1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề bài tìm hiểu một vụ tranh chấp trongkhuôn khổ wto liên quan đến nguyên tắc nt

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu một vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO liên quan đến nguyên tắc NT. Vụ tranh chấp số DS055 và DS064
Tác giả Nhóm 01, MSSV 462401-462407
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật WTO
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

Mỹ thì khẳng định các biện pháp này đã vi phạm với các nghĩa vụ của Indonesia được quy định trong các Điều I và III của GATT 1994, Điều 2 của Hiệp định TRIMs, Điều 3, 6 và 28 của Hiệp đị

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-BÀI TẬP NHÓM

MÔN: LUẬT WTO

Đề bài: Tìm hiểu một vụ tranh chấp trong

khuôn khổ WTO liên quan đến nguyên tắc NT.

Vụ tranh chấp số DS055 và DS064

1

Nhóm : 01 MSSV : 462401 - 462407 LỚP : N01.TL2

Trang 2

Hà Nội, 2023

2

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment – NT), quy định tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS Nguyên tắc NT được hiểu là hàng hóa nhập khẩu nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ, các quyền sở hữu trí tuệ, chưa

áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau Đối với hàng hoá và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung (general obligation), có nghĩa là hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế quan hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp được đối

xử bình đẳng như hàng hoá và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối vận chuyển Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ (exception)

Nhằm củng cố kiến thức về nguyên tắc NT, chúng em đã lựa chọn nghiên cứu và phân tích vụ tranh chấp DS055 với nguyên đơn là Nhật Bản, bị đơn là Indonesia xoay quanh vấn đề mua bán phụ tùng ô tô

NỘI DUNG

I Vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp.

1 Tóm tắt vụ tranh chấp.

3

Trang 4

Ngày 4 tháng 10 năm 1996 và 29 tháng 11 năm 1996, Nhật Bản có yêu cầu tham vấn với Indonesia liên quan đến Chương trình Quốc gia về ô tô của nước này

Chương trình ô tô quốc gia của Indonesia được ban hàng có quy định về giảm thuế nhập khẩu đối với bộ phận và linh kiện ô

tô theo tỷ lệ hàm lượng nội địa Điều đó có nghĩa là, tỷ lệ hàm lượng nội địa càng cao thì thuế nhập khẩu càng giảm

Tuy nhiên, do Indonesia vẫn đủ khả năng kỹ thuật để sản xuất ô tô hoàn toàn nội địa Để sản xuất chiếc ô tô nội địa duy nhất của mình – xe Timor thì Indonesia phải sử dụng kỹ thuật do công ty Kia Sephia của Hàn Quốc sản xuất

Hậu quả là đa phần những linh kiện để sản xuất ô tô nội địa được nhập khẩu từ Hàn Quốc Do đó, các ô tô hoàn toàn do Kia Motor lắp ráp, nhập từ Hàn Quốc, vốn có tỷ lệ hàm lượng nội địa

và mang nhãn hiệu Timor được miễn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt tại Indonesia

2 Vấn đề pháp lý của vụ tranh chấp.

Nhật Bản cho rằng các biện pháp này đã vi phạm các nghĩa

vụ của Indonesia theo Điều I:1, III:2, III:4 và X:3(a) của GATT

1994, cũng như Điều khoản 2 và 5.4 của Hiệp định TRIMs

Mỹ thì khẳng định các biện pháp này đã vi phạm với các nghĩa vụ của Indonesia được quy định trong các Điều I và III của GATT 1994, Điều 2 của Hiệp định TRIMs, Điều 3, 6 và 28 của Hiệp định SCM và Điều 3, 20 và 65 của Hiệp định TRIPS

Trước đó không lâu, EC đã cáo buộc rằng chính sách miễn thuế hải quan và thuế hàng xa xỉ đối với “các phương tiện quốc gia” và bộ phận của chúng, cùng với các biện pháp liên quan đã

vi phạm các nghĩa vụ của Indonesia theo Điều I và III của GATT

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

1994, Điều 2 của Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) và Điều 3 của Hiệp định SCM

Vấn đề pháp lý đặt ra cần giải quyết trong vụ việc là:

Liệu việc Indonesia áp dụng quy định miễn giảm thuế quan và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với việc nhập khẩu xe có động cơ nội địa hoá và linh kiện có vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều

I, III của Hiệp định GATT 1994 hay không?

Liệu việc áp dụng hiệp định SCM có mâu thuẫn với GATT và TRIMs hay không?

Liệu sản phẩm ô tô của Nhật có được coi là sản phẩm tương tự nội địa khi nhập khẩu vào Indonesia không?

II Lập luận pháp lý của các bên trong vụ việc.

1 Lập luận của nguyên đơn – Nhật Bản

Điều III:2 Hiệp định GATT 1994

- Nhật tuyên bố chương trình ô tô quốc gia của Indonesia năm 1996 vi phạm Khoản 2 Điều III Hiệp định GATT 1994 vì một trong những yếu tố quan trọng của chương trình xe hơi quốc gia Indonesia là việc miễn trừ phân biệt đối xử với thuế bán hàng đối với hàng hóa xa xỉ (thuế xa xỉ) Điều này sẽ dẫn đến việc áp dụng thuế nội địa với ô tô “tương tự” nhập khẩu vượt quá mức thuế áp dụng cho ô tô sản xuất nội địa

- Nhật Bản cho rằng nếu xét theo các điều kiện từ những báo cáo của Cơ quan phúc thẩm thì ô tô quốc gia và ô tô nhập khẩu là sản phẩm tương tự Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngay cả khi các loại phương tiện khác giống hệt nhau về mọi mặt (bao gồm cả mục đích sử dụng; thị hiếu và thói quen tiêu dùng; chức năng, tính chất và chất lượng) với ô tô quốc gia được sản xuất ở nước ngoài (như tại Nhật Bản) và nhập khẩu vào Indonesia, chúng vẫn sẽ bị phân biệt đối xử so với với “ô tô

5

Trang 6

quốc gia” Hơn nữa, các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài tương tự với Ô tô quốc gia thực sự được bán tại thị trường

ô tô Indonesia Tuy nhiên, theo chương trình ô tô quốc gia tháng 2/1996 thì không có phương tiện cơ giới nhập khẩu nào đủ tiêu chuẩn là "Xe quốc gia" và tất cả các loại ô tô nhập khẩu đều phải chịu thuế xa xỉ 35%

Điều III: 4 Hiệp định GATT 1994

- Nhật cho rằng các yêu cầu về hàm lượng nội địa đối với Ô

tô quốc gia và các bộ phận, linh kiện của chúng theo chương trình tháng 2 năm 1996 vi phạm Khoản 4 Điều III GATT Lợi ích

mà các nhà sản xuất ô tô quốc gia nhận được là đáng kể hơn,

cụ thể, họ có thể nhập khẩu miễn thuế các bộ phận được dùng

để lắp ráp ô tô quốc gia và người mua ô tô quốc gia sẽ không cần phải trả mức thuế xa xỉ 20% - 30% như các dòng xe nhập khẩu

Hiệp định TRIMs

Nhật cho rằng chương trình ô tô quốc gia của Indonesia đã

vi phạm Điều 2 của Hiệp định TRIMs do TRIM của Indonesia đã

vi phạm Điều III GATT

- Các biện pháp mà Indonesia coi là trợ cấp, thì đó cũng là một TRIM (biện pháp đầu tư) Các khái niệm về “TRIM” và trợ cấp không đồng nghĩa hay không loại trừ lẫn nhau Bởi lẽ, không có nội dung nào trong văn bản, mục tiêu hoặc mục đích của Hiệp định TRIMs hỗ trợ cho lập luận rằng TRIM không còn là một biện pháp đầu tư chỉ vì cơ quan quản lý địa phương muốn gọi nó là trợ cấp hơn là một biện pháp đầu tư Hay nói cách khác, Nhật Bản cho rằng các biện pháp trợ cấp của Indonesia thực chất là biện pháp đầu tư

- Indonesia không được quyền hưởng lợi từ giai đoạn quá độ

do do Indonesia đã không tuân thủ các nghĩa vụ thông báo và

6

Trang 7

tạm dừng của mình về các biện pháp trái với quy định theo Điều

5 của hiệp định này

- Indonesia đã đệ trình một thông báo vào ngày 23 tháng 5 năm 1995, trong đó nêu rõ một số biện pháp liên quan đến ô tô, nhưng thông báo đã bị rút lại vào tháng 10 năm 1996 Và ngay

cả khi thông báo chưa được rút lại, nội dung của nó không đề cập hay chỉ định đến Chương trình ô tô quốc gia, mặc dù có thể những biện pháp xuất hiện trong thông báo có thể liên quan trực tiếp đến chương trình này Chương trình ô tô quốc gia được giới thiệu vào năm 1996 Như vậy, Indonesia đã quá hạn thông báo về các biện pháp trái với quy định của Hiệp định Cụ thể theo Hiệp định: “Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định WTO

có hiệu lực, phải thông báo cho Hội đồng thương mại hàng hóa tất cả các TRIMs đang áp dụng không phù hợp với quy định của Hiệp định này” Tuy nhiên, Indonesia đã không có bất kì thông báo nào về chương trình ô tô quốc gia trong 90 ngày đó

Do vậy, Indonesia không được hưởng lợi ích của thời kì quá độ

ở Điều 5

2 Lập luận của bị đơn – Indonesia.

Hiệp định GATT 1994.

- Indonesia lập luận rằng các biện pháp của họ là trợ cấp được điều chỉnh riêng bởi Hiệp định SCM Do Điều 27.3 của Hiệp định SCM cho phép Indonesia, với tư cách là một nước đang phát triển, duy trì các khoản trợ cấp được cấp theo các chương trình năm 1993 và tháng 2 năm 1996

- Trợ cấp về thuế hàng xa xỉ của Indonesia cho ngành công nghiệp ô tô được điều chỉnh bởi các nguyên tắc của Hiệp định SCM chứ không phải bởi Điều III của GATT 1994

Hiệp định TRIMs

7

Trang 8

- Indonesia cho rằng Nhật bản đang mắc sai lầm và đưa ra lập luận rằng Chính phủ chắc chắn không coi Chương trình ô tô quốc gia là một chương trình đầu tư Hơn hết biện pháp tạo nên Chương trình ô tô quốc gia là trợ cấp Khi các biện pháp ban đầu được đưa ra, Chính phủ Indonesia, trên cơ sở phân tích không đầy đủ và không chắc chắn về bản chất pháp lý của các khoản trợ cấp theo các Hiệp định WTO, đã gọi chúng là TRIM Sau khi phân tích pháp lý chính xác hơn, Chính phủ đã nhận ra sai lầm của mình, rút lại thông báo TRIMs và coi các biện pháp này là trợ cấp

- Indonesia cũng khẳng định rằng Nghị định, quy tắc và quy định cơ bản cũng như các tuyên bố của Indonesia với Ủy ban về TRIMs xác định rằng Chương trình ô tô quốc gia không liên quan đến TRIMs

III Ý kiến của Ban Hội thẩm và bình luận ý kiến của Ban Hội thẩm.

1 Ý kiến của Ban Hội thẩm.

Ban Hội thẩm đưa ra kết luận rằng Indonesia đã vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại điều III.2 và III.4 hiệp định GATT 1994

và điều 2 hiệp định TRIMs đồng thời bác bỏ lập luận của Indonesia khi cho rằng chỉ có hiệp định SCM được áp dụng Sau khi xem xét điều III GATT 1994 và hiệp định TRIMs, Ban Hội thẩm cho rằng các nghĩa vụ của các thành viên trong từng hiệp định có thể được tuân thủ đồng thời và theo các khía cạnh khác nhau, thậm chí là những khía cạnh giống nhau lại có thể

sẽ phải tuân thủ theo những quy định khác nhau.„

Khi xem xét cáo buộc của các bên về việc Indonesia vi phạm Điều III.4 GATT 1994 và Hiệp định TRIMs ban hội thẩm đã làm

rõ mối quan hệ giữa hiệp định TRIMs và Điều III (GATT 1994)

8

Trang 9

Theo đó, Ban Hội thẩm lưu ý rằng TRIMs “là một hiệp định được phát triển một cách toàn diện trong hệ thống WTO” và vì thế nó được áp dụng độc lập đối với điều III.4 GATT 1994 Nếu một nội dung của điều III GATT không được áp dụng vì bất cứ lý do gì thì các quy định có vẫn có thể được áp dụng phù hợp với mục đích của hiệp định TRIMs Ban hội thẩm kết luận rằng Hiệp định TRIMs và điều III là hai nhóm điều khoản độc lập và khác biệt về mặt pháp lý Vì vậy, căn cứ vào vi phạm mà các bên khiếu nại

và tính chất pháp lý của hai điều khoản trên thì mỗi yêu cầu được đưa ra sẽ được xem xét để giải quyết riêng Và “vì Hiệp định TRIMs cụ thể hơn điều III.4 liên quan tới vi phạm các cáo buộc đang được xem xét” cho nên Ban Hội thẩm quyết định xem xét Hiệp định TRIMs trước.„

Điều 2.1 của Hiệp định có quy định rằng: “ không một Thành viên nào được phép áp dụng TRIMs trái với các qui định tại Điều III hoặc Điều XI của GATT 1994.” Theo đó, liên quan đến quy định này, các bên phải chứng minh được (1) sự tồn tại của một biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại - “TRIM” và (2) biện pháp đó trái với quy định tại điều III hoặc điều XI GATT

1994 Trong vụ việc này, không có bất kỳ khiếu nại nào về việc trái với quy định của điều XI Việc chứng minh liệu các biện pháp của Indonesia có phải một “TRIM” hay không cần phải đảm bảo hai yếu tố: (i) chúng có phải các biện pháp đầu tư không và (ii) các biện pháp này có liên quan đến thương mại hay không Sau quá trình nghiên cứu, Ban Hội thẩm nhận định rằng các biện pháp của Indonesia đủ điều kiện cấu thành một biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (“TRIM”) và chúng thuộc phạm vi của Danh sách Minh họa, do đó, vi phạm điều 2.1 Hiệp định TRIMs.„

9

Trang 10

Đối với các cáo buộc của Nhật Bản về việc các biện pháp vi phạm quy định tại các điều III.2 và III.4, Ban Hội thẩm cũng đã nhận định rằng Indonesia đã vi phạm nghĩa cụ theo quy định của cả hai điều nêu trên

Xem xét nghĩa vụ quy định tại III.4, quan điểm của Ban Hội thẩm đưa ra rằng khía cạnh yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa của các biện pháp đang gây tranh cãi được giải quyết bởi các phán quyết theo Hiệp định TRIMs, và bất kỳ hành động nào được thực hiện để khắc phục bất kỳ sự không tuân thủ nào theo Hiệp định TRIMs cũng sẽ khắc phục bất kỳ sự không tuân thủ nào theo điều III.4 Vì vậy, Ban Hội thẩm nhận thấy không cần phải xem xét riêng rẽ các cáo buộc theo điều III.4

Tiếp đó, Ban Hội thẩm xem xét đến cáo buộc của các nguyên đơn về việc vi phạm quy định tại điều III.2 Theo đó, điều III.2 có quy định:

“Những sản phẩm từ lãnh tổ của bất cứ thành viên nào được nhập khẩu và lãnh thổ của một thành viên khác sẽ không bị áp dụng, trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế nội địa hoặc các khoản lệ phí nội địa khác vượt quá những khoản thuế và lệ phí

áp dụng, trực tiếp hay gián tiếp, cho các sản phẩm nội địa tương tự Hơn nữa, không có thành viên được phép áp dụng các loại thuế nội địa hay các lệ phí nội địa khác vào các sản phẩm nhập khẩu theo cách thức trái với các nguyên tắc được quy định trong khoản 1.”

Quy định tại điều III.2 gồm hai câu tương ứng với hai hành vi

vi phạm Ban Hội thẩm qua quá trình xem xét đã lập luận và chứng minh rằng Indonesia vi phạm cả hai câu theo quy định tại điều III.2 nêu trên Để chứng minh một vi phạm theo câu thứ nhất, nguyên đơn phải chứng minh uược các sản phẩm bị đánh

10

Trang 11

thuế “vượt quá” mức thuế dành cho các sản phẩm nội địa tương

tự Indonesia đã không bác bỏ việc các ô tô nhập khẩu bị đánh thuế cao hơn các sản phẩm nội địa Tiếp theo, cần phải xem xét vấn đề rằng liệu các sản phẩm đó có được coi là “sản phẩm tương tự” hay không Sau quá trình xem xét các bằng chứng được cung cấp và áp dụng các tiêu chuẩn mà Cơ quan Phúc thẩm tán thành trong vụ Japan Alcohol và Canada -Periodiacals, Ban Hội thẩm sau đó đã lưu ý: Theo các chương trình ô tô của Indonesia … nếu một ô tô nhập khẩu nào đó giống về mọi khaí cạnh có thể bị coi là tương tự sẽ bị đánh thuế với tỷ lệ cao hơn đơn giản bởi vì nguồn gốc xuất xứ của nó hoặc

do không đủ tỷ lệ nội địa hóa Những phương tiện như thế đương nhiên có thể tồn tại (và, như đã chứng minh ở trên, thực chất là tồn tại) “Theo quan điểm của chúng tôi, bản thân việc phân biệt đối xử về các loại thuế trong nước dựa vào nguồn gốc xuất xử hàng hóa cũng đủ để vi phạm Điều III.2 mà không cần phải chứng minh về sự tồn tại của các sản phẩm được buôn bán trên thực tế.” Ban Hội thẩm sau đó cũng lưu ý rằng các chương trình của Indonesia đều không phù hợp với câu thứ hai của Điều III.2 Cuối cùng, Ban Hội thẩm bác bỏ lời bào chữa của Indonesia

về III.8(b) GATT Ban Hội thẩm cho rằng các quy định này chỉ áp dụng cho các khoản chi trả trợ cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất, và việc miễn thuế trong tường hợp này không cấu thành các “khoản chi trả” đó

2 Bình luận về ý kiến của Ban Hội thẩm

Ban Hội thẩm đưa ra kết luận rằng các chương trình của Indonesia vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia theo quy định tại điều III.2 và III.4 của GATT 1994 và điều 2, hiệp định TRIMs Nhóm cho rằng đây là kết luận phù hợp theo những nguyên tắc

11

Trang 12

và quy định của WTO, đồng thời đảm bảo tính công bằng, hướng tới mục tiêu tự do hóa thương mại bởi những lý do sau:

Thứ nhất, khi xem xét với việc vi phạm quy định của Hiệp

định TRIMs, Ban Hội thẩm đã lần lượt chứng minh được bản chất các chương trình của Indonesia đưa ra đều thỏa mãn các điều kiện để cấu thành một “TRIMs” và điều này là vi phạm nghĩa vụ

mà đáng lẽ Indonesia phải tuân theo Từ đó, mới đưa ra kết luận cuối cùng Đồng thời Ban Hội thẩm cũng chỉ ra rằng Indonesia không thể đưa ra những lập luận hay phản bác gì đối với cáo buộc nêu trên mà chỉ tập trung lập luận dựa trên vấn đề áp dụng Hiệp định SCM

Thứ hai, đối với việc chứng minh liệu các sản phẩm ô tô

của Nhật Bản liệu có được coi là sản phẩm tương tự với hàng nội địa hay không, Ban Hội thẩm cũng đã dựa trên những lập luận, tiêu chuẩn của Cơ quan Phúc thẩm trong các vụ việc tiền lệ, điển hình là vụ Japan - Alcohol để xác định Đây có thể coi là “cơ

sở pháp lý” khá vững chắc vì những lập luận trong vụ việc được xem là “kim chỉ nam” trong việc xác định các tiêu chí đánh giá

“sản phẩm tương tự”.„

KẾT LUẬN

Có thể nói, vụ kiện Indonesia về phụ tùng ô tô đi kèm với những bài toán về sách lược được đặt ra không chỉ với Indonesia, mà

cả với nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á Nhưng làm sao để dung hòa việc xây dựng chính sách phát triển kinh

tế hiệu quả và yêu cầu tôn trọng luật của WTO, đặc biệt là nguyên tắc NT lại là câu hỏi khó trả lời Nhìn về tổng thể, nguyên tắc này bảo vệ quyền lợi của các quốc gia nhưng thực

12

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w