĩa cộng sản mở đường tới các vì sao” - tranh cổ động về phi công Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ trụ 78

Hình 2 10 Hội đồng tương trợ kinh tế, một hợp tác kinh tế giữa nhiều nước XHCN mà Liên Xô chủ trì 88

Hình 3 1 Bức tranh “Máy kéo đầu tiên”, mô tả quá trình tập thể hóa và cơ giới hóa nông nghiệp Liên Xô 106

Trang 7

Hình 3 2 Các nhà lãnh đạo Nga, Ukraina và Bêlarut ký Hiệp định Belavezha, chính thức giải thể Liên Xô năm 1991 110Hình 3 3 Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc 116Hình 3 4 Mô hình tổ chức xã hội Thụy Điển 118Hình 3 5 Moshav Nahalal ở thung lũng Jezreel (mô hình hợp tác xã nông nghiệp

Kibbutz 100 năm ở Israel) 120

Hình 4 1 Cảnh đông đúc trước một cửa hàng phân phối thời bao cấp 132Hình 4 2 35 năm đổi mới (1986-2021): Kinh tế tăng trưởng, đất nước vững bước phát

triển 139Hình 4 3 Một số nội dung cơ bản trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam 144

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH

SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1

1 Khái niệm và nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa 1

2 Đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 2

3 Nền tảng lý luận và phương pháp nghiên cứu của lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 4

CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG 8

Mục tiêu chương 8

1.1 Những yếu tố tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai thời cổ đại 8

1.2 Những trào lưu tư tưởng chủ nghĩa cộng sản dị giáo thời trung đại 15

1.2.1 Tư tưởng chủ nghĩa cộng sản dị giáo thế kỷ V - XV 15

1.2.2 Những tư tưởng chủ nghĩa cộng sản dị giáo cuối cùng ở Đức thế kỷ XVI 19

1.3 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Tây Âu thế kỷ XVI-XVIII 21

1.3.1 Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu 21

1.3.2 Một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Tây Âu thế kỷ XVI - XVIII 24

1.4 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX 44

1.4.1 Tình hình Pháp, Anh đầu thế kỷ XIX 44

1.4.2 Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa của các nhà xà hội chủ nghĩa không tưởng – phê phán đầu thế kỷ XIX 46

1.5 Giá trị và những hạn chế của tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng 55

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 57

CHƯƠNG 2 TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHOA HỌC 58

Mục tiêu chương 58

2.1 Sự hình thành và phát triển của tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học 58

2.1.1 Điều kiện ra đời 58

2.1.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển 61

2.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học 65

2.2.1 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – phạm trù cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học 65

Trang 9

2.2.2 Tính khoa học trong phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ

nghĩa 69

2.2.3 Vấn đề dân chủ và nhà nước xã hội chủ nghĩa 75

2.2.4 Vấn đề cơ cấu và liên minh giai cấp trong xã hội 80

2.2.5 Vấn đề dân tộc và tôn giáo 85

2.2.6 Vai trò của gia đình đối với xã hội 94

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 101

CHƯƠNG 3 TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 102

Mục tiêu chương 102

3.1 Quan niệm về tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện thực 102

3.2 Qúa trình phát triển và những vấn đề của tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện thực giai đoạn từ 1917 đến 1991 106

3.2.1 Các thời kỳ phát triển và thành tựu của giai đoạn 1917 - 1991 106

3.2.2 Một số vấn đề xuất hiện từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1917 - 1991 108

3.3 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện thực thời kỳ cải cách đổi mới từ 1991 đến nay 113

3.3.1 Bối cảnh của chủ nghĩa xã hội hiện thực sau sự kiện Đông Âu - Liên Xô và nhu cầu về mô hình mới của chủ nghĩa xã hội 113

3.3.2 Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong quá trình cải cách, đổi mới và những thành tựu 114

3.4 Những khuynh hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện thực ở các nước tư bản chủ nghĩa 117

3.4.1 Tư tưởng về mô hình Nhà nước Phúc lợi ở các nước Bắc Âu 117

3.4.2 Tư tưởng về mô hình phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn trong các kibbutz của Isarel 120

3.5 Tính quy luật, thách thức và triển vọng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện thực 125

3.5.1 Một số vấn đề có tính quy luật từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội 125

3.5.2 Thách thức đặt ra và triển vọng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa hiện thực 127

Trang 10

4.1.1 Bối cảnh thế giới những năm 80 - 90 của thế kỷ XX 1304.1.2 Tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những năm 1975 -

nghĩa xã hội ở Việt Nam 136

4.2.4 Tư duy mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 144

4.3 Ý nghĩa nghiên cứu tư tưởng xã hội chủ nghĩa và bài học rút ra đối với tư duy xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 151

VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 155

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 156

Trang 11

CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Phần mở đầu trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về phân ngành học thuật Lịch sử Tư tưởng XHCN Người đọc sẽ nắm bắt được khái niệm, nội dung cơ bản của phạm trù Tư tưởng XHCN; hiểu và phân biệt được đối tượng nghiên cứu của Lịch sử Tư tưởng XHCN; và đặc biệt là nhận diện được nền tảng lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu của Lịch sử Tư tưởng XHCN Thông qua những lợi ích có thể có được như trên, người đọc sẽ tự hình dung được tính đặc thù cũng như những mối liên hệ với các phân ngành khoa học khác của Lịch sử Tư tưởng XHCN

1 Khái niệm và nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng XHCN là tư tưởng của các giai cấp, các tầng lớp lao động, bị thống trị, bị áp bức trong các thời đại, về một chế độ xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN Trong chế độ mới ấy, các quan hệ giữa người với người là bình đẳng, mọi người đều lao động, không có áp bức và bóc lột, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Các quan hệ xã hội ấy được hình thành, được xây dựng và củng cố trên nền tảng một chế độ sở hữu các tư liệu sản xuất thuộc về toàn xã hội (hay công hữu về tư liệu sản xuất)

Ngay từ thời cổ đại, những mầm mống tư tưởng sơ khai, đầu tiên của quần chúng lao động bị áp bức, bị thống trị về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và bình đẳng xuất hiện, ban đầu với tính cách là sự phản kháng đối với sự áp bức, bóc lột hiện tồn Về sau, những tư tưởng ấy ngày càng xuất hiện với tính cách là sự thể hiện các ước mơ, khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình đẳng Để rồi, những tư tưởng ấy dần trở thành một hệ thống các quan niệm về một kiểu tổ chức xã hội mà trong đó mọi người đều bình đẳng, ấm no, hạnh phúc Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, những tư tưởng mầm mống sơ khai ban đầu dưới dạng văn học, văn chương truyền miệng dần dần được bổ sung, được phát triển, từng bước hoàn thiện để rồi hình thành nên một hệ thống các quan niệm, ý thức, niềm tin ngày càng đầy đủ hơn, ngày càng khoa học hơn Tư tưởng XHCN đã trải qua lịch sử phát triển hàng nghìn năm, với những hình thức thể hiện phong phú, đa dạng, chứa đựng những quan niệm khác nhau về chế độ xã hội CSCN

Có nhiều phương pháp, nguyên tắc tiếp cận phân loại nội dung tư tưởng XHCN Dựa theo nguyên tắc của sử học chúng ta có thể phân loại tư tưởng XHCN tương ứng với các thời đại lịch sử Cách phân loại này có ưu điểm làm rõ các giai đoạn, các trình độ phát triển tư tưởng XHCN trong quan hệ phụ thuộc và tương ứng với trình độ phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội trong mỗi thời đại xác định Nếu dựa trên nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật, chúng ta có thể phân chia nội dung tư tưởng XHCN theo các giới hạn, phạm vi khách thể, trên từng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội mà tư tưởng đó phản ánh Trong khi đó, dựa trên nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa duy vật biện chứng với quan điểm của khoa học luận, chúng ta có thể phân loại các tư tưởng XHCN theo các cấp độ của mục đích sáng tạo, phát triển các tư tưởng ấy

Trên cơ sở kết hợp sự phân loại của chủ nghĩa duy vật biện chứng với khoa học luận hiện đại, có tính đến đặc thù của lịch sử tư tưởng XHCN - như là một phân môn CNXH khoa học, chúng tôi cho rằng, tư tưởng XHCN có ba nội dung cơ bản dưới đây:

Trang 12

Thứ nhất, một hệ thống tư tưởng XHCN phản ánh những mặt, những nội dung và

những mối quan hệ cơ bản hợp thành của CNXH và CNCS Hệ thống những quan niệm, những tư tưởng lý luận này dần dần được ra đời, không ngừng củng cố, bổ sung, từng bước hoàn thiện nhằm trả lời cho câu hỏi xã hội tương lai mà loài người hướng tới là như thế nào?

Thứ hai, một hệ thống các tư tưởng XHCN phản ánh, thể hiện ngày càng đầy đủ và

khoa học hơn, con đường, phương thức và phương pháp đấu tranh của nhân dân lao động nhằm xây dựng, thực hiện chế độ mới – chế độ XHCN và CSCN Một hệ thống những quan niệm, những tư tưởng lý luận này dần dần được ra đời, không ngừng củng cố, bổ sung, từng bước hoàn thiện nhằm trả lời cho câu hỏi xã hội tương lai mà loài người cần đạt tới bằng cách nào?

Thứ ba, một hệ thống các tư tưởng XHCN phản ánh, thể hiện động lực xã hội cơ bản

và lực lượng lãnh đạo nhân dân lao động, nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh, hiện thực hóa các tư tưởng, quan niệm về CNXH và CNCS Hệ thống những quan niệm, những tư tưởng lý luận này dần dần được ra đời, không ngừng củng cố, bổ sung, từng bước hoàn thiện nhằm trả lời cho câu hỏi động lực xã hội căn bản và lực lượng xã hội của quá trình chuyển biến của nhân loại tiến tới xã hội tương lai ấy là gì?

Các nội dung cơ bản trên đây của tư tưởng XHCN có mối quan hệ mật thiết với nhau ngày càng mang tính chỉnh thể hơn, hệ thống hơn Đồng thời, mỗi nội dung trên đây củng cố những dấu hiệu đặc trưng, thể hiện tính độc lập tương đối của chúng, với tính cách là sự phản ánh đối với các lĩnh vực, các quan hệ, các nội dung cơ bản hợp thành của toàn bộ quá trình đấu tranh của nhân loại bị áp bức, thực hiện sự chuyển biến cách mạng của mình lên CNXH và CNCS

Nghiên cứu các quy luật, tính quy luật của quá trình hình thành các tư tưởng XHCN trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại đã được sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng lý luận thuộc nhiều ngành và bộ môn khoa học khác nhau Trong đó, Lịch sử tư tưởng XHCN coi đó là nhiệm vụ cơ bản Vì vậy, môn học này đã có những đóng góp lý luận to lớn và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với người học tập, nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN là cần nắm vững những nội dung cơ bản hợp thành của tư tưởng XHCN Coi đó là công cụ, là căn cứ ban đầu quan trọng để khảo sát nhằm tìm hiểu bản chất, các quy luật và tính quy luật của sự hình thành phát triển các tư tưởng ấy trong quan hệ biện chứng với các điều kiện kinh tế, chính trị - với tính cách là những yếu tố quy định và quyết định đối với sự ra đời các tư tưởng XHCN

2 Đối tượng nghiên cứu của lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Đối tượng nghiên cứu của Lịch sử tư tưởng XHCN là những quy luật, tính quy luật của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển những tư tưởng về sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi tình trạng áp bức bóc lột, bất công xã hội để thực hiện một chế độ xã hội phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân lao động và tiến bộ xã hội, được nảy sinh và là kết quả tất yếu phản ánh các quan hệ kinh tế - xã hội và các điều kiện của đời sống

Trang 13

thực tiễn xã hội Những tư tưởng và học thuyết này xét cho cùng là do mối quan hệ kinh tế xã hội quy định và phản ánh lợi ích của các giai cấp trong cuộc đấu tranh giai cấp

Xét theo tiến trình lịch sử, nội dung cốt lõi và chủ yếu nhất trong đối tượng nghiên cứu của môn Lịch sử tư tưởng XHCN được xem xét trên hai phương diện, hai giai đoạn, hai trình độ cơ bản:

Thứ nhất, các quy luật phát sinh và phát triển của CNXH trước khi xuất hiện Chủ

nghĩa Marx Đây được coi là tiền đề lý luận trực tiếp cho sự ra đời của CNXH khoa học;

Thứ hai, các quy luật phát sinh và phát triển của CNXH khoa học, với tính cách là một

giai đoạn phát triển tất yếu trong lịch sử tư tưởng XHCN CNXH khoa học là vũ khí lý luận quan trọng nhất để giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành công cuộc giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, xây dựng CNXH và CNCS ở mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới

Những nội dung và các giai đoạn cơ bản của tư tưởng XHCN được từng bước hình thành, từng bước phát triển, với những hình thức khác nhau, nhịp độ khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội cụ thể của mỗi thời đại lịch sử, mỗi giai đoạn phát triển, mỗi quốc gia dân tộc từ thời cổ đến nay Sự đa dạng trong hình thức phát triển và quy mô, trình độ phát triển trong lịch sử các tư tưởng XHCN chịu sự chi phối, tác động của quy luật phát triển nói chung, quy luật phát triển khoa học nói riêng Sự thể hiện của quy luật ấy trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng XHCN được thể hiện trên những nét đặc thù cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, sự hình thành và phát triển các tư tưởng XHCN là kết quả tất yếu của sự

phản ánh của tồn tại xã hội Trên ý này, tư tưởng XHCN là sự thể hiện sự phản kháng của quần chúng lao động bị áp bức thống trị đối với các quan hệ xã hội có tính chất áp bức, bất công, bất bình đẳng được nảy sinh tất yếu từ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất;

Thứ hai, sự hình thành và phát triển các tư tưởng XHCN còn là kết quả của quá trình

đấu tranh tư tưởng, đấu tranh lý luận nhằm phê phán, chống lại ngày càng mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn đối với các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng phi XHCN dưới mọi trường phái và màu sắc, sắc thái khác nhau, với tính cách là những tư tưởng và hệ tư tưởng đối lập, thù địch Những trào lưu, khuynh hướng tư tưởng này là sản phẩm tất yếu và là một hệ thống các ý thức, quan niệm của các giai cấp thống trị, áp bức xã hội, là sự phản ánh các nhu cầu, khát vọng lợi ích của những giai cấp đại diện cho chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất Đúng như V.I.Lenin đã từng nhận định: “Lịch sử tư tưởng chính là lịch sử của quá trình thay thế các tư tưởng, do đó là lịch sử đấu tranh tư tưởng” (Lenin, 1980, tr.131);

Thứ ba, sự hình thành và phát triển các tư tưởng XHCN là sự kế thừa, tiếp nối những

thành tựu, những giá trị cùng với sự khắc phục, phê phán các hạn chế có tính chất lịch sử nằm trong chính hệ thống của mình, được sáng tạo bởi các nhà tư tưởng XHCN tiên phong của mỗi thời đại, là những đại biểu đại diện cho những ước mơ, khát vọng XHCN chính đáng của nhân dân lao động bị áp bức;

Thứ tư, sự hình thành và phát triển các tư tưởng XHCN còn là kết quả của sự quan sát,

phân tích các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động bị áp bức và thống trị

Trang 14

nhằm thực hiện những ước mơ, lý tưởng XHCN và CSCN của mình Từ trong cuộc đấu tranh ấy, những nhu cầu mới được xuất hiện, những tình huống chính trị thực tiễn mới được đặt ra Nhờ quan sát, phát hiện, nhận thức các tình huống, các nhu cầu ấy mà những tri thức mới được bổ sung từng bước làm phong phú hơn, hoàn thiện hơn hệ thống các tư tưởng XHCN Điều cần lưu ý ở đây là, tư tưởng XHCN chỉ có thể được sáng tạo, bổ sung và phát triển bởi những con người, những nhà tư tưởng lý luận khi họ luôn sống cuộc sống của nhân dân lao động, đắm mình trong các phong trào thực tiễn của họ Đây chính là một đặc thù cơ bản, sinh động của quy luật phát triển khoa học, thể hiện trong sự phát triển tư tưởng XHCN và lý luận về CNXH

3 Nền tảng lý luận và phương pháp nghiên cứu của lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Tư tưởng XHCN có quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử Quá trình đó, những tư tưởng luôn kế thừa tinh hoa của quá khứ và được phát triển trong điều kiện lịch sử mới cùng với những tên tuổi và sự nghiệp của những đại biểu tiêu biểu có tư tưởng đổi mới xã hội Vì thế nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN không tách biệt khoa học lịch sử tư tưởng xã hội nói chung của các thời đại mà tuân theo phương pháp nghiên cứu của lịch sử

Quan điêm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx - Lenin là cơ sở khoa học và căn cứ phương pháp luận cơ bản và quan trọng nhất để luận giải những điều kiện, nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và phát triển các tư tưởng và học thuyết, đồng thời đánh giá đúng đắn ý nghĩa của tư tưởng và học thuyết trong cuộc đấu tranh của nhân dân lao động vì một xã hội công bằng, tự do và tiến bộ Vì vậy, trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic, phương pháp lịch sử - logic được coi là một trong các phương pháp nghiên cứu cơ bản, chủ đạo

Theo quan niệm Marxism về lịch sử thì lịch sử xã hội loài người là lịch sử của sự tiếp nối các hình thái kinh tế - xã hội, trong đó đời sống vật chất và đời sống tinh thần, cá nhân và xã hội, giai cấp và nhân loại, quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ biện chứng, thống nhất trong tiến trình lịch sử Sự xuất hiện và phát triển của các tư tưởng XHCN được quy định bởi chế độ kinh tế - xã hội mà nó phản ánh, thể hiện lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội, vai trò của các giai cấp và lực lượng xã hội bị áp bức đối với quá trình phát triển xã hội Những tư tưởng, quan điểm chính trị - xã hội mới, tiến bộ phục vụ lợi ích của các lực lượng tiên tiến - phản ánh lợi ích của giai cấp tiến bộ - nảy sinh và phát triển trên cơ sở những nhiệm vụ lịch sử chín muồi nhằm phát triển đời sống vật chất của xã hội, tạo điều kiện xóa bỏ chế độ chính trị - xã hội cũ và xây dựng, củng cố chế độ chính trị mới

Lịch sử xã hội từ khi có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp Trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa quần chúng lao động bị thống trị, với những giai cấp thống trị đã làm xuất hiện các tư tưởng của những người lao động bị bóc lột, biểu hiện lợi ích của họ và động viên họ trong cuộc đấu tranh chống chế độ bóc lột và cơ quan quyền lực của chúng Đó là những tư tưởng phản ánh, thể hiện khát vọng chính đáng của quần chúng nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ, những cuộc chiến tranh nông dân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN cần lựa chọn những đại biểu, những nhân vật tiêu biểu cửa tư tưởng chiếm ưu thế trong từng giai đoạn lịch sử Những nhân vật đó đều là

Trang 15

sản phẩm tất yếu của thời đại Tư tưởng và hoạt động của họ không tách rời với tư tưởng và hoạt dộng của phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Song, cần biết rằng, các quan điểm tiến bộ trong một thời kỳ lịch sử này có thể mang ý nghĩa lạc hậu so với thời kỳ khác Vì thế khi phân tích quan điểm của một nhà tư tưởng tiêu biểu nào đó cần chú ý trước tiên đến những điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại và đất nước đó, xác định bậc tiền bối của tư tưởng đó, những tư tưởng mới so với bậc tiền bối và tương lai thực hiện quan điểm đó trong thực tế sẽ có nhà tư tưởng tiếp sau tiếp nhận, hoặc “khắc phục” khiếm khuyết Khi đánh giá quan điểm của một nhà tư tưởng nào đó cũng cần nhớ rằng, “khi xem xét công lao lịch sử của các nhân vật lịch sử, người ta không căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì so với đòi hỏi của thời đại đương thời mà căn cứ vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ”

Phương pháp nghiên cứu của môn Lịch sử tư tưởng XHCN không dừng lại ở việc mô tả các sự kiện lịch sử, các nhân vật tiêu biểu, mà thông qua đó để lý giải tính quy luật của sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng XHCN, vị trí và vai trò của nó trong sự phát triển tri thức nhân loại, ảnh hưởng của những tư tưởng đó đối với sự phát triển phong trào đấu tranh của quần chúng lao động chống áp bức bóc lột, chống giai cấp thống trị đương thời Trên cơ sở khái quát các sự kiện lịch sư tìm ra mối liên hệ, tác động lẫn nhau và phát triển tất yếu của các tư tưởng XHCN đương thời Việc phân tích các quá trình ra đời, hình thành, phát triển tư tưởng XHCN của các nhà tư tưởng tiêu biểu của mỗi thời đại, mỗi quốc gia luôn được đặt trong các hoàn cảnh cụ thể Song điểm mấu chốt là sau đó, các nghiên cứu phải đạt tới trình độ tổng hợp, liên kết và khái quát nhằm xác định và luận chứng cho những dấu hiệu chung, bản chất của tư tưởng XHCN của các nhà tư tưởng cùng thời dại, thuộc các quốc gia, các nền văn minh khác nhau, tổng hợp so sánh làm rõ sự kế thừa, phát triển của họ đối với các tư tưởng được sáng tạo trong quá khứ và cả những dự báo của họ về xã hội XHCN tương lai Vì vậy, phân tích - tổng hợp được coi là một phương pháp cơ bản, chủ đạo của nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN

Những tư tưởng XHCN trước Marx đánh dấu bước phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại Điểm nổi bật là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa đã vượt qua giới hạn giai cấp và khuôn khổ nhân đạo tư sản để hướng tới người lao động, đảm bảo cho con người được tự do, bình đẳng, bác ái Mặc dù còn duy tâm và không tưởng, nhưng chủ nghĩa nhân đạo đó còn bộc lộ mâu thuẫn không thể khắc phục được trong việc thực hiện tự do, bình đẳng, công bằng xã hội dưới chế độ tư hữu Xét về mặt lịch sử, các tư tưởng đó là nấc thang để loài người tiếp tục phát triển lên một trình độ cao hơn, phù hợp với quy luật và điều kiện phát triển của lịch sử nhân loại: chủ nghĩa nhân đạo mới - CNXH khoa học

Nguyên tắc mang tính phương pháp luận hết sức quan trọng của Lịch sử tư tưởng XHCN là nguyên tắc tính Đảng - cơ sở để nghiên cứu các môn khoa học xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin, tính Đảng là sự thừa nhận nội dung và bản chất giai cấp của môn khoa học, thể hiện lợi ích giai cấp mà tư tưởng, học thuyết đó phản ánh Vì vậy, khi nghiên cứu, đánh giá các quan điểm khác nhau cần phân tích chính xác ý nghĩa thực của mỗi yếu tố trong các quan điểm và tư tưởng XHCN trong từng thời kỳ, không những chỉ đánh giá mặt tích cực của nhũng tư tưởng, quan điểm đó, chỉ ra những điều mơ ước, viễn vông, không tưởng của họ mà còn chỉ ra những tìm tòi khoa học đầy thiện chí và đã cống hiến quên mình vì sự đổi mới xã hội, đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại Đồng thời, trong cuộc đấu tranh

Trang 16

không khoan nhượng với những tư tưởng phi vô sản, cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân - lực lượng xã hội tiên tiến và đại diện cho khuynh hướng phát triển chủ đạo, tiến bộ, tiên tiến trong lịch sử, đại biểu cho sự tiến bộ lịch sử khách quan, luôn đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng xã hội và con người Nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN là một nội dung cơ bản, quan trọng của nghiên cứu lý luận CNXH khoa học, cho phép nhận thức quá trình hình thành các phạm trù cơ bản và kết cấu logic của lý luận CNXH khoa học, nâng cao nhận thức lý luận, trang bị những kiến thức cần thiết để có thể đấu tranh chống hệ tư tưởng phi vô sản trong giai đoạn hiện nay - khi mà cuộc đấu tranh tư tưởng trở nên gay gắt giữa CNXH và CNTB Đặc biệt, trước khủng hoảng của CNXH lý luận và sự thoái trào của CNXH hiện thực đã làm xuất hiện nhiều trào lưu XHCN với nhiều màu sắc khác nhau Vì vậy, việc phân biệt ranh giới giữa CNXH khoa học với các thứ CNXH giả hiệu, thủ địch là vấn đề mang tính quốc tế nhằm bảo vệ và phát triển CNXH khoa học trong giai đoạn mới CNXH khoa học là học thuyết chính trị - xã hội và cách mạng của giai cấp công nhân, giúp cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và nhân loại tiến bộ tiến hành cải tạo thế giới cũ đầy bất công, đau khổ, áp bức và xây dựng thành công CNXH, một thế giới hòa bình, tự do, dân chủ, công bằng xã hội, tiến bộ và hạnh phúc, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người

Trên cơ sở các nguyên tắc phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chung trên đây, trong nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN cần thiết phải lựa chọn, sử dụng một hệ các phương pháp cụ thể trong thu thập, xử lý thông tin phù hợp với đặc thù về khách thể, đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát của môn học Trong đó, các phương pháp nghiên cứu tài liệu quá khứ: thu thập, phân loại, chỉnh lý tư liệu, phân tích tài liệu, lược thuật và tổng thuật tài liệu cần được hết sức coi trọng Đồng thời, các phương pháp này cũng cần thiết phải được tiến hành với các phương pháp thảo luận chuyên gia, phán tích tương tự - so sánh Những phương pháp này cũng cần được tham chiếu, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp nghiên cứu sử học, văn hóa học và ngôn ngữ học

Một trong những phương pháp nghiên cứu đặc thù và là phương pháp nghiên cứu chủ đạo của nghiên cứu lịch sử tư tưởng XHCN là phương pháp quan sát, khảo sát và tổng kết thực tiễn Đối với quá trình hình thành, phát triển các tư tưởng XHCN, thực tiễn đấu tranh chính trị, thực tiễn đấu tranh tư tưởng lý luận chính trị được coi là mảnh đất hiện thực và là cơ sở khách quan cho nảy sinh, hình thành những giá trị tư tưởng lý luận chính trị mới, tương ứng và chịu sự quy định của các điều kiện, các quan hệ kinh tế - xã hội và chính trị xã hội mới

Khảo sát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đã qua trong lịch sử có giá trị làm phong phú và sâu sắc hơn tri thức về tư tưởng XHCN trong quá khứ Dù rằng ngày nay, thế giới đã và đang có những biến đổi to lớn và sâu sắc trên các lĩnh vực cơ bản, khảo sát, đánh giá và tổng kết lại một cách chính xác đầy đủ, khách quan hơn thực tiễn chính trị của quá khứ vẫn là việc làm cần thiết và quan trọng Khảo sát, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đang diễn ra có giá trị làm phong phú và đầy đủ hơn tri thức về tư tưởng XHCN trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới của quá trình tiếp tục phát triển các tư tưởng XHCN Những biến động to lớn và sâu sắc đang diễn ra hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nghiên cứu phát triển và bổ sung CNXH khoa học với tính cách một giai đoạn, một trình độ phát triển cao của tư tưởng XHCN Thực tiễn ấy đang và tiếp tục là mảnh đất hiện thực ngày càng chín muồi hơn, thành thục hơn

Trang 17

cho sự khám phá, sáng tạo mới để tư tưởng XHCN hiện đại, giúp cho lý luận ấy tiếp tục vượt qua, khai thông những trở ngại trên con đường trở về với thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân - giai cấp bị áp bức, bị bóc lột cuối cùng trong lịch sử, giai cấp có sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xây dụng CNXH và CNCS trên phạm vi thế giới, hiện thực hóa thắng lợi khát vọng hàng nghìn năm của nhân loại trong quá trình đấu tranh, vươn lên giải phóng chính mình

Trang 18

CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG Mục tiêu chương

Chương 1 thảo luận về nội dung cơ bản của các tư tưởng XHCN không tưởng Logic trình bày của chương 1 bám sát theo tiến trình thời gian, từ thời cổ đại đến thế kỷ XIX Việc trình bày theo logic như vậy sẽ giúp người đọc thấy rõ sự hình thành và phát triển của các dòng tư tưởng XHCN không tưởng thông qua nét đặc thù cũng như tính kế thừa, phê phán của mỗi giai đoạn tư tưởng Hơn nữa, chương này cũng chỉ ra những giá trị và hạn chế của các dòng tư tưởng XHCN không tưởng nhằm giải thích rõ cụm từ “không tưởng” trong sự tương quan với các dòng tư tưởng XHCN tiếp sau

1.1 Những yếu tố tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai thời cổ đại

Hy Lạp và La Mã cổ đại là những quốc gia có chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình, đặc trưng bởi số lượng nô lệ đông đảo, bởi vai trò quan trọng của họ trong các ngành sản xuất Bóc lột sức lao động nô lệ là quan hệ bóc lột chủ đạo trong đời sống xã hội Giai cấp quý tộc chủ nô và giai cấp nô lệ là hai giai cấp cơ bản mang tính chất đối khàng quyết liệt Kể cả sau khi chế độ dân chủ chủ nô được Cleisthèns cải cách (508-506 trước Công nguyên ở quốc gia thành thị Athène – Hy Lạp) cũng không thấy có một đạo luật nào nhằm cải thiện đời sống khổ cực của những người nô lệ Tất cả những cải cách đó chỉ nhằm thay đổi chế độ chính trị và bộ máy Nhà nước Mặc dù lao động của những người nô lệ là điều kiện tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ, những cải cách mới làm cho họ đau khổ và càng thêm oán ghét

Đến thế kỷ V và IV trước Công nguyên, xã hội cổ đại Hy Lạp đã đặt được một sự phát triển phồn thịnh về các mặt kinh tế, chính trị và văn hóa F Engels đã nhận xét: “Thương nghiệp, thủ công nghiệp và mỹ nghệ tiến hành theo một quy mô ngày càng rộng, nhờ có lao động của nô lệ, đều đã trở thành những ngành hoạt động chiếm địa vị thống trị” (Marx & Engels, 1971, tr.327)

Người nô lệ không còn được xem như một con người, trái lại họ chỉ là “công cụ biết nói”, là thứ hàng hóa bị đem bán đi, mua lại như một đồ vật, hoàn toàn không có quyền lợi gì về kinh tế, chính trị và văn hóa, kể cả quyền sống và quyền có tên gọi Mặc dù giai cấp nô lệ có nhiều loại khác nhau về tính năng lao động và điều kiện sinh hoạt, nhưng nói chung đều bị gạt ra ngoài lề của xã hội Họ đều có mối căm thù sâu sắc với giai cấp chủ nô

Nhà nước dân chủ chủ nô dù có được tiếp tục, hoàn thiện đến thế nào chăng nữa dưới thời chấp chính của Perikles (461-429 trước Công nguyên) thì nhà nước dân chủ ấy cũng chỉ là nhà nước chuyên chính tàn bạo của giai cấp chủ nô mà thôi Vì vậy, cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ là không tránh khỏi Chính Platon (427-347 trước Công nguyên), một nhà

Nguồn: ngo-ve-hy-lap-co-dai-74379

https://khoahoc.tv/top-nhung-su-that-bat-Hình 1 1 Mua bán nô lệ bằng muối thời cổ đại ở Hy Lạp

Trang 19

triết học duy tâm đại biểu cho tư tưởng của giai cấp quý tộc, cũng phải thừa nhận: “mỗi thành thị dù nhỏ bé đến đâu cũng đều chia làm hai khu vực: khu vực của những người giàu và khu vực của những người nghèo Và chỗ nào có giàu và có nghèo thì chỗ ấy mãi mãi diễn ra cuộc đấu tranh tàn khốc giữa hai phe đối địch”

Thông thường những người nô lệ đấu tranh bằng cách hủy hoại công cụ sản xuất, cướp phá mùa màng, tài sản của quý tộc chủ nô, bỏ trốn… Giai cấp thống trị đã dùng nhiều cơ quan, nhiều biện pháp tàn nhẫn để tầm nã và trừng trị nô lệ bỏ trốn Về sau, do sự áp bức, bóc lột của nhà nước chủ nộ ngày càng tăng, ở nhiều nơi, nô lệ đã chuyển sang hình thức đấu tranh tích cực hơn như bạo động có tổ chức, vũ trang khởi nghĩa…

Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp ấy là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy các quốc gia thành thị Hy Lạp đi đến suy vong Đó cũng là miếng đất hiện thực làm nảy sinh những yếu tố tư tưởng XHCN đơn sơ Tuy còn rất thô thiển, nhưng những khía cạnh tư tưởng XHCN đã lấp lánh như những kim loại hiếm trong khối quặng

Đến thế kỉ III trước Công nguyên, diễn ra một phong trào mang tính cách mạng ở Spartacus, nơi có chế độ đặc quyền chiếm hữu ruộng đất và sử dụng lao động nô lệ của tầng lớp đầu sỏ cầm quyền Mặc dù phong trào do một số đại biểu quý tộc lãnh đạo, nhưng cơ sở tinh thần của phong trào là nguyện vọng của các tầng lớp bên dưới muốn có ruộng đất và tài sản Do đó, về mặt khách quan, phong trào mang tính chất quần chúng của một đẳng cấp muốn giành lấy và duy trì chế độ bình quân sở hữu ruộng đất Những người chiến thắng giữ chủ trương xóa nợ và chia lại ruộng đất của những người có đặc quyền Song, họ đã không chống lại được sự phản kháng của bọn đặc quyền nên thắng lợi của phong trào không được bảo vệ lâu dài Về sau, phong trào lại được nhen nhóm và tiếp diễn bằng cuộc cách mạng mới, đã kiên quyết thực hiện việc chia lại ruộng đất, mở ra một thời kỳ đấu tranh đẫm máu giữa kẻ giàu và người nghèo cho đến khi bị đế quốc La Mã chinh phục

Tuy có những tư tưởng tiến bộ, song phong trào ở Spartacus vẫn duy trì sự bóc lột lao động của nô lệ, vẫn phân chia công dân thành người có đặc quyền và người không có đặc quyền Cương lĩnh của họ chưa vạch ra được một phương hướng mới nào về tổ chức sản xuất xã hội, mà chỉ có thể gọi đó là những dự án bình quân chủ nghĩa, san bằng lợi ích giữa mọi người, nên không thể coi là XHCN Xét về thực chất chủ nghĩa bình đẳng kiểu Spartacus không nhằm thủ tiêu chế độ có giai cấp mà là nhằm bảo vệ một đẳng cấp đang gặp nguy cơ bị thế lực kinh tế tiền tệ đánh bại Những phong trào này nhằm cứu vãn một chế độ cũ đang hấp hối, do đó mang tính chất phản động về phương diện lịch sử, mặc dù về hình thức đã được thực hiện bằng những biện pháp cách mạng Do vậy sự thất bại của nó là khó tránh khỏi Ngoài phong trào Spartacus, những phong trào khác thời cổ Hy Lạp đều có nét chung của chủ nghĩa bình

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Spartacus

Hình 1 2 Tranh minh họa Cái chết của Spartacus vẽ bởi họa sĩ Hermann Vogel

(1882)

Trang 20

đẳng và chưa có phong trào nào quan tâm thật sự đến số phận những người nô lệ Có thể nói, vào thời kỳ này ở xã hội cổ đại Hy Lạp các phong trào ấy chưa phải thực sự là phong trào của quần chúng nô lệ, mà lực lượng tham gia cách mạng chủ yếu chỉ là các tầng lớp nông dân bị mất ruộng, phải vay nợ, những người lao động làm thuê Những người nông dân chỉ mong thoát khỏi nợ nần và có ruộng đất Những người lao động làm thuê thì muốn trở lại vị trí của người thợ thủ công độc lập hơn là rơi vào cuộc đời nô lệ, bị đối xử như súc vật trong các công trường Tóm lại, tất cả các tầng lớp lao động ấy đều có xu hướng đi tới chủ nghĩa bình đẳng, chứ không phải đi tới CNXH, do đó họ thờ ơ với số phận người nô lệ

Các phong trào quần chúng chống những hậu quả của sự phát triển công thương nghiệp vào thế kỷ V-III trước Công nguyên không phải là miếng đất làm nảy sinh trực tiếp các mầm mống tư tưởng XHCN Mà những mầm mống tư tưởng ấy lại xuất hiện trong văn học, triết học và các dự án xã hội, chính trị của những trí thức đại biểu cho tư tưởng xã hội của Hy Lạp cổ đại Nó chứa đựng nội dung phản kháng tiêu cực của các tầng lớp bên dưới đối với những tệ nạn xã hội đương thời Đó là sự thể hiện những quan niệm về một hạnh phúc “ấu thơ”, về một “thời đại hoàng kim” thuộc buổi bình minh của xã hội loài người

Vào thời kỳ này, xuất hiện nhiều chuyện thần thoại mang những chủ đề xã hội đồng thời có màu sắc tôn giáo đa thần Thí dụ: Hēsíodos, một nhà thơ cổ Hy Lạp đã để lại nhiều thần thoại mang tư tưởng phủ định hiện tại, mơ ước trở về với thời đại xa xưa tốt đẹp, bình đẳng, không có bóc lột và sự phân biệt giàu, nghèo giữa người với người, không ai phải lao động nặng nhọc, không hề phải lo âu, phiền muộn Điều đó hoàn toàn phù hợp với hoài bão và khát vọng của quần chúng bị áp bức

Từ những chuyện thần thoại về “thời đại hoàng kim” hoang dã đã nảy sinh lý thuyết về trạng thái tự nhiên Lý thuyết này kịch liệt lên án luật lệ và trật tự xã hội

đương thời, lý tưởng hóa trạng thái tự nhiên đầu tiên, không có luật lệ xã hội phức tạp, coi đó là phù hợp với bản chất của tự nhiên và quyền tự nhiên của con người Lý thuyết về trạng thái tự nhiên dưới dạng thần thoại có ảnh hưởng đến cả Platon, nhà triết học duy tâm, khi ông quan niệm trạng thái nguyên thủy là trạng thái bình đẳng và không cần có quyền lực Lý thuyết này còn ảnh hưởng đến cả các nhà triết học vốn là học trò của Aristoteles, cũng cho rằng trạng thái nguyên thủy là trạng thái hòa bình, yên ổn, trong đó con người sống bằng những sản phẩm do thiên nhiên đem lại và cho là chính sự tiến bộ về kinh tế sau này đã làm tan rã mất trạng thái xã hội ấy Có thể nói lý thuyết về trạng thái tự nhiên, đối lập với chế độ chiếm hữu nô lệ, đã trở thành tư tưởng phổ biến trong giới trí thức của xã hội cổ Hy Lạp và là cơ sở triết học của phái khắc kỷ

Lý thuyết về trạng thái tự nhiên cũng ảnh hưởng đến cả những nhà sử học đương thời Thí dụ: Herodotos (khoảng 490 đến 425 trước Công nguyên) cho rằng, nếu “thời đại hoàng kim” là ở vào buổi bình minh của xã hội loài người thì cần tìm hiểu dấu vết của thời đại ấy ở những cộng đồng người chưa thoát khỏi thời đại ấy ở những cộng đồng người chưa thoát khỏi thời đại ấy và chưa bị nền văn minh hủy hoại

Ngoài ra lý thuyết về trạng thái tự nhiên nguyên thủy còn làm nền cho những

Trang 21

tiểu thuyết viễn tưởng thế kỷ XVI-XVII sau này Khác với những nhà triết học, sử học, khi nói đến những cộng đồng mông muội và nêu lên những quan điểm của mình trong các tiểu thuyết viễn tưởng, tác giả hoàn toàn thoát khỏi sự ràng buộc bởi hiện thực và được phép mở rộng sự tưởng tượng của mình trong khi hư cấu tác phẩm Tiểu thuyết viễn tưởng, với mức độ nhất định đều xuất phát từ một cơ sở chung là thái độ bất mãn đối với chế độ xã hội đương thời

Có thể nói lý thuyết về trạng thái tự nhiên, về CNCS nguyên thủy được coi là một trong những mầm mống đầu tiên của lịch sử các tư tưởng XHCN

Ở thời cổ Hy Lạp ngoài tư tưởng về CNCS nguyên thủy dựa trên cơ sở lý thuyết về trạng thái tự nhiên, còn có lý thuyết đòi thay thế chế độ tư hữu và phương thức tổ chức lao động cũ bằng một chế độ công hữu và phương thức tổ chức lao động mới Trên một số mặt nào đó, Platon có thái độ lên án gay gắt những quan hệ kinh tế - xã hội do thương nghiệp tạo ra, đặc biệt là quan hệ giàu –

nghèo Trong các tác phẩm Nhà nước, Luật lệ ông đã

khẳng định: “cần đấu tranh chống sự giàu có và sự nghèo nàn”, bởi lẽ sự giàu có đẻ ra tệ ăn không ngồi rồi, lòng ham mê những cái mới và sự nghèo nàn sinh ra sự hèn hạ, tính độc ác và cũng sinh ra lòng ham mê những cái mới Tình trạng có người giàu, người nghèo trong xã hội phá hoại các mối liên hệ xã hội, đẻ ra mâu thuẫn đối kháng trong xã hội

Song sự phê phán đó dù cho sâu sắc đến mấy chăng nữa, cũng không có nghĩa là phê phán quyền tư hữu, mà chỉ là phê phán sự lạm dụng quyền tư hữu Lý tưởng của ông không phải là tổ chức lao động xã hội mới mà chỉ là lý tưởng về một cuộc sống vừa phải của mỗi con người, không phải là một xã hội lao động tập thể mà là một xã hội của những người sản xuất hàng hóa cá thể Họ vẫn có thể làm giàu những giữa họ

không nên có sự chênh lệch quá đáng giữa giàu và nghèo Trong Luật lệ, ông nhắc nhở

người ta đừng làm giàu “không cao cả” Theo Platon, vẫn được phép tích lũy trong những giới hạn nhất định, nên sự không bình đẳng ở dạng nào đó vẫn là điều có thể được chấp nhận

Như vậy, về thực chất, sự phê phán của Platon đối với chế độ xã hội đương thời hoàn toàn không phải là theo quan điểm bình đẳng tuyệt đối Trái lại sự không bình đẳng giữa người và người mới chính là một trong những cơ sở tư tưởng của ông về nguyên tắc tổ chức xã hội Ông cho rằng, “sự bình đẳng của những người không bình đẳng là tệ xấu chủ yếu của nền dân chủ”, “đối với những người không bình đẳng, sự bình đẳng sẽ trở thành không bình đẳng”; vì vậy, “nhiệm vụ của nhà lập pháp không phải là tiêu diệt sự nghèo nàn và sự giàu có, mà là xác định giới hạn của sự nghèo nàn và sự giàu có” Ông chủ trương điều tiết sự giàu, nghèo nhưng lại kiên quyết chống những biện pháp cách mạng để thực hiện chủ trương ấy, vì ông quan niệm rằng, tinh thần cách mạng của người nghèo là một trong những hậu quả của sự nghèo nàn Platon chẳng những phủ nhận vai trò cách mạng của các tầng lớp bên dưới, mà đối với nền

Nguồn: thanh-cong/vi-nhan/philosopher-plato-p184.html

https://hanhtrinhlapchividai.com/mat-ma-Hình 1 3 Nhà triết học cổ đại Platon

Trang 22

dân chủ cổ đại, ông cũng tỏ thái độ ghét bỏ không kém gì đối với chế độ cai trị của người giàu Đối với ông, người nô lệ mà được đối xử như người tự do là điều vượt ra khỏi lẽ phải thông thường

“Tóm lại, Platon là kẻ thù của tư bản, nhưng không phủ nhận quyền tư hữu, là kẻ thù của sự giàu có và sự nghèo nàn cực đoan, nhưng cho rằng không nên có sự bình đẳng hoàn toàn, là kẻ thù của chế độ nhà giàu cai trị nhưng cũng chống lại chế độ dân chủ của dân đen cách mạng không kém Đó là thái độ của Platon đối với những vấn đề chính trị và xã hội cơ bản do thực tế xã hội chung quanh ông đặt ra” (Vonghin, 1979, tr.58)

Vậy, Platon đã có lý tưởng chính diện nào để đối lập với chế độ xã hội đương thời? – Lý tưởng của ông không xuất phát từ quan điểm lịch sử mà xuất phát từ lý trí thuần túy và từ quan niệm về tính đa dạng thuộc bản chất con người Trên cơ sở ấy ông cho rằng, trong xã hội đương thời, mỗi người cần chuyên làm một nghề, do đó mỗi người không thể tự mình thỏa mãn được mọi nhu cầu của mình và buộc phải dựa vào người khác, qua đó hình thành cuộc sống chung, trong đó có sự hợp tác và phục vụ lẫn nhau giữa người và người Theo ông, sự phân công lao động dựa trên cơ sở một cơ cấu thành phần xã hội tự nhiên và nó lại được quy định bởi những tính chất khác nhau thuộc về bản chất con người Trong tâm hồn con người, theo ông, có ba yếu tố: lý trí chỉ huy, động lực (bị kích động mà có) và dục vọng cần được kiềm chế; trong mỗi con người khác nhau, có thể yếu tố này hay yếu tố khác chiếm ưu thế Những người có yếu tố thứ nhất chiếm ưu thế có chức năng thi hành những quyết định của những người chỉ huy, còn những người có yếu tố thứ ba chiếm ưu thế thì phải phục tùng và lao động sản xuất Vậy, việc phân chia xã hội thành tầng lớp cai trị và tầng lớp bị trị, theo ông, là do chính thiên nhiên quy định trước Vận dụng vào thực tại, quyền lực nhà nước phải thuộc về những người quý tộc được coi là khôn ngoan nhất, tốt nhất, còn mọi người khác phải chịu sự chi phối và chỉ đạo của họ, và chế độ quý tộc cai trị là chế độ chân chính nhất

Trong tác phẩm Nhà nước, xã hội lý tưởng của Platon được phân chia thành hai

tập đoàn xã hội khác nhau: những vệ binh và những người lao động có nhiệm vụ sản xuất ra mọi sản phẩm cần thiết cho đời sống Vệ binh là loại công dân có những đức hạnh cao cả, gánh vác những trách nhiệm quan trọng và được miễn lao động chân tay Hệ thống quan hệ hôn nhân được chỉ đạo và được điều tiết Tổ chức giáo dục và mọi biện pháp kinh tế đều nhằm bảo đảm một tập đoàn quý tộc cha truyền con nối, tồn tại trên cơ sở sống nhờ vào lao động của một tập đoàn xã hội khác Để bảo đảm duy trì quan hệ bóc lột và bị bóc lột giữa hai tập đoàn ấy, Platon kêu gọi: một mặt vệ binh phải giữ gìn đức hạnh, không được trở thành những người có của riêng, gia đình riêng và trở thành giàu có: mặt khác, nhân dân lao động cần được giáo dục để tin rằng thiên nhiên đã tạo ra những con người có những năng lực khác nhau và sự phân công lao động giữa vệ binh và người sản xuất là thuận lẽ tự nhiên

Rõ ràng, kiểu tổ chức nhà nước của Platon là một tổ chức khép kín của đẳng cấp quý tộc, một tổ chức quân sự cai trị có nhiệm vụ bảo vệ đẳng cấp quý tộc đang bị đe dọa trước sự tấn công của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, một tổ chức kiểu trại lính như chính Platon đã thừa nhận Xét về bản chất, nó nhằm chống lại sự xâm nhập của

Trang 23

nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ vào hàng ngũ quý tộc, bảo vệ sự tồn tại của tập đoàn quý tộc và chế độ quý tộc Đó là một điều dễ hiểu, vì Platon là một trí thức của giới quý tộc trong thời kỳ đang bị tan rã, có tâm trạng căm thù sức mạnh của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, một tâm trạng có phần gần gũi với tâm trạng của nhiều tầng lớp lao động ở thành thị và nông thôn, cho nên ông có thể tiếp nhận được sự đồng tình của họ Nhưng mặt khác, ông lại đẩy họ ra xa vì có thái độ coi khinh nền dân chủ, dứt khoát tước bỏ mọi quyền chính trị của người lao động và duy trì chế độ nô lệ với những luật lệ hết sức hà khắc và tàn nhẫn Đó là thực chất chính trị của chủ nghĩa Platon

Về thời cổ đại, cũng cần tìm hiểu những yếu tố XHCN trong hệ tư tưởng Cơ đốc giáo sơ kỳ Cơ đốc giáo xuất hiện từ trong lòng của đời sống nhân dân Do Thái và đã được truyền bá rộng khắp cho đến ngày nay

Những nguồn tài liệu đầu tiên nói về tình trạng không bình đẳng ngày càng phát triển, về tình trạng nghèo khổ của quần chúng lao động ở các nước Judea và Israel trên mảnh đất Palestine cổ đại, nói chung thuộc cùng một thời kỳ lịch sử của quốc gia Hy Lạp cổ đại

Từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, Palestine đã là nơi gặp gỡ của những con đường nối liền nhiều nước vùng Tiểu Á và có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đầu tiên của quan hệ kinh tế hàng hóa – tiền tệ và thương nghiệp; đồng thời cũng là nơi diễn ra những cuộc tranh chấp liên miên giữa các nước láng giềng hùng mạnh Nhân dân vùng Palestine sau khi mất độc lập phải sống dưới sự thống trị của nhiều cường quốc bên ngoài mà cuối cùng là đế quốc La Mã Tinh thần phản kháng của quần chúng lao động đông đảo và của những người nô lệ dưới ách áp bức, bóc lột của bọn quý tộc chủ nô, bọn địa chủ, bọn nhà giàu trong nước và bọn xâm lược, trước hết được biểu hiện bằng hình thức tôn giáo Họ mơ ước sự xuất hiện của một vị thần linh có khả năng xóa bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội và tạo lập một xã hội mới công bằng hơn Từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, trong xã hội Palestine đã có nhiều nhà tiên tri hoạt động trong quần chúng Họ truyền bá tư tưởng tin vào thiên sứ của Jehovah (thần của đạo Do Thái) sẽ xuất hiện trên trần thế để cứu vớt loại người đau khổ

Trong khoảng 10 thế kỷ trước Công nguyên, nhiều thần thoại, những sự kiện lịch sử, những phong tục tập quán, luật pháp cổ, những lời nói của các nhà tiên tri và cả 10 điều răn của Moses (người thủ lĩnh anh hùng của dân Hebrew, tức dân Do Thái cổ trong cuộc nổi dậy chống ách nô dịch vào năm 1225 trước Công nguyên) đã được ghi chép và tập hợp thành kinh Cựu ước Trải quá nhiều lần thêm bớt, kinh Cựu ước đã trở thành quyển kinh thánh của đạo Do Thái và cũng là một bộ phận của kinh Tân ước của đạo Cơ đốc sau này

Trong số những trào lưu phổ biến của dân Do Thái vào thế kỷ I trước Công nguyên và thế kỷ I sau Công nguyên, có một trào lưu có quan hệ đến lịch sử các tư tưởng XHCN Đó là phong trào xây dựng cuộc

Nguồn: https://khaihuyen.org/10-dieu-ran

Hình 1 4 Bia đá cổ ghi mười điều răn của Moses

Trang 24

sống có tính chất cộng sản tiêu dùng - cái gì thuộc về một người thì cũng thuộc về mọi người, và những gì mà mọi người có thì mỗi người cũng có Vậy, trước khi có đạo Cơ đốc, ở Palestine đã có những tư tưởng hòa bình, bình đẳng, bác ái, cộng đồng tài sản giữa người và người Truyền thuyết Cơ đốc giáo thừa nhận Jesus Christ là người Do Thái, sinh ra ở vùng gần Jerusalem Lúc đầu, Jesus Christ cũng theo đạo Do Thái, nhưng ông thường giải thích giáo lý ấy theo một nội dung khác, nhấn mạnh những yếu tố đạo đức, bình đẳng, bác ái Ông tự xưng là vị “chúa cứu thế” mà dân Do Thái hằng mong chờ từ lâu Ông tuyên truyền “đạo đức của thượng đế”, “tinh thần bác ái trong nhân loại”, “lòng tin vào nước thiên đàng”,… Giáo lý của ông trở thành nguồn an ủi đối với những người nô lệ và quân chúng lao khổ bị áp bức và được họ tin theo ngày một đông Vì vậy, giới chức sắc cao cấp của đạo Do Thái, đại biểu quyền lợi của bọn quý tộc chủ nô đã chống lại Jesus, liệt ông vào loại người “tà đạo” và bắt ông để xử tội Vào năm 29 Công nguyên, ông bị đóng đinh trên cây thập tự và chết tại pháp trường ở Jerusalem Jesus không để lại một học thuyết nào Nhưng về sau, những sự tích về cuộc đời Jesus đã được các môn đồ của ông ghi lại thành tập kinh Tân ước, và giáo lý Cơ đốc ngày càng được truyền bá rộng rãi ngoài vùng Palestine

Cơ đốc giáo sơ kỳ đã thu hút được những tầng lớp quần chúng nghèo khổ thành những giáo đoàn có khuynh hướng CSCN tiêu dùng vốn đã xuất hiện từ trước trong đời sống xã hội ở Palestine Thái độ phê phán những kẻ giàu có thể hiện rõ trong Cơ đốc giáo sơ kỳ Luca, một trong những người thuộc phái “Kinh Phúc âm”, đã để lại câu nói nổi tiếng: “Lạc đà đi qua lỗ kim còn dễ hơn là kẻ giàu đi vào thiên đường” Ông khẳng định, những người nghèo khổ rồi sẽ được Chúa đền đáp Nhưng, nếu những tư tưởng nói trên của Luca chưa thể hiểu rõ, thì trong “Sự nghiệp của các thánh tông đồ” đã miêu tả những công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ như những công xã tiêu dùng Những công xã có khuynh hướng CSCN tiêu dùng có thật hay không, điều đó không phải là cơ bản Điều đáng chú ý ở đây là CNCS tiêu dùng đã là lý tưởng của những người Cơ đốc giáo sơ kỳ Điều đó còn có ý nghĩa lịch sử khá quan trọng ở chỗ: cái gọi là công xã CSCN thời Cơ đốc giáo sơ kỳ đã nhiều lần được nói đến trong toàn bộ văn học CSCN thời trung cổ và thời cận đại, thậm chí cho đến thời đại tư bản công nghiệp, trước khi CNCS khoa học ra đời Tư tưởng xã hội thời Cơ đốc giáo sơ kỳ còn để lại cho các thời sau một kiểu cách ước mơ về tương lai tốt đẹp; đó là tư tưởng về “giang sơn ngàn năm của Chúa”, “ngày Chúa giáng thế lần thứ hai”, “ngày phán xét cuối

cùng”,… Tư tưởng về “ngày Chúa giáng thế lần thứ hai” thể hiện rõ trong Khải huyền thư Về thực chất, cuốn sách này nhằm chống lại đế chế La Mã, một chế độ phải bị

tiêu diệt, song không phải do sức mạnh của quần chúng, mà là nhờ phép mầu của Chúa, có khả năng tạo ra một giang sơn không còn đau khổ, bệnh tật, đói nghèo,

không còn tội ác, một giang sơn “thánh thiện” Khải huyền thư không mang tính hiện

thực mà mang tính hoang tưởng, song chỉ là mượn tính hoang tưởng để nói lên một nguyện vọng xã hội thực tế

Đến thế kỷ III và IV, nhiều đại biểu trí thức La Mã xâm nhập Cơ đốc giáo, đem theo những yếu tố triết học Hy Lạp và La Mã Lần đầu tiên người ta thấy trong nền văn học Cơ đốc giáo khuynh hướng thống nhất giữa hai yếu tố tư tưởng cổ đại và Cơ đốc giáo sơ kỳ, trong đó điều đáng quan tâm là sự kết hợp các yếu tố tư tưởng CSCN cổ đại Hy Lạp – La Mã với những quan điểm CSCN tiêu dùng của các công xã Cơ đốc

Trang 25

giáo Từ đó, bắt đầu một dạng lý thuyết Cơ đốc giáo về quyền tự nhiên, một lý thuyết có tác dụng phổ biến suốt thời trung cổ ở nhiều nước Tây Âu Song vì có nhiều phần tử trí thức tham gia vào Cơ đốc giáo, cho nên thái độ lên án sự giàu có càng chuyển biến theo chiều hướng làm dịu các khuynh hướng CSCN trong các công xã và từng bước thể hiện khuynh hướng thừa nhận cái hiện tồn, khuyên kẻ giàu nên giúp đỡ người nghèo theo tinh thần từ thiện, một khuynh hướng thỏa hiệp trong đời sống Cơ đốc giáo Do đó Cơ đốc giáo dần dần hòa với thế quyền La Mã và trở thành công cụ tinh thần của giai cấp thống trị Chỉ khi nào đời sống của quần chúng lao động lầm vào hoàn cảnh quá cực khổ, mới nổi lên ở nơi này, nơi khác tinh thần cộng đồng của các công xã Jerusalem

Vào thế kỷ IV, nhìn chung, trong Cơ đốc giáo sơ kỳ có chiều hướng thỏa hiệp, song vẫn có những người tỏ thái độ bất mãn với xã hội đương thời Không hài lòng trước việc giáo hội thích ứng với thế truyền trên cơ sở từ bỏ lý tưởng Cơ đốc giáo ban đầu, người ta tìm cách thỏa mãn nhu cầu xã hội của mình theo hai phương hướng: hoặc là thành lập các tổ chức gọi là “tu viện” – ít nhiều tách rời khỏi giáo hội – hoặc là đi theo những trào lưu bị lên án là “tà đạo”

Về sau, những cái gọi là “tu viện” không tránh khỏi bị thoái hóa trong điều kiện Cơ đốc giáo đã trở thành giáo hội thống trị Dần dần các “tu viện” trở thành các cơ sở nắm những tài sản lớn, chiếm hữu nhiều ruộng đất và sử dụng lao động nông nô

Giáo hội chính thống còn tìm cách xóa bỏ các “tà đạo” sơ kỳ Vì “tà đạo” truyền bá tư tưởng: “… cần phải noi gương Chúa Jesus Quy luật của chúa là quy luật công lý, là sự cộng đồng và sự bình đẳng… Không một luật lệ nào được vi phạm luật lệ thiêng liêng ấy Nhưng, trên thế giới, bên cạnh luật công lý của chúa đã đặt linh hồn con người, còn có những luật thành văn và đó chính là nguồn gốc tội lỗi Luật thành văn tạo ra những cái “của tôi” và “của anh” Cái “của tôi” và cái “của anh” xen vào đời sống xã hội bằng những luật lệ trái với luật công lý của chúa Thoát khỏi mọi luật lệ bên ngoài tức là thoát khỏi quyền lực của quỷ dữ” Rõ ràng, các tà đạo mang đậm đà thuyết trạng thái tự nhiên, chịu ảnh hưởng từ triết học cổ đại Hy Lạp – La Mã

Tóm lại, Cơ đốc giáo sơ kỳ với nhiều tư tưởng cộng đồng nguyên thủy, trong thế kỷ đầu sau Công nguyên là hình thức thể hiện tinh thần phản kháng về mặt xã hội của quần chúng bị áp bức Về sau, toàn bộ tư tưởng CSCN trung cổ và nhiều trào lưu CSCN thời cận đại vẫn còn chịu ít nhiều ảnh hưởng những tư tưởng xã hội của Cơ đốc giáo sơ kỳ

1.2 Những trào lưu tư tưởng chủ nghĩa cộng sản dị giáo thời trung đại 1.2.1 Tư tưởng chủ nghĩa cộng sản dị giáo thế kỷ V - XV

Thời trung cổ là một thời đại đã tồn tại và phát triển suốt từ thế kỷ V đến thế kỷ XV, và đã trải qua hai giai đoạn

Trong giai đoạn thứ nhất (từ thế kỷ V đến thế kỷ X), vai trò của thành thị giảm sút, quan hệ kinh tế hàng hóa — tiền tệ không có điều kiện tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đời sống nông thôn và quan hệ phong kiến — gia trưởng chiếm ưu thế Trong giai đoạn này, mâu thuẫn xã hội cơ bản là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ, phong kiến với

Trang 26

nông dân và thợ thủ công Tuy nhiên mức độ của đối kháng xã hội chưa phải đã gay gắt, sự giác ngộ xã hội của các giai cấp bên dưới cũng chưa phát triển đến trình độ cao Cho nên, giai đoạn này chưa có đóng góp gì vào lịch sử các tư tưởng XHCN

Trong giai đoạn thứ hai (từ thế kỶ XI đến thế kỷ XV), nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ và thương nghiệp dần dần được hồi phục với mức độ khác nhau giữa các nước ở châu Âu, sản xuất công nghiệp từng bước được tập trung ở các thành thị Nền sản xuất ở thành thị chủ yếu là thủ công nghiệp được tổ chức thành các phường hội, không còn hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp phong kiến như ở nửa đầu thời trung cổ Trong các phường hội, có thợ cả và các thợ bạn Thông thường, sau một thời gian học việc, thợ bạn có thể trở thành thợ cả, vì vậy thợ cả và thợ bạn trong phường hội chưa phải là đại biểu cho hai giai cấp khác nhau Lúc này, thị trường ngày càng mở rộng và thủ công nghiệp ngày càng rơi vào tình trạng, bị tư bản thương nghiệp chi phối cả về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Sự biến động trong nền sản xuất thủ công nghiệp ở thành thị dưới tác động của tư bản thương nghiệp diễn ra theo hai phương hướng: một là, bản thân nhiều thợ cả chỉ giữ được cái vỏ bề ngoài là người sản xuất độc lập, nhưng thật ra đã biến thành người lao động làm thuê cho giới tư thương Hai là, trong những phường hội khác, nhiều thợ cả có thể trở thành nhà tư bản nhỏ, còn các thợ bạn trở thành những người làm thuê và bị bóc lột sức lao động Chỉ trong trường hợp thứ hai này, thợ bạn mới bắt đầu nhận thấy sự đối lập giữa lợi ích của họ và lợi ích của thợ cả tư sản hóa Trên cơ sở ấy, đã xuất hiện những liên đoàn thợ bạn đấu tranh chống thợ cả, với ý đồ cao nhất là quay trở về với trật tự kinh tế - xã hội cũ đã bị cuộc sống phá hoại

Không riêng ở thành thị, thương nghiệp còn tác động cả nông thôn Một mặt, nó tạo tiền đề cho sự giải phóng nông dân và nông nô; mặt khác kích thích giai cấp địa chủ tăng cường bóc lột họ bằng đủ mọi thủ đoạn kinh tế và siêu kinh tế Do được giải phóng, một bộ phận nông dân có điều kiện tích lũy tiền để chuộc lại tự do và thoát khỏi những ràng buộc của quan hệ sản xuất phong kiến Nhưng đa số bị sa vào tình trạng bần cùng hóa, tụ tập nhau lại ở các thành thị để kiếm công ăn việc làm Song các thành thị trung cổ chưa đủ sức thu nạp tất cả những người nông dân phá sản vào sản xuất Trong các phường hội được đóng chặt cửa, thợ thủ công coi những dòng người vô sản, “du thủ du thực” như một đối thủ cạnh tranh việc làm Tầng lớp “tay trắng” ấy của dân cư thành thị hợp thành lớp người cùng quẫn nhất, nên dễ dàng phát sinh những tâm lý chống đối xã hội Vì vậy, trong nửa sau thời trung cổ, không phải tầng lớp tiền vô sản phường hội, mà chính tầng lớp tiền vô sản ngoài phường hội là lực lượng tích cực nhất trong tất cả các cuộc bùng nổ cách mạng

Có thể khẳng định rằng, một trong những hậu quả xã hội của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ vào nửa sau thời trung cổ là sự hình thành những tập đoàn xã

Hình 1 5 Thành thị trung đại Tây Âu

Nguồn: thanh-thi-trung-dai-c82a13422.html

Trang 27

https://loigiaihay.com/su-xuat-hien-cua-cac-hội có thái độ thù địch với chế độ xã https://loigiaihay.com/su-xuat-hien-cua-cac-hội đương thời và muốn thực hiện một thứ CNCS theo mơ ước đặc thù của họ

Những trào lưu mang khuynh hướng cộng sản trung cổ rất đa dạng, nhưng cũng có một số đặc điểm chung Trước hết, là thế giới quan tôn giáo chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần của xã hội trung cổ Vì vậy, các tập đoàn xã hội bên dưới và những trào lưu CSCN trong giai đoạn này không thể rũ bỏ được màu sắc tôn giáo Nằm trong hệ thống tổ chức của nền quân chủ chuyên chế, giáo hội chính thống đã trở thành một kẻ chiếm hữu và bóc lột tập thể mạnh mẽ nhất Vì vậy, các tập đoàn có khuynh hướng cộng sản không thể chống phong kiến, chống tư bản mà lại không chống giáo hội Đó là những tiền đề khiến CNCS thời trung cổ thường xuất hiện dưới hình thức những phong trào dị giáo Những người cộng sản trung cổ đã lấy mẫu mực của công xã Cơ đốc giáo sơ kỳ làm lý tưởng để đối lập với xã hội hiện tồn Đối với họ, giáo hội là một bộ máy thống trị bóc lột, một hiểm họa đè nặng lên cuộc sống của các tín đồ Họ cho rằng Cơ đốc giáo chân chính là ở sự tiếp xúc trực tiếp giữa chúa và con người, con người trực tiếp thực hành mọi mệnh lệnh của chúa, không cần đến bộ máy của giáo hội Các phái dị giáo có khuynh hướng cộng sản có những quan niệm hoàn toàn không phù hợp với những giáo điều của giáo hội Cơ đốc chính thống Một mặt, nó mang tính chất nhị nguyên luận, quan niệm thế giới là kết quả của cuộc đấu tranh giữa “cái thiện” tinh thần và “cái ác” vật chất, cho luật lệ của chúa mới là “thánh thiện” còn các luật lệ vật chất trần tục là biểu hiện của “cái ác” mà loài người cần đấu tranh thoát khỏi chúng Mặt khác, nó quan niệm “giang sơn ngàn năm của chúa” là một giang sơn không cần có giáo hội, không cần có quyền lực Ngoài ra, nó còn mang tính chất phiếm thần luận khi cho rằng, “chúa là tất cả mọi cái đều thống nhất, vì mọi cái tồn tại đều là chúa và mọi người Cơ đốc giáo đều là một bộ phận của chúa” Chúa và tự nhiên, luật của chúa và luật của tự nhiên là thống nhất

CNCS thời trung cổ nhìn chung là CNCS tiêu dùng trong phạm vi từng công xã nhỏ Thời trung cổ chưa phải là thời đại xuất hiện nền sản xuất lớn Những tầng lớp xã hội bên dưới đi vào các phong trào xã hội với tâm lý của những người sản xuất nhỏ Những người cộng sản trung cổ chưa thể có lý tưởng cải tạo đất nước như một tổng thể kinh tế lớn theo một kế hoạch thống nhất Lý tưởng của họ chỉ là một công xã nhỏ có khả năng thỏa mãn bình quân những nhu cầu của mình

CNCS thời trung cổ mang tính chất vô chính phủ, quan niệm nhà nước và các tổ chức nhà nước đều là nguồn gốc của mọi tệ nạn xã hội Nó chưa có ý thức tạo lập và sử dụng bộ máy nhà nước như một công cụ để tiến hành cải tạo xã hội Hơn nữa, người ta còn quan niệm bất cứ một sự gắn bó nào với các cơ quan quyền lực đều là tội lỗi Cho nên họ cho rằng, giang sơn của các thánh thần trong tương lai hoàn toàn không càn thiết phải có các quyền lực trần tục

CNCS thời trung cổ còn là một thứ CNCS hòa bình Nhiều trào lưu chủ trương tiến hành thay đổi đời sống xã hội bằng con đường tuyên truyền và nêu gương, chứ không phải bằng con đường hành động cách mạng Đường lối ấy hoàn toàn phù hợp với truyền thống hòa bình của Cơ đốc giáo sơ kỳ Đặc điểm ấy được quy định trước hết bởi chính những tập đoàn xã hội tiêu biểu cho lý tưởng cộng sản còn quá yếu ớt, luôn luôn mang tâm trạng lo sợ bị quá trình phát triển của lịch sử đẩy lùi về sau Họ

Trang 28

không thể nhận thức được vai trò tích cực của mình trong quá trình phát triển của đời sống xã hội Họ không thể nhận thức được khả năng ngày càng tăng lên của sức mạnh bản thân như giai cấp vô sản hiện đại sau này Họ là những người nông dân phá sản, những người thợ thủ công bị bần cùng hóa, những người vô sản lưu manh luôn luôn cảm thấy mình ở vào một địa vị xã hội thấp hèn Tâm trạng tiêu cực ấy chỉ làm mai một hơn là nuôi dưỡng tinh thần cách mạng của họ

CNCS thời trung cổ chỉ có tính chất là một phong trào cách mạng khi có những cuộc khủng hoảng xã hội thật sâu sắc và chịu tác động của tình thế cách mạng chung, chứ không thể trở thành thực tiễn lịch sử trong phạm vi rộng lớn Vào thế kỷ XIII, ở miền Bắc nước Ý đã xuất hiện một phái dị giáo cộng sản có ý đồ tham gia tích cực cuộc đấu tranh cách mạng Tinh thần cách mạng chung ấy ảnh hưởng đến các giáo phái cộng sản Phong trào cách mạng của nông dân được các giáo phái cộng sản coi như tiền đề cho việc thực hiện “giang sơn của thánh thần” không theo con đường hòa bình của các bậc tiền bối của họ Trong thời gian hơn một năm, phong trào dị giáo cộng sản đã chống đỡ được sự tấn công của các lực lượng thù địch thống trị Nhưng vì là cuộc đấu tranh cho một thứ CNCS còn rất viễn vông, lại không có cơ sở thật rộng rãi và bị các kẻ thù kìm giữ trong khuôn khổ một địa phương hẹp, nên thuyết “nước chúa ngàn năm” mang tinh thần cách mạng đã thất bại

Trong khi phong trào dị giáo CSCN ở một số nước ở lục địa châu Âu bắt đầu phát triển như ở miền Nam Pháp, miền Bắc Italy, vào các thế kỷ XI-XIII thì ở nước Anh đến thế kỷ XIV mới xuất hiện các giáo phái cộng sản Họ được gây dựng bởi những người từ các nước khác trong lục địa bị truy nã và phải chạy trốn sang Anh Những người này mang theo những tư tưởng dị giáo cộng sản và truyền bá vào nước Anh, một đất nước cũng đang chứng kiến một thời kỳ sôi sục cách mạng do sự tan rã của quan hệ phong kiến ở nông thôn gây ra, và cũng là thời kỳ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nông dân năm 1381 Ở Anh, những giáo sĩ “bình dân” và lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1381, đã tuyên truyền tư tưởng CSCN: Cuộc sống ở Anh sẽ không tốt hơn chừng nào chưa có chế độ tài sản chúng, chừng nào chưa hết quý tộc và nông nô, chừng nào chúng ta chưa bình đẳng với các ngài quý tộc Số phận của họ là ăn không ngồi rồi trong các lâu đài sang trọng, còn số phận chúng ta là lao động và làm việc dầm mưa dãi nắng ngoài đồng; chính nhờ lao động của chúng ta mà họ sống xa hoa phè phỡn

CNCS dị giáo đạt đến đỉnh cao của nó vào thế kỷ XV ở Tiệp Khắc - một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất ở châu Âu, và cũng là nơi mà những mâu thuẫn giữa các tập đoàn xã hội rất gay gắt Ở Tiệp Khắc, giáo hội Cơ đốc cùng với giới thương nhân (đa số là người Đức) là các thế lực gắn chặt với chính quyền nhà vua đã áp bức, bóc lột nhân dân lao động một cách thậm tệ Tình hình ấy đã quy định đặc điểm của cuộc cách mạng ở Tiệp Khắc vào thời kỳ này: một là, chống giáo hội và chính quyền nhà vua; hai là chống tư bản thương nghiệp mà đa số là người Đức

Nguyên tắc chung của cuộc cách mạng ở Tiệp Khắc vẫn là những nguyên tắc của các phái dị giáo trước đó, tức là những nguyên tắc theo tinh thần “Phúc âm” và “Khải huyền thư” Nó không thể hiện rõ ràng và dứt khoát con đường cải tạo xã hội Những khẩu hiệu chung vẫn là: “giang sơn ngàn năm của chúa”, “mọi người đều bình

Trang 29

đẳng”, “mọi của cải đều là tài sản chung” Lý tưởng của họ chưa thể đi xa hơn lý tưởng của những công xã tiêu dùng

Trải qua quá trình cách mạng từ năm 1419 đến năm 1434, các phong trào cách mạng này đã bị phân hóa thành phái hòa bình và phái cực tả và rốt cuộc đều bị tan rã Những đại biểu lý luận của phái hòa bình cho rằng, mọi chính quyền nhà nước đều là biểu hiện của “cái ác” vì nó dựa trên bạo lực Vì vậy cần tránh xa việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc của các lực lượng thống trị; việc dùng vũ khí đấu tranh chống chính quyền nhà nước đương thời là không phù hợp với mục đích của những người có tín ngưỡng chân chính và không nên sử dụng Người có tín ngưỡng chân chính cần tránh điều ác, làm điều thiện, chứ không nên đấu tranh chống điều ác bằng bạo lực Trái lại, phái cực tả tự gọi là phái Adamites, tức là có ý định trở về với cuộc sống của Adam, không bị ràng buộc bởi bất kỳ mệnh lệnh nào từ bên ngoài, bởi bất kỳ luật lệ nào của giáo hội hoặc chính quyền nhà nước Phái Adamites chẳng những phủ nhận chế độ tư hữu mà còn phủ nhận cả hôn nhân và gia đình

Cho đến khi các phong trào cách mạng trên bị thủ tiêu, đa số các công xã ôn hòa đã từ bỏ những yêu cầu chống nhà nước và chống tư bản Họ cảm thấy những yêu cầu không được tham gia hoạt động nhà nước và hoạt động kinh tế chung trở thành gò bó, thừa nhận chế độ tư hữu chẳng những là một “điều ác” có thể chịu đựng được mà còn là một thiết chế mà về nguyên tắc các thành viên công xã có thể tiếp nhận Những người cực đoan, bất mãn với phái ôn hòa, tách ra khỏi các công xã và tất nhiên họ không thoát khỏi sự truy nã của các thế lực cầm quyền Còn những người ôn hòa thì dần dần biến thành những kẻ thuần phục chính quyền nhà nước và giáo hội chính thống

1.2.2 Những tư tưởng chủ nghĩa cộng sản dị giáo cuối cùng ở Đức thế kỷ XVI

So với một số nước khác ở Tây Âu, nền công nghiệp Đức lúc này còn thua kém nhiều, nhưng cũng đã có một bước phát triển đáng kể Thủ công nghiệp phường hội thành thị đã thay thế thủ công nghiệp phong kiến nông thôn và đã đáp ứng được nhu cầu rộng lớn hơn của xã hội Điều đáng chú ý là, trong khi ở Anh và ở Pháp sự phát triển của công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn đến sự thống nhất của nền kinh tế, nên đã đưa đến sự tập trung về chính trị, thì ở Đức quá trình ấy chỉ mới dẫn đến sự tập hợp những lợi ích của các giai cấp bên trên theo từng địa phương, do đó dẫn đến tình trạng phân tán kéo dài về chính trị

Đầu thế kỷ XVI, nước Đức chưa phải là một quốc gia - thống nhất, vẫn phân chia thành 38 bang và thành phố tự do và hàng ngàn lãnh địa biệt lập của các quý tộc nhỏ Hoàng đế và hội nghị liên bang chưa có thực quyền Nhiều thái ấp lớn trong thực tế đã trở thành những vương quốc nhỏ biệt lập Những lực lượng thị dân và lực lượng hiệp sĩ thường chống lại nhau, hoặc liên minh với nhau chống các vương công và chống cả Hoàng đế Đánh giá tình hình nước Đức lúc này, F Engels đã viết: “Chính quyền của đế chế không còn nhận thức được địa vị của mình nữa, đã nghiêng ngả một cách bất lực giữa các thành phần khác nhau cấu thành đế chế, do đó ngày càng mất uy quyền (Marx & Engels, 1981, tr.189)

Trang 30

Tình hình kinh tế, chính trị ấy cho thấy cơ cấu giai cấp - xã hội, mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp diễn ra rất phức tạp

Giai cấp quý tộc bao gồm nhiều đẳng cấp: hạng lớn, hạng vừa và hạng nhỏ Các vương công đại biểu cho tầng lớp quý tộc lớn, gần như độc lập với Hoàng đế Họ có phần lớn chủ quyền và đặc quyền, có quân đội thường trực riêng: tự ý quyết định tiến hành chiến tranh và ký kết các hiệp ước; đặt ra các thứ thuế, buộc những quý tộc nhỏ và thị dân phải phục tùng; mở rộng lãnh địa của mình bằng cách thôn tính các thành thị và lãnh địa nhỏ khác Ăng-ghen chỉ rõ: “Họ càng tỏ ra tập trung bao nhiêu đối với các thành thị và lãnh địa đó, thì họ lại tỏ ra chống tập trung bấy nhiêu đối với chính quyền của đế chế” (Marx & Engels, 1981, tr.194) Đối với các vương công, công lý cũng trở thành món hàng mua bán Nhân dân lao động sống trong cảnh bị áp bức, bóc lột đến mức cùng cực

Trong quá trình phân hóa, tầng lớp quý tộc hạng vừa bị tiêu vong dần: một bộ phận nhỏ vươn lên địa vị những vương công, bộ phận khác tụt xuống hàng ngũ quý tộc nhỏ hoặc các hiệp sĩ Đại đa số hiệp sĩ trở thành tay sai của các vương công, một số khác phục vụ trực tiếp đế chế, tham gia đàn áp, bóc lột quần chúng Giữa đế chế và quý tộc, giữa quý tộc với nhau, giữa đế chế, quý tộc và thần dân, ngấm ngầm hoặc công khai diễn ra những mâu thuẫn và xung đột

Giới tăng lữ ở Đức gồm hai bộ phận: tăng lữ cao cấp và tăng lữ bình dân Tăng lữ cao cấp là một bộ phận của tầng lớp quý tộc lớn Nhiều kẻ vừa là vương công vừa “là lãnh chúa chiếm nhiều ruộng đất và nông nô Họ bóc lột bầy con chiên ngoan đạo một cách tàn nhẫn hơn cả các lãnh chúa thường, bằng cả những thủ đoạn thần quyền” tinh vi, xảo quyệt Cuộc sống xa hoa, trụy lạc, bịp bợm của họ khiến cả tầng lớp quý tộc nhỏ, hiệp sĩ cũng căm ghét Bộ phận tăng lữ bình dân gồm những mục sư nông thôn và thành thị Họ bị gạt khỏi hệ tôn ty phong kiến của giáo hội và sống trong túng thiếu Phần lớn xuất thân từ đám dân nghèo hoặc nông dân lao động nên thông cảm với đời sống của quần chúng bình dân, thường tỏ thái độ đồng tình với những điều mà quần chúng bình dân suy nghĩ F Engels cho biết: “Việc tham gia các phong trào thời kỳ đó là ngoại lệ đối với các thầy tu, nhưng đối với họ thì lại là rất thông thường” (Marx & Engels, 1981, tr.194) Từ trong hàng ngũ này đã xuất hiện những nhà tư tưởng của phong trào xã hội, hoạt động với tư cách là đại biểu của bình dân

Nếu bên trên vương công, quý tộc có Hoàng đế, thì bên trên các tăng lữ là Giáo hoàng Nếu người ta phải “phục vụ Hoàng đế bằng mọi của cải vật chất thì người ta cũng phải nộp cho Giáo hoàng mọi thứ cần dùng cho sự xa hoa của Tòa thánh Roma”

Các tầng lớp dân cư thành thị được tập hợp lại thành ba nhóm: quý tộc thành thị, nhóm đối lập ôn hòa và phái đối lập bình dân (bao gồm những người không có quyền công dân, thợ bạn, lao động làm thuê và những người vô sản lưu manh) Như

Hình 1 6 Giáo hội và nhà nước ở châu Âu thời trung cổ

Trang 31

vậy, phái đối lập bình dân có một cơ cấu rất hỗn tạp, do đó trong đấu tranh thường không có sự thống nhất vững vàng Chẳng hạn, trước cuộc chiến tranh nông dân xảy ra, họ tham gia đấu tranh chính trị không phải với tư cách một đảng phái, mà chỉ như một đám đông hỗn độn thích cướp bóc, phá phách và dễ bị các thế lực phản động mua chuộc

Có thể nói tầng lớp dưới cùng và đông đảo nhất của giới bình dân là nông dân lao động bị phá sản và bần cùng hóa Tất cả các giai cấp, tầng lớp bên trên của đế chế Đức đè nặng lên cuộc sống của những người nông nô bị áp bức, bóc lột Họ rơi vào tình trạng khó có thể làm cách mạng để tự giải phóng Cuộc sống tách biệt nhau, thói quen chịu đựng mọi nỗi bất công, bị tín ngưỡng tôn giáo làm cho mê muội Tất cả những điều đó kìm hãm tinh thần và khả năng đấu tranh của họ Đứng trước lực lượng có tổ chức của vương công, quý tộc và tăng lữ, nông dân chỉ có thể dấy lên một phong trào xã hội nếu họ liên minh được với những lực lượng bình dân khác và có những người được lịch sử thôi thúc và biết dựa vào họ để khởi sự

1.3 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Tây Âu thế kỷ XVI-XVIII 1.3.1 Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Tây Âu

1.3.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Vào thế kỷ XVI - XVII phương thức sản xuất tư bản đang trong quá trình hình thành, bắt đầu có những bước phát triển đáng kể Mặc dù lúc này, lao động chủ yếu vẫn làm bằng tay song do có sự phân công, chuyên môn hóa nên năng suất lao động cao hơn trước rất nhiều Các công trường thủ công phát triển dần dần thay thế các phường hội phong kiến

Từ sau cuộc cách mạng tư sản, Hà Lan đã phát triển một cách mạnh mẽ về sản xuất, kinh tế Đặc biệt, ngành thương mại của Hà Lan chiếm đại bộ phận trong các hoạt động thương mại quốc tế, họ vận chuyển hàng hóa đến tất cả các nước Vì vậy, người ta từng gọi họ là “người chở hàng trên mặt biển” Song ưu thế đó của Hà Lan không tồn tại được lâu, Hà Lan phải nhường chỗ cho các ông chủ buôn bán người Anh Những thương nhân Anh quốc này đã tiến hành chiến tranh, thực hiện cả những thủ đoạn ăn cướp trên biển, tiến hành buôn bán nô lệ, xâm chiếm và bóc lột các thuộc địa, đây là những việc làm đầu tiên của đế quốc Anh và cũng là thời kỳ tích luỹ ban đầu của CNTB nói chung và nước Anh nói riêng

Để phục vụ cho việc cung cấp nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất len dạ đang phát triển mạnh ở thành thị, tầng lớp lãnh chúa và địa chủ Anh đã tìm mọi cách, kể cả dùng bạo lực để chiếm đoạt đất đai công cộng, ao hồ, rừng núi, sông ngòi Chúng chiếm cả ruộng đất của nông dân và biến những ruộng đất chiếm được thành đông cỏ rộng lớn để chăn nuôi cừu Sự phát triển mạnh mẽ của chăn nuôi cừu theo kiểu tích tụ ruộng đất quy mô lớn đã từng bước làm phá sản hoạt động sản xuất của hàng triệu người nông nô, phá hủy kết cấu kinh tế nông thôn phong kiến vốn từng ngự trị trước đó trong xã hội Anh Sự tăng lên nhanh chóng của những trang trại quy mô lớn trong chăn nuôi cừu cùng với sự giàu có của tầng lớp quý tộc, chúa đất tư sản tỷ lệ thuận với sự bần cùng, khốn khó của đông đảo nông nô bị phá sản, bị đẩy ra khỏi ruộng đất của họ, khiến họ phải xa lìa quê hương và đổ về các thành thị, các trung tâm công nghiệp

Trang 32

để kiếm sống

Cũng trong thế kỷ XVI - XVII, Italia bị cuốn vào cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm Đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, Đức, Tây Ban Nha Cuộc chiến tranh đã xâu xé và tàn phá đất nước Italia Cùng với sự khủng hoảng kinh tế, cuộc chiến tranh này đã biến Italia từ một nước có nền kinh tế phát triển nhất ở châu Âu lúc bấy giờ trở thành một nước với nền kinh tế bị tàn phá nặng nề

Trong khi nước Anh tiến mạnh trên con đường TBCN thì Pháp vẫn còn là nước lạc hậu: 90% dân số sống bằng nghề nông, công cụ sản xuất lạc hậu, ruộng đất bị bỏ hoang, năng suất lao động thấp Đến thế kỷ XVIII, nền nông nghiệp nước Pháp vẫn giữ quan hệ phong kiến lạc hậu, bọn lãnh chúa vẫn giữ phương thức bóc lột cũ kỹ, dã man Tuy vậy, so với thế kỷ trước thì công thương nghiệp Pháp có những bước phát triển mạnh, các thành phố lớn và trung tâm công thương nghiệp đã ra đời và phát triển nhanh, yếu tố TBCN ngày càng rõ rệt Nhưng chế độ phong kiến đã cản trở sự phát triển đó So với nước Anh, nước Pháp còn thua kém về mọi mặt

Sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Pháp đã bước vào thời kỳ suy tàn Nhà vua nắm mọi quyền hành và hầu như không chịu một sự kiểm soát nào Vua Luis 16 thuộc triều đại Buốcbông thường nói: ý muốn của nhà vua chính là pháp luật, quyền lực của nhà vua là do trời ban cho để trị nước Công cụ thống trị của nhà vua gồm: quân đội, cảnh sát, nhà thờ Hình ảnh tượng trưng cho chế độ Phong kiến là ngục Baxti ở Paris, đó là nhà tù lâu đời và kiên cố: cao 23m, dày từ l.6m đến 2.3m, có 8 ngục tối để giam người với rắn rết dưới lòng đất Nhà thờ thống trị về mặt tinh thần, lợi dụng ảnh hưởng lớn đối với nông dân để thần thánh hóa nhà vua, khuyên họ trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến Từ khi lên ngôi, Luis 16 tiếp tục cai trị đất nước một cách độc đoán và cuộc sống xa hoa, xa xỉ đàng điếm của triều đình hàng năm đã chiếm 1/12 ngân sách, đó là gánh nặng đối với nhân dân, “triều đình là mồ chôn quốc gia”

Dưới chế độ phong kiến ở Pháp, việc phân chia đẳng cấp rất chặt chẽ Xã hội được phân ra làm ba tầng lớp: tăng lữ, quý tộc là hai tầng lớp có đặc quyền, đặc lợi, đẳng cấp thứ ba là bình dân chiếm 99% dân số nhưng bị tước mọi quyền chính trị, không được tham gia vào các cơ quan nhà nước và phải phục vụ các đẳng cấp có đặc quyền Vì vậy, mâu thuẫn trong xã hội Pháp trở nên sâu sắc Từ nửa sau thế kỷ XVIII, xã hội Pháp chia thành hai trận tuyến rõ rệt: một bên là nhà vua, tăng lữ, quý tộc; một bên là các giai cấp còn lại, là đẳng cấp thứ ba do giai cấp tư sản lãnh đạo

Trong hoàn cảnh đó, từ cuối thế kỷ XVII, nhất là sang thế kỷ XVIII, các nhà tư tưởng tiên tiến đã liên tục tấn công vào thành trì của chế độ chuyên chế phong kiến bằng học thuyết mới tiến bộ và cách mạng Lịch sử gọi thế kỷ XVIII là thế kỷ “ánh sáng”, thế kỷ chuẩn bị tư tưởng cho cuộc đại cách mạng sắp bùng nổ Trong trào lưu tư tưởng “ánh sáng”, có

Nguồn: cach-mang-c85a12378.html

https://loigiaihay.com/nuoc-phap-truoc-Hình 1 7 Phân chia đẳng cấp trong xã hội phong kiến Pháp

Trang 33

nhiều lĩnh vực và nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, trong đó có các nhà tư tưởng XHCN không tưởng mà tiêu biểu là Jean Meslier, F Morenly, Gabriel Bonnot de Mably và Gracques Babeuf

1.3.1.2 Điều kiện chính trị - xã hội

Cùng với sự xuất hiện của CNTB, với sự thay đổi trong kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi căn bản trong cơ cấu giai cấp - xã hội, vị trí vai trò của các giai cấp trong xã hội Nền sản xuất và kinh tế TBCN phát triển đã dần dần phá hủy cơ cấu xã hội - giai cấp, đặc trưng của xã hội phong kiến, thay vào đó là sự hình thành một cơ cấu xã hội - giai cấp mới với sự ra đời của hai giai cấp mới đối lập với nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Giai cấp tư sản là giai cấp có địa vị kinh tế - xã hội quan trọng Cùng với sự phát triển của sản xuất, của kinh tế, địa vị đó ngày càng được củng cố từng bước vũng chắc Do đó, giai cấp này có vai trò, tầm ảnh hưởng ngày càng quan trọng không chỉ trong đời sống kinh tế, mà còn đang có vai trò, tầm ảnh hưởng ngày càng quan trọng trong đời sống chính trị-xã hội, trở thành giai cấp cơ bản có lợi ích chính trị đối lập với giai cấp phong kiến và Nhà nước phong kiến

Mặc dù về chính trị, xã hội Tây Âu lúc này vẫn là chế độ chuyên chế phong kiến, song giai cấp phong kiến thống trị đã suy yếu nhiều, đã và đang trở thành giai cấp mất đi địa vị thống trị về kinh tế, lạc hậu và phản động về chính trị Trong khi đó, giai cấp tư sản mới ra đời, tuy có vai trò làm cho kinh tế phát triển nhanh chóng song chưa nắm được địa vị thống trị Giai cấp phong kiến đứng trước hai sức ép lớn đó là: Thứ nhất, sự phản kháng của quần chúng lao động mà chủ yếu là nông nô và Thứ hai, sức ép cạnh tranh về địa vị chính trị của một giai cấp mới đối lập với nó - giai cấp tư sản đang lên

1.3.1.3 Điều kiện văn hóa, tư tưởng

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời thì hệ tư tưởng tư sản cũng ra đời, phát triển và ngay lập tức nó trở thành hệ tư tưởng đối lập với tư tưởng phong kiến Phong trào Văn hóa Phục Hưng thực chất chính là tiếng nói của giai cấp tư sản bắt đầu từ Italia vào thế kỷ XIV và lan rộng ra khắp châu Âu vào thế kỷ XVI Hệ tư tưởng tư sản đề cao giá trị con người, đề cao tự do cá nhân, đòi giải phóng con người, mục đích chính là muốn đối lập với hệ tư tưởng phong kiến, khi mà con người bị chìm đắm trong vầng hào quang của tôn giáo, của đức tin Nói một cách khác, đây là mặt trận đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của giai cấp tư sản chống lại giai cấp địa chủ phong kiến

Trong xã hội có sự phát triển mạnh mẽ của văn học - nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật Đặc biệt là khoa học được thức tỉnh lại sau hàng chục thế kỷ bị Giáo hội kìm hãm, cấm đoán, giờ đây các ngành khoa học như: Thiên văn, Địa lý, Cơ học, Vật lý học, Giải phẫu, Sinh lý được đề cao và phát triển nhằm phục vụ cho sự phát triển của CNTB

Hình 1 8 Trường Athena, kiệt tác của họa sĩ Raphael, hiện thân hoàn hảo của tinh thần cổ điển của thời Phục hưng

Trang 34

Cùng với sự thức tỉnh và phát triển của khoa học, văn hóa - nghệ thuật cũng được khôi phục, phát triển rất phong phú đặc biệt là hội họa, âm nhạc, điêu khắc, văn thơ trong đó hình thức văn kể chuyện và đối thoại cũng rất thịnh hành

Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến còn được thể hiện trong phong trào Cải cách tôn giáo Cuộc đấu tranh đó đang đồng thời hướng mũi giáo của mình tới Giáo hội Tuy nhiên, do hạn chế lịch sử, cuộc đấu tranh chống giáo hội ấy vẫn phải, ngụy trang cho mình bằng chiếc áo tôn giáo hay phải tự “phết lên mình một nước sơn tôn giáo”

1.3.2 Một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Tây Âu thế kỷ XVI - XVIII

1.3.2.1 Thomas More (1478 - 1535)

Thomas More sinh ra ở Luân Đôn trong một gia đình luật sư Do được tiếp nhận một nền giáo dục đầy đủ lại kết hợp với tinh thần tự giáo dục, tự rèn luyện, ông trở thành một người có học thức cao, có tư tưởng nhân đạo cao cả, ông đã trở thành một nhà văn xuất sắc trong phong trào “Văn hóa Phục Hưng”.

Gia đình ông có 6 người: vợ chồng và 4 người con, 3 gái, 1 trai sống hòa thuận, thương yêu nhau chân thành và có cuộc sống hạnh, phúc bình đẳng giữa vợ chồng và các con, đó là một điều hiếm thấy trong xã hội phong kiến thế kỷ XVI, nhất là ở Anh

Năm 26 tuổi (1504) ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị và đã trúng cử vào Nghị viện phụ trách trên lĩnh vực ngoại giao Năm 51 tuổi (1529) ông đã trở thành Huân tước tể tướng, với cương vị cao và với uy tín của mình, Thomas More hy vọng có thể đem những tư tưởng nhân đạo của mình tác động vào chính sách, luật lệ của nhà vua theo hướng nhân dạo Song những mong muốn tốt đẹp của ông không đem lại kết quả, vì người ngồi trên ngai vàng lại là tên độc tài Henry VIII, đại diện cho chế độ phong kiến hà khắc Do vậy, những mong muốn tốt đẹp của ông trở thành đối lập với nhà vua, ông đã bị Vua Henry VIII quy vào tội “phản quốc”, bị bắt giam 15 tháng và bị kết án tử hình Bản án tử hình được thi hành vào ngày 6/7/1535, khi ông mới 57 tuổi Thomas More không chỉ là một nhà chính trị mà còn là một nhà văn nổi tiếng nhất nước Anh thế kỷ XVI Ông viết nhiều tác phẩm và chính những tác phẩm đó đã tác động đến đời sống tinh thần của nước Anh thời bấy giờ Trong nhiều tác phẩm của ông, người ta thường nhắc tới tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc nhất đó là: “cuốn sách vàng vừa thú vị vừa bổ ích nói về một Nhà nước tốt đẹp nhất hòn đảo Utopia” có tên gọi là Utopia (Không tưởng, hay Địa đàng trần gian) là tác phẩm làm cho Thomas More trở nên bất tử Những nội dung tư tưởng mang đậm dấu ấn XHCN trong tác phẩm đã đưa Thomas More trở thành nhà tư tưởng XHCN vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng XHCN cho đến thế kỷ XVI - XVII Tên tác phẩm của ông - Utopia đã trở thành tính từ để chi các trào lưu, các khuynh hướng

Hình 1 9 Chân dung Thomas More, tranh của Hans Holbein, 1527

Trang 35

tiêu biểu của tư tưởng XHCN trong thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XIX

Nội dung tư tưởng XHCN trong tác phẩm “Utopia” thể hiện ở mấy vấn đề cơ bản sau:

a) Phê phán chế độ đương thời

Tất cả các nhà tư tưởng XHCN đều phê phán xã hội mà họ đang sống, Thomas More đã dành một phần đáng kể đề làm việc đó: Thomas More phê phán chính sách ngoại giao xâm lược của bọn vua chúa, theo ông những cuộc chiến tranh xâm lược không chỉ giết hại người dân vô tội mà còn tàn phá cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống nhân dân ở các nước bị xâm lược, nó còn làm cho nhân dân trong nước cũng bị kiệt quệ, lầm than

- Về nhà nước, ông cho rằng, nhân dân chọn ra những người cai trị để bảo vệ quyền lợi cho họ Nhưng hiện thực lại không như thế, nhà nước đã bị những kẻ giàu có lợi dụng để mưu lợi Bọn vua chúa, quan lại lợi dụng nhà nước để đàn áp, bóc lột nhân dân lao động Bọn cận thần tìm cách biện hộ cho những hành động của vua Như vậy, Nhà nước phong kiến chỉ là chiêu bài lừa bịp, để mưu lợi cho mình, ông cho rằng: xã hội có quá nhiều bọn quý tộc, linh mục, binh lính chúng đều là bọn ăn bám, đó là một tệ nạn xã hội Thomas More cho rằng, xã hội hình thành hai cực: một cực là đại bộ phận quần chúng lao động nghèo khổ, đói rách; một cực là thiểu số bọn quý tộc giàu sang, sống xa hoa, lãng phí Để sống xa hoa, chúng đã dùng mọi thủ đoạn để bóc lột nhân dân lao động Trước cảnh trái ngược đó, ông đã lên tiếng bênh vực người nghèo “hãy ngăn chặn hành động vơ vét của bọn nhà giàu, hãy ngăn chặn sự độc đoán và sự độc quyền của chúng, hãy cho bọn chây lười ăn ít thôi, bắt chúng phải lao động”

- Ông lên án chính sách cướp đoạt ruộng đất bằng bạo lực của bọn địa chủ quý tộc, làm cho người nông dân mất hết ruộng đất, họ phải lang thang tha hương, cầu thực, đói rét, chết dần chết mòn Trong khi đó, bọn địa chủ quý tộc lại thu được những khoản lợi nhuận lớn bằng cách biến đồng ruộng thành đồng cỏ chăn cừu Thomas More đã khái quát hiện tượng trên bằng hình tượng “cừu ăn thịt người”, một hình tượng vừa hiện thực vừa quái dị Ông đã dùng lối nói của nhân vật Raphael: “những con cừu của các ngài nghe nói bây giờ chúng đã trở thành háu ăn và bất trị đến mức ăn cả thịt người, làm cho đồng ruộng, nhà cửa, thành phố, bị phá tan hoang” Hình tượng “cừu ăn thịt người” là một hình tượng quái dị nhưng lại phù hợp với thời kỳ tích lũy ban đầu của CNTB K Marx đã từng nói: đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt Chính điều này đã được K Marx kế thừa và viết trong Chương 24, quyển I, bộ Tư bản về quá trình tích lũy nguyên thủy của CNTB

- Đối với giai cấp tư sản: Đây là giai cấp mới ra đời, song vì lợi nhuận, chúng đã bắt người lao động làm việc như súc vật từ 14 đến 18 tiếng đồng hồ trong một ngày mà vẫn nghèo đói xác xơ Nhiều người không kiếm được việc làm, mất hết điều kiện sống buộc phải dấn thân vào con đường lưu manh hóa

https://tiki.vn/utopia-dia-dang-tran-gian-tai-ban-2020-Hình 1 10 Tác phẩm Utopia – Địa đàng trần gian – bản dịch Việt ngữ của Trịnh

Lữ, Nxb Hội Nhà văn, 2020.

Trang 36

- Với chế độ tư bản: Khi phê phán xã hội đương thời, cái mới nhất, quý nhất của Thomas More là ông đã nhận ra nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội là do chế độ tư hữu Chính chế độ tư hữu đã tạo ra những bất bình đẳng xã hội và không thể nói đến công bằng và hạnh phúc được Vì với chế độ tư hữu, mọi người đều muốn chiếm lấy những gì mà mình muốn Vì vậy, cho dù của cải xã hội có nhiều đến đâu cũng chỉ thuộc vào tay một số ít người có của, hoặc có chức sắc, còn đại bộ phận người dân lao động càng trở nên nghèo khổ Từ nhận thức về chế độ tư hữu như trên, ông kết luận: muốn có chế độ công bằng và bình đẳng thì chỉ có cách là: “xóa bỏ chế độ tư hữu”, còn nếu chỉ cải cách chế độ nhà nước có chăng là giảm nhẹ chứ không xóa được bất công và các tệ nạn xã hội Muốn xóa bỏ bất công thì phải thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

Với quan điểm này, Thomas More tỏ rõ thái độ phản kháng với chế độ đương thời ở châu Âu và ở nước Anh, với tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu, Thomas More trở thành người có tư tưởng cộng sản triệt để đầu tiên thời Cận đại

b) Tư tưởng về một xã hội tốt đẹp đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người

Sự hấp dẫn của tác phẩm Utopia không chỉ ở văn chương, ở sự phê phán xã hội đương thời mà chủ yếu là ông đã trình bày một dự án tổng thể về một tương lai tốt đẹp Có thể nói đây ông là người đầu tiên người phác hoạ ra một chế độ mới chưa từng có, một xã hội lý tưởng - xã hội cộng sản

Vượt lên trên những phong trào thời cổ đại, trung đại với những khuynh hướng cộng sản tiêu dùng được thể hiện thành những tư tưởng tản mạn, rời rạc về xã hội tương lai Thomas More đã xây dựng cả một dự án xã hội mang tính chất một mô hình tổng thể Vì vậy, ông có công đầu trong việc trình bày rõ ràng và có hệ thống những luận điểm tiêu biểu của tư tưởng XHCN thời kỳ này Những luận điểm đó được trình bày trên những vấn đề sau:

- Trên lĩnh vực kinh tế:

Trước hết, Thomas More nêu ra cơ sở kinh tế trong xã hội “Utopia” là một khối kinh tế thống nhất gồm hai bộ phận thủ công nghiệp và nông nghiệp trên nền tảng của chế độ sở hữu xã hội cả tư liệu sản xuất (ruộng đất) và tư liệu tiêu dùng được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên

Tế bào kinh tế cơ bản là gia đình Mỗi gia đình làm một nghề thủ công nhất định Gia đình ở đây không hoàn toàn là gia đình huyết thống cùng làm một nghề thủ công Khi nhu cầu lao động đã vượt khỏi khuôn khổ một gia đình huyết thống thì Nhà nước sẽ điều lao động từ gia đình này sang gia đình khác Hệ thống kinh tế trong “Utopia” là thủ công nghiệp và thủ công nghiệp là một ngành chính của công dân trong suốt cuộc đời lao động

Còn nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng nhưng lại là một ngành nặng nhọc, cho nên theo ông sản xuất nông nghiệp phải là nghĩa vụ của mọi công dân Các công dân phải luân phiên nhau làm việc, mỗi người có nghĩa vụ lao động trồng trọt hay chăn nuôi trong vòng 02 năm Hết nghĩa vụ 02 năm lại trở về thành phố tiếp tục làm nghề thủ công Công việc nông nghiệp chỉ ưu tiên cho người thích ở lại nông thôn,

Trang 37

hoặc những người có động cơ tôn giáo mới được phép ở lại

Như vậy, trong “Utopia” nông thôn không còn đúng nghĩa của nó, mà chỉ là những trang trại do người ở thành phố về sản xuất theo thời hạn Thành phố là trung tâm tổ chức mọi hoạt động xã hội: kể cả điều hành sản xuất và là nơi cư trú chủ yếu của mọi công dân Tư tưởng này có thể là xuất xứ của quan điểm xóa bỏ sự đối lập giữa nông thôn và thành thị trong lý luận của chủ nghĩa Marx:

+ Về phán phối: Trong “Utopia”, Thomas More đã thể hiện tư tưởng phân phối hết sức triệt để: phân phối theo nhu cầu Cơ sở cho quan điểm này là mọi của cải làm ra đều tập trung trong kho công cộng và cơ sở để tạo ra của cải dồi dào là do xã hội không còn có kẻ ăn bám, mọi người đều làm việc (phụ nữ được làm việc; xã hội có thi đua và nhân viên nhà nước do nhân dân bầu ra, họ hăng hái làm việc)

Song quan điểm về của cải dồi dào và phân phối theo nhu cầu ở mức tối thiểu cần thiết: xã hội không từ chối yêu cầu cần thiết của mọi người và mọi người cũng không nên đòi hòi những gì mà Nhà nước không có

+ Về tiêu dùng: Thomas More không chỉ quan tâm đến sản xuất mà sau sản xuất ông quan tâm đến việc tổ chức trên lĩnh vực tiêu dùng một cách thiết thực Ông tổ chức nhà ăn công cộng, thừa nhận có sở hữu riêng, tức là các tư liệu tiêu dùng, thừa nhận mỗi người có một gia đình riêng: nhà cửa, vườn tược riêng Theo ông, những việc bếp núc không phải là nguy cơ của chế độ công hữu, nhưng nhà cửa, vườn tược, ruộng đất sẽ là nguy cơ làm lung lay chế độ công hữu nếu như có tư tưởng cá nhân Vì vậy theo ông, nhà cửa, vườn tược, ruộng đất cứ 10 năm lại chia lại một lần băng cách bốc thăm

Như vậy, trên lĩnh vực kinh tế ông có bước tiến từ CNCS tiêu dùng đến sản xuất

- Trên lĩnh vực chính trị:

Xã hội “Utopia” là một xã hội thật sự dân chủ, mặc dù nó vẫn có Nhà nước Nhưng Nhà nước được tổ chức theo nhu cầu của xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân Các nhà chức trách của Nhà nước do dân bầu bằng bỏ phiếu kín Toàn bộ Đảo Utopia có 54 thành phố, mỗi thành phố có một Thượng nghị viện gồm 4 người và 200 đội trưởng, 200 đội trưởng đều do dân bầu bằng bỏ phiếu kín nhiệm kỳ 01 năm Riêng người cầm quyền được bầu trong số 4 người của Thượng nghị viện thì được cầm quyền cố định trong suốt cuộc đời nếu không bị nghi có xu hướng độc tài Một điều tuyệt vời là, mọi công việc chung của Đảo hàng năm do những công dân già có nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm (mỗi thành phố có 3 người, đó là quan niệm dân chủ đại diện của ông) Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ kiểm kê, phân phối, điều hành lao động, làm ngoại thương và kiểm tra công việc của các gia đình Nhà nước này đối lập với Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Anh lúc đó Mà trong Nhà nước chuyên chế quân chủ ấy, mọi quyết định đều nằm trong tay nhà vua, ngay cả các quan chức cũng do vua chỉ định

Trong xã hội “Utopia”, nông dân rất ghét chiến tranh và yêu hòa bình, song Thomas More không phản đối chiến tranh nói chung Xã hội “Utopia” không có chiến

Trang 38

tranh, không có bạo lực, thắng lợi mà trả bằng máu là điều xấu hổ Nhưng ông lại ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược Ông yêu cầu mọi người phải tập quân sự, cả nam và nữ để sẵn sàng chiến đấu khi cần phải tiến hành chiến tranh Họ chỉ dùng chiến tranh để bảo vệ bờ cõi và có thể dùng bạo lực để giúp nhân dân ở các nước bị áp bức, giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức Ngay khi đang chiến tranh thì mọi người phải chăm lo để không còn chiến tranh nữa

- Trên lĩnh vực xã hội:

Về thời gian lao động, ông cho rằng, người lao động ngoài giờ làm việc ra phải được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí để nâng cao thể lực, trí lực, để hoàn thiện con người Thomas More chủ trương mọi người làm việc 6 giờ một ngày chia làm hai ca, còn lại là 8 giờ ngủ, 10 giờ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, hoạt động khoa học, văn học - nghệ thuật Vì ông cho rằng, cuộc sống hạnh phúc không chỉ có nhu cầu thỏa mãn về vật chất, mà còn cần nhiều thời gian nhàn rỗi để con người có điều kiện tự do phát triển về tinh thần và mở mang trí tuệ (Tư tưởng này ông muốn đối lập với cảnh người lao động phải làm việc từ 14 đến 18 giờ trong xã hội đương thời)

- Trong lĩnh vực giáo dục:

Tất cả trẻ em (nam lẫn nữ) đều được nuôi dưỡng trong các nhà trẻ Tất cả trẻ em nam, nữ đều được đi học Thanh niên bắt buộc phải học cao cấp, giáo dục cao cấp còn dành cho những người lao động có nhu cầu học tập Học văn hóa phải kết hợp với học nghề thủ công hay nông nghiệp

- Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình:

Xã hội quy định nam 22, nữ 18 tuổi trở lên mới được thành hôn, hôn nhân tự do “mọi người được lựa chọn người vợ, hoặc người chồng của mình” và sống theo quan hệ một vợ, một chồng “chỉ có người dân trên đảo “Utopia” mới thỏa mãn với chế độ hôn nhân một vợ, một chồng” Ông nêu quan điểm: trong hôn nhân có quyền ly hôn, vì hôn nhân tự do cho nên hôn nhân ít tan vỡ và rất ít xảy ra ly hôn

- Trong lĩnh vực dân tộc và tôn giáo:

Xã hội “Utopia” vẫn còn tồn tại dân tộc, vẫn còn sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn giữa các dân tộc có thể dẫn đến chiến tranh Trong xã hội không tưởng còn tồn tại các tư tưởng khác nhau Mọi người được tự do tín ngưỡng và có thể tuyên truyền tôn giáo nhưng không được phép kỳ thị tôn giáo Tôn giáo trong xã hội “Utopia” là tôn giáo duy lý hóa, ông cho rằng, phải gạt bỏ khỏi tôn giáo những cái gì có hại cho cuộc sống xã hội, cái gì không hợp với chủ nghĩa nhân bản Ông nêu quan điểm “bầu cha cố”, đây chính là một biểu hiện rất rõ của tư tưởng “dị giáo”, quan điểm này đã góp phần thúc đẩy phong trào cải cách tôn giáo bắt đầu ở Đức và đã thâm nhập vào Anh

Như vậy, tôn giáo trong “Utopia” là sự tôn sùng những cái gì là đạo đức và chủ nghĩa nhân đạo duy lý Ta thừa nhận đây là một hiện tượng tích cực, vì trong hiện thực xã hội đầu thế kỷ XVI, con người còn đang trong tình trạng u mê bởi hệ tư tưởng phong kiến và giáo hội

Trong suốt nửa sau của thời đại Trung cổ, các phong trào xã hội đều dương cao

Trang 39

ngọn cờ vì “tài sản chung”, đều mang màu sắc tôn giáo thì Thomas More là người đầu tiên giải thoát tính “cộng đồng tài sản” khỏi cái vỏ tôn giáo Và chứng minh tính cộng đồng theo quan điểm duy lý Đó là chế độ tốt nhất, hợp với lý trí Theo ông, con người được Chúa cho sống một cuộc sống hợp với quy luật của tự nhiên, vì vậy phải kiểm tra hành động của mọi người để họ sống hợp với quy luật tự nhiên, đừng vì những vui thú nhỏ mà bỏ hạnh phúc lớn Ông đã nêu quan điểm đạo đức là “hướng tới cái lợi của mình có chừng mực mà không gây bất lợi cho người khác”

- Vấn đề con người:

Con người luôn là vấn đề được các nhà XHCN quan tâm như là vấn đề trung tâm Và con người trong dòng văn học XHCN và CSCN là những con người cụ thể - những con người lao động bị áp bức, bóc lột

Trong “Utopia”, Thomas More đã chỉ ra rằng, tất cả những thứ có trên thế giới này, không có cái gì quý có thể so sánh với tính mạng con người Ông đã bênh vực những người bị áp bức, bóc lột, bị bần cùng hóa, đang chết dần, chết mòn trong điều kiện xã hội phong kiến đang suy tàn và CNTB đang trong thời kỳ tích luỹ ban đầu đầy máu và nước mắt Chính vì thế, trong “Utopia” ông đã xây dựng hình tượng quái dị “cừu ăn thịt người” hình tượng đó phản ánh đúng thực chất xã hội Anh đầu thế kỷ XVI Trong xã hội “Utopia”, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo đều phải nhằm mục đích đem lại cho người lao động đời sống đầy đủ, tự do, hạnh phúc

Ngoài những vấn đề trên, Thomas More còn nêu ra nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Tuy nó không phải là vấn đề cơ bản, nhưng lại rất hấp dẫn và có ý nghĩa mà chúng ta cần phải nghiên cứu như: vấn đề giữa các gia đình và khu phố thi đua làm đẹp khu phố của mình; vấn đề phương thức làm việc của các quan chức nhà nước phải thực sự dân chủ, phải thường xuyên tổ chức các cuộc họp ở các cấp Những vấn đề chung mà chưa qua Thượng viện, hoặc hội nghị toàn dân thì đều không có giá trị, những việc quan trọng phải đưa ra hội nghị đội trưởng, hoặc toàn dân và có một nguyên tắc là: những vấn đề được đưa ra trong hội nghị lần này thì hội nghị lần sau mới bàn để tránh lãng phí thời gian Ông đưa ra vấn đề: chống sự hối lộ và dùng tiền mua bán chức vụ đề tránh vơ vét về sau khi có chức, có quyền

c) Giá trị và hạn chế của “Utopia” - Về giá trị:

+ Tác phẩm “Utopia” là tác phẩm đầu tiên nêu lên một cách rõ ràng tương đối đầy đủ, hệ thống về một xã hội cộng sản, trong đó chứa đựng rất nhiều tư tưởng đặc sắc mà sau này khoa học Marxism chứng minh là đúng

Với tư cách là một nhà tư tưởng, Thomas More đã để lại cho đời sau một mô hình toàn diện về một xã hội CSCN, trong đó điều đặc biệt có giá trị là tư tưởng xóa bỏ chế độ tư hữu Tư tưởng này vào thời ông là không tưởng, nhưng từ giữa thế kỷ XIX sau khi chủ nghĩa Marx ra đời, nó đã được thực tiễn chứng minh là có thể thực hiện được Vì thế, tác phẩm “Utopia” là tác phẩm mở đầu lịch sử tư tưởng XHCN thời Cận đại và trở thành tính từ chung để chỉ cả một trào lưu tư tưởng XHCN trước khi

Trang 40

chủ nghĩa Marx ra đời - trào lưu tư tưởng XHCN Utopia

Là một nhà chính trị mang chủ nghĩa nhân đạo sống trong chế độ chuyên chế hà khắc, ông đã dũng cảm phê phán chế độ đương thời và sẵn sàng từ bỏ cuộc sống đầy đủ với cương vị chính trị cao, sẵn sàng đón nhận sự hy sinh lớn nhất là tính mạng của con người Sự hy sinh của những người như ông cho chủ nghĩa nhân đạo, cho hạnh phúc con người, cho sự tiến bộ của xã hội sẽ không bao giờ là vô ích

“Utopia” không chỉ phản ánh ý muốn chủ quan, mang tính ảo tưởng thuần túy lý tưởng mà nó đa phần ánh xu thế khách quan của nhân loại vươn tới sự giải phóng hoàn toàn những người lao động Song con đường để đi tới giải phóng hoàn toàn là cả một quá trình lâu dài, quanh co, phức tạp, đầy hy sinh gian khổ

- Về hạn chế:

“Utopia” còn nhiều hạn chế, nó mới dừng lại ở văn học viễn tưởng, chưa phải là một tác phẩm lý luận, một cương lĩnh hành động và chính ông cũng không tin là có một xã hội như thế

+ Hạn chế lớn nhất của Thomas More là ông không tin rằng, có một xã hội tốt đẹp như ông miêu tả Utopia tiếng Hi Lạp có nghĩa là “không tồn tại ở đâu cả”

+ Mô hình một xã hội trong “Utopia” còn rất đơn giản, chưa nhìn thấy lực lượng kinh tế, vai trò của khoa học - kỹ thuật, chưa nhìn thấy giai cấp cách mạng

Những hạn chế trên của Thomas More là do điều kiện lịch sử quy định Thế kỷ XVI khi mà CNTB mới hình thành ờ trình độ công trường thủ công và Nhà nước Anh vẫn là Nhà nước quân chủ chuyên chế của quý tộc phong kiến thì những hạn chế trên đây là tất yếu

1.3.2.2 Tommaso Campanella (1568 - 1639)

Ông sinh năm 1568 ở Calabri miền Nam nước Italia, trong một gia đình thợ thủ công làm nghề đóng giày dép Ông được gia đình tạo điều kiện cho ăn học một cách có hệ thống trong các tu viện về các môn: Thần học, Triết học, Văn học và Xã hội học Năm 14 tuổi, ông đã nổi tiếng là người có học thức cao và được vào học trường tu của thánh Dominec và tham gia vào đoàn Dominican Tham gia tổ chức này phải là người thật giỏi và có trình độ học vấn cao Chính vì vậy, ông đã nổi lên như một người có tài năng trong lĩnh vực thần học, triết học Di sản văn học của ông để lại khá nhiều, bao quát những vấn đề triết học và chính trị hết sức đa dạng

Năm 23 tuổi, ông đã cho xuất bản tác phẩm đầu tay rất nổi tiếng về triết học, đó là tác phẩm: “Triết học dựa trên cảm giác” Ngoài ra, ông còn viết nhiều công trình khoa học, đặc biệt là tác phẩm: “Thành phố Mặt trời” Chính trong tác phẩm này, những tư tưởng XHCN của ông với những giá trị và hạn chế của nó được thể hiện nổi bật

Hình 1 11 Chân dung Tommaso Campanella

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1. Mua bán nô lệ bằng muối thời  cổ đại ở Hy Lạp - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 1. Mua bán nô lệ bằng muối thời cổ đại ở Hy Lạp (Trang 18)
Hình 1. 2. Tranh minh họa Cái chết của - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 2. Tranh minh họa Cái chết của (Trang 19)
Hình 1. 3. Nhà triết học cổ đại Platon - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 3. Nhà triết học cổ đại Platon (Trang 21)
Hình 1. 4. Bia đá cổ ghi mười điều răn của  Moses - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 4. Bia đá cổ ghi mười điều răn của Moses (Trang 23)
Hình 1. 5. Thành thị trung đại Tây Âu - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 5. Thành thị trung đại Tây Âu (Trang 26)
Hình 1. 6. Giáo hội và nhà nước ở châu Âu thời  trung cổ - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 6. Giáo hội và nhà nước ở châu Âu thời trung cổ (Trang 30)
Hình 1. 8. Trường Athena, kiệt tác của  họa sĩ Raphael, hiện thân hoàn hảo của  tinh thần cổ điển của thời Phục hưng - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 8. Trường Athena, kiệt tác của họa sĩ Raphael, hiện thân hoàn hảo của tinh thần cổ điển của thời Phục hưng (Trang 33)
Hình 1. 9. Chân dung Thomas More,  tranh của Hans Holbein, 1527 - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 9. Chân dung Thomas More, tranh của Hans Holbein, 1527 (Trang 34)
Hình 1. 13. Chân dung Saint-Simon - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 13. Chân dung Saint-Simon (Trang 56)
Hình 1. 14. Chân dung Charles Fourier  những năm tháng cuối đời, họa phẩm của - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 1. 14. Chân dung Charles Fourier những năm tháng cuối đời, họa phẩm của (Trang 59)
Hình 2. 1. Cách mạng Công nghiệp lần  thứ nhất - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 2. 1. Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất (Trang 69)
Hình 2. 2. Ấn phẩm Tuyên ngôn của Đảng  Cộng sản của Nxb Trẻ - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 2. 2. Ấn phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của Nxb Trẻ (Trang 71)
Hình 2. 3. Lãnh tụ Lenin trực tiếp lãnh  đạo nhân dân Nga thực hiện thành công - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 2. 3. Lãnh tụ Lenin trực tiếp lãnh đạo nhân dân Nga thực hiện thành công (Trang 73)
Hình 2. 4. Những người lao động tại các  bến cảng ở London đang chờ việc làm –  tranh minh họa trên báo The Graphic, - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 2. 4. Những người lao động tại các bến cảng ở London đang chờ việc làm – tranh minh họa trên báo The Graphic, (Trang 75)
Hình 2. 8. Lenin diễn thuyết trước sự ủng  hộ của binh sĩ Hồng quân và nhân dân - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 2. 8. Lenin diễn thuyết trước sự ủng hộ của binh sĩ Hồng quân và nhân dân (Trang 87)
Hình 2. 9. “Chủ nghĩa cộng sản mở đường  tới các vì sao” - tranh cổ động về phi công  Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 2. 9. “Chủ nghĩa cộng sản mở đường tới các vì sao” - tranh cổ động về phi công Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ (Trang 88)
Hình 2. 10. Hội đồng tương trợ kinh tế,  một hợp tác kinh tế giữa nhiều nước - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 2. 10. Hội đồng tương trợ kinh tế, một hợp tác kinh tế giữa nhiều nước (Trang 98)
Hình 3. 1. Bức tranh “Máy kéo đầu tiên”,  mô tả quá trình tập thể hóa và cơ giới hóa - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 3. 1. Bức tranh “Máy kéo đầu tiên”, mô tả quá trình tập thể hóa và cơ giới hóa (Trang 116)
Hình 3. 3. Thành phố Thượng Hải của  Trung Quốc - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 3. 3. Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc (Trang 126)
Hình dung một cách đơn giản, trong thị trường  tự  do  không  có  chính  phủ,  một  người  làm  ra  bao  nhiêu được sẽ bỏ túi bấy nhiêu và các chi tiêu cá nhân của họ cũng không phải đóng  thuế hay cống nộp cho ai cả - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình dung một cách đơn giản, trong thị trường tự do không có chính phủ, một người làm ra bao nhiêu được sẽ bỏ túi bấy nhiêu và các chi tiêu cá nhân của họ cũng không phải đóng thuế hay cống nộp cho ai cả (Trang 128)
Hình 3. 5. Moshav Nahalal ở thung lũng  Jezreel (mô hình hợp tác xã nông nghiệp - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 3. 5. Moshav Nahalal ở thung lũng Jezreel (mô hình hợp tác xã nông nghiệp (Trang 130)
Hình 4. 1. Cảnh đông đúc trước một cửa  hàng phân phối thời bao cấp - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 4. 1. Cảnh đông đúc trước một cửa hàng phân phối thời bao cấp (Trang 142)
Hình 4. 2. 35 năm đổi mới (1986-2021): - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 4. 2. 35 năm đổi mới (1986-2021): (Trang 149)
Hình 4. 3. Một số nội dung cơ bản trong  bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú  Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt - Báo cáo tổng kết tài liệu tham khảo: Khái lược lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Hình 4. 3. Một số nội dung cơ bản trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên CNXH ở Việt (Trang 154)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w