1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn

368 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Tuần Hoàn Ở Việt Nam – Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả PGS.TS. Nguyễn Đức Trung, PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao, TS. Nguyễn Trần Phỳc, TS. Cung Thị Tuyết Mai, TS. Nguyễn Thế Bớnh, PGS.TS. Trần Mai Ước, TS. Nguyễn Quỳnh Hoa, TS. Nguyễn Mạnh Hựng, TS. Nguyễn Anh Vũ, ThS. Nguyễn Thị Thu Lài, TS. Nguyễn Quốc Toàn, TS. Ngụ Thị Kim Liờn, ThS. Đoàn Thị Hồng Minh, TS. Vừ Anh Tuấn, ThS. GVC. Hà Thanh Quyền, ThS. Trương Thị Thựy Dung, ThS. Vũ Thị Thu Hiền, ThS. Dương Thị Thanh Hậu
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đức Trung
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Thể loại kỷ yếu
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 368
Dung lượng 7,57 MB

Nội dung

Hội thảo tập trung vào các chủ đề sau:  Cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế tuần hoàn;  Kinh nghiệm quốc tế, khu vực về phát triển kinh tế tuần hoàn và bài học tha

Trang 1

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Trang 2

Trưởng khoa, Khoa Lý luận chính trị Viện trưởng Viện NCKH&CNNH Chánh Văn phòng

Trưởng phòng, Phòng Tài chính - Kế toán Trưởng phòng, Phòng Quản trị tài sản Trưởng phòng, Phòng Tư vấn tuyển sinh và Phát triển thương hiệu Phó Trưởng khoa, Khoa Lý luận chính trị

Trưởng bộ môn, Khoa Lý luận chính trị Trưởng bộ môn, Khoa Lý luận chính trị Phó Chánh Văn phòng

TS Cung Thị Tuyết Mai

ThS Nguyễn Thị Thu Lài

TS Nguyễn Quốc Toàn

TS Ngô Thị Kim Liên

PGS.TS Nguyễn Đức Trung

TS Cung Thị Tuyết Mai

TS Nguyễn Văn Thích

TS Nguyễn Thị Kim Phụng

TS Nguyễn Quốc Toàn

TS Ngô Thị Kim Liên

Trưởng bộ môn, Khoa Lý luận chính trị Giảng viên, Khoa Lý luận chính trị Giảng viên, Khoa Lý luận chính trị Giảng viên, Khoa Lý luận chính trị Giảng viên, Khoa Lý luận chính trị

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Áp dụng kinh tế tuần hoàn đang là một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về cả kinh tế, môi trường và xã hội mà nó được kỳ vọng mang lại như: Tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và giảm tác động môi trường, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và ứng phó với biến đổi khí hậu Do vậy, kinh tế tuần hoàn đang được Việt Nam xem là một ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo của phát triển đất nước Nhằm làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội cho giảng viên và các nhà khoa học trong và ngoài trường công bố và thảo luận những nghiên cứu có liên quan, Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại

học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Phát triển kinh tế tuần hoàn ở

Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Hội thảo tập trung vào các chủ đề sau:

 Cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế tuần hoàn;

 Kinh nghiệm quốc tế, khu vực về phát triển kinh tế tuần hoàn và bài học tham khảo cho Việt Nam;

 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam thời gian qua;

 Những giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong thời gian tới;

 Mối liên hệ giữa kinh tế tuần hoàn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;

 Phát triển kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể;

 Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh tế tuần hoàn;

 Tài chính cho phát triển kinh tế tuần hoàn;

 Mối quan hệ giữa kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững;

 Các chỉ số đánh giá phát triển kinh tế tuần hoàn và cách tiếp cận đánh giá;

Với các chủ đề trên, Ban Tổ chức đã phát hành thư mời, gửi đến các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà thực hiện chính sách Thông qua đó, Ban tổ chức đã nhận, phản biện và chọn đăng kỷ yếu 51 tham luận trong số 130 bài gửi về Từ những nghiên cứu này, các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được khai thác, phân tích, đánh giá và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thể hiện sự đầu tư công phu, nghiêm túc của quý Tác giả

Ban Tổ chức trân trọng giới thiệu đến quý thầy, cô và các nhà nghiên cứu

BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3 KINH TẾ TUẦN HOÀN – GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀI HÕA

VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 9

PGS TS Nguyễn Hồng Quân, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự

TÀI CHÍNH XANH - MỘT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC TĂNG

TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM 18

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, ThS Lê Bá Nhật Minh, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân

KINH TẾ TUẦN HOÀN - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP ĐÀ

NẴNG 25

PGS.TS Bùi Quang Bình, ThS Bùi Phan Nhã Khanh

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ BÀI HỌC

THAM KHẢO CHO VIỆT NAM 34

TS Cung Thị Tuyết Mai, ThS Dương Thị Thanh Hậu

KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 42

TS Ông Văn Năm, Dương Minh Ngọc Hoa

SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM 47

TS Nguyễn Mạnh Hùng

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG XU THẾ KINH TẾ TUẦN HOÀN - MỘT SỐ GỢI

MỞ TỪ NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 53

ThS Nguyễn Thị Thu Lài, ThS Vũ Thị Thu Hiền, ThS Nguyễn Thị Hoàng Oanh

ÁP DỤNG KINH TẾ TUẦN HOÀN HƯỚNG TỚI NÔNG NGHIỆP XANH -

KINH NGHIỆM CỦA THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO CHO VIỆT NAM 62

TS Ngô Thị Kim Liên

KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG QUẢN LÝ RÁC THẢI - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

- THỰC TIỄN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 71

TS Nguyễn Quốc Toàn, ThS Nguyễn Thị Trang Nhung

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU XANH VIỆT NAM: KINH NGHIỆM TỪ ẤN ĐỘ VÀ

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 81

TS Châu Đình Linh

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT NHẰM KHẮC PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH

DO ẢNH HƯỞNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19 GÓP PHẦN THÖC ĐẨY PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 87

TS Trần Thị Bích Nga

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 94

TS Trần Thị Thủy

Trang 5

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở

VIỆT NAM 101

TS Phan Thị Cẩm Lai

NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN 109

TS Nguyễn Thị Hiền, ThS Võ Thanh Tuấn

TỪ KINH TẾ TUẦN HOÀN ĐẾN KINH TẾ XANH 116

ThS Hồ Việt Hà

KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI NGUỒN LỰC CON

NGƯỜI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 122

TS Võ Anh Tuấn, ThS Hà Thanh Quyền

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 126

TS Nguyễn Thị Thanh Liên

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY 133

ThS Nguyễn Thị Thanh Nhiên

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM 142

TS Nguyễn Thị Thu Trang, Giả Thúy Nhi, Vũ Yến Nhi,

Đặng Anh Thi, Đinh Thị Phúc Thịnh, Nguyễn Thị Thuý Vân

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở TRUNG QUỐC HIỆN NAY VÀ KINH

NGHIỆM CHO VIỆT NAM 147

ThS Trần Quốc Hưng, ThS Nguyễn Ngọc Lan

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG NÔNG NGHIỆP THEO

HƯỚNG BỀN VỮNG 153

ThS Hồ Ngọc Khương, TS Tôn Thất Anh Tuấn

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, MỘT TRONG NHỮNG BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM 160

TS Hồ Ngọc Đăng

TỪ LÝ LUẬN ĐẾN MÔ HÌNH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở

TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY 165

Lê Văn Hải, Phạm Hồng Thái

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN: NHẬN DIỆN VÀ LỢI ÍCH 173

ThS Nguyễn Minh Hiền

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 179

ThS Nguyễn Hữu Ngọc, ThS Trần Thị Linh

KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP Ở TỈNH TÂY NINH 185

ThS Dương Minh Ngọc Hoa

Trang 6

KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÂY DỰNG KINH

TẾ TUẦN HOÀN 190

ThS Nguyễn Thị Hương

KINH TẾ TUẦN HOÀN HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 195

TS Cảnh Chí Hoàng

MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

ĐẾN NĂM 2030 VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM 201

ThS Lê Hồng Sơn

A REVIEW OF WASTE MANAGEMENT POLICY IN PROMOTING CIRCULAR

ECONOMY IN GERMANY 209

ThS Từ Minh Thuận, Trần Thanh Tùng, Phan Ngọc Ngân

GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

-TỪ GÓC ĐỘ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT 218

ThS Ngô Tuấn Phương, ThS Nguyễn Lệ Thủy

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NỀN HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA CÁC QUỐC

GIA PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI 227

ThS Nguyễn Thị Thu Hương

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 234

TS Nguyễn Hữu Vượng

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT

NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 239

ThS Huỳnh Thị Tuyết Ngoan

KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KINH

NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 244

TS Nguyễn Thị Thu Hà

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT

TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 253

ThS Hoàng Thị Thu Huyền

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN THÍCH ỨNG

VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY 259

TS Nguyễn Hữu Sơn

ỨNG DỤNG LOGISTICS XANH NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI

TRƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 264

ThS Đỗ Thị Thu Hà, Mai Lê Hoàng Linh, Hồ Thị Thanh Thảo

OVERVIEW OF CHINA CIRCULAR ECONOMIC ASSESSMENT INDICATOR 272

Prof Huang Yong Peng, M.S Tran Quoc Hung

DEVELOPING CIRCULAR ECONOMY MODEL IN SOME COUNTRIES AROUND

THE WORLD – TOWARDS SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS IN VIETNAM 279

Trang 7

Nguyen Quoc Dai Truong An

THỰC HIỆN CÔNG BỐ, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ KHỦNG HOẢNG SINH

THÁI TRONG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN 285

PGS.TS Bùi Văn Dương, ThS NCS Phùng Anh Thư, ThS NCS Nguyễn Thị Thương

MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM 292

ThS Đoàn Thị Huế

QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TUẦN

HOÀN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM 298

TS Nguyễn Thị Chinh

ASSESSMENT OF THE CURRENT SITUATION OF CIRCULAR ECONOMY

DEVELOPMENT IN VIETNAM IN RECENT YEARS 304

Nguyen Huu Dung

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÖ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG

THEO TIÊU CHUẨN TCVN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH TẾ TUẦN HOÀN 310

Phạm Nguyễn Phúc Toàn

MÔ HÌNH KINH DOANH THỜI TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ IN ẤN THEO

YÊU CẦU (PRINT-ON-DEMAND), MỘT MÔ HÌNH KINH DOANH HƯỚNG TỚI

KINH TẾ TUẦN HOÀN 318

ThS Nguyễn Thị Thu Hà, ThS Trần Việt Tâm

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT GÓP PHẦN HOÀN THIỆN MÔ

HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 327

ThS Lê Thị Trường Giang, ThS Lê Thị Hồng

HƯỚNG PHÁT TRIỂN XANH VÀ BỀN VỮNG CHO NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG

NGHỆ TẠI VIỆT NAM - TIẾP THU TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA

FRAMEWORK COMPUTER HOA KỲ 334

ThS Nguyễn Sơn Tùng, ThS Nguyễn Văn Thi

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT

NAM: TRIỂN VỌNG VÀ TRỞ NGẠI 342

Trang 9

KINH TẾ TUẦN HOÀN – GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ

HÀI HÒA VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

PGS TS Nguyễn Hồng Quân, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng và nhóm cộng sự

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED)

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

1 Sự cần thiết phát triển Kinh tế tuần hoàn

Thế giới đang đứng trước thách thức lớn về vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến động kinh tế do ảnh hưởng của thiên tai và dịch bệnh trong những năm gần đây Việt Nam vẫn cho thấy là một trong những quốc gia giữ được đà tăng trưởng, tuy nhiên cũng không nằm ngoài tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế chung của thế giới Đặc biệt, khủng hoảng Covid-19 xảy ra là căn nguyên của những tác động của con người trong việc khai thác nguồn tài nguyên quá mức và xâm phạm vào vùng lõi thiên nhiên gây mất đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái (OECD, 2020) Tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ nhiều năng lượng, ô nhiễm, suy thoái đất và biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam Nếu tiếp tục phát triển theo nền kinh tế thẳng (kinh tế tuyến tính) như hiện nay dựa vào vốn tài nguyên - sản xuất - tiêu dùng - thải bỏ, việc phải đối mặt với thảm họa về tài nguyên, thảm họa về môi trường trong tương lai sẽ khó tránh khỏi Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại đến 5% GDP hằng năm (MONRE, 2019) Lượng phát sinh chất thải nhựa, chất thải từ bao bì sau khi sử dụng đang là một vấn đề thách thức đối với môi trường và sức khỏe của người dân Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong mười nước chịu ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu Với tình trạng bùng nổ dân số như hiện nay khi 66% số người dân toàn cầu sẽ sống tại các đô thị vào năm 2050 (United Nations, 2015), các thành phố sẽ ngày càng đối mặt với nhiều thách thức hơn về kinh tế, xã hội và môi trường Hơn nữa, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức tài nguyên, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa gia tăng, cùng với lối sống hiện đại, sử dụng nhiều năng lượng đã dẫn đến gia tăng phát thải khí nhà kính, đã đang gây ra những hậu quả tiêu cực cho môi trường và con người Do đó, sự chuyển dịch hướng về một nền Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là yêu cầu tất yếu để đạt được

sự phát triển bền vững và toàn diện hơn Phát triển KTTH vừa giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua kéo dài vòng đời của sản phẩm, giảm thiểu sự lãng phí, hạn chế ô nhiễm môi trường, phục hồi, tái sinh tài nguyên thiên nhiên; đồng thời giúp giảm lượng khí nhà kính và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn Điều này đã giúp cho mô hình KTTH đang giành được sự quan tâm và áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau ở khắp nơi trên thế giới (Ellen MacArthur Foundation, 2013)

Theo tổ chức Ellen MacArthur, KTTH là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông qua các

kế hoạch và thiết kế chủ động Về cơ bản, KTTH là một hệ thống kinh tế phát triển trên nền tảng các mô hình kinh doanh (business models) theo vòng tròn khép kín Trong đó, khái niệm kết thúc vòng đời (end-of-life) được thay thế bằng việc giảm sử dụng (reduce), sử dụng lại (reuse), tái chế (recycle) và phục hồi vật liệu (recover materials) trong quá trình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm Do vậy, nền KTTH sẽ

áp dụng ở các cấp độ nhỏ (sản xuất, công ty, người tiêu dùng), vừa (khu công nghiệp sinh thái), lớn (thành phố, vùng, quốc gia và xuyên quốc gia) Nền KTTH hướng đến sự phát triển bền vững trong đó tạo chất lượng môi trường, kinh tế sung túc, công bằng xã hội Tất cả cùng mang lại lợi ích cho thế hệ hiện tại

và tương lai (Ellen MacArthur Foundation, 2013)

Trang 10

Trước những thách thức, khó khăn và cả những cơ hội mang tính cấp bách về phát triển đất nước thời gian tới, Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thảo luận sâu sắc các văn kiện quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Trong đó, Đại hội nhấn mạnh định hướng phát triển kinh

tế đất nước trong giai đoạn 5 năm 2021 – 2025 và giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải hướng tới nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có nền công nghiệp hiện đại dựa trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021) Văn kiện chỉ ra định hướng quan trọng cho phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn tới nhằm chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường Như vậy, chiến lược phát triển bền vững, thực hiện mô hình KTTH đã và đang trở thành xu hướng chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới và là một sự lựa chọn phù hợp cho Việt Nam

2 Phát triển kinh tế bền vững theo mô hình KTTH tại Việt Nam trong thời gian qua KTTH ở Việt Nam

Ở Việt Nam, một số mô hình kinh tế theo hướng KTTH đã được hình thành từ những năm 1980 như mô hình vườn-ao-chuồng (VAC), đây là mô hình kinh tế sinh thái nông nghiệp bền vững mà các thành phần trong hệ thống có mối liên hệ mật thiết với nhau Mặc dù chưa hoàn thiện và áp dụng chủ yếu

ở quy mô nhỏ hộ gia đình hoặc hợp tác xã, mô hình này đã cho thấy hiệu quả kinh tế ban đầu về việc tận dụng tài nguyên và giảm tác động môi trường do tác hại của các chất thải từ chăn nuôi gây ra

Những năm gần đây, nhiều sáng kiến quản trị doanh nghiệp bền vững và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường mô hình hợp tác công - tư đang được đề xuất và từng bước triển khai Một số chương trình nổi bật như chương trình thu gom và tái chế rác thải của nhóm doanh nghiệp (DN) PRO và nhóm DN lớn, sáng kiến không xả thải vào môi trường, các khu công nghiệp sinh thái ở một số thành phố lớn Một số kết quả cụ thể từ mô hình kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng thành công trong các doanh nghiệp lớn như Heineken Việt Nam, Unilever Việt Nam, DN vừa và nhỏ như chuỗi cung ứng nuôi và sản xuất cá tra, hoặc dự án của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) về khu công nghiệp sinh thái đã và đang triển khai tại sáu khu công nghiệp ở Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ Tất cả những sáng kiến và mô hình kinh tế này đang đặt nền tảng đầu tiên cho quá trình vận chuyển

từ nền kinh tế cũ sang phát triển KTTH ở nước ta Tuy nhiên để đạt được thành công cho cả nền kinh tế Việt Nam hướng theo mô hình KTTH cần thiết phải có sự liên kết và chung tay của Nhà nước, các DN, các khu công nghiệp và cộng đồng Khi đó chuyển đổi sang nền KTTH mới đem lại những lợi ích lớn cho toàn xã hội, giải quyết những thách thức toàn cầu do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước và quốc tế, vừa giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm và đầu tư mới, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021 & Trần Hồng Hà, 2021)

Đổi mới mạnh mẽ tƣ duy và nhận thức

Đổi mới tư duy và nhận thức tầm quan trọng của KTTH có vai trò đặc biệt quan trọng, mở đường

và tạo không gian cho sự phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh tiếp tục đường lối đổi mới tư duy phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi, có ý nghĩa lịch sử của đất nước trong những năm qua Trước những vấn đề thực tiễn cấp bách về sức ép dân số, xâm lấn và phá vỡ môi trường sinh thái, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên và đặc biệt vấn đề rác thải, đổi mới tư duy và nhận thức về KTTH không chỉ còn dành cho nhà nước hay doanh nghiệp, mà cần có sự chung tay của cả cộng

Trang 11

đồng Ví dụ như sự thay đổi tư duy tiêu dùng của người dân, hướng đến tiêu dùng ―xanh‖, áp dụng phương pháp 3R (tiết giảm – tái sử dụng – tái chế) thân thiện mới môi trường sẽ thúc đẩy thị trường và kinh tế ―xanh‖ phát triển, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp chuyển hướng sang sản xuất ―xanh‖ và tạo ảnh hưởng lan toả cho phát triển bền vững trên toàn quốc Nâng cao ý thức không chỉ người dân mà cả đối với các doanh nghiệp (từ siêu nhỏ đến lớn) về trách nhiệm với rác thải, về giá trị của rác thải khi áp dụng công nghệ phù hợp biến rác thải thành nguồn năng lượng hay vật liệu mới trong mô hình KTTH Ví dụ: phân loại rác sinh hoạt trong cộng đồng gồm rác hữu cơ, rác nhựa và rác khác Trong số đó, rác hữu

cơ là nguồn nguyên liệu quan trọng sản xuất năng lượng điện từ khí biogas và phân bón hữu cơ Rác nhựa phân loại tốt có thể được tái chế ra các vật dụng khác nhau để tránh đổ thải ra môi trường gây hậu quả lâu dài… Hay các vấn đề về rác thải điện tử, các doanh nghiệp cần có chính sách hợp tác với người tiêu dùng nhằm thu gom và tái chế các sản phẩm điện tử đúng quy trình, đem lại giá trị thương mại lớn từ nguồn rác này (các kim loại quý, hiếm có trong các linh kiện điện tử) và vì một môi trường xanh, sạch, đẹp Đổi mới

tư duy xây dựng hành lang pháp lý trong thực hiện KTTH, định hướng phát triển bắt buộc nhưng kèm theo các hỗ trợ cho các doanh nghiệp thay đổi tư duy về phát triển KTTH Ví dụ: đánh thuế cao khi sử dụng năng lượng hóa thạch, chuyển sang sử dụng năng lượng sinh học và năng lượng có khả năng tái tạo như là điện năng lượng mặt trời đã và đang phát triển trên quy mô lớn trong một thời gian ngắn khi có chính sách hỗ trợ Hỗ trợ của Chính phủ về chính sách sẽ thúc đẩy DN phát triển sản xuất năng lượng sinh học, sẽ góp phần giảm dần phụ thuộc vào khai thác và sử dụng năng lượng từ dầu mỏ

Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 (hiệu lực 2022) cũng đã đưa khái niệm về KTTH và hiện nay đang các văn bản dưới luật cũng đã và đang được xây dựng Ngoài ra, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh và thiết kế để tái chế, tái sử dụng là những mục tiêu trong Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ) Đặc biệt, việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam (Quyết định số 687/QĐ-TTg 2022, ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ) góp phần

cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về ―0‖ vào năm 2050 Đề án cũng hướng tới việc tăng cường nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình KTTH; đẩy mạnh ứng dụng mô hình KTTH thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế

3 Giải pháp triển khai mô hình KTTH cho một số ngành lĩnh vực tại Việt Nam

Triển khai mô hình KTTH có thể áp dụng trong các ngành và lĩnh vực khác nhau và cần được lồng ghép vào quy hoạch, triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (Richard McClellan & cộng sự, 2022) Một số giải pháp triển khai mô hình KTTH cho một số hoạt động sản xuất tiêu biểu ở Việt Nam được trình bày như sau:

Nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và hệ thống bảo đảm lương thực

Cơ hội lồng ghép để KTTH có thể đóng góp cho chuỗi cung ứng nông nghiệp – thực phẩm là rất hứa hẹn, do các hoạt động nông nghiệp thường có tác động đáng kể tới môi trường (ví dụ như phát thải nhà kính), đồng thời cũng là các hoạt động có cường độ khai thác tài nguyên cao và tính quay vòng của

hệ thống sản xuất lương thực lớn Ngoài ra, tỷ lệ rác thải/thất thoát cao (ở mức gần 17% tổng lượng lương thực được sản xuất toàn cầu, và tỷ lệ này ở Việt Nam còn cao hơn) trong các chuỗi cung ứng cũng gợi ý rằng cần có những giải pháp KTTH cụ thể hơn Việc ứng dụng các nguyên tắc của KTTH vào hệ thống nông nghiệp-lương thực được cho là sẽ giúp mở ra các cơ hội kinh tế, và sẽ đem đến những lợi ích môi trường và xã hội to lớn Ở Việt Nam, bên cạnh năng lượng tái tạo, nông nghiệp là một trong những ngành trọng tâm ưu tiên của quy hoạch KTTH quốc gia Nông nghiệp có thể là ngành có tiềm năng hưởng lợi nhiều nhất từ KTTH tại Việt Nam Các cơ hội ứng dụng KTTH vào hoạt động nông nghiệp là rất lớn và

Trang 12

đa dạng, từ tiết giảm sử dụng nước, nguồn lực đất và giảm suy thoái môi trường, cho đến cải thiện sức khỏe công cộng và các lợi ích kinh tế xã hội như các phụ phẩm có giá trị gia tăng, năng lượng sinh khối,

du lịch, giảm thiểu biến đổi khí hậu và tạo việc làm ở khu vực nông thôn

Năng lƣợng

Trong những thập kỷ qua, sự nổi lên của năng lượng tái tạo (NLTT) là một trong những bước phát triển quan trọng nhất đối với phát triển bền vững trong tương lai, đặc biệt là trong ứng phó với biến đổi khí hậu Việc tái định hình ngành năng lượng thành hệ thống kinh tế tuần hoàn là một bước chuyển đổi hệ thống quan trọng Bằng cách dịch chuyển dần ra khỏi mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống và hướng dần sang KTTH, quá trình dịch chuyển sang nền kinh tế năng lượng sạch sẽ giúp chuỗi cung ứng năng lượng phát triển theo hướng ngắn gọn, minh bạch và đa dạng hơn, và có thể theo dõi các tiêu chuẩn đạo đức dễ dàng hơn Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhu cầu chuyển đổi năng lượng sang NLTT tại Việt Nam đã trở thành vấn đề bức thiết Ngoải những nguồn vốn tài nguyên tự nhiên sẵn có mà con người hiện vẫn đang khai thác (như gió, năng lượng mặt trời), lượng sinh khối hiện có từ hoạt động nông nghiệp cũng có thể hỗ trợ phát triển NLTT tại Việt Nam NLTT cần được đưa vào các mô hình kinh doanh tương ứng trong nhiều ngành nghề (nông nghiệp, phát triển đô thị, giao thông vận tải) Bên cạnh những giải pháp truyền thống (như sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời), những tư vấn được phỏng vấn trong phạm vi nghiên cứu này cũng gợi ý việc sử dụng những công nghệ tiên tiến, như thu trữ năng lượng (bao gồm cả năng lượng nước) và phát triển năng lượng sinh khối

Lâm nghiệp

KTTH cũng đã được ứng dụng trong lâm nghiệp Về khía cạnh này, các nguyên tắc của KTTH cũng đồng nhất với những thông lệ trong sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng Ví dụ, các sản phẩm gỗ dùng cho mục đích xây dựng tạo ra lượng khí thải carbon thấp hơn so với bê tông cho các tòa nhà Gỗ, sợi xenlulô và các phụ phẩm từ chúng (như linen) có thể thay thế các nguyên vật liệu không thể tái tạo Các giải pháp KTTH khác, như tái chế giấy, cũng là những thực hành phổ biến Do đó, rừng và các sản phẩm từ rừng có thể đóng vai trò mấu chốt trong nền KTTH thông qua việc cung cấp nguồn nguyên liệu thô có thể tái tạo Trong vài thập kỷ qua, mặc dù Việt Nam đã xem xét một số hoạt động lâm nghiệp tuần hoàn (như tái gây trồng rừng), những thành công có được vẫn còn rất hạn chế Các báo cáo vẫn thường xuyên đề cập tới hệ quả của phá rừng tới suy thoái sinh thái, như lũ lụt và hạn hán Chính phủ cũng đã công nhận đây là một vấn đề và nỗ lực trồng cây trên cả nước Năm 2021, Thủ tướng ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg - Đề án trồng 1 tỷ cây xanh trong giai đoạn 2021 - 2025 và đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các bên liên quan Gần đây, Chương trình Phát triển Lâm nghiệp bền vững Quốc gia 2021 – 2030 (Quyết định số 809/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 7 năm 2022) do Thủ tướng ban hành cũng xem xét nhiều khía cạnh nội dung như phát triển rừng, bảo vệ rừng và sử dụng rừng, hay chế biến và thương mại lâm sản KTTH trong lâm nghiệp mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, không chỉ hỗ trợ việc thực hiện chương trình mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0, mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với phát triển kinh tế-xã hội Tích hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, du lịch, bảo tồn, phát triển, tái sinh văn hóa/thiên nhiên, cùng với công nghiệp hoá sản xuất gỗ và nội thất cũng là những giải pháp tích hợp tiềm năng

Du lịch

KTTH trong du lịch có thể được xem xét trên toàn bộ chuỗi giá trị: từ vận tải hàng không, vận tải đường bộ, lưu trú, các hoạt động tại điểm du lịch, ăn uống, các sự kiện du lịch và dịch vụ di chuyển Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ―phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng

Trang 13

tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu‖ Việc triển khai KTTH vào ngành du lịch ở Việt Nam vẫn còn tiềm năng rất lớn Mô hình KTTH gắn với ngành du lịch có thể thực hiện trong mối liên kết với nông nghiệp sạch/hữu cơ, xây dựng xanh, tiêu dùng xanh, các trải nghiệm liên quan tới rừng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo tồn văn hóa và đa dạng sinh học, cũng như tái tạo, và các công nghệ tiên tiến như thực tế ảo

Vận tải/Hậu cần vận tải

Theo Quỹ Ellen MacAthus, hệ thống giao thông vận tải có tính tuần hoàn có thể giúp giảm phát thải từ các phương tiện động cơ tới 70% vào năm 2050, tương đương 285 triệu tấn CO2 KTTH giúp thiết

kế các loại phương tiện di chuyển bằng điện nhẹ hơn và bền hơn Việc những phương tiện được thiết kế

có trọng lượng nhẹ hơn có nghĩa là sẽ cần ít nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất, và lượng năng lượng cần thiết để vận hành chúng cũng ít hơn Điều này, tới thời điểm năm 2050, sẽ giúp giảm mức tương đương 89 triệu tấn CO2 mỗi năm Khi các phương tiện này có độ bền cao hơn cũng giúp cắt giảm mức tương đương 208 triệu tấn CO2 mỗi năm vào năm 2050 KTTH cũng đóng góp vào chia sẻ phương tiện, nghĩa là con người nhìn chung sẽ sử dụng các phương tiện chung nhiều hơn và sẽ cần ít số lượng các phương tiện trên thế giới hơn, từ đó giúp giảm tương đương 66 triệu tấn CO2 mỗi năm vào năm 2050 KTTH hỗ trợ thiết kế các phương tiện có thể tái sử dụng và tái sản xuất Tái sản xuất và sử dụng một động cơ sử dụng ít hơn tới 85% tổng lượng carbon cần để sản xuất một động cơ mới Chiến lược này sẽ giúp giảm tương đương 38 triệu tấn CO2 mỗi năm vào năm 2050 Thêm vào đó, chuyển sang sử dụng các loại xe điện sẽ làm giảm một nửa các tác động tới khí hậu so với việc sử dụng ô tô Cùng với giao thông vận tải, tích hợp KTTH trong ngành logistics (hậu cần - kho vận) sẽ mang lại những lợi ích to lớn không chỉ đối với ngành này mà đối với cả môi trường chung Điểm này cũng đã được thảo luận ở rất nhiều ngành nghề liên quan, như Quản lý chuỗi cung ứng (SCM), Quản lý Chuỗi Cung ứng xanh và bền vững (GSCM và SSCM), Quản lý Chuỗi cung ứng vòng kín (CLSCM) Tại Việt Nam, Quyết định số 876/QĐ-TTg (2022) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải đã nhấn mạnh mục tiêu tổng thể là: Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm

2050 Một quyết định khác của Thủ tướng, Quyết định số 889/QĐ-Ttg (2020) phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng yêu cầu cần phát triển hệ thống hậu cần và cung ứng xanh giúp phân phối và vận chuyển hàng hóa trong tất cả các ngành Giao thông vận tải và hậu cần kho vận cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hợp tác kinh tế liên tỉnh và khu vực Tích hợp KTTH trong giao thông/hậu cần kho vận cũng có thể song hành với các chính sách năng lượng để huy động được tài chính xanh Các cơ chế như sản phẩm dưới dạng dịch vụ và hợp tác công-tư cũng là những giải pháp có thể ứng dụng trong khu vực ngành nghề này

Đô thị và thành phố đáng sống

Ở Việt Nam, số lượng các thành phố thông minh và tiên tiến đang ngày càng gia tăng Các sáng kiến xây dựng các thành phố thông minh của TP Hồ Chí Minh (như TP Thủ Đức), Huế, và Hà Nội hiện đang được Chính phủ và các tập đoàn lớn (như VNPT, Viettel, Mobifone) thúc đẩy Cách tiếp cận KTTH

có thể mang lại những cơ hội tái định hình cách thức con người sản xuất và sử dụng mọi thứ và có thể giúp khám phá ra những cách bảo đảm thịnh vượng lâu dài Việc thực hiện những nguyên tắc KTTH tại các thành phố đô thị có thể đẩy nhanh sự ra đời của các đô thị thịnh vượng, đáng sống và có tính chống chịu cao, đồng thời mang đến nhiều lợi ích kinh tế, văn hóa và môi trường Thực hiện KTTH tại các khu vực đô thị cũng bao gồm cả hạ tầng xanh biển-xanh lá (hạ tầng có cả hai yếu tố nước và cây cối) Các giải pháp này sẽ giúp cải thiện việc cung cấp các dịch vụ sinh thái nước, như giảm ô nhiễm không khí, các công viên được tưới tiêu tốt hơn, cung cấp nước uống cho địa phương cũng như giảm thiểu các tác hại

Trang 14

của lũ lụt hay lan truyền các chất gây ô nhiễm KTTH đô thị tích hợp vào quy hoạch đô thị thông qua kết gọn các tòa nhà nhằm giảm sự xâm lấn của thành phố vào các không gian nông nghiệp và tự nhiên, đáp ứng nhu cầu vận chuyển của cư dân, và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng Một số ngành nghề hứa hẹn sẽ phát triển trong nội dung này là nông nghiệp đô thị, sinh thái đô thị, và giao thông vận tải Trao đổi chất

và khai thác đô thị cũng là những giải pháp KTTH đô thị mới Chúng có thể giúp quản lý dòng nguyên vật liệu, khí đốt, năng lượng, nước và rác thải ở thành phố ―Chuyển hóa không gian đô thị‖ nói đến ―tổng thể quá trình kinh tế xã hội và kỹ thuật diễn ra ở các thành phố mà dẫn đến tăng trưởng, tạo năng lượng và loại bỏ chất thải‖ của các hệ thống đô thị khác nhau KTTH đô thị cũng gắn với mô hình thành phố thông minh giúp tiêu thụ năng lượng hiệu quả, có tính lưu động cao, và liên lạc nhanh chóng, dễ dàng Các thành phố thông minh sử dụng Internet of Things (IoT) làm nền tảng vận hành chính, tích hợp các nguồn lực, công nghệ, dịch vụ và hạ tầng và hoạt động trên nền tảng điện toán có quy mô lớn và được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) Từ nền tảng này, có thể phân tích các dữ liệu hạ tầng đô thị về giao thông, chất lượng nước, điện và không khí theo thời gian thực và chuyển đổi liên tục, để tối ưu hóa được các thông số chính trong đời sống đô thị Những giải pháp này đóng vai trò quan trọng trong tích hợp KTTH, bao gồm quản

lý chất thải, chuỗi cung ứng đô thị, và logistics Đối với khu vực đô thị, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy việc phát triển đô thị thông minh, xanh và bền vững, bao gồm các Quyết định phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030, Quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030… Tỷ lệ đô thị có hệ thống thu gom và xử lý nước thải (60% đối với đô thị loại III, 40% đối với

đô thị loại IV, V và làng nghề) cũng là những chỉ tiêu trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Đặc biệt, tại Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Bộ Chính trị ban hành ngày 24/1/2022 là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng cho sự ra đời của các cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô thị, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Cộng sinh công nghiệp

Cộng sinh công nghiệp (CSCN) là một cách tiếp cận tập thể nhằm đạt lợi thế cạnh tranh, trong đó các doanh nghiệp/ngành công nghiệp độc lập tạo ra mạng lưới hợp tác để trao đổi nguyên vật liệu, năng lượng, nước, và/hoặc phụ phẩm CSCN đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển đổi hướng tới phát triển bền vững Cụ thể, CSCN giải quyết các vấn đề liên quan đến sự cạn kiệt tài nguyên, quản lý chất thải và ô nhiễm bằng cách tận dụng các dòng thải để tạo ra giá trị xuyên suốt mạng lưới các chủ thể công nghiệp Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và Nghị định số 35/2022/NĐ-CP mới sửa đổi gần đây của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đã nêu rõ mục tiêu của các chính sách nhằm khuyến khích phát triển các khu công nghiệp sinh thái, cũng như các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam Các hoạt động ứng dụng KTTH vào ngành công nghiệp tại Việt Nam vẫn còn hạn chế Về điểm này, theo các chuyên gia tư vấn quy hoạch, các công ty nông nghiệp và chế biến thực phẩm, đóng gói bao bì (không sử dụng ni-lông) và các công ty năng lượng có thể hợp tác với nhau Phát triển công nghiệp cần được tích hợp chặt chẽ với phát triển giao thông vận tải/hậu cần (như các hợp tác vùng) Ngoài ra, các chính sách hướng đến nâng cao tính sẵn có của lao động có tay nghề cũng rất quan trọng, không chỉ vì mục đích đào tạo con người hay nâng cao tiền lương, mà còn là vấn đề điều kiện sống như môi trường sống, cơ sở giáo dục cho con em người lao động, hay an toàn thực phẩm,

Công nghệ kỹ thuật số

Gần đây, mối quan tâm của khối tư nhân về KTTH cũng gắn liền với Công nghiệp 4.0: những cải tiến đột phá như big data, kết nối máy móc với máy móc (M2M), hóa học xanh hay hệ thống tái chế tiên tiến, trên thực tế, đang mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp triển khai theo hướng KTTH Những cơ hội này hiện đang mở rộng quyền kiểm soát đối với các mặt hàng không nằm tại điểm bán lẻ,

Trang 15

cho phép trả lại sản phẩm, tạo ra vòng vận hành khép kín, mà vẫn có thể theo dõi tình trạng của sản phẩm

để giảm thiểu rác thải, và từ đó tối đa hóa việc sử dụng sản phẩm, hay thay thế nguyên liệu gây ô nhiễm bằng các giải pháp dựa trên cơ chế sinh học Do đó, công nghệ là chìa khóa nâng cấp các ứng dụng KTTH lên một nấc thang mới Có rất nhiều loại công nghệ hỗ trợ cho KTTH, và có thể được chia thành nhóm công nghệ kỹ thuật số, và công nghệ thiết kế và kỹ thuật Tại Việt Nam, chuyển đổi số đã được đưa vào chương trình nghị sự quốc gia, trong đó đặt mục tiêu kinh tế số sẽ đóng góp 30% vào tổng GDP toàn quốc vào năm 2030 Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Đây là một chương trình mở, bao trùm và tạo nền tảng cho quá trình xây dựng các chương trình mục tiêu kinh tế-xã hội Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khởi xướng các chương trình chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (như https://smedx.vn/), có thể giúp nâng cao các giải pháp kỹ thuật số theo hướng KTTH trong tất cả lĩnh vực Về nội dung này, chính quyền TP Hồ Chí Minh hiện đang đi tiên phong khi ban hành kế hoạch tích hợp kinh tế số, kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn là những đổi mới chính trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố này

4 Thách thức và cơ hội khi triển khai KTTH tại Việt Nam

Thách thức

Hiện nay, khung chính sách về phát triển mô hình KTTH chưa được xây dựng cụ thể, rõ ràng Hiện tại nước ta đã có một số mô hình KTTH và khu công nghiệp sinh thái đang hoạt động nhưng hiện chưa có hành lang pháp lý cho phát triển KTTH, cần có những đúc kết, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế này trong thời gian tới Bên cạnh đó, hoạt động kinh tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa trên cách tiếp cận kinh tế tuyến tính, chuyển đổi sang KTTH cần có lộ trình rõ ràng, hơn nữa cần nhấn mạnh đến những đổi mới về tư duy và nhận thức, khuyến khích các sáng kiến trong chuỗi sản xuất

và cung ứng nhằm hỗ trợ cho chuyển đổi sang KTTH của DN Những nhận thức đúng về KTTH cần được thực hiện từ khâu nguyên liệu đầu vào, thiết kế, tiêu dùng, triển khai, tái sử dụng, tái chế và khâu thải loại đối với từng ngành, từng lĩnh vực và cần được sự đồng thuận, thống nhất từ lãnh đạo, các cấp quản lý tới từng DN và người dân Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu công nghiệp theo hướng KTTH và khả năng liên kết còn nhiều hạn chế Nhiều quy hoạch riêng rẽ do tư duy phát triển kinh tế tuyến tính, thiếu liên kết; quy hoạch không gắn với khả năng cân đối nguồn lực và sử dụng nguồn lực không hiệu quả Cuối cùng, công nghệ tái chế, các ngành phụ trợ và nguồn lực cho việc thực hiện chuyển đổi sang phát triển KTTH còn yếu KTTH phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ tiên tiến và an toàn với sức khoẻ con người và môi trường Về nguồn lực, để phát triển KTTH đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và kiến thức thực tiễn nhằm giải quyết được các vấn đề từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình sản xuất của DN và khả năng liên kết các DN

Cơ hội

Sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia và

sự cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng thế giới trong việc tham gia các mục tiêu thiên niên kỷ, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững chính là cơ hội cho việc thúc đẩy phát triển KTTH ở Việt Nam

Việt Nam đã và đang hướng đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc nghiên cứu đẩy mạnh đổi

mới công nghệ, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn để thực hiện phát triển KTTH, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao hơn so với cách thức tăng trưởng trước đây Chuyển đổi sang KTTH giúp đáp ứng các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được ban hành theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ XIII (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021) Kế hoạch hành động thể hiện nỗ lực và cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện các Mục tiêu SDGs của

Trang 16

Việt Nam Phát triển KTTH có thể giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại hiệu quả kinh tế, giúp đạt được nhiều mục tiêu, chỉ tiêu yêu cầu thuộc các mục tiêu phát triển bền vững Đây là một nguồn động lực rất lớn nhằm đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế này Thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ, áp dụng công nghệ tiên tiến trong tái chế và tái sử dụng rác và tạo thêm cơ hội việc làm trong lĩnh vực mới

5 Kết luận

Phát triển bền vững hài hoà với bảo vệ môi trường theo hướng KTTH vừa là nhu cầu cấp bách, vừa

là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xã hội Trong hơn 35 năm đổi mới (1986-2019), đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được nâng lên Tuy nhiên, với mô hình phát triển kinh tế tuyến tính đã không còn phù hợp trong bối cảnh mới khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, chất lượng môi trường xuống thấp, phát triển KTTH hướng đi đúng đắn dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định

Đại hội Đảng XIII định hướng phát triển kinh tế bền vững, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, việc cụ thể hoá triển khai và vận dụng KTTH thành công là hết sức quan trọng và là trọng tâm cần ưu tiên trong chính sách phát triển quốc gia Với mục tiêu phát triển bền vững gắn chặt với bảo vệ môi trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao nhận thức toàn xã hội về áp dụng KTTH trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tóm tắt một số cơ hội tích hợp KTTH vào các các ngành, lĩnh vực tiêu biểu ở Việt Nam Những cơ hội này rất đa dạng, từ việc ứng dụng trong những khu vực ngành nghề truyền thống như nông nghiệp và giao thông vận tải, cho tới những ngành nghề chuyển động nhanh hơn như năng lượng, du lịch và công nghệ số Để thực hiện được các giải pháp KTTH, vẫn còn những yếu tố thúc đẩy và rào cản cần được xem xét kỹ càng Ví dụ, đổi mới thể chế để hỗ trợ hợp tác liên ngành giúp xây dựng tính sẵn sàng của thị trường/ngành công nghiệp, công nghệ, và khoa học liên ngành nên là trọng tâm chính trong quá trình thiết kế các chính sách hỗ trợ KTTH trong thời gian tới Ngoài ra,

do lĩnh vực nội dung này hiện vẫn còn khá mới mẻ, việc xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức (ví dụ, thông qua các hoạt động tập huấn - đào tạo) cần được thực hiện trong thời gian tới

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] OECD (2020) Biodiversity and the economic response to COVID-19: Ensuring a green and resilient recovery OECD Publishing, Paris (https://www.oecd.org/coronavirus/policy-responses/biodiversity-and-the-economic-response-to-covid-19-ensuring-a-green-and-

resilient-recovery-d98b5a09/)

[2] MONRE (2019) Thiệt hại về kinh tế và sức khỏe do ô nhiễm không khí http://www.monre.gov.vn/Pages/thiet-hai-ve-kinh-te-va-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi.aspx [3] United Nations (UN) (2015) Department of Economic and Social Affairs Population Division World Urbanization Prospects: the 2014 Revision (ST/ESA/SER.A/366)

[4] Ellen MacArthur Foundation (2013) Towards the Circular Economy Economic and business rationale for an accelerated transition Rethink the Future, 1

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) Văn Kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia sự thật Tập 1, 2 (2021)

Trang 17

[6] Trần Hồng Hà Báo cáo Tham luận của Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, chuyên đề "Xây dựng kinh tế tuần hoàn trong thập niên 2021 -2030"

[7] Richard McClellan, Lê Bá Nhật Minh, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hồng Quân (2022) Opportunities to Embed Circular Economy Principles in Vietnam's Provincial Masterplans (Cơ hội lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch tỉnh tại Việt Nam) Institute for Circular Economy Development (ICED), Vietnam National University - Ho Chi Minh city (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh); Hanns Seidel Foundation

Trang 18

TÀI CHÍNH XANH - MỘT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

ThS Lê Bá Nhật Minh, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

1 Mở đầu

Vấn đề suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu đã và đang là một thách thức to lớn mà nhân loại đã

và đang phải giải quyết trong những năm qua Kể từ khi Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và con người (Hội nghị Stockholm) lần đầu tiên vào năm 1972, bản tuyên bố của Ủy ban Brundtland năm 1983 cho đến 17 mục tiêu phát triển bền vững cũng như các Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP), gần đây nhất là COP26 (năm 2021) cho thấy sự quan tâm của các quốc gia toàn cầu về yêu cầu này (Sachs và nnk, 2020)

Việt Nam là một thành viên tích cực của Liên hợp quốc và cũng đã nhận thức rõ vấn đề này Có thể thấy Đảng và Nhà nước ta đã có những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước Từ khi Luật Bảo vệ môi trường lần đầu tiên được ban hành năm 1993, cho đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điển hình có thể kế đến như Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường (2016, 2022), Chiến lược quốc gia (thích ứng với) biến đổi khí hậu (2011, 2020), Chiến lược tăng trưởng Xanh (2011, 2021), Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn (2022), Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 (hiệu lực 2022)

Tuy nhiên, có thể thấy, tình hình ô nhiễm môi trường, vấn đề phát thải khí nhà kính ở Việt Nam vẫn còn rất nghiêm trọng, nhiều chương trình, đề án, chính sách môi trường (bao gồm một số chương trình quốc gia kể trên) chưa thật sự hiệu quả, nhiều giải pháp, đề án đi kèm với chương trình đã không được triển khai Bên cạnh một số vấn đề liên quan đến những khó khăn, thách thức trong việc lồng ghép các chương trình vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, sự phù hợp với mô hình kinh doanh, các khuyến khích, bắt buộc trong thi hành, cạnh tranh không lành mạnh, sự chồng chéo giữa các chương trình, chính sách … các địa phương, doanh nghiệp gặp một khó khăn rất lớn trong việc huy động nguồn lực tài chính để hỗ trợ triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và (siêu) nhỏ ở Việt Nam (Trần Thị Xuân Anh và nnk, 2020)

Tài chính Xanh (TCX) đã và đang được xem xét như là một giải pháp hỗ trợ nỗ lực hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) (Sachs và nnk, 2020) TCX hỗ trợ các dự án xanh và mang lại lợi ích môi trường thông qua các công cụ như trái phiếu xanh, xanh ngân hàng, công cụ thị trường carbon, chính sách tài khóa, ngân hàng trung ương xanh, fintech, quỹ xanh dựa vào cộng đồng, v.v Tài chính giúp phân bổ các khoản tiết kiệm để sử dụng hiệu quả nhất Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống tài chính cho hiệu quả sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, gây ra những hệ lụy về xã hội, môi trường (ví dụ: bong bóng bất động sản, các dự án ảnh hưởng môi trường Do vậy, TCX sẽ góp phần giải quyết, ngăn ngừa các tác động này và các cơ quan tài chính cũng cần phải có trách nhiệm với xã hội cho các hoạt động của mình (Sachs và nnk, 2020) Phát triển thị trường tín dụng xanh (TDX), trái phiếu xanh (TPX) đang là có những bước phát triển trên thế giới Sự tham gia ngày càng nhiều các quốc gia phát triển cũng như tổ chức tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),

Trang 19

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã đóng góp vào quá trình này Các kênh tài chính, huy động vốn này đã có những đóng góp quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (Sachs và nnk, 2020)

Ở Việt Nam việc xây dựng và phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường

đã được đề cập trong việc thu hút nguồn lực, triển khai hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường (Hồ Hạnh Mỹ, 2016) Chính phủ cũng đã ban một số văn bản liên quan đến phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam Tuy nhiên, việc thực thi, triển khai vẫn còn hạn chế nhất định Gần đây nhất là trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020 (hiệu lực 2022) đã đưa ra các công cụ kinh tế và nguồn lực cho bảo vệ môi trường, đặc biệt là điều 149, 150 liên quan đến tín phiếu xanh, tín dụng xanh (Lại Văn Mạnh và nnk) Việc luật hóa này kỳ vọng là sẽ góp phần đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam (Lại Văn Mạnh và nnk, 2022)

Tuy nhiên, so với các nhu cầu hiện nay, tỉ trọng đóng góp của TCX trong hệ thống thống tài chính vẫn vẫn còn hết sức khiêm tốn Các quy định, ràng buộc về điều kiện vay, mức ưu đãi, lãi suất (ví dụ: Mức lãi suất ngắn hạn dao động trong khoảng 6,2-9,4%/năm, các khoản vay trung dài hạn khoảng 9,4-11,4%/năm), sự cam kết của ngân hàng … là một số rào cản tiêu biểu trong việc hạn chế sự phát triển hệ thống TCX của Việt Nam (Hoài Linh và cộng sự, 2021)

Nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau: (1) Lược khảo về Hệ thống TCX; (2) Tổng hợp về tình hình triển khai ở Việt Nam; (3) Khuyến nghị phát triển TCX nhà nước Việt Nam

2 Tổng quan về Tài chính Xanh

Tài chính xanh (TCX) là một loại hình tài chính hướng tới sự phát triển bền vững tương lai nhằm cải thiện môi trường và tăng trưởng kinh tế TCX là sự kết hợp giữa sản phẩm tài chính, ngành và dịch vụ liên quan lĩnh vực môi trường, hiệu quả năng lượng và giảm phát thải chất ô nhiễm, hướng đến nền kinh

tế tăng trưởng xanh, carbon thấp (Azhgaliyeva và nnk, 2020) (xem Hình 1)

Hình 1: Định nghĩa tài chính xanh là vùng giao giữa các yếu tố Phát triển Công nghiệp tài chính, Cải thiện Môi trường, Tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm các yếu tố như Công nghệ Xanh,

Sản phẩm tài chính Xanh, Hoạt động hiệu quả trao đổi tín chỉ giảm thiểu phát thải có chứng nhận (CER)

(Sachs và nnk, 2020)

Trang 20

TCX có thể được xem xét theo hai vai trò Thứ nhất, TCX có vai trò trong việc giảm thiểu thiệt hại

về môi trường, bao gồm tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cũng như từ các kịch bản dự báo khả năng tác động của sự thay đổi môi trường

đến cuộc sống của loài người Thứ hai, TCX có vai trò như nguồn tài chính hỗ trợ các hoạt động tăng

trưởng và phát triển Xanh.Tăng trưởng xanh là mô hình kinh tế bền vững về môi trường và phát triển kinh

tế và cần nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu thực hiện các chương trình dự án

Thuy và Trang (2021) đã tổng hợp một số định chế hiện nay có thể hỗ trợ TCX như (1) Hội nghị các bên lần thứ 21 (COP21) là thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu và các cam kết quốc tế Trong

đó, về mặt tài chính, Thỏa thuận Paris điều chỉnh các dòng tài chính cho phù hợp với khí hậu phát thải thấp Các nước phát triển huy động ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển sử dụng các nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu; (2) Nguyên tắc Xích đạo (67 tổ chức tài chính từ 27 quốc gia tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ) đã sử dụng giải pháp tài chính trong cả khu vực công và tư; (3) Tiêu chuẩn hoạt động của Công ty Cổ phần Tài chính Quốc tế (IFC) bao gồm 08 tiêu chuẩn hoạt động về bền vững môi trường xã hội cho khách hàng của các tổ chức tài chính như sau: Đánh giá, quản lý rủi ro và tác động đến môi trường xã hội; Lao động và điều kiện làm việc; Sử dụng hiệu quả tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm; Sức khỏe, an toàn, an ninh cộng đồng; Mua đất và cưỡng chế tái định cư; Bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên sống; Không ảnh hưởng đến người dân bản địa và dân tộc thiểu số; Di sản văn hóa; (4) Sáng kiến Tài chính UNEP đã phối hợp chặt chẽ với gần 200 tổ chức tài chính và 19 cam kết cơ bản, được chia thành 3 nhóm, gồm: (i) Cam kết phát triển bền vững (5 cam kết); Quản lý bền vững (7 cam kết); (iii) Nhận thức cộng đồng và trao đổi thông tin (7 cam kết) Thuy và Trang (2021) cũng đã đánh giá việc xanh hóa các dòng vốn đầu tư cũng như định hướng các nguồn tài chính bảo vệ môi trường hiệu quả ở Ấn Độ và Việt Nam, trong đó tập trung vào 2 khía cạnh (i) sự kết nối giữa các tổ chức, cá nhân và quy trình quản lý các dự án đầu tư, bao gồm cả rủi ro môi trường; và (ii) hoạt động của các ngân hàng có tác động trực tiếp đến môi trường, thông qua việc ứng dụng công nghệ thanh toán chứng từ và áp dụng ngân hàng điện tử Nhóm tác giả nhận định hoạt động ngân hàng xanh của Ấn Độ có thể được học hỏi, chia sẻ cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

Công trình do nhóm tác giả Sachs và nnk (2020) đã trình bày rất nhiều khía cạnh liên quan đến TCX Nhóm tác giả đã thảo luận chi tiết các rào cản đối với việc cấp vốn cho các công trình xanh và chuyển đổi năng lượng Nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp về các công cụ tài chính mới, vai trò thích hợp của các tổ chức tài chính, fintech và nhà đầu tư, và thảo luận về các chính sách công và các chiến lược quản lý được thực hiện tập trung vào các nước châu Á Trong đó, với các rào cản ở các nước châu Á đối với các dự án xanh như thị trường tài chính kém phát triển và vốn đầu tư mạo hiểm, quỹ chính phủ hạn chế để hỗ trợ chuyển đổi xanh, sự miễn cưỡng của các ngân hàng tư nhân do ràng buộc bởi các quy định nghiêm ngặt về vốn để tài trợ, sự sẵn có hạn chế của các công nghệ tiên tiến và cuối cùng là chi phí cao khi chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch Nhóm tác giả đã thảo luận về các cơ hội phát triển đầu tư tư nhân vào các công trình xanh bao gồm xem xét lại các mô hình định giá cổ điển của tài sản tài chính bằng cách thêm khía cạnh môi trường vào các thành phần truyền thống của rủi ro và lợi nhuận, và tích hợp thành ―giá trị xanh‖ Ngân hàng Trung ương có vai trò quan trọng trong xây dựng các quy định an toàn, quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng, yêu cầu các ngân hàng công khai và minh bạch về rủi

ro khí hậu của chính họ và giảm yêu cầu dự trữ của các ngân hàng sẽ tài trợ cho tài sản xanh Việc đánh giá rủi ro tín dụng liên quan đến công nghệ, thiếu thông tin và hồ sơ các doanh nghiệp mới, các ràng buộc pháp lý hạn chế ngân hàng tư nhân cho vay cũng được thảo luận Nhóm tác giả phân tích cách thức mà trái phiếu xanh đã phát triển để tài trợ cho các dự án xanh trên thị trường tài chính Các tác giả cũng thảo luận về giải pháp thúc đẩy thu giữ và lưu trữ carbon và định giá carbon để hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang "năng lượng không phát thải‖ Ngoài ra, các giải pháp liên quan đến công nghệ tài chính (fintech),

Trang 21

công nghệ blockchain hoặc dữ liệu lớn có thể đóng góp vào quá trình chuyển đổi xanh, cũng như các chương trình công và kế hoạch tài chính do một số quốc gia thực hiện để hỗ trợ các dự án và công nghệ xanh Ngoài ra, tài chính xanh dựa trên cộng đồng, một công cụ mới để tài trợ cho các dự án năng lượng xanh quy mô nhỏ cũng được thảo luận Cuối cùng, nhóm tác giả phân tích tác động của các chính sách công (ví dụ: thuế nhập khẩu, trợ cấp)

Liu và nnk (2019) đã nghiên cứu về tín dụng xanh (TDX) trên cơ sở giới thiệu của chính sách

"Hướng dẫn Tín dụng Xanh" của Trung Quốc trong nghiên cứu chính sách TDX, quyền tài sản và tài trợ

nợ lần đầu tiên TDX được thực hiện thông qua quá trình phê duyệt khoản vay của ngân hàng và hiện đang là một yếu tố quan trọng được xem xét trong quá trình ra quyết định tín dụng cũng như được ủng hộ trong phân bổ nguồn lực tín dụng cùng với với việc phân bổ các nguồn lực kinh tế Bài báo cho thấy rằng việc vay nợ đối với các doanh nghiệp Trung Quốc gây ô nhiễm nặng đã giảm đáng kể sau khi chính sách tín dụng xanh được áp dụng Nhóm tác giả cho rằng hệ thống chính sách TDX đóng vai trò định hướng trong việc phân bổ nguồn lực tín dụng ở Trung Quốc Nhóm tác giả đã kết luận Trung Quốc đã đạt được các mục tiêu mong muốn trong việc thực hiện chính sách ―Hướng dẫnTín dụng Xanh‖

Azhgaliyeva và nnk (2020) trong nghiên cứu về trái phiếu xanh (green bond) đã phân tích khả năng huy động tài chính tư nhân cho năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả là rất quan trọng đối với cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm mục tiêu giảm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng nhanh Nhóm tác giả đánh giá khoảng hai phần ba trái phiếu xanh phát hành ở các nước ASEAN được sử dụng để tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả Nhóm tác giả đã đánh giá về các đợt phát hành trái phiếu xanh và chính sách trái phiếu xanh ở các nước ASEAN ở ba quốc gia phát hành trái phiếu xanh hàng đầu trong ASEAN (Indonesia, Malaysia và Singapore) Kết quả cho thấy chính sách ở các nước ASEAN có hiệu quả trong việc thúc đẩy phát hành trái phiếu xanh Tiền thu được từ trái phiếu xanh phát hành ở các nước ASEAN có thể được sử dụng để tài trợ cho các dự án ở nước ngoài hoặc tái cấp vốn cho các khoản vay trước đây Nhóm tác giả cũng đưa ra các khuyến nghị chính sách để thúc đẩy tài trợ năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng bằng cách sử dụng trái phiếu xanh ở các quốc gia bao gồm giới hạn các tiêu chí về điều kiện hỗ trợ các chính sách hỗ trợ trái phiếu xanh

Ở trong nước, Hồ Hạnh Mỹ (2016) đã có tổng kết, nghiên cứu về vai trò TCX tăng trưởng và phát triển bền vững tại Việt Nam Tác giả cho rằng TCX là một phương thức quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh đồng thời cung cấp cơ hội và thách thức trong phát triển tài chính xanh tại Việt Nam Tác giả cũng đưa ra một số gợi ý nhằm phát triển hiệu quả TCX ba gồm (1) Ưu tiên và dành kinh phí từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; (2) Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành sử dụng công nghệ xanh và sản xuất các sản phẩm xanh; (3) Ban hành chính sách liên quan song song với những chính sách về tăng trưởng xanh (ví dụ: niêm yết cổ phiếu, báo cáo- báo cáo bền vững; (4) Nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh, tài chính xanh cho mọi đối tượng liên quan trong xã hội (5) Tranh thủ

sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới

Về tín dụng Xanh (TDX), Bùi Thị Hoàng Lan (2020) đã đề ra các giải pháp liên quan đến vai trò của ngân hàng nhà nước như việc (1) hướng dẫn thực hiện TDX cho các tổ chức tín dụng (tiêu chuẩn TDX, danh mục các ngành/lĩnh vực xanh, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp TDX); (2) Đánh giá rủi ro môi trường – xã hội; (3) Xác định các nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án; (4) Huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế, phát hành trái phiếu xanh Hoài Linh và cộng sự (2021) tổng kết thực trạng TDX ở Việt Nam liên quan đến về quy mô, cơ cấu (dư nợ, theo lĩnh vực), đơn vị cung cấp (10 tổ chức tín dụng), sản phẩm tín dụng xanh (năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh, nước sạch, lâm nghiệp, khác (đô thị, phương tiện, du lịch sinh thái) Nhóm tác giả cũng đưa ra các nhóm giải pháp từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước như

Trang 22

(1) Xây dựng tiêu chuẩn về TDX, danh mục các ngành/ lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất; (2) Xây dựng sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; (3) Chính sách ưu đãi đối với các ngân hàng thương mại thực hiện tín dụng xanh (giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu cho mục đích TDX, ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay so với các lĩnh vực khác) (4) Phát hành trái phiếu xanh tạo nguồn vốn cho TDX Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị cho phía ngân hàng thương mại như (1) xây dựng các chính sách riêng cho hoạt động TDX; (2) Đẩy mạnh phát triển sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước; (3) Phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm giảm thiểu lưu thông tiền mặt trong thị trường; (4) Nâng cao năng lực tài chính từ huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ nước ngoài; (5) Tăng cường năng lực cho các tổ chức tín dụng, các cá nhân tham gia xây dựng và triển khai cơ chế chính sách cho sản phẩm TDX

3 Một số gợi ý chính sách phát triển TCX ở Việt Nam

Tại Việt Nam Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/2015

để hỗ trợ tín dụng xanh cho những dự án kinh doanh thân thiện với môi trường Ngày 07/8/2018, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký Quyết định số 1604/QĐ-NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam Trong giai đoạn 2015-2019 dư nợ tín dụng xanh đã đạt 317.600 tỷ đồng, tăng 29% so với thời điểm cuối năm 2018 (Hoài Linh và nnk, 2021) NHNN cũng đã có những cam kết, giải pháp khuyến khích hỗ trợ chương trình tăng trưởng Xanh ở Việt Nam (Sachs và nnk, 2020) Tuy nhiên, nhóm tác giả (Hoài Linh và nnk, 2021) cũng xác định các thách thức chính đối với vấn đề TCX ở Việt Nam bao gồm trong đó, nổi cộm 2 nguyên nhân (1) thiếu khung khổ pháp lý, các tiêu chí xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh; (2) Lãi suất cho vay đối với các dự án xanh chưa thật sự ưu đãi

so với khoản vay khác của ngân hàng (lãi suất ngắn hạn 6,2-9,4%/năm, và trung dài hạn là 11,4%/năm) trong khi các dự án xanh đa phần là trung và dài hạn và nguồn vốn huy động của các ngân hàng lại là ngắn và trung hạn

9,4-Có thể thấy vai trò rất quan trọng của NHNN trong việc triển khai thị trường TCX Như trình bày ở trên NHNN Việt Nam đã triển khai xây dựng và một số chính sách liên quan TCX Tuy nhiên, NHNN cần tăng cường giải pháp, chính sách TCX trong thời gian tới Trong đó, có thể kể đến (1) Cân đối ổn định và phát triển ngắn hạn và dài hạn của khu vực tài chính và kinh tế vĩ mô với các khoản vay TCX; (2) Xây dựng các chính sách hỗ trợ rủi ro môi trường đối với các dự án giảm thiểu biến đổi khí hậu Một số sáng kiến đã được áp dụng trên thế giới như việc xây dựng hướng dẫn và Khung pháp lý TCX; Quảng bá tiếp nhận, kiến thức và thực hành tài chính xanh đối với hệ thống ngân hàng thương mại trong nước; Tích cực tham gia mạng lưới hợp tác Tài chính Quốc tế phát triển ngân hàng bền vững (International Finance Corporation (IFC)‘s Sustainable Banking Network) (Dikau và Volz, 2019)

Đối với chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng cần có những giải pháp để thúc đẩy TCX Bốn công cụ chính sách tài khóa và tài chính, đó là (1) Giá bán điện năng (feed-in tariffs – FIT), (2) thuế, (3) các khoản vay, và (4) trợ cấp và trợ cấp, đối với đầu tư tư nhân vào năng lượng tái tạo FIT đã là một chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng ở Việt Nam trong thời gian qua, góp phần đưa Việt Nam trở thành 1 trong

10 quốc gia phát triển năng lượng hàng đầu trên thế giới (Le và nnk, 2022) Tuy nhiên, chính sách này đã

có những thay đổi trong thời gian gần đây và cần có được sự quan tâm điều chỉnh kịp thời Bên cạnh đó, việc giảm thuế hoặc tín dụng thuế cũng được nghiên cứu triển khai Ngoài ra, việc giảm lãi suất cho các khoản vay TCX cũng cần được triển khai trên cơ sở kết hợp với các nguồn tài chính dài hạn hơn (ví dụ: quỹ hưu trí)

Công nghệ ngân hàng (Fintech) cũng có thể áp dụng trong lĩnh vực TCX Lấy ví dụ ở Trung Quốc trong dự án ―Khu rừng kiến – Ant forest‖ đã khuyến khích người sử dụng công nghệ của công ty Ant

Trang 23

giảm lượng khí thải carbon của họ thông qua cách tiếp cận ba phần: (a) cung cấp dữ liệu tiết kiệm carbon

cá nhân cho điện thoại thông minh của mọi người, (b) kết nối danh tính và trạng thái ảo của họ với thu nhập từ ―năng lượng xanh‖ để giảm lượng khí thải carbon và (c) cung cấp phần thưởng bù đắp carbon thông qua chương trình trồng cây Chương trình thử nghiệm Ant Forest đã vượt xa mong đợi trong việc thu hút số lượng lớn người dùng trong một thời gian ngắn và đã tạo ra sự thay đổi hành vi đáng kể Trong sáu tháng đầu tiên từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017, 200 triệu người trên khắp Trung Quốc đã

tự nguyện tham gia chương trình Thay đổi hành vi trong giai đoạn này đã dẫn đến ước tính khoảng 150.000 tấn khí thải carbon tránh được tích lũy và hơn 1 triệu cây được trồng vào tháng 1 năm 2017 (Nassiry, 2018) Fintech đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua, cùng với các giải pháp TCX (ví dụ: vay, tín dụng vi mô) gắn với nông dân, doanh nghiệp vừa và (siêu) nhỏ rất có tiềm năng

áp dụng trong thời gian tới (Phạm Thị Huyền, 2019)

4 Kết luận

TCX đã và đang chứng minh là một giải pháp mà hệ thống tài chính toàn cầu có thể đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của thế giới cũng như ở Việt Nam chúng ta Các chính sách TCX đã đóng góp tích cực cho sự phát triển hài hoà, cân bằng giữa kinh tế và môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với sự thay đổi môi trường (bao gồm biến đổi khí hậu) Bài học kinh nghiệm từ những hạn chế trong triển khai chiến lược tăng trưởng Xanh ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 cho thấy cần phải

ưu tiên thúc đẩy phát triển thị trường TCX ở Việt Nam Để làm được việc này, trong thời gian tới, nhà nước Việt Nam (đặc biệt là vai trò nhà nước) cần có những chính sách liên quan đến khung pháp lý, đánh giá rủi ro, huy động tài chính, triển khai chính sách tiền tệ, tài khóa hợp lý, kết hợp với các mô hình huy động vốn mới, công nghệ mới (blockchain)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Azhgaliyeva, Dina; Kapoor, Anant; Liu, Yang (2020) Green bonds for financing renewable energy and energy efficiency in Southeast Asia: A review of policies, ADBI Working Paper Series, No 1073, Asian Development Bank Institute (ADBI), Tokyo

[2] Bùi Thị Hoàng Lan (2020) Phát triển tín dụng xanh trong bối cảnh hiện nay Tạp chí Tài chính

[6] Lại Văn Mạnh, Mai Thế Toản, Tạ Đức Bình, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thiên Hương (2022) Khung pháp lý thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam Tạp chí Môi trường số 1/2022

[7] Le, H.T.-T.; Sanseverino, E.R.; Nguyen, D.-Q.; Di Silvestre, M.L.; Favuzza, S.; Pham, M.-H (2022) Critical Assessment of Feed-In Tariffs and Solar Photovoltaic Development in Vietnam Energies, 15, 556 https://doi.org/10.3390/en15020556

Trang 24

[8] Nassiry, D (2018) The Role of Fintech in Unlocking Green Finance: Policy Insights for Developing Countries ADBI Working Paper 883 Tokyo: Asian Development Bank Institute [9] Nguyen Trong Co, Anh Tu Chuc, Le Ngoc Dang (2019) Green finance in Vietnam: Barriers and solutions In Handbook of Green Finance: Energy Security and Sustainable Development Edited by Jeffrey Sachs, Wing Thye Woo, Naoyuki Yoshino and Farhad Taghizadeh-Hesary Tokyo: Springer

[10] Phạm Thị Huyền (2019) Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 209- Tháng 10 2019

[11] Simon Dikau and Ulrich Volz (2022) Central Banking, Climate Change, and Green Finance In Handbook of Green Finance: Energy Security and Sustainable Development Edited by Jeffrey Sachs, Wing Thye Woo, Naoyuki Yoshino and Farhad Taghizadeh-Hesary Tokyo: Springer [12] Thuy T Dang, Trang Thu Nguyen (2021) Developing Green Bank Operation In India And Vietnam: Comparison And Evaluation Asian Journal of Business Environment 11-3(2021) 33-43

[13] Trần Thị Xuân Anh, Nguyễn Thị Lâm Anh, Trần Anh Tuấn, Ngô Thị Hằng (2020) Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, Số 209- Tháng 10 2019

[14] Xinghe Liu, Enxian Wang, Danting Cai, Green credit policy, property rights and debt financing: Quasi-natural experimental evidence from China, Finance Research Letters (2019), doi: https://doi.org/10.1016/j.frl.2019.03.014

Trang 25

KINH TẾ TUẦN HOÀN - XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN

CỦA DOANH NGHIỆP ĐÀ NẴNG

PGS.TS Bùi Quang Bình, ThS Bùi Phan Nhã Khanh

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

1 Giới thiệu

Phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang được quan tâm ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam Kinh tế tuần hoàn mở ra hướng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng mà nhờ đó có thể cải thiện nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đà Nẵng đã tạo dựng cho mình hình ảnh ―Thành phố đáng sống‖ và luôn nỗ lực để làm dày thêm giá trị này Người dân và doanh nghiệp ở đây đang phấn đấu thực hiện các mục tiêu ―Xây dựng Đà Nẵng

- thành phố môi trường‖ và triển khai thực hiện lộ trình phát triển Kinh tế tuần hoàn tại đây Những năm qua, các tổ chức, doanh nghiệp ở đây đã có rất nhiều nỗ lực thực hiện sản xuất kinh doanh theo định hướng xanh hơn, sạch hơn, thân thiện môi trường hơn, tiết kiệm và hiệu quả hơn Dù rất nỗ lực nhưng vẫn có khá nhiều khó khăn thách thức đứng trước các chủ thể này để hoàn thành mục tiêu phát triển kinh

tế tuần hoàn và xây dựng thành phố môi trường ở đây Bài viết này nhằm đánh giá xu thể chuyển sang mô hình KTTH của các tổ chức và doanh nghiệp ở đây và kiến nghị một số giải pháp thực hiện phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn Bài viết sử dụng cách tiếp cận năng lực cạnh tranh và kinh tế phát triển, phương pháp phân tích thống kê, so sánh, khái quát hóa… trên nền dữ liệu thứ cấp

2 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn (KTTH)

Khái niệm về kinh tế tuần hoàn

Có nhiều cách định nghĩa về Kinh tế tuần hoàn tùy theo cách tiếp cận khác nhau Theo tổ chức Ellen MacArthur Foundation (2012) ―KTTH là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm ‗kết thúc vòng đời‘ của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống

kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của nó‖ Geissdoerfer và cộng sự (2017) phát triển khái niệm trên nhưng tập trung hơn vào việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên hơn Theo tác giả KTTH là ―một hệ thống mà trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải, phát thải, hao hụt năng lượng được giảm thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng kín các vòng vận động của vật liệu và năng lượng Điều này có thể đạt được thông qua các thiết kế có tính dài hạn, bảo dưỡng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, làm mới và tái chế‖ Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO, 2017) nhấn mạnh sử dụng tài nguyên theo cách sử dụng nhiều lần trong cả chuỗi sản xuất để nâng cao hiệu quả, theo đó cho rằng ―KTTH là một cách mới để tạo ra giá trị, và hướng tới mục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng Nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ điểm cuối chuỗi cung ứng trở lại điểm đầu - qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng nhiều lần chứ không chỉ một lần‖

Trang 26

Như vậy, kinh tế tuần hoàn về cơ bản là một mô hình kinh tế nhưng chú trọng tới việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất Theo mô hình này các tài nguyên tự nhiên – đầu vào được kết hợp với nhau trong sản xuất ra hàng hóa dịch vụ nhưng có sự kết nối điểm cuối của quá trình sản xuất trở lại với điểm đầu, thậm chí khôi phục và tái tạo các vật chất ở cuối mỗi vòng sản xuất bảo đảm giữ cho tài nguyên dưới dạng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể Kinh tế tuần hoàn sẽ bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc sử dụng hợp lý và tái tạo tài nguyên; tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình; Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực thông qua thiết kế chất thải

Kinh tế tuần hoàn hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp lựa chọn cách thức sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất có thể trong bối cảnh con người luôn đối mặt với sự giới hạn các nguồn tài nguyên Mô hình kinh tế tuần hoàn là phương thức sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, do đó lựa chọn mô hình này của các doanh nghiệp là tất yếu vì:

Thứ nhất, những vấn đề của doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế truyền thống tác động

xấu như làm suy giảm cả số lượng và chất lượng của nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia:

Sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng nhiều và kém hiệu quả trong quản lý khiến nhu cầu tăng cao và phát thải gây ô nhiễm nặng gây hiệu ứng nhà kính; Sử dụng quá mức đất canh tác nông nghiệp kéo theo phá rừng cũng gây hậu quả không kém Các doanh nghiệp không muốn đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng hay hệ thống xử lý chất thải vì tốn kém cũng là nhân tố tác động xấu tới môi trường tự nhiên Tất cả đã gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế Tính chung 10 tháng năm 2020, thiên tai làm 249 người chết và mất tích, 516 người bị thương; 1.940 ngôi nhà bị sập đổ; 212,7 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính hơn 10,1 nghìn tỷ đồng, trong đó thiệt hại do bão, lũ là 3,5 nghìn

tỷ đồng 1

Thứ hai, những lợi ích đem lại rất lớn lâu dài và bền vững cho cả doanh nghiệp và nền kinh tế của

mô hình kinh tế tuần hoàn; Không chỉ giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và hạn chế lượng chất thải tạo ra, KTTH còn đem lại nhiều lợi ích khác nhau về kinh tế và xã hội Nếu áp dụng mô hình này, về cơ bản sẽ hạn chế những đợt thiên tai cho Việt Nam mà mỗi năm giảm GDP khoảng 5.18% GDP2 Nghĩa là nếu làm áp dụng mô hình này mặc nhiên GDP của Việt Nam sẽ tăng được khoảng 5% năm Hay

mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng giúp tiết kiệm 6,5 triệu USD cho các doanh nghiệp nhờ giảm nước thải và chất thải, giảm chi phí nước sạch đầu vào3

Thứ ba, doanh nghiệp phải thích ứng với thay đổi nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm hàng hóa

dịch vụ theo hướng tiêu dùng xanh, sạch và thân thiện môi trường; Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập cao hơn, Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ Nhu cầu các sản phẩm sản xuất theo hướng KTTH ngày càng cao Theo kết quả khảo sát của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng, có xu hướng chọn lựa hàng hóa và sản phẩm hữu cơ an toàn Các địa phương, doanh nghiệp đang bắt kịp xu hướng này khi hiện nay có 33/63 tỉnh, thành phố phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ với diện tích đạt hơn 76.600 ha, tăng gấp 3,6 lần so với năm 20104

Trang 27

Thứ tư, kinh tế tuần hoàn mở rộng cơ hội thành công kinh doanh trong điều kiện Cách mạng công

nghiệp 4.0 Các doanh nghiệp thành công nhất những năm gần đây phần lớn những công ty công nghệ Trên thế giới ngoài: Amazon (Mỹ); Microsoft (Mỹ); Apple (Mỹ); Alphabet - công ty mẹ của Google (Mỹ), Facebook (Mỹ); tập đoàn Tencent (Trung Quốc); Alibaba (Trung Quốc)…Ở Việt Nam, các công ty lớn và thành công đã và đang chuyển dần thành các công ty công nghệ như thế giới Ngoài Viettel, FPT thì một số doanh nghiệp lớn như Vingroup, các tập đoàn công ty lớn như Dầu khí, Điện lực hay Viễn thông cũng đang chuyển hay áp dụng ngày càng rộng công nghệ số vào kinh doanh

KTTH giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh

Một quốc gia giàu mạnh và có năng lực cạnh tranh cao trên thế giới là quốc gia ở đó có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao M Porter (1990) Điều này cũng hàm ý rằng doanh nghiệp có thành công và phát triển hay không phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của nó Theo Porter (1998), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, mở rộng thị phần và đạt được lợi nhuận cao nhờ năng suất cao trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, trình độ lao động, trình độ quản trị và năng lực tài chính…Theo Sanchez & Heene (2004), năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó Trên góc độ KTTH, cải thiện và nâng cao năng suất của doanh nghiệp nhờ cải thiện nâng cao trình độ công nghệ, trình độ quản trị các nguồn lực… hay cải thiện phương thức hoạt động doanh nghiệp Đây cũng chính là quá trình nâng cao NLCT của doanh nghiệp

Kết quả các nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu trong các thời kỳ khác nhau và đề cập tới nội dung này trên nhiều khía cạnh Các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, năng lực quản trị, tài chính yếu (Lê Xuân Bá và nhóm tác giả, 2006) Các doanh nghiệp này của Việt Nam có chiến lược kinh doanh chưa theo kịp xu thế chung của thế giới và thể hiện năng lực quản trị doanh nghiệp yếu (Phạm Thuý Hồng, 2004) Hay trong bối cảnh hội nhập quốc tế các DNNVV của chúng

ta càng bộc lộ sức cạnh tranh yếu đặc biệt là năng suất và hiệu quả thấp (Phạm Quang Trung, Vũ Đình Hiển, Lê Thị Lan Hương, 2009) Chính những điều này cũng dẫn tới khả năng triển khai áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn khó khăn

Trong bối cảnh cuộc cách mạng CN 4.0 diễn ra nhanh, xu thế tiêu dùng và sản xuất sạch gắn với bảo vệ thân thiện môi trường tự nhiên, các doanh nghiệp muốn phát triển phải nâng cao NLCT và hòa nhập vào xu thế kinh tế tuần toàn là tất yếu NLCT của DN chỉ nâng cao nếu thực hiện tốt các tiêu chuẩn của KTTH

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận của nghiên cứu

+ Năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp cải thiện NLCT sẽ nỗ lực áp dụng giải pháp lý thuật công nghệ mới làm nền tảng sử dụng nguồn lực – tài nguyên hợp lý hiệu quả tạo, nâng cao năng suất của mình Quá trình này dường như doanh nghiệp đang thực hiện phương thức kinh doanh theo hướng KTTH + Tiếp cận kinh tế phát triển: cách tiếp cận này xem xét các cách thức các chủ thể gồm cả doanh nghiệp lựa chọn phương thức sử dụng nguồn lực - tài nguyên khan hiếm một cách hiệu quả mà tập trung khai thác lợi thế và nhân tố chiều sâu (công nghệ hiện đại) là xu thế dài hạn Mô hình KTTH là một phương thức để thực hiện điều này

Số liệu và phương pháp phân tích

Các dữ liệu dùng trong nghiên cứu được tập hợp từ Niên giám thống kê của Đà Nẵng; Số liệu doanh nghiệp Việt Nam của Tổng cục Thống kê Việt Nam, các báo cáo của các cơ quan quản lý của thành phố Đà Nẵng

Trang 28

Nghiên cứu sử dụng tổng hợp các phương pháp như thống kê mô tả, so sánh và khái quát hóa…Trong đó, thống kê mô tả cung cấp những bằng chứng số liệu phản ánh xu thế chuyển đổi mô hình kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp; Phương pháp so sánh cho phép xem xét theo thời gian và không gian các yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp, việc thực hiện thay đổi cách thức kinh doanh so với các tiêu chuẩn ―thành phố môi trường‖ và lộ trình xây dựng KTTH ở Đà Nẵng; Phương pháp khái quát hóa cho phép xác định những đặc tính chung tạo ra xu hướng thay đổi phương thức kinh doanh theo kinh tế tuần hoàn từ phân tích thống kê và so sánh

3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Tình hình chung về doanh nghiệp Đà Nẵng

Số lượng doanh nghiệp Đà Nẵng tăng liên tục nhưng kém bền vững, xếp sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhưng vẫn còn khiêm tốn và tỷ lệ DN hoạt động có kết quả SXKD thấp nhất so với 5 thành phố và

Bảng 1 Số lượng doanh nghiệp đang HĐ và hoạt động có kết quả SXKD

Số lượng DN đang HĐ (DN) Tỷ trọng so với cả nước (%) Số DN đang hoạt động (DN) Tỷ lệ DN có kết quả SXKD/

2017 2018 2019 2017 2018 2019 2017 2018 2019

Hà Nội 134883 143119 155940 20.60 20.02 20.56 64.1 84.9 83.1 Hải Phòng 20377 21613 19918 3.11 3.02 2.63 41.2 65.3 78.0

Đà Nẵng 18508 20375 22566 2.83 2.85 2.97 51.5 74.2 67.2

TP Hồ Chí Minh 206296 228267 239623 31.51 31.94 31.59 60.2 79.0 83.0 Cần Thơ 7461 7824 8471 1.14 1.09 1.12 56.1 89.7 83.2

Cả nước 654633 714755 758610 100 100 100 57.7 78.4 80.5

Nguồn: Xử lý từ số liệu DN Việt Nam 2020- TCTK 2020

Xem xét vai trò DN với nền kinh tế thành phố Đà Nẵng trong mối quan hệ với quan hệ so sánh với

5 thành phố trực thuộc trung ương

Doanh nghiệp Đà Nẵng đã có đóng góp đáng kể vào nền kinh tế thành phố nhưng khá khiêm tốn so với 5 thành phố của Việt Nam Vị trí ở góc lệch bên phải trên hình 1 cho thấy vị thế khiêm tốn này Xét

về quy mô GRDP, Đà Nẵng có mức 110.791 tỷ đồng năm 2019, chiếm gần 2% GDP Việt Nam, trong khi của Hải phòng là 4.1%, Hà Nội là 16.1% và Hồ Chí Minh là 22.2% Doanh nghiệp Đà Nẵng tạo cho lao động thu nhập khoảng 7.6 triệu đồng/ tháng thấp hơn mức 8.1 triệu đồng/ tháng của Hải Phòng và trên 10 triệu đồng/ tháng của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Nhưng mật độ DN/1000 lao động thì Đà Nẵng chỉ sau

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với hơn 40 DN /1000 dân năm 2019

Trang 29

Đa phần DN của Đà Nẵng là DN siêu nhỏ và nhỏ như các thành phố khác nhưng cao hơn Xét theo cấu trúc theo quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ của Đà Nẵng là 27.6 % và 67.5%, trong khi DN vừa là 2.7% và lớn là 2.2% Như vậy, đa số DN của Đà Nẵng là siêu nhỏ và nhỏ, 95.1% năm 2019 Tỷ lệ này chỉ thấp hơn của Hồ Chí Minh là 95.6% và tương đương của Cần Thơ (Hình 2)

Hình 1 Vị thế DN của Đà Nẵng về đóng góp vào

nền kinh tế

Hình 2 Cơ cấu DN đang HD có kết quả SXKD

theo quy mô

Nguồn: Xử lý từ số liệu DN Việt Nam 2020- TCTK 2020 và NGTK các địa phương 2020

Năng lực tài chính của các DN Đà Nẵng khá hạn chế so với 5 thành phố trực thuộc trung ương nhưng tốt hơn trung bình cả nước; Quy mô vốn của một DN đáng HĐ có kết quả SXKD ở Đà Nẵng chỉ khoảng 22 tỷ năm 2018 và 25 tỷ đồng năm 2019, xếp thứ tư trong 5 thành phố và thấp hơn trung bình chung cả nước Tỷ lệ vốn của chủ sở hữu DN hoạt động có kết quả SXKD cũng chỉ xếp thứ tư trong 5 thành phố và cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước Chỉ số nợ của DN HĐ có kết quả SXKD cũng chỉ xếp thứ tư trong 5 thành phố nhưng tốt hơn mặt bằng chung cả nước Nhưng Chỉ số quay vòng vốn DN HĐ có kết quả SXKD tốt hơn trung bình cả nước và xếp thứ 3 trong 5 thành phố

Năng lực lao động của thành phố Đà Nẵng khá hạn chế so với 5 thành phố; Về số lao động bình quân của 1 DN, các DN Đà Nẵng xếp thứ 2 chỉ sau Hải Phòng Nhưng chất lượng lao động của DN tuy tốt hơn mức trung bình cả nước nhưng ít được cải thiện và chỉ xếp thứ tư Điều này dẫn tới NSLĐ và hiệu suất sử dụng lao động của DN Đà Nẵng thấp nhất và kém mức trung bình cả nước

Trình độ công nghệ của DN thành phố Đà Nẵng dù được cải thiện nhưng kém hơn so với các thành phố trực thuộc trung ương Trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn liên quan tới tính hiện đại của trang thiết bị làm việc Khi trang bị máy móc hiện đại và trình độ công nghệ cao thường đắt đỏ và chỉ tiêu này cao Chỉ tiêu này của DN Đà Nẵng về chỉ xếp thứ tư trong 5 thành phố và thấp hơn mức trung bình của cả nước Chỉ tiêu C/V hay còn gọi là cáu tạo hữu cơ phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp, chỉ tiêu này của DN Đà Nẵng có sự cải thiện nhưng thấp nhất trong 5 thành phố và so với cả nước Các chỉ tiêu này thấp cộng với trình độ lao động kém hơn nên NSLĐ của DN Đà Nẵng thấp nhất cũng là điều không bàn cãi

Hiệu quả kinh doanh của DN Đà Nẵng tuy có cải thiện nhưng vẫn thuộc hàng thấp so với các thành phố trực thuộc trung ương Các hệ số ROS, ROA của Đà Nẵng xếp thứ 3 nhưng hệ số ROE lại cao nhất trong 5 thành phố Tuy nhiên Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế bình quân / DN của Đà Nẵng thấp nhất so với các thành phố trực thuộc trung ương, năm 2018 là 0.46 tỷ đồng/ DN, năm 2019 là 0.56 tỷ đồng/ DN

3.2 Các mô hình kinh tế tuần hoàn được doanh nghiệp Đà Nẵng thực hiện

Trang 30

Chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống theo mô hình sinh thái; Trong giai đoạn

2015-2019, khu công nghiệp (KCN) Hòa Khánh được lựa chọn để thí điểm xây dựng khu công nghiệp sinh thái Trong giai đoạn 2015 - 2019, thành phố Đà Nẵng đã phối hợp với các chuyên gia thuộc Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam hỗ trợ đánh giá hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) cho 29 doanh nghiệp đã có 334 giải pháp sản xuất sạch hơn được đề xuất, trong đó 228 giải pháp đã được thực hiện Nhờ đó các doanh nghiệp tiết kiệm hơn 14 nghìn tỷ đồng/ năm; giảm hơn 50.000 m3 nước thải, 7.000 tấn

CO2 và 2700 tấn chất thải rắn/năm

Cái thiện công nghệ gắn với Sản xuất sạch hơn, kéo dài vòng đời sản phẩm; Theo báo cáo của sở Công Thương thành phố, từ 2019 đến nay nhiều doanh nghiệp của thành phố đã chuyển đổi và áp dụng công nghệ mới để thực hiện mô hình KTTH Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Sức Trẻ (KCN Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) được thành phố hỗ trợ thực hiện cải tạo và lắp đặt hệ thống cấp hơi nhiều công đoạn Sau khi đưa vào chạy thử và vận hành đã cho hiệu quả vượt trột, năng suất máy sấy tăng 14 – 15%, lượng hơi thất thoát giảm rõ rệt, lượng nhiên liệu giảm trung bình 1.080 tấn/năm Nhà máy Giấy Bao bì Tân Long (KCN Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng), đã trú trọng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại

để sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và hạn chế tối đa lượng rác thải ra môi trường kể từ 2020 tới nay Đến nay mỗi ngày với khoảng 70 tấn giấy sản xuất thành phẩm được sản xuất, công ty chỉ thải ra trung bình là 1,5 tấn rác thải, chủ yếu là băng keo có thể tái sử dụng (giảm hơn 50% so với trước) Công

ty TNHH MTV Công nghệ sinh học Minh Hồng đã áp dụng kinh tế tuần hoàn, kéo dài vòng đời của sản phẩm khi thu gom, sản xuất, biến chất thải hữu cơ thành nước rửa chén, nước giặt organic, nước lau sàn…Hiện được thành phố xây dựng như 1 điển hình của xu hướng này

Mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo trong các doanh nghiệp; Tính đến cuối 2021 đã có gần 10% trong tổng số 500 doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao và các Khu Công nghiệp thành phố Đà Nẵng đầu

tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà hay sử dụng các hình thức năng lượng tái tạo khác Trong đó Công ty CP Cao su Đà Nẵng đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất hơn 5MW năm 2021 Nguồn này đã đáp ứng khoảng 25 – 30% nhu cầu sản xuất của nhà máy Công ty dự kiến sẽ đầu tư để nâng công suất lên 15 MW, đáp ứng 70 – 80% năng lượng phục vụ sản xuất vào năm 2025 (điện mặt trời cung ứng trong thời gian ban ngày, buổi tối sử dụng nguồn điện của lưới điện quốc gia) Nhà máy bia Heineken Việt Nam tại Đà Nẵng đang vận hành theo nền kinh tế tuần hoàn thông qua sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào toàn bộ quá trình nấu bia thay vì sử dụng dầu diesel

Doanh nghiệp đồng hành cùng người lao động trong kinh tế tuần hoàn; Người lao động có vai trò không nhỏ thực hiện mục tiêu xây dựng kinh tế tuần hoàn Công ty TNHH Murata Manufacturing Việt Nam (Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng) đã xây dựng Quỹ hỗ trợ công nhân, được hình thành từ chính hoạt động thu gom tái chế rác thải nhựa (hàng tấn mỗi ngày) của 3500 lao động của doanh nghiệp Quỹ này sẽ được sử dụng để chăm sóc, chia sẻ với các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn Một số công ty cho phép công đoàn xây dựng vườn rau xanh trong khuôn viên công ty để cung cấp cho bữa

ăn của công nhân

Các doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến chế tạo đã có nhiều biện pháp xử lý chất thải rắn theo hướng KTTH Chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) được các doanh nghiệp phân loại thành chất thải có thể tái chế - tái sử dụng như: giấy catton, nhựa, kim loại và chất thải không thể tái chế - tái sử dụng, tỷ lệ này thường chiếm khoảng 29.14% Đối với các loại chất thải có thể tái chế - tái

sử dụng, phần lớn doanh nghiệp hợp đồng riêng và bán cho các đơn vị thu mua tại chỗ, tỷ lệ này khoảng 25.48% Đối với chất thải thông thường không thể tái chế - tái sử dụng (chứa hợp chất hữu cơ, rác lá cây, ), các doanh nghiệp hợp đồng với các đơn vị có chức năng để tiến hành thu gom và xử lý theo quy định, tỷ lệ này khoảng 45.38%

Trang 31

Trong lĩnh vực xây dựng, KTTH cũng đã được vận dụng: Hằng năm, khối lượng chất thải rắn trong xây dựng (CTRXD) trung bình của Đà Nẵng ước khoảng 919 Tấn/ngày; bằng 1/3 của Hà Nội và Hồ Chí Minh; gấp 2 lần của Hải Phòng Các loại chất thải trong xây dựng gồm đất, cát, gạch, ngói, bê tông, đá,

gỗ, sắt thép, nhựa, bao bì xi măng, sơn, bao bì nội thất.v.v Các doanh nghiệp xây dựng đã tuân thủ việc phân loại CTRXD thành (i) Vật liệu tái sử dụng cho khâu san lấp mặt bằng; (ii) các phế thải còn lại được tập kết tại vị trí chôn lấp theo quy định của thành phố, giảm thiểu việc đổ trộm thành các bãi chứa tự phát Giải pháp lâu dài hiện được Đà Nẵng tăng cường việc sử dụng vật liệu tự nhiên, các vật liệu xây dựng tái chế là rất hiếm Tiêu biểu ở đây là Công trình FPT Complex tại Đà Nẵng được sử dụng hoàn toàn vật liệu thân thiện cao với môi trường nhờ công nghệ tiên tiến Thiết kế kiến trúc công trình và cảnh quan được tối ưu hóa, cho phép tận dụng năng lượng tự nhiên Toàn bộ phần mái của FPT Complex Đà Nẵng là hệ thống pin mặt trời cực lớn, cảnh quan trong khuôn viên tòa nhà có công viên, đồi cỏ FPT Complex Đà Nẵng là công trình kiến trúc có khả năng truyền cảm hứng làm việc cho người lao động Các thiết kế về hệ thống kỹ thuật cũng ứng dụng công nghệ mới nhất trong điều hòa không khí cũng như thu gom hệ thống nước thải của Nhật Nước thải sau khi xử lý có thể sử dụng để tưới cỏ và vệ sinh sân vườn Doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống: Các tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực này đặt ra và thực hiện các quy tắc trong mô hình KTTH như việc thu gom chất thải là thức ăn dư thừa để bán lại cho cơ sở chăn nuôi hoặc chế biến phân bón hữu cơ Nhiều khách sạn khuyến khích khách sử dụng khăn tắm nhiều lần, thu gom và tái chế các bánh xà phòng đã sử dụng, các đồ nhựa (bàn chải đánh răng, lược chải đầu ) được thu gom và bán lại cho các cơ sở thu gom tái chế Các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh tại các chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố đã hưởng ứng chủ trương chính quyền về hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy Đồng thời phổ biến và tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch tại Đà Nẵng với nhiều thứ tiếng (Việt, Anh, Trung, Hàn…) trong đó, hướng dẫn và nhắc nhở các đơn

vị về nội dung giảm thiểu sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng 1 lần, có giải pháp tái sử dụng, tái chế sản phẩm nhựa để bảo vệ môi trường

Mô hình KTTH được áp dụng với doanh nghiệp và tổ chức hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ trên địa bàn Đà Nẵng như cơ quan, công sở của thành phố đã hưởng ứng phong trào nói ―không‖ với chai nhựa được chính quyền thành phố phát động Kết quả đã phần nào giúp thay đổi thói quen lâu năm thay dùng chai nhựa đựng nước và thay vào đó bằng chai thủy tinh Đến nay, 100% buổi họp và buổi tiếp khách tại trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng sử dụng chai thủy tinh đựng nước thay thế chai nhựa tiện dụng

Mô hình kinh tế tuần hoàn với doanh nghiệp trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư nghiệp; Nhiều doanh nghiệp chuyển dần sang mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thân thiện môi trường

đã bước đầu khẳng định được hiệu quả kinh tế như trồng rau an toàn trong nhà lưới theo tiêu chuẩn VietGAP (các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Tiến huyện Hòa Vang, La Hường, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ), trồng hoa trong nhà lưới (Hòa Châu, Hòa Phước huyện Hòa Vang), gà trứng bằng công nghệ chuồng lạnh (Hòa Ninh)

4 Định hướng và mô hình phát triển doanh nghiệp Đà Nẵng theo hướng kinh tế tuần hoàn

4.1 Các định hướng

Cần xây dựng lộ trình chi tiết, rõ ràng cho quá trình chuyển đổi sang phát triển doanh nghiệp theo

mô hình KTTH, xác định ưu tiên trong phát triển dựa trên nhu cầu thị trường và đòi hỏi của xã hội Ưu tiên trước hết là giảm thiểu chất thải nhựa và túi nilon phát thải ra môi trường và đưa vào quy hoạch và kế hoạch 5 năm 2021-2025 của thành phố

Trang 32

Có cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn ưu tiên

áp dụng công nghệ sạch, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, chất thải phải là nguồn tài nguyên xét

cả khía cạnh sản xuất và tiêu dùng

Phát triển doanh nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn cần gắn liền với phát triển công nghệ, kinh tế

số và Cách mạng công nghiệp 4.0 Đổi mới công nghệ là cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành công khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc tích cực nghiên cứu và tạo ra các công nghệ thay thế là một yếu tố đặc biệt cần được chú trọng

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Đà Nẵng

Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nước ngoài để có cơ hội tiếp thu kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình chuyển đổi trong nước Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Chiến lược truyền thông về kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng Đặc biệt cần nâng cao ý thức của người tiêu dùng về việc phân loại rác thải tại nguồn, tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyển đưa vào tái sử dụng, tái chế được thuận lợi và dễ dàng hơn

4.2 Một số mô hình phát triển doanh nghiệp Đà nẵng theo hướng kinh tế tuần hoàn

Phát triển theo mô hình chuỗi sản xuất tuần hoàn: theo đó các DN sẽ sử dụng năng lượng tái tạo và nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc sinh học hoặc có thể tái chế hoàn toàn;

Phát triển theo mô hình phục hồi tài nguyên: mô hình liên kết các doanh nghiệp phía trước và phía sau

để có thể khôi phục tài nguyên có ích từ nguyên liệu, phụ phẩm hoặc chất thải;

Phát triển theo mô hình sản xuất sản phẩm theo kiểu kéo dài vòng đời sản phẩm theo đó các sản phẩm được sản xuất ra có thể sửa chữa, nâng cấp và bán lại, cũng như thông qua đổi mới và thiết kế sản phẩm mới;

Phát triển trên cơ sở nền tảng chia sẻ theo đó thực hiện kết nối người dùng sản phẩm với nhau và khuyến khích sử dụng, tiếp cận hay sở hữu chung nhằm tăng mức độ sử dụng sản phẩm chẳng hạn mô hình xe chung Uber hay Grab

Mô hình phát triển DN theo hướng coi sản phẩm là dịch vụ: Thay đổi quyền sở hữu sản phẩm và trao cho khách hàng quyền sử dụng sản phẩm trả phí, giúp doanh nghiệp duy trì năng suất hay quyền sở hữu tài nguyên tuần hoàn nhằm tăng khả năng sử dụng sản phẩm Ví dụ mô hình xe điện của Vinfast với

xe máy điện

5 Kết luận

Thứ nhất, phát triển doanh nghiệp theo mô hình KTTH vừa nâng cao năng suất nhờ sử dụng tiết

kiệm, hiệu quả nguồn lực - tài nguyên vừa nâng cao NLCT nên trở thành xu thế phát triển trong dài hạn của thế giới và Việt Nam;

Thứ hai, trong những năm qua, doanh nghiệp Đà Nẵng đã có sự phát triển khá nhanh và đóng góp

lớn vào thành công để địa phương này trở thành nền kinh tế đô thị phát triển ở Việt Nam; Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đà Nẵng có sự cải thiện trên nhiều mặt nhưng nhìn chung vẫn khá thấp so với mặt bằng của 5 thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt so với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Điều này đòi hỏi phải cải thiện chỉ tiêu này của các doanh nghiệp Đà Nẵng

Trang 33

Thứ ba, KTTH đang là xu hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp Đà Nẵng hiện nay Các

doanh nghiệp và tổ chức trong tất cả các ngành kinh tế lớn, các khâu của hoạt động kinh tế bằng nhiều cách thức khác nhau đang áp dụng thành công mô hình kinh tế này qua đó từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của mình, mắt khác góp phần làm dày thêm giá trị hình ảnh ―thành phố đáng sống‖ của Đà Nẵng và thực hiện lô trình phát triển KTHH ở đây

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Geissdoerfer, M., Savaget, P., Bocken, N M., & Hultink, E J (2017) The Circular Economy–

A new sustainability paradigm? Journal of cleaner production, 143, 757-768

[2] Lê Xuân Bá và nhóm tác giả (2006) Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006

[3] Macarthur, E (2012) Founding Partners of the TOWARDS THE CIRCULAR ECONOMY, Economic and business rationale for an accelerated transition

[4] Nguyễn Đình Hương (2002) Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002

[5] Phạm Quang Trung, Vũ Đình Hiển, Lê Thị Lan Hương (2009) Tăng cường năng lực cạnh tranh của các DNNVV, Sách chuyên khảo, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2009

[6] Phạm Thuý Hồng (2004) Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004

[7] Porter M.E (1990) The Competitive Advantage of the Nations The Free Press, New York

[8] Porter M.E (1998) Clusters and New Economics of Competition, Harvard Business Review

[9] Sanchez & Heene (2004), The new strategic management: organization, competition and competence, New York: Wiley, 2004

[10] UNIDO (2017) Circular Economy Vienna, Austria, 2017 [Online] Available: https://www.unido.org/sites/default/files/2017-07

Trang 34

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN

VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO CHO VIỆT NAM

TS Cung Thị Tuyết Mai, ThS Dương Thị Thanh Hậu

Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

1 Nội hàm của nền kinh tế tuần hoàn

KTTH được hiểu là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường Đây là mô hình kinh tế phát triển tất yếu trên thế giới hướng tới phát triển bền vững, bởi nền kinh tế này đạt được 3 mục tiêu: (i) Ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên đầu vào; (ii) Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong phát triển ở đầu ra; (iii) Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường Ngoài ra, nền kinh tế tuần hoàn còn mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự biến động giá và rủi ro đến

từ các nhà cung cấp, gia tăng tính đổi mới sáng tạo bằng việc thay thế các sản phẩm Theo Cơ quan phát triển Liên hợp quốc, đến năm 2030, lợi ích của nền KTTH có thể đem lại 4,5 nghìn tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) Mô hình KTTH được đề xuất bởi một số quốc gia thuộc khu vực Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Canada, Hà Lan, Thụy Sĩ và Phần Lan Trong đó, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thông qua dự luật liên quan đến nền kinh tế tuần hoàn trong năm 2008

Hình 1 Sơ đồ nền kinh tế tuần hoàn Nguồn: Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (2015)

KTTH không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà đó là nền kinh tế có chứa các

mô hình KTTH (mô hình tuần hoàn vật liệu trong sản xuất sản phẩm, mô hình tuần hoàn trong chuỗi cung ứng, ) Theo đó, KTTH có 3 nội hàm cơ bản gồm: (a) Bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát nhằm sử dụng hợp lý các tài nguyên và tái tạo các hệ thống tự nhiên; (b) Tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kỹ thuật và sinh học; (c) Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực, thậm chí thực hiện thiết kế chất thải

Trang 35

2 Kinh nghiệm quốc tế về vận hành nền kinh tế tuần hoàn

2.2 Hoa Kỳ

Chính sách của Hoa Kỳ thiên về việc khuyến khích các sáng kiến tuần hoàn và nhân rộng các điển hình tuần hoàn tốt Thị trường rác thải điện tử tại Bang Colorado là một ví dụ điển hình của cách tiếp cận này để thực hiện KTTH Cụ thể, năm 2013, việc chôn lấp rác thải điện tử bị cấm tại Bang Colorado, ngay lập tức đã xuất hiện các doanh nghiệp đứng ra thu gom và tái chế rác thải điện tử Như vậy, một thị trường với người mua là các hộ gia đình và người bán là các công ty cung cấp dịch vụ đã được hình thành Kết quả là môi trường được bảo vệ, xã hội có thêm công ăn việc làm, Nhà nước không mất chi phí

xử lý ô nhiễm do rác thải điện tử và rác thải được tuần hoàn xử lý (N H Nam & cộng sự, 2018) Việc các thị trường tương tự như vậy liên tục được hình thành đã khiến thu gom và xử lý rác thải trở thành một lĩnh vực sôi động mang lại lợi nhuận cao đối với các nhà đầu tư tại Mỹ, từ đó xuất hiện các tỷ phú rác nổi tiếng như Wayne Huizenga của Công ty Quản lý chất thải (Waste Management) và Maria Rios của Công

ty Chất thải quốc gia (Nation Waste)

Bên cạnh đó, một số thành phố của Hoa Kỳ cũng xây dựng và ban hành Chiến lược ―Zero waste‖ với mục tiêu không còn chất thải ra ngoài môi trường vào năm 2030 Theo đó, các thành phố sẽ phải thay đổi từ cách tiếp cận dựa trên chi phí hiện tại sang cách tiếp cận dựa trên quản lý tài nguyên, bằng việc coi chất thải là tài sản cần phải được quản lý, thay vì chỉ là thực hiện trách nhiệm pháp lý (Regions of Climate Action, 2017)

2.3 Nhật Bản

Đây được coi là một điển hình của cách tiếp cận ở cấp độ quốc gia Kể từ năm 1991, Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện KTTH bằng việc xây dựng các quy định pháp lý nhằm đưa nước này trở thành một ―xã hội dựa trên việc tái chế‖ Trọng tâm là Luật Cơ bản cho việc thành lập một xã hội dựa trên tái chế (The Basic Law for Establishing a Recycling-Based Society), có hiệu lực năm 2002, đã đưa ra các mục tiêu định lượng về tái chế và phi vật chất hóa trong dài hạn cho xã hội Nhật Bản Nhờ vậy, nước này đã nhanh chóng đạt được tỷ lệ tái chế cao hàng đầu thế giới Trong năm 2007, chỉ có 5% chất thải của Nhật Bản phải xử lý bằng chôn lấp, so với 48% của Vương quốc Anh vào năm 2008 Từ năm 2010, tỷ lệ tái chế đối với kim loại lên tới 98% (Nguyễn Hoàng Nam & Nguyễn Trọng Hạnh, 2019) Luật Tái chế thiết bị của Nhật Bản đảm bảo rằng trên 50% các sản phẩm điện tử được tái chế, so với con số 30-40% ở châu Âu (Y Hotta & cộng sự, 2019) Quan trọng hơn cả là khoảng 74-89% vật liệu chứa trong các thiết bị này đã được thu hồi quay trở lại phục vụ cho mục đích sản xuất các sản phẩm cùng loại, giúp tiết kiệm chi phí và giảm phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên (WEEE Forum, 2019)

Trang 36

2.5 Singapore

Singapore triển khai KTTH theo nhiều cách, trong đó bao gồm việc triển khai hệ thống trách nhiệm của nhà sản xuất mở rộng (EPR), bắt đầu từ chất thải điện tử vào năm 2021 Ngoài chất thải điện tử, Singapore cũng đang nghiên cứu tính khả thi của việc mở rộng EPR sang chất thải bao bì Ngoài ra, Chính phủ Singapore cũng tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ giữa các ngành công nghiệp với nhau Theo

đó, một cuộc kêu gọi tài trợ nghiên cứu theo chủ đề ―Sáng kiến tuần hoàn chất thải‖ (Closing the Waste Loop Initiative) đã được đưa ra nhằm hướng tới việc thiết kế vật liệu nhựa một cách bền vững hơn Mục tiêu ở đây là nhằm cho phép nhựa có thể được tái sử dụng nhiều hơn, dễ tái chế hơn để làm tăng giá trị của nhựa thải (MEWR, 2019)

2.6 Australia

Ước tính lợi ích mà KTTH có thể tạo ra cho quốc gia này là khoảng 26 tỷ đô-la Úc mỗi năm (N Florin & cộng sự, 2015) Australia bắt đầu thực hiện KTTH bằng các chính sách và sáng kiến về quản lý chất thải tại các bang như: Victoria (tập trung giảm thiểu rác thải tại các công viên, trên đường phố), Nam

Úc (nghiên cứu và tính toán giá trị kinh tế của các lợi ích mà KTTH đem lại), Queensland (nghiên cứu và

áp dụng tái chế rác thải thực phẩm thành thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thân thiện với môi trường), Tây

Úc (phát triển công nghệ đốt rác tạo năng lượng tại Kwinana), New South Wales (ban hành dự thảo Chính sách KTTH, trong đó xác định rõ các nguyên tắc cụ thể của KTTH mà bang này sẽ áp dụng) (C Otter, 2018)… Đặc biệt, chính quyền Bang Victoria đã ban hành lệnh cấm chôn lấp rác thải điện tử kể từ ngày 01/7/2019 (EPA Victoria, 2019)

2.7 Trung Quốc

Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đã đẩy Trung Quốc vào tình trạng ô nhiễm môi trường khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn do sử dụng quá nhiều lượng than tiêu thụ phục vụ cho các đại công xưởng thế giới đặt từ nhiều năm nay Trung Quốc là nước tiêu tốn tài nguyên ở mức độ cao trên thế giới Để sản xuất ra 46% lượng nhôm toàn cầu, 50% lượng sắt và 60% lượng xi măng của thế giới vào năm 2011, Trung Quốc đã tiêu thụ một số lượng nguyên vật liệu thô nhiều hơn so với 34 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gộp lại là 25,2

tỷ tấn Thế nhưng tính hiệu quả trong sử dụng tài nguyên của quốc gia này lại rất thấp, phải cần đến 2,5

kg nguyên vật liệu để tạo ra 1 USD trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với mức 0,54 kg trong các quốc gia OECD Trung Quốc cũng là quốc gia rất hoang phí tài nguyên khi năm 2014 tạo ra 3,2 tỷ tấn rác thải rắn công nghiệp, trong đó chỉ có 2 tỷ tấn được khôi phục lại bằng tái chế, chế thành phân trộn, thiêu hủy hoặc tái sử dụng Trong khi đó, các DN và các hộ gia đình ở 28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu tạo ra 2,5 tỷ tấn rác thải trong năm 2012, trong đó 1 tỷ tấn được tái chế hoặc sử dụng làm năng lượng

Dự báo tới năm 2025, Trung Quốc sẽ sản sinh ra gần 1/4 lượng rác thải rắn trong khu vực đô thị trên thế giới Trong năm qua, lượng nước thải của Trung Quốc là 46 tỷ tấn, khí thải gần 10 triệu tấn, nhị

Trang 37

khí hóa lưu huỳnh 21,59 triệu tấn Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu người dân Trung Quốc tập trung thực hiện công nghiệp hóa như Mỹ thì 3 lần nguyên liệu mà trái đất có cũng cung cấp không đủ Trung Quốc cũng là nước có lượng khí thải Carbon lớn nhất thế giới, tăng 2,5% trong năm 2018 so với năm

2017 Tuy nhiên, từ đầu thập kỷ này, tăng trưởng GDP của Trung Quốc bắt đầu chậm lại khi nền kinh tế chuyển từ tăng trưởng nhanh với trọng tâm là xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa Trung Quốc nhận thức tác động xấu từ tăng trưởng kinh tế đến môi trường và đã có những hành động mạnh mẽ như: Giảm các mục tiêu tăng trưởng, đầu tư nhiều hơn cho xã hội và môi trường; đồng thời xây dựng mô hình phát triển bền vững, cải thiện năng suất tài nguyên và hiệu quả sinh thái Mô hình này được Trung Quốc thực hiện từ năm 2002 và được coi là "nền kinh tế tuần hoàn" Triển khai thành công mô hình này được coi là cách tạo bước ―nhảy vọt‖ cải thiện môi trường Qua thực tiễn mô hình kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc cho thấy, quốc gia này xây dựng nền kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ việc đánh giá thực tiễn phát triển kinh tế nhanh đã dẫn đến những hệ lụy xấu đến môi trường, đồng thời tìm kiếm một mô hình phát triển tiết kiệm tài nguyên và có lợi cho môi trường Thực tế, quan niệm nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc được bắt nguồn từ Đức, nghĩa là phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường song song tồn tại Từ cách tư duy đó, Trung Quốc đã xây dựng mục tiêu, luật pháp, chính sách và biện pháp để có thể ―nhảy vọt‘‘ từ phát triển gây tổn hại môi trường sang phát triển hơn con đường bền vững

Năm 2005, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã thừa nhận những rủi ro về kinh tế và môi trường trong việc khai thác tài nguyên quá mức ở quốc gia này; đồng thời cho rằng nền kinh tế tuần hoàn là phương tiện chủ đạo để đối phó với những rủi ro đó Sau đó, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cùng các cơ quan khác đã xây dựng nên các nguyên tắc của nền kinh tế tuần toàn và thúc đẩy các mô hình cộng sinh công nghiệp Kèm theo đó, Trung Quốc có các chính sách về thuế, tài chính và hình thành một quỹ hỗ trợ để khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn Bản Kế hoạch năm lần thứ 11 của Trung Quốc (giai đoạn 2006 – 2010) dành riêng một chương đề cập về nền kinh tế tuần hoàn Năm 2008, Luật Bảo vệ nền kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc ra đời, trong đó yêu cầu các cơ quan, ban ngành nhà nước ở cấp địa phương phải cân nhắc đến những vấn đề liên quan trong các chiến lược đầu tư và phát triển, với các ngành được nhắm đến là than, sắt, điện tử, hóa chất và xăng dầu Tiếp theo, nền kinh tế tuần hoàn được nâng lên thành một chiến lược phát triển quốc gia trong Kế hoạch năm lần thứ 12 (giai đoạn 2011 – 2015), với những mục tiêu cụ thể như tới năm 2015 đạt mức tái sử dụng 72% chất thải rắn công nghiệp và gia tăng 15% hiệu suất nguồn lực (đầu ra kinh tế trên đơn vị nguồn lực sử dụng) Năm 2013, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ra Chiến lược quốc gia để xây dựng nền kinh tế tuần hoàn - một chiến lược đầu tiên trên thế giới, với những mục tiêu cụ thể như: Đến năm 2015 tăng hiệu suất sử dụng năng lượng (GDP trên đơn vị năng lượng) 18,5% so với năm 2010; Nâng cao hiệu suất sử dụng nước 43%; Đầu ra của ngành công nghiệp tái chế đạt 1,8 vạn nhân dân tệ (276 tỷ USD) so với 1 vạn nhân dân tệ năm 2010… Bên cạnh đó, nền kinh tế tuần hoàn ở Trung Quốc được tiến hành xây dựng theo lộ trình cụ thể, từ xác định mục tiêu phát triển, xác định quan niệm về kinh tế tuần hoàn, thông qua hệ thống pháp luật có tính bắt buộc đối với các DN Các hành động của Chính phủ trên thực tế cũng tạo động lực mạnh mẽ để phát triển nền kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc Năm 2017, Chương trình chính sách kinh tế tuần hoàn được Trung Quốc thông qua với việc mở rộng trách nhiệm của các DN sản xuất trong việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo.Năm 2018, Trung Quốc và Liên minh châu Âu

ký biên bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng kinh tế tuần hoàn; Năm 2019, Hợp tác liên lục địa gồm 200 DN trên thế giới và của Trung Quốc đã cam kết với nền kinh tế tuần hoàn về nhựa Để đảm bảo thực hiện thành công mô hình kinh tế tuần hoàn, Trung Quốc còn thành lập Tổ chức và giám sát thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn Tổ chức này không chỉ là vai trò của Ban xây dựng và Phát triển kinh tế Trung Quốc

mà còn có sự tham gia của Tổng cục Môi trường Trung Quốc với 03 khâu: Kinh tế tuần hoàn, vòng tuần hoàn nhỏ thực hiện ở quy mô nhà máy và khu công nghiệp; Vòng tuần hoàn vừa thực hiện ở quy mô lớn

Trang 38

hơn và vòng tuần hoàn lớn thực hiện trên toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng các khu công nghiệp sinh thái quốc gia về xử lý và tái sản xuất phế thải

Như vậy, thực hiện KTTH đang trở thành xu hướng diễn ra rộng khắp trên thế giới Rất nhiều nước đang thực hiện theo cách tiếp cận theo vật liệu, tập trung giải quyết các vấn đề của một số chất thải và vật liệu, như sản phẩm nhựa dùng một lần, rác thải điện tử, chất thải thực phẩm… Trong khi đó, cách tiếp cận theo khu công nghiệp tuần hoàn được sử dụng kết hợp tại một số nước có công nghiệp phát triển hoặc do đặc thù quản lý của quốc gia, như Đan Mạch, Đức và Trung Quốc Mặc dù vậy, có thể thấy rằng trong 4 khâu của KTTH, hầu hết các nước đang tập trung vào các khâu sau (downstream), đó là quản lý chất thải

và tái chế, tái sử dụng vật liệu Các khâu đầu (upstream) gồm thiết kế sản phẩm, thiết kế chất thải, sản xuất và tiêu dùng cần được chú ý nhiều hơn

3 Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

3.1 Yêu cầu cấp thiết chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn

Mô hình phát triển kinh tế truyền thống, hay còn gọi là kinh tế tuyến tính (Linear Economy) có đặc điểm khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường, dẫn đến gia tăng chất thải, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, vượt qua giới hạn sức chịu tải của môi trường

Hình 2 Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về rác nhựa thải ra biển

Nguồn: Theo Jambeck và cộng sự (2015)

Với Việt Nam, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với các vấn đề về tài nguyên và môi trường, hậu quả của mô hình kinh tế tuyến tính, nổi lên là:

i) Tiêu thụ năng lượng tăng nhanh và suy giảm tài nguyên: Tiêu thụ năng lượng của Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây tăng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP khiến kể từ năm 2015, Việt Nam

đã trở thành nước nhập khẩu ròng năng lượng [3]

ii) Phát thải tăng nhanh: Theo báo cáo gần đây của Ngân hàng thế giới World Bank, chất thải rắn

đô thị của Việt Nam năm 2016 là 11,6 triệu tấn, dự báo năm 2030 là 15,9 triệu tấn, tăng 38% so với năm

2016 (World Bank, 2016) Đặc biệt, mặc dù chỉ xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số,

Trang 39

nhưng Việt Nam hiện xếp đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa, với 1,83 triệu tấn/năm (World Bank, 2019)

iii) Tái sử dụng, tái chế còn hạn chế: Cho đến nay, vấn đề phân loại rác tại nguồn vẫn chưa được triển khai mở rộng Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp lộ thiên hoặc

lò đốt chất thải Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được giảm thiểu hoặc tái chế tại các cơ sở xử lý đạt khoảng 42% (DARA international, 2012)

iv) Ô nhiễm môi trường gây thiệt hại nghiêm trọng: Theo World Bank ((World Bank, 2019), chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5,18% GDP của năm 2013 Ô nhiễm nước cũng có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP vào năm 2035

v) Việt Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu Năm 2010, biến đổi khí hậu và thiên tai đã gây thiệt hại 5,14% GDP của Việt Nam, và con số này có thể lên tới 11% vào năm 2030 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017)

Việt Nam đã có một số mô hình kinh tế tuần hoàn được thực hiện, đem lại hiệu quả nhất định như

mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ… mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm) tạo ra Chitosan và SSE; sáng kiến không thải rác ra thiên nhiên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang…

3.2 Bài học cho việc thực hiện nền kinh tế tuần hoàn

Từ thực tế trên, những năm qua, Việt Nam đã có nhiều bước chuyển đổi hướng đến phát triển nhanh và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn như: Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2010-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị

về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết số NQ-TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ môi trường 2014; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn 2018… Việt Nam đã có một số mô hình kinh tế tuần hoàn được thực hiện, đem lại hiệu quả nhất định như mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ…

24-mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm) tạo ra Chitosan và SSE; sáng kiến không thải rác

ra thiên nhiên do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khởi xướng, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang… Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại Để khắc phục những trở ngại này, một số bài học thực

tế có giá trị từ quá trình thực hiện nền KTTH của các nước trên thế giới có thể được tham khảo gồm:

Thứ nhất, có tầm nhìn tuần hoàn: Bộ máy lãnh đạo có thể đưa ra các mệnh lệnh kinh doanh, thay

đổi văn hóa và quản trị để thúc đẩy tư duy tuần hoàn, chỉ tiêu và mục tiêu/chỉ số tổng hợp

Thứ hai, cần có hành lang pháp lý rõ ràng cho hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn

DN là động lực trung tâm, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện Vai trò kiến tạo của Nhà nước thể hiện trong việc tạo ra một môi trường để kinh tế tuần hoàn phát triển Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình Đó là cách tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu hoặc vật liệu và cách tiếp cận theo quy mô kinh tế, thành lập các không gian địa lý Bên cạnh đó, lộ trình cần tiếp tục thực hiện các nội dung khác của kinh tế tuần hoàn như khuyến khích năng lượng tái tạo, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn đã có tại Việt Nam

Trang 40

Thứ ba, chọn mô hình tuần hoàn: Tận dụng chất thải và tái chế để thúc đẩy tất cả các mô hình kinh

doanh tuần hoàn Sử dụng công nghệ đột phá nhằm tận dụng tối đa quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành, đặc biệt là xử lý rác thải để tái tạo nguyên liệu mới

Thứ tư, phối hợp hành động: Để thực hiện thành công chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn đòi hỏi

giữa các bộ phận phải hợp tác với nhau (như nghiên cứu và phát triển, mua sắm, chuỗi cung ứng, sản xuất

và tiếp thị) Huy động sự tham gia của cộng đồng vào phát triển nền kinh tế tuần hoàn Việc chuyển đổi từ một nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có sự thay đổi cả hệ thống, trong đó phát huy vai trò của các bên liên quan gồm nhà nước và doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng

Thứ năm, làm nhỏ trước lớn sau: Bắt đầu với quy mô nhỏ và thử nghiệm chương trình có thể mang

lại các chiến lược dài hạn Đánh giá lại thành công, thất bại và tiến hành quy mô lớn hơn

Thứ năm, hợp tác: Hợp tác xuyên suốt chuỗi giá trị trên thị trường như Factor10 Tham gia với các

công ty và các bên liên quan khác để loại bỏ các rào cản và tiến hành các giải pháp tạo ra tăng trưởng trong khi giảm được tác động không như ý

Thứ sáu, kiểm tra tiến độ: Sử dụng các chỉ số tài chính, môi trường và xã hội để đo lường và theo

dõi tác động của sáng tạo tuần hoàn đến hoạt động kinh doanh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] European Commission, "Report from the Commission to the European Parliament, the Council, the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions on the implementation of the Circular Economy Action Plan," ed Brussels, 2019

[2] European Commission, "Communication from the commission to the parliament, the council and the European economic and social commitee and the committee of the regions: Closing the loop –

An EU action plan for the Circular Economy," COM (2015) 614 final Brussels, 2015 [Online] Available: https://eur-lex.europa.eu/legalcontent/EN/TXT/?uri=CELEX:52015DC0614/, 2015 (accessed on 02 February 2019)

[3] N H Nam, H T Hue, and N T T Nhan, "Market-based Approach in Environmental Protection and Response to Climate Change: US Experience," VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, vol Vol 34, No 4, 2018, pp 43-50, 2018

[4] N H Nam and P N T Bich, "International experience in promoting private sector investment for environmental protection," Journal of Industry and Trade, vol 12 (7/2019), pp 94-102, 2019 [5] Regions of Climate Action, "Roadmap to Zero Waste for the city of Pittsburgh, PA," 2017 [Online] Available: https://apps.pittsburghpa.gov/redtail/images/543_ Pittsburgh-Road-Map-to-Zero-Waste-Final.pdf/, 2017 (accessed on 03 February 2019)

[6] Y Hotta, A Santo, and T Tasaki, "EPR-based Electronic Home Appliance Recycling System under Home Appliance Recycling Act of Japan," 2014 [Online] Available: https://www.oecd.org/environment/waste/EPR_Ja pan_HomeAppliance.pdf/, 2014 (accessed on 05 February 2019)

[7] WEEE Forum, "The challenge of transposing WEEE II into national law," 2012 [Online] Available: http://www.weee-forum.org/news/the-challenge-oftransposing-weee-ii-into-national-law/, 2012 (accessed on 03 February 2019)

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Định nghĩa tài chính xanh là vùng giao giữa các yếu tố Phát triển Công nghiệp tài chính,   Cải thiện Môi trường, Tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm các yếu tố như Công nghệ Xanh,   Sản phẩm tài chính Xanh, Hoạt động hiệu quả trao đổi tín chỉ gi - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 1 Định nghĩa tài chính xanh là vùng giao giữa các yếu tố Phát triển Công nghiệp tài chính, Cải thiện Môi trường, Tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm các yếu tố như Công nghệ Xanh, Sản phẩm tài chính Xanh, Hoạt động hiệu quả trao đổi tín chỉ gi (Trang 19)
Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp đang HĐ và hoạt động có kết quả SXKD - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp đang HĐ và hoạt động có kết quả SXKD (Trang 28)
Hình 1. Vị thế DN của Đà Nẵng về đóng góp vào  nền kinh tế - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 1. Vị thế DN của Đà Nẵng về đóng góp vào nền kinh tế (Trang 29)
Hình 1. Sơ đồ nền kinh tế tuần hoàn - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 1. Sơ đồ nền kinh tế tuần hoàn (Trang 34)
Hình 2. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về rác nhựa thải ra biển - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 2. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về rác nhựa thải ra biển (Trang 38)
Bảng 1: Tóm tắt các trường phái tư tưởng liên quan đến tuần hoàn - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Bảng 1 Tóm tắt các trường phái tư tưởng liên quan đến tuần hoàn (Trang 47)
Bảng 2.2. Kênh thông tin - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Bảng 2.2. Kênh thông tin (Trang 113)
Bảng 2.1. Mức độ tiếp nhận thông tin về nền kinh tế tuần hoàn - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Bảng 2.1. Mức độ tiếp nhận thông tin về nền kinh tế tuần hoàn (Trang 113)
Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về nền kinh tế tuần hoàn - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về nền kinh tế tuần hoàn (Trang 114)
Hình 1: Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn. - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 1 Kinh tế tuyến tính và kinh tế tuần hoàn (Trang 127)
Hình 2: Phát triển kinh tế tuần hoàn thúc đẩy tăng trưởng xanh. - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 2 Phát triển kinh tế tuần hoàn thúc đẩy tăng trưởng xanh (Trang 128)
Hình 3: Cát thải lấy từ lò hơi trong sản xuất cà phê được dùng   để tạo ra gạch không nung phục vụ cho các công trình xây dựng - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 3 Cát thải lấy từ lò hơi trong sản xuất cà phê được dùng để tạo ra gạch không nung phục vụ cho các công trình xây dựng (Trang 129)
Bảng 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Bảng 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (Trang 155)
Hình 1: Sơ đồ kéo dài vòng đời sản phẩm (product-life extension) - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 1 Sơ đồ kéo dài vòng đời sản phẩm (product-life extension) (Trang 166)
Hình 2: Sơ đồ cánh bướm - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 2 Sơ đồ cánh bướm (Trang 167)
Hình 4: Mô hình kinh tế tuần hoàn  Nguồn: Công phu của tác giả - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Hình 4 Mô hình kinh tế tuần hoàn Nguồn: Công phu của tác giả (Trang 167)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN