Quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế gIỚI về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi và tội phạm KhAc HEN QUAN..... Thực tiễn cho thấy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TÓNG THỊ HƯƠNG GIANG
TÔI LOI DUNG CHỨC VỤ QUYỀN HAN
GAY ANH HUONG DOI VI NGƯỜI KHÁC ĐỂ TRỤC LOI
TRONG LUẬT HINH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380101.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS QUAN THỊ NGỌC THẢO
HÀ NOI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa duoc công bo trong bat kỳ công trình nao
khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường đại học Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Tống Thị Hương Giang
Trang 4Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TOI LỢI DỤNG CHỨC
VỤ, QUYEN HAN GAY ANH HUONG DOI VỚI NGƯỜI KHÁC DE
TRUC 090 — 8
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của tội Loi dụng chức vụ, quyền han gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi - 2-2 52++2+££2£++£++£xsrxerxerxerree 8 1.1.1 Khái niệm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây anh hưởng đối với người khác AG tTỤC lỢi ST S1 E1 111 1711171111111 11111111111 xcr 8
1.1.2 Y nghĩa của việc quy định tội quy định tội Loi dung chức vu, quyềnhan gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi - +: l61.2 Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội Lợi dụng chức vụ,
quyên han gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi - 18
1.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 -‹- 18
1.2.2 Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến khi ban hành
1.3 Quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế gIỚI về tội Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi và tội phạm
KhAc HEN QUAN ee 22
il
Trang 51.3.1 Bộ luật Hình sự Nhật Bản (ban hành ngày 24/4/1904 có hiệu lực từ
ngày 01/10/1908 sửa đổi, bổ sung 24/6/20 1) -¿-¿©2+ss+cs+zx+zxerseee 22
1.3.2 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ban hành ngày
28 tháng 6 năm 1990, có hiệu lực từ ngày 01/10/1990) << 5+ 24
Kết luận chương 1 - - 2 252 S‡SEeEEEEEEEEEEEEEEEEE11121E 111111111 crk 28
Chương 2 QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT HÌNH SỰ VIỆT NAM NAM
2015 VE TOI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYEN HAN GAY ANH
HUONG DOI VỚI NGƯỜI KHAC DE TRỤC LỢI -5 29
2.1 Các dau hiệu pháp ly của tội Loi dung chức vu, quyền han gây anh hưởng
đối với người khác để trục lợi - 2 s+s+x+£E++Ee+E2E2EEEEkerkerkerkerkees 29 2.1.1 Khách thể của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác AE tr; lỢIi St t1 S11 E111 1151111111111 111111111 ceE 292.1.2 Chủ thé của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác dé trục lỢi - + 5c 5£+E£+E£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrreee 292.1.3 Mặt khách quan của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để trục lợi - + 2s +x+£x+£k+£E+E++EeEkerkerkerkerreee 31
2.1.4 Mặt chủ quan của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi -¿ 2+ ++xk+Ex£EESEEEEEEEEEE2E111E1 2E EEerreei 35
2.2 Các hình phạt áp dụng đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi - 2 2 2+ s+£s+zxerxerxzxzrserxee 39 2.2.1 Nguyên tắc xử lý đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi -¿-¿2+s+++zx+zxezxzxzrszreee 39
2.2.2 Các hình phạt áp dụng với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi ¿s2 ++E+EerxeExzrzxerxered Al
2.3 Phan biệt tội Lợi dụng chức vu, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người
khác dé trục lợi với một số tội phạm khác theo quy định của BLHS năm 201544 2.3.1 Phân biệt tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
lil
Trang 6người khác để trục lợi với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản44
2.3.2 Phân biệt tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác dé trục lợi với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
2.3.3 Phân biệt tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác dé trục lợi với tội Lam quyên trong khi thi hành công vụ 50
2.3.4 Phân biệt tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác dé trục lợi với tội Nhận hối lộ - 2-2222 £x+zxezsz+z 52
2.3.5 Phân biệt tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác dé trục lợi với tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ,
quyền hạn để trục lợi - ¿2 2 2 s+SE+EE£EE£EEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkee 53
Kết luận chương 2 oo eecceceecccccccscssecscessessessessessessecsecsecsscsuessessessesseaeaesseeees 55
Chuong 3 THUC TIEN XET XU TOI LOI DUNG CHUC VU, QUYEN HAN
GAY ANH HUONG DOI VOI NGUOI KHAC DE TRUC LOI TAI DIA BAN
TINH BAC GIANG, NGUYEN NHÂN VA MOT SO GIẢI PHÁP 56
3.1 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang và tinh hình tội Loi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi trên
dia ban tỉnh Bắc Giang -2- 5-5522 E2 2E E171 71211211211211 1111 1xx 56
3.1.1 Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tinh Bac Giang 56
3.1.2 Tình hình tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi trên địa bàn tỉnh Bắc €6 01 58
3.2 Thực tiễn xét xử tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi tại địa bàn tỉnh Bắc Gan -.ccSccssssssvrseess 59
3.2.1 Tình hình xét xử tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lợi trên địa bàn tỉnh Bắc GIanE -cccscsseesss 60
3.2.2 Những kết quả đạt được và ton tai, vướng mắc trong thực tiễn xử lý tội
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 65
1V
Trang 73.3 Nguyên nhân của những hạn chế tổn tại trong thực tiễn áp dụng quy định
Bộ luật hình sự về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối vớingười khác dé trục lợi tại địa bàn tinh Bắc Giang - 2-5 se s2 70
3.4 Một số giải pháp hoàn thiện BLHS Việt Nam về tội Lợi dụng chức vụ,
quyên hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi và nâng cao hiệu qua
áp dụng pháp luật hình sự đối với loại tội này trong thực tiễn 743.4.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụngpháp luật hình sự đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác để trục lỢi 2c tt 3 E1 1215511151551115115111111111115121x 5E exxe 74 3.4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyên han gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi - 75 3.4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi 78
Kết luận chương 3 2- ¿52 +S<2E<£EEEEEEEEEEE 211211211211 11 1111.21.21 xe S6
KẾT LUẬN 2-5252 2< 2E 2E EE21211211 21121111 1111211111211 211 1 1 1e 88
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2 2 2 2 xxx: 90
Trang 8DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
BLHS : | Bộ luật Hình sự
CCN : | Cum cong nghiép
CQDT : | Co quan diéu tra
KCN : | Khu công nghiệp
NLTNHS : |Năng lực trách nhiệm hình sự
TNHS : | Trach nhiém hinh su
UNESCO |: | Tô chức Giáo dục, Khoa hoc và Văn hóa của
Trang 9Bảng 3.3 | Một sô kết quả công tác phòng, chông tham nhũng tại
tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2019-2021 67
vii
Trang 10MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm về chức vụ và tội phạm do người có
chức vụ, quyền hạn diễn ra ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp trên
nhiều lĩnh vực Tội phạm tham nhũng, tình trạng tiêu cực xảy ra ở nhiều cấp,
nhiều ngành Vấn đề này tác động rất lớn về kinh tế, xã hội, đồng thời gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động đúng đắn, hiệu qua của bộ máy các cơ quan, tô chức cũng như quyên và lợi ích của cá nhân liên quan Đặc biệt nó làm tha
hóa một bộ phận cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ
trang, doanh nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhândân đối với Đảng, Nhà nước Do vậy, cuộc đấu tranh chống tham nhũng làcuộc đấu tranh trên mọi mặt trận, trong đó việc xử lý các hành vi phạm tội về
tham những nói chung và xử lý tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi nói riêng là một việc rất quan trọng, gop
phần ngăn chặn, đây lùi và từng bước loại trừ tham nhũng ra khỏi đời sống xã
hội Thực tiễn cho thấy, thủ đoạn phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi ở Việt Nam nói chung và tại dia bantinh Bắc Giang nói riêng ngày càng tinh vi, xảo quyét hơn trước, người phạm
tội mặc dù đã là người có chức vụ nhưng thường móc nối với một số cán bộ
có chức, có quyền cao hơn trong các cơ quan, tô chức ké cả các cán bộ trong
các cơ quan tiễn hành tố tụng dé tạo dựng mối quan hệ nhằm trốn tránh sự
trừng phạt của pháp luật Do vậy việc phát hiện và xử lý tội Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây anh hưởng đối với người khác để trục lợi gặp rất nhiều khókhăn trong thực tế Từ năm 2012 đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước
đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thâm gần 16.000 vụ án tham nhũng,
chức vụ, kinh tế với hơn 30.300 bị cáo và đã xử lý, thu hồi được hơn 975
Trang 112022 tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng giai đoạn 2012-2022 và định hướng hoạt động cho giai đoạn toi).
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề ly luận va
thực tiễn của tội Loi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người
khác dé trục lợi theo quy định tại Điều 358 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đôi, bổ
sung năm 2017) góp một phần không nhỏ để giúp nâng cao hiệu quả của công
tác đầu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhu cầu thực tế và thiết thực
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: Tội Lợi dụng chức vụ quyền
hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi trong luật hình sự Việt
Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tinh Bắc Giang) dé làm luận văn thạc sĩ
tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, việc nghiên cứu tội Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi đã được
quan tâm nghiên cứu, nhưng mới chỉ đề cập, bình luận trong hệ thống giáo
trình dành cho hệ dai hoc của các cơ sở dao tạo luật học như:
- “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)”, GS TSKH
Lê Cảm chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020;
- Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập
II)”, NXB CAND, Hà Nội, 2020;
- “Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2 — Phan các tội phạm)”, NXB.Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2010
Ngoài ra, tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
Trang 12người khác để trục lợi là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, nguy hiểm
cho xã hội đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu.
Đáng chú ý là cuốn sách của ThS Dinh Văn Quế về “Bình luận khoa học Bộ
luật hình sự năm 1999 (Phân các tội phạm)”, Tập V — “Các tội phạm về chức
vu”, NXB, Thành phó Hồ Chi Minh, 2002, tái bản năm 2010, hay của GS.TS
Võ Khánh Vinh về “Tim hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về
chức vụ”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1994.
Dưới góc độ đề tài luận văn thạc sỹ, luận án tiễn sỹ luật học cũng chưa
có công trình khoa học nào đề cập đến tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi Chỉ có một số luận văn thạc sỹ luật học đề cập đến các tội trong nhóm tội phạm này với đề tài:
- “Tôi tham 6 tài san trong luật hình sự Việt Nam — Một số van dé ly luận
thực tiên” của tác giả Tạ Thu Thủy, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009;
- “Tôi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt
Nam” của tác gia Dinh Thi Kiéu My, Khoa Luat, Dai hoc Quéc gia Hà Nội, 2012;
- “Các tội phạm về tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam”,Luận án tiến sĩ Luật học, của tác giả Trần Văn Đạt, Học viện khoa học xã hội,
Viện khoa học xã hội Việt Nam, 2012.
Dưới góc độ bài viết trên các tạp chí khoa học, cũng chưa có một bải viết nào đề cập trực tiếp đến tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi Chi có một số bài viết đối với các tội khác
trong nhóm tội phạm về chức vụ nảy như:
- “Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hồi lộ, tội làm môi giớihồi lộ trong luật hình sự Việt Nam và Công ước Liên Hợp Quốc về chốngtham những”, Tap chí Toa án nhan dan, số 17,18 (tháng 8,9)/2011;
- “Tôi dua hoi lộ trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, Tạp chi Kiểm sát,
số 22/2006 của TS Trịnh Tiến Việt;
Trang 13- “Hoàn thiện quy định vỀ các tội phạm về hồi lộ”, Tạp chí Luật học, sỐ
3/2009 của TS Trần Hữu Tráng;
- “Các tội phạm hối lộ từ góc độ luật pháp quốc tế”, Tạp chí Luật học,
số 2/2011 của TS Đào Lệ Thu;
- “Những van dé lý luận và thực tiễn về tội tham 6 tài sản trong cơ chế
thị trường”, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2006 của ThS Dinh Văn Qué;
- “Một số van dé lý luận và thực tiễn về tội Lợi dụng chức vụ, quyên
hạn trong khi thi hành công vụ”, Tạp chí Kiểm sát, s6 22/2006 của ThS
Nguyễn Duy Giảng
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng dưới góc độ một luận văn
thạc sỹ luật học, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thê về đề
tài: Tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác đểtrục lợi trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Bắc
Giang) một cách đầy đủ và toàn diện Do đó, việc tác giả lựa chọn đề tài này
rõ ràng có tính thời sự và cấp thiết tại thời điểm hiện nay.
3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tàiLàm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý, các vấn đề khác có liên quan, thực
trạng điều tra, truy tố, xét xử đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi Trên cơ sở đó có thé đề xuất một số
kiến nghị hoàn thiện quy định của Điều 358 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổsung năm 2017 và một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử
đối với tội này.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu một số vấn đề ly luận về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi; trong đó làm rõ khái niệm, đặc
điểm của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé
trục lợi.
Trang 14- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác đề trục lợi và thực tiễn áp dụng các quy định này tại địa bàn tỉnh
Bắc giang, từ đó tìm ra những mặt đạt được và những hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện quy định vềtội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trụclợi trong BLHS Việt Nam và nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòngchống tội phạm nảy
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu Điều 358 của BLHS hiện hành va các quy định pháp luật hình sự khác có liên quan đến tội phạm này.
Pham vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển các quy định
về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trụclợi trong luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay, Các vấn đề liên quan đếnviệc định tội danh, trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi theo quy định tai Điều 358 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bố sung năm 2017) ca ở góc độ lý luận
và thực tiễn áp dụng pháp luật tại địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2019-2021.
5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác — Lê Nin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ
Chí Minh, tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo cũng như chủ trương của Đảng và Nhà
nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội Lợi dụng chức
vụ, quyền han gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi nói riêng.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, tổng hợp,
Trang 15phân tích, so sánh, đối chiếu, trao đồi với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu
Những đóng góp về mặt lý luận
- Cung cấp cơ sở lý luận về khái niệm và đặc điểm cơ bản của tội Lợi dụng chức vụ, quyền han gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi.
- Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của quá trình hình thành
và phát triển của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi trong luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 nay
- Nghiên cứu, đánh giá làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của tội Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi trong
luật hình sự Việt Nam Qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế của thực tiễn phápluật và thực tiễn áp dụng các quy định về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi trong luật hình sự Việt Nam tại địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế đó.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất các định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử tội Lợi dụng chức vụ, quyên hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi trong BLHS Việt Nam.
Những đóng góp về mặt thực tiễnBên cạnh những đóng góp về mặt lý luận, luận văn sẽ là một tai liệu
tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp mà còn
cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh,
Trang 16học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ
sở đào tạo luật Kết quả nghiên cứu luận văn còn phục vụ cho việc trang bị
những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật
7 Bố cục của luận vănBên cạnh phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo Luận
văn được kết cau gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi.
Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi.
Chương 3: Thực tiễn xét xử Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi tại địa bàn tỉnh Bắc Giang, nguyên nhân
và một sô kiên nghi.
Trang 17Chương 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TOI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYEN
HAN GAY ANH HUONG DOI VOI NGUOI KHAC DE TRUC LOI
1.1 Khái niệm và ý nghĩa của tội Lợi dung chức vụ, quyền hạn gâyảnh hướng đối với người khác để trục lợi
1.1.1 Khái niệm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đốivới người khác để trục lợi
Từ điển Hán Việt giải thích một số thuật ngữ về lợi dụng, chức vụ,
quyền hạn như sau: “Lợi dụng là dùng thủ đoạn hoặc dựa vào điều kiện thuậnlợi dé đoạt lay lợi ích cho minh lợi ích này là lợi ích không chính đáng”,
“Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tô chức, mộttập thể”, “Quyền hạn được hiểu là quyền lực pháp lý của nhà nước được traocho các cá nhân, tô chức trong giới hạn nhất định” Thuật ngữ “trục lợi” theo
từ điển tiếng việt được hiểu là được hiểu là kiếm lợi ích riêng một cách không
chính đáng [33, tr.1055].
Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn gây ảnh hưởng với người khác dé trục lợi là trường hợp đặc biệt của lợi
dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi bởi lẽ chủ
thé chính là người có chức vụ quyền hạn và do có chức vụ quyền hạn đó nên
họ có ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn liên quan đến việc của người đưa lợi ích vật chất Theo đó, “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có
chức vụ, quyền hạn dé trục lợi là hành vi nhận lợi ích vat chất do (đã hoặc sẽ)
tác động đến người có chức vụ, quyền hạn dé người này giải quyết công việc
cho bên đưa lợi ích vật chất đó” [53, tr.74] Như vậy, Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi được hiểu là một
người nào đó có chức vụ, quyền hạn đã cố găng dựa vào điều kiện thuận lợi
về quyên han, chức vụ của mình dé gây ảnh hưởng đôi với người khác nhăm
Trang 18mục đích tìm kiếm lợi ích riêng một cách không chính đáng Tức là hành vi
trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chat dé dùng ảnh hưởng của mình thúc đây người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm cua họ Hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là hành vi làm trái với nhiệm vụ được giao của người có chức vụ, quyền hạn Hành vi này có thể là làm không đúng, không đầy đủ, không kịp thời, hoặc là làm trái với quy định của Nhà
nước hoặc của cơ quan.
Theo như bản dịch tiếng Việt, thì điểm d Điều 2 Công ước Liên hiệp
quốc về phòng chống tham nhũng được Việt Nam phê chuẩn ngày 03/7/2009
quy định: “Tài sản” có nghĩa là mọi loại tài sản, vật chất hay phi vật chất,
động sản hay bất động sản hữu hình hay trừu tượng, và các văn bản pháp lý
hay giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó Do đó,
dé tương thích với quy định của Công ước, BLHS đã bồ sung tình tiết “lợi ichphi vật chất” vào một số điều luật quy định về tội tham nhũng Tuy nhiên, có
ý kiến cho rằng bản dịch tiếng Việt đó là sai [17] bởi lẽ: Nguyên văn tiếng
Anh của quy định này như sau: “Property” shall mean assets of every kind,
whether corporeal or incorporeal, movable or immovable, tangible or intangible, and legal documents or instruments evidencing title to or interest
in such assets” [45, Diéu 2 (d)] Theo do, điều luật này được dịch như sau:
“Tài sản” nghĩa là tài sản thuộc mọi loại, cho dù là quyền tài sản hữu hình hay
vô hình, động sản hay bất động sản, hữu hình hay vô hình, văn bản hoặc văn
kiện pháp lý chứng minh quyền sở hữu hay lợi ích trên tài sản đó
Như vậy, có sự khác biệt về cách hiểu thuật ngữ “corporeal or incorporeal” property” trong bản gốc Công ước Theo bản dịch tiếng Việt hiện hành, thì thuật ngữ này nghĩa là “tài sản vật chất hay phi vật chất”; còn tác giả quan điểm trên cho rằng thuật ngữ nay chỉ “quyên tài sản hữu hình hoặc vô hình”.
Trang 19Tác giả đồng ý với quan điểm trên vi theo từ điển thông thường, thi:
“Corporeal: Vật chất, cụ thể, hữu hình; (pháp lý) cụ thể — corporeal property:
tài sản hữu hình; Incorporeal: Vô hình, vô thể; thuộc thần linh, thiên thần;
pháp ly: tai sản vô hình”.
Tuy nhiên, theo Từ điển luật học (Black Law Dictionary, Mỹ) thì:
“Corporeal property: 1 the right of ownership in material things; 2 Property that can be perceived, as opposed to incorporeal property; tangible property”,
nghĩa là: “Quyền tài sản hữu hình: 1 Quyền chủ sở hữu đối với vat thê vật chat;
2 Tài sản có thé nhìn thấy được, đối lập với tai san không nhìn thấy được; tài
sản hữu hình”; “Incorporeal property: 1 An in rem proprietary right that is not classified as corporeal property Incorporeal property is traditionally broken
down into two classes: (1) jura in re aliena (encumbrances), whether material or immaterial things, examples, being leases, mortgages, and servitudes; and (2) jura in re propria (full ownership over immaterial things), examples being
patents, copyrights and trademark 2 Legal right in property having no
physical existence Patent rights, for example, are incorporeal property.”,
nghĩa là: Quyền chủ sở hữu đối vật, không được phân loại là quyền tài sản
hữu hình Quyền tai sản vô hình truyền thống được chia thành 2 loại: (1) jura
in re aliena, cho dù vật thê là chất hay phi vật chất, ví dụ là hợp đồng thuê, thé chấp, quyền địa dịch; và (2) jura in re propria (quyền sở hữu day đủ đối với vật thể phi vật chất), vi dụ là sáng chế, quyên tác giả, nhãn hiệu hàng hóa.
2 quyền pháp lý đối với tài sản không tồn tại vật chất Vi dụ, quyền sáng chế
là tài sản vô hình.
Như vậy, trong Điều 2 (d) không có thuật ngữ nào chỉ tài san là “vat chất”
(material) hay “phi vật chất” (non-material) Do đó, không nên chọn nghĩa thứ
hai trong từ điển luật học cho cụm từ ‘corporeal/incorporeal’ là “hữu hình/vô
hình”, bởi lẽ nghĩa nay đã được dùng cho cụm từ “tangible/intangible” đi sau
10
Trang 20đó, và cách dùng này là đúng Nguyên tắc chung trong xây dựng pháp luật là
không dùng hai hoặc nhiều từ chỉ cùng một đối tượng Bởi vậy, phải chọn
nghĩa thứ nhất của cụm “corporeal/incorporeal”, nghĩa là Quyên tai sản đối
với tài sản hữu hình hoặc vô hình.
Kết lại, Điều 2 (d) Công ước Liên hiệp quốc về phòng chống tham
nhũng phải được hiểu răng “tài sản” có thé đưới các hình thức: (1) Quyên tàisản; (2) Động sản hoặc bat động sản: (3) Hữu hình hoặc vô hình; va (4) Vănbản hoặc giấy tờ pháp lý (chứng minh quyền và lợi ích trên tài sản đó)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thúc đây người khác là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thé thực hiện việc thúc đây người khác làm hoặc không làm một việc; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc
thúc đây người khác Hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
đối với người khác để trục lợi được coi là tội phạm quy định tại Điều 358 BLHS 2015 Do đó dé đưa ra được khái niệm đầy đủ về tội Lợi dụng chức vu,
quyền han gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi là như thé nào cầnlàm rõ khái niệm tội phạm Tội phạm theo từ điển tiếng việt được hiểu là hành
VI nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật [33, tr.1024] Tai BLHS
năm 2015 đã khái niệm tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm quyên con người, quyên, lợi ich hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà
theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự [44, Điều 8].
11
Trang 21Định nghĩa tội phạm trên đây là định nghĩa có tính khoa học thể hiện
nhất quán quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm Định nghĩa này là cơ sở
khoa học thống nhất cho việc xác định những loại tội phạm cụ thé trong Phan
các tội phạm của BLHS 2015 va cũng là cơ sở cho việc nhận thức va áp dụng
đúng đắn những điều luật quy định về từng tội phạm cụ thé Về mặt lý luận,
có thê định nghĩa tội phạm một cách khái quát như sau: “Tội phạm là hành vinguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật hình sự, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịu hình phạt” [57, tr.61] Chi
khi hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác dé
trục lợi thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của tội phạm thi mới được coi là phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền han gây anh hưởng đến người khác để trục lợi.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm như sau: Tội Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi là hành vi của
người có chức Vụ, quyền hạn đã dựa vào điều kiện thuận lợi về quyền hạn,chức vụ của mình, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tién,tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dé thúc đẩy người có chức vụ, quyén hạn
khác làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm cua họ, gáy thiệt hai
cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyển và lợi ích hợp pháp của công dan Qua khái niệm cho thấy bản chất hành vi phạm tội này thé hiện mối quan
hệ tương quan giữa 3 bên chủ thể là: người đưa lợi ích, người nhận lợi ích và
người bị gây ảnh hưởng bởi người nhận lợi ích Trong đó, người nhận lợi ích
có hành vi phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác để trục lợi theo Điều 358 BLHS.
Các đặc điểm của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối
với người khác đề trục lợi bao gồm: tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, do
người có NLTNHS thực hiện, tính trái pháp luật hình sự và tính phải chịu hình phat[47, tr.207].
12
Trang 22Một là, hành vi khách quan của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gâyảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là hành vi có tính chất nguy hiểm
cho xã hội Một hành vi đã bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải
chịu TNHS vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội Nguy hiểm cho xã hội cónghĩa là gây ra hoặc de doa gây ra thiệt hại đáng ké cho các quan hệ xã hộiđược luật hình sự bảo vệ Nếu không xâm phạm vào các quan hệ xã hội đượcluật hình sự bảo vệ thì mặc dù hành vi đó có nguy hiểm cho xã hội, nhưng
cũng không bị coi là tội phạm.
Hai là, chủ thê của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi là người có năng lực TNHS Cụ thể người phạm tội nay là người có chức vụ, quyền hạn, mà có chức cụ quyên hạn thì phải đáp
ứng yêu cầu về năng lực trách nhiệm pháp luật, có đầy đủ khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi khi tham gia vào các quan hệ xã hội dé được tuyển
dụng Bởi thế, người phạm tội là người đã đủ tuổi chịu TNHS, có kha năngnhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình, không thuộc trường hợp
không có năng lực TNHS.
Ba là, dau hiệu lỗi của người phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi là lỗi cô ý trực tiếp Theo Giáo
trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội: “Lỗi là thái
độ tâm lý của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức
cô ý hoặc vô ý”|49, tr.150] Đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác dé trục lợi, người phạm tội thực hiện hành vi phạm
tội với lỗi cố ý trực tiếp, cụ thé là họ nhận thức được hành vi của minh lànguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu
quả xảy ra Như vậy, người phạm tội tuy có nhận thức được hậu quả của hành
vi nhưng vẫn thực hiện hành vi, do vậy họ phải chịu trách nhiệm về hành vi
của mình trước pháp luật.
13
Trang 23Bon là, tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người
khác dé trục lợi là một tội phạm được quy định trong BLHS, hay tội này cótính trái pháp luật hình sự Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởngđối với người khác dé trục lợi được quy định tại Điều 358 BLHS năm 2015.Điều 2 BLHS năm 2015 quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộluật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Tức là không thể
có tội phạm nếu như hành vi đó chưa được mô tả tại một điều luật cụ thé ởPhần các tội phạm của BLHS Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác dé trục lợi được quy định tại Điều 358 BLHS năm
2015, do đó chỉ khi hành vi nào thỏa mãn đấu hiệu mô tả tại Điều 358 BLHSmới được coi là hành vi phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnhhưởng đối với người khác dé trục lợi
Năm là, tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với ngườikhác dé trục lợi có tính chịu hình phạt Tính chịu hình phạt là thuộc tính bên
trong của tội phạm BLHS năm 2015 đã bổ sung dấu hiệu “phải bị xử lý hình sự” vào trong khái niệm tội phạm tại Điều 8, qua đó thừa nhận tính chịu hình
phạt là một trong những thuộc tính bắt buộc của tội phạm Chỉ có hành vi
phạm tội mới phải chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt Mục đích của
hình phạt là trừng trị người phạm tội, giáo dục họ trở thành người công dân có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa họ phạm tội mới và
giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm(50, tr.75] Theo quy định tai Điều 358 BLHS năm 2015 về tội Lợi dụng
chức vụ, quyền han gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi, hình phạt
áp dụng bao gồm hình phạt chính là tù có thời hạn và tù chung thân, hình phạt
bố sung 1a cam đảm nhiệm chức vụ và phạt tiền Việc áp dụng hình phạt bésung phải phù hợp với từng trưởng hợp phạm tội cụ thé
14
Trang 24Nếu khái niệm cho chúng ta nhận biết tong thé đối tượng nghiên cứu
một cách chung nhất, thì phân tích các dấu hiệu pháp lý và trách nhiệm hình
sự giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về đối tượng nghiên cứu, minh họa cho
khái niệm, làm cho khái niệm trở nên dé vận dụng hơn vao thực tế Để nhận
thức sâu và áp dụng chính xác tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng đối với người khác để trục lợi theo Điều 358 BLHS 2015 vào thực tiễn, cần nghiên cứu cụ thể hơn về các dấu hiệu pháp lý và trách nhiệm hình
sự của tội phạm này.
Nếu người phạm tội nhận lợi ích rồi dùng một phần đưa cho người có
chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa tiền, tài sản hoặc lơi ích vật chất khác thì cần phân biệt rõ:
Trường hợp thứ nhất, người nhận lợi ích của người khác rồi dùng một phan lợi ích đó để dua cho người có chức vụ, quyền han dé người này làm
hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa tiền, tài sản, thì tuỳtrường hợp, người nhận tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ(với vai trò đồng phạm) hoặc tội làm môi giới hối lộ (về khoản tiền, tài sản
mà họ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn) và tội Lợi dụng chức vụ, quyềnhạn gây ảnh hưởng đối với người khác đề trục lợi
Trường hợp thứ hai, người nhận tiền, tài sản của người khác nhưng không có hành vi thúc day người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa tiền, nhưng lại hứa với
người đưa tiền, tài sản là sẽ thúc day người có chức vụ, quyền han thì hành vicủa người nhận tiền là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà không thuộctrường hợp phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối vớingười khác để trục lợi
Trường hợp thứ ba, người nhận tiền, tài sản của người khác và đưa hết
sô tiên hoặc tài san đó cho người có chức vụ, quyên hạn, đông thời van thúc
15
Trang 25day người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu
của người đưa tiền thì tuỳ trường hợp mà người phạm tội nhận tiền bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối hối lộ (với vai trò đồng phạm) hoặc tội
làm môi giới hối lộ Người nhận tiền khi đã đưa toàn bộ số tiền hoặc tài sản
đó cho người có chức vụ quyền hạn thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi trong trường hợp này.
Về li do nhận lợi ích bất kì, hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đòi, nhận hoặc sẽ nhận lợi ích bat kì được thực hiện là do chủ thé đã dùng
ảnh hưởng từ chức vụ, quyền han của mình thúc day người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu của người đưa (nhận sau) hoặc sẽ dùng anh hưởng từ chức vụ, quyền han của mình thúc day
người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu
của người đưa (nhận trước).
1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định tội quy định tội Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Có thể nói việc quy định tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi trong BLHS Việt Nam là cần thiết và
mang những ý nghĩa đặc biệt như sau:
- Thứ nhất, đây là sự thê hiện quan điểm của Nhà nước trong việc cần thiết phải bảo đảm sự hoạt động đúng đắn, bình thường của cơ quan, tổ chức;
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân và trật tự xã hội Day cũngchính là một biểu hiện của bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa: Mọi hành vixâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thê và của
công dân đều bị xử lý theo pháp luật.
- Thứ hai, góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ quan trọng của luật
hình sự là bảo vệ các quan hệ xã hội quan trọng thuộc mọi lĩnh vực trong đời
16
Trang 26sống xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân và Nhà nước.
Đồng thời cũng góp phần thực hiện chức năng đấu tranh phòng, chống các tội
phạm về chức vụ bởi những hành vi do người có chức vụ gây ra thường có
tính chất phức tạp, nhạy cảm và nguy hiểm cao Nhiệm vụ này đã được quy
định ngay tại điều 1 của BLHS năm 2015 như sau:
BLHS có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyềnbình đăng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tô chức,
bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người y thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
- Thứ ba, là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý, trừng trị các hành vi
phạm tội do “lợi dụng chức vụ, quyền hạn đề trục lợi” đã gây nên những hậu
quả nghiêm trọng trong thực tiễn Mỗi hành vi khi được quy định trong BLHS
là một biéu hiện của việc lap đầy những “lỗ hồng” trong việc xử lý hành vi viphạm pháp luật trong thực tiễn Quy định hành vi lợi dụng chức vụ, quyềnhan dé trục lợi gây anh hưởng đối với người khác dé trục lợi giúp bao quát và
mở rộng thêm phạm vi của đối tượng bị xử lý hình sự không chỉ dừng lại lànhững hành vi tham nhũng, hối lộ, mà cả khi không thực hiện hết nhiệm
vụ được giao cũng bị xem xét xử lý hình sự.
- Thứ tw, là căn cứ pháp ly cơ bản và thống nhất dé các cơ quan tiến hành tố tụng nghiên cứu áp dụng trong việc định tội danh cũng như quyết định hình phạt đối với hành vi này trong thực tiễn đảm bảo đồng bộ, đúng
pháp luật, không lạm quyền, cảm tính
- Thứ năm, việc quy định dé đảm bao xử lý nghiêm minh hành vi lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi gây ảnh hưởng đối với người khác dé
trục lợi như một lời nhắc nhở mạnh mẽ, đặt ra một giới hạn để mỗi người
(người có chức vụ) nâng cao ý thức cá nhân, trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ của mình phải can nhac, đúng mực và thực hiện dung, đây đủ chức trách,
17
Trang 27nhiệm vụ, quyền hạn được giao, từ đó góp phần tạo nên môi trường làm việc
an toàn, lành mạnh, kỷ luật và có trách nhiệm Nhờ đó mà uy tín của các cơ
quan, tổ chức được nâng cao, được nhân dân tín nhiệm và tin tưởng
1.2 Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam quy định về tội Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
1.2.1 Giai đoạn trước Cách mang tháng Tam năm 1945
Tội Lợi dụng chức vụ, quyền han gây ảnh hưởng đối với người khác détrục lợi trong giai đoạn này chưa được quy định cu thể mà được thé hiện trong
các quy định liên quan đến các tội về tham nhũng Các tội phạm về tham
nhũng trong giai đoạn này được quy định tại Bộ luật hình thư (Nhà Lý), Bộ
luật Gia Long (Nhà Nguyễn), Bộ Quốc triều thông lễ (Nhà Trần), Bộ quốc triều hình luật (Nhà Lê) Trong các văn bản pháp luật nêu trên đã ghi nhận
hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội của những người có chức
vụ, quyền hạn trong xã hội, chăng hạn trong Điều 206 Bộ Quốc triều hình luật
của Nhà Lê đã quy định: “Những quan thu thuế không theo ngạch đã thu lại dấu bới số thuế cũng coi như tội dấu đô vật cong, néu thu thém thué dé lam
cua riêng thì tội cũng thế ” Quy định này cho thay hành vi “loi dung chức
vụ, quyền hạn” được thể hiện Tuy nhiên, tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây anh hưởng đối với người khác dé trục lợi vẫn chưa được ghi nhận trong pháp luật thời điểm này do pháp luật ở thời kỳ này chủ yếu bảo vệ nhà vua và giai cấp phong kiến - giai cấp thống trị.
1.2.2 Giai đoạn từ sau Cách mang tháng Tám năm 1945 đến khi ban
hành BLHS năm 1985
Sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, Hiếnpháp năm 1946 ra đời có ý nghĩa quan trọng về nhiều phương diện và lànguồn có tính chất định hướng của luật hình sự Việt Nam giai đoạn này Tuy
nhiên, giai đoạn nay dat nước còn non trẻ, lai thù trong giặc ngoai nên nguôn
18
Trang 28luật hình sự chủ yếu ton tại dưới dạng các sac lệnh do Chủ tịch nước (đồngthời là Chủ tịch Chính phủ) ban hành, điều chỉnh những van dé cấp thiết, quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cách mạng Việt Nam do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đặt ra.
Sau đó, cùng với sự thành công của cuộc cách mạng, đồng thời để định
hướng cho sự phát triển tiếp theo của đất nước thì Hiến pháp năm 1959 ra đời,
đặt nền tảng cho các quan hệ xã hội được bảo vệ bang pháp luật trên tất cả các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, qua đó định hướng cho việc thiết
lập các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ cho các quan hệ xã hội đó.
Đến năm 1975, nước ta hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất
và nước ta can một bản Hiến pháp mới dé đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Vì vậy, ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông
qua Hiến pháp với 12 chương, 147 điều Trên cơ sở Hiến pháp năm 1980, Bộ
luật Hình sự năm 1985 được ban hành là dấu mốc quan trọng trong quá trìnhhình thành và phát triển pháp luật, quy định tội phạm và hình phạt Tại Bộ luậtnày tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây anh hưởng đối với người khác dé trục
lợi không được ghi nhận cụ thé mà được hiểu là nằm trong tội Lợi dụng ảnh
hưởng đối với người có chức vụ, quyên hạn dé trục lợi Theo đó quy định:
Người nao trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất
khác dưới bat kỳ hình thức nào dé dùng ảnh hưởng của mình thúc day người
có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của
họ, hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến
năm năm [42, Điều 228].
Quy định này cho thấy biểu hiện của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi chưa được ghi nhận rõ ràng khi hiểu người có chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác có chức
vụ quyền hạn dé trục lợi chi là một trường hợp đặc biệt của tội phạm tại Điều
228 BLHS năm 1985.
19
Trang 291.2.3 Giai đoạn từ sau khi ban hành BLHS năm 1985 đến khi ban
hành BLHS năm 1999
Sau năm 1986, dé đáp ứng và phục vụ công cuộc đôi mới của đất nước,
Hiến pháp năm 1992 ra đời, luật hình sự buộc phải có những thay đổi mangtính phát triển cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn Tội Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác dé trục lợi được quy định là tội
danh riêng, độc lập khi Bộ luật Hình sự năm 1985 được sửa đổi, bổ sung lầnthứ tư (năm 1997) Việc tách tội này ra khỏi tội lợi dụng ảnh hưởng đối với
người có chức vụ, quyền hạn dé trục lợi nhằm tao cơ sở phân hóa trách nhiệm
hình sự, vì hai tội phạm này có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác
nhau Theo đó, việc xác định:
Người nào Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã
nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm, dé dùng ảnh hưởng của mình thúc đây người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách
nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không
được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm [42]
đã bước đầu định nghĩa dấu hiệu “trục lợi” và hành vi gây ảnh hưởng đến người khác của người có chức vụ, quyền hạn; đồng thời quy định mức phạt
cho tội phạm nay.
BLHS năm 1999 ra đời kế thừa bộ luật trước đó và chỉ loại bỏ tình tiết
“tỉ phạm nhiều lan” ra khỏi căn ctr định tội này và thêm vào hình phạt bé sung (cam đảm nhiệm chức vu, phạt tiền [43, Điều 283]) đã thé hiện sức ran
đe mạnh mẽ đối với những người phạm tội này.
20
Trang 301.2.4 Giai đoạn từ sau khi ban hành BLHS năm 1999 đến khi ban
hành BLHS năm 2015
Trên cơ sở tổng kết tình hình thực hiện BLHS năm 1999 (sửa đôi bố
sung năm 2009), có nghiên cứu và tính đến các quan hệ xã hội mới phát sinh
và sẽ phát sinh trong tương lai gần cần phải điều chỉnh băng pháp luật hình sự
cũng như tiếp thu có chọn lọc các quy định của các công ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết hoặc tham gia và kinh nghiệm lập pháp của một nước pháttriển trên thế giới, BLHS năm 2015 đã bố sung một số điều luật nhăm hoàn
thiện các quy định của BLHS trong đó có bổ sung về các tội phạm về chức vụ nói chung, về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi được quy định tại Điều 358 BLHS 2015 nói riêng Quy định này đã kế thừa và bé sung cho các quy định trước, phù hợp với thực tiễn khi
người phạm tội không chỉ là người ở thế bị động là chỉ “nhận” lợi ích từ người
khác mà còn có hành vi “đòi” lợi ích từ họ khi được “nhờ” làm hoặc không làm
một việc nào đó do có chức vụ, quyền hạn nhất định Đây là một quy định mới, khắc phục những bất cập của quy định cũ, đồng thời nhằm ngăn chặn kịp thời
và xử lý nghiêm tội phạm tham nhũng trong giai đoạn hiện nay.
BLHS năm 2015 ngay sau khi ban hành đã phải sửa đổi, bỗ sung bởi Luật
sửa đôi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015) Theo đó, quy định tại Điều 358 BLHS năm 2015 chưa rõ ràng về đơn vị tiền tệ (1.000.000.000 “déng”) tại điểm
e khoản 2 Điều 353, điểm d khoản 2 Điều 354, điểm đ khoản 2 Điều 355 và
điểm d khoản 2 Điều 358 và đơn vị của thời gian phạt tủ (01 “năm”) tại khoản 1
Điều 358 Về tổng quan nội dung của tội phạm này thì không bị thay đổi, những điểm sửa đổi bồ sung chỉ là sự thiếu sót về kỹ thuật của nhà lập pháp.
Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
trục lợi là một trong các tội phạm về chức vụ được quy định tại Chương
21
Trang 31XXIII BLHS năm 2015, cụ thể là nằm trong nhóm tội phạm về tham nhũng.
Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của
co quan, tô chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ,
nhiệm vụ Trong đó, “người có chức vụ là người do bồ nhiệm, do bau cử, do hợp đồng hoặc do hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương,
được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong
khi thực hiện công vụ, nhiệm vu" [44, Điều 3521.
1.3 Quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tộiLợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi và tội phạm khác liên quan
Dưới góc độ khoa học luật hình sự, việc quy định hành vi nào là tham
nhũng, hành vi nào là tội phạm tùy thuộc vào cách quy định, các dấu hiệu riêng của từng quốc gia Tuy nhiên, đối với tội phạm về tham nhũng, nhìn chung các nước đều có quan điểm chung về dấu hiệu đặc trưng là hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn dễ thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm mục đích
vụ lợi Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác
để trục lợi chưa được quy định riêng biệt tại pháp luật các quốc gia tuy nhiên
đã có những tội có dấu hiệu liên quan được quy định Cụ thể:
1.3.1 Bộ luật Hình sự Nhật Ban (ban hành ngày 24/4/1904 có hiệu
lực từ ngày 01/10/1908 sửa đổi, bỗ sung 24/6/2011)
Bộ luật Hình sự Nhật Bản quy định các tội về tham nhũng tại Chương
XV của Bộ luật “Các tội về tham nhũng” Theo quy định của Bộ luật, các tộiphạm về tham nhũng bao gồm các tội sau: Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn của
công chức; Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt thực hiện;
Tội dùng vũ lực và tra tan do công chức đặc biệt thực hiện; Tội lam dụng chức
vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt gây chết người hoặc gây thương tích, gây
tôn hại cho sức khỏe của người khác; Tội nhận hôi lộ, nhận hôi lộ tạ ơn, nhận hôi
22
Trang 32lộ trước; Tội hối 16 cho người thứ ba; Trường hợp nhận hồi lộ tăng nặng và nhận
hối lộ sau; Tội nhận hói lộ dé gây ảnh hưởng; Tội đưa hối lộ.
Điều 193 của Bộ luật quy định về Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn
của công chức Theo đó, công chức lạm dụng chức vụ, quyền hạn để buộc
người khác thực hiện một hành vi không thuộc trách nhiệm của họ hoặc cản
trở người khác thực hiện quyền của họ thì bị xử phạt về Tội lạm dụng chức
vụ, quyền hạn Người phạm tội sẽ bị phạt tù khổ sai đến 2 năm hoặc bị phạt tù
giam đến 2 năm
Bộ luật Hình sự Nhật Bản quy định một điều luật riêng đối với tội lạm
dụng chức vụ, quyền hạn của công chức đặc biệt (Điều 194) Theo đó, người nào thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện các chức năng xét xử, công tố hoặc chức năng của cảnh sát mà lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình bắt hoặc giam
giữ người khác, thì bị phạt tù khổ sai từ 6 tháng đến 10 năm hoặc bị phạt tùgiam từ 6 tháng đến 10 năm Đối tượng công chức đặc biệt được quy định, đó
là công chức thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện chức năng xét xử, công tố vàcảnh sát Mức hình phạt áp dụng đối với những loại tội phạm này cũng caohơn Điều đó thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, do những đối tượng này
là những người am hiểu pháp luật, thực thi pháp luật nhưng vẫn cé tình phạm
tội sẽ bị nghiêm tri hơn những đối tượng khác.
Bộ luật Hình sự Nhật Bản cũng quy định về hành vi nhận hối lộ, đối với hành vi nhận hối lộ được quy định thành nhiều loại tội, như tội nhận hối
lộ, nhận hối lộ tạ hơn, nhận hối lộ trước; trường hợp nhận hối lộ tăng nặng vànhận hối lộ sau; nhận hối lộ dé gây ảnh hưởng Ví dụ, đối với tội nhận hối lộthì công chức hoặc trọng tài viên nào nhận hối lộ, đòi hối lộ hoặc hứa nhậnhối lộ có liên quan đến nhiệm vụ của mình, thì bị phạt tù khổ sai đến 5 năm.Hành vi nhận hối lộ có sự tương đồng với hành vi nhận lợi ích của người
phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để
23
Trang 33trục lợi khi được phân chia thành các loại tội nhận hồi lộ trước và sau khi thực
hiện được hành vi.
Trong trường hợp người đó nhận lời, thì bị phạt tù khổ sai đến 7 năm
Bên cạnh đó, Bộ luật còn quy định đối với cả những người có ý định trở thành
công chức hoặc trọng tài viên mà nhận hối lộ, đòi hối lộ hoặc nhận lời hối lộliên quan đến nhiệm vụ của mình thì bị phạt tu khổ sai đến 5 năm
Như vậy, các tội phạm về tham nhũng theo quy định của Nhật Bản chủ yếu là các tội lạm dụng chức vụ quyền hạn và các tội về nhận hối lộ, đưa hối
lộ Bộ luật Hình sự Nhật Bản không quy định về tội tham ô tài sản, cũng
không quy định riêng biệt về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi Khung hình phạt đối với những tội tham nhũng thấp nhất là 6 tháng, cao nhất chỉ là 10 năm tù giam hoặc tù khổ sai Bên cạnh
đó người phạm tội có thé bị phạt tiền (vi dụ như tội đưa hối lộ, người phạm
tội có thé bi phạt tiền lên đến 2.500.000 yên) Ngoài ra còn quy định về việctịch thu của hối lộ hoặc thu một khoản tiền tương đương: “của hối lộ do ngườiphạm tội nhận hoặc người thứ ba nhận mà biết rõ tính chất của nó, thì bị tịchthu Nếu việc tịch thu toàn bộ hoặc một phần của hồi lộ không thể thực hiện
được, thì sẽ thu một khoản tiền tương đương” (Điều 197-5).
Theo nội dung Luật Hình sự Nhật Bản, một số đối tượng công chức đặc
biệt được quy định, đó là công chức thực hiện hoặc hỗ trợ thực hiện chức
năng xét xử, công tô và cảnh sát sẽ phải chịu mức phạt cao hon mức phạt quy
định trong Điều luật, do họ là những người có kiến thức chuyên sâu về phápluật, và là những người đi đầu, làm gương và là người có nhận thức rõ ràng vềhậu quả của hành vi tham nhũng mà vẫn vi phạm Việt Nam có thể học hỏi
quy định này của pháp luật Nhật Bản.
1.3.2 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ban
hành ngày 28 thang 6 năm 1990, có hiệu lực từ ngày 01/10/1990)
24
Trang 34Các tội phạm về tham nhũng được quy định tại Chương VII của Bộ luật
với tên gọi Tội tham ô hối lộ, gồm các tội: Tham ô; Lạm dụng công quỹ:
Nhận hối 16; Hối lộ Tội tham 6 được định nghĩa là việc nhân viên nhà nước
Lợi dụng chức vụ ngầm chiếm đoạt, cướp đoạt, lừa gạt hoặc bang cac thu
đoạn khác chiếm hữu phi pháp tài sản công cộng (Điều 382) Tai Điều 383quy định các khung hình phạt đối với loại tội phạm này Khung hình phạt caonhất áp dụng áp dụng trong trường hợp tham ô với mức từ 100.000 tệ trở lên
sẽ bi phạt tù từ 10 năm trở lên hoặc tu chung thân, nếu có tình tiết đặc biệt
nghiêm trọng sẽ bị xử tử hình Đối với trường hợp tham ô ở mức từ 5000 tệ
đến dưới 50.000 tệ sẽ bị phạt tù từ 1 đến 7 năm trở lên, nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù chung thân Đối với trường hợp tham ô ở mức
từ 5000 tệ đến dưới 50.000 tệ sẽ bị phạt tù từ 1 đến 7 năm; nếu có tình tiết
nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 7 đến 10 năm Cá nhân tham ô ở mức từ 5000
đến dưới 10.000 tệ, sau khi phạm tội có biểu hiện hối cải, tích cực hoàn trả có
thé được giảm hoặc miễn xử phạt hình sự và do đơn vị sở tại hoặc cơ quan
chủ quản cấp trên xử phạt hành chính.
Khung hình phạt nhẹ nhất được áp dụng đối với người phạm tội mà tài
sản tham ô ở mức đưới 5000 tệ, tình tiết tương đối nặng sẽ bị phạt tù từ 2 năm
trở xuống hoặc cải tạo lao động; nếu tình tiết tương đối nhẹ sẽ do don vi sở tại
hoặc cơ quan chủ quan cấp trên xem xét tình hình xử phạt hành chính Trong tất cả những trường hợp người phạm tội có thể bị tịch thu tài sản hoặc bắt buộc bị tịch thu tài sản Điều luật cũng quy định rat cụ thé, trường hợp tham 6
nhiều lần mà chưa bị xử lý sẽ bị xử phạt theo tổng số tiền đã tham ô
Tội Lam dụng công qui được quy định tại Điều 384, nhân viên nha nước lợi dụng chức quyền, lạm dụng công qui dé sử dụng vào việc cá nhân,
hoạt động phi pháp, hoặc lạm dụng công qui với số lượng lớn dé hoạt động
kiếm lãi, hoặc lạm dụng công qui với số lượng lớn quá 3 tháng chưa trả là
25
Trang 35phạm tội lam dung công qui, sẽ bi phat tù từ 5 năm trở xuống hoặc cải tạo lao
động; nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 5 năm trở lên.
Lam dụng công qui với số lượng quá lớn mà không trả sẽ bị phạt tù từ 10 năm
trở lên hoặc tù chung thân.
Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 286 với khung hình phạt nhưđối với tội tham ô Đối với hành vi đòi tiền hồi lộ, điều luật cũng quy định rõ,
hành vi này sẽ bị xử nặng hơn so với người nhận hối lộ đơn thuần Bộ luật cũng quy định rất chi tiết, cụ thé về các trường hợp nhận hối lộ, quy định từ
Điều 289 đến Điều 293
Có thê thấy, đối với tội tham nhũng, pháp luật Trung Quốc trừng trị rất nghiêm khắc đối với loại tội phạm này, mức hình phạt được áp dụng cao nhất
là tử hình, chung thân, phạt tù có thời hạn với mức cao nhất là 10 năm, mức
thấp nhất là xử phạt hành chính, cải tạo lao động Ngoài các hình phạt trên,người phạm tội có thé bị phạt tiền Giống như Việt Nam, mức hình phạt mà
Trung Quốc áp dụng đối với người phạm tội tham nhũng rất nặng, nhiều tội
danh có mức hình phạt là chung thân, tử hình Tuy nhiên, đối với tội phạm lợidụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi thìViệt Nam không quy định hình phạt tử hình Điều này phù hợp với xu hướng
giảm hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự thế giới.
Bên cạnh đó, với tình trạng tham nhũng ngày càng gia tăng, các quốc gia luôn đặt vấn đề chống tham nhũng bên cạnh vấn đề phát triển kinh tế, bảo
đảm an ninh quốc gia Bởi vì, tham nhũng là một trong những nguy cơ đe doađến sự t6n tại va phát triển của đất nước, cản trở sự phát triển đi lên của xãhội thậm chí nếu tình hình tham nhũng lan rộng và tram trọng có thé dẫn đến
sự sụp đỗ của cả một thé chế Do đó, trong công cuộc phòng chống tham nhũng, chúng ta rất chú trọng đến hợp tác quốc tế Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký kết Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng
26
Trang 36năm 2003 va đã tham gia tích cực vao các hoạt động của Công ước Thông
qua đó, chúng ta đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm của các nước trên thế
giới và các tô chức quốc tế để vận dụng có hiệu quả tại Việt Nam Việc nước
ta ký Công ước thé hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc ngăn
ngừa và loại bỏ tình trạng tham nhũng, góp phần nâng cao uy tín và vai trò
của Việt Nam trên trường quốc tế Từ việc nghiên cứu những quy định về tội
phạm tham nhũng của pháp luật quốc tế và một số nước, có thể thấy các nước
này đều quan tâm tới tội phạm tham nhũng và có chế tài xử lý đối với loại tội
phạm này Có những nước hình sự hóa rất nhiều hành vi tham nhũng, có
những nước lại quy định rất ít các tội phạm được coi là tội tham nhũng và chế tài xử lý loại tội phạm này cũng khác nhau Tuy nhiên, có thê thấy, với tình hình tham nhũng diễn ra như hiện nay, vấn đề chống tham nhũng cần được
đặt bên cạnh vấn đề phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc gia bởi vì, thamnhũng là một trong những nguy cơ đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của đất
nước, cản trở sự phát triển đi lên của xã hội thậm chí nếu tình hình tham
nhũng lan rộng và trầm trọng có thê dẫn đến sự sụp đồ của cả một thê chê.
27
Trang 37việc không được phép do vậy người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự
bởi tính nguy hiểm nghiêm trọng của loại tội phạm này, đặc biệt tội phạm này
còn có thể gây thiệt hại nên cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn quy định tội
phạm này của Bộ luật Hình sự năm 2015 tại Chương 2.
Từ Luật Hình sự của Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, tình trạng ton
tại tội phạm lợi dụng chức vu, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác
dé trục lợi tại Việt Nam một phan là do pháp luật quy định hình phạt còn chưa
đủ sức răn đe đối với những cán bộ chuyên trách, chủ chốt cũng như chưa đủ
răn đe đối với những cá nhân được trao quyền, được giao nhiệm vụ nên họ vẫn còn ý nghĩ và hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp, trái với pháp luật.
28
Trang 38Chương 2
QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VE TOI
LỢI DỤNG CHỨC VU, QUYEN HAN GAY ANH HUONG DOI VỚI
NGƯỜI KHAC DE TRUC LỢI
2.1 Các dấu hiệu pháp lý của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác détrục lợi được quy định trong điều 358 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sungnăm 2017 Theo đó, Loi dụng chức vụ, quyền han gây anh hưởng đối voingười khác dé trục lợi là hành vi trực tiếp hay qua trung gian nhận tiền, tài sảnhoặc lợi ích vật chất khác để dùng ảnh hưởng của mình thúc đây người cóchức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ
Theo đó, các dau hiệu pháp ly dé nhận biết tội này như sau:
2.1.1 Khách thể của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng doi với người khác để trục lợi
Khách thê của các tội phạm này là những quan hệ xã hội đảm bảo chohoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Các quan hệ xã hội này bị tộiphạm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác đểtrục lợi xâm hại Qua đó, có thé gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của
xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Như vậy, đối tượng tác
động của các tội phạm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là hoạt động thực thi công vụ, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn.
2.1.2 Chủ thể của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
doi với người khác để trục lợi
Chủ thé của các tội phạm về chức vụ nói chung, của tội Lợi dụng chức
vụ, quyên hạn gây ảnh hưởng đôi với người khác đê trục lợi nói riêng là chủ
29
Trang 39thể đặc biệt, cụ thể là người có chức vụ, quyền hạn Điều 352 BLHS năm
2015 đã xác định rõ dấu hiệu “chức vụ” Bên cạnh những người có chức vụ,
chủ thể của các tội phạm về chức vụ có thê chỉ là những người có quyền hạn
Chăng hạn như Chánh án, Phó Chánh án, Giám đốc Sở Tư pháp, Hiệu trưởng
Trường Trung học Phổ thông
Nếu người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ là người có
trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ, thìngười phạm tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với ngườikhác để trục lợi không có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu
của người người đưa hối lộ hoặc đối với người khác.
Chủ thể của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với
người khác dé trục lợi là chủ thé đặc biệt, tức là chỉ chỉ có những người cóchức vụ, quyền hạn mới gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi được.Tuy nhiên, khăng định này chỉ đúng đối với trường hợp vụ án Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi không có đồngphạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không cóchức vụ, quyền hạn nhưng họ chỉ có thé là người tô chức, người xúi dục,
người giúp sức, còn người thực hành trong vụ án có đồng phạm, thì nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy Theo Điều
12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Pháp luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu
30
Trang 40dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người, về sự phát triển
về quá trình nhận thức của con người Người chưa đủ 14 tuổi thì tâm sinh lý
chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội vềhành vi của mình Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tudi được coi
là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ, do đó họ cũng chỉ phảichịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứkhông chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm Cụ thể, người từ đủ 14tuổi trở nên nhưng chưa đủ l6 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự vềnhững tội phạm rất nghiêm trọng do có ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
nghiêm trọng do cố ý [44, Điều 12] Người từ đủ 14 tuổi đến đưới 16 tudi chi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi thuộc trường hợp quy định tại khoản 2,
khoản 3 và khoản 4 không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác dé trục lợi thuộc trường hopquy định tại khoản 1 Cũng theo Bộ luật Lao động năm 2019, độ tuổi lao động
là từ đủ 15 tuổi trở lên, trừ một số trường hợp được sử dụng lao động chưathành niên (lao động dưới 18 tuổi) như theo mục 1 Chướng XI Bộ luật Lao
động Quy định này khang định một lần nữa về các van dé sức khỏe, tâm sinh
lý và khả năng phát triển của người chưa thành niên khi tham gia vào các
quan hệ xã hội.
2.1.3 Mặt khách quan của tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh
hưởng doi với người khác để trục lợi
Hành vi khách quan của tội phạm về chức vụ tuy có nhiều dang hành vikhác nhau nhưng có chung đặc điểm là gắn với công vụ, nhiệm vụ của người
có chức vụ, quyền hạn Hậu quả mà các tội phạm về chức vụ có thé gây ra là
thiệt hại cho lợi ích nhà nước, xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân Dấu hiệu xác định hành vi được quy định là tội phạm đối với trường hợp
31