1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của công dân - qua thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 25,17 MB

Nội dung

Dé góp phan nâng cao hiệu quả GQKN của công dân, dam bảo các quyền và sự tự do của công dân trong quá trình khiếu nại các QĐHC do CQHCNN ban hành nên học viên chọn đề tài “Bảo đảm quyên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYÊN THÀNH TRUNG

BẢO DAM QUYEN KHIEU NẠI QUYET ĐỊNH

HANH CHINH CUA CONG DAN - QUA THUC TIEN

QUAN CAU GIAY, THANH PHO HA NOI

HA NOI - 2022

Trang 2

NGUYÊN THÀNH TRUNG

BAO DAM QUYEN KHIEU NẠI QUYET ĐỊNH

HANH CHINH CUA CONG DAN - QUA THUC TIEN

QUAN CAU GIAY, THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền con người

Mã số : 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Trần Nho Thìn

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat ky công trình nao

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét dé tôi có thé

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung

Trang 4

CHUONG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT VE

BAO DAM QUYEN KHIEU NẠI QUYET ĐỊNH HANH CHÍNH

CUA CÔNG DAN ooicccccccscscsssssssesssesssesssesssesssecssecssesssesssvessssssessssesseecaneeasessses 10

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc bảo đảm quyền khiếu nại

quyết định hành chính của công dân 2-2 25s 2EzzEe£Eerxzrszes 10

1.1.1 Khái niệm bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của

1.2 Pháp luật và những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền

khiếu nại quyết định hành chính của công dân 5 s- 21

1.2.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo đảm

quyên khiếu nại của công dân ở Việt Nam - 2 2 s+s+cxzxze+ 21

1.2.2 Nội dung bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của

1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền khiếu nại

quyết định hành chính của công dân - 2-2 ©5£+£+£+£++£x+zxerxezed 34

1.3 Pháp luật của một số quốc gia về bảo đảm quyền khiếu nại quyết

định hành chính của công dân và giá trị tham khảo cho Việt Nam 36

Trang 5

CHƯƠNG 2: THUC TRANG BAO DAM QUYEN KHIẾU NẠI

QUYET ĐỊNH HANH CHÍNH CUA CONG DAN TAI QUAN CAU

GIAY, THÀNH PHO HA NỘII - 5° SE E‡EEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrrrex 412.1 Những yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới việc bảo

đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của công dân tại quận

Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 2-2 2£ ££E£E£2E2EE2EEtExerxrrxerree 41

2.2 Thực trạng bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của

công dân tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội - - 2 5- 43 2.3 Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế trong việc đảm bảo quyền

khiếu nại quyết định hành chính của công dân tại quận Cầu Giấy,

CHƯƠNG 3: QUAN DIEM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA DAM

BAO QUYEN KHIẾU NẠI QUYET ĐỊNH HANH CHÍNH CUA CONG

DAN QUA THUC TIEN QUAN CAU GIÁY, THÀNH PHO HA NỘI 67

3.1 Quan điểm CHUNG o.oo cecceccececsecsessecscseessessessessessessssessessessesseeseesess 67 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả bao dam quyền khiếu nại quyết định

hành chính của công dân từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 72

3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật khiếu nại về quyền của

người khiếu nại hành chính 2 2 2 s+s+E£+E£+E+EE+EE+E++EzEerxerxzreee 72

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền khiếu nại quyết định

hành chính của công dân từ thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phó Hà Nội 80

KẾT LUẬN 2 + s1 E1 1 1E 121121111111 111111 11.11111111 111 1x xe 88 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2© 2©522£z+£xz+cxeez |

Trang 6

Bang 2.1.

Bang 2.2.

DANH MUC CAC BANG

Tình hình tiếp công dân của Ủy ban nhân dân quận Cau Giấy

từ năm 2012 đến 6 thang đầu năm 2022 - 2: ¿z2Tình hình tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dâncủa Uy ban nhân dân quận Cầu Giấy 2 2-2 s2 s+ss

Trang 7

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyên khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của con người, côngdân đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013: “Moi người có

quyên khiếu nại, to cáo với cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyển về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ”[5] Quyền khiếu nại của công dân là quyền bảo vệ các lợi ích chính đáng của công dân

khi bị QDHC, hành vi hành chính xâm hại nhưng quyền đó được thực hiện,bảo đảm như thế nào lại tùy thuộc vào việc GQKN của các CQNN, người cóthâm quyền mà chủ yếu là CQHCNN

Ở Việt Nam, Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các quyền và sự tự do củacông dân, trong đó có quyền khiếu nại trong quan lý hành chính nhà nước

Những bảo đảm đó là hệ thống các biện pháp, phương pháp pháp lý mà các CQNN thông qua hoạt động của mình thiết lập trật tự, pháp chế trong quản lý

hành chính nhà nước dé ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, bảo đảm các quyền

và sự tự do của công dân Những bảo đảm pháp lý đó bao gồm việc Nhà nước

định ra các chế tài, các hình thức cưỡng chế nhà nước, các hoạt động kiểm tra,

giám sát của các CQNN có thầm quyên.

Từ sau ngày thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay,quyền khiếu nại của công dân luôn được pháp luật Việt Nam không ngừng

hoàn thiện và được hệ thống hóa ở hình thức pháp điển hóa cao nhất băng

Luật Khiếu nại ban hành năm 2011 [16] Nhà nước Việt Nam luôn cam kết và

tạo mọi điều kiện đầy đủ, thuận lợi nhất để công dân thực hiện quyền khiếu

nại của mình, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp

quyên xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là phải bảo đảm quyền con

người, quyên công dân, lây con người làm trọng tâm, bảo vệ cái con người có,

Trang 8

cái con người cần, vì con người và cải cách nền hành chính nhà nước; luôn

nhận thức và xác định GQKN của công dân nhanh chóng, kip thời, đúng pháp

luật là góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phan én định chính tri, xã hội,

xây dựng và phát triển đất nước

Vì vậy, từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm

đến việc GQKN của công dân, thé hiện qua việc ban hành nhiều văn bản pháp

luật như: Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của

công dân năm 1981; Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sau đó sửa đồi,

bổ sung năm 1998 và năm 2006); Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sau đó sửa đối, bố sung năm 2004 và năm 2005); Luật Khiếu nại năm 2011 và nhiều

Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật Đảng, Quốc hội cũng có nhiềuNghị quyết, Chỉ thị và Thủ tướng Chính phủ có nhiều Chỉ thị về việc chấnchỉnh, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các CQHCNN trong việc tiếpcông dân, GQKN, nâng cao chất lượng, hiệu quả GQKN Việc ban hành cácvăn bản pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, điều kiện thuận lợi đểcông dân thực hiện quyền khiếu nại của minh và làm cơ sở dé các CQHCNN

GQKN của công dan.

Trong những năm qua, mặc dù các cấp, các ngành, thậm chí có thê nói

là cả hệ thống chính trị đã có nhiều cố gắng trong việc GQKN nhưng tinh

hình khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước diễn biến vẫn rất phức tạp,đặc biệt là việc công dân khiếu nại các QĐHC của các CQHCNN Tính chất

phức tạp của khiếu nại ngày càng tăng; thái độ khiếu nại bức xúc, gay gắt;

xuất hiện nhiều khiếu nại đông người, vượt cấp, bị các thế lực thù địch lợidụng xúi giục, kích động, xuyên tạc, chống phá Việt Nam, vượt ra ngoài tầm

kiêm soát của chính quyên, trở thành “đêm nóng” vê trật tự xã hội ở nhiêu

Trang 9

địa phương như: Hà Nội, Hưng Yên, Bến Tre, Hà Tĩnh, Quảng Bình Nhiều

đoàn khiếu nại đông người thường xuyên đến các cơ quan Trung ương gây áp

lực giải quyết, nhất là vào các dịp diễn ra sự kiện chính trị quan trọng như Đại

hội Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các Hội

nghị Trung ương, các kỳ họp Quốc hội

Hoạt động GQKN của các CQHCNN nói chung tuy đã có nhiều cải

cách, đổi mới quy trình, thủ tục theo mục tiêu của cải cách hành chính giai

đoạn 2011 - 2020 và 2021 - 2030, GQKN nhanh hơn, tỷ lệ vụ việc khiếu nại

được giải quyết theo thâm quyền, đúng pháp luật nhiều hơn, hạn chế nhiều khiếu nại vượt cấp nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế, bất cập Những hạn ché, bất cập trên do nhiều nguyên nhân; trong đó, nguyên nhân chủ quan từ phía các CQHCNN, người có thâm quyền GQKN chưa thực sự nhận thức hết tầm

quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công tác GỌKN, nhất là đối với những khiếunai đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dai, có tính nhạy cảm; nhận thứcpháp luật nhiều khi còn hạn chế, khác nhau; chưa dành thời gian thỏa đángtập trung giải quyết kịp thời, đứt điểm khiếu nại khi phát sinh ngay tại cơ sở;

còn tình trạng đùn đây, né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, chuyển đơn

lòng vòng, chậm trễ trong việc giải quyết đơn

Mặt khác, một bộ phận Nhân dân cũng chưa nhận thức đúng, đầy đủ pháp luật về khiếu nại, một số nhỏ lợi dụng quyền khiếu nại để gây khó khăn,

cản trở hoạt động bình thường của các CỌNN Ngoài ra, còn có nguyên nhân

khách quan do hệ thống pháp luật về khiếu nại và chuyên ngành chưa thật đầy

đủ, hoàn chỉnh, đồng bộ; mô hình GQKN có nhiều hạn chế, chưa bảo đảmtính khách quan, công khai, dân chủ; quy trình, thủ tục GQKN có đôi mớinhưng chưa nhiều, nhất là chưa thực sự chịu sự tác động sâu sắc của tiến

trình, môi trường cải cách hành chính đang diễn ra.

Những vấn đề trên đã hạn chế phần nào hiệu lực, hiệu quả GQKN

Trang 10

trong quản lý hành chính nhà nước, quyền lợi của công dân chưa được đảm

bảo và chưa đáp ứng được mục tiêu của cải cách nền hành chính nhà nước

hiện nay Các van đề trên đã đặt ra cho các nhà nghiên cứu, các nhà quan lý,

các CQHCNN những yêu cầu bức thiết phải giải quyết cả về lý luận và thực

tiễn đối với hoạt động GQKN trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay ở

Việt Nam Trước những thực trạng và đòi hỏi trên, đã và đang đặt ra cho các

nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn nhu cầu bức thiết phải giải đáp các van

dé lý luận và thực tiễn đối với pháp luật khiếu nại và thực thi pháp luật khiếu nại phù hợp với những yêu cầu của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, đảm bảo quyền lợi cho người dân Dé góp phan nâng cao hiệu quả GQKN của công dân, dam bảo các quyền và sự tự do của công dân trong quá trình khiếu nại các QĐHC do CQHCNN ban hành nên học viên chọn đề tài

“Bảo đảm quyên khiếu nại quyết định hành chính của công dân - qua thựctiễn quận Cau Giáy, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyênngành Pháp luật về Quyền con người

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiXuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, cho đến nay, đã có nhiều công

trình, đề tài khoa học nghiên cứu về KNHC với mục đích tiếp tục hoàn thiện

cơ sở lý luận và cơ chế GQKN.

Có thể khái quát tình hình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài như sau:

Các công trình, đề tài khoa học nghiên cứu quyền khiếu nại của côngdân với cách tiếp cận nhằm hoàn thiện các điều kiện nhằm bảo đảm thực hiệnquyền cơ bản của công dân Cụ thé là: Quyền KNTC của công dân trong luậtKNTC (Nguyễn Thế Thuan, Tap chí Dân chủ và Pháp luật Số 5/2000) Dé tài

khoa học cấp Bộ "Giải quyết khiếu tổ của nhân dân - thực trang và những bài học kinh nghiệm" của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001

Trang 11

Các cuốn sách, bài viết: Về bảo đảm quyên khiếu nại, quyền tố cáo ở Việt

Nam hiện nay (ThS Nguyễn Tuấn Khanh, Bản tin Nhân quyền số 6/2008);

Người khiếu nại và người bị khiếu nại trong khiếu nại quyết định hành chính

(Nguyễn Thị Thuỷ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 03/2007); KNTC hành

chính và GQKN, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay (Lê Tiến Hào,Nguyễn Quốc Hiệp (đồng chủ biên), Nguyễn Tuấn Khanh, năm 2012); Hoànthiện pháp luật về KNTC ở nước ta hiện nay (Phạm Hong Thái, Vũ Công

Giao, Đăng Minh Tuấn, năm 2017); Đề tải độc lập cấp Nhà nước năm 2011

do TS Lê Tiến Hào nghiên cứu với đề tài “Khiếu nại, tổ cáo hành chính - cơ

Sở lý luận, thực trạng và giải pháp ”.

Nhiều đề tài, công trình nghiên cứu trên đã được thực hiện cách đây khá lâu nên nhiều vấn đề lý luận đã không đáp ứng được yêu cầu của thực

tiễn đang đặt ra Bên cạnh đó, do giới hạn trong phạm vi các bài báo khoa học

nên nhiều van đề liên quan đến quyền khiếu nại QDHC của công dân, đặc biệt

là những đặc điểm, biểu hiện cụ thể khi công dân thực hiện các quyền đótrong lĩnh vực hành chính chưa được đề cập đến một cách thoả đáng Nội

dung nghiên cứu trong các công trình nói trên mới dừng lại ở mức độ chung,

chưa tạo lập cơ sở khoa hoc vững chắc dé đổi mới tổng thé cơ chế bảo đảm quyền khiếu nại các QĐHC của công dân hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện

phát triển nền kinh tế thị trường, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ những van dé lý luận và pháp luật về bảo đảmquyền KNQDHC của công dân, thực trạng bảo dam quyền KNQDHC củacông dân tại quận Cau Giấy, thành phố Ha Nội trong những năm qua dé từ đó

nêu các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền KNQDHC

của công dân.

Trang 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò bảo đảm quyền KNQDHC

của công dân.

- Phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền KNQDHC

của công dân tại Việt Nam.

- Làm rõ những yếu tô tác động và yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm

quyền KNQDHC của công dân trong giai đoạn hiện nay.

- Đánh giá tình hình và thực trạng bao đảm quyền KNQDHC của công

dân tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; làm rõ những tôn tại, hạn chế trong việc bảo đảm quyền KNQĐHC của công dân giai đoạn hiện nay.

- Ra soát, sửa đối, bố sung các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền KNQĐHC của công dân; đề xuất các giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật về

KNQDHC và nâng cao hiệu quả GQKN bảo đảm quyền lợi của công dân

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình bảo đảm quyền KNQĐHC của công dân và thực tiễn bảo

đảm quyền KNQDHC của công dân tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Đề tài nghiên cứu bảo đảm quyền KNQDHC của công dân tập trung nghiên cứu cơ chế bảo đảm quyền KNQDHC của cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói chung và của quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nói riêng thông qua hệ thống quy định pháp luật về quyền KNQDHC của công dân, cơ chế

giám sát, bảo vệ, khen thưởng người KNQDHC.

4.2 Phạm vi nghiền cứu

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện tat cả các van đề

lý luận cũng như thực tiễn liên quan đến quyền KNQĐHC và công tác giải

quyết KNQDHC Những van dé lý luận về bao đảm quyền KNQDHC của

công dân như quan niệm KNQĐHC, quyền KNQĐHC, đặc điểm của việc

Trang 13

đảm bảo quyền KNQĐHC của công dân; vai trò việc đảm bảo quyền

KNQDHC của công dân giúp chúng ta nhận diện quyền KNQDHC, hiểu và

nhận thức đúng ban chất quyền KNQDHC va đặc biệt giúp sử dụng một cách

có hiệu quả quyền KNQDHC của công dân Đánh giá thực trạng pháp luật về

việc đảm bảo quyền KNQDHC của công dân tại quận Cầu Giấy, thành phố

Hà Nội giúp chỉ ra được những bắt cập giữa pháp luật hiện hành với thực tiễn

sử dụng quyền KNQDHC của công dân.

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc bảo đảm quyền KNQDHC của công dân trong khoảng từ khi Luật Khiếu nại năm 2011 có hiệu lực đến nay.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu việc bảo đảm quyền KNQDHC của công dan trong phạm vi quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac - Lénin,

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền conngười và các bảo đảm, bảo vệ quyền con người, trong đó có quyên khiếu nai;

về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về GQKN QDHC; các bảo đảm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử cùng các phương pháp khác như phương pháp hệ thống, phươngpháp phân tích, phương pháp tong hợp, phương pháp so sánh, gắn lý luận với

thực tiễn để chọn lọc tri thức khoa học nghiên cứu về GQKN QÐĐHC, cụ thể:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong các chương của

Trang 14

luận văn để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận như các quan niệm,

đặc điểm, vai trò của việc bảo đảm quyền KNQĐHC của công dân; đánh giá

thực trạng bảo đảm quyền KNQĐHC của công dân tại quận Cầu Giấy, thành

phố Hà Nội, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của vấn đề.

- Phương pháp so sánh được sử dụng dé so sánh pháp luật về bảo đảm quyền KNQDHC của công dân qua các giai đoạn, so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật ở một số nước trên thế giới về bảo đảm quyền KNQĐHC của

công dân.

- Phương pháp hệ thống được sử dụng dé hệ thống các kết quả nghiên

cứu có liên quan đến luận văn cũng như quan điểm, quan niệm xung quanh các nội dung cần giải quyết trong đề tài.

- Phương pháp thống kê được sử dụng dé đưa ra các số liệu thực tế, cần

thiết phản ánh thực trạng bảo đảm quyền KNQDHC của công dân

- Với đặc thù của dé tài bảo đảm quyền KNQDHC của công dân khá đa

dạng, phong phú nên luận văn còn sử dụng phương pháp quy nạp Trên cơ sở

lựa chọn số liệu những ngành, lĩnh vực tiêu biểu, luận văn áp dụng phươngpháp quy nạp để khái quát lên thực trạng chung của bảo đảm quyền

KNQDHC của công dân trong công cuộc cai cách hành chính.

- Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử gắn với bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam, đề tài sử

dụng phương pháp phân tích, dự báo khoa học để từ đó đưa ra những giảipháp nhằm bảo đảm quyền KNQDHC của công dân đáp ứng yêu cầu của cải

cách hành chính ở Việt Nam.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn là công trình nghiên cứu trực tiếp và tong thé về van dé bao

đảm quyền KNQĐHC của công dân ở Việt Nam nói chung và quận Cầu Giấy,

Trang 15

thành phố Hà Nội nói chung, với mục đích đưa ra các luận cứ khoa học và

những quan điểm, giải pháp về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhăm hoàn

thiện các quy định pháp luật về bảo đảm quyền KNQĐHC của công dân, tổ

chức thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền KNQĐHC của công dân; nâng

cao hiệu lực, hiệu quả trong việc bảo đảm quyền KNQDHC của công dân.Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phan bổ sung, hoàn thiện lý luận về

bảo đảm quyền KNQDHC của công dân.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập về bảo đảm quyền

KNQDHC của công dân Luận văn cũng có thé phục vụ cho công tác lập pháp

và hoạt động thực tiễn bảo đảm quyền KNQĐHC của công dân, giúp cho cán

bộ, công chức, viên chức và người dân nâng cao nhận thức về bảo đảm quyềnKNQĐHC của công dân, từ đó hành xử đúng đắn trong hoạt động GQKN nói

chung và KNQDHC nói riêng.

7 Kết cau của luận vănNgoài phần mở đầu, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Những van dé lý luận và pháp luật về bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của công dân.

Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của công dân tại quận Cầu Giấy, thành phó Hà Nội.

Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền

khiếu nại quyết định hành chính của công dân qua thực tiễn quận Cầu Giấy,thành phố Hà Nội

Trang 16

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT VE BAO DAM

QUYEN KHIEU NẠI QUYET ĐỊNH HANH CHÍNH CUA CÔNG DAN

1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của việc bảo đảm quyền khiếu nại

quyết định hành chính của công dân

1.1.1 Khái niệm bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính

của công dân

- Khái niệm Quyên khiếu nại của công dânKhiếu nại là hành vi “mang tính xã hội” [53, tr.18] Khiếu nại là một

trong những quyền cơ bản của công dân Hành vi khiếu nại của công dân là

yếu tố mang tinh “tat yếu, khách quan” [53, tr.19] trong xã hội khi có sự batđồng quan điểm, quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thé trong một quan

hệ cụ thé Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân luôn tiềm an sự bat

đồng khi công dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo đảm hoặc bị xâm hại bởi những quyết định pháp luật, hành vi quyền lực của Nhà nước Phản ứng của công dân được thé hiện thông qua hành vi khiếu nại.

Dưới góc độ giải thích từ ngữ, thuật ngữ “khiếu nai” được hiểu là “thắc

mắc về những kết luận, quyết định do cơ quan có thẩm quyên đã làm” [56,tr.356] hoặc “những dé nghị của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc người có

chức vụ về sự vi phạm hoặc cho là vi phạm quyển và lợi ích chỉnh đáng của

họ”[4ó, tr81].

Dưới góc độ khoa học pháp lý, khái niệm khiếu nại được các học giả đưa ra đưới nhiều góc độ khác nhau như: Tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: "Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán

bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá

nhân có thẩm quyên xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính

10

Trang 17

của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyên trong cơ quan

hành chính nhà nước hoặc quyét định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ

cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi

quyển, lợi ích chính đáng của mình bị xâm hai” [47, tr.67]; còn theo tác giả

Nguyễn Thị Thủy cho răng “Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu câu người có thẩm quyên xem xét lại các quyết định pháp luật, hành vi công

vụ, việc thực hiện nhiệm vụ của người có thấm quyền mà họ có căn cứ chorăng quyết định, hành vi đó trai pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hop

pháp cua họ” [53, tr.20]; Còn theo tác giả Hoàng Ngọc Dũng cho rằng “

Khiếu nại hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu COHCNN, cơquan khác của nhà nước hay tổ chức sự nghiệp công (với tư cách là chủ thể

quan lý) xem xét lại QĐHC, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán

bộ, công chức, viên chức dé bảo vệ quyên lợi của mình khi có căn cứ cho rang QĐHC, hành vi hành chính nào đó của COHCNN, cơ quan, tổ chức khác của Nhà nước đã xâm phạm tới quyên, lợi ích cua minh” [27, tr 40-41].

Như vậy, khi ban về khiếu nại, có nhiều quan điểm khác nhau và mỗi quanđiểm đều thé hiện góc độ nhìn nhận quan điểm riêng của mình, tuy nhiên dùnhìn nhận với góc độ nào thì “khiếu nại bao giờ cũng hàm chứng những dữliệu có thể chứng to sự vi phạm hoặc là vi phạm quyền chủ thể và lợi ích được

pháp luật bảo vệ) [47, tr.68].

Theo tác giả Nguyễn Cửu Việt cho rằng “Khiếu nại là quyền được sử

11

Trang 18

dụng khi các quyên chủ thể khác của bản thân công dân khiếu hại hoặc của

người do công dân đó bảo hộ bị vi phạm do quyết định hoặc hành vi trái pháp

luật thuộc phạm vì quản lý nhà nước của các cơ quan hoặc cán bộ, công chức

nhà nước” [54, tr.62] Như vậy, theo quan điểm trên có thể nhận thấy răng,

công dân sử dụng quyền khiếu nại không những dé bảo vệ các quyền cơ bảnkhác mà còn như là một trong những biện pháp dé công dân thực hiện quyềnlàm chủ của mình Nhà nước quy định quyền khiếu nại cho công dân cũngchính là trao cho công dân công cụ pháp luật dé công dân có thé bảo vệ được

quyên, lợi ích hợp pháp của mình theo một trình tự pháp luật nhất định Đặc biệt trong xã hội công dân, việc ghi nhận quyền khiếu nại trên nguyên tắc t6 chức quyền lực nhà nước, theo đó “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,

vì Nhân dân.” [5] và “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyên làm chủ củaNhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyên con nguoi, quyên

công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

mình, mọi người có cuộc sống ấm no, tu do, hạnh phúc, co điều kiện pháttriển toàn diện.” [5] Day là yếu tỗ thé hiện quyền làm chủ của nhân dân trong

việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Có quan điểm cho rằng “Khiếu nại được Hiến pháp ghi nhận là quyên

cơ bản cua công dan, là phương tiện bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước, của xã hội” [39, tr.158] Theo quan điểm trên, quyền

khiếu nại nên được hiểu là khả năng công dân được sử dụng các công cụ pháp

lý nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước Mặt khác, cũng có quan điểm chorang “Quyển khiếu nại là quyên có tính tự vệ, tự bảo vệ, gắn với đời sốngchính trị xã hội, thể hiện tính tích cực chính trị của công dân, tùy thuộc vào

nhiễu nhân tô khách quan, chủ quan khác nhau, phản ánh trình độ văn minh của pháp luật xã hội” [52, tr.25] Như vậy, quan điểm này đã xem xét quyền

12

Trang 19

khiếu nại với tư cách là khả năng hưởng quyền và quyên khiếu nại dudi góc

độ là hành vi.

Trên cơ sở ban chat của quyền khiếu nại, có thé hiểu: “Quyền khiếu nại

là khả năng của công dân được Nhà nước thừa nhận cho công dân có thể yêu

câu người có thẩm quyên xem xét lại quyết định pháp luật hoặc hành vi pháp

luật nếu không dong tình với quyết định, hành vi đó nhằm bảo vệ quyển, lợi

ích hợp pháp cua công dân”.

- Quyển khiếu nại quyết định hành chính của công dân

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng ta chỉ xem xét khiếu nại và GQKNhành chính của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức Tức là các

khiếu nại và GQKN của người khiếu nại trong các lĩnh vực của hoạt động hành chính và được giải quyết theo thủ tục hành chính Tuy răng, Luật Khiếu

nại 2011 không chỉ rõ như vậy, nhưng cũng như Luật Khiếu nại, tổ cáo 1998

và các Pháp lệnh trước đây, trong nội dung chủ yếu quy định về KNHC.Những khiếu nại theo thủ tục tố tụng không thuộc phạm vi xem xét của luậnvăn này và cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khiếu nại 2011.Thực ra, “những khiếu nại, to cáo trong hoạt động to tụng đã được pháp luật

tổ tụng quy định được thực hiện và giải quyết theo thủ tục tố tung” [49,

tr.687] Bên cạnh đó, chính quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Khiếu nại

2011 và quy định về đối tượng khiếu nại đã minh chứng rõ ràng cho giới hạn phạm vi điều chỉnh về lĩnh vực KNHC của luật Theo đó, “khiếu nai là việc

công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật nàyquy định dé nghị cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính của CQHCNN, của người có thẩm quyềntrong COHCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho

rang quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyên, lợi ích

hợp pháp cua mình” [16] Vì lẽ đó, phạm vi nghiên cứu của luận văn này

13

Trang 20

cũng chỉ đề cập đến lĩnh vực khiếu nại và giải quyết KNHC Và khi đề cập

đến quyền của công dân cũng chính là đề cập đến quyền của người khiếu nại

trong lĩnh vực hành chính, đúng theo tinh thần của Luật Khiếu nại 2011

Quyền của người KNHC hay quyền KNHC của công dân hình thành,

phát sinh khi tham gia vào quan hệ pháp luật KNHC Quan hệ pháp luật là

“quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham

gia quan hệ có các quyên và nghĩa vụ được nhà nước bảo đảm thực hiện” [48, tr.143] Do vậy, có thể hiểu, quan hệ pháp luật KNHC là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật KNHC điều chỉnh trong đó các bên tham gia vào quan hệ có các quyền và nghĩa vụ được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Việc ghi nhận quyền khiếu nại của công dân trong lĩnh vực quản lý nhà nước sẽ tạo lập mối quan hệ dân chủ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản

lý; đồng thời cũng tạo cơ hội dé công dân có thé bảo vệ quyên, lợi ích hợp

pháp của mình khi bị xâm phạm bởi các QDHC, hành vi hành chính của cơ

quan công quyền Quyền KNHC được ghi nhận được xem là công cụ pháp lý

quan trọng mà Nhà nước xác lập nhăm đảm bảo việc thực hiện quyền khiếu

nại của đối tượng quản lý trong quản lý hành chính nhà nước Công dân sử

dụng công cụ pháp lý này vừa dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

vừa dé giám sát hoạt động quản lý hành chính nha nước của các CQNN, các

cán bộ, công chức Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tac giả cũng chi

đề cập đến đối tượng KNHC là QDHC.

Từ cách quan niệm về quyền khiếu nại nói chung, quyền KNHC nóiriêng, có thé hiểu “Quyên khiếu nại ODHC của công dân là khả năng củacông dân được Nhà nước thừa nhận cho công dân có thể yêu cau người cóthẩm quyên giải quyết KNHC xem xét lại QĐHC ảnh hưởng trực tiếp đến

quyên và lợi ích hợp pháp của mình nhằm bảo vệ quyén, lợi ích hợp pháp do”

- Bảo đảm quyên khiếu nại quyết định hành chính của công dân

14

Trang 21

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng "bdo đảm" được hiểu là “chắc

chan, đạt tiêu chuẩn can thiết" [56, tr.41] Như vậy, bảo đảm thực hiện quyền

khiếu nại QDHC của công dân có thé hiểu là việc làm cho quyền khiếu nại

QDHC của công dân chắc chan được thực hiện trên thực tế Hiến pháp và

pháp luật quy định các quyền của công dân có nghĩa là “thừa nhận giá trị xãhội của các quyên đó và tạo điều kiện quan trọng dé thực hiện chúng, song

những quyền này nếu thiếu di bảo dam thì mới chi ton tại ở dạng tiém năng” [37 tr.24] Quyền khiếu nại là quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, là cơ sở pháp lý quan trọng để quyền KNHC - một trong nhiều quyên của công dân trong quan lý hành chính nhà nước được pháp luật hành

chính ghi nhận Tuy nhiên, giữa việc ghi nhận trong pháp luật với việc thực

hiện quyền trong thực tế luôn có một khoảng cách Việc ghi nhận quyền khiếu

nại QDHC của công dân sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta không tích cực tao

ra các phương tiện, môi trường thuận lợi để chuyên hóa, biến quyền khiếu nại

QDHC thành hiện thực trong cuộc sống Quyền khiếu nại QDHC của công

dan chỉ “trở thành hiện thực khi có các yếu 16 xã hội khách quan thuận lợi và

những phương tiện, công cụ, phương thức do Nhà nước và xã hội tạo ra” [31,

tr.25] Quyền khiếu nại QDHC chỉ thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu dé

công dan sử dụng nham bảo vệ các quyền khác của minh cũng như bao vệ

quyên và lợi ích hợp pháp bị xâm hại khi công dân có đầy đủ điều kiện thực

hiện quyền khiếu nại một cách hợp pháp trong thực tiễn quản lý hành chính

nhà nước.

Dé bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại QDHC cần đến nhiều yếu tốkhác nhau Trước hết, quyền khiếu nại QDHC sẽ được thực hiện nếu có môitrường xã hội thuận lợi Yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi để công dân sử

dụng đúng dan, phù hợp quyền khiếu nại QDHC trong các trường hợp cần thiết Ngoài ra yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm thực

15

Trang 22

hiện quyền khiếu nại QDHC của công dân Chủ trương và những quyết sách

của Đảng cầm quyền luôn là kim chỉ nam cho quản lý hành chính nhà nước.

Những chủ trương của Đảng cộng sản tác động mạnh mẽ đến hoạt động quản

ly hành chính nhà nước trong lĩnh vực GOKN QDHC hướng tới bảo đảm việc

thực hiện quyền khiếu nại QĐHC của công dân Yếu tố kinh tế trong xã hộicũng là một trong những tiền dé ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền khiếu

nại QDHC cua công dân.

Từ những phân tích trên, có thé hiểu: “Bảo đảm quyển khiếu nại quyết

định hành chính cua công dân là tổng hợp các yếu tô chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa xã hội và pháp luật - những điều kiện can thiết cho việc thực hiện quyên khiếu nại quyết định hành chính trong thực tiễn quản lý hành

chính nhà nước”.

1.1.2 Đặc diém bảo đảm quyền khiéu nại quyết định hành chính của

công dân

Từ khái niệm bảo đảm quyền khiếu nai QDHC của công dân, có thê rút

ra những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm quyên khiếu nại QĐHC là bộ phận hợp thành của

bảo đảm quyển con người, quyền công dân.

Bảo đảm quyền khiếu nại QĐHC thỏa mãn các đặc điểm chung của bảo đảm quyền con người, quyền công dân Bảo đảm quyền khiếu nại QDHC thé hiện trách nhiệm của Nhà nước “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyên làm

chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyén conngười, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,

công bằng, văn mình, mọi người có cuộc sống am no, tu do, hạnh phúc, có

điêu kiện phát triển toàn diện.”[6] Bao đảm quyền khiếu nai QDHC của côngdân gan liền với pháp luật bởi “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

các quyên con người, quyên công dân về chính trị, dân sự, kinh tê, văn hóa,

16

Trang 23

xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp

luật ”[6] Do do, quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể, hình thức, thủ tục

thực hiện quyền do pháp luật quy định, đồng thời các cơ chế bảo đảm phải

công khai, dân chủ, bảo đảm đúng thâm quyền.

Thứ hai, quyên khiếu nại QĐHC của công dân nằm trong moi quan hệ

giữa các bảo đảm quyên con người, quyên công dân ở các lĩnh vực khác, như

bảo đảm quyên bình dang trước pháp luật, bảo đảm quyển tự do ngôn luận, bảo đảm quyên tham gia quan lý nhà nước và xã hội, bảo đảm quyên tiếp cận

thông tin

Thứ ba, bảo đảm quyền khiếu nại QĐHC của công dân là những diéu,

nội dung họ được thực hiện và do pháp luật KNHC quy định.

Việc ghi nhận quyền của người KNHC vừa nhằm trao quyền cho người

KNHC được thực thi những nội dung, yêu cầu nhất định và cũng vừa bảo đảm

đạt được mục đích của nhà nước là giới hạn khả năng thực thi quyền hạn theo

một chuẩn mực, khuôn khổ nhất định khi người KNHC không thê thực hiệnthêm các quyền khác nếu pháp luật không thừa nhận Điều này chính là cơ sở

để xây dựng nên một nhà nước pháp quyền thực thụ, bởi lẽ nhà nước pháp

quyền là “sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với Nhà nước và tat cả những thành viên khác của xã hội ”[55, tr.110] Điều đó đòi hỏi rằng khi trao quyền cho người KNHC thì cũng phải đặt trong giới hạn nhất định nhằm bảo đảm sự đáp ứng một cách hữu hiệu từ phía các chủ thể khác

trong xã hội và sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, triệt để LuậtKhiếu nại 2011 được xem là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất khi quy định

về khiếu nại và GQKN, trong đó có chứa đựng nội dung về quyền của ngườiKNHC Hiện nay, quyền của người KNHC được quy định tập trung tại Điều

12 với tong thé 11 quyền; đây là cơ sở pháp lý vững chắc tạo điều kiện dé

người KNHC có khả năng thực thi quyền của mình trên thực tế, qua đó tự

17

Trang 24

khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp khi bị các QDHC của chủ thé quản lý tác

động Ngoài ra, “pháp luật định ra quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong

xã hội, giúp định hướng hành vi cua họ” [40, tr.27] và “thông qua pháp luật,

nội dung của quyên, phương thức thực hiện quyển, phạm vi cụ thé của quyên

mới được xác định” [37, tr.27] Vi vậy, việc ghi nhận tổng thé các quyền củangười KNHC tại Luật Khiếu nai 2011 sẽ là cơ sở dé xác định rõ ràng và tập

trung nhất về quyền của người KNHC Đây là dau ấn tạo cơ sở dé xác lập nội dung cụ thể của quyền, phạm vi thực hiện quyền và cách thức cũng như phương thức thực hiện quyền của người KNHC Chỉ khi Luật Khiếu nại 2011 ghi nhận về các quyền của người KNHC thì họ mới có “công cự” dé thực thi quyền của mình trong quá trình khiếu nại và GQKN Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, một khi đã tham gia vào quan hệ pháp luật KNHC, người

KNHC mic nhiên được pháp luật trao cho những quyền nhất định

1.1.3 Vai trò của việc bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành

chính của công dân

Quyền của công dân KNQĐHC trước hết là quyền mà pháp luật traocho họ Song, đây không chỉ đơn thuần là quyền luật định mà còn là một

phương tiện pháp lý giúp cho người KNHC có tư cách và địa vị pháp lý

ngang bằng với người bị khiếu nại Bên cạnh đó, quyền của người KNHC còn

có vai trò hết sức to lớn đối với họ trong suốt quá trình khiếu nại và GQKN.

Thứ nhất, việc ghi nhận và thực hiện quyền KNODHC của công dân góp

phan thu hẹp khoảng cách vé tư cách và địa vị pháp lý von di bat cân xứng giữangười KNHC với người bị khiếu nại trong quá trình khiếu nại và GOKN

Thứ hai, việc ghỉ nhận và bảo đảm thực hiện quyên của quyểnKNOĐHC của công dân thúc đẩy tính chủ động, tích cực và trách nhiệm của

chủ thể này trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước sự tác động

bởi các ODHC.

18

Trang 25

Về bản chất, nhà nước nắm giữ vai trò quản lý xã hội cũng như “dé cao

vai tro của pháp luật và thực hiện quan lý xã hội bằng pháp luật ”(36, tr.265],

nhưng nhà nước không đương nhiên tự thân xem xét lại tổng thé tat cả các sản

phẩm đã thực thi mà sẽ có những đối tượng cho đến khi nào có sự phản ứng

từ phía đối tượng quản lý thì nhà nước mới tiến hành xem xét, đánh giá đểquay trở lại chấn chỉnh hoạt động quản lý và khôi phục quyền, lợi ích hợp

pháp cho các chủ thê trong xã hội Do vậy, dù nhà nước và pháp luật có ghi nhận các quyền nào đó đi chăng nữa thì trách nhiệm của công dân khi mong muốn khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại thì buộc lòng phải chủ động, tích cực thực hiện các quyền được trao cho Suy cho cùng, dé bao

vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình, người KNHC phải tự mình chủ động, tích cực thực hiện quyền mà pháp luật trao cho trong suốt quá trình

khiếu nại và GQKN Lúc này, quyền của người KNHC sẽ thực sự là “quyénđược công dân sử dụng dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của minh” [33,

tr.34] Chỉ khi đó, một kết quả tối ưu và thực sự như mong đợi của người

KNHC mới có cơ hội trở thành hiện thực.

Thứ ba, việc ghi nhận va bảo đảm thực hiện đúng các quyển sẽ giúp

người KNOĐHC giảm thiểu tối da nhất về thời gian, công sức và chỉ phi.

Hoạt động khiếu nại và GQKN là một “thu tục pháp lý phức tạp hon nhiễu so với các loại thủ tục hành chính khác” [31, tr.42], đó là một quy trình bài bản, tiêu tốn nhiều thời gian và công sức dé đi đến một kết luận cuối cùng

với sự tham gia của rất nhiều chủ thé Quá trình này càng kéo dài và không điliền với chất lượng, hiệu quả thì người KNQDHC càng phải tham gia thường

xuyên hơn, điều này đương nhiên sẽ khó tránh khỏi việc tiêu tốn nhiều thời gian, công sức lẫn chi phí đối với ho Dé việc GQKN không chỉ phụ thuộc

vào thiện chí và sự công tâm, khan trương của người GQKN, trong quá trình

đó, người KNHC có quyền thực hiện các yêu cầu và quyền hạn nhất định dé

19

Trang 26

phan nao đó giúp cho việc giải quyết diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và tiếtkiệm hon Chang hạn, với quyền được yêu cau cá nhân, cơ quan, tổ chức có

liên quan cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan, người KNHC sẽ nhanh chóng thu thập và cung cấp day đủ các tài liệu, chứng cứ cho người GQKN dé

khẳng định tính chính đáng của yêu cầu mà họ đặt ra Từ đó giúp cho người

có thâm quyền GQKN có thêm minh chứng để sớm đi đến kết luận về nội

dung khiếu nại Mặt khác, vì “CQHCNN được tổ chức ra để quản lý xã hội,

phúc đáp nhu câu lợi ích của dân, ăn lương Nhà nước dé phục vụ xã hội,

phục vụ nhân dân, không thể thu lệ phí dé làm một việc (GOKN) thuộc trách nhiệm đương nhiên cua mình” [34, tr.19], nên hầu hết khi tham gia vào hoạt

động khiếu nại và GQKN, người KNHC không phải chi trả thêm bat kỳ mộtkhoản chi phí hành chính nào cho CQNN, thậm chí là việc khiếu nại có được

kết luận là sai lầm đi chăng nữa Song, đứng ở góc độ cá nhân người

KNQDHC, chính những chi phí khó lòng định lượng được như chi phí đi lại,

ăn uống, in an tài liệu trong quá trình khiếu nại và GQKN cũng tiêu tốn một

khoản phí không nhỏ đối với họ Vì lẽ đó, với việc thực hiện quyền của mình,trong trường hợp vụ việc khiếu nại được giải quyết nhanh chóng và sớm điđến kết luận thì các chi phí mà người KNHC phải chi tra sẽ được giảm thiéu

Thứ tư, việc ghỉ nhận và thực hiện quyên của người KNOĐHC sẽ góp

phan hình thành sự công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ của hoạt

động GOKN von di mang nặng tinh chất khép kín, nội bộ.

Hoạt động GQKN là hoạt động được tiễn hành theo “thu tuc hành chínhhoặc có tính chất hành pháp” [38, tr.160] Do vậy, hoạt động GQKN đôi khi còn

bị đánh giá là “mang nặng tính hành chính, khép kín, giữa những người có liên

quan đến vụ việc ít có cơ hội trao đổi, tranh tụng với nhau ”[44, tr.35] Tuy

nhiên, với việc ghi nhận quyền làm cơ sở để người KNQDHC thực hiện trongquá trình khiếu nại và GQKN sé là điểm nhắn cho sự tương tác cũng như tham

gia một cách sâu sắc của người KNQDHC vào quá trình GQKN.

20

Trang 27

1.2 Pháp luật và những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền

khiếu nại quyết định hành chính của công dân

12.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảodam quyền khiếu nại của công dân ở Việt Nam

Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, đượchình thành dần tường bước trong Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam, thể

hiện ý chí của công dân mong muốn nhà nước xem xét lại những quyết định

mà công dân không dong ý, cho là trái pháp luật hoặc không hợp lý Khiếu

nại không chỉ là quyền mà còn là phương thức căn bản để mỗi người tự bảo

VỆ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm bởi các CỌNN Tại Hiến pháp Việt Nam năm 1946 quy định: “Công dân có quyên tham gia

chính quyên và công cuộc kiến quốc”[1]: “quyên phác quyết về hiến pháp và

những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia” [1] Mặc dù chưa có điều, khoản

cụ thé nào quy định về quyền khiếu nại của công dân nhưng thé chế dân chủ

mà bản Hiến pháp này tạo dựng nên đã là nên tảng cơ bản để hình thànhquyên khiếu nại của công dân Hiến pháp năm 1959 là bản hiến pháp đầu tiênghi nhận quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân “Công dan nước Việt

Nam dân chủ cộng hoà có quyên khiếu nại và tổ cáo với bat cứ CONN nào về những hành vi phạm pháp của nhân viên CONN Những việc khiếu nại và tố

cáo phải được xét và giải quyết nhanh chóng Người bị thiệt hại vì hành vi

phạm pháp của nhân viên CONN có quyên được bồi throng” [2] Có thé nói

đây là một bước phát triển rất quan trọng của Hiến pháp 1959 so với Hiếnpháp năm 1946 Việc quy định quyên khiếu nại là một trong những quyền cơbản của công dân đã góp phan củng có thêm một bước dia vị pháp lý của côngdân trong xã hội, khang định vai trò tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã

hội của công dân Đồng thời là một sự bồ trợ quan trọng đối với các quyền tự

do dân chủ khác của công dân.

21

Trang 28

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975 nước nhà thống nhất, Hiến pháp năm

1980 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất Quyền khiếu

nại của công dân tiếp tục được ghi nhận và có bước phát triển cao hơn Điều 73

Hiến pháp 1980 quy định: “Công dân có quyên khiếu nại và tổ cáo với bat cứ

cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái pháp luật của CONN, tổ

chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các

cơ quan, tổ chức, don vị đó ”[3] So với Hiến pháp năm 1959, đối tượng của

quyền khiếu nại được mở rộng hơn, không chỉ giới hạn trong phạm vi các cơ

quan nhà nước, cán bộ nhân viên nhà nước mà còn bao gồm tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1980 còn có quy định

cơ chế dé bảo đảm cho quyền khiếu nại được thực hiện, đó là: “Moi hành động xâm phạm quyên lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và

xử lý nghiêm minh Người bị thiệt hại có quyên được bôi thường ” [3]

Quyền khiếu nại của công dân không chỉ được ghi nhận trong Hiến

pháp, mà được cụ thê hóa trong nhiều văn bản pháp luật khác Điển hình như

trong Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991, lần đầu tiên quyềnkhiếu nại của công dân được quy định riêng biệt với quyền tố cáo: “Công dân

có quyên khiếu nại với CONN có thẩm quyển về quyết định hoặc việc làm trái

pháp luật thuộc phạm vi quản lý hành chính của CQNN hoặc nhân viên Nhà

nước, xâm phạm quyển, lợi ích hợp pháp của mình Quyên khiếu nại của công dân đối với quyết định của cơ quan tiễn hành to tụng hình sự, dân sự, trọng tài

kinh tế do pháp luật tổ tụng hình sự, dân sự, trọng tài kinh tế quy dinh”[18].Như vậy, Pháp lệnh đã đặt cơ sở cho việc phân biệt KNHC và khiếu nai tronglĩnh vực tư pháp Sau năm 1986 khi cả nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới toàndiện về mọi mặt của xã hội, Hiến pháp năm 1992 ra đời đã phát triển hoàn

thiện thêm một bước quyền khiếu nại của công dân phù hợp với tiến trình đôi

mới Hiên pháp quy định: “Công dân có quyên khiêu nại, quyên tô cáo với

22

Trang 29

CONN có thẩm quyên về những việc làm trái pháp luật của CONN, tổ chức

kinh tế tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân

nào Nghiêm cẩm việc trả thù người khiếu nại, tô cáo hoặc lợi dụng quyên

khiếu nại, tố cáo dé vu khống, vu cáo làm hại người khác ” [4] Việc quy định

quyền khiếu nại của công dân trong Hiến pháp năm 1992 thé hiện sự thốngnhất trong pháp luật của Nhà nước ta khi thừa nhận quyền khiếu nại là một

quyền hiến định quan trọng của công dân Trong lịch sử lập pháp, quyền khiếu nại của công dân không ngừng được phát triển và hoàn thiện đã tạo nên những bảo đảm pháp lý vững chắc dé hiện thực hoá quyền khiếu nại của công dân Điều này thể hiện ở việc văn bản thể chế hoá quyền khiếu nại của công dân ngày càng được nâng cao về mặt hiệu lực pháp lý Minh chứng là Luật Khiếu nại, được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực ngày 01/7/2012

thay thế Luật Khiếu nại, tổ cáo 1998 (gọi tắt là Luật Khiếu nại năm 2011).Theo khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011, đã đưa ra quan niệm: “Khiếu

nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, dé nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyén xem xét

lai QĐHC, hành vi hành chính của COHCNN, của người có thẩm quyên trong

COHCNN hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng

quyết định hoặc hành vi đó là trai pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp

pháp của mình ”.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (gọi

tat là Hiến pháp năm 2013) giành Chương 2 ghi nhận về “Quyên con người,quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, tại Điều 30 ghi nhận: “Mọi người

có quyên khiếu nại, tổ cáo với cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyên vềnhững việc lam trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ”[5] Quy định

của Hiến pháp mở ra một hướng nghiên cứu dé hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đổi mới hoạt động thực tiễn GQKN, tố cáo.

23

Trang 30

Với quy định của Hiến pháp có thể hiểu “mọi cá nhân” là (công dân

Việt Nam, người nước ngoài, người không có quốc tịch, tô chức do công dân

thành lập nên) đều có quyền khiếu nại; cơ quan có thé là CQNN, cơ quan của

tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội; tổ chức ở đây có thé là tổ chức kinh tế, đơn vị

sự nghiệp công lập, hay dân lập, tô chức chính trỊ, tô chức chính trị - xã hội,

tổ chức xã hội quần chúng: người có thâm quyền là những người có thâm

quyên trong cơ quan, tô chức; việc làm trái pháp luật có thé là quyết định, hay

hành vi không đúng với quy định của pháp luật, vi phạm pháp luật Như vậy,

Hiến pháp năm 2013 đã mở ra một xu hướng mới về sự điều chỉnh của pháp

luật đối với khiếu nại và GQKN.

1.2.2 Nội dung bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của

công dân

Bảo đảm quyền KNQDHC của công dân gồm ba yếu tố cấu thành cơ

bản sau đây:

1.2.2.1 Quy định của pháp luật về quyên khiếu nại quyết định hành

chính của công dân

Hiện nay, các quyền cụ thé của người KNHC được quy định khá chỉtiết tại khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nai 2011 với 11 quyền [50, tr.19] Dé

thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác giả tạm chia các quyền Của người khiếu

nại thành: (i) quyền khiếu nại và (ii) các quyền khác phát sinh trong quá trình

GQKN Bởi vì, quyền khiếu nại là quyền đầu tiên của chủ thể khiếu nại, sau

khi thực hiện quyên khiếu nại đến cơ quan công quyền và việc khiếu nại đượcthụ lý giải quyết thì lúc này sẽ phát sinh các quyền khác trong quá trìnhGQKN Tuy nhiên, cũng cần hiểu răng việc pháp luật quy định 11 quyền chongười KNHC không có nghĩa là người KNQDHC sẽ thực hiện tất cả các

quyền trên mà tuỳ thuộc vào vụ việc thực tế dé họ thực hiện quyền của mình một cách phù hợp nhất.

24

Trang 31

- Quyên khiếu nại:

Dé có thé thực hiện được quyền khiếu nại, công dân, cơ quan, tô chức

hoặc cán bộ, công chức được pháp luật khiếu nại trao cho quyền tự mình

khiếu nại, ủy quyền khiếu nại và thậm chí là nhờ luật sư, trợ giúp viên pháp lý

tư vẫn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại

dé bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của minh Các quyền này được xem các

quyên bồ trợ dé quyền khiếu nại của công dân, cơ quan, tô chức hoặc cán bộ, công chức được thực thi trên thực tẾ.

- Quyên tu mình khiếu nại:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 thì người KNQĐHC được quyền tự mình khiếu nại Quyền tự mình khiếu nại được hiểu là chính người KNQDHC trực tiếp thực hiện hành vi khiếu nại đến

CQNN có thâm quyên, nhân danh chính ban thân họ để yêu cầu người cóthâm quyền GQKN xem xét lại tính hợp pháp của QDHC nhằm khôi phụcquyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại Việc trao quyền tự mình khiếu nại

cho người KNQDHC phản ánh giá trị của pháp luật KNHC Bởi lẽ, khi công

dân bị xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp thì trước hết, chính người đó phải

được quyền phản ứng và yêu cầu chủ thé có thâm quyền xem xét, giải quyết Nói cách khác, quyền tự mình khiếu nại “hue là sự phản ứng có tính tự nhiên của con người trước một việc làm nào đó mà người khiếu nại cho rằng việc

đó là không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực trong đời sống cộng đồng,

hay không hợp lý, xâm phạm tới quyên, tự do, lợi ích của minh” [51, tr.8]

Đề bảo đảm quyền khiếu nại của công dân, cơ quan và tô chức mangtính khả thi trong một số trường hợp đặc thù, điểm a khoản 1 Điều 12 LuậtKhiếu nại 2011 đã khang định rat rõ: “Truong hợp người khiếu nại là người

chưa thành niên, người mắt năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo

pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại” Với quy định trên, Luật Khiếu nại

25

Trang 32

2011 đặt ra yêu cầu người KNQDHC chỉ tự mình thực hiện quyền khiếu nại

khi và chỉ khi đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chủ thể (năng lực pháp luật

QDHC và khởi xướng nên hoạt động khiếu nại và GQKN, do vậy, chính họ là

những người thấu hiểu và tường tận nhất các tình tiết của vụ việc khiếu nại.Tuy nhiên, giữa việc nắm rõ thông tin, tình tiết vụ việc với khả năng, mức độ

thực thi các quyền do pháp luật trao cho để việc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp trở nên khả dĩ lại là một khoảng cách dài Công bằng mà nói, người

KNQĐHC không phải bao giờ cũng đầy đủ nhận thức và kiến thức pháp luật

dé có thé thực hiện quyền khiếu nai và tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp một

cách hữu hiệu, khả thi nhất Họ có thể không định hình rõ được những nộidung về hình thức khiếu nại, các nội dung trong đơn khiếu nại và thậm chí làphải khiếu nại trong bao lâu để tránh mất quyền khiếu nại do hết thời hiệukhiếu nại Vì vậy, pháp luật khiếu nại đã ghi nhận và trao quyền cho người

KNHC được nhận sự tư vấn về pháp luật từ luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý Người KNHC có thé nhờ các chủ thé trên đưa ra các ý kiến tư van pháp luật

26

Trang 33

liên quan đến vụ việc dé thấu hiểu kỹ lưỡng về toàn bộ vụ việc và các thủ tục

hành chính trong quá trình khiếu nại và GỌKN Qua đó, người KNHC cũng

năm rõ được những quyền họ có thê được thực hiện và các công việc cần phải

tiến hành dé chứng minh cho yêu cầu của ho là có cơ sở, đưa ra những lập

luận, chứng cứ dé phản bác lại quan điểm mà người bị khiếu nại đưa ra

Bên cạnh quyền được nhờ luật sư và trợ giúp viên tư vấn về mặt pháp

lý, Luật Khiếu nại 2011 cũng ghi nhận người KNQDHC có quyền ủy quyền

cho luật sư, trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của mình Nội dung này chính thức khang định về khả năng người KNQDHC

có thé ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý và luật sư thay mặt họ thực hiện việc khiếu nại đến CỌNN có thâm quyền mà không bắt buộc phải rơi vào các trường hợp nhất định như đã phân tích ở trên theo quy định tại điểm a khoản 1

Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 Xuất phát từ nhận thức về vi thé của luật sư, trợgiúp viên pháp lý trong thời đại mới và vai trò của các chủ thể này trong việc

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thé trong xã hội thì việc Luật

Khiếu nại 2011quy định như trên là có cơ sở Càng ngày, vị thế và vai trò của

luật sư, trợ giúp viên pháp lý ở nước ta càng được nâng lên và coi trọng thông

qua việc ban hành Luật Luật sư 2006 (sửa đồi, bổ sung năm 2012), Luật Trợ giúp pháp lý 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và chính thức ghi nhận về vi thé, vai trò của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong việc bao dam bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức nói chung và ngườiKNQĐHC nói riêng Thậm chí, Luật Khiếu nại 2011 còn dành hăn một điềuluật (Điều 16) quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý

dé khang định vị thé, vai trò của luật sư va tro giúp viên pháp lý trong hoạtđộng khiếu nại và GQKN

- Các quyên khác phái sinh trong quá trình GOKN quyết định hành chính: Tương tự như trên, tác giả tiếp tục tập hợp các quyền của người KNHC

27

Trang 34

theo quy định tại điểm c, d, đ, e, g, h, i, k, khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại

2011 thành các quyền khác phát sinh trong quá trình GQKN dé phục vụ cho

việc nghiên cứu bao gồm (i) quyền tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho

người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại; (ii) quyền về tiếp cận, thu thập va

cung cấp tài liệu, chứng cứ dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; (iii) quyềnđược yêu cầu người GQKN áp dụng các biện pháp khan cấp dé ngăn chặn hậu

quả có thể xảy ra do việc thi hành QDHC bị khiếu nai; (iv) quyén nhan van bản tra lời về việc thụ lý GQKN, nhận quyết định GQKN; (v) quyền được khôi phục quyên, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, quyền được bôi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; (vi) quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính và (vii) quyền rút khiếu nai.

1.2.2.2 Trình tự, thủ tục thực hiện quyên khiếu nại quyết định hành

chính của công dân

Quy trình giải quyết KNQDHC là trình tự và cách thức mà CQHCNN

có thâm quyền thực hiện khi giải quyết KNHC và thủ tục GQKN có thé đượctiến hành hai lần

- Thủ tục GQKN lần đầu Theo quy định của pháp luật về khiếu nại thì trình tự GQKN lần đầu có thể chia thành 4 bước:

Bước 1: Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại Tiếp nhận và thụ lý vụ việc khiếu nại là bước đầu tiên trong tiến trình

thực hiện thủ tục GQKN của công dân, là cầu nối giữa CQHCNN và nhândân Công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại của mình bằng đơn khiếu nạihoặc khiếu nại trực tiếp: Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thìtrong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của

người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tô chức, cá nhân bị khiếu nại; nội

dung, lý do khiêu nại, tài liệu liên quan đên nội dung khiêu nại và yêu câu giải

28

Trang 35

quyết của người khiếu nại Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc

điểm chỉ Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp

nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp

nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc

điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định Việctiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trìnhGQKN Ngoài việc xác định mối quan hệ pháp luật khiếu nại giữa công dân

với CQHCNN có thâm quyền còn thê hiện sự minh bạch trong công tác quan

lý, tôn trọng sự thật khách quan trong quá trình GQKN của CQHCNN đối với

người khiếu nại.

Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại

Ở giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyên sẽ xem xét theo thủ tục chung

về điều kiện đảm bảo để thụ lý vụ việc cũng như xem xét sự kiện pháp lý làmphát sinh khiếu nại và tư cách chủ thé của người tham gia thủ tục GQKN Cơ

quan hoặc người có thâm quyền GQKN sẽ thụ lý đơn đối với các trường hợp

đủ điều kiện theo quy định chung của pháp luật trừ các trường hợp quy địnhtại Điều 11 Luật Khiếu nại

Bước 3: Xác minh, báo cáo dé xuất, tiễn hành đối thoại và ban hành quyết định GOKN

Sau khi thụ lý đơn khiếu nại thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền

GQKN tiến hành nghiên cứu, xem xét kỹ các tài liệu, chứng cứ mà người

khiếu nại cung cấp để xác minh nội dung khiếu nại bao gồm những van dé gì,yêu cầu khiếu nại có căn cứ và đúng theo quy định pháp luật hay không Trên

cơ sở đó, người có thâm quyên lên kế hoạch dé xác minh, thâm tra làm rõ các

nội dung liên quan đến việc khiếu nại, thu thập tài liệu chứng cứ, nêu rõ các

căn cứ pháp lý dé làm cơ sở GQKN Sau khi đã thực hiện day đủ và đúng theo

trình tự thâm tra, xác minh nội dung yêu cầu khiếu nại thì cơ quan GQKN tiến

29

Trang 36

hành tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người có quyền và lợi ích liên

quan dé làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng

GQKN Việc gặp gỡ, đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ, trong

trường hợp xét thấy can thiết có thé mời đại diện tổ chức chính trị - xã hội

cùng tham dự.

Cơ quan GQKN có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho ngườikhiếu nại, người có quyên, lợi ích liên quan, đại diện tổ chức chính trị - xã hội

về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại Việc gặp gỡ, đối thoại phải được

lập thành biên bản trong đó ghi rõ ý kiến của những người tham gia; trường

hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do dé lưu vào hé sơ vụ việc khiếu nại.

Căn cứ vào kết quả xác minh, thâm tra và biên bản đối thoại, người có

thâm quyền GQKN sẽ ban hành quyết định GQKN lần đầu Quyết địnhGQKN phải thé hiện rõ thông tin về người khiếu nại, nội dung khiếu nại, căn

cứ dé khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại; kết quả xác minh nội dung

khiếu nại; nêu rõ căn cứ dé kết luận nội dung khiếu nại Thời gian GQKN lầnđầu là 30 ngày kê từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn GQKN

có thê kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thoi hạn GQKN lần đầu không quá 45 ngày ké từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn GQKN có thể kéo dài hơn,

nhưng không quá 60 ngày.

Bước 4: Gửi quyết định khiếu nại và hoàn thiện hô sơ GOKNTrong thời hạn 03 ngày làm việc ké từ ngày ký quyết định GQKN,người GQKN có trách nhiệm gửi quyết định GQKN cho người khiếu nại và

các cơ quan có liên quan Hồ sơ lưu về việc GQKN lần đầu gồm: Don khiếu

nại hoặc bản ghi lời khiếu nại; văn bản trả lời của người bị khiếu nai; biên bảnthâm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định; biên bản gặp gỡ, đối thoại

30

Trang 37

(nếu có); quyết định GQKN; các tài liệu khác có liên quan.

- Thủ tục GOKN lan hai:

Khi không đồng ý với quyết định GQKN lần đầu thì người khiếu nại có

thé thực hiện quyền khiếu nại lần hai, trình tự GQKN lần hai được thực hiện

qua 3 giai đoạn:

Bước 1: Tiếp nhận và thụ ly don khiếu nại

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thâm quyền GQKN lần hai đối với các

khiếu nại mà Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận quyết định GQKN lần 1 người khiếu nại có quyên khiếu nại lần hai Người tiếp nhận đơn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết lần một hoặc văn bản thụ lý giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp quá thời hạn mà

khiếu nại chưa được giải quyết, ghi vào số theo dõi, viết phiếu biên nhận Đốivới các khiếu nại đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý nhưng hết thờihạn giải quyết mà không giải quyết thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cótrách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của Ủy ban nhân dâncấp huyện và áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền dé xử lý đối với ngườithiếu trách nhiệm hoặc có tình trì hoãn việc GQKN đó Nếu cần áp dụng các

biện pháp cần thiết nhưng vượt quá thâm quyền của minh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị đến CQNN, người có thầm quyền dé có biện pháp xử

lý Đơn khiếu nại lần 2 cần trình bày nội dung và hình thức đơn như đơn

khiếu nại lần đầu nhưng cần nêu quá trình GQKN và kết quả GQKN lần dau.Trong thời hạn 10 ngày, ké từ ngày nhận được đơn khiếu nại hợp lệ va đủ điềukiện thụ lý thì người GQKN lần hai phải thụ lý để giải quyết và thông báobăng văn bản cho người khiếu nại biết; đối với trường hợp đơn khiếu nại

không được thụ lý thì phải nêu rõ lý do không thụ lý vụ việc.

Bước 2: Xác minh, làm rõ và ban hành quyết định GOKN

31

Trang 38

Tương tự như quy trình xác minh, thâm tra nội dung khiếu nại lần đầu.

Người có thâm quyền GQKN lần hai có thể tự mình tiến hành xác minh nội

dung khiếu nại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu

nại để kết luận nội dung khiếu nại.Trong quá trình GQKN lần hai, nếu xét

thấy hậu quả sẽ khó khắc phục khi thi hành QDHC bị khiếu nại, quyết địnhGQKN lần dau thì người GQKN lần hai có thé ra quyết định hoặc kiến nghịcấp có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó

Thời han tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn GQKN

lần 2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh văn cứ vào kết quả xác minh, thâm tra các tài liệu, chứng cứ, văn bản pháp luật và báo cáo đề xuất của cơ quan tham mưu dé ban hành quyết định GQKN lần hai Thời hạn GQKN lần hai là

45 ngày kể từ ngày thụ lý, nếu vụ việc phức tap không qua 60 ngày; đối với

khu vực vùng sâu, vùng xa thì thời hạn GQKN là 60 ngày, vụ việc phức tap là

70 ngày ké từ ngày thụ lý khiếu nại

Bước 3: Gửi quyết định khiếu nại, công khai quyết định giải quyết KN

và lập, quản lý hô sơ GOKN.

Trong thời hạn 07 ngày, ké từ ngày ra quyết định GQKN, người

GQKN lần hai phải gửi quyết định GQKN cho người khiếu nại, người GQKN lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, Cơ quan có liên quan Trong thời

han 15 ngày làm việc ké từ khi ban hành quyết định GQKN, người có thâm

quyền GQKN lần hai có trách nhiệm công khai quyết định GQKN thông qua

các hình thức như: Công bồ tại cuộc họp cơ quan, tô chức, nơi người bị khiếunại công tác; nêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan,

tổ chức đã GQKN; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.Hồ sơ lưu

về việc GQKN lần dau gồm: ngày mở hồ sơ GQKN với thời điểm mở hồ sơ làngày thụ lý GQKN; thu thập phân loại văn bản, tài liệu, lập mục lục dé quan

ly, đóng hồ sơ GQKN với thời điểm đóng hồ so là ngày người có tham quyền

32

Trang 39

thực hiện xong việc gửi quyết định GQKN và công khai quyết định GQKN.

1.2.2.3 Kiểm tra thực hiện quyên khiếu nại, giám sát kết quả GQKN

quyết định hành chính của công dân

Hoạt động kiểm tra, giám sát công tác GQKN quyết định hành là việc các cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc theo dõi, xem xét, đánh giá các hoạt động GQKN của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm

trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quản lý nhà nước về khiếu nại

đối với các hoạt động GQKN như: Tiếp nhận, xử ly don khiếu nại, tiếp công dân, thực hiện việc kiểm tra, xác minh, kết luận về nội dung khiếu nại và quyết định giải quyết, xử lý của người GQKN theo thâm quyền.

Hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết KNHC đóng vai trò

là một phương thức kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực

GQKN nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, thúc đây việc bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Kiểm tra, giám sát công tác GQKN còn góp phan day mạnh

vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có chức năng giám sát trong công tác giải

quyết KNHC Mục đích của việc kiểm tra, giám sát là để nhận xét, đánh giahiệu lực, hiệu quả cua việc thực hiện pháp luật về GQKN của công dân, từ đó

đưa ra kiến nghị dé tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

về khiếu nại và đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức, thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công

tác GQKN.

Theo quy định pháp luật hiện hành thì thâm quyền thực hiện việc kiểmtra, giám sát hoạt động giải quyết KNHC được giao cho nhiều cơ quan và chủthể khác nhau thực hiện như: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc,

Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân và

Ban của Hội đông nhân dân, đại biêu Hội đông nhân dân, Mặt trận Tô quôc

33

Trang 40

Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm giám sát việc

GQKN và giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân.

Các chủ thể này được giao thâm quyền và các phương thức giám sát khácnhau đề thực hiện chức năng giám sát

Trách nhiệm của cơ quan, t6 chức, cá nhân có thâm quyền trong việchoạt động kiểm tra, giám sát kết quả GQKN được quy định tại Chương 6 LuậtKhiếu nại năm 2011 (từ Điều 63 đến Điều 66) Theo đó, Chính phủ thống

nhất quản lý Nhà nước về GQKN trong cả nước Chính phủ giao cho Thanh tra chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện

việc quan lý GQKN trong phạm vi trách nhiệm của mình Ngoài ra, Chính

phủ còn giao cho các cơ quan khác như Tòa án, Viện kiểm sát, các cơ quan

khác của Nhà nước, cơ quan chính trị - xã hội khác, thực hiện việc quản lý

công tác GQKN và báo cáo định kì cho Chính phủ Trong trường hợp cầnthiết Thủ tướng chính phủ làm việc với người đứng đầu các cơ quan dé yêu

cầu các cơ quan phối hợp trong công tac GQKN.

Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân định kỳ báocáo tới Hội đồng nhân dân để báo cáo Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tìnhhình khiếu nại, GQKN trong phạm vi địa phương mình Ủy ban mặt trận tô quốc

Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng giám sát trong công tác GQKN.

1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền khiéu nại

quyết định hành chính của công dân

Thứ nhất, yếu tổ chính trị

Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc củng cố, mở rộng và phát huy quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa và pháp luật về KNHC Ngay từ khi mới ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã đặt biệt coi trọng việc giải quyết các khiếu kiện

của nhân dân tại địa phương Năm 1945, Ban Thanh tra đặc biệt được thành

lập, sau lần lượt đổi thành Ban Thanh tra của Chính phủ (năm 1949), Ban

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tình hình tiếp công dân của quận Cầu Giấy từ năm 2012 đến 06 tháng đầu năm 2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền khiếu nại quyết định hành chính của công dân - qua thực tiễn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Bảng 2.1. Tình hình tiếp công dân của quận Cầu Giấy từ năm 2012 đến 06 tháng đầu năm 2022 (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w