Lý luận về cách mạng vô sản của Mác và Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Việt Nam

MỤC LỤC

Cách mạng vô sản là một quy luật phổ biến của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Mau-re, một nhà sử học Đức, ông nghiên cứu chế độ của Giéc-ma-ni và của Đức thời trung cổ đã chứng minh rằng chế độ công hữu ruộng đất là cái cơ sở xã hội làm điểm xuất phát cho sự phát triển lịch sử tất cả các bộ lạc Đức, và người ta dần thấy rằng công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất, đang là hoặc đã là hình thức nguyên thủy của xã hội ở khắp nơi, từ Ấn – độ đến Ai-rơ-lan. Do đó, nó sẽ phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để phát triển: “Những lực lượng sản xuất mà xã hội sẵn có, không thúc đẩy quan hệ sở hữu tư sản phát triển nữa; trái lại, chúng đã thành quá mạnh đối với quan hệ sở hữu ấy, cái quan hệ sở hữu lúc đó đang cản trở sự phát triển của chúng;. Như vậy, giai cấp vô sản là đại biểu cho lưc lượng sản xuất tiến bộ nhưng lại bị giai cấp tư sản bóc lột, điều đó đã tạo cho giai cấp vô sản một tinh thần cách mạng triệt để, hơn nữa tính cách mạng triệt để ấy còn bắt nguồn từ khả năng giai cấp này có thể vươn tới tầm cao thời đại về phương diện tri thức nờn họ cú thể nhận rừ xu thế tất yếu của lịch sử.

Bạo lực cách mạng là một tất yếu của cách mạng vô sản

Bạo lực cách mạng là hình thức khởi nghĩa vũ trang kết hợp bãi công chính trị của quần chúng mà như Mác và Ăngghen đã nói là bạo lực của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác để giành lấy quyền lực chính trị: “Khi những đối kháng giai cấp mất đi trong tiến trình của sự phát triển và toàn bộ sản xuất đã tập trung trong tay những cá nhân liên hợp thành đoàn thể thì quyền lực công cộng cũng mất tính chất chính trị của nó. Nếu giai cấp vô sản, trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải đoàn kết thành giai cấp, nếu giai cấp vô sản thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt chế độ sản xuất cũ, thì đồng thời với việc tiêu diệt chế độ sản xuất ấy, nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt các giai cấp nói chung và cũng do đấy, tiêu diệt ngay sự thống trị của chính giai cấp mình. Lý luận về bạo lực cách mạng của Mác và Ăngghen sau này khi Lênin phát triển chủ nghĩa Mác đã nói: Với bản chất hiếu chiến những thế lực tư bản đế quốc chủ nghĩa sẵn sàng sử dụng bạo lực phản cách mạng để đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân lao động, do vậy, trong hoàn cảnh đó, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể giành thắng lợi, giành được chính quyền “bằng cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản”23.

Lý luận về cách mạng không ngừng và thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Ở Pháp những người cộng sản liên hợp với Đảng dân chủ - xã hội chủ nghĩa (đảng có những bộ phận ít nhiều mang màu sắc xã hội chủ nghĩa trong đảng dân chủ hay cộng hòa là dân chủ - xã hội chủ nghĩa, và Đảng tự mệnh danh là dân chủ - xã hội chủ nghĩa ở Pháp là do Lơ-đơ-ruy Rô-lanh đại biểu trong đời sống chính trị, do Lu-i Bơ- lăng đại biểu trong văn học; như vậy, đảng này khác hẳn với đảng dân chủ - xã hojoij. Đức hiện nay một trời một vực) chống giai cấp tư sản bảo thủ và cấp tiến, đồng thời vẫn dành cho mình cái quyền phê phán những lời nói suông và những ảo tưởng do truyền thống cách mạng để lại. Mác và Ăngghen còn nêu ra trong từng giai đoạn của cách mạng, chính Đảng của giai cấp vụ sản cần xỏc định nhiệm vụ chủ yếu của cỏch mạng, xỏc định rừ kẻ thự, những lực lượng, những đảng phải cần liên hiệp để đánh vào kẻ thù chính, vào những thế lực phản động thống trị: “Ở Đức, Đảng cộng sản đấu tranh chung với giai cấp tư sản mỗi khi giai cấp này hành động cách mạng chống chế độ quân chủ chuyên chế, chống chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và giai cấp tiểu tư sản phản động. Nhưng, không giờ phút nào, Đảng cộng sẩn lại quên gây cho công nhân một ý thức sỏng suốt và rừ rệt về sự đối khỏng kịch liệt giữa giai cỏp tư sản và giai cấp vụ sản, để khi có thời cơ thì có bao nhiêu điều kiện chính trị và xã hội do chế độ tư sản tạo ra, công nhân Đức biết đổi thành bấy nhiêu vũ khí chóng lại giai cấp tư sản, để nagy sau khi tiêu diệt song những giai cấp phản động ở Đức thì có thể tiến hành đấu tranh chống lại chính ngay giai cấp tư sản”24.

Ý nghĩa lý luận

Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, Đảng là của giai cấp công nhân và của cả nhân dân lao động và của cả dân tộc không chỉ phản ánh thực tế xây dựng và hoạt động của Đảng suốt từ năm 1930 đến nay mà còn ngày càng củng cố quan hệ mật thiết giữa Đảng với giai cấp, nhân dân và dân tộc. Sự lựa chọn đó còn là một điều kiện để chúng ta chứng minh một cách khoa học những hạn chế của các phong trào cách mạng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như phong trào Cần Vương nhằm muốn đưa xã hội Việt Nam quay trở lại xã hội phong kiến cũng thất bại. Nhận thức được tình hình như vậy ngay từ những ngày đầu tiên khi Đảng mới thành lập, mà Đảng ta đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định con đường phát triển của dân tộc ta trong chánh cương vắn tắt của Đảng là “Chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Ý nghĩa thực tiễn

Năm 1921, khi phân tích các nước Đông Dương, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rừ: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đó chuẩn bị đất rồi: chủ nghĩa xó hội chỉ cũn cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”33. Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã đề ra Cương lĩnh, đường lối kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc dẫn tới những thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa lịch sử và thời đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 xoá bỏ chế độ phong kiến và thuộc địa giành độc lập và thiết lập nhà nước cách mạng kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Con đường phát triển cách mạng nước ta hiện nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV năm 1976 quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ ra quá trình cách mạng có quy luật của nước ta là độc lập dân tộc không tách rời chủ nghĩa xã hội, khi giai cấp công nhân nắm giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ cũng là bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của chuyên chính vô sản. Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp (tiểu nông, manh mún, lạc hậu về khoa học công nghệ) lại bị chiến tranh tàn phá nên khi quyết định bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng đồng thời là lúc Đảng và nhà nước ta xác định nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hàng đầu, nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Dự thảo Cương lĩnh đã xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức kinh tế xã hội đan xen”36.

Đại hội X của Đảng (4-2006) đã khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;. “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”38.