1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe của con người (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe của con người (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)
Tác giả Đỗ Quốc Quân
Người hướng dẫn TS. Lê Lan Chi
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 29,92 MB

Nội dung

các vụ án về các tội xâm phạm sức khỏe con người nói riêng đã cho thấy những bấtcập trong công tác phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ.Điều này xuất phát từ những

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO QUOC QUAN

(trên co sử thực tiễn dia ban thành phố Hai Phong)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DO QUOC QUẦN

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã so: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: TS LE LAN CHI

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lậpthực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,

kiến thức của bản thân, kết hợp nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn,dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Lan Chỉ Các kết quả, số liệutrong luận văn là trung thực Các trích dẫn trong luận văn đều được ghi

rõ nguồn gốc Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng đượccông bồ trong bat cứ một công trình nào khác

Tác giả Luận văn

Đỗ Quốc Quân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô giáo

TS Lê Lan Chi đã trực tiếp hướng dẫn tận tình về phương pháp nghiên cứu, nội

dung nghiên cứu và cách làm việc khoa học dé tôi có thé hoàn thành được Luận văn

Thạc sĩ của mình.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ quý báu của các cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, các phòng ban và các

điều tra viên, kiểm sát viên, thâm phán hiện đang công tác tại Công an Thành phố

Hải Phòng, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hải Phòng và Tòa án nhân dânThành phố Hải Phòng đã cung cấp số liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, ủng hộnhiệt tình đề tài nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đãđộng viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của mình.

Xin trân trọng cảm on!

Trang 5

Danh mục các từ viết tat

Danh mục biêu đô

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA PHAP

Hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự -.2 52-55¿ 9

Khái niệm, đặc điểm hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự 9

Đối tượng chứng minh và những van dé cần phải chứng minh 12Chủ thé chứng minh ¿- 2 2 2 2E +E£EE£EE£EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEESEEEEkrrerrkee 14

Chứng cứ và quá trình chứng minh 5 2< s+++* 1£ *+skE+seeseereeereeee 15

Hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người 18

Các tội xâm phạm sức khỏe con ĐƯỜI << + ++ee+eeereeeeeeee 18

Khái niệm, đặc điểm của hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm

phạm sức khỏe Con Nguoi cee 5 + E311 9 1 1 nh ng cry 25

Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các vấn đề liên quan

đến hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe

Trang 6

CHƯƠNG 2: THỰC TIỀN HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG CÁC

VỤ ÁN XÂM PHẠM SỨC KHỎE CON NGƯỜI TẠI ĐỊA BÀN

THÀNH PHO HAI PHONG VA CÁC GIẢI PHÁP GOP PHANNANG CAO HIEU QUA HOAT DONG CHUNG MINH 60

2.1 Thue tiễn hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm hai sức

khỏe con người trên địa bàn thành phố Hải Phòng - 60

2.1.I Tinh hình tội phạm xâm hại sức khỏe con người tại Hải Phòng 60

2.1.2 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các

vấn đề liên quan đến hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạmsức khỏe con người trên địa bàn thành phố Hải Phòng 642.2 Cac giải pháp góp phan nâng cao hiệu quả hoạt động chứng minh

trong các vụ án xâm hai sức khỏe con người - 55+ s+<s++s++ 82

2.2.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật - - «- 82 2.2.2 Các giải pháp khác - - s9 HH HH ng Hết 96

Tiểu kết Chương 2 - 2-2 SsSE+EE2ESEEEEEEEEEEE 1211211211 217171 111.111.111 xe 105

KET LUẬN ¿52 SE 2112112152111 11111111111 11 1111112110111 1c ye 106

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2-©222++22+2£xevrrerrrxcee 108

PHU LỤC 222¿-222222+222111122211112222111022111 12.011.212 1 ceae 110

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

CQCTQTHTT | Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

CQDT Cơ quan điều tra

CTTP Cấu thành tội phạm

ĐTV Điều tra viên

HDXX Hội đồng xét xử

KSV Kiểm sát viên

NCTQTHTT Người có thâm quyên tiến hành tổ tụng

NTGTT Người tham gia tô tung

Trang 8

DANH MỤC BIEU DO

S6 hiệu Tên biéu đồ Trang

Biểu đồ 2.1 | Cơ cấu tội phạm về trật tự xã hội xảy ra tại Hải Phòng năm 2022 | 60

Biểu đồ 2.2 | Tình hình xét xử các tội xâm phạm sức khỏe con người tại

Thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2018-2022) 61

Biểu đồ 2.3 | So sánh số vụ án / người phạm tội được CQDTCTQCTQ phát

hiện với các vụ án/bị cáo bị Tòa án xét xử các tội xâm phạm sức khỏe con người tại Hải Phòng (giai đoạn 2018-2022) 62

Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ cơ cấu nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người tại

Hải Phòng (2018 — 2022) 63

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi chính sách xã

hội và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâmphạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” Dovậy, các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự được ban hành dé bảo vệcác giá trị hiến định này, bảo đảm cho những hành vi xâm phạm tinh mang, sức

khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người phải bị truy cứu và xử lý thoả đáng.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, trong thời gian qua, tỷ lệ tội phạm

xâm phạm sức khỏe của con người không chỉ tăng về số lượng mà còn diễn biếnphức tạp về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, công cụ phương tiện gây án

Số liệu thống kê từ cơ quan Công an và TAND thành phố Hải Phòng cho thấy,nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu các loạitội phạm về trật tự xã hội xảy ra trên địa bàn thành phó, trung bình khoảng từ 12%đến 14% (riêng trong năm 2022 là 14.3%) [22], [27] Tổng số vụ án và số bị cáo bịxét xử về các tội xâm phạm sức khỏe của con người có chiều hướng ngày càngtăng Nếu năm 2018, tổng các vụ án xâm phạm sức khỏe con người được thụ lý

xét xử là 215 vụ với 236 bị cáo thì năm 2022 đã tăng lên 334 vụ với 357 bị cáo.

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 đã có tông số 1.425 vụ với tông số

1543 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội xâm phạm sức khỏe con người tại địa bàn thànhphố Hải Phòng [17], [22] Đề truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, xét xửcác vụ án xâm phạm sức khỏe con người một cách đúng đắn, không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội đòi hỏi chất lượng, hiệu quả của hoạt độngchứng minh, làm rõ được sự thật của vụ án.

Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã quy định chứng minh vàchứng cứ thành một chương riêng là chương VI của Bộ luật Tuy nhiên, trong thực

tiễn hoạt động chứng minh nói chung trong các vụ án hình sự nói chung và trong

Trang 10

các vụ án về các tội xâm phạm sức khỏe con người nói riêng đã cho thấy những bấtcập trong công tác phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ.

Điều này xuất phát từ những khó khăn khách quan liên quan đến các chứng cứ từ

lời khai, từ nguồn giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự Đặc biệtđặt trong bối cảnh thủ đoạn của người phạm tội ngày càng tinh vi, công cụ phươngtiện gây án nguy hiểm, người bị hại không hợp tác trong quá trình giám định thương

tích, quá trình chứng minh của các cơ quan cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố

tụng (CQCTQTHTT) còn chậm trễ, giải quyết chưa triệt dé khiến cho việc xác định

sự thật khách quan của vụ án còn nhiều sai sót, dẫn dé việc điều tra, truy tố, xét xửkhông đúng người, đúng tội Thực tiễn đã cho thấy, hoạt động chứng minh trong tố

tụng hình sự nói chung và các vụ án xâm phạm sức khỏe con người nói riêng còn

nhiều sai sót xuất phát từ việc các quy định của pháp luật tố tụng hình sự chưa cụ

thé, rõ ràng cũng như một số quy định của pháp luật trong các lĩnh vực bé trợ tưpháp khác ít nhiều còn có những bắt cập nhất định

Bên cạnh đó, thực tiễn chứng minh các vụ án xâm phạm sức khỏe con người

cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xác định tỉ lệ thương tích, mức độ trạng tháitỉnh thần bị kích động mạnh của nạn nhân trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội.Việc giám định thương tích phải chờ thời gian dé vết thương lành mới có thé thựchiện giám định, đặc biệt trong một số trường hợp nạn nhân không hợp tác trong giámđịnh dẫn đến tỷ lệ thương tích trong các bản giám định tại các thời điểm khác nhau làkhác nhau, gây khó khăn cho các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng trong quátrình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án

Xuất phát từ nhu cầu tiếp tục nghiên cứu hoạt động chứng minh trong các vụ

án xâm phạm sức khỏe con người là một nội dung hết sức quan trọng, có ý nghĩa tolớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền con người, nâng cao hiệuquả phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn

đề tài “Hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe của conngười (trên cơ sở thực tiễn dia ban Thành phố Hai Phòng)” làm Luận văn Thạc si

luật học của mình.

Trang 11

2 Tình hình nghiên cứuChứng minh trong tố tụng hình sự nói chung và hoạt động chứng minh trongcác vụ án xâm phạm sức khỏe con người nói riêng là một vấn đề phức tạp trong cả

lý luận và thực tiễn, nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu,

với hai nhóm nghiên cứu chính như sau:

2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động chứng

minh trong to tụng hình sự Việt Nam

* Sách, Giáo trình

Cuốn sách: “Chứng cứ trong Luật to tung hinh sw Viét Nam” cua tac gia

Nguyễn Văn Cừ, NXB Tu pháp, Ha Nội năm 2005, “Ching cứ va chứng minh trong vụ án hình sự”, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2005 của tác gia Đỗ Văn Đương,

“Chế định chứng cứ trong tổ tụng hình sự Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội năm 2011 của tác giả Trần Quang Tiệp hay “Những nội dung mới trong

BLTTHS năm 2015 -NXB chính trị quốc gia Hà Nội -2016 có các chương “*Chứngminh và chứng cứ'' của GS.TS Đỗ Ngoc Quang, ‘‘Hé thống những nguyên tắc cơ

bản của tổ tụng hình sự Việt Nam theo BLTTHS năm 2015” của GS.TSKH Dao Trí

Úc, '' Người tham gia to tung” của PGS.TS Hoang Thi Minh Sơn, ‘‘Van dé chứng

cứ điện tir’? của PGS.TS Tran Văn Hòa Các công trình nghiên cứu nay đã dé cập

khá day đủ những van dé cơ bản của chứng minh, khái niệm, các loại nguồn chứng

cứ, quá trình chứng minh trong tổ tụng hình sự Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn Giáotrình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đạihọc Luật thành phố Hồ Chí Minh, Viện Đại học mở, Học Viện Tư pháp và tiêu biểuphải kế đến là cuốn “Giáo trình Luật Tổ tụng hình sự Việt Nam” của Khoa Luật Đạihọc Quốc gia do PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí va TS Lê Lan Chi (đồng chủ biên),NXB Quốc gia Hà nội năm 2019

* Bài báo đăng trên tạp chí

Bài báo “Đặc điểm của hoạt động chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ ánhình sự” của tác giả Nguyễn Văn Du đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8,

Hà Nội, năm 2006, bài “Đánh giá chứng cứ trong to tụng hình sự” của tác giả Bùi

Trang 12

Kiên Điện đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2012 hay bài “Kiến nghị hoàn thiện

quy định về đối tượng chứng minh trong Bộ luật tổ tụng hình sự (sửa đồi)” của tácgiả Nguyễn Xuân Thao đăng trên Tạp chí Nghiên cứu pháp luật số 14 năm 2015.Nhìn chung các bài báo này đã làm rõ các đặc điểm của hoạt động chứng minh, cácnguyên tắc của đánh giá chứng cứ cũng như kiến nghị hoàn thiện các quy định vềnhững vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự

* Luận án, luận văn

Một số luận văn thạc sĩ luật học tiêu biểu có thé kế đến: “Hoan thiện quyđịnh của pháp luật to tụng hình sự về thu thập chứng cứ” của Khúc Thi Hoàng

Hạnh (2010), “Nghia vụ chứng minh tội phạm theo pháp luật tổ tụng hình sựViệt Nam từ thực tiễn huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang” của Nguyễn Kiều Vân

(2014), “Quá trình chứng minh trong tô tụng hình sự” của Nguyễn Minh Ngọc

(2014), “Nguồn chứng cứ trong Pháp luật to tụng hình sự Việt Nam” của NguyễnNhật Lệ (2014), “Đánh giá chứng cứ trong luật tổ tụng hình sự Việt Nam” củaQuách Trọng Sơn (2015) và đặc biệt là Luận án tiễn sĩ “Chứng minh trong tổ tung

hình sự từ thực tiễn tỉnh Đông Nai” của Nguyễn Trúc Thiện (2019) Các công trình

này đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận về nghĩa vụ chứng minh tội phạm của

CQCTQTHTT, nguồn chứng cứ, đánh giá chứng cứ và hoạt động chứng minh tại

một địa bàn cụ thể

2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về nhóm tội xâm phạm sức khỏe con ngườiHiện nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về các tội xâm phạm sức

khỏe của con người, tiêu biểu là “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phan các tội

phạm)", tập thé tác giả do TSKH.GS Lê Cam chủ biên, Nxb Dai học Quốc gia HaNội, 2003; "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), của GS.TS Võ

Khánh Vinh (chủ biên), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2018; "Các tội xâm phạm

tính mang, sức khỏe, danh du và nhân phẩm của con người” của tác giả PGS.TS.Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Ngoài ra còn có nhiều bàibáo như: "Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhânphẩm, danh dự cua con người trong Bộ luật hình sự 1999" của PGS.TS Trần Văn

Trang 13

Luyện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2001; "Bàn về việc áp dụng một số tình

tiết định khung tăng nặng trong tội cô ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sứckhỏe của người khác", của Vũ Hồng Thiêm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 10/2005;Bên cạnh đó còn có Luận án tiến sĩ: "Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ¥ gâythương tích hoặc gây tồn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt Nam hiện nay và

các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa", của Nguyễn Hữu Cau (2002); Luận

văn thạc si “Dinh tội danh các tội xâm phạm sức khỏe con người theo pháp luậthình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Bình của Vũ Thanh Thủy (2018)

Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chứng minh trong tố tụnghình sự và nghiên cứu về nhóm tội phạm xâm phạm sức khỏe con người Tuy nhiênhiện chưa có công trình khoa học của bất cứ học giả nào nghiên cứu về hoạt độngchứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người, đặc biệt là đặt trong bốicảnh thực tiễn tại địa bàn Thành phó Hải Phòng Do đó đây là công trình nghiên cứukhoa học đầu tiên về nội dung này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và những quy định củapháp luật liên quan đến hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏecon người cùng với sự đánh giá, tổng kết thực tiễn thi hành hoạt động chứng minhcác vụ án xâm phạm sức khỏe con người tại địa bàn thành phố Hải phòng, luận văn

đã đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật tố tụnghình sự cũng như các giải pháp khác nham đảm bao va nâng cao hơn nữa chất lượng

chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứuVới mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ đặt ra đối với Luận văn như sau:

- Phân tích và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hoạt độngchứng minh trong tố tụng hình sự như khái niệm, đặc điểm của hoạt động chứng

minh, đối tượng chứng minh, những van dé cần chứng minh, chủ thé chứng minh,

chứng cứ và quá trình chứng minh.

Trang 14

- Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về nhóm tội xâm

phạm sức khỏe con người để làm rõ các vấn đề lý luận về hoạt động chứng minh

trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người.

- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về chứng minh trong các vụ án xâm

phạm sức khỏe con người tại địa bàn thành phố Hải Phòng, chỉ ra những ưu điểm,

hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn chứng minh các vụ án hình sự xâm phạm

sức khỏe con người.

- Dé xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu

quả trong hoạt động chứng minh các vụ án xâm phạm sức khỏe trên địa bàn thành

vi nhóm tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân

phẩm, danh dự của BLHS năm 2015 (từ điều 135 đến điều 140), bao gồm 07 tộidanh: (1) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác;(2)Tội có ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của người khác trongtrạng thái tinh thần bị kích động mạnh; (3)Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do

vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; (4) Tội gây thương tích hoặcgây ton hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ; (5) Tội vô ý

gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; (6) Tội vô ý gây

thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề

nghiệp hoặc quy tắc hành chính (7)Tội hành hạ người khác

Trang 15

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác — Lênin cũng như các quan điểm của Dang, Nhà nước và tư tưởng

Hồ Chí Minh trong dau tranh phòng, chống tội phạm va bảo vệ quyền con người,

quyền công dân trong tố tụng hình sự Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở lý

luận nhận thức của Chủ nghĩa duy vật biện chứng để luận giải quá trình chứng minhtrong tố tụng hình sự, từ việc thu thập, kiểm tra cho đến đánh giá chứng cứ

Trên cơ sở phương pháp luận từ phép duy vật biện chứng, phép duy vật lịch

sử, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp

cụ thé như: phương pháp phân tích và tong hợp; phương pháp so sánh và đối chiếu;phương pháp thống kê dé tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các van dé

tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

6 Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về hoạt động chứng

minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người.

Luận văn nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt

động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người trên địa bàn thành

phé Hải Phòng

Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định

của pháp luật về hoạt động chứng minh các vụ án xâm phạm sức khỏe con người tạiđịa ban Thành phố Hải phòng, chỉ ra các bat cập, tồn tại đề từ đó đề xuất các giải

pháp hoàn thiện.

Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thé được dùng làm tài liệu cho các nhàlập pháp cân nhắc, xem xét dé sửa đổi, bỗ sung hoàn thiện các quy định của phápluật về hoạt động chứng minh trong các vụ án hình sự Đây cũng là tải liệu tham

khảo cho các cơ quan tư pháp, CQTHTT tham khảo trong quá trình chứng minh

một vụ án về các tội xâm phạm sức khỏe con người

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận văn còn có thể được sử dụng làm

tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu giảng dạy, học viên, sinh viên các cơ sở

đào tạo luật quan tâm đến lĩnh vực này

Trang 16

7 Kết cầu của Luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượcchia thành 2 chương chính:

Chương 1 Một số van đề lý luận và quy định của pháp luật về hoạt động

chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người;

Chương 2 Thực tiễn hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức

khỏe con người tại địa bàn thành phố Hải Phòng và các giải pháp góp phần nâng

cao hiệu quả hoạt động chứng minh.

Trang 17

CHƯƠNG 1

MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH

CUA PHÁP LUẬT VE HOẠT ĐỘNG CHUNG MINH TRONG CAC

VỤ AN XÂM PHAM SỨC KHỎE CON NGƯỜI

1.1 Hoạt động chứng minh trong tố tụng hình sự1.1.1 Khái niệm, đặc diém hoạt động chứng minh trong tô tụng hình sự1.1.1.1 Khái niệm hoạt động chứng minh trong tổ tụng hình sự

Trong từ điển Tiếng Việt, “chứng minh” được hiểu là một hoạt động củacon người thông qua sự vật hay lý lẽ dé nhằm xác định một van dé là đúng, là có

thật [8, tr 192] Theo nghĩa chung, chứng minh là một hình thức suy luận để “xác

định có căn cứ đúng hay sai, có hay không, dùng suy luận logic vạch rõ diéu gì đó

la đúng ” [10, tr 48].

Trong TTHS, chứng minh thực chất cũng là một hoạt động của con người

nhưng nó là hoạt động của các CQCTQTHTT, NCTQTHTTT thực hiện thông qua

việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử nhằmlàm sáng tỏ những tình tiết khách quan của vụ án hình sự dé từ đó có thé xác định

được tội phạm và xử lý người phạm tội.

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, việc kết tội và buộctội một chủ thé đều phải có căn cứ Điều 31 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Người bị

buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng mình theo trình tự luậtđịnh và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [13] Quy định này

cho thấy rõ, muốn buộc tội một người thì tội của người đó phải được chứng minhtheo trình tự luật định.

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) tại Điều 2 cũng quy định rõ:

“chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu tráchnhiệm hình sự” [14] Tại Điều 13 BLTTHS cũng phi nhận:

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,

Toa án trong phạm vi nhiệm vụ quyên han cua mình có trách nhiệm khởi

Trang 18

tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật nay quy định dé xác địnhtội phạm và xử lý người phạm tội Không được khởi tố vụ án ngoàinhững căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định [15].

Như vậy, dé truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như xác định tội phạm va xử

ly người phạm tội đòi hỏi phải thông qua hoạt động chứng minh Theo tác giả

N guyén Văn Cừ: “hoạt động chứng minh là cách thức dựng lại một bức tranh thực

tế của một hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, giải thích bản chất và soạn thảo

những quyết định can thiết đối với hiện tượng do” [3, tr 165]

Quá trình chứng minh được bắt đầu từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạmcho đến khi giải quyết xong vụ án, được thực hiện thông qua hoạt động thu thập,kiểm tra, đánh giá chứng cứ đề từ đó đưa ra các kết luận chứng minh làm cơ sở cho

các bước khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử dé có một kết quả cuối cùng là một bản án,

quyết định truy tố đúng người, đúng tội

Bên cạnh việc tuân theo những quy luật nhận thức chung thì hoạt động chứng minh trong TTHS còn phải tuân theo các quy luật nhận thức đặc thù, đó là “hoạt động

nhận thức sự thật vụ án diễn ra trong sự ràng buộc, chế ước bởi các quy định của

pháp luật, mà trước hết là quy phạm của luật TTHS để điều chỉnh việc thu thập, đánh

giá và sử dụng chứng cứ” [4, tr 67] Chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án

hình sự là việc sử dụng các chứng cứ dé làm sáng tỏ sự thật của vụ án [10, tr 7]

Như vậy, qua việc phân tích trên, có thé đưa ra khái niệm hoạt động chứngminh trong tố tụng hình sự như sau:

Hoạt động chứng mình trong tổ tụng hình sự là hoạt động tư duy logic và thực

tiễn của chủ thể theo quy định của pháp luật tiễn hành bang việc thu thập, kiểm tra,đánh giá chứng cứ, làm rõ những van dé thuộc đối tượng chứng minh nhằm giảiquyết dung đắn vụ án hình sự trên cơ sở xác định sự thật khách quan của vụ án

1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động chứng mìnhHoạt động chứng minh có những đặc điểm đặc trưng nổi bật sau đây:

Thứ nhất: Nội dung của hoạt động chứng minh là quá trình thu thập, kiểm trađánh giá chứng cứ, cả ba hoạt động này thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau và

10

Trang 19

bổ trợ cho nhau đảm bảo cho quá trình nhận thức về vụ án được nhanh chóng, chính

xác, khách quan.

Thứ hai: chứng minh trong TTHS là hoạt động tư duy logic, không chỉ tuân

theo các quy luật khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nhận thức mà cònphải tuân thủ các quy định của BLTTHS Chính vì vậy, hoạt động có những đặc điểmriêng như bị ràng buộc về cách thức, phương pháp, trình tự, thủ tục về thời gian thuthập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ Trong quá trình chứng minh cácCQCTQTHTT chỉ được tiến hành các biện pháp do pháp luật tố tụng hình sự quy định

Thứ ba: Trách nhiệm chứng minh trong TTHS thuộc về CQCTQTHTT,NCTQTHTT Người bị buộc tội có quyền đưa ra đưa ra các chứng cứ chứng minh

sự vô tội hoặc tình tiết giảm nhẹ TNHS cho mình nhưng không có nghĩa vụ buộcphải chứng minh là mình vô tội Đây chính là đặc điểm riêng biệt của hoạt động

chứng minh trong TTHS so với chứng minh trong tố tụng dân sự, tố tụng hành

chính Các CQCTQTHTT có trách nhiệm chứng minh tội phạm, do đó, nếu không

chứng minh được một người người là có tội thì phải suy đoán họ vô tội.

Thứ tư: Hoạt động chứng minh trong TTHS được tiễn hành trong suốt quátrình giải quyết vụ án hình sự, từ khởi tố, điều tra, truy tô đến xét xử và ở mỗi giaiđoạn thì nhiệm vụ chứng minh được tiến hành khác nhau bởi các CQCTQTHTT,

NCTQTHITT theo một trình tự thủ tục luật định Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn tố tụng

thì hoạt động chứng minh lại mang những đặc điểm riêng bắt nguồn từ nhiệm vụkhác nhau trong các giai đoạn cụ thể:

Ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, hoạt động chứng minh nhằm xác định có

hay không có căn cứ khởi t6 vụ án hình sự Trong giai đoạn này, theo quy định củaKhoản 3, Điều 147 BLTTHS năm 2013 thì:

Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan cóthâm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài

liệu, đồ vật từ cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác

minh nguồn tin; Khám nghiệm hiện trường; Khám nghiệm tử thi;Trưng

cầu giám định, yêu cau định giá tài sản [15]

11

Trang 20

Trong giai đoạn điều tra thì CQDT có trách nhiệm xác định một cách đầy đủ,

khách quan, toàn diện, chính xác tất cả những sự kiện, tình tiết phải chứng minhtrong vụ án hình sự Các chứng cứ đều phải được CQDT phát hiện, thu thập, kiểm

tra và đánh gia theo quy định của pháp luật TTHS.

Trong giai đoạn truy tố: Quá trình chứng minh chỉ giới hạn trong phạm vikiểm tra và đánh giá chứng cứ Ở giai đoạn này Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiêm tra

lại toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, đồng thời yêu cầu CQDT cung cấp

những tài liệu cần thiết liên quan đến vụ án nhằm xem xét để ban hành quyết địnhtruy tố bị can bằng bản cáo trạng hoặc ban hành quyết định trả hồ sơ dé điều tra bổ

sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Trong giai đoạn xét xử sơ thâm: Mọi chứng cứ, tài liệu của vụ án do CQDT

thu thập được đều được HĐXX đưa ra xem xét một cách công khai, khách quan,

toàn diện đối với từng chứng cứ và tổng thé tất cả các chứng cứ và HDXX chỉ rabản án, quyết định trên cơ sở những chứng cứ được xem xét tại phiên tòa

Trong giai đoạn xét xử phúc thầm: Quá trình chứng minh ở giai đoạn nàynhằm xem xét kháng cáo, kháng nghị có căn cứ hay không có căn cứ để HDXXphúc thầm ban hành quyết định theo thầm quyên

Mục đích của chứng minh là để giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình

sự, cho nên quá trình chứng minh không kết thúc ngay vào thời điểm các tình tiếtcủa vụ án được làm sáng tỏ mà nó còn được kiểm tra lại thông qua việc tranh tụng,mối quan hệ chế ước của các chủ thể chứng minh và chỉ kết thúc khi kết quả chứng

minh được sử dụng để cơ quan có thâm quyền ra các quyết định cuối cùng giải

quyết thực chất vụ án [17, tr 41] Chính vì vậy, chứng minh trong TTHS có nhữngđặc điểm riêng biệt và mọi vi phạm pháp luật của CQCTQTHTT đều có thé dẫn đếnviệc xử lý oan, sai, vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm tổn

hại uy tín của hoạt động tư pháp và đặc biệt là làm giảm lòng tin của nhân dân vào hiệu lực và sự công minh của pháp luật.

1.1.2 Đối trợng chứng minh và những van đề can phải chứng minhXác định đúng đối tượng chứng minh có ý nghĩa quan trọng vì nếu xác định

12

Trang 21

không đúng đối tượng chứng minh thì hoạt động điều tra, truy tố, xét xử sẽ bị chệch

hướng, lãng phí công sức, tiền của vào việc xác minh, kiểm tra những tình tiết

không có liên quan đến vụ án, nhưng lại bỏ sót những tình tiết có ý nghĩa quan

trọng đối với việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án

Đối tượng chứng minh trong TTHS là tất cả những vấn đề mà luật TTHS

quy định cần phải được làm rõ để xác định bản chất của vụ án hình sự vàcác tình tiết khác có liên quan, trên cơ sở đó các cơ quan có thâm quyền

THTT ra bản án và quyết định tố tụng phù hợp trong quá trình giải quyết

vụ án hình sự [2, tr 232].

Đề chứng minh tội phạm trong TTHS thì vấn đề quan tâm hàng đầu chính làcấu thành tội phạm và các CQCTQTHTT, NCTQTHTT phải chứng minh đượcnhững nhóm vấn đề sau:

Nhóm các tình tiết có ý nghĩa định tội, bao gồm các tình tiết thuộc yếu tố cầu

thành cơ bản tội phạm (khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tộiphạm), các tình tiết định khung tăng nặng, định khung giảm nhẹ

Nhóm các tình tiết có ý nghĩa quyết định trách nhiệm hình sự và hình phạt,

bao gồm có các tình tiết là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29 BLHS năm2015), miễn hình phạt (Điều 59 BLHS năm 2015) Các tình tiết xác định tính chất,mức độ nguy hiểm của tội phạm, người phạm tội Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹtrách nhiệm hình sự Các tình tiết thuộc nhân thân người phạm tội Các tình tiết vềmức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên phạm tội, về điềukiện sống và làm việc, về nguyên nhân và điều kiện phạm tội

Nhóm các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết các vấn đề khác nhưcác tình tiết có ý nghĩa áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục khiến trách, hoàgiải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị tran Biện pháp tư pháp hình sự duavào trường giáo dưỡng Giải quyết việc tịch thu, bồi thường, xử lí vật chứng

Đối với các vụ án hình sự mà người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì còn

phải chứng minh những tình tiết sau: xác định tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tâm than, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên, điêu

13

Trang 22

kiện sinh sống và giáo dục, có hay không có người từ đủ 18 tuổi trở lên xúi giục,nguyên nhân, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội.

Như vậy, với mục đích cuối cùng là giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiệnchính xác, nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm,không làm oan người vô tội, khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội gây ra

và nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm, thì đối tượng chứng minh là tổng hợp

những van dé mà cơ quan có thâm quyền tổ tụng cần phải làm sáng tỏ dé giải quyết

đúng đắn vụ án hình sự

1.1.3 Chủ thể chứng mình

1.1.3.1 Chủ thể có nghĩa vụ chứng minhMột trong những nội dung của nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là xácđịnh chủ thể có nghĩa vụ chứng minh TTHS nhiều nước trên thế giới cũng đã quy

định về nghĩa vụ chứng minh Khoản 2 Điều 14 Bộ luật TTHS Liên bang Nga quy

định: “Người bị tình nghĩ, bị can, bi cao không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội

của mình Trách nhiệm chứng minh sự buộc tội và bác bo những lý do nhằm bảo vệcho người bị tình nghỉ và bi can, bị cáo thuộc bên buộc tội” [29, tr 25] Bên buộctội theo luật TTHS Liên bang Nga là: kiểm sát viên, dự thẩm viên, cơ quan điều tra

ban đầu, nhân viên điều tra ban đầu, người bị hại, tư tố viên, nguyên đơn dân sự,

người đại diện của họ Trách nhiệm chứng minh cũng được bộ luật TTHS HànQuốc quy định tại Điều 275-2: “Bi cáo sẽ được coi là vô tội cho đến khi bị chứng

minh là có tội” [30, tr 73].

Theo quy định tại Điều 15 BLTTHS năm 2015 thì:

Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về CQCTQTHTT, phải ápdụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cáchkhách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội vàchứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự của người bị buộc tội [15].

Với quy định này thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về các CQĐT, VKS và Tòa

án Ngoài ra, một sô cơ quan được giao nhiệm vụ tiên hành một sô hoạt động điêu

14

Trang 23

tra (như cơ quan kiểm lâm, kiểm ngư, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển )

theo quy định tại Điều 35 BLTTHS năm 2015 Tuy nhiên, chứng minh tội phạm của

các cơ quan này ở mỗi giai đoạn tố tụng có những đặc điểm khác nhau Ở giai đoạn

khởi tố, điều tra và truy tố, CQĐT, VKS, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành

một số hoạt động điều tra có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, còn ở giai đoạn xét xử,

nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền

công tổ và HDXX

1.1.3.2 Chủ thể có quyên chứng minhMặc dù trách nhiệm chứng minh thuộc về các CQCTQTHTT, tuy nhiên,BLTTHS cũng ghi nhận các chủ thể có quyền chứng minh Đó là người bị tạm giữ,

bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của người bị hại, đương sự Các chủ thê này không có nghĩa vụ chứngminh nhưng có quyền đưa ra các chứng cứ chứng minh cho các tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ TNHS hoặc chứng minh cho các yêu cầu của mình Người bào chữa cũngđược quyền thu thập các tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án và chúng chỉ

có thê là chứng cứ khi được nộp cho các CQCTQTHTT và được các cơ quan nàychứng nhận, đưa vào hồ sơ Người bào chữa được quyền "đọc, ghi chép, sao chụp"các tài liệu trong hồ sơ vụ án, nhưng đấy phải chỉ là những tài liệu liên quan đến

việc bào chữa mà không phải là toàn bộ những tài liệu của vụ án BỊ can, bị cáo,

người bào chữa được xác định là những người "tham gia" tố tụng; nói khác di, tốtụng không thuộc quyền của họ, họ chỉ tham gia

diễn biến của vụ án đưa đến nhận thức đúng đắn mang tính khách quan

về tội phạm [2, tr 212]

15

Trang 24

Do không trực tiếp chứng kiến sự việc phạm tội nên CQCTQTHTT chỉ dựa

vào các chứng cứ được thu thập theo trình tự, thủ tục luật định dé kết luận về cáctình tiết nhằm giải quyết đúng đắn vụ án [17, tr 215]

Theo nghĩa rộng, chứng cứ là một sự kiện được giả định là có thật, sự kiện

ay được coi như một sự kiện đương nhiên làm lý do dé tin tưởng dé có hay không cómột sự kiện khác [9, tr 8] Chứng cứ là phương tiện để chứng minh, là phương tiện

dé xác định sự thật khách quan của vụ án và bao gồm ba thuộc tính: khách quan, tínhliên quan và tính hợp pháp “Chứng cứ là những sự vật hiện tượng có thật và thống

nhất không thể tách rời, vì vậy xem xét từng thuộc tính của chứng cứ phải trong mối

liên hệ với các thuộc tính khác và trong mối quan hệ với tổng thé [2, tr 215].

Tính khách quan của chứng cứ: Chứng cứ phải là những gì có thật, tồn tạibên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức của con người Do đó, những gi là có thậtnhưng do đối tượng tội phạm dựng hiện trường giả nhằm đánh lạc hướng điều tracủa cơ quan tiến hành tổ tụng thì không thé coi là chứng cứ

Tính liên quan của chứng cứ: Chứng cứ phải liên quan đến vụ án và chứngminh những vấn đề cần phải làm sáng tỏ trong vụ án

Tính hợp pháp của chứng cứ: Chứng cứ là những gì có thật và có liên quan

đến vụ án, nhưng việc thu thập, đánh giá và bảo quản chứng cứ phải theo đúng quyđịnh của pháp luật thì mới có giá trị pháp lý.

“Sur kiện thực tế khách quan là chứng cứ dé chứng minh tội phạm phải đượcghi nhận và phan ánh ở những nguon do luật TTHS quy định ” [2, tr 223] BLTTHSnăm 2015 dành 02 điều luật (Điều 86, Điều 87) quy định rõ ràng về khái niệmchứng cứ và nguồn chứng cứ

1.1.4.2 Quá trình chứng minh trong to tụng hình sự

Quá trình chứng minh là quá trình đi tìm ra chân lý khách quan của vụ án, là việc các CQCTQTHTT tai tao lại toàn bộ sự việc đã xảy ra trong qua khứ, được

thực hiện thông qua các giai đoạn thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ.

a Thu thập chứng cứ

“Thu thập chứng cứ là việc ghi nhận, thu giữ và bao quản chứng cứ

của COCTOTHTT dé chứng cứ có đây đủ giá trị chứng minh và hiệu quả sửdung” [2, tr 236] Day là khâu đầu tiên và quan trọng của quá trình chứng minh vì

16

Trang 25

chứng cứ là cơ sở, căn cứ dé xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thựchiện hành vi phạm tội, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyếtđúng đắn vụ án hình sự.

Dé thu thập chứng cứ, CQCTQTHTT áp dụng các biện pháp, phương tiện vàphương pháp do BLTTHS quy định như: lay lời khai, triệu tập người làm chứng,trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm, yêu cầu cơ quan, tô chức,

cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dir liệu điện tử và các hoạt động điều tra khác

nhằm xác định, tìm kiếm, thu giữ những chứng cứ và nguồn của chứng phục vụ choviệc giải quyết vụ án

Người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làmchứng và những người khác biết về vụ án dé hỏi, nghe họ trình bày về những van đềliên quan đến vụ án, đề nghị cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ

liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.

Người tham gia tố tụng, cơ quan, tô chức, cá nhân tự mình đưa ra chứng cứ,

đồ vật, tài liệu, dir liệu điện tử và trình bày các van đề liên quan đến vụ án

Như vậy, xét về nội dung thì thu thập chứng cứ bao gồm các hoạt động pháthiện, thu giữ, ghi nhận và bảo quản chứng cứ Dé bảo đảm tính khách quan, day đủ,

hợp pháp của chứng cứ thì thu thập chứng cứ phải được tiễn hành nhanh chóng kịp

thời, tránh thu thập chứng cứ tràn lan, thu giữ cả những đồ vật không phải là vậtchứng của vụ án Việc áp dụng các biện pháp trái pháp luật dé thu thập chứng cứ

như mớm cung, bức cung, dùng nhục hình thì những thông tin thu thập được cho dù phản ánh đúng sự thật khách quan cũng không được coi là chứng cứ và không có

giá trị chứng minh.

b Kiểm tra chứng cứKiểm tra chứng cứ được hiểu là việc xác định thông tin thu thập được có đápứng đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ không, có phải là chứng cứ trong vụ ánhình sự hay không, ngoài ra kiểm tra chứng cứ còn xác định mức độ phản ánh chínhxác của chứng cứ về những van dé phải chứng minh, cũng như những tình tiết kháccần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án [18, tr 46]

17

Trang 26

Như vậy, kiểm tra chứng cứ là hoạt động do các CQĐT, VKS và Tòa án tiễnhành nhằm xác định một cách cần trọng, khách quan, toàn diện về tính xác thực,tính đáng tin cậy của những thông tin, nguồn chứng cứ đã thu thập được Không chỉkiểm tra từng chứng cứ một cách riêng lẻ mà trong tông hợp các chứng cứ đã thuthập, trong mối quan hệ với các chứng cứ khác đã có Chứng cứ được cácCQCTQTHTT kiểm tra nhiều lần khác nhau Dé kết thúc điều tra, CQDT phải kiêm

tra tat cả các chứng cứ thu thập được dé quyết định truy tố, VKS kiểm tra lại chứng

cứ thu thập trong giai đoạn điều tra, tại phiên toà, HĐXX kiểm tra lại chứng cứ thuthập được trong các giai đoạn trước đó Toà án chỉ ra bản án quyết định trên cơ sởcác chứng cứ đã được thâm tra, xác minh tại phiên toà

c Đánh giá chứng cứ

“Đánh giá chứng cứ là hoạt động phân tích của COTHTT nhằm xác định giá

trị chứng minh của chứng cứ đối với những van dé can giải quyết trong vụ án hình

su” [2, tr 239].

Về bản chất đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy dựa trên cơ sở nhận

thức và tri thức của người đánh giá về đối tượng đánh giá, suy luận về giá trị chứng

minh của chứng cứ, ý nghĩa của chứng cứ trong mối quan hệ với đối tượng chứngminh Nếu đánh giá chính xác, khách quan từng thông tin sẽ dẫn đến đánh giá chínhxác chứng cứ, làm rõ giá trị chứng minh của chứng cứ đối với việc xác định một sựkiện hay một tình tiết nào đó của vụ án Đánh giá chứng cứ được tiễn hành trong tất

cả các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thầm, xét xử phúc thâm Mặc

dù, ở mỗi giai đoạn té tụng, chủ thé đánh giá chứng cứ và tính chất sự đánh giá

chứng cứ là khác nhau nhưng đều phục vụ cho việc giải quyết đúng dan vụ án

1.2 Hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người 1.2.1 Các tội xâm phạm sức khỏe con người

1.2.1.1 Khái niệm, dau hiệu pháp lý của các tội xâm phạm sức khỏe con người

a Khái niệm

Trong Từ điển bách khoa Việt Nam, sức khỏe con người được hiểu "Ja trang

thái thoải mái đây đủ về thể chất, tâm thần mà không chỉ có ý nghĩa là không có

18

Trang 27

bệnh hay thương tật, cho pháp mỗi người thích ứng nhanh chóng với biến đổi môitrường, giữ được lâu dài kha năng lao động và lao động có hiệu qua" [7, tr 835].

Sức khỏe là tài sản riêng của mỗi con người đồng thời là tài sản chung quý giá

chung của cả cộng đồng, vì vậy, mỗi người đều được quyền tôn trọng và bảo vệ sức

khỏe của mình.

Xâm phạm sức khỏe con người là gây lên mức độ thương tật hoặc làm mất

khả năng lao động trong một chừng mực nhất định Tùy theo tính chất của hành vi

phạm tội và mức độ lỗi của người phạm tội mà Luật hình sự quy định mức độ gây thương tích cho người khác phải bi truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong các giáo trình luật hình sự Việt Nam và một số tài liệu nghiên cứu,bình luận chuyên sâu hiện nay chủ yếu đưa ra các khái niệm chung về các tội xâmphạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của con người, ít có khái niệm riêng về các tộixâm phạm sức khỏe con người, có thể kế đến một số quan điểm sau

GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa quan niệm: “ Các tội xâm phạm sức khỏe là những

hành vi (hành động hoặc không hành động) có lỗi cô ý hoặc vô ý) xâm phạm quyênđược tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác ” [6, tr 409].

Theo PGS.TS Trần Văn Luyện thì các tội xâm phạm sức khỏe con người “lanhững hành vì nguy hiểm cho xã hội, cô ý hoặc vô ý xâm phạm đến sức khỏe của

con người ” [32, tr 276].

TS Đỗ Đức Hồng Hà cho rằng: “Các tội xâm phạm sức khỏe con người làhành vi có lỗi, xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà nội dung của nó là quyên được

tôn trọng và bảo vệ sức khỏe cua con nguoi” [32, tr 278].

Về cơ ban các quan điểm trên đều tiếp cận dưới góc độ pháp lý, đều phản

ánh nội hàm khái niệm các tội xâm phạm sức khỏe của con người, phản anh được

đặc điểm của các tội xâm phạm sức khỏe của con người là những hành vi nguyhiểm cho xã hội, có dấu hiệu lỗi và xâm phạm đến quyền được bảo hộ về sức khỏe

của con người Tuy nhiên, các quan điểm này chưa đề cập đến dấu hiệu chủ thê là

người có năng lực TNHS, dấu hiệu tuổi chịu TNHS của chủ thể cũng như chưakhẳng định rõ khách thể của tội phạm này là quyền được tôn trọng và bảo vệ sứckhỏe của con người được pháp luật bảo vệ.

19

Trang 28

Do đó, khái niệm một nhóm tội phạm cụ thể - các tội xâm phạm sức khỏe

con người, chính là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung) đã nêu ở trên và đượchiểu /à những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực TNHS và đủ tuổichịu TNHS thực hiện một cách cổ ý hoặc vô y, xâm phạm đến quyền được tôn trọng

và bảo vệ sức khỏe của người khác.

b Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm sức khỏe con người

Khách thể của tội phạm xâm phạm sức khỏe con ngườiKhách thé của tội phạm là một trong bốn yếu tố cau thành tội phạm Về cơbản, "khách thể cua tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránhkhỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên(hoặc đe dọa thực rễ gây nên) thiệt hại đáng kề nhất định" [1, tr 394] Khoa họcluật hình sự chia khách thể làm ba loại: khách thể chung, khách thể loại và kháchthé trực tiếp

Đối với nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người, khách thé chung được ghinhận tại điều 8 BLHS năm 2015: “ xâm phạm đến quyền con người, quyền lợi íchhợp pháp của công dan " [14].

Khách thể loại của nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người là những quan

hệ nhân thân liên quan đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe conngười được pháp luật hình sự bảo vệ và cụ thể là nhóm tội từ Điều 134 đến Điều

140 BLHS 2015.

Khách thê trực tiếp của các tội xâm phạm sức khỏe con người là quyền bất

khả xâm phạm, quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của người bị hại Để

gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được LHS bảo vệ, hành vi phạm tội phải tac

động lên đối tượng tác động - là những con người đang sống và đang tồn tại với tưcách là thực thé tự nhiên va xã hội có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng sứckhỏe Chỉ khi nào hành vi phạm tội tác động vào cơ thê sống của con người cụ thểgây ra những thương tích tương ứng với tỷ lệ ton thương cơ thể nhất định mới có cơ

sở dé định tội danh thuộc nhóm những tội xâm phạm về sức khỏe con người Riêngđối với tội hành hạ người khác thì đối tượng tác động ở đây phải là người có quan

20

Trang 29

hệ lệ thuộc với người phạm tội (như lệ thuộc về quan hệ xã hội, quan hệ tôn giáo,

quan hệ công tác), người bị hại phải không có mối quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ

gia đình đối với người phạm tội bởi nếu có mối quan hệ này thì cấu thành tội ngược

đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháy người có công nuôidưỡng mình (Điều 151 BLHS 2015)

Mặt khách quan cua toi phạm

Đối với nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người, hành vi khách quan ở đâyđược xác định là những hành vi có tính chất gây tôn hại cho sức khỏe của con ngườithé hiện dưới hai dạng là hành động hoặc không hành động Hành động phạm tội làhình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường đối tượng tácđộng của tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo vệ về sức khỏe của con người

qua việc chủ thé của tội phạm làm một việc mà pháp luật cấm Không hành động

phạm tội là hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bất bình thường của đối

tượng tác động của tội phạm xâm phạm quyền được bảo vệ về sức khỏe của conngười qua việc chủ thê tội phạm không làm một việc mà pháp luật yêu cầu làm mặc

dù có đủ điều kiện dé làm Da phan các tội xâm phạm sức khỏe con người đều được

biểu hiện dưới dạng hành động

Hậu quả là những thiệt hại gây ra cho quyền được tôn trọng và bảo vệ sứckhỏe thé hiện dưới dạng thiệt hại về thé chất là thương tích hoặc tổn hai cho sứckhỏe Hầu hết các tội xâm phạm sức khỏe con người đều là tội phạm có CTTP vatchất (trừ tội hành hạ người khác) nên dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong

mặt khách quan của tội phạm Khi đã xác định có hành vi xâm phạm sức khỏe và có

hậu quả thương tích hoặc hậu quả tốn thương khác, đòi hỏi phải xác định mối liên

hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Bên cạnh đó còn các yếu tố khác thuộc mặtkhách quan của tội phạm như công cụ, phương tiện phạm tội, địa điểm, thời gian

thực hiện tội phạm

Mặt chu quan cua tội phạm

Trong nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người, lỗi của người phạm tội có

thé là lỗi cố ý (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hai cho sức khỏe của người

21

Trang 30

khác; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trongtrang thái tinh than bị kích động mạnh; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hạicho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc dovượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Tội gây thương tích hoặc gây

ton hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ; Tội hành hạ người

khác) hoặc lỗi vô ý ( Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe củangười khác; Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tốn hai cho sức khỏe của người khác

do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính)

Đối với lỗi cô ý có thé là cé ý trực tiếp hoặc lỗi cỗ ý gián tiếp, người phạmtội có thể mong muốn hậu quả thương tích hoặc hậu quả tôn hại cho sức khỏenhưng cũng có thé chỉ chấp nhận hậu qua đó Đối với tội có ý gây thương tích hoặcgây ton hại cho sức khỏe người khác (Điều 134 BLHS 2015) thì việc xác định lỗi cố

ý trực tiếp hay cô ý gián tiếp khi có hậu quả chết người xảy ra có ý nghĩa quan trọng

dé phân biệt với tội giết người (ĐIều 123 BLHS 2015)

Đối với nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người, có một số trường hợp động

cơ là dấu hiệu bắt buộc như tội cô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho người

khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi

bắt giữ người phạm tội (Điều 136 BLHS 2015) Mục đích của nhóm tội này đa dạng

và phong phú, có thê là trả thù cá nhân, trộm cắp tài sản bị phát hiện và gây thươngtích cho nạn nhân dé tau thoát [5, tr 34]

Chủ thé của tội phạmChủ thé của tội phạm theo BLHS 2015 đã mở rộng không chi là một người

cụ thé là còn có thé là pháp nhân thương mại Tuy nhiên, đối với nhóm tội xâmphạm sức khỏe con người thì chủ thé tội phạm phải là một con người cụ thé, cónăng lực TNHS và đạt một độ tuổi nhất định Bên cạnh đó, trong nhóm tội xâmphạm sức khỏe có hai tội đòi hỏi chủ thé phải là chủ thé đặc biệt, đòi hỏi phải cóquan hệ lệ thuộc với nạn nhân ( Tội hành hạ người khác - Điều 140 BLHS) hoặc

phải là người đang trong khi thi hành công vụ ( Tội gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe người khác trong khi thi hành công vụ - Điều 137 BLHS)

22

Trang 31

1.2.1.2 Các tội xâm phạm sức khỏe con người trong BLHS năm 2015

a Tội cô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều

134 BLHS 2015)

Cô ý gây thương tích là hành vi dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây ton

thương cơ thé của người khác (như chém đứt tay, đánh gãy xương) Cố ý gây tôn hại

cho sức khỏe của người khác là hành vi dùng thủ đoạn tác động lên cơ thể nạn nhândẫn đến làm mắt hoặc giảm chức năng của các bộ phận (cơ quan) trên cơ thé của họ(như cho uống thuốc độc, tat axit vào người nạn nhân ) Day là tội phạm có cauthành vật chat đòi hỏi phải có hậu qua gây thương tích hoặc tôn hại cho sức khỏe củanạn nhân từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một số trường hợp đặc biệt

b Tội có ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người kháctrong trạng thái tinh thân bị kích động mạnh ( Diéu 135 BLHS 2015)

Cé ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trongtrạng thái tinh thần bị kích động mạnh được hiểu là hành vi gây thương tích hoặcgây ton hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái không tự chủ kiềm chế

được hành vi phạm tội của mình do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nan

nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội

c Tội cô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác do

vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức can thiết khi bắt giữngười phạm tội (Điều 136 BLHS 2015)

Cổ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt

quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người

phạm tội được hiểu là hành vi gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe củangười đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước của tô chức, quyền lợiích chính đáng của bản thân hoặc của người khác hoặc khi bắt giữ người phạm tội

mà việc chống trả hoặc bắt giữ người rõ ràng là quá mức cần thiết không phù hợp

với tính chất và mục đích nguy hiểm của hành vi xâm hại mà nạn nhân đang thựchiện hoặc hành vi chống đối của người phạm tội đang bị bắt

23

Trang 32

d Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trongkhi thi hành công vụ ( Điều 137 Bộ luật Hình sự 2015)

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thihành công vụ được hiểu là hành vi của người được giao thực hiện công vụ đã làm

cho người khác bị thương tích hoặc bị tôn hai cho sức khỏe do dùng vũ lực ngoài

những trường hợp pháp luật cho phép.

e Tội vô ý gây thương tích hoặc tốn hại cho sức khỏe của người khác (Điều

138 BHHS 2015)

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đượchiểu là hành vi vi phạm các quy tắc thông thường trong cuộc sống về đảm bảo antoàn tính mạng, sức khỏe của người khác vì quá tự tin hoặc vì cau thả, đã làm cho

người khác bị thương tích hoặc bị tốn hại sức khỏe Đây là tội có cấu thành vật chất

đòi hỏi hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên Trường hợp gây hậu quả chết ngườithì người có hành vi nêu trên phải chịu TNHS về tội vô ý làm chết người

g Tôi vô ý gây thương tích hoặc gây ton hại cho sức khỏe của người khác do

vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính ( Điều 139 BLHS 2015)

Vô ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác được

hiểu là hành vi thực hiện các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính vì cầuthả hoặc vì quá tự tin gây hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị ton hại sứckhỏe Hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người

khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.

h Tội hành hạ người khác ( Điều 140 BLHS 2015)Hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình lệthuộc về quan hệ xã hội, quan hệ cộng tác hoặc về tôn giáo Việc đối xử tàn ác phảichưa đạt đến mức độ nghiêm trọng dé truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây

thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ Hành vi đối xử tàn ác thông thường phải

lặp đi lặp lại và kéo dài trong một thời gian nhất định.

Đây là tội có yếu tố định tính chứ không có yếu tố định lượng Mức độ đối

24

Trang 33

xử tàn ác để được coi là phạm tội phụ thuộc vào sự đánh giá mang tính chủ quancủa người áp dụng pháp luật trên cơ sở hậu quả những hành vi tàn ác của người phạm tội lặp đi lặp lại dài ngày, vào việc xâm phạm đến tập quán, phong tục, và sự

lên án của dư luận thông qua các tổ chức xã hội, của các phương tiện thông tin đạichúng Tuy nhiên, nhận thức về van dé này mỗi nơi một khác nên dẫn đến việc ápdụng pháp luật tuỳ tiện, không thống nhất

12.2 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động chứng mình trong các vụ án

xâm phạm sức khỏe con người

Xâm phạm sức khỏe con người là “loại án có tính đối kháng cao nhất giữangười bị hại và người phạm tội và thường có sự trông đợi rất lớn từ phía người bị hại

với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc trừng phạt người phạm tội.” [8, tr 124].

Vì vậy, đối với hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe conngười, ngoài những đặc điểm của hoạt động chứng minh đối với tội phạm nóichung đã được đề cập tới tại mục 1.1.1.2 của Luận văn thì còn mang những đặcđiểm riêng biệt sau:

Đặc điểm thứ nhất là về đối tượng của hoạt động chứng mình trong các

vụ án xâm phạm sức khỏe con người Đối tượng chứng minh trong vụ án xâmphạm sức khỏe con người là tổng hợp tất cả những vấn đề cần phải được làm sáng

tỏ dé giải quyết đúng đắn vụ án, là cơ sở của trách nhiệm hình sự Dé chứng minhtội phạm trong TTHS thì vấn đề quan tâm hàng đầu chính là các cấu thành tộiphạm Đối với nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người, đối tượng chứng minh cần

tập trung là:

- Dấu hiệu thuộc yếu tô khách thé của tội phạm: là nhóm tội xâm phạm đến

sức khỏe của con người.

- Dau hiệu hành vi, hậu quả thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm Cóhành vi gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân hoặc hành hạ nạnnhân Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc (trừ tội hành hạ người khác) khi hành vi viphạm phải gây ra một tỷ lệ phan trăm thương tích hoặc tốn hại sức khỏe nhất định

cho nạn nhân mới là căn cứ đê truy cứu trách nhiệm.

25

Trang 34

- Dấu hiệu lỗi, động cơ mục đích thuộc yêu tố mặt chủ quan của tội phạm:lỗi có thé là cố ý hoặc vô ý, động cơ mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc.

- Dấu hiệu năng lực TNHS và độ tuổi thuộc yêu tố chủ thé của tội phạm

Các tội xâm phạm sức khỏe con người, đặc biệt là tội có ý gây thương tích có

những đặc điểm về hành vi dé gây nhằm lẫn với tội giết người Trên thực tế có

nhiều vụ án ở ranh giới cần phân biệt giữa phạm tội giết người chưa đạt hay cố ýgây thương tích dẫn đến chết người Đối với những trường hợp này, ngoài việcchứng minh đối tượng phạm tội có có mục đích tước đoạt tính mạng người khác haykhông thì việc chứng minh công cụ phạm tội và xem xét dấu vết trên cơ thể nạnnhân là điều vô cùng quan trọng bởi lẽ, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao

trong xét xử các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người thì chỉ cần

chứng minh nếu đối tượng dùng hung khí nguy hiểm đâm vào những vùng trọng

yếu trên cơ thể có khả năng tước đi sinh mạng người khác thì dù chưa xảy ra hậuquả chết người cũng xác định đó là tội giết người Do đó đây cũng là trường hợp

cần đặc biệt chú ý trong hoạt động chứng minh

Đặc điểm thứ hai là về nguồn chứng cứ Một trong những nguồn chứng cứ

quan trọng trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người chính là kết luận giámđịnh Đối với các tội xâm phạm sức khỏe con người, tin báo, tố giác về tội phạmthường diễn ra rất nhanh thông qua tin báo của người bị hại hoặc quần chúng nhândân chứng kiến sự việc phản ánh đến Cơ quan công an, VKS Tuy nhiên, thời hạn

giải quyết tố giác, tin báo lại kéo dài so với các nhóm tội phạm khác vì phần lớn các

tội xâm phạm sức khỏe con người có cấu thành vật chất (trừ tội làm nhục người

khác - Điều 140 BLHS), bắt buộc phải có kết quả giám định thì CQDT mới ra quyết

định khởi tố hay không khởi tố Chính sự chậm chễ này phần nào đã ảnh hưởng tới

quá trình thu thập chứng cứ chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con

người do thời gian xảy ra khá lâu, trong nhiều trường hợp các đối tượng đã kịp thờiphi tang, tiêu hủy vật chứng Thêm vao đó, tội xâm phạm sức khỏe con người thuộckhoản 1 các điều 134, 135, 106, 138, 139 của BLHS năm 2015 chỉ được khởi tố khi

có yêu câu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người

26

Trang 35

chưa thành niên có nhược điểm tâm thần hoặc thé chất Thông thường các bên sẽ

tiễn hành tự hòa giải thương lượng và chỉ khi không đạt được mục đích, người bị

hại hoặc người đại diện hợp pháp của người hại là người chưa thành niên, người có

nhược điểm tâm thần hoặc thé chất mới làm đơn tố cáo ra cơ quan chức năng dé yêucầu khởi tố vụ án Vì những lẽ đó, mà việc thu thập chứng cứ cũng như xem xét dấuvết trên thân thé, giám định tỷ lệ thương tật bị ảnh hưởng nhiều do sự chậm trễ

trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại Bên cạnh đó loại án này còn

tồn tại pho biến “sự căng thang từ cả hai phía người bị hại và bị cáo, do người bihại mong muốn mức hình phạt và mức bôi thường cao nhất mà bị cáo phải gánhchịu [8, tr 127] Do đó, đây cũng là một trong những đặc điểm riêng của tội xâmphạm sức khỏe con người, cần đặc biệt chú ý trong quá trình chứng minh

Nguồn chứng cứ từ việc hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng,

người bị hại cũng là một trong những đặc điểm của nhóm tội này đặc biệt trong các

vụ án gây thương tích có đông người tham gia, công cụ, phương tiện, thủ đoạn

phạm tội đa dạng và có nhiều người làm chứng khai báo khác nhau Trong loại ánnày, “động cơ, mục dich thường gặp van là do mâu thuần trong làm ăn, do va chạmtrong cuộc sống thường ngày, do hận thù, ghen tuông, do bản tính côn đồ hung hãn,

do thích ăn chơi hưởng lạc, phạm tội dé chiếm đoạt tài sản, để thực hiện hoặc che

dấu một tội phạm khác ” [8, tr 128], phương thức gây án, các đặc điểm về nhân thânngười phạm tội cũng có nhiều điểm phúc tạp, vì vậy trên thực tiễn, việc xác định sựthật khách quan gặp không ít khó khăn Do đó cần phải có sự đánh giá, kiểm tra đối

chiếu lời khai của những người tham gia tố tụng, thu thập và đánh giá khách quan

các chứng cứ vật chất như hung khí, thương tích cũng như mối quan hệ giữa các

loại chứng cứ này trong hoạt động chứng minh.

Đặc điểm thứ ba là về thời gian thực tế của hoạt động chứng mình Thờigian này phụ thuộc vào sự én định của những thương tích thực tế cũng như sự hợp

tác của người bị hại trong việc giám định thương tích Đối với các vụ án xâm phạm

sức khỏe thì kết quả giám định thương tích của cơ quan chuyên môn có ý nghĩa vôcùng quan trọng, nhăm xác định tính chat, mức độ nguy hiém của hành vi va là căn

27

Trang 36

cứ tiến hành định tội Việc xác định cơ chế hình thành thương tích cũng có ý nghĩa

để đánh giá diễn biến hành vi gây thương tích, nguồn gốc thương tích và xác địnhmối quan hệ nhân quả giữa thương tật của bi hại và hành vi của người phạm tdi.Tuy nhiên, trên thực tế, việc giám định thương tích của các cơ quan chuyên môngặp khó khăn do nhiều trường hợp người bị hại không hợp tác trong giám định,giám định chậm trễ khiến tỷ lệ thương tích không còn phản ánh đúng như tình trạng

thương tích ban đầu Bên cạnh đó, do đặc thù các nhóm tội phạm xâm hại đến sức

khỏe gây thương tích cho nạn nhân, tuy nhiên việc xác định tỷ lệ thương tích phảichờ vết thương lành, 6n định mới có thé giám định được Đó cũng là nguyên nhânkhiến cho bản giám định thương tích tại các thời điểm khác nhau là khác nhau, dẫnđến khó khăn trong quá trình truy tố, xét xử

Đặc điểm thứ tư là về chủ thể chứng minh Chủ thê có nghĩa vụ tiễn hành

các hoạt động chứng minh thuộc về các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng(cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) Bị hại có quyền được yêu cầu khởi tốcác vụ án xâm phạm sức khỏe con người thuộc khoản 1 các Điều 134, Điều 135,

Điều 106, Điều 138, Điều 139 của BLHS năm 2015, tuy nhiên ho không có nghĩa

vụ phải chứng minh.

Từ sự phân tích các đặc điểm của quá trình chứng minh các vụ án xâm phạmsức khỏe con người được liệt kê ở trên, tác giả có thể khái quát một định nghĩa về

hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người như sau:

Hoạt động chứng mình trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người là

hoạt động của các chủ thể theo luật định tiến hành bằng việc thu thập, kiểm tra,

đánh giá chứng cứ nhằm làm rõ các đối tượng chứng minh đặc thù trong loại ánnày cũng như làm rõ những van dé can phải chứng minh khác trong các vụ án hình

sự nói chung.

So với các hoạt động chứng minh trong các vụ án hình sự nói chung thì hoạt

động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người có những điểmcần đặc biệt lưu ý chính là việc thu thập, đánh giá những chứng cứ liên quan tới tỷ

lệ thương tích mà hành vi phạm tội gây ra cho sức khỏe con người, bởi hầu hết các

28

Trang 37

tội danh trong nhóm tội này có cấu thành vật chất, đòi hỏi phải có hậu quả là tỷ lệthương tích đối với sức khỏe của nạn nhân, là cơ sở cho việc định tội danh và hình

phạt Bên cạnh đó, hoạt động chứng minh cũng sẽ gặp khó khăn đặc biệt cần lưu ý

khi chứng minh tinh trang tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội khi cố ýgây thương tích hay gây tổn hai chi sức khỏe người bị hại, bởi lẽ không thé lượnghóa được tình trạng bị kích động mạnh Trong cùng một hoàn cảnh nhưng biểu hiện

bị kích động mạnh của mỗi con người lại khác nhau, có người rơi vào trạng thái

kích động mạnh, không kiềm chế được mà phạm tội, nhưng cũng có người lại bìnhtĩnh dé giải quyết van dé Đó là một đặc thù và cũng là một khó khăn cho các cơquan có thầm quyền tiến hành t6 tụng phải chứng minh nhằm giải quyết đúng đắn

vụ án hình sự.

1.3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các vấn đề liên quan đến

hoạt động chứng minh trong các vụ án xâm phạm sức khỏe con người

1.3.1 Những vấn đề cần phải chứng mình trong các vụ án xâm phạm sức

khỏe con người

Một trong những nhiệm vụ tất yếu của quá trình giải quyết vụ án xâm phạm

sức khỏe con người là xác định sự thật khách quan của vụ án liên quan tới tội phạm,

người phạm tội và các vấn đề liên quan Tập hợp các vấn đề cần phải xác định này

gọi là những vấn đề phải chứng minh của vụ án

Vấn đề thứ nhất cần chứng mình trong vụ án xâm phạm sức khỏe con

người là: có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa diém, công cụ,

phương tiện phạm tội và những tình tiết khác của hành vi phạm tội?

Hành vi là biểu hiện cơ bản nhất của yếu tổ mặt khách quan và cũng là biểuhiện cơ bản nhất của tội phạm nói chung Tất cả các biểu hiện khác của tội phạmđều chỉ là các biểu hiện xoay quanh và gan liền với hành vi, không có hành vi thìcũng không có các biểu hiện khác Do vậy, dấu hiệu hành vi được mô tả trong tất cả

các cấu thành tội phạm Đối với nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người, cần phải

xác định có xảy ra hành vi gây thương tích, gây ton hại cho sức khỏe người kháchay hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình hay không? Và khi xác định được

29

Trang 38

có hành vi phạm tội thì cần xác định hành vi này là loại tội gì trong 07 nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người được quy định tại BLHS năm 2015.

Công cụ, phương tiện phạm tội là một van đề quan trọng cần chứng minh

trong loại tội phạm này thông qua hoạt động thu thập vật chứng Người phạm tội

chỉ xâm phạm đến khách thé là sức khỏe của con người thông qua đối tượng tácđộng là chính nạn nhân của tội phạm bởi các công cụ như dao, kiếm, gay, gach da

dé gây thương tích, tốn hai cho sức khỏe nạn nhân Do đó, việc chứng minh công

cụ, phương tiện phạm tội có ý nghĩa quan trọng trọng định tội danh và quyết địnhhình phạt cho nhóm tội này Đặc biệt, thực tiễn xét xử hiện nay, rất nhiều vụ án cố ýgây thương tích cho nạn nhân, nạn nhân không chết nhưng Hội đồng xét xử vẫn xử

về tội danh giết người (bởi căn cứ vào Nghị quyết 04 ngày 29/11/1996 của Hộiđồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn nếu người phạm tội dùng hung khí nguyhiểm đánh vào vùng trọng yếu của cơ thê là dấu hiệu pháp lý bắt buộc đề xử tội giếtngười) Do đó, vấn đề chứng minh công cụ phương tiện phạm tội đặc biệt quan

trọng trong nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người.

Thêm vào đó, cũng cần chứng minh các tình tiết khác của hành vi phạm tộinhư có hay không đồng phạm và nếu có đồng phạm thì vị trí vai trò của nhữngngười bị buộc tội trong vụ án đó như thế nào? Đối với nhóm tội xâm phạm sức khỏe

con người, đặc biệt là tội cố ý gây thương tích thường được thực hiện bởi một nhómngười Thực tiễn xét xử cho thay, hầu hết các tội cố ý gây thương tích được thựchiện do hành vi bột phát của một nhóm đối tượng trẻ tuổi, mang tính chất rủ rê “thé

hiện sự anh hùng rơm” khi cùng nhau phạm tội mà trong cách nhìn nhận của chúng

là “đánh nhau” Cá biệt cũng có những băng nhóm tội phạm xâm phạm sức khỏecon người có tô chức, trong đó có sự tham gia của người chủ mưu, người thực hành,người xúi giục, người giúp sức, cùng liên kết chặt chẽ trong hành vi Mặc du đồng

phạm trong một vụ án sẽ cùng chung tội danh, nhưng lại độc lập trong việc chịu

trách nhiệm (những người trong đồng phạm không chịu trách nhiệm về hành vi vượtquá của người đồng phạm khác), cũng như cá thể hóa hình phạt cho từng người

trong đông phạm (căn cứ vào vai tro vi trí của từng người, căn cứ vào nhân thân

30

Trang 39

người phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ của từng người) Chính bởi lẽ đó

mà nếu như hành vi vi phạm được thực hiện bởi đồng phạm từ hai người trở lên thì

cần phải chứng minh vị trí, vai trò của từng người trong đồng phạm, từ đó làm cơ sở

cho quyết định hình phạt chính xác cho từng người trong đồng phạm

Vấn đề thứ hai cần chứng mình trong vụ án xâm phạm sức khỏe con ngườilà: ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cỗ ý hay vô ý;

có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm lội.

Đối với nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người thì người thực hiện hành viphạm tội chỉ có thể là cá nhân Việc chứng minh chủ thể của nhóm tội phạm là

chứng minh ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội, có năng lực chịu trách nhiệm

hình sự hay không, đã đến tuôi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa Có trường hợp

tuy có thể mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi do bị say rượu

hoặc dùng chất kích thích khác mà họ có lỗi đối với tình trạng say rượu của mình,thì luật hình sự vẫn xem họ là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự Đồng thời,phải chứng minh xem có đồng phạm phạm không? Trong 07 tội danh trong nhómtội xâm phạm sức khỏe con người có 2 tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt là tội vô ý gâythương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghềnghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 BLHS 2015) và Tội hành hạ ngườikhác ( Điều 140 BLHS 2015) Do đó cần chứng minh thêm chủ thé nay có phải là

những người được giao thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hay nhiệm vụ

trong quản lý điều hành trong cơ quan, tổ chức (đối với điều 139 BLHS 2015) hay

người này có mối quan hệ lệ thuộc với nạn nhân (điều 140 BLHS 2015) không?

Chứng minh lỗi, động cơ, mục đích phạm tội là chứng minh mặt chủ quan

của tội phạm, đó là diễn biến bên trong phản ánh trạng thái tâm lý của chủ thê đốivới hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra Do vậy, cần

chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội có lỗi hay không có lỗi và chứng

minh đó là lỗi cố ý hay là lỗi vô ý, chứng minh động lực gì thúc day họ thực hiện

hành vi phạm tội và chứng minh họ thực hiện hành vi phạm tội đó với mục đích gì Đôi với nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người, lỗi chủ yêu là 161 cô ý, trừ hai tội

31

Trang 40

là tội vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138BHHS 2015) và Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sức khỏe của ngườikhác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính ( Điều 139 BLHS

2015) là lỗi vô ý Việc chứng minh lỗi trong nhóm tội xâm phạm sức khỏe con

người nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng vô cùng quan trọng, liên quantới việc định tội danh và hình phạt cho người phạm tội Cùng là lỗi có ý nhưng

trong có ý gây thương tích thì người phạm tội chỉ cố ý làm cho nạn nhân bị thương

hoặc gây tôn hai cho nạn nhân, hậu quả nạn nhân chết nằm ngoài mong muốn trongkhi tội giết người thì người phạm tội lại mong muốn tước đi tính mạng của nạnnhân Do đó trong quá trình chứng minh, các co quan tiến hành tố tụng cần làmsáng tỏ vấn đề này

Vấn đề thứ ba cần chứng mình trong vụ án xâm phạm sức khóe con người

là những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và

đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo

Các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những tình tiếtphản ánh khả năng cải tạo, giáo dục người phạm tội, đồng thời phản ánh mức độtrách nhiệm của người đó Do vậy việc chứng minh các tình tiết này là một trongnhững căn cứ quan trọng trong quyết định hình phạt đối với người phạm tội Cáctình tiết có ý nghĩa quyết định hình phạt là các tình tiết được quy định tại Điều 51

và Điều 52 của BLHS Hành vi phạm tội cụ thể với những tình tiết thực té của nóthỏa mãn dấu hiệu giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự đã được quy địnhtại hai điều luật này thì mức độ trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải gánhchịu theo đó cũng giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể so với các trường hợp kháctrong phạm vi khung hình phạt áp dụng cho người phạm tội Tuy nhiên, đối vớinhững tình tiết là yêu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi làtình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Van đề thứ tư cần chứng minh trong vụ án xâm phạm sức khỏe con người

là tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra

Đặc thù của nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người là nhóm tội có cấu

thành vật chất, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của nhóm tội này (trừ tội hành hạ người

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN