KHOA LUAT
BO MON LUAT HANH CHINH
LUAN VAN TOT NGHIEP CU NHAN LUAT
KHOA 31 (2005 — 2009)
VAI TRO CUA
DAI BIEU HOI BONG NHAN DAN
Giáo viên hướng dan: Sinh viên thực hiện:
Đỉnh Thanh Phương Huỳnh Tú Quyên
Trang 2a oS
Trang 3a oS
LOI NOI DAU coccecccccccccccscsssscssesscsssccsesscsssucsssucsssscsesucassrssesusassrcassesassreassesavsrsacsneacans 1 CHUONG 1: KHAI QUAT VE HOI DONG NHAN DAN VA DAI BIEU
HOI DONG NHAN DAN occceccssssssssesssssssstesseesssesssecssecssuesssesssesssecsseessesessessees 4
1.1 KHAI QUAT VE HOI DONG NHAN DAN uu ccccecesceceeceseccecsecsceececsasscecsesavecseeees 4 1.1.1 Khái niệm Hội đồng nhân dân . - + ®E+E#EEE£EEEEEeEgErevveesrerkd 4 1.1.2 Vị trí và tính chất pháp lý của Hội đồng nhân dân 2 2 se 5 1.1.2.1 Vị trí pháp lý - se k9 x9 SE SE SE E111 1511111 11x71 5 1.1.2.2 Tinh chat phap LÝý - - 2-29 SE E9 7kg ve ghen 6 1.1.3 Cơ câu tổ chức của tô chức của Hội đồng nhân dân - + 5 se 6 1.1.3.1 Lịch sử tổ chức của Hội đồng nhân dân 2 2s #2 E2 6 1.1.3.2 Cơ cầu tổ chức của Hội đồng nhân dân 2 s + s£x+Ezzze# 8
1.1.4 Nhiém vu, quyén hạn của Hội đồng nhân dân . - «<< s« «<< <s<s<s 9
1.1.4.1 Trong lĩnh vực kinh tẾ - - + * + S+EEE£E#E*EEEeEEExeEEerveverererkd 10
1.1.4.2 Trong linh Vue gia0 12
1.1.4.3 Trong lĩnh vực y tế, xã hội, văn hoá, thong tin, thé duc, thé thao 12
1.1.4.4 Trong linh vuc khoa hoc va cong nghé, tai nguyén va m0i truong 14
1.1.4.5 Trong linh vuc quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội 14
1.1.4.6 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo 15
1.1.4.7 Trong lĩnh vực thi hành pháp luật . - 5-5555 S<<< << sssssss2 15 1.1.4.8 Trong lĩnh vực xây dựng chính quyên địa phương và quản lý địa giới hành chính - - - - CC S2 S919 09 9 909 9 919 9 9 91919 91909 99919999 cv 15 1.1.5 Hoạt động của Hội đồng nhân dân À - - < 2< «xxx xxx v3 e2 16 1.2 KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI BIÊU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN - 5c cccscecxcceez 17 1.2.1 Khái niệm về đại biểu Hội đồng nhân dân 25-52 2 ec5d 17 1.2.2 Điều kiện và tiêu chuẩn của Đại biểu Hội đồng nhân dân 17
1.2.3 Quy trình hình thành Đại biêu Hội đồng nhân dân 5-5 ¿ 18 1.2.3.1 Didu kién ng Cth ceccccsssescsssesscscsesecscscsscscsesssasstssssssnsssassesessnsnsnees 18 1.2.3.2 Hiép thuong lya chon ngwoi tmg cir dai biéu H6i déng nhan dan 19
1.2.4 Phân loại đại biểu Hội đồng nhân dân - 5 5 5c SS S2 6 sex 23 1.2.5 Tô đại biểu Hội đồng nhân dân . - + 2 + eEE+k#E*EE£kEeEE£EeEsrxrseri 23 CHUONG 2: VAI TRO CUA DAI BIEU HỘI DONG NHAN DAN 25
Trang 42.1.1.1.ƯU điểm Set 1H11 11 11 11g10 TT n9 g1 ng gen 29 2.1.1.2 Hạn C hỀ - - 2s E1 t9 9919155121 1119 91990901111 111119 9v renreg 29 2.1.1.3 Nguyên nhân hạn chẾ - + + E#E*+k£keEkEk£EEEEkEE9EvckgEgrxrk ve 30
2.1.3 Phương hướng giải pháp và kiến nghị - 2 + Ss+kexeE*ckeEerrxva 30
2.2 HOẠT ĐỘNG TIẾP XÚC CỬ TRÌ - - s52 S2 k#SEEE+ESEE2EEEEESESEEErkrvsrxevre 31
2.2.1 Thực trạng hoạt động tiếp XÚC CỬ ÍFH QC ng cee 33
2.2.1.1 ƯU điỂ¡m -< Set E1 9 3 117515151511 11111515111 E111 11x ckrri 33
„0:0 34
2.2.1.3 Nguyên nhân hạn chẾ - 2 + + £E* #Ek+E£EE+E£E 9k cxcke cư 35
2.2.2 Phương hướng giải pháp và kiến nghị + 5 + Sex xe sex reở 36
2.3 HOẠT DONG CHAT VAN Gv 9 E213 EE1E10111711111 11151111111 Tkrrkryed 37
2.3.1 Thực trạng hoạt động chất vấn - se se tt SE E999 1813 eErrsrsrerseresee 40
2.3.1.1 LƯU điỂ¡m - << 4131915 15 6 3 175151515 1112111515111 11 111 krri 40 2.3.1.2 Hạn chẾ - - -sk Set EEE3 1 913 175111515 1 1111110111711 1 ke 41 2.3.1.3 Nguyên nhân hạn chẾ 2-2 + £E #EE+E£EE+E£E ke cxcke cưrvrrở 41
2.3.2 Phương hướng giải pháp và kiến nghị - + <2 sex xe zxceở 42
2.4 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁTT 5 S39 > E11 TT cv rà 44
2.4.1 Thực trạng hoạt động giám sát c2 1123 1 S9 11 911 118815118835, 47
2.4.1.1 ƯU điỂ¡m << t e1 E1 9 1 1151515151111 111 1105111111111 krri 47 2.4.1.2 Hạn chẾ «<< s11 3 9 3 11751111511 1111110111711 ke 47 2.4.1.3 Nguyén nhan han ch6 cccccccscccscscscscsessssssscscssessssssscscssssssssvssees 48
2.4.2 Phương hung gidi phap va kién nghi eee ccesceesessseseseesesesessees 48
2.5 HOAT DONG TIEP CONG DAN G2 S21 EEEEEEESEEEEErkrkrrkrsrkrree 49
2.5.1 Thực trạng hoạt động tiếp công dân - 2 2 + +xeEeEEvxexerereced 50
2.5.1.1 Ut Gide voecececccccesecscsccscsesscsessscsscscsesesscsssesucacssesessavssssesesasstesssesaseees 50 2.5.1.2 Hạn chẾ + - 6E 2% SE S133 E23 315 1258151251151 1511 12 51 2.5.1.3 Nguyên nhân hạn chẾ - s- s9 +x£EEEEk+EeEkxeESEEEEcEgrkcvevrerkred 51 2.5.2 Phương hướng giải pháp và kiến nghị . - 5s xxx eversrxexerereced 52
KẾT LUẬN .-G©St9SSt9EEt1E S21 EE19E19119211571E1711111111211171157112171 1e c2xe 54
Trang 5LOI NOI DAU
Ở nước ta hiện nay, Hội đồng nhân dân được tô chức ở các cấp đơn vị hành chính Hội đồng nhân dân là cơ quan quyên lực nhà nước tại địa phương được nhân dân trao quyên thay mặt nhân dân thực hiện công việc nhà nước, quyết định các vẫn đề quan trọng của địa phương, biến ý chí của nhân dân thành quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc đối với dân cư trong địa phương mình
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng và quyển làm chủ của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo ở địa phương Đại biêu Hội đồng nhân dân được cử tri lựa chọn trong số những người ưu tú, bầu ra người ưu tú nhất theo nguyên tắc phơ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín để có thê trao quyền đại điện cho ý chí, nguyện vọng của mình, thay mặt mình sử dụng quyên lực nhà nước, quyên làm chủ trong phạm vi địa phương mình
Đại biểu Hội đồng nhân dân hợp thành Hội đồng nhân dân Tổng hợp tất cả các hoạt động của Đại biêu Hội đồng nhân dân tạo nên hoạt động của Hội đồng nhân dân Thông qua hoạt động của mình, Đại biêu Hội đồng nhân dân thể hiện vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, của những cử tri đã tín nhiệm bầu ra mình
Trong năm 2008, tình hình khu vực và trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế ở nhiều nước trên thế giới tác động và làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chính trị - xã hội, kinh tế trong nước và trong những năm tiếp theo
Do những tác động bất lợi từ bên ngoài nên việc thực hiện nhiệm vụ kinh tẾ - xã hội kết quả cịn nhiều khó khăn và yếu kém cần phải có quyết tâm và những biện pháp khả thi ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an
sinh xã hội
Trong khi đó, Hội đồng nhân dân lại là cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương có quyên ban hành các nghị quyết để quyết định chủ trương, chính sách, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, xã hội, văn hố, thơng tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, tài nguyên và mơi trường, quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giao, thi hành pháp luật và xây dựng chính quyên địa phương và quản lý địa giới hành chính
Việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội những năm vừa qua bước đầu kiềm
chế được lạm phát, kinh tế dần ôn định, mức song của người dân được nâng lên, an ninh chính trị được giữ vững, tạo được những chuyên biến rõ nét, tạo ra bộ mặt mới cho đất nước
Trang 6
Với vai trò là người đại diện cho nhân dân, đại biêu Hội đồng nhân dân đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình đem lại những chuyến biến tích cực về đời sống và tinh thần cho nhân dân địa phương, các chủ trương, chính sách được quyết định thông qua các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và đã được các cấp, các ngành thực hiện mang lại hiệu quả, nhờ đó mà ý thức của nhân dân được nâng lên, uy tín của Đảng, chính quyền địa phương nói chung và của Hội đồng nhân dân nói riêng ngày một nâng lên Làm được điều đó là nhờ các đại biêu Hội đồng nhân dân có tỉnh thần trách nhiệm cao, nắm chắc tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, am hiểu các lĩnh vực của đời sống xã hội Đại biểu Hội đồng nhân dân đóng vai trị vơ cùng to lớn cho sự nghiệp phát triển của địa phương Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
Nội dung luận văn được phân chia thành hai chương
- Chương đầu tiên, tơi tìm hiểu khái quát về Hội đồng nhân dân và đại biêu
Hội đồng nhân dân Khi khái quát về Hội đồng nhân dân tôi nêu lên khái niệm, vị trí và tính chất pháp lý, cơ cầu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn, các hoạt động của Hội
đồng nhân dân Và khi khái quát về đại biểu Hội đồng nhân dân tôi nêu về khái
niệm, điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình hình thành, phân loại, tô đại biểu Hội đồng nhân dân
- Chương thứ hai là chương mang nội dung chính, tơi phân tích vào một số hoạt động cụ thé dé thay được vai trò của người đại biểu Hội đồng nhân dân: Hoạt động ban hành nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật trong kỳ họp của Hội đồng nhân dân; hoạt động chất vấn; hoạt động tiếp xúc cử tri; hoạt động giám sát; hoạt động tiếp công dân Và trong từng hoạt động tôi đưa ra thực trạng và phương hướng, giải pháp cho những hạn chế của đại biểu Hội đồng nhân dân trong hoạt động đại biểu nhăm nâng cao hơn nữa vai trò của đại biêu Hội đồng nhân dân
Với quyên hạn rất rộng mà người đại biểu được trao thì nhiệm vụ mà họ phải gánh vác là khá nặng nề Vì vay, vai tro cua đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ được thê hiện qua các hoạt động của họ Tuy nhiên, với điều kiện thời gian hạn chế tôi chỉ đi vào nghiên cứu vai trò của người đại biểu nhân dân thông qua một số hoạt động trong rất nhiều các hoạt động để tìm hiểu người đại biêu Hội đồng nhân dân thực
hiện vai trị đại biểu của mình như thế nào và đạt được kết quả ra sao? Từ đó, tơi đề
xuất hướng hoàn thiện, giải pháp cho những vướng mắc để nâng cao vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân, tiếp tục nâng cao lòng tin của người dân vào cơ quan đại diện dân cử, tin vào đường lỗi của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
Đề thực hiện và hoàn thành luận văn này, phương pháp được sử dụng chủ yếu là tổng hợp, phân tích tài liệu, so sánh, phương pháp luận , trên cơ sở thực
Trang 7
tiễn áp dụng các quy định của pháp luật dựa vào đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước
Kết cầu luận văn gồm:
- Lời nói đầu
- Chương 1 Khái quát chung về Hội đồng nhân dân và Đại biếu Hội
đồng nhân dân
- Chương 2 Vai trò của Đại biểu Hội đồng nhân dân
- Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nỗ lực của bản thân, sự hướng dẫn
của thầy cô nhưng do hạn chế về thời gian thực hiện, nguôn tài liệu tham khảo và khả năng tổng hợp, phân tích tài liệu nên luận văn không thê tránh khỏi những sai
sót Kính mong được sự góp ý của thây, cô để luận văn được hoàn thiện hơn
Trang 8CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VẺ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ DAI BIEU HOI DONG NHAN DAN
1.1 KHAI QUAT VE HOI DONG NHAN DAN
1.1.1 Khái niệm Hội đồng nhân dân
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa ra đời Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh
số 63/SL về tơ chức chính qun địa phương Đây là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nước cách mạng dân chủ nhân dân xác định vai trò và địa vị pháp lý của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương Sắc lệnh đã khẳng định: “Hội đồng nhân dân do dân bầu ra theo lỗi phố thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân ”` Như vậy, ngay từ văn bản đầu tiên này, Hội đồng nhân dân các cấp đã được xác định là cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách
nhiệm trước nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ của minh’
Với chiến thăng Điện Biên Phủ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, cách mang Việt Nam chuyền sang một giai đoạn mới, nước ta tạm thời chia cắt thành hai miền Trong giai đoạn mới của Cách mạng, việc phân chia các đơn vị hành chính cũng có những đặc điểm mới: nước chia thành tỉnh, khu tự trị, thành pho trực thuộc trung ương, tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn Các đơn vị hành chính kể trên đêu thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính”
Lần đầu tiên, Hội đồng nhân dân có một định nghĩa: “Hội đồng nhân dân các cấp
là cơ quan quyên lực Nhà nước ở địa phương do nhân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương”
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 1983 đã củng cố và phát triển khái niệm Hội đồng nhân dân từ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
hành chính 1962 Theo đó, “Hội động nhân dân là cơ quan quyên lực Nhà nước ở
địa phương, do nhán dán địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương và chính quyên cấp trên Hội động nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở địa phương, động viên và tô chức nhân dán xây dựng, cúng cơ chính qun `
' Xem Điều I Sắc lệnh số 63/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức các Hội
đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính
? Xem Quy trình, thủ tục hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ban công tác lập pháp, Đặng Văn Chiến- Chủ
biên, NXB Hà Nội-2007, trang 25
3 Xem Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính 1962 * Xem Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính 1962
Trang 9
Luật tổ chức Hội đồng nhân dan, Uy ban nhân dân 1994 đã hoàn thiện khái
niệm về Hội đồng nhân dân từ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân 1983: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyên lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyên làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bau ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên `
Luật tô chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 đã giữ vững khái niệm về Hội đồng nhân dân và được quy định tại Điều 1 Theo đó, “Hồi đồng nhan dân là cơ quan quyên lực Nhà nước ở địa phương, đại điện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bấu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên ”
1.1.2 Vị trí và tính chất pháp lý của Hội đồng nhân dân 1.1.2.1 VỊ trí pháp lý
Hội đồng nhân dân có một vị trí quan trọng, được Hiến pháp quy định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có quyền lãnh đạo tồn bộ hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở địa phương
Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân Hội đồng nhân dân ở đâu thì cho nhân dân địa phương nơi đó bầu theo nguyên tắc pho thong, binh dang, trực tiếp và bỏ phiếu kín; miễn nhiệm, bãi nhiệm khi đại biêu đó khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
Hội đồng nhân dân là một tô chức có tính chất quần chúng: bao gồm các đại biểu của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, những công nhân, nông dân, trí thức ưu tú cùng nhau bàn bạc và giải quyết mọi công việc quan trọng của địa phương
Việc thành lập Hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính do luật định Hội đồng nhân dân phải chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, và trước cơ quan Nhà nước cấp trên
Theo Hiến pháp 1992, vị trí của Hội đồng nhân dân được xác định là một mặc xích cơ bản của mối liên hệ giữa nhân dân địa phương với các cơ quan Nhà nước Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân địa phương
trong phạm vi quy định của pháp luật Hội đồng nhân dân là trung tâm tô chức việc
thực hiện các quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên Hội đồng nhân dân là cơ sở đề thành lập các cơ quan Nhà nước khác thuộc địa phương và điều hòa hoạt động của tất cả các cơ quan Nhà nước trực thuộc địa phương, hoặc đóng trên lãnh thơ của địa phương Hội đồng nhân dân là trung tâm Nhà nước ở địa phương, thông qua đó nhân dân địa phương tham gia vào quản lý Nhà nước và quản lý xã hội ở địa
Trang 10
phương Quyết định của Hội đồng nhân dân có hiệu lực pháp lý trên phạm vi lãnh thô địa phương
1.1.2.2 Tính chất pháp lý
Hội đồng nhân dân các cấp cùng với Quốc hội hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, thay mặt Nhà nước sử dụng quyên lực Nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân
Hội đồng nhân dân thuộc hệ thống cơ quan quyên lực Nhà nước Khác với Quốc hội là cơ quan thay mặt cho toàn thể nhân dân cả nước, sử dụng quyên lực Nhà nước trên phạm vi toàn quốc, Hội đồng nhân dân các cấp thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực Nhà nước trong phạm vi địa phương của mình Chính điều này quyết định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
nhân dân Hiến pháp 1992 đã dành một chương (chương IX) quy định về Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân từ điều 118 đến diều 125 của Hiến pháp
Hội đồng nhân dân nước ta căn cứ vào Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên đê ban hành ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; quyết định những vẫn đề quan trọng của địa phương như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách về quốc phòng, an ninh ở địa phương và các biện pháp nhằm ôn định và nâng cao đời sống của người dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan Nhà nước ở địa phương
Trải qua hơn 50 năm hoạt động, kế từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh đầu tiên thể chế hóa về mặt pháp lý việc tô chức hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp (Sắc lệnh 63-SL, ngày 28-12-1945), hoạt động của Hội đồng nhân dân các địa phương đã có nhiều đóng góp trong việc phát huy quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân của chế độ xã hội chủ nghĩa”
1.1.3 Cơ cầu tổ chức của tổ chức của Hội đồng nhân dân 1.1.3.1 Lịch sử tổ chức của Hội đồng nhân dân
Tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau Trong giai đoạn đầu, theo quy định của Hiến Pháp 1946 và
Sắc lệnh số 63/SL thì Hội đồng nhân dân được thành lập ở đơn vị hành chính tỉnh,
thành phó, thị xã và xã, nhưng cơ cấu, tô chức của cơ quan này chưa được quy định cu thé
Căn cứ vào Hiến pháp 1959, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội đã ban hành một đạo luật chuyên ngành về tô
” Xem Giáo trình Luật hiến pháp Việt Nam (phần 2), trang 48 - Phạm Thị Diệu Hiền — Khoa Luật - ĐHCT, 2004
Trang 11
chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân là Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính ngày 10 thắng 1] năm 1962 Theo quy định của luật này, các đơn vi
hành chính ở nước ta gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự tri (cấp
tỉnh); tỉnh chia thành huyện, thành phó thuộc tỉnh, thị xã (cấp huyện); huyện chia thành xã, thị trần (cấp xã) đều thành lập Hội đồng nhân dân Tuỳ theo nhu cầu công tác, Hội đồng nhân dân có thê thành lập các Ban của Hội đồng nhân dân với chức năng, nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân tìm hiểu ý chí nguyện vọng của nhân dân, góp ý kiến với Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng và thực hiện chủ trương công tác ở địa phương
Kế thừa quy định về Ban giúp việc cho Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1983 tiếp tục quy định “Hội đồng nhân dân các cấp thành lập các Ban chuyên trách va Ban thư ký để giúp Hội đồng nhân dân” Tuy nhiên, đến Nghị quyết sửa đối bố sung một số điều của Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989, vị trí, vai trị của Hội đồng nhân dân mới được xác lập Theo đó:
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương và cấp tương đương gồm có Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, thư ký Hội đồng nhân dân, các Ban giúp việc và các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
-_ Hội đồng nhân dân cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm có
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, thư ký Hội đồng nhân dân, các Ban giúp việc và các đại biêu Hội đồng nhân dân cấp huyện;
-_ Hội đồng nhân dân cấp xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và được thành lập Ban thư ký để giúp việc cho Hội đồng nhân dân
Tiếp tục khắng định vị trí, vai trị của Hội đồng nhân dân và xác định cụ thê
hơn về tô chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân Và Uỷ ban nhân dân 1994 quy định:
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Thường trực Hội đồng nhân dân, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, thành lập ba Ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá — xã hội và Ban pháp chế, nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc và các đại biêu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
- Hội đồng nhân dân cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhân dân, gồm
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, thành lập hai Ban là Ban kinh tế - xã hội
và Ban pháp chế và các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện;
- Hội đồng nhân dân cấp xã có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các đại biêu Hội đồng nhân dân cấp xã
Trang 12
1.1.3.2 Cơ cầu tô chức của Hội đồng nhân dân
Trải qua quá trình hoạt động và tông kết kinh nghiệm thực tiễn lâu dài, cuối năm 2003, trên cơ sở kế thừa Luật tô chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
1994, Quốc hội đã ban hành Luật tô chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
mới với những nội dung sửa đôi, bô sung phù hợp Theo đó Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định thành lập ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã; tăng số thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân:
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực, các Ban đề giúp Hội đồng nhân dân và các đại biêu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
Vi du:
Cơ cầu tô chức Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở tỉnh Bến Tre”:
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân: tông số đại biểu đựơc bầu là 57 đại biểu Trong đó, 11 đại biểu là nữ (19,29%); đại biểu ngoài Đảng là 4 (7%); đại biểu tôn giáo là 3 (5,26%) Trình độ học vẫn: trung học cơ sở là 1 dai biéu (1,78%); trung học pho thông là 55 (98,21%) Trình độ chun mơn: trung cấp, cao đăng là 5 (8,92%); đại học là 40 (71,42%); trên đại học là 4 (7,14%) Cao cấp chính trị là 42
(75%) Đến tháng 9 năm 2008 còn 56 đại biểu
+ Thường trực Hội đồng nhân dân: Chủ tịch Hội đồng nhân dân là Bí Thư tỉnh Uy kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch là Tỉnh uỷ viên hoạt động chuyên trách, Uỷ viên thường trực hoạt động chuyên trách
+ Các Ban của Hội đồng nhân dân: Có 3 ban là Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá - xã hội, Ban pháp chế Đầu nhiệm kỳ, mỗi Ban có 7 thành viên, các Trưởng Ban hoạt động chuyên trách, các Phó Ban hoạt động kiêm nhiệm Về co
cấu: Trưởng Ban không là tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách,
Phó Trưởng Ban Pháp chế là cấp uỷ viên hoạt động kiệm nhiệm Sau đại hội Đảng bộ tỉnh do yêu cầu sắp xếp cán bộ nên số lượng và cơ cầu có thay đơi: Ban Kinh tế và Ngân sách có 7 thành viên, Trưởng Ban là cấp uỷ viên hoạt động kiêm nhiệm, Phó Trưởng Ban không là cấp uỷ viên hoạt động chuyên trách; Ban Pháp chế có 9 thành viên, Trưởng Ban chuyên trách, l Phó Trưởng Ban chuyên trách, l Phó trưởng Ban kiêm nhiệm Hiện tại, các Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Pháp chế đều hoạt động chuyên trách, ban Pháp chế có 10 thành viên
- Hội đồng nhân dân cấp huyện có Thường trực Hội đồng nhân gồm Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực, các Ban đề giúp Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện;
* Xem Báo cáo Số 344/BC-HĐND, sơ kết về tình hình tơ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân giữa
nhiệm kỳ 2004 đên 30 tháng 6 năm 2008 của Hội đông nhân dân tỉnh Bên Tre
Trang 13
Vi du:
Cơ cấu tô chức Hội đồng nhân dân huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre:
+ Đại biểu Hội đồng nhân dân: Tổng số đại biểu được bầu là 37 đại biểu Trong đó, có 5 đại biểu là nữ (13,5%); đại biểu ngoài Đảng là 1 (2,7%); đại biêu tôn giáo là 1 (2,7%) Trình độ học vấn: trung học cơ sở 2 (5,4%), trung học phố thông 35 (92,6%) Trình độ chun mơn: trung cấp, cao đắng 3 (8,1%), đại học 34 (91,9%)
+ Thường trực Hội đồng nhân dân: Cơ câu Thường trực Hội đồng nhân dân mỗi huyên có 3 vị, Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Bí thư hoặc Phó Bí thư huyện ủy kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách, Uỷ viên Thường trực hoạt động chuyên trách”
+ Các Ban của Hội đồng nhân dân: Mỗi Ban có từ 5 đến 7 vị Trưởng ban, Phó Trưởng Ban và các Uý viên Thường trực đều hoạt động kiêm nhiệmŠ
- Hội đồng nhân dân cấp xã có Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các đại biêu Hội đồng nhân dân cấp xã
Vi du:
Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân xã Câm Sơn, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến
Tre:
+ Đại biểu Hội đồng nhan dân: Tổng số đại biểu được bầu 15 đại biểu Trong đó 1 là nữ (6,6%), Trình độ học vấn: trung học cơ sở là 5 (33,3%), trung học phô thơng 10 (66,7%) Trình độ chuyên môn: trung cấp, cao đẳng là § (52,8%)
+ Thường trực Hội đồng nhân dân: Thường trực Hội đồng nhân dân có 2 vị, Chủ tịch Hội đồng nhân dân do đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng uỷ cấp xã kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách”
Trong mối quan hệ với Hội đồng nhân dân, Đại biêu Hội đồng nhân dân là tế bào, là nhân tố hợp thành Hội đồng nhân dân, là yếu tố quyết định đảm bảo chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân
1.1.4 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân
Đề thực hiện vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyên làm chủ của nhân dân, nhiệm vụ phải thực hiện và quyền hạn mà Hội đồng nhân dân có được có phạm vi rất rộng trên tất cả các mặt đời song kinh tế - xã hội của địa phương, cụ thê trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục,
7 Xem Báo cáo Số 316/BC-HĐND, Thực trạng tô chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các huyện, phường trong tỉnh Bến Tre
°* Xem Báo cáo Số 316/BC-HĐND, Thực trạng tô chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các huyện, phường trong tỉnh Bến Tre
? Xem Báo cáo Số 316/BC-HĐND, Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các huyện, phường trong tỉnh Bến Tre
Trang 14
y tế, xã hội, văn hố, thơng tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tơn giáo, thi hành pháp luật và xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính Trong từng lĩnh vực, có những nhiệm vụ, quyền hạn mà cả ba cấp cùng thực hiện với mức độ và phạm vi khác nhau phụ thuộc vào phân cấp quản lý Nhà nước, có những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc về từng cấp Hội đồng nhân dân, cụ thể như sau:
1.1.4.1 Trong lĩnh vực kinh tễ
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn”:
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng đất đai, phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn trong phạm vi quản lý; lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư theo phân
cấp của Chính phủ;
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch phat trién mang lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công ở địa phương và thông qua cơ chế phát triển sản xuất, chuyển đối cơ câu kinh tế và phát triển thành phần kinh tế ở địa phương; đảm bảo quyên tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật
- Quyết định dự toán thu ngân sách trên đia bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương va phân bố dự toán ngân sách cấp mình, phê chuẩn quyết tốn ngân sách địa phương: quyết định chủ trương, biện pháp triên khai thực hiện ngân sách địa phương: điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cân thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
- Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chỉ cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;
- Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức quy động vốn theo quy định của pháp luật;
- Quyết định phương án quản lý, phát triển nguồn nhân lực ở địa phương: - Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham những, chống buôn lậu và gian lận thương mại
Hội đồng nhân dân cấp huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn":
- Quyét dinh ké hoach phat triển kinh tế - xã hội hàng năm; chủ trương, biện pháp về xây dựng, phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình ở địa phương:
- Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khun ngư, khuyến công và biện pháp phát huy mọi tiềm năng của
'° Xem Điều 11 Luật tổ chức Hội đồng nhân dan va Uỷ ban nhân dân 2003
!' Xem Điều 19 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
Trang 15
các thành phần kinh tế ở địa phương, đảm bảo quyên tự chủ sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật;
-_ Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo thâm quyên;
- Quyết định dự toán thu ngân sách trên đia bàn; dự toán thu, chi ngân sách ở địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương: điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cân thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi và biện pháp bảo vệ đê điều, cơng trình thuỷ lợi, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống bn lậu và gian lận thương mại
Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền han”:
- Quyét định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch sử dụng lao động cơng ích hàng năm; biện pháp thực hiện chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và chuyên đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch chung;
- Quyét định thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bố dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết tốn ngân sách địa phương; các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
- Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được dé lại nhằm phục vụ các nhu cầu cơng ích của địa phương:
- Quyết định biện pháp xây dựng và phát triển hợp tác xã, tô hợp tác, kinh tế
hộ gia đình ở địa phương;
- Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước, các cơng trình thuỷ lợi theo phân cấp của cấp trên; biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, bão lụt, bảo vệ rừng, tu bố và bảo vệ đê điều ở địa phương;
- Quyết định biện pháp thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông, cầu công trong xã và các cơ sở hạ tầng khác ở địa phương;
- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham những, chống buôn lậu và gian lận thương mại
1 Xem Điều 29 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
Trang 16
1.1.4.2 Trong lỉnh vực giáo duc
Theo nguyên tắc xây dựng và phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, Hội đồng nhân dân các cấp chú trọng đến việc quyết định những chủ trương, biện pháp dé phat triển giáo dục, đào tạo theo phân cấp quản lý nhà nước Cụ thê là:
-_ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo; quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục cơ sở, giáo dục phố thông, giáo dục nghề nghiệp; đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động giáo dục, đào tạo ở địa phương; quyết
định biện pháp giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
- Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triên mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục cơ sở, giáo dục phố thông trên địa bàn theo quy hoạch chung: quyết định biện pháp giáo dục
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng 'Ý
- Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định những biện pháp bảo đảm điều kiện cần thiết để trẻ em vào tiểu học đúng độ ti, hồn thành chương trình giáo dục tiêu học, tô chức các trường mầm non, thực hiện bổ túc văn hoá và xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi theo quy định của pháp luật về giáo dục Quyết định biện pháp giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng `”
1.1.4.3 Trong lĩnh vực y tế, xã hội, văn hố, thơng tín, thể dục, thể thao
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định ':
- Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển sự nghiệp văn hố, thơng tin, thế dục thê thao; biện pháp bảo vệ, biện pháp phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương; biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho các hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục thê thao ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động, giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao
động, bảo hộ lao động: thực hiện phân bé dan cư và cải thiện đời sống nhân dân ở
địa phương;
-_ Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; quyết định biện pháp ngăn
chăn việc truyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi truy, bài trừ mê tín, hủ tục và
phòng chống các tệ nạn xã hội, các biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương:
'3 Xem Điều 12 Luật tô chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 1 Xem Điều 20 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 ! Xem Điều 30 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 1 Xem Điều 12 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
Trang 17
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh; biện pháp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ và chăm sóc người già, bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình; phịng chống dịch bệnh phát triển y tế địa phương;
- Quyết định biện pháp thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương
binh, bệnh bình, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có cơng với nước; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và xố đói, giảm nghèo
Tương tự, Hội đồng nhân dân cấp huyện sẽ phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn”:
- Quyết định biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện để phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thê dục thê thao tại địa phương;
- Quyết định biện pháp giữ gìn, bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị các cơng trình văn hố, nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh theo phân cấp;
-_ Quyết định biện pháp phòng, chống tệ nạn ở địa phương:
- Quyét định biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phịng, chống dịch bệnh; chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình;
- Qut định thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh bình, g1a đình liệt sĩ, những người và gia đình có cơng với nước; thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và xố đói, giảm nghèo
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xa:
- X4y dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; quyết định biện pháp ngăn
chăn việc truyền bá văn hoá pham phan dong, đồi truy, bài trừ mê tín, hủ tục và
phòng chống các tệ nạn xã hội, các biểu hiện không lành mạnh trong đời sống xã hội ở địa phương;
- Quyét định biện pháp hoạt động văn hoá, văn nghệ, thé duc thé thao;
hướng dẫn tô chức các lễ hội cô truyền, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử
- văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Quyết định việc xây dựng, tu sửa cơng trình văn hố thuộc địa phương quản lý;
- Quyết định biện pháp thực hiện chương trình y tế cơ sở, chính sách dân số
và kê hoạch hố gia đình;
! Xem Điều 20 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 ! Xem Điều 30 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
Trang 18
- Quyét định biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có cơng với nước; thực hiện công tác cứu trợ xã hội và vận động nhân dân giúp đỡ gia đình khó khăn, người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, biện pháp thực hiện, xố đói, giảm nghèo
1.1.4.4 Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn”: - Quyết định chủ trương và biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiễn bộ khoa học, công nghệ dé phat trién sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân địa phương;
- Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển ở địa phương:
- Quyết định biện pháp bảo vệ mơi trường: phịng, chống và khắc phục hậu
quả thiên tai, bảo lụt, ô nhiễm mơi trường, sự có mơi trường ở địa phương
- Quyết định biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Riêng đối với cấp xã, do phạm vi và tính chất hoạt động hẹp hơn nên trong lĩnh vực này Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ quyết định các biện pháp đảm bảo giữ gìn vệ sinh, xử lý rác thải, phòng, chống dịch bệnh, biện pháp bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý của mình”
1.1.4.5 Trong lĩnh vực quốc phịng, an nình, trật tự, an toàn xã hội Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thục hiện nhiệm vụ, quyền hạn”:
- Quyét định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên ở địa phương;
- Quyét định biện pháp bao dam an ninh, trật tự, an tồn xã hội, phịng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương
Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định”:
- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quốc phịng tồn dân; bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dự bị động viên, thực hiện nhiệm vụ hậu can tại chỗ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương: biện pháp kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh;
'3 Xem Điều 13, Điều 21 Luật tô chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 ? Xem Điều 30 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
?! Xem Điều 14 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 ? Xem Điều 22 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
Trang 19
- Biện pháp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; biện pháp đầu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại địa phương
Hội dong nhan dan cap xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn”:
- Quyét định các biện pháp bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ và quốc phịng tồn dân, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ; thực hiện chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương;
- Quyết định biện pháp bảo đảm giữ gìn an ninh, trật tự công cộng, an tồn xã hội; phịng, chống cháy, nỗ; đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn
1.1.4.6 Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo
Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp thực hiện chính sách dân tộc,
cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiêu số, bảo đảm việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giũa các dân tộc ở địa phương: quyết định
biện pháp thực hiện chính sách tơn giáo, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước
pháp luật; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân ở địa phương”
1.1.4.7 Trong lĩnh vực thi hành pháp luật
Hội đồng nhân dân quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, Luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ở địa phương: quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tài sản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương: quyết định biện pháp bảo đảm việc khiếu nại, tố cáo của công dân”
1.1.4.8 Trong lĩnh vực xây dựng chính quyên địa phương và quản lý địa giới hành chính
Hội đồng nhân dân có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ Tịch, Phó Chủ
tịch, Uỷ viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch, Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân; Trưởng Ban và các thành viên khác của Các Ban Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Hội thắm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm Đại biêu Hội đông nhân dân và châp nhận việc Đại biêu Hội đông nhân
” Xem Điều 31 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
ˆ“ Xem các Điều 15, 23, 32 Luật tô chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 ? Xem các Điều 16, 24, 33 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
Trang 20
dân xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu theo quy định của pháp luật; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu; thông qua đề án thành lập mới, nhập, chia và điều chỉnh địa giới hành chính để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định; quyết định đổi tên, đặt tên đường, phố, quảng trường, cơng trình công cộng ở địa phương theo quy định của pháp luật; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đối với cấp xã là bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp
Trong lĩnh vực này, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cịn có thâm quyền phê chuẩn cơ cau co quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo hướng dẫn của Chính phủ; quyết định tổng biên chế sự nghiệp, thông qua tông biên chế hành chính của địa phương trước khi trình cấp có thâm quyên quyết định; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi thi hành; phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện về việc giải quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã”°
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân ngày càng được mở rộng, Hội đồng nhân dân ngày càng được tô chức tốt hơn nhăm củng cơ và tăng cường vai trị là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân
1.1.5 Hoạt động của Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân được tô chức ở các cấp chính quyền, có những nhiệm vụ và quyên hạn rất rộng Những nhiệm vụ và quyền hạn này sẽ được người đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện trong hoạt động của mình Hoạt động của Hội đồng nhân dân có phạm vi rất rộng trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội Gồm các hoạt động như:
-_ Ban hành nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật; - Hoạt động giám sát;
- Quyết định những vẫn đề quan trọng của địa phương:
- Kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân, phiên họp Ban Hội đồng nhân dân;
-_ Tiếp xúc cử tri và tiếp công dân của Đại biêu Hội đồng nhân dân;
Bãi nhiệm Đại biểu Hội đồng nhân dân;
? Xem các Điều 17, 25, 34 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003
Trang 21
-_ Đánh giá, tông kết nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân;
-_ Hoạt động của Hội đồng nhân dân trong một số trường hợp đặc biệt khác Trước kỳ họp Hội đồng nhân dân, Tô đại biểu họp dé nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp; tổ chức cho đại biểu tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến và nguyện vọng của cử tri
Sau kỳ họp Hội đồng nhân dân, Tô đại biêu tổ chức để các đại biểu tiếp xúc, báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp
Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân căn cứ vào pháp luật, chính sách của Nhà nước và nhiệm vụ, quyên hạn của cấp mình, quyết định và bảo đảm thực hiện các chủ trương, biện pháp đề phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng địa phương về các mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh và quốc phịng, khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân địa phương và làm tròn nghĩa vụ của địa phương
đối với Nhà nước
1.2 KHAI QUAT VE DAI BIEU HOI DONG NHAN DAN 1.2.1 Khái niệm về đại biểu Hội đồng nhân dân
Điều 36 Luật tô chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 đã đưa ra khái niệm về đại biểu Hội đồng nhân dân như sau: “Đại biểu Hội đông nhân dân là
người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chỉnh sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý Nhà nước”
1.2.2 Điều kiện và tiêu chuẩn của Đại biểu Hội đồng nhân dân
Nhà nước ta quy định điều kiện được ứng cử và bầu cử của người dân như sau: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuôi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ””
Đại biểu Hội đồng nhân dân cần có những tiêu chuẩn sau đây”:
-_ Một là, trung thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phân đấu thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;
? Xem Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 ?8 Xem Điều 3 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
Trang 22
- Hai ld, c6 pham chat dao dire tét, gong mau chap hanh phap luat, tích cực dau tranh chéng moi biéu hién quan liéu, hach dich, ctra quyên, tham nhũng, lãng phi va các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;
-_ Ba là, có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật;
- Bồn là, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn để quan trọng ở địa phương:
- Năm là, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
- Sđưw là, có điều kiện tham gia các hoat động của Hội đồng nhân dân
Cơng dân có đủ điều kiện và tiêu chuẩn trên chỉ được bầu làm Đại biểu Hội đồng nhân dân không quá hai cấp, nếu đang là đại biểu Quốc hội thì chỉ được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân ở một cấp”
1.2.3 Quy trình hình thành Đại biểu Hội đồng nhân dân
Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị của địa phương Thông qua bầu cử đại biêu Hội đồng nhân dân, nhân dân địa phương lựa chọn những người xứng đáng nhất làm đại biêu dé dai diện cho ý chí, nguyện vọng và quyên làm chủ của mình tại cơ quan quyên lực Nhà nước ở địa phương
Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở nước ta được thành lập ở ba cấp chính quyên tỉnh, huyện, xã theo nhiệm kỳ 5 năm Với phạm vi rộng lớn và tính chất quan trọng của cuộc bầu cử, ngoài vai trò của Thường trực Hội đồng nhân dân còn có vai trị xun suốt của các cơ quan, tô chức có thâm quyền như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận tô Quốc Việt Nam ở địa phương và các tổ chức phụ trách bầu cử
1.2.3.1 Điều kiện ứng cử
Người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải nộp hỗ sơ tại Hội đồng bầu cử nơi mình ứng cử
Người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biêu Hội đồng nhân dân
địa phương nào thì phải là người cư trú hoặc làm việc thường xuyên ở địa phương
đó'”
2 Xem Điều 4 Luật bầu cử đại biêu Hội đồng nhân dân 2003 ” Xem Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
Trang 23
Người tự ứng cử và người được giới thiệu ứng cử chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn bị bầu cử và không được tham gia Ban bâu cử hoặc Tổ bầu cử thuộc đơn vị mình ra ứng cử”"
Hồ sơ gồm có ”: 1 - Đơn ứng cử;
2 - Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc cơ quan, tô chức, đơn vị nơi người đó làm việc;
3 - Tiêu sử tóm tắt và ba ảnh mẫu cỡ 4 cm x 6 cm
Những người sau đây không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân”: 1 Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mat năng lực hành vị dân sự;
2 Người đang bị khởi tố về hình sự;
3 Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tịa án;
4 Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tịa án nhưng chưa được xóa án tích;
5 Người đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về giáo dục
tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử bị khởi tơ về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng bầu cử xóa tên người đó
trong danh sách những người ứng cử đại biêu Hội đồng nhân dân và thông báo cho
cử tri biết
1.2.3.2 Hiệp thương lựa chọn người ứng cử đại biễu Hội đông nhân dân Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người tự ứng cử, người được cơ quan, tô chức, đơn vị giới thiệu ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này
thì Hội đồng bầu cử chuyên tiêu sử tóm tắt và danh sách trích ngang của những người ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tô quốc Việt Nam cùng cấp
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất được tố chức để thoả thuận cơ cấu, thành
phân, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu dựa trên cơ sở dự kiến cơ câu,
thành phân, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bâu
Sau khi trao đối và thống nhất ý kiến với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban nhân dân cùng cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân
3! Xem Điều 30 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 ”“ Xem Điều 29 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 ' Xem Điều 31 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
Trang 24
dự kiến cơ cấu, thành phân, số lượng đại biểu Hội dồng nhân dân được bầu của tơ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước
- Đối với cấp tỉnh, cấp huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến cơ cầu, thành phân, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu của tổ chức chính trị, tơ chức chính trị - xã hội, tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính nhà nước cấp dưới, trong đó đảm bảo số lượng thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; đối với địa phương có nhiều dân tộc thiểu số cần đảm bảo số lượng thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiéu sé
- Đối với cấp xã, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến cơ câu, thành phân, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu của tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tô chức xã hội, tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu dân
phó, khóm trên địa bàn, trong đó bảo đảm thích đáng đại biêu Hội đồng nhân dân là
phụ nữ; đối với địa phương có nhiều dân tộc thiểu số cần bảo đảm số lượng thích đáng đại biêu Hội đồng nhân dân là dân tộc thiểu số
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện thoả thuận về cơ
cầu, thành phần và số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử của tơ
chức chính tri, t6 chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tô chức kinh tế, đơn vị vũ
trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp dưới”
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp xã, huyện thoả thuận về cơ cấu,
thành phân và số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử của tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và thơn, tổ dân phó trên địa bàn”
Căn cứ vào kết quả Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, Thường trực Hội
đồng nhân dân điều chỉnh cơ câu, thành phần và số lượng người tự ứng cử, người
được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân Việc điều chỉnh bao gồm việc
điều chỉnh về số lượng, cơ câu, thành phần (đoàn thê, tổ chức xã hội, ngành, nghề,
dân tộc, đảng viên, không là đảng viên, .), bảo đảm để Hội đồng nhân dân là tập thê gồm những đại biểu có đức, có tài, có phẩm chất, trí tuệ ngang tầm với trọng trách mà nhân dân giao phó Cụ thể:
'* Xem Điều 32 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 ' Xem Điều 32 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
Trang 25
- Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện điều chỉnh cơ cấu, thành phân, số lượng người của cơ quan, tô chức, đơn vị ở tại địa phương được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ý
- Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã điều chỉnh cơ cấu, thành phân, số lượng người của cơ quan, tô chức, đơn vị thơn, tổ dân phó ở địa phương được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình””
Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn đại biêu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bố số lượng đại biểu
tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ”
-_ Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tơ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự
kiến người của tổ chức mình ứng cử đại biêu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến
nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó làm việc Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri Ban lãnh đạo Tổ chức Hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tố chức mình ứng cử đại biêu Hội đồng nhân dân
- Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tô chức kinh tế phối hợp với Ban chấp hành Cơng đồn cơ quan dự kiến người của cơ quan, tơ chức, đơn vị mình ứng cử đại biêu Hội đồng nhân dân, tô chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó làm việc Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo cơ quan, tô chức, đơn vị tô chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tô chức, đơn vị, Ban chấp hành cơng đồn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc đề thảo luận, giớ thiệu người ứng cử đại biêu Hội đồng nhân dân
- Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân khi dự kiến người của đơn vi
mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lẫy ý kiến nhận xét của Hội nghị
cử tri nơi người đó làm việc Trên cơ sở ý kiến cử hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy
đơn vị tô chức Hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đai diện Ban chấp hành
Cơng đồn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp đề thảo luận,
giới thiệu đại biểu Hội đồng nhân đân
- Ban công tác Mặt trận ở nông thôn, t6 dan phố dự kiến người của địa phương mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng
thôn, tổ trưởng tơ dân phó tổ chức Hội nghị cử tri dé thảo luận giới thiệu người ứng
cử đại biểu Hội đông nhân dân cấp xã
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu và người được giới thiệu ứng cử,
'* Xem Điều 33 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 ” Xem Điều 33 Luật bầu cử đại biểu Hội động nhân dân 2003 '8 Xem Điều 34 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
Trang 26
người tự ứng cử để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gửi lây ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử, người được cơ quan, tô chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và lấy ý kiến cử tri nơi làm việc (nếu có) của người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử Hội đồng nhân dân cấp xã”
Trên cơ sở danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biêu Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Mặt trận Tô quốc Việt Nam phối hợp với Thường trực Hội đồng nhan dan, Uy ban nhân dân cùng cap triệu tập và chủ trì Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn tổ chức theo đơn vị thôn, tô dân phố; Thủ trưởng co quan nhà
nước, người đứng đâu tơ chức chính trị, t6 chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tÔ
chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp triệu tập và chủ trì Hội nghị cử tri ở cơ quan, tô chức; lãnh đạo hoặc chỉ huy đơn vị vũ trang triệu tập và chủ trì Hội nghị quân nhân Người được giới thiệu ứng cử, người tự ứng cử đại biêu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tô chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố có người ứng cử được mời tham dự các hội nghị này
Tại hội nghị, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân dé
nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của Hội nghị ”
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phân và số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử của cơ quan, tố chức, đơn vị và kết quả lấy ý kiến cử tri dé lua chon, lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ”"
Qua quá trình giới thiệu, tự ứng cử, giải quyết những khiếu nại, tố cáo, Hội nghị hiệp thương đã lựa chọn được danh sách chính thức những người ứng cử đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp Cử tri bầu ra người đại diện cho mình trong số
những người ứng cử đó vào ngày bầu cử đã được ấn định Nếu như có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng ở đơn vị bầu cử nào thì theo đề nghị của Chính phủ, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội Hội đồng bầu cử sẽ huỷ bỏ cuộc bầu cử và quyết định ngày bầu cử lại Trong trường hợp đơn vị bầu cử bị khuyết đại biểu Hội đồng nhân dân, đơn vị hành chính mới được sáp nhập, đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị
hành chính mới hoặc đơn vị hành chính được thay đơi cấp có số lượng đại biểu Hội
đồng nhân dân chưa đủ và số lượng đại biêu khơng cịn đủ hai phần ba tổng số đại
biểu được ấn định và khi thời gian của nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cịn ít nhất
'* Xem Điều 36 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003 “° Xem Điều 37 Luật bầu cử đại biêu Hội đồng nhân dân 2003 *' Xem Điều 39 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
Trang 27
là một phần ba thì được tiễn hành bầu cử bố sung, trừ trường hợp đặt biệt theo hướng dẫn của Chính phủ
1.2.4 Phân loại đại biểu Hội đồng nhân dân
Đại biểu Hội đồng nhân dân được lựa chọn trong số những người ưu tú từ các tơ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và được bầu theo cấp chính quyên địa phương để đại diện cho các thành phần dân cư, các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp trong xã hội Từ đó, chúng ta có hai cách phân loại đại biêu Hội đồng nhân dân như sau:
- Cách phân loại thứ nhất là phân loại theo cấp chính quyên địa phương do Hiến pháp 1992 chia nước ta theo cấp chính quyên địa phương cho nên đại biêu Hội đồng nhân dân được phân thành:
+ Đại biêu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
+ Pai biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phó thuộc
tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
+_ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
- _ Cách phân loại thứ hai là phân loại theo thời gian làm việc do dai biểu Hội đồng nhân dân được lựa chọn trong sỐ những người ưu tú từ các tô chức chính trị,
tơ chức chính trị - xã hội, tô chức xã hội, tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang để dai
diện cho các thành phần dân cư, các dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp trong xã hội nên đại biểu Hội đồng nhân dân được phân thành:
+ Đại biểu chuyên trách (đại biểu dành 100% thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình)
Ví dụ: Ơng Trần Dương Tuấn Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre là đại biểu Hội đồng nhân dân, dành 100% thời gian cho việc thực hiện nhiệm
vụ của mình
+_ Đại biểu kiêm nhiệm (đại biểu Hội đồng nhân dân đồng thời đảm nhiệm công việc trong cơ quan, tô chức, đơn vị khác)
Ví dụ: Ông Huỳnh Văn Be vừa là Bí thư Tỉnh uỷ Tỉnh Bến Tre vừa là Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre là đại biểu Hội đồng nhân dân
1.2.5 Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
Các đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu từ một đơn vị bầu cử hoặc từ các đơn vị bầu cử khác nhau hợp thành Tô đại biểu Hội đồng nhân dân Số lượng, danh sách thành viên, chức danh Tô trưởng, Phó Tơ trưởng của Tổ đại biêu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
Trang 28
Tổ trưởng điều hành công việc của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Phó Tổ trưởng giúp Tô trưởng thực hiện những việc được phân công
Tổ đại biêu Hội đồng nhân dân họp ít nhất mỗi quý một lần để bàn kế hoạch công tác, phân công đại biểu tiếp dân, tổ chức nghiên cứu pháp luật,chính sách của Nhà nước Thành viên của TỔ có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ, trong trường hợp không thể tham dự được thì phải báo cáo với Tổ trưởng
Trường hợp đại biêu Hội đồng nhân dân chuyên công tác hoặc nơi cư trú đến địa phương khác trong cùng đơn vị hành chính cấp đại biểu được bầu, đại biêu đó có thể chuyên sinh hoạt đến Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân nơi mình cư trú hoặc công tác Trong trường hợp này, đại biểu gửi đơn chuyển sinh hoạt tới Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân sẽ quyết định việc chuyển sinh hoạt Tổ của đại biểu và sẽ thông báo đến Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, Tô đại
biểu Hội đồng nhân dân chuyên đi và nơi đại biểu chuyển đến sinh hoạt.”
“ Xem Điều 4, Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân 2005
Trang 29
CHUONG 2
VAI TRO CUA DAI BIEU HOI DONG NHAN DAN
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyén lye nha nước ở địa phương Vai trò quan trọng nhất, tiêu biểu nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân chính là vai trò đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân ở địa
phương, do cử tri bỏ phiếu bầu ra Hội đồng nhân dân là một tổ chức có tính chất
quan chúng Những người đại diện tiêu biéu của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc,
các tôn giáo là tế bào, là nhân tố hợp thành Hội đồng nhân dân, là yếu tố quyết
định chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thay mặt nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước
Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của đại biêu Hội đồng nhân dân Vì vậy, dé
thực hiện vai trị của mình, người đại biểu nhân dân có nhiệm vụ tham dự day du các kỳ họp, phiên hợp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và quyết định các van đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu cử của mình, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện tiếp xuc cw tri, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyên đến người có thâm quyên xem xét, giải quyết và theo đõi, đôn đốc việc giải quyết đó, đồng thời thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết Đồng thời, đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách pháp luật của Nhà nước và về những vấn đê thuộc lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cơng dân Ngồi ra, đại biêu Hội đồng nhân dân cịn có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân
bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Hội đồng nhân dân bầu
Theo quy định của Hiến pháp và luật tô chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân 2003 thì Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành
nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, các biện pháp ôn định và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ câp trên giao và làm
Trang 30
tron nghia vu voi dat nước” Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước tại địa phương Do đó, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua người đại diện là đại biêu Hội đồng nhân dân Với tầm quan trọng vô cùng to lớn đó cho nên vai trò của người đại biểu Hội đồng nhân dân được thê hiện nỗi bật qua các hoạt động:
-_ Ban hành nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật; Tiệp xúc cử trl;
Chât vân; Giám sát; Tiếp công dân
2.1 HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT
Ban hành nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm VỤ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Văn bản của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân ban hành được phân thành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật
-_ Văn bản quy phạm pháp luật (nghị quyết quy phạm) phải có đầy đủ các yếu
tố:
+ Ban hành theo hình thức nghị quyết;
+ Được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật;
+ Có chứa quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật), được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong pham vi dia
phương;
+ Được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật
- Văn bản áp dụng pháp luật (nghị quyết cá biệt) có các yếu tơ: + Ban hành theo hình thức nghị quyết;
+ Được ban hành theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật;
+ Có chứa quy tắc xử sự cá biệt, được áp dụng một lần đối với một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi địa phương giải quyết những vụ việc cụ thê đối với những đối tượng cụ thé;
+ Được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật
Vĩ dụ:
? Xem Điều 120 Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 - "
#4 Xem Điều 2 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm hướng dân thi hành một sô điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đông nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
Trang 31
-_ Các văn bản do Hội đông nhân dân ban hành nhưng khơng có đây đủ các yếu tô của văn bản quy phạm pháp luật theo quy định như: nghị quyết về miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác; nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đông nhân dân và bầu các chức vụ khác; nghị quyết về việc giải tán Hội động nhân dân; nghị quyết về việc phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nghị quyết về việc thành lập, sáp nhập, giải thể một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; nghị quyết về chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân; nghị quyết hủy bỏ, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đông nhân dân, Ủy ban nhân dân; nghị quyết về tổng biên chế ở địa phương và những văn bản tương tự khác để giải quyết những vụ việc cụ thể đối với những đổi tuong cu thé thi duoc goi la nghi quyết cả biệt
- Van bản có chứa quy phạm pháp luật, được áp dụng nhiều lan đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vì địa phương nhưng khơng có đủ các yếu tơ cịn lại như cơng văn, thông báo, điện báo, hướng dẫn và các giấy tờ hành chính khác
Trình tự ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm các bước sau:
Lập chương trình xây dựng nghị quyết;
Thâm định dự thảo nghị quyết;
Tham gia ý kiến về dự thảo nghị quyết; Thâm tra dự thảo nghị quyết;
Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết; Cơng bó, đưa tin và gửi nghị quyết
So với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì trình tự ban hành nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện đơn giản hơn, khơng có giai đoạn lập chương trình xây dựng nghị quyết, thâm định dự thảo nghị quyết và tham gia ý kiến về dự thảo nghị quyết bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân Trình tự ban hành văn bản của Hội đồng nhân dân cấp xã so với cấp huyện giống ở giai đoạn soạn thảo nghị quyết và giai đoạn xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết và khác là khơng có giai đoạn thâm tra dự thảo nghị quyết
Trong hoạt động ban hành nghị quyết này thì đại biểu Hội đồng nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thảo luận, thông qua các dự thảo, thê hiện ở giai đoạn lập chương trình xây dựng nghị quyết cụ thê là đề nghị xây dựng nghị quyết, thông qua dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết và giai đoạn xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết
Trang 32
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có quyền đề xuất kiến nghị xây dung nghị quyết Đề thực hiện quyên đề nghị xây dựng nghị quyết, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi đề nghị của mình đến văn phòng Hội đồng nhân dân cùng cấp trước ngày 01 tháng 10 hàng năm Đề nghị phải nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, tên văn bản, đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của văn bản, những nội dung chính, dự báo tác động kinh tế - xã hội, nguồn tài chính, nhân lực bảo đảm thi hành văn bản, thời điểm ban hành văn bản
Sau khi dự thảo nghị quyết được soạn thảo sẽ được cơ quan tư pháp cùng cấp thâm định và được các cơ quan hữu quan tham gia đóng góp ý kiến thì sẽ gửi đến Ban của Hội đồng nhân dân đề thấm tra Sau khi được các Ban có trách nhiệm thâm tra thì hồ sơ dự thảo được gửi đến đại biêu gồm: tờ trình và dự thảo nghị quyết, báo cáo thâm tra, ý kiến của Uỷ ban nhân dân đối với dự thảo nghị quyết do cơ quan tô chức khác trình và các tài liệu có liên quan để đại biêu xem xét Riêng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, dự thảo nghị quyết sẽ do Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng và Chủ tịch Uý ban nhân dân sẽ căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo nghị quyết tô chức lấy ý kiến và tiếp thu, tổng hợp, chỉnh lý dự thảo nghị
quyết
Dự thảo nghị quyết được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân trước ngày
khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân để các đại biểu xem xét, thảo luận ở Tô đại
biểu trước khi thảo luận tại phiên hợp toàn thể của Hội đồng nhân dân
Trong kỳ họp Hội đồng nhân dân, sau khi đại diện cơ quan trình dự thảo trình bày dự thảo nghị quyết và đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân cơng trình bày báo cáo thâm tra thì các đại biêu Hội đồng nhân dân thảo luận tại phiên hợp toàn thê của Hội đồng nhân dân những vấn đề cịn có ý kiến khác nhau được Chủ Toạ đưa ra để Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định Nếu thấy cần thiết thì Hội đồng nhân dân yêu cầu cơ quan hữu quan báo cáo giải trình về những vẫn đề mà đại biêu quan tâm Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết theo ý kiến của đại biêu Hội đồng nhân dân va dai biéu Hoi đồng nhân dân sẽ biêu quyết thông qua Dự thảo nghị quyết dược thông qua khi có quá nửa tông số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành Sau khi nghị quyết được thông qua, Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực ban
hành nghị quyết
Như vậy, chất lượng nghị quyết được quyết định bởi đại biêu Hội đông nhân dân Chất lượng nghị quyết ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý, tới hoạt động thực thi và áp dụng pháp luật của các cơ quan, tô chức và của mọi công dân trong xã hội
Trang 33
Dai biểu Hội đông nhân dân quyết định các van dé quan trọng trên bang việc thông qua các nghị quyết chuyên sâu về từng lĩnh vực phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Thông qua hoạt động này, các đại biểu Hội đông nhân dân biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành các quy định của pháp luật, tạo ra cơ sở để mọi chủ thể (cơ quan, tổ chức, cá nhân ) ở địa phương hoạt động theo Và các nghị quyết này là căn cứ pháp lý để Uỷ ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương triển khai thực hiện
2.1.1 Thực trạng hoạt động ban hành nghị quyết
2.1.1.1.Uu điểm
Trong quá trình thực hiện hoạt động ban hành nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, các đại biểu Hội đồng nhân dân có được thuận lợi:
- Trước các kỳ họp Hội đồng nhân dân, theo yêu cầu của Thường trực Hội đồng nhân dân, văn phòng Hội đồng nhân dân tổ chức cho các Tổ đại biêu họp để
đóng góp ý kiến vào các báo cáo, để án, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp Hội
đồng nhân dân trước khi diễn ra kỳ họp Hội đồng nhân dân, nham giảm thời gian thảo luận tô tại các ky họp và dành nhiều thời gian cho thảo luận tại hội trường
- Có sự chuẩn bị từ các tô đại biêu, chất lượng ý kiến tại kỳ họp ngày càng
được nâng lên, tạo khơng khí sôi động, dân chủ nên các nghị quyết đều được thông qua với số phiếu tuyệt đối
- Các tải liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, xem xét, thảo luận được cung
cấp đây đủ trước khi diễn ra họp Tô đại biêu và trước khi kỳ họp Hội đồng nhân dân diễn ra theo đúng quy định của pháp luật
2.1.1.2 Hạn chế
Một số hạn chế mà các đại biểu Hội đồng nhân dân thường gặp trong hoạt động ban hành nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật trong kỳ họp Hội đồng nhân dân:
- Kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được tổ chức trong thời gian từ 2 — 3 ngày Các nghị quyết thông qua tại kỳ họp quá nhiều, một số là nghị quyết chung, có tính định kỳ, cịn lại thường là nghị quyết mang tính chuyên đề nội dung nghị quyết lại tương đối chuyên sâu Thời gian họp ngắn, thời lượng dành cho các đại biểu thảo luận ít nên không thể xem xét hết tất cả dẫn đến xem xét, thảo luận qua loa ảnh hưởng đến chất lượng của kỳ họp, nhất là chất lượng các nghị quyết
- Tại kỳ họp các đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ thảo luận, xem xét các báo cáo, tờ trình, đề án mà Uỷ ban nhân dân trình Mặt khác, Uỷ ban nhân dân lại là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân Nội dung các nghị quyết thông qua kỳ họp Hội đông nhân dân chủ yếu là do Uỷ ban nhân dân chuẩn bị và các đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ có trách nhiệm biểu quyết thông qua
Trang 34
- Các đại biểu Hội đồng nhân dân được lựa chọn từ các ban ngành, đoàn thê, các cơ quan, tô chức, đơn vị đề có thể đại điện cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nên phần lớn đại biểu chỉ am hiểu lĩnh vực chuyên ngành
2.1.1.3 Nguyên nhân hạn chế
Qua quá trình nghiên cứu, xem xét, đánh giá, nhận thấy những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân:
- Một số đại biểu đo trình độ cịn hạn chế nên khơng đưa ra được chính kiến của mình, hoặc có thái độ bàng quan chỉ cần biêu quyết thơng qua vì cho rằng các sở, ngành là cơ quan chuyên môn nên soạn thảo đương nhiên là đúng
- Phần lớn các đại biểu Hội đồng nhân dân là hoạt động kiêm nhiệm nên khơng có nhiều thời gian tìm hiểu, năm bắt thông tin, tham gia soạn thảo nghị quyết cho nên ngoài lĩnh vực chuyên ngành thì đại biểu không thể am hiểu tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội; đến kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biêu chỉ xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết từ những tài liệu được cung cấp nên phần nào ảnh
hưởng đến chất lượng nghị quyết ban hành
- Với mục đích thể hiện được tính đại diện tồn diện cho nên những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được lựa chọn từ các ban ngành, đoàn thể trên tất cả các mặt của đời sống xã hội
2.1.3 Phương hướng giải pháp và kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động ban hành nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật và chất lượng các nghị quyết ban hành, cần phải:
- Thứ nhất, đề hoạt động của các chủ thé trong xã hội theo đúng ý định của nhà quản lý, trước hết chất lượng của các nghị quyết được Hội đồng nhân dân ban hành phải được đặc biệt chú trọng về nội dung và sự thực thi
- Thứ hai, các nghị quyết được thông qua phải thê hiện được các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, phải chứa đựng trong đó những giá trị mà dân tộc, nhân loại thừa nhận như sự cơng băng, bình đăng và phải có sự định hướng
- Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu của cuộc song dai biéu can dé nghi ban hanh hoặc sửa đôi nghị quyết để kịp thời định hướng cho các giá trị mà xã hội có, xã hội
cần và xã hội đang bức xúc đòi hỏi
- Thứ f, nên tô chức các kỳ họp chuyên đề để giảm tải nội dung trong các kỳ họp chính thức và có thời gian bàn sâu hơn vào nội dung chuyên đề, từ đó nâng cao chất lượng nghị quyết của Hội đồng nhân dân
-_ Thứ năm, đại biêu Hội đồng nhân dân nên tham gia soạn thảo dự thảo nghị quyết, từ đó có thể năm chắc vẫn đề Nghị quyết được thơng qua sẽ có chất lượng tôt hơn
Trang 35
2.2 HOAT DONG TIEP XUC CU TRI
Tiếp xúc cử tri vừa là chức năng, cũng vừa là nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân Hoạt động tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân là một trong những hình thức hoạt động quan trọng, thê hiện chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương
Đề đại biêu thực hiện tốt vai trò là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
nhân dân, nắm bắt được ý chí và nguyện vọng của người dân thì người đại biểu phải tiếp xúc với người dân Vì thế, tiếp xúc cử tri là một trong những hoạt động không
thể thiếu được của mỗi đại biểu dân cử
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại biểu Hội đồng nhân dân là phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, thu thập và phản ảnh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân và cơ quan
nhà nước hữu quan ở địa phương” Đề thực hiện nhiệm vụ này, đại biểu Hội đồng
nhân dân tiễn hành việc tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân; tiếp xúc cử trI tại nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực mà Hội đồng nhân dân quan tâm hoặc trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri
Trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biêu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri để thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri về những vấn để thuộc chương trình, nội dung kỳ hợp và ý kiến, kiến nghị của cử tri với Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp
Sau ngày bế mạc kỳ hợp Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri để báo cáo kết quả kỳ họp, kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, phô biến và giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và vận động nhân dân thực hiện các nghị quyết đó
Tai budi tiếp xúc cử tri đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri về: - Dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp đối với tiếp xúc cử tri trước kỳ
họp;
- Kết quả kỳ họp và kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri đối với tiếp xúc ctr tri sau ky hop;
- Việc triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương:
- Hoạt động của đại biểu và của Hội đồng nhân dân đối với tiếp xúc cử tri sau ky họp ci năm
'® Xem Điều 38 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân 2005
Trang 36
Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thể trực tiếp hoặc thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân liên hệ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi đại biểu cư trú để tô chức tiếp xúc cử tri nơi cư trú
Đại biêu Hội đồng nhân dân cấp xã nơi đại biểu cư trú phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tô quốc Việt Nam cấp xã nơi đại biểu cư trú để tổ chức tiếp xúc cử tri nơi cư trú”Š để tìm hiểu cuộc sống của người dân; giải thích, tuyên truyền, phố biến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn, giúp đỡ người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tô chức, cá nhân có thấm quyên để xem xét giải quyết; thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của người dân; thu thập ý kiến, kiến nghị của người dân phản ánh lên Thường trực Hội đồng nhân dân
Tiếp xúc cử tri nơi làm việc của đại biêu Hội đồng nhân dân cũng tương tự như tiếp xúc cử tri nơi cư trú Đại biểu Hội đồng nhân dân liên hệ với Ban chấp hành Cơng đồn, người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc để tô chức tiếp xúc cử tri nơi làm việc `
Cử tri phát biểu ý kiến của mình về những vấn đề đại biểu báo cáo tại cuộc tiếp xúc cử tri mà cử tri còn bức xúc và vướng mắc, những van dé mâu thuẫn và bất cập của đời sống kinh tế - xã hội
Trong các cuộc tiếp xúc, cử tri có rất nhiều ý kiến khác nhau, những bức xúc của cá nhân phải là lợi ích chính đáng làm ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân Các ý kiến, kiến nghị của cử tri nghe qua tưởng chừng rất dễ giải trình, giải quyết và thực hiện được, thế nhưng việc xác định trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào thực hiện thì
không dễ chút nào
Trước những vấn đề cử tri phản ánh, đại biểu cần giải thích cho bà con hiểu, phải phân loại vẫn đề nào thuộc trách nhiệm của địa phương thì giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương giải quyết, vẫn đề nào thuộc bộ, ngành trung ương thì
đại biểu ghi nhận và phản ánh, vẫn đề nào mà người dân có thê chủ động phát huy
tính tích cực tự giải quyết được thì đại biêu khuyến khích và chỉ ra giải pháp để giúp bà con làm Trường hợp, cử tri có bức xúc do khơng có đủ thơng tin, do chưa năm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thi dai biéu
phải giải thích, tuyên truyền, phải uốn nắn, chỉ ra cho cử tri hiểu
Mặt khác, sau những lần tiếp xúc cử tri, đại biểu phải lựa chọn chắt lọc từ
những bức xúc của cử tri đê khái quát thành những bức xúc mang tính đại điện của
* Xem Điều 44 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân 2005 *“ Xem Điều 45 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân 2005
Trang 37
đông đảo cử tri để hình thành các tư liệu sống của thực tiễn, góp phần xây dựng các nghị quyết của Hội đồng nhân dân mang tính khả thi cao Nếu đại biêu nghe và phản ánh một cách nguyên văn các ý kiến kiến nghị cử tri mà không có sự gia cơng suy nghĩ, khơng có sự đầu tư trí tuệ, chất xám của mình thì các ý kiến, kiến nghị đó cịn rất “thô” mới chỉ là ý kiến, kiến nghị của từng cá nhân chưa phải là ý kiến mang tính đại diện thì chưa thê trở thành chính sách, thành pháp luật ở địa phương được
Tại cuộc tiếp xúc cử tri ngoài đại biểu Hội đồng nhân dân cịn có đại diện của Uỷ ban nhân dân, các ngành, các tổ chức hữu quan Nếu như cử tri có ý kiến, kiến nghị liên quan đến Uỷ ban nhân dân, cơ quan, tƠ chức hữu quan thì người đại diện phát biểu, trả lời trực tiếp những vẫn đề cử tri nêu lên nếu thuộc thấm quyên giải quyết của cơ quan, tô chức mình Nếu có những vẫn đề không thuộc thâm
quyền giải quyết thì đại biểu sẽ phát biểu, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri” và
báo cáo cho cử tri trong lần tiếp xúc sau
Do đó, tiếp xúc cử trì là một hoạt động vô cùng quan trọng Bởi vì, thơng qua tiếp xúc cử tri, người dân mới có thể thực hiện quyên làm chủ đất nước của mình, địi hỏi những người đại diện đáp ứng cho lợi ích của họ, cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn Và qua đó, đại biểu bảo cáo với nhân dân kết quả thực hiện nhiệm vụ mà nhân dân đã tin tưởng trao cho và tiếp thu, shỉ nhận những ý kiến, kiến nghị của cử tri, chất lọc, khái quát thành những vẫn đề mang tính đại diện để phản ánh đến Thường trực Hội đồng nhân dân và đề xuất, kiến nghị các cơ quan hữu quan thi hành nhằm đem lại cuộc sống tốt dep cho nhan dan va để hình thành các tư liệu sống của thực tiên, góp phân xây dựng các nghị quyết của Hội đơng nhân dân mang tính khả thi cao Bên cạnh đó, các đại biểu có thể tuyên truyền, phổ biến, giải thích giúp cho người dân hiểu được chính sách pháp luật của nhà nước để thực hiện dung, dong thoi góp phần tăng cường nhận thức của người dân Vì vậy, từ đó, vai trị của đại biểu Hội đông nhân dân ngày một nâng cao, xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
2.2.1 Thực trạng hoạt động tiếp xúc cử tri
2.2.1.1 Ưu điểm
Đại biểu Hội đồng nhân dân có được một số thuận lợi trong hoạt động tiếp xuc cu tri:
-_ Tiếp xúc cử tri tạo được quan hệ gắn bó giữa đại biểu với nhân dân
- Đại biểu có điều kiện thu thập thông tin, những kiến nghị của cử tri được phản ánh tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân để Hội đồng nhân dân xem xét, có
“ở Xem Điều 43 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân 2005
Trang 38
những chủ trương, biện pháp giải quyết những vẫn dé bức xúc diễn ra tại địa
phương
- Dai biéu báo cáo với cử tri, người dân kết quả của kỳ họp; phô biến, tuyên
truyền và hướng dẫn nhân dân thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân và
báo cáo về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri của các cơ quan nhà nước được phản ánh tại các lần tiếp xúc cử tri trước
2.2.1.2 Hạn chế
Trong hoạt động tiếp xúc cử tri, các đại biểu Hội đồng nhân dân khơng ít khó khăn, hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của họ:
- Hiện nay, khi tiếp xúc cử tri, có cử tri kỳ nào cũng được mời tham dự và phat biéu cùng một vấn đề, quen mặt đến mức có thể xem như “cử tri đại diện” hay “cử tri chuyên trách” Hau như, các cử tri là các trưởng ap, chi bộ, các bộ xã, phường còn cử tri là người dân thì rất hiếm Do vậy, thành phần tham dự tiếp xúc cử tri không đầy đủ
-_ Thời gian tiếp xúc cử tri tại cuộc họp tiếp xúc cử tri thường chỉ được bồ trí một buổi, ngồi các nội dung cần báo cáo thì thời gian dành cho cử tri phát biểu cịn lại rất ít
Vĩ dụ: Ở tỉnh Bến Tre, thời gian dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri là một buổi (3h liên tục) cho tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Hội động nhân dân và một buổi cho tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Hội đông nhân dân
- Các đại biểu hầu như chỉ tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân còn tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, tiếp xúc cử tri nơi cư trú và nơi làm
việc ít quan tâm thực hiện
Ví dụ: tỉnh Bến Tre chỉ tổ chức kỳ họp Hội đông nhân dân theo định kỳ và bất thường bên cạnh đó lơng ghép các chuyên đê vào kỳ họp nên các đại biểu chỉ tiếp xúc cử trỉ trước và sau kỳ họp
- Các đại biểu chưa tong hợp được mỗi năm đại biểu tiếp xúc được bao nhiêu lượt cử tri, đã giải quyết được bao nhiêu trường hợp, tỷ lệ giải quyết đúng là bao nhiêu, tỉ lệ đúng sai trong các đơn thư khiếu nại, tố cáo là bao nhiêu để làm cơ
sở, rút kinh nghiệm đề thực hiện tốt hơn
-_ Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biêu dân cử hiện nay khơng chỉ ít về số lượng mà chất lượng, hiệu quả cũng rất hạn chế Các cuộc tiếp xúc cử tri khá nhàm chán, nặng về tính hội nghị và khơng khí đối thoại, tranh luận giữa đại biểu và cử tri thường tất ít xảy ra Người dân chưa thích thú tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri so với việc tham dự tập huấn về khuyến nông khuyến ngư vì qua tập huấn người dân có thể áp dụng vào sản xuất tăng thu nhập
- Có một bộ phận đại biéu chưa tiếp xúc cử tri lần nào
Trang 39
- Các ý kiến của cử tri thường chỉ là ý kiến cá nhân về khiếu nại, bức xúc ít CĨ ý kiến mang tính đại diện
- Tại các buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Hội đồng nhân dân, ngoài việc nghe báo cáo kết quả của kỳ họp, cử tri còn mong muốn được nghe đại biểu báo cáo về kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với các cơ quan nhà nước được phản ánh tại các lần tiếp xúc cử tri trước, nhưng việc này cũng chỉ dừng ở mức báo cáo một số nội dung có chọn lọc
2.2.1.3 Nguyên nhân hạn chế
Qua quá trình nghiên cứu, xem xét, đánh giá, nhận thấy những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân:
- Khi tổ chức tiếp xúc cử tri, các cuộc tiếp xúc cử tri ít được thơng báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, các địa phương còn đặt nặng vấn đề “cơ cầu” thành phân cử tri tham dự nên nhiều cử tri có ý kiến muốn trình bày nhưng không được tham dự do khơng có giấy mời (vì nơi tơ chức tiếp xúc hạn chế số lượng người tham g1a)
- Do quy định của pháp luật cu thé 14 Diéu 38 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân Điều 38 quy định bắt buộc đại biêu phải tiếp xúc cử tri trước, sau kỳ họp Hội đồng nhân dân và mỗi năm một lần vào cuối năm Còn tiếp xúc cử tri theo nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề thì đại biểu có thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc
- Người dân chưa nhận thức được tính chất quan trọng của việc xây dựng chính quyên là do người dân không quan tâm đến, bởi vì so với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sông của người dân chưa được nâng lên nên họ phải lo lao động tìm kiếm thu nhập phục vụ cho cái ăn, cái mặc Hoặc là, do các đại biểu Hội đồng nhân dân, Đoàn tiếp xúc cử tri, cơ quan nhà nước tiếp thu các ý kiến, kiến nghị một cách máy móc, hình thức không theo đến cùng, không làm cho các ý kiến, kiến nghị của
người dân được thực hiện như họ mong muốn dẫn đến tâm lý chán nản, khơng cịn
tin tưởng vào người đại diện và cho rằng tiếp xúc cử tri có hay khơng cũng không phải van dé quan trong
- Thời gian dành cho tiếp xúc cử tri quá ngắn nếu báo cáo hết tất cả các vẫn đề sẽ khơng cịn thời gian để cử tri phát biểu y kiến Hoặc là, nếu chon lọc một số
vấn đề để báo cáo để dành thời gian cho cử tri phát biêu ý kiến thì nội dung các vấn
đề cần báo cáo với cử tri sẽ không được các đại biểu chuyền tải, truyền đạt hết - Do phần lớn các đại biểu là kiêm nhiệm nên tập trung thời gian cho công việc chuyên môn
- Kiến thức của người dân còn hạn chế nên chưa thể đóng góp được những ý kiến sâu, rộng, thiết thực mang tính đại diện
Trang 40
2.2.2 Phương hướng giải pháp và kiến nghị
Dé từng bước nâng cao vai trò của đại biểu và khắc phục được những hạn chế trong tiếp xúc cử tri cần phải tô chức tiếp xúc một cách khoa học để có thể có được những thơng tin có ích từ hai chiều, một chiêu từ đại biêu cung cấp cho cử tri và chiều ngược lại là đại biểu tiếp nhận được những thông tin cần thiết, có cơ sở thực tiễn từ phía cử tri cung cấp Tô chức tiếp xúc cử tri bảo đảm tính khoa học và thiết thực Chủ động tham gia giải quyết kiến nghị của cử tri sau các cuộc tiếp xúc Do đó:
- Một là, phải sớm thông báo cho cử tri biết thời gian, địa điểm, nội dung cuộc tiếp xúc, những việc mà cử tri cần chuẩn bị (ý kiến, kiến nghị)
-_ Hai là, đôi với những nội dung phức tạp cử tri phải được tư vẫn để chuẩn
bị bằng văn bản, có chứng cứ để tạo điều kiện cho đại biểu tiếp nhận thông tin
chuẩn xác
-_ Ba là, quá trình chuẩn bị cần đề cao trách nhiệm và sự phối hợp của chính quyền cơ sở, Mặt trận TỔ quốc và các đồn thể trong việc thơng tin, tổ chức, tư vẫn cho cử tri những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ khi
tiếp xúc với đại biểu
-_ Bồn là, có thê tập hợp ý kiến, nguyện vọng chung của nhân dân thông qua
các hội nghị và lập thành văn bản để kiến nghị với đại biểu tại các cuộc tiếp xúc cử tri
- Nam Id, duéi su điều hành của đại diện Uy ban Mat tran Tổ quốc, Cuộc tiếp xúc cần bảo đảm cân đối nhu cầu thơng tin hai phía Trong đó, chủ yếu là tiếp nhận thông tin từ cử tri nên phải bồ trí thời gian thoả đáng để cử tri phát biêu trực
tiếp kết hợp với các thông tin thông qua cơ chế dân chủ đại diện để phản ánh tình
hình địa phương và nguyện vọng chính đáng của cử tri Tuc là, ngồi việc cử trì
phát biêu ý kiến qua đối thoại trực tiếp, có thê tiếp thu ý kiến của cử tri qua phiếu lấy ý kiến mà các đại biểu phát cho cử tri
- Sdu Id, can dành thời gian hợp lý để giải trình và tiếp thu ý kiến, kiến nghị
cua cu tri
- Bay la, dai dién Mat tran Tổ quốc với tư cách là người tô chức, điều hành quá trình tiếp xúc cử tri phải có năng lực tập hợp và phân loại vấn đề cử tri nêu thuộc phạm vi, thâm quyên giải quyết của cấp nào (nếu cần, có sự hội ý, thông nhất ý kiến với các đại biểu) để gợi ý và yêu cầu đại diện cơ quan có thâm qun giải
trình, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị một cách cụ thê, rõ ràng trước khi kết thúc cuộc
tiếp xúc
- Túm là, những vẫn đề cử tri nêu ra khi có đủ cơ sở để xem xét thì Tổ đại biêu Hội đông nhân dân cân tiêp cận việc giải quyêt vân đê, cụ thê là nghiên cứu tài