Cho đến nay,hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định hết sức cụ thể nhằm điều chỉnh đốitượng TCVM, cụ thể:● Luật Các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 sửa đổi năm 2017;● Nghị định 165/20
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
-*** -TIỂU LUẬN GIỮA KÌ HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
ĐỀ BÀI: Tìm hiểu về các tổ chức tín dụng: Tổ chức tài chính vi mô
Nhóm sinh viên thực hiện:
Khóa: K
Lớp tín chỉ: PLUH302
Giảng viên hướng dẫn:
Hà Nội - 2023
Trang 4MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 2
2
1 Bối cảnh phát triển và cơ sở pháp lý 2
2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại 3
3 Cơ cấu tổ chức 6
4 Điều kiện thành lập và chấm dứt hoạt động 8
5 Kiểm soát đặc biệt 15
6 Hoạt động và giới hạn hoạt động 18
20
25
1 Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam 26
2 Đánh giá chung và vấn đề đặt ra 29
3 Một số kiến nghị hoàn thiện 30
C KẾT LUẬN 1
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 5A LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính vi mô là một lĩnh vực tài chính quan trọng, hướng đến việc cung cấp các dịch
vụ tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ có thu nhập thấp Các tổ chức tàichính vi mô (TCVM) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xóa đói giảm nghèo,tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Tại Việt Nam, TCVM đã có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây.TCVM đã giúp hàng triệu người dân và doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận với các dịch vụ tàichính cơ bản, góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của người dân
Tiểu luận này sẽ tập trung nghiên cứu về các TCVM tại Việt Nam, phân tích các kháiniệm, vai trò, đặc điểm và hoạt động của TCVM, đánh giá thực trạng hoạt động của cácTCVM tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động củacác TCVM
● Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về TCVM
● Phân tích thực trạng hoạt động của các TCVM tại Việt Nam
● Đánh giá những đóng góp của TCVM đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củaViệt Nam
● Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cácTCVM tại Việt Nam
1
Trang 6B NỘI DUNG
I Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô
Tài chính vi mô là một mô hình cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho nhữngngười nghèo, bao gồm các khoản vay, tiết kiệm, bảo hiểm, và các dịch vụ tư vấn Mụctiêu của tài chính vi mô là giúp người nghèo cải thiện cuộc sống của họ thông qua việcphát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm thiểu rủi ro
Tài chính vi mô được biết đến lần đầu tiên vào thế kỷ XVII, khi Jonathan Swift, mộtngười Ailen, khởi xướng phong trào cho vay một khoản tiền nhỏ, không cần tài sản thếchấp cho những người nghèo ở Anh để họ đầu tư vào hoạt động kinh doanh siêu nhỏ Đếnthế kỷ XIX, F W Raiffeisen, một người Đức, đã phát triển tài chính vi mô theo mộtphương thức mới, dựa trên những nhóm tiết kiệm, vay vốn hoạt động theo nguyên tắcgiúp đỡ nhau Phương thức này đã được áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và sau đóđược nhân rộng trong cộng đồng của xã hội, ngay cả trong khu vực thành thị
Cùng thời gian đó, tài chính vi mô đã phổ biến rộng hơn nhờ mô hình Grameen Bankđược phát triển của Giáo sư Muhammad Yunus, người Bangladesh Mô hình này đã được
áp dụng thử nghiệm tại vùng ngoại ô nước này và đã có những tác động tích cực trongcông cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Bangladesh.Tuy nhiên, phải đến năm 2006 khi ngânhàng Grameen Bank và người sáng lập Muhammad Yunus nhận được giải thưởng NobelHòa bình năm 2006 “vì những nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xãhội”, tài chính vi mô mới thực sự thu hút được sự chú ý của thế giới và niềm tin vào khảnăng chống lại đói nghèo
Tại Việt Nam, từ năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách quốc gia về xóađói giảm nghèo, trong đó có mục tiêu thúc đẩy các hoạt động sản xuất của người nghèo
Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, cácchương trình hỗ trợ phát triển chính thức và các cơ quan đoàn thể, chính quyền địaphương để triển khai các chương trình tài chính vi mô (TCVM) nhằm hỗ trợ phụ nữ, trẻ
em và các đối tượng nghèo khác
2
Trang 8Ban đầu, Chính phủ Việt Nam chưa có khung pháp lý cụ thể cho hoạt động của các tổchức TCVM Các tổ chức này chủ yếu được thành lập và hoạt động dựa trên sự hỗ trợ vốn
và kỹ thuật từ các tổ chức tài chính nước ngoài
Đến năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật các Tổ chức tín dụng, trong đókhẳng định TCVM là một loại hình tổ chức tín dụng Luật này đã quy định cụ thể về cácđiều kiện, thủ tục thành lập, hoạt động và quản lý của các tổ chức TCVM Cho đến nay,
hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định hết sức cụ thể nhằm điều chỉnh đốitượng TCVM, cụ thể:
● Luật Các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 (sửa đổi năm 2017);
● Nghị định 165/2007/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức tàichính quy mô nhỏ tại Việt Nam
● Thông tư số 84/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư số: 18/2018/TT-BTC hướng dẫnmột số điều về chế độ tài chính đối với tài chính vi mô;
● Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động củaTCTCVM
Những quy định này nhằm đảm bảo cho các tổ chức TCVM hoạt động an toàn, hiệu quả,góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
Tại khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng đưa ra khái niệm về Tổ chức tín dụng nhưsau: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt độngngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,TCTCVM và quỹ tín dụng nhân dân
Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay nhỏ (gọi
là tín dụng vi mô), nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởitạo các hoạt động kinh doanh nhỏ Tài chính vi mô thường kéo theo hàng loạt các dịch vụkhác như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, vì những người nghèo, người có thu nhập thấp cónhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng khó tiếp cận được các thể chế tàichính chính thức 1
3
Ngân hàng chính sách
Pháp luật tàichính ngân… None
30
Pltcnh -
Pháp luật tàichính ngân… None
10
2023- Handouts TO Print
Pháp luật tàichính ngân… None
225
LAW ON SBV - LAW
ON SBV
Pháp luật tàichính ngân… None
21
Vietnam Civil Code
2015 1
Pháp luật tàichính ngân… None
19
2023- Handouts TO Print
Pháp luật tàichính ngân… None
225
Trang 9Theo khoản 5 Điều 4, Luật Tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) đưa ra khái niệm tổchức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt độngngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanhnghiệp siêu nhỏ.
Từ phần khái niệm, có thể thấy rằng tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là một loại hình tổchức tín dụng, nhưng quy mô hoạt động nhỏ hơn so với các tổ chức tín dụng khác.TCTCVM chủ yếu cung cấp các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cho vay, bảo hiểm,
tư vấn tài chính cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội, bao gồm các cá nhân, hộgia đình nghèo và các doanh nghiệp siêu nhỏ Địa bàn hoạt động chủ yếu của TCTCVM
là khu vực nông thôn và các khoản vay được cung ứng thường có giá trị không lớn Cụthể dựa trên các tiêu chí:
● Đối tượng: khá hẹp chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc cácdoanh nghiệp siêu nhỏ
● Hình thức tổ chức: TCTCVM được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn 2
● Cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc(Giám đốc) Hội đồng thành viên của TCTCVM phải thành lập ủy ban quản lý rủi
ro, ủy ban nhân sự và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hai ủy ban này 3
● Thành viên góp vốn: tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thànhviên (từ 2 đến 5 thành viên) trong đó có ít nhất một thành viên là tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội
● Tỷ lệ vốn góp :4
○ Tỷ lệ sở hữu vốn góp của tất cả các thành viên góp vốn là tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội phải đạt tỷ lệ tối thiểu 25% vốn điều lệ củaTCTCVM
2 Điều 6 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi 2017)
3 Khoản 2 Điều 18 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
4 Điều 29 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
4
Trang 10○ Tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn trong nước không phải là
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội không được vượt quá tỷ lệ sởhữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
○ Tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn nước ngoài không đượcvượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội
○ Tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn là cá nhân tối đa khôngvượt quá 05% vốn điều lệ của TCTCVM
○ Tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn và người có liên quan tối
đa không vượt quá 50% vốn điều lệ của TCTCVM
● Hoạt động:
○ Huy động vốn thông qua nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới hai hìnhthức: tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện của tổ chức, cá nhân, trừ tiềngửi nhằm mục đích thanh toán của khách hàng khác tại tổ chức tài chính vi
mô Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chứckhác trong nước và nước ngoài 5
○ Cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam dưới hình thức cho vay 6
○ Mở tài khoản tại NHNN, NHTM nhưng không được mở tài khoản thanhtoán cho khách hàng 7
○ Một số hoạt động khác như: ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứngdịch vụ tư vấn liên quan lĩnh vực tài chính vi mô, dịch vụ thu hộ, chi hộ vàchuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô, làm đại lý 8
● Lãi suất: Do TCTCVM hoạt động vì mục tiêu xã hội nên mức lãi suất thường thấpkhoảng 1% mỗi năm
● Thời hạn hoạt động: được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 năm 9
5 Điều 119 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017)
6 Điều 120 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017)
7 Điều 121 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017)
8 Điều 122 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017)
9 Điều 33 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
5
Trang 11Về mặt cơ bản, tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam có thể tổng hợp thành 3 loại điểnhình:
Thứ nhất là mô hình chỉ chuyên cung cấp dịch vụ tiết kiệm, tín dụng cho phụ nữnghèo, thường là các tổ chức phi chính phủ tài trợ thông qua các đối tác là các cấp củaHội Phụ nữ Một số loại hình này được thiết kế theo thông lệ quốc tế, hoạt động tiến tớihướng tự phát triển bền vững
Thứ hai là mô hình tín dụng tiết kiệm để phát triển tổng hợp, gắn tín dụng với cáchoạt động khác như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và môi trường…còn dịch vụ tín dụngchỉ là một phần nhỏ Mô hình này thường do các tổ chức quốc tế tài trợ, phục vụ mục đích
xã hội có thời gian ngắn và nhanh chóng
Thứ ba là mô hình hợp tác liên kết giữa tổ chức chính trị xã hội (như Hội Phụ nữ)
và các Ngân hàng Thương mại Theo mô hình này, NHTM cấp vốn thông qua các nhómPhụ nữ tiết kiệm do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đứng ra tổ chức và quản lý, khôngđòi hỏi thế chấp tài sản mà thay bằng bảo lãnh của nhóm
TCTCVM được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên hoặc hai thành viên trở lên 10
● Sáng lập TCTCVM dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
○ Chủ sở hữu: tổ chức 11
○ Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức:
Mô hình chủ tịch: Mô hình hội đồng thành viên:
10 n 1 Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Khoản 4, 5 Điều 1 Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007
11 Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN ngày 23/02/2018
6
Chủ sở
hữu
Trang 12● Sáng lập TCTCVM dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởlên:
○ Điều kiện của thành viên sáng lập :12
Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội;
Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặcđiều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất
03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
Ngoài ra, thành viên sáng lập của TCTCVM theo mô hình công ty TNHH hai thành viêntrở lên có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài
○ Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của TCTCVM cũng được quy định cụ thể như sau : 13
- Phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi
ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định củaLuật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Cơ cấu tổ chức quản lý của TCTCVM bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểmsoát, Tổng Giám đốc (Giám đốc)
12 Khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
13 Điều 18 Thông tư 03/2018/TT-NHNN
7
Chủ tịch
Trang 13Ngoài ra, tổ chức tài chính quy mô nhỏ cũng có cơ cấu là Hội nghị thành viên (chủ sởhữu), Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc (Giám đốc) và bộ máy giúpviệc14 Sơ đồ cụ thể:
Tương tự việc thành lập các tổ chức, pháp nhân khác tại Việt Nam, TCTCVMcũng cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu quy định trong Luật các tổ chức tín dụng năm
2010, Thông tư 03/2018/TT-NHNN về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chứctài chính vi mô Có hai điều kiện chính như sau:
Cụ thể, Điều 7 Thông tư03/2018/TT-NHNN về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi môquy định, TCTCVM được cấp Giấy phép khi đáp ứng các Điều kiện sau:
vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chínhphủ
có chủ sở hữu, thành viên sáng lập theo quy định tại Điều 8 Thông tư này
có người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ tiêu chuẩn, điềukiện theo quy định tại Điều 20, 21, 22, 23 Thông tư này
Tổng giám đốc/Giám đố
Các phòng ban
Có kiêm
Trang 14, có Điều lệ phù hợp với quy định tại Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng vàquy định của pháp luật có liên quan.
, có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 (ba) năm đầuhoạt động
Theo đó, mức vốn pháp định đối với TCTCVM là 05 tỷ đồng, so với mức vốnpháp định mà Chính phủ đặt ra cho các tổ chức tín dụng khác như ngân hàng thương mại,ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lần lượt là 5000 tỷ đồng, 5000 tỷđồng, 15 triệu đô la Mỹ (USD) Có thể thấy, mức vốn điều lệ tối thiểu để TCTCVM15được cấp giấy phép là khá thấp so với các tổ chức tín dụng khác Bởi lẽ, do cơ cấu quy
mô, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng này gắn liền với hai chữ “vi mô”, đồng thờihướng tới đối tượng là những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệpsiêu nhỏ Một lý do khác giải thích cho mức vốn pháp định thấp đối với TCTCVM đó là,16các tổ chức tín dụng này được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn Chính vì vậy, nguồn vốn góp đến từ việc đóng góp của từng thành viên góp vốn, tuântheo quy định về góp vốn thành lập công ty TNHH trong Luật Doanh nghiệp 2020 17
Về chủ sở hữu, thành viên sáng lập TCTCVM, Điều 8 Thông tư NHNN về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô đã quy định rõnhững yêu cầu, điều kiện khắt khe đối với các chủ sở hữu và thành viên góp vốn với mụcđích đảm bảo sự quản lý chặt chẽ, đồng thời hạn chế phát sinh các lỗ hổng pháp lý 18Ngoài ra, Điều 20, 21, 22, 23 Thông tư này cũng quy định về những tiêu chuẩn, điều kiệnđối với người quản lý, điều hành, và thành viên Ban kiểm soát
03/2018/TT-Điều lệ TCTCVM cũng cần phải phù hợp về nội dung và hình thức với quy địnhcủa pháp luật Cụ thể được quy định Điều 31 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Ngoài
15 Xem Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài
16 Xem khoản 5 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
17 Xem Điều 47, Điều 75 Luật doanh nghiệp 2020
18 Xem Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
9
Trang 15ra, đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong ba năm đầu hoạt động cũng làđiều kiện bắt buộc để TCTCVM được cấp giấy phép.
Về thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho TCTCVMđược thành lập theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 Vấn đề này được19hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-NHNN về cấp Giấy phép, tổ chức vàhoạt động của tổ chức tài chính vi mô, Thống đốc NHNN là người xem xét, cấp Giấyphép cho các tổ chức tín dụng, bao gồm cả TCTCVM
Về trình hồ sơ, trình tự và thủ tục thành lập TCTCVM, Thông tư NHNN về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô đã quy định rõ
03/2018/TT-từ Điều 9 đến Điều 12 Cụ thể, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bao gồm hồ sơ đề nghị chấpthuận nguyên tắc và hồ sơ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép Tuy nhiên, hồ sơ đề nghị cấp20phép này có sự khác nhau giữa việc đăng ký TCTCVM là Công ty TNHH một thành viên
và Công ty TNHH hai thành viên trở lên Nhưng nhìn chung, chúng đều bao gồm một sốnội dung cơ bản sau: Đơn đề nghị, Điều lệ TCTCVM, đề án thành lập, hồ sơ lý lịch củacác chủ thể, Các nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 9 và Điều 12 Thông tưnày, nhằm đảm bảo việc cấp phép cho TCTCVM được diễn ra một cách hiệu quả và chặtchẽ Trên thực tế, ở Việt Nam mới chỉ có bốn TCTCVM được cấp phép hoạt động, đượccông bố trên trang web chính thức của NHNN Việt Nam 21
Dưới đây là các bước trong trình tự cấp Giấy phép cho TCTCVM là Công tyTNHH một thành viên theo quy định tại Điều 10 Thông tư 03/2018/TT-NHNN về cấpGiấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô:
19 Xem Điều 18 Luật Các tổ chức tín dụng 2010
20 Xem Điều 9, Điều 12 Thông tư 03/2018/TT-NHNN về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính
Trang 16Ban trù bị lập 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận
nguyên tắc theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông
tư này gửi Ngân hàng Nhà nước
2
Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi Ban trù bị xác
nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp hồ sơ
không đầy đủ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu
cầu bổ sung, hoàn thiện
10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ chấp thuậnnguyên tắc
3 Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến của:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô dự
kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập tổ chức
tài chính vi mô;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi thành viên sáng lập có thực
hiện chương trình, dự án tài chính vi mô về
hiệu quả hoạt động của chương trình, dự án tài
chính vi mô đối với sự phát triển của địa
phương;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) nơi tổ chức
tài chính vi mô dự kiến đặt trụ sở chính về
việc thành lập tổ chức tài chính vi mô, danh
sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ
tịch và các thành viên Hội đồng thành viên,
Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát,
Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính
vi mô (nếu cần thiết);
05 ngày làm việc kể
từ ngày có văn bản xác nhận đã nhận đủ
hồ sơ hợp lệ
11
Trang 17- Bộ Ngoại giao, Bộ Công an về việc tham gia
góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô của
ngân hàng nước ngoài
4 Các đơn vị được lấy ý kiến có văn bản tham gia ý
kiến
15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước
5
Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận nguyên
tắc thành lập tổ chức tài chính vi mô và chấp thuận
danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ
tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng
Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc
(Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô; trường hợp
không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản
gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do
80 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
6
Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy
định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này gửi Ngân hàng
Nhà nước Quá thời hạn này, Ngân hàng Nhà nước
không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ hồ
sơ đề nghị cấp Giấy phép thì văn bản chấp thuận
nguyên tắc không còn giá trị
60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắcthành lập TCTCVM
7 Ngân hàng Nhà nước xác nhận bằng văn bản về việc
đã nhận đầy đủ hồ sơ
02 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép
8 Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép; trường hợp
không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước có văn
30 (ba mươi) ngày kể
từ ngày nhận được 12
Trang 18bản nêu rõ lý do.
đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 6 Điều này
9
Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tài chính vi mô
tiến hành các thủ tục cần thiết để khai trương hoạt
động theo quy định tại Điều 15 Thông tư này
TCTCVM có thể chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, văn phòng giao dịch, vănphòng đại diện, và đơn vị sự nghiệp khi rơi vào một trong ba trường hợp dưới đây:Việc TCTCVM đương nhiên chấm dứt hỏa động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, vănphòng đại diện, đơn vị sự nghiệp được quy định rõ tại Điều 25 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của TCTCVM Cụ thể, trong trường hợpTCTCVM chấm dứt hoạt động, giải thể, các chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đạidiện, và đơn vị sự nghiệp sẽ đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể Và, thủ tục đươngnhiên chấm dứt hoạt động, giải thể này phải được thực hiện theo đúng quy định của phápluật
Được quy định tại Điều 26 Thông tư 19/2019/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạtđộng của TCTCVM, việc TCTCVM tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh,phòng giao dịch của TCTCVM được thực hiện theo trình tự sau:
(1) Tổ chức tài chính vi mô lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửiNHNN chi nhánh;
(2) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tạikhoản 1 Điều này, NHNN chi nhánh có văn bản chấp thuận đề nghị của tổ chức tài chính
vi mô; trường hợp từ chối, NHNN chi nhánh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.(3) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của NHNN chinhánh về việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, tổ chức tài chính
13
Trang 19vi mô phải tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để chấm dứt hoạtđộng, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch và có văn bản thông báo tới NHNN chi nhánh
về kết quả thực hiện và ngày chấm dứt hoạt động, giải thể
(4) Tổ chức tài chính vi mô quyết định việc tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thểvăn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyếtđịnh tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổchức tài chính vi mô có văn bản báo cáo NHNN trong đó nêu rõ lý do, ngày chấm dứthoạt động, giải thể
Bộ hồ sơ bao gồm:
(1) Văn bản của TCTCVM đề nghị chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phònggiao dịch, trong đó nêu rõ: lý do chấm dứt hoạt động, giải thể; tên, địa chỉ của chi nhánh,phòng giao dịch chấm dứt hoạt động, giải thể và cam kết giải quyết các tài sản, quyền,nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch chấm dứt hoạt động, giảithể;
(2) Nghị quyết hoặc Quyết định của Hội đồng thành viên TCTCVM về việc chấmdứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch;
(3) Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan củachi nhánh, phòng giao dịch chấm dứt hoạt động, giải thể
Trường hợp TCTCVM bị bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giaodịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp được quy định rõ tại Điều 27 Thông tư19/2019/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của TCTCVM Cụ thể:
Trường hợp TCTCVM bị bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giaodịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp được quy định rõ tại Điều 27 Thông tư19/2019/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của TCTCVM Cụ thể:
14
Trang 20Căn cứ khoản 34 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010:
Như vậy có thể hiểu rằng, khi một tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng mất khả năng chitrả, thanh toán hoặc hoạt động không ổn định, Ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện kiểm soátđặc biệt đối với tổ chức tín dụng đó Hoạt động kiểm soát đặc biệt nhằm đảm bảo an toàncho hoạt động của ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng khi chúng thực hiện chứcnăng của mình; giảm thiểu nguy cơ sụp đổ của các tổ chức tín dụng được kiểm soát,
15