1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Tiếp xúc cử tri của Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh, từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

99 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiếp Xúc Cử Tri Của Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh, Từ Thực Tiễn Tỉnh Hải Dương
Tác giả Nguyen Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS Đặng Minh Tuần
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 23,07 MB

Nội dung

Đại biểu Hộiđồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, k

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYEN THỊ PHƯƠNG THẢO

TIẾP XÚC CỬ TRI CUA ĐẠI BIÊU HỘI DONG NHÂN DAN TINH,

TỪ THỰC TIEN TINH HAI DUONG

HA NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYEN THỊ PHƯƠNG THẢO

TIẾP XÚC CỬ TRI CUA ĐẠI BIÊU HOI DONG NHÂN DAN TINH,

TU THUC TIEN TINH HAI DUONG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính

Mã số: 8380101.02

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG MINH TUẦN

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong

bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ

tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét détôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cam on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trang 4

Chương 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VẺ TIẾP XÚC

CU TRI CUA ĐẠI BIEU HỘI DONG NHÂN DAN TINH 9

1.1 Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc tiếp xúc cử tri của Dai

biểu Hội đồng nhân dân tỉnh -2- 5£ 52+ z2 z+£z+zxerxrrxeree 9

1.1.1 Khai niệm tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh 9

1.1.2 Đặc điểm tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh 121.1.3 Nguyên tắc tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh 17

12 — Quy định pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh - - - - G0111 SH 1 khen kg 19

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiếp xúc cử tri của đại

biểu Hội đồng nhân dân tỉnh -2- 22 52+ z+z+zx+zxcrxerxee 241.3.1 Yếu tố nhận thức ¿- ¿-kSk+keEk+kEEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrkrri 24

1.3.2 Yếu tố pháp luật -¿+-+++<+EE+Ek+EEEEEEEEEEE2E1221221 212k crreei 26

1.3.3 Yếu tố tổ chức bộ máy - 2 + +s++x+Ek+EE+E£EEEEESEEEEErErkerkererree 28

1.3.4 Yếu tố cơ sở vật chất, tài chính -¿ 2+ z+xz+£x+rxsrxerxerxees 31 Kết luận Chương 1 - 2-2-5 5E2E£+EESEE2EEEEEEEEEEEEEE21121111 1111 cxe 32

Chương 2: THUC TRẠNG TIẾP XÚC CU TRI CUA ĐẠI BIEU

HỘI DONG NHÂN DAN TINH HAI DƯƠNG 33

2.1 Khái quát về Hội đồng nhân dân tỉnh Hai dương 332.1.1 Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tế - chính trị tỉnh Hải Dương 33

Trang 5

2.1.2 Cơ cau, thành phan và trình độ chuyên môn Đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh Hải Dương << + + E++vE+seeeseeesseeseees2.2 Thực tiễn tiếp xúc cử tri của Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh

Hải Dương hiện nay - c Sc 12v sseeserrrrrrerrreree

2.2.1 Những kết quả trong tiếp xúc cử tri của Đại biểu hội đồng nhân

dân tỉnh Hai Dương - - - - 5 5 332133311185 EE5EEErrrreeree2.2.2 Khó khăn trong tiếp xúc cử tri của Đại biểu hội đồng nhân dân

tinh Hải Dương - <1 11v ng ng ng

2.2.3 Những hạn chế trong tiếp xúc cử tri của Đại biểu hội đồng nhân

dân tỉnh Hải Dương - - - - - c3 E19 1 91 v.v ng kg

2.3 Một số vấn đề còn tồn tại trong tiếp xúc cử tri của Đại biểu

Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương -2- 2-55255z25e2 Kết luận Chương 2 - 2-2 SESE2E2E12E1211271717121121121111 11111 ye.

Chương 3: CÁC QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP NANG CAO CHAT

Các quan điểm nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của dai

biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương - 2:

Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò,

hiệu quả tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân trong bộ

00010800) 10211 13

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và chức năng của Hội đồng

nhân dân cấp tỉnh - ¿+ + s+E£+E£EE£EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrreee

Nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân

dan tinh Hai DUOng 10 -

Các giải pháp nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của đại

biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương - 2:Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối vớiHội đồng nhân dân cấp tỉnh 2-2-2 22 +E£E£2E£+EE+£x+rxerxerxee

Trang 6

3.2.2 Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và tiếp

xúc cử tri của đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Hải Duong 67

3.2.3 Nâng cao năng lực của đại biéu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 69

3.2.4 Nâng cao hiệu quả giám sát thực hiện ý kiến của cử tri gửi Hội

đồng nhân dân cấp tỉnh 2 2 2+ s+x+EE+£E+£E++EE+EE+Exzrxrrxerxee 71 3.2.5 Tao các điều kiện thuận lợi cho tiếp xúc cử tri của đại biểu hội

đồng nhân dân tỉnh Hai Dương ¿©5252 + ++zx+zxezse¿ 71

Kết luận Chương 35 oo c.cceccccccsessesssessessessessessecsucsssssessessessecsessecsussuesseeseeseeses 73

KẾT LUẬN - 2 5< SE E1 EEEEE211211211211211211 1111121121111 xcxye 74 TÀI LIEU THAM KHAO - 2: 2£ ©5S2E£+EE££EE£EEtEEEeEErrEkrrkerrrrrkd 75

PHU LỤC .2¿2¿-22222112221212111111122212111 1112210011120 e 78

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

ĐBQH: Đại biéu Quốc hội

HĐND: Hội đồng nhân dân

HIX: Hợp tác xã

MTTQ: Mặt trận tổ quốc

TCCQĐP: Tổ chức chính quyền địa phươngTXCT: Tiếp xúc cử tri

UBMTTQ: Uy ban Mặt trận tô quốc

UBND: Ủy ban nhân dân

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ

SỐ hiệu Tên biéu do Trang

Biểu đồ 2.1 | Cơ cấu đại biéu Hội đồng nhân dân tinh Hải Duong 38

Biểu đồ 2.2 | Cơ cấu về nhân sự đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh

Hải Dương 39

Biểu dé 2.3 | Cơ cấu về trình độ chuyên môn đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh Hải Dương 40

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài

“Tiếp xúc cử tri là một trong những nhiệm vụ của đại biểu HĐND, đã

được quy định Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND được hiểu là việc đại biểu HĐND thông qua các cơ quan, tô chức có thẩm quyền tổ chức gặp gỡ cử tri nơi bầu ra mình để thu thập ý kiến, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cử tri chuyền tải đến HĐND, đồng thời báo cáo với cử tri việc thực

hiện nhiệm vụ của người đại biểu Làm tốt công tác tiếp xúc cử tri, giải quyếtkịp thời các ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng chính đáng và những bức xúc của

cu tri sẽ gop phan giữ vững ôn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địaphương, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của người đại biểu HĐND, từ đó

nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp” [14, tr.34].

Việc tiếp xúc cử tri của dai biêu HĐND đặt ra hai van dé đó là:

Thứ nhất, cử tri chủ động trực tiếp chuẩn bị những kiến nghị đề xuất của

mình phản ánh tới đại biểu HĐND, đại biểu HĐND lắng nghe những ý kiến,

kiến nghị phản ánh của cử tri và tông hợp, tiếp thu có chon lọc những ý kiến đó.

Thứ hai, đại biêu HĐND chủ động chuẩn bị nội dung để tiếp xúc với cử

tri, cử tri nghe người đại biéu của mình báo cáo và nêu ra các ý kiến, kiếnnghị của mình Hai van này liên quan chặt chẽ với nhau, thé hiện mối quan hệ

gan bó giữa đại biểu với cử tri, Đại biểu HĐND chính là cầu nối giữa cử tri với cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” [11, tr.9] Mặc du đã có gắng

đổi mới, tuy nhiên hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tinh HảiDương vẫn còn có những hạn chế đó là: số điểm tiếp xúc còn ít, mỗi đợt tiếpxúc cử tri đại biéu chỉ đi đến được một hai điểm của xã, thi tran nơi ứng cử (ởtrụ sở UBND hoặc một điểm bản) chưa tiếp xúc được hết cử tri của các bảnnên đại biêu HĐND không thể nắm bắt, thu thập hết ý kiến, nguyện vọng của

nhân dân Các cuộc tiép xúc cử tri thường chỉ được tô chức trước va sau kỳ

Trang 10

họp, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, theo lĩnh vực còn hạn chế Công tác tổnghợp, phân loại ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa có

sự chat lọc (một số đại biểu HĐND tiếp thu tat cả các ý kiến, ké cả những kiếnnghị thuộc thầm quyên giải quyết của xã, thị tran) Công tác giám sát, đôn đốc

giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa được quan tâm đúng mức.

Từ thực tiễn hoạt động tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh Hải Dương trong thời gian qua, hiệu quả của công tác tiếp xúc cử tri phụ thuộc vào nhiều yếu

tố, thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng

tiếp xúc cử tri của đại biêu HĐND các cấp, góp phần giữ vững và tăng cườnglòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, các cấp, cácngành Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội dongnhân dân tinh, từ thục tiễn tĩnh Hải Dương” là cần thiết, nhằm đánh giá

những kết quả đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế của pháp luật

về đại biểu HĐND và tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh.

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiTrong thời gian vừa qua, lĩnh vực tiếp xúc cử tri của đại biêu Hội đồngnhân dân tỉnh theo pháp luật Việt Nam, qua thực tiễn được rất nhiều ngườiquan tâm nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu với những cáchtiếp cận khác nhau, ở phạm vi lớn trên quy mô cả nước cho đến những phạm

vi nhỏ hơn như địa bàn tỉnh Có một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiềuluận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ với chủ đề liên quan, tiêu biểu có thé kế một sốnghiên cứu sau:

- Trần Văn Nam (2017), Quy định pháp luật về tiếp xúc cử trì của đại

biểu Hội đồng nhân dân tính - những van dé lý luận và thực tién, Luận văn

thạc sĩ Luật học tại Học viện Hành chính cơ sở Tp Hồ Chí Minh, đề tài đãtrién khai nghiên cứu gồm 3 phan; (i) là khái quát chung về tiếp xúc cử tri của

đại biêu Hội đông nhân dân tỉnh, khái niệm chung, mục đích và nguyên tặc,

Trang 11

pháp luật áp dụng giải quyết quan hệ tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồngnhân dân tinh; (ii) những quy định cụ thé của pháp luật điều chỉnh van đề tiếpxúc cử tri của đại biêu Hội đồng nhân dân tỉnh; (iii) là thực trang và giải phápcủa quan hệ tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ở Việt Nam.

- Ong Thị Mai (2016), Tổ chức va hoạt động của đại biểu Quốc hội và

Đoàn Đại biểu Quốc hội, qua thực tiên áp dụng pháp luật tại tỉnh Quảng

Nam, Luận văn thạc sĩ Chính trị học tại Học viện Chính trị khu vực III Luận

văn đã xây dựng các khái niệm cơ bản như khái niệm, chế định pháp lý, đồng

thời làm rõ bản chất và hệ quả pháp lý của mỗi hình thức hoạt động trongthực tiễn áp dụng và từ đó kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật

trong lĩnh vực này mà các quy định.

- Đoàn Văn Lâm (2018), Tiếp xúc cử trì của đại biểu Hội dong nhân

dân tỉnh và thực tiên thực hiện tại thành pho Ha Noi, Luan van thac si tai

Học viện Hanh chính Luan van đã di sâu nghiên cứu một số vấn đề lí luận

và thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về tiếp xúc cử tri của đại biểu

Hội đồng nhân dân tỉnh Phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về tiếp xúc

cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tại thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất

một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thipháp luật về vẫn đề này

- Vũ Ngọc Hà (2011), Quan hệ tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội vàthực tiễn tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sĩ Luật học tại Đại học Luật thành phố

Hồ Chí Minh, Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và quy định củapháp luật hiện hành về tiếp xúc cử tri của đại biéu Quốc hội Phân tích thực

tiễn áp dụng pháp luật tại Đoàn Đại biểu Quốc hội: từ đó đưa ra một số kiến

nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụngpháp luật về van dé này

- Phạm Văn Sơn (2016), Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế định pháp

Trang 12

lý về đại biểu HĐND tinh ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại họcNam Cần Thơ, Luận văn đã xây dựng các khái niệm cơ bản như khái niệmchế định pháp lý về đại biêu HĐND tỉnh ở Việt Nam, chế định pháp lý về tiếpxúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đồng thời làm rõ bản chất và

vai trò pháp lý của tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh Luận văn đã làm rõ cơ sở xã hội - lịch sử của việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội

đồng nhân dân tỉnh và chỉ ra những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việc tiếp xúc

cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ đại

biểu ở nước ta hiện nay Luận văn đã đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm nângcao hiệu quả của pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dântỉnh nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ đại biểu của HĐND tỉnh

- Lê Minh Thông, Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND

các cấp, Tạp chi Nhà nước và Pháp luật, số 6/1999 Bài viết đã nhấn mạnh đến van dé cần tiếp tục làm sáng tỏ mối quan hệ quyền lực giữa bộ máy nha nước ở trung ương và bộ máy quyền lực nhà nước ở địa phương Tác giả

khang định cần phải có các biện pháp bảo đảm dé HĐND có thực quyền,tránh tính hình thức của HĐND Theo tác giả, để HĐND có thực quyền, cầnxem xét lại tính chất “quyền lực” của HĐND, cần đổi mới cách nhìn nhận vềtính chất, vai trò của HĐND theo hướng xem HĐND là cơ quan tự quản ở địaphương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa

phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và trước cơ quan nhà nước cấp trên.

- Trương Đắc Linh, Bàn về khái niệm chính quyén địa phương, Tap

chí khoa học pháp lý số 2/2001 Tác giả khang định, hiện nay van ton tai

nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chính quyền địa phương, tùy theotừng giác độ nghiên cứu nhất định mà có thé tiếp cận khái niệm chính quyềnđịa phương theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp Tác giả cho rằng, theo

Trang 13

nghĩa hẹp nếu quan niệm chính quyền địa phương chỉ bao gồm HĐND vàUBND là chưa đầy đủ Bởi vậy, theo tác giả chính quyền địa phương ngoài

cơ cau gồm HĐND và UBND còn có thêm các cơ quan chuyên môn thuộcUBND Đây là cách tiếp cận khá sáng tạo, mở ra hướng nghiên cứu mới vềchính quyền địa phương

- Thái Vĩnh Thắng, Tổ chức chính quyên địa phương cua Nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển, những bat cập và phương hướng đổi mới, Tạp chí Luật học sô 4/2002 Bài viết đã

khái quát về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức chính quyền địa

phương ở Việt Nam từ khi thành lập Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho

đến nay Qua phân tích những ưu điểm và hạn chế về tổ chức chính quyền địaphương mỗi thời kỳ, trên cơ sở đó bài viết đã chi ra những bat cập, hạn chế

trong tổ chức chính quyền địa phương hiện nay và chỉ ra phương hướng dé

khắc phục những hạn chế, bất cập Theo đó, bài viết đã quan tâm đến việc

phân biệt tô chức chính quyền giữa nông thôn và đô thị, cho rang đó là van đề

mang tinh tất yêu không thé không quan tâm đối với việc tô chức chính quyền

địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, van dé này được rất nhiều tác giả quan tâm như: Hội thaokhoa học “Nhận diện khía cạnh pháp lý của tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốchội và một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện Luật Việt Nam” của Bộ Tưpháp năm 2015; bài viết “Những chướng ngại cho đại biểu dân cử tham gia

tiếp xúc cử tri”, của tác giả Dương Thanh Minh, Tạp chí Công thương, Số 14/2016; bài viết Luận bàn về Quyên và nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân của tác giả Võ Xuân Hồng, Tạp chí Khoa học xã hội, Số 10/2016 Những luận văn, luận án và công trình nghiên cứu trên đã tiếp tục

nêu lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định vềpháp luật tiếp xúc cử tri của đại biêu Hội đồng nhân dân tỉnh

Trang 14

Luận văn kế thừa được những quan điểm về chế định pháp lý về tiếp xúc

cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, bản chất và hệ quả pháp lý của mỗi hình thức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm bảo đảm cho quyên và nghĩa vụ chính trị - pháp lý đổi với cử tri trong thực tiễn áp dụng.

Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật tiếp xúc cử tri của

đại biểu Hội đồng nhân dân tinh và nghiên cứu nội dung đó trong việc áp

dụng thực tiễn vẫn thực sự cần thiết Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra những mặt tích

cực, mặt hạn chế khi áp dụng tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh vào thực tế, vừa đề ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật góp

phan xây dựng văn hóa chính trị - pháp lý về tiếp xúc cử tri của đại biéu Hộiđồng nhân dân tỉnh

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn làm rõ để đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ở

nước ta hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Dé đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra, tác giả thực hiện

những nhiệm vụ sau:

- Phân tích các khái niệm cơ bản của tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội

đồng nhân dân tỉnh.

- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quy định pháp luật về tiếp xúc

cử tri của đại biêu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Hải Dương.

- Đánh giá thực trạng pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồng

nhân dân tỉnh và hệ thống pháp luật có liên quan ở Việt Nam hiện nay

- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu

Hội đồng nhân dân tỉnh tại tỉnh Hải Dương từ đó chỉ ra những bat cập, hạn

chế trong các quy định của pháp luật

Trang 15

- Đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm nâng

cao hiệu quả thực hiện về tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồng nhân dân

tỉnh hiện nay.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn

Luận văn đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật về tiếp xúc cử

tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định pháp luật có liên quan

trong thực tiễn áp dụng

4.2 Pham vi nghiên cứu của luận van

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Những quy định của pháp luật hiệnhành về tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh

Phạm vi nghiên cứu về thời gian: 2015 - 2020.

Dia bàn nghiên cứu: tại tỉnh Hải Dương.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Dé hoàn thành tốt nhiệm vu của đề tài đặt ra, trong quá trình nghiêncứu luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật bám sát các quan điểm, chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về pháp luật, chính sách

về tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, luận văn sử dụng kết hợp các

phương pháp nghiên cứu khoa học sau:

- Phương pháp phân tích, luận giải, bình luận được sử dụng trong

Chương 1 khi nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Phương pháp phân tích, đánh giá, diễn giải, so sánh, tổng hợp, quy

nạp được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu pháp luật hiện hành, thực tiên áp dụng trên địa bàn nghiên cứu.

Trang 16

- Phương pháp bình luận, tổng hop được sử dụng trong Chương 3khi nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện và một số giải phápnhăm nâng cao hiệu quả pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồngnhân dân tỉnh.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

6.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn Kết quả nghiên cứu của dé tài Luận văn góp phan hệ thống hóa cơ sở lý luận về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo pháp luật

Việt Nam, qua thực tiễn áp dụng tỉnh Hải Dương trong điều kiện hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Các giải pháp và kiến nghị của đề tài luận văn trực tiếp góp phần hoànthiện tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo pháp luật Việt

Nam, qua thực tiễn áp dụng trong điều kiện hiện nay.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn cũng có ý nghĩa tham khảo đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, Hội đồng nhân

dân các cấp, Quốc hội và đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố khác, cơ sở

nghiên cứu, tô chức, cá nhân thực hiện quy định về tiếp xúc cử tri của đại biểuHội đồng nhân dân tỉnh

7 Cơ cau của luận văn

Ngoài các phần: Mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận

và danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia làm ba chương như sau:

Chương 1: Một sô vẫn đề lý luận chung pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

Chương 2: Thực trạng tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân

tỉnh tại tỉnh Hải Dương.

Chương 3: Một sô giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệuquả thực hiện pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biêu Hội đồng nhân dân tỉnh

Trang 17

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VE TIẾP XÚC CU TRI

CUA ĐẠI BIEU HOI DONG NHÂN DAN TINH

1.1 Khái niệm, đặc điểm va nguyên tắc tiếp xúc cử tri của Đại biểuHội đồng nhân dân tỉnh

1.1.1 Khái niệm tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân tinh Việc tiếp xúc cử tri đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh được xuất phát từ

chủ quyền nhân dân là thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới Ngay từnền dân chủ Hy Lạp, La Mã cô đại thì khái niệm việc tiếp xúc cử tri đại biểuHội đồng nhân dân tỉnh được xuất phát từ chủ quyền nhân dân đã được nhắcđến mặc dù giới hạn của khái niệm nhân dân trong thời kỳ này còn hạn chế(chỉ những nam giới trưởng thành, là người tự do mới có được quyền công

dân và tập hợp lại thành nhân dân) nhưng với danh nghĩa là công dân tự do,

nhân dân tham gia vào việc thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước Nhân

dân (những công dân tự do) là chủ nhân của quyén lực nhà nước và trực tiếp

thực thi, điều hành mọi công việc nhà nước Những người cầm quyền là những người được ủy quyền Quyền lực nhân dân là thường xuyên và không

giới hạn Quyền lực của Nhà nước và người cầm quyền là không thường

xuyên và có giới hạn Hiến pháp của Rome và Athène quy định “các nghị

định của viện nguyên lão chỉ được có hiệu quả trong vòng một năm, sau đó

nếu dân chúng biểu quyết thông đồng tình thì mới trở thành luật thường

xuyên và mãi mãi” [5, tr.52] Những tư tưởng và thực tiễn xây dựng nhà nước

dân chủ Athène đã góp phần hình thành nên những tư tưởng về việc tiếp xúc

cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được xuất phát từ chủ quyền nhân dân

sau này như John Locke; Stuar Miller, Montesquieu, Rousseau

John Locke (1632-1704): John Locke là nhà triết học duy vật người Anh, ông đã xây dựng Lý thuyết về tự do của nhà triết học duy vật Anh thế kỷ

Trang 18

XVII tiếp tục phát triển về lý luận pháp quyền tự nhiên, theo đó, ông lý giải

sự ngự trị của pháp luật dưới hình thức Nhà nước và chuyền quyền tự nhiên

về phía tự do cá nhân con người

Montesquieu (1689 - 1755): Lý thuyết về phân quyền, việc tiếp xúc cử

tri đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh được xuất phat từ chủ quyền nhân dân vàkhế ước xã hội của trường phái khai sáng Pháp mà dién hình là Montesquieu

quan niệm Nhà nước ra doi từ sự vận động và phat triển của xã hội loài người

đến một trình độ nhất định Con người sống theo bản năng sinh tồn rồi dầnvươn lên sống theo xã hội và theo pháp luật Theo đó, con người lập gia đình,

xã hội rồi mới lập Nhà nước Việc ủy nhiệm một sé người nắm quyền lực nhànước và thay mặt nhân dân tổ chức, quản lý xã hội như một tất yếu kháchquan Montesquieu quan niệm trong mỗi quốc gia đều có ba thứ quyền làquyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Ca ba quyền lực này do

ràng buộc lẫn nhau mà dường như nghỉ ngơi hay bất động Tuy nhiên, vì tính tất yếu của mọi sự vật là vận động nên cả ba quyền lực vẫn buộc phải đi tới,

mà di tới một cách nhip nhàng [13, tr.1 L7].

Jean Jacques Rousseau (1712 - 1788): Tác pham làm nên tên tudi của Rousseau là “Khế ước xã hội”, xuyên suốt tác phẩm của mình ông ủng hộ tư tưởng dân chủ, ủng hộ thuyết khế ước xã hội Ông bắt đầu tác phẩm của mình

băng luận đề: “Con người sinh ra tự do nhưng rồi đâu đâu con người cũng

sông trong xiéng xích” Theo ông, con người sinh ra vốn di là tự do, nhưng những chế định xã hội làm cho con người ngày càng rời xa tự do ban sơ của mình Theo Rousseau, việc tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được xuất phát từ chủ quyền nhân dân là không thé chuyên nhượng và không thể phân chia Một nhà nước được sinh ra từ khế ước xã hội, thì các thành

viên của khê ước có thê bãi bỏ nó khi nó lạm quyên.

10

Trang 19

Ban Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khang địnhquyền độc lập của dân tộc Việt Nam Đặc biệt hơn, ngay sau khi dành thắng

lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tô chức cuộc tổng tuyển cử đầu tiên để bầu ra

bộ máy của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhân dân Việt Nam được

thực hiện quyền làm chủ của mình sau bao nhiêu năm chịu đời nô lệ, đây là

“ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng

quyền dân chủ của mình”.

Như vậy, có thể nói, nguyên lý việc tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh được xuất phát từ chủ quyên nhân dân là cơ sở để nhận diệnbản chất và nội dung mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân Cũng nhưgiữa nhân dân và các đảng phái chính trị khác có trong chế độ xã hội có nhànước Trong xã hội dân chủ, quyên lực nhà nước là quyên lực uy quyên của

nhân dân, do vậy, mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước là mối quan hệ chỉ phối - phụ thuộc, quan hệ giữa người chủ và người đại diện Quyển lực nhân dân quyết định phạm vi, mục đích, kề cả cách thức sử dụng quyên lực nhà nước, còn quyên lực nhà nước chịu sự kiểm soát của quyên lực nhân dân.

Từ nguyên ly chung đó, do đó, tại Điều 94 Luật TCCQDP Điều 94.

Trách nhiệm tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân Đại biểu Hộiđồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử bầu ra mình,

chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý

kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân nơi mình là đại biểu, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri.Sau mỗi kỳ họp Hội

đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo cáo với cửtri về kết quả của kỳ họp, phô biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồngnhân dân, vận động và cùng với Nhân dân thực hiện các nghị quyết đó

11

Trang 20

Tại điểm tiếp xúc, cử tri nghe đại biểu báo cáo một số kết quả Kỳ họpđại biểu HĐND tỉnh báo cáo dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp, HĐNDtình hình kinh tế - xã hội [25, tr.7].

HĐND tỉnh có chính sách, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông,nhất là đối với những địa bàn khó khăn; hỗ trợ các địa phương nâng cấp các

công trình hạ tầng cơ sở vật chất như trường học, trụ sở làm việc Tiếp xúc cử tri nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp Bởi vì, riếp xúc cử tri (TXCT) của đại biểu HĐND tinh là dé thục hiện việc giữ mối liên hệ giữa đại

biểu HĐND với cử tri ở don vị bau cử Thông qua kênh TXCT, đại biểuHĐND có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng,kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp cua cử tri, đồng thời báocáo với cử tri việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu Làm tốt công tác

TXCT, giải quyết kịp thời những ý kiến kiến nghị, nguyện vọng chính đảng và những bức xúc của cử tri sẽ góp phan giữ vững ồn định tình hình tại địa phương, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của người đại biểu HĐND, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp.

1.1.2 Đặc điểm tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân tinh

Thứ nhất, thé hiện trách nhiệm chính trị - pháp lý của đại biểu đối vớiĐại biểu dân cử nói chung, đại biểu HĐND nói riêng là người đại diện cho

ý chí, nguyện vọng cử tri, nhân dân Tiếp xúc cử tri là một trong những hìnhthức giữ mối liên hệ của đại biểu với cử tri thông qua các hoạt động gặp gỡ

giữa đại biểu với cử tri dé trao đồi thông tin, giúp đại biểu thu thập và phản

ánh ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân và các

cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương; báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp, phổ biến và giải thích các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, vận động

nhân dân thực hiện Nghị quyết đó; báo cáo với cử tri về kết quả hoạt động

của đại biêu.

12

Trang 21

Do đó, cần phải gắn bó chặt chẽ với cử tri, tăng cường hoạt động tiếpxúc với cử tri dé lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tổng hợp ý kiến của cử tri déphản ánh đến các kỳ hop và đôn đốc việc giải quyết của co quan có thâmquyền Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn

vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản

ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời

những yêu cầu và kiến nghị của cử tri Thời gian qua, công tác tiếp xúc cử tricủa đại biểu HĐND tỉnh được tiến hành thường xuyên, đều đặn và đã đạtđược những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn khánhiều vấn đề cả về hình thức tiếp xúc cử tri, thành phần hội nghị tiếp xúc cử

tri, nội dung các cuộc tiếp xúc, chất lượng, hiệu quả, tính thực chất của hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biêu HĐND tỉnh cần được xem xét, cải tiến Các đại biểu mới thực hiện tiếp xúc với cử tri ở đơn vị bầu ra mình theo sự phân công của tô đại biểu mà chưa thực hiện việc tiếp xúc luân phiên ở các đơn vị bầu cử (ngoài đơn vi bầu ra mình) trên địa bàn nên tính đại diện chưa cao.

Các cuộc tiếp xúc cử tri vẫn chưa thực sự sâu, rộng; chương trình, thời gian,địa điểm tiếp xúc cử tri chưa được thông báo rộng rãi trên các phương tiệnthông tin đại chúng dé nhân dân biết tham gia; thành phan hội nghị tiếp xúc cửtri chủ yếu là những đại cử tri, còn những cử tri thực sự có nguyện vọng muốn

tiếp xúc với đại biểu thì ít khi được tham dự Tình trạng cử tri “chuyên nghiệp”, đại biểu “chuyên trách” còn phổ biến nên việc thu thập các ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị cử tri còn rất mức độ, chủ yếu là những vấn đề chung chung, liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân Còn những vấn đề liên quan

đến quốc kế, dân sinh hoặc những đề xuất, góp ý xây dựng chủ trương, chínhsách của tỉnh, địa phương ít được đề cập, phản ánh [2, tr.7]

13

Trang 22

Hình thức tiếp xúc cử tri chủ yếu là tiếp xúc chung theo các tô đại biéu,chưa mở rộng tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề,theo nhóm đối tượng Việc trực tiếp gặp gỡ, đối thoại để tìm hiểu tâm tư,nguyện vọng của cử tri và những van dé đại biểu quan tâm chưa được nhiều

đại biéu thực hiện nên kết quả các cuộc tiếp xúc cử tri nhiều hạn chế Nội dung các cuộc tiếp xúc còn nghèo nàn; việc đối thoại, trao đôi giữa đại biểu với cử tri trong các cuộc tiếp xúc cử tri còn ít nên dễ dẫn đến nhàm chán, hình thức và không hiệu quả.Sau các cuộc tiếp xúc cử tri, công tác tổng hợp, phân

loại ý kiến, kiến nghị của cử tri có lúc, có nơi còn chậm, chưa đầy đủ Việcgiải quyết một số kiến nghị cử tri gửi đến các kỳ họp HĐND tỉnh thuộc tráchnhiệm của một số cơ quan có thâm quyền chưa được dứt điểm, thấu đáo Cónhững vấn đề được cử tri nêu đi nêu lại trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri nhưng

vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ cơ quan chức năng nên chưa đáp

ứng được mong muốn và sự hài lòng của cử tri.

Thứ hai, hoạt động tiếp xúc cử tri cua đại biểu dân cử thực chất và hiệu quả khi mà đại biểu dân cử phải “trở về” với đúng chức năng, nhiệm vụ

và trách nhiệm cua người đại diện là chu trì đối thoại, phân tích, làm rõ, ghi

nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, thẩm thấu được tâm tư, nguyệnvọng của những người đã bau ra mình và giám sát đến cùng đối với các cơquan chức năng có trách nhiệm trong việc giải quyết các kiến nghị đó Chỉ cóvậy, đại biểu HĐND tỉnh nói riêng, đại biểu dân cử nói chung mới hoàn thành

trách nhiệm của mình với cử tri Các Tổ đại biểu HĐND tỉnh cần chủ động

phối hợp với Thường trực HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, UBND cáchuyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thống nhất thời gian và địa điểm tiếp xúc

cử tri, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa

phương dé nhân dân biết tham gia, đảm bảo hội nghị tiếp xúc cử tri ngoài cácthành phần theo quy định, các cử tri được mời dự cần được mở rộng; phân

14

Trang 23

công luân phiên các đại biểu trong Tổ tiếp xúc cử tri ở các đơn vị bau cử khácnhau trong địa bàn huyện, thị xã, thành phố Hình thức tiếp xúc cử tri cần tiếptục đổi mới, da dạng hơn: tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên

đề hoặc trực tiếp gặp gỡ cử tri dé tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và

những vấn đề mà đại biểu quan tâm; khuyến khích đại biểu tiếp xúc cử tri theo hướng cá nhân hoặc theo nhóm Nội dung tiếp xúc cử tri cần chuẩn bị một cách chu đáo thiết thực, hiệu quả nhất Những nơi tiếp xúc cử tri có nhiều

ý kiến cá nhân thì đại biểu dành thời gian tiếp xúc trực tiếp, lắng nghe, tiếpthu để chuyển đến co quan có trách nhiệm giải quyết cụ thé Việc tổng hợp ýkiến, kiến nghị của cử tri phải được tăng cường hơn về chất lượng Tổ trưởng

Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri gửiThường trực HĐND tỉnh theo quy định; những nội dung liên quan đến thâm

quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã thì tổng hợp chuyển đến UBND cấp huyện, cấp xã giải quyết, trả lời bằng văn bản cho cử tri Đồng thời, chủ động

rà soát các ý kiến của cử tri kiến nghị của các kỳ trước đã được các cấp chính quyền, các ngành giải quyết dé báo cáo với cử tri; những kiến nghị mà cử tri nhiều địa phương quan tâm nhưng đến nay chưa được giải quyết thì tổng hợp,

báo cáo tại kỳ họp Trong thường hợp cần thiết có thể đưa vào nội dung chấtvấn, yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh giải trình tại kỳ họp [20, tr.29]

Thứ ba, nhằm tăng cường trách nhiệm giải quyết kiến nghị cử tri của các

CƠ quan có thẩm quyền được Thường trực HĐND) tinh triển khai thực hiện có hiệu

quả Đại biểu thực hiện chế độ tiếp xúc cử tri thường xuyên trước và sau các kỳ họp Hội đông nhân dân tỉnh; tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc và theo chuyên dé hoặc trực tiếp gặp gỡ cử tri dé tìm hiểu tâm tu, nguyện vọng của cử tri

và những vấn đê mà đại biểu quan tâm; chuyền những kiến nghị của cử tri đến Tổ

đại biểu và Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Hội đồngnhân dân tinh, gửi tới cơ quan, tô chức, đơn vị có thâm quyên xem xét, giải quyêt.

15

Trang 24

Có gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân thì đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh mới hiểu sâu sắc những mong muốn, yêu cầu của người dân, mới

thực sự làm tròn trách nhiệm là người đại diện cho tiếng nói, ý chí vànguyện vọng của cử tri của tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh mới thực sự trởthành cơ quan đại biểu của nhân dân tỉnh Chính vì vậy, giữa hai kỳ họp,Thường trực HĐND tỉnh đã chủ trì để tổ chức Hội nghị về công tác giải

quyết một số kiến nghị mà cử tri nhiều địa phương quan tâm gửi đến kỳ họp

trước (do Thường trực HĐND lựa chọn nội dung), mời UBND tỉnh và các

ngành, các địa phương liên quan dự, báo cáo kết quả giải quyết Tại hội

nghị, Thường trực và và các Ban HĐND tỉnh đã trao đôi, thảo luận, làm rõnguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan liên quan đối với những kiến nghị

chưa được các cơ quan có thâm quyên giải quyết, chậm giải quyết hoặc giải

quyết chưa triệt dé và yêu cầu UBND tinh chỉ đạo, có lộ trình giải quyết dứtđiểm Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp không phải làcông việc mới nhưng những tồn tại trong việc tiếp xúc cử tri hiện nay là một

trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng, hiệu quả hoạt động của

HĐND các cấp Từ thực tiễn đặt ra tại địa phương, HĐND tỉnh nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri đang là công việc thiết thực hiện

nay Tuy nhiên, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biéu dân cử chỉ thực chất

và hiệu quả khi mà đại biểu dân cử phải “trở về” với đúng chức năng, nhiệm

vụ và trách nhiệm của người đại diện là chủ trì đối thoại, phân tích, làm rõ,

ghi nhận, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, thẩm thấu được tâm tư,nguyện vọng của những người đã bầu ra mình và giám sát đến cùng đối với

các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong việc giải quyết các kiến nghị

đó Chỉ có vậy, đại biểu HĐND tinh nói riêng, đại biểu dân cử nói chung

mới hoàn thành trách nhiệm của mình với cử tr1.

16

Trang 25

Thứ tư, hoạt động TXCT cua đại biểu HĐND tỉnh cũng tuân thủ cácquy định của Luật Căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa phương, đại biểu

có thể phối hợp cùng tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hộidong nhân dân cấp huyện, cấp xã

Các báo cáo tại hội nghị TXCT day đủ ngăn gon dé dành thời gian cho

cử tri tham gia ý kiến Chủ trì hội nghị TXCT (đại diện lãnh đạo UBMTTQVN cấp tỉnh, cấp xã) đã thực hiện tốt việc điều hành theo quy chế TXCT; xử lý linh hoạt đối với một số tình huống xảy ra trong hội nghị TXCT Các ý kiến kiến

nghị của cử tri được đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, UBND các xã, thị trần, cácphòng ban, đơn vị liên quan tiếp thu, giải đáp tại chỗ những vấn đề thuộc thâmquyên tạo tâm lý thoải mái trong cử tri Tổ Đại biểu HĐND tỉnh tiếp thu ý kiếnkiến nghị của cử tri chưa được giải đáp tại hội nghị để chuyên đến cơ quan có

trách nhiệm xem xét giải quyết, trả lời cho cử tri rõ Tại mỗi điểm TXCT,

Thường trực HĐND tỉnh cũng chỉ đạo Văn phòng HDND&UBND tinh cử

chuyên viên Văn phòng giúp Thường trực HĐND tỉnh theo dõi, tổng hợp ý

kiến kiến nghị cử tri của các Tổ Đại biểu HĐND dam bảo chính xác, kháchquan.Sau hội nghị TXCT, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo các Tổ Đại biểusinh hoạt Tổ dé tổng hợp, phân loại ý kiến kiến nghị của cử tri chuyên đếnThường trực HĐND tỉnh Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBMTTQViệt Nam tỉnh tổ chức hội nghị thống nhất phân loại, tổng hợp ý kiến của cử tri

và chuyền ý kiến của cử tri đến UBND tỉnh và các cơ quan liên quan cấp tỉnh

xem xét giải quyết; thống nhất tổng hợp một số ý kiến của cử tri thuộc thâm quyền cấp tinh tại các điểm chỉ tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, chuyển đến Tổ Đại biểu HĐNĐ tỉnh tổng hợp đề nghị lên cấp trung ương.

1.1.3 Nguyên tắc tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Thứ nhất, hoạt động tiếp xúc cử tri phải đảm bảo dân chủ, công khai

và được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật Theo nguyên tắc

17

Trang 26

này thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng nhân dântỉnh và tình hình thực tế của địa phương, ý kiến của các đại biểu và Tổtrưởng Tổ đại biểu, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợpvới Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng kế

hoạch tiếp xúc cử tri hàng năm của đại biểu Kế hoạch tiếp xúc cử tri phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, chương trình hội nghị, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm tiếp xúc theo từng đợt cụ thể Kế hoạch mỗi đợt tiếp xúc cử

tri phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở

địa phương để cử tri biết, tham gia Trên cơ sở kế hoạch tiếp xúc cử tri hàngnăm, hướng dẫn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ trưởng Tổ đạibiểu phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã nơi đại biểu

ứng cử triển khai thực hiện.

Thứ hai, việc thảo luận, trao đôi tại hội nghị đảm bảo bình dang giữa đại biểu với cử tri và giữa cu tri với nhau Việc tiếp thu, ghi nhận, giải trình,

trả lời ý kiến cử tri phải đảm bảo trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời.Khi tiến hành trình tự hội nghị tiếp xúc cử tri Hội nghị tiếp xúc cử tri đượctiễn hành theo trình tự sau đây:

+ Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã

(đối với tiếp xúc cử tri nơi ứng cử, nơi cư trú), Ban chấp hành Công đoàn (đốivới tiếp xúc cử tri nơi làm việc) chủ trì hội nghị, tuyên bố lý do, giới thiệuthành phân đại biểu, chương trình, nội dung hội nghị và cử thư ký ghi biên

bản hội nghị;

+ Đại biểu báo cáo với cử tri những nội dung theo hướng dẫn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;

+ Cử tri phát biêu ý kiến;

+ Đại diện Ủy ban nhân dân, cơ quan, tổ chức hữu quan phát biểu, trả

18

Trang 27

lời những van đề cử tri nêu thuộc tham quyền giải quyết của cấp minh, cơ

quan mình;

+ Đại biểu phát biểu, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri;

+ Người chủ trì phát biểu kết thúc hội nghị

Thứ ba, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh,Ban Thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan có

liên quan cùng phối hợp tạo điều kiện cho đại biểu thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp

xúc cử tri theo quy định của pháp luật.Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Tổ trưởng

Tổ đại biểu chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam cấp tổ chức tiếp xúc cử tri (nếu là tiếp xúc cử tri nơi ứng cử và nơi

cư trú), Ban chấp hành Công đoàn (nếu là tiếp xúc cử tri nơi làm việc) báocáo kết quả tiếp xúc cử tri và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong thời hạn năm ngày, ké từ ngày kếtthúc dot tiếp xúc cử tri Thường trực Hội đồng nhân dân tinh tong hợp ý kiến,kiến nghị của cử tri do các Tổ đại biểu gửi đến, phân loại chuyển đến cơ quan

có thâm quyền; theo dõi, đôn đốc các cơ quan giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

1.2 Quy định pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh

Theo quy định hiện hành tại Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính

quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 và Luật Hoạt động giám

sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015 và Luật

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Nghị

quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQHI3 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban

Thường vụ Quôc hội quy định về chê độ, chính sách và các điêu kiện bảo đảm

19

Trang 28

hoạt động của đại biéu hội đồng nhân dân thì nội dung cơ bản về tiếp xúc cử

tri đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh quy định như sau:

Thứ nhất, quy trình tiếp xúc cử tri củađại biểu Hội đồng nhân dân tinh Một là, tiếp xúc cử tri tại nơi ứng cử

+Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Cham nhất là bỗn mươi ngày trước ngày

khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dântỉnh cùng với Ban Thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thốngnhất về thời gian, hình thức, đối tượng cử tri để đại biểu tiếp xúc trước kỳ

họp Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân

dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chuẩn bị xong nội dung, hướng

dẫn đại biểu tiếp xúc cử tri trước kỳ hop Cham nhất là hai mười lam ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu xây dựng

xong kế hoạch chỉ tiết tiếp xúc cử tri của Tổ đại biéu Cham nhất là mười lamngày trước ngày khai mạc kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, BanThường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Tổ đại biểu có tráchnhiệm tô chức dé đại biểu tiếp xúc cử tri

+ Tiếp xúc cử tri sau kỳ họp.Chậm nhất năm ngày sau ngày bé mạc kỳ

họp Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hướng dẫn

nội dung dé đại biểu tiếp xúc với cử tri sau kỳ hop Cham nhất mười ngày sau

ngày bé mạc ky họp, Tổ trưởng Tổ đại biểu phối hợp với Ban Thường trực Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thị xã thống nhất lịch tiếp xúc cử trisau ky họp của đại biểu Tổ mình Cham nhất là mười lam ngày sau ngày bếmạc kỳ họp, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Tổ đại biểu có trách nhiệm tô chức dé đại

biéu tiếp xúc cử tri.

Địa điểm tô chức tiếp xúc cử tri tại nơi ứng cử do Tổ đại biểu và đại

biêu chọn, có thê tô chức tại các địa điêm: trụ sở Ủy ban nhân dân câp xã; trụ

20

Trang 29

sở thôn, ấp, khu phố, địa bàn dân cư, cơ quan đảm bảo thuận tiện cho cử tritại đơn vị ứng cử tham gia Kế hoạch chỉ tiết tiếp xúc cử tri nơi ứng cử đượcthực hiện theo Quy định và phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhândân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và phải đượcthông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đểnhân dân biết tham gia.

Hai là, tiếp xúc cử tri tai nơi cư trú, nơi làm việc.

Trong trường hợp cần thiết, đại biểu có thé tiếp xúc cử tri tai nơi cư trú,nơi làm việc của đại biểu Trên cơ sở xác định sự cần thiết phải tô chức tiếpxúc cử tri tại nơi cư trú, nơi làm việc, đại biểu xây dựng kế hoạch tô chức hộinghị tiếp xúc gửi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Trong thời hạn 7ngày, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phải trả lời bằng văn bản việc

đồng ý, không đồng ý hoặc góp ý với kế hoạch tiếp xúc của đại biểu Nếu đồng ý thì đồng thời với việc thông báo cho đại biểu biết, Thường trực Hội

đồng nhân dân tỉnh liên hệ với Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi đại biểu cư trú biết dé phối hợp tô chức hội nghị tiếp xúc cử tri nơi cu trú; liên hệ với Ban chấp hành Công đoàn,

người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đề tô chức hội nghị tiếp xúc cử trinơi làm viéc.Ké hoạch tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc đảm bảo cácyêu cầu quy định và phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủyban nhân dân tỉnh, Tổ trưởng Tổ đại biểu, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam các cấp, các cơ quan liên quan và thông báo rộng rãi cho

cử tri nơi đại biểu cư trú hoặc làm việc biết về nội dung, thời gian va địa điểm tiếp xúc cử tri

Thanh phan tiếp xúc cử tri tại nơi cư trú, nơi làm việc gồm:Chủ trì Hộinghị tiếp xúc cử tri: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp

xã (đôi với tiêp xúc cử tri nơi cư trú) hoặc Ban chap hành Công đoàn nơi dai

21

Trang 30

biểu làm việc (đối với tiếp xúc cử tri nơi làm việc); thành phần mời tham giaHội nghị tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc: Tùy theo tình hình nơi tiếp

xúc và đề nghị của đại biểu, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh mời các cơ

quan hữu quan tham gia; cử tri: bao gồm cử tri cư trú trên địa bàn tô chức tiếp

xúc nơi đại biéu cư trú hoặc cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vi nơi dai biểu làm việc.

Ba là, tiếp xúc cử tri theo chuyên đề Tiếp xúc cử tri theo chuyên dé là hoạt động của đại biểu dé tiếp thu ý

kiến, kiến nghị góp ý, thảo luận của cử tri đối với các nội dung nghị quyết Hộiđồng nhân dân tỉnh sắp ban hành hoặc đã ban hành được chon dé tô chứctham vấn ý kiến nhân dân theo chương trình xây dựng nghị quyết hoặcchương trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh trong năm.Tùy

tình hình thực tế hoặc theo đề nghị của đại biểu, Thường trực Hội đồng nhân

dân tỉnh quyết định và xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri theo chuyên đề chođại biéu.Thanh phần tham gia, mục đích, nội dung, thời gian, địa điểm tiếp

xúc cử tri theo chuyên đề của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh do Thường

trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định

Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, đại biểu phối hợp với Ban Thường trực Ủyban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức tiếp xúc cử tri (nếu là nơi cư trú),Ban chấp hành Công đoàn (nếu là tiếp xúc cử tri nơi làm việc) báo cáo kếtquả tiếp xúc cử tri và gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam tinh trong thời hạn năm ngày, ké từ ngày kết thúc đợt

tiếp xúc cử tri.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử

tri do các đại biéu gửi đến, phân loại chuyên đến cơ quan có thâm quyên; theo

dõi, đôn đốc các cơ quan giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và báo cáoHội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật

22

Trang 31

Thứ hai, trách nhiệm pháp lý của tiếp xúc cử trì của Đại biểu hội đồngnhân dân tỉnh Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giámsát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghịcủa cử tri với Hội đồng nhân dân và cơ quan nhà nước hữu quan ở địa

phương.Tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri theo kế hoạch và phân công của Tổ đại biểu Trong trường hợp không thể tham gia được thì báo cáo với

Tổ trưởng Tổ đại biểu.

Trước mỗi đợt tiếp xúc cử tri, đại biểu phải nghiên cứu tài liệu dé báo

cáo và trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại buổi tiếp xúc Những ý kiến,kiến nghị của cử tri không trả lời tại budi tiếp xúc phải tổng hợp, báo cáo với

Tổ trưởng Tổ đại biểu

Thứ ba, giám sát việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri Thường trựcHội đồng nhân dân tỉnh tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri dé báo cáo Hội

đồng nhân dân tại kỳ họp và yêu cầu cơ quan chức năng trả lời.Thường trực

Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên giámsát việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri, việc thực hiện các vấn đề đã hứa

của các cơ quan chức năng và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp Hội

đồng nhân dân tỉnh Thông qua giám sát và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiếnnghị của cử tri của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh,Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh lựa chọn những van dé bức xúc dé chatvan tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc hội nghị chat vấn giữa hai kỳ họp

của Hội đồng nhân dân tỉnh.Các đại biểu, Tổ trưởng Tổ đại biểu tham gia theo dõi, đôn đốc, giám sát cơ quan có thầm quyền giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc đơn vị đại biểu được bầu cho đến khi vấn đề cử tri kiến nghị được giải quyết theo đúng quy định; chất vấn trách nhiệm đối với các cơ quan

chức năng chậm giải quyết.Báo cáo trả lời và giải quyết ý kiến, kiến nghị của

cử tri của các cơ quan chức năng phải được gửi đông thời đên Thường trực

23

Trang 32

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam cấp huyện có cử tri phản ánh, kiến nghị đề theo dõi, giảithích cho cử tri và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Hội đồngnhân dân tỉnh.

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu

Hội đồng nhân dân tỉnh

1.3.1 Yếu tố nhận thức Đối với nhận thức của hệ thống chính trị, Trong đó, có vai trò của

MTTQ, theo đó, một trong những chức năng cơ bản của Mặt trận là phối hợp

tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử các cấp Trong thời gianqua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trongphối hợp tổ chức TXCT của đại biểu dân cử của HĐND cấp tỉnh, đồng thời

chú trọng công tác giám sát việc trả lời, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền

đối với những vấn đề cử tri đã kiến nghị tại các kỳ họp HĐND và đạt được

nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp coi việc chủ động báo cáo với

Thường trực cấp ủy và phối hợp với thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân

(UBND) cùng cấp chuẩn bi địa điểm và các điều kiện, cơ sở vật chất khác dé

tổ chức cho đại biểu dân cử hoan thành chương trình tiếp xúc đã dé ra Có vănbản thông báo về thành phần, nội dung, thời gian địa điểm gửi đến các cơquan, đơn vị có liên quan đề cử đại biểu tham dự và gửi giấy mời hặc thông

báo đến cử tri; phân công trách nhiệm các cơ quan, đơn vị trong công tác chuẩn bị hội trường, maket, tăng âm, loa, đài, trang trí, khánh tiết và các điều

kiện dam bảo khác, công tac đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn; phân công

lãnh đạo Ủy ban MTTQ chủ trì hội nghị; phân công cán bộ tổng hợp ý kiến,kiến nghị của cử tri và nhân dân dé báo cáo bằng văn bản gửi về Ban Thườngtrực Uỷ ban MTTQ cấp trên

24

Trang 33

Nhận thức về tổ chức, chủ trì hội nghị TXCT, với vai trò tổ chức, chủtrì hội nghị TXCT Ban Thường trực ủy ban MTTQ các cấp đã chủ động xâydựng chương trình hội nghị và tô chức thực hiện có hiệu quả chương trình đề

ra, đảm bảo cho các đại biểu dân cử thực hiện đầy đủ nội dung TXCT theo dựkiến Tại các hội nghị TXCT, Ủy ban MTTQ các cấp đã mời đại diện lãnh

đạo chính quyền địa phương đến dự dé trực tiếp lắng nghe, giải đáp, trả lời, giải quyết những vấn đề cử tri nêu lên thuộc thâm quyền và trách nhiệm của

mình; nhiều ý kiến được các ngành, các cấp giải trình một cách thấu đáo Bêncạnh đó, thông qua việc cung cấp những thông tin về các chính sách mới, vềđời sống Nhân dân, dé Nhân dân thấy được trách nhiệm va được tạo điều kiệnthực hiện vai trò giám sát, phản biện các lĩnh vực xã hội, giúp cho các cấpchính quyền điều hành hoạt động được tốt hơn

Người đại biểu HĐND đã có sự thay đổi nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, trách nhiệm của người đại biểu và hoạt động TXCT của đại biểu Đại biểu đã thông qua TXCT, các đại biểu dân cử đã kịp thời thông tin, tuyên truyền đến cử tri những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, các dự án luật mới ban hành Ở chiều ngược lại nhiều cử tri không chỉ phản

ánh những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội ở địa phương, mà còn quantâm đến chủ trương, chính sách về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước tahiện nay, đặc biệt là về phòng chống tham nhũng, tình hình an ninh biển đảo,phát triển du lịch ; nhiều kiến nghị của cử tri, các đại biểu coi đó là kênh

thông tin quan trong đã được tiếp thu, giải quyết, tạo cơ sở để các cơ quan

Nhà nước ban hành các chính sách quan trọng, có tính khả thi, phù hợp với

nguyện vọng của nhân dân và tình hình thực tiễn của cơ sở

Người dân, xã hội về vị trí, vai trò, trách nhiệm của người đại biểu và

hoạt động TXCT của đại biểu Cử tri và nhân dân của Ủy ban MTTQ các cấptrong tỉnh những năm qua đã thé hiện day đủ, toàn diện và sâu sắc những lĩnh

25

Trang 34

vực, vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm, phản ánh, kiến nghị Các ý kiến,kiến nghị đã cụ thé, có địa chỉ va sát thực tế hơn, có sự trao đổi, phản hồithông tin của các cơ quan chuyên môn các cấp; được cấp ủy, chính quyền và

cử tri đánh giá cao Qua đó, thé hiện rõ hon vai trò, trách nhiệm của MTTQ

các cấp trong việc đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhân dân, góp phần

tăng cường lòng tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Tại các cuộc TXCT HĐND, cử tri có được nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ khi tham dự tiếp xúc cử tri Đăng tải trên các phương tiện thông tin

đại chúng về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri dé cử tri nắm rõ và cũng

là cơ sở dé cử tri theo dõi việc giải quyết của co quan chức năng, trường hợpkiến nghị chưa được giải quyết thì cử tri tiếp tục có ý kiến với cơ quan chứcnăng hoặc thông qua Mặt trận, đại biểu dân cử đề vấn đề cử tri quan tâm tiếp

tục được giải quyết.

1.3.2 Yếu tô pháp luật Tác động theo chiêu tích cực, qua các bản Hién pháp và Luật Tổ chức

về chính quyền địa phương, Luật Bau cử Đại biểu Quốc hội và HĐND, luôn

có thể hiện xác định Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan quyên lực nhà nướctại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện cấp tỉnh củanhân dân Mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đều có trọng trách là ngườiđại diện cho cử tri nơi mình bầu ra, đồng thời là đại diện cho cử tri cả tinh Dédam bảo thực hiện đúng vi trí, vai trò nêu trên, Hội đồng nhân dân tỉnh đãkhông ngừng đôi mới và hoàn thiện, chất lượng và hiệu quả hoạt động củaHội đồng nhân dân tỉnh không ngừng được nâng lên góp phần quan trọng vào

sự nghiệp phát triển của đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp năm 2013 và Luật liên quan đến Tổ chức Bộ máy nhà nước

đã tăng cường hơn nữa việc nhân dân được tham gia vào quá trình nghiên

26

Trang 35

cứu, hoạch định chính sách và giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà

nước Điều đó đòi hỏi Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biéu Hội đồng nhân dântỉnh phải gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân, hiểu sâu sắc những mongmuốn, yêu cau của người dân, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của nhân dân délàm tròn trách nhiệm của người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân

dân cả nước [28, tr.7].

Đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu

sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri là một quan điểm lớn

của Đảng ta từ trước cho tới nay, điều này được thê chế hóa cụ thé trong cácquy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày

19 tháng 6 năm 2015 và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng

nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015 và Luật Ban hành văn bản quy phạm

pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Nghị quyết số UBTVQHI3 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy

1206/2016/NQ-định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu

hội đồng nhân dân thì nội dung cơ bản về tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồngnhân dân tỉnh quy định nhìn chung, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hộiđồng nhân dân tỉnh đã được từng bước đổi mới, mối quan hệ giữa đại biểuHội đồng nhân dân tỉnh và cử tri ngày càng được tăng cường, nhất là ở cáckhóa Hội đồng nhân dân tỉnh

Tác động theo chiều tiêu cực,nhưng có một van đề chung mà Luật chưa

quy định, đó là số lượng cuộc tiếp xúc cử tri của những đại biểu HĐND Đối với đại biêu HĐND, trên thực tế đã diễn ra tình trạng: Tổng số các cuộc tiếp xúc là cần thiết, hợp lý, nhưng có sự chênh lệch đáng kê giữa các tỉnh, thành phố Một số tỉnh, thành phố tô chức tiếp xúc khoảng 4, 5 cuộc; cá biệt có nơi

chỉ tổ chức 2, 3 cuộc Trong khi đó ở một số tỉnh, thành phố khác lại tổ chức

đên 15 cuộc; có nơi còn nhiêu hơn Điêu đó trước hêt đã gây ra sự so sánh

27

Trang 36

giữa những đại biểu HĐND; tiếp đó là những liên quan đến thời gian, kinh

phí, sử dụng nhân lực, sử dụng các phương tiện phục vụ, sau cùng là việc

đánh giá chung có những khác nhau đáng kể

1.3.3 Yếu tổ tổ chức bộ máy

Ở nước ta, HĐND và đại biêu HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò đặc biệt

quan trọng trong chu trình chính sách công nói chung và trong quá trình

hoạch định chính sách công nói riêng HĐND va đại biểu HĐND cấp tỉnh vừa

có vai trò hoạch định chính sách, vừa có vai trò giám sát việc thực thi chính

sách, pháp luật Có thé thay rang, chất lượng chính sách và hiệu qua thực thichính sách tùy thuộc rất lớn vào việc thực hiện vai trò hoạch định và giám sátchính sách của đại biểu Xuất phát từ bản chất của của Nhà nước ta là nhà

aj,"

nước "cua dan, do dân va vì dan", nhân dân lam chu, tham gia quản ly Nha

nước thông qua việc bau ra các đại biểu dai diện cho ý chí, nguyện vọng của

minh trong cơ quan quyền lực nhà nước đó là Hội đồng nhân dân tinh ở địa

phương Tat cả đại biểu dân cử ở tỉnh hay ở địa phương (đại biéu Hội đồng nhân dân các cấp) đều phải có trách nhiệm tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của người dân, của cử tri đóng góp, đồng thời chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân

dân thông qua việc phải báo cáo thường xuyên chương trình, nội dung và hiệu quả hoạt động công tác [21].

Đối với tăng đại biểu chuyên trách, nâng cao tính chuyên nghiệp, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ngày càng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, thì chất lượng và tính chuyên nghiệp cua đại biểu phải được nâng lên Do đó,

đã chú trọng tăng ty lệ đại biểu chuyên trách, giảm tỷ lệ DB ở khối cơ quan

hành chính Quy định này sẽ tác động đến công tác chuẩn bị quy hoạch, lựachọn nhân sự, việc điều chỉnh tăng đại biểu chuyên trách là phù hợp Đại biểuchuyên trách là những người có tiếng nói trong HĐND, ít phụ thuộc, chịu tácđộng, ràng buộc bởi các yếu tố quản lý hành chính Nhà nước Hơn nữa, “tăng

28

Trang 37

tỷ lệ ĐB chuyên trách cũng chính là tạo điều kiện, dư địa để kiểm soát quyền

lực giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp tốt hơn Đại biểu ở khối cơ

quan hành pháp lại đi kiểm soát cơ quan hành pháp thì không khách quan

Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạocuộc bau cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bau cử đại biểu Hội đồng nhân

dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã quy định rõ về tỷ lệ các thành phần trong cơ cau DB Như vậy, số lượng đại biểu ở địa phương, đại biểu nhà khoa

học, chuyên gia dé nghiên cứu, tham mưu, dé xuất và thâm định các quyếtnghị của HĐND.

Lua chọn cho được những đại biểu xứng đáng, trong đó lay chất lượng đại biểu là nòng cốt chính là yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động của

cơ quan dân cử Điều này thông qua tiếp xúc cử tri các ý kiến, kiến nghị của

cử tri, của nhân dân được đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh thu thập, chuyêntải tới các cơ quan nha nước có thâm quyền, các co quan này phải có tráchnhiệm xem xét, giải quyết Đồng thời, thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, đại

biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cung cấp thông tin cần thiết về các mặt chính trị, thời sự, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế cho cử tri; kết hợp tuyên truyền chủ trương, đường lối, pháp luật và chính sách phát triển kinh tế xã hội, an

sinh xã hội, quốc phòng - an ninh Chính vì vậy, tiếp xúc cử tri là một trongnhững nhiệm vụ thường xuyên quan trọng trong hoạt động của đại biểu Hộiđồng nhân dân tỉnh, thực hiện càng tốt việc này càng góp phần mở rộng và

phát huy dân chủ ở cơ sở Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự

nghiệp đôi mới toàn diện đất nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, trong đó

có việc củng cô và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đảng ta luôn xác định Hội

đồng nhân dân tỉnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, co quan đại

29

Trang 38

diện cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của nhân dân, có vai trò đặcbiệt quan trọng trong hệ thong chinh tri tai dia phuong.

Đồng thời, cách tổ chức bộ máy cũng anh hưởng đến hoạt động TXCT Mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh đều có trọng trách là người đại diện cho

cử tri ở đơn vị bầu cử ra mình, đồng thời là đại diện cho cử tri cả tỉnh Đảng ta

luôn luôn quan tâm lãnh đạo nhằm phát huy vai trò của Hội đồng nhân dântỉnh, đồng thời chính Đảng cũng là lực lượng tiên phong định hướng nội dung

và phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh cần phải được thựchiện toàn diện, trong đó có đôi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biéu Hộiđồng nhân dân tỉnh, nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế pháp luật, tạo điềukiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ngày càng "liên hệ mật thiết với cử

tri, năm bắt đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri", qua đó thu thập được

nhiều thông tin bồ ích, để tham gia thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt độngcủa Hội đồng nhân dân tỉnh như: lập pháp, giám sát và quyết định những vấn

dé quan trong của tinh Có gần gũi, gắn bó mật thiết với nhân dân thì đại biểuHội đồng nhân dân tỉnh mới hiểu sâu sắc những mong muốn, yêu cầu của

người dân, mới thực sự làm tròn trách nhiệm là người đại diện cho tiếng nói,

ý chí và nguyện vọng của cử tri cả nước, Hội đồng nhân dân tỉnh mới thực sự trở thành cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Tuy nhiên trên thực tẾ, việc

thực hiện các quy định pháp luật về tiếp xúc cử tri cho thấy còn nhiều bất cập,một số quy định không còn phù hợp, việc tổ chức thực hiện còn lúng túng,chưa thực sự đa dạng hóa các hình thức liên hệ với cử tri; việc tô chức tiếpxúc cử tri còn hình thức, tập trung chủ yếu theo hình thức tiếp xúc hội nghị;

nội dung tiếp xúc còn đơn điệu chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều cử tri; công tác tô chức tiếp xúc cử tri còn thiếu sót; Dé thực hiện tốt các chức năng lập quy, chức năng giám sát, quyết định những van dé quan trọng của địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh mà trực tiếp là người đại biểu Hội

30

Trang 39

đồng nhân dân tỉnh cần phải giữ mối quan hệ thường xuyên và mật thiết với

cử tri Vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải là cầu nối của cử trivới Nhà nước, kip thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đảm bảo để mọi hoạt động của Hội

đồng nhân dân tỉnh

1.3.4 Yếu tố cơ sở vật chất, tài chính

Hiện nay, cơ sở vật chất và kinh phí phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri

của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; chưa tăng định mức chi cho các hoat

đông tiếp xúc cử tri nói chung va có cơ chế, chính sách về tài chính dé đạibiểu Hội đồng nhân dân tỉnh chủ động trong việc thực hiện các hình thức tiếpxúc cử tri Hiện nay mức chỉ rất thấp, ví dụ như: Cấp kinh phí cho đại biểuHội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri:

- Hỗ trợ các điểm tiếp xúc cử tri dé trang trí; nước uống cho cử tri, đại biểu; ăn trưa hoặc chiều cho đại biểu, lực lượng phục vụ và các khoản chi khác: 1.500.000 đồng/điểm.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân đi tiếp xúc cử tri được cấp: 250.000

đồng/người/buôi.

- Phục vụ: 75.000 déng/ngudi/budi

Các tỉnh phụ thuộc vào các quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện

theo nguyên tắc chung nên rất khó khăn trong hoạt động, việc thực hiện chế

độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng

nhân dân các cấp phải có trong dự toán, bảo đảm đúng chế độ, định mức, đối tượng được cụ thé hóa Nghị quyết của từng tỉnh và quy định có liên quan của

cơ quan nhà nước có thầm quyền [5, tr.9].

Nguồn lực cho hoạt động TXCT của đại biểu cơ bản đều phụ thuộc vào

ngân sách; việc xã hội hóa cho hoạt động của đại biểu còn rất hạn chế nên

hiệu quả chưa cao; phạm vi va đối tượng TXCT khá hẹp.

3l

Trang 40

Kết luận Chương 1

Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội

đồng nhân dân tỉnh bao gồm: công tác tổ chức và phối hợp tô chức đề đại biểu

Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri; các hình thức tiếp xúc cử tri; công táctong hợp, tập hợp, chuyên, đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cửtri và báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh Luận văn có đã làm tốt nhiệm vụ

nghiên cứu tại Chương | như:

Một là, phân tích làm rõ cơ sở lý luận về tiếp xúc cử tri của đại biểuHội đồng nhân dân tỉnh như: quan điểm của Đảng ta về tiếp xúc cử tri của đạibiểu Hội đồng nhân dân tỉnh; khái niệm tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồngnhân dân tỉnh; tầm quan trọng của hoạt động tiếp xúc cử tri trong việc phát

huy quyền làm chủ của nhân dân đối với Nhà nước; yêu cầu, những yếu tố tác

động của thực tiễn đòi hỏi đối với hoạt động tiếp xúc cử tri; các quy định củapháp luật nước ta đối với hoạt động này;

Hai là, khái quát quá trình hình thành vận dụng lý luận, vận dụng cácquy định pháp luật về tiếp xúc cử tri của đại biéu Hội đồng nhân dân tỉnh

Ba là, đi sâu vào tìm tòi, khám phá các hiện tượng, các quan điểm, các

quy định việc thực hiện tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh từ

đó rút ra các đánh giá, kết luận phù hợp nhằm hoàn thiện cơ sở lý luận hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tinh trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w