Theo quy định của BLTTHS hiện hành, VKS có quyền khởi tố vụ án trong trường hợp khi kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn cứ để huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, cơ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỘI THẢO KHOA HỌC CAP KHOA
(Khoa Luật hình sự) ˆ
_ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA
-BỘ LUẬT TỐ TUNG HINH SỰ VIỆT NAM.
VỀ KHỞI TỐ, ĐIỂU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
THƯ VIỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC _
HÀ NỘI 10/2009
Trang 2BANG TỪ VIET TAT
BLTTHS : Bộ luật tố tung hình sự
BLHS Bộ luật hình sự
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CQDT k Cơ quan điều tra
TANDTIC : Toà án nhân dân tối cao
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối caoVKSND : Viện kiểm sát nhân dân
TAND : Toà án nhân dân
Trang 3MỤC LỤC
PHAN 1: HOÀN THIEN CAC QUI ĐỊNH CUA BLTTHS
VE KHOI TỐ VỤ AN HÌNH SỰ
TS VŨ GIA LÂM
TS PHAN THỊ THANH MAI
ThS MAI THANH HIẾU
ThS NGUYEN HAI NINH
Về quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Toà án
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự và
một số vấn đề liên quan Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo qui định tại Điều 105 BLTTHS
Một số vấn đề về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
PHẦN 2: HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA BLTTHS
VỀ ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ANH Đổi mới hệ thống Cơ quan Cảnh sát điều
ThS NGUYEN NGỌC KHANH tra
TS BÙI KIÊN ĐIỆN
TS HOÀNG THỊ MINH SƠN
và thời hạn tạm giam để điều tra vụ án
hình sự
Việc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố
vụ án và quyết định khởi tố bị can
Một số vướng mắc trong thực tiễn khởi
tố, điều tra các vụ án hình sự đối với
người chưa thành niên
Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự
Trang 4PHAN 1
HOAN THIEN CAC QUI DINH CUA
BO LUAT TO TUNG HINH SU’
VE KHỞI TÓ VU AN HÌNH SỰ
Trang 5VE QUYEN KHOI TO VỤ ÁN HÌNH SỰ
CUA VIEN KIEM SÁT VA TOA ÁN
TS Va Gia Lam
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của trình tự giải quyết vụ
án, có nhiệm vụ xác định một sự việc xảy ra trong thực tế có hay không có
dấu hiệu của tội phạm dé ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố
vụ án hình sự Giai đoạn tố tụng này có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó khởiđộng cho quá trình giải quyết vụ án hình sự, xác lập cơ sở pháp lý cho hoạt
động điều tra, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội, lập
hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố người phạm tội ra trước Toà án để xét xử và trong
một chừng mực nhất định nào đó còn giúp định hướng điều tra đúng dan ngay
từ đầu
Để phát hiện kịp thời tội phạm, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng để lọt tội phạm, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định cho rất nhiều chủ thê khác nhau có quyền khởi tố vụ án hình sự, bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác Trong số các cơ quan tiễn hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án, thâm quyền khởi tố vụ án hình sự chủ yếu
quy định cho Cơ quan điều tra, do phù hợp với chức năng và nghiệp vụ của cơ
quan này, còn Toà án và Viện kiểm sát (VKS) chỉ có thấm quyền khởi tổ rất hạn
chế Tuy nhiên, với chức năng chủ yêu là thực hành quyền công tố Nhà nước
(đối với VKS) và chức năng xét xử (đối với Toà án), việc quy định về thấm quyền khởi tố vụ án của các cơ quan này dường như vẫn có những bất cập nhất
định Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ bàn đến quy định của BLTTHS
về thẩm quyền khởi tô vụ án của Toà án và Viện kiểm sát
1 Về thẳm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát
Tham quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS đã được quy định tai
BLTTHS năm 1988 Theo quy định tại các Điều 84, 86,87 Bộ luật này, VKS
có thâm quyên khởi tô rât rộng vì nội dung các điều luật nói trên quy định rât
Trang 6chung chung, trong đó xác định VKS là một trong các cơ quan có thâm quyền
và trách nhiệm tiếp nhận các thông tin về tội phạm từ tố giác của công dân, tin
báo của các cơ qua, tô chức và trong thời han không quá hai mươi ngày ké từ
ngày tiếp nhận được tố giác và tin báo, cơ quan điều tra, VKS trong phạm vi
trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố
hoặc không khởi tố vụ án hình sự và khi xác định có dấu hiệu của tội phạm thì
Cơ quan điều tra, VKS phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự' Sở di
BLTTHS năm 1988 quy định thâm quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS rộngnhư vậy, một phần do đáp ứng yêu cầu phát hiện tội phạm nhanh chóng, giảiquyết vụ án kịp thời tánh bỏ loạt tội phạm, phần khác cũng phù hợp với tráchnhiệm và khả năng chuyên môn của VKS tại thời điểm ban hành và thực hiện
Bộ luật này Trong thời ky này, pháp luật nước ta quy định VKS thực hiện hai
chức năng là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân (bao gồm kiểm sát hoạt động tư pháp và kiểm sát chung) và
chức năng công tố Nha nước Với chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật
VKS có day đủ các điều kiện dé có thể tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh các thông tin về tội phạm trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, theo quy định tại Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Luật tổ chức
VKSND năm 2002, chúng tôi nhận thấy rằng, chức năng của VKS đã có
những thay đổi cơ bản:
Thứ nhất, chức năng thực hành quyền công tổ trước đây được quy định
là chức năng thứ hai sau chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật nay được xác
định là chức năng cơ bản, chủ yếu (chức năng thứ nhất) của Viện kiểm sát;
Thứ: hai, chức năng kiểm sát bị thu hẹp rất nhiều (chỉ còn kiểm sát một
lĩnh vực cụ thể là lĩnh vực hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trongquá trình giải quyết các vụ án hình sự - gọi là kiểm sát tư pháp) và trở thànhchức năng không cơ bản, thứ yếu (chức năng thứ hai)’
' Xem các Điều 84,86,87 Bộ luật TTHS năm 1988 — ; ;
? Xem Điều 137 Hiến pháp năm 1992(sửađỗi) và Điều | Luật tổ chức viên kiếm sát nhân dân năm 2002.
Trang 7Do vậy, để tập trung cho việc thực hiện tốt chức năng công tô nhà nước
và kiểm sát tư pháp, BLTTHS năm 2003 cũng đã quy định han chế quyền
khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ
quan này có thé thực hiện tốt các chức năng của mình, nhất là chức năng thực hành quyền công tố Theo quy định của BLTTHS hiện hành, VKS chỉ có thâm quyền khởi tố vụ án trong phạm vi hẹp hon rất nhiều so với quy định của
BLTTHS năm 1988 Mặc dù BLTTHS năm 2003 vẫn quy định VKS là một
trong các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận mọi tố giác và tin báo về tội phạm
do công dân, cơ quan, tổ chức cung cấp và kiến nghị khởi t6 do co quan nhà nước chuyên đến nhưng VKS không có trách nhiệm phải kiểm tra, xác minh các thông tin này như quy định trước đây, mà VKS có trách nhiệm chuyển ngay các t6 giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tai
liệu có liên quan mà mình đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thấm quyền".
Theo quy định của BLTTHS hiện hành, VKS có quyền khởi tố vụ án trong trường hợp khi kiểm sát khởi tố vụ án mà có căn cứ để huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan Hải quan, Bộ đội biên phòng, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ
án, Chúng tôi cho rằng, quy định về thấm quyền khởi tố vụ án hình sự của
VKS chỉ trong hai trường hợp nói trên là hoàn toàn hợp lý Bởi lẽ, quy định
như vậy là phù hợp với chức năng kiểm sát đã được thu hẹp rất nhiều so với
quy định trước đây và với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bao gồm
hoạt động của các cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra và hoạt động xét xử của Toà án, VKS có khả
năng và chí có khả năng xác định có hay không có dâu hiệu của tội phạm
3 Xem các Điều 101, 103 Bộ luật Tế tụng hình sự năm 2003.
* Xem khoản 2 Điều 104, Điều 109 Bộ luật Té tụng hình sự năm 2003.
Trang 8thông qua công tác kiểm sát cụ thể này, dé ra quyết định khởi tố vụ án hoặc
quyết định không khởi tố vụ án hình sự
Điều 112 BLTTHS năm 2003 quy đỉnh về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra cũng có đề cập đến quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS tại khoản 1 và khoản 2 điều này Tuy nhiên, quy định tại Điều 112 còn có hạn chế nhất định mà theo chúng tôi cần
phải sửa đổi bô sung nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định của
BLTTHS vẻ thâm quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát.
Thứ nhất, Điều 112 BLTTHS quy định khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: Khởi tố
vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi
quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi t6 bị can theo quy định của Bộ luật
nay’ Quy định tại khoản | Điều 112 BLTTHS như vậy là rất chung chung, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn là khi thực hành quyền công tô trong giai đoạn điều tra nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm bat kỳ, VKS có trách nhiệm
và quyền hạn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Và như vậy, sẽ mâu thuẫn
với quy định về quyền khởi tố vụ án của VKS tại Điều 104 Bộ luật này là VKS chỉ khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp: khi kiểm sát khởi tố nếu xác định quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra là không có căn
cứ, VKS sẽ ra quyết định huỷ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan
này và tự mình ra quyết định khởi tố vụ án hoặc khi Hội đồng xét xử yêu cầuVKS khởi tố trong trường hợp tại phiên toà xét xử phát hiện tội phạm, người
phạm tội còn bị bỏ lọt cần phải điều tra Theo chúng tôi, cần phải sửa đổi, bố
sung quy định tại khoản I Điều 112 theo hướng xác định cụ thé là VKS có
thâm quyén khởi tố vụ án chỉ đối với trường hợp đã được quy định tại Điều
104 và khoản 1 điều này sẽ có nội dung là: Khởi to vụ án hình sự trong
> Khoản | Điều 112 BLTTHS.
Trang 9trường hợp Bộ luật này quy định, khởi tỗ bị can; yêu cầu cơ quan điều tra
khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo
“quy định của Bộ luật này.
Thứ hai, quy định tại khoản 2 Điều 112 về quyền khởi tố vụ án củaVKS trong trường hợp phát hiện hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu của tộiphạm là mâu thuẫn với quy định về thấm quyền khởi tố vụ án của VKS quyđịnh tại Điều 104, nếu quy định như vậy thì có thê hiểu đây là trường hợp thứ
ba VKS được khởi tố ngoài hai trường hợp đã được quy định tại Điều 104BLTTHS Chúng tôi cho rằng, trong quá trình điều tra, Điều tra viên có thé có
những hành vi vi phạm pháp luật ở những mức độ khác nhau, có liên quan
hoặc không liên quan đến việc giải quyết vụ án và trách nhiệm của VKS là
phải phát hiện kịp thời và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật, kể cả bằng pháp luật hình sự nếu hành vi có dấu hiệu tội phạm Tuy nhiên, không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên đều xuất phát từ việc họ
là người tiến hành tố tụng trong vụ án hoặc liên quan đến vụ án mà họ đang
thụ lý, điều tra làm ảnh hưởng đến việc giải quyết đúng đắn vụ án mà còn có thể liên qua đến lĩnh vực khác và với mục đích khác Ví dụ: Điều tra viên có
thể thực hiện hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án; bức cung dùng nhục hình đối
với bị can trong vụ án mà mình đang thụ lý điều tra và hành vi của Điều tra
viên thoả mãn dấu hiệu của tội phạm (là các tội xâm phạm hoạt động tư pháp)nhưng Điều tra viên cũng có thể có những hành vi khác như cướp tài sản, gâythương tích, trộm cắp v.v Các hành vi này có thé hoàn toàn không liên quan
đến vụ án mà VKS đang kiểm sát điều tra Nếu hành vi của Điều tra viên có
dấu hiệu của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì việc điều tra vụ án
thuộc thấm quyền của Cơ quan điều tra VKS mà hiện nay chỉ có một cơ quanduy nhất là Cơ quan điều tra của VKSNDTC Vì vậy, trong trường hợp này,
chúng tôi cho rằng, thâm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cơ quan điều tra của
VKSNDTC, với tư cách là một cơ quan chuyên trách của VKSNDTC có chức
Trang 10năng điều tra, chứ không thuộc về VKS các cấp nói chung, với tư cách là một
cơ quan tiễn hành tố tụng có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và thựchành quyền công tô Nhà nước Vì vậy, khi thực hành quyền công tố trong giai
đoạn điều tra, nếu phát hiện hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu của tội
phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì VKS tiền hành tô tụng trong vụ án đó
phải làm văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra của VKSNDTC ra quyết định khởi
tố vụ án, chuyển toàn bộ hồ sơ về sự việc có dấu hiệu tội phạm của Điều tra
viên cho cơ quan này xem xét, quyết định Giải quyết như vậy là hoàn toàn
phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 104 về thẩm quyền khởi tổ của VKS
và khoản 3 Điều 110 BLTTHS về thẩm quyền điều tra của Co quan điều tra VKSNDTC là: “Cơ quan điều tra của VKSNDTC điều tra một số loại tội xâm
phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư
pháp” Trường hợp hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu của tội phạm khác thì việc điều tra vụ án thuộc thâm quyền của các Cơ quan điều tra khác chứ không
thuộc thầm quyền điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC Trong trường hợp này, nếu VKS phát hiện thì cần áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 103 BLTTHS
dé chuyển giao ngay các tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố và các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra có thâm quyền kiểm tra, xác minh
và giải quyết”
Từ những lập luận trên, chúng tôi đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về quyền khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi có dấu hiệu tội phạm của Điều tra viên tại khoản 3 Điều 112 như sau: Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên vi phạm pháp luật theo quy định của Bộ luật này; nếu hành
vi của Điều tra viên có đấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp thì
yêu cdu Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tô về hình
sự; trường hợp hành vi của Diéu tra viên có dau hiệu tội phạm khác thì yêu
° Xem Điều 110 Bộ luật TỔ tụng hình sự năm 2003.
7 Xem khoán | Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Trang 11Đoạn 3 khoản 1 Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định thẩm quyềnkhởi tổ vụ án hình sự của Hội đồng xét xử có tính lựa chọn: Hội đồng xét xử
ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc
xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần
phải điều tra
Tuy nhiên, quy định về quyền khởi tố vụ án hình sự của Toa án (Hộiđồng xét xử) hầu như không được thực hiện trong thực tiễn bởi những lý do
khác nhau:
Thứ nhất, muôn ra được quyết định khởi tố vụ án hình sự cần phải tiễn
hành hoạt động kiểm tra, xác minh các thông tin về tội phạm Việc nay đòi
hỏi phải có thời gian và phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, có thê là
những hoạt động rất phức tạp mới có thể xác định được sự việc được phảnánh thông qua các nguồn tin, tài liệu có xảy ra hay không và có dấu hiệu củatội phạm hay không? với việc hàng năm phải xét xử nhiều vụ án, rất ít Hội
đông xét xử quan tâm tới việc này do áp lực phải hoàn thành nhanh và tốtcông việc chính của mình là xét xử Mặt khác, tại phiên toà xét xử, các thông
tin về tội phạm và người phạm tội mới cũng chỉ có thể được phản ánh qua lờikhai của người tham gia tố tụng, từ việc xem xét, đánh giá những tài liệu cótrong hồ sơ mà các cơ quan tiễn hành tố tụng đã thu thập trước đó và đã biếtnhưng chưa đủ căn cứ dé xác định dau hiệu tội phạm nên đã không khởi to vụ
án hình sự Và như vậy, sẽ là khó chính xác nêu chưa kiêm tra, xác minh lại
® Xem Điều 87 Bộ luật Tế tụng hình sự năm 1988.
Trang 12các thông tin này bằng các hoạt động ngoài phiên toà mà đã ra quyết định
khởi tố vụ án
Thứ hai, quyết định khởi tố vụ án là một quyết định không liên quan gi
đến nội dung vụ án đang xét xử, bởi lẽ quyết định này không phải là một nội
dung của bản án mà Hội đồng xét xử có thể ra tại phiên toà nhưng vẫn đựơccoi là một quyết định thé hiện kết quả xét xử (vì cũng phải được thảo luận tạiphòng nghị án, thông qua bằng biểu quyết da số và phải lập thành văn banriêng) Vì vậy, nếu Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án cũng có nghĩa
là đã vi phạm giới hạn xét xử và vượt ra ngoài phạm vi quyết định đưa vụ án
ra xét xử của Thâm phán chủ toạ phiên toà
Thứ ba, giả sử Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm và người phạm tội mới phát hiện tại phiên toa thì việc quyết định
đó có hiệu lực thi hành trong thực tế hay không lại hoàn toàn lệ thuộc vào
VKS Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 BLTTHS thì quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới VKS để xem xét, quyết định việc điều
tra Và như vậy, có điều tra vụ án mà Hội đồng xét xử khởi tố hay không hoàn toàn do VKS quyết định Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ, VKS kháng nghị lên Toà án cấp trên,
Toà án cấp trên phải xét lại quyết định này theo thủ tục luật định Trường hợp
Toà án cấp trên chấp nhận kháng nghị của VKS thì quyết định khởi tổ vụ án
của Hội đồng xét xử sẽ bị huỷ bỏ, tất nhiên điều đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín
của Hội đồng xét xử đã ra quyết định đó nhất là uy tín cá nhân của Thâm phán chủ toạ phiên toà và là điều không thành viên nào của Hội đồng xét xử
mong muốn Ngược lại nếu Toà án cấp trên không chấp nhận kháng nghị củaVKS, việc có điều tra vụ án, có truy tố bị can ra toà xét xử hay không vẫn cóthé bị VKS chi phối, bởi hoạt động kiểm sát điều tra và hoạt động thực hành
quyền công tố nhà nước Vì lẽ đó, từ khi ban hành BLTTHS năm 2003 chưa
thấy bất kỳ một sự ghi nhận nào về việc Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự Có lẽ các Thẩm phán, Hội thẩm không thực hiện quyền khởi tố
Trang 13vụ án hình sự mà pháp luật đã quy định cho mình để đảm bảo tối đa sự “ antoàn nghề nghiệp”
Chúng tôi cho rằng, nên bỏ quy định về thâm quyền khởi tố vụ án hình
sự của Toà án (Hội đồng xét xử) vì thực tế quy định này không có tính kha
thi (khảo sát thực té trong những năm gần đây, chúng tôi không tìm thấy bất
kỳ một sự ghi nhận nào về việc Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ ánhình sự, mà chỉ có việc Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ ánhình sự mà thôi) Mặt khác, nếu quy định thâm quyền khởi tô vụ án cho Toà
án thì không phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Toà ánnhân dân Theo quy định của Điều 127 Hiến pháp năm 1992 (sửa đôi năm2001), Điều 1 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 thì Toa án nhân dântối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án
khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” Với chức năng duy nhất là xét xử, cần tạo điều kiện để Toả
án tập trung hoàn thành tốt chức năng này bằng việc bỏ quy định về thâmquyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử trong BLTTHS hiện hành
Chúng tôi cho rằng tại phiên toà xét xử nếu xác định bị cáo phạm tội khác
hoặc vụ án có đồng phạm khác Hội đồng xét xử ra quyết định yêu cầu điều tra
bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 179 BLTTHS; nếu phát hiện tội phạmmới hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra, Hội đồng xét xử làm văn bảnyêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự
Từ những lý giải trên, chúng tôi đề xuất sửa đổi đoạn 3 khoản 1 Điều
104 BLTTHS như sau:
Trong trường hợp qua việc xét xử vụ án tại phiên toà mà phát hiện
được tội phạm hoặc người phạm tội mới can phai điều tra, Hội dong xét xứ
yêu cau Viện kiêm sát ra quyết định khởi tô vu an.
? Xem Diéu 127 Hiến pháp 1992(sửa đỏi) và Điều | Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002.
Trang 14CAN CU KHÔNG KHỞI TÔ VU AN HÌNH SỰ
VÀ MOT SO VAN DE LIÊN QUAN
TS Phan Thi Thanh Mai
1 Một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự đó là nguyên tắctrách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định tại Điều 13 Bộ luật
tố tụng hình sự (BLTTHS) Theo nguyên tắc này, “khi phát hiện dấu hiệu tội
phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp
do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy
định” Nguyên tắc này xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tô
tụng trong việc khởi tố và xử lý vụ án hình sự đồng thời cũng xác định rõphạm vi thắm quyền đó được giới hạn bởi những căn cứ và trình tự luật định.Khởi tổ vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của trình tự tố tụng hình sự, tronggiai đoạn nay, cơ quan có thâm quyền khởi tố vụ án xác định có hay không có
dấu hiệu tội phạm dé quyét định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án Việc quyết định khởi tố vụ án có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, bằng quyết định
khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án, co quan tiến hành tố tụng
đã xác định về mặt pháp lý vụ việc nao cần phải xử lý theo tổ tụng hình sự va
những vụ việc nào không cần xử lý theo tố tụng hình sự
Điều 107 BLTTHS quy định, không được khởi tố vụ án hình sự khi có
một trong những căn cứ sau:
- Không có sự việc phạm tội;
- Hành vi không cấu thành tội phạm;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịutrách nhiệm hình sự;
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đìnhchỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
Trang 15- Tội phạm được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp
cần tái thâm đối với người khác
Điều 107 BLTTHS không chi được sử dụng làm căn cứ không khởi tổ
vụ án mà còn được dẫn chiếu trong một số điều luật khác trong giai đoạn điều
tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án Vì vậy, việc xây dựng điều luật này khoa học, hợp ly va
thuận tiện cho việc dẫn chiếu các căn cứ của điều luật này trong các điều luật
khác của BLTTHS là cần thiết Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các căn cứkhông khởi tố vụ án được quy định tại Điều 107 BLTTHS và giá trị pháp lý
của các căn cứ này trong các giai đoạn khác nhau của trình tự tố tụng, chúng tôi nhận thấy còn một số bất cập, cần bố sung và hoàn thiện thêm nhằm đảm bảo hơn nữa tính khoa học, đầy đủ và hợp lý của điều luật này.
2 Điều 107 BLTTHS quy định căn cứ “hành vi không cấu thành tội
phạm” (khoản 2) và căn cứ "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự" (khoản 3) là hai căn cứ riêng biệt,
Theo chúng tôi, việc quy định như vậy dẫn đến việc trùng lặp về nội dung giữa hai căn cứ này Hành vi sẽ không cấu thành tội phạm khi thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm bởi vì “tội phạm có đặc điểm chung là đều được hợp thành bởi những yếu tố nhất định, tồn tại không tách rời nhau,
những yếu tố đó, theo khoa học luật hình sự Việt Nam là khách thé, chủ thé, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm” '” Chủ thé của tội phạm cần
có hai dấu hiệu là năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự, trong đó “đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được coi là
điều kiện cho phép chủ thể có được năng lực trách nhiệm hình sự” và “năng
lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết bảo đảm cho chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội”.'' Khi thiếu một trong hai dấu hiệu
này, một người không thể trở thành chủ thé của tội phạm Vi vậy, nêu người
Ì9 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.
5],
!Í DGS TS Nguyễn Ngọc Hòa, “Cấu thành tội phạm Ly luận và thực tiễn”, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, tr.
50
11
Trang 16thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình
sự thì họ không phải chủ thé của tội phạm, hành vi của họ không cấu thành tộiphạm và họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình Vì vậy,
theo chúng tôi, nội dung căn cứ “hành vi không cấu thành tội phạm” đã baohàm nội dung căn cứ "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến
tuôi chịu trách nhiệm hình sy", không cần thiết phải tách thành hai căn cứ
riêng biệt.
Theo quy định hiện hành, việc quy định căn cứ "người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuôi chịu trách nhiệm hình sự" thành mộtcăn cứ riêng tách ra khỏi căn cứ “hành vi không cấu thành tội phạm” khôngchỉ đơn thuần là sự phân biệt về hình thức mà các nhà làm luật còn có sự phânbiệt về giá trị pháp lý của các căn cứ này Theo quy định của BLTTHS, cáccăn cứ được quy định tại Điều 107 Bộ luật này không chỉ là căn cứ không
khởi tố vụ án mà còn được dùng làm căn cứ để đình chỉ điều tra trong giai
đoạn điều tra; là căn cứ đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tổ và giai đoạn xét
lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (xem các điều 164, 169, 286BLTTHS) Trong các giai đoạn này tất cả các căn cứ nêu trên có giá trị pháp
lý như nhau, đều là căn cứ để đình chỉ việc giải quyết vụ án Tuy nhiên, trong
giai đoạn xét xử, giá trị pháp lý của các căn cứ này đối với việc giải quyết vụ
án đã có sự phân hóa rõ rệt Căn cứ "không có sự việc phạm tội" và căn cứ
"hành vi không cấu thành tội phạm" quy định tại khoản 1,2 Điều 107BLTTHS là căn cứ dé Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đưa vụ án ra xét xử và
ra bản án tuyên bố bị cáo không có tội (xem các điều 180, 222 BLTTHS)
Đây cũng là căn cứ để Tòa án cấp phúc thâm quyết định hủy bản án sơ thâm,tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án (xem điều 251 BLTTHS) Còn
các căn cứ khác quy định từ khoản 3 đến khoản 7 Điều 107 BLTTHS là căn
cứ dé Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án (xem các điều 180, 251 BLTTHS)
Theo các quy định trên, khi xét xử xác định có căn cứ “người thực hiện hành
vi chưa đến tuôi chịu trách nhiệm hình sự” thì Tòa án ra quyết định đình chỉ
vụ án còn khi có căn cứ "hành vi không cấu thành tội phạm" thì Tòa án ra ban
án tuyên bị cáo vô tội Theo chúng tôi, việc quy định như rõ ràng là không
Trang 17hợp lý vì thực chất căn cứ “người thực hiện hành vi chưa đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự” là một trong những trường hợp thuộc căn cứ “hành vi không
cấu thành tội phạm” Về mặt hình thức, nếu như ban chất của hai căn cứ này
là như nhau thì giá trị pháp lý của các căn cứ này phải được quy định như
nhau Nếu căn cứ “hành vi không cau thành tội phạm” là căn cứ dé Tòa án ra
bản án tuyên bi cáo vô tội thì căn cứ “người thực hiện hành vi chưa đến tuôi
chịu trách nhiệm hình sự” cũng phải là căn cứ để Tòa án ra bản án tuyên bịcáo vô tội VỀ mặt nội dung, người thực hiện hành vi chưa đến tuôi chịu tráchnhiệm hình sự không phải là chủ thể của tội phạm, hành vi của họ không cấuthành tội phạm nên để phù hợp với quy định của luật hình sự thì Tòa án phải
ra bản án tuyên bố họ không có tội
Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng không nên quy định căn cứ
“người thực hiện hành vi chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự” thành mộtcăn cứ riêng Cần xác định đây là một trường hợp thuộc căn cứ “hành vikhông cấu thành tội phạm” và có cùng một giá trị pháp lý trong quá trình giảiquyết vụ án hình sự
3 Điều 107 BLTTHS không quy định căn cứ “người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh kháclàm mat khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình” làcăn cứ không khởi tố vụ án hình sự Theo chúng tôi trường hợp này cũng cầnphải coi là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự Hành vi khách quan của tộiphạm phải có ba đặc điểm: phải có tính nguy hiểm cho xã hội; phải là hành vitrái pháp luật hình sự và phải là hoạt động có ý thức và ý chí.” Nếu ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi dang mắc bệnh tâm thanhoặc một bệnh khác làm mat khả năng nhận thức hoặc kha năng điều khiến
hành vi của mình thì họ không đủ điều kiện để có lỗi, hành vi của họ không bị
coi là tội phạm và họ không phải là chủ thể của tội phạm Điều 13 Bộ luật
" Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.
75.
13
Trang 18hình sự quy định “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mat khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệmhình sự; đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh” Như
vậy, trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự cũng phải được xác định là căn
cứ để không khởi tố vụ án Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, không cần thiếtphải quy định trường hợp này thành một căn cứ riêng biệt trong Điều 107
BLTTHS mà chỉ cần thống nhất xác định nội dung của căn cứ “hành vi khôngcấu thành tội phạm” bao gồm cả trường hợp này
Cũng có thể cho rằng, các nhà làm luật khi xây dựng Điều 107
BLTTHS đã xác định căn cứ “hành vi không cấu thành tội phạm” bao gồm cả
trường hợp “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mat khả năng nhận thức hoặc khanăng điều khiển hành vi của mình” Nếu hiểu như vậy thì thì khi xét xử Tòa
án phải ra bản án tuyên bị cáo vô tội nếu xác định người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh kháclàm mat kha năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình Tuynhiên, Điều 314 BLTTHS về vấn dé xét xử đối với người thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh kháclàm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình lạikhông quy định theo hướng đó.
Điều 314 BLTTHS về xét xử trong thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh (thủ tục đặc biệt áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự) quy định Tòa án có
thể ra một trong những quyết định sau: miễn trách nhiệm hình sự hoặc hìnhphạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; đình chỉ vụ án và áp dụngbiện pháp bắt buộc chữa bệnh; tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt
Trang 19buộc chữa bệnh; trả hồ sơ để điều tra lại hoặc điều tra bé sung Trong điềuluật này không có quy định về việc Tòa án ra bản án tuyên bị cáo không cótội, trong khi đó theo quy định chung, nếu có căn cứ “không có sự việc phạmtội và hành vi không cau thành tội phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều 107BLTTHS thì Tòa án phải ra bản án tuyên bị cáo vô tội Điều 314 BLTTHScũng không nêu căn cứ pháp lý để ra các quyết định miễn trách nhiệm hình sự
hoặc hình phạt; đình chỉ vụ án; tạm đình chỉ vụ án; trả hồ sơ để điều tra lại
hoặc điều tra bổ sung nên khó xác định được quyết định nào trong số cácquyết định được áp dụng trong trường hợp khi xét xử xác định được ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thầnhoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiểnhành vi của mình Đa số các ý kiến giải thích Điều 314 đều theo hướng Tòa
án ra quyết định đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc nếuxác định bị cáo không nhận thức và không điều khiển được hành vi của mình,
tức là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, do bị tâm thần
hoặc một bệnh lý khác '? Tuy nhiên, quy định tại các điều 180, 199, 251
BLTTHS về quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án khi xét xử lại không quy
định căn cứ này là căn cứ đình chỉ vụ án Dé giải quyết vấn dé này, theo
chúng tôi, cần phải thống nhất quan điểm xác định trường hợp người thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc
một bệnh khác làm mắt khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vicủa mình là thuộc căn cứ “hành vi không cấu thành tội phạm” Nếu xác định
căn cứ này ở giai đoạn xét xử thì Tòa án phải ra bản án tuyên bị cáo không
phạm tội và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị cáo Vì vậy,Điều 314 BLTTHS cần bé sung thêm quy định về việc Tòa án ra bản án tuyên
bố bị cáo không có tội khi có căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 107 Riêng
ở PGS TS Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2004, tr 846 và Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học, Bình luận khoa học Bộ luật tô tụng hình sự,
Hà Nội, 1992, tr 484.
15
Trang 20trường hợp bị cáo thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì ngoài việc ra bản án tuyên bị
cáo vô tội, Tòa án phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị cáo
4 Điều 105 BLTTHS quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêucầu của người bị hại Theo điều luật này, những vụ án về các được quy định
tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171
BLTTHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của đại diện
hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về
tâm thần hoặc thé chất Theo quy định này, ké cả trong trường hợp sự việc có
dấu hiệu tội phạm nhưng việc khởi tố vụ án hay không thì việc có khởi tố vụ
án hay không và có tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thâm vụ án hay không
là phụ thuộc vào ý chí của người bị hại và đại diện hợp pháp của họ, phụ
thuộc vào việc họ có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không Trong trường
hợp người đã yêu cầu khởi tố tự nguyên rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa
sơ thấm thì vụ án phải bị đình chỉ Tại khoản 2 Điều 164; khoản 1 Điều 169
và Điều 180 BLTTHS thể hiện rất rõ nội dung này khi quy định vụ án sẽ bị
đình chỉ khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tô trước khi mở phiên
tòa sơ thâm (theo quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS) Tuy nhiên, tại
Điều 107 BLTTHS lại không quy định việc người bị hại và đại diện hợp pháp
của họ không yêu cầu khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 105 BLTTHS là
căn cứ không khởi tố vụ án Theo chúng tôi, cần bố sung thêm căn cứ này và
Điều 107 BLTTHS để đảm bảo tính thống nhất giữa các điều luật quy định về
cùng một vấn đề pháp lý
5, Cần quy định thêm căn cứ “do chuyển biến của tình hình mà tội
phạm không còn nguy hiểm cho xã hội” là căn cứ không khởi tố vụ án Có
những trường hợp, khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì
vào thời điểm đó, luật hình sự quy định hành vi là tội phạm nhưng đến thời
điểm cơ quan có thẩm quyền khởi tố phát hiện hành vi của người đó thì hành
Trang 21vi này đã được luật hình sự bác bỏ, không coi là tội phạm Trong trường hợp
này, họ là chủ thé của tội phạm nhưng do chuyên biến của tình hình nên tội phạm đó không còn nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải truy cứu
- trách nhiệm hình sự, không can thiết buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt Nếu đã xét thấy không cần thiết
phải xử ly về hình sự thì việc khởi tô vụ án trong trường hợp này là hoàn toàn
không cần thiết, vì vậy nên bổ sung căn cứ này là căn cứ không khởi tố vụ án
hình sự.
Điều 25 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, trong đó có quy định về trường hợp khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, do sự chuyên biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội là điều kiện miễn trách nhiệm hình sự Theo
nội dung này, việc xem xét điều kiện miễn trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra
trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử Trong các giai đoạn này, Điều 25 BLHS được dùng làm căn cứ ra quyết định đình chỉ điều tra (trong giai đoạn điều tra) và đình chỉ vụ án (trong giai đoạn truy tố và xét xử) Theo chúng tôi, điều kiện miễn trách nhiệm hình sự “do sự chuyển biến của tình hình mà hành
vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội” có thể xác định được ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án qua luật sửa đổi bỗổ sung một số quy định của BLHS
và Nghị quyết số 33/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành luật sửa đổi bổ
sung một số điều của BLHS Vì vậy, cần coi đây là căn cứ không khởi tố vụ
án, nếu trước khi quyết định việc khởi tố vụ án mà xác định tội phạm do sự chuyền biến của tình hình không còn nguy hiểm cho xã hội thì cơ quan có
thâm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự
6 Từ những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị sửa đối, bỗổ sung một số
điều luật như sau:
Diéu 107 Căn cứ không không khởi tô vụ án hình sự;
-THƯ VIÊN ˆ
TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI
PHONG ĐỌC _ 2272
Trang 221 Không có sự việc phạm tội;
2 Hanh vi không cau thành tội phạm;
3 Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định
đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
4 Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
5 Tội phạm được dai xá;
6 Do chuyên biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy
hiểm cho xã hội nữa
7 Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết trừ trường
hợp cần tái thâm đối với người khác
Diéu 314 Xét xử
1 Tòa án có thể ra một trong những quyết định sau đây:
a, Tuyên bị cáo không có tội; tuyên bị cáo không có tội và áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh;
b, Miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt và áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh;
c, Đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
d, Tạm đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
e, Trả hồ sơ để điều tra bổ sung và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh;
Ngoài ra, khoản 1 Điều 25 BLHS cần bổ sung thêm “khi tiến hành khởi
to, điều tra, truy tố, hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi
phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiém cho xã hội nữa”.
Trang 23YÊU CAU KHOI TO VỤ ÁN HÌNH SỰTHEO QUY ĐỊNH TẠI DIEU 105 BLTTHS
ThS Mai Thanh Hiếu
1 Các trường hợp chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
Về nguyên tắc, khởi tô vụ án hình sự là quyền chủ động của cơ quan có
thâm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị thiệt hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ Tuy nhiên, trong một số trường hợp, yêu cầu
- khởi tố của chủ thé bị thiệt hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ được
pháp luật quy định là điều kiện bắt buộc để khởi tố vụ án hình sự Theo Điều
105 BLTTHS, đó là các trường hợp quy định tại khoản 1 các điều 104, 105,
106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 BLHS về các tội cé ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác; cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tỉnh thần
bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khoẻ của
người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vô ý gây thương tíchhoặc gây tôn hại cho sức khoẻ của người khác; vô ý gây thương tích hoặc gây
tốn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc
quy tắc hành chính; hiếp dâm; cưỡng dâm; làm nhục người khác; vu khống;
xâm phạm quyền tác giả; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu chỉ áp dụng đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 của 11 điều luật về các tội phạm nêu trên Đây không phải là những tội phạm gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã
hội Ngoài những trường hợp phạm tội đó, yêu cầu của chủ thé bị thiệt hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ không phải là điều kiện khởi tố vụ
án hình sự.
Phạm vi các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu quy định tại
BLTTHS năm 2003 không thay đổi so với quy định tại BLTTHS năm 1988
19
Trang 24Tuy nhiên, phạm vi các trường hop chỉ được khởi tố theo yêu cầu quy định tại
BLTTHS năm 2003 đã bị thu hẹp do chính sách và kỹ thuật lập pháp hình sự.Theo Nghị quyết số 33/2009/NQ-QHI12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc
thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, kế từ ngày 19/6/2009
người thực hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 131 BLHSkhông bị xử ly về hình sự, vì vậy tội phạm quy định tại khoản 1 điều này cũng
không còn là trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cau
Trong khoa học luật tố tụng hình sự, việc mở rộng phạm vi các trường
hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu đang được một số tác giả đặt ra." Chúng
tôi đồng tinh với quan điểm “ương quan giữa công fÕ và tự to phản ánh
tương quan giữa lợi ích Nhà nước, xã hội và lợi ích cá nhân Trong tình hình
hiện nay, khi qua trình dân chủ được phat triển hơn bao giờ hết, đang xuất hiện yêu câu cải cách tổ tụng theo hướng dân chủ hoá thì việc cân đối lại
tương quan trong pháp luật giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội mà Nhà
nước là người đại diện cân được đặt ra ”.° Đương nhiên,việc mở rộng phạm
vi các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu phải “trong giới hạn Nhànước và xã hội chấp nhận được ”.1
Theo chúng tôi, việc mở rộng phạm vi các trường hợp chỉ được khởi tố
theo yêu cầu cần xuất phát từ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, lợi ích của chủ thể bị thiệt hại và người thực hiện hành vi
phạm tội Đó phải là những trường hợp không gây nguy hại rất lớn hoặc đặc
biệt lớn cho xã hội và nêu cơ quan có thâm quyên chủ động khởi tô có thê gây
('*), Bùi Đức Hiển, “Về tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ: phi tội phạm hoá hay chi khoi t6 khi có yêu cầu của người bị hại”, Tạp chi TAND, số 9 tháng 5/2009, tr 8; Nguyễn Mai
Bộ, “Một số VƯỚNg mắc, bất cập trong các ; quy định của BLTTHS và hướng hoàn thiện”, Tap chí Nhà nước
và pháp luật, sỗ 4 (252)/2009, tr 50; Nguyễn Đức Thái, “Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng chế định
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chi kiếm sát, số 9 tháng 5/2009, tr 27, 28.
(C”) Nguyễn Mạnh Kháng, “Cải cách tư pháp và vấn dé tranh tụng”, Tap chí Nhà nước và pháp luật, số
10/2003, tr 36.
(9%, Trần Quang Tiệp, “Một số van dé lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”, Tap
chí kiểm sát, số 1/2006, tr 29.
Trang 25thêm những tốn thất về tinh thần, làm lộ bí mật đời tư của người bị hại, phá
vỡ sự tha thứ, hoà giải và thoả thuận bồi thường giữa các bên
Chúng tôi đồng ý với quan điểm mở rộng phạm vi các trường hợp chỉ
được khởi tố theo yêu cầu đối với tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ quy định tại khoản | Điều 202 BLHS Hành vi phạm tội theo điều khoản này không gây nguy hại rất lớn hoặc đặc biệt lớn
cho xã hội Thực tế, nhiều trường hợp người bị hại là người thân thích hoặc
bạn bè của người thực hiện hành vi phạm tội Sau khi bên bị thiệt hại đã được
bồi thường thoả đáng cơ quan điều tra thường không ra quyết định khởi tố vụ
án Nếu đã khởi tố bên bị thiệt hại thường viết đơn bãi nại Việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt tù đối với bị cáo làm cho họ không
tích cực thực hiện bồi thường
Đồng thời với việc mở rộng phạm vi các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu đối với tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS, cần huỷ bỏ khoản 4 của điều luật này Hành vi phạm tội theo khoản 4 Điều 202 BLHS chưa gây ra thiệt hại thực tế nên chưa có người bị hại dé đưa vào trường hợp chỉ được khởi tổ theo yêu cầu Mặt khác, hành vi phạm tội theo khoản 4 có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn hành vi phạm tội theo khoản | Điều 202 BLHS Trong cùng điều luật, việc chủ động khởi tố vụ án đối với tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn trong khi chỉ được khởi tố
vụ án theo yêu cầu đối với tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội cao hơn là không hợp ly.
Việc mở rộng phạm vi các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu
cũng cần đặt ra đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại khoản 1 Điều 170a BLHS Khoản 1 của điều này quy định người không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà thực hiện hành vi sao chép tác phâm, bản ghi âm, bản ghi hình hoặc phân phối đến công chúng
21
Trang 26bản sao tác phẩm, ban sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình xâm phạm quyền
tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thươngmại thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cảitạo không giam giữ đến hai năm Việc mở rộng phạm vi các trường hợp chỉ
được khởi tố theo yêu cầu đối với tội xâm phạm quyển tác giả, quyền liên
quan quy định tại khoản 1 Điều 170a BLHS như sự thay thé cho việc không
được khởi tố đối với tội xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 131
2 Chủ thé của quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS, chủ thể của quyền yêu
cầu khởi tố vụ án hình sự là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của
người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc
thể chất
Quy định này dẫn đến cách hiểu: chủ thé của quyền yêu cầu khởi tố vụ
án hình sự là cá nhân, bởi vì người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ
(người đại diện theo pháp luật) đều là cá nhân Cơ quan, tô chức bị loại khỏi
phạm vi chủ thể của quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự bởi vì co quan, tổ
chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu béi thường thiệt hai
không phải là người bị hại, mà là nguyên đơn dân sự (khoản 1 Điều 52
BLTTHS).
Thực tế, chủ thé của quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự có thể là cơ
quan, tổ chức Cơ quan, tô chức là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lýchỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu khởi tố tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS."”
Mặt khác, hành vi phạm tội vi phạm quy định về điều khiến phươngtiện giao thông đường bộ theo khoản 1 Điều 202 BLHS có thé gây thiệt hại
(”) Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP ngày 29/02/2008 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các
hành vi xâm phạm quyển sở hữu trí tuệ; xem thêm điểm b.4 khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số
33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bé sung một số điều của BLHS.
Trang 27nghiêm trọng cho tài sản của cơ quan, tô chức Nếu quy định vụ án về tộiphạm này chỉ được khởi tố theo yêu cầu thì cũng cần quy định cơ quan, tổchức bị thiệt hại nghiêm trọng về tài sản do tội phạm gây ra là chủ thé củaquyền yêu cầu khởi tố Tương tự, nếu quy định vụ án về tội xâm phạm quyên
tác giả, quyền liên quan theo khoản 1 Điều 170a BLHS chỉ được khởi tố theoyêu cầu thì cũng cần quy định cơ quan, tổ chức là chủ thể quyền tác giả,
quyên liên quan có quyền yêu cầu khởi tố
Như vậy, việc công nhận cơ quan, tô chức là chủ thể của quyền yêu cầu
khởi tố không chỉ là công nhận một thực tế mà còn tạo cơ sở cho việc mở
rộng phạm vi các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu Cơ quan, tổ chức yêu cầu khởi tố có thể đồng thời là nguyên đơn dân sự nếu họ có yêu cầu bồi
thường thiệt hại.
Do đó, chúng tôi đề nghị sửa đổi Điều 105 BLTTHS theo hướng: sửatiêu dé điều luật thành “khởi tổ vụ án hình sự theo yếu cau” (bỏ cụm từ “của
người bị hai”), đồng thời quy định cụ thé trong nội dung điều luật các chủ thê
của quyền yêu cầu khởi tố gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm (thuộc phạm vi các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu) gây ra và
người đại diện hợp pháp của họ Nếu quan điểm này không được chấp nhận
thì phải sửa đổi quan niệm về người bị hại, công nhận người bị hại có thể là
cơ quan, tô chức
3 Nội dung và hình thức yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thể hiện dưới hình thức đơn hoặc trìnhbày trực tiếp Đơn yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu
cầu Trường hợp yêu cầu khởi tố được trình bày trực tiếp thì cơ quan điều tra,
viện kiểm sát lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố có chữ ký hoặc
điểm chỉ của người yêu câu Biên bản do viện kiêm sát lập được chuyên ngay
23
Trang 28cho cơ quan điều tra dé xem xét việc khởi tô vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ
vụ an.) |
Pháp luật hiện hành chưa có quy định về nội dung yêu cầu khởi tố vụ
án hình sự Người yêu cầu thường không biết cách thể hiện chính xác ý chícủa mình trong đơn Vì vậy, nếu đơn chỉ yêu cầu chung chung là xử lý sự việctheo pháp luật thì các cơ quan tiến hành tổ tụng thường có quan điểm khácnhau trong việc coi đó là đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không Cótrường hợp người bị hại về tội làm nhục người khác sau khi gửi đơn với nộidung yêu cầu co quan điều tra “giải quyết việc người đàn ông hành hung
() nên không thé xác định lại yêu cầu
người đàn bà” đã bỏ đi khỏi địa phương
chính xác của họ Có những quyết định giám đốc thấm của Toà hình sựTANDTC hoặc quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng
VKSNDTC cho việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình
báo tại công an phường và đề nghị xử lý người có hành vi phạm tội trước
pháp luật là yêu cầu khởi 6.0”
Theo chúng tôi, việc khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp chỉ được
khởi tố theo yêu cầu đòi hỏi sự thể hiện chính xác ý chí yêu cầu khởi tố Dovậy, cơ quan có thâm quyền cần ban hành mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ ánhình sự Trong khi chờ ban hành mẫu đơn, cần coi nội dung yêu cầu khởi tổ
phải là yêu cầu xử lý sự việc theo pháp luật hình sự, không đòi hỏi người yêucau phải xác định tội danh va điều khoản BLHS Việc định tội danh là tráchnhiệm của cơ quan tiến hành tổ tụng hình sự, không phải là nghĩa vụ củangười yêu cầu khởi tố Nếu chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc cải chính,xin lỗi thì không phải là yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Nếu chỉ yêu cầu chung
chung xử lý sự việc theo pháp luật thì cần xác định lại chính xác nội dung yêu
('*), Mục 7.2 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của VKSNDTC,
Bộ công an, Bộ quôc phòng về quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong thực hiện một
số quy định của BLTTHS năm 2003.
('°) Đinh Văn Qué, Binh luận án, Nxb TP Hồ Chi Minh, 1998, tr 276
() Quyết định giám đốc thâm số 74/HS-GĐT ngày 31/8/2000 của Toà hình sự TANDTC, Quyết định giám
đốc thẩm số 62/HS-GĐT ngày 08/8/2000 của Toà hình sự TANDTC, Quyết định kháng nghị giám đốc thấm
số 13/QD-VKSTC-V3 ngày 31/5/2005 của Viện trưởng VKSNDTC.
Trang 29cầu Trên cơ sở nguyên tắc giải thích sự nghỉ ngờ theo hướng có lợi cho người
bị buộc tội, nếu không thé xác định lại chính xác nội dung yêu cầu thì phải coinhư không có yêu cầu khởi tố
4 Hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án
Yêu cầu khởi tố là điều kiện cần dé khởi tố đối với các tội phạm chỉ
được khởi tổ theo yêu cầu Do đó, trong trường hợp yêu cầu khởi tố là điều kiện bắt buộc mà toà án cấp sơ thâm khi chuẩn bị xét xử phát hiện trong hồ sơ
vu án không có yêu cầu khởi tố thì phải trả hồ sơ dé điều tra bố sung theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 179 BLTTHS do vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng.“
Yêu cầu khởi tế là điều kiện cần nhưng không phải là căn cứ khởi tổ vụ
án hình sự Căn cứ duy nhất khởi tố vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm đã được xác định Nếu chỉ có yêu cầu khởi tổ mà không có dấu hiệu tội phạm thì
không được khởi tố vụ án hình sự Ngược lại, xác định được dấu hiệu tội
phạm thuộc các trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu nhưng không có yêu cầu khởi tố thì cũng không được khởi tố vụ án hình sự.
Pháp luật không buộc tat cả các chủ thể bị thiệt hại đều yêu cầu khởi tố mới được khởi tố vụ án hình sự Trong thực tiễn, có hội đồng giám đốc thâm cho rằng nếu chỉ một trong số các chủ thể bị thiệt hại yêu cầu khởi tố thì không được truy cứu người thực hiện hành vi phạm tội về tình tiết phạm tội
đối với nhiều người.”
Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu viện
kiểm sát rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố nhưng người bị hại hoặcngười đại diện hợp pháp của họ không đồng ý thì toà án vẫn phải xét xử toàn
bộ vụ án.
(') Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 của TANDTC giải đáp một số van dé về hình sự, dân sự,
kinh tế, lao động, hành chính và tô tụng.
(2) Quyết định giám đốc thẩm sé 08/2006/HS-GĐT ngày 22/11/2006 của Toà hình sự TANDTC.
Tà
Trang 30Theo quy định tại khoản 3 Điều 51 BLTTHS, trong trường hợp vụ ánđược khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì người bị hại hoặc người đạidiện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà Nếu pháp luật khôngcông nhận người bị hại là cơ quan, tô chức thì quy định này cần được sửa là
“Trong trường hop vụ án được khởi tô theo yêu cẩu quy định tai Diéu 105của Bộ luật này thì người yêu câu khởi tổ, người đại diện hợp pháp hoặc
người bảo vệ quyên lợi của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà sơ thẩm °.
Hiện nay, những chủ thé không phải là người bị hại như nguyên đơn dân sự,
người đại diện hợp pháp và người bảo vệ quyén lợi của họ chưa được khoa
học luật tố tụng hình sự cũng như luật thực định thừa nhận rộng rãi là chủ thể của chức năng buộc tội Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ đã “gián tiếp thực
¡”É) thông qua quyền chứng minh tội phạm và người
hiện chức năng buộc tội
phạm tội làm cơ sở cho yêu cầu bồi thường thiệt hại “nén họ là chủ thé của chức năng buộc tội” Trong trường hợp cơ quan, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tô chức quản lý chỉ dẫn địa lý yêu cầu khởi tố tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS thì chính ho
trực tiếp thực hiện chức năng buộc tội
BLTTHS hiện hành chưa quy định rõ việc buộc tội được thực hiện tại
thời điểm nao tại phiên toà Theo chúng tôi, những vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu được khởi động do yêu cầu của chủ thé bị thiệt hại nên họ, người
đại diện hợp pháp hoặc người bảo vệ quyền lợi của họ trình bày lời buộc tội
trước khi kiểm sát viên đọc bản cáo trạng Điều 206 BLTTHS cần được bố sung “Trong trường hop vụ án được khởi tô theo yêu cẩu quy định tai Điều
105 của Bộ luật này thì người yêu cẩu khởi tố, người đại diện hợp pháp hoặc
(?) Nguyễn Trương Tín, “Một số vấn đề lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự và vấn đề sửa
đổi, bố sung BLTTHS 2003 liên quan đến chức năng buộc tội”, Tap chí Nhà nước và pháp luậi, số 8
(256)/2009, tr 79,
(4), Nguyễn Trương Tín, “Một số vấn dé lý luận về chức năng buộc tội trong tố tụng hình sự và vẫn đề sửa
đổi, bố sung BLTTHS 2003 liên quan đến chức năng buộc tội”, Tap chí Nhà nước và pháp luật, số 8
(256)/2009, tr 80.
Trang 31người bảo vệ quyên lợi của họ trình bày lời buộc tội trước khi kiểm sát viên
đọc ban cáo trang”.
Theo quy định của Pháp lệnh án phí, lệ phí toà án, người bị hại đã yêu
cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được
khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nếu Toà án tuyên bố bị cáo không cótội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật tốtụng hình sự (khoản 2 Điều 22); Người bị hại kháng cáo phải chịu án phí hình
sự phúc thâm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị
hại và Toà án cấp phúc thâm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơthẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội (khoản 3 Điều 23) Những quy địnhnày cần được sửa là: người đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơthâm trong trường hợp vụ án được khởi tổ theo yêu cầu của họ, nếu Toà ántuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự; người đã yêu cầu khởi tố kháng cáo
phải chịu án phí hình sự phúc thâm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo
yêu cầu của họ và Toa án cấp phúc thẳm giữ nguyên quyết định của bản án,quyết định sơ thâm, tuyên bố bị cáo không phạm tội
27
Trang 32MOT SO VAN DE VE KHOI TO VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YEU CAU CUA NGƯỜI BỊ HAI
ThS Nguyễn Hải Ninh
1 Điều 105 BLTTHS quy định “Những vụ án về các tội phạm quy
định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và
171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc
của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thê chất”
Như vậy mặc dù xác định có dấu hiệu của tội phạm nhưng để có thêkhởi tố vụ án hình sự cần phải có thêm điều kiện là yêu cầu khởi tô của người
bi hai.
Chủ thé có quyền yêu cầu khởi tố vụ án theo luật định là người bị hại
hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên,
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thé chat Đối chiếu với quy định tại điều 51 BLTTHS quy định về người bị hại chủ thé có quyền yêu cầu khởi tố
vụ án hình sự luôn là cá nhân không thể là cơ quan tổ chức theo quy định của
pháp luật.
Với các vụ án hình sự về các tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người quy định tại khoản 1 các
điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122 BLHS đối tượng bị thiệt hạiluôn là cá nhân và quyền yêu cầu khởi tố là quyền đặc trưng được pháp luậtquy định cho họ.
Tuy nhiên đối với vụ án hình sự về các tội xâm phạm quyền tác giả(Điều 131 BLHS) và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171
BLHS}? chủ thể bị thiệt hại không phải lúc nào cũng là cá nhân, mà có thé là
23 heo Nghị quyết số 33/2009/NQ-QHI2 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về việc thi hành luật sửa đổi, bd sung một số điều của BLHS “Kế từ ngày Luật sửa đối, bé sung một số điều của BLHS được công bố không xử lý
Trang 33cơ quan, tổ chức Do đối tượng của tội xâm phạm quyền tác giả là các tácphẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, báo chí, chương trình băng âm thanh, đĩa
âm thanh, băng ghi hình, đĩa ghi hình Quyên tác giả đối với những tác phẩm
nói trên là quyền được ghi tên mình vào tác phẩm do mình sáng tạo Vì vậy
trong trường hợp này có thể quyền tác giả thuộc về một cá nhân nhưng cũng
có thể thuộc về một tổ chức Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệpquy định tại Điều 171 BLHS, người phạm tội có hành vi chiếm đoạt, sử dụngbat hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệuhang hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệpkhác đang được bảo hộ tại Việt Nam.”° Chủ thể, bị thiệt hại bởi hành vi xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp cũng có thể là cá nhân nhưng cũng có thể là
tố chức
Theo quy định tại điều 105 BLTTHS, chủ thé có quyền yêu cầu khởi tố
là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa
thành niên hoặc có nhược điểm về tâm than, thé chất Nếu chủ thé bị thiệt haibởi hành vi phạm tội quy định tại điều 131, 171 BLHS là cơ quan, tô chức thìcăn cứ vào điều 52 BLTTHS họ sẽ tham gia tố tụng với tư cách nguyên dondân sự Khi đó các chủ thé bị thiệt hại sẽ không có quyền yêu cầu khởi tố vụ
án hình sự vì họ không phải là người bị hại.
Với các vụ án hình sự về tội xâm phạm quyén tác giả, tội xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp mà mức độ nguy hiểm của hành vi được xác định
là tương ứng với quy định tại khoản 1 Điều 131, khoản 1 Điều 171 BLHS,nếu chủ thể bị thiệt hại là cơ quan, tổ chức thi mặc dù cơ quan, tô chức bị thiệt
hại mong muôn người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, vụ án cũng
về hình sự đối với người thực hiện một trong các hành vi các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tạiđiều 131 của BLHS; các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điều 171 của BLHS, trừ
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa ly”.
*° Từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 hành vi xâm phạm quyền sử hữu công nghiệp đôi với nhãn hiệu hàng hoá, chỉ
dẫn địa lý mới bị coi là tội phạm Trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng
khác không bị coi là tội phạm.
29
Trang 34không thé khởi tố được vì các chủ thé này không có quyền yêu cầu khởi tố do
họ được xác định tham gia tổ tụng với tu cách là nguyên đơn dân sự Ngườithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp này mặc nhiênkhông phải chịu trách nhiệm hình sự do thiệt hại họ gây ra là cho tổ chức, cá
nhân.
Như vậy nếu hành vi phạm tội theo khoản 1 các điều 131, 171 BLHS
gây thiệt hại cho cá nhân trách nhiệm hình sự có được xem xét hay không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị
hại chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần, thể chất; nếu thiệt hại gây ra
cho tô chức thì trách nhiệm hình sự không thể được xem xét do các chủ thékhông có quyền mà yêu cầu khởi tổ lại điều kiện bắt buộc đối với các tội này
Xuất phát từ quan điểm cho rằng việc khởi tố các vụ án hình sự với cáctội quy định tại Điều 105 BLTTHS cần phải có thêm điều kiện yêu cầu khởi
tổ của người bị hại nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, tạo điềukiện cho họ cân nhắc, tính toán xem việc khởi tố vụ án hình sự có gây bat lợi
cho họ hay không ””, thì với các vụ án hình sự về tội quy định tại khoản 1 điều
131 và khoản 1 điều 171 cũng phải lưu ý đến ý chí của nguyên đơn dân sự
Tác giả kiến nghị, sửa đổi Điều 105 BLTTHS theo hướng bé sung chủthé có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự cho nguyên đơn dân sự với các tộiphạm quy định tại khoản 1 các điều 131, 171 BLHS.”
2 Khoản | điều 105 BLTTHS quy định “Những vụ án về các tội phạmđược quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121,
122, 131, 171 của BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại
hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên,
người có nhược điêm về tâm thân hoặc thê chât”
” Trần Quang Tiệp “Một số vấn dé lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”, Tạp chí
kiểm sát số 1 năm 2006
”® Kể từ ngày 1 thang 1 năm 2010 hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại điều 131 không phải chịu
trách nhiệm hình sự.
Trang 35Theo quy định nếu người bị hại là người chưa thành niên, người cónhược điểm về tâm than hoặc thé chat thì chỉ có người đại diện hợp pháp của
ho có quyền yêu cầu khởi tố Quy định này của pháp luật bảo vệ được quyền
và lợi ích hợp pháp của người bị hại vì khi có hạn chế về khả năng nhận thức
do tuôi hoặc do nhược điểm về tâm than, thé chất họ cần phải có người thaymặt mình bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình Tuy nhiên vấn đề phát sinh
trong thực tiễn là nếu tại thời điểm yêu cầu khởi tố, người bị hại chưa thành
niên nhưng sau đó họ thành niên thì việc giải quyết vụ án sẽ được tiếp tục như
thế nào Hiện nay do BLTTHS chưa có quy định về người đại diện hợp phápcủa người bị hại nên chưa có căn cứ dé giải quyết Tuy nhiên nếu căn cứ vàoĐiều 147 BLDS thì đại diện theo pháp luật của cá nhân chấm dứt khi người
được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục”
và như vậy quyền của họ trong vụ án hình sự khởi tố theo yêu cầu của người
lợi cho mình hay không Chính vì vậy khi người bị hại đã thành niên hoặc đã
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự quyền quyết định có giải quyết tiếp vụ việc
vi phạm pháp luật bằng một vụ án hình sự hay dân sự phải do chính họ quyếtđịnh Vì vậy BLTTS cần quy định theo hướng khi người bị hại đã thành niên
' Tuy nhiên cần lưu ý là đại diện theo quy định của BLDS để thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện Còn trong vụ án hình sự, ngoài vấn đề bồi thường thiệt hại là vấn để dân sự thì yêu cầu của người đại diện hợp pháp còn là điều kiện dé khởi tố vụ án hình sự và vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ được giải quyết chung theo nguyên tắc quy định tại Điều 28 BLTTHS.
*° Khoản 2 Điều 105 BLTTHS quy định “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày
mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”
Ai
Trang 36hoặc năng lực hành vi đã được khôi phục thì việc có rút yêu cầu khởi tố vụ ánhình sự hay không phải do họ quyết định.
3 Khoản 5 điều 51 BLTTHS quy định “ Trong trường hợp người bị hạichết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại điều
này” Trong các quyền quy định tại điều 51 BLTTHS, có dé cập đến quyền
trình bày lời buộc tội tại phiên toà của người bị hại hoặc đại diện hợp pháp
của người bị hại trong trường hợp vụ án được khởi tô theo yêu cầu của người
bị hại nhưng không đề cập đến quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.°! Như
vậy:
- Nếu người bị hại chết, người đại diện hợp pháp của người bị hại cóquyền yêu cầu khởi tô vụ án hình sự hay không
- Trường hợp người bị hại chết sau khi vụ án đã được khởi tế theo yêu
cầu của họ, việc giải quyết vụ án được tiến hành thế nào (trong trường hợpquyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp được thừa kế lại cho cá nhân hoặc tổ
chức khác theo luật định hoặc theo di chúc)
Để giải quyết được những vấn đề này cần xuất phát từ quy định củapháp luật về sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người bị hại Hiện
nay BLTTHS không phân biệt hai trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị hại nói chung và người đại diện hợp pháp của người bị hại là người
chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thé chất, tâm thần Một sốnhà nghiên cứu đã có đề xuất phải bố sung quy định của pháp luật về ngườiđại diện hợp pháp của người bị hại” Các ý kiến đề xuất đó là có cơ sở và căn
* Bài viết chi dé cập đến vấn dé có hay không quyên yêu cầu khới tố vụ án hình sự của người đại diện hợp
pháp trong trường hợp người bị hại chết Một số vấn để khác liên quan đến khởi tố vụ án hình sự theo yêu
cầu của người bị hại như: thủ tục trình bày lời buộc tội tại phiên toà có thê xem thêm (Nguyễn Thị Liên,
“Người bị hại đã yêu cầu khởi tố trình bày lời buộc tội tại phiên toà theo trình tự, thủ tục nào?” Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật số 8(173)/2006; Lê Tiến Châu, “Người bị hại trong tố tụng hình sự”, tạp chí khoa học pháp
lý sb 1 382007.
34 Trà an Quang Tiệp, “Một số vấn dé về người bị hai, nguyên don dân sự trong BLTTHS 2003”, Tạp chí Kiếm
sát số 4 (02-2006)
Trang 37cứ khoa học, tác giả cũng đồng ý cần phải bé sung quy định về người đại diệnhợp pháp của người bị hai vào BLTTHS như một chủ thể tham gia tô tụng.
Trong trường hop sau khi vụ án hình sự vé các tội quy định tại điều 105BLTTHS xảy ra, người bị hại chết mà chưa có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự,người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố hay
không Nếu người bị hại đã có uy nhiệm bằng văn bản dé người đại diện hợp
pháp thực hiện các quyền tố tụng của mình theo luật định thì người đại diện
hợp pháp có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, vụ án được giải quyết theo trình
tự, thủ tục luật định Trường hợp người bị hại trước khi chết chưa làm giấy uỷnhiệm cho ai người là đại diện hợp pháp thì vấn đề giải quyết vụ án hình sự sẽkhông được đặt ra vì quyền này là quyền nhân thân của riêng người bị hại màluật quy định Tuy nhiên nếu vi phạm pháp luật có hậu quả cần phải bồi
thường thiệt hại thì sẽ giải quyết bằng việc khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân
sự Trường hợp người bị hại chưa thành niên chết trước khi yêu cầu khởi tố,
quyền yêu cầu khởi tố theo luật định vẫn thuộc về người đại diện hợp pháp
của họ.
Trường hợp người bị hại trong các vụ án hình sự về tội xâm phạm
quyên tác giả, quyền sở hữu công nghiệp chết trước khi có yêu cầu khởi tố đối
với hành vi xâm phạm đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp thì người
thừa kế hợp pháp của họ sẽ trở thành người bị hại và họ có quyền yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự Nếu người bị hại trong vụ án về các tội này chết sau khi
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tế vụ án hình sự bằng một hình thức nhất
định thi trong trường hợp này vụ án vẫn tiến hành tố tụng theo thủ tục luật
định.
4 Khoản 2 Điều 105 BLTTS quy định “Người bị hại đã rút yêu cầukhởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị épbuộc cưỡng bức” Theo quy định quyền yêu cầu lại trong trường hợp việc rút
yêu câu do bị ép buộc, cưỡng bức chỉ thuộc về người bị hại Như vậy trong
pe
Trang 38trường hợp người đại diện hợp pháp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức thì
họ lại không có quyên yêu cau lại Dé đảm bảo quyên tự do lựa chọn sự cách
thức giải quyết với vi phạm pháp luật đối với các vụ án về các tội quy định tạiđiều 105 BLTTHS quy định này cần được sửa đổi như sau “ Người đã yêucầu khởi tố rút yêu cầu thì không có quyên yêu cau lại, trừ trường hợp rút yêu
cau do bị ép buộc cưỡng bức”./.
Trang 39PHAN 2
HOAN THIEN CAC QUI DINH CUA
BO LUAT TO TUNG HINH SU’
VE DIEU TRA VU ÁN HÌNH SỰ
Trang 40DOI MỚI HE THONG CO QUAN CẢNH SÁT DIEU TRA
PGS TS Nguyén Ngoc AnhThS Nguyén Ngoc Khanh
1 Lich sử hình thành và phát triển của cơ quan điều tra trong
Công an nhan dân
Cùng với sự ra đời của hệ thống Tòa án cách mạng, ngày 21/02/1946,Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ký sắc lệnh số23/SL hợp nhất các sở liêm phóng và Sở Cảnh sát toàn quốc thành một cơ
quan và đặt tên là “Việt Nam Công an vụ” Ngày 20/7/1946, Chủ tịch Chínhphủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành sắc lệnh số 131/SL về tổ
chức Tư pháp Công an Sắc lệnh quy định: “Tư pháp Công an có nhiệm vụ
truy tầm tất cả các sự phạm pháp; sưu tập các tang chứng, bắt người phạmpháp giao cho các Tòa án xét xử trong phạm vi luật pháp an định” Việc chiđạo, kiểm soát tổ chức và hoạt động Tư pháp công an thuộc tham quyền củaChưởng ly, Biện lý ở ngành tòa án Theo quy định này, có thê hiểu, Tư phápcông an chỉ là một lực lượng phục vụ cho hoạt động tố tụng của Tòa án, bị chiphối bởi các chức danh có thâm quyền thuộc Tòa án (Chưởng lý, Biện lý).Điều đặc biệt là pháp luật giao thâm quyền điều tra cho từng chức danh “Ủy
viên Tư pháp công an” cụ thể như Trưởng Ty, Trưởng phòng, Trưởng ban
chính trị, Tư pháp mà không phải là giao thâm quyền điều tra chung cho cơquan Tư pháp Công an.
Ngày 16/02/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ky sắc lệnh số 141/SL đối
Nha Công an Việt Nam thành Thứ Bộ Công an và giao nhiệm vụ cho Vụ
Chấp pháp của Thứ Bộ Công an nhiệm vụ điều tra, lập hồ sơ đề nghị truy tốcác vụ phạm tội phản cách mạng và hình sự khác, quản lý các trại giam Ở Ty
Công an tỉnh có Ban Chấp pháp, ở Công an Liên khu có Phòng Chấp pháp
Việc thành lập cơ quan Chấp pháp ở ngành Công an đánh dau bước chuyển