DANH MỤC CÁC TU VIET TATCIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CPH Cô phần hóa CPH DNNN Cé phan hóa doanh nghiệp nha nước CTCP Công ty cô phần DNNN Doanh nghiệp nhà nước DVSNCL
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYEN THỊ LỆ QUYEN
CO PHAN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TREN DIA BAN
TẠI TINH LAI CHAU
HÀ NOI - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYÊN THỊ LỆ QUYÊN
CO PHAN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TREN DIA BAN
TẠI TINH LAI CHAU
Chuyén nganh: Luat Kinh té
Mã sô: 8380101.05
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ CHAU
HÀ NỘI - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đáy là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao
chép từ bắt kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu sử dung phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc ré ràng, được trích dẫn day
du, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học,
trung thực, khách quan Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chínhxác của các nguôn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình
nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan
Nguyễn Thị Lệ Quyên
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tat
MO 000135 .
CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE CO PHAN HOA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1 Khai niệm cỗ phần h6a oe cccccccesesceseesessessesessestssesseaees 1.2 Dac điểm của cô phan hoá doanh nghiệp nhà nước
1.3 Những yêu cầu đặt ra đối với việc cỗ phần hóa doanh nghiệp nà TƯỚCC 6 << TT nh TH TH TH nh nh trệt 1.4 Xu hướng tất yếu của cỗ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
1.5 Quan điểm, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước về cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước - -+ «<+ 1.5.1 Quan điểm, chính sách của Đảng về cô phan hoá doanh nghiệp I8 220111177
1.5.2 Vấn đề cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoá
1.6 Kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số nước và bài học đói VOL Viet NAM
1.6.1 Kinh nghiệm cô phan hoá ở một số nước -:
1.6.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 55+:
.450009/)11921019)Ic00111
CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHAP LUẬT VE CO PHAN HÓA
DOANH NGHIEP NHA NUOC VA THUC TIEN THUC HIỆN TẠI TINH LAI CHAU cceccccccecccsscesseessesseesseesesseesseens
Trang
Trang 52.1 Thue trạng pháp luật về cỗ phần hoá doanh nghiệp nha
nước và kết quả cỗ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 42
2.1.1 Thực trạng pháp luật về cô phan hoá doanh nghiệp nhà nước 422.1.2 Một số kết quả đạt được trong cô phan hóa doanh nghiệp nhà nước 522.2 _ Tình hình thực hiện pháp luật về cỗ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước ở tỉnh Lai Châu - + +5 +++**++++vEseeeerseeeeres 60
2.2.1 Tình hình cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và
thoái Vốn 2.+c+E HH HH re 62
2.2.2 Những van đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nƯỚC - <5 SE E+vvEEeeereeeeseeeeee 64
2.3 Những khó khăn, rào can trong tiến trình cỗ phần hóa 65
2.4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm chap trong thực hiện
cô phan hóa doanh nghiệp nhà nước 2-2 5 s52 70KET LUẬN CHƯNG 2 - - St +tEt SE EEEEESEEEEEEEESEEEEEESEEEEEETkrkrrerkekee 73
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN PHAP LUẬT VE
CỎ PHẢN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA THỰC HIEN CO PHAN
HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI TINH LAI CHAU 74
3.2 Cac giải pháp pháp ly - Ăn HH nh ệ, 76
Trang 6DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
CIEM Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
CPH Cô phần hóa
CPH DNNN Cé phan hóa doanh nghiệp nha nước
CTCP Công ty cô phần
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DVSNCL Don vi su nghiép cong lap
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
HĐQT Hội đồng quản trị
ICOR Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
IMF Quy Tién té Quéc té
IPO Lan dau phát hành cổ phiếu ra công chúng
KTTT Kinh tế thị trường
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trach nhiém hitu han
TNHH MTV Trach nhiệm hữu han một thành viên
TTCK Thi trường chứng khoán
WB Ngân hàng thé giới
Trang 7MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tàiViệc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động củaDNNN là một trong những van dé được Đảng và Nhà nước quan tâm, tổ
chức triển khai thực hiện trong thời gian qua Thực tế cho thấy, khi chuyên đối cơ chế kinh tế, phần lớn các DNNN làm ăn thua lỗ, hiệu quả không cao mặc dù được giao đảm nhận vai trò chủ đạo rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thất thoát tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến người lao động, các chỉ số phát triển kinh tế-xã hội, Chính vi vậy, van đề CPH các DNNN là yêu cầu cần thiết để loại hình doanh nghiệp này trở thành
động lực chủ yếu của nền kinh tế Dé tiếp tục thúc day thuc hién CPHDNNN, bảo dam trình tự quy định của pháp luật về CPHD NNN và đápứng yêu cầu thực tiễn, mỗi địa phương cần phải có những giải pháp cụ thédựa trên cơ sở thực tiễn cũng như quy định của pháp luật dé thực hiện CPH
DNNN một cách hiệu quả.
Tinh Lai Châu, tiễn trình CPH DNNN thời gian qua đã có những tínhiệu tích cực Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn gap nhiều khó khăn do phạm
vi hoạt động của doanh nghiệp đa dạng, việc xử lý tài chính và xác định giá tri
doanh nghiệp phức tạp, đòi hỏi các sở, ngành, đơn vị phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa dé sớm tháo gỡ khó khăn, giải quyết đứt điểm những van đề phát
sinh mới có thé hoản thành việc CPH DNNN theo đúng yêu cầu, lộ trình đã
dé ra Dé góp phan thực hiện CPH DNNN tai tinh Lai Châu cũng như đónggóp thêm một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình CPH DNNN, em chon đề tài: “Cổ phan hóa doanh nghiệp nhà
nước trên địa bàn tại tỉnh Lai Châu ” đề làm luận văn tốt nghiệp cao học luật
kinh tế ứng dụng.
Trang 82 Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có rất nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước, bộ,
ngành có liên quan và của tỉnh Lai Châu nhằm hướng dẫn, triển khai thực
hiện CPH DNNN Đây là vấn đề đã và đang được quan tâm đặc biệt trong lý
luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay Nhiều đề tài khoa học, luận án tiễn sy, thạc sỹ, các bai viết đăng trên các tạp chí khoa học đề cap, luận giải và nghiên cứu về CPH DNNN Những vấn đề lý luận chung về CPH DNNN như quan
điểm và nguyên tắc, được khá nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nướcngoài quan tâm nghiên cứu Chang han, các cơ quan nghiên cứu chuyênngành như Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các viện nghiên cứuthuộc bộ, ngành là cơ quan quản lý trực tiếp DNNN có nhiều công trình đãcông bố hướng tới một mục đích chung là tìm ra con đường đưa DNNN vào
quỹ đạo vận động của kinh tế thị trường, làm cho DNNN thích ứng được với
cơ chế mới, đều thống nhất ở sự cần thiết phải thực hiện CPH Chăng hạn,
cuốn sách “Bàn về cải cách toàn diện DNNN của Trương Văn Bân, NXBChính trị Quốc gia, 1996 hay cuốn về Cổ phần hóa DNNN những van dé ly
luận và thực tiễn, của PGS.TS Lê Hồng Hạnh, NXB Chính trị Quốc gia, 2004
đã thống nhất quan điểm, cho răng CPH DNNN là tất yếu khách quan trongquá trình chuyên nền kinh tế từ vận động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung
Sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Một số tác giả đưa ra vấn đề có tính lý luận như trên gọi quá trình
chuyên DNNN thành CTCP là CPH hay tư nhân hoá? hay CPH DNNN có
làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa không?"; lợi ích cua Nhà nước, lợi ích cua
người lao động sẽ như thế nào? hayCTCP hoạt động có hiệu quả hơn DNNNkhông?; cũng được bàn khá nhiều trong các công trình đã công bố Tuy
nhiên, hầu hết các tác giả đều có chung một câu trả lời là: CPH DNNN không
hề làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa; các DNNN sau khi CPH đều hoạt động
Trang 9có hiệu quả hơn, thể hiện trên các mặt như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập củangười lao động, lợi tức cỗ phần đều tăng lên, so với trước Trên cở sở thực
tiễn đó, kết luận được rút ra là, khi chuyên DNNN thành CTCP thì không chỉ loại bỏ tác y lại, trông chờ, tác phong quan liêu, cửa quyên, sự tham nhũng,
lãng phí, mà còn đáp ứng được lâu dài lợi ích của cả Nhà nước, tập thé và
lợi ích của người lao động được tăng lên.
Một số công trình nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về CPH
DNNN, có thé ké đến như: Những van đề pháp lý về cô phần hóa DNNN quathực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội; Luận văn thạc
sỹ luật học của Hà Mạnh Thắng, 2005; “Thực trạng và các giải pháp day nhanh tốc độ cổ phan hóa DNNN ở nước ta hiện nay“; Trinh Duy Tâm, tap
chí Dan chủ & pháp luật, số 12 (153) - 2004 (Tr.31 - 38); Cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước: Chặng đường 2011-2015 và định hướng 2016-2020, Đặng
Quyết Tiến, Tạp chí Tài chính online (2016); “Mộ: số vấn dé cổ phan hóa,
thoái vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước“
Hoàng Anh, Tạp chí Cộng sản (điện tử) (2021); Tuy nhiên, các tác gia
cũng lưu ý rằng, CTCP có nhiều ưu việt mà các loại hình kinh tế khác không
thể nào có được nhưng không phải hoàn toàn hiệu quả hơn DNNN mà bảnthân CTCP cũng có những hạn chế nhất định Đó là vì, mặc dù CTCP có cau
trúc khá phức tạp, nhưng do tách bạch quyền sở hữu với quyền kinh doanh, chuyên môn hoá sản xuất nên CTCP đạt hiệu quả cao hơn các hình thức khác,
ké cả doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH và doanh nghiệp 100% vốn Nhànước Vì vậy, việc chuyển DNNN thành CTCP là hợp quy luật xã hội hoánguồn vốn đầu tư và kinh doanh, là xu thế tất yếu khách quan ở nước ta và cáiđược sẽ nhiều hơn cái mat
Một số công trình đề cập cơ sở thực tiễn của việc CPH DNNN: Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (1994), Bộ Tài chính (1998) và Bùi
Trang 10Quốc Anh (2009), khi phân tích luận cứ khoa học của việc CPH DNNN trongquá trình chuyền đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đều khang định
rằng: sự thay đổi thé chế kinh tế đòi hỏi phải CPH, vì các thể chế kinh tế lần
lượt từ kinh tế thị trường tự do đến kinh tế kế hoạch hoá tập trung và hiện tại
là kinh tế hỗn hợp Kinh tế hỗn hợp ra đời là cơ sở cho sự xuất hiện và phát triển CTCP và CTCP chính là hiện thân bậc cao của kinh tế hỗn hợp Hay nói cách khác, so với các loại hình doanh nghiệp khác, CTCP có nhiều ưu điểm
như khả năng huy động vốn với quy mô lớn cho đầu tư phát triển; mục tiêu
của những người góp vốn thống nhất; sự liên tục và không hạn định về thời
gian hoạt động; phương thức quản lý khoa học chặt chẽ; khả năng phân tán
rủi ro cao CPH DNNN là phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của các
quốc gia, ké cả nước ta Đối với các nước phát triển đó là thay đổi theo hướng
mở rộng hơn sở hữu cộng đồng, giảm bớt tỷ trọng sở hữu Nhà nước và sở hữu tập tập thể Đối với các nước đang phát triển và đặc biệt là những nước có nền
kinh tế chuyền đổi, đây là vấn đề quan trọng, nhạy cảm về chính trị
Một số khác lại khang định: CPH là một giải pháp tai chính quan
trọng hiện nay, góp phần giải quyết khó khăn về vốn từng bước nâng cao
hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các DNNN; đồng thời tạo
điều kiện dé Nhà nước tập trung nguồn lực cho sự phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Đề tai nghiên cứu khoa học cấp bộ, do Ngô Quang Minh làm chủnhiệm (2001) đã đưa ra kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vấn đề
CPH DNNN và phân tích tính khả thi của việc áp dụng kinh nghiệm đó vào
điều kiện Việt Nam Đánh giá tiến độ CPH các DNNN, khảo sát tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của các DNNN đã CPH, trên cơ sở đó đề tài đưa
ra một số quan điểm định hướng và giải pháp chung nhất mang tính chiến lược cho sự phát triển của DNNN trong thời gian tiếp theo Nhiều luận án tiễn
Trang 11sĩ kinh tế đã được bảo vệ và tiếp cận quá trình CPH DNNN dưới các góc độ
khác nhau Ví dụ như:
Luận án của Nghiên cứu sinh Trần Hồng Thái, với để tài "Các giải
pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình CPH DNNN" (2001) đã tập trung
làm rõ: quá trình phát triển của kinh tế cổ phần và các loại hình doanh nghiệpmang tính cổ phần, khang định quá trình phát triển này có tính quy luật Quanghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống xí nghiệp quốc doanh,
“m6 xẻ" thực trạng hệ thống DNNN, luận án khang định nguyên nhân làm
chậm tiễn độ CPH là do “vai trò điều tiết của nhà nước và cơ chế chính sách" Trên cơ sở đó, luận án để xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đây
thực hiện có hiệu quả tiễn trình CPH DNNN giai đoạn 2001-2010
Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Phi Hoài với đề tài: “Tiép
tục đẩy mạnh quả trình CPH DNNN ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2010" (2003) đã đưa ra cái nhìn tổng thể về quá trình CPH DNNN ở Việt Nam sau
10 năm thực hiện (1992-2002); phân tích những khó khăn, vướng mắc cầntháo gỡ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đây quá trình CPHDNNN trong thời gian đến năm 2010
Hầu hết các công trình này phần lớn tập trung nghiên cứu pháp luật vềCPH DNNN nói chung với một số khía cạnh như vấn đề chuyên đổi cơ cấu
sở hữu; vấn đề định giá doanh nghiệp để CPH thường chưa sát với thịtrường; vướng mắc, khó khăn trong giải quyết nợ của các doanh nghiệp; các
chính sách đối với người lao động trong DNNN CPH; việc quản lý tài chính của các doanh nghiệp sau CPH còn nhiều lúng túng; Đến nay, trên địa
bàn tỉnh Lai Châu chưa có công trình nghiên cứu theo định hướng ứng dụng
về cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Cổphan hóa doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu”, em mong
Trang 12muốn cung cấp thêm thông tin thực tiễn việc thực hiện CPH DNNN từ một tỉnh miền núi, góp phần nghiên cứu một cách toàn diện và làm rõ thêm
những van đề lý luận về CPH DNNN cũng như thực tiễn thi hành dé từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc CPH DNNN tại tỉnh Lai Châu sát với thực tế cuộc song.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu một cách khái quát và hệ thống một số van déliên quan đến CPH DNNN Trên cơ sở lý luận, luận văn tập trung vào việcphân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về CPH DNNN qua thực tiễn tại tỉnhLai Châu Thông qua những phân tích đánh giá có thê góp phần làm sáng tỏ
thêm một số quy định về CPH đối với DNNN nói chung và tại tỉnh Lai Châu
nói riêng Đồng thời, trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, bất cập dé đề xuất một
số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác CPH đối với
DNNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Nghiên cứu khái quát chung về CPH đối với DNNN nhăm làm sáng tỏkhái niệm, đặc điểm, đối tượng CPH đối với DNNN nói chung và tỉnh LaiChâu nói riêng: nhăm rút ra những điểm mau chốt và những yếu tố tác độngsâu sắc đến hoạt động CPH DNNN tại tỉnh Lai Châu
Nghiên cứu một số quy định của pháp luật về CPH đối với DNNN.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về CPH đối với DNNN tại tỉnh Lai Châu Qua đó, tìm ra được những ton tại, hạn chế, khó khăn, vướng mac và đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả việc CPH DNNN tại tỉnh Lai Châu.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tiến trình CPH DNNN tại tỉnh
Trang 13Lai Châu (cơ sở lý luận, chủ trương, chính sách, tổ chức thực hiện, giải quyết các van dé có liên quan đến người lao động, quyền sử dụng dat, ).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung thể hiện và xác định những vấn đề cơ bản nhất củaCPH đối với DNNN nói chung và tại tỉnh Lai Châu nói riêng Đây là nhữngvấn đề chưa được các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học đề cập đếnnhiều Đồng thời, luận văn cũng tập trung làm rõ những vấn dé cần sửa đổi,
bồ sung khi CPH đối với DNNN tại tỉnh Lai Châu thông qua việc tìm hiểu các
quy định của pháp luật, các hình thức hoạt động khác của nhà nước và thực
tiễn CPH các DNNN tại tỉnh Lai Châu trong thời gian qua.
5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam,
các nguyên tắc cơ bản lý luận về nhà nước và pháp luật, các quy luật kinh tế
để cụ thể hóa về CPH DNNN trong điều kiện tại tỉnh Lai Châu,
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích,
tong hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê dé giải quyết nội dung mà đề tài đã đặt ra
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn tạo cơ sở lý luận, có giá trị tham khảocho việc hoạch định, xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật về CPH DNNN
Luận văn đã phân tích đánh giá thực tiễn quy định và áp dụng pháp luật
cham dứt hợp đồng lao động dé dé ra những định hướng giải pháp nhằm hoàn
thiện pháp luật về CPH DNNN, góp phan duy trì sự ôn định và phát triển kinh
tế - xã hội, đóng góp vào sự 6n định, phát triển và hoàn thiện môi trường phápluật về doanh nghiệp nói chung ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển và hộinhập quốc tế
Trang 147 Kết cầu của luận vănKết câu Luận văn ngoai Phan mở dau, Kết luận, Danh mục tai liệutham khảo, nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Những van đề cơ bản về cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật về cổ phan hóa doanh
nghiệp nha nước và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lai Châu
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cổ phần hóa
doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Lai Châu.
Trang 15CHƯƠNG 1
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE CO PHAN HÓA
DOANH NGHIEP NHA NUOC
1.1 Khái niệm cỗ phan hóaTrong nền kinh tế kế hàng hóa tập trung của Việt Nam trước đây,DNNN giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế, chi phối mọi lĩnh vực then chốt
và sản phâm thiết yếu của nền kinh tế Vai trò đó vẫn tiếp tục được thể hiệntrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thông qua quátrình tồn tại và phát triển của minh, DNNN đã có nhiều đóng góp cho sự ổnđịnh và phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thế và lực của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các DNNN trong hoạt động sản xuất kinh
doanh bộc lộ một số hạn chế, nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tiêu
cực và lãng phí lớn, tính cạnh tranh thấp, nguồn lực con người chưa được chú
trọng, phát huy một cách hiệu quả; vốn, tài sản của Nhà nước không có ngườilàm chủ trực tiếp nên chưa làm rõ được trách nhiệm rõ ràng đối với việc sửdụng hiệu quả đối với vấn đề này; cán bộ công nhân viên chức làm việc
không có động lực thường xuyên và bền vững đề gắn bó thân thiết với sự phát triển của doanh nghiệp; Có thể nói, kết quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa tương xứng với các nguồn lực mà Nhà nước đã hỗ trợ, đầu tư, tiềm năng thực tế Chính từ tình hình hoạt động phức tạp, kém hiệu quả của
DNNN đặt ra cho các nhà quản lý, nhà kinh tế, nhà khoa học những câu hỏi
nóng bỏng, cấp bách nhưng rat hóc búa: “Stra giá? Sửa lương? Sửa tiền? Sửa
cơ chế quản lý? Hay sửa bản thân mô hình kinh tế? ”.
Việc tìm ra một mô hình tổ chức mới nhăm nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, có sức cạnh tranh cao, đồng thời nâng cao đời
sống của người lao động, là ngày càng cấp thiét-nhat là trong điều kiện hội
Trang 16nhập hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay Đây là cơ hội cho tất cả các doanh
nghiệp nhưng cũng day các doanh nghiệp vào một cuộc chơi đầy khắc nghiệt với quy luật “mạnh thắng yếu thua” nếu không được chuan bị kĩ càng CPH là một giải pháp quan trọng để tạo ra sự chuyển biến cơ bản cho các DNNN
trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời thu hút thêm vốn
đầu tư, tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội được thực sự tham gia vào
làm chủ doanh nghiệp Từ trật tự Nhà nước quản lý toàn diện, nền kinh tế
Việt Nam sẽ bước sang thời kỳ Nhà nước và Nhân dân cùng nhau thực hiên
và cudi cùng là đạt được mục tiêu “đân lam, nhà nước hỗ trợ”.
CPH là chủ trương đã được thực tế chứng minh là rất đúng đắn, có tác
dụng rõ rệt nâng cao hiệu quả DNNN.Chủ trương này đã được quan tâm hoàn
thiện, luật hóa và gần đây tập trung chỉ đạo đạt kết quả khá hơn Song việc
thực hiện vẫn còn chậm và còn khó khăn,vướng mac cả trong quá trình tiễn hành lẫn sau CPH Đây là vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến lợi ích của nhiều
đối tượng, nhất là những người lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp; do đó việcthực hiện phụ thuộc rất lớn vào ý thức, đồng tình hay không của những ngườinày Quy trình CPH có nhiều khâu phức tạp, nhất là xác định giá trị doanhnghiệp, xử lý những vấn đề tồn đọng, cần phải chỉ đạo tính toán chặt ché,néu
không sé sơ hở, thất thoát tái san nhà nước Dé có thé tim ra phương thức bổ
khuyết cho giải pháp hiện hành,cần phải năm vững mục tiêu, yêu cầu và nội
dung thực chất của CPH.
Theo Nghị quyết TW 3 (khóa IX) của Đảng và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nha nước thànhCTCP, ngoài việc huy động thêm vốn của xã hội để tăng cường năng lực tàichính, thì mục tiêu của CPH là nhăm sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của
Nhà nước, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các DNNN và nên kinh tế
nói chung, thông qua việc thay đổi cơ cấu sở hữu, tạo ra động lực mới vàchuyển DNNN sang phương thức quản lý mới năng động, chặt chẽ hơn
10
Trang 17Nhìn bề ngoài, CPH là quá trình: xác định lại mục tiêu, phương hướng
kinh doanh, nhu cầu vốn điều lệ và chia ra thành cổ phần, đánh giá lại tài sản
của doanh nghiệp, quyết định mức vốn Nhà nước cần năm giữ và rao bán
rộng rãi phan còn lại Qua đó làm thay đổi cơ cầu sở hữu, huy động thêm vốn,xác lập cụ thê những người tham gia làm chủ, được chia lợi nhuận và chuyênDNNN thành CTCP, thuộc sở hữu của tập thé cổ đông và chuyền sang hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp.
Song dé hiểu rõ thực chất của CPH, cần thấy rang trong CTCP, trên cơ
sở vốn điều lệ được chia ra thành nhiều phần, thì quyền lợi và trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng được phân ra thành những đơn vị
và có cơ cau xác định tương ứng với cơ cau sở hữu Do đó, sỡ dĩ CPH có thé nâng cao hiệu quả của các DNNN là do qua CPH, cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp được thay đôi, dẫn tới cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và trách
nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh cũng thay đổi theo; từ đó tạo ra
một cơ cau động lực có chủ thể rõ ràng và hợp lực mới mạnh mẽ hơn; đồng
thời, chuyển doanh nghiệp sang vận hành theo cơ chế quản lý mới, tự chủ,
năng động hơn, nhưng có sự giám sát rộng rãi và chặt chẽ hơn Cho nên,
thực chất CPH nói chung chính là giải pháp tài chính và tổ chức, dựa trênchế độ cô phần, nhằm đổi mới cơ cấu và cơ chế phân chia quyền lợi và tráchnhiệm gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Còn CPHtheo phương thức hiện hành là giải pháp nhằm làm thay đổi cơ cấu sở hữu,
dẫn tới thay đôi cơ cấu và cơ chế thực hiện quyền lợi và trách nhiệm từ chỗ
chi có nhà nước nắm quyên và chịu trách nhiệm chuyên sang chia sẻ kết quảkinh doanh, cả quyền lợi và trách nhiệm, lợi nhuận và rủi ro cho nhữngngười tham gia góp vốn, qua đó tạo ra động lực, trách nhiệm và nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp.
11
Trang 18CPH DNNN được hiểu là quá trình chuyên đổi toàn bộ hoặc một phan vốn, tài sản và quyền quản lý doanh nghiệp nhà nước sang thành phần kinh tế khác dưới dạng CTCP Những DNNN thuộc đối tượng thực hiện chuyền đổi
thành CTCP gồm [10, Điều 2, Khoản 2 - 3]:
Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
(1) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nam giữ100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập doan kinh tế, Công ty mẹ của Tổngcông ty nhà nước (kê cả Ngân hàng Thuong mại nhà nước), Công ty mẹ trong
nhóm công ty mẹ - công ty con.
(2) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước
nam giữ 100% vốn điều lệ
(3) Doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyền
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Thứ hai, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp
nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ
Có thê nói, CPH là một giải pháp quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc day quá trình tích tụ và tậptrung von nhằm hiện đại hóa nền kinh tế
* Uu điểm của việc chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phan
Một là, do quan hệ sở hữu trong CTCP là thuộc về các cổ đông nên quy
mô sản xuất có khả năng được mở rộng to lớn và nhanh chóng, mà không cánhân riêng lẻ nào có thé thực hiện được
Hai là, kiêu tích tụ vốn dựa vào cá nhân riêng lẻ diễn ra vô cùng chậmchap; còn tập trung tích tụ theo kiểu CTCP bang cách thu hút các nguồn vốncủa đông đảo các nhà dau tư và nguồn tiết kiệm từ quảng đại của quan chúng,lại cho phép tăng rất nhanh
12
Trang 19Ba là, vốn huy động dưới hình thức CTCP khác với vốn cho vay trên
cơ sở tín dụng vì nó không cho vay hưởng lãi mà là kiểu đầu tư chịu mạo
hiểm và rủi ro Vì vậy, các CTCP có thé tồn tại được ngay cả trong trường
hợp chúng chưa đem lại lợi tức (lợi nhuận của CTCP mang hình thái lợi tức).
Bốn là, CTCP có thời gian tồn tại là vô hạn (nếu không có quy định thời hạn hoạt động và loại trừ trường hợp bị phá sản hoặc giải thé) vì vốn góp
cô phần có sự độc lập nhất định với cổ đông.
Năm là, người bỏ tiền ra mua cô phần của CTCP không có quyền rút
vốn mà chỉ có quyền sở hữu cổ phiếu Các cổ phiếu có thé được tự do mua bán trên thị trường và được quyền thừa kế Vì vậy, khác với loại công ty khác, vốn cô phan đã được góp tổn tại với quá trình sống của công ty, còn chủ sở hữu có thể thay đổi Trong CTCP, chức năng của vốn tách rời quyền sở hữu của nó cho phép sử dụng các nhà quản lý chuyên nghiệp Giám đốc kinh doanh trở thành một nghề không cần phải mang chức vụ hành chính CTCP
tạo một cơ chế phân bồ rủi ro đặc thù: Chế độ TNHH đối với các khoản nợtrong mức vốn của công ty là san sẻ rủi ro cho các chủ nợ khi công ty bị phá
sản Vốn tự có của công ty huy động thông qua phát hành cô phiếu là vốn của nhiều cổ đông khác nhau, do đó rủi ro được san sẻ Chính vì cách thức huy động vốn của công ty đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tài chính có thể mua
cô phiếu, trái phiếu của các công ty nhiều ngành khác nhau dé giảm bớt ton
thất khi bị phá sản so với đầu tư tài chính vào một hay một số công ty của
cùng một ngành Việc ra đời của các CTCP với việc phát hành chứng khoán
và cùng với việc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhấtđịnh sẽ tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán ra đời TTCK là nơi các nhàkinh doanh có thé tìm kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sảnxuất-kinh doanh; là nơi khai thông các nguồn tiết kiệm của những người tích
luỹ đên các nhà đâu tư; là cơ chê phân bô nguôn đâu tư theo yêu câu của nên
13
Trang 20kinh tế thị trường, và là cơ sở quan trọng dé Nhà nước thông qua đó có thể
sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu lựa chọn Thiếu TTCK nền KTTT không phát
triển Song, sự ra đời của TTCK không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
con người mà là kết quả của sự phát triển chung về kinh tế-xã hội, trong đó
có sự ra đời, hoạt động và phát triển một cách hoàn hảo của các CTCP giữ vai tro quyét dinh CTCP tao diéu kién tap hop nhiéu luc lượng khác nhau
vào hoạt động chung nhưng vẫn tôn trong sở hữu riêng cả về quyên, tráchnhiệm và lợi ích của các cổ đông theo mức góp vốn Mở rộng sự tham gia
của các cổ đông vào CTCP, đặc biệt là người lao động, là cách dé tham gia
vào các hoạt động của công ty với tư cách là chủ sở hữu đích thực, chứ
không phải với tư cách là người làm thuê Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong công tác quản lý.
* Những hạn chế của việc chuyển doi DNNN thành CTCPThứ nhất, CTCP với chế độ trách nhiệm hữu hạn đã đem lại nhữnglợi nhuận cho công ty, nhưng lại chuyển bớt rủi ro cho các chủ nợ Rất
nhiều cô đông chi lo nghĩ đến lãi cé phần hàng năm, ít quan tâm tới công việc của doanh nghiệp Sự quan tâm đến lãi cô phần này làm cho một số
lãnh đạo chỉ nghĩ đến lơi ích trước mắt chứ không phải mục tiêu phát triểnlâu dài Với nhiệm kỳ hữu hạn, Ban lãnh đạo chỉ có thể muốn bảo toàn
hay tăng lãi cô phần dé nâng cao uy tín của bản thân CTCP gồm đông
đảo các cô đông tham gia, nhưng trong đó đa số các chủ nhân không biếtnhau và nhiều người trong họ không hiểu kinh doanh, mức độ tham giagóp vốn vào các công ty có sự khác nhau, do đó mức độ ảnh hưởng củacác cô đông đối với công ty không giống nhau Điều đó có thể dẫn đếnviệc lợi dụng và lạm dụng hoặc xảy ra tranh chấp và phân hoá lợi ích giữa
các nhóm cô đông khác nhau.
14
Trang 21Thứ hai, CTCP tuy có tổ chức chặt chẽ nhưng việc phân công về quyền
lực và chức năng của từng bộ phận cho hoạt động của công ty có hiệu quả lại
rất phức tạp Nó có tính dân chủ cao trong kinh tế, phụ thuộc vào tỷ lệ góp
vốn, do đó quyền kiểm soát công ty trong thực tế van trong tay các cô đông.
Thứ ba, CTCP bị đánh thuế 2 lần: đánh vào thu nhập của công ty và đánh vào thu nhập của từng cổ đông Điều nay dẫn đến một số CTCP chi trả lãi cổ phiếu cho đến những năm có mức thuế thu nhập thấp CTCP gắn liền
với TTCK, mà TTCK lại thường gan với nạn đầu co chứng khoản, một tệ nạnlớn trong nên kinh tế Việc khắc phục những hạn chế trên phụ thuộc vào trình
độ phát triển của nền kinh tế, trình độ dân trí, trình độ điều hành quản lý của
Nhà nước và sự hoàn hảo của hệ thống pháp luật.
1.2 Đặc điểm của cỗ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Qua khái niệm trên, có thể thấy CPH DNNN có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, CPH là quá trình chuyên đổi hình thức hoạt động từ DNNN
sang CTCP, Điều đó có nghĩa là sau khi hoàn tất quy trình CPH, doanhnghiệp đó sẽ chuyên sang loại hình CTCP theo Luật Doanh nghiệp Toàn bộ
các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp từ bản chất pháp lý, quyền và nghĩa vụ, cơ chế quản lý đến quy chế pháp lý về thành lập, tổ chức
lại, giải thể đều phải chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và các luật
khác có liên quan, đặc biệt là những quy định về CTCP.
Thứ hai, CPH là biện pháp chuyển doanh nghiệp từ hình thức sở hữu
Nhà nước sang hình thức sở hữu nhiều thành phần Trước khi CPH, toàn bộvốn của doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước Doanh nghiệp không phải làchủ sở hữu mà được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng tài sản mà Nhànước đã đầu tư để thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do Nhà nước giao.Khi CPH, giá trị doanh nghiệp được xác định (xác định phần sẽ chuyền đôi sở
hữu), xác định sô lượng cô phiêu phát hành, Nhà nước bán cô phiêu cho các
15
Trang 22cá nhân, tổ chức thuộc moi thành phan kinh tế Những người mua cô phiếu trở
thành cỗ đông của CTCP, có quyền sở hữu chung đối với công ty theo tỷ lệ
phần vốn góp, đồng thời phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công
ty tương ứng với phần vốn góp Đối tượng và điều kiện dé mua cô phan phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành [10, Điều 6].
Thứ ba, CPH là biện pháp duy trì sở hữu Nhà nước đối với tư liệu sản xuất đưới hình thức CTCP Khi thực hiện CPH, Nhà nước không tiến hành
chuyền tất cả các DNNN đang tôn tại thành CTCP thuộc sở hữu của các thành
phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ lai một bộ phận DNNN giữ vi tri then chốt,
trọng yếu trong nên kinh tế quốc dân như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tậpđoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Luận
điểm Nhà nước độc quyền, thống nhất quản lý là điều không thực tế, đó là “ch nghĩa duy ý chí, là ảo tưởng được trá hình bằng một hệ thống những luận đề
cách mạng, những răn đe, húy ky, chứ không phải lý luận khoa học ” [6].
Nhiều trường hợp DNNN CPH, Nhà nước là một cô đông, chỉ trừcác CTCP mà Nhà nước không tham gia cô phan Trường hợp DNNN
CPH mà Nhà nước có cổ phan chi phối trong doanh nghiệp, Nhà nước
nam giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phan có quyền biểu quyết theoquy định [22, Điều 4, Khoản II] thì những doanh nghiệp đó thực chất vẫn
trong sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước và Nhà nước vẫn quyết định khá nhiều công việc quan trọng liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, CPH DNNN chỉ diễn ra đối với loại hình DNNN, đó là quátrình chuyển các doanh nghiệp một chủ thuộc sở hữu Nhà nước thành cácCTCP thuộc sở hữu của các cổ đông từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau.Quá trình CPH được tiến hành thông qua các phương pháp sau:
Một là, Bán cô phần cho công chúng: Nhà nước bán toàn bộ hay một phần sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp cho công chúng, thường được
16
Trang 23thực hiện thông qua sở giao dịch chứng khoán hay một tô chức tài chínhtrung gian Cũng có khi việc bán cô phan cho công chúng được thực hiện
cùng với các biện pháp khác như bản một phan nhất định cỗ phan cho một
số nhà đầu tư được định trước Thông qua việc bán cổ phần cho công chúng cho phép các tầng lớp dân cư rộng rãi có thể mua được cô phần, vì vậy việc bán cổ phần cho công chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tỷ lệ sinh lợi hấp dẫn và đồng thời có các biện pháp bảo đảm độ an toàn tối thiểu cho công
chúng mua cé phan
Hai là, Bán cô phần cho tư nhân: Nhà nước bán một phần hay toàn bộ
số cô phần của doanh nghiệp thuộc sở hữu một phần hay hoàn toàn của Nhà
nước cho một số cá nhân hay một nhóm nhà đầu tư tư nhân thông qua đấuthầu có tính cạnh tranh hay những người mua đã được xác định trước Phương
pháp này thường được ưu tiên sử dụng đối với các DNNN đang hoạt động yếu kém, những DNNN cần những người lãnh đạo có trình độ và kinh nghiệm
về kỹ thuật, tài chính, quản lý và thương mại hay những doanh nghiệp có quy
mô nhỏ dé có thé bán rộng rãi cho công chúng
Ba là, Những người quản lý và lao động mua doanh nghiệp: được lựa
chọn để thực hiện đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo sự khuyến khích
đối với việc tăng năng suất lao động, đồng thời cũng là cách giải quyết vấn đề
lao động tránh giải thê doanh nghiệp Đây là hình thức được thực hiện với kết
quả rất hạn chế ở các nước nhưng lại được áp dụng rất phổ biến trong thời
gian qua ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Lai Châu nói riêng.
Bon là, Gọi von góp cô phan là hình thức làm giảm ty trọng vốn thuộc
sở hữu nhà nước, chuyên doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước sang doanhnghiệp thuộc sở hữu nhiều thành phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
Gia tri tài sản thuộc sở hữu nhà nước hiện có tại doanh nghiệp được giữ
nguyên, doanh nghiệp sẽ phát hành cô phiếu để gọi thêm vốn, thu hút các
17
Trang 24thành phần kinh tế góp cổ phan dé phát triển doanh nghiệp Mức vốn huyđộng thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu của CTCP, cơ cau vốn điều lệ
của CTCP được phản ánh trong phương án CPH Theo quy định của pháp luật
hiện hành, có 3 hình thức cô phần hóa [10, Điều 5]:
(1) Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm
cô phiếu để tăng vốn điều lệ.
(2) Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp
vừa bán bớt một phan vốn nhà nước vừa phát hành thêm cô phiếu dé tăng vốn
điều lệ.
(3) Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa
bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cô phiếu dé tăng vốn điều lệ
1.3 Những yêu cầu đặt ra đối với việc cỗ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước
Ở nước ta, cũng giống như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thực
hiện mô hình kế hoạch hóa tập trung, lay mở rộng và phát triển khu vực kinh
tế Nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nên DNNN được phát
triển một cách nhanh chóng, rộng khắp ở tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ
trọng tuyệt đối trong nên kinh tế bất ké hiệu quả đích thực mà nó mang lại
Điều đó làm cho đất nước ta có một số lượng không lồ DNNN; dẫn đến tình
trạng DNNN ở các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp Trung ương, địa phương
hoạt động chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau một cách vô tô chức, gây khókhăn cho nhau trong sản xuất kinh doanh Hơn nữa, với số lượng lớn DNNNtồn tại như vậy, đã làm vượt quá khả năng nguồn lực về vốn và cán bộ quản
lý có hiệu quả; khi nên kinh tế của nước ta chuyên sang hoạt động theo cơ chếthị trường, theo đó các chính sách về kinh tế, tài chính đối với DNNN đã được
thay đổi theo hướng tự do hóa giá cả; chi phí ngân sách Nhà nước bù lỗ, bù giá, bé sung vốn lưu động cho DNNN đã bộc lộ yếu kém:
18
Trang 25Thứ nhất, Hiệu quả sản xuất kinh đoanh, sức cạnh tranh của các DNNN còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao; không ít doanh nghiệp con i lại vào sự bảo hộ, bao cấp của Nhà nước.
Thứ hai, Doanh nghiệp nhà nước quy mô vẫn còn nhỏ, cơ cấu cònnhiều bất hợp lý, dàn trải, chồng chéo về ngành nghé và tô chức quan lý; tổchức quản lý trong các doanh nghiệp không phù hợp do quan niệm về sở hữuNhà nước và quyền quản lý kinh doanh của giám đốc và tập thể người lao
động trong doanh nghiệp.
Thứ ba, Công nợ của các DNNN ngày càng tăng: lao động thiếu việc làm và dôi du còn lớn; trình độ quan lý phần lớn còn yếu kém.
Thứ tu, Trình độ kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp nhà nước còn
hết sức lạc hậu, không đáp ứng về yêu cầu sản xuất trong nền kinh tế thị
trường Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ thì trình độ kỹ thuật
máy móc, trang thiết bị của chúng lạc hậu so với thế giới từ 2 - 3 thế hệ.
Thứ năm, Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh không hiệu quả sẽ làm
lang phí, thất thoát nguồn lực quốc gia-khi Nhà nước cam dân kinh doanh thiDNNN không có đối thủ cạnh tranh, sản xuất trong cơ chế hành chính quanliêu, bao cấp (đầu vảo - đầu ra) đã làm cho mọi người lầm tưởng là chỉ cóDNNN mới là lực lượng sản xuất quyết định, then chốt
Thứ sáu, Cô phần hóa làm cho sở hữu doanh nghiệp trở nên đa dạnghơn; xã hội hóa tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc một chủ - tạo ra
sự tương thích nhất định của các giải pháp quản lý vĩ mô và vi mô; tạo cho
những người lao động cơ hội thực sự làm chủ doanh nghiệp - nên dân chủ côphần Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cựccủa người lao động không chỉ đối với các vấn đề doanh nghiệp, mà cả đối với
các vân đê kinh té-chinh tri-x4 hội dat nước.
19
Trang 261.4 Xu hướng tất yếu của cỗ phan hoá doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay, kinh tế Nhà nước có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới
và là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước Có thê nói, khu vực kinh tế Nhà nước giữ vai trò như một công cụ kinh tế của Nhà nước, vừa thực hiện chức năng kinh tế vừa làm một phần chức năng xã hội,
gop phan bảo đảm sự tăng trưởng và ổn định nền kinh tế mỗi nước Trênthực tế, không một nước nao lại không sử dụng các DNNN ở những lĩnh vực
quan trọng nhằm thực hiện chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt vì lợi ích của toàn xã hội Tuy nhiên, khi kinh tế Nhà nước phát triển quá giới hạn hợp lý thì sẽ kim hãm sự tăng trưởng, làm cho nền kinh tế nhiều nước rơi
vào sự trì trệ kéo dai Cuối những năm 1970 và trong nhưng năm của thập
kỷ 80, xu hướng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là đánh giá lại
vai trò và hiệu quả kinh tế-xã hội của khu vực kinh tế Nhà nước Vì cơ cấu,
mô hình, cách thức tô chức quản lý cũng như hiệu quả hoạt động sản
xuất-kinh doanh của DNNN còn nhiều ton tại yếu kém, hạn chế Ngân sách củacác quốc gia và Nhà nước không cần thiết phải đầu tư vào tất cả các lĩnh vựcsản xuất-kinh doanh mà chỉ cần tập trung đầu tư vào những sản phẩm,ngành, lĩnh vực giữ vị trí trọng yếu trong nền kinh tế Việc này sẽ tạo điều
kiện giúp Nhà nước tác động, can thiệp vào nền kinh tế khi cần thiết nhăm dam bảo ổn định và phát triển sản xuất, điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, giữ vững an ninh-quốc phòng, an toàn xã hội, hoặc đầu tư vào các lĩnh vực
công ích mà các thành phần kinh tế khác chưa hoặc không muốn đầu tưnhưng là nhu cau thiết yếu của xã hội Ngoài ra, sức ép các tổ chức quốc tếnhư IMF, WB đã dẫn đến xu hướng phổ biến là phải cải cách hệ thống
DNNN thông qua việc CPH và tư nhân hoá nhằm thu hẹp, thậm chí loại bỏ
DNNN trong nhiều ngành, lĩnh vực, hình thành mô hình kinh tế hỗn hợp
Tạo điều kiện để người lao động thực sự được làm chủ doanh nghiệp Thúc đây cho sự cân bằng hợp lý giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân.
20
Trang 27Trong những năm 1980, quá trình chuyên đổi sở hữu Nhà nước đã trởthành một hiện tượng kinh tế chủ yếu trên toàn thế giới Chỉ tính từ năm 1984đến năm 1991, trên thế giới đã có 250 tỷ USD tài sản nhà nước đem bản vàchỉ riêng năm 1991 đã chiếm khoảng 50 tỷ USD Làn sóng CPH được khởi
đầu từ Vương quốc Anh vào cuối những năm 1970 Sau đó quá trình này lần lượt diễn ra ở tất cả các nước công nghiệp phát triển với nhiều hình thức phong phú, trong đó CPH là hình thức được lựa chọn phổ biến nhất Đến nay,
đã có hơn 80 nước đang phát triển đều xây dựng và thực hiện các kế hoạchCPH một cách tích cực Đối với các nước đang chuyền đôi từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền KTTT nhiều thành phần kinh
tế với động lực phát triển là kinh tế tư nhân, thì trước đó, khu vực kinh tế này
lại chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí là không được phép tồn tại và
hoạt động Quá trình CPH diễn ra nhanh chóng và rộng lớn ở các nước này đã
được coi là giải pháp trọng tâm để khắc phục sự yếu kém trong hoạt động
kinh doanh của các DNNN Đây là một đòi hỏi khách quan nhằm đáp ứngnhững yêu cầu về đổi mới khu vực kinh tế nhà nước sao cho phù hợp với điều
kiện và tình hình mới.
Ở Việt Nam, xây dựng va phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta nhằmđây nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Do những nguyên nhân lịch sử,
sự phát triển tràn lan các DNNN trong các ngành và các lĩnh vực của đời sốngkinh tế - xã hội, cùng với sự hoạt động kém hiệu quả của phần lớn các DNNN
đã cản trở trực tiếp việc phát huy vai trò của chúng trong cơ cấu kinh tế nhiềuthành phan và tạo nên gánh nặng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế Bởi vậy,việc đổi mới, sắp xếp lại hệ thống DNNN theo hướng Nhà nước tập trung
nam giữ các doanh nghiệp then chốt, trọng điểm và cần thiết của nền kinh tế
quôc dân Thực hiện các biện pháp chuyên đôi hình thức sở hữu đôi với các
21
Trang 28DNNN khác, trong đó co CPH là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình đôimới và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Tính tất yếu của CPH DNNN
được thê hiện chủ yếu trên các mặt: (1) Cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước
là một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong
và ngoài nước vào phát triển kinh tế (2) Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tac động tích cực đến đổi mới quan lý ở cả tam vi mô va vi mô (3) Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện cho người góp vốn thực hiện quyền
làm chủ thực sự của mình với hoạt động của doanh nghiệp Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một trong những giảipháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào pháttriển kinh tế
CPH DNNN nhằm chuyền đổi một phần sở hữu Nhà nước trong doanh
nghiệp cho các cá nhân, t6 chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, thu hút được nguồn vốn déi dào dé đầu tư phát triển đất nước Đồng
thời, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, tạo sự cân bằng giữa kinh tếNhà nước và kinh tế tư nhân Nâng cao tính cạnh tranh và tạo động lực phát
triển cho toàn bộ nền kinh tế vốn là điều kiện cho sự tổn tại và phát triển của
mỗi doanh nghiệp cũng là chìa khoá cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.Hiện nay, có thực trạng là nên kinh tế và doanh nghiệp cần vốn dé phát triển,nhưng phan lớn nguồn lực tài chính trong dân cư và nhiều tổ chức chưa được
huy động để phục vụ yêu cầu phát triển Thị trường vốn của Việt Nam đã
được hình thành nhưng hiện nay nguồn vốn chủ yếu mà các doanh nghiệp cóthê huy động vẫn là vốn tín dụng, vốn vay từ các hệ thống ngân hàng (chủ yếu
là tín dụng ngắn hạn đáp ứng các chỉ tiêu thường xuyên của doanh nghiệp,nguồn tín dụng trung hạn và dài hạn cho đầu tư phát triển rất hạn hẹp)
Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn vốn từ các ngân hàng thương
mại không phải dễ dàng Việc CPH là bán một phần hoặc toàn bộ tai sản của
22
Trang 29các DNNN cho người lao động trong doanh nghiệp, cho các pháp nhân và thê
nhân, thực hiện đa dạng hoá hình thức sở hữu, tạo điều kiện để huy động và thu hút vốn đầu tư sẵn có vào phát triển kinh tế CTCP có thể thu hút nguồn vốn lớn của các tô chức, ké cả ngân hàng thương mai và công ty tài chính đến
các nguồn vốn nhỏ bé và phân tán của các thê nhân Vai trò của CTCP trongviệc huy động vốn sẽ được nâng cao hơn khi TTCK phát triển và hoạt động
ôn định Vì ở đó, cổ phiếu của các CTCP là hàng hoá được người mua quan
tâm Trong quá trình CPH, DNNN sẽ phát hành thêm nhiều cô phiếu để gọi vốn Do đó, dé cho các cổ phiếu được mua bán, lưu thông thuận tiện trên thị trường cần phải có một thị trường chứng khoán phát triển Việc TTCK đi vào hoạt động sé là điều kiện tốt dé thúc đây quá trình CPH, thu hút vốn trong va
ngoài nước Do quyền tự chủ kinh doanh của các CTCP được mở rộng và vìlợi ích thiết thân của mình, các thành viên của CTCP phải tích cực quan tâm
đến công tác quản lý và hiệu quả sản xuất -kinh doanh, đầu tư đổi mới công
nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nên hiệu quả kinh doanh
của CTCP được bảo đảm và nâng cao Đây là điều kiện tiên quyết để thu hút
vốn đầu tư Đến lượt mình, những điều đó lại là cơ sở để nâng cao hiệu quảsản xuất-kinh doanh
Thứ hai, Cổ phan hoá doanh nghiệp nhà nước tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô
Chuyén từ DNNN sang CTCP không chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà
còn là sự thay đồi căn bản trong công tác quan ly ở mỗi doanh nghiệp và hoạtđộng quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân Ở doanh nghiệp, sự thay đổi nàythể hiện ở những khía cạnh sau:
(1) Cơ cấu tô chức quản lý, điều hành hoạt động sản xuất-kinh doanh thay đôi: Các cô đông thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn va bầu những người có đủ năng lực và uy tín vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát; Giám đôc điêu hành được Hội đông quản trị lựa chọn và bô nhiệm.
23
Trang 30(2) Công ty chủ động hơn trong việc quyết định những vấn đề liên quan
đến đầu tư và hoạt động sản xuất-kinh doanh Những quyết định đó được đưa
ra trên cơ sở tính tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất-kinh doanh, tôn trọng pháp luật và sự biến động của môi trường kinh doanh, trong đó quan
trọng hàng đầu là sự biến động của thi trường
(3) Năng lực, trình độ và bản lĩnh kinh doanh của đội ngũ cán bộ quản
lý phải ngày càng phải được nâng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường, không
thể dựa dẫm, y lại vào Nhà nước hoặc tập thể Quá trình sản xuất-kinh doanh, việc sử dụng lao động, tổ chức bộ máy quản lý được thực hiện hợp lý hơn, tinh gọn và có hiệu quả hơn, các chi phí sản xuất-kinh doanh, trong đó có chi
phi quản ly được giảm thiêu
(4) Trong hoạt động của mình, CTCP vẫn phải thực hiện những mục
tiêu xã hội nhất định, nhưng gánh nặng đó được giảm bớt đến mức hợp lý Do
quyên lợi và trách nhiệm thiết thân, hiệu quả kinh doanh trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, điều hành cũng như toàn thê cô đông Đối
với quản lý nhà nước, sự thay đổi nay thé hién:
Thay đổi phương thức quản ly: Nhà nước không thé tác động trực tiếpđến doanh nghiệp với tư cách là người chủ sở hữu của doanh nghiệp, mà phải
chú trọng hơn đến việc tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển bình dang của các loại hình tô chức kinh doanh.
Thúc đây sự phân định rõ hơn chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế
với chức năng quản lý sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp
(5) Thúc đây việc cải cách hành chính, nâng cao năng lực và tráchnhiệm của đội ngũ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
Thứ ba, Cô phần hoá doanh nghiệp nhà nước tạo điều kiện cho người góp vốn thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình với hoạt động của doanh nghiệp
Chuyên sang CTCP, vốn và tài sản thuộc sở hữu của tập thé các cô
đông Một bộ phận trong các cổ đông trước đây là những người lao động
24
Trang 31trong DNNN trở thành người chủ sở hữu đích thực của công ty chứ không
còn là người chủ hình thức như khi còn là DNNN Họ cùng với những cổ
đông khác tham gia vào quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất
-kinh doanh của công ty nhằm đạt được những mục tiêu đã định Đây vừa là
quyền lợi trực tiếp, vừa là trách nhiệm thiết thân của họ Khi đầu tư mua cổ phiếu của công ty tức là đầu tư vào CTCP, mỗi người đã có sự suy nghĩ, cân nhắc trên nhiều mặt mà mối quan tâm hàng đầu là đầu tư đó phải sinh lợi.
Khả năng sinh lợi của đầu tư ay lại phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả kinh
doanh của CTCP La chủ dau tu, chủ sở hữu, cổ đông quan tâm và có quyền
tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, điều hành của công ty theo đúng quyđịnh của pháp luật và Điều lệ CTCP Điều này góp phan xóa bỏ tư tưởng y lạivào Nha nước, kích thích mọi người phát huy hết khả năng của minh vì sự
phát triển và hưng thịnh của doanh nghiệp Quá trình CPH tạo cho người lao động được thực sự làm chủ doanh nghiệp thông qua việc mua cô phan của
doanh nghiệp, đồng thời cũng xác định được người chủ của doanh nghiệp saukhi CPH, thúc đây người lao động hăng say làm việc góp phần vào việc tăng
năng suất, chất lượng, hiệu quả của doanh nghiệp.
1.5 Quan điểm, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước về cỗphần hoá doanh nghiệp nhà nước
1.5.1 Quan điểm, chính sách của Đảng về cỗ phần hoá doanh nghiệp
nhà nước
Chủ trương CPHDNNN lần đầu tiên đã được đề cập đến trong Nghịquyết Hội nghị lần thứ hai-BCH TW khoá VII (tháng 1/1991):
Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành CTCP
và thành lập một số công ty quốc doanh cô phan mới, phải làm thí
điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng
phạm vi thích hop.
25
Trang 32Tiếp đó, tháng 1/1994, Nghị quyết Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khoá VII đã chỉ rõ:
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nhiễu doanh nghiệp làm ăn
kém hiệu qua, tiêu cực, lãng phi là do tai sản cua Nhà nước
không có người làm chủ trực tiếp, có trách nhiệm và lợi ích rõ ràng đối với việc sử dụng có hiệu quả các tải sản và mục đích của CPH để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo nên động lực, ngăn
chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả; cần thực hiệncác hình thức cổ phan hoá, có mức độ phù hợp với tinh chất vả
lĩnh vực sản xuất - kinh doanh; trong đó sở hữu Nhà nước chiếm
tỷ lệ cô phan chỉ phối
Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 17/3/1995 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của DNNN đã nêu rõ phương châm tiến hành CPH, tỷ lệ bán cô phần cho cán bộ công nhân viên trong và ngoài doanh
nghiệp “tw tinh chất loại hình DNNN mà tiến hành bản một tỷ lệ cổ phan
cho can bộ, công nhân viên và cá nhân ngoài doanh nghiệp ” Sau khi giá tình
hình CPH và kết quả hoạt động bước đầu của các CTCP, ngày 4/4/1997, Bộ
Chính trị đã có Thông báo số 63/TB-TW về triển khai tích cực, vững chắcviệc CPH DNNN Tư tưởng chỉ đạo cơ bản là CPH phải xuất phát từ yêu cầuphát triển DNNN Phải làm cho tiềm lực kinh tế của Nhà nước tăng lên, làm
cho tài sản Nhà nước tăng lên Có chính sách khuyến khích cán bộ và công
nhân trong doanh nghiệp mua cổ phan, hỗ trợ cho công nhân nghèo mua cổphần Cần phân loại DNNN làm cơ sở áp dụng các hình thức đa dạng hoá cáchình thức CPH và tuỳ điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà xác địnhhình thức CPH phù hợp Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW khoá VIIItháng 12/1997 nhẫn mạnh thêm về day mạnh, đổi mới và quản lý có hiệu quacác loại hình doanh nghiệp, tiếp tục chỉ rõ:
26
Trang 33Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không can nắm giữ 100 % vốn, cần lập kế hoạch CPH để tạo động lực phát triển, thúc day lam an
có hiệu qua Sửa đổi, bồ sung các quy định, kiện toàn tổ chức chỉ đạo CPH các cấp Thí điểm việc bán cỗ phan cho người nước ngoài Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu tham gia mua
cổ phân ở các doanh nghiệp chế biến nông sản.
Hội nghị lần thứ 3 BCH TW (khóa IX) tháng 8/2001 đã ra Nghị
quyết về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của
DNNN, chỉ rõ:
Việc xem xét, đánh giả hiệu quả của DNNN phải có quan điểm toàn diện ca về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó, lấy hiệu suất sinh lời trên von làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu dé đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh
nghiệp công ích và “Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu dé DNNN có cơcấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa
bàn quan trọng, chiếm thị phan đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu”; đẩy mạnh CPH những doanh nghiệp mà Nhà nước không can giữ 100 % vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN.
Nếu như những năm trước đây chỉ CPH những DNNN không giữ vai
trò trọng yếu, thì năm 2004 Nghị quyết 34/NQ-TW của Bộ Chính trị (khoáIX) đã “mở rộng diện DNNN can CPH, ké cả một số tổng công ty và doanhnghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, hoá chất, phân bón, ximăng, xây dựng, vận tải đường bộ, đường sông, hàng không, hàng hải, viễn
thôn, bảo hiểm ”, đã mở rộng cả ngành nghề trước đây giữ độc quyền Trên
cơ sở đánh giá 3 năm thực hiện, đê đây mạnh sắp xêp, đôi mới phát triên và
27
Trang 34nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN trong những năm tiếp theo, ngày22/10/2004, Bộ Chính trị ban hành Chi thị 45-CT/TW về day mạnh sắp xếp,đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm
2004-2005, trong đó yêu cầu các cấp, các ngành, nhất là các DNNN phải xác
định việc sắp xếp, đôi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của
DNNN là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong năm 2005 và những năm tiếp theo Phải day nhanh tiến độ và mở rộng hơn diện doanh nghiệp CPH, kê
cả một số tổng công ty lớn trong một số ngành quan trọng Chi thị cũng đưa
ra những định hướng về cơ chế chính sách trong quá trình CPH, như: việc tiễnhành CPH phải trên cơ sở phương án đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh,
dé xác định rõ nhu cầu vốn đầu tư, số cô phan dé lại bán cho người lao động trong doanh nghiệp và số cô phần bán ra ngoài Việc bán cô phiếu phải công khai trong doanh nghiệp cũng như trên thị trường, kiên quyết không CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp Đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH
TW (khoá IX) tháng 2/2005 về một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớnnhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng
thì quan điểm về CPH càng thông thoáng hơn:
Day nhanh tiến độ CPH và mở rộng điện các DNNN can CPH, kẻ
cả một số tổng công ty và doanh nghiệp lon Giá trị tài sản DNNN thực hiện CPH, trong đó có giá trị quyên sử dụng đất, về nguyên tắc phải do thị trường quyết định Việc mua bán cổ phiếu phải công
khai trên thị trường, khắc phục tình trạng CPH khép kín trong nội
bộ doanh nghiệp.
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết công tác CPH Kịp thời rút kinhnghiệm, uốn nắn những lệch lạc, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiệnngay càng tốt hơn Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng tháng 4/2006 tiếp tục chỉ rõ:
28
Trang 35Day mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, trọng tâm là CPH Cơ cấu lại DNNN, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh
vực kết cấu hạ tang, tư liệu sản xuất và dich vụ quan trọng của nên
kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích Day mạnh và mở rộng diện CPH, kể cả các tổng công ty nhà nước Việc xác định giá trị DNNN
được CPH, ké cả giá trị quyền sử dụng đất, phải theo cơ chế thịtrường Dé phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong quá
trình CPH DNNN Lam cho doanh nghiệp cổ phan ngày càng phát triển, trở thành hình thức tổ chức kinh tế pho biến, thúc day xã hội hóa sản xuất - kinh doanh và sở hữu.
Đến nay, công tác CPH DNNN vẫn luôn được Đảng và Nhà nước đặcbiệt quan tâm Các chính sách mới ban hành đều nhằm mục tiêu là đây mạnhquá trình CPH DNNN, gỡ bỏ những ách tắc trong công tác CPH tại các
DNNN Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo
các Bộ, ngành nghiên cứu, xây dựng ban hành đầy đủ, đồng bộ hệ thống cơchế chính sách, pháp luật về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN Chưakhi nào chính sách về tái cấu trúc, chính sách đổi mới hoạt động DNNN được
rõ ràng như hiện nay, từ chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, tới
quyết định của Thủ tướng Chính phủ như: Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn Nhà nước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tat là Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg), trong đó quy định cụ thé ngành nghề nào nhà nước giữ, ngành nghề nào nhà nước tiến hành thoái vốn triệt để Năm 2016, cả nước đã cổ phần hóa được ó6 doanh
nghiệp; Năm 2017, đã cổ phần hóa 69 doanh nghiệp, trong 11 tháng đầu năm
2018 đã cỗ phần hóa 12 doanh nghiệp Trong giai đoạn từ 2016 đến tháng
11/2018, cả nước đã thoái được 17.826 tỷ đồng, thu về 155.735 tỷ đồng, đã
chuyên 135.000 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp
29
Trang 36vào ngân sách nhà nước Trong năm 2017, theo báo cáo của 294 doanh
nghiệp có cô phần, vốn góp của Nhà nước thì tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phan là 543.858 ty đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2016; Vốn chủ sở hữu theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp
cô phan năm 2017 là 210.035 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016; tổng doanhthu đạt 482.545 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2016; [13]
Tóm lại, CPH DNN là giải pháp quan trọng trọng sắp xếp, đổi mới, cơcau lại DNNN Quan điểm của Đảng, Nhà nước là tiếp tục thực hiện nghiêmcông tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, khắc phục khuyết điểm, hạn chếtrong cô phần hóa, thoái vốn DNNN, Chính phủ sẽ chủ động chỉ đạo các bộ
ngành tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách dé khắc phục tinh trạng này Thủ tướng cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, DNNN phải tập trung hơn nữa cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất, kinh doanh,
không để ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Mục tiêu nhất
quán của CPH DNNN là để huy động vốn, tạo điều kiện để người lao động
được làm chủ thực sự trong doanh nghiệp, tạo động lực bên trong, thay đôiphương thức quản lý nhăm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanhnghiệp, làm tăng tài sản Nhà nước và thay đôi cơ câu doanh nghiệp Phương
châm chỉ đạo của Đảng là đây mạnh và mở rộng diện CPH DNNN; đối tượng bán cổ phần bao gồm moi cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, các tổ chức
pháp nhân khác dé huy động vốn cho đầu tư phát triển, không CPH khép kin
trong nội bộ doanh nghiệp; chú trọng tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân,
viên chức trong doanh nghiệp có sở hữu cô phan Giá trị tài sản DNNN thựchiện CPH, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất là do thị trường quyết định
1.5.2 Van đề cỗ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoá
Đề nhận thức rõ hơn về CPH, cần phân biệt CPH DNNN với tư nhân
hóa CPH DNNN có phải là tư nhân hoá DNNN không? Hai khái niệm nay,
30
Trang 37có chung một nội hàm hay không? Xung quanh vấn đề này hiện tại vẫn còn
ý kiến khác nhau Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, CPH DNNN thực chất là
tư nhân hoá?
Theo nghĩa rộng:
Tu nhân hoá là quá trình biến đổi mối tương quan giữa Nhà nước
và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưutiên thị trường [17] Theo đó, toàn bộ chính sách, luật lệ và thể chếnhằm khuyến khích mở rộng và phát triển khu vực tư nhân, giảm
bot sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giành cho thị trường vai trò điều tiết ngày càng lón, đều có thé coi là biện pháp của tư nhân hoá.
Còn theo nghĩa hẹp, với đối tượng là doanh nghiệp, theo quan niệm chung, tư nhân hoá được hiểu theo hai nghĩa: tư nhân hoá quản lý và tư nhân
hoả sở hữu:
(1) Tư nhân hoá quản lý: Các hoạt động trong một doanh nghiệp nào đó
trước do khu vực nhà nước điều hành này chuyên sang cho khu vực kinh tế do
tư nhân điều hành, nhưng Nhà nước vẫn còn giữ quyền sở hữu Đây là trườnghợp tư nhân được thuê hay nhận thầu khai thác doanh nghiệp đó
(2) Tư nhân hoá sở hữu: Nhà nước chuyền nhượng toàn bộ quyên sởhữu mọi tài sản của doanh nghiệp nào đó cho tư nhân, tức là chuyển quyền
sở hữu nhà nước thành sở hữu tư nhân, thì được coi là tư nhân hoa sở hữu.
Loại ý kiến thứ hai cho răng, tư nhân hoá và CPH là hai khái niệm hoàn toàn
khác nhau không chỉ về thuật ngữ, hình thức, mà khác nhau về nội dung, bảnchất Loại ý kiến thứ hai này là được cho hợp lý và được thừa nhận một cáchchính thống ở nước ta, bởi giữa CPH và tư nhân hoá có những điểm khác
nhau cơ bản sau:
31
Trang 38Tiêu thức Cỗ phần hoá Tư nhân hoá
Số lượng chủ sở hữu Không hạn chế Tách rời | Hạn chế, thậm chí một chủ
nhau sở hữu, Không tách rời
Quan hệ sở hữu va sử|Ngoài tầm kiểm soát| Trong tầm kiểm soát dụng/ Sự thay thế chủ sở | Hoàn toàn tương đồng có | Không có khả năng tương
hữu /Sự tương đồng và | khả năng dung nap đồng và dung nap
dung nạp hình thức sở hữu
công cộng về tư liệu sản
xuất của phương thức sản
xuất XHCN (sở hữu toàn
dân và sở hữu tập thể)
Như vậy, giữa CPH và tư nhân hoá có những mặt giỗng nhau và quan hệ mật thiết với nhau nhưng cũng có ranh giới phân biệt CPH không
phải là tư nhân hoá, mà là chuyên thể một doanh nghiệp từ dạng doanh
nghiệp chưa là CTCP trở thành CTCP Với ý nghĩa này, việc CPH không
chỉ là quá trình chuyển hoá dién ra riêng ở DNNN mà diễn ra cả doanh
nghiệp tư nhân, ở công ty trách nhiệm hữu hạn hay CTCP, CPH DNNN chỉ
được coi là một giải pháp trong quá trình đổi mới, cải cách, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các DNNN CPH DNNN không thể đồng nhất với tư
nhân hoá, ngay cả trong trường hợp CPH hoàn toàn DNNN CPH DNNN
hoàn toàn không gắn với một chủ sở hữu riêng biệt nào mà là quá trình
thực hiện đa sở hữu, đồng sở hữu ngoài cổ phiếu của các nhà đầu tư còn có
cô phiếu của những người lao động làm việc trong CTCP Nhà nước sẽ lựa
chọn hình thức bán cho phù hợp và nếu bán theo cách để cho người lao
động có cô phan ưu đãi hay cô phần không chia, thì rõ ràng không thể nói
rằng đó là tư nhân hoá
32
Trang 391.6 Kinh nghiệm cỗ phần hóa ở một số nước và bài học đói với
Việt Nam
1.6.1 Kinh nghiệm cỗ phần hoá ở một số nước
Tính phí hiệu quả của DNNN đã trở thành một vấn nạn chung ở các
nước trên thế giới, đòi hỏi họ phải tiễn hành cải cách các DNNN, mà tư nhân hoá là một trong những xu hướng được áp dụng rộng rãi Các nước trên thế giới thường đồng nhất hai thuật ngữ và hai quá trình CPH và tư nhân hoá là
một Nói chính xác hơn, thuật ngữ quá trình tư nhân hoả là quá trình phi Nhà
nước hóa doanh nghiệp Các nước này ít đưa ra chương trình, kế hoạch CPH
mà hầu hết đều đưa ra chương trình tư nhân hoá, trong đó tư nhân hoá các
DNNN là một nội dung quan trọng Do vậy, khi tham khảo tài liệu các nước,
có thê hiểu quá trình tư nhân hoá bao gồm quá trình CPH và tư nhân hoá Các
quốc gia khi nhận thay CTCP là một hình thức tổ chức quan lý ưu việt nên đều xúc tiến quá trình CPH DNNN Tuy theo điều kiện đặc thù và mục tiêu
của mình mà quy mô, phạm vi, tốc độ CPH diễn ra rất khác nhau
CPH là vấn đề khá phức tạp đối với Việt Nam nói chung, tỉnh Lai Châu
nói riêng Theo tiến độ CPH DNNN trong giai đoạn 2017-2020 thì phải hoàn
thành cỗ phần hóa 128 doanh nghiệp Tuy nhiên tính đến hết tháng 7/2020mới tiễn hành cô phần hóa được 37 doanh nghiệp, chỉ bằng 28% kế hoạch [7].Tiến độ CPH hiện rất chậm so với mục tiêu đề ra Một số nguyên nhân dẫnđến tình trạng này là:
Thứ nhất, do sự bùng phát của dich Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diệnđến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, trong đó cóviệc triển khai công tác cô phần hóa, thoái vốn và TTCK
Thứ hai, đôi tượng cô phan hoá, thoái vốn trong giai đoạn này bao gồmmột số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có tình hình tai chính phức tap,
phạm vi hoạt động rộng, sở hữu nhiều đất đai tại nhiều tỉnh, thành phó trong
33
Trang 40cả nước nên việc xử lý tài chính, phê duyệt phương án sử dụng đất; xác định,kiêm toán giá trị doanh nghiệp, bán cổ phần lần đầu gặp nhiều khó khăn, thời
gian kéo dài.
Thứ ba, việc thực hiện CPH DNNN vẫn còn một số thiếu sót, hạn chế
do chính sách của pháp luật chưa thật sự hiệu quả, tạo được điều kiện cho các DNNN nhanh chóng chuyên đồi.
Vi vậy, việc tham khảo những kinh nghiệm CPH, tư nhân hoa của một
số nước, nhất là các nước có điều kiện, hoàn cảnh tương tự như nước ta là vấn
đề hết sức cần thiết.
* C6 phan hoá doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia
Malaysia có điểm xuất phát trong cải cách nền kinh tế tương đồng vớiViệt Nam Tiến trình cải cách khu vực DNNN ở Malaysia mang tính triệt dé
và mạnh mẽ nhất so với các nước trong khu vực Xuất phát từ mục tiêu của tư
nhân hoá là thu hẹp một phần sở hữu Nhà nước với chủ trương không chỉ bản
các xí nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả mà còn bán cả các xí nghiệphoạt động có lãi Phải gắn với chính sách kinh tế mới nhằm nâng cao dia vi xã
hội và bảo vệ tài san cho nhóm dân tộc Bumiputa Theo tinh thần đó, Malaysia
giữ lại phần nào quyền kiểm soát của Chính phủ trong các DNNN đã tư nhân
hoá và giữ lại một số cổ phần cho các định chế thuộc khu vực công làm tăng
thêm tài sản của người Bumiputa, hơn nữa người Bumiputa còn được quyền
ưu tiên mua cổ phan Malaysia thiết lập một chương trình tư nhân hoá tổng
thể và coi đó là lộ trình tư nhân hoả với 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Cơ cấu lại và hợp lý hoá các DNNN, tạo cho các DNNN
có một sức hút các nhà đầu tư thông qua hiệu quả kinh tế của các doanh
nghiệp này được nâng lên.
Giai đoạn hai: Tư nhân hoá mở rộng Chính phủ không lựa chọn
DNNN để tư nhân hoá mà thông qua giai đoạn một tạo dựng cho doanh
34