1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định.

84 824 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 303,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC TrangMỞ ĐẦU 1Chơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH 81.1. Vị trí, vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định81.2. Khái niệm, các yếu tố cấu thành năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định 261.3. Các yếu tố bảo đảm và các tiêu chí đánh giá năng lực của đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định 33Chơng 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH 402.1.Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định từ 1999 đến nay 402.2. Đánh giá năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 592.3. Nguyên nhân yếu kém, tồn tại ảnh hởng đến chất lợng thực hiện chức năng quyết định của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh63Chơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH TRONG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUYẾT ĐỊNH 703.1. Yêu cầu khách quan nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 703.2. Một số quan điểm về nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 733.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 76KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ93DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO95DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂNHĐND : Hội đồng nhân dân UBND: Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 1

Mục lục

Trang

Mở đầu 1

Chơng 1: Cơ sở lý luận về năng lực của đại biểu hội đồng

nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng

1.1 Vị trí, vai trò của đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực

1.2 Khái niệm, các yếu tố cấu thành năng lực của đại biểu Hội đồng

nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định 261.3 Các yếu tố bảo đảm và các tiêu chí đánh giá năng lực của đại

biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng

Chơng 2: Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh hà tĩnh trong thực hiện chức

2.1.Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

trong thực hiện chức năng quyết định từ 1999 đến nay 402.2 Đánh giá năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

trong thực hiện chức năng quyết định 592.3 Nguyên nhân yếu kém, tồn tại ảnh hởng đến chất lợng thực hiện

chức năng quyết định của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà

Chơng 3: một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của

đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh trong

3.1 Yêu cầu khách quan nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 703.2 Một số quan điểm về nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 733.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng

nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định 76

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn

HĐND : Hội đồng nhân dân

Trang 2

UBND : Uû ban nh©n d©n XHCN : X· héi chñ nghÜa

Trang 3

mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nớc pháp quyền xã hội chủnghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay,vấn đề kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhànớc là một yêu cầu khách quan Mục đích đặt ra là làm cho các cơ quan nhà nớc

ở Trung ơng cũng nh ở địa phơng thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Điều 119 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi quy định: "Hội đồng nhân dân

là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng vàquyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phơng bầu ra, chịu trách nhiệmtrớc nhân dân địa phơng và cơ quan nhà nớc cấp trên"[25, tr.67] Nh vậy, Hội

đồng nhân dân (HĐND) vừa là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng, vừa làcơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Bởivậy, xây dựng HĐND các cấp có thực quyền để đảm đơng đầy đủ vai trò,trách nhiệm của mình là một yêu cầu bức thiết hiện nay

HĐND có 2 chức năng cơ bản: chức năng quyết định và chức nănggiám sát Trong hai chức năng đó, chức năng quyết định làm nổi bật vị trí củaHĐND là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng Thực hiện tốt chức năngquyết định là điều kiện đảm bảo để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhànớc ở địa phơng Vì vậy, không ít ngời cho rằng chức năng cơ bản của HĐND

là thay mặt nhân dân địa phơng quyết định những vấn đề có liên quan đến đờisống của nhân dân địa phơng Mặc dù hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan

điểm khác nhau về tính chất của HĐND, nhng theo quy định của Hiến phápnăm 1992 sửa đổi thì HĐND vừa là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơngvừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhândân địa phơng Để HĐND thực hiện tốt các chức năng của mình, điều đó phụthuộc vào nhiều yếu tố Trong đó yếu tố năng lực của đại biểu HĐND là yếu

tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lợng, hiệu quả hoạt động nói chungcủa HĐND và đặc biệt nó ảnh hởng trực tiếp đến chất lợng các nghị quyết doHĐND ban hành

Thực hiện những chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về đổi mới tổ chức vàhoạt động của HĐND, trong 20 năm đổi mới vừa qua tổ chức và hoạt độngcủa HĐND đã có những chuyển biến rõ nét, đóng góp tích cực vào sự nghiệp

Trang 4

chung của công cuộc đổi mới và xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân, vì dân Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều báo cáochính thức, tổ chức và hoạt động của HĐND ở các cấp vẫn còn biểu hiện hìnhthức, cha thực hiện tốt vai trò chức năng luật định; hiệu lực hiệu quả còn thấp,thậm chí trong d luận xã hội còn có ý kiến cho rằng HĐND cha có thựcquyền

Xuất phát từ yêu cầu phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nớc pháp quyềnXHCN của dân, do dân, vì dân; xuất phát từ những yếu kém tồn tại trong tổchức, hoạt động của HĐND với định hớng làm thế nào để HĐND thực hiện đợc

đúng vai trò chức năng của mình, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu toàn diện các yếu

Trong các cấp HĐND thì HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọngnổi bật ở cấp này hoạt động của HĐND đợc thể hiện một cách bao quát và

đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở địa phơng Vì vậy, nghiêncứu các yếu tố ảnh hởng đến tổ chức và hoạt động của HĐND cấp tỉnh trong

đó có yếu tố năng lực của đại biểu HĐND trong tham gia thực hiện chức năngquyết định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểu vấn đề này của HĐND ở cáccấp khác Vì không đủ điều kiện thời gian nghiên cứu vấn đề này trên phạm vicả nớc nên tác giả lựa chọn nghiên cứu năng lực của đại biểu HĐND cấp tỉnh

ở một địa phơng cụ thể trong tham gia thực hiện chức năng quyết định

Hà Tĩnh là một tỉnh miền trung thuộc diện tỉnh nghèo của Việt Nam.Tỉnh Hà Tĩnh đợc tái lập từ năm 1991(tách từ tỉnh Nghệ Tĩnh cũ) trong bốicảnh cả nớc bớc vào thời kỳ đổi mới, chủ trơng của Đảng và nhà nớc là pháttriển nền kinh tế nhiều thành phần, chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập trungbao cấp sang cơ chế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa còn rất mới mẻ

Trang 5

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Hà Tĩnh vẫn còn phải đơng đầu với nhữngkhó khăn, thách thức đáng kể: Cơ sở vật chất thiếu thốn, sản xuất chậm pháttriển, t tởng tiểu nông trong cán bộ và nhân dân còn nặng, đội ngũ cán bộ cáccấp, các ngành đã yếu lại thiếu trầm trọng, mất cân đối, không đồng bộ giữacác lĩnh vực… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnthành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bởi vậy, những quyếtsách đúng đắn, sáng suốt, khoa học của HĐND là một trong những yếu tốhàng đầu góp phần đa tỉnh nhà phát triển đi lên theo kịp xu thế phát triểnchung của cả nớc Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ nói chung và đại biểuHĐND nói riêng thực sự có năng lực và tâm huyết với sự phát triển của tỉnhnhà càng trở nên bức thiết Bởi vậy, việc phân tích thực trạng năng lực của đạibiểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong tham gia thực hiện chức năng quyết định vàtìm ra các giải pháp tối u nhằm nâng cao năng lực hoạt động của họ lại càng

có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào sự hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của bộmáy nhà nớc ở địa phơng, đa Hà Tĩnh sớm thoát khỏi tỉnh nghèo vơn lên giàumạnh

Việc nghiên cứu này vừa góp phần đề ra các giải pháp nâng cao nănglực thực hiện chức năng quyết định của đại biểu HĐND cũng nh nâng caochất lợng, hiệu quả hoạt động của HĐND ở địa phơng đồng thời có thể rút ranhững vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao chất l-ợng hoạt động của HĐND các cấp trên phạm vi cả nớc nói chung, đặc biệttrong thực hiện chức năng quyết định

Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác

giả chọn đề tài: "Năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định" làm luận văn thạc sĩ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề đổi mới tổ chức và phơng thức hoạt động của HĐND các cấp vàvấn đề nâng cao chất lợng đại biểu HĐND các cấp ở nớc ta đã đợc đề cậpnhiều trên các sách báo, tạp chí, các diễn đàn khoa học Nhng các công trìnhnghiên cứu này chủ yếu quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và phơng thức hoạt

động của HĐND nói chung hoặc chỉ đề cập một cách chung chung đến vấn đềtính chất của HĐND hay vấn đề chất lợng của đại biểu HĐND nh:

- Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

của HĐND và UBND các cấp, Tạp chí Tổ chức nhà nớc số 6/2002.

Trang 6

- Đinh Ngọc Quang, Về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các

cấp nhiệm kỳ 2004-2009, Tạp chí Quản lý nhà nớc, số 2/2005.

- Bùi Huyền Mai, Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND

thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nớc và Pháp luật, 2004.

- Lê Minh Thông, Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND,

Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật, số 6/1999

- Vũ Đức Đán, Vấn đề bồi dỡng nâng cao năng lực hoạt động của đại

biểu HĐND, Tạp chí Quản lý nhà nớc, số 2/2005.

- Bùi Thế Vĩnh, Phơng thức và kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND,

trong chơng trình tập huấn đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 1999-2004,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

- Hồ Thị Hng, Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An

trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, 2006.

Các công trình trên chủ yếu tiếp cận HĐND từ góc độ tổ chức và hoạt

động một cách chung chung hoặc là bàn về tính chất của HĐND hoặc là đisâu nghiên cứu chức năng giám sát của HĐND mà ít đề cập đến vấn đề nănglực của đại biểu HĐND Đặc biệt vấn đề năng lực của đại biểu HĐND trongtham gia thực hiện chức năng quyết định thì hầu nh cha có công trình khoahọc nào đi sâu nghiên cứu Đặc biệt sau khi Luật Tổ chức HĐND và Uỷ bannhân dân (UBND) năm 2003, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật củaHĐND và UBND năm 2004 đợc ban hành thì hoạt động quyết định củaHĐND cấp tỉnh đã có nhiều vấn đề mới đợc đặt ra cả về lý luận và thực tiễn,trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến năng lực của đại biểu HĐND nhng cha

có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ vềvấn đề này Vì vậy, nghiên cứu vấn đề năng lực của đại biểu HĐND cấp tỉnhtrong tham gia thực hiện chức năng quyết định ở Việt Nam nói chung và ở HàTĩnh nói riêng là một yêu cầu thiết thực hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đại biểu HĐNDtỉnh Hà Tĩnh trong tham gia thực hiện chức năng quyết định

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ khái niệm chức năng quyết định của HĐND, phân tích đặc điểm,nội dung và hình thức thực hiện chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh

Trang 7

- Làm rõ khái niệm chất lợng của các nghị quyết do HĐND ban hành,các yếu tố đảm bảo và các tiêu chí đánh giá chất lợng hiệu quả của các nghịquyết đó.

- Làm rõ khái niệm năng lực của đại biểu HĐND trong tham gia thực hiệnchức năng quyết định, các yếu tố cấu thành, các yếu tố đảm bảo năng lực của đạibiểu HĐND cấp tỉnh trong tham gia thực hiện chức năng quyết định

- Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng quyết định của HĐNDcũng nh năng lực của đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong hiện chức năngquyết định, qua đó đánh giá chất lợng hoạt động thực hiện chức năng quyết

định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay

- Xác định những quan điểm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng caonăng lực của đại biểu HĐND cấp tỉnh ở Hà Tĩnh trong tham gia thực hiệnchức năng quyết định, góp phần đa các quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh

đạt tính khả thi cao trong thực tế, đảm bảo dân chủ, đảm bảo để HĐND tỉnh

Hà Tĩnh thực sự là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng, đại diện cho ý chí,nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phơng theo đúng quy địnhcủa Hiến pháp và pháp luật

4 Đối tợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận chung về chức năng quyết địnhcủa HĐND cấp tỉnh, năng lực của đại biểu HĐND cấp tỉnh trong tham giathực hiện chức năng quyết định; đánh giá thực trạng năng lực của đại biểuHĐND tỉnh Hà Tĩnh trong tham gia thực hiện chức năng quyết định quanhiệm kỳ 1999 - 2004 và từ 2004 đến nay, từ đó tìm ra nguyên nhân củanhững hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đại biểuHĐND tỉnh Hà Tĩnh trong tham gia thực hiện chức năng quyết định

5 Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận văn

* Cơ sở lý luận:

Luận văn đợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, t ởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nớc Việt Nam về nhà nớc kiểumới, về HĐND, chức năng quyết định của HĐND; về vấn đề năng lực, vị trí,vai trò của đại biểu HĐND trong bộ máy nhà nớc

Trang 8

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về năng lực của đạibiểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định, bởi vậy luậnvăn có những điểm mới sau đây:

- Khái quát những nét cơ bản về chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh

- Làm rõ khái niệm năng lực của đại biểu HĐND, khái niệm năng lựccủa đại biểu HĐND trong tham gia thực hiện chức năng quyết định

- Đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống thực trạng về năng lực của

đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 1999 - 2004 và từ 2004 đến nay trongtham gia thực hiện chức năng quyết định

- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực của đại biểuHĐND tỉnh Hà Tĩnh trong tham gia thực hiện chức năng quyết định Trên cơ

sở đó có thể nhân rộng mô hình này cho đại biểu HĐND cấp tỉnh ở các địaphơng khác trên phạm vi cả nớc

7 Kết cấu của luận văn

Với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và giới hạn đối tợng, phạm

vi nghiên cứu nh trình bày trên đây luận văn đợc kết cấu nh sau: Ngoài phần

mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chơng, 9tiết

Trang 9

Theo quy định tại Điều 2, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi:

“Nhà nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nớc pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nớcthuộc về nhân dân… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện” [25, tr.13] Với khẳng định trên, ở nớc ta, quyền lựcnhà nớc là quyền lực của nhân dân “Nhân dân thực hiện quyền lực của mìnhthông qua các cơ quan đại diện đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nớc, HĐND là cơ quan quyềnlực nhà nớc ở địa phơng”[25, tr.15]

Nh vậy, trong bộ máy nhà nớc, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nớc ở

địa phơng, do nhân dân địa phơng trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyệnvọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phơng đó HĐND có quyền quyết

định những vấn đề quan trọng của địa phơng theo quy định của Hiến pháp vàpháp luật Trong lịch sử phát triển của mình, HĐND đã làm đợc nhiều việcích nớc lợi dân, đã thể hiện đợc vai trò là cơ quan đại biểu của nhân dân, làchỗ dựa vững chắc để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng ngày cànglớn mạnh

Tuy nhiên, về lý luận cũng nh thực tiễn, chúng ta cha quan tâm đúngmức đến việc xây dựng mô hình từng cấp và tổng kết kinh nghiệm trong hoạt

động của HĐND Vì thế, trên thực tế cả về mặt tổ chức cũng nh hoạt động củaHĐND các cấp vẫn còn là một trong những khâu yếu kém của bộ máy nhà n-

ớc Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng cần bỏ HĐND, hay nói cách khác, sự tồntại của HĐND là không cần thiết, bởi hoạt động của nó rất hình thức, làm cho

bộ máy nhà nớc thêm cồng kềnh, tốn kém Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm vì

nó trái với bản chất của Nhà nớc ta - Nhà nớc của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân; theo đó phải có cơ quan đại diện của nhân dân ở trung ơng cũng nh ở

địa phơng, cơ sở để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình Nh vậy, vấn đề

đặt ra hiện nay là phải củng cố, kiện toàn HĐND để HĐND hoạt động thực chất

Trang 10

hơn và ngày càng có hiệu lực, hiệu quả tơng xứng với vị trí, vai trò của HĐND

nh Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định

Vị trí, vai trò của HĐND trong bộ máy nhà nớc ta đợc khẳng định dựatrên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:

- Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, HĐND các cấp đã khẳng

định đợc vị trí, vai trò, và trách nhiệm của mình Với t cách là cơ quan quyềnlực nhà nớc ở địa phơng, đại diện cho nhân dân địa phơng, HĐND có khảnăng đoàn kết, tập hợp, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng, độngviên đợc mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của mỗi địa phơng góp phần vàothắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng

- Sự hiện diện của HĐND các cấp dới sự lãnh đạo của Đảng có vai trò

to lớn trong việc hình thành nhà nớc kiểu mới ở nớc ta, thể hiện đợc tính giaicấp sâu sắc, tính giai cấp thực sự của nhà nớc, tạo niềm tin vững chắc chonhân dân về một chính quyền của dân, do dân, vì dân

- HĐND các cấp đã trở thành trờng học về quyền làm chủ của nhândân Những ngời có đủ năng lực, phẩm chất sẽ tham gia vào HĐND và thôngqua họ, HĐND trở thành diễn đàn để ngời dân lao động thực hiện quyền làmchủ Nhà nớc và xã hội của mình Thực tiễn hoạt động của HĐND từ khi ra đờicho đến nay thực sự là tài sản và kinh nghiệm quý báu cho quá trình xây dựngNhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

- HĐND là cầu nối giữa chính quyền trung ơng và chính quyền địa phơng;vừa bảo đảm sự tập trung thống nhất trong hoạt động của bộ máy nhà nớc trên phạm

vi toàn quốc, vừa đảm bảo phát huy đợc nội lực từng địa phơng, cơ sở Thôngqua Quốc hội và HĐND các cấp, bằng quyền dân chủ trực tiếp của mình,nhân dân thực hiện đợc quyền làm chủ trên phạm vi cả nớc và trớc hết làmchủ ở ngay địa phơng, cơ sở

Trên những cơ sở thực tiễn và lý luận đó, Điều 119 Hiến pháp năm 1992

và Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đều xác định: “HĐND là cơquan quyền lực nhà nớc ở địa phơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyềnlàm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phơng bầu ra, chịu trách nhiệm trớc nhândân địa phơng và cơ quan nhà nớc cấp trên” [25, tr.67]

Hiến pháp cũng quy định thẩm quyền rộng rãi cho HĐND, đảm bảo đểHĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng, chịu trách nhiệm vàtoàn quyền quyết định những vấn đề trọng đại của địa phơng trong khuôn khổ

Trang 11

quy định của Hiến pháp và Pháp luật Điều 120 Hiến pháp Việt Nam năm

1992 ghi nhận:

Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nớccấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hànhnghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phơng; về kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa ph-

ơng; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoànthành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cảnớc [25, tr.120]

Nh vậy, Hiến Pháp và pháp luật hiện hành quy định chung về vị trí, vaitrò của HĐND các cấp.Từ những quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật Tổchức HĐND và UBND năm 2003, có thể khái quát vị trí, vai trò của HĐNDcấp tỉnh trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phơng.

ở địa phơng, HĐND là cơ quan duy nhất đợc thành lập bằng một cuộcbầu cử do cử tri địa phơng trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình

đẳng, bỏ phiếu kín; hình thức hoạt động của HĐND chủ yếu thông qua kỳhọp toàn thể Mọi quyết định của HĐND đợc thông qua bằng việc biểu quyếttheo nguyên tắc đa số tơng đối hoặc đa số tuyệt đối Tính chất đại diện củaHĐND về mặt hình thức đợc thể hiện rõ nét nhất ở việc cơ cấu đại biểu trongHội đồng Mỗi địa phơng căn cứ vào số lợng dân c, có một số lợng đại biểunhất định đại diện cho nữ giới, ngời dân tộc, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, lực lợng vũ trang nhân dân, các cơ quan nhà nớc và các khu vựcdân c Điều này có nghĩa, HĐND không đại diện cho một đảng phái, tổ chứcnào mà đại diện cho toàn thể nhân dân Thành phần trong HĐND thể hiệnkhối đại đoàn kết của toàn dân sống trên địa bàn địa phơng Tính chất đại diệncủa HĐND khác với tính chất đại diện của Quốc hội Hiến pháp năm 1992xác định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Điều 83); đạibiểu Quốc hội là đại diện cho nhân dân cả nớc (Điều 97) Còn HĐND là cơ quanchỉ đại diện cho nhân dân địa phơng bầu ra mình, đồng thời chịu trách nhiệm tr-

ớc nhân dân địa phơng đó và cơ quan nhà nớc cấp trên

Tuy nhiên, về mặt lý luận cũng nh thực tiễn, cách thành lập HĐND, cơcấu đại biểu, hình thức hoạt động… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnmới chỉ là dấu hiệu về mặt hình thức, cònhiệu quả hoạt động trong thực tế mới là cơ sở phản ánh đầy đủ nhất tính chất

Trang 12

đại diện của HĐND Song hiệu quả hoạt động thực tế hiện nay của HĐND

ch-a thực sự đáp ứng đợc lòng mong mỏi củch-a nhân dân, mà mới chỉ phản ánh đợcphần nào bản chất dân chủ của chế độ nhà nớc ta

Thứ hai, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng, thể hiện ở

+ Có quyền căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật ra nghị quyết để triểnkhai các mặt công tác ở địa phơng

+ Có quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phơng

đồng thời chịu sự giám sát, hớng dẫn của Uỷ ban thờng vụ Quốc hội và hớngdẫn, kiểm tra của Chính phủ

Nh vậy, tính chất quyền lực của HĐND đợc thể hiện trên nhiều phơngdiện, nhng xét về mặt địa vị pháp lý không giống với Quốc hội Quốc hội đợcHiến pháp ghi nhận là cơ quan quyền lực cao nhất của cả nớc về phạm vi, cấp

độ cũng nh thẩm quyền, đặc biệt là quyền ban hành Hiến pháp, pháp luật ởnớc ta, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp HĐNDcũng là cơ quan quyền lực nhà nớc nhng chỉ có quyền ban hành Nghị quyết -

là loại văn bản dới luật, phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơquan nhà nớc cấp trên

Tóm lại, xét về mặt hình thức cũng nh nội dung hoạt động, thiết chế

HĐND ở nớc ta thực sự là ngời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân

ở địa phơng Quyền lực của HĐND đợc xác định trong Hiến pháp về bản chấtcũng là quyền lực của nhân dân Vấn đề đặt ra là, bằng cách nào để HĐND thựchiện đợc quyền lực của mình trên thực tiễn là mục đích hớng tới của công cuộc đổimới và hoàn thiện bộ máy nhà nớc nói chung và HĐND nói riêng

1.1.2 Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Chức năng của HĐND là những phơng diện hoạt động chủ yếu củaHĐND nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND

Trang 13

Căn cứ vào Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐNDcác cấp đều có 2 chức năng cơ bản là chức năng quyết định và chức nănggiám sát.

1.1.2.1 Chức năng quyết định

Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ghi nhận nh sau:

HĐND quyết định những chủ trơng, biện pháp quan trọng đểphát huy tiềm năng của địa phơng, xây dựng và phát triển địa phơng

về kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, không ngừng cải thiện

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phơng, làm tròn nghĩa

vụ của địa phơng đối với cả nớc [31, tr.29]

Để có cơ sở pháp lý cho HĐND cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng này,Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã xác định cụ thể nội dung nhữngvấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND bao gồm:

+ Quyết định về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (Điều 11).+ Quyết định về phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thểdục, thể thao (Điều 12)

+ Quyết định về phát triển khoa học - công nghệ, tài nguyên và môi ờng (Điều 13)

tr-+ Quyết định về quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội (Điều 14).+ Quyết định về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo(Điều 15)

+ Quyết định về việc thi hành pháp luật (Điều 16)

+ Quyết định việc xây dựng chính quyền địa phơng (Điều 17)

Nh vậy, nội dung, chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng,bao gồm tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, văn hoá, khoa học, quốcphòng, an ninh Điều này một lần nữa khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò và tầmquan trọng của HĐND trong chính quyền địa phơng Mặt khác, đây cũng lànhững căn cứ pháp lý để tạo ra môi trờng thuận lợi cho chính quyền địa phơngkhai thác hết mọi tiềm năng, nội lực sẵn có của mình, nhằm nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phơng, làm tròn nghĩa vụ đối với cửtri và cấp trên giao cho

ở đây chúng ta cần lu ý, theo quy định của pháp luật, trong chức năngquyết định, HĐND có thẩm quyền rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của

địa phơng Vì vậy, khi đa ra các quyết định đó phải đảm bảo tính dân chủ và

Trang 14

tính khả thi trên thực tế, tránh tình trạng mọi vấn đề đợc quyết định trớc, đến

kỳ họp HĐND, đại biểu chỉ giơ tay biểu quyết một cách hình thức, không có

sự bàn bạc, thảo luận Thực hiện thảo luận và biểu quyết dân chủ là điều kiện

đảm bảo chất lợng đối với các quyết định của Hội đồng

Để thực hiện chức năng quyết định, HĐND thông qua các kỳ họp racác nghị quyết dựa trên nguyên tắc biểu quyết theo đa số Để ban hành cácnghị quyết quyết định các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phơng,HĐND phải tiến hành các kỳ họp để lấy ý kiến của tập thể đại biểu Kỳ họpchỉ đợc coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu tham dự và các nghị quyết

đợc coi là hợp pháp khi có tối thiểu quá nửa số đại biểu dự họp tham gia biểuquyết (trừ trờng hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND) Nh vậy, để ban hành cácnghị quyết, HĐND phải phát huy vai trò trí tuệ tập thể, phải đợc sự thống nhất

ý chí của các đại biểu và phải đạt đợc sự đồng thuận với ý chí, nguyện vọngcủa cử tri và nhân dân địa phơng Bởi vậy, để các nghị quyết đạt đợc tính khảthi cao trong thực tế đòi hỏi các đại biểu phải thực sự có năng lực, có kỹ nănghoạt động tốt Các đại biểu phải là những ngời thực sự có đức, có tài, tâmhuyết với nhân dân, với sự nghiệp phát triển đi lên của địa phơng và đất nớc.Ngời đại biểu HĐND phải là ngời biết gần dân, biết tôn trọng nhân dân, biếtlắng nghe và tiếp thu các ý kiến từ nhân dân Đồng thời, ngời đại biểu phảithực sự có khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, phải có khả năng đánh giá tìnhhình phát triển của địa phơng Có nh thế, tại các kỳ họp họ mới có thể đa racác ý kiến thảo luận thực sự đúng đắn, khoa học, phù hợp sát thực với tìnhhình thực tiễn của địa phơng Trên cơ sở đó góp phần để HĐND đa ra cácnghị quyết phù hợp với điều kiện địa phơng và đạt tính khả thi cao trên thực

tế nh thế nào, việc thực hiện nghị quyết đã góp phần nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho nhân dân địa phơng, góp phần vào sự nghiệp cách mạngchung của cả nớc đến đâu… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện

Trang 15

Nh vậy, nội dung chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng,hình thức thực hiện thông qua các nghị quyết, các tiêu chí để đánh giá chất l -ợng các quyết định đó chỉ mang tính chung chung Bởi vậy, trên thực tế ở rấtnhiều địa phơng, công tác đánh giá chất lợng các quyết định đó đã không đợctiến hành hoặc chỉ tiến hành một cách hình thức, không đa ra đợc các kết luận

cụ thể để rút ra các kinh nghiệm khi đa ra các quyết định mới Thậm chí, một

số nghị quyết đang trong quá trình triển khai đã bộc lộ tính kém hiệu quả,thậm chí thất bại ngay khi cha triển khai xong Nhng do không có sự đánh giákhách quan cần thiết nên vẫn cứ tiến hành theo kế hoạch dẫn đến hậu quảkhông đáng có Một số các dự án, công trình sau khi đợc HĐND tỉnh ra nghịquyết quyết định triển khai đã để lại hậu quả kinh tế, xã hội nặng nề cho địaphơng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền và cán bộcông chức nhà nớc

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để HĐND tỉnh thực hiện tốtchức năng quyết định, góp phần giải quyết tốt các vấn đề đặt ra đối với từng

địa phơng, nâng cao đời sống cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nớc

1.1.2.2 Chức năng giám sát

Đoạn 3 Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định:

HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thờng trựcHĐND, UBND,TAND,VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện nghịquyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà n-

ớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của côngdân ở địa phơng [31, tr.10]

Qua quá trình phát triển, vai trò, chức năng giám sát của HĐND ngàycàng đợc hoàn thiện Đặc biệt, với sự ra đời của Luật Tổ chức HĐND vàUBND năm 2003 đã đánh dấu một bớc phát triển mới về chức năng giám sátcủa HĐND cả về mặt lý luận cũng nh thực tiễn, nâng cao đợc vị thế và vai tròcủa HĐND hiện nay

Chức năng giám sát của HĐND bao giờ cũng gắn liền với chức năngquyết định những vấn dề cơ bản về kinh tế, xã hội của HĐND Thực hiện tốtchức năng này không những cho phép HĐND kiểm tra, đánh giá hoạt độngcủa các cơ nhà nớc trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyếtcủa HĐND mà còn cho phép HĐND phát hiện đợc sự không phù hợp, thiếu

Trang 16

thực tế của các nghị quyết do HĐND ban hành để sửa đổi, bổ sung Kết quảgiám sát sẽ là căn cứ để HĐND thực hiện quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm cácchức vụ chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tich HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch vàcác thành viên của UBND, Trởng ban và các thành viên các ban của HĐND)hoặc sẽ là căn cứ để HĐND bãi bỏ những quyết định sai trái của UBND cùngcấp và những Nghị quyết sai trái của HĐND cấp dới trực tiếp.

Nh vậy,

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, vị trí, vai trò vàchức năng của HĐND rất lớn Vấn đề đặt ra hiện nay chúng ta phảilàm thế nào để HĐND thể hiện và phát huy tốt vị trí, vai trò và chứcnăng của Hội đồng trên thực tế; đảm bảo sự phối hợp, hợp tác vớinhau giữa các cơ quan nhà nớc ở địa phơng nhằm đa lại cuộc sốngngày càng ấm no, hạnh phúc cho ngời dân [27, tr.141 - 143]

Để đáp ứng đợc yêu cầu trên, cần phải đổi mới tổ chức, nâng cao chất ợng và hiệu quả hoạt động của HĐND, trong đó đặc biệt phải chú ý đến chấtlợng các nghị quyết do HĐND ban hành quyết định những vấn đề cơ bản,quan trọng của địa phơng, đảm bảo để HĐND thực sự là cơ quan quyền lựcnhà nớc ở địa phơng

l-Do yêu cầu của luận văn đặt ra, vấn đề năng lực của Đại biểu HĐNDtrong tham gia thực hiện chức năng quyết định cần đợc nghiên cứu sâu cả vềmặt lý luận cũng nh thực tiễn Trên cơ sở đó, chúng ta có những căn cứ để đềxuất một số phơng hớng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực của đại biểuHĐND cấp tỉnh trong thực hiện chức năng của HĐND nói chung và thực hiệnchức năng quyết định ở Hà Tĩnh nói riêng trong điều kiện chúng ta đang tiếnhành đổi mới đất nớc hiện nay

1.1.3 Vị trí, vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân trong thực hiện chức năng quyết định

Theo quy định tại Điều 121 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi:

Đại biểu HĐND là ngời đại diện cho ý chí, nguyện vọng củanhân dân ở địa phơng, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giámsát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt độngcủa mình và của HĐND, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri,xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân

Trang 17

Đại biểu HĐND có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiệnpháp luật, chính sách của nhà nớc, nghị quyết của HĐND, động viênnhân dân tham gia quản lý nhà nớc [25, tr.68].

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Điều 36 Luật Tổ chức HĐND

và UBND năm 2003 quy định: “Đại biểu HĐND là ngời đại diện ý chí,nguyện vọng của nhân dân địa phơng, gơng mẫu chấp hành chính sách, phápluật và tham gia vào việc quản lý nhà nớc”[31, tr.32]

Từ những quy định trên chúng ta có thể phân tích khái niệm Đại biểuHĐND với những nội dung cơ bản sau:

- Đại biểu HĐND trớc hết đợc hiểu là ngời đại diện cho các cộng đồngdân c trên phạm vi địa giới hành chính Ngời đại biểu HĐND với t cách đạidiện, họ có thể là đại biểu của tổ chức phụ nữ, thanh niên, tổ chức nông dân,

tổ chức tôn giáo, dân tộc ít ngời… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện

- Đại biểu HĐND thay mặt cho cử tri của mình ghi nhận, phản ánh ýchí, nguyện vọng của cử tri Bằng hoạt động của mình trong cơ quan quyềnlực nhà nớc ở địa phơng đại biểu HĐND biến ý chí và nguyện vọng của cử trithành các quyết định mang tính pháp lý của nhà nớc Những nghị quyết đợcHĐND ban hành sẽ đợc các cơ quan quản lý hành chính nhà nớc tổ chức thựchiện

- Đại biểu HĐND về thực chất là ngời thực hiện quyền lực nhân dântheo phơng thức thay mặt đại cử tri trên phạm vi lãnh thổ Bản thân quyền lựccủa ngời đại biểu HĐND có đợc là do nhân dân trao cho Đại biểu HĐND đợchình thành theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp của cử tri

Qua đó, khẳng định đại biểu HĐND là thành viên của cơ quan quyềnlực nhà nớc ở địa phơng, là một bộ phận cấu thành không thể tách rời vớiquyền lực nhà nớc thống nhất trong phạm vi cả nớc Đại biểu HĐND là ngời

đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phơng,

họ vừa chịu trách nhiệm trớc nhân dân địa phơng, vừa chịu trách nhiệm trớccơ quan nhà nớc cấp trên về mọi mặt kinh tế - xã hội, đảm bảo thực hiện Hiếnpháp, Luật và các quyết định của các cơ quan nhà nớc

Nh vậy, đại biểu HĐND cấp tỉnh trong hoạt động của mình là thay mặtnhân dân toàn tỉnh thực hiện quyền lực nhà nớc, quyết định các vấn đề quantrọng để phát huy các tiềm năng của địa phơng, xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội, biến ý chí, quyền lực của nhân dân trên địa bàn trở thành quyền lực

Trang 18

nhà nớc, thể hiện bằng các quyết định của nhà nớc Đồng thời, đại biểuHĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát hoạt động tuân theo pháp luật củaUBND cùng cấp, của các cơ quan nhà nớc, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,

đơn vị vũ trang nhân dân ở địa phơng

Ngời đại biểu HĐND cấp tỉnh có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, đại biểu HĐND cấp tỉnh là ngời đại diện có thẩm quyền của

nhân dân địa phơng Tính đại diện của đại biểu HĐND cấp tỉnh thể hiện ở chỗ:

- Đợc nhân dân địa phơng trao quyền thể hiện ý chí, nguyện vọng củanhân dân trong các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nớc

Những yêu cầu về lợi ích và những nguyện vọng chính đáng của nhândân địa phơng là căn cứ xác định nội dung hoạt động của đại biểu HĐND cấptỉnh Đại biểu HĐND cấp tỉnh phải phản ánh trung thực và bảo vệ mọi quyền,lợi ích của cử tri nơi bầu ra mình; cần quan tâm đến mọi nguồn thông tin đạichúng để hiểu rõ những gì cử tri đang đòi hỏi, từ đó hình thành chơng trìnhhoạt động của đại biểu

Đại biểu HĐND có quyền thay mặt nhân dân Đó là quyền thảo luận,quyền quyết định các vấn đề quan trọng của nhân dân trong các kỳ họpHĐND; quyền thay mặt nhân dân khi quan hệ với các cơ quan, tổ chức ở địaphơng để yêu cầu giải quyết các vấn đề đảm bảo các quyền và lợi ích hợppháp của nhân dân Trong hoạt động của HĐND cấp tỉnh, mỗi đại biểu cầnquan tâm trớc hết đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân địa phơng,của cộng đồng xã hội trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội địa phơngtrong lợi ích chung của dân tộc, đất nớc

- Đợc đại diện nhân dân trong cơ quan quyền lực nhà nớc, mỗi đại biểu

có trách nhiệm trớc nhân dân, ở bất cứ thời điểm nào ngời dân cũng có thểyêu cầu đại biểu HĐND thực hiện nghĩa vụ đối với nhân dân

Thứ hai, đại biểu HĐND cấp tỉnh là ngời trực tiếp thực hiện quyền lực

nhà nớc của HĐND cấp tỉnh

Tính quyền lực nhà nớc ở địa phơng của HĐND cấp tỉnh chính là hoạt

động mang tính quyền lực nhà nớc của từng đại biểu HĐND, đợc thể hiện ởhai khía cạnh sau:

+ Đại biểu HĐND cấp tỉnh là thành viên của HĐND tham gia thực hiệnquyền lực nhà nớc trong HĐND tỉnh Đại biểu là ngời tham gia quyết địnhnhững vấn đề quan trọng nhất của địa phơng trong phạm vi thẩm quyền của

Trang 19

HĐND, thực hiện quyền giám sát của HĐND thông qua việc chất vấn và việcbáo cáo của các cơ quan nhà nớc trớc HĐND, đồng thời cũng là ngời đi đầutrong việc đa các nghị quyết của HĐND vào cuộc sống Điều đó đợc bảo đảmthông qua việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của đại biểu HĐND trên thực tế.

+ Đại biểu HĐND cấp tỉnh là ngời đại diện cho quyền lực nhà nớctrong quan hệ với các cơ quan nhà nớc và với cán bộ các cơ quan nhà nớc đó,với các tổ chức xã hội và nhân dân Đại biểu có quyền kiến nghị với các cơquan nhà nớc về việc thi hành pháp luật, về những vấn đề thuộc lợi ích chung,các cơ quan nhà nớc nhận đợc kiến nghị có nghĩa vụ trả lời đại biểu Đại biểuHĐND có quyền yêu cầu cơ quan nhà nớc, tổ chức xã hội kịp thời chấm dứtviệc làm trái pháp luật Các cơ quan khi đợc đại biểu HĐND cấp tỉnh yêu cầugặp thì phải tổ chức tiếp đại biểu theo đúng quy định

Thứ ba, hoạt động của đại biểu HĐND cấp tỉnh không tách rời với hoạt

động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong quản lý nhà nớc

Đây là hoạt động tất yếu trong chức trách của đại biểu HĐND Bởi vì,chế độ đại biểu của nhà nớc Việt Nam là không làm cho các đại biểu trở thànhcác nghị sỹ trong chế độ đại nghị Đồng thời để đại biểu hoạt động có hiệu lực,hiệu quả, pháp luật còn quy định những điều kiện cần thiết, tạo khả năng thiếtthực cho đại biểu thực hiện đầy đủ tính đại diện nhân dân, thực thi quyền lực nhànớc trong hoạt động của HĐND trong phạm vi địa phơng Cụ thể:

- Đại biểu HĐND là ngời đại diện của nhân dân, đợc cử tri trao quyền

từ quyền lực nhân dân tập hợp thành cơ quan nhà nớc ở địa phơng

- Đại biểu HĐND là thành viên của tập thể HĐND tham gia quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của địa phơng trong phạm vi thẩm quyền của HĐND

Đại biểu HĐND là ngời đại diện cho quyền lực nhà nớc trong quan hệvới các cơ quan nhà nớc, các tổ chức xã hội và công dân

Đại biểu HĐND cấp tỉnh có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

Một là, quyền và nghĩa vụ trong thẩm quyền hoạt động của HĐND và

trong cơ cấu tổ chức của HĐND, gồm có:

+ Tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND

+ Quyền bầu cử và ứng cử trong các cơ quan của HĐND;

+ Quyền đề nghị vào chơng trình nghị sự của kỳ họp những vấn đề mà

đại biểu HĐND xét thấy cần thiết để HĐND xem xét và quyết định ý kiếncủa đại biểu phải đợc ghi vào biên bản của kỳ họp;

Trang 20

+ Quyền chất vấn Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên củaUBND và thủ trởng các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND cùng cấp.Ngời bị chất vấn phải có nghĩa vụ trả lời những vấn đề mà đại biểu HĐNDchất vấn theo thủ tục pháp luật quy định;

+ Quyền đợc bầu vào các cơ quan, tổ chức của HĐND, nh: Thờng trựcHĐND, các ban của HĐND Theo đó, đại biểu HĐND phải thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn theo Quy chế Tổ chức và hoạt động do các cơ quan nhà nớc cóthẩm quyền ban hành

Hai là, quyền và nghĩa vụ của đại biểu HĐND cấp tỉnh trong mối liên

hệ với cử tri ở đơn vị bầu cử:

+ Liên hệ chặt chẽ với cử tri, tiếp xúc cử tri theo lịch, lấy ý kiến của cửtri về những vấn đề sẽ đa vào nội dung kỳ họp HĐND;

+ Báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của HĐND, đồng thờichịu sự giám sát của cử tri về các hoạt động đó;

+ Tham gia tổ chức thực hiện pháp luật và các quyết định của HĐND

và cơ quan nhà nớc cấp trên;

+ Tiếp dân theo lịch đợc phân công hoặc theo yêu cầu của nhân dân;Khi nhận đợc kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu có tráchnhiệm nghiên cứu, đề xuất ý kiến trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, hoạt độngcủa HĐND để giám sát, chất vấn các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền xemxét, giải quyết những khiếu kiện, tố cáo đó

Ba là, quyền của đại biểu HĐND cấp tỉnh trong quan hệ với các cơ

quan nhà nớc, tổ chức xã hội và các đơn vị đóng trên địa bàn địa phơng

+ Theo uỷ quyền của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh có quyền xem xéthoạt động của cơ quan nhà nớc, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnvề nhữngvấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh;

+ Quyền yêu cầu đợc cung cấp tài liệu, đợc bảo đảm thông tin cần thiếtcho hoạt động đại biểu Các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo các yêu cầu

đó cho đại biểu HĐND;

+ Quyền kiến nghị các cơ quan tổ chức và công dân chấp hành đúngpháp luật, kiến nghị những biện pháp ngăn chặn vi phạm pháp luật và tiêu cựctrong cơ quan, tổ chức Kiến nghị truy cứu trách nhiệm đối với những cán bộ,công chức nhà nớc có hành vi vi phạm pháp luật;

+ Quyền giám sát, theo dõi, đôn đốc hoạt động giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân trong các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền;

Trang 21

+ Quyền yêu cầu gặp lãnh đạo các cơ quan, tổ chức Ngời có thẩmquyền quản lý cơ quan có trách nhiệm phải tiếp và giải quyết yêu cầu đó;

+ Các cơ quan hành chính nhà nớc và cán bộ nhà nớc trong phạm vithẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp t liệu, thông tin, địa điểmtiếp xúc cử tri, phơng tiện giao thông cho hoạt động của đại biểu HĐND;

+ Đại biểu HĐND có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Mặt trận tổquốc và các đoàn thể trong hoạt động đại biểu HĐND

Bốn là, quyền của đại biểu HĐND cấp tỉnh trong tăng cờng pháp chế.

Bảo đảm pháp chế là đòi hỏi đối với mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, côngchức và mọi công dân Vì vậy, đại biểu vừa phải tiến hành mọi hoạt động củaHĐND theo đúng quy định của pháp luật, vừa có nghĩa vụ tham gia phát hiện,

đấu tranh phòng chống mọi hành vi vi phạm pháp luật Do vậy:

+ Đại biểu HĐND cấp tỉnh có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nớc vềviệc thi hành chính sách, pháp luật và những vấn đề thuộc lợi ích chung củacộng đồng dân c địa phơng;

+ Đại biểu HDND có quyền yêu cầu các tổ chức, cơ quan nhà nớcchấm dứt những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm đếnquyền lợi của nhân dân;

+ Đại biểu HĐND có quyền giám sát, kiến nghị các cơ quan t pháptrong việc thi hành các quyết định, bản án hình sự, dân sự, kinh tế… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnở địa ph-

ơng theo đúng thủ tục tố tụng t pháp

Ngoài ra, trong trờng hợp cần thiết đại biểu HĐND có quyền từ chức,

có quyền đề nghị HĐND xem xét yêu cầu thôi hoạt động HĐND của mìnhtheo quy định của pháp luật Khi đại biểu HĐND vi phạm quy chế hoạt độngcủa HĐND hoặc vi phạm pháp luật thì tuỳ theo mức độ vi phạm, đại biểuHĐND sẽ bị bãi nhiệm, miễn nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật

Trong thực hiện chức năng quyết định, đại biểu HĐND cấp tỉnh đóngmột vai trò hết sức quan trọng Hoạt động quyết định của HĐND chính làhoạt động quyết định của chính các đại biểu Bởi vì mỗi đại biểu là đại diệncho một khu vực dân c, tổ chức đoàn thể hay một thành phần dân tộc, tôn giáohoặc một tổ chức nghề nghiệp… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện Từng đại biểu đều có quyền và nghĩa vụchuyển tải đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của chính tổ chức, giới, thành phần domình đại diện vào chơng trình hành động của HĐND tỉnh Trên cơ sở đóHĐND xem xét, phân tích, đánh giá đa ra những nội dung cần thiết trở thànhnghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nớc địa phơng, nghị quyết này sẽ đựơc

Trang 22

UBND cùng cấp tổ chức thực hiện Nh vậy, thông qua ngời đại biểu HĐND,với vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phơng tính chất

đại diện đã trở thành tính chất quyền lực

theo nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nớc của nhân dân,

do nhân dân, vì nhân dân ý kiến biểu quyết của mỗi đại biểu HĐND tỉnhchính là ý kiến đại cử tri do họ đại diện, những ý kiến ấy sẽ tạo thành sứcmạnh tổng hợp và là nền tảng của sự đoàn kết, gắn bó giữa nhà nớc và nhândân

Nh vậy, đại biểu HĐND cấp tỉnh là một bộ phận cấu thành trong độingũ cán bộ chủ chốt của chính quyền địa phơng, và là yếu tố nền tảng khôngthể thiếu trong tổ chức bộ máy nhà nớc ta Căn cứ vào địa vị pháp lý của đạibiểu HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành, đại biểu là tế bào cấuthành cơ quan quyền lực nhà nớc ở địa phơng, tế bào có khoẻ mạnh thì thânthể mới cờng tráng Hồ Chủ tịch đã từng dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọicông việc… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện” và “ Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt haykém” [37, tr.351]

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngời đại biểu HĐND phải đápứng đợc các tiêu chuẩn: trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

có trình độ hiểu biết và năng lực thực hiện nhiệm vụ của ngời đại biểu, thamgia quyết định những vấn đề quan trọng của địa phơng; có phẩm chất và đạo

đức tốt, gơng mẫu chấp hành pháp luật; đợc nhân dân tín nhiệm Các tiêuchuẩn này vừa có ý nghĩa hớng dẫn nhân dân lựa chọn chính xác các đại biểu,vừa tạo tiền đề đảm bảo hiệu quả hoạt động của các đại biểu

Kể từ khi nhà nớc Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời cho đến nay,

Đảng ta luôn coi trọng vị trí của HĐND cấp tỉnh là nền tảng cấu trúc chiến lợctrong xây dựng hệ thống chính trị Vì vậy, vai trò của đại biểu HĐND tỉnhluôn đợc đổi mới theo hớng hoàn thiện và nâng cao vị thế thực quyền của cơquan quyền lực nhà nớc địa phơng Trong công cuộc đổi mới và phát triển đấtnớc hiện nay, đại biểu HĐND cấp tỉnh đã và đang phát huy vai trò của mìnhtrong thực hiện thắng lợi đờng lối, chủ trơng của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa nhà nớc ở từng địa bàn dân c Điều đó cho thấy đã có sự lớn mạnh và biến

đổi sâu sắc về số lợng và nâng lên về chất lợng, cả về phẩm chất, năng lực,nhận thức của ngời đại biểu theo yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng

Chính vì vậy, sự hiện diện của đại biểu HĐND tỉnh trong bộ máy nhànớc là một yêu cầu khách quan không thể thiếu Đó là một bộ phận cấu thành

Trang 23

quyền lực nhà nớc, quyền lực nhân dân để đảm bảo thực thi có hiệu lực, hiệuquả và phù hợp mọi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân Tínhthực quyền thể hiện vai trò của đại biểu HĐND cấp tỉnh.

Có thể thấy, vai trò của đại biểu HĐND cấp tỉnh trong mọi hoạt độngnói chung và trong thực hiện chức năng quyết định nói riêng luôn đợc pháthuy trong mọi thời điểm lịch sử Trong hoạt động của mình gắn liền với sựnghiệp cách mạng của Đảng, đại biểu HĐND luôn khẳng định đợc vị trí quantrọng của mình Đại biểu HĐND tỉnh luôn có quan hệ gắn bó mật thiết vớinhân dân, có ảnh hởng lớn và trực tiếp đến đời sống nhân dân, đảm bảo mọiquyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân Đây chính là nền tảng góp phần xâydựng và hoàn thiện nhà nớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân

Theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thìhiệu quả hoạt động của HĐND cấp tỉnh cũng nh HĐND các cấp phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố năng lực hoạt động của đại biểu đóng vaitrò quan trọng Trong điều kiện hiện nay, do đòi hỏi của sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá cũng nh quá trình hội nhập quốc tế của đất nớc, yêucầu đặt ra đối với ngời đại biểu HĐND ngày càng cao Ngời đại biểu HĐNDtrong thời đại mới cần phải đáp ứng đợc đầy đủ các tiêu chuẩn nhất định mới

có thể hoàn thành đợc chức năng, nhiệm vụ nhân dân giao phó Để có thể thựchiện tốt vai trò ngời đại biểu nhân dân, đại biểu HĐND cần phải có năng lựcthực sự Đặc biệt trong tham gia thực hiện chức năng quyết định các vấn đề cơbản, quan trọng của địa phơng đòi hỏi ngời đại biểu phải có sự hiểu biết sâurộng về mọi lĩnh vực của địa phơng Có nh vậy các nghị quyết của HĐND đa

ra mới thực sự có tính khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hộicủa địa phơng, phù hợp với các chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật củanhà nớc và phù hợp với tiến trình phát triển chung của đất nớc Tuy nhiên theobáo cáo chính thức của các cơ quan có thẩm quyền, hoạt động của đại biểuHĐND vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế Điều này do nhiều nguyên nhânkhác nhau nhng trong đó nguyên nhân cơ bản vẫn là do năng lực của một số

đại biểu còn hạn chế Bởi vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất ợng đại biểu, đảm bảo để họ thực sự có năng lực, đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm

l-vụ trong điều kiện mới

Trang 24

1.2 Khái niệm, các yếu tố cấu thành năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân trong thực hiện chức năng quyết định

1.2.1 Khái niệm năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân trong thực hiện chức năng quyết định

Để đa ra đợc khái niệm năng lực của đại biểu HĐND trong thực hiệnchức năng quyết định, truớc hết chúng ta phải làm rõ khái niệm năng lực

Theo từ điển Tiếng Việt và từ điển triết học, năng lực là khả năng, điềukiện chủ quan sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Theo A.G.Côvaliốp,nhà tâm lý học ngời Nga thì “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp nhữngthuộc tính của cá nhân con ngời, đáp ứng những nhu cầu của hoạt động và bảo

đảm cho hoạt động đó có kết quả cao” [4, tr.90]

Nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt đợc kết quả trong hoạt độngnào đó Muốn hoạt động có kết quả thì cá nhân phải có những phẩm chất tâm

lý nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó Nếu những thuộc tính tâm

lý không phù hợp với yêu cầu của hoạt động thì coi nh không có năng lực.Năng lực không phải là những thuộc tính cá nhân riêng lẻ mà là một tổ hợpcác thuộc tính cá nhân đáp ứng yêu cầu cao của hoạt động Tổ hợp không cónghĩa là các thuộc tính đó tồn tại song song mà chúng có quan hệ và tác độnglẫn nhau, thống nhất với nhau theo yêu cầu nhất định

Năng lực vừa là cái “tự nhiên” có sẵn, vừa là kết quả của quá trình họctập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con ngời C.Mác cho rằng: “Đến chủnghĩa cộng sản con ngời làm theo năng lực hởng theo nhu cầu” Đó chính làlúc con ngời từ vơng quốc của tất yếu sang vơng quốc tự do Chủ tịch Hồ ChíMinh cho rằng: “Năng lực con ngời không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, màmột phần lớn do công tác, do luyện tập mà có” [36, tr.40].V.M.Bechtêrep chorằng, bất kỳ sự sáng tạo nào cũng cần có mức độ tài năng nhất định, cần có sựgiáo dục thích hợp

Có thể nói rằng, năng lực không phải là t chất bẩm sinh thuần tuý vốn

có của con ngời, tự động đảm bảo cho con ngời đạt kết quả trong hoạt độngnào đó mà nó là kết quả của sự phối hợp những t chất bẩm sinh vốn có với sựrèn luyện, tu dỡng, học tập thông qua hoạt động thực tiễn của con ngời

Ngời cán bộ nói chung và ngời đại biểu HĐND nói riêng cũng phải cónăng lực nhất định mới có thể hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.Trong đó năng lực t duy lý luận và năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn là hainhân tố quan trọng nhất tạo nên tài năng của mỗi ngời Hai yếu tố này cóquan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau, cái này hỗ trợ cái kia phát

Trang 25

triển Không có năng lực t duy lý luận thì không thể nào có khả năng kháiquát, sáng tạo và vận dụng đúng đắn, linh hoạt Trái lại, chỉ có năng lực t duy

lý luận mà không có năng lực tổ chức thực tiễn thì năng lực t duy lý luận dầndần bị xơ cứng, giáo điều, thoát ly thực tiễn, thoát ly cuộc sống, dễ rơi vàochủ nghĩa chủ quan, duy ý chí

Là ngời đại biểu HĐND luôn gần gũi với nhân dân địa phơng đã bầu ramình để lắng nghe và truyền tải ý chí, nguyện vọng của cử tri đến cơ quan nhànớc có thẩm quyền, biến ý chí của nhân dân địa phơng thành các quyết địnhquản lý nhà nớc, đại biểu HĐND tỉnh phải là ngời có năng lực toàn diện trêntất cả các lĩnh vực mới có thể đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm vụ đợc giao Bởivậy, ngoài các yếu tố trên, ngời đại biểu HĐND còn cần phải có tính sáng tạo,tính quyết đoán, khả năng làm việc độc lập cũng nh khả năng làm việc tập thểcao

Từ sự phân tích trên đây chúng ta có thể hiểu, năng lực của đại biểuHĐND trong thực hiện chức năng quyết định là một tổ hợp các khả năng củangời đại biểu giúp cho họ đạt đợc kết quả cao nhất khi tham gia thực hiệnchức năng quyết định các vấn đề quan trọng của địa phơng trong phạm vichức năng, nhiệm vụ ngời đại biểu HĐND

1.2.2 Các yếu tố cấu thành năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định

Năng lực của đại biểu HĐND tỉnh trong thực hiện chức năng quyết

định là năng lực toàn diện bao gồm nhiều yếu tố đan xen, gắn kết, xâm nhậpvào nhau, bởi vậy việc phân biệt chúng cũng chỉ mang tính tơng đối Chúng ta

có thể phân thành các yếu tố cơ bản sau:

- Năng lực t duy lý luận: Là tổng thể các phẩm chất trí tuệ của ngời đạibiểu có thể đáp ứng yêu cầu phát hiện, nhận thức nhanh nhạy, đúng đắn vềnhững vấn đề thực tiễn ở cấp độ lý luận, giúp cho ngời đại biểu HĐND cónhững đề xuất sắc bén, khả năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt, góp phần nângcao hiệu quả hoạt động của HĐND Nó đợc biểu hiện cụ thể nh sau:

Một là, khả năng xác lập tri thức Đó là khả năng tiếp thu lý luận, chủ

trơng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nớc một cách đúng đắn; khảnăng phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề mới; khả năng tổng kết thựctiễn; khả năng vận dụng sáng tạo lý luận, đờng lối, chủ trơng, chính sách để

Trang 26

xây dựng chơng trình, kế hoạch công tác, kế sách phát triển kinh tế - xã hộiphù hợp với thực tiễn địa phơng.

Hai là, năng lực xác lập quan hệ giữa các tri thức Đó là khả năng liên

kết tri thức ở các lĩnh vực, các ngành nghề chuyên môn đa dạng, phong phúthành một tổng thể ở mức độ khái quát cao Đồng thời cũng phân định đợctính đặc thù giữa các loại tri thức, thông tin để khi vận dụng vào thực tiễn vừaphải đảm bảo tính hệ thống, chỉnh thể ở tầm quốc gia, vừa phải đảm bảo tính

đặc thù phù hợp với địa phơng

Ba là, năng lực hiện thực hoá tri thức Đó là khả năng biến những tri

thức đã lĩnh hội đợc thành các chủ trơng, kế hoạch hành động làm biến đổihiện thực trực tiếp Nó biểu hiện ở khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn,liên hệ lý luận với thực tiễn; vận dụng cái chung một cách đúng đắn vào từngtình huống cụ thể Đó cũng là khả năng tổng hợp để có cái nhìn hệ thống, nắm đ-

ợc cái chủ yếu, cái bản chất của sự vật, hiện tợng trong sự vận động của chúng,trên cơ sở đó đa ra quyết định đúng đắn, sát hợp với thực tế địa phơng

Nh vậy, năng lực t duy lý luận của ngời đại biểu HĐND có giá trị địnhhớng đúng đắn hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ Chất liệutrực tiếp tạo nên năng lực đó là những tri thức lý luận tiếp thu từ chủ nghĩaMác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, từ kho tàng tri thức của nhân loại, từ đờnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nớc và từ sự trải nghiệm trongphong trào cách mạng sâu rộng của địa phơng

- Năng lực tổ chức thực tiễn (năng lực hành động hoặc năng lực hớng

tới hành động): Là khả năng hình thành một cơ cấu chỉnh thể nh một bộ máy

với những bộ phận có chức năng ổn định hay những con ngời cụ thể có nhiệm

vụ xác định, hoạt động có trật tự, có nề nếp, nhịp nhàng cân đối, có hiệu lực,hiệu quả nhằm hiện thực hoá mục tiêu đề ra

Năng lực tổ chức thực tiễn của ngời đại biểu HĐND đợc biểu hiện cụthể nh sau:

Một là, khả năng thu nhận và xử lý thông tin liên quan đến mọi mặt của

đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện) ở địa ph

-ơng một cách nhanh chóng và có hiệu quả cụ thể, thiết thực Thông qua hoạt

động tiếp xúc cử tri, tiếp xúc với nhân dân địa phơng cũng nh hoạt động hàngngày của mình, ngời đại biểu HĐND phải nắm bắt thấu đáo những nguyệnvọng của nhân dân, phải biết đợc những gì nhân dân đang quan tâm, đang cần

Trang 27

đợc giải quyết Đại biểu HĐND là ngời trực tiếp gần dân nhất do vậy họ phảinắm chắc tình hình ở cơ sở, ở địa phơng để chuyển tải các vấn đề đó đếnHĐND xem xét, giải quyết Do vậy để thu thập và xử lý thông tin đầy đủ, mộtmặt ngời đại biểu HĐND phải bám sát thực tế, đối thoại dân chủ với nhândân, gần dân, tin dân; mặt khác, cần xây dựng phong cách làm việc khoa học.

Xét cho cùng, những quyết định và giải pháp mà ngời đại biểu HĐND

đa ra đều phải xuất phát từ thực tiễn, bởi vậy họ cần phải có đợc luợng thôngtin chính xác và phong phú để có các quyết định đúng đắn, kịp thời trong hoạt

động của mình Sau khi có thông tin, họ phải có khả năng tổng hợp, khái quát,

đánh giá, phân tích để đề ra những biện pháp hành động đúng đắn Kết quảnắm bắt và xử lý thông tin kịp thời, chính xác, khách quan quyết định chất lợnghoạt động của đại biểu HĐND nói riêng và của cả HĐND nói chung

Hai là, có khả năng tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của địa

phơng Sau khi nắm bắt thông tin từ cử tri, từ nhân dân địa phơng, nắm bắt

đ-ợc tình tình kinh tế, chính trị, xã hội… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện của địa phơng, ngời đại biểu HĐNDphải trực tiếp tham gia quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội của

địa phơng Các quyết định do HĐND đa ra có tính khả thi cao trong thực tếhay không phụ thuộc vào khả năng đánh giá tình hình địa phơng và khả năng

đa ra các quyết định mang tính chất quyết đoán nhng khách quan, khoa họccủa từng đại biểu

Ba là, có khả năng tổ chức thực hiện các quyết định, bố trí và phối hợp

với các lực lợng ở cơ sở; khả năng lôi cuốn, thu hút, thúc đẩy cán bộ và nhândân thực hiện các chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nớc, cácnghị quyết của HĐND cũng nh nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra Đó là khả năng

xử lý nhanh nhạy, chính xác những nhiệm vụ cơ bản trọng tâm trớc mắt và lâudài, biết cách thay đổi nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với sự biến đổi của tìnhhình Đó chính là khả năng phối hợp hoạt động của ngời đại biểu HĐND vớinhững chủ thể khác nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp

Bốn là, có khả năng kiểm tra việc thực hiện chủ trơng, chính sách của

Đảng, pháp luật của nhà nớc và các nghị quyết của HĐND để phát hiện kịpthời những vấn đề mới nảy sinh để giải quyết, tìm ra những lệch lạc, sai sót đểgóp ý sửa chữa, hoàn chỉnh các quyết định của HĐND, đảm bảo để các quyết

định của HĐND đa ra đợc chính xác, có tính khả thi cao trong thực tế Nănglực đó còn thể hiện ở khả năng đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quyết

định và khả năng đúc rút kinh nghiệm thực tiễn kịp thời, khả năng vận dụng

Trang 28

những bài học kinh nghiệm thực tiễn có giá trị vào cuộc sống Thực tế chothấy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn không chỉ có giá trị trong việc đa ra cácquyết định chính xác mà còn giúp tìm ra những hình thức, biện pháp, cáchthức thực hiện các quyết định một cách hiệu quả nhất.

Năm là, năng lực sáng tạo, tính quyết đoán:

- Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chấthoặc tinh thần, đặc biệt là tìm ra đợc con đờng mới trong những tình huốngluôn luôn biến đổi ở địa phơng mà không gò bó, không phụ thuộc vào cái đã

có Nó là quá trình suy lý, lập luận chân thực, biết tìm ra cái mới, cái cha biết

từ cái đã biết thông qua phán đoán, suy luận, diễn dịch, quy nạp, so sánh… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnĐócũng là khả năng phân loại và hệ thống hoá vấn đề, xác định bản chất vấn đề.Năng lực đó rất cần thiết trong hoạt động của ngời đại biểu HĐND đặc biệt khitham gia quyết định các vấn đề quan trọng của địa phơng Đó chính là khả năngtìm ra cái mới, phát hiện ra những cách làm mới, khơi dậy nguồn lực sẵn có để tậptrung phát triển kinh tế - xã hội của địa phơng

- Tính quyết đoán là khả năng phán đoán một cách quả quyết, có nhữngquyết định nhanh chóng và dứt khoát, không do dự, không rụt rè, không đùn

đẩy, thoái thác trách nhiệm Tính quyết đoán khác hẳn với bệnh hách dịch,cửa quyền, liều lĩnh, phiêu lu Nó là sản phẩm của tính kiên quyết, tính chủ

động, sự thận trọng và niềm tin khoa học Nó biểu hiện ở những khả năng sau:

Thứ nhất là khả năng phán đoán chính xác tình hình, đa ra các quyết định

kịp thời, quyết định đó có đợc do sự nhạy cảm của năng lực trực giác, khả năng

đoán định trên cơ sở kiến thức phong phú, khả năng phân tích, tổng hợp… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện

Thứ hai là khả năng ra quyết định một cách dứt khoát và giám chịu

trách nhiệm về quyết định của mình Để có đợc khả năng này, ngời đại biểuHĐND phải nhận biết trớc đợc sự vận động của thực tiễn, biết lắng nghe và

Trang 29

ơng tiện thông tin đại chúng… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnChất lợng hoàn thành nhiệm vụ của họ phụthuộc nhiều vào khả năng giao tiếp này Qua giao tiếp mà các mối quan hệ xãhội cũng nh năng lực, phong cách công tác của họ đợc hình thành, hoàn thiện,

kỹ năng, kỹ xảo đợc bộc lộ Nhờ nghệ thuật giao tiếp mà ngời đại biểu HĐND

có thể nắm bắt đợc tâm t, nguyện vọng của cử tri, của nhân dân và chuyển tảitâm t, nguyện vọng đó đến các cuộc họp của HĐND, biến các vấn đề đó trởthành quyền lực nhà nớc Ngời đại biểu HĐND còn phải có khả năng đoànkết, phát huy sức mạnh của toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phơng Năng lực giao tiếpphát triển mãi, C.Mác nói: “Sự phát triển của mỗi cá nhân đợc quy định bởi sựphát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp”[33, tr.62]

Năng lực làm việc với con ngời, với tập thể còn là năng lực xây dựngcác mối quan hệ, năng lực thu hút mọi ngời tham gia vào công việc chung.Chẳng hạn, biết đặt mình vào vị trí ngời khác, biết khêu gợi tính tích cực của

đồng sự, của nhân dân, biết vì lợi ích chung, thơng ngời, có thái độ điềm tĩnh,

c xử nhã nhặn, lịch sự, tế nhị, khiêm tốn với nhân dân, tôn trọng nhân dân,hiểu rõ tâm t, tình cảm của họ, thông cảm với họ, biết nghe dân nói, biết nóicho dân nghe, biết phê bình và tự phê bình, biết khuyến khích cái hay, cái tốtcủa ngời khác, biết tôn trọng ý kiến, phát huy sáng kiến của nhân dân Nănglực đó biểu hiện rõ trong quá trình phân tích, đánh giá tình hình, trong tranhluận, thảo luận, lựa chọn phơng án tối u, trong việc đề ra và thông qua cácnghị quyết, chơng trình, kế hoạch, trong tổ chức thực hiện, kiểm tra, thuyếtphục, đặc biệt trong công tác vận động quần chúng

Ngoài năng lực giao tiếp, làm việc với tập thể, ngời đại biểu HĐND cònphải có khả năng làm việc độc lập, đó là khả năng tự nghiên cứu, phân tích và

đa ra các quyết định mang tính chất cá nhân Trên cơ sở đó, thông qua các kỳhọp, họ mới có khả năng tham gia ý kiến một cách độc lập dựa trên kết quảlàm việc độc lập của bản thân, đảm bảo tính dân chủ, khắc phục đợc tính hìnhthức trong các kỳ họp của HĐND Để làm đợc điều này, ngời đại biểu HĐNDphải có một t duy lý luận sắc bén, có sự hiểu biết rộng rãi trong các mặt của

đời sống xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính quyết đoán và tác phonglàm việc nghiêm túc, khoa học

Trang 30

1.3 Các yếu tố đảm bảo và các tiêu chí đánh giá năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quyết định

1.3.1 Các yếu tố đảm bảo năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân trong thực hiện chức năng quyết định

Để có năng lực thực sự trong việc thực hiện chức năng chung của ngời

đại biểu và chức năng quyết định nói riêng, ngời đại biểu HĐND phải đáp ứng

đợc các yêu cầu nhất định

Các yếu tố đảm bảo năng lực của đại biểu HĐND trong thực hiện chứcnăng quyết định bao gồm: Phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, kỹ năng vàphơng pháp làm việc

Thứ nhất, về phẩm chất chính trị.

Phẩm chất chính trị là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến năng lựccủa ngời đại biểu HĐND Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩyngời đại biểu HĐND vơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đợc nhân dân giaophó Phẩm chất chính trị là yêu cầu cơ bản đối với ngời đại biểu HĐND

Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đốivới lý tởng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, tinh thầntận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân; là bản lĩnh chínhtrị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đờng đi lên CNXH

Phẩm chất chính trị đòi hỏi ngời đại biểu HĐND phải thấm nhuần chủnghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ Chí Minh, quán triệt đờng lối, chủ trơng, chínhsách của Đảng, pháp luật của nhà nớc, có tinh thần cơng quyết đấu tranhchống lại các hiện tợng lệch lạc, những biểu hiện mơ hồ, sai trái đờng lối, chủtrơng, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nớc

Ngời đại biểu HĐND có phẩm chất chính trị tốt là ngời luôn trăn trở,băn khoăn trớc những tâm t, nguyện vọng của cử tri, của nhân dân, luôn tìmcách để giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân; trăn trở trớc nhữngvấn đề phát triển đi lên của địa phơng, cùng nhân dân tìm cách tháo gỡ nhữngkhó khăn, phát huy những tiềm năng sẵn có của địa phơng để phát triển đi lên,từng bớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tích cực tuyêntruyền, vận động gia đình, nhân dân thực hiện tốt mọi chủ trơng, đờng lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc

Thứ hai, về đạo đức cách mạng.

Đạo đức cách mạng là nền tảng, là gốc, là sức mạnh của ngời đại biểuHĐND Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “ Cũng nh sông có nguồn thì mới

Trang 31

có nớc, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc thì câychết; ngời cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức thì có tàigiỏi mấy cũng không lãnh đạo đợc nhân dân” [37, tr.252].

Ngời đại biểu HĐND là ngời gần dân nhất, thờng xuyên tiếp xúc vớinhân dân Bởi vậy đạo đức cách mạng của họ sẽ có tác động rất lớn đối vớingời dân, có ảnh hởng rất lớn đối với hiệu qủa công tác của họ Nếu ngời đạibiểu HĐND có đầy đủ các phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô t”thì sẽ đợc nhân dân tin tởng và gửi gắm những tâm t nguyện vọng Ngợc lại,nếu ngời đại biểu HĐND không có đủ các phẩm chất đạo đức trên thì họ sẽ bịmất niềm tin của nhân dân, mọi quyết định của họ chỉ là võ đoán, xa rời thực

tế, không phù hợp với lợi ích của nhân dân

Ngời đại biểu HĐND phải là ngời gơng mẫu đi đầu trong việc chấphành chủ trơng, đờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc, nói đi

đôi với làm, là tấm gơng sáng để nhân dân noi theo

Ngời đại biểu HĐND có đạo đức cách mạng là ngời phải tích cực đấutranh chống lại các tiêu cực xã hội nh: Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, thahoá, sa sút về đạo đức lối sống, chạy theo địa vị, danh lợi, tranh giành, kèncựa lẫn nhau, mất đoàn kết nội bộ, dối trá, lời biếng, suy thoái về t tởng chínhtrị, phai nhạt lý tởng cách mạng… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện

Ngời đại biểu HĐND muốn đợc nhân dân tin yêu, thu phục đợc nhândân thì phải thờng xuyên rèn luyện, tu dỡng đạo đức trong mọi lúc, mọi nơi

nh Bác Hồ đã từng dặn: “ Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống

Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng nhngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [37, tr.293]

Thứ ba, về trình độ (Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, trình

độ chuyên môn nghiệp vụ).

- Trình độ học vấn (trình độ văn hoá) không phải là yếu tố duy nhấtquyết định hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND, nhng đây là tiêu chí quantrọng ảnh hởng đến hoạt động của ngời đại biểu Nó là nền tảng cho việc nhậnthức, tiếp thu đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n-

ớc cũng nh đánh giá đợc tình hình cụ thể của địa phơng Hạn chế về trình độhọc vấn sẽ hạn chế về khả năng nhận thức cũng nh năng lực hoạt động của ng-

ời đại biểu HĐND

Trang 32

- Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan

điểm, lập trờng giai cấp công nhân của ngời đại biểu HĐND Thực tế cho thấynếu ngời đại biểu HĐND có lập trờng chính trị vững vàng, hoạt động vì mụctiêu, lý tởng cách mạng thì sẽ đợc nhân dân kính trọng, tin yêu và sẽ vận động

đợc nhân dân thực hiện tốt các chủ trơng, chính sách, pháp luật Ngợc lại, nếulập trờng chính trị của ngời đại biểu HĐND không vững vàng, hoạt động vìlợi ích cá nhân, thoái hoá, biến chất sẽ đánh mất lòng tin ở nhân dân, dẫn đếnhiệu quả hoạt động thấp, thậm chí còn làm phơng hại đến lợi ích của nhândân, ảnh hởng tới uy tín của cơ quan nhà nớc, ảnh hởng đến tính chất u việtvốn có của chế độ nhà nớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Là những kiến thức chuyên sâu vềmột lĩnh vực nhất định đợc biểu hiện qua những cấp độ sơ cấp, trung cấp, cao

đẳng, đại học Đây là những kiến thức mà một ngời đại biểu HĐND buộc phải

có khi tham gia hoạt động của ngời đại biểu Nếu thiếu kiến thức chuyên môn sẽrất khó khăn khi giải quyết công việc, đặc biệt khi tham gia quyết định một vấn đềnào đó của địa phơng trong lĩnh vực chuyên môn nhất định

Tuy nhiên, một ngời đại biểu HĐND ngoài trình độ chuyên môn nghiệp

vụ nhất định còn phải là ngời có hiểu biết rộng rãi các vấn đề cơ bản về cáclĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đủ để họ vận dụng vào hoạt động củangời đại biểu khi cần thiết Bởi vì, ngời đại biểu HĐND cấp tỉnh phần lớnkhông phải là ngời hoạt động chuyên trách mà họ có thể là những cán bộ,công chức nhà nớc làm việc trong các cơ quan nhà nớc, các tổ chức chính trịxã hội, cũng có thể là những ngời làm việc trong các đơn vị vũ trang, doanhnghiệp nhà nớc… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện Vì vậy, hoạt động của đại biểu HĐND là những hoạt động

đòi hỏi gắn kết giữa hoạt động của đại biểu với t cách là đại biểu và hoạt độngcủa họ với t cách là một nhà chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể của từng

đơn vị, cơ quan nơi đại biểu công tác

Thứ t, về kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND.

Kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND là khả năng vận dụng khéo léo,thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm vào thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của ngời đại biểu Kỹ năng hoạt động của ngời đại biểu HĐND đợc biểuhiện cụ thể trên các mặt sau: Kỹ năng xây dựng kế hoạch hoạt động của đạibiểu HĐND, kỹ năng tiếp xúc với cử tri, kỹ năng tiếp xúc với các phơng tiệnthông tin đại chúng, kỹ năng chất vấn

Trang 33

Để có kỹ năng hoạt động tốt, ngời đại biểu HĐND phải luôn rèn luyệnphong cách t duy khoa học và xây dựng cho mình một phơng pháp làm việckhoa học Phong cách t duy khoa học đối lập với phong cách t duy kiểu kinhviện, giáo điều, duy ý chí Đại biểu HĐND phải không ngừng tự học tập, tựbồi dỡng nâng cao trình độ mọi mặt, phải gắn lý luận với thực tiễn, đồng thờiphải rèn luyện phong cách làm việc có kế hoạch, có chuẩn bị, có quan điểm

thực tiễn và phải học cách nói của quần chúng, học cách làm của quần

chúng” Ngời đại biểu HĐND có phơng pháp, tác phong làm việc khoa học,

thiết thực mới hoàn thành tốt đợc các nhiệm vụ đợc giao, mới đợc quần chúngnhân dân tín nhiệm Bởi vì ngời đại biểu HĐND nếu có tri thức khoa học, có

lý luận cách mạng và luôn tâm huyết với nhiệm vụ, nhng lại không có phơngpháp, tác phong làm việc khoa học, xa rời thực tiễn, thậm chí chuyên quyền,quan liêu, độc đoán… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnthì làm việc gì cũng gặp nhiều khó khăn, vớng mắc,hiệu quả công việc thấp Hơn nữa, đại biểu HĐND, ngoài việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của ngời đại biểu, họ còn phải tham gia nhiều hoạt động khác,bởi vậy nếu họ không xây dựng đợc kế hoạch hoạt động phù hợp sẽ gặp nhiềukhó khăn về thời gian, ảnh hởng đến chất lợng, hiệu quả công tác

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân trong thực hiện chức năng quyết định

Dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn của ngời đại biểu HĐND theo quy định củapháp luật hiện hành, chúng ta có thể nêu ra một số tiêu chí đánh giá năng lực của

đại biểu HĐND trong thực hiện chức năng quyết định Năng lực của đại biểuHĐND trong thực hiện chức năng chung của ngời đại biểu và thực hiện chứcnăng quyết định nói riêng đợc thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động của họ

Về hiệu quả hoạt động của ngời đại biểu Hội đông nhân dân cũng

có những quan niệm khác nhau Có quan niệm cho rằng, hoạt động của

đại biểu HĐND với những chi phí ít nhất (bao gồm những chi phí về vậtchất, thời gian và tinh thần… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện) Quan niệm nh vậy phải chăng chỉ mới

đánh giá đợc về mặt đinh lợng, mà hoạt động của đại biểu HĐND ở đây

có những mặt không thể định lợng đợc, mà phải vừa có tính định tính,vừa có tính định lợng [6, tr.266 - 267]

Chúng ta có thể thấy rằng, hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND làkết qủa thực tế do việc thực hiện các quy định pháp lý về quyền hạn, nhiệm vụ

Trang 34

và trách nhiệm của ngời đại biểu đem lại, kết quả đó càng cao thì hiệu quả cànglớn và ngợc lại Có thể nêu ra đây một số tiêu chí đánh giá cụ thể nh sau:

Một là, mức độ chính xác và kết quả của việc phản ánh ý kiến của cử

tri, những tâm t, nguyện vọng của nhân dân địa phơng đến HĐND và các cơquan nhà nớc khác Để làm tốt công việc này đòi hỏi ngời đại biểu phải thựchiện nghiêm túc chế độ tiếp xúc với cử tri, trả lời có tinh thần trách nhiệm trớcnhững yêu cầu và kiến nghị của cử tri, của nhân dân địa phơng Ngời đại biểuphải luôn gần dân, sát dân, biết lắng nghe và tôn trọng các ý kiến, các nguyệnvọng chính đáng của nhân dân, đồng thời phải truyền tải thật chính xác, kháchquan, trung thực ý kiến của cử tri tới HĐND và các cơ quan nhà nớc có thẩmquyền

Hai là, khả năng bảo vệ nhân dân của ngời đại biểu Biểu hiện cụ thể

của vấn đề này là ngời đại biểu có tinh thần đấu tranh và có đấu tranh kiênquyết với những hành vi vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp, tự do, danh dự,nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của công dân hay không; ngời đạibiểu có sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để bảo vệ quyền lợi của nhân dânhay không; họ có giám đấu tranh chống lại các quyết định của các cơ quannhà nớc khi các quyết định đó không đạt tính khả thi trên thực tế, thậm chílàm phơng hại đến đời sống của nhân dân hay không Trớc khi đa ra các quyết

định quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã hội… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệncủa địa phơng,ngời đại biểu có thẳng thắn tranh luận để đi đến các phơng án tối u nhất, ngời

đại biểu có thể hiện đợc khả năng quyết đoán, giám làm, giám chịu trớc nhândân hay không… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện

Thứ ba, hoạt động chuẩn bị trớc khi tham gia kỳ họp của các đại biểu

phải thật sự công phu, chu đáo, có tinh thần trách nhiệm cao Trớc khi tham

dự kỳ họp, ngời đại biểu phải tiến hành tiếp xúc cử tri, chuẩn bị tài liệu,nghiên cứu các tài liệu đợc cung cấp liên quan đến chơng trình nghị sự của kỳhọp, tiến hành thảo luận tổ, tham gia các cuộc họp chuyên đề… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnđể có đợc cácthông tin và sự hiểu biết thấu đáo các vấn đề liên quan đến kỳ họp Trớc khitham gia thảo luận xây dựng một nghị quyết, ngời đại biểu phải nắm bắt mộtcách chính xác, sâu sắc vấn đề cần đợc quyết định

Bốn là, khả năng giải quyết nhanh nhạy các vấn đề của cử tri đặt ra và

đại biểu phải có uy tín với cử tri Muốn vậy, ngời đại biểu phải có trình độhiểu biết về mọi mặt nhất là hiểu biết về pháp luật và phải có tinh thần phấn

đấu cao Đồng thời ngời đại biểu phải thờng xuyên duy trì mối quan hệ với cử

Trang 35

tri và nhân dân địa phơng, luôn bám sát thực tiễn, nắm vững tâm t, nguyệnvọng, yêu cầu và luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Trang 36

Chơng 2

Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh trong thực hiện chức

năng quyết định

2.1 Thực trạng năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

Hà Tĩnh trong thực hiện chức năng quyết định từ 1999 đến nay

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội, văn hoá Hà Tĩnh

2.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên:

Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ Việt Nam, ở vào vị trí địa lý 17054

-18050 vĩ độ Bắc và 105045 -1080 kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An,phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp 2 tỉnh Khăm-Muộn vàBôlykhămxây của nớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp biển

Đông Hà Tĩnh có hình thể giống hình thang lệch, bề rộng phía Bắc là 85 km,phía Nam 90 km, chiều dài theo bờ biển là 137 km, dọc theo biên giới Việt -Lào 143km

Về tổ chức hành chính, Hà Tĩnh có 10 huyện (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên,Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hơng Sơn, Hơng Khê, Vũ Quang,Lộc Hà), 1 thị xã (Thị xã Hồng Lĩnh), 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố

Hà Tĩnh vừa mới đợc nâng lên từ thị xã Hà Tĩnh trớc đây) Các huyện của HàTĩnh có mặt bằng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số t ơng đồng, cóquan hệ mật thiết với không gian kinh tế của các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình

và các nớc Lào, Thái Lan.v.v… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện

Diện tích tự nhiên Hà Tĩnh là 605.564 ha, chiếm 1,825% diện tích tựnhiên của cả nớc, trong đó đất nông nghiệp 103.720 ha (chiếm 36,02%) HàTĩnh có 207.888 ha rừng, trong đó có 20.480 ha rừng trồng, chủ yếu là thông,trữ lợng gỗ tự nhiên trên 20 triệu m3, có nhiều loại gỗ quý nh lim, sến, táu,mật, đinh hơng, pơmu v.v… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện Hệ động, thực vật phong phú Riêng vờn quốcgia Vũ Quang có khoảng 307 loài, 130 họ thực vật và có nhiều loài động vậtquý hiếm nh sao la, vợn đen, voi, hổ, báo.v.v… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệncó giá trị cao với ngành khoahọc và du lịch Hà Tĩnh có nhiều loại khoáng sản quý hiếm nh sắt, đá hoa c-

ơng v.v… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện Đặc biệt mỏ sắt Thạch Khê có trữ lợng sắt trên 544 triệu tấn Ng ờng Hà Tĩnh có nhiều sản phẩm quý, trữ lợng lớn có thể phát triển ngành hảisản toàn diện, từ đánh bắt nuôi trồng và chế biến xuất khẩu

Trang 37

tr-Hà Tĩnh đợc xác định là địa phơng có tiềm năng du lịch với nhiều điểm

du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử, văn hoá nh vờn quốc gia Vũ Quang, khubảo tồn thiên nhiên Kẽ Gỗ, bãi biển Thiên Cầm, bãi biển Xuân Thành, chùaHơng Tích ở Can Lộc có từ thế kỷ thứ XVI, núi Hồng Lĩnh có 99 ngọn kéodài trên địa bàn 34 xã thuộc các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, thị xã HồngLĩnh Nhiều di tích đợc công nhận cấp quốc gia, tiêu biểu nh khu lu niệm đạithi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, chiến khu Phan Đình Phùng, khu luniệm cố Tổng bí th Trần Phú tại Đức Thọ, khu lu niệm cố tổng bí th Hà HuyTập tại Cẩm Xuyên, khu di tích lịch sử Thanh niên xung phong Ngã ba ĐồngLộc, đền thờ ông Hoàng Mời v.v… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện

Hà Tĩnh có hệ thống giao thông thuận lợi, có 4 tuyến đờng quốc lộ vớitổng chiều dài 400 km; tuyến quốc lộ 1A Bắc Nam chạy dài trên lãnh thổ,tuyến quốc lộ 8A nối hành lang Đông Tây qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo,qua Lào và qua Thái Lan; tuyến đờng Hồ Chí Minh; tuyến quốc lộ 12 nốicảng Vũng áng với cửa khẩu Chalo qua Lào v.v… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện Hà Tĩnh còn có cảng XuânHải; cảng nớc sâu Vũng áng đảm bảo cho tàu 4,5 vạn tấn ra vào; cảng Sơn D-

ơng quy hoạch cho cảng chuyên dụng dầu và thép có thể đón tàu 15 - 20 vạntấn Dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Thạch Khê, gắn với xây dựng khu liênhợp luyện thép Việt Nam tại Vũng áng đang đợc triển khai Dự án khai thác,chế biến Ilmenite trữ lợng 5 triệu tấn, lớn nhất nớc

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ng nghiệp, Hà Tĩnh cònphát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế và đô thị mới có ý nghĩa chiến lợctrong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc

Khí hậu ở Hà Tĩnh rất khắc nghiệt, mùa hè nhiệt độ cao trung bình

290C, cá biệt có lúc lên tới 400C - 410C Mùa nắng kéo dài từ tháng 4 đếntháng 9, lại có gió Lào gây nóng cháy ảnh hởng lớn đến đời sống và sản xuấtcủa nhân dân Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 năm trớc đến tháng 3 năm sau vớinhiệt độ trung bình là 200C, có lúc thấp nhất xuống đến 60C - 7 0C, mùa nàygió mùa Đông Bắc lạnh lẽo thờng kèm theo ma dầm kéo dài, gây khó khăncho hoạt động sản xuất Hà Tĩnh là vùng đất thờng gặp thiên tai nên rất khókhăn cho phát triển kinh tế - xã hội [29, tr.5-6, 10]

Sống trong điều kiện tự nhiên nh trên, con ngời Hà Tĩnh luôn luôn lao

động cần cù, chịu thơng, chịu khó, đấu tranh không mệt mỏi với thiên nhiên

để sinh tồn, ham học hỏi, sống giản dị, tiết kiệm, đoàn kết, gắn bó, tơng thân,tơng ái, có nghĩa, có tình

Trang 38

2.1.1.2 Về tình hình kinh tế - xã hội

- Về dân số: Dân số Hà Tĩnh có 1,3 triệu ngời, đại đa số là ngời kinh

sống ở vùng đồng bằng ven biển và bán sơn địa Dân tộc ít ngời ở Hà Tĩnhkhông nhiều, phần lớn tập trung ở huyện Hơng Sơn, Hơng Khê nh dân tộcKyri (Thờng gọi là Lào Khe Chè, Lào Đá Gân), dân tộc Mã Liềng ở xã HơngVĩnh, dân tộc Chứt hay Rục ở bản Rào Tre (xã Hơng Liên) Ngoài ra còn cómột số dân ngời Lào phần lớn đã đợc Việt hoá ở xã Phú Gia huyện Vũ Quang

và ở một số xã biên giới huyện Hơng Sơn; ngời Bồ Lô (còn gọi là Ba Lan)sống ở cửa Sót, cửa Nhợng, cửa Khẩu nay đã đợc Việt hoá Thời kỳ phongkiến phơng Bắc đô hộ, một số ngời Trung Quốc ở lại làm ăn, định c hẳn, mãisau này trở thành ngời Việt gốc Hoa

Dân số ở nông thôn chiếm 89%, dân số ở thành thị là chiếm 11%.Trong đó số lợng ngời trong độ tuổi lao động chiếm 52,6%, tỷ lệ lao động qua

đào tạo là 22,5%

Mật độ dân số ở Hà Tĩnh tính đến năm 2006 là 212 ngời/km2 Mật độdân số thấp và phân bố không đồng đều, nơi có mật độ dân c đông nhất làthành phố Hà Tĩnh 2.547 ngời/km2 và nơi có mật độ dân c thấp nhất là huyệnHơng Khê 78 ngời/km2 [46, tr.16]

Với địa hình phức tạp, dân số không tập trung, trình độ dân trí thấp, đặcbiệt là trình độ học vấn của ngời dân tộc thiểu số đang là vấn đề nan giải trongcơ cấu đại biểu HĐND là ngời dân tộc thiểu số hiện nay ở Hà Tĩnh Tỷ lệ tăngdân số vẫn còn khá cao, tỷ lệ trẻ em dới 60 tháng tuổi suy dinh dỡng caochiếm 26,5% Số sinh viên tốt nghiệp đại học, sau đại học ít về công tác tại

Hà Tĩnh [8, tr.53] Đây là các yếu tố ảnh hởng lớn đến chất lợng của cán bộnói chung cũng nh chất lợng của đại biểu HĐND nói riêng

- Về văn hoá: Hà Tĩnh đã từng là căn cứ địa, chiến tuyến, đồn trại, là

nơi đóng quân của nhiều cuộc khởi nghĩa trong lịch sử đấu tranh giữ nớc củadân tộc Từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lợc,

Hà Tĩnh là nơi hội tụ của các nghĩa sĩ Cần Vơng trong cuộc khởi nghĩa Phan

Đình Phùng và sau đó là cuộc biểu tình chống su cao, thuế nặng theo gơng

đấu tranh của các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.v.v… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện tổ chức các phongtrào yêu nớc, chống áp bức bất công Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân HàTĩnh đã nhanh chóng hởng ứng góp phần làm nên Xô Viết Nghệ Tĩnh Năm

1945, cùng với cao trào cách mạng của cả nớc, nhân dân Hà Tĩnh đã sống

Trang 39

những ngày tháng Tám sôi động và rực lửa Hà Tĩnh là một trong những tỉnhgiành chính quyền sớm nhất trong cả nớc.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nớc, Hà Tĩnh là vùng trungchuyển, bị đánh phá ác liệt Với khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến”, “xe chaqua nhà không tiếc”, nhân dân Hà Tĩnh đã dồn sức ngời, sức của cho sựnghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc

Hà Tĩnh là mảnh đất của những dấu ấn lịch sử cách mạng, đồng thời làquê hơng có truyền thống văn hoá mang đậm tính nhân văn và cốt cách nhânhậu Từ cái nôi văn hoá của quê hơng đã sinh ra những ngời con u tú của đấtnớc nh Trần Phú, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện, các nhà văn hoá nghệ thuật tàihoa Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnVùng đất có nghĩa khí vàhiếu học này vốn nổi tiếng “ văn vật Hồng Lam ”, tuy còn nghèo nhng thờinào cũng cống hiến cho đất nớc, quê hơng những ngời con u tú, những vị anhhùng lỗi lạc, những danh nhân văn hoá… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện Hiện nay Hà Tĩnh đã có 9 huyện, 65xã, 20 đơn vị đợc nhà nớc phong tặng danh hiệu anh hùng Lịch sử đấu tranhchống thiên tai, địch họa và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã hun đúc nêntruyền thống quật cờng, gan góc, tính cách cơng trực, cần cù, chịu khó nhngcũng rất cởi mở, chân tình, tính cộng đồng cao của ngời dân Hà Tĩnh

- Về giáo dục, y tế: Năm 2002, tỉnh đợc công nhận đạt chuẩn giáo dục

tiểu học đúng độ tuổi, đứng thứ 11 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở đứngthứ 14 trong cả nớc Có gần 100% số xã có trờng học cao tầng, các phơngtiện, trang thiết bị dạy học đảm bảo, chất lợng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn,thực hiện tốt các biện pháp đấu tranh chống lại các tiêu cực trong giáo dục… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiệnBởi vậy chất lợng giáo dục đợc nâng lên rõ rệt

Đến nay, Hà Tĩnh đã có một bệnh viện đa khoa với 500 giờng bệnh,một bệnh viện y học cổ truyền với 130 giờng bệnh, một bệnh viện điều dỡngvới 100 giờng bệnh, 11 trung tâm y tế huyện, thị xã và 25 phòng khám đakhoa khu vực với 1.210 giờng bệnh và 261 trạm y tế phờng, xã, thị trấn khangtrang với 1.295 giờng bệnh, đảm bảo điều kiện nhất định khám chữa bệnh chonhân dân [5, tr.125]

- Về quốc phòng, an ninh: Hà Tĩnh có địa hình sông núi phức tạp,

hiểm trở; dân số có 13 vạn tín đồ theo các tôn giáo với hơn 268 cơ sở thờ tự,

có 131/161 xã, phờng, thị trấn, 12/12 huyện, thị có đồng bào giáo dân, có 461khu dân c vùng giáo, trong đó có 114 xóm giáo toàn tông Với đặc điểm về

Trang 40

địa hình và dân c nh trên đã tác động không nhỏ đến quốc phòng, an ninh, trật

tự của địa phơng Trong lịch sử giải phóng dân tộc, Hà Tĩnh là địa phơng màcác thế lực thù địch thờng xuyên dòm ngó, chiến tranh xảy ra khốc liệt Ngàynay, trong thời kỳ hoà bình, song trong những năm qua tình hình quốc phòng,

an ninh của tỉnh vẫn có diễn biến khá phức tạp Nguyên nhân là do sự tiềm ẩncác mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân nhiều năm trớc để lại cộng với sự điềuhành quản lý cha tốt của các cấp chính quyền, các hiện tợng tiêu cực, thamnhũng, vi phạm dân chủ của một số cán bộ, đảng viên đã gây ảnh hởng xấu

đến niềm tin của nhân dân

Bên cạnh đó, lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nớc ta, cácthế lực thù địch luôn âm mu tìm mọi cách để chống phá chính quyền cáchmạng của nhân dân Thời gian qua, tình hình an ninh biên giới không thuậnlợi, đã có nhiều vụ vợt biên trái phép sang Lào, Thái Lan kiếm việc làm, buônlậu, săn bắn động vật quý hiếm, khai thác lâm sản trái phép… Đó là những thách thức lớn đặt ra cho Hà Tĩnh để thực hiện

Trớc tình hình quốc phòng, an ninh nh trên, mỗi ngời dân cũng nh ngời

đại biểu HĐND phải luôn nâng cao nhận thức, đề cao cảnh giác, đấu tranhchống các hiện tợng gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội

Đặc biệt ngời đại biểu HĐND phải thờng xuyên phối hợp với cơ quan nhà nớc

có thẩm quyền, phối hợp với nhân dân giải quyết kịp thời dứt điểm các điểmnóng, các vụ khiếu kiện, tránh tình trạng khiếu kiện vợt cấp, xây dựng vàcủng cố tốt thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân tạo tiền đề quantrọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phơng

- Về kinh tế: Đợc tái lập từ tháng 9 năm 1991, trong những năm đầu

b-ớc vào công cuộc đổi mới Hà Tĩnh gặp phải những thách thức vô cùng khókhăn Là một tỉnh thuần nông, có trên một triệu dân nông nghiệp (82% lao

động là sản xuất nông nghiệp), nhng sản lợng lơng thực chỉ đạt 23,5 vạn tấn,thu nhập bình quân đầu ngời chỉ có 713,5 ngàn đồng/năm; thu ngân sách nộitỉnh 18 tỷ đồng; tỉ lệ hộ đói nghèo 53%; đời sống nhân dân gặp nhiều khókhăn, nhiều nơi xảy ra điểm nóng, khiếu kiện kéo dài phải tập trung giảiquyết; các thành phần kinh tế cha phát triển, các doanh nghiệp nhỏ bé, thị tr-ờng kém sôi động Đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đã yếu lại thiếu trầmtrọng, không đồng bộ, mất cân đối giữa các lĩnh vực, cha ngang tầm với pháttriển tỉnh nhà trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Ngày đăng: 03/05/2014, 11:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (1995), Tổ chức và hoạt động của Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Phơng thức hoạt động của ngời đại biểu Hội đồng nhân dân, Nxb Xí nghiệp văn hoáphẩm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (1995), "Tổ chức và hoạt động của Hội"đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp. Phơng thức hoạt độngcủa ngời đại biểu Hội đồng nhân dân
Tác giả: Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ
Nhà XB: Nxb Xí nghiệp văn hoáphẩm
Năm: 1995
2. Bộ Nội vụ (2005), Tài liệu bồi dỡng Trởng phó ban chuyên trách và uỷ viên thờng trực Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nội vụ (2005)
Tác giả: Bộ Nội vụ
Năm: 2005
3. Bộ T Pháp (2001), Chuyên đề về sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp 1992, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ T Pháp (2001), "Chuyên đề về sửa đổi bổ sung một số điều Hiến pháp1992
Tác giả: Bộ T Pháp
Năm: 2001
4. A.G.Côvaliôp (1971), Tâm lý học cá nhân, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: A.G.Côvaliôp (1971), "Tâm lý học cá nhân
Tác giả: A.G.Côvaliôp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1971
5. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2006), Niên giám thống kê 2005, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Thống kê Hà Tĩnh (2006), "Niên giám thống kê 2005
Tác giả: Cục Thống kê Hà Tĩnh
Năm: 2006
6. Mai Thị Chung (2001) Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, trong sách 55 năm xây dựng nhà nớc của dân, do dân, vìdân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Thị Chung (2001) "Nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồngnhân dân, trong sách 55 năm xây dựng nhà nớc của dân, do dân, vì"dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
7. Nguyễn Đăng Dung (1998), Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nớc, Nxb Pháp lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Dung (1998), "Hội đồng nhân dân trong hệ thống cơ quanquyền lực nhà nớc
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Pháp lý
Năm: 1998
8. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2001)
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2001
9. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2006)
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2006
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ơng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), "Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấphành Trung ơng khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2001
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Văn kiện Đại hội X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2006
13. Vũ Đức Đán (2005), "Vấn đề bồi dỡng nâng cao năng lực hoạt động củađại biểu Hội đồng nhân dân", Tạp chí Quản lý nhà nớc, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bồi dỡng nâng cao năng lực hoạt động củađại biểu Hội đồng nhân dân
Tác giả: Vũ Đức Đán
Năm: 2005
14. Nguyễn Văn Động (2003), "Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mới tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nớc ta hiện nay", Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc đổi mớitổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nớc ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Văn Động
Năm: 2003
15. Bùi Xuân Đức (2003), "Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trongđiều kiện cải cách bộ máy nhà nớc hiện nay", Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật, (12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tính chất của Hội đồng nhân dân trongđiều kiện cải cách bộ máy nhà nớc hiện nay
Tác giả: Bùi Xuân Đức
Năm: 2003
16. Bùi Xuân Đức (2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nớc trong giaiđoạn hiện nay, Nxb T pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Xuân Đức (2004), "Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nớc trong giai"đoạn hiện nay
Tác giả: Bùi Xuân Đức
Nhà XB: Nxb T pháp
Năm: 2004
17. Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, PTS Nguyễn Hữu Đức (đồng chủ biên), (1998), Cải cách hành chính địa phơng lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, PTS Nguyễn Hữu Đức (đồng chủ biên),(1998), "Cải cách hành chính địa phơng lý luận và thực tiễn
Tác giả: Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, PTS Nguyễn Hữu Đức (đồng chủ biên)
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 1998
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1999), Kỷ yếu kỳ họp thứ 1 của Hộiđồng nhân dân tỉnh khóa 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (1999), "Kỷ yếu kỳ họp thứ 1 của Hội
Tác giả: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 1999
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), Kỷ yếu kỳ họp thứ 11 của Hộiđồng nhân dân tỉnh khóa 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), "Kỷ yếu kỳ họp thứ 11 của Hội
Tác giả: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2004
20. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), Kỷ yếu kỳ họp thứ 1 của Hộiđồng nhân dân tỉnh khóa 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2004), "Kỷ yếu kỳ họp thứ 1 của Hội
Tác giả: Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w