tiểu luận phân tích để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trongnghề nghiệp của các chức danh thẩm phán kiểm sát viên vàluật sư

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận phân tích để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trongnghề nghiệp của các chức danh thẩm phán kiểm sát viên vàluật sư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái quát chung về kiểm sát viên“Kiểm sát viên là người làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân, là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền c

Trang 1

Phân tích để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trongnghề nghiệp của các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và

luật sư Theo nhóm, các chức danh này phải tuân thủ cácquy tắc đạo đức nghề nghiệp nào khi làm việc với nhau

trong hoạt động tư pháp?NHÓM: 4LỚP: N02.TL1

Hà Nội, 05/2023

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAMGIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

- Nhóm: 4 Lớp: N02.TL1

- Đề bài: Phân tích để chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghề

nghiệp của các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư Theo nhóm, các chức danh này phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nào khi làm việc với nhau trong hoạt động tư pháp?

1 Kế hoạch làm việc của nhóm

- 10/05: Phân chia công việc.

- 18/05: Hoàn thiện cơ bản nội dung của bài.

- 22/05: Hoàn thiện bài, chỉnh sửa bản word; hoàn thành powerpoint; thống nhất kết quả (nội dung, hình thức) của bài tập nhóm và biên bản làm việc nhóm.

2 Bảng đánh giá mức độ và kết quả tham gia làm bài tập nhóm (đính kèm)

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2023

Kết quả điểm bài viết: Kết quả điểm thuyết trình: Điểm kết luận cuối cùng:

Nhóm trưởng

Lê Thanh Nga

Trang 3

Linh 470723 - Các quy tắc nghề nghiệp XX Bùi Yến Nhi 470724- Các quy tắc nghề nghiệp XX Ma Doãn Hoàn 470728- Các quy tắc nghề nghiệp XX

Trang 4

1.1 Khái quát chung về thẩm phán 2

1.2 Khái quát chung về kiểm sát viên 2

1.3 Khái quát chung về luật sư 3

2 So sánh nghề nghiệp của các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên vàluật sư 3

2.1 Những điểm tương đồng 3

2.2 Những điểm khác biệt 5

3 Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà thẩm phán, kiểm sát viên, luậtsư phải tuân thủ khi làm việc với nhau trong hoạt động tư pháp 7

3.1 Ứng xử trên tinh thần tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau 8

3.2 Ứng xử trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng công lý 9

3.3 Thái độ tôn trọng các cơ quan tiến hành tố tụng 9

3.4 Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn, công việc để tác động đến việc giải quyết, xét xử vụ án nhằm vụ lợi 10

3.5 Có chung lý tưởng để hướng tới lợi ích tốt nhất cho đương sự và xã hội 10

3.6 Tự ý thức được phẩm giá, chức danh và uy tín của bản thân, lấy đạo đức làm gốc trong quá trình hành nghề 11

3.7 Trung thực, khách quan với sự thật và trong mối quan hệ giữa các vai trò 11

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

MỞ ĐẦU

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt Lĩnh vực tư pháp cũng đã có những thay đổi tích cực với sự phát triển trong hoạt động tư pháp của các chức danh như thẩm phán, kiểm soát viên hay luật sư Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các nghề nghiệp này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cũng như nhiều người vẫn chưa biết rõ hoạt động của thẩm phán, kiểm soát viên hay luật sư giống và khác nhau như thế nào Để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm

04 chúng em đã được phân công đề bài: “Phân tích để chỉ ra những điểmtương đồng và khác biệt trong nghề nghiệp của các chức danh thẩm phán,kiểm sát viên và luật sư Các chức danh này phải tuân thủ các quy tắc đạođức nghề nghiệp nào khi làm việc với nhau trong hoạt động tư pháp?”.

Trang 6

NỘI DUNG

1 Khái quát chung về các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư

1.1 Khái quát chung về thẩm phán

“Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử” (khoản 1 Điều 65 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán: Thẩm phán đóng vai trò chính “gánh vác” chức năng xét xử của tòa án Trong khi hội thẩm chỉ xuất hiện trong hội đồng xét xử sơ thẩm thì thẩm phán xuất hiện trong tất cả các hội đồng xét xử Có thể nói, thẩm phán là sự hiện diện của nhà nước trong việc thực hiện chức năng xét xử Đặc điểm và yêu cầu nổi bật đối với thẩm phán là phải có trình độ chuyên môn cao về pháp luật.

1.2 Khái quát chung về kiểm sát viên

“Kiểm sát viên là người làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân, là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (Điều 74 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014).

Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên:

- Thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; - Khi tiến hành nhiệm vụ, kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Khi được giao nhiệm vụ trái pháp luật thì kiểm sát viên được phép không thực hiện và tiến hành báo cáo với cấp trên, cấp trên cao hơn để theo dõi và xử lý;

- Phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong các trường hợp do pháp luật tố tụng quy định.

Trang 7

1.3 Khái quát chung về luật sư

“Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức” (Điều 2 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Nhiệm vụ, quyền hạn của luật sư:

- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện tư vấn pháp luật;

- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;

- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

2 So sánh nghề nghiệp của các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên vàluật sư

2.1 Những điểm tương đồng

Thứ nhất, ba chức danh này đều gắn với công bằng, lẽ phải, bảo vệ lợiích hợp pháp của người dân, gắn liền với số phận của con người Mỗi một

quyết định, một văn bản tố tụng trước hết là nhằm vào con người một cách trực tiếp (phần lớn) hoặc một cách gián tiếp Các quyết định này đều liên quan đến tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của một con người, ảnh hưởng đến cả tương lai phía trước của họ Thẩm phán cần phải xét xử một cách minh bạch để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, đồng thời bảo vệ trật tự xã hội khỏi sự xâm hại của các hành vi trái pháp luật Kiểm sát viên có chức năng thực hiện hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp giúp hạn chế việc xét xử không đúng dẫn đến oan sai Luật sư sẽ là người đại diện cho thân chủ để bảo vệ công bằng, lợi ích cho chính thân chủ của mình.

Thứ hai, đây đều là những nghề bất khả kiêm nhiệm, mặc dù cả 3 chức danh đều là nghề luật nhưng mỗi chức danh có một chức năng, nhiệm vụ

Trang 8

riêng biệt Chức năng của thẩm phán là xét xử, chức năng của luật sư là cung cấp các dịch vụ pháp lý và chức năng của kiểm sát viên là thực hành quyền công tố Như vậy, một thẩm phán không thể vừa truy tố tội phạm lại vừa xét xử đúng sai được Một người khi đang hành nghề thẩm phán thì không thể làm luật sư và ngược lại Nếu trong trường hợp luật sư muốn trở thành thẩm phán, thì buộc luật sư đó phải từ bỏ hoạt động hành nghề luật sư để trở thành thẩm phán Tương tự với các trường hợp khác.

Thứ ba, nghề nghiệp của các chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và

luật sư đều có yêu cầu cao về trình độ hiểu biết pháp luật, phải biết rộng, hiểu sâu về luật pháp, phải có khả năng phân tích các sự kiện, các vấn đề pháp lý Yêu cầu tối thiểu để trở thành thẩm phán, luật sư hay kiểm sát viên là phải có bằng cử nhân luật trở lên.

Thứ tư, trong hoạt động tư pháp, các chức danh này cần phải tuân theoquy trình, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định Mọi quyết định cần phải

căn cứ vào các quy phạm pháp luật, các bản án, án lệ, và phải công khai cho các bên (trừ trường hợp đặc biệt), vì nếu không minh bạch, không công khai thì sẽ sinh ra nghi ngờ giữa các bên, từ đó nảy sinh mâu thuẫn Nghề luật là nghề gắn liền với cuộc đời của một con người, vì thế, mỗi lời nói, mỗi quyết định cần phải được cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra.

Thứ năm, nghề nghiệp của các chức danh này rất cần sự công chính,liêm minh, trung thực, thẳng thắn hơn hẳn các nghề nghiệp khác Khi bước

vào nghề luật nói chung và nghề thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư nói riêng, họ được cả xã hội tin tưởng, giao trách nhiệm nặng nề trên vai, vì đây là nghề sẽ đứng trước rất nhiều cám dỗ nên họ cần phải tỉnh táo để phân biệt đâu là đúng đâu là sai Hiện nay vẫn có hiện tượng một số thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư vì những lợi ích trước mắt mà bỏ qua nhiệm vụ của mình Ví dụ như vụ án nhận hối lộ của ông Nguyễn Duy Hiệp (39 tuổi, nguyên Quyền Chánh án TAND huyện Thanh Liêm, Hà Nam) Hay là án nhận hối lộ của Đỗ Văn Khoa (57 tuổi, cựu kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân huyện Ba Vì).

Trang 9

Như vậy, ngay tại nơi mà người dân gửi gắm hy vọng về công bằng, lẽ phải, công lý vẫn chưa được thực thi một cách nghiêm túc Cần nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của những nhà thực hành nghề luật ngay từ thời điểm hiện tại để công tác thực hiện pháp luật được nghiêm chỉnh, công bằng, văn minh.

Thứ sáu, ba chức danh này phải tuân thủ những quy tắc đạo đức nghềnghiệp của mình Quy tắc đạo đức nghề luật là tổng thể những quy tắc xử sự

nhằm chuẩn mực hóa hành vi ứng xử của những người hành nghề luật trong khi hành nghề, là công cụ để trau dồi và thực hiện đạo đức nghề luật Nếu không tuân theo những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mình thì các thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư sẽ phải chịu những biện pháp kỷ luật hoặc các chế tài xử phạt nhất định

2.2 Những điểm khác biệt

Bên cạnh một số điểm chung như đã nêu ở trên, giữa ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư còn có những khác biệt rõ rệt được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ nhất, về khái niệm: Theo khoản 1 Điều 65 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Điều 74 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 2 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012, ta phân biệt được một cách cơ bản rằng: thẩm phán là người xét xử, kiểm sát viên là người thực hành quyền công tố (buộc tội), kiểm sát các hoạt động tư pháp và luật sư là người cung cấp các dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng.

Thứ hai, về tiêu chuẩn để hoạt động: Chức danh thẩm phán yêu cầu ứng viên đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử và có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật Chức danh kiểm sát viên yêu cầu ứng viên đã được đào tạo về1

nghiệp vụ kiểm sát và có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định Với2

luật sư, ứng viên cần phải được đào tạo nghề luật sư và đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư.3

1 Xem: Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 20142 Xem: Điều 75 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 20143 Xem: Điều 10 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012

Trang 10

Thứ ba, về nhiệm vụ trong hoạt động tư pháp: Theo Điều 11 Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 02/2002/PL-UBTVQH11 ngày 4 tháng 10 năm 2002 về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, sửa đổi, bổ sung năm 2011, thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án nơi mình công tác hoặc Tòa án nơi mình được biệt phái đến làm nhiệm vụ có thời hạn Trong khi đó, nhiệm vụ chính của kiểm sát viên là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, đồng thời chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Còn nhiệm vụ chính của luật sư là tham4

gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác, từ đó góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.5

Thứ tư, về nhiệm kỳ hoạt động: Nhiệm kỳ đầu của thẩm phán và kiểm

sát viên đều là 05 năm, sau đó, khi được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch khác đối với thẩm phán hoặc được nâng ngạch đối với kiểm sát viên, nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm, theo Điều 74 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 82 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 Đối với luật sư, không có quy định về nhiệm kỳ hoạt động được đặt ra và cũng không có giới hạn độ tuổi cho chức danh này Tuy nhiên, trong trường hợp luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho một công ty/ tổ chức luật bất kỳ thì họ sẽ phải tuân thủ quy định về thời điểm nghỉ hưu được quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, sửa đổi, bổ sung năm 2020.

Thứ năm, về quyền hạn: Theo khoản 2 Điều 65 Luật tổ chức Tòa án

nhân dân năm 2014, thẩm phán có quyền xem xét, kết luận về tính hợp pháp của hành vi, của chứng cứ, tài liệu, quyết định tố tụng của điều tra viên, kiểm sát viên và luật sư; ra các quyết định liên quan đến vụ án; xử lý vi phạm hành chính; xem xét, ra quyết định liên quan đến hình phạt; phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản

4 Xem: Điều 83 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 20145 Xem: Điều 4 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012

Trang 11

pháp luật trái với Hiến pháp, luật, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự theo quy định Còn đối với luật sư, quyền hạn trước hết mà họ có là được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư năm 2006 và các quy định của pháp luật khác có liên quan, bên cạnh đó là có thể đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật.

Thứ sáu, về sứ mệnh: Thẩm phán có sứ mệnh thực thi và bảo vệ công lý cho các đương sự liên quan trên cơ sở khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật bằng tất cả sự công tâm cần thiết Kiểm sát viên có sứ mệnh bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Còn luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước Tuy cùng hướng về mục đích bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, song sứ mệnh của kiểm sát viên là thiên về bảo vệ lợi ích của Nhà nước, còn luật sư thiên về bảo vệ lợi ích của thân chủ Thẩm phán, với tư cách là người cầm cân nảy mực là chủ thể cần sự công tâm và khách quan lớn nhất trong ba chức danh nghề nghiệp này.

3 Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà thẩm phán, kiểm sát viên, luật sưphải tuân thủ khi làm việc với nhau trong hoạt động tư pháp

Qua phần phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được ba chức danh thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư có những nét tương đồng và những điểm riêng biệt nhất định Hoạt động nghề nghiệp của các chức danh này không riêng biệt, độc lập mà luôn có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với nhau trong lĩnh vực tư pháp ở nước ta Việc sở hữu những đặc thù chung có liên quan

Trang 12

đến luật pháp đòi hỏi những người hoạt động trong ba chức danh này phải có sự phối hợp với nhau trong nhiều tình huống tạo thành một thể thống nhất Một ví dụ điển hình là trong môi trường tòa án, những người thực hiện các chức danh trên ngồi ở các vị trí khác nhau (thẩm phán ngồi ở phía trước phòng xét xử, giữ ghế chủ tọa, trong khi kiểm sát viên và luật sư ngồi đối diện nhau ở hai bên dưới vị trí thẩm phán), cùng tham gia vào quá trình tố tụng, tranh tụng Điều đó cho thấy, bên cạnh những quy tắc nghề nghiệp dành riêng cho từng chức danh thì mỗi cá nhân khi bước chân vào thị trường lao động ngành luật cũng cần phải tuân thủ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp chung Qua đó giúp cho hoạt động tư pháp được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

Ở Việt Nam hiện nay đã có ba văn bản quy tắc ứng xử được soạn thảo và áp dụng tương ứng cho ba chức danh nghề luật trên, bao gồm:

- Quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tại phiên tòa, phiên họp của Tòa án năm 2017 (sau đây gọi tắt là Quy tắc của Kiểm sát viên).

- Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán năm 2018 (sau đây gọi tắt là Bộ Quy tắc của Thẩm phán).

- Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019 (sau đây gọi tắt là Bộ Quy tắc của Luật sư).

Xuất phát điểm đều là các chức danh hoạt động trong cùng môi trường tư pháp tập thể thì các quy tắc đạo đức và ứng xử đóng vai trò vô cùng quan trọng mà bất cứ ai tham gia vào việc thực hiện ba chức danh nghề Luật đều phải tuân thủ Phần tiếp theo đây sẽ trình bày chi tiết các quy tắc đạo đức và ứng xử áp dụng với từng đối tượng bao gồm thẩm phán, luật sư và kiểm sát viên khi các đối tượng này tham gia làm việc chung với nhau trong hoạt động tư pháp.

3.1 Ứng xử trên tinh thần tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

Dựa vào Điều 5 Bộ Quy tắc của Thẩm phán, khoản 6 Điều 4 và khoản 2, 3 Điều 5 Quy tắc của Kiểm sát viên và quy tắc số 16.1, 16.2 của Bộ Quy

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan