MỤC LỤC
Nếu tạm thời đặt sang một bên những vấn đề liên quan đến việc hạn chế tư cách công dân của thành bang-cộng hòa và những căng thẳng, xung đột nhất định đã xảy ra để tập trung vào một vài đặc điểm của mô hình dân chủ mới, ta có thể nhìn thấy những khó khăn đáng kể của hình thức chính trị mới này: những khó khăn, mà có người cho rằng, đã khiến nó không thể tồn tại qua thế kỉ V và IV trCN. Nó cũng cho thấy tính chất đa dạng trong sự tham gia của người dân, trong đó khả năng diễn thuyết đóng vai trò quyết định; các xung đột giữa những người cầm đầu của các nhóm cạnh tranh với nhau; mạng lưới truyền thông không chính thức và những cuộc vận động ngầm; sự xuất hiện của các phe nhóm chống đối nhau, sự sẵn sàng đưa ra những biện pháp giải quyết nhanh chóng và quyết liệt; và khả năng bất ổn chính trị vì không có hệ thống ngăn chặn những hành vi mang tính bốc đồng (Rodevvald, 1974, tr.1-2, 19).
Hơn nữa, cùng với sự thay đổi của kĩ thuật chiến đấu, chiến cụ và việc sử dụng lính đánh thuê, chiến phí ngày một gia tăng, Athens không thể giải quyết được vấn đề phối hợp mang tính tập trung lực lượng vũ trang to lớn và đa dạng mà không làm suy yếu dần cơ cấu xã hội và chính trị của chính nó (Mann, 1986, tr.223-228). Ngoài ra, podestà là các quan chức do dân bầu, thời gian giữ chức vụ được giới hạn một cách nghiêm ngặt, có trách nhiệm giải trình trước Hội đồng và các công dân của thành phố, tức là những người đàn ông, chủ gia đình, có tài sản chịu thuế, sinh ra hoặc sống thường xuyên tại địa phương.
Rousseau, giống như nhiều bậc tiền bối theo tư tưởng cộng hòa thời Phục Hưng, giữ quan điểm giữa tư tưởng cổ điển và hiện đại về dân chủ; nhưng ông, trước tác trong bối cảnh hoàn toàn khác của thế kỉ XVIII, đã tìm cách xem xét lại quan điểm này trước mối đe dọa của những đòi hỏi độc đoán của nhà vua và sự công kích dữ dội của phái tự do đối với những đòi hỏi đó. Do đó, người ta liên kết lại để thiết lập, thông qua một “khế ước xã hội” - một cơ sở mới cho sự thông cảm và đồng thuận, “có thể không được công bố một cách hợp thức, nhưng đâu đâu nó cũng được mặc nhiên thừa nhận” - khả năng sống thành cộng đồng có pháp luật, pháp luật đối xử với mọi người một cách bình đẳng và tạo điều kiện cho tất cả mọi người phát triển tiềm năng của mình một cách an toàn ((Rousseau, 1974, tr.60).
Mặc dù vậy, các quyền tự nhiên của cá nhân không phải lúc nào cũng được giữ trong tình trạng tự nhiên vì có “một vài bất tiện”: không phải mọi cá nhân đều tôn trọng quyền của người khác; khi để cho từng cá nhân sử dụng luật tự nhiên sẽ xuất hiện rất nhiều quan tòa và như thế sẽ xuất hiện xung đột trong cách giải thích ý nghĩa của luật; và khi nhân dân được tổ chức một cách lỏng lẻo thì họ dễ bị xâm phạm từ bên ngoài (Locke, 1963, tr.316-317). Bentham, Mill và những người theo thuyết công lợi nói chung (tức là tất cả những người bảo vệ cỏc nguyờn tắc cụng lợi) đó đưa ra một trong những lời biện hộ rừ ràng nhất cho nhà nước dân chủ tự do, một nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết cho các cá nhân được theo đuổi quyền lợi của mình mà không sợ bị chính quyền can thiệp một cách độc đoán, được tự do tham gia vào các hợp đồng kinh tế, tự do trao đổi sức lao động và hàng hóa trên thị trường, có quyền sở hữu tư nhân.
3.Càng nhiều người (cả con số tuyệt đối lẫn tỉ lệ trên số dân) được nhà nước bổ nhiệm và trả lương, cơ quan trung ương càng có nhiều chức năng và càng nhiều nhân viên, thì mối đe dọa đối với tự do càng lớn; nếu các xu hướng này không được ngăn chặn thì “mọi quyền tự do báo chí, hoạt động của quần chúng về việc lập pháp có nguy cơ biến đất nước này cũng như bất kì nước nào khác thành đất nước tự do chỉ ở tên gọi mà thôi” (Mill, 1982, tr.182). Chính thể đại diện, cùng với tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp, còn cú cỏc ưu điểm sau: nú cung cấp cho dõn chỳng cơ chế theo dừi và kiểm soỏt chớnh quyền trung ương; nó tạo ra diễn đàn (tức quốc hội), quốc hội hoạt động như người chiến sĩ bảo vệ tự do và trung tâm thảo luận; nó gắn, thông qua những cuộc bầu cử cạnh tranh, phẩm chất của người lãnh đạo với tri thức nhằm tạo ra lợi ích tối đa cho tất cả mọi người (Mill, 1951, tr.195, 239-240).
Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” (Marx, Engels toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 1995; Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, phần 2: Những người vô sản và những người cộng sản, tr.628). Mặc dù sự phê phán của Marx đối với chủ nghĩa tự do có ý nghĩa to lớn - ông đã chỉ ra rằng tổ chức kinh tế không thể được coi là phi chính trị, và QHSX là trung tâm của bản chất và sự phân chia quyền lực - rốt cuộc thì ý nghĩa của nó cũng có giới hạn vì nó dựa trên mối liên kết trực tiếp giữa đời sống chính trị và đời sống kinh tế (ngay cả khi nhà nước được coi là “độc lập một cách tương đối”).
Như vậy, có thể nói rằng Marx đã đưa ra một trong những thách thức sâu sắc nhất đối với tư tưởng dân chủ tự do và tự do đương thời về nhà nước và một trong những quan điểm có sức thuyết phục nhất về một xã hội tự do, hoàn toàn “phi nhà nước” (mô hỡnh IV); nhưng quan điểm của ụng cũn nhiều điểm chưa rừ ràng, đó dẫn tới nhiều cỏch giải thích khác nhau. Dường như Marx đánh giá quá thấp những mối bận tâm của trường phái tự do và dân chủ tự do về việc bảo đảm quyền tự do phê phán và hành động, nghĩa là bảo đảm được quyền lựa chọn và sự đa dạng trước sức mạnh của nhà nước tập quyền, mặc dù điều đó không hàm ý rằng cách đặt và giải quyết vấn đề của trường phái tự do truyền thống là hoàn toàn thỏa đáng.
Dân chủ không phải là đời sống với những lời hứa về sự công bằng và những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con người, những người được tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mà số phận của người công dân của mô hình dân chủ là khá dễ dàng, chỉ là quyền được định kì lựa chọn và giao quyền cho chính phủ hành động nhân danh họ mà thôi. Ngay cả khi được coi là sự sắp xếp mang tính thiết chế nhằm thành lập ban lãnh đạo thì mô hình dân chủ vẫn có thể cản trở sự quản lí hữu hiệu bởi cuộc đấu tranh không bao giờ dứt nhằm tranh giành ảnh hưởng chính trị và làm cho chính sách công phù hợp với quyền lợi trong dài hạn của các chính khách (ví dụ quản lý nền kinh tế nhằm gia tăng khả năng tái đắc cử).
Ông biện luận rằng, (1) nếu hệ thống bầu cử cạnh tranh được đặc trưng bởi vô số nhúm và những người thuộc về thiểu số, nhận thức một cỏch tương đối rừ ràng về cỏc vấn đề khác nhau, thì khi đó quyền dân chủ sẽ được bảo vệ và sẽ tránh được những bất bình đẳng quá đáng với mức độ chắc chắn được hiến pháp và pháp luật bảo hộ; và rằng, (2) có những bằng chứng mang tính kinh nghiệm chứng tỏ rằng ít nhất là có những cộng đồng chính trị, ví dụ như Mĩ và Anh, đáp ứng được những điều kiện đó. Dù có khác nhau, nhưng gần như tất cả những lí thuyết gia dân chủ theo đường lối kinh nghiệm chủ nghĩa đều ủng hộ cách giải thích mô hình dân chủ như là một tập hợp những dàn xếp mang tính thiết chế, nhằm tạo ra sự phong phú trong hoạt động chính trị của các nhóm lợi ích và cho phép, thông qua cạnh tranh, lựa chọn và tạo ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo, tạo ra sự cai trị của nhiều nhóm thiểu số.
Cụ thể là thị trường có thể bảo đảm việc phối hợp giữa quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng mà không cần sự chỉ đạo của chính quyền trung ương, bảo đảm cho mọi người quyền theo đuổi mục tiêu cá nhân bằng những nguồn lực mà họ có trong tay và bảo đảm cho sự phát triển một nền kinh tế phức tạp mà không cần giới tinh hoa, tức là không cần những kẻ tuyên bố rằng họ biết mọi thứ hoạt động như thế nào. Ý tưởng cho rằng xã hội hiện đại gần giống hoặc có thể tiến dần đến thế giới, nơi người sản xuất và người tiêu dùng có thể gặp nhau trên cơ sở bình đẳng dường như, nói một cách nhẹ nhất, là phi thực tế, vì sự bất cân xứng một cách khủng khiếp về quyền lực và nguồn lực (cả những người tân đa nguyên và tân Marxist đều công nhận như thế) không những đang được nền KTTT tái tạo từng ngày từng giờ mà còn được ngay chính phủ dân chủ tự do củng cố nữa.
Từ đầu những năm 1970 cho đến (ít nhất là) đầu những năm 1990 “dân chủ tham gia” vẫn là mô hình chủ chốt mà phái tả sử dụng nhằm chống chọi lại mô hình “dân chủ hợp pháp” của phái hữu (quan điểm vô chính phủ và tả khuynh theo đường lối tự do, hoàn toàn không phải là không quan trọng, vì những lí do sẽ được xem xét sau, đã lôi kéo được ít người ủng hộ hơn), cần phải nhấn mạnh rằng mô hình của phái tả mới đã không tiến triển chủ yếu như là một cuộc phản công đối với phái hữu mới. Trong một tỏc phẩm khảo sát kĩ lưỡng việc mở rộng sự tham gia mang tính dân chủ, Pateman biện luận - điều này làm ta nhớ lại những khái niệm chủ chốt của Rousseau và J.S.Mill - rằng dân chủ tham gia thúc đẩy sự phát triển của con người, làm cho hoạt động chính trị có hiệu quả hơn, làm cho người dân thấy gần gũi hơn với các trung tâm chính trị, khuyến khích sự quan tâm đối với những vấn đề chung và đóng góp vào việc hình thành cộng đồng công dân năng động và có hiểu biết, đủ sức thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với công việc của chính phủ (Pateman, 1970; Dahl, 1985, tr.95).
Tuy nhiên, mặc cho những cuộc tranh luận như thế, họ có chung thái độ hoài nghi về nhiều khía cạnh của những hình thức dân chủ tự do hiện nay - thái độ phê phán việc thừa nhận một cách thái quá quyền lợi riêng tư, quan điểm hỗn tạp về lợi ích công cộng (là tổng của những lựa chọn riêng tư) của nó, lòng tin của nó vào những hình thức mang tính công cụ của lí tính và việc nó thất bại không thể đưa được chất lượng của quá trình ra quyết định công cộng vào trung tâm của cuộc thảo luận. Ví dụ, diễn đàn E-Democracy ở Minesota và Dnet ở California, là hai diễn đàn cổ động cho việc thảo luận và đánh giá những ứng viên sẽ nắm giữ các chức vụ công (Hacker and Dijk, 2001; Beetham, 2005, tr.153); mạng OpenDemocracy.net ở Anh, tập trung vào một loạt vấn đề toàn cầu và mục tiêu là thúc đẩy thảo luận công khai về những vấn đề đó; và một loạt các website tập trung vào tất cả các vấn đề, từ suy thoái môi trường đến cổ động phong trào chống chiến tranh Iraq vào đầu năm 2003.
Do quá tập trung vào “chính phủ”, họ đã không khảo sát một cách kĩ lưỡng quan hệ giữa: quyền và trách nhiệm danh định và quyền và trách nhiệm thực tế; những lời hứa hẹn coi công dân là những người tự do và bình đẳng, và thực tế công dân chưa hoàn toàn tự do và cũng không được đối xử một cách bình đẳng; ý kiến của các công dân và điều kiện cho việc hình thành những quan điểm có cân nhắc; các quan điểm cho rằng nhà nước, về nguyên tắc, là một quyền lực độc lập và sự tham gia của nhà nước vào quá trình tái sản xuất các hiện tượng bất bình đẳng trong cuộc sống hằng ngày; khái niệm cho rằng các đảng chính trị là cầu nối giữa nhà nước và xã hội và một loạt trung tâm quyền lực mà các đảng này (và những người lãnh đạo đảng) không thể tiếp cận được; quan điểm cho rằng chính trị là công việc của chính phủ và những hệ thống quyền lực phủ nhận quan điểm này. Tóm lại, tất cả các vấn đề đều bao gồm hai phần: cơ cấu của xã hội công dân (kể cả những hình thức chủ yếu của sở hữu phương tiện sản xuất và tài chính, bất bình đẳng giới và sắc tộc) - bị các mô hình dân chủ hiểu sai hoặc tán đồng - không tạo điều kiện cho những cuộc bầu cử bình đẳng, không tạo điều kiện cho sự tham gia và thảo luận hiệu quả, không tạo được nhận thức chính trị phù hợp và kiểm soát một cách bình đẳng chương trình nghị sự; cơ cấu của nhà nước dân chủ tự do (kể cả bộ máy quản lí quan liêu to lớn và thường là không chịu giải trình, sự phụ thuộc của các thiết chế vào nhu cầu tích tụ tư bản tư nhân, những người đại diện chỉ quan tâm tới việc tái cử) lại không hình thành được những lực lượng có tổ chức để có thể điều tiết các trung tâm quyền lực “dân sự” một cách thỏa đáng.
Đặc trưng chủ yếu của hệ thống chính trị là: đảm bảo cho các công dân được tham gia (hay không được tham gia) vào việc quản lí các công việc, nghĩa là hoạt động chính trị của các công dân, của các tổ chức, quyền và quyền tự do công dân được thực hiện trong khuôn khổ của hệ thống chính trị; hệ thống chính trị cho phép (hoặc không cho) thực hiện quyền và quyền tự do của công dân. Từng cá nhân, các nhóm, các hiệp hội, đảng phái, không nhất thiết phải nằm trong các cơ cấu quyền lực bởi họ có thể gây ảnh hưởng đến quyết định của cử tri và như vậy có thể gián tiếp kiểm soát hoạt động của chính quyền; thứ hai, giữa các kì bầu cử, có thể thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý, thậm chí bất phục tùng các biện pháp của chính quyền, dĩ nhiên là trong khuôn khổ của pháp luật.
Mặc dù cho đến nay, hầu hết những thành tựu cách mạng khoa học - công nghệ của nhân loại đều do các tập đoàn tư bản lớn và các nước tư bản phát triển chi phối, nó chủ yếu được sử dụng để củng cố địa vị thống trị và lợi ích của CNTB, trong đó có không ít thành tựu được dùng làm phương tiện để hủy diệt cuộc sống, đe dọa an ninh, hòa bình thế giới, xâm phạm tự do, dân chủ và độc lập của các dân tộc, nhưng là LLSX, khoa học - công nghệ hiện đại vận động khách quan bất chấp ý muốn chủ quan, hẹp hòi. Toàn cầu hóa các lĩnh vực đời sống xã hội đòi hỏi nguồn lực phải được phân bổ công bằng, hợp lý để cải thiện đời sống, việc làm, chỗ ở, môi trường, sức khỏe, giáo dục, các quyền tự do, dân chủ; bảo đảm lợi ích và quyền phát triển của tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, màu da, quan điểm, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, giai cấp hay giới tính, lứa tuổi… Muốn thế, phải có những thể chế, thiết chế, cơ chế, cách thức để bảo đảm cho mọi công dân trên thế giới tham gia bình đẳng vào việc ra các quyết định ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực cũng như cấp độ toàn cầu.
2 Joseph Schumpeter (2008), Capitalism, Socialism, and Democracy, Princeton University Press. chủ, nhưng Amartya Sen cho rằng giả thuyết đó là dựa trên “thông tin rất chọn lọc và hạn chế”. Amartya Sen lập luận rằng dấu hiệu của một giá trị phổ quát không phải là nó có sự đồng ý của tất cả mọi người, mà là “mọi người ở bất cứ đâu có thể có lý do để coi nó là có giá trị”. John Dewey - triết gia dân chủ của nước Mỹ” trong tác phẩm Dân chủ và giáo dục4 cho rằng: Giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc. Giáo dục chính là bản thân cuộc sống, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rừ và tụn trọng sự khỏc biệt giữa các học sinh. Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nó phải là quá trình của người học chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Theo ông, cần nhìn nhận dân chủ theo cả ba phương diện: 1) dân chủ như là cơ chế bảo vệ lợi ích phổ biến; 2) Dân chủ như là tiến trình truy vấn, tranh luận của xã hội; và 3) Dân chủ như là lối sống, tức biểu hiện của cá tính. 6 John Locke (2000), Second Tract of Governmen, Yale University Press. Tác giả John Stuart Mill với Bàn về tự do7. Bàn về tự do là tác phẩm ứng dụng hệ thống đạo đức của Mill về thuyết công lợi cho xã hội và nhà nước. Mill cố gắng thiết lập chuẩn mực cho mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và quyền tự do. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền lợi cá nhân, cái mà ông nghĩ là điều kiện tiên quyết để đạt được hạnh phúc cao hơn - đạo đức tối cao của thuyết công lợi. Xa hơn thế, Mill phê phán những sai lầm của các nỗ lực trước đây nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân, những ý niệm dân chủ kết cục trong sự chuyên chế của số đông. Toàn bộ nội dung tác phẩm Bàn về tự do toát lên quan niệm chủ đạo của tác giả cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác; rằng, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân. Sự tự do của con người được John Stuart Mill đề cập đến gồm: a) tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do thảo luận; b) tự do về sở thích, tự do đặt kế hoạch cho cuộc sống theo sự xét đoán của mình; và c) tự do hội họp.