1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Một số hoạt động điều tra được tiến hành trong giai đoạn khởi tố vụ án theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số hoạt động điều tra được tiến hành trong giai đoạn khởi tố vụ án theo luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)
Tác giả Nguyễn Trọng Hiếu
Người hướng dẫn TS. Lê Lan Chi
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 25,77 MB

Nội dung

Thực tiễn hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự tồntại nhiều vấn đề vướng mắc, cần được quan tâm tâm nghiên cứu như: các hoạtđộng điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ á

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN TRỌNG HIỂU

MéT Sè HO!IT SéNG SIÒU TRA

$S!iC TION HUNH TRONG GIAI §O!N KHéI Tè

Vô ,N

THEO LUET Té TONG HxNH SU VIÖT NAM

(trần ca sé thùc tiÔn ®Ba bun thụnh

phè Hi Phồng)

Trang 2

HÀ NOI - 2022

Trang 3

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN TRỌNG HIỂU

MéT Sè HO'T SéNG SIÒU TRA

§!iC TION HUNH TRONG GIAI SO!N KHéI Tè

Vô ,N

THEO LUET Tè TONG HxNH SU VIOT NAM

(trần ca sé thùc tiÔn ®Ba bun thụnh

Trang 4

HÀ NOI - 2022

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được côn bố trongbất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Trọng Hiếu

Trang 6

DIEU TRA TRONG GIAI DOAN KHOI TO VỤ ÁN HÌNH SỰ

Khái niệm va đặc điểm của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Khái niệm giai đoạn khởi tố vụ án hình sự -s-s-ss=scs2Đặc điểm của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự :-s-ss¿

Khái niệm và đặc điêm các hoạt động điêu tra trong giai

đoạn khởi tố vụ án hình sự -. - 2-5 sSxcSt+EcxerxerxerxrexKhái niệm hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Đặc điểm của các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ

¡0i 0 0 —

Nội dung của các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố

vụ án, các cơ sở quy định, các yếu tố ảnh hướng đến hiệu quả

1118:7100

Nội dung của các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án

Các cơ sở quy định hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ

0:00

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các hoạt động điều

tra trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự « -«+<-«++

KET LUẬN CHUONG l - 5c +t+ESEEEE+ESEEEEEEEEEEEEEEESEEEErEeErEkrkrrrreree

Trang 7

CHƯƠNG 2: THUC TIEN THUC HIỆN CÁC HOAT ĐỘNG DIEU

BÀN HÁI PHÒNG -::- 5252222

2.1 Các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 5.2.2 Tình hình thực hiện các hoạt động điều tra trong giai đoạn

khởi tố vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng giaiđoạn từ năm 2016 đến năm 2021 - 2-2-2 2+ z+E+xe£xzxzez2.2.1 Tình hình tội phạm trên địa bàn thành phó Hải Phòng

2.2.2 Những kết quả đạt được trong thực tiễn thực hiện các hoạt động

điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự trên địa bàn thànhphố Hải Phòng 2- 2-52 2 ESE£EESEEEEE2EEEEEEEE1E121221 711 xe,2.3 Những vướng mắc, tồn tai trong thực tiễn thực hiện các hoạt

động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hai Phòng 2-2-2 52+ 2+S£2EE+EE£EEeExrrxeree 2.4 Nguyên nhân của những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn

thực hiện các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ

án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2.4.1 Nguyên nhân về pháp luật - + 2 + +£+E£+£2£+Ex+zxerxerxered

KET LUẬN CHƯNG 2 - 5-5 St+tESEkSEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEErEkrkerrrrree

TRA TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TÓ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO PHÁP LUAT TO TUNG HÌNH SỰ VIET NAM TREN DIA

CHUONG 3: MOT SO KIEN NGHI NHAM NANG CAO HIEU QUA

THUC TIEN THUC HIEN CAC HOAT DONG DIEU TRA

TRONG GIAI DOAN KHOI TO VU AN HINH SU TREN DIA

BAN THÀNH PHO HAI PHONG .ssscsssssssseseseesesesesceseseseeseees

Trang 8

3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp

luật về thực hiện các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi0118010) 1 ố 693.1.1 Bổ sung thêm các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ

án hình sự << + E111 2201111111 111199310 11 HH ng ng ven 69

3.1.2 Sửa đổi, bố sung các quy định về thời hạn tiến hành các hoạt động

điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự cho phù hợp vớithực tiỄn -.- - tt SE E111 1115111111111 1E11 1111111111111 Eree 76

3.1.3 Bồ sung thêm chế tài đối với hành vi không cung cấp hoặc cung

cấp thông tin sai sự thật cho cơ quan có thâm quyền điều tra 773.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua thực hiện các hoạt

động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự trên địabàn thành phố Hải Phòng - 2 2 + SkeEE‡EEerEerkerxrree 783.2.1 Xây dựng phòng điều tra thân thiện và phương thức điều tra thân thiện 783.2.2 Kiện toàn đội ngũ nhân lực tiễn hành và tham gia hoạt động điều

tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự -scs+s+zzszxzxszsrez 80

3.2.3 Hoan thiện cơ sở vat chất kỹ thuậtt -.- Le 87

3.2.4 Nâng cao ý thức pháp luật va trách nhiệm đấu tranh phòng,

chống tội phạm của quan chúng nhân dân -:5¿52 S8KET LUẬN CHUONG 3 - - 6 Sk+EEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkEErrkrkrrkee 90KET LUẬN - 2-5 s1 E1 1 1E 1211211111111 111111 11 1111 111111111 re 91 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-52 s2 22£x+xssred 93

Trang 9

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Cảnh sát hình sự

Trang 10

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuKhởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng giảiquyết vụ án hình sự, được xem như “đầu vào” quy trình tổ tụng hình sự nhằmxác định sự thật khách quan vụ án, từ đó các cơ quan có thầm quyền tiến hành

tố tụng ra các quyết định tố tụng phù hợp với diễn biến của vụ án [6, tr 313] Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyên có thẩm quyền

và nhiệm vụ xác minh rõ nguồn tin nhằm xác định có hay không có dau hiệutội phạm dé ra quyết định khởi tố (hoặc quyết định không khởi tố) vụ án hình

sự Đề thực hiện được những nhiệm vụ này, cơ quan có thâm quyền được tiễnhành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có vai trò rất quan trọng Bởi vì, thông qua hoạt động điều tra ban đầu, cơ quan nhà nước có thâm quyền sẽ đánh giá xem có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự haykhông? Hơn nữa, các thông tin và chứng cứ thu thập từ các hoạt động điều tratrong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự sẽ tiếp tục được sử dụng làm chứng cứ buộc tội và kết tội nếu các thông tin và chứng cứ này chính xác, phản ánhđúng sự thật khách quan Như vậy, hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố

vụ án hình sự càng chặt chẽ, đúng luật thì các giai đoạn tố tụng sau sẽ giảmbớt áp lực Thực tiễn điều tra, truy t6 và xét xử đã cho thấy rõ điều này.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định

của pháp luật, nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như hoàn thiện cơ sở vật

chất để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ ánhình sự Thực tiễn hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự tồntại nhiều vấn đề vướng mắc, cần được quan tâm tâm nghiên cứu như: các hoạtđộng điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự chưa đầy đủ gây không ít

khó khăn cho cơ quan có thâm quyên trong việc xác minh nguôn tin đê xác

Trang 11

định có hay có dấu hiệu tội phạm; trên thực tế, do các hoạt động điều tra tronggiai đoạn khởi tố vụ án hình sự chưa đầy đủ, đã dẫn đến hiện tượng pho bién

là cơ quan có thẩm quyền đã xé rao dé áp dung một số hoạt động điều trachưa được quy định cho giai đoạn khởi tố vụ án hình sự - việc làm này là cầnthiết nhưng đang không phù hợp với nguyên tắp pháp chế, vì vậy cần cónhững nghiên cứu dé có được những giải pháp mang tính hệ thống nhằm ngănngừa tình trạng trên; thời hạn tiễn hành các hoạt động điều tra trong giai đoạnkhởi tố vụ án hình sự không phù hợp với thực tiễn; còn có hiện tượng nhiều

cá nhân, tổ chức không hop tác với cơ quan có thẩm quyền nhưng không cóchế tài xử lý;

Vì vậy, học viên chon chủ đề: “Mộ số hoạt động điều tra được tiễnhành trong giai đoạn khởi tô vụ án theo luật tổ tụng hình sự Việt Nam (trên

cơ sở thực tiễn dia bàn thành phố Hải Phòng)” đề làm đề tài luận văn thạc

sĩ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiCho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giai đoạnkhởi tố vụ án hình sự, trong đó tiêu biểu là Nguyễn Ngọc Chí & Lê Lan Chi(đồng chủ biên) (2019), Giáo trình Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.Đây là hai cuốn giáo trình được sử dụng trong đào tạo đại học và sau đại họccủa hai cơ sở dao luật lớn và có uy tín củ Việt Nam Hai cuốn giáo trình này

đã cung cấp những kiến thức lý luận về khái niệm, đặc điểm và nội dung củagiai đoạn khởi tố vụ án hình sự Tiếp đến, có nhiều công trình nghiên cứukhoa học khác nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau về giai đoạn khởi tố

vụ án hình sự Có thể kể tên một số công trình như sau: Mai Xuân Cần (2017), Tham quyển của cơ quan điều tra công an cấp huyện trong giai đoạnkhởi tổ vu án hình sự (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa ), Luận văn

Trang 12

thạc sĩ luật học, Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Thị Nhiên (2017),Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo Luật tốtụng hình sự Việt Nam, Luan văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật — Dai học Quốcgia Hà Nội; Hồ Vĩnh Nam (2018), Khởi tổ vụ án hình sự trong Luật to tụnghình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn tại dia bàn thành phố HảiPhòng), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội và

cơ bản, các công trình này cũng đã tiếp tục kế thừa và phát triển những kiếnthức lý luận về khởi tố vụ án hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Đồngthời, các công trình này cũng đã đưa ra được những ưu điểm cũng như những mặt tồn tại qua thực tiễn áp dụng các quy định về khởi tố vụ án hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, dé từ đó đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về khởi tố vụ án hình sự, giai đoạn khởi tố

vụ án hình sự.

Về điều tra, cho đến nay có rất nhiều các công trình khoa học nghiêncứu về điều tra Đầu tiên không thé không nhắc đến những kiến thức lý luậnsâu sắc được cung cấp trong các cuốn giáo trình luật tố tụng hình sự của các

cơ sở đào tạo luật, trong đó có: Nguyễn Ngọc Chí & Lê Lan Chi (đồng chủbiên) (2019), Giáo trình Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Dai họcQuốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật tổtụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội Tiếp đến, làcác công trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về hoạt động điều tra Cóthé ké tên một số công trình như sau: Mai Xuân Cần (2017), Thẩm quyền củaco’ quan điều tra công an cấp huyện trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự(rên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Thanh Hóa), Luận văn thạc sĩ luật học,Khoa Luật — Dai học Quốc gia Ha Nội; Nguyễn Hồng Quân (2016), Vai tròcủa điều tra viên trong giải quyết vụ án hình sự (Trên cơ sở số liệu thực tiễnđịa bàn tinh Hưng Yên), Luận văn thạc sĩ luật hoc, Khoa Luật — Dai học Quốcgia Hà Nội; Nguyễn Văn Khánh (2019), Những lưu ý khi kiểm sát việc khám

Trang 13

nghiệm hiện trường vụ án giao thông đường bộ, (23); Phạm Văn Toản (2020),

Hệ thong dấu vết cháy tại hiện trường cháy nhà cao tang và một số chú ý trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Khoa học Kiểm sát, (03); HoàngXuân Truong (2021), Trao đổi về vị trí pháp lý của cán bộ kỹ thuật hình sựtrong hoạt động khám nghiệm hiện trường, Khoa học Kiểm sát, (01); NguyễnCao Cường (2018), Chế định giám định trong Bộ luật to tụng hình sự năm

2015, Khoa học Kiểm sát, (01); Lê Huỳnh Tan Duy (2020), Mối quan hệ giữa

cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà nước

và Pháp luật, (02); Trần Xuân Thiên An (2021), Một số khó khăn của cơ quantiễn hành to tụng thường gặp thường gặp trong quá trình giải quyết các vụ ánxâm hại tình dục trẻ em, Giáo dục & Xã hội, (01); Về cơ bản, các công trìnhcũng đã phát triển những kiến thức lý luận về điều tra: các hoạt động điều tra

cụ thể, mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát Đồng thời,nhiều công trình đã chỉ ra những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động điềutra trên thực tế, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện.

Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố, học viên nhậnthấy các công trình đã ít nhiều đề cập đến một số hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Mặc dù, đã có một số công trình nghiên cứu vềkhởi tố vụ án hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự cũng như có rất nhiềucông trình nghiên cứu chuyên sâu về điều tra Tuy nhiên, cho đến nay chưa cócông trình nào nghiên cứu về các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố

vụ án hình sự trên cơ sở thực trạng địa bàn thành phố Hải Phòng Vì vậy, việchọc viên chọn đề tài luận văn: “Mộ số hoạt động điều tra được tiến hànhtrong giai đoạn khỏi tổ vu án theo luật tổ tụng hình sự Việt Nam (trên cơ sởthực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)” không trùng lặp với bat kỳ công

trình khoa học nào khác Những giá trị lý luận và thực tiễn mà các công trình

khoa học đã công bố là cơ sở khoa học dé luận văn tiếp tục phát triển những

kiên giải của mình trong luận văn này.

Trang 14

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu xuyên suốt của đề tài là góp phần tiếp tục hoàn thiện phápluật, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về cáchoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự từ việc nghiên cứucác khía cạnh lý luận, luật thực định và thực tiễn áp dụng Đề đạt được mụctiêu này, luận văn có những nhiệm vụ cụ thê như sau:

Nhiệm vụ thứ nhất: Trên cơ sở những nền tảng lý luận là kết quả củacác công trình khoa học đã công bó, luận văn tiếp tục làm sáng tỏ những vấn

đề lý luận về giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và các hoạt động điều tra tronggiai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Nhiệm vụ thứ hai: Luận văn nghiên cứu làm rõ những kết quả đạt được

và những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự

về hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự trên địa bàn thànhphố Hải Phòng Đồng thời, luận văn chỉ ra những nguyên nhân của nhữngvướng mắc, tồn tại đó

Nhiệm vụ thứ ba: Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiệnpháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự cũng như thực tiễn áp dụng.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu các

hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự của cơ quan cảnh sátđiều tra với không gian là địa bàn thành phố Hải Phòng và về thời gian là từnăm 2016 cho đến năm 2021

Trang 15

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu và hoàn thiện trên nền tảng lý luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác — Lê nin và

tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Đồng thời, đường lối vàquan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạmcũng là kim chỉ nam cho các luận điểm của luận văn nay

Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu truyền thống của luật học cũng được sử dụng để hoàn thành luận văn: phương pháp lịch sử, phươngpháp phân tích — tổng hợp, phương pháp phân tích tình huống

6 Những đóng góp của luận vănChương 1 của luận văn tiếp tục làm sáng các van dé lý luận về các hoạtđộng điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Bên cạnh đó, luận văncũng chỉ ra các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các hoạt động điềutra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

Chương 2 của luận văn trình bày các quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam về các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ ánhình sự Tiếp đến, luận văn đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động điềutra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự trên địa bàn thành phó Hải Phòng Qua đó, luận văn đưa ra những đánh giá về những kết quả đạt được, nhữngvướng mắc, tồn tại của thực tiễn thực hiện trong giai đoạn khởi tố vụ án hình

sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng Đồng thời, tại chương 2, luận văn cũngchỉ ra được những nguyên nhân của những vướng mắc, tồn tại trên

Chương 3 của luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Trang 16

CHƯƠNG 1MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CÁC HOẠT ĐỘNG DIEU TRA

TRONG GIAI DOAN KHOI TO VU ÁN HÌNH SU

1.1 Khái niệm và đặc điểm của giai đoạn khới tố vu án hình sự1.1.1 Khái niệm giai đoạn khởi tô vụ án hình sự

Cho đến nay, cũng đã có nhiều nhà khoa học đưa ra khái niệm về giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.

Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội (nay là Trường Đại học Luật —Đại học Quốc gia Hà Nội) đưa ra định nghĩa về giai đoạn khởi tố vụ án hình

sự như sau:

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụnghình sự trong đó, các cơ quan có thâm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định khởi tố vụ án hình sự nhằmlàm cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giảiquyết vụ án hình sự [6, tr 114].

Theo định nghĩa trên, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên củaquá trình tố tụng hình sự Trong giai đoạn này, cơ có thâm quyền có tráchnhiệm kiểm tra, xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm đề ra quyết địnhkhởi tố (hoặc quyết định không khởi tố) vụ án hình sự.

Trường Đại học Luật Hà Nội có định nghĩa về giai đoạn khởi tố vụ

án hình sự như sau: “Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của quátrình tố tụng, trong đó cơ quan có thầm quyên xác định sự việc xảy ra códấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hay không khởi tố

vụ án hình sự” [53, tr 233].

Theo định nghĩa trên thì khởi tố vụ án hình được coi là giai đoạn đầu

tiên của quá trình tô tụng hình sự Trong giai đoạn đâu tiên này, nhiệm vụ cua

Trang 17

cơ quan nha nước có thầm quyền là thu thập, xác minh và đánh giá thông tin

dé làm rõ có hay không dấu hiệu của tội phạm Kết qua của quá trình này làquyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự

GS.TSKH Lê Cảm cũng đưa ra định nghĩa về giai đoạn khởi tố vụ án

hình sự như sau:

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong

đó cơ quan tư pháp hình sự có thâm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành xác định có (hay không) cácdấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đượcthực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặckhông khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó [4, tr 21]

GS.TSKH Lê Cảm cũng có quan điểm tương đồng với quan điểm củaKhoa Luật — Dai hoc Quốc gia Ha Nội (nay là Trường Dai học Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội), Trường Dai học Luật Hà Nội khi cùng khang định rang giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình

sự Đồng thời, các khái niệm đều chi ra rang, ở giai đoạn nay, co quan cóthầm quyền có nhiệm vụ xác định có dấu hiệu tội phạm hay không Ngoài ra,các khái niệm đều chỉ ra kết quả của giai đoạn khởi t6 vụ án hình sự là quyếtđịnh khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự Tuy nhiên, khái niệm được

đưa ra bởi GS.TSKH Lê Cảm có nêu thêm nội dung “căn cứ vao các quy định

của pháp luật tố tụng hình sự” Một điểm đáng lưu ý là trong khái niệm vềgiai đoạn khởi tố vụ án hình sự của Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội(nay là Trường Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội), các tác gia của giáotrình đã khang định: các quyết định tổ tụng kết thúc giai đoạn khởi tố vụ ánhình sự (quyết định khởi tố (hoặc quyết định không khởi tố) vụ án hình sự) là

cơ sở cho các hoạt động tố tụng tiếp theo Như vậy, khái nhiệm giai đoạn khởi

tố vụ án hình sự của Khoa Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội (nay là Trường

Trang 18

Đại học Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội) làm rõ mối quan hệ biện chứnggiữa giai đoạn khởi tố vụ án hình sự với các giai đoạn tiếp tục của tiến trình tố

tụng hình sự.

Về cơ bản, các khái niệm nêu trên đã nêu đầy đủ và khái quát về giai

đoạn khởi tố vụ án hình sự Trên co sở tiếp thu những kết quả đã đạt được

từ hai khái niệm trên, có thé đưa ra khái niệm về giai đoạn khởi tố vụ án

hình sự như sau:

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn dau tiên cua quá trình tổ tụnghình sự, ở trong giai đoạn này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứvào các quy định của pháp luật hình sự và tổ tụng hình sự dé xác định có(hay không có) dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố (hay khôngkhởi tô) vụ án hình sự

1.1.2 Đặc diém của giai đoạn khởi tố vụ án hình sựTrên cơ sở khái niệm đã được trình bay ở trên, giai đoạn khởi tố vụ ánhình sự có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự

đầu tiên Giai đoạn khởi t6 vụ án hình sự được bắt đầu từ thời điểm cơ quanhoặc người có thâm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm và kết thúc bằngquyết định khởi tố vụ án hình sự (hoặc không khởi tố vụ án hình sự) Nguồn tin

về tội phạm được cung cấp thông qua tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi

tố, tự cơ quan có thâm quyên tiến hành t6 tụng phát hiện ra tội phạm, và ngườiphạm tội tự thú Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự tạo cung cấp những chứng cứ,thông tin ban đầu, và tạo tiền đề cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo Nếu giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được thực hiện nghiêm túc, chính xác và có tráchnhiệm thì sẽ bảo đảm cho việc tiễn hành giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sẽđược thuận lợi nhăm không bỏ lọt tội phạm, không gây oan sai Giai đoạn khởi

tố vụ án hình sự là một sản pham đặc trưng của pháp luật tố tụng hình sự của

Trang 19

Việt Nam và một số nước khác (Nga, Trung Quốc) Đây là giai đoạn ban đầucủa quá trình tố tụng có mục đích xác định có dấu hiệu tội phạm hay không déquyết định có khởi tô hay không khởi tố vụ án hình sự Các giai đoạn tổ tunghình sự tiếp theo bao gồm điều tra, truy tố và xét xử, đặc biệt là giai đoạn điềutra có rất nhiều hoạt động tố tụng và mat nhiều thời gian cũng như chi phí Nếu tiến hành điều tra ngay lập tức mà sau đó xác định vụ việc không có dấu hiệu tộiphạm thì rõ ràng gây lãng phí nguồn lực Vì vậy, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

là giai đoạn giúp cho cơ quan có thâm quyền đánh giá xem có căn cứ đề khởi tố

vụ án hình sự hay không Đây là giai đoạn đầu tiên nhằm lọc các vụ việc chỉ đơnthuần có tính chất dân sự hoặc hành chính với vụ việc có tính chất hình sự

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự Vì vậy, đòi hỏi

cơ quan có thầm quyên phải tiến hành các hoạt động tố tụng nhanh chóng Vi

dụ, cơ quan có thâm quyền phải tiến hành các hoạt động tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm một cách nhanh chóng Vì vậy, các thời hạn tố tụng trong giai đoạn này cần được thiết kế ở mức hợp lý, tránh việc cho thời hạn quá dài làm cho vụ việc bị trì hoãn Đương nhiên, đối với những trường hợp phức tạp, cơ quan có thầm quyên có thé gia hạn nhưng thời gian cũng như sốlần gia hạn cần hợp lý

Thứ hai, là giai đoạn thực hiện một số hoạt động nhăm xác định có(hay không) dấu hiệu tội phạm Như là một tầng lọc đầu tiên, giai đoạn khởi

tố vụ án hình sự giúp cho cơ quan nha nước có thầm quyên phân biệt được vụviệc chỉ đơn thuần là hành chính (hoặc dân sự) hay là hình sự ĐỀ xác định được dấu hiệu của tội phạm, trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thâm quyền sẽ phải tiến hành một số hoạt động tổ tụng dé thu thập, xác minh

và đánh giá thông tin cần thiết Trên cơ sở những thông tin thu thập được, cơquan có thâm quyên sẽ soi chiếu vào các quy định của pháp luật hình sự dé

xác định xem vụ việc có dâu hiệu tội phạm hay không.

10

Trang 20

Thứ ba, chủ thé tiến có thâm quyền thực hiện các hành vi tố tụng tronggiai đoạn khởi tố (như tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiếnnghị khởi tố) đa dạng Tội phạm có thê xảy ra ở bất kỳ lĩnh vực nào, khu vựcđịa lý nào và tại bất kỳ thời điểm nào Vì vậy, nếu chỉ cơ quan điều tra, việnkiểm sát mới có thầm quyền thực hiện các hành vi tố tụng trong giai đoạn khởi tố sẽ dẫn đến tình trạng quá tải Đương nhiên, hoạt động tố tụng sẽ bị ách tắc Vì vậy, nhiều cơ quan khác trong quá trình thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình cũng được trao quyền tiến hành một số hoạt động tố tụngban đầu trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Ví dụ nhiều cơ quan có thầmquyền tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm Bên cạnh cơ quan điều tra, cơ quanđược giao một số nhiệm vụ điều tra cũng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố

vụ án hình sự Đương nhiên, hành vi và quyết định tố tụng ảnh hưởng đếnquyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong xã hội Vì vậy, không phải tat

cả các cơ quan đều có thâm quyên thực hiện các hành vi tố tụng trong giaiđoạn khởi tố vụ án hình sự Chỉ những cơ quan nao được pháp luật tố tụngquy định rõ ràng có thẩm quyền thực hiện một hoặc một số hành vi tố tụng nhất định thì cơ quan đó mới được thực hiện một hoặc một số hành vi tố tụngnhất định đó Đương nhiên, tính đa dạng cũng có thể gây ra tình trạng lộnxộn, tranh chấp hoặc đùn đây trách nhiệm Pháp luật tố tụng hình sự cần cócác quy định đủ sức mạnh dé ngăn chặn những hiện tượng này.

Thứ tư, quyết định tô tụng đặc trưng trong giai đoạn khởi tô vụ án hình

sự là quyết định khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự Kết quả của giaiđoạn khởi tố vụ án hình sự phải là một quyết định được ban hành bởi cơ quan

có thâm quyền trả lời dứt khoát khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự và vì sao lại như vậy? Nếu cơ quan có thâm quyền ra quyết định không khởi tố vụ

án hình sự thì không có vụ án hình sự, vụ việc được chấm dứt hoặc đượcchuyển sang cơ quan khác giải quyết (ví dụ: nếu có dau hiệu vi phạm hành

11

Trang 21

chính thì vụ việc sẽ được chuyên sang co quan có thâm quyền quản lý hànhchính nhà nước giải quyết theo thâm quyên) Nếu như cơ quan có thâmquyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, thì điều đó không có nghĩa là có

ai đó bị buộc tội, mà chỉ cơ quan có thầm quyền chi đơn thuần ra quyết định

mở đầu vụ án hình sự, mở ra giai đoạn tiếp theo của quy trình tố tụng hình

sự, đó là giai đoạn điều tra Căn cứ ra quyết định khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự là các chứng cứ, thông tin thu thập được trong giai đoạnkhởi tố vụ án hình sự và các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tốtụng hình sự Quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở dé tiến hành các hoạtđộng tiếp theo trong quá trình tố tụng hình sự Không có quyết định khởi tố

vụ án hình sự, thì không có giai đoạn điều tra, không có giai đoạn truy tố và

không có giai đoạn xét xử.

Thứ năm, trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát thamgia vào giai đoạn khởi tố vụ án hình sự ngay sau khi cơ quan có thâm quyềntiếp nhận thông tin về tội phạm Trong một số trường hợp, Viện kiểm sát là cơquan có thầm quyền tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm Về nguyên tac, ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thầm quyền tiếpnhận và giải quyết nguồn về tội phạm phải thông báo bằng văn bản cho Việnkiêm sát có thâm quyền Trong trường hợp này, Viện kiểm sát tham gia vàogiai đoạn khởi t6 vụ án hình sự với vai trò là cơ quan năm quyên công tố và

cơ quan kiểm sát việc tuân thủ pháp luật Với vai trò là cơ quan nắm quyềncông tố, Viện kiểm sát tham gia, phối hợp với cơ quan có thầm quyền nhằm xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm Với vai trò là cơ quan kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, Viện kiểm sát giám sát cơ quan có thẩm quyền

trong quá trình thực hiện các hoạt động mà pháp luật quy định trong giai đoạn

khởi tố vụ án hình sự Với vai trò là cơ quan kiểm sát việc tuân thủ pháp luật,

Viện kiêm sát có quyên nhac nhở cơ quan có thâm quyên trong việc tuân thủ

12

Trang 22

day đủ các quy định của pháp luật Ngoài ra, Viện kiểm sát còn có quyền huỷ

bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật được ban hành trong giai đoạn khởi tố

vụ án hình sự Ví dụ, nếu xét thấy quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tinbáo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố không có căn cứ thì Viện kiểm sát cóquyền huỷ bỏ quyết định này Bên cạnh đó, Viện kiêm sát còn có thẩm quyền

ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (mặc dù trong trường hợp này Viện kiểm sát không phải là cơ quan giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố) nếu như Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của

cơ quan có thầm quyền

Ngoài ra, Viện kiểm sát còn đóng vai trò như là “cơ quan tài phán” giảiquyết tranh chấp về thâm quyên giải quyết tin báo, tô giác tội phạm, kiến nghịkhởi tố Nghia là, trong trường hợp có tranh chấp về thầm quyền giải quyết tinbáo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các cơ quan, Viện kiểm sát sẽ là

cơ quan có thâm quyền xem xét và phán quyết xem cơ quan nảo là cơ quan có thâm quyền quyền giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố Đây

là một vai trò, nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát, giúp cho giai đoạnkhởi tố vụ án hình sự được thực hiện trơn tru, thuận lợi và nhanh chóng, tránhtình trạng đùn đây trách nhiệm cũng như tranh nhau giải quyết

1.2 Khái niệm và đặc điểm các hoạt động điều tra trong giai đoạn khới tố vụ án hình sự

1.2.1 Khái niệm hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi td vu án

hình sự

Như ở phần trên đã phân tích, nhiệm vụ chính của giai đoạn khởi tố vụ

án hình sự là xác định xem có (hay không có) dấu hiệu tội phạm để quyếtđịnh khởi tố (hoặc không khởi tố vụ án hình sự) Dé xác định được có (haykhông có) dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thâm quyền phải thu thập, xác minh

và đánh giá những thông tin nhất định Như vậy, thu thập, xác minh và đánh

13

Trang 23

giá thông tin là các hoạt động chính trong giai đoạn khởi tô Bởi lẽ, các quyđịnh của pháp luật thực định sẽ chỉ là những điều khoản vô tri, vô giác trêngiấy trắng mực đen, mà không có sức sống thực tế nếu như không được đưa

ra soi chiếu vào các thông tin thực tế Như vậy, các quy định của pháp luật làđiều kiện cần, còn thông tin là điều kiện đủ Phải có cả điều kiện cần và điềukiện đủ thì cơ quan có thâm quyền mới xác định được có (hay không có) dấuhiệu tội phạm Dé có được thông tin, cơ quan có thâm quyền phải tiến hành một số hoạt động điều tra nhất định Như vậy, hoạt động điều tra trong giaiđoạn khởi tố vụ án hình sự được định nghĩa như sau:

Hoạt động diéu tra trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự là hoạt độngcủa cơ quan có thẩm quyền nhằm thu thập, xác minh và đánh giá thông tin đểxác định có (hay không có) dau hiệu của tội phạm dé làm căn cứ quyết địnhkhởi tổ (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự.

1.2.2 Đặc diém của các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tổ vụ

án hình sự

Hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, mục đích của hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ

án hình sự là xác định có (hay không có) dấu hiệu tội phạm Nhu vậy, ở giaiđoạn khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thâm quyền chỉ cần thực hiện một sốhoạt điều tra cần thiết để trả lời câu hỏi vụ việc có dấu hiệu tội phạm haykhông dé làm cơ sở ra quyết định khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự.

Dé trả lời câu hỏi này, cơ quan có thâm quyền sẽ thu thập, xác minh và đánhgiá thông tin đề làm rõ:

Một là, có (hay không có) sự kiện được thông tin bởi người tổ giáctội phạm, người cung cấp tin báo về tội phạm, lời trình bày của người tựthú, Nhiều trường hợp, người báo tin đưa ra tin giả hoặc người báo tin đã

14

Trang 24

hiểu sai diễn biến của sự việc, ví dụ: chủ sở hữu tài sản di dời tài sản rakhỏi nhà, và hiện trường xung quanh làm hàng xóm tưởng nhằm là tài sản

của chủ sở hữu bị trộm cắp) Vì vậy, trách nhiệm của cơ quan có thâm

quyền phải xác định có (hay không có) sự kiện xảy ra Tiếp đến, cơ quan

có thâm quyền phải xác định rõ bản chất của sự kiện đó có phải là một vụ

việc vi phạm pháp luật hay không?

Hai là, nêu có vi phạm thì hành vi vi phạm có cau thành tội phạm hay không? Đây là van dé mà cơ quan có thẩm quyền cần làm rõ dé phân định rõ

giữa tội phạm với vi phạm hành chính hoặc vi phạm dân sự.

Ba là, ngoài các thông tin trên, cơ quan có thâm quyên cần thu thập,xác minh và đánh giá thông tin để làm rõ các vấn đề sau: (1) người có hành vinguy hiểm cho xã hội đã đủ tuôi chịu trách nhiệm hình sự chưa; (2) đã có bản

án, quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thầm quyền vềviệc đình chỉ vụ án đối với hành vi phạm tội chưa; (3) đã hết thời hiệu truy

cứu trách nhiệm hình sự hay chưa; (4) tội phạm đã được dai xá hay chưa; (5)

người thực hiện tội phạm còn sống hay đã chết Đây là những thông tin cũngrất quan trọng Bởi vì, chỉ cần có một trong các căn cứ trên, cơ quan có thâmquyên sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Bốn là, đối với một số tội phạm, cơ quan có thâm quyên chỉ ra quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự nếu có yêu cầu của người bị hại hoặc người đạidiện của người bị hại Vì vậy, trong những trường hợp này, cơ quan có thầmquyền cần phải xác định rõ người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại

có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không? Nếu người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại không có yêu cau khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan có thâm quyền không khởi tố vụ án hình sự.

Như vậy, các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố cần được thiết

kế ở mức phù hợp dé sao cho cơ quan có thâm quyền thu thập, xác minh vàđánh giá được thông tin dé trả lời được các câu hỏi trên Bởi lẽ, nếu hoạt động

15

Trang 25

điều tra trong giai đoạn khởi tổ không đủ thì co quan có thâm quyền khôngthé xác định được có dấu hiệu tội phạm hay không Ngược lại, nếu trao quá nhiều hoạt động điều tra cho cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn khởi tố thì sẽ dẫn đến tạo sự trùng lặp giữa giai đoạn khởi tố vụ án hình sự với giaiđoạn điều tra Hơn nữa, việc cơ quan có thầm quyền được thực hiện nhiềuhoạt động điều tra không cần thiết có thể xâm phạm quyền và lợi ích hợppháp của các chủ thé.

Thứ hai, chủ thé có thầm quyên thực hiện hoạt động điều tra trong giaiđoạn khởi tố vụ án hình sự bao gồm cơ quan điều tra và cơ quan được giaomột số nhiệm vụ điều tra (gọi chung là cơ quan có thâm quyền điều tra) Hoạtđộng điều tra là hoạt động có tính chất nghiệp vụ, phải tuân thủ nghiêm chỉnhcác quy định của pháp luật và không được xâm phạm quyên và lợi ích hợppháp của cá nhân, tổ chức Vì vậy, không phải cơ quan, tổ chức nào cũng cóthể tiễn hành hoạt động điều tra Chỉ cơ quan có lực lượng nhân sự được đàotạo bài bản và kinh nghiệm về điều tra hình sự mới có thâm quyền tiến hànhcác hoạt động điều tra Bởi vì, chỉ có những nhân sự được đảo tạo bài bản vàkinh nghiệm về điều tra hình sự mới có nghiệp vụ điều tra, am hiểu tâm lý của những người tham gia tố tụng, am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm và kỹ năngcan thiết dé thu thập, khai thác và xử ly thông tin nhằm bảo đảm không bỏ lọttội phạm, không làm oan người vô tội, không xâm phạm quyền và lợi ích hợppháp của cá nhân, tô chức Cơ quan điều tra là cơ quan có lực lượng nhân sựnhư vậy Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực đặc thù, hàng ngày va chạm vớicác hoạt động kinh tế mà tội phạm xảy ra khá phổ biến (như hải quan, bộ đội biên phong, ) Nếu tat cả những vụ việc này đều chuyển cho co quan điều tra thì cơ quan điều tra sẽ quá tải, hơn nữa việc xử lý thông tin về tội phạm sẽkhông kip thời Do vậy, các cơ quan nay được giao một số nhiệm vụ điều tra.Đương nhiên, dé thực hiện được một số nhiệm vụ điều tra, các cơ quan nàycũng phải có một đội ngũ có nghiệp vụ điều tra chuyên nghiệp Trong giai

16

Trang 26

đoạn khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan này có thâm quyền tiếp nhận, xử lýthông tin về tội phạm thuộc lĩnh vực quan lý (tin báo, tố giác về tội phạm từquần chúng nhân dân hoặc cơ quan này tự mình phát hiện ra tội phạm).

Thứ ba, bên cạnh co quan có thầm quyền điều tra thì vẫn có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia vào hoạt động điều tra Hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có mục đích nhằm xác định có (hay không có) dấu hiệu tội phạm Vì vậy, trong nhiều trườnghợp, cần phải có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn dé xử lý các thôngtin liên quan đến chuyên môn Ví du, trong các vụ việc cố ý gây thương tích,

cơ quan giám định pháp y sẽ tham gia dé giám định mức độ thương tích Débảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa cơ quan có thâm quyền điều tra với các cơquan chuyên môn, pháp luật cần thiết kế mô hình vừa có tính mệnh lệnh vừa

có tính phối hợp Nghĩa là, co quan có thâm quyền điều tra có quyền yêu cầucác cơ quan chuyên môn tham gia đánh giá về vấn đề chuyên môn và ra kết luận về vấn đề chuyên môn Các cơ quan chuyên môn phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thầm quyền điều tra Về tính phối hợp, co quan có thâmquyền điều tra và cơ quan chuyên môn cing trao đổi thông tin, hỗ trợ nhau vềnhân sự và điều kiện làm việc dé hoàn thành nhiệm vụ

Thứ tư, các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sựchủ yếu là các hoạt động điều tra ban đầu Giáo trình Luật Tố tụng hình sựcủa Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội (nay là Trường Dai học Luật — Đại học quốc gia Hà Nội) phân tích:

Do khởi tổ vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng,

mà nhiệm vụ chính của giai đoạn này là chỉ xác định có hay không

có dấu hiệu tội phạm Cho nên ở giai đoạn khởi tố vụ án, các cơquan có thầm quyền tiến hành tố tụng mới chỉ sơ bộ xác định về tộiphạm chứ chưa thê kết luận đầy đủ, chính xác về tội phạm và hành

17

Trang 27

vi của người phạm tội Việc điều tra làm rõ mọi tình tiết liên quanđến tội phạm phải thực hiện ở những giai đoạn tố tụng tiếp theongay sau khi có Quyết định khởi tố vụ án hình sự [6, tr 314].

Như vậy, hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sựkhông có mục đích làm rõ mọi tình tiết liên quan đến tội phạm mà chỉ cónhiệm vụ sơ bộ xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền nhận được nguồn tin về tội phạm từ các nguồn khác nhau: tin báo, tố giác tội phạm,kiến nghị khởi tố, Đương nhiên, cơ quan có thâm quyền không thể tin ngayvào ngu6n tin này mà phải tiến hành các bước điều tra ban đầu dé xác minhxem có (hay không có) dấu hiệu tội phạm Đương nhiên, cơ quan có thâmquyền chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra cần thiết để xác định có (haykhông có) dấu hiệu tội phạm dé ra quyết định khởi tố (không khởi tố) vụ ánhình sự Các hoạt động điều tra làm rõ mọi tình tiết liên quan đến tội phạm sẽđược tiến hành ở giai đoạn điều tra Do vậy, có thể nói các hoạt động điều tratrong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là các hoạt động điều tra ban đầu.

Thứ năm, các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự hạn chế về số lượng - đủ để bảo đảm xác định được dấu hiệu của tội phạm mà không phải là tat cả các hoạt động điều tra, nếu không, sẽ “lan sân” giai đoạn điều tra Như trên đã phân tích, các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố

vụ án hình sự chỉ có nhiệm vụ làm rõ có (hay không có) dấu hiệu tội phạm màkhông mục đích làm rõ tat cả các tình tiết liên quan đến tội phạm Nhu vậy,các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự chỉ vừa đủ dé xácđịnh được dấu hiệu của tội phạm Nếu quy định quá nhiều hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự sẽ gây ra sự chồng chéo giữa giai đoạn

khởi tô vụ án hình và giai đoạn điêu tra.

18

Trang 28

Thứ sáu, các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sựthường phải được sử dụng kết hợp các biện pháp kiểm tra-xác minh mang tínhhành chính, các biện pháp chuyền hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ tố tụngtuỳ thuộc chiến thuật điều tra vụ án hình sự, nhất là các vụ án hình sự phứctạp, nghiêm trọng Trong việc thực hiện các hoạt động điều tra ban đầu, trongnhiều trường hợp, cơ quan có thầm quyên phải kết hợp các hoạt động điều tra

cụ thé với các biện pháp kiểm tra, xác minh hành chính Ví dụ, nhận đượcnguồn tin từ quần chúng nhân dân việc về một quan karaoke tổ chức chokhách sử dụng ma tuý, co quan có thâm quyên tiến hành kiêm tra hành chính

và phát hiện ra một nhóm khách đang sử dụng ma tuý trong một phòng hát.

Bên cạnh đó, tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt Vì vậy, trong nhiềutrường hop, các hoạt động điều tra theo đúng thủ tục pháp luật khó có thé xácđịnh được sự thật khách quan Vì vậy, cơ quan có thâm quyền phải tiến hành

các nghiệp vụ trinh sát Tuy nhiên, các tài liệu trinh sát không được coi là

chứng cứ Do đó, cơ quan có thâm quyền phải tiến hành chuyền hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ Các báo cáo của trinh sát không thể làm chứng cứ Tuy nhiên, trên cơ sở báo cáo của trinh sát, cơ quan có thẩm quyền tiến hànhkiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất và bắt quả tang xưởng này đang sản xuất matuý, đồng thời tại hiện trường, cơ quan có thẩm quyền thu giữ lượng lớn matuý và tiền chất, cùng với các công cụ được sử dụng để sản xuất ma tuý

1.3 Nội dung của các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ

án, các cơ sở quy định, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện

1.3.1 Nội dung của các hoạt động điều tra trong giai đoạn khỏi tổ vụ ánSau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thâm quyền sẽphải tiễn hành các hoạt động nhằm kiểm tra, xác minh nguồn tin với mục đíchcuối cùng là xác định có (hay không có) dấu hiệu tội phạm dé từ đó ra quyếtđịnh khởi tố (hay không khởi tố) vụ án hình sự Bởi lẽ những nguồn thông tin

19

Trang 29

ban đầu chưa thể được coi là các căn cứ để xác định có (hay không có) sự

việc phạm tội.

Trước hết, co quan có thầm quyền phải xác định rõ các van dé sau:

- Những nội dung nào cần phải được kiểm tra, xác minh: Không cócông thức chung về nội dung cần xác minh cho tất cả các vụ việc Tuy nhiên,

để bảo đảm không bỏ sót những nội dung cần xác minh Cơ quan có thâm quyền can lập ra một bảng những nội dung nào cần xác minh (bang hỏi) Délàm được điều này, cơ quan có thâm quyền cần xác định theo thứ tự sau: Câuhỏi lớn nhất là có căn cứ khởi tố vụ án hình sự hay không? (nội dung bậc 1)

Dé trả lời được câu hỏi này thi cần phải làm rõ những nội dung gì? (nội dung bậc 2) Dé làm rõ từng nội dung bậc 2 thì cần những nội dung nhỏ gi? (nội dung bậc 3) Dé làm rõ từng thông tin bậc 3 thì cần làm rõ nội dung bậc 4 gì?

- Những tài liệu, chứng cứ, đồ vật cần phải thu thập: Dé làm rõ các nộidung đã được chỉ tiết trong bảng hỏi ở trên thì cần phải thu thập tài liệu,chứng cứ, đồ vật nào? Cơ quan có thâm quyền cần phải liệt kê rõ và chỉ tiếtnhững tài liệu, chứng cứ, đồ vật cần phải thu thập.

- Các biện pháp nghiệp vụ dé thu thập tài liệu, chứng cứ, đồ vật: Cơquan có thâm quyền cần xây dựng phương án các biện pháp nghiệp vụ, cáchoạt động cần thiết dé thu thập những tài liệu, chứng cứ, đồ vật dé phục vụcông tác kiểm tra, xác minh nguôn tin về tội phạm

- Cơ quan có thâm quyền cũng cần xây dựng quy trình, các bước tiếnhành hoạt động thu thập thông tin, tài liệu và đồ vật sao cho thuận tiện, hợp

lý, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và tiết kiệm công sức của lực lượng

tham gia nhưng bảo đảm không trái pháp luật.

Các hoạt động thu thập, xác minh thông tin, tài liệu và đồ vật bao gồm:Thứ nhat, hoạt động thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cá nhân, tổ chức: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cá nhân, tổ chức rất phong phú, đadạng, phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể

20

Trang 30

Cơ quan có thầm quyền phải lấy lời khai của người tố giác, người báotin, người tự thú, người làm chứng, người bị hại, người bị bắt giữ, người đạidiện hợp pháp của người bị hại Để có thé lấy lời khai của người tố giác,người báo tin, người tự thú, người làm chứng, người bị hại, người bị bắt giữ,người đại diện hợp pháp của người bị hai, co quan có thẩm quyền phải có kếhoạch lấy lời khai cụ thể, rõ ràng và khoa học Người tiến hành lấy lời khaicủa người tố giác, người báo tin, người tự thú, người làm chứng, người bị hại, người bị bắt giữ, người đại diện hợp pháp của người bị hại, phải nghiên cứu

kỹ đặc điểm tâm lý, tình trạng sức khoẻ, tình trạng đời sống, của ngườiđược lấy lời khai Bởi vì hiểu đúng được những đặc điểm tâm lý cũng nhưhoàn cảnh sống của người được lấy lời khai, người tiến hành lấy lời khai sẽ cónhững phương án lay lời khai hiệu quả hon

Tiếp đến, khi lay lời khai của những chủ thể nêu trên, cơ quan có thâmquyên tiến hành thu giữ tài liệu, vật chứng (nếu có) và tổ chức bảo quản tàiliệu, vật chứng theo đúng quy định của pháp luật nhằm bảo vệ được chứng cứ phục vụ trong các hoạt động tổ tụng tiếp theo Ví dụ, khi phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, co quan có thâm quyền sẽ tiến hành kiểmtra giấy tờ tuỳ thân, đồng thời thu giữ tài liệu, vật chứng liên quan đến hành viphạm tội, tạm giữ vũ khí, hung khí (nếu có), và tiến hành bảo quản theo quyđịnh của pháp luật không để mất mát, hư hỏng, biến dạng (việc thu giữ, tạm

giữ phải được ghi rõ vào biên bản).

Ngoài việc lấy lời khai của những chủ thể nêu trên, cơ quan có thâm quyên sẽ tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ các cơ quan, cá nhân,

tổ chức liên quan khác Trong trường hợp này, cơ quan có thâm quyền sẽ đưa

ra yêu cầu cơ quan, cá nhân, t6 chức liên quan khác cung cấp thông tin, tàiliệu, đồ vật Theo nguyên tắc, toàn dân có trách nhiệm tham gia đấu tranhphòng, chống tội phạm Vì vậy, việc cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật theo

21

Trang 31

yêu cầu của cơ quan có thầm quyền điều tra là trách nhiệm tham gia đấu tranhphòng, chống tội phạm Do đó, nếu cá nhân, tổ chức nào không hợp tác,không cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật theo yêu câu thì được coi là vi phạmpháp luật và cần phải được xử lý Tuy nhiên, yêu cầu cung cấp thông tin, tàiliệu, đồ vật cần hợp ly Cơ quan có thầm quyền điều tra chỉ được quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ việc Như vậy, nêu có căn cứ cho rằng thông tin, tài liệu, đồ vật không liên quan đến vụ việc và thuộc phạm vi thông tin mật, cá nhân, tô chức có quyền

từ chối và giải trình rõ lý do từ chối Tuy nhiên, nếu cơ quan điều tra vẫncho rằng thông tin, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ việc, cơ quan có thâmquyền điều tra có quyền yêu cầu cá nhân, tổ chức phải cung cấp Trongtrường hợp này, cơ quan, cá nhân, tổ chức có quyền đề nghị cơ quan có thâmquyên điều tra và các cơ quan tố tụng khác bảo mật thông tin liên quan đến

cá nhân, bí mật kinh doanh

Như vậy, lời khai của các chủ thể liên quan cũng như thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ các cá nhân, tổ chức có liên quan là những hoạt động điều tra chủ yếu trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Tuy vậy, trong nhiềutrường hợp, các hoạt động này chưa đủ để thu thập đầy đủ thông tin, chứng

cứ Vì vậy, trong trường hợp cần thiết, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, cơ quan

có thâm quyền điều tra sẽ cần tiễn hành một số hoạt động điều tra khác nhằmkiểm tra, xác minh thông tin nhằm bảo đảm phát hiện và xử lý kịp thời tội

phạm nhưng cũng không làm oan người vô tdi.

Thứ hai, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, khám người: Trong trường hợp

cần thiết, cơ quan có thầm quyên phải tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc,khám người dé phat hién dấu vết tội phạm cũng như thu thập tài liệu, chứng

cứ cần thiết Trên thực tế, mặc dù cơ quan có thâm quyền điều tra đã yêu cầu

cụ thê nhưng các cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan không cung cấp day đủ thông

22

Trang 32

tin, tài liệu, đồ vật Một phần nguyên nhân là do các cá nhân, tổ chức hoặc cơquan không am hiểu nghiệp vụ điều tra, nên họ không hiểu đúng được yêucầu của cơ quan có thầm quyền điều tra Một phần nguyên nhân khác có thé là

do các cá nhân, tô chức hoặc cơ quan không muốn hợp tác Ngoài ra, mọi sựtưởng tượng không thê bằng trải nghiệm thực tế Dù cơ quan có thâm quyềnđiều tra có kinh nghiệm dày dạn đến đâu cũng không thể suy đoán được tất cảnhững tình tiết khách quan trên thực tế Vì vậy, hoạt động khám xét chỗ ở, nơilàm việc sẽ giúp cho cơ quan có thầm quyền điều tra phát hiện, thu thập đượcnhững thông tin, tài liệu hoặc đồ vật có ý nghĩa quan trọng trong việc xácđịnh có (hay không có) dấu hiệu tội phạm Ví dụ, cơ quan điều tra nhận đượctin báo một cơ sở sản xuất có biểu hiện sản xuất chất ma tuý Trong trườnghợp này, để xác minh được tin báo, cơ quan điều tra phải tiến hành khám xétnơi sản xuất này Bên cạnh đó, khám xét chỗ ở, nơi làm việc cũng cần đượcthực hiện khi có căn cứ xác định rằng nạn nhân đang ở chỗ ở hoặc nơi làm

việc của người bị khám xét Đương nhiên, khám xét chỗ ở, nơi làm việc ảnhhưởng đến quyên riêng tư, quyền bat khả xâm phạm về chỗ ở của cá nhân, tổ chức Vì vậy, việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc cần phải tuân theo thủ tụcluật định chặt chẽ Tương tự như vậy, khám xét người cũng cần được thựchiện dé phát hiện ra dấu vết tội phạm hoặc công cụ, phương tiện phạm tộiđược che giấu trong người của đối tượng tình nghỉ

Thứ ba, nhận dạng: Mục đích tiến hành nhận dạng là nhằm xác nhận

sự giống hay khác nhau giữa đối tượng nhận dạng với hình anh của đối tượng

mà người nhận dạng đã tri giác trước đây [65] Trong giai đoạn khởi tố vụ ánhình sự, nhận dạng được thực hiện dé người làm chứng, người bi hai xác địnhđược người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, công cụ phạm tội,

Ngoài ra, nhận dạng cũng giúp xác định được nhân thân của tử thi Trong giai

đoạn khởi tô, đê có căn cứ khởi tô hoặc không khởi tô vụ án hình sự, cùng với

23

Trang 33

những thông tin khác, cơ quan có thâm quyền phải xác minh rõ hành vi nguyhiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Trong các

vụ việc như cố ý gây thương tích, cỗ ý gây tôn hại sức khoẻ người khác, hiếpdâm, , nhận dạng là hoạt động cần thiết Người nhận dạng có thể sẽ được bốtrí nhận dạng trực tiếp hoặc nhận dạng gián tiếp qua hình ảnh Dù bằng hìnhthức nào thì nhận dạng sẽ giúp cho cơ quan có thầm quyền điều tra xác địnhđược người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Ví dụ, trong một vụ việc,

A đang ngồi ăn uống với bạn bè thì bị một nhóm người xông vào chửi bới, la

ó, trong đó có một người dùng hai chai bia đập liên tiếp vào đầu A gâythương tích Trong trường hợp này, việc bố trí để A nhận dạng người gây

thương tích cho mình sẽ giúp xác định được người có hành vi gây thương tích

cho A Trong quá trình nhận dạng:

Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý Điều tra viên đặt câuhỏi gợi ý rat dé làm cho người nhận dạng khai báo theo ý của Điềutra viên, làm ảnh hướng đến tính khách quan của kết quả nhận dạng

Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một

ảnh trong số được đưa ra dé nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họgiải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác

nhận được người, vật hay ảnh đó [65].

Thứ tư, nhận biết giọng nói: Nhận biết giọng nói cũng có thể được tiếnhành trong trường hợp cần thiết để góp phần xác định người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Đặc điểm củagiọng nói không rõ ràng, đối tượng có thể thay đổi giọng nói và thời điểmdiễn ra sự việc khả năng nhận biết băng thị giác của người nhận dạng bị hạnchế (do trời tối, có vật ngăn cách với người thực hiện hành vi hoặc ngườinghe thấy tiếng nói bị mù lòa, bị bịt mắt không nhìn thấy ) không nhìn thấyngười nói, chỉ nghe thấy âm thanh nên dễ quên, vì thế nhận dạng người qua

24

Trang 34

giọng nói có thé được tiến hành độc lập nhưng thường được tiến hành dé bổsung cho nhận dạng người qua đặc điểm bề ngoài [71] Nếu cần tiến hànhnhận dạng người qua theo cả hai trường hợp thì nhận biết giọng nói được tiễnhành trước, sau đó mới nhận dạng người qua đặc điểm bề ngoài [71].

Thứ năm, đối chất: Mục đích của việc đối chất là nhằm giải quyết mâuthuẫn, xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người [69].Như vậy, trong trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa nhiều chủ thểliên quan, co quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đối chất dé làm rõ sự thậtkhách quan Có quan điểm cho rang chỉ cho phép đối chất sau khi đã có quyếtđịnh khởi tố vụ án hình sự Trong khi đó, lại có quan điểm cho rằng cần chophép cơ quan có thâm quyền tổ chức đối chất ngay từ giai đoạn khởi tố vụ ánhình sự dé bảo đảm cơ quan có thẩm quyền có thu thập được đầy đủ căn cứ để

ra quyết định khởi tố (hoặc không khởi tố vụ án hình sự) Học viên ủng hộ quan điểm thứ hai Bởi lẽ, mục đích của đối chất làm dé làm sáng tỏ sự thật khách quan Khi mà lời khai của các chủ thể có mâu thuẫn với nhau, nếukhông cho tiến hành đối chat thì cơ quan có thấm quyền làm thé nào để xácđịnh đâu là sự thật khách quan dé từ đó xác định có (hay không có) dấu hiệu tội phạm Đặc biệt trong các vụ án liên quan đến cố ý gây thương tích Trong nhiều trường hợp, hai bên có thoả thuận về việc bồi thường và nạn

nhân không đưa vụ việc ra cơ quan nhà nước Tuy nhiên, sau đó việc thực

hiện bồi thường không đạt yêu cầu của người bị hại, nên người bị hại đề nghị

cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự Trong trường hop này, vụ việc đã xảy

ra đã lâu, giữa hai bên có lời khai không đồng nhất Do đó, cơ quan điều tra cần phải tiến hành đối chất để làm rõ có (hay không có) dấu hiệu tội phạm, để

từ đó ra quyết định khởi tố (hay không khởi tố) vụ án hình sự.

Thứ sáu, thực nghiệm điều tra: Đối với nhiều vụ việc (đặc biệt là các vụ

cố ý gây thương tích ) xảy ra đã lâu sau đó sự việc mới được trình báo với cơ

quan có thâm quyên, đê xác minh thông tin có ý nghĩa trong việc xác định có

25

Trang 35

(hay không có) dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thâm quyền sẽ tiến hành dựng lạihiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sựviệc nhất định và tiễn hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết.

Thứ bảy, khám nghiệm hiện trường: Khám nghiệm hiện trường là hoạt

động điều tra ngay tại nơi xảy ra hoặc phát hiện tội phạm nham phát hiện dauvết tội phạm, công cụ, phương tiện phạm tội và các thông tin khác nhằm làmsáng tỏ các tình tiết của vụ việc Khám nghiệm hiện trường có hai bước: bước

1 là quan sát hiện trường và bước 2 là khám nghiệm tỉ mi.

Tại bước quan sát hiện trường, người có thẩm quyên sẽ tiễn hành quan sát, kiểm tra tổng quan toàn bộ quảng cảnh nơi xảy ra hoặc phát hiện tội phạm

để xác định: không gian, quảng cảnh và phạm vi của hiện trường: vị trí cácdau vết, vật chứng, tử thi (nếu có); lối vào, lối ra của người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội; phương thức, thủ đoạn phạm tội; công cụ và phươngtiện phạm tội; Người có thâm quyền phải chụp ảnh và vẽ sơ đồ hiện trường.

Tại bước khám nghiệm tỉ mi, người có thâm quyền sử dụng các biệnpháp nghiệp vụ và các phương tiện cần thiết và phù hợp đề phát hiện, thu thập

và xác minh tại chỗ dấu vết tội phạm, công cụ, phương tiện phạm tội, thông tin, tài liệu và đồ vật liên quan đến vụ việc Người có thâm quyền phải lậpbiên bản khám nghiệm hiện trường, đồng thời thu giữ và bảo quản tài liệu, vật

chứng thu lượm được trên hiện trường.

Ví dụ, khi tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ án hiếp dâm, cơ quan

có thẩm quyền phải xác định được hiện trường của vụ hiếp dâm, xác địnhđược nơi diễn ra hành vi giao cấu với nạn nhân, phát hiện thu thập dấu vết, vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội như dấu vết lông, tóc, dấu vết

sinh vật, sinh vật, bao cao su [16, tr II].

Trong hoạt động khám nghiệm hiện trường, điều tra viên giữ vai tro

chủ trì Bên cạnh đó, trong hoạt động khám nghiệm hiện trường còn có sự

tham gia của kiêm sát viên và người chứng kiên Bên cạnh đó, trong nhiêu vụ

26

Trang 36

việc, công tác khám nghiệm hiện trường còn có sự tham gia của cán bộ

chuyên môn, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật hình sự Việc khám nghiệm hiện trường có sự tham gia của cán bộ kỹ thuật hình sự đã giúp công tác khám

nghiệm có chất lượng hơn, đi vào chiều sâu, tỷ lệ phát hiện dấu vết, vật chứng

đã từng bước được nâng lên [55, tr 44].

Thứ tám, khám nghiệm tử thi: Khám nghiệm tử thi được tiễn hànhtrong các vụ việc có người chết mà chưa rõ nguyên nhân chết Việc khámnghiệm tử thi nhằm mục đích xác định có hay không dấu hiệu tội phạm (vídụ: giết người) Ví dụ: nếu sau khi khám nghiệm tử thi, cơ quan có thẩmquyền kết luận răng nguyên nhân chết là do bệnh tật mà không do bất kỳnguyên nhân nao khác, cơ quan có thấm quyền điều tra sẽ ra quyết địnhkhông khởi tố vụ án hình sự Có hai loại khám nghiệm tử thi: khám nghiệm tửthi theo yêu cầu và khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật Khám

nghiệm tử thi theo yêu cầu chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của người chết

trước khi chết hoặc theo yêu cầu của người thân thích hoặc người giám hộ củangười chết Khám nghiệm tử thi theo quy định của pháp luật là trường hợp cơquan, tổ chức có thầm quyền có căn cứ nghi ngờ về nguyên nhân cái chết củangười chết (người chết bat thường, người chết không rõ nguyên nhan, ) thì

cơ quan, tô chức có thâm quyền ra quyết định khám nghiệm tử thi Khám

nghiệm tử thi được thực hiện bởi giám định viên pháp y dưới sự chủ trì của

điều tra viên và phải có người chứng kiến

Thứ chín, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản: Trưng cầugiám định cũng là hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.

Cơ quan có thầm quyền bắt buộc phải tiến hành trưng cầu giám định: (1) tình trạng tâm thần của người có hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có nghi ngờ vềnăng lực chịu trách nhiệm hình sự; (2) tình trạng tâm thần của người bị hại,người làm chứng khi có nghi về khả năng nhận thức của các chủ thé nay; (3)

27

Trang 37

tudi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi độ tudi có ý nghĩatrong việc xác định căn cứ khởi tô (không khởi tố) vụ án hình sự và có nghỉngờ về độ tuổi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; (4) nguyênnhân chết người; (5) tính chat, mức độ thương tích (hoặc tổn hại sức khoẻhoặc khả năng lao động); (6) chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nô, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ: (6) mức độ ô nhiễm môi trường [68] Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền sẽ trưng cầu giám định Cáctrường hợp cần trưng cầu giám định thường là: giám định file video, âmthanh, hình ảnh, giám định pháp y về tình dục hoặc một số trường hợp cầnthiết phải trưng cầu giám định xác định chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của tàisản, hàng hóa, hàng giả, hàng thật, hàng cắm; tuy nguyên về tài liệu, đồ vật,chữ ký, chữ viết, con dấu, dấu vết, dữ liệu điện tử; tính chính xác của các dụng cụ cân, đo, đong, đếm và các máy móc, thiết bị khác; về lập, thâm định, quyết định chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư dự án; về đấu thầu [68].

Việc trưng cầu giám định có thể do cơ quan có thâm quyền tự ra quyết định trưng cầu giám định hoặc theo yêu cau của cá nhân, tổ chức liên quan.

Đối với một số tội phạm việc định giá trị tài sản bị xâm phạm có ýnghĩa trong việc xác định có (hay không có dấu hiệu tội phạm) Ví dụ: A cóhành vi trộm cắp chiếc xe đạp Dé xác định hành vi của A có cấu thành tộiphạm hay không thì cần phải yêu cầu định giá chiếc xe đạp Nếu giá trị củachiếc xe đạp dưới 2 triệu đồng thì vụ việc không có dấu hiệu tội phạm.

Như phần trên đã phân tích, ngoài các nghiệp vụ trên thì trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, co quan có thẩm quyền phải kết hợp các biệnpháp kiểm tra — xác minh hành chính và các nghiệp vụ trinh sát Bởi vì, cácđối tượng phạm tội ngày càng tỉnh vi, xảo quyệt Nhiều đối tượng phạm tộicũng có mạng lưới quan hệ xã hội rộng rãi, nắm bắt thông tin rất nhanh nhạy

28

Trang 38

Vì vậy, nếu cơ quan có thầm quyền tiến hành các hoạt động điều tra theođúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì các đối tượng phạm tội sẽnhanh chóng tâu tán, xoá dấu vết tội phạm Như vậy, việc thu thập, xác minhchứng cứ sẽ không đạt được hiệu quả Do đó, co quan có thâm quyên phảitiến hành các hoạt động nguy trang nhằm xác minh thông tin về dấu hiệu củatội phạm Các hoạt động kiểm tra — xác minh hành chính không thé thay thécác hoạt động điều tra Sau khi có được các thông tin, tài liệu từ hoạt độngkiểm tra — xác minh hành chính, co quan có thâm quyền vẫn phải tiến hànhcác hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố hình sự để trả lời câuhỏi có (hay không có) dấu hiệu tội phạm Ví dụ: khi tiễn hành kiểm tra hànhchính quán karaoke, lực lượng chức năng phát hiện thấy nhiều nam nữ trẻ tuổi

sử dụng các viên thuốc nghi là ma tuý Dé xác định, nhóm thanh niên này có

tổ chức sử dụng ma tuý hay không, cơ quan có thâm quyền phải tiến hành lời

khai của những thanh niên nay, của người quản lý và nhân viên quán karaoke,

tiến hành giám định các viên thuốc nghi là ma tuý, tiến hành xét nghiệm ma

tuý trong máu của những thanh niên này

Biện pháp kiêm tra — xác minh hành chính là các biện pháp hành chínhđược quy định trong pháp luật hành chính Các hoạt động kiểm tra — xác minhhành chính khá đa dạng bao gồm kiểm tra giấy tờ nhân thân, kiểm tra nhânkhẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra tạm vắng, kiểm tra xe chở hang quá quy định,kiểm tra xe chở người quá quy định, kiểm tra cơ sở sản xuất — kinh doanh Các hoạt động kiểm tra hành chính là các hoạt động thuộc thâm quyền và

nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước Các hoạt động

kiểm tra — xác minh hành chính có thé được thực hiện theo định kỳ, theochuyên đề hoặc đột xuất Chính vì vậy, thông qua hoạt động kiểm tra hànhchính, cơ quan có thâm quyền có thé phát hiện ra dấu hiệu của tội phạm Ví

dụ, thông qua kiêm tra liên ngành một cơ sở sản xuât, đoàn kiêm tra liên

29

Trang 39

ngành phát hiện ra hành vi buôn bán hàng giả Các hoạt động kiểm tra — xácminh hành chính không phải là hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi t6 vụ

án hình sự, mà là các hoạt động thuộc phạm trù quản lý hành chính — nhà

nước Tuy nhiên, thông qua hoạt động kiểm tra — xác minh hành chính, cơquan có thẩm quyền có thé phát hiện ra tội phạm hoặc xác minh được thôngtin liên quan đến tội phạm

Nghiệp vụ trình sát là những biện pháp mang tính nghiệp vụ được thực

hiện bởi cơ quan có thầm quyền nhằm xác định có dấu hiệu vi phạm (hoặc

phạm tội) hay không? Các nghiệp vụ trinh sát có tính bí mật và được thực hiện không công khai Vì vậy, các nghiệp vụ trinh sát thường không được ghi

nhận là các hoạt động điều tra (trừ một số hoạt động điều tra đặc biệt đã được

Bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận) Như vậy, các hoạt động trinh sát khôngphải là các hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Tuynhiên, trong quá trình kiểm tra, xác minh dấu hiệu tội phạm, các hoạt độngtrinh sát đóng vai trò rất quan trọng Do đó, cần phải có các nghiệp vụ chuyền hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ được thừa nhận bởi pháp luật tố tụng

hình sự Trên cơ sở những thông tin có được từ nghiệp vụ trinh sát, cơ quan

có thẩm quyền sẽ tiến hành chuyển hoá các thông tin này thành chứng cứthông qua các hoạt động điều tra được pháp luật quy định Ví dụ: lấy lời khai;

khám xét chỗ ở, nơi làm việc;

1.3.2 Các cơ sở quy định hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi to

vụ an hình sự

Như phần trên đã trình bảy, nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình

sự là làm rõ có hay không có dấu hiệu tội phạm Dé thực hiện được nhiệm vụ này, pháp luật cần cho phép cơ quan có thâm quyền được quyền áp dụng một

số hoạt động điều tra cần thiết nhằm xác minh nguồn tin tội phạm dé làm rõ

có hay không có dấu hiệu tội phạm, để từ đó ra quyết định khởi tố (không

30

Trang 40

khởi tố) vụ án hình sự Các hoạt động điều tra khi được thực hiện có thể gâyảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thé liên quan Vì vậy, cơquan có thâm quyền không được phép tuỳ tiện áp dụng các hoạt động điều tra

mà cơ quan này mong muốn mà chỉ được áp dụng các hoạt động điều tra màpháp luật cho phép Như vậy, cơ quan có thâm quyền chỉ được thực hiệnnhững hoạt động điều tra mà pháp luật cho phép Vấn đề đặt ra là, như thế nàothì được coi là hoạt động điều tra được pháp luật cho phép? Về vấn đề này, cóhai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất cho rằng nếu pháp luật không cắm thì cơ quan cóthâm quyền được phép áp dụng bất kỳ hoạt động điều tra nào miễn là hoạtđộng điều tra đó không bị pháp luật cấm Với cách hiểu nay, cơ quan có thâmquyền được phép linh hoạt trong thực hiện các hoạt động điều tra Đồng thời,

về phía cơ quan có thâm quyền, rõ ràng cách tiếp cận này sẽ hiệu quả cho các

cơ quan có thầm quyên trong việc làm rõ có hay không có dấu hiệu tội phạm Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể dẫn đến sự tuỳ tiện trong quá trình thựcthi nhiệm vụ Ngoài ra, với cách tiếp cận này, trong nhiều trường hợp, cơquan có thẩm quyền có thé lạm dụng những biện pháp điều tra quá mức cầnthiết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cánhân, tô chức liên quan

Quan điểm thứ hai cho rằng cơ quan có thâm quyền chỉ được phép thựchiện các hoạt động điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Theoquan điểm này, Bộ luật tố tụng hình sự sẽ quy định những hoạt động điều tra nào mà cơ quan có thâm quyền được phép tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Ngoài ra, cơ quan có thâm quyền không được phép áp dụng bat kỳ hoạt động điều tra nào khác Với cách tiếp cận này, nguyên tắc pháp chế đượcbao đảm, quyền va lợi ích của các chủ thé liên quan được bảo đảm Tuynhiên, trong công tác ban hành pháp luật, nhà làm luật không thê dự báo được

3l

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN