1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận của mác và Ăngghen về cách mạng vô sản trong tác phẩm tuyên ngôn của Đảng cộng sản và Ý nghĩa của lý luận này Đối với cách mạng việt nam

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là bản cương lĩnh cách mạng đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân thế giới, là tác phẩm lý luận tổng kết toàn bộ quá trình hình thành chủ nghĩa Mác, trình bày những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác, thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản. Tuyên ngôn Ðảng Cộng Sản ra đời đánh dấu sự ra đời của của nghĩa Mác-Lênin nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng, là văn kiện cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản khoa học. Trong Tuyên ngôn, Mác - Ăngghen đã trình bày một cách súc tích và có hệ thống những nguyên lý lý luận của mình về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học. Trái với những lời lẽ giả dối và vu khống chủ nghĩa cộng sản, trái với những điều bịa đặt về chủ nghĩa cộng sản, Mác - Ăngghen đã công khai và dũng cảm tuyên bố cho thế giới biết sự thật về nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân. Sự nghịêp cách mạng của giai cấp vô sản, của Đảng Cộng sản mà Mác, Ăngghen đề ra trong Tuyên ngôn là triệt để, toàn diện nhằm cải biến xã hội cũ xây dựng xã hội mới tốt đẹp cho nhân dân cho mỗi con người. Vì vậy, sự nghiệp đấu tranh đó không thể và không bao giờ là cô độc, biệt phái, trái lại là sự nghiệp của quảng đại quần chúng nhân dân, của các dân tộc và không ngừng sáng tạo dưới sự lãnh đạo, tổ chức của Đảng Cộng sản mang bản chất cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân. Ở Việt Nam, bằng sự vận dụng một cách sáng tạo những cơ sở lý luận khoa học của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” vào hoàn cảnh cụ thể trong điều kiện lịch sử mới, với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, Đảng ta lãnh đạo đất nước giành thành tựu to lớn trong hơn hai mươi năm đổi mới; xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo. Điều đó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn, làm cho mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp mà lợi ích lớn nhất là chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự nỗ lực to lớn, nước ta đã được Liên hợp quốc công nhận là quốc gia có thành tích xoá đói giảm nghèo, kinh tế tăng trưởng ở mức cao. Hiện nay, Đảng và Chính phủ tiếp tục có nhiều chính sách nhằm ổn định tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân. Cùng với đó là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân… Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cách mạng vô sản do đó em lựa chọn đề tài lý luận của Mác và Ăngghen về cách mạng vô sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và ý nghĩa của lý luận này đối với cách mạng Việt Nam.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là bản cương lĩnh cách mạng đầu tiên củaphong trào cộng sản và công nhân thế giới, là tác phẩm lý luận tổng kết toàn bộ quátrình hình thành chủ nghĩa Mác, trình bày những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác, thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản Tuyên ngôn Ðảng Cộng Sản ra đờiđánh dấu sự ra đời của của nghĩa Mác-Lênin nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa họcnói riêng, là văn kiện cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản khoa học TrongTuyên ngôn, Mác - Ăngghen đã trình bày một cách súc tích và có hệ thống nhữngnguyên lý lý luận của mình về triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học.Trái với những lời lẽ giả dối và vu khống chủ nghĩa cộng sản, trái với những điều bịađặt về chủ nghĩa cộng sản, Mác - Ăngghen đã công khai và dũng cảm tuyên bố chothế giới biết sự thật về nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân.

Sự nghịêp cách mạng của giai cấp vô sản, của Đảng Cộng sản mà Mác,Ăngghen đề ra trong Tuyên ngôn là triệt để, toàn diện nhằm cải biến xã hội cũ xâydựng xã hội mới tốt đẹp cho nhân dân cho mỗi con người Vì vậy, sự nghiệp đấu tranhđó không thể và không bao giờ là cô độc, biệt phái, trái lại là sự nghiệp của quảng đạiquần chúng nhân dân, của các dân tộc và không ngừng sáng tạo dưới sự lãnh đạo, tổchức của Đảng Cộng sản mang bản chất cách mạng và khoa học của giai cấp côngnhân.

Ở Việt Nam, bằng sự vận dụng một cách sáng tạo những cơ sở lý luận khoa họccủa “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” vào hoàn cảnh cụ thể trong điều kiện lịch sử mới,với chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, Đảng ta lãnhđạo đất nước giành thành tựu to lớn trong hơn hai mươi năm đổi mới; xây dựng kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh,

Trang 2

tăng trưởng kinh tế gắn liền với thực hiện công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo Điềuđó hoàn toàn phù hợp với tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn, làm cho mụctiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực hiện có hiệu quả bằng những hình thức,bước đi và biện pháp thích hợp mà lợi ích lớn nhất là chăm lo đời sống của nhân dân.Với sự nỗ lực to lớn, nước ta đã được Liên hợp quốc công nhận là quốc gia có thànhtích xoá đói giảm nghèo, kinh tế tăng trưởng ở mức cao Hiện nay, Đảng và Chính phủtiếp tục có nhiều chính sách nhằm ổn định tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm,xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân Cùng với đó là nâng cao nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tăng cường hiệu lực quản lý củaNhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân… Từ việc nhận thức được tầm quan

trọng của vấn đề cách mạng vô sản do đó em lựa chọn đề tài lý luận của Mác vàĂngghen về cách mạng vô sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và ýnghĩa của lý luận này đối với cách mạng Việt Nam.

2 Mục đích nghiên cứu.

Khẳng định tầm quan trọng của việc nghiên cứu lý luận cách mạng vô sản vàvận dụng vào thực tiễn cách mạng nước ta trên con đường phát triển xã hội chủ nghĩaở nước ta hiện nay Bên cạnh đó ta thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu, bảotồn và phát triển học thuyết Mác-Lênin về lý luận cách mạng vô sản là một quy luậtphổ biến, tư tưởng về sử dụng bạo lực cách mạng, tư tưởng về cách mạng khôngngừng trong tiến trình cách mạng.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cách mạng vô sản đề tài chỉ ra giá trị khoa họccủa lý luận, đồng thời chúng ta còn phải thấy được những nhận thức cũng như nhữngvận dụng của Đảng ta trong việc đưa ra và lãnh đạo thực hiện cách mạng, cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta qua từng trạngđường lịch sử, hợp quy luật khách quan.

Trang 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên em xin được tập trung giải quyết những nhiệm vụ sauđây: Chỉ ra những nội dung cơ bản của lý luận cách mạng vô sản và ý nghĩa của nộidung đó đối với cách mạng Việt Nam.

4 Đối tượng nghiên cứu

Những nguyên lý về cách mạng vô sản và sự ý nghĩa lý luận cách mạng vô sảncủa Đảng trong điều kiện cách mạng ở nước ta hiện nay.

5 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương phápnghiên cứu tài liệu có chọn lọc Tổng hợp và phân tích…

6 Kết cấu tiểu luận

Bao gồm 3 phần:Phần mở đầu

Phần nội dung: Gồm ba chương

Chương I: Lịch sử ra đời và kết cấu của tác phẩm

Chương II: Tư tưởng cơ bản của Mác và Ăngghen về cách mạng vô sản trong Tuyênngôn của Đảng cộng sản

Chương III: Ý nghĩa của lý luận về cách mạng vô sản trong Tuyên ngôn của Đảngcộng sản đối với cách mạng Việt Nam

Phần kết luận.

Trang 4

Sau khi tốt nghiệp trường trung học Trier vào mùa thu năm 1835, Mác bướcvào Đại học Born ở tuổi 17 để học về luật Mác quan tâm đến nghiên cứu triết học và

1 Mục từ Mác trong từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn Karl Marx; cg Các Mác; 1818 -1883 người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, người thày người lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới

Trang 5

văn học, nhưng cha ông không cho phép điều đó vì ông không tin rằng Mác sẽ sốngsung túc trong tương lai nếu là một học giả Những năm tiếp theo, cha của Mác buộcông chuyển sang Đại học Friedrich-Wilhelms ở Berlin Khi đó, Mác viết nhiều thơ vàtiểu luận liên quan đến cuộc sống, sử dụng ngôn ngữ triết học nhận được từ người chathần luận tự do của mình, chẳng hạn tác phẩm “Thượng đế” Trong suốt giai đoạn này,ông tiếp thu triết học vô thần của những người Hegel cánh tả (hay Hegel trẻ) Mác đạthọc hàm Tiến sĩ năm 1841 với luận án mang tiêu đề: “Sự khác biệt giữa triết học tựnhiên của Epicurus với triết học tự nhiên của Democritus”.

Những hoạt động cách mạng và triết học của ông diễn ra trong thập niên 1840 giữa lúc chủ nghĩa tư bản đang trong thời kỳ phát triển và giai cấp vô sản công nghiệpra đời và có những hoạt động cách mạng chống chế độ tư bản.2

-Mác được nhắc đến với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng ông nổi tiếng nhất vớinhững phân tích lịch sử dựa trên thuật ngữ đấu tranh giai cấp, được tổng kết lại trong

những lời mở đầu cho Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (Das Manifest derKommunistischen Partei): “Lịch sử của tất cả các xã hội từ trước đến nay là lịch sử

của đấu tranh giai cấp” Ông cũng là người sáng lập Chủ nghĩa Xã hội Khoa học cùngFriedrich Engels Tư tưởng của ông là học thuyết kế thừa các hệ tư tưởng được thànhlập trong thế kỷ XIX, bao gồm triết học Đức, kinh tế học chính trị Anh hay chủ nghĩaxã hội học Pháp.3

Năm 13 tuổi Mác đã nói một câu nói nổi tiếng là: “Tôi sẽ chọn nghề nào đemlại hạnh phúc cho nhiều người nhất Điều đó cho thấy Mác là một con người vĩ đại,được thể hiện ngay từ khi Mác còn trẻ.

1.1.2 Friedrich Engels (1820 – 1895)

Trang 6

Friedrich Engels Thường được phiên

âm là F.Ăngghen trong các tài liệu tiếng việt.F.Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 tạithành phố Bácmên (Đức), trong một gia đìnhchủ xưởng sợi Ông không được học đại học,thậm chí ngay cả trung học Bố ông cũngkhông cho ông học hết và muốn ông trở thànhnhà kinh doanh

Năm 1838 Ăngghen được phái đi làmthư ký nhà buôn ở Brêmem Ông đã kiên trì tựhọc, tham gia hoạt động khoa học và chính trịvà lựa chọn con đường cách mạng của đờimình Lòng yêu tự do có tính chất dân chủ cách mạng đưa ông tới niềm tin về nhữngcải biến xã hội do nhân dân thực hiện và giúp ông chuyển từ lập trường tôn giáo sangchủ nghĩa vô thần Trong khi công khai đứn trên lập trường của chủ nghĩa dân chủ

cách mạng, năm 1839 Ăngghen xuất bản Những bức thư từ Vesphali, trong đó ông đả

kích bộ mặt sùng đạo của bọn chủ xưởng và tỏ ra có thiện cảm sâu sắc với côngnhân…

Năm 1841 Ăngghen đi Béclin làm nghĩa vụ quân sự, làm quen với những ngườithuộc phái Hegel trẻ và đứng đầu hàng ngũ của họ Trong khi nghiên cứu triết họcHegel, ông luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt qua triết học này để đi tới mootj thếgiới quan thực sự cách mạng và gắn liền với cuộc đấu tranh thực tiễn của nhân dân.Trong khi phê phán triết học về sự linh báo của Sêlinh…

Cuối năm 1842 Ăngghen sang Anh, ở Mansestơ, làm công trong một xưởng sợimà bố ông là một trong những người chủ xưởng Ở đây, ông bắt đầu nghiên cứu kinh

Trang 7

tế - chính trị học cổ điển Anh, trực tiếp nghiên cứu phong trào công nhân ở nước côngnghiệp phát triển nhất thời kỳ đó… Từ năm 1844 Ăngghen bắt đầu nghiên cứu và hoạtđộng cùng với Mác Những cống hiến lớn của Mác và Ăngghen chủ yếu là từ nhữnggiai đoạn này về sau

Năm 1842, lần đầu tiên Mác và Ăngghen gặp nhau tại Anh và sau này Mác vàĂngghen cùng làm việc và nghiên cứu phong trào công nhân Tháng 2 – 1845 cuốnGia đình và Thần thánh của Mác và Ăngghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩaduy tâm và phương pháp của nó… Hai ông đã cùng hợp sức viết công trình nổi tiếngHệ tư tưởng Đức (1845-1846), và đến năm 1848 viết tác phẩm Tuyên ngôn của Đảngcộng sản Sau này các ông còn viết nhiều tác phẩm khác nữa và trực tiếp lãnh đạophong trào cách mạng vô sản cho đến cuối đời…

1.2 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Được sự ủy nhiệm của “Đồng minh những người Cộng sản”, ngày 24 tháng 2năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và Ph Ăngghen soạn thảo đượccông bố trước toàn thế giới “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là bản cương lĩnh cáchmạng đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân thế giới, là tác phẩm lý luận tổngkết toàn bộ quá trình hình thành chủ nghĩa Mác, trình bày những quan điểm cơ bảncủa chủ nghĩa Mác, thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản Tác phẩm này do CácMác (05/5/1818 - 14/3/1883) và Phê-đê-rích Ăng-ghen (28/11/1820 - 05/8/1895) soạnthảo vào cuối năm 1847, được công bố vào tháng 02 năm 1848 và xuất bản vào tháng3/1848 Như Ăngghen nói: Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời gần đúngvào cuộc khởi nghĩa BecLin (cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1848)

Nước Đức lúc này ở chế độ phong kiến tập quyền, lãnh địa cát cứ với 31 tiểubang và thành phố tự trị trong tiểu bang có lãnh chúa Nước Đức bị xé nhỏ thànhnhiều lãnh địa và không thống nhất Tuy vậy, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trang 8

đã xâm nhập vào nước Đức, do đó nước Đức vừa tồn tại phương thức sản xuất phongkiến, vừa tồn tại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Tại nước Đức lúc này nông dân mất mùa, công nhân khổ cực dẫn đến khùnghoảng kinh tế diễn ra Càng mất mùa thì giai cấp phong kiến càng ra sức và tăngcường bóc lột do đó mâu thuẫn tại nước Đức càng được đẩy lên cao: mâu thuẫn giữanông dân với phong kiến; mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản; mâu thuẫn giữa nhândân lao động (công nhân, thợ thủ công) với tư sản Từ đây nêu ra 2 nhiệm vụ là chốngphong kiến của tư sản và chống tư sản của vô sản và phong trào trào đấu tranh củanông dân nổ ra 2/1848 đặc biệt ở Beclin.

Phân tích lực lượng cách mạng ở Đức đầu năm 1848 Mác-Ăngghen thấy rằng“Ở Đức đã tạo ra các điều kiện đủ thuận lợi để giai cấp tư sản thực hiện sứ mệnh lịchsử của minh là thống nhất nước Đức, xóa bỏ chế độ phong kiến thối nát đó, nhưng giaicấp tư sản đã không làm cuộc cách mạng để xóa bỏ phong kiến mà chỉ chủ trương cảicách giành quyền tự do dân chủ cho mình bằng cách duy trì chế độ quân chủ lập hiến.Như vậy, tư sản đã không quan tâm tới nhu cầu của giai cấp vô sản và nhân dân laođộng” Mặc dù giai cấp tư sản lúc này là giai cấp tiên tiến nhất lúc bấy giờ, họ có đủkhả năng để lãnh đạo phong trào cách mạng, lôi kéo làm cách mạng triệt để nhưng họkhông làm Tư sản và triều đình chấp nhận cho tồn tại nội các tư sản nhưng sau này tưsản cấu kết với triều đình, thỏa hiệp đấu tranh mang tính nửa chừng Nước Đức trởthành nước Đức vừa phong kiến, vừa tư sản, đẩy người dân vào cuộc sống khổ cực vàphức tạp hơn.

Lênin xác định bối cảnh lúc đó dẫn tới sự ra đời của tác phẩm Ngay đầu tácphẩm Mác-Ăngghen đã nêu rõ lý do ra đời của tác phẩm “Một bóng ma đang ám ảnhchâu Âu: bóng ma chủ nghĩa cộng sản Tất cả những thế lực của châu Âu cũ; Giáohoàng và Nga hoàng, Mec-tec-nich và Ghi-dô”, “đã đến lúc những người cộng sản

Trang 9

phải công khai trình bày trước toàn dân thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ củamình; và phải có một Tuyên ngôn của Đảng của mình để đập lại câu chuyện hoangđường về bóng ma cộng sản”, “Vì mục đích đó, những người cộng sản thuộc các dân

tộc khác nhau đã họp ở Luân-đôn và thảo ra bản Tuyên ngôn dưới đây, công bố bằng

tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Phơ-la-măng và tiếng Đan-mạch”4.

1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của sự ra đời tác phẩm Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản

 Về kinh tế:

Đầu thế kỷ XIX Cuộc cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở Anh và đượcđẩy mạnh ở Pháp và một số nước Tây Âu khác Lực lượng sản xuất đã phát triển hơncác giai đoạn trước rất nhiều, đặc biệt từ những năm 40 của thế kỷ XIX, quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa ở nhiều nước đã trở thành quan hệ sản xuất thống trị làm chomâu thuẫn nội tại trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng lên không ngừng.

 Về xã hội:

Những mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế được biểu hiện ra thành những mâuthuẫn trong lĩnh vực xã hội Mâu thuẫn giữa Tư sản với Vô sản ngày một tăng lên làmcho các cuộc đấu tranh của Vô sản chống Tư sản ngày càng phát triển mạnh mẽ vàgay gắt hơn như:

Ở Pháp: Khởi nghĩa của thợ tơ Lyon năm1831 và 1834 là cuộc khởi nghĩa lớn

của công nhân Pháp thời kỳ này Công nhân ở Lyon đã đứng lên biểu tình để phản đốiviệc chủ không chịu tăng lương Chính quyền phái quân đội đến đàn áp, nhưng họ vẫnkiên quyết đấu tranh với khẩu hiệu “Sống trong lao động hay chết trong chiến đấu”,sau 3 ngày đấu tranh, công nhân đã đuổi được quân chính phủ là làm chủ thành phố,nhưng bọn tiểu chủ đã ngăn cản việc tổ chức chính quyền của giai cấp công nhân, vì

Trang 10

thế quân đội được phái từ Paris về đàn áp phong trào

Cũng tại Lyon, năm 1834 đã nổ ra một cuột khởi nghĩa khác, công nhân phảnkháng đạo luật cấm lập nhóm một cánh khắt khe (ngay cả những tổ chức dưới 20người cũng bị cấm) Nghĩa quân đã ra một bản tuyên bố trong đó có câu: Mục đíchchiến đấu của chúng tôi cũng là của toàn thể nhân loại, là hạnh phúc của chúng tôi, làmột tương lai có bảo đảm Những khẩu hiệu mà giai cấp công nhân nêu ra trong quátrình khởi nghĩa đã mang tính chất chính trị rõ ràng: họ đòi thiết lập chế độ cộng hòa,nhưng lần này chính phủ đã chuẩn bị chu đáo nên khởi nghĩa của công nhân bị quânđội đàn áp sau bốn ngày chiến đấu anh dũng

Các cuộc khởi nghĩa này đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào công nhân Pháp:lần đầu tiên họ bước lên vũ đài chính trị với tư thế là một lực lượng chính trị độc lập

Ở Anh: Phong trào đấu tranh của công nhân Anh thể hiện ở phong trào Hiến

chương Giai cấp vô sản Anh ủng hộ giai cấp tư sản trong cải cách tuyển cử 1832,nhưng kết quả là họ không được chút quyền chính trị gì Vì thế, yêu cầu của côngnhân là đòi quyền chính trị ở nghị viện

+ Lãnh đạo phong trào là một tổ chức mang tên Hội công nhân Luân đôn thànhlập năm 1836 do Lowett đứng đầu Hội đã thảo ra một yêu sách gồm sáu điểm trìnhlên nghị viện: Thực hiện phổ thông đầu phiếu đối với nam giới từ 21 tuổi trở lên; Phânchia khu vực tuyển cử; Xóa bỏ mọi hình thức thuế với điều kiện nghị viện;Trả lươngcho nghị viên; Tuyển cử hàng năm vào Quốc Hội; Bỏ phiếu kín

Ðây là một cương lĩnh mang tính dân chủ của công nhân, nó trở thành cươnglĩnh hành động của phong trào

+ Phong trào tuy thất bại nhưng có một ý nghĩa lịch sử rất lớn, nó là một phong

Trang 11

trào mang tính chất quần chúng rộng rãi với một qui mô đấu tranh lớn

Ở Ðức: Khởi nghĩa của công nhân Ðức nổ ra vào 1844 ở Silésie Công nhân đòi

tăng lương, phá hủy nhà cửa của tư sản Chính quyền địa phương cho quân đến đàn ápcuộc khởi nghĩa Trong cuộc đàn áp này có nhiều chết và bị thương

Marx đánh giá cao cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt Silésie, xem đó làmột hiện tượng có ý nghĩa chính trị lớn lao, mở đầu cho phong trào công nhân có tínhchất quần chúng, chứ không phải là “một cuộc khởi nghĩa vì đói” như tư sản cố tìnhxuyên tạc Các phong trào công nhân trong những năm 30-40 của thế kỷ XIX ở Anh,Pháp, Ðức có những đặc điểm chung:

+ Những khẩu hiệu chính trị đã được nêu lên bên cạnh những khẩu hiệu về kinhtế

+ Phong trào mang tính chất quần chúng rộng rãi + Qui mô đấu tranh ngày càng lớn

Như vậy, giai cấp công nhân những năm đầu thế kỷ XIX đã ý thức được vị trí,vai trò của mình, họ đã trở thành lực lượng chính trị độc lập và có phong trào đấu

tranh riêng, đe dọa các giái cấp khác mà Tư sản gọi đó là “Một bóng ma đang ám ảnhChâu Âu”5, chứng tỏ sự sợ hãi của giai cấp tư sản mà Mác nói cái sợ ở đây không phải

là đấu tranh bằng bạo lực mà là đấu tranh bằng hòa bình Những phong trào đấu tranhnổ ra với quy mô và tính chất ngày càng cao đã đánh dấu một thời kỳ đấu tranh cótính chất độc lập của giai cấp công nhân Nó chứng tỏ giai cấp vô sản đã bắt đầu bướclên vũ đài chính trị, đã trở thành lực lượng chính trị độc lập Tuy nhiên, sự thất bại củaphong trào đã chứng tỏ rằng giai cấp vô sản chưa được giác ngộ đầy đủ; tổ chức chưa

Trang 12

chặt chẽ, không được hướng dẫn bằng một lý luận cách mạng khoa học do đó, cần cólý luận cách mạng, cần có tổ chức lãnh đạo Bên cạnh những yếu tố khách quan đócũng cần có những điều kiện chủ quan (những nhà tư tưởng đã sẵn sàng hay chưa).

1.2.2 Điều kiện về mặt tư tưởng, lý luận

 Về mặt tư tưởng, lý luận:

Học thuyết Mác ra đời là kết quả của quá trình đấu tranh gạt bỏ những cái cũtrong quá trình chuyển biến quan điểm, lập trường của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩaduy tâm sang chủ nghĩa duy vật triệt để, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lậptrường cộng sản chủ nghĩa.

Có thể nói đến tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” thì chủ nghĩa Mác – Lênin về cơbản được hình thành Tuy nhiên, để nó trở thành một tuyên ngôn chính thức thì cầnphải được bồi dưỡng và phát triển trong những điều kiện của những phong trào đấutranh của giai cấp công nhân.

 Về mặt tổ chức, chính trị:

Từ năm 1836, tổ chức đầu tiên của phong trào công nhân đã ra đời đó là tổ chứcĐồng minh những người Cộng sản (Đồng minh những người chính nghĩa) được thànhlập ở Pháp bởi những người chính trị lưu vong – những người vô sản sống lưu vong ởPháp, nhưng họ vẫn không thoát khỏi những hình thức, phương châm tiểu tư sản và họhành động thì lại không có chủ đích: ví dụ khẩu hiệu “Tất cả đều là anh em” Mác vàĂngghen không tán thành, Mác và Ăngghen theo phong trào công nhân nhưng khôngtham gia tổ chức này và tìm cách tuyên truyền tư tưởng của mình Cuối năm 1846 vìtổ chức này hoạt động không đường lối nên bị khùng hoảng và có nguy cơ tan rã Mùaxuân 1847 được Giôdepmon (một trong những người lãnh đạo của Đồng minh nhữngngười Cộng sản) mời, Mác và Ăngghen nhận lời tham gia với hai điều kiện: một là

Trang 13

phải cải tổ “Đồng minh những người Cộng sản” thành một tổ chức có khả năng tuyêntruyền đưa những lý luận của giai cấp công nhân vào quần chúng lao động, hai là tổchức ấy phải chấp nhận những quan điểm của chủ nghĩa Mác.

Như vậy, Mác và Ăngghen tham gia “Đồng minh những người Cộng sản”

chứng tỏ việc “đã đến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toànthế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của mình; và phải có Tuyên ngôn của Đảngcủa mình để đập lại câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản”6 Nếu sớm hơnthì lý luận của tiểu tư sản chưa đến lúc đi đến khùng hoảng và lý luận Mác chưatrưởng thành dẫn đến nguy cơ lý luận không được chấp nhận, nếu muộn hơn thì phongtrào thất bại và tổ chức đã tan rã thì không còn có cơ hội để lý luận phát triển Thực tếđã chứng minh đây là thời điểm đã chín muồi để đưa lý luận Mác phát triển, sự chínmuồi cả về điều kiện kinh tế - xã hội, cả về con đường lý luận và tổ chức: Chủ nghĩacần tổ chức Đồng minh những người Cộng sản để phát triển và tổ chức Đồng minhnhững người Cộng sản cần chủ nghĩa Mác làm cốt.

Mùa hè năm 1847 tổ chức “Đồng minh những người Chính nghĩa” đã tổ chứcĐại hội lần một ở Luân đôn cải tổ và đổi tên tổ chức thành “Đồng minh những ngườiCộng sản” Việc đổi tên tổ chức đã làm thay đổi cả mục đích hoạt động của tổ chức, từnhững khẩu hiệu trước đây có tính chất tiểu tư sản, siêu giai cấp đã được thay bằng

những khẩu hiệu có tính chất chiến đấu của giai cấp công nhân: thay khẩu hiệu “Tấtcả đều là anh em” bằng khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.

Tại Đại hội, Đường lối cách mạng của chủ nghĩa Mác cũng đã được trình bày,Đại hội cũng đã thống nhất về đường lối hoạt động “làm cách mạng là để xóa bỏ chếđộ Tư bản chủ nghĩa và xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa”, Đại hội này Máckhông tham gia mà chỉ có Ăngghen tham gia và sau đó Đại hội cũng đã giao cho

Trang 14

Ăngghen nhiệm vụ viết dự thảo tuyên ngôn của “Đồng minh những người Cộng sản” Đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1847 “Đồng minh những người Cộngsản” tiến hành Đại hội lần 2 với sự tham gia của cả Mác và Ăngghen Đại hội đã thảoluận và thông qua những điều lệ của Hội công nhân quốc tế do Mác soạn thảo và trìnhbày Đại hội cũng đã giao cho Mác và Ăngghen viết bản tuyên ngôn chính thức củaĐảng Cộng sản dựa trên những nguyên lý mà Ăngghen đã viết trước đó và bản Tuyênngôn được công bố vào tháng 02 năm 1848 và xuất bản vào tháng 3/1848.

1.2.3 Mục đích của tác phẩm

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm vừa mang tính lý luận khoa học,vừa là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của những người cộng sản, vủa phong trào

cộng sản và của công nhân quốc tế: tính lý luận khoa học vì đã trình bày và nêu rõ sự

ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản đồng thời cũng chỉ ra giai cấpcông nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử; là Cương lĩnh cách mạng – Tuyên ngôn đãtuyên bố lực lượng cách mạng, lý do cách mạng, mục đích cách mạng, hình thức làmcách mạng, con đường là cách mạng như thế nào và phương pháp làm cách mạng.

Mục đích của tác phẩm như C.Mác và Ph Ăng-ghen đã chỉ rõ: “Hiện nay đãđến lúc những người cộng sản phải công khai trình bày trước toàn thế giới nhữngquan điểm, ý đồ của mình và phải có một Tuyên ngôn của Đảng của mình để đập lạimột câu chuyện hoang đường về bóng ma cộng sản”.

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt lýluận khoa học soi sáng con đường đấu tranh của phong trào vô sản lúc đó.

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời nhằm đập tan những câu chuyênhư truyền của giai cấp tư sản về “bóng ma cộng sản” Nó công khai trình bày trướctoàn thế giới những đặc điểm, mục đích, ý đồ của những người cộng sản nói cách

Trang 15

khác nó như lời tuyên bố với giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản “Vì mục đích đó,những người cộng sản thuộc các dân tộc khác nhau đã họp ở Luân-đôn và thảo rabản Tuyên ngôn dưới đây, công bố bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý,tiếng Phơ-la-măng và tiếng Đan-mạch”7

1.3 Kết cấu của tác phẩm

Lý luận về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản khẳng định rằng, giaicấp vô sản không thể giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng toàn xã hội.Song, giai cấp vô sản không thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử nếu không tổ chức thànhchính đảng của giai cấp, Đảng được hình thành và phát triển xuất phát từ sứ mệnh lịchsử của giai cấp vô sản Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa duy vật lịch sử, về đấu tranhgiai cấp, về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, về xây dựng chính đảng của

giai cấp công nhân được Mác và Ăngghen trình bày rõ trong tác phẩm Tuyên ngôncủa Đảng Cộng sản

Nội dung Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được C.Mác và Ph.Ăngghen trìnhbày thành bốn chương Ngoài ra, mỗi lần xuất bản, hai ông còn viết lời tựa để thuyếtminh và làm rõ hơn nội dung tư tưởng của Tuyên ngôn (bổ sung nội dung Tuyênngôn)

Trang 16

Ngay đầu chương I, Mác và Ăngghen đã khẳng định một luận điểm là: “Lịch sửcủa tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”8 Mác vàĂngghen đã chỉ rõ (lịch sử của tất cả các xã hội cho đến ngày nay tức là toàn bộ lịchsử thành văn Năm 1847, người ta vẫn hầu như hoàn toàn không biết tổ chức xã hội cótrước toàn bộ lịch sử thành văn, tức là tiền sử của xã hội Sau đó, Hác-thau-den đãphát hiện ra chế độ công hữu ruộng đất ở Nga khi ông viết một tác phẩm mô tả vềnhững vết tích của chế độ công xã trong những quan hệ ruộng đất ở Nga Mau-re, mộtnhà sử học Đức, ông nghiên cứu chế độ của Giéc-ma-ni và của Đức thời trung cổ đãchứng minh rằng chế độ công hữu ruộng đất là cái cơ sở xã hội làm điểm xuất phátcho sự phát triển lịch sử tất cả các bộ lạc Đức, và người ta dần thấy rằng công xã nôngthôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất, đang là hoặc đã là hình thức nguyên thủycủa xã hội ở khắp nơi, từ Ấn – độ đến Ai-rơ-lan Hình thức điển hình của kết cấu nộibộ của xã hội cộng sản nguyên thủy đó đã được Móoc-gan làm sáng tỏ khi ông phát

hiện được thực chất của thị tộc và địa vị của nó trong bộ lạc Cùng với sự tan rã của

công xã nguyên thủy ấy, xã hội bắt đầu phân chia thành những giai cấp riêng biệt vàcuối cùng là đối kháng…

Trong xã hội tư bản cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục diễn ra, song cuộc đấutranh trong xã hội ấy có tính chất khác biệt so với các cuộc đấu tranh ở trong các xãhội trước Đó là, ở đây mâu thuẫn giai cấp đã dần dần tập trung lại thành hai phe đốilập chủ yếu là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.

Mác và Ăngghen đã phân tích quá trình phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tưbản, của giai cấp tư sản cũng như sự diệt vong tất yếu của giai cấp tư sản và chủ nghĩatư bản đồng thời với sự thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau.

- Giai cấp tư sản là một giai cấp cách mạng, song nó vẫn là một giai cấpbóc lột nên tính cách mạng của nó còn bị hạn chế Những hạn chế đó là nguyên nhân

8 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản sự thật, 1974, tr.42

Trang 17

dẫn đến sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa ta bản, tư sản không xóa đi những mâuthuẫn trước mà chỉ làm cho những mâu thuẫn đó phát triển dưới hình thức khác:

“Ngày nay, trước mắt chúng ta đang diễn ra một quá trình tương tự Xã hội tư sảnhiện đại, với những quan hệ sản xuất và trao đổi tư sản của nó, với chế độ sở hữu tưsản, đã tạo ra những tư liệu sản xuất và trao đổi hết sức mạnh mẽ như thế, thì bâygiờ, giống như một tay phù thủy không còn đủ sức trị những âm binh mà y đã triệulên Từ hàng chục năm nay, lịch sử công nghiệp và thương nghiệp không phải là cáigì khác hơn là lịch sử cuộc nổi dậy của lực lượng sản xuất hiện đại chống lại nhữngquan hệ sản xuất hiện đại, chống lại chế độ sở hữu đang quyết định sự tồn tại và sựthống trị của giai cấp tư sản”9.

+ Khi chủ nghĩa tư bản được xác lập thì nó lại làm xuất hiện những mâu thuẫngiữa Quan hệ sản xuất với Lực lượng sản xuất Chính sự phát triển của lực lượng sản

xuất sẽ làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở nên “chật hẹp” và kìm hãm,

trói buộc sự phát triển của lực lượng sản xuất Do đó, nó sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất tư

bản chủ nghĩa để phát triển: “Những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không thúcđẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng đã thành quá mạnh đối vớiquan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của chúng;và mỗi khi những lực lượng sản xuất xã hội khắc phục được sự cản trở ấy thì chúnglại xô toàn thể xã hội tư sản vào tình trạng rối loạn và đe dọ sự sống còn của sở hữutư sản Chế độ tư sản đã trở thành quá hẹp, không đủ để chứa đựng những của cải đãđược tạo ra trong lòng nó nữa – Giai cấp tư sản khắc phục những cuộc khùng hoảngấy như thế nào?10 Điều đó chứng tỏ sự bất lực của giai cấp tư sản trong việc giải quyết

những mâu thuẫn trong xã hội tư sản.

Tư bản chủ nghĩa phát triển cùng với những mặt trái của nó là sự bóc lột đối vớigiai cấp công nhân và nhân dân lao động: “Công nghiệp hiện đại đã biến xưởng thợ

Trang 18

nhỏ của người thợ cả gia trưởng thành công xưởng lớn của nhà tư bản công nghiệp.Những khối đông đảo công nhân, chen chúc nhau trong công xưởng, được tổ chứctheo lối quân sự Là những người lính trơn của công nghiệp, họ bị đặt dưới quyềngiám sát của cả một hệ thống cấp bậc sĩ quan và hạ sĩ quan Họ không những là nô lệcủa giai cấp tư sản, của Nhà nước tư sản, mà hàng ngày, hàng giờ còn là nô lệ củamáy móc, của người đốc công và trước hết là của chính người tư sản chủ công xưởng.Chế độ chuyên chế ấy còn công khai tuyên bố lợi nhuận là mục đích duy nhất của nóthì nó lại càng trở nên ty tiện, bỉ ổi, đáng căm ghét”11.

+ Chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những nhân tố phủ địnhbản thân nó Trong xã hội tư bản nảy sinh một hiện tượng chưa từng có trong nhữngxã hội trước kia đó là hiện tượng khùng hoảng sản xuất thừa và nạn thất nghiệp.Khùng hoảng thừa và nạn thất nghiệp do chủ nghĩa tư bản tạo ra cũng chính là nhữngnguyên nhân thủ tiêu giai cấp tư sản.

Như vậy, Mác và Ăngghen đã từ sự phân tích xu hướng phát triển khách quancủa lực lượng sản xuất đã chỉ ra quá trình nảy sinh và phát triển của giai cấp tư sản.Các ông đã chỉ ra quá trình vận động của nó từ một giai cấp bị áp bức trong xã hộiphong kiến đã trở thành một giai cấp thống trị Rồi lại đến một lúc mà cùng với sự lỗithời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, địa vị thống trị, vai trò quản lý của giaicấp này cũng trở nên lỗi thời về phương diện lịch sử Lúc đó tất yếu nó sẽ bị thay thế.Khi nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành siềng xích và kìm hãm sự pháttriển của lực lượng sản xuất thì nó mới được xóa bỏ, chừng nào còn chưa thành siềngxích và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thì còn sử dụng nó.

2.1.2 Đấu tranh giai cấp ở giai đoạn xã hội chủ nghĩa

11 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản sự thật, 1974, tr.55

Trang 19

- Cùng với sự ra đời của tư sản, giai cấp vô sản cũng ra đời và tồn tại songsong với giai cấp tư sản: “Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí giết mình;nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy, - những công nhân hiện đại, nhữngngười vô sản”12.

- Lần đầu tiên trong tác phẩm Mác và Ăngghen chỉ ra giai cấp vô sản làsản phẩm của nền đại công nghiệp, họ đại biểu cho lưc lượng sản xuất ngày càng hiện

đại và do đó sự nổi dậy của lưc lượng sản xuất để thực hiện “đòi hỏi, đập tan, phá vỡ”

quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ có biểu hiện về mặt xã hội thành sự nổi dậy củagiai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản và quá trình đấu tranh của vô sản là quá trình

đấu tranh từ thấp đến cao, từ tự phát sang tự giác “Giai cấp vô sản trải qua nhiều giaiđoạn tiến triển khác nhau Cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp tư sản bắt đầu ngaytừ lúc mới ra đời Thoạt đầu, cuộc đấu tranh cuộc đấu tranh được tiến hành bởi những

công nhân riêng lẻ, kể đến là bởi những công nhân cùng một xưởng, và sau đó là bởinhững công nhân cùng một ngành công nghiệp, cùng một địa phương chống lại người

tư sản trực tiếp bóc lột…”13

Nói chung, những xung đột xảy ra trong xã hội cũ đã giúp bằng nhiều cách chogiai cấp vô sản phát triển Giai cấp tư sản sống trong một trạng thái chiến tranh khôngngừng: trước hết chống lại quý tộc, rồi chống lại các bộ phận của chính ngay giai cấptư sản mà quyền lợi xung đột với sự tiến bộ của công nghiệp, và luôn luôn chống lạigiai cấp tư sản của tất cả các nước ngoài Trong hết thảy những cuộc đấu tranh ấy, giaicấp tư sản thấy buộc phải kêu gọi giai cấp vô sản, cầu họ giúp sức, và do đó lôi cuốnhọ vào phong trào chính trị Thành ra giai cấp tư sản đã cung cấp cho những người vôsản một phần trí thức của bản thân nó, nghĩa là những vũ khí chống lại bản thân nó”14.

12 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản sự thật, 1974, tr.54

Trang 20

Từ sự phân tích quá trình hình thành và phát triển của giai cấp vô sản, Mác vàĂngghen cũng đã chỉ ra địa vị của họ, họ là những người lao động làm thuê không cótư liệu sản xuất, họ bị áp bức, bị bóc lột nhất trong xã hội tư bản Giai cấp vô sản, họkhông có tư liệu sản xuất nhưng có sức lao động Trong xã hội tư bản chủ nghĩa chỉthừa nhận sức lao động là hành hóa và đó là loại hàng hóa đặc biệt vì khi mang vòa sửdụng thì nó tạo ra giá trị nhiều hơn giá trị trước nó và số nhiều hơn đó được tư bản bóclột dặc biệt hơn nữa là vì nếu không dùng hành hóa này thì nó sẽ tự tiêu mất.

Như vậy, giai cấp vô sản là đại biểu cho lưc lượng sản xuất tiến bộ nhưng lại bịgiai cấp tư sản bóc lột, điều đó đã tạo cho giai cấp vô sản một tinh thần cách mạngtriệt để, hơn nữa tính cách mạng triệt để ấy còn bắt nguồn từ khả năng giai cấp này cóthể vươn tới tầm cao thời đại về phương diện tri thức nên họ có thể nhận rõ xu thế tấtyếu của lịch sử Sự phát triển của giai cấp vô sản và cuộc đấu tranh của giai cấp vôsản để chống lại tư sản là phù hợp với yêu cầu phát triển của lịch sử.

2.2 Bạo lực cách mạng là một tất yếu của cách mạng vô sản

2.2.1 Địa vị của gai cấp vô sản và những tầng lớp có liên quan

- Mác và Ăngghen đã chỉ rõ sự khác nhau giữa phong trào công nhân với

các phong trào đấu tranh khác là cách mạng của giai cấp công nhân là cách mạng triệtđể nhất và giai cấp vô sản phải dùng bạo lực để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tưsản giành chính quyền

+ Mác và Ăngghen chỉ rõ: Giai cấp vô sản đã bị đẩy xuống tận cùng nấc thangcủa xã hội (xét về mặt lợi ích) Chính vì vậy mà họ đã trở thành tụ điểm của mọinguyện vọng được giải phóng khỏi áp bức và bóc lột của tất cả những người lao động.Nhưng ngược lại họ tìm thấy lợi ích cùng với lợi ích của giai cấp công nhân Do đógiai cấp công nhân chỉ có thể được giải phóng khi tất cả các tầng lớp lao động bị ápbức trong xã hội tư bản được giải phóng> Tức cuộc đấu tranh để giải phóng giai cấp

Trang 21

tư sản trùng hợp một cách khách quan với cuộc đấu tranh giải phóng xã hội Vì vậy,cách mạng của giai cấp công nhân là cách mạng triệt để nhất.

+ Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản được bắt đầu ngay từ khi nó mới ra đời vàtrải qua các giai đoạn phát triển khác nhau nhưng cuối cùng nó kết thúc bằng cuộccách mạng xã hội chủ nghĩa Trong đó giai cấp vô sản phải lãnh đạo tất cả những

người lao động bị áp bức dùng bạo lực để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản

giành lấy chính quyền… “Công nhân bắt đầu thành lập những hội đồng minh chốnglại bọn tư sản để bảo vệ tiền công của mình Thậm chí họ đi tới chỗ thành lập nhữngđoàn thể thường trực để sẵn sàng đối phó khi những cuộc xung đột bất thần xảy ra.Đay đó, đấu tranh nổ thành bạo động”15

- Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen cũng đã chỉ ranhững đặc điểm cơ bản của phong trào công nhân thể hiện ở ba điểm:

+ Một là, phong trào công nhân không phải là phong trào của số ít người, mưulợi cho một số ít người mà nó là phong trào của đông đao quần chúng lao động: “Tấtcả những phong trào lịch sử từ trước đến nay đều là do thiểu số thực hiện hoặc là mưulợi ích cho thiểu số Phong trào vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại đa số, mưulợi cho tuyệt đại đa số Giai cấp vô sản, tầng lớp dưới của xã hội hiện tại, không thểvùng dậy, vươn mình lên mà lại không làm nổ tung toàn bộ những tầng lớp bên trêncấu thành xã hội chính thức”16

+ Hai là, phong trào vô sản không nhằm củng cố và duy trì chế độ tư hữu haychế độ chính trị duy trì tư hữu mà nhằm xóa bỏ chế độ tư hữu cùng toàn bộ nhữngthiết chế chính trị để nhằm áp bức, bóc lột con người: “Tất cả những giai cấp trước kiađã chiếm được chính quyền đều ra sức củng cố địa vị mà họ đã nắm được bằng cáchbắt xã hội phải tuân theo những điều kiện bảo đảm cho phương thức chiếm hữu của

Trang 22

chính chúng Những người vô sản chỉ có thể nắm được những lưc lượng sản xuất xãhội bằng cách xóa bỏ phương thức chiếm hữu hiện nay của chính mình, và do đấy xóabỏ toàn bộ phương thức chiếm hữu đã tồn tại từ trước đến nay Những người vô sảnchẳng có gì là của mình để bảo vệ cả: họ phải phá hủy hết thảy những cái gì từ trướcđến nay vẫn bảo đảm và bảo vệ chế độ tư hữu”.17

+ Ba là, tính chất quốc tế của giai cấp công nhân và tính chất quốc tế ccuar cáchmạng xã hội chủ nghĩa: phong trào vô sản là phong trào mang tính chất quốc tế Mọicuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở các quóc gia, dân tộc đều là một bộ phận của

cuộc đấu tranh mà giai cấp vô sản quốc tế đang thực hiện; “Cuộc đấu tranh của giaicấp vô sản chống giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung không phải là cuộc đấu tranhdân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc Đương nhiên là trướchết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cáp tư sản nước mình đã”18

- Từ việc Mác và Ăngghen chỉ ra sự khác biệt giữa phong trào công nhânvới các phong trào đấu tranh khác và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của phong trào

công nhân nhàn làm rõ hơn về cách mạng bằng bạo lực Cùng với đó là sự sụp đổ

của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau “Trong

khi phác ra những nét lớn của các giai đoạn phát triển của giai cấp vô sản, chúng tôiđã vạch lại lịch sử của cuộc nộ chiến ít nhiều tiềm tàng, ngấm ngầm trong xã hội hiệnnay cho đến lúc mà cuộc nội chiến ấy nổ bùng ra thành cách mạng công khai, mà giaicấp vô sản thiết lập sự thống trị của mình bằng cách lật đổ giai cấp tư sản bằng bạolực.

Tất cả những xã hội trước kia, như chúng ta đã thấy, đều dựa trên sự đối khánggiữa các giai cấp áp bức với các giai cấp bị áp bức Nhưng muốn áp bức một giai cấpthì phải có thể dảm bảo cho giai cấp ấy những điều kiện sinh hoạt khiến cho họ chí ít

17 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản sự thật, 1974, tr.6118 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Nhà xuất bản sự thật, 1974, tr.62

Trang 23

cũng có thể sống được trong vòng nô lệ Người nông nô, giữa lúc chế độ nông nôcòn thịnh, đã tiến tới chỗ trở thành một thành viên của công xã, cũng như nhữngngười tiểu tư sản đã vươn tới địa vị người tư sản, dưới ách của chế độ chuyên chếphong kiến Người công nhân hiện đại, trái lại, đã không vươn lên được cùng với sựtiến bộ của công nghiệp, mà còn luôn luôn sa xuống thấp hơn, dưới cả những điềukiện sinh hoạt của giai cấp họ Người lao động trở thành một người nghèo khổ vàcảnh nghèo khổ còn tăn lên nhanh hơn là dân số và của cải Vậy hiển nhiên là giaicấp tư sản không có khả năng tiếp tục làm tròn vai trò giai cấp thống trị của mình vàbuộc xã hội phải chịu theo điều kiện sinh hoạt của giai cấp mình, coi đó là một quyluật chi phối tất cả Nó không thể thống trị được nữa, vì nó không thể bảo đảm chongười nô lệ của nó ngay cả một mức sinh hoạt nô lệ, vì nó đã buộc phải để người nôlệ ấy rơi xuống tình trạng khiến nó phải nuôi người nô lệ ấy chứ không phải người

nô lệ ấy nuôi nó Xã hội không thể sống dưới sự thống trị của giai cấp tư sản nữa,như thế có nghĩa là sự tồn tại của giai cấp tư sản không còn tương dung với sự tồntại của xã hội nữa”19.

Tóm lại, từ sự phân tích quá trình phát triển kinh tế - xã hội Mác và Ăngghen đãđi đến kết luận khoa học sự thắng lợi của giai cấp vô sản và sự thất bại của giai cấptư sản đều tất yếu như nhau, như Mác và Ăngghen đã viết: “Điều kiện căn bản của

sự tồn tại và của sự thống trị của giai cấp tư sản là sự tích lũy của cải vào tay tưnhân, là sự hình tành và tăng thêm tư bản; điều kiện tồn tại của tư bản là chế độ làmthuê Chế độ làm thuê hoàn toàn dựa vào chế độ cạnh tranh giữa công nhân vớinhau Nhưng sự tiến bọ của công nghiệp, mà giai cấp tư sản là kẻ thúc đẩy không tựgiác và bắt buộc, đem sự đoàn kết cách mạng của công nhân do liên hợp lại mà có,thay cho sự cô lập của công nhân do cạnh tranh giữa họ gây nên Như vậy là sự pháttriển của đại cong nghiệp đã phá sập, dưới chân của giai cấp tư sản, chính ngay cái

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w